Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN Khắc phục lỗi chính tả cho học sinh Khmer

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (227.16 KB, 21 trang )

PHẦN MỞ ĐẦU
I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI
1. Tiếng Việt - ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam
Tiếng Việt là tiếng phổ thông, là ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt
Nam. Năm 1969, Quyết định 153 – CP của thủ tướng chính phủ đã cụ thể hóa vai trò
TV trong đời sống đồng bào dân tộc thiểu số: “Tất cả các dân tộc trên lãnh thổ Việt
Nam đều cần học và dùng tiếng, chữ phổ thông là ngôn ngữ chung của cả nước. Nhà
nước cần ra sức giúp đỡ các dân tộc thiểu số học biết nhanh tiếng, chữ phổ thông”. Và
Quyết định 53 – CP của Hội đồng chính phủ (1980) nêu rõ: “Tiếng và chữ phổ thông là
ngôn ngữ chung của cộng đồng dân tộc Việt Nam. Nó là phương tiện giao lưu không
thể thiếu được giữa các địa phương và các dân tộc trong cả nước, giúp cho các địa
phương và các dân tộc có thể phát triển đồng đều các mặt kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật… Tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân và thực hiện quyền bình đẳng dân tộc”.
Cho nên học sinh dân tộc Khmer cũng giống như những HS các dân tộc khác khi đến
trường đều sử dụng chung một ngôn ngữ, đó là tiếng Việt.
2. Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang – nơi giao thoa giữa hai ngôn
ngữ
Trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang, năm học 1992 – 1993, có 354 học
sinh với các lớp 6, 7, 8. Đến năm học 1996 – 1997, trường có lớp 12 đầu tiên. Trong
những năm gần đây, trường đã ổn định, mỗi khối có 3 lớp từ khối 6 đến khối 12 với
tổng số 684 học sinh. Phần lớn học sinh của trường là người dân tộc Khmer. Trong đó
chỉ có khoảng 10% là học sinh người Kinh thuộc diện chính sách và khoảng 20% là học
sinh dân tộc Khmer có cha hoặc mẹ gốc người Kinh. Ở đây, các em sinh sống và học
tập trong một cộng đồng thu nhỏ của dân tộc mình. Cho nên khi tiếp xúc với tiếng Việt
trong học tập, các em có điều kiện thuận lợi hơn so với những học sinh dân tộc Khmer
đang học ở các trường phổ thông khác. Vì các em được giao tiếp bằng song ngữ : tiếng
Việt – tiếng Khmer. Bên cạnh đó, một số giáo viên người dân tộc Khmer, kể cả giáo
viên người Kinh được học tiếng Khmer đã giúp các em giải tỏa được một phần nào
trong việc tiếp thu kiến thức. Nhưng nhìn chung, học sinh dân tộc Khmer vẫn còn gặp
nhiều khó khăn khi học tiếng Việt.
Đối với học sinh dân tộc Khmer, tiếng Việt là ngôn ngữ thứ hai. Ngôn ngữ thứ


nhất là tiếng mẹ đẻ, là ngôn ngữ dân tộc Khmer mà các em sử dụng để giao tiếp trong
phạm vi đời sống phum sóc của cộng đồng dân tộc mình. Tiếng Việt , tuy là ngôn ngữ
thứ hai đối với người dân tộc Khmer nhưng là ngôn ngữ chung của cộng đồng các dân
tộc Việt Nam. Khi tiếp xúc với chương trình giáo dục phổ thông, HS dân tộc Khmer lại
gặp sự bất đồng ngôn ngữ nên sử dụng tiếng Việt còn nhiều hạn chế về phát âm, dùng
từ, đặt câu. Đồng thời do sự tiếp xúc giữa tiếng Việt – tiếng Khmer làm nảy sinh hiện
tượng giao thoa ngôn ngữ. Do đó, quá trình tiếp xúc với tiếng Việt trong nhà trường
phổ thông của học sinh dân tộc Khmer bị “rào cản ngôn ngữ”. Trong các văn bản nói và
viết của học sinh thường sai phạm qui tắc tiếng Việt. Các em mắc lỗi chính tả, từ vựng,
ngữ pháp tiếng Việt nhiều hơn so với học sinh người Kinh. Đây là một bài toán khó cho
những giáo viên đang giảng dạy ở các trường phổ thông có học sinh dân tộc.
3. Lịch sử nghiên cứu – lỗi chính tả, ngữ pháp
3.1. Những bài viết về lỗi chính tả, ngữ pháp
1
Nguyễn Minh Thuyết, “Ngôn ngữ” số 3, năm 1974, nêu lên một số kiểu lỗi ngữ
pháp và cách sửa chữa trong bài “Mấy gợi ý về việc phân tích sửa chữa lỗi ngữ pháp cho
học sinh”. Nguyễn Xuân Khoa, “Ngôn ngữ” số 1, năm 1975, trình bày một số lỗi về qui
tắc cấu tạo câu trong bài “Lỗi ngữ pháp của học sinh – nguyên nhân và cách sửa chữa”.
Nguyễn Đức Dân và Trần Thị Ngọc Lang, “Câu sai và câu mơ hồ”, 1993, đưa ra cách lý
giải khá mới mẻ về câu sai. Các tác giả đi vào phân tích, lý giải hiện tượng câu sai và câu
mơ hồ. “Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục” do nhóm Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu,
Nguyễn Kiên Trường, Võ Xuân Trang, Trần Thị Tuyết Mai sử dụng phương pháp thực
nghiệm xuất phát từ việc điều tra lỗi chính tả, từ vựng, ngữ pháp qua 5.000 bài viết của
học sinh sinh viên và những bài trên các báo “Tuổi trẻ”, “Thanh niên”, “Công an”, “Kiến
thức ngày nay”… tìm hiểu nguyên nhân, phân loại lỗi, phân tích từng loại lỗi rồi đưa ra
các bài tập có đáp án để người viết sử dụng rèn luyện và khắc phục.
Trong “Tài liệu tham khảo soạn, giảng kỹ năng Làm Văn lớp 10”, Vụ giáo dục
THPT, năm 1984, có bài viết “Chữa câu sai”, người viết nêu ra một số kiểu lỗi ngữ pháp
như: “câu thiếu chủ ngữ”, “câu thiếu vị ngữ”, “câu thiếu chủ ngữ và vị ngữ”, “câu sai do
chưa biết sử dụng các cặp từ quan hệ”, “thừa chủ ngữ” và “câu lủng củng, rườm rà”. Đối

với mỗi kiểu lỗi sai, tác giả dẫn ra một vài ví dụ và hướng dẫn cách sửa cụ thể. Nội dung
có giá trị gợi ý thiết thực cho GV khi dạy các tiết chữa câu sai.
3.2. Những bài viết về lỗi chính tả, ngữ pháp trong sách giáo khoa
Sách giáo khoa “Làm Văn lớp 10”, năm 1991, Đinh Cao và Lê A đề cập lỗi câu sai
và lỗi dùng từ sai. Các tác giả còn đưa ra “phương hướng sửa chữa câu sai” và “các thao
tác chữa lỗi về từ”. Nhìn chung, các tác giả trình bày khá cụ thể.
Sách giáo khoa “Tiếng Việt lớp 10”, hợp nhất chỉnh lý năm 2000, các tác giả Diệp
Quang Ban, Đỗ Hữu Châu (tiết 4, 13, 27) có các bài “Yêu cầu chung về hành văn của các
văn bản”, “Lựa chọn từ ngữ” và “Lỗi về câu”. Các bài tập đa dạng phong phú.
Sách giáo khoa hiện hành, nhìn một cách tổng thể, chương trình Ngữ văn THPT
kết cấu theo hướng tích hợp trong sự phân chia ba phân môn : Văn học – Tiếng Việt –
Làm văn. Cả ba phân môn ấy, từ lớp 10 đến lớp 12, không có một bài dạy nào dành cho
cách khắc phục lỗi dùng từ đặt câu một cách cụ thể như sách giáo khoa trước đây (đã nói
ở phần trên). Nếu có thì chỉ có ở một vài bài : “Những yêu cầu sử dụng tiếng Việt” (Ngữ
văn 10, tập 1), “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt” (Ngữ văn 12, tập 1). Thực ra, nó
cũng chưa đi sâu vào việc giúp cho học sinh nhận biết và sửa chữa những lỗi chính tả, từ
ngữ, câu. Còn chương trình Ngữ văn THCS, sách giáo khoa Ngữ văn 6 có được một số
bài dạy : “Chữa lỗi dùng từ”, “Chữa lỗi chủ ngữ và vị ngữ”. Theo Phân phối chương trình
giảm tải môn Ngữ văn – THCS, chương trình Ngữ văn 7 có thêm được một tiết dạy
chương trình địa phương : “Rèn luyện chính tả (Viết đúng âm đầu, âm chính, âm cuối)”
(nhưng chúng tôi cũng chưa thấy phần thiết kế nội dung bài dạy của Sở gửi về). Nhìn
chung, ta thấy ở cấp THCS có quan tâm đến việc chữa lỗi dùng từ, đặt câu, chính tả của
học sinh phổ thông. Độ sâu và độ khắc còn tùy thuộc vào sự truyền tải của mỗi giáo viên
dạy văn chúng ta.
3.3. Những bài viết về lỗi chính tả, ngữ pháp của học sinh dân tộc thiểu số
Dường như ta chưa thấy một quyển sách nào viết về lỗi sử dụng tiếng Việt của
học sinh dân tộc thiểu số. Trên tạp chí, chuyên san, Internet chỉ có rải rác một vài bài
viết về lỗi dùng từ, dùng câu của học sinh dân tộc ở các tỉnh miền ngoài. Nhất là chưa
có một bài nghiên cứu khoa học nào đề cập đến lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu của học
sinh dân tộc Khmer. Theo những tư liệu ở thư viện của nhà trường, trên Internet, chúng

