Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

SKKN Khắc phục lỗi chính tả của học sinh lớp 1B trường tiểu học Lê Quý Đôn, Cư Jút –Đắk Nông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (143.71 KB, 16 trang )

Mục lục
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
2. Lịch sử vấn đề.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.3. Phương pháp nghiên cứu
Nội dung
1. Giới thiệu về trường tiểu học Lê Quý Đôn .
2. Số liệu thống kê
3. Lỗi chính tả của học sinh.
3.1. Lỗi chính tả do viết sai với phát âm chuẩn.
3.2. Lỗi do sai do quy tắc chính tả hiện hành.
3.3. Lỗi do ảnh hưởng của phát âm địa phương
4. Một số biện pháp khắc phục lỗi cho học sinh.
4.1. Giáo viên cần luyện đọc, phát âm đúng chuẩn
4.2. Cần chú ý nhắc nhở học sinh phân biệt chữ thường và chữ viết in.
4.3. Hạn chế lỗi viết sai phụ âm đầu.
4.4. Khắc phục lỗi phát âm địa phương cho học sinh.
5. Một số kiến nghị.
Kết luận.
Tài liệu tham khảo

Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Khi ca ngợi về tiếng nói của của dân tộc, nhà thơ Lưu Quang Vũ đã viết:
“ Ôi Tiếng Việt suốt đời ta mắc nợ
Quên nỗi mình, quên áo mặc cơm ăn
Trời xanh quá, môi tôi hồi hộp quá
Tiếng Việt ơi, Tiếng Việt ân tình”


( Lưu Quang Vũ – Tiếng Việt)
Quả đúng như vậy, mỗi người dân Việt nam, Tiếng việt là tiếng nói thân
thương, kết tụ lại tinh hoa, truyền thống của dân tộc có từ bao đời. Và càng tự hào
bao nhiêu chúng ta càng thấy rõ trách nhiệm của mình trong việc bảo vệ, giữ gìn
nguồn tài sản quý giá đó để nó không bao giờ bị mai một.
Xuất phát từ những suy nghĩ trên, trong quá trình dạy học mỗi nhà giáo chúng
tôi đều dành nhiều tâm huyết, công sức để rèn giũa học sinh của mình có được kĩ
năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) thành thạo. Có thể nói cả 4 kĩ năng trên
đều góp phần hỗ trợ đắc lực việc học tập, giao tiếp cho học sinh đồng thời bồi dưỡng
cho các em tình yêu tiếng Việt, hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp
của ngôn ngữ dân tộc. và trong đó, phân môn chính tả giữ một vị trí then chốt nhằm
phục vụ mục tiêu của môn tiếng Việt. Đây là một việc làm thường xuyên và được
thực hiên qua một quá trình lâu dài, đòi hỏi người giáo viên phải có sự kiên trì, bền
bỉ.
Nguười ta nói: “ nét chữ là nết người” cũng đúng. Con chữ phần nào thể hiện
tính nết của người viết: Cẩn thận hay cẩu thả, chăm chỉ hay lười biếng…Vì vậy rèn
luyện kĩ năng chính tả cho học sinh, giáo viên không chỉ rèn cho các em được một kĩ
năng sử dụng tiếng Việt, phát triển tư duy mà còn giúp từng em mở rộng hiểu biết về
cuộc sống, góp phần hình thành nhân các con nguười mới – con người Việt Nam xã
hội chủ nghĩa.
Là giáo viên nhiều năm liền được dạy khối lớp 1 – lớp đầu tiên của bậc tiểu
học, tôi càng chú trọng nhiều hơn đến phân môn chính tả, bởi theo suy nghĩ của tôi:
Đây là năm đầu tiên các em mới bở ngỡ bước vào học tập theo chương trình phổ
thông chuẩn, việc học tập và rèn luyện chính tả cần phải được thực hiện ngay từ đầu
tạo nền tảng vững chắc cho việc học tập và rèn luyện tiếng việt của các em sau này.
Người ta thương nói “măng non dễ uốn” bởi vậy các em học sinh lớp 1 mới bắt đầu
làm quen với việc học tập và rèn luyện chữ viết. Nếu chúng ta hình thành cho các em
thói quen rèn luyện chữ viết ngay từ đầu thì sau này việc học tập và rèn luyện chữ
viết của các em trở thành thói quen và kĩ năng, lúc đo sẽ tạo thuận lợi rất tôt cho việc
học tập và giảng dạy phân môn tiếng Việt của thầy và trò.

