Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 97 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGÔ HỒNG HẠNH



QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ VÀ NHÂN SINH TRONG
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA
NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: TÔN GIÁO HỌC




Hà Nội-2014

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


NGÔ HỒNG HẠNH

QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ VÀ NHÂN SINH TRONG
TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA
NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ


Ngành: Triết học
Chuyên ngành: TÔN GIÁO HỌC
Mã số: 60. 22. 03. 09

LUẬN VĂN THẠC SĨ


NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN TÀI ĐÔNG


Hà Nội-2014


1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3
Chƣơng 1 : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CƠ SỞ HÌNH THÀNH TÍN
NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG
BẮC BỘ 10
1.1 Các khái niệm cơ bản 10
1.1.1 Khái niệm vũ trụ, nhân sinh 10
1.1.2 Khái niệm tín ngưỡng 18
1.1.3 Khái niệm tổ tiên và thờ cúng tổ tiên 23
1.2 Cơ sở hình thành tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ. 25
1.2.1 Nguồn gốc của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên: 25
1.2.2 Cơ sở hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ 30
Chƣơng 2: MỘT SỐ QUAN NIỆM VỀ VŨ TRỤ VÀ NHÂN SINH THỂ
HIỆN TRONG TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI

VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 39
2.1 Quan niệm về vũ trụ 39
2.1.1 Quan niệm về không gian 39
2.1.2 Quan niệm về thời gian 48
2.2 Quan niệm về nhân sinh 53
2.2.1 Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
phản ánh quan niệm