2
tôi chỉ thấy một vài quyển sách mang tính phục vụ cho tiếng Khmer như, Ngữ pháp
tiếng Khmer, NXB Văn hoá dân tộc của Lâm Sai, Thạch Xa Rắt, Sô Phin (1998), Tiếng
Khmer (ngữ âm – từ vựng – ngữ pháp), NXB Khoa học xã hội của Thái Văn Chải
(1997), Từ điển tiếng Việt cho học sinh dân tộc, NXB Giáo dục Nguyễn Như Ý (chủ
biên) (2001).
Tóm lại, việc nghiên cứu lỗi hành văn ở các bình diện, các cấp độ lại chưa có
một bề dày đáng kể. Chủ yếu chỉ có một số bài viết ngắn về lỗi chính tả, dùng từ, ngữ
pháp… đăng rải rác trên các tạp chí, báo chí, sách giáo khoa. Điểm qua các bài viết, ta
thấy các tác giả đã có những đóng góp đáng trân trọng trong việc tiếp cận, nghiên cứu
các lỗi về chính tả, từ ngữ, ngữ pháp… Nhưng các nhà ngôn ngữ học chưa nghiên cứu
các lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp đối với đối tượng học sinh dân tộc thiểu số khi học
tiếng Việt. Bởi vì hiện nay, đối tượng này cũng chiếm một phần không nhỏ trong các
trường phổ thông. Và học sinh dân tộc thiểu số đến với tiếng Việt lại mắc các lỗi chính
tả dùng từ đặt câu mang tính trầm trọng hơn.
II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Hiện nay, tình trạng học sinh các cấp viết sai lỗi chính tả, ngữ pháp đang lên đến
mức báo động. Thực trạng này không chỉ xảy ra ở học sinh các cấp dưới mà thậm chí
ngay cả sinh viên bậc đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp cũng mắc phải. Đó là
do học sinh chưa thích học, chưa thích đọc sách báo lại thiếu ý thức rèn luyện ngôn ngữ
tiếng Việt nâng cao kiến thức. Và khả năng vận dụng ngôn từ của các em còn yếu kém,
mắc nhiều lỗi về chữ và nghĩa của câu. Có học sinh khi kiểm tra đã quen ỉ lại vào sách
học tốt mà học thuộc lòng và chép y nguyên lời giải vào bài kiểm tra nên không phát
huy được tính tích cực của mình. Khi tự viết một bài làm văn thì học sinh lại mắc nhiều
lỗi về chính tả, ngữ pháp. Và cũng do sự chủ quan, lơ là việc rèn luyện kỹ năng viết
chính tả của một số thầy cô đã không dành thời gian để sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho
học sinh. Lúc chấm bài kiểm tra, thầy cô chỉ ghi lời phê chung chung như : Bài viết sơ
sài, câu văn lủng củng,… nên khi học sinh xem bài thì không biết mình mắc những lỗi
cụ thể nào. Bên cạnh đó, nhiều thầy cô dạy các bộ môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Sử, Địa…
lại không quan tâm sửa lỗi chính tả, ngữ pháp cho học sinh. Vì họ cho rằng đây là trách

nhiệm của giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn. Thậm chí có thầy cô khi chấm bài chỉ các
con điểm 9, điểm 10… chứ không có một lời nhận xét, đánh giá và góp ý.
Phương pháp dạy học phân môn Tiếng Việt trong tích hợp Ngữ văn cho học sinh
THPT đã được đề cập trong nhà trường. Tuy vậy, phương pháp này vẫn chưa được ứng
dụng có hệ thống trong chương trình Ngữ văn. Nhất là chưa có một chương trình ứng
dụng cụ thể, đặc thù dạy học cho học sinh THPT dân tộc Khmer. Cho nên trong những
năm qua, giáo viên bộ môn Ngữ văn ở trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang và cả
những giáo viên dạy trên địa bàn các huyện có học sinh Khmer cư trú đang gặp nhiều
khó khăn trên con đường đi tìm những phương cách tháo gỡ tình trạng này. Nó trở
thành một vấn đề bức thiết ở trường phổ thông, nhất là những trường phổ thông ở vùng
sâu vùng núi. Đứng trước tình hình ấy, tôi đã nghiên cứu và tìm ra những biện pháp
thiết thực, phù hợp để khắc phục những lỗi về chính tả, ngữ pháp tiếng Việt của học
sinh THPT dân tộc Khmer qua dạy học Ngữ văn. Nhờ thế, nó giúp các em hạn chế việc
mắc lỗi tiếng Việt và góp phần thực thi đổi mới phương pháp dạy học trong nhà trường
THPT hiện nay.
III. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
3
Sáng kiến kinh nghiệm này chỉ nghiên cứu khoa học về các lỗi cơ bản chính tả,
ngữ pháp tiếng Việt của học sinh trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang qua môn
Ngữ văn.
Đối tượng nghiên cứu của tôi chỉ tập trung vào đối tượng học sinh lớp 12A1,
12A3 thông qua các bài kiểm tra định kì môn Ngữ Văn của học sinh mà tôi được phân
công giảng dạy.
Từ đó, bản thân đánh giá, nhận xét và tìm những hướng khắc phục các lỗi chính
tả, ngữ pháp cho học sinh dân tộc Khmer. Những biện pháp đưa ra không quá khó đối
với cả thầy lẫn trò. Nó đòi hỏi sự nhiệt tình ở tất cả thầy cô giáo, không chỉ riêng giáo
viên dạy bộ môn Ngữ văn; đòi hỏi sự chịu khó, miệt mài của học sinh không chỉ ở lớp
mà còn ở nhà, ở ngoài xã hội. Nó giúp cho các em hòa nhập vào cộng đồng chung của
dân tộc một cách dễ dàng khi giao tiếp bằng tiếng Việt.
IV. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

Thứ nhất là sáng kiến kinh nghiệm này nghiên cứu lỗi chính tả, đặt câu để cho
học sinh Khmer khắc phục được dựa trên cơ sở ngôn ngữ học tiếng Việt và dưới cái
nhìn từ ngôn ngữ Khmer, sự giao thoa giữa hai ngôn ngữ Việt – Khmer.
Thứ hai là những kết quả nghiên cứu đều dựa trên thực tiễn của quá trình dạy
học ở trường THPT Dân Tộc Nội Trú An Giang; dựa trên thực tế qua cách diễn đạt
trong văn nói, văn viết của học sinh mà tôi được trực tiếp giảng dạy, thấy được sự tiến
bộ của học sinh. Bởi vì trong quá trình giảng dạy, tôi luôn bám sát vào đối tượng dạy
học của mình : hiểu học sinh, cảm thông cho học sinh, tìm những phương pháp khắc
phục đơn giản mà gần gũi, dễ làm, dễ nhớ…
Thứ ba là những biện pháp đưa ra cả thầy và trò đều thực hiện dễ dàng. Học sinh
tiếp nhận mau chóng, đi đến sự thay đổi nhiều đối với bản thân.
PHẦN NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN
1. Hiện tượng giao thoa trong tiếng Khmer
Trong quá trình giao tiếp với tiếng Việt lâu đời, tiếng Khmer dễ dàng có một sự
trộn mã, giao thao với tiếng Việt. Hiện tượng giao thoa ngôn ngữ là sự tiếp xúc giữa hai
ngôn ngữ đưa đến biến đổi nhất định trong cả hai ngôn ngữ đồng thời hoặc nối tiếp ở
các bình diện ngữ âm, từ ngữ, ngữ pháp… Mọi cá nhân đều sử dụng trên một mã để
giao tiếp. Bất cứ khi nào có nhu cầu nói năng trong một tình huống giao tiếp cụ thể, thì
cũng có thể quyết định chuyển từ một mã này sang một mã khác, hay phối hợp các mã
lại với nhau. Trong nghiên cứu ngôn ngữ xã hội học, hiện tượng chọn mã trong giao
tiếp liên quan đến các ngôn ngữ tham gia vào trạng thái song ngữ. Từ đó, hiện tượng
hoà mã và chuyển mã trong sự giao thoa ngôn ngữ Khmer – Việt.
2. Hiện tượng hòa mã
Hòa mã ở cộng đồng song ngữ Khmer – tiếng Việt là việc một số các yếu tố
tiếng Việt được sử dụng trong các phát ngôn Khmer, hoặc ngược lại, sử dụng một số
yếu tố tiếng Khmer trong phát ngôn tiếng Việt của người Khmer. Những yếu tố bên
ngoài của một ngôn ngữ được sử dụng khi đối tượng đang nói một ngôn ngữ khác
thường tập trung ở cấp độ từ ngữ. Tuy nhiên quá trình tiếp xúc lâu dài và hòa mã
thường xuyên, hay trong những tình huống giao tiếp đặc thù, có thể làm xuất hiện cả

những yếu tố ngữ đoạn hay những yếu tố có tính chất siêu ngôn ngữ.
4
Tiếp xúc với học sinh dân tộc Khmer, chúng tôi thấy có nhiều câu nói kiểu như:
- “Ting qyuển tập tâu!” (Đi mua quyển tập!)
- “On không thuộc bài lucru!” (Em không thuộc bài, thưa thầy!)
- “Khnhum tâu thành pho hơi!” (Tôi đã đi thành phố rồi!)
Hoặc:
- “Thưa thầy, bạn ấy mơ mêrin của bạn!”
- “Bài tập khó, tôi thơ vơ min ban”
- “Trong người pibáth, tôi không ngủ được!”
Các yếu tố tiếng Việt: “quyển tập”, “không thuộc bài”, “thành phố”… vận dụng
vào trong phát ngôn Khmer hoặc những yếu tố Khmer như “mơ mêrin” (xem bài), “thơ
vơ min ban” (không làm bài được), “pibáth” (khó chịu) xen lẫn vào tiếng Việt được học
sinh dân tộc Khmer dùng một cách tự nhiên khi giao tiếp với bạn bè, thầy cô. Đây
không phải là hiện tượng lạ mà phổ biến ở các vùng song ngữ Khmer - tiếng Việt. Các
yếu tố hòa lẫn ấy có thể gọi là vấn đề sử dụng từ vay mượn giữa hai ngôn ngữ.
3. Hiện tượng chuyển mã
Hiện tượng chuyển mã có thể hiểu là sự thay đổi ngôn ngữ hay phương ngữ
trong quá trình giao tiếp. Đó là sự chuyển mã giữa tiếng Khmer và tiếng Việt. Một cá
nhân song ngữ đang sử dụng một mã ngôn ngữ nào đó có thể chuyển sang nói một mã
ngôn ngữ khác khi một số tác động từ văn cảnh hay ngoài ngữ cảnh xảy ra. Và kết quả
của sự chuyển đổi đó mang lại ít nhất một phát ngôn bằng ngôn ngữ thứ hai, hay có thể
là cả một đoạn hội thoại hoặc một phần còn lại của hội thoại. Như vậy, chuyển mã là
một hiện tượng ngôn ngữ có động cơ của người nói. Chẳng hạn, khi chúng tôi đến vận
động học sinh dân tộc Khmer nghỉ học trở lại trường. Phụ huynh và học sinh nghỉ học
đang bàn chuyện với nhau bằng tiếng Khmer về việc nghỉ học hay không nghỉ học.
Nhưng phụ huynh và học sinh ấy quay sang nói chuyện với chúng tôi lại bằng tiếng
Việt. Trong khi phụ huynh nói chuyện tiếp tục với con mình bằng tiếng Khmer.
Từ sự chuyển mã, giữa tiếng Khmer và tiếng Việt có hiện tượng giao thoa. Sự
phát triển của tiếng Khmer đang hướng về phía tiếng Việt. Đó là nhu cầu chính đáng và

