ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****
NGUYỄN THỊ ĐIỆP
(Thích Từ Ân)
QUAN ĐIỂM VỀ NGHIỆP CỦA PHẬT GIÁO VÀ
Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
LU ẬN V ĂN TH ẠC S Ĩ TRI ẾT H ỌC
HÀ NỘI - 2010
THÍCH TỪ ÂN * QUAN ĐIỂM VỀ NGHIỆP VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VI ỆT NAM HIỆN NAY * HÀ NỘI-2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
*****
NGUYỄN THỊ ĐIỆP
(Thích Từ Ân)
QUAN ĐIỂM VỀ NGHIỆP CỦA PHẬT GIÁO VÀ
Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
LuËn v¨n Th¹c sÜ triÕt häc
Chuyên ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 60.22.90
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS. NGUYỄN THANH BÌNH
HÀ NỘI - 2010
THÍCH TỪ ÂN * QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP CỦA PHẬT GIÁO VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ TRONG VIỆC GIÁO DỤC ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT
NAM HIỆN NAY * HÀ NỘI - 2010
1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn. 9
7. Kết cấu luận văn 9
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP CỦA PHẬT GIÁO 10
1.1 Khái niệm và một số vấn đề về Nghiệp. 10
1.2 Nguồn gốc và biểu hiện của Nghiệp 16
1.3 Các loại Nghiệp 24
1.4 Đặc điểm của Nghiệp 38
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA GIÁO LÝ NGHIỆP TRONG VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 45
2.1 Khái niệm về giáo dục và đạo đức 45
2.2 Giáo lý Nghiệp với vấn đề đạo đức con người Việt Nam. 49
2.3 Vai trò của Giáo lý Nghiệp trong việc giáo dục đạo đức con người Việt
Nam hiện nay 62
2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức theo tinh thần
Phật giáo 85
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
1
MỤC LỤC
Trang
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài. 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
6. Đóng góp của luận văn. 9
7. Kết cấu luận văn 9
CHƯƠNG 1: QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP CỦA PHẬT GIÁO 10
1.1 Khái niệm và một số vấn đề về Nghiệp. 10
1.2 Nguồn gốc và biểu hiện của Nghiệp 16
1.3 Các loại Nghiệp 24
1.4 Đặc điểm của Nghiệp 38
CHƯƠNG 2: Ý NGHĨA CỦA GIÁO LÝ NGHIỆP TRONG VIỆC GIÁO DỤC
ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY 45
2.1 Khái niệm về giáo dục và đạo đức 45
2.2 Giáo lý Nghiệp với vấn đề đạo đức con người Việt Nam. 49
2.3 Vai trò của Giáo lý Nghiệp trong việc giáo dục đạo đức con người Việt
Nam hiện nay 62
2.4 Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục đạo đức theo tinh thần
Phật giáo 85
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 95
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong xã hội ngày nay đang tồn tại một thực trạng khiến tất cả chúng ta
phải lo lắng. Đó là sự xuống cấp trầm trọng nền phong hóa, đạo đức truyền
thống của dân tộc: tệ nạn xã hội gia tăng, lối sống chạy theo đồng tiền và thực
dụng trong quan hệ đang chi phối và ảnh hưởng đến nhiều người. Tình trạng
tham nhũng, vi phạm đạo đức, pháp luật ngày một gia tăng và đang dần làm
băng hoại nhiều thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đứng trước thực tế ấy, Đảng
và Nhà nước, nhân dân ta, các tôn giáo nói chung đều có sự quan tâm sâu sắc.
Và vì vậy, nhu cầu xây dựng một nền đạo đức lành mạnh, phù hợp tình hình
thực tế ngày nay của đất nước trở nên vô cùng cần thiết.
Nhằm đáp ứng nhu cầu cần thiết trên, Đảng và Nhà nước đã có những biện
pháp tích cực. Một trong những biện pháp hữu hiệu được đề cao là khôi phục và
phát huy nền đạo đức truyền thống của dân tộc. Thực hiện công việc này, cần
phải vận động được sự ủng hộ trong nhân dân, các tổ chức, đoàn thể và các tôn
giáo ở Việt Nam hiện nay. Riêng đối với tôn giáo, Đảng và Nhà nước đã có
những chính sách đổi mới và thông thoáng. Trên cơ sở đó, các nhà hoạt động tôn
giáo có được nhiều điều kiện hơn để cống hiến tối đa cho xã hội và đặc biệt
trong những lĩnh vực liên quan đến vấn đề tinh thần, đạo đức như vừa nêu.
Đạo Phật du nhập vào Việt Nam từ những năm đầu công nguyên. Từ những
ngày đầu của quá trình du nhập vào Việt Nam, Phật giáo đã không ngừng cải
cách nhằm thích nghi với phong tục, tập quán, truyền thống và suy nghĩ của
người bản địa. Với bản chất tùy duyên, Phật giáo đã thâm nhập vào đời sống
người dân Việt Nam một cách tự nhiên. Vì thế, Phật giáo được xem là một tôn
giáo có truyền thống gắn bó với dân tộc ta từ lâu đời và ảnh hưởng không nhỏ
tới đời sống tinh thần của nhân dân. Ngày nay, Phật giáo ở nước ta đang có
chiều hướng phục hồi và phát triển nhanh chóng.
Với hệ thống giáo lý mang đậm tính nhân bản, Phật giáo đã để lại những
dấu ấn sâu sắc trong đời sống tâm linh, văn hóa, đạo đức của người Việt. Trong
đó, nhiều phạm trù đạo đức Phật giáo có vai trò quan trọng đối với sự hình
thành, phát triển nền đạo đức dân tộc và cho đến nay vẫn còn phù hợp và được
3
duy trì. Đó là những quy tắc, chuẩn mực đạo đức của Phật giáo có những nét
tương đồng với những quy tắc, chuẩn mực nền đạo đức mới và được nhiều
người tin theo, phát huy. Mặc nhiên, họ lấy niềm tin vào Phật giáo làm lẽ sống
của mình, lấy đạo đức Phật giáo làm một trong những chỗ dựa để điều chỉnh
hành vi, hoàn thiện nhân cách, lành mạnh hóa cách ứng xử trong các mối quan
hệ giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với gia đình, cộng đồng và xã hội.
Một trong những nội dung thể hiện rõ đạo đức Phật giáo là Giáo lý Nghiệp.
Vì thế, chúng tôi chọn vấn đề “Quan niệm về Nghiệp của Phật giáo và ý nghĩa
của nó trong giáo dục đạo đức con người Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho
luận văn thạc sỹ chuyên ngành Tôn giáo học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Đạo Phật là một tôn giáo có quá trình tồn tại cùng dân tộc hơn hai ngàn
năm. Xét ở bất cứ bình diện nào, Phật giáo đều có những tham gia, đóng góp
hữu ích cho sự phát triển của đất nước và dân tộc Việt Nam. Vì thế, từ lâu, Phật
giáo đã trở thành một đối tượng thu hút nhiều nhà nghiên cứu. Do đó, có rất
nhiều công trình trong và ngoài Phật giáo nghiên cứu đạo Phật từ nhiều phương
diện, với nhiều mục đích khác nhau. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,
chúng tôi chỉ nêu các công trình nghiên cứu tiêu biểu và các hướng nghiên cứu
chủ yếu có liên quan như sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu về Đạo đức Phật giáo có các tác phẩm:
- Hòa thượng Thích Đức Nghiệp với Đạo Phật Việt Nam ( Nxb TP.Hồ Chí
Minh ấn hành năm 1995).
Trong công trình nghiên cứu này, Hòa thượng đã dành 60 trang đề cập đến đạo
đức học Phật giáo. Tác giả khẳng định, Đạo đức học Phật giáo có thể coi như
một khoa học nhân bản mà trong đó “giới luật” và “bát chính đạo” làm nền tảng
trong việc xây dựng và hoàn thiện đạo đức, nhân cách con người, con người mà
tốt thì xã hội mới có đạo đức. Theo tác giả, đạo đức học Phật giáo nhằm mang
lại giác ngộ và giải thoát, hạnh phúc và tự do cho một xã hội nhân bản nói riêng
và cho toàn thể thế giới loài người nói chung.