Vì lẽ đó tôi muốn qua đề tài “lỗi chính tả của học sinh lớp 1B trường tiểu
học Lê Quý Đôn, Cư Jút –Đắk Nông” đúc rút những kinh nghiệm suy nghĩ của bản
thân trong dạy phân môn chính tả lớp 1 để có dịp nhìn nhận lại quá trình dạy học của
mình, từ đó sẽ tiếp tục hoàn thành tốt hơn những nhiệm vụ được giao trong những
năm học tiếp theo.
2. lịch sử vấn đề
Tiếng Việt hình thành và phát triển năng lực chính tả cho học sinh ở trường
tiểu học thực hiện trong các hình thức dạy cái đúng và sửa chữa khắc phục cái sai.
Học sinh được rèn kĩ năng viết qua các hình thức: Tập chép, nghe – viết, nhớ - viết.
Trường tiểu học Lê Quý Đôn của chúng tôi trong những năm qua đã đầu tư khá nhiều
cho việc dạy chính tả cho học sinh như tổ chức các chuyên đề, các cuộc thi viết về đề
tài nghiên cứu…Là một giáo viên có kinh nghiệm, tôi đã tích cực tham gia với khá
nhiều đề xuất, giải pháp cụ thể. Vì thế có thể xem các nội dung được nêu trong đề tài
này la kết quả của một quá trình làm việc nghiêm túc của tập thể giáo viên trường
tiểu học Lê Quý Đôn nói chung và bản thân tôi nói riêng.
3. Đối tượng, nhiệm vụ và phương pháp nghiên cứu
3.1 đối tượng nghiên cứu
Đối tượng mag chúng tôi chọn nghiên cứu là lỗi chính tả của học sinh lớp 1B
trường tiểu học Lê Quý Đôn, huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông (năm học 2011- 2012)
3.2 Nhiệm vụ
Đề tài này thực hiện hai nhiệm vụ chủ yếu:
- Phát hiện và chỉ ra những lỗi mang tính phổ biến của học sinh (thuộc địa phương
giảng dạy), tìm ra nguyên nhân của những lỗi đó.
- Nêu một số hướng khắc phục đã và đang áp dụng trong việc giảng dạy và bước
đầu có hiệu quả, đồng thời đưa ra các đề xuất.
3.3 phương pháp nghiên cứu
Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, Tôi sử dụng một số phương pháp cơ bản sau:
- Phương pháp thống kê.
Tôi thống kê tất cả lỗi chính tả của hóc sinh lớp 1B trong các bài chỉnh tả ở
học kì II năm học 2011- 2012

- Phương pháp phân tích ngôn ngữ.
Phương pháp phân tích ngôn ngữ được sử dụng để phân tích các lỗi chính tả
của học sinh, phân tích nguyên nhân phạm lỗi.
- Phương pháp so sánh.
Phương pháp này dùng để so sánh các loại lỗi, tình hình phạm lỗi của học sinh,

Kết quả thống kê, phân loại sẽ được trình bày tổ hợp ở bảng thống kê.

Nội dung
1. Giới thiệu về trường tiểu học Lê Quý Đôn
Như chúng ta đã biết, nước ta là một quốc gia nhiều dân tộc, với 54 dân tộc
anh em sinh sống, mỗi dân tộc lại có ngôn ngữ riêng được dùng để giao tiếp với các
thành viên trong cộng đồng với nhau. Bên cạnh đó ở từng vùng, miền lại có những
phương ngữ với cách phát âm khác nhau. Và chính những thay đổi về phát âm đã có
những ảnh hưởng không nhỏ đến học sinh trong quá trình học tiếng Việt và rèn luyện
chính tả. Vì lẽ đó qua khảo sát chúng ta sẽ thấy được bên cạnh những lỗi viết mang
tính cá biệt còn có những lỗi sai khá phổ biến mà chủ yếu do ảnh hưởng từ phát âm.
Những điều phán ánh đó là thực trạng chung của học sinh cả nước nói chung
và cũng là của học sinh địa phương chúng tôi dạy nói riêng. Hơn nữa, như tôi đã
trình bày ở phần đối tượng nghiên cứu, Đăk Nông là mảnh đất quy tụ nhiều đồng bào
anh em ở nhiều vùng miền trong cả nước về đây sinh sống. Nên sự ảnh hưởng của
ngôn ngữ của từng dân tộc và phương ngữ của từng địa phương lại càng sâu sắc.
Huyện Cư Jút, tỉnh Đăk Nông ngoài đồng bào người Êđê là dân tộc tại chỗ, còn có
dân tộc Tày, Nùng, Mường, Thái…sinh sống. Còn dân tộc kinh thì từ Bắc chí Nam,
nhất là người miền Trung. Vì thế tiếng nói dường như có sự pha tạp rất nhiều, và
chính những điều đó đã gây nên những trở ngại lớn trong quá trình dạy và học tiếng
Việt cho giáo viên và học sinh. Qua quá trình giảng dạy và tích lũy kinh nghiệm tôi
rút ra được những trở ngại như sau:
- Thứ nhất: Sự ảnh hưởng của ngôn ngữ địa phương quá lớn trong một lớp học,
đưa đến nhiều lỗi sai khác nhau khi học sinh viết chính tả.