lôgich của cộng đồng Khmer trong quá trình phát triển văn hóa, kinh tế, xã hội.
4. Những điểm tương đồng cơ bản giữa tiếng Khmer và tiếng Việt
Tiếng Việt và tiếng Khmer là hai ngôn ngữ có quan hệ cội nguồn, cùng thuộc
ngữ hệ Môn – Khmer, họ Nam Á; thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập không biến hình.
Âm tiết đơn, tiếng Khmer giống âm tiết tiếng Việt về phương diện âm đoạn, chỉ khác là
không mang thanh điệu.
Về mặt từ, tiếng Việt và tiếng Khme có nét tương đồng rất nhiều. Từ đơn nghĩa
– từ có một nghĩa duy nhất, ví dụ: “kro bây” – “con trâu”, “chằng rứt” – “con dế”, “tia”
– “con vịt”… Và từ đa nghĩa – từ có hai nghĩa trở lên,ví dụ: tiếng Khmer có từ “chôh”
có nhiều lớp nghĩa: 1. xuống (nghĩa đen), 2. hao tốn, 3. tỏ ý đồng tình (nghĩa bóng); thì
tiếng Việt cũng có nhiều từ đa nghĩa như vậy như từ “súng”: 1. cây súng (nghĩa đen), 2.
bông súng (nghĩa bóng)… Từ đó, tiếng Khmer cũng giống như tiếng Việt đều có từ
đồng âm và từ đồng nghĩa. Từ đồng như : xi, hôp, nhăm, xôi, xep, pi xa, tô tuôl tiên…
giống như tiếng Việt : ăn, dùng, xơi… Từ đồng như ba (cha), ba (con trai), ba (con bò
đực), ba (tuôn ra)… Như vậy, về mặt từ đồng nghĩa và từ đồng âm, tiếng Khmer giống
tiếng Việt. Ngoài ra, tiếng Khmer còn có sự vay mượn từ tiếng Việt do có quan hệ lâu
đời, ngày càng nhiều. Từ vay mượn gốc Việt thường thấy là những từ thông dụng:
“kada ngưa” (ván ngựa), “chhe keo” (xe kéo), “ngươc” (ngược ngạo), “nhak” (nhát)…
5
Ngoài ra có những từ thuộc về kinh tế, xã hội, kỹ thuật… như “hơp tac hoa” (hợp tác
hóa), “nong nghiêp” (nông nghiệp),“bi thư” (bí thư), “đang uy” (đảng ủy), “bô đôi” (bộ
đội), “san xuât” (sản xuất), “nghia vu” (nghĩa vụ)… Tiếng Khmer mượn từ của tiếng
Việt là do nhu cầu tất yếu làm phong phú từ vựng của mình. Tuy nhiên, nếu những từ
nào trong tiếng dân tộc Khmer đã có, thì lại có hai cách sử dụng: khi thì dùng từ này khi
thì dùng từ kia. Ví dụ: “Bộ đội” – “tia hiên”, “huyện” - “xrôk”, “tỉnh” – “khet”, “chính
phủ” – “răch chă ka”…
Về mặt ngữ pháp, tiếng Khmer cũng giống tiếng Việt trong cách đặt câu. Câu
chia theo cách nói năng gồm có câu kể, câu hỏi, câu cầu khiến, câu cảm.
Ví dụ: - “Âu puk via chia chiêng đek.” (Bố nó là thợ rèn.)
- “Boong tâu phchua tê?” (Anh đi cày không?)

- “Riên mê riên tâu!” (Học bài đi!)
- “Ay da, chhư xlăp tâu ban!” (Ôi, đau chết đi được!)
Còn câu chia theo cấu trúc, tiếng Khmer có hai loại câu : câu đơn và câu ghép
cũng không khác gì câu của tiếng Việt.
Ví dụ: - “Boong tâu lêng.” (Anh đi chơi.)
- “Lă o nah!” (Đẹp quá!)
- “Nôna miên nôông col tâu phchua, nôna miên rô noh.” (Ai có cày đi cày, ai có
bừa đi bừa.)
- “Phia xa Việt Nam nưng phia xa Khmer miên om bô chia muôi knia.” (Tiếng
Việt và tiếng Khmer cùng một ngữ he.)
Những nét tương đồng ít nhiều giữa tiếng Khmer - tiếng Việt tạo nên hiện tượng
giao thoa trong ngôn ngữ Khmer. Đó là một trong những điều kiện thuận lợi cho học
sinh dân tộc Khmer khi học tiếng Việt trong nhà trường phổ thông. Học sinh dân tộc
Khmer phải thấy được thế mạnh về nét tương đồng rất nhiều của ngôn ngữ dân tộc
mình so với ngôn ngữ của các dân tộc khác khi đến với tiếng Việt để tiếp thu kiến thức
dễ dàng. Tuy vậy, học sinh dân tộc Khmer học tiếng Việt vẫn là học ngôn ngữ thứ hai
nên còn gặp nhiều khó khăn.
5. Những “rào cản ngôn ngữ” của học sinh dân tộc Khmer khi học tiếng
Việt
Khi đến trường, học sinh dân tộc Kinh đã có vốn tiếng Việt không nhiều nhưng
đủ để tìm hiểu thế giới xung quanh. Học sinh đi học bằng ngôn ngữ quen thuộc trước
khi đến trường, với một vốn từ khoảng 4.000 – 5.000 từ và những cấu trúc cơ bản của
tiếng mẹ đẻ. Ngoài ra, học sinh có thời gian và cơ hội sử dụng tiếng Việt liên tục với
nhiều người và nhiều mục đích khác nhau trong cuộc sống. Còn học sinh dân tộc, trước
khi đi học, các em chỉ mới nắm bắt tiếng Khmer và phát triển nhận thức bằng tiếng mẹ
đẻ không phải bằng tiếng Việt. Vốn tiếng Việt của các em rất ít hoặc không có gì. Nếu
có một vốn tiếng Việt thì các em chưa chuẩn xác trong phát âm và sử dụng. Khi đến
trường, các em mới bắt đầu sử dụng tiếng Việt và phải học tiếng Việt trên cơ sở kinh
nghiệm của tiếng mẹ đẻ. Trải qua các cấp học từ tiểu học, trung học cơ sở đến THPT,
các em đã tích luỹ được một vốn tiếng Việt kha khá so với lúc trước đây nhưng so với

học sinh người Kinh thì vẫn còn hạn chế.
Trong môi trường học, tiếng Việt cũng bị bó hẹp đối với học sinh dân tộc
Khmer. Khi học tiếng Việt, học sinh người Kinh có nhiều cơ hội giao tiếp với mọi
người ở mọi lúc, mọi nơi, trong và ngoài nhà trường. Nó được tiếp cận những lĩnh vực
khi đối thoại đa dạng. Khi đó, chúng được học hỏi và điều chỉnh cách nói cho phù hợp.
6
Trong khi đó, học sinh dân tộc Khmer hầu như khơng thể có chất lượng, số lượng và
mật độ các cuộc giao tiếp tiếng Việt nhiều như học sinh người Kinh. Ở trường học, học
sinh dân tộc Khmer chỉ tiếp xúc duy nhất với giáo viên – những người nắm vững tiếng
Việt. Do số học sinh trong lớp tương đối khá đơng nên cơ hội giao tiếp bằng tiếng Việt
giữa học sinh và giáo viên có giới hạn. Nội dung các vấn đề được đề cập trong giao tiếp
chủ yếu chỉ liên quan đến bài học, trong khi các vấn đề của đời sống ngơn ngữ lại ln
ln sơi động và đa dạng. Mơi trường ngơn ngữ trong phạm vi nhà trường dường như là
mơi trường duy nhất mà học sinh dân tộc Khmer có thể học tập và sử dụng tiếng Việt.
Các em thiếu hẳn mơi trường ngơn ngữ tự nhiên ngồi trường. Học sinh thiếu điều kiện
để rèn luyện ngơn ngữ, nhất là ngơn ngữ sử dụng trong giao tiếp. Khi rời khỏi lớp học
trở về với cộng đồng, các em chỉ sử dụng tiếng mẹ đẻ, bởi ở đây, tiếng mẹ đẻ là ngơn
ngữ giao tiếp thường ngày.
Q trình học tiếng Việt của học sinh dân tộc Khmer ln chịu ảnh hưởng từ
tiếng mẹ đẻ. Theo xu hướng tự nhiên, những thói quen sử dụng tiếng mẹ đẻ được học
sinh dân tộc đưa vào trong q trình học tiếng Việt. Các em trao đổi với bạn bè trong
lớp cũng bằng tiếng mẹ đẻ của mình. Hệ quả là những yếu tố giống nhau giữa tiếng
Việt và tiếng mẹ đẻ tạo điều kiện thuận lợi, nhưng những yếu tố khác nhau lại cản trở,
gây khó khăn cho học sinh Khmer khi học tiếng Việt. Đó cũng là ngun nhân khiến
nhiều học sinh dân tộc Khmer mắc các lỗi sử dụng tiếng Việt như lỗi phát âm, chính tả,
dùng từ, sử dụng câu… Nếu theo trình tự chiếm lĩnh ngơn ngữ của mỗi con người thì
tiếng mẹ đẻ được xem là ngơn ngữ thứ nhất. Những ngơn ngữ được học sau tiếng mẹ đẻ
là ngơn ngữ thứ hai. Và ngoại ngữ được coi là ngơn ngữ thứ hai. Do vậy những ngun
tắc dạy ngơn ngữ thứ hai thường dựa trên những ngun tắc dạy ngoại ngữ. Học sinh
người Kinh học tiếng Việt là học tiếng mẹ đẻ, là ngơn ngữ thứ nhất. Còn học sinh dân

tộc Khmer học tiếng Việt là ngơn ngữ thứ hai. Tức là học sinh dân tộc Khmer phải học
đến hai ngơn ngữ, khó khăn nhiều hơn học sinh người Kinh. Tuy nhiên, đối với học
sinh dân tộc, tiếng Việt khơng phải là tiếng nước ngồi mà là tiếng quốc gia. Bởi các
em có mơi trường học tiếng Việt rất khác với mơi trường học ngoại ngữ; thêm nữa tiếng
Việt là phương tiện giao tiếp đồng thời là cơng cụ để tiếp thu kiến thức của các em.
Theo báo “Nơng thơn ngày nay”, số 160, ra ngày 05/07/2007 ghi nhận “Học sinh
các dân tộc thiểu số tiếp nhận kiến thức trong chương trình sách giáo khoa bằng tiếng
phổ thơng vất vả như học thêm ngoại ngữ”. Và theo thống kê của Tổ chức Cứu trợ trẻ
em của Anh tại Việt Nam, có những trường, gần 30% HS chưa thành thạo tiếng Việt.
Có những em học lớp 12 mà tiếng phổ thơng chưa sõi. Đó là tình hình chung của những
trường lớp có HS dân tộc thiểu số cắp sách đến trường.
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ
1. Hiện trạng mắc lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt của học sinh Khmer
Sự khó khăn của học sinh dân tộc Khmer khi học tiếng Việt cũng khơng phải là
nhỏ. Vốn từ ngữ tiếng Việt của học sinh còn nghèo nàn. Các em tiếp thu bài học chậm,
khơng theo kịp trình độ chung… Từ đó, khi học tiếng Việt, các em mắc phải nhiều lỗi
tiếng Việt hơn những học sinh người Kinh. Đây là điều tất yếu. Nhưng vi phạm các lỗi
trong qui tắc tiếng Việt lại mang tính trầm trọng hơn.
1.1. Lỗi chính tả khi đọc
Khi đọc bài, tuy ở trình độ phổ thơng nhưng khả năng đọc của các em còn nhiều
hạn chế. Một số em đọc chậm, vừa đọc vừa đánh vần từng chữ. Đặc biệt khi học tác
7
phẩm văn học, các em chưa diễn tả được giọng điệu của tác phẩm, chưa thể hiện cách
ngắt nhịp trong thơ. Trầm trọng nhất là các em phát âm sai thanh điệu tiếng Việt. Chẳng
hạn như “Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi” đọc thành “Nhớ vê rừng núi nhớ chơi với”,
“hơi thơ rất liền mạch” đọc là “hơi thơ rất liền mách”… Đó là do các em quen phát âm
theo tiếng dân tộc Khmer không có thanh điệu. Nên đa phần học sinh Khmer phát âm
tiếng Việt không có thanh điệu hay phát âm sai lệch thanh điệu. Và còn một yếu tố khá
quan trọng là do vay mượn tiếng Việt rồi đọc thành tiếng dân tộc (sự giao thoa), vì phần
lớn tiếng dân tộc vay mượn tiếng Việt để diễn đạt. Nó trở thành một thói quen làm cho

