Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam và thực hiện chính sách này ở tỉnh Nam Định hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (961.07 KB, 106 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
_______________________________




VŨ THỊ HƢƠNG
( THÍCH ĐÀM HÂN)



QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC
VIỆT NAM VÀ VIỆC THỰC HIỆN
Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY





LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC

Chuyên ngành : Tôn giáo học
Mã số : 60.22.90





Hà Nội - 2010










ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI &NHÂN VĂN
_______________________________



LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC



QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO
CỦA ĐẢNG, NHÀ NƯỚC VIỆT NAM VÀ VIỆC
THỰC HIỆN Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY


Chuyên ngành : Tôn giáo học
Mã số : 60.22.90




Học viên : Vũ Thị Hƣơng ( Thích Đàm Hân)
Giáo viên hƣớng dẫn : PGS.TS Nguyễn Hồng Dƣơng




Hà Nội - 2010



MỤC LỤC

MỞ ĐẦU: 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 2
3. Mục đích và nhiệm vụ đề tài 3
4. đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 4
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 4
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn luận văn 5
7. Kết cấu luận văn 5
CHƢƠNG 1: QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG, NHÀ NƢỚC
VIỆT NAM 6
1.1 Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam
trƣớc 1990 6
1.1.1. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
Việt Nam trước năm 1975 6
1.1.2. Quan diểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước
Việt Nam từ năm 1975 đến năm 1990 13
1.2 Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nƣớc Việt Nam

từ năm 1990 đến nay 22
1.2.1. quan điểm cơ bản xây dựng chính sách tôn giáo của
đảng, nhà nước Việt Nam từ năm 1990 đến nay 22
1.2.2. Nội dung chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt
Nam từ năm 1990 đến nay 31

CHƢƠNG 2: THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ
NƢỚC Ở TỈNH NAM ĐỊNH HIỆN NAY 45


2.1 Thực trạng tôn giáo ở tỉnh Nam Định hiện nay 45
2.1.1. Khái lược chung về tỉnh Nam Định 45
2.1.2. Thực trạng hoạt động của các tôn giáo ở tỉnh Nam Định
hiện nay 47
2.2 Quá trình triển khai, thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nƣớc ở Nam định hiện nay 54
2.2.1. Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
trong phổ biến, triển khai học tập, tuyên truyền các quan điểm của Đảng,
pháp luật của Nhà nước về tôn giáo ở Nam Định hiện nay 54
2.2.2. Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
trong quản lý hoạt động tôn giáo ở Nam Định hiện nay 64
2.2.3. Thực hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
nhằm đảm bảo an ninh trật tự, chăm lo đời sống nhân dân và xây dựng khối
đại đoàn kết dân tộc trên địa bàn tỉnh Nam Định hiện nay 69
2.3 Xu hƣớng hoạt động tôn giáo và một số giải pháp nâng cao hiệu
quả thực hiện chính sách tôn giáo ở tỉnh Nam Định hiện nay 85
2.3.1. Xu hướng hoạt động tôn giáo ở tỉnh Nam Định trong thời
gian tới 85
2.3.2. Một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện
chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở tỉnh Nam Định hiện nay 86

KẾT LUẬN 93
TÀI LIỆU THAM KHẢO 94


LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

1



MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nước ta là nước đa tôn giáo. Hiện nay có 12 tôn giáo và 32 tổ chức tôn
giáo được nhà nước thừa nhận tư cách pháp nhân. Tôn giáo là vấn đề hết sức
nhạy cảm. Nắm rõ vai trò và tầm quan trọng của tôn giáo nên Đảng và Nhà
nước ta luôn quan tâm đến việc hoạch định và quản lý tôn giáo.
Quan điểm xuyên suốt nhất quán trong toàn bộ hệ thống chính sách và
công tác quản lý tôn giáo của Đảng, Nhà nước là tôn trọng và đảm bảo quyền
tự do tín ngưỡng, tôn giáo, đồng thời kiên quyết đấu tranh chống lại các âm
mưu lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng.
Công cuộc đổi mới đất nước trong hơn 20 năm qua đã đạt được những
thành tựu hết sức to lớn. Theo đó, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta cũng được đổi mới về căn bản, vì thế đã đáp ứng nguyện vọng sinh hoạt tôn
giáo chính đáng của nhân dân, tạo được tinh thần phấn khởi trong tín đồ các
tôn giáo. Hoạt động tôn giáo diễn ra bình thường, ổn định theo hướng tuân
thủ pháp luật của Nhà nước và đúng với hiến chương, điều lệ của các giáo hội
tôn giáo. Đồng bào các tôn giáo tin tưởng vào sự lãnh đạo, quản lý của nhà

nước, hăng hái tham gia vào nhiều phong trào phát triển quê hương, xây dựng
bảo vệ Tổ quốc, củng cố, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần
thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới. Tuy nhiên, chính sách tôn giáo tự nó
còn những nội dung tỏ ra bất cập với sự vận động không ngừng của thực tiễn
và việc tổ chức thực hiện chính sách tôn giáo những năm gần đây cũng không
tránh khỏi thiếu sót.
Nam Định là tỉnh ven biển phía Nam Đồng bằng Châu thổ sông Hồng,
với dân số gần 2 triệu người. Đây là địa bàn có số dân theo tôn giáo khá đông.
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