- Thứ hai: Học sinh dân tộc Êđê học tiếng Việt khó khăn hơn rất nhiều so với học
sinh các dân tộc khác (từ phát âm, diễn đạt, đến chữ viết,…). Nguyên nhân một phần
do ở gia đình hầu như người Êđê không dùng ngôn ngữ toàn dân mà họ giao tiếp
bằng thứ tiếng của dân tộc mình. Học sinh chỉ học tiếng Việt ở trên trường học hoặc
giao tiếp ngoài xã hội. Vì thế việc các em đọc không có thanh điệu, viết không có
dấu là chuyện bình thường và rất khó sửa.
- Thứ ba: Giáo viên cũng đến đây từ nhiều miền quê khác nhau, ngay từ giọng nói
giữa thầy và trò cũng có những khoảng cách nhất định, có khi giáo viên giảng mà
học sinh vẫn không nghe. Mặc dù mỗi giáo viên đều cố gắng khắc phục, hạn chế âm
sắc địa phương (nhất là tiếng Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Nam, Bình Định…) nhưng
khó đạt đến trình độ chuẩn mực. Điều này cũng là một trở ngại rất lớn tác động vào
chất lượng viết chính tả của học sinh, nhất là khi đọc – viết.
Tất cả những trở ngại trên đã tác động trực tiếp vào quá trinh viết chính tả của học
sinh mà qua khảo sát tôi đã thu được.
2. Số liệu thống kê
Thống kê kết quả kháo sát tôi có số liệu như sau:
Tổng số bài khảo sát: 480 bài.
Số bài phạm lỗi: 424 bài (chiếm tỉ lệ 88,33%)
Số bài không phạm lỗi: 56 bài (chiếm tỉ lệ 11,66 %)
Thống kê theo từng loại cụ thể như sau:
T/T
Tên bài Tổng
số bài
Số bài
không
bị
phạm
lỗi
Số bài
phạm

lỗi
Số
tiếng
trong
bài
Số
tiếng
bị viết
sai
Tần
số
xuất
hiện
1 Trường em 24 1 23 26 4 38
2 Tặng cháu 24 2 22 28 5 41
3 Bàn tay mẹ 24 1 23 35 7 45
4 Cái Bống 24 3 21 28 5 49
5 Nhà bà ngoại 24 2 22 27 5 36
6 Câu đố 24 3 21 16 3 23
7 Ngôi nhà 24 4 20 16 3 17
8 Quà của bố 24 3 21 20 3 44
9 Hoa sen 24 4 20 28 4 37
10 Mời vào 24 3 21 30 4 45
11 Chuyện ở lớp 24 5 19 20 5 41
12 Mèo con đi học 24 2 22 24 6 36
13 Kể cho bé nghe 24 3 21 20 4 29
14 Hồ Gươm 24 1 23 32 5 43
15 Lũy tre 24 2 22 36 6 54
16 Cây bàng 24 6 18 20 5 41
17 Đi học 24 3 21 36 6 33