sự phát âm của các em khó điều chỉnh. Vả lại, các em chỉ sử dụng tiếng Việt với thầy
cô là chính, còn tiếng Khmer lại sử dụng rộng rãi hơn với gia đình, bạn bè, phum sóc.
Có những lúc, các em hòa trộn giữa hai ngôn ngữ Việt – Khmer trong quá trình giao
tiếp nên độ chính xác về qui tắc sử dụng ngôn ngữ không cao.
1.2. Lỗi chính tả, ngữ pháp khi viết
Trong học kì I của năm học 2011 – 2012 này, tôi đã tiến hành khảo sát các bài
kiểm tra định kỳ của học sinh ở 2 lớp : 12A1, 12A3 của trường THPT Dân Tộc Nội Trú
An Giang. Cụ thể là lớp 12A1 có 32 HS, lớp 12A3 có 29 HS. Mỗi lớp có ba bài kiểm
tra định kì : 02 bài viết làm văn nghị luận xã hội (01 bài làm ở lớp, 01 bài làm ở nhà),
01 bài viết làm văn nghị luận văn học (làm ở lớp), Như vậy, tôi đã khảo sát trên tổng số
là 366 bài làm văn của học sinh. Các nội dung được khảo sát là các lỗi cơ bản về chính
tả, ngữ pháp trong các bài viết. Về chính tả, khảo sát các lỗi về dấu thanh điệu, lỗi chính
tả từ. Còn về ngữ pháp, khảo sát các lỗi về câu sai do có cấu trúc không hoàn chỉnh :
thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu nòng cốt C – V…
Học sinh Khmer nói như thế nào thì các em viết giống như khi nói. Vì thế, các
em mắc các lỗi chính tả rất nhiều trong các bài làm kiểm tra, bài thi của mình. Số học
sinh mắc lỗi này không ít. Điển hình bài viết làm văn số 1 của lớp 12A1 có đến 25/32
học sinh mắc lỗi này, chiếm đến 78,1%. Còn bài viết làm văn số 1 của lớp 12A3 lại có
đến 25/29 học sinh mắc lỗi, chiếm 86,2%. Trong đó, số lỗi trên 20 lỗi cũng là điều đáng
báo động : 12A1 với 15,6%, 12A3 với 35,9% của cả ba bài làm ở mỗi lớp. Có những
bài viết chỉ tính sai về lỗi thanh điệu có thể lên đến hơn 50 lỗi. Ngoại trừ những từ
thông thường thì các em không bị sai phạm. Chúng tôi thấy rằng học sinh mắc tất cả
các bộ phận của chính tả tiếng Việt từ thanh điệu đến phụ âm đầu, đến âm chính và âm
cuối. Trong đó lỗi về thanh điệu là nhiều nhất. Nhưng trong quá trình giảng dạy, cố
gắng sửa chữa của thầy cô và của chính bản thân của các em, ta thấy rằng các em đã có
một phần nào đó gắng sức sửa chữa để giảm bớt việc sai lỗi chính tả trong nói và viết.
Còn đối với lỗi đặt câu, văn bản nói – viết của học sinh dân tộc Khmer mắc phải
tương đối hơi khá nhiều, hơn hẳn học sinh người Kinh. Nhưng so với lỗi chính tả thì nó
lại ít hơn. Lỗi viết câu mà ta thường là các lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ, thiếu vị ngữ, thiếu
kết cấu C – V nòng cốt. Trong đó, lỗi đặt câu thiếu chủ ngữ lại chiếm một tỉ lệ khá cao.

Chẳng hạn như ở bài viết làm văn số 1 và 2, các em đều mắc phải ở những lỗi này
tương đương với nhau. Lớp 12A1, lỗi này chiếm từ 31,2% đến 34,3%; còn lớp 12A3 lại
chiếm từ 31,0% đến 37,9%. Ta thấy chỉ có lỗi về đặt câu thiếu vị ngữ là chiếm tỉ lệ ít
nhất. Chính vì vậy, nó làm cho câu văn viết của các em bị què cụt, không hoàn chỉnh.
Khi mắc các lỗi như thế, các em vẫn không hề nhận ra. Hoặc giáo viên có sửa chữa
nhưng các em vẫn không nhớ. Nó giống như một thói quen, khó lòng khắc phục.
1.3. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng này
8
Như ở phần trên đã phân tích, ta thấy có rất nhiều nguyên nhân ảnh hưởng đến
chất lượng học tiếng Việt của học sinh Khmer. Khi tiếp xúc với giáo viên dạy Ngữ văn
để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến mắc lỗi nhiều của học sinh thì chúng tôi được biết là
học sinh dân tộc Khmer có thói quen nghĩ sao viết thế, văn viết như văn nói. Nên khi
viết, học sinh không ý thức việc đặt câu làm sao cho câu không bị vi phạm qui tắc kết
hợp hay câu bị cấu trúc không hoàn chỉnh. Bản thân hệ thống quy tắc chính tả tiếng
Việt còn chứa nhiều điều bất hợp lý như cùng một âm được diễn đạt bằng nhiều chữ cái
khác nhau (C/K/Q, d/gi) nhiều cặp phụ âm, nhiều vần có cách phát âm gần giống nhau
(x/s, tr/ch, gi/d, au - âu…), khiến cho học sinh dân tộc (ngay cả học sinh người Kinh)
không phân biệt được khi viết. Hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của học sinh
dân tộc có sự khác biệt. Học sinh dân tộc thường sử dụng cách phát âm của tiếng mẹ đẻ
để phát âm và tiếp nhận âm tiếng Việt trong khi thực hành viết bài văn bằng tiếng Việt.
Và hệ thống ngữ âm tiếng Việt và tiếng mẹ đẻ của học sinh dân tộc có sự khác biệt.
Học sinh dân tộc thường sử dụng cách phát âm của tiếng mẹ đẻ để phát âm và tiếp nhận
âm tiếng Việt trong khi thực hành viết bài văn bằng tiếng Việt. Ngoài ra, khả năng tư
duy, am hiểu của học sinh về đời sống người Việt còn nhiều hạn chế. Ý thức học tập
của các em cũng chưa cao. Và kinh tế vùng địa lý còn nhiều khó khăn cũng ảnh hưởng
đến khả năng học tập nói chung và khả năng sử dụng tiếng Việt nói riêng ở các em.
Trước tình hình đó, lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp tiếng Việt của học sinh THPT dân
tộc Khmer mắc phải rất nhiều. Nó xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã nêu ở
trên. Và sửa chữa những lỗi sai sót là một trong những mặt hoạt động thực hành tiếng
Việt. Trong hoạt động sửa chữa cũng thực hiện được cả mục đích củng cố những kiến

thức lý thuyết, cả mục đích luyện tập các kỹ năng và trình độ sử dụng. Cho nên trong
quá trình dạy học Ngữ văn ở nhà trường phổ thông từ trước đến nay cũng đang chú ý
đến sửa chữa các lỗi sai này.
III. NHỮNG BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
1. Đối với giáo viên
1.1. Giáo viên nắm chắc các yêu cầu về qui tắc tiếng Việt
1.1.1. Yêu cầu phát âm và viết đúng hình thức âm thanh và cấu tạo của từ
để đúng chính tả
Hình thức âm thanh và cấu tạo là bình diện dễ nhận biết của từ. Khi nói, ta nghe
thành tiếng. Khi viết, từ được biểu hiện bằng “các con chữ và các dấu thanh điệu trong
sự kết hợp với nhau”. Trong tiếng Việt có rất nhiều từ giống nhau về âm thanh, gần
giống nhau về mặt chữ viết như : môi, mối, mồi, mỗi… nhưng nghĩa của chúng lại khác
nhau. Cho nên, ta chỉ cần có một sự thay đổi nhỏ cũng có thể làm nghĩa của từ thay đổi.
Thậm chí nó còn làm cho từ trở nên vô nghĩa. Ví dụ như “cũ xưa” -> “củ xưa”, “xay
gạo” -> “xảy gạo”. Do đó, ta sử dụng đúng hình thứ âm thanh và cấu tạo từ là cơ sở
giúp người đọc tránh hiểu nhầm hoặc hiểu không chính xác nội dung mà người viết cần
diễn đạt.
Trong tiếng Việt, trường hợp dễ nhầm lẫn hình thức âm thanh của các từ khác
nhau là từ gốc Hán. Ví dụ : “bàng quan” (thờ ơ, không quan tâm), “bàng quang” (bọng
đái trong cơ thể). Đối với học sinh Khmer, yêu cầu này là yêu cầu đầu tiên phải được
chú ý thường xuyên. Có ý thức như thế, học sinh mới khắc phục được những hạn chế
về cách phát âm không ảnh hưởng từ tiếng mẹ đẻ khi học và nói tiếng Việt.
9
1.1.2. Yêu cầu viết đúng ngữ pháp câu tiếng Việt
Câu đặt ra phải theo qui tắc ngữ pháp tiếng Việt. Yêu cầu này chú trọng đến hai
khía cạnh chính : đầy đủ thành phần và sắp xếp đúng trật tự các thành phần trong câu.
Những câu thiếu thành phần thường là những câu sai ngữ pháp.
Ví dụ 1: Bằng hình tượng Từ Hải đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa. ->
Bằng hình tượng Từ Hải, Nguyễn Du đã nói lên phong trào nông dân khởi nghĩa.
Ví dụ 2 : Các câu : Bạn Nam ăn ít. Bạn Nam ít ăn. Bạn Nam ăn nhiều. (có trật tự