2



Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có ba tôn giáo được công nhận hoạt động là: Công
giáo có 42,7 vạn tín đồ (chiếm 21,5% dân số tỉnh), Phật giáo có 14,6 vạn tín
đồ quy y tam bảo (Chiếm 7,4% dân số tỉnh), Tin Lành có gần 600 tín đồ.
Nằm trong bối cảnh chung của cả nước, trong những năm qua, các cấp
ủy đảng và chính quyền ở Nam Định đã triển khai thực hiện tốt các chính
sách tôn giáo của Đảng – Nhà nước và thu được nhiều kết quả tích cực. Do
vậy, nghiên cứu hệ thống, chính sách đối với tôn giáo của Đảng – Nhà nước
Việt Nam, khảo sát thực tiễn triển khai chính sách đó ở tỉnh Nam Định từ đó
đề xuất một số giải pháp chủ yếu phát huy kết quả đã đạt được, khắc phục
nhiều hạn chế, tồn tại trong quản lý hoạt động tôn giáo ở tỉnh Nam Định là
nhiệm vụ cấp thiết hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Những năm gần đây đã có rất nhiều công trình, bài báo, tạp chí nghiên

cứu về vấn đề chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta như:
Một số công trình nghiên cứu về tôn giáo và công tác tôn giáo: “Lý
luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam” của GS.Đặng Nghiêm
Vạn, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội (2001); “Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn
giáo và công tác tôn giáo” của tác giả Lê Hữu Nghĩa và Nguyễn Đức Lữ
(đồng chủ biên), Nxb Tôn giáo 2003; Đề tài: “Việc thực hiện chính sách tôn
giáo trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên” do tác giả Hoàng
Minh Đô chủ nhiệm năm 2005; “Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam
– Lý luận và thực tiễn” của GS.TS. Đỗ Quang Hưng, Nxb Chính trị Quốc gia
Hà Nội (2005); “Lý luận về tôn giáo và chính sách tôn giáo ở Việt Nam” của
GS.TS. Nguyễn Đức Lữ chủ biên năm 2008…
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

3



Ngoài ra còn một số bài tạp chí: “ Thực hiện tốt chính sách tôn giáo
trong thời kỳ mới” của tác giả Nguyễn Văn Sáu trên Tạp chí Lý luận chính
trị, số 4/2001); “Những bước tiến trong việc thể chế hóa chủ trương, chính
sách về tôn giáo của nước ta thời gian gần đây” của tác giả Bùi Đức Luận,
Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo (2003); “Để có cái nhìn mới về tôn giáo và công
tác tôn giáo” của GS.Đặng Nghiêm Vạn, Tạp chí Cộng sản số 19/7/2003;
“Qúa trình hoàn thiện chủ trương chính sách về tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta trong 60 năm(1945 – 2005)” của PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ trên Tạp
chí Công tác tôn giáo số 3/9 -2005; “Vấn đề tôn giáo và công tác tôn giáo
trong văn kiện của Đaị hội X của Đảng” của PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ, Tạp

chí Công tác tôn giáo số 9/2006; “Quan niệm về vấn đề tôn giáo của Đảng
trong văn kiện của Đaị hội IX của Đảng” của PGS.TS. Nguyễn Đức Lữ, Tạp
chí Lý luận chính trị số 9/2002)…
Các công trình, bài báo, tạp chí nghiên cứu như trên đã đi sâu vào tìm
hiểu về tình hình chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà Nước qua các thời kỳ
lịch sử, giá trị tổng kết thực tiễn là rất lớn, nổi bật lên là tính lịch sử cụ thể.
Trong thời gian qua các cấp ủy Đảng và Chính quyền Nam Định đã
luôn quan tâm đến việc thực thi hệ thống chính sách tôn giáo và công tác quản
lý nhà nước đối với tôn giáo.Tuy nhiên quá trình triển khai thực hiện tôn giáo
trên địa bàn tỉnh vẫn chưa được nghiên cứu một cách hệ thống chuyên sâu,
chủ yếu chỉ dừng ở việc tổng kết từng chính sách tôn giáo cụ thể.
3. Mục đích và nhiệm vụ đề tài
3.1 Mục đích nghiên cứu
Tìm hiểu chính sách của Đảng và Nhà nước đối với tôn giáo và quá
trình thực hiện chính sách đó ở Nam Định trong những năm gần đây, từ đó đề
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

4



tài nêu ra những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện chính
sách của Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh.
3.2 Nhiệm vụ của luận văn
- Phân tích đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước về tín ngưỡng
tôn giáo trong thời kì đổi mới.
- Trình bày tổng quan chung về tình hình tôn giáo và phân tích việc

thực hiện chính sách đối với tôn giáo của Đảng – Nhà nước ở tỉnh Nam Định
trong những năm gần đây.
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện tốt hơn chính sách của Đảng
– Nhà nước đối với tôn giáo trên địa bàn tỉnh Nam Định trong những năm tới.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Chính sách và việc thực hiện chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta ở tỉnh Nam Định hiện nay.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu chính sách và việc thực
hiện chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta trên địa bàn tỉnh Nam Định
hiện nay.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu:
- Cơ sở lý luận của luận văn là hệ nguyên lý của chủ nghĩa Mác-Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, các quan điểm của Đảng và Nhà nước về tôn giáo và
việc thực hiện giải quyết vấn đề này. Đồng thời luận văn sẽ kế thừa kết quả
tổng hợp về tôn giáo của Trung ương và tỉnh Nam Định, kết quả của công
trình khoa học trước đó Tác giả vận dụng tổng hợp những nguyên lý phương
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

5



pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch
sử kế thừa kết quả điều tra xã hội học bám sát thực tiễn địa phương.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn :
- Góp phần làm rõ hơn nguyên tắc vận dụng và tổ chức thực hiện sáng
tạo chính sách của Đảng và Nhà nước về tôn giáo vào điều kiện cụ thể của

Nam Định.
- Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong công tác
quản lý, chỉ đạo hoạt động của công tác tôn giáo trên địa bàn tỉnh.
7. Kết cấu luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương với 5 tiết.









LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

6



NỘI DUNG
Chương 1: QUAN ĐIỂM, CHÍNH SÁCH TÔN GIÁO CỦA ĐẢNG,
NHÀ NƯỚC VIỆT NAM

Trên thế giới hiện nay, các tôn giáo có xu thế tiếp tục điều chỉnh, thích
nghi và mở rộng ảnh hưởng. Tình hình tôn giáo và dân tộc đã và đang có

nhiều diễn biến phức tạp. Vì thế, để đảm bảo cho sự ổn định chính trị của
mình, các quốc gia đã dành sự quan tâm cần thiết cho việc hoạch định cũng
như quan điểm, tổ chức thực hiện chính sách đối với tôn giáo.
Ở Việt Nam, từ khi Đảng ta khẳng định vai trò lãnh đạo cách mạng đã
luôn giữ vững quan điểm và thực hiện nhất quán chính sách tự do tín ngưỡng,
tôn giáo phù hợp với từng thời kỳ lịch sử. Nhờ đó, củng cố được sự đoàn kết
giữa những người có và không có tôn giáo khác nhau trong khối đại đoàn kết
dân tộc.
Chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta được xây dựng
trên quan điểm cơ bản của Chủ nghĩa Mác –Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về
vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo và tình hình quốc tế, đặc điểm tín ngưỡng tôn
giáo ở Việt Nam và nhu cầu cách mạng của từng thời kỳ lịch sử.
1.1. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam
trước năm 1990.
1.1.1. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam
trước năm 1975.
Đảng cộng sản Việt Nam từ khi ra đời đã chú ý đến vấn đề tôn giáo và
vận động quần chúng trong các tôn giáo, đặc biệt là quần chúng theo Công
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

7



giáo tham gia cách mạng giải phóng dân tộc. Chỉ thị của thường vụ Trung
Ương về vấn đề thành lập Mặt trận phản đế đồng minh ngày 18/11/1930 viết:
“Bảo đảm tự do tín ngưỡng của quần chúng; đập tan luận điệu phản tuyên

truyền Cộng sản là vô chính phủ, vô gia đình, vô tôn giáo”. Nghị quyết chính
trị của Đại hội Đại biểu lần thứ nhất của Đảng Cộng sản Đông Dương
(3/1935), phần Nghị quyết về công tác phản đế liên minh có ghi rõ quan điểm
của Đảng Cộng sản: “Không phân biệt chủng tộc, đảng phái, hễ ai có tính chất
phản đế là có thể kéo vào Mặt trận phản đế”. Điều này cũng được thể hiện
trong Điều lệ Đông Dương phản đế liên minh. Tháng 10/1936, trong một tài
liệu giải thích sự cần thiết phải lập Mặt trận nhân dân thống nhất đấu tranh
phản đế, Đảng Cộng sản Đông Dương nhấn mạnh: “nhiệm vụ lập Mặt trận
nhân dân phản đế rộng rãi bao gồm các giai cấp, các đảng phái, các đoàn thể
chính trị và tín ngưỡng tôn giáo khác nhau, các dân tộc ở xứ Đông Dương để
cùng nhau đấu tranh đòi điều dân chủ đơn sơ: tự do hiệp hội, tổ chức, tự do
ngôn luận xuất bản…” [47;36].
Sau khi Nguyễn Ái Quốc thành lập Mặt trận Việt Minh (19/05/1941),
Đảng ta đã sáng suốt đưa ra những chủ trương đúng đắn về tôn giáo. Điều này
đã thu hút được đồng bào có đạo tham gia vào sự nghiệp cách mạng chung
của cả nước. Bên cạnh đó, Đảng ta còn đưa ra những quan điểm chỉ đạo về
tôn giáo trong bối cảnh lịch sử đầy phức tạp giữa Công giáo và Cộng sản.
Trong chương trình Việt Minh có viết: “Ban hành các quyền tự do dân chủ
như: tự do xuất bản, tự do ngôn luận, tự do tín ngưỡng, tự do đi lại” và trong
Điều lệ Việt Minh cũng chỉ rõ: “Việt Minh kết nạp từng đoàn thể, không cứ
đảng phái, đoàn thể nào của người Việt Nam, không phân biệt giai cấp, tôn
giáo và xu hướng chính trị, hễ thừa nhận mục đích và chương trình của Việt
Minh và được Tổng bộ Việt Minh thông qua thì được gia nhập Việt Minh
[62;285].
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

8




Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công. Ngay trong phiên họp
ngày 03/09/1945 của Hội đồng chính phủ do Chủ tịch Hồ Chí Minh chủ tọa,
Người đã nêu sáu vấn đề cấp bách cần giải quyết, trong đó vấn đề thứ sáu là
“tín ngưỡng tự do, Lương Giáo đoàn kết”.
Ngay sau ngày giành độc lập, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa, trong Hiến pháp đầu tiên năm 1946, Điều 10, chương II, mục B
(Quyền lợi và Nghĩa vụ) viết: “Mọi công dân Việt Nam có quyền tự do tín
ngưỡng”. Quyền tự do tín ngưỡng là một trong năm quyền cơ bản của công
dân. Mọi công dân có “quyền tự do ngôn luận, tự do xuất bản, tự do tổ chức
và hội họp, tự do tín ngưỡng, tự do cư trú, đi lại trong nước và ra nước
ngoài”. Với việc tuyên bố tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân,
Hiến pháp năm 1946 đã tạo cơ sở pháp lý cho việc thực hiện chính sách đối
với tôn giáo trong phạm vi cả nước. Tư tưởng đó là cơ sở sau này Chủ tịch Hồ
Chí Minh xây dựng Sắc lệnh 234/SL quy định những hoạt động tôn giáo trong
chế độ mới, được đồng bào theo và không theo tôn giáo nhiệt liệt hoan
nghênh và ủng hộ.
Những năm 1947, khi Công giáo xảy ra nhiều vụ việc rắc rối, đặc biệt
là khu II, III, Đảng ta đã kịp thời nhắc nhở các đoàn thể phải “hết sức tránh
mọi hoạt động phạm đến tôn giáo để bọn phản động không thể vin vào đâu
được mà tuyên truyền chia rẽ” [62;287]. Điều đó đã thể hiện tầm nhìn của
Đảng trong những hoàn cảnh, tình huống khó khăn như vậy, Đảng đã khéo
léo chỉ đạo công tác tôn giáo nhằm tránh sự lợi dụng của kẻ thù đối với vấn đề
nhạy cảm này.
Trong văn kiện Đại hội II (1951), Đảng ta còn khẳng định: “Đoàn kết
dân tộc, lập thành Mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi, gồm tất cả mọi lực
lượng chống đế quốc và chống bọn phản động, không phân biệt chủng tộc,
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