18 Bác đưa thư 24 3 21 40 6 44
19 Loài cá thông minh 24 4 20 39 5 29
20 Ò… ó …o 24 1 21 27 5 32
3. Lỗi chính tả của học sinh
Từ thực tế giảng dạy tôi thấy rằng lỗi trong bài viết chính tả của học sinh hết
sức phức tạp, trong đó có các lỗi phố biến sau:
- Lỗi do học sinh chưa nắm vững mặt chữ.
- Lỗi do sai quy tắc hiện hành.
- Lỗi do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
3.1 Lỗi chính tả do học sinh chưa nắm vững mặt chữ.
Lỗi này do học sinh chưa hình thành được một cách rõ ràng biểu tượng âm
thanh thính giác và chưa nắm vững quy tắc ghép chữ cái âm tiết.Vì các em mới bước
vào lớp 1 nên việc học tập viết chính tả là một việc làm vô cùng mới mẻ và bỡ ngỡ.
Nên đã dẫn đến việc viết sai chỉnh tả rất nhiều và lỗi các lỗi khác.
3.2 Lỗi do sai quy tắc chính tả hiện hành.
Lỗi do học sinh viết ẩu, cấu thả, lẫn lộn giữa chữ viết in và chữ viết thường, chữ
viết hoa và chữ không viết hoa.
3.3 Lỗi do ảnh hưởng của phát âm địa phương.
Như chúng ta đã nói ở trên, tiếng Việt có nhiều phương ngữ, thổ ngữ nên bên
cạnh tính thống nhất cũng có những nét dị biệt khá rõ ràng trong cách phát âm,
dùng từ giữa các vùng, miền mà theo như các nhà nghiên cứu đã chia tách nó ra
thành ba kiểu: Phương ngữ Bắc Bộ, phương ngữ Trung Bộ, phương ngữ Nam Bộ.
Như vậy mỗi vùng phương ngữ có những biến thế tiếng Việt khác nhau và
đương nhiên nó phần khác so với phát âm chuẩn của ngôn ngữ toàn dân. Điều đó có
ảnh hưởng rất lớn đến việc viết sai chính tả của học sinh.
Nguyên nhân dẫn đến lỗi này là do ảnh hưởng của việc “nói sao viết vậy” . Vì
giọng nói, cách phát âm của một số địa phương lệch so với hệ thống ngữ âm chuẩn
nên cùng một tiếng có nhiều sự phát âm khác nhau như: Nội/ lội; anh/ eng; đạp/
độp…
Ta có thể chia ra các loại viết sai với lần xuất hiện trên tần số và tỉ lệ theo

bảng thống kê sau:
Các lỗi sai Tổng số bài Tần số xuất hiện Tỉ lệ
Sai cả tiếng 81 156 17,9%
Sai phụ âm đầu 152 315 31,7%
Sai vần 146 217 30,4%
Sai thanh điệu 40 69 8,33%
a) Lỗi sai cả tiếng
Nguyên nhân của lỗi sai này là do học sinh không chú ý nghe giáo viên đọc,
không nhớ chữ cần viết dẫn đến việc viết theo suy luận hoặc nhớ nhầm.
Lỗi này rất phố biến đối với học sinh lớp 1 vì các em mới bắt đầu làm quen với
môn học này nên mọi cái đang còn bỡ ngỡ, các em chưa hình thành được thói quen
và kĩ năng nghe- viết chỉnh tả nên phạm lỗi này rất nhiều.
b) Lỗi sai phụ âm đầu
Đây là trường hợp sai nhiều nhất mà chủ yếu là do ảnh hưởng của tiếng địa
phương, từ phát âm sai chuẩn dẫn đến viết sai phụ âm đầu, trong đó sai nhiều ở các
phụ âm: l/ n, tr/ ch, x/ s, gi/ d…
Lỗi này có thể thống kê theo bài như sau:
Trường em
Trường/ chường, giáo/ dáo.
Tặng cháu
Yêu/ iêu, lòng/ nòng
Bàn tay mẹ
Làm/ nàm, giặt/ dặt.
Cái Bống
sảy/ xảy, ròng/dòng.
Nhà bà ngoại
Rộng/ dộng, rãi/ dãi
Câu đố
Gì/ dì, suốt/ xuốt
Ngôi nhà

Tre/ che
Quà của bố
Nghìn/ ngìn
Hoa sen
Trong/ chong, xanh/sanh, trắng/chắng.
Mời vào
Xem/ sem
Chuyện ở lớp
Trêu/ chêu, nổi/ lổi.
Mèo con đi học
Kiếm/ ciếm
Kể cho bé nghe
Chăng/ trăng, quay/ cuay
Hồ Gươm
Lấp/ nấp, rễ/ dễ
Lũy tre
Sớm/ xớm, rì/ dì
Cây bàng
Sang/ xang, kẽ/ cé
Đi học
Trường/ chường,lặng/ nặng, giáo/ dáo.
Bác đưa thư
Trao/ chao, rồi/ dồi, quýnh/ kính
Loài cá thông minh
Dạy/ giạy, sống/xống.
Ò…ó…o
Tre/ che, nảy/ lảy
c) Lỗi về phần vần:
Học sinh hay viết lẫn lộn giữa vần mang nguyên âm đôi như iê và ê, uô và u,
ươ và ư, oa và ao, oe và eo ương và ươn,…

Hoặc viết sai các vần chứa các cặp phụ âm cuối như: n/ ng/ ngh, t/ c, ch/ nh…
thống kê theo bài như sau:
Trường em
Hai/ hay, bạn/ bạng, thiết/ thiếc.
Tặng cháu
Tặng/ tặn, yêu/ iêu, chút/ chúc.
Bàn tay mẹ
Nhất/ nhấc, hằng/ hàng, biết/ biếc, giặt/ giặc.
Cái Bống
Bang/ ban, khéo/khóe.
Nhà bà ngoại
Thoáng/ tháng, khắp/ khắc.
Câu đố
Suốt/ suốc, vườn/ vường.
Ngôi nhà
Ngôi/ ngô, mạc/ mạp.
Quà của bố
Thương/ thươn, chúc/ chút.
Mời vào
Tai/ tay, gạc/ gạt.
Chuyện ở lớp
Vuốt/ vuốc
Mèo con đi học
Buồn/ buồng
Ngưỡng cửa
Tiên/tên, tắp/ tắc.
Kể cho bé nghe
Hay/ hai, quay/ quai.
Lũy tre
Mặt/ mặc.

