Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

Đề Tài: Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (264.15 KB, 13 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
02/06/2010
TIỂU
LUẬN
TRIẾT
HỌC
Đề tài : Giải pháp
giáo dục con người
Việt Nam hiện nay
Trần Đăng Khôi
Lớp : 08VLH1
MSSV : 0813055
Điểm

Mục Lục
LỜI MỞ ĐẦU
Lý do chọn đề tài
Từ thập niên 90 trở về đây, xã hội loài người chúng ta đã bắt đầu và đang trải qua nền
văn minh thứ ba – nền văn minh trí tuệ. Hàng loạt nhưng cuộc cách mạng công nghệ trên tất cả các
lĩnh vực, ngành nghề diễn ra mạnh mẽ. Đặc biệt là cuộc cách mạng công nghệ thông tin như :
internet, Website, các mạng xã hội thực tế ảo, những từ điển bách khoa toàn thư trực tuyến đồ
sộ… Sự bùng nổ cả về số lượng và chất lượng của khoa học kĩ thuật đã giúp chúng ta xích lại gần
nhau hơn bao giờ hết trong lịch sử loài người. Nó cũng là nhân tố quyết định giúp khai sinh ra một
nền kinh tế mới, hứa hẹn một tiềm năng phát triển to lớn, và hoàn toàn đủ sức thay thế các hình
thức kinh tế tồn tại trước đó – đó là nền kinh tế tri thức. Có rất nhiều quốc gia trên thế giới đã và
đang áp dụng thành công mô kinh tế tri thức này, đây được xem như là sự lựa chọn tối ưu trong
tương lai. Nắm bắt được tầm quan trọng của mô hình kinh tế trên, đảng và nhà nước ta đã có chủ
trương hướng đến xây dựng nền kinh tế tri thức. Bằng chứng chính là dự án “chính phủ điện tử”
mà chúng ta đang xây dựng. Và thậm chí trong văn kiện đại hội đảng toàn quốc lần IX đã viết : “
…giáo dục và đào tạo,khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu,văn hóa là mục tiêu cuối cùng
của xây dựng và phát triển kinh tế vì xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, con người phát triển


toàn diện…”
Do giáo dục có vai trò rất quan trọng trong nền kinh tế tri thức nên tôi chọn đề tài “
giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay” để làm đề tài nghiên cứu.
Mục đích nghiên cứu
Khái niệm nền kinh tế tri thức. Quan điểm triết học Mac-Lênin. Tầm quan trọng của
việc trang bị tri thức cho con người. Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay.
Kết cấu nội dung đề tài
Chương 1 : khái niệm nền kinh tế tri thức và các đặc trưng nổi bật………………trang 3
Chương 2 : Quan điểm triết học Mác-Lênin về nền kinh tế tri thức………………trang 4
Chương 3 :Tầm quan trọng của việc trang bị tri thức cho con người…………… .trang 4
Chương 4 : Giải pháp giáo dục con người Việt Nam hiện nay……………………trang 6
Chương 1 : khái niệm về “nền kinh tế tri thức” :
“Nền kinh tế tri thức, còn gọi là kinh tế dựa vào tri thức (KBE - Knowledge - Based
Economy) là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức, trên cơ sở phát triển khoa học và công nghệ cao.
OECD (Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế) dịch nghĩa: "Nền kinh tế tri thức là nền kinh tế ngày
càng phụ thuộc trực tiếp vào việc sản xuất phân phối và sử dụng tri thức và thông tin" (OECD
1996). Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á - Thái Bình Dương (APEC) định nghĩa: "Nền kinh tế tri
thức là nền kinh tế mà trong đó quá trình sản xuất, phân phối và sử dụng tri thức trở thành động
lực chính cho tăng trưởng, cho quá trình tạo ra của cải và việc làm trong tất cả các ngành kinh tế”
(APEC 2000).” (*)
Là hình thái phát triển cao nhất hiện nay của nền kinh tế hàng hóa tư bản, trong đó
công thức hoạt động cơ bản Tiền-Hàng-Tiền được thay thế bằng Tiền- Tri Thức- Tiền và vai trò
quyết định của Tri thức được thể hiện qua các mặt sau đây: Hàm lượng Tri thức trong qúa trình
sản xuất phải chiếm phần quyết định. Theo nhiều học giả thì hàm lượng này phải chiếm ít nhất là
từ 60 đến 65% giá thành sản xuất và ít nhất là 35% giá trị sản phẩm. (Các con số này trong một số
ngành công nghiệp then chốt ở Đức hiện nay trung bình là 60 và 30%, ở Hoa Kỳ là 62 và 35%).
Hàng hóa trong kinh tế tri thức là Tri thức. (**)
Nền kinh tế tri thức có 5 đặc điểm nổi bật cần phải có đó là:“ Vai trò quan trọng của
công nghệ cao, đặc biệt là công nghệ thông tin; khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp;
thời gian để tiến hành công nghiệp hóa được rút ngắn; nguồn nhân lực trong xã hội nhanh chóng

được tri thức hóa; cơ cấu kinh tế, hình thức tổ chức xã hội thay đổi cơ bản. Tri thức, thông tin,
công nghệ luôn có vai trò thúc đẩy phát triển sản xuất và vai trò ấy tăng dần cùng với quá trình
phát triển.”
(*) TS. Nguyễn Trần Quế (Viện Kinh Tế và Chính Trị Thế Giới)
(**) Nguyễn Ngọc Thành( )
Chương 2 : Quan điểm của triết học Mác – Lênin về nền kinh tế tri thức:
Kinh tế tri thức là một loại mô hình kinh tế mới, chỉ bắt đầu xuất hiện khoảng 20 năm
trở lại đây, cho nên nó không có trong các tài liệu triết học chủ nghĩa Mác Lê nin trước đó. Nó ra
đời trong bối cảnh nền công nghệ thông tin toàn cầu phát triển mạnh mẽ với tốc độ chưa từng có.
Những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức, dưới góc độ nào, thì công nghệ thông tin vẫn có
vai trò rất quan trọng và là một trong những đặc trưng chủ yếu của nền kinh tế tri thức.Tuy nhiên
đây cũng là điều có thể dự đoán trước được dưới quan điểm triết học Mác – Lênin,Mác đã từng
nói rằng: “khi hàm lượng cơ bắp trong sản phẩm do con người làm ra giảm đến mức cực nhỏ thì
lúc đó sẽ xuất hiện giai cấp công nhân khoa học. ” .Và điều đó đang được chứng minh trong nền
Kinh tế Tri thức. Không những thế nền kinh tế tri thức trong quá trình sinh ra và tồn tại hoàn toàn
tuân theo đúng những quy tắc, phạm trù cơ bản nhất mà triết học Mác – Lênin đã đưa ra.

×