9



giai cấp, tôn giáo, khuynh hướng chính trị. Mặt trận đó phải dựa trên cơ sở
liên minh giai cấp công nông [62;289]. Có thể nói, trước tình hình tôn giáo trở
nên rất phức tạp, kẻ địch luôn tìm mọi cách lợi dụng để chia rẽ dân tộc nhằm
làm suy yếu sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, Đảng ta đã sáng suốt
nhận định, đưa ra quan điểm và các giải pháp hợp lý giải quyết vấn đề đó một
cách hết sức kiên quyết mà vẫn mềm dẻo và linh hoạt. Văn kiện Đại hội II của
Đảng Lao động Việt Nam (2/1951) có viết: “Đối với tôn giáo: Tôn trọng và
bảo vệ quyền tự do tín ngưỡng. Đồng thời nghiêm trị những kẻ lợi dụng tôn
giáo mà phản quốc” [31;440]; “Tín đồ các tôn giáo cần được tín ngưỡng tự
do” [62;476]. và “Đả phá thành kiến đối với đồng bào Công giáo. Phải có kế
hoạch cụ thể cho cán bộ vào vùng hoàn toàn Công giáo để hoạt động”
[62;696]. Điều này thể hiện một sự nhận thức sắc bén, hoàn toàn sáng suốt,
sáng tạo và đúng đắn của Đảng ta, cho thấy tầm nhìn chiến lược và năng lực
lãnh đạo cách mạng của Đảng trong giai đoạn này.
Từ sau năm 1954, tình hình đất nước có nhiều thay đổi. Miền Bắc được
hòan toàn giải phóng và tiến lên xây dựng Chủ nghĩa xã hội. Miền Nam tạm
thời nằm dưới ách thống trị của Mĩ và tay sai là chính quyền Sài Gòn. Tình
hình tôn giáo ở hai miền lúc này có sự khác nhau về cơ bản trong đó tình hình
tôn giáo ở miền Bắc phức tạp hơn. Ở miền Bắc có sự xuất hiện của một số tôn
giáo mới và các tổ chức phản động vẫn ra sức lợi dụng tôn giáo để chống phá
chính quyền, chống phá cách mạng. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước
vẫn kiên trì quan điểm chỉ đạo: Chính sách đối với tôn giáo trước sau như một

là: Tôn trọng tự do tín ngưỡng, đoàn kết lương giáo, đoàn kết những người
yêu nước và tiến bộ trong các tôn giáo để cùng nhau phục vụ sự nghiệp giải
phóng hoàn toàn đất nước và xây dựng tổ quốc. Đối với những phần tử tay sai
phản động lợi dụng tôn giáo chống lại tổ quốc, chống lại nhân dân, chia rẽ
lương giáo nếu họ không nhận thức và từ bỏ những hành vi phạm pháp, tội lỗi
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

10



của họ thì Nhà nước phải trừng trị theo đúng pháp luật. Đặc biệt, trong Sắc
lệnh 234/SL, ngày 14/06/1955 của Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ cộng
hòa về tôn giáo do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký và ban hành đã có sự điều chỉnh
nhiều nội dung liên quan đến hoạt động tôn giáo: Trong quan hệ giữa tổ chức,
cá nhân, tôn giáo với Nhà nước, Sắc lệnh số 234/SL quy định việc đảm bảo
quyền tự do tín ngưỡng cho nhân dân. Chương I, Điều 1 có viết: “Chính phủ
bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng và tự do thờ cúng của nhân dân. Không ai
được xâm phạm đến quyền tự do ấy. Mọi người Việt Nam đều có quyền tự do
theo hoặc không theo tôn giáo nào.
Các nhà tu hành được tự do giảng đạo tại các cơ quan tôn giáo (như
nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lý,.v.v…)
Khi truyền bá tôn giáo, các nhà tu hành có nhiệm vụ giáo dục cho các
tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ của công dân, ý thức tôn trọng chính quyền
nhân dân và pháp luật của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa.
Các nhà tu hành và các tín đồ đều được hưởng mọi quyền lợi của người
công dân và phải làm mọi nghĩa vụ của người công dân.

Các nhà tu hành là người ngoại quốc mà Chính phủ Việt Nam Dân chủ
Cộng hòa cho phép, thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải
tuân theo luật pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, như các ngoại
kiều khác.
Các tôn giáo được xuất bản và phát hành những kinh bổn, sách báo có
tính chất tôn giáo, nhưng phải tuân theo luật pháp của Chính phủ nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa về việc xuất bản.
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

11



Các tôn giáo được mở trường đào tạo những người chuyên hoạt động
tôn giáo của mình
Các nhà thờ, đền, chùa, miếu, thánh thất và các đồ thờ, các trường giáo
lý của tôn giáo được luật pháp bảo hộ
Pháp luật sẽ trừng trị những kẻ nào mượn danh tôn giáo để phá hoại
hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ, tuyên truyền chiến tranh, phá hoại
đoàn kết, ngăn trở tín đồ làm nghĩa vụ công dân, xâm phạm đến tự do tín
ngưỡng và tự do tư tưởng của người khác, hoặc làm những việc khác trái
pháp luật”.
Từ những nguyên tắc chung nói trên, Sắc lệnh số 234 đã quy định cụ
thể đối với những hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội của các tôn giáo; đối với
ruộng đất của các tôn giáo; mối quan hệ giữa chính quyền nhân dân và các tôn
giáo; trách nhiệm của chính quyền nhân dân đối với các hoạt động tôn giáo.
Điều 14: “Việc tự do tín ngưỡng, tự do thờ cúng là một quyền lợi của