Cây bàng
Chít/ chíp.
Đi học
Dắt/ dắc
Bác đưa thư
Quýnh/ kính
Chia quà
Phương/ phươn, xin/ xinh.
Loài cá thông minh
Xiếc/ xiết.
Ò…ó…o
Tiếng/ tiến, hoắt/ hoắc.
d) Lỗi về thanh điệu:
Học sinh ở tiểu học nói chung và đặc biệt là hoc sinh lớp 1, tình trạng lẫn lộn về
thanh điệu xảy ra khá nhiều, nhất là thanh ngã và thanh hỏi, thanh sắc và thanh
huyền. Lỗi này chủ yếu do cách phát âm của một số vùng miền có thanh hỏi, thanh
ngã hoặc thanh sắc , thanh huyền tương đối gần nhau, khó phân biệt, từ đó dẫn đến
việc viết sai về thanh điệu nhiều.
Lỗi này có thể thống kê theo bài như sau:
Trường em
Giáo/ giảo.
Nhà bà ngoại
Rãi/ rái, thoáng/ thoảng
Hoa sen
Trắng/trẳng.
Mèo con đi học
Kiếm/ kiểm, chữa/ chứa
Ngưỡng cửa
Đã/ đá
Kể cho bé nghe

ĩ/í
Hồ Gươm
Dẫn/ dấn, rễ/ rế.
Cây bàng
Kẽ/ ké.
Bác đưa thư
Nhễ/ nhế.
Loài cá thông minh
Dẫn/dấn
4. Một số biện pháp khắc phục lỗi chính tả cho học sinh.
Từ sự phân tích trên chúng ta có thể tổng hợp lại các nguyên nhân phạm lỗi
của học sinh như sau:
- Thứ nhất: Phát âm sai so với chuẩn của ngôn ngữ toàn dân đưa đến việc sai lỗi
chính tả do “nói sao viết vậy”
- Thứ hai: Học sinh chưa nắm vững hoặc quên một số quy tắc chính tả hiện hành
(lẫn lộn chữ viết in và chũ viết thường, giữa các phụ âm, giữa các vần mang nguyên
âm đôi,…)
- Thứ ba: Do một số học sinh có thói quen cấu thả, không chú tâm đến bài viết.
- Thứ tư: do giọng đọc của một số giáo viên chưa chuẩn ,ảnh hưởng của tiếng địa
phương nên dẫn đến học sinh nghe không rõ, nhầm lẫn, nhất là giữa các thanh điệu.
Với bốn nguyên nhân chủ yếu trên, theo tôi nguyên nhân thứ ba là dễ khắc
phục hơn cả bởi nó phụ thuộc vào ý thức học tập của học sinh. Do đặc trưng lứa
tuổi, tâm lý ở đối tượng học sinh này nếu được giáo viên chú trọng hướng dẫn, rèn
cho các em có được thói quen tốt, cẩn thận, tập trung trong quá trình học tập thì sẽ
thành công.
Ba nguyên nhân còn lại đòi hỏi phải có một quá trình lâu dài, thường xuyên,
liên tục và phải đươc thực hiện ngay từ những bài đầu của lớp 1.
Bởi thế, tôi xin đề xuất một số biện pháp khắc phục như sau:
Một là: Giáo viên cần luyện đọc, phát âm theo đúng chuẩn.
Với học sinh lớp 1, thầy cô là: “khuôn vàng thước ngọc”. Trong thực tế, ta