sắp xếp đúng ngữ pháp) nhưng câu : Bạn Nam nhiều ăn. (không có trật tự sắp xếp đúng
với qui tắc ngữ pháp tiếng Việt).
Câu đặt ra phải quan hệ ngữ nghĩa với tư duy. Yêu cầu này đòi hỏi người nói
phải nói những câu phản ánh đúng thực tế khách quan; sự sắp xếp các thành phần câu
cũng phải hợp lô – gích.
Ví dụ : Người chiến sĩ bị thương hai lần, một lần ở đùi và một lần ở Quảng Trị.
-> câu sai không lô – gích.
Hai yêu cầu trên chỉ là điều kiện cần nhưng chưa đủ. Cái điều kiện đủ phải là câu
đặt ra phải chứa thông tin. Vì ngôn ngữ là công cụ giao tiếp, mà giao tiếp về bản chất là
quá trình trao đổi thông tin. Quá trình trao đổi thông tin thật sự có hiệu quả khi người
nói (viết) đưa ra được những thông tin mới đối với người nghe (đọc). Vì thế, khi đặt
câu, người nói (viết), ngoài việc phải chú ý đến cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghãi
mà còn phải đặc biệt chú ý đến lượng thông tin mà mình nói (viết) ra.
Ví dụ : Nó đá bóng bằng chân. Nó nhìn tôi bằng mắt. -> là những câu tuy thỏa
mãn về yêu cầu cấu tạo ngữ pháp, quan hệ ngữ nghĩa nhưng lại không đáp ứng được
yêu cầu về thông tin (không thông báo được cái gì mới).
1.2. Khắc phục lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh qua các tiết
dạy môn Ngữ văn
1.2.1. Trong các tiết dạy trên lớp, chúng ta chú trọng phần đọc tác phẩm văn học,
đọc lý thuyết và bài tập trong các tiết Tiếng Việt và Làm văn. Giáo viên dành một
khoảng thời gian đầu giờ từ 10 đến 15 phút để gọi học sinh đọc những phần trọng tâm
của bài học. Có khi ta dành hẳn cả một tiết để các em đọc tác phẩm trong chương trình.
Đầu năm học, giáo viên hỏi thăm ý kiến của các giáo viên dạy năm học trước và
ban cán sự lớp để nắm được tình hình học sinh còn yếu kém về phát âm tiếng Việt. Khi
có danh sách học sinh phát âm còn sai quá nhiều, ta sẽ tập trung tăng cường rèn luyện
ngôn ngữ đọc – nói cho các em này để giảm bớt cái sai sót khi sử dụng tiếng Việt.
Đối với những bài dạy của phân môn Tiếng Việt, Làm văn, giáo viên cho các em
yếu tiếng Việt đọc thay phiên từng lý thuyết, từng bài tập. Đối với các tiết dạy tác phẩm
văn chương, giáo viên chia từng đoạn theo nội dung để đọc. Giáo viên đọc mẫu trước
một đoạn với yêu cầu : rõ ràng, truyền cảm và không quên cố gắng phát âm đúng chuẩn

tiếng Việt. Sau đó, giáo viên gọi các em thay phiên nhau đọc. Chúng ta tập trung gọi
những học sinh đọc thường bị sai chính tả tiếng Việt, nhất là sai thanh điệu. Giáo viên
và các học sinh khác chăm chú lắng nghe. Khi học sinh đọc sai (phát âm sai), giáo viên
cho học sinh đọc lại những từ ngữ bị sai. Nếu học sinh còn đọc sai, giáo viên đọc mẫu
lại hoặc có thể gọi một học sinh khác đọc lại từ ngữ đó cho học sinh đang đứng đọc
nghe và đọc lại. Việc làm này có thể mất thời gian nhưng nó cũng là cách chữa lỗi đọc
sai chính tả về thanh điệu của học sinh dân tộc Khmer. Có khi giáo viên để cho học sinh
đọc lại từ ngữ đó từ 3 đến 5 lần. Học sinh đọc đến khi nào đọc đúng từ ngữ đó thì
ngưng. Và cũng không ngoại trừ trường hợp giáo viên phải đánh vần từ ngữ ấy để học
10
sinh đọc theo cho đúng. Những lúc ấy, giáo viên dạy THPT mà cứ ngỡ rằng mình đang
dạy ở bậc Tiểu học. Tuy vậy, có những em đọc lần đọc sai nhưng cho đọc lại lần thứ
hai từ ngữ đó thì hoàn toàn đúng. Có những em đọc nhanh quá nên đọc lệch cả thanh
điệu. Vì vậy, tôi đã hướng dẫn cho các em đọc chầm chậm, từ từ, không đọc nhanh, đọc
lướt chữ. Chẳng hạn ở lớp 12A1, tuy đa phần các em học khá giỏi (nghiêng hẳn về các
môn Tự nhiên) nhưng vẫn còn có một số em đọc và viết đều sai chính tả, nhất là lỗi
thanh điệu. Đó là Châu Kim Anh, Neàng Lan… đọc và viết sai chính tả nhiều nhất trong
lớp. Có khi đọc một từ đến 5 lần mới đúng. Lớp chỉ có hai em còn hạn chế nên tôi luôn
tập trung giúp đỡ nhiều hơn. Hay ở lớp 12A3, năng lực học tập của các em không bằng
lớp 12A1, nên số học sinh phát âm sai dấu thanh điệu tiếng Việt với số lượng nhiều
hơn. Đó là những em Neàng Kim Lai, Neáng Sóc Phea, Neáng Sa Quôn, Chau Ngâu,
Chau Sa Rơnl… Với số học sinh hạn chế này quá nhiều nên tôi tổ chức cho các em đọc
thay phiên.
Ngoài ra, giáo viên đề nghị với giáo viên chủ nhiệm lớp bố trí chỗ ngồi cho hợp
lý. Đó là vận động những em học khá tiếng Việt ngồi bên cạnh kèm cặp những em còn
yếu tiếng Việt. Khi thầy cô và bạn bè đọc bài, những em học khá tiếng Việt sẽ ngồi bên
cạnh đọc nhỏ cho em yếu tiếng Việt nghe trước và có thể sửa chữa ngay tại chỗ khi bạn
đọc sai. Chính các em này sẽ tiếp giúp cho giáo viên những công việc như hướng dẫn
cách đọc đúng cho bạn, đánh vần từng từ, giải thích nghĩa của từ để bạn hiểu hơn. Và
những em học khá tốt tiếng Việt cũng dò chính tả của các bạn trong tập học của mình.

1.2.2. Trong tiết dạy, giáo viên cũng thường đặt những câu hỏi từ dễ đến khó để
các em phát biểu. Những câu hỏi dễ dành cho các em có năng lực trung bình trở xuống,
nhất là những em yếu tiếng Việt. Giáo viên lắng nghe để nhận biết câu trả lời đúng –
sai, nhưng cũng lắng nghe các em phát âm đúng – sai để chữa lỗi ngay tức khắc. Đến
khi thấy các trả lời khá suôn sẻ thì giáo viên nâng cao câu hỏi có vấn đề lên để các em
bộc bạch suy nghĩ. Thường thì những lúc này, các em cũng hay nói bị sai lệch dấu
thanh điệu. Những lúc ấy, tôi thường hay nhắc lại từ các em nói vừa bị sai để chữa lại
cho đúng. Cách chữa cũng nhẹ nhàng, tế nhị, không chê bai, nói những lời “quá đáng”.
Có lẽ vì thế, các em mạnh dạn giơ tay đứng lên tự đọc bài, tự phát biểu.
1.2.3. Đối với học sinh dân tộc Khmer, các em có một thói quen trong giao tiếp
nhà trường cần sửa đổi để khắc phục lỗi chính tả (về mặt thanh điệu). Đó là khi trao đổi
với bạn bè, các em lại sử dụng tiếng mẹ đẻ là chính. Khi vào lớp học với thầy cô, các
em mới chịu sử dụng tiếng Việt trong quá trình học tập. Từ đó, nó ảnh hưởng rất lớn
đến việc sử dụng tiếng Việt. Cho nên giáo viên kết hợp với nhà trường giáo dục các em
nói tiếng Việt trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm nhưng không phải bỏ hẳn cả tiếng
mẹ đẻ của mình. Có như thế, các em sẽ thuần thục trong việc sử dụng tiếng Việt, nhất là
phát âm sẽ ít bị sai lệch về dấu thanh điệu…
Trong quá trình dạy học cho học sinh Khmer, tôi thường hay căn dặn các em :
nói phải cố găng nói đúng thanh điệu vì chỉ cần bỏ sai một dấu thanh điệu thì sai cả một
lớp nghĩa của từ, sai cả ý nghĩa của câu. Nó dẫn đến sự hiểu nhầm cho người khác. Nó
làm cho lời nói, câu nói của chúng ta bị “nhiễu”… Có rất nhiều câu chuyện về việc học
sinh của trường phát âm sai dấu làm lệch nghĩa của từ, của câu. Đó là điều tất yếu
nhưng thầy trò đang cố gắng khắc phục dần dần. Có lẽ nhờ thế, các em cũng không
“ngại” và không “ngán” bộ môn Ngữ văn.
1.3. Khắc phục lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt cho học sinh qua tiết trả bài
viết làm văn
11
1.3.1. Cũng giống như tiết trả bài kiểm tra của các bộ môn khác, nhưng tiết trả
bài viết làm văn của bộ môn Ngữ văn lại đầy gian khó và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người
đứng lớp. Sau các tiết làm bài viết làm văn (kiểm tra định kỳ), phân phối chương trình

có một tiết trả bài viết làm văn.
Ở tiết dạy này, giáo viên tiến hành các bước lên lớp theo đặc thù của bộ môn
Làm văn :
- Tìm hiểu đề và lập dàn ý cho đề bài
- Nhận xét những ưu điểm và hạn chế
- Chữa các lỗi : chính tả, dùng từ, đặt câu, diễn đạt…
- Đọc những bài văn, đoạn văn viết khá tốt
- Tổng kết bài viết làm văn của học sinh.
Như vậy, trong các bước lên lớp các tiết này, ta thấy bước “chữa lỗi : chính tả,
dùng từ, đặt câu, diễn đạt” cũng không kém phần quan trọng đối với học sinh dân tộc.
Muốn thực hiện cho tốt ở bước này, nó đòi hỏi giáo viên chấm bài kiểm tra của
học sinh phải làm một số công việc thật tỉ mỉ, kỹ lưỡng, mất nhiều thời gian :
- Đọc thật kỹ bài làm của học sinh. Thậm chí có khi chỉ có một đoạn phải đọc đi
đọc lại nhiều lần. Bởi vì viết câu, diễn dật câu, học sinh sinh không có ý thức viết thành
câu hoặc đoạn văn hoàn chỉnh. Có nhiều em viết đoạn văn nhiều dòng, nhiều ý nhưng
không sử dụng dấu phẩy, dấu chấm câu.
- Giáo viên sử dụng bút mực đỏ gạch dưới những từ viết sai chính tả, kể cả câu
sai ngữ pháp. Bên cạnh đó, giáo viên phải ghi ký hiệu (được qui định từ đầu năm học
như ký hiệu cho lỗi chính tả là “ct”, thiếu chủ ngữ là “cn”, thiếu vị ngữ là “vn”, thiếu
nòng cốt câu “c-n”…) hoặc ghi cụ thể lỗi sai cho học sinh nhận biết…
Tốn nhiều thời gian, tư duy, nhưng nhìn vào bài làm của mình, học sinh sẽ hiểu
mình đã bị mắc những lỗi nào cần phải sửa và khắc phục. Có bài kiểm tra, mực đỏ của
giáo viên nhiều hơn mực xanh của học sinh viết. Nhưng các em không buồn vì các em
đã thấy được cái “tâm” của thầy muốn giúp các em khắc phục lỗi. Đối với những bài
mắc quá nhiều lỗi chính tả, giáo viên không những gạch dưới những từ đó mà còn chữa
lại chong đúng dấu thanh điệu hoặc cả nguyên một từ cho các em. Vì thời gian trên lớp
sửa cho những bài làm quá sai chính tả, ngữ pháp này lại không có. Chỉ có cách ấy để
các em tự về nhà đọc lại hoặc yêu cầu viết lại cho đúng.
1.3.2. Đến tiết trả bài viết làm văn, bước “chữa lỗi”, giáo viện có thể thực hiện
một số cách như sau :