- Công trình nghiên cứu của nhiều tác giả: Đạo đức học Phật giáo, (Viện
Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn hành, TP.Hồ Chí Minh, năm 1995) là tập
4
sách tập hợp những bài viết của nhiều tác giả tại cuộc Hội thảo khoa học do
Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam tổ chức. Tất cả các bài viết đều nêu bật
được những nội dung cơ bản và tính ưu việt của Đạo đức học Phật giáo. Vì vậy
theo các tác giả, bảo tồn và phát huy những giá trị của Đạo đức Phật giáo là góp
phần vào việc để bảo tồn truyền thống văn hóa của dân tộc.
- Cuốn sách của Đại đức Thích Nhật Từ: Các nguyên tắc đạo đức của Phật
tử tại gia. Là công trình nghiên cứu gồm có mười tám chương, một trăm điều
nói về văn hóa ứng xử trong các quan hệ của cuộc sống dành cho các Phật tử tại
gia và sự cần thiết áp dụng các nghiên tắc đạo đức này vào cuộc sống hàng
ngày. Các điều này được tác giả trình bày giản dị, dễ hiểu. Đối với các Phật tử
có niềm tin với Phật pháp, theo tác giả thì những nguyên tắc ấy là hành trang để
con người tự hoàn thiện nhân cách cá nhân, đem lại hạnh phúc gia đình và ổn
định xã hội.
- Luận án Tiến sỹ Triết học của Đặng Thị Lan: Đạo đức Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam, là công trình nghiên cứu đã nêu
được một số nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo đến con người Việt Nam. Tác giả cũng đã đưa ra một số giải pháp để
phát huy những mặt tích cực và hạn chế những mặt tiêu cực của đạo đức Phật
giáo.
Thứ hai: Đề cập những ứng dụng thiết thực của Phật giáo trong đời sống
- Hòa thượng Thích Thanh Từ Phật giáo với dân tộc, (Nxb TP.Hồ Chí
Minh ấn hành, năm 1992). Trong phần I của công trình nghiên cứu này, tác giả
đã nêu rõ đạo Phật chung sống với người dân Việt Nam hơn 20 thế kỷ, là sợi
dây liên lạc đã thắt chặt đạo Phật với dân tộc Việt Nam thành một khối bất khả
phân ly. Tư tưởng Đạo Phật đã thấm nhuần tinh thần dân tộc và bởi sự liên hệ
mật thiết này, người dân Việt Nam coi đạo Phật là đạo của tổ tiên truyền lại. Từ
buổi đầu dựng nước đến cuối thời Trần, các thiền sư Phật giáo đã có sự đóng
góp quan trọng trong công cuộc cứu quốc và xây dựng đời sống chính trị, văn
hóa. Sự có mặt của Phật giáo chẳng những giúp cho nhà vua một đường lối
chính trị sáng suốt mà còn hướng dẫn dân tộc tiến cao trên con đường văn minh,
đạo đức. Những vị Thiền sư trong thời ấy chẳng những thâm đạt về đạo lý xuất
thế mà còn thấu hiểu các tổ chức xã hội, đem lại an lạc thực tế cho dân tộc…
5
Cũng trong phần này, tác giả đã phân tích và chứng minh bằng những dẫn chứng
thực tế, cụ thể trong văn học dân gian và văn chương bác học để nói lên Phật
giáo thích hợp với tinh thần dân tộc Việt Nam; vì theo tinh thần Phật giáo Đại
thừa là tùy cơ bao dung nên nó phù hợp với phong tục, tập quán và tín ngưỡng
của người Việt.
Trong Phần II của cuốn sách, tác giả đã lược qua một số giáo lý như: Luân
hồi, Vô ngã, Giải thoát trong đạo Phật để nêu bật luân lý trong Phật giáo là lấy
giải thoát làm mục đích, tức là biết quý trọng tự do của con người, con người tự
do là con người sống trong đất nước có tự do, đất nước có văn minh, quốc gia
tiến bộ và con người tự do là con người không bị ràng buộc bởi những hận thù,
tù tội, v.v.
- Trong Luận án tiến sĩ Phật học, Lý thuyết nhân tính qua kinh tạng Pali
của Thượng tọa Thích Chơn Thiện đã diễn giải và phân tích giáo lý Duyên khởi
của Đức Phật và trình bày một cách hệ thống những lời Đức Phật dạy qua kinh
tạng Pàli là “Lý thuyết về nhân tính” làm cơ sở xây dựng môi trường văn hóa,
giáo dục mới. Trong luận án này, tác giả không chỉ đề cập đến lý thuyết nhân
tính do Đức Phật dạy, mà còn chỉ rõ con đường giải phóng các vấn đề khủng
hoảng cá nhân và khủng hoảng xã hội trong xã hội hiện đại.
Thứ ba: Trình bày thuyết Nghiệp như một bộ phận trong hệ thống giáo lý
đạo Phật và ý nghĩa của nó.
- Đề cập đến nội dung trên, trong công trình nghiên cứu Định Nghiệp trong
Phật giáo (Nxb Tôn giáo, Hà Nội) của Hòa thượng Thích Thiện Siêu, tác giả đã
so sánh giữa thuyết Định mệnh và Định nghiệp trong Phật giáo. Theo đó, tác giả
khẳng định, Định Nghiệp hoàn toàn không phải là Định mệnh, xem bề ngoài thì
có phần tương tự như: Gieo nhân nào thì gặp quả ấy, gieo gió thì gặp bão, nhưng
thực sự thì Định mệnh theo quan niệm chung là cái cố định, con người phải chấp
nhận số mệnh không thể thay đổi, như trong tác phẩm truyện Kiều có câu: “Bắt
phong trần phải phong trần, cho thanh cao mới được phần thanh cao”. Còn về
Nghiệp từ nhân đến quả còn phụ thuộc vào nhiều duyên và không phải do sự sắp
đặt bên ngoài. Nghiệp là tự con người chủ động và nó không phải là cái gì cứng
nhắc, bất di bất dịch, trái lại nó vẫn là pháp vô thường chuyển biến và chuyển
biến theo ý chí mạnh hay yếu, tốt hay xấu của con người. Trong công trình
nghiên cứu này, Hòa Thượng còn trình bày khái niệm về nghiệp, tính chất
6
Nghiệp, thể tính của Nghiệp, các loại Nghiệp theo tinh thần Câu xá luận, Luận
Bà Sa của Phật giáo Đại thừa. Qua đó, tác giả nêu ra sự khác biệt giữa con người
với con người về đời sống vật chất, tinh thần, cũng như môi trường sống; và tác
giả chỉ rõ: nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự khác biệt ấy là do tính chất sai biệt
của các loại Nghiệp.
- Cuốn sách Triết lý về Nghiệp của Hòa thượng Thích Hộ Tông (Nxb Sài
Gòn, năm 1974) là công trình nghiên cứu trình bày quan niệm về Nghiệp của
Phật giáo, theo hệ phái Nguyên thủy một cách rất tỷ mỷ. Cụ thể là, trong công
trình này, tác giả đã làm rõ những vấn đề sau: Nghiệp là căn bản, Nghiệp là giai
đoạn đầu tiên có quan hệ trọng yếu đến sự tồn tại cũng như cảnh giới tái sinh
của sinh mệnh. Nghiệp không làm gì được người, chính người tạo Nghiệp. Như
nước thì mát, lửa thì nóng; nếu mó vào nước thì nước cho mát theo phận sự của
nó, lửa cũng cho nóng theo phận sự của nó, chỉ tùy người tự mó cảm nhận mà
thôi.
- Tìm hiểu Phật giáo nguyên thủy (Nxb Tôn giáo, năm 2004) của Thượng
tọa Thích Hạnh Bình là công trình nghiên cứu mà tác giả đã dành toàn bộ phần
hai của tác phẩm để nghiên cứu quan điểm về Nghiệp của Phật giáo nguyên
thủy, theo tinh thần “Kinh Tiểu nghiệp phân biệt và Đại nghiệp phân biệt”.
Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày một cách khái quát nhất nhân sinh quan
Phật giáo và vũ trụ quan Phật giáo qua giáo lý Nghiệp.
- Nàrada Thera với “Đức Phật và Phật pháp” (Phạm Kim Khánh dịch, Nxb
Tôn giáo, năm 1999). Trong công trình nghiên cứu này, tác giả đã dành từ
chương 18 đến chương 31 nói về Nghiệp. Tác giả đã trình bày giáo lý Nghiệp
theo quan điểm Phật giáo nguyên thủy thông qua sự phân tích các khái niệm về
Nghiệp và Nghiệp báo, sự báo ứng của Nghiệp, tính chất của Nghiệp, do đâu có
tái sinh, những cảnh giới tương ứng, Nghiệp báo và tái sinh đối với người
phương Tây.
Ngoài ra, còn nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận văn như
trong Phật học phổ thông, Phật học khái luận, Phật học khái lược v.v. mà tác
giả bản luận văn này không trình bày được hết.
Có thể nói, các tác phẩm, bài viết trên đã nghiên cứu Phật giáo từ những
buổi đầu du nhập, trải qua quá trình cải biến và hòa hợp với dân tộc Việt Nam,
7
cùng những ứng dụng của Phật giáo trong đời sống xã hội. Riêng ứng dụng nội
dung Giáo lý Nghiệp vào giáo dục đạo đức con người Việt Nam thì chưa được
nghiên cứu một cách cụ thể và có hệ thống. Do vậy, trong luận văn này, Giáo lý
Nghiệp Phật giáo sẽ được nghiên cứu và trình bày trên tinh thần có những điểm
tương đồng với những chuẩn mực đạo đức truyền thống dân tộc và được giới
thiệu như một phần giáo lý cốt yếu của đạo đức Phật giáo và dừng lại ở phạm vi
nêu một số tác dụng của nó. Trên tinh thần kế thừa và phát huy những thành quả
trên, tác giả bản luận văn sẽ trình bày Giáo lý Nghiệp Phật giáo thật khách quan,
tôn trọng tính khoa học và nêu bật vai trò của nó trong việc giáo dục đạo đức ở
nước ta hiện nay. Hy vọng, kết quả của luận văn sẽ góp thêm một phần nhỏ vào
công cuộc chung xây dựng một nền đạo đức lành mạnh, trong sáng như những
gì đức Phật đã giảng dạy và Phật giáo đã thể hiện trong suốt hai ngàn năm qua
cùng lịch sử thăng trầm nhưng vinh quang của dân tộc.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Thông qua việc nghiên cứu và trình bày một cách có hệ thống quan niệm
về Nghiệp của Phật giáo để từ đó vạch ra ý nghĩa của nó trong việc giáo dục đạo
đức con người Việt Nam hiện nay.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Trình bày khái luận giáo lý Nghiệp Phật giáo, một trong những nền tảng
Đạo đức Phật giáo một cách khoa học nhưng gần gũi, bình dân, dễ hiểu và mang
tính thực tiễn.
- Trình bày một số khái niệm cơ bản về giáo dục và đạo đức,thực trạng đạo
đức hiện nay và sự cần thiết của việc quan tâm giáo dục Phật giáo trong toàn xã
hội.
- Tổng hợp và phân tích những giá trị thực tiễn của giáo lý Nghiệp, để
khẳng định nó có thể góp phần hoàn thiện đạo đức trong thời đại mới và đưa ra
một số giải pháp nhằm phát huy giá trị tích cực của giáo lý Nghiệp Phật giáo,
đối với giáo dục đạo đức hiện nay ở nước ta hiện nay
8
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1 Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh
về Tôn giáo và đạo đức tôn giáo; đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và
Nhà nước ta về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
4.2 Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp duy vật biện chứng của Triết học
Mác-Lênin. Phương pháp nghiên cứu của chuyên ngành tôn giáo học, đồng thời
kết hợp với một số phương pháp nghiên cứu khác như: Phương pháp tổng hợp -
phân tích, đối chiếu - so sánh, v.v
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu
- Các hệ tư tưởng, tôn giáo và triết phái Ấn Độ cổ đại đều có những nét
chung khá rõ rệt. Những nét chung đó tập trung vào một số điểm và hướng đến
mục đích là khẳng định phương pháp giúp con người thoát khỏi cuộc sống hạn
chế và khổ đau. Giáo lý Nghiệp là một trong những nét chung ấy. Tuy nhiên,
Giáo lý Nghiệp trong hệ thống Giáo lý Phật giáo, ngoài những nét chung, cũng
có những nét đặc thù và khác biệt so với những hệ tư tưởng, tôn giáo và triết
phái khác. Như lời Luận sư Buddhaghosa phát biểu khi so sánh hai quan điểm
Nghiệp lực khác nhau của Phật giáo và Kỳ na giáo: “Phật giáo ví như con sư tử
vậy. Khi kẻ đi săn nhắm bắn vào con sư tử, thì con sư tử dũng mãnh xông vào
kẻ đi săn. Người Phật tử nỗ lực diệt khổ não, biết rõ phương pháp diệt khổ não
là diệt trừ căn nguyên của khổ não (chứ không phải cái bên ngoài căn nguyên
ấy)” [12, tr.32]. Vì vậy, người viết sẽ trình bày Giáo lý Nghiệp theo quan điểm
Phật giáo.
Đối tượng thứ hai cần nghiên cứu phân tích giáo lý Nghiệp và đặc diểm của
Nghiệp để giúp mọi người có cái nhìn toàn diện hơn, tin giáo lý nghiệp giúp con
người củng cố niềm tin và ra sức vun bồi những thiện căn tốt lành cho mình
nhàm đem lại lợi ích cho bản thân, cộng đồng và xã hội.
9
Đối tượng thứ ba cần nghiên cứu là ảnh hưởng của giáo lý Nghiệp Phật
giáo với đạo đức truyền thống của dân tộc để làm nổi bật những giá trị thiết thực
của nó đối với đời sống con người và xã hội cũng như ý nghĩa của giáo lý
Nghiệp trong việc giáo dục đạo đức con người Việt Nam ngày nay.
5.2. Phạm vi nghiên cứu
Giáo lý Nghiệp theo quan điểm Phật giáo không có tính cơ giới và định
mệnh. Nó coi trọng ý chí tự do của con người và đề cao nỗ lực cá nhân. Nói
cách khác, giáo lý Nghiệp của Phật giáo có một sức mạnh không những góp
phần chi phối diễn biến đời sống con người, mà còn thông qua con người, chi
phối diễn biến của vũ trụ. Nghiệp lực chính là quy luật của nhân quả báo ứng, là
quy luật đạo đức. Vì sự vận hành của Nghiệp lực quan hệ với nhiều nhân, nhiều
duyên, cho nên lý trí con người khó lường hết được. Trong phạm vi luận văn,
người viết chỉ khai thác một số khía cạnh của giáo lý Nghiệp trên tinh thần Phật
giáo Đại thừa và một số điểm của Phật giáo Nguyên thủy, ảnh hưởng và vai trò
của Nghiệp đối với việc bồi dưỡng nếp sống đạo đức con người. Trên cơ sở đó,
rút ra những bài học kinh nghiệm quý báu và tầm quan trọng của học Giáo lý
Nghiệp đối với từng cá nhân và xã hội, trong việc hình thành nếp sống đạo đức
và xây dựng nền đạo đức lành mạnh, tốt đẹp ở nước ta hiện nay.
6. Đóng góp của luận văn
Với việc trình bầy những nội dung chủ yếu và những giá trị thực tiễn nổi
bật của Giáo lý Nghiệp trong đời sống người dân Việt Nam, luận văn mở ra một
hướng tiếp cận mới đối với người học Phật.
Luận văn có thể ứng dụng vào thực tiễn góp phần xây dựng một nền đạo
đức đậm đà bản sắc dân tộc vừa mang tính hiện đại.
Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo giảng dạy.
7. Kết cấu luận văn
Luận văn ngoài các phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo,
phần Nội dung có 2 chương (với 8 tiết):
- Chương 1: Quan niệm về Nghiệp của Phật giáo (với 4 tiết).
- Chương 2: Ý nghĩa của giáo lý Nghiệp trong việc giáo dục đạo đức con
người Việt Nam hiện nay (với 4 tiết).
10
CHƯƠNG 1
QUAN NIỆM VỀ NGHIỆP CỦA PHẬT GIÁO
1.1. Khái niệm và một số vấn đề về Nghiệp
1.1.1. Nghiệp là gì?
Mong muốn của các nhà tư tưởng Ấn Độ là tìm ra một đáp án thỏa đáng
cho những vấn đề liên quan đến con người. Vấn đề này trong thời đại chúng ta
vẫn có tính thời sự cao. Những vấn đề cụ thể như: tại sao có người sung sướng
trong khi có người lại đau khổ, người xấu xí đứng cạnh người đẹp đẽ, người
sống thọ phải chứng kiến sự ra đi của người chết trẻ, người gặp không ít rủi ro
so đo với người luôn có may mắn Vì vậy, họ, những nhà tư tưởng, đã có hoài
vọng xây dựng một nền “triết học trẻ mãi”, một thứ triết học mà mọi người đều
cần đến. Nền triết học ấy có bốn đặc điểm:
- Một là, nền triết học ấy đưa nhân loại đạt đến một trạng thái thực tại
không sai biệt ở đàng sau thế giới hiện tượng muôn vàn sai biệt (theo Ấn giáo:
Brahman; Phật giáo: Niết bàn, Chân như, Phật tính; Đạo giáo: huyền trong cái
huyền, cái khởi đầu của vạn vật).
- Hai là, mọi người đều có thể nắm bắt được thực tại ấy bằng cảm quan
thông thường, không phải bằng tư duy logic; bằng trí tuệ trực nghiệm không
phải bằng cảm quan. Ví như muốn hiểu được ánh sáng thì phải hòa nhập vào
ánh sáng chứ không nhận thức về ánh sáng thông qua ánh sáng của người khác.
- Ba là, cái Ta thật mà tôn giáo gọi là cái Ta vũ trụ sáng suốt, trùm khắp,
thanh tịnh và không còn phiền não là đối tượng ưu tiên đạt được của nền triết
học trẻ.
- Bốn là, nền triết học trẻ này chủ trương mọi người phải quay về cái Ta
thanh tịnh và sáng suốt. Đó là một sự trở về có ý thức và hành động thực tế:
sống đạo đức, hướng thượng, vô ngã, vị tha để dần trở thành người hoàn thiện.
Ý nghĩa nhân sinh của nền triết học trẻ này được đánh giá không bằng tiền
của, danh vọng mà trước hết là bằng mức độ hoàn thiện nhân cách. Và bốn đặc
tính vừa nêu đã phản ánh khá chính xác giá trị của các tôn giáo và triết học Ấn
Độ [10, tr.3-4].
11
Để có thể tìm lại được những giá trị tinh thần, tâm linh, đạo đức bị đánh
mất trong quá trình truy tìm những giá trị vật chất, con người phải trải qua quá
trình thực nghiệm tâm linh (không phải quá trình tiếp nhận kiến thức về thực
tại). Và đây là phương cách mà người Ấn Độ sử dụng để bổ sung cái nhìn hạn
hẹp của họ về thế giới (theo nhà Phật thì gọi là văn - tư - tu). Thực nghiệm tâm
linh hàm nghĩa con người là một chủ thể hòa nhập vào đối tượng để nhận thức
nó một cách đúng đắn và đúng như nó. Và các tôn giáo ở Ấn Độ như Phật giáo
và Ấn giáo đã tiếp thu một cách sáng tạo triết lý này. Vì thế, xét về cơ bản, các
tôn giáo ở Ấn Độ đều có những điểm giáo lý tương đồng: thuyết Nghiệp, thuyết
giải thoát, thuyết về một linh hồn thường tại, thuyết nhân sinh là khổ và lý tưởng
về một cuộc sống đạo đức.
Nói về Nghiệp (Kamma) là một đề tài nghiên cứu lớn của các nhà triết
học và tôn giáo, Phật giáo cũng không ngoại lệ. Nó luôn luôn là đề tài được thảo
luận của nhiều nhà nghiên cứu, là vấn đề quan tâm của nhiều người, như con
người từ đâu sinh ra và sẽ đi về đâu sau cuộc sống này; tại sao có hạng người
sinh trưởng trong cung điện nguy nga, giàu sang vinh hiển, trí tuệ xuất chúng,
đạo hạnh thanh cao, thân hình tráng kiện, trong khi ấy có kẻ khác lại phải chịu
sống trong cảnh cùng đinh, cơ hàn khốn khổ?; tại sao có người là tỉ phú mà lại
có người cơm không đủ ăn, áo không đủ mặc?; tại sao có người thông minh
tuyệt vời và có kẻ tối tăm ngu muội? Tại sao người này được sinh ra với bẩm
tính hiền lương của các bậc thánh nhân, người khác lại sẵn nếp hung dữ từ khi
lọt lòng mẹ ?; tại sao có hạng thần đồng, thông suốt nhiều thứ tiếng, nhiều phép
toán, có hạng thần đồng về khoa hội họa, văn chương, âm nhạc…?; tại sao có
những trẻ con vừa sinh ra đã mù, điếc, câm, ngọng hoặc hình thể kỳ dị?; tại sao
có những trẻ em vừa mở mắt chào đời đã hưởng mọi phúc đức, sung sướng và
có em lại bị xem như một tội khổ? Phải chăng có những nguyên nhân nhất định
tạo nên sự chênh lệch trong thế gian?; nếu không, những bất đồng kể trên hẳn là
những hiện tượng ngẫu nhiên xẩy ra hoàn toàn do sự may rủi.
Đạo Phật không tin vào sự may rủi và không chấp nhận giải thích bằng sự
ngẫu nhiên, may rủi. Trong thế gian này, không một điều gì xảy đến cho một
người nào mà không có nguyên nhân. Quả vui, quả khổ của những người đang
gặt hái đều sinh ra do những nhân tốt hay xấu đã tạo ra hoặc trong kiếp hiện tại
12
hoặc trong kiếp quá khứ. Nhưng với lý trí phàm tục, với sự hiểu biết tùy thuộc
nơi giác quan của vật thể, ta không dễ gì thấu triệt những nguyên nhân vô hình
và phức tạp của guồng máy thế gian. Ta chỉ thấy biểu hiện trước mắt, cái đang
trổ quả mà không thể thấy được tất cả những nguyên nhân vi tế đã sinh quả ấy vì
nhân kia không phải hoàn toàn phát sinh trong kiếp hiện tại mà có thể đã nảy
sinh, hình thành từ vô lượng kiếp trước.
Một số tín ngưỡng tôn giáo chủ trương rằng, tất cả sự khác biệt trong đời
đều do một nguyên nhân duy nhất là sự quyết định tối cao của ĐấngTạo Hóa.
Đức Phật không chấp nhận có một Đấng Tạo Hóa toàn tri, toàn năng tạo ra càn
khôn, vũ trụ.
Những nhà bác học hiện thời thì căn cứ trên những nhận thức của ngũ quan
cho rằng, sự bất đồng kia do những nguyên nhân vật lý và hóa học hỗn hợp, do
truyền thống và di truyền, v.v .
Chúng ta phải thừa nhận rằng, các hiện tượng lý-hóa mà nhà khoa học hiện
đại nêu lên đã giải thích một phần vấn đề. Tuy nhiên, các hiện tượng lý-hóa ấy
không thể là nguyên nhân duy nhất quyết định sự khác biệt giữa các cá nhân.