thấy sự ảnh hưởng của giáo viên đến từng học sinh là rất lớn, các em học và bắt
chước từ cử chỉ đến lời ăn tiếng nói. Vì thế, để rèn học sinh viết đẹp, viết đúng không
có cách nào khác là mỗi giáo viên phải tự học, tự rèn luyện để nâng cao trình độ kiến
thức, chuyên môn nghiệp vụ. Yếu tố đầu tiên cần quan tâm đó là đọc rõ ràng, phát
âm chuẩn, hạn chế sự ảnh hưởng của âm sắc địa phương. Nhờ đó sẽ phần nào giảm
bớt sai sót về phụ âm, thanh điệu giúp cho học sinh có giọng đọc đúng.
Tuy nhiên, ta cũng thấy rằng: Đây là việc làm không dễ thực hiện, nó đòi hỏi
phải có sự kiên trì, nhất là với những giáo viên đã lớn tuổi thì càng khó khăn hơn.
Hai là: Cần chú ý nhắc nhở học sinh phân biệt chữ viết thường và chữ viết hoa.
Cụ thể hướng dẫn một số quy tắc sau:
- Viết hoa ở chữ cái đầu đoạn, sau dấu chấm, dấu chấm than, dấu hỏi chấm.
- Viết hoa tên riêng: Tên người, tên địa danh (đất nước, tỉnh, thành phố, núi, sông,
…)
Ba là: Hạn chế lỗi viết sai phụ âm đầu:
Khi dạy chính tả, giáo viên cần chú ý sử dụng các phương pháp dạy học chính
tả so sánh, phân tích kết hợp chính tả có ý thức với chính tả không ý thức, giúp học
sinh rút ra cái đúng, cái sai trên cơ sở hiểu ý nghĩa của các từ để khắc phục tình trạng
viết sai phụ âm đầu. Trong đó chú ý khắc phục tình trạng lẫn lộn giữa các cặp phụ
âm như: l/ n, ch/ tr, s/ x, r/ d,…
Ví dụ: Phân biệt ch/ tr giáo viên đưa ra những nhận xét để học sinh dễ nhớ: Số tiếng
bắt đầu bằng “ch” chỉ tên các vật dụng trong nhà như: chăn, chiếu, chảo, chậu, chén,
…, các tiếng bắt đầu bằng “tr” như tranh, tráp…
Qua ví dụ ta thấy: Đây là một ảnh hưởng không nhỏ đến việc viết chỉnh tả của
học sinh. Vì vậy cần coi trọng luyện đọc, luyện phát âm, hướng dẫn học sinh đọc
đúng thì viết mới đúng. Thế nhưng, ta cũng có thể hình dung làm được điều này
không dễ. Bới vì khi bắt đầu tập nói, một số học sinh đã chịu ảnh hưởng một số âm
sắc của địa phương qua cách nói năng giao tiếp, qua sự hướng dẫn của những người
thân trong gia đình. Từ đó hình thành nên thói quen trong giao tiếp và khi đã trở
thành thói quen rồi thì việc sửa chữa, uốn nắn trở nên khó khăn hơn. Đó là chưa kể
đến một số học sinh do có giọng nói khác với các bạn bè trong lớp, bị trêu chọc trở

nên mặc cảm, rụt rè ít giao tiếp, không giảm phát biểu, ngại nói, ngại đọc,…cũng từ
đó giáo viên ít gọi đọc bài, ít cho tham gia phát biểu và cơ hội sửa chữa lỗi phát âm
lại càng ít hơn. Để khắc phục điều này, khi trong lớp có học sinh như vậy chúng ta
cần dành cho các em sự quan tâm riêng, tăng cường cho các em cơ cơ hội nói năng,
hoạt động trước tập thể để uốn nắn, sửa chữa dần. Đồng thời ta cũng phải chú ý
hướng dẫn học sinh trong lớp biết giữ phép lịch sự, tôn trọng bạn mình, không nhịa
theo giọng nói của bạn. Ở một số tiếng hay bị sai trong phát âm nên cho học sinh
luyện đi luyện lại nhiều lần và có sự so sánh với những tiếng có liên quan, nói- đọc
gần giống nhau để biệt phân biệt, rút ra quy tắc.
5. Một số kiến nghị.
Từ việc điều tra, đánh giá các lỗi chính tả của học sinh ở lớp 1B và dựa vào
mục đích, yêu cầu nội dung phương pháp dạy học chính tả cho học sinh tiểu học nói
chung và học sinh lớp 1 nói riêng tôi xin phép nêu ra một số kiến nghị sau:
a) Đối với giáo viên dạy lớp 1: Trước hết cần thực hiện nghiêm túc các biện pháp
khi hướng dẫn học sinh viết chính tả:
- Đối với loại bài chính tả tập chép nên cho học sinh luyện đọc nhiều lần để các em
nhớ từ, câu để viết đúng, tránh phải nhìn từng chữ, từng nét để viết.
- Với bài chính tả nghe viết: Giáo viên cần đọc rõ ràng, phát âm chính xác tốc độ
vừa phải theo yêu cầu của bộ giáo dục (20 chữ/15 phút). Muốn đọc đúng theo tốc độ
này giáo viên cần phải luyện thử trước qua việc kết hợp luyện đọc và viết. Từ đó
cũng phát hiện ra những chữ học sinh hay viết sai, viết nhầm để lưu ý các em viết
đúng.
- Cần vận dụng tích hợp các biện pháp và phương pháp dạy chính tả như: Thường
xuyên ôn lại về cấu tạo âm tiết, các phụ âm, vần đã học để giúp học sinh viết đúng
chính tả. Với học sinh yếu kém, cần thường xuyên theo dõi, động viên giúp các em
viết từ dễ đến khó, từ ít đến nhiều. Nếu cần thiết, giáo viên có thể cho những học sinh
này xem lại bài chỉnh tả trước khi viết để các em ghi nhớ. Cùng với việc rèn luyện ta
cần củng cố, tạo sự tự tin, niềm hứng thú cho các em, tránh sự mặc cảm, chán nản;
khuyến khích, khen ngợi kịp thời khi các em co biểu hiện tiến bộ.
- Để giúp học sinh viết tốt hơn ta nên chọn một số đoạn văn, đoạn thơ mà trong đó