Cách 1: Gọi những em có bài làm mắc nhiều lỗi lên bảng, đọc cho các em viết
lại; sau đó, nhận xét có so sánh với bài kiểm tra, hướng dẫn cho các em chữa lại.
Cách 2 : Liệt kê ra các lỗi của các em, vào lớp, ghi lên bảng, gọi các em lên bảng
đọc, phát hiện và sửa chữa lại cho đúng; cũng có khi, bảng liệt kê được photo phát cho
từng em, các em tự sửa vào bảng photo và lưu lại trong sơ mi đựng bài kiểm tra của
mình.
Riêng những trường hợp bài viết phạm quá nhiều lỗi, giáo viên đề nghị các em
viết lại một số từ ngữ, câu bị sai. Hoặc là những em có bài viết mắc nhiều lỗi ấy về nhà
viết lại một lần nữa. Khi đó, giáo viên nhận bài kiểm tra nhờ ban cán sự lớp hoặc các
bạn ngồi bên cạnh kiểm tra và hướng dẫn lại cho bạn mình.
Bản thân tôi đã tiến hành cụ thể như sau :
12
- Về lỗi chính tả, thông thường, tôi viết những từ ngữ mà các em đã viết sai trong
bài làm lên trên bảng. Sau đó, tôi gọi từng em lên bảng viết lại cho đúng, vừa viết vừa
đọc cho đúng từ ngữ.
Ví dụ :
Thanh điệu Từ
Từ sai Từ sửa Từ sai Từ sửa
Sẳn sàng
Nổi buồn
Tâm gương
Kho khăn
Lời ích
Hành phúc
Giản khổ
Nhánh chóng
Cộng đông
Chia se
Sẵn sàng
Nỗi buồn

Tấm gương
Khó khăn
Lợi ích
Hạnh phúc
Gian khổ
Nhanh chóng
Cộng đồng
Chia sẻ
Sương máu
Vui xướng
Ghị lực
Sản khoái
Uổn phí
Nhứt nhối
Quí báo
Đùm bộc
Tiếng tâm
Phát truyển
Xương máu
Vui sướng
Nghị lực
Sảng khoái
Uổng phí
Nhức nhối
Quí báu
Đùm bọc
Tiếng tăm
Phát triển
- Về chữa lỗi ngữ pháp câu, ta chú ý một số nguyên tắc : phát hiện, nhận biết,
chữa lỗi (thêm vào hoặc bỏ bớt). Kết quả sửa chữa câu sai được xem là tối ưu khi câu

đã sửa chữa đảm bảo ba yêu cầu: thứ nhất, nội dung vừa chính xác, vừa trung thực với
ý đồ biểu đạt của người viết; chỉ điều chỉnh, thay đổi, thêm bớt trong trường hợp nội
dung biểu đạt của câu quá vụng về hay lệch lạc, mâu thuẫn; thứ hai, cấu trúc câu sửa
phải phù hợp với chuẩn mực ngữ pháp; thứ ba, câu đã sửa chữa phải liên kết chặt chẽ
với các câu xung quanh ở cả hai bình diện: nội dung và hình thức. Sau đó, tôi kẽ khung
lên làm 4 ô. Tôi điền câu sai vào ô đầu tiên. Những ô còn lại, tôi gọi học sinh viết sai
câu đó lên nhận ra và sửa lại câu cho đúng. Nếu trường hợp học sinh lúng túng, không
làm được thì tôi nhờ những học sinh khá giỏi lên bảng sửa lại cho bạn. Hoặc bản thân
tôi hướng dẫn một cách trực tiếp cho các em sửa lại cho đúng theo yêu cầu…
Ví dụ :
Câu sai Lỗi
ngữ
pháp
Hướng
sửa
sai
Câu đã sửa
- Luôn cảm thông cho
mọi người khi học có lỗi
lầm.
- Qua đó ca ngợi tình vợ
chồng, nghĩa anh em.
- Với thực trạng học sinh
nghỉ này, Sở, Phòng giáo
dục.
- Thành ngữ “một nắng
hai sương”.
- Để hạn chế tình trạng
- Thiếu
CN.

- Thiếu
CN.
- Thiếu
VN.
- Thiếu
VN.
- Thiếu
- Thêm
CN.
- Thêm
CN.
- Thêm
VN.
- Thêm
VN.
- Thêm
- Chúng ta luôn cảm thông cho
mọi người khi học có lỗi lầm.
- Qua đó, tác giả ca ngợi tình
vợ chồng, nghĩa anh em.
- Với thực trạng học sinh nghỉ
này, Sở, Phòng giáo dục cần
cso những biện pháp thiết thực
hơn.
- Thành ngữ “một nắng hai
sương” đã nói lên sự vất vả
của người dân lao động khi
làm ra hạt gạo.
- Để hạn chế tình trạng nghỉ
13

nghỉ học giữa chừng.
- Trong bài thơ “Việt
Bắc” của Tố Hữu.
C – V
- Thiếu
C – V
C – V
- Thêm
C – V
học giữa chừng này, chúng ta
cần chung tay góp sức của xã
hội, nhà trường và gia đình.
- Trong bài thơ “Việt Bắc” của
Tổ Hữu, tính dân tộc được thể
hiện đậm đà, rõ nét nhất.
1.4. Trang bị thêm cho học sinh
Giáo viên sưu tầm một số trang viết về “Viết đúng chính tả” trên các số báo
“Thiếu nhi dân tộc” ở trang mục “Giúp bạn học giỏi”. Tôi cắt những trang viết ấy gửi
cho cán sự lớp đọc trước lớp và được dán trên bảng “Thông tin” của lớp. Những khi
đọc – viết thấy những từ ngữ còn lúng túng, không xác định dấu thanh điệu thì có thể
xem lại là bài viết được dán trên bảng.
“Từ điển tiếng Việt”, do sách đắc tiền nhưng quan trọng. Cho nên giáo viên có
thể yêu cầu lớp mua cho tập thể một quyển sách. Quyển này, ban cán sự lớp giữ và có
nhiệm vụ hướng dẫn các bạn tra từ điển. Hoặc giáo viên hướng dẫn các em liên hệ với
thư viện của trường để tìm hiểu và viết cho đúng theo từ điển.
Riêng đối với học sinh dân tộc Khmer, có đôi lúc, tôi thực hiện theo phương
pháp dạy học song ngữ Việt – Khmer. Những từ, câu nào khó đã giải thích và sửa chữa
rồi nhưng có cảm giác các em chưa hiểu rõ và kỹ. Thế là tôi nhờ các em vừa giỏi tiếng
Việt, vừa giỏi tiếng Khmer dịch lại từ tiếng Việt sang tiếng Khmer cho cả lớp cùng
hiểu, cùng nắm…. Những lúc ấy, các em thích thú và lớp học sôi nổi hẳn lên.

2. Đối với học sinh
2.1. Tinh thần tự ý thức trau dồi tiếng Việt trên lớp và ở nhà
Học sinh phải chú trọng đến một số công việc mang tính tinh thần tự ý thức, tự
giác. Đó là tự trau dồi ngôn ngữ, đặt câu đúng chuẩn, đạt giá trị nghệ thuật. Học sinh tự
giác tự rèn luyện phát âm đúng tiếng Việt. Các em mạnh dạn, tự giác đọc bài và tự giác
sửa chữa khi giáo viên góp ý và hướng dẫn. Bởi vì tiếng Việt phát âm thế nào thì viết
như thế ấy. Tuy nhiên, khi phát âm có thể theo phương ngữ (vì theo thói quen, phong
tục, tập quán) nhưng khi viết vẫn đúng chính tả. Trong những trường hợp này, học sinh
luôn hiểu nghĩa của từ và nắm được các dấu thanh (hỏi, ngã). Ở đây, đòi hỏi học sinh
phải nắm chắc nghĩa của từ ngữ qua quá trình học tập, khảo cứu, đọc sách báo nhiều.
Khâu chuẩn bị bài học ở nhà cũng giúp ích các em trong việc rèn luyện đúng
chính tả, đúng ngữ pháp. Khi soạn bài, các em đọc trước bài, rồi sau đó ghi vào tập
soạn. Lúc ấy, các em đọc đi đọc lại nhiều lần. Nếu trường hợp các em ở khu tập nội trú
của trường thì càng dễ dàng hơn. Bởi vì các em có giờ tự học ban đêm cùng với một số
bạn trong lớp, có sự kiểm tra của thầy cô. Những lúc đó các em đọc để các bạn hoặc
thầy cô tham gia trực đêm nghe và góp ý, nhằm khắc phục các lỗi trên.
Ở trên lớp, các em cố gắng trao đổi với nhau đều bằng tiếng Việt. Các em mạnh
đọc và phát biểu trong các tiết học, không chỉ ở môn Ngữ văn mà kể cả các môn khác.
Nếu đọc sai thì đọc lại cho đúng. Nếu đọc không được nữa thì về nhà tập đọc lại. Nếu
viết sai được góp ý sửa chữa thì về nhà viết lại cho đúng. Các em phải có một quyển tập
nháp ghi lại những từ, câu bị sai và được chữa lại cho đúng. Sau này, nếu làm bài văn
hoặc soạn bài gặp sự lúng túng thì sẽ xem lại và viết sẽ đúng theo qui tắc tiếng Việt.
2.2. Các yếu tố khác hỗ trợ cho học sinh viết đúng chính tả, ngữ pháp tiếng
Việt
14
2.2.1. Giáo viên hướng dẫn cho học sinh nắm được một số “Mẹo luật chính tả”.
Phần này giáo viên cung cấp cho học sinh hoặc học sinh tự sưu tầm. Giáo viên tìm trên
Internet, báo chí rồi pho to cho mỗi học sinh một bảng. Hướng dẫn cho các em sử dụng
nó bằng những ví dụ minh họa. Và học sinh có thể mang theo bảng “Mẹo luật chính tả”
trong cặp của mình. Những khi cần thiết thì đem ra sử dụng.