Nếu thuyết truyền thống hoàn toàn là đúng, nếu con cái nhất định phải giống cha
mẹ, thì sẽ giải thích thế nào trường hợp hai em bé sinh đôi: Hưởng thụ một sinh
khí, một thứ gien của cha mẹ, được nuôi dưỡng giống nhau, tại sao bẩm tính của
mỗi em lại khác, trí tuệ và tính nết lại càng khác biệt. Thuyết truyền thống
không đủ để giải thích chỗ uẩn khúc sâu rộng của vấn đề chênh lệch trong đời.
Đúng ra, thuyết này giải thích những chỗ giống nhau nhiều hơn là chứng minh
những điểm dị biệt.
Phật giáo cũng thừa nhận có phần ảnh hưởng của yếu tố truyền thống,
nhưng cho rằng như vậy là không đủ. Phật giáo bổ sung vào đấy Giáo lý Nghiệp
báo, tức là sự tổng hợp các hành động trong quá khứ và hiện tại. Chính chúng ta
phải lãnh phần trách nhiệm về những hành động của chúng ta trong quá khứ và
gặt hái sự an vui hay khổ đau trong hiện tại. Chúng ta là người xây dựng tương
lai của ta, chính ta tạo cái mà thế gian gọi là “định-mệnh”.
Quan điểm về Nghiệp được lý giải, phân tích qua từng giai đoạn phát triển
Phật giáo, có tính kế thừa và phát triển riêng của từng Bộ phái. Nhưng cho dù lý
giải thế nào đi nữa, điểm lý giải chung nhất của các phái đề cập đến Nghiệp là
13
sự giải thích mỗi quan hệ giữa Nhân và Quả, là đề cao tinh thần trách nhiệm cá
nhân và bình đẳng trong mối quan hệ Nhân và Quả, nêu cao tinh thần độc lập và
sự nỗ lực của cá nhân. Đó là những điều kiện cơ bản để cá nhân thoát khỏi sự nô
lệ ý thức, vươn tới đời sống hạnh phúc, là nhân tố để xây dựng đời sống đạo đức
và trật tự xã hội. Vì người có ý thức về Nghiệp lực là người có tinh thần trách
nhiệm đối với cá nhân và tập thể, là yếu tố cơ bản để ngăn chặn những hành vi
phạm pháp. Như vậy, Nghiệp trong Phật giáo có yếu tố tích cực trong việc xây
dựng một nếp sống có đạo đức, giúp con người có cuộc sống bình an, xây dựng
một gia đình hạnh phúc và một xã hội thịnh vượng, có trật tự, kỷ cương.
Vậy Nghiệp là gì ?
Chữ Nghiệp dịch từ chữ Karma (Sanskrit) hay Kamma ( Pali).
Kamma có nghĩa là: hành động, hành vi hay sự tạo tác. Tuy nhiên hành
động, hành vi hay sự tạo tác này có hai trường hợp là hành động có chủ ý và
hành động không có chủ ý. Theo Phật giáo, chỉ có những hành động tạo tác có
chủ ý mới thành Nghiệp còn hành động vô ý thì không có Nghiệp.
Như vậy, Nghiệp không phải là những hành động của thân, khẩu, ý đơn
thuần mà cái quyết định tạo Nghiệp là có chủ ý .
Trong Kinh Annguttana - NiKaya Đức Phật dạy “Này các Tỳ khiêu Như
Lai xác nhận rằng Tư-tác chính là Nghiệp”. Tư-tác này chính là Tư-tâm-sở.
Từ đó rút ra định nghĩa: Nghiệp là những hoạt động có chủ ý của thân,
khẩu, ý hay Nghiệp là những hành động của thân, khẩu, ý được dẫn đầu bởi một
Tư-tưởng hay Tư tâm-sở.
Tư tưởng, lời nói, việc làm thường theo ý muốn mà phát khởi. Phật giáo
gọi ý muốn hay ý chí ấy là Tư-tác. Tất cả những hành động có Tư-tác, biểu hiện
nơi thân, khẩu hay ý, đều tạo Nghiệp. Tất cả những hành động có Tư-tác thiện
hay bất thiện đều tạo Nghiệp. Những hành động không cố ý, không có chủ tâm,
mặc dầu đã biểu hiện bằng lời nói hay việc làm, đều không tạo Nghiệp. Tư-tác là
yếu tố tối quan trọng để tạo Nghiệp.
1.1.2. Thích nghĩa
Đạo Phật có một quan niệm rộng về hành động. Vì thế, quan niệm về
Nghiệp của Phật giáo cũng hàm chứa ý nghĩa rộng tương tự.
14
Theo Phật giáo, hành động của mỗi cá nhân đều xuất phát từ thân, khẩu và
ý. Hành động ở nơi thân, thường được gọi là việc làm, và một việc làm có dụng
tâm được gọi là Thân-nghiệp (Nghiệp của thân). Lời nói có chủ ý thì gọi là
Khẩu-nghiệp (Nghiệp của miệng), và có dụng tâm thiện hay ác là Ý-nghiệp (mặc
dù ý nghĩ đó chưa thành lời nói hay hành động). Tuy nhiên, mọi hành động, dù
là thân làm, miệng nói, hay ý không phải đều gọi là Nghiệp cả, mà chỉ có những
hành động có dụng tâm hay chủ ý mới gọi là Nghiệp. Nghiệp luôn luôn được bắt
nguồn từ những tạo tác của tâm (ý) thông qua những hoạt động của thân, miệng
và ý, gọi chung là Tam-Nghiệp. Nói như thế, chúng ta phải hiểu rằng, hành động
có Tư-tác (có chủ ý) mới gọi là Nghiệp và hành động không có Tư-tác thì không
gọi là Nghiệp (chỉ gọi là hành động duy tác). Ví dụ, khi một cá nhân lập một kế
hoạch, họ đã khởi sự cho việc hình thành ý nghiệp. Dần dần, để biến kế hoạch
thành hiện thực, cá nhân này phải tiến hành một số việc làm, dẫn đến sự hình
thành thân-nghiệp và khẩu-nghiệp đồng hình thành. Đây là ví dụ đơn giản. Nếu
xét kỹ, cả ba Nghiệp về thân-khẩu-ý được hình thành cách nhau không xa về
khoảng cách thời gian, có thể nói khoảng cách này rất ngắn, thậm chí nhận thức
đơn thuần của chúng ta không thể nhận biết. Tuy nhiên, một số nhận định từ
trước đến nay vẫn thiên về tính chủ đạo của ý-nghiệp trong việc hình thành thân-
nghiệp và khẩu-nghiệp.
Vậy Tư-tác (Cetenà) là gì ?
Tư là: ý chí, ý muốn, ước vọng, chủ ý, cố ý; nó quy tụ và chủ đạo các Tâm-
sở đi kèm để tạo ra tính chất sai khác, đa dạng của các loại Nghiệp. Tư có thể là
thiện, ác, vô-lậu và bất-động.
Ở đây, cần phân biệt Tư-tác không phải là tác-ý. Vì tác-ý vẫn là công năng
làm việc của thức, nó còn muội lược (chưa thành ý nghĩ hay hành động cụ thể)
và không mang trách nhiệm vào luân hồi sinh tử. Còn Tư-tác nó lại mang tính
chất quyết định tạo Nghiệp thiện, ác, dẫn đầu tham gia vào tất cả các hành
Nghiệp của con người.
Chúng ta phân tích bảy biến hành tâm sở để phân biệt tác- ý và Tư-tác.
Bảy biến hành Tâm sở: Xúc, tác-ý, thụ, tưởng, tư, mạng-căn, nhất-tâm.
Xúc: Là sự giao tiếp, xúc chạm, tiếp giáp giữa căn và trần.
Tác-ý: Là khởi ý, hướng tâm đến đối tượng, đưa tâm đến đối tượng.
15
Thụ: Là cảm thụ cảnh, tiếp nhận cảnh. Thường thì có xúc mới có thụ,
không xúc thì không thụ. Thụ chỉ là cảm thụ đơn thuần, tự nhiên, khách quan, là
kết quả dị thục (quả chín nhậm vận và khác thời) của Nghiệp trong quá khứ.