nhân dân. Chính quyền dân chủ Cộng hòa luôn luôn tôn trọng quyền lợi ấy và
giúp đỡ nhân dân thực hiện”.
Như vậy, các tín đồ tôn giáo và những nhà tu hành được hưởng mọi
quyền lợi của công dân và phải thực hiện mọi nghĩa vụ công dân; được bầu cử
và ứng cử theo quy định của pháp luật; các nhà tu hành được tự do giảng đạo
tại các cơ quan tôn giáo (như nhà thờ, chùa, thánh thất, trường giáo lý…); các
nhà tu hành có nghĩa vụ giáo dục cho tín đồ lòng yêu nước, nghĩa vụ công
dân, ý thức tôn trọng chính quyền dân chủ và pháp luật của nhà nước khi
truyền bá tôn giáo.
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

12



Tổ chức tôn giáo được xuất bản và phát hành kinh bổn, sách báo có
tính chất tôn giáo; được mở trường đào tạo những người hoạt động tôn giáo;
được mở các trường tư nhưng phải dạy theo chương trình của Chính phủ;
được tổ chức các cuộc hành lễ theo thường lệ tại nơi thờ cúng và không phải
xin phép; được hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội sau khi xin phép chính
quyền, được chính quyền chuẩn y chương trình, điều lệ và được coi là tổ chức
của tư nhân, được pháp luật bảo hộ. Các tổ chức tôn giáo phải tuân theo pháp
luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa như mọi tổ chức khác của
nhân dân.
Những cơ sở tôn giáo như nhà thờ, đền, chùa, miếu, thánh đường, các
đồ thờ, các trường giáo lý của tôn giáo được Nhà nước bảo hộ.
Trong quan hệ với các nhà tu hành nước ngoài, pháp luật quy định các

nhà tu hành người ngoại quốc được Chính phủ nước Việt Nam dân chủ công
hòa cho phép thì được giảng đạo như các nhà tu hành Việt Nam và phải tuân
theo pháp luật của Nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Các quy định này là sự khẳng định trước thế giới và đồng bào trong
nước chính sách nhất quán tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng tôn
giáo của Đảng và Nhà nước. Điều đó thể hiện năng lực lãnh đạo nhạy bén và
tài tình của Đảng ta trong việc đề ra quan điểm nhất quán về tôn giáo và thực
hiện chính sách tôn giáo, đảm bảo lợi ích cho đồng bào có đạo và củng cố
khối đại đoàn kết toàn dân. Trong giai đoạn này, quan điểm chính sách tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta là cơ sở tiền đề và công cụ quan trọng để thực
hiện quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, đưa công tác này thành một
thể thống nhất từ Trung Ương đến địa phương. Thực hiện nhất quán quan
điểm và chính sách của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này không chỉ là
một trong những điều kiện tiên quyết góp phần tích cực vào việc xây dựng và
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

13



củng cố khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào có tôn giáo và đồng bào
không theo tôn giáo. Đó là điểm mấu chốt góp phần thực hiện thắng lợi hai
nhiệm vụ chiến lược của Đảng và Nhà nước ta trong giai đoạn này là: Xây
dựng Chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc; giải phóng miền Nam thống nhất đất
nước. Mặt khác, những quan điểm chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta trong giai đoạn này đặt cơ sở nền tảng, là kim chỉ nam cho Đảng và Nhà
nước định hướng đúng đắn đường lối chỉ đạo trong công tác và hoạt động tôn

giáo để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn tiếp theo.
Ngày 31/12/1959, Quốc hội nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã
thông qua Hiến pháp 1959, trong đó nêu rõ: “Công dân nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa có quyền tự do tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo
nào” (Điều 26, Chương III- Quyền lợi và nghĩa vụ cơ bản của công dân).
1.1.2. Quan điểm, chính sách tôn giáo của Đảng, Nhà nước Việt Nam
từ năm 1975 đến năm 1990
Đại thắng mùa xuân năm 1975 mở ra một kỷ nguyên mới cho dân tộc
Việt Nam. Đất nước hoàn toàn thống nhất, cả nước bước vào thực hiện hai
nhiệm vụ chiến lược: Xây dựng thành công Chủ nghĩa xã hội và bảo vệ vững
chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội Chủ nghĩa.
Ngày 28/02/1975, Dự thảo về đường lối, chính sách của Đảng đối với
công tác ở miền Nam đã đưa ra nhận định có tính đúc kết về vấn đề tôn giáo
trong cách mạng: “Vấn đề tôn giáo là vấn đề thuộc về sự khác nhau về tư
tưởng (duy tâm hay duy vật) trong nhân dân, đồng thời lại là công cụ đấu
tranh giai cấp tức là vấn đề thuộc về chính trị. Do đó, vấn đề vận động quần
chúng tôn giáo là một vấn đề lâu dài, gay go và phức tạp”[24;6].
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

14



Trong giai đoạn này các tôn giáo ở nước ta có những chuyển biến lớn.
Các tôn giáo lớn được Đảng và Nhà nước rất quan tâm ủng hộ, công nhận về
mặt pháp lý được tăng lên và được hoạt động một cách công khai, đúng pháp
luật như Phật giáo; Công giáo; Tin Lành; Cao Đài, Hòa Hảo… Chính vì vậy,