có những chữ viết sai cho các em phát hiện lỗi theo hướng loại bỏ cái sai, tìm cái
đúng.
- Nắm bắt được tâm lý của học sinh lớp 1 là thích được “học mà chơi”. Ngoài ra ta
còn có thể lồng ghép việc rèn viết chính tả cho học sinh qua các cuộc thi, các trò chơi
nhỏ như: Chọn từ thích hợp để điền vào chỗ trống, tìm phụ âm,vần; đọc diễn cảm,
viết chữ đúng, viết chữ đẹp.
- Bên cạnh đó chúng ta cũng không quên trang bị đầy dủ kiến thức về ngữ học, từ
vựng học tích lũy kinh nghiệm, tổng hợp được các từ hay viết sai để lưu ý, tăng
cường luyện tập liên quan đến các từ đó ở các lớp sau.
- Giáo viên cũng nên thường xuyên phối hợp với gia đình, cùng phụ huynh hướng
dẫn học sinh biết phát âm đúng, viết đẹp.
b) Đối với nhà trường:
- Lồng ghép trong các hoạt động của chuyên môn, đội thiếu niên,…các hoạt động
vui chơi bổ ích như: Thi viết chữ đẹp, đọc diễn cảm,…tìm từ có phụ âm đầu dễ lẫn
như: l/ n, ch/ tr, x/ s,…ngoài việc thi giữa học sinh với học sinh còn có thể tổ chức thi
giữa giáo viên với giáo viên như: Đọc, viết, dạy chính tả, mở chuyên đề,…
- Tổ chức điều tra lỗi sai chỉnh tả của học sinh ở các lớp. Qua đó thống kê các từ sai,
tần số sai sót và việc làm này phải được tổ chức thường xuyên.liên tục để có hệ thống
đánh giá, so sánh, cung cấp tư liệu cho trường, tổ chuyên môn và từng giáo viên để
giúp họ định hướng tốt hơn trong dạy học chính tả, hạn chế lỗi sai trong bài của học
sinh.
- Thư viện nhà trường cần bổ sung các tư liệu, tài liệu, cẩm nang phục vụ cho việc
nghiên cứu, giảng dạy cho từng bộ môn.
c) Đối với các cấp quản lý giáo dục:
Tôi có mấy đề xuất như sau:
- Cần có sự quy định thật cụ thể trong việc dạy một số âm mà còn tồn tại ở những
cách viết khác nhau như: i/ y, ng/ ngh, gi/ d (ví dụ: kĩ thuật/ kỹ thuật, vật lí/ vật lý,
giao/ dao,…)
- Nên tổ chức một số chuyên đề về hướng dẫn học sinh viết chính tả, trong đó
cung cấp những kiến thức cơ bản, thiết thực cho giáo viên, nhằm giúp mỗi người