Tưởng: Là nhận biết đối tượng một cách khách quan bằng giác quan,
là cái biết của giác quan hay tri giác. Tưởng chỉ đóng vai trò tiếp nhận, suy đạc,
xác định đối tượng chứ không phán đoán và quyết định trạng thái. Tưởng có thể
đúng, có thể sai, nhưng chưa tạo thành Nghiệp thiện, ác. Nó chỉ đóng vai trò
cung cấp dữ liệu, nên tưởng cũng thuộc về vô nhân dị thục, chỉ là kết quả thụ
động.
Tư: là tâm sở tạo tác, quyết định các hành động của tâm. Nó đóng vai
trò quan trọng nhất trong 51 tâm-sở, có Tư là có Nghiệp. Nó chi phối các
Nghiệp thiện, ác và bất-động. Riêng các tâm Siêu thế, Tư không còn tác dụng,
nó được thay bằng tuệ, vì tâm tại thế có huynh hướng tích lũy Nghiệp, còn tâm
Siêu thế có huynh hướng loại trừ, diệt tận Nghiệp. Tư đóng vai trò tạo tác các
Nghiệp thiện, bất-thiện, bất-động. Nếu Tư bị Vô-minh, Ái-dục điều động thì nó
tạo các Nghiệp trong luân hồi sinh tử. Nếu Tư được trí tuệ soi sáng thì nó tạo các
Nghiệp thiện, bất-động hoặc Siêu thế. Riêng đối với chúng sinh thì, Tư quyết
định cảnh giới trong tương lai ác đạo hay thiện đạo hoặc dục giới, Sắc giới, Vô
sắc giới.
Nhất-tâm: Sự liên tục trên một đối tượng. Tiến trình xúc, thụ, tưởng,
tư cần phải đồng nhất liên tục trên một đối tượng thì mới hoàn tất một lộ trình
tâm nên cần phải có nhất-tâm.
Mạng-căn: Đồng thời mỗi tâm-sở phải có thời gian tồn tại riêng nên
nó cần có mạng-căn. Nếu không có tâm-sở này thì 5 biến-hành-tâm-sở kia sẽ
tiến hành không đồng nhất và không tồn tại trong thời gian cần thiết để xử lý đối
tượng.
Như vậy, trong toàn bộ bảy biến hành tâm sở thì, tâm sở Tư là “nhân” đóng
vai trò quyết định tạo Nghiệp thiện, ác còn xúc, thụ, tưởng chỉ là quả vô nhân dị
thục. Tác-ý dù rất quan trọng nhưng vẫn chưa tạo Nghiệp: Ví như một con tàu đi
đâu tùy thuộc vào bánh lái (tác-ý) nhưng bánh lái bẻ qua bẻ lại mà máy (Tư)
không nổ thì không tác dụng gì.
16
Những điều vừa trình bày trên đây đưa tới hai kết luận quan trọng: Thứ
nhất, chúng ta hàng giờ, hàng phút có thể tạo Nghiệp, bởi vì chúng ta thường
xuyên hoạt động, nói năng và suy nghĩ. Mỗi ý nghĩ, lời nói và việc làm, cử chỉ,
hành động của chúng ta đều có thể tạo Nghiệp, và những Nghiệp này có thể làm
thay đổi cuộc sống của chúng ta hiện nay và mai sau. Kết luận quan trọng thứ
hai, một Nghiệp thiện hay ác, lành hay dữ, nặng hay nhẹ, đều do ở chỗ chủ ý
(dụng tâm).
“Dụng tâm thiện đưa tới quả báo thiện, dụng tâm ác đưa tới quả báo đau
khổ. Cũng như người trồng dưa thì sẽ có cây dưa và quả dưa. Không thể trồng
dưa mà lại được cây đậu. Tất nhiên, trồng dưa vẫn có thể không có dưa ăn, nếu
không biết trồng. Hơn nữa, dù cho có biết trồng thì cũng phải có thời gian nhất
định, cây dưa mới mọc, lớn lên và cho quả. Tạo Nghiệp-ác hay Nghiệp-thiện
cũng như vậy. Nghĩa là phải có đủ nhân-duyên và thời gian thích hợp thì mới có
quả báo thiện hay ác. Vì thế, trong cuộc sống, có người tuy hiện nay tạo ra nhiều
Nghiệp-ác, nhưng vẫn sống sung sướng trong hoàn cảnh giàu sang, là vì người
ấy trong một kiếp trước đã tạo ra nhiều Nghiệp-thiện, đến đời này vừa đúng thời
gian lại có điều kiện thích hợp cho nên được quả báo lành, được hưởng giàu
sang phú quý. Còn những Nghiệp ác anh ta tạo ra trong đời sống hiện tại, thì
chưa đến thời gian chín muồi, lại chưa có nhân duyên thích hợp, cho nên quả
báo ác chưa đến (không phải không đến!” [88, tr.1].
Trong Kinh Majjhima Nikàya, Đức Phật dạy rằng: "Con người là chủ nhân
của Nghiệp, là kẻ thừa tự Nghiệp. Nghiệp là thai tạng mà từ đó con người được
sanh ra; Nghiệp là quyến thuộc, là nơi nương tựa" [7, tr.155]. Như thế, sự hiện
hữu của mỗi con người đồng thời là sự hiện hữu của Nghiệp thiện và bất thiện từ
(vô lượng kiếp) quá khứ. Mỗi cá thể là điểm trung tâm của Nghiệp; ngoài mỗi cá
thể ấy sẽ không có bất kỳ một Nghiệp nào được bàn đến.
1.2. Nguồn gốc và biểu hiện của Nghiệp
1.2.1. Nguồn gốc của Nghiệp
Kỳ na giáo có một quan điểm cơ giới về Nghiệp: nhân biểu hiện ra như thế
nào thì quả biểu hiện ra như thế ấy, bất kể động cơ tâm lý hay dụng tâm của
đương sự như thế nào. Cũng theo giáo phái này, sống khổ hạnh, ép xác, tự làm
17
khổ mình, có thể bù cho Nghiệp ác tạo ra từ đời trước, triệt tiêu Nghiệp ác này.
Đồng thời, đương sự phải kiên trì, không làm gì hết để không còn tạo Nghiệp
mới nữa.
Theo quan điểm Phật giáo, Nghiệp thiện hay ác chỉ có thể hình thành trên
cơ sở động cơ tâm lý của đương sự (tức dụng tâm). Các kinh trong hệ thống
Phật giáo Nguyên thủy gọi dụng tâm là tư-tác. Nói cách khác, tư-tác chính là
Nghiệp. Không có tư thì không có Nghiệp. Suy cho cùng, Nghiệp đời này không
chỉ có nguồn gốc từ những hành động, lời nói, suy nghĩ từ nhiều kiếp trước, mà
còn là nguyên nhân của những Nghiệp báo ở nhiều đời sau. Như câu nói mà
chúng ta vẫn được nghe: muốn biết Nghiệp đời sau, hãy nhìn hành động đời này
và muốn biết hành động đời trước hãy nhìn Nghiệp báo trong hiện tại.
Xét về mặt thời gian và không gian, tìm ra nguồn gốc của Nghiệp là một
việc làm vô cùng khó khăn. Bởi nhiều lý do. Thứ nhất, hành Nghiệp theo đuổi
con người từ kiếp sống này sang kiếp sống khác giống như hoạt động chảy của
một dòng sông, chúng ta không thể suy nguyên được nguồn gốc chính xác của
dòng chảy đó. Thứ hai, tính liên tục của hoạt động Nghiệp. Thông thường,
chúng ta không thể hình dung ra được sự thay đổi nhanh chóng của các sự vật
hiện tượng, do đó, chúng ta thường rơi vào tình trạng bị đánh lừa bởi “ảo ảnh”
về một cái gì không thay đổi. Thực chất, chúng ta chỉ là những đường nét luôn
thay đổi, luôn tái phục hồi bởi những hành động Nghiệp mà chúng ta thường
xuyên tạo ra trong đời này và từ nhiều kiếp sống trước. Thứ ba, tính tiềm năng
của Nghiệp gia tăng theo thời gian. Cả ba lý do trên khiến chúng ta rất khó nhận
thức rõ về nguồn gốc của Nghiệp. Vì thế, Nghiệp được xem như một đối tượng
“thần bí” là vậy, mặc dù, hiện tướng của Nghiệp là sự vật hết sức cụ thể.