đồng bào các tôn giáo yên tâm, tin tưởng vào chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta. Trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước đồng bào các
tôn giáo rất hăng hái tham gia phấn đấu vì mục tiêu chung của cả dân tộc:
Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh.
Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một bộ phận không nhỏ phần tử
cực đoan, phản động lợi dụng tôn giáo chống phá cách mạng.
Trước bối cảnh đó, để khẳng định một lần nữa quan điểm nhất quán và
chính sách nhân văn, bình đẳng, tự do đối với những người theo tôn giáo và
các tổ chức, hoạt động tôn giáo, tạo lòng tin vững chắc đối với nhân dân theo
tôn giáo. Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IV (1976) khẳng định: Tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng của nhân dân, đồng thời cương quyết đấu tranh
làm thất bại mọi âm mưu lợi dụng tôn giáo, làm hại đến lợi ích Tổ quốc, lợi
ích nhân dân. Đó là cơ sở vững chắc cho sự hoạt động của các tôn giáo và
công khai về chính sách tôn giáo của nhà nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa
Việt Nam.
Nghị quyết 297/CP, ngày 11/11/1977 về một số chính sách đối với tôn
giáo của Đảng và Nhà nước ta còn khẳng định những quy định đối với hoạt
động của các tôn giáo thể hiện trong Sắc lệnh 234/SL (14/06/1955). Nghị
quyết 297 nêu rõ năm nguyên tắc của chính sách tôn giáo là: “ Chính phủ đảm
bảo quyền tự do tín ngưỡng và quyền tự do không tín ngưỡng của nhân dân,
- Các nhà tu hành và tín đồ các tôn giáo đều được hưởng mọi quyền lợi
và phải làm nghĩa vụ của người công dân,
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

15




- Các tôn giáo và mọi công dân theo đạo hoặc không theo đạo đều được
bình đẳng trước pháp luật,
- Các tôn giáo phải tuân thủ Hiến pháp, pháp luật và chủ trương, chính
sách, thể lệ của Nhà nước trong mọi lĩnh vực hoạt động của mình,
- Những kẻ lợi dụng tôn giáo để phá hoại nền độc lập của Tổ quốc,
chống lại chế độ xã hội chủ nghĩa, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân, ngăn
cản tín đồ làm nghĩa vụ công dân, chống lại chính sách và pháp luật của Nhà
nước sẽ bị luật pháp nghiêm trị.”
Từ năm nguyên tắc trên, Nghị quyết 297 quy định một số chính sách cụ
thể về hoạt động tôn giáo của chức sắc, nhà tu hành, về việc đào tạo, bổ
nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo… Đặc biệt,
Nghị quyết 297 còn nêu rõ trách nhiệm của chính quyền các cấp trong việc
đảm bảo cho nhân dân thực hiện đầy đủ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
Như vậy, Nghị quyết 297 là sự tiếp tục bổ sung và hoàn thiện các nội
dung về công tác tôn giáo và chính sách đối với tôn giáo trong tình hình mới.
Một số nội dung mới trong quan điểm và chính sách tôn giáo của Đảng và
Nhà nước ta trong giai đoạn này như sau:
Thứ nhất: Quy định cụ thể, rõ ràng và bắt buộc đối với những hoạt
động tôn giáo phải xin phép và được phép của Nhà nước. Trách nhiệm của
những nhà tu hành, những người hoạt động tôn giáo đối với xã hội và việc
quản lý, sử dụng các cơ sở thờ tự.
Thứ hai: Quy định tiêu chuẩn những người được tuyển chọn để đào tạo
tại các trường, lớp của tôn giáo phải đảm bảo đúng nội dung giảng dạy theo
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

16




chương trình của Chính phủ. Những người phụ trách giảng dạy trong các
trường này phải dưới sự quản lý của Nhà nước.
Thứ ba: Quy định về quản lý Nhà nước trong hoạt động phong chức, bổ
nhiệm, thuyên chuyển những người chuyên hoạt động tôn giáo; Việc xuất
nhập khẩu văn hóa phẩm, đồ dùng việc đạo; Việc quan hệ quốc tế giữa các tổ
chức, cá nhân tôn giáo trong nước với các tổ chức tôn giáo trong khu vực và
quốc tế.
Thứ tư: Quy định trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp trong việc
quản lý Nhà nước đối với hoạt động của các tôn giáo và trách nhiệm của Ban
Tôn giáo, Phủ thủ tướng trong việc hướng dẫn các tôn giáo cũng như đôn đốc
việc thực hiện chính sách tôn giáo ở các cấp chính quyền.
Như vậy, Nghị quyết 297/CP của Chính phủ đã tạo ra khung pháp lý
duy nhất để điều chỉnh các hoạt động tôn giáo trong 14 năm liên tục (1977-
1991). Những nguyên tắc chung của Nghị quyết đã trở thành các nguyên tắc
cơ bản trong chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta hiện nay.
Như vậy, nếu như trước năm 1975, xu hướng chủ yểu của các tôn giáo
ở Việt Nam cơ bản vẫn là gắn bó với dân tộc, kháng chiến và cách mạng, xét
cho cùng thì giữa giáo lý các tôn giáo và chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa dân
tộc và tất nhiên cả tư tưởng cách mạng không có gì mâu thuẫn mà còn hỗ trợ
nhau, nhưng về phương diện xã hội – tôn giáo lại có sự phân hóa thành ba
phương hướng chính sau:
- "Đa số tín đồ và chức sắc hướng về đấu tranh giải phóng dân tộc,
tham gia bằng nhiều hình thức, kể cả phép thần bí mà chính quyền thực dân
gọi là “chủ nghĩa dân tộc tôn giáo”.
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================

Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

17



- Cầu an, yếm thế, nhắm mắt trước thời cuộc, khuyên tín đồ chỉ lo việc
đạo, lo làm ăn tránh tham gia chính trị. Thái độ này đương nhiên có lợi cho
giai cấp thống trị.
- Bị đế quốc lợi dụng chia rẽ, lôi kéo đứng về phía kẻ thù dân tộc,
chống lại sự nghiệp cách mạng, chống nhân dân. Bọn phản động đội lốt tôn
giáo xuyên tạc giáo lý, mua chuộc tín đồ mất cảnh giác, có thể gây thiệt hại
cho cuộc đấu tranh, nhưng cuối cùng cũng thất bại” [37;34].
Từ sau năm 1975, Đảng ta sớm thấy đã đến lúc cần khắc phục những
nhận thức phiến diện trong một số cán bộ địa phương, hiểu tôn giáo một cách
siêu hình, đồng nhất tôn giáo với một thứ công cụ tinh thần của thế lực thù
địch với dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Vì vậy, trong chính sách tôn giáo của
Đảng và Nhà nước ta giai đoạn này cũng có nhiều sự thay đổi, chỉnh sửa, đổi
mới và bổ sung cho phù hợp với thời kỳ mới.
Đảng ta dần thấy rõ trong việc hoạch định, xây dựng chính sách tôn
giáo cần khắc phục một khuynh hướng trong thực tiễn có gốc rễ từ lối suy
nghĩ “ý chí luận” nói trên. Đó là việc dùng mệnh lệnh, biện pháp hành chính
để giải quyết vấn đề tôn giáo, không ít biểu hiện thô bạo, khắt khe, thậm chí
đi đến cấm đoán, tạo khe hở cho địch len lỏi chia rẽ khối đoàn kết dân tộc.
Mặt khác, trong bối cảnh phức tạp và có vẻ căng thẳng trong quan hệ
Việt Nam – Vatican năm 1987-1988. Khi Tòa Thánh đồng thời quyết định
phong Thánh nhất loạt cho 117 vị Thánh Tử đạo Việt Nam, bao gồm các giáo
sĩ nước ngoài thuộc nhiều quốc tịch khác nhau. Điều này buộc Đảng và Nhà
nước ta phải có những thay đổi cấp thiết trong chính sách tôn giáo, nhằm
chống lại sự lợi dụng sơ hở trong chính sách về tôn giáo để chống phá cách

mạng, gây rối trật tự, an ninh- xã hội.
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

18



Đặc biệt, ngay sau khi đất nước thống nhất, những tư tưởng của Hồ Chí
Minh về tôn giáo được Đảng và Nhà nước ta vận dụng trong xây dựng và
hoàn thiện chủ trương chính sách về tôn giáo của mình.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong một buổi nói chuyện đã khẳng định:
“Chúng ta làm cách mạng giải phóng dân tộc, để đem lại hạnh phúc cho đồng
bào. Thế mà đồng bào Công giáo được giải phóng rồi mà còn bị phiền hà, còn
lo sợ vì tín ngưỡng, vì tôn giáo, tức là chúng ta chưa đem lại hạnh phúc thực
sự trọn vẹn cho họ”[46;281].
Rất nhiều nhà lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam có những quan
niệm, ý nhĩa đúng đắn, sâu sắc về vấn đề tôn giáo, là cơ sở để xây dựng chính
sách tôn giáo đúng đắn, phù hợp với thời đại. Tổng Bí thư Lê Duẩn trong bài
nói chuyện với cán bộ Trung ương ngày 13/01/1973 đã nói: “Chúng ta không
nên nghĩ rằng, ai đã theo tôn giáo thì nhất định chống lại cộng sản. Sự thực
không phải vậy. Chúng ta thật sự tôn trọng tự do tín ngưỡng…Tôi cũng từng
dùng Kinh Thánh để chứng minh rằng họ và chúng ta có chỗ giống
nhau”.[56;15].
Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, một trong những người mở đường cho
lộ trình đổi mới của Đảng ta, khi còn là Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí
Minh, tại Đại hội nhà báo Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/12/1982 đã phát
biểu rằng: “Theo như tôi hiểu, thì Đức Giêsu, trước đây, là một người có tinh

thần cách mạng, dân tộc, có tư tưởng xã hội chủ nghĩa…Tôi nghĩ rằng, các
anh em làm báo tôn giáo cần phải thấm nhuần lý tưởng cộng sản chủ nghĩa.
Cái đó không phản bội gì mà trái lại là làm sống lại thực chất của đạo giáo,
thực chất trong sáng và tốt đẹp của đạo giáo”.[56;16].
Cũng vậy, ngày 28/01/1983, đồng chí Mai Chí Thọ, Chủ tịch Ủy ban
nhân dân Thành Phố Hồ Chí Minh, cũng góp vào nhận xét về cơ sở đoàn kết
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

19



dân tộc và tôn giáo: “Về phương diện lý thuyết, giữa giáo lý Công giáo và chủ
nghĩa cộng sản, chúng tôi thấy có nhiều điểm rất thống nhất vì Thiên chúa
giáo cũng muốn cứu con người, xuất phát từ việc giải phóng con người khỏi
mọi đau khổ và chủ nghĩa cộng sản cũng xuất phát từ một yêu cầu giải phóng
nhân loại khỏi ách áp bức bóc lột”[46;282]. Đường lối đổi mới về tư duy
cũng làm thay đổi những thói quen suy nghĩ về tôn giáo tưởng như đã ấn định
từ lâu. Vì vậy, trong việc hoạch định chính sách và thực thi chính sách của
Đảng về Nhà nước ta về tôn giáo cũng có nhiều bước thay đổi, tiến bộ, tích
cực.
Từ những năm 1975 đến 1990, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều thay
đổi trong chính sách tôn giáo.
Chính sách tự do tôn giáo ở Việt Nam được sớm khẳng định và nhất
quan. Ngày càng được thể chế hóa theo hướng của các công ước quốc tế trên
căn bản phù hợp với yêu cầu của xã hội trong giai đoạn này. Việc thực hiện
chính sách tự do tôn giáo luôn được khẳng định phải gắn liền với vấn đề đoàn

kết dân tộc, độc lập dân tộc và xây dựng chế độ xã hội mới- chủ nghĩa xã hội.
Giai đoạn này, không chỉ các tôn giáo có những điểm thuận lợi hơn trong việc
đồng hành, gắn bó với dân tộc như Phật giáo, mà cả những tôn giáo từng bị
cuốn vào những mưu đồ chống lại kháng chiến và cách mạng như Công giáo,
Cao Đài, Hòa Hảo…đều được Đảng và Nhà nước ta nhìn nhận, đánh giá lại
và tạo điều kiện để “tìm về dân tộc”.
Chính sách tôn giáo trong giai đoạn này của Đảng và Nhà nước vẫn
tiếp tục khẳng định đường hướng đúng đối với các tôn giáo là thực hiện đoàn
kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc, luôn đề cao vấn đề ý thức quốc gia, dân tộc.
Người có tôn giáo hay không có tôn giáo đều thừa nhận điều kiện tiên quyết
ấy, đó là quan điểm xuyên suốt, then chốt của chính sách tôn giáo của Đảng
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