Sau đây là một số “Mẹo luật chính tả” :
* Các từ mang dấu ngã thường gặp
Theo Phan Ngọc, trong 2.000 từ tiếng Việt thường dùng nhất, có 62 từ mang dấu
ngã đây: BÃO (bùng), BÃI (biển), BÃI (bỏ), BỮA (ăn), CÃI (cọ), CHỖ (ở), CỖ (bàn),
CỠ (nhỏ), CŨ (càng), CŨNG (vậy), DÃ (man), DŨNG (cảm), DỮ (tợn), ĐÃ (rồi),
ĐẪM (ướt), ĐĨA (bát), ĐŨA(tre), GIỮ (gìn), GỖ (tạp), HÃY (làm), HỄ (còn), HỖN
(hợp), HỮU (ích), (bạn) HỮU, KĨ (thuật), KĨ (càng), LÃNH (thổ), LÃO (nông), (lí)
LẼ, (lời) LỖ, LŨ (lượt), LŨ (lụt), LUỸ (thành), (cái) LƯỠI, MÃI (mãi), MÃNH (liệt),
MẪU (giáo), MĨ (thuật), MỖI (người), MỠ (màng), MŨ (áo), (mặt) MŨI, NGÃ (ngửa),
NGHĨ (ngợi), NGÕ (ngách), NGŨ (cốc), NHÃ (nhặn), NHỮNG (người), NỖI (niềm),
(học) NỮA, RÕ (ràng), SẼ (đến), SĨ (quan), TRĨU (nặng), VẪN (còn), VẼ (vời), VĨ
(đại), VÕNG (lọng), (tan) VỠ, VŨ (lực), VŨNG (nước), XÃ (hội).
* Luật trầm bổng
Đối với từ láy điệp âm đầu (như “nho nhỏ”, “sẵn sàng”, ), tiếng Việt có khoảng
700 từ tuân theo quy tắc: cả hai tiếng của từ láy đều cùng hệ âm thanh TRẦM (các
thanh ngang, sắc, hỏi) hoặc BỔNG (các thanh huyền, nặng, ngã).
Âm bổng:
- Ngang + hỏi: nho nhỏ, lẻ loi, vui vẻ, trong trẻo,
- Sắc + hỏi: nhắc nhở, trắng trẻo, sắc sảo, vắng vẻ,
- Hỏi + hỏi: lỏng lẻo, thỏ thẻ, hổn hển, rủ rỉ,
Âm trầm:
- Huyền + ngã: sẵn sàng, lững lờ, vồn vã, vẽ vời,
- Nặng + ngã: nhẹ nhõm, đẹp đẽ, mạnh mẽ, lạnh lẽo,
- Ngã + ngã: lỗ lã, dễ dãi, nghễnh ngãng, nhõng nhẽo,
Ngoại lệ (15 từ): ngoan ngoãn, khe khẽ (se sẽ), ve vãn, nông nổi, phỉnh phờ, bền
bỉ, niềm nở, hồ hởi, hẳn hòi, hoài huỷ, nài nỉ, xài xể, mình mẩy, lẳng lặng, vẻn vẹn.
Với các biến âm (từ cùng nghĩa, đọc trại đi một chút, đặc biệt phổ biến trong tiếng địa
phương hay cách gọi kiêng tên húy thời Nguyễn), một tiếng có thanh ở hệ BỔNG thì
biến âm cũng thuộc hệ BỔNG (tổng cộng 180 tiếng), thanh ở hệ TRẦM thì biến âm
cũng thuộc hệ TRẦM (tổng cộng 80 tiếng).

- Hệ BỔNG : lén – lẻn, há – hả, ngửi – hửi, (chậu) cảnh – kiểng, (phí) tổn – tốn,
kế (mẫu) – mẹ (ghẻ), gửi – gởi, bảo (bối) – bửu, mảnh – miểng, ngẩng – ngửng, (khinh)
rẻ – (khi) dể, tổ – ổ, sở (ruộng) – thửa, (trí thức) rởm – (hàng) dỏm, quăng – quẳng,
- Hệ TRẦM : cũng – cùng, đà – đã, xoà – (tóc) xoã, (ướt) đầm – đẫm, dầu – dẫu,
đầy – đẫy – nhẫy, lợi – lãi – lời, mồm – mõm, thòng – thõng, quầy – quỹ, tự – chữ, lãnh
(đạm) – lạnh, (thi) đậu – đỗ, tạ (ơn) – giã, đĩa – dĩa,
- Ngoại lệ : sửa – chữa, miếu – miễu, tỏ – rõ, rải – vãi, gõ – khỏ, khoảng –
quãng.
* Nguyên âm đầu
Có 80 từ khởi đầu bằng nguyên âm đều mang dấu hỏi : ảo ảnh, ủy ban, uyển
chuyển, ửng hồng, ẩn số, ảo não, ủ rũ…
15
Ngoại lệ:
- Các từ: ẵm con, ễ mình, ễnh bụng, ễnh ương, ưỡn ngực.
- 5 từ láy theo luật trầm – bổng: ầm ĩ, õng ẹo, ẽo ẹt, ẽo ợt, ỡm ờ.
* Phụ âm đầu
Có 180 tiếng Hán Việt khởi đầu bằng các phụ âm M, N, Nh, L, V, D, Ng
(“Mình Nên Nhớ Là Viết Dấu Ngã”) chỉ mang dấu ngã, không mang dấu hỏi:
- M: mã lực, mãnh thú, mẫu giáo, miễn dịch,
- N: nỗ lực, phụ nữ, noãn sào, trí não,
- Nh: thanh nhã, thạch nhũ, nhũng nhiễu, nhiễm độc,
- L: lữ thứ, lãnh tụ, thành luỹ, kết liễu,
- V: vĩnh viễn, vũ lực, vĩ tuyến, vãng lai,
- D: hướng dẫn, dĩ vãng, dũng cảm, diễm lệ,
- Ng: ngôn ngữ, hàng ngũ, ý nghĩa, ngưỡng mộ,
Ngoại lệ : cây ngải
2.2.2. Mỗi học sinh tự thực hiện quyển “Sổ tay Văn học”. Giáo viên có thể làm
mẫu cho học sinh tham khảo. Với sổ tay này, các em ghi lại những gì đã được đọc qua
báo chí, sách tham khảo. Các em bổ sung thêm những từ ngữ mà mình hay mắc lỗi,
những từ khó mà mình chưa hề nghe. Lúc rãnh rỗi, các em có thể đọc và nhớ lại, để từ

đó chú đến những lỗi chính tả, ngữ pháp. Ví dụ như đọc từ “vĩnh viễn” thì nhớ rằng cả
hai thành tố đều có dấu ngã. Hay đọc một câu văn có sử dụng từ “Qua đó” thì luôn chú
ý phía sau vế nó phải có dấu phẩy và có chủ ngữ.
Ngoài ra, các em có thể viết “Nhật ký”. Đây cũng là hình thức tự thực hành về
Tiếng Việt và Làm văn. Nó giúp cho học sinh rèn luyện chính tả, dùng từ, đặt câu và
thông thạo về tiếng Việt hơn.
2.2.3. Hàng ngày, vào lớp, các em phải có thói quen đọc các bài sưu tầm được dán
trên bảng “Thông tin” của lớp nhằm vận dụng linh hoạt vào thực tế để viết đúng chính tả.
Chẳng những thế, các em còn được cung cấp nhiều kiến thức về khoa học, văn hóa, nghề
nghiệp. Và nhất là động viên các em rèn luyện thói quen đọc sách trên thư viện. Cần xác
định sách là người bạn đường của mỗi chúng ta. Sách là nguồn tri thức vô tận của nhân
loại lưu truyền lại tới bây giờ và mi mi về sau. Trong quá trình đọc, tìm hiểu, cảm thụ tác
phẩm văn học, vốn từ ngữ sẽ không ngừng được tích lũy, nâng cao. Từ đó, khi cần viết,
biểu đạt một vấn đề thì chúng ta luôn có vốn từ ngữ để sử dụng. Bên cạnh đó, thói quen
sử dụng các loại sách công cụ cũng không thể thiếu như “Từ điển tiếng Việt”, “Từ điển
tiếng Việt cho học sinh dân tộc”… Khi gặp từ khó, chưa xác định được rõ ràng thì nên tra
từ điển để nắm thêm dấu thanh điệu và nghĩa của từ để hạn chế việc viết sai chính tả.
Phương pháp dạy học sửa lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt cũng tùy theo
phương pháp đứng lớp của mỗi người giáo viên và tùy vào từng đối tượng học sinh.
Sáng kiến kinh nghiệm này trình bày một số biện pháp để chữa lỗi chính tả, ngữ pháp
cho học sinh THPT dân tộc Khmer vừa mang tính đặc thù của bộ môn, vừa mang tính
đặc trưng đối tượng học sinh. Đối với học sinh Khmer của trường, chúng tôi chỉ áp
dụng “mưa dần thấm lâu”. Bởi vì nó không phải là việc làm “một sớm một chiều” là
hoàn thành. Nó còn chịu sự ảnh hưởng của phong tục tập quán người dân tộc thiểu số.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SKKN
1. Bảng khảo sát thống kê hiệu quả
16
Hiệu quả này có thể thấy việc mắc lỗi chính tả, ngữ pháp của học sinh THPT
Khmer (12A1, 12A3) trong quá trình học tiếng Việt ở trường THPT Dân Tộc Nội Trú
An Giang qua các bảng khảo sát thực tế như sau:

1.1. Bảng thống kê số học sinh mắc lỗi ở ba bài viết làm văn
Bài làm văn 12A1 12A3
Viết bài làm văn số 1 28/32 26/29
Viết bài làm văn số 2 24/32 25/29
Viết bài làm văn số 3 20/32 22/29
1.2. Bảng thống kê số học sinh mắc lỗi chính tả ở ba bài làm văn
Lỗi
chính
tả
Bài
làm
văn
12A1 12A3
1->5
lỗi
6
->10
11
->15
16
->20
1->5
lỗi
6
->10
11
->15
16
->20
Thanh

điệu
Số 1 16 01 01 02 14 04 04 03
Số 2 14 02 00 01 12 01 00 06
Số 3 13 00 00 02 10 03 01 02
Từ Số 1 20 00 01 00 16 03 00 00
Số 2 15 01 00 00 17 00 00 00
Số 3 09 03 00 00 13 00 01 00
1.3. Bảng thống kê số học sinh mắc lỗi ngữ pháp ở ba bài làm văn
Lỗi ngữ pháp Bài làm văn 12A1 12A3
Thiếu chủ ngữ Số 1 11 11
Số 2 10 09
Số 3 01 03
Thiếu vị ngữ Số 1 01 02
Số 2 00 00
Số 3 00 00
Thiếu nòng cốt câu C – V Số 1 02 03
Số 2 05 01
Số 3 00 00
2. Nhận xét
Nhìn vào bảng khảo sát, ta thấy hiệu quả đạt được ở mấy vấn đề sau :
Ưu điểm :
- Số học sinh mắc lỗi tiếng Việt đã giảm dần qua từng bài kiểm tra. Lớp 12A1,
bài viết làm văn số 1 có đến 28 học sinh mắc lỗi (chính tả, ngữ pháp), chiếm đến
87,5%. Đây là một con số không nhỏ. Vả lại đa phần học sinh trong lớp này đều ở mức
độ học tập khá giỏi. Nên con số ấy cho ta thấy nó không ổn. Nhưng sau khi sửa chữa ở
một số bài làm văn số 1, 2, đến bài viết làm văn số 2, các em có sự thay đổi hẳn. Số học
sinh mắc lỗi chỉ còn lại 20 học sinh, chiếm tỉ lệ 62,5%, giảm khoảng 25,0%. Tỉ lệ giảm
tương đối. Đó là điều đáng mừng. Còn lớp 12A3, số học sinh mắc lỗi là 26/29 học sinh
ở bài viết làm văn số 1, chiếm tỉ lệ 89,7%. Tỉ lệ này cao hơn lớp 12A1. Đến viết bài làm
văn số 3, nó đã giảm xuống còn 22/29 học sinh, tỉ lệ 75,9%. So với lớp 12A1, tuy nó