Ví dụ như một mũi tên bắn ra sẽ lý giải phần nào những điểm chưa rõ về
nguồn gốc của Nghiệp. Mũi tên bắn ra với lực mạnh hay yếu, nhằm mục đích gì,
ngay từ đầu, chúng ta khó mà hình dung được. Nhưng khi mũi tên hiển hiện nơi
đích đến, xét sự việc trước mắt, chúng ta mới có thể mường tượng ra người bắn
tên đã dùng bao nhiêu lực để đẩy mũi tên và mục đích của người bắn tên là gì.
Tuy nhiên, trong số chúng ta, duy người bắn tên là hiểu rõ lực và đích đến của
mũi tên.
18
Để hiểu một phần về nguồn gốc của Nghiệp chúng ta phân tích ví dụ: Khi
chúng ta nghe một lời khen, chúng ta vui thích và muốn giữ mãi là bắt nguồn từ
tham và bị tham chi phối. Khi nghe một tiếng chê, chúng ta khó chịu và có phản
ứng là bắt nguồn từ sân và bị sân chi phối. Khi nghe một bài hát mà mình không
thích không ghét thì chúng ta lan man nghĩ chuyện này chuyện kia là do chúng
ta bị si chi phối. Cả ba trường hợp này đề có sự tham gia của Tư-tâm-sở là tham,
sân, si. Như vậy, cả ba trường hợp chúng ta đều tạo Nghiệp, động cơ chính để
tạo Nghiệp là Tư.
Tham: Là trạng thái nắm giữ, tâm muốn nắm giữ mãi không muốn nó mất
đi. Trong kinh Tam Chuyển Pháp Luân, Đức Phật gọi là hữu ái.
Sân: Chúng ta không muốn nó tồn tại, muốn hủy diệt, xua đuổi, là không
muốn cho tồn tại nên Đức Phật gọi là phi hữu ái.
Si: Là trạng thái tâm bắt đầu lăng xăng khởi niệm, mặc dù những niệm khởi
này còn chưa rõ nét là tham hay sân. Trạng thái lăng xăng khởi niệm này, Đức
Phật gọi là dục ái, sở dĩ vẫn gọi là ái vì nó là trạng thái muốn nắm bắt cảnh trần.
Dục ái, hữu ái và phi hữu ái gọi chung là tham ái. Như vậy, chúng ta thấy,
tất cả các Nghiệp có nguồn gốc từ tham-ái được biểu hiện là dục ái, hữu ái và
phi hữu ái
Trong định nghĩa về Nghiệp chúng ta biết rằng, Tư chính là Nghiệp, hay
những hành động chủ ý, cố ý là Nghiệp. Những hành động cố ý ấy từ đâu mà
có? Đó chính là nguồn gốc của Nghiệp. Trong Thập-nhị-duyên-khởi kinh văn có
câu:“Duyên vô-minh, hành sinh khởi”.
Hành chính là tư tâm-sở chi phối toàn bộ tâm sinh-lý, vật-lý của con người
trong suốt ba cõi, trong đó Tư-tâm-sở quan trọng nhất vì chính nó tạo Nghiệp.
Nói cách khác, các Nghiệp thiện, ác, bất-động được biểu hiện qua ái, thủ, hữu
đều do vô minh mà có.
Vô minh là : Không sáng suốt, không thấy được thật tướng của vạn pháp;
sự thấy lầm, sự mê lầm, không thấy rõ Tứ-đế.
Từ định nghĩa gốc như vậy, từ thực trạng của vô-minh như vậy, nó chi phối
tâm và trí của chúng sinh, làm cho tâm thì tham, sân, phiền-não-chướng; làm
cho trí thì tà-kiến, kiến-chấp, kiến-thủ, chấp-ngã, sở-tri-chướng.
Như vậy, nói đủ nguồn gốc của Nghiệp chính là Vô-minh và Ái-dục.
19
Nhìn chung, đối với Phật giáo, động cơ tâm lý (dụng tâm, tư-tác) thiện hay
ác là cái quyết định sự hình thành Nghiệp, chứ không cố chấp vào hành vi tạo
Nghiệp bên ngoài. Nói cách khác, Nghiệp, theo quan điểm Phật-giáo, không có
tính cơ giới, định-mệnh. Vì thế, nó coi trọng ý chí tự do của con người và đề cao
nỗ lực đạo đức của con người. Nghiệp có sức mạnh lớn lao, nó không những
góp phần chi phối sự diễn biến của đời sống con người mà còn thông qua con
người, chi phối sự diễn biến của vũ trụ. Có thể nói, Nghiệp chính là cốt lõi của
quy luật nhân quả, quy luật đạo đức.
1.2.2. Biểu hiện của Nghiệp
Biểu hiện của Nghiệp khá phức tạp, chúng ta có thể tạm hình dung Nghiệp
bằng biểu đồ sau đây [12, tr.43].
Vòng 1 (Cực cộng nghiệp)
Vòng 2 (Đại cộng nghiệp)
Vòng 3 (Quốc gia-dân tộc cộng nghiệp)
Vòng 4 (Địa phương cộng nghiệp)
Vòng 5 (Gia đình cộng nghiệp)
Vòng 6 (Cực bất cộng nghiệp)
Vòng 7 (Tối cực bất cộng nghiệp hay
Biệt nghiệp)
Biểu đồ bảy vòng này miêu tả một cách hình ảnh về Nghiệp và đây là
phương pháp đơn giản và hiệu quả giúp chúng ta hình dung về Nghiệp. Biểu đồ
bảy vòng, mỗi vòng tượng trưng cho một phạm vi Nghiệp. Điểm giống nhau
giữa các vòng 1 – 6, đó là tính Cộng Nghiệp (cùng nhận lãnh một loại Nghiệp).
Chỉ riêng vòng 7 là có tính Biệt Nghiệp (không cùng nhận lãnh một loại
Nghiệp). Nói đơn giản hơn, mức độ ảnh hưởng của cộng Nghiệp càng rộng thì
số lượng cá nhân nhận lãnh Nghiệp càng đông và ngược lại. Đồng thời, tính bắt
20
buộc càng chặt hơn trong vấn đề thụ nhận Nghiệp của các cá thể. Một điều
chúng ta cần lưu ý, mỗi cá nhân đều phải nhận lãnh cả hai loại hình thức Cộng
Nghiệp và Biệt Nghiệp. Do đó, biểu đồ trên có thể được nhìn nhận như sự miêu
tả Nghiệp của mỗi cá thể trong các loài sinh vật, kể cả con người.
Vòng một, vòng ngoài cùng, gọi là Cực Cộng Nghiệp. Ngay tên gọi đã
khiến chúng ta nghĩ ngay đến phạm vi ảnh hưởng rộng lớn của vòng Nghiệp
này. Thực chất, khi sinh ra và tồn tại trong vũ trụ này, tùy theo bản chất loài mà
mỗi sinh vật tự hình thành nên một thế giới, phạm trù vũ trụ riêng. Loài người
không thể giống các loài vật khác nếu xét về khái niệm thế giới. Do đó, thế giới
loài người được hình thành hoàn toàn khác với thế giới loài vật. Và vũ trụ quan
của loài người quyết định sự hình thành thế giới vật chất phù hợp với loài người.
Đôi khi, vì chấp thủ, loài người lại nhầm lẫn rằng, các sinh vật khác cũng nhận
thức về thế giới tương tự như loài người đã nhận thức. Nhưng hoàn toàn không
phải thế.