20



và Nhà nước ta. Thắng lợi to lớn của chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà
nước ta trong gia đoạn 1975-1990 trước hết là ở chỗ này. Có lẽ trong lịch sử
hiện đại của Việt Nam chỉ có một ví dụ tiêu biểu duy nhất mà trong đó,
nguyên tắc trên bị vi phạm: dưới chế độ Ngô Đình Diệm và cả Nguyễn Văn
Thiệu ở miền Nam, các thế lực tay sai của đế quốc Mỹ có mưu đồ “Công giáo
hóa” miền Nam, kỳ thị và tiêu diệt các giáo phái, đưa Công giáo lên vị trí
“quốc giáo” vì chế độ Sài Gòn đã nhanh chóng bị sụp đổ, trong đó chắc chắn
do nhiều nguyên nhân, nhưng rõ rang trong đó có nguyên nhân xung đột và
kỳ thị tôn giáo.
Thời kỳ này, Đảng ta đã tích lũy được sự hiểu biết đúng đắn và sâu sắc

tình hình tôn giáo, các nhân vật trọng yếu của các tôn giáo.Vì thế, trong quá
trình cách mạng, bên cạnh chính sách chung về tôn giáo, Đảng và Nhà nước
ta còn có những chính sách cụ thể, sâu sát với tình hình các tôn giáo, tiêu biểu
là Nghị quyết 297/CP.
Chiếm vị trí hàng đầu trong sự quan tâm của Đảng và Nhà nước giai
đoạn 1975-1990 là vấn đề Công giáo, cộng sản và Công giáo, chủ nghĩa xã
hội và Công giáo. Kiên quyết không thành kiến, hẹp hòi dù phải chấp nhận
nhiều sự chống đối; tổn thất về sinh mạng do việc các thế lực thực dân lợi
dụng đạo này gây ra. Đảng và Nhà nước kiên trì chính sách đại nghĩa dân tộc,
đại đoàn kết lương giáo trong sáng. Từ sự tranh thủ vận động các giáo sĩ cấp
cao của Giáo hội Công giáo, lập ra Công giáo cứu quốc, thành viên Mặt trận
Việt Minh đến chủ trương lập ra Ủy ban đoàn kết Công giáo, cổ vũ và hướng
Giáo hội Công giáo Việt Nam xây dựng được Thư chung 1980 “Sống Phúc
âm giữa lòng dân tộc để phục vụ hạnh phúc của đồng bào”…đã làm cho “vấn
đề Công giáo” được giải quyết ngày một tốt hơn.
LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
======================================================
==============================================
Vũ Thị Hương(Thích Đàm Hân)

21



Với Phật giáo, vấn đề diễn ra với những sắc thái khác. Nhưng cũng
phải nói Đảng ta đã có nhiều quyết sách đúng đắn, kịp thời. Tiêu biểu cho
thành công trong chính sách với Phật giáo của Đảng ta là việc tạo điều kiện
đúng lúc để thực hiện sự thống nhất có ý nghĩa lịch sử là thành lập được Giáo
Hội Phật giáo Việt Nam (năm 1981), tổ chức giáo hội đã thực hiện được việc
thống nhất thực sự đầu tiên của cộng đồng Phật giáo nước ta. Trong tình hình

Phật giáo đã và đang có những diễn biến phức tạp, chủ trương thống nhất Phật
giáo là hoàn toàn đúng đắn và sáng suốt ngay sau khi miền Nam được giải
phóng hoàn toàn.
Chính sách Hòa Hảo vận, Cao Đài vận của Đảng ta trong kháng chiến
chống Pháp và chống Mỹ cũng có cả lịch sử và kết quả đặc biệt của nó. Mặc dù
chỉ là vấn đề tôn giáo Nam Bộ, nhưng đã có lúc các thế lực thực dân, đế quốc
khá thành công trong việc lôi kéo một bộ phận lực lượng cầm đầu của các tôn
giáo này chống phá cách mạng và kháng chiến quyết liệt.
Trong giai đoạn 1975 đến 1990, vấn đề Cao Đài và Hòa Hảo cũng là
một trong những vấn đề có nhiều diễn biến phức tạp. Dưới ánh sáng của tư
tuởng đại đoàn kết dân tộc của Hồ Chí Minh cũng như về tôn giáo, Đảng ta –
kể cả Xứ ủy Nam Bộ và nhiều địa phương đã tỉnh táo giải quyết kịp thời
những xung đột, vướng mắc về tư tưởng, tâm lý, hàn gắn được sự đoàn kết
dân tộc, tôn giáo, chĩa mũi nhọn vào lực lượng chống phá cách mạng, chống
phá an ninh trật tự và chế độ xã hội mới.
Có thể nói rằng, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta giai đoạn
1975-1990 có nhiều thay đổi và sáng tạo, đáp ứng yêu cầu của chế độ xã hội
mới, yêu cầu của thời kỳ chuyển đổi cơ chế quản lý từ một xã hội theo mô
hình chủ nghĩa xã hội quản lý hành chính quan liêu bao cấp của Liên Xô sang
một xã hội mới mở của, hội nhập và vận hành theo cơ chế thị trường định

×