năng cao hơn nhận thức về cơ sở lý luận và kĩ năng.
- Bên cạnh đó, các tập san của ngành, Báo giáo dục thời đại cũng nên có chuyên
mục riêng về tiếng Việt trong đó có các nội dung các nhà giáo trao đổi với nhau về
kinh nghiệm giảng dạy và có những điều gay cấn cần tháo gỡ.
- Trong biên soạn sách giáo khoa cần có một hệ thống bài tập kết hợp giữa tập đọc
– tập viết – chính tả - tập làm văn – luyện từ và câu; chú ý giúp cho học sinh thường
xuyên ôn luyện các quy tắc chính tả để các em lưu ý và nhớ lâu.
- Trong các trường sư phạm khi đào tạo các giáo viên trẻ tương lai cần chú ý trang
bị phương pháp dạy từng môn, trong đó có cả phương pháp dạy học chính tả, yêu cầu
sinh viên nắm vững cả kiến thức lẫn kĩ năng.
Kết luận
Đề tài của tôi thực hiện là sự kết hợp giữa những cơ sở lý luận, yêu cầu đặt ra
của việc dạy chính tả và những điều đã rút ra được qua thực tế giảng dạy. Mục đích
chủ yếu của tiểu luận này là muốn tìm được tiếng nói chung, cùng đồng nghiệp chia
sẻ những suy nghĩ, đánh giá, kinh nghiệm đang dạy một phân môn quan trọng của
môn tiếng Việt.
Trên đây, tôi đã trình bày một số biện pháp cần thiết góp phần hạn chế lỗi
chính tả cho học sinh lớp 1 và hầu như các biện pháp đã nêu trong quá trình giảng
dạy tôi đã chú ý vận dụng. Mặc dù hiệu quả chưa được trọn vẹn nhưng qua một năm
học cũng mang lại hiệu quả khả quan. Từ chỗ còn khá nhiều em viết sai thì biểu đồ
đó ngày càng giảm. Số học sinh viết sai, viết xấu đã hạn chế nhiều, thay vào đó có
nhiều em viết không những đúng mà còn viết rất đẹp.
Cùng với năng lực chính tả được cải thiện, một số em đọc tiến bộ rõ rệt, hạn
chế được ảnh hưởng của âm sắc địa phương. Các em hòa đồng, gắn bó hơn với bạn
bè trong lớp.
Như vậy, những lỗi của học sinh trong bài chính tả, chúng ta có thể sửa được,
tuy nhiên đòi hỏi giáo viên phải kiên trì luyện cho trò và luyện cho chính mình.
Bên cạnh đó tôi cũng đã đề xuất một số kiến nghị cho từng giáo viên, nhà
trường và cho ngành giáo dục. Có thể nó còn mang tính phiếm diện, chủ quan,có thể
đôi điều chưa phù hợp với thực tiễn nhưng it ra qua đó thêm một lần nữa định hướng

cho tôi những việc nên làm và có sự đầu tư đúng mức.
Bước đầu nghiên cứu, khảo sát, thống kê, đề tài chắc chắn còn nhiều thiếu sót,
rất mong được đón nhận những ý kiến đóng góp quý báu của thầy cô, đồng nghiệp.
Những góp ý đó sễ giúp tôi rât nhiều trong qúa trình giảng dạy của mình.
Tiếng Việt chúng ta giàu và đẹp. Sự giàu có, phong phú đó thể hiện rất sinh
động trong lời ăn, tiếng nói hàng ngày, qua văn chương và qua những lời viết của
học sinh. Trách nhiệm của mỗi người là góp phần để gìn giữ cho tiếng Việt luôn giữ
được sự giàu có, vẻ đẹp của mình. Và với mỗi nhà giáo, trách nhiệm đó càng lớn lao
hơn bởi chúng ta không chỉ làm tốt bổn phận của một người dân yêu nước, yêu tiếng
mẹ đẻ của mình mà còn dẫn dắt gợi lên từ trong bao tâm hồn trẻ thơ tình yêu, sự gắn
bó, tự hào về tiếng Việt, hướng dẫn cho các em biết sử dụng ngôn ngữ dân tộc một
cách thành thạo, chuẩn xác, khéo léo, giữ cho tiếng Việt luôn trong sáng, có sức sống
trường tồn cùng với thời gian.
Tài liệu tham khảo
$1
$1 Lê A (chủ biên), Phương pháp dạy học tiếng Việt, NXB ĐH Sư phạm Hà Nội,
năm 2003.
$2
$2 Bộ giáo dục và đào tạo, chương trình giáo dục phổ thông – bậc tiểu học, NXB
Giáo dục 2006.
$3
$3 Nguyễn Đức Dương, Vấn đề sửa lỗi chính tả cho học sinh phổ thông.
$4
$4 Lê Trung Hoa, mẹo luật chính tả, NXB trẻ, 1984.
$5
$5 Đỗ Đình Hoan, Một số vấn đè cơ bản của chương trình tiểu học mới, NXB Giáo
dục, 2002.
$6
$6 Phan Ngọc, chữa lỗi chính tả cho học sinh (in lần thứ hai), NXB Giáo dục, 1997.
$7

$7 Hoàng Văn Thung, Đỗ Xuân Thảo, dạy học chính tả ở tiểu học.
$8
$8 Lê Ngọc Trụ, Chính tả Việt ngữ, Sài Gòn, 1960.

×