Đối với các cá thể cùng tồn tại trong một thế giới, mặc nhiên, những cá thể
ấy bắt buộc cùng nhận lãnh một loại Nghiệp. Để giải thích điều này, chúng ta
cần hiểu rằng, nhận thức, lời nói, việc làm của mỗi cá thể góp phần quyết định
sự hình thành thế giới, vũ trụ của tất cả những cá thể có cùng nhận thức, chỉ
khác ở hai hành động: lời nói và việc làm. Ngược lại, chính thế giới ấy lại quyết
định bản chất Nghiệp mà mỗi cá thể tồn tại trong thế giới ấy phải cùng nhận
lãnh. Và trong thế giới của mỗi loài, phạm vi vòng Nghiệp này không chỉ có thế.
Ví dụ, loài người có cùng Cực Cộng Nghiệp: tất cả chúng ta đều cần có
không khí, ánh sáng và nước. Nếu thiếu các điều kiện này, chúng ta sẽ không thể
tồn tại được trong thế giới này. Vì thế, chúng ta đã không ngừng phấn đấu để
được hưởng những điều này thường xuyên, tốt đẹp và mãi mãi. Ngoài chúng ta,
một số sinh vật khác cùng tồn tại trong thế giới này, cũng có cực cộng Nghiệp
tương tự. Chỉ khác ở nhận thức, lời nói, việc làm của mỗi sinh vật tác động trở
lại thế giới.
Vòng hai, được gọi là Đại Cộng Nghiệp. Xét về phạm vi ảnh hưởng, Đại
Cộng Nghiệp có mức độ ảnh hưởng hẹp hơn so với Cực Cộng Nghiệp. Và có thể
hiểu, tính bắt buộc của loại Nghiệp này cũng không chặt chẽ như Cực Cộng
Nghiệp. Điểm cần lưu ý, Đại Cộng Nghiệp là của riêng loài người, nghĩa là chỉ
21
là chỉ loài người nhận lãnh và bị hạn chế bởi Nghiệp này. Và Đại Cộng Nghiệp
chính là một trong những biểu hiện của Biệt Nghiệp khi chúng ta so sánh sự thọ
nhận Nghiệp giữa loài người và các loài sinh vật khác đang cùng tồn tại trong
thế giới này.
Việc tìm hiểu về nguyên nhân góp phần hình thành lý tính ở con người sẽ
giúp chúng ta hiểu rõ về Đại Cộng Nghiệp. Trong thế giới này, tuy cùng tồn tại
với những sinh vật khác, nhưng chỉ riêng loài người sử dụng ngôn ngữ, có ý
thức đạo đức, lý trí và năng lực tự giác. Đây là một biểu hiện của Đại cộng
Nghiệp và nó góp phần tạo nên những đặc sắc ở con người. Đặc sắc vì nó tác
động con người tự hình thành sinh vật có lý tính, có đạo đức (cảm tình), sống và
hành động có mục đích.
Nói đến ngôn ngữ (bao gồm chữ viết, lời nói), chỉ có loài người sử dụng
ngôn ngữ. Đó là do nhu cầu trao đổi thông tin, thể hiện quan điểm của loài
người nói chung, hay tính cộng hưởng của Đại Cộng Nghiệp. Tuy nhiên, như
chúng ta biết, mỗi dân tộc lại có hệ thống ngôn ngữ riêng và mỗi dân tộc nếu
không tự nâng cao khả năng ngôn ngữ thì nhu cầu trao đổi thông tin sẽ bị hạn
chế. Cũng vậy, mỗi cá nhân nếu không tự hoàn thiện kiến thức, kho tàng ngôn
ngữ, thì phạm vi tiếp nhận thông tin, thể hiện quan điểm cũng bị hạn chế. Và
trong trường hợp này, tính biệt Nghiệp được biểu hiện.
Ý thức đạo đức được hình thành từ hệ thống những chuẩn mực sống được
số đông con người chấp nhận. Con người ngay khi sinh ra chưa có ý thức này,
mà phải trải qua sự giáo dục, tiếp xúc thực tế, trải nghiệm cuộc sống. Do bởi, hệ
thống chuẩn mực sống, những yếu tố góp phần hình thành đạo đức, cũng do
chính con người mặc nhiên thống nhất với nhau và tạo điều kiện để nó tồn tại
trong xã hội loài người. Đó là những giá trị, chuẩn mức tô đậm bản chất người
trong mỗi chúng ta. Và khi thọ nhận sự giáo dục, tiếp xúc và trải nghiệm, con
người nhận ra những giá trị tốt đẹp của chúng, và rất tự nhiên, họ tham gia vào
quá trình lưu giữ nền đạo đức này. Mặc nhiên, nó tác động trở lại và góp phần
hình thành ý thức đạo đức trong mỗi cá thể.
Một điểm đặc sắc nữa của loài người là con người có lý trí, năng lực tự giác
so với các sinh vật khác thường chỉ hành động theo bản năng và phản xạ. Xuất
phát từ nhu cầu hoàn thiện cuộc sống, con người không ngừng tìm hiểu thế giới
22
xung quanh. Từ nhu cầu ấy, con người tiếp xúc thực tế và thu thập thông tin.
Dần dần, từ những lần thu thập, ý thức thể hiện quan điểm cá nhân, qua trao đổi
thông tin đã kết tập nên một hệ thống tri thức. Con người thống nhất với nhau đó
là kho tàng kiến thức thiết yếu để con người có thể lý giải được thế giới xung
quanh. Thực tế, sự hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên còn rất hạn hẹp,
bằng chứng là kho tàng kiến thức của nhân loại vẫn không ngừng được nhân lên.
Điều này dẫn đến một hệ quả tất yếu, con người lý giải thế giới đơn thuần dựa
trên những tri thức của bản thân mà chưa thể lý giải thế giới đúng như nó là nó.
Tuy nhiên, có một điều chúng ta không thể phủ nhận, đó là con người đã nhận ra
được họ cần phải xuất phát từ sự nhận thức chính bản thân trước đã. Và đây
chính là năng lực tự giác ở con người. Có thể bước đầu, con người chỉ có thể
dựa trên những kiến thức có sẵn để tự tìm hiểu, nhưng khả năng hiểu được bản
thân đúng như nó là đang hình thành trong số đông cá thể. Dần dần, khi nó trở
thành nhu cầu chung của cả loài người, lúc ấy, năng lực tự giác sẽ được nhìn
nhận như một chuẩn mực để con người tự hoàn thiện.
Qua những điều vừa nêu, chúng ta nhận ra rằng, ở cả Cực cộng nghiệp và
Đại cộng Nghiệp đều có sự đan xen giữa Biệt nghiệp và Cộng nghiệp. Nhưng
cũng cần hiểu, vì những tính năng nổi trội của hai loại Nghiệp này mà chúng ta
tạm xếp nó ở vị trí như trong biểu đồ. Và vị trí này chỉ là tương đối, vì vấn đề
này cũng diễn ra ở các vòng Nghiệp còn lại trong biểu đồ. Chúng ta cần quán
triệt điểm này trước khi tìm hiểu những biểu hiện Nghiệp còn lại trong biểu đồ
bảy vòng trên.
Vòng thứ ba tạm gọi là Quốc gia - Dân tộc Cộng nghiệp. Nghĩa là sự cộng
hưởng Nghiệp của toàn thể nhân dân trong một quốc gia, hay cùng một chủng
tộc, dân tộc. Loài người là một sinh vật có tính xã hội cao, cho nên cuộc sống và
hành động của con người cũng bị ảnh hưởng bởi quan niệm chủng tộc, dân tộc
và quốc gia. Đồng thời, mỗi người trong quốc gia đó có cùng quyền lợi và trách
nhiệm. Tuy nhiên, xét về tổng thể, mọi người đều có quyền và trách nhiệm như
nhau, có quan niệm về quốc gia, dân tộc như nhau, nhưng có điểm khác biệt là
tùy vị trí xã hội, nghề nghiệp,… của mỗi người khác nhau mà hình thành điểm
dị biệt. Ví dụ như, mọi công dân Việt Nam đều bình đẳng trước pháp luật, do
đó, họ đều có quyền và trách nhiệm như nhau. Mọi người cũng đồng quan điểm