không giảm thật nhiều nhưng đối với tình hình của lớp thì khả quan.
17
- Ở hai bảng thống kê lỗi chính tả (thanh điệu – từ), ngữ pháp (thiếu CN, thiếu
VN, thiếu nòng cốt câu C – N), số học sinh mắc lỗi chính tả về từ, sai ngữ pháp thiếu
VN và nòng cốt câu rất ít so với lỗi chính tả về thanh điệu và lỗi câu thiếu CN. Chẳng
những ít mà còn có sự giảm dần theo từng bài viết. Chẳng hạn lỗi chính tả về từ ở lớp
12A1 từ 21 bài giảm xuống còn 12 bài; lớp 12A3 từ 19 bài giảm xuống còn 14 bài…
Hạn chế :
- Trong các lỗi tiếng Việt học sinh mắc phải, qua khảo sát, ta thấy học sinh mắc
lỗi chính tả thanh điệu và câu thiếu chủ ngữ là nhiều nhất. Có bài viết số học sinh mắc
lỗi chính tả về thanh điệu lên đến 20 – 21 bài, viết câu sai ngữ pháp thiếu CN có khoảng
11 bài.
- Đặc biệt vẫn còn trường hợp học sinh viết bài làm văn sai chính tả từ 40 từ đến
hơn 50 từ, kể cả những em có học lực khá.
Nhìn chung, những lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt là những lỗi học sinh
Khmer thường mắc phải trong quá trình tiếp thu tiếng Việt trong nhà trường phổ thông.
Nhưng qua những biện pháp mà tôi đã thực hiện đã có một phần nào tác động đến tinh
thần tự học tập, tự rèn luyện, tự sửa chữa của học sinh. Các em đã một phần nào đó tiến
bộ hơn trước đây. Và các em đã có ý thức nói đúng, viết đúng tiếng Việt để phục vụ cho
bản thân và cho xã hội.
PHẦN KẾT LUẬN
I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM
Từ các biện pháp đã trình bày, tôi thấy rằng:
1. Về phía giáo viên :
- Chúng ta phải theo dõi, tìm hiểu nguyên nhân học sinh viết sai lỗi chính tả, ngữ
pháp tiếng Việt.
- Giáo viên không nên xem nhẹ việc rèn luyện phát âm đúng chính tả và viết câu
đúng ngữ pháp cho học sinh. Nhất là giáo viên dạy bộ môn Ngữ văn cần phải tìm tòi
những phương pháp dạy học thích ứng với từng đối tượng học sinh. Ta phải chịu
thương chịu khó, “chậm mà chắc” đối với học sinh Khmer. Ngoài ra, các giáo viên của

những bộ môn tự nhiên, xã hội (ngoại trừ môn Ngữ văn) cũng đồng bộ cùng với giáo
viên bộ môn Ngữ văn uốn nắn, sửa sai cho học sinh Khmer khi học tiếng Việt ở bộ môn
của mình đảm nhiệm.
- Chúng ta luôn luôn động viên, khuyến khích kịp thời mọi sự tiến bộ của học
sinh.
2. Về phía học sinh :
- Khi đã nắm được các quy tắc chính tả, ngữ pháp tiếng Việt, học sinh nắm được
cách đọc – viết đúng các từ ngữ, các ngữ pháp câu mà không cần phải ghi nhớ máy móc
từng trường hợp riêng biệt.
- Học sinh nên coi trọng tất cả các phân môn, không xem nhẹ môn nào bởi vì các
môn đều có liên quan bổ sung cho nhau. Nhất là môn Ngữ văn lại là môn cơ bản để
nắm bắt tất cả các bộ môn khác. Điều này lại có một ý nghĩa quan trọng đối với học
sinh Khmer khi học tiếng Việt. Vì nắm chắc tiếng Việt thì các em sẽ dễ dàng khám phá
các bộ môn khác.
II. Ý NGHĨA CỦA SKKN
18
- Khắc phục các lỗi chính tả, ngữ pháp tiếng Việt là phương tiện để giáo viên
giúp học sinh Khmer sử dụng tiếng Việt thành thạo và đúng chuẩn mực.
- Đối với giáo viên dạy học ở các vùng có học sinh dân tộc Khmer, nó giúp ta có
một phương pháp dạy học tiếng Việt mang tính hệ thống và biết cách đối chiếu so sánh
khi gặp hiện tượng giao thoa ngôn ngữ trong học sinh dân tộc. Giáo viên có thể vận
dụng nó trong bất kỳ phân môn nào của chương trình Ngữ văn : Văn học, Tiếng Việt,
Làm văn. Nhưng khi sử dụng nó, người dạy – người học phải khéo léo tránh sự lạm
dụng tiếng dân tộc, biến nó thành tiết học Khmer ngữ. Từ đó, giáo viên có thể vượt qua
những cản trở trong quá trình dạy học tiếng Việt cho học sinh dân tộc Khmer nói riêng,
học sinh dân tộc thiểu số nói chung.
- Chúng ta vận dụng nó một cách đúng đắn sẽ giúp cho đối tượng học sinh dân
tộc Khmer tin tưởng và giảm bớt “rào cản ngôn ngữ” ở bản thân khi sử dụng tiếng Việt
trong quá trình học tiếng Việt ở nhà trường phổ thông. Các em sẽ càng yêu tiếng Việt
và tiếng mẹ đẻ của mình hơn, nhất là “giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt”.

III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG, TRIỂN KHAI
- Sáng kiến kinh nghiệm này có thể áp dụng rộng rãi cho học sinh ở cấp trung
học cơ sở đến trung học phổ thông, nhất là những vùng có học sinh dân tộc thiểu số
đang học. Trong những năm qua, khi tham gia chấm thi Tốt nghiệp THPT, Đại học, kể
cả Tuyển sinh lớp 10, tôi thấy rằng không chỉ có học sinh người Khmer mới mắc những
lỗi này mà cả học sinh người Kinh vẫn không tránh khỏi. Cho nên sáng kiến kinh
nghiệm này giúp cho tất cả các học sinh phổ thông rất nhiều nhằm hạn chế bớt lỗi chính
tả, ngữ pháp trong bài viết làm văn của mình.
- Sáng kiến này không tốn kém về vật chất, chỉ cần cái “tâm” của người thầy
chịu khó sưu tầm các bài viết, các đoạn văn trên báo chí, sách tham khảo, Internet… để
uốn nắn, rèn luyện cho học sinh sử dụng tiếng Việt đúng qui tắc về chính tả, ngữ pháp.
- Sáng kiến này có thể phát huy vai trò của nó về sự phong phú, thay đổi tư duy
phương pháp dạy học của người giáo viên; phát huy việc sử dụng từ ngữ chính xác và
hay, viết câu đúng chuẩn ngữ pháp và trau chuốt của người học.
IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT
Sách giáo khoa Ngữ văn THPT có thể có thêm các bài học khắc phục lỗi chính
tả, từ ngữ, ngữ pháp; đưa ra những phương pháp khắc phục phù hợp với trình độ song
ngữ của học sinh nói chung, học sinh dân tộc thiểu số nói riêng. Vì việc khắc phục các
lỗi này không chỉ có ở một cấp học mà dường như nó đi theo chiều của quá trình học
tập của học sinh. Đây cũng là cách để chúng ta giữ gìn sự trong sáng tiếng Việt của cha
ông để lại.
Giáo viên hướng dẫn học sinh dân tộc có thói quen sử dụng “Từ điển tiếng
Việt”. Bởi vì “Từ điển tiếng Việt” không chỉ giúp cho học sinh tăng cường vốn tiếng
Việt phổ thông mà còn giúp các em tránh được lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu. Nó góp
phần thiết thực nâng cao hiệu quả học tập cho các em.
Các trường THPT có học sinh người dân tộc thiểu số theo học nên thành lập
nhóm nghiên cứu, hệ thống sự tương đồng giữa tiếng dân tộc và tiếng Việt để nhằm
giúp học sinh nắm và hiểu chắc về từ ngữ, ngữ pháp khi học tiếng Việt.
19
TƯ LIỆU THAM KHẢO

1. Cao Xuân Hạo, Lý Tùng Hiếu, Nguyễn Kiên Trương, Võ Xuân Trang, Trần
Thị Tuyết Mai (2002), Lỗi ngữ pháp và cách khắc phục, NXB Khoa học xã hội, Tp.
HCM.
2. Diệp Quang Ban, Đỗ Hữu Châu, Sách giáo khoa “Tiếng Việt lớp 10”, hợp nhất
chỉnh lý năm 2000, NXB Giáo dục.
3. Đặng Ngọc Lệ, Trần Minh Tâm, Phạm Minh Thuý (1989), Phương pháp dạy
Tiếng (Tài liệu tham khảo), Đại học sư phạm tp. HCM.
4. Đinh Cao và Lê A (1991), Sách giáo khoa “Làm Văn lớp 10”, NXB Giáo dục.
5. Hồ Lê, Trần Thị Ngọc Lang, Tô Đình Nghĩa (2002), Lỗi từ vựng và cách khắc
phục, NXB Khoa học xã hội, Tp.HCM
6. Lê A, Nguyễn Quang Ninh, Bùi Minh Toán (2005), Phương Pháp dạy học
Tiếng Việt, NXB Giáo dục, 2005.
7. Lê Văn Bài, Hoàng Xuân Tâm, Bùi Tất Tươm (2003), Giúp bạn nói đúng, viết
đúng tiếng Việt, NXB Giáo dục.
8. Lâm Sai, Thạch Xa Rắt, Sô Phin (1998), Ngữ pháp tiếng Khmer, NXB Văn
hoá dân tộc.
9. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Hiếu (2003), Cơ sở ngôn ngữ
học – Tiếng Việt, NXB Giáo dục.
10. Mông Ký Slay, “Tiếng dân tộc, vật cản hay sức đẩy đối với việc Tiếng Việt
của học sinh dân tộc”, tạp chí Nghiên cứu giáo dục, số 10, 1997.
11. Ngô Chân Lý (2004), Tự học chữ Khmer, NXB Thông tấn xã, Hà Nội.
12. Nguyễn Kim Thản, Hồ Lê, Lê Xuân Thại (1983), Nói và viết đúng tiếng Việt,
NXB Giáo dục.
13. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (2001), Từ điển tiếng Việt cho học sinh dân tộc,
NXB Giáo dục.
14. Nguyễn Xuân Khoa, “Lỗi ngữ pháp của học sinh – nguyên nhân và cách sửa
chữa”, tạp chí Ngôn ngữ, số 1, 1975.
15. Thái Văn Chải (1997), Tiếng Khmer (ngữ âm – từ vựng – ngữ pháp), NXB
Khoa học xã hội.
16. Trương Dĩnh (1998), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn về dạy – học Tiếng ở

trường trung học, NXB Giáo dục, tp. HCM.
20
MỤC LỤC
Phần mở đầu
I. Bối cảnh của đề tài 1
II. Lý do chọn đề tà 4
III. Phạm vi nghiên cứu 5
IV. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 5
Phần nội dung
I. Cơ sở lý luận 6
II. Thực trạng của vấn đề 11
III. Những biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề 12
IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 19
Phần kết luận
I. Những bài học kinh nghiệm 21
II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 21
III. Khả năng ứng dụng, triển khai 21
IV. Những kiến nghị, đề xuất 22
Tư liệu tham khảo 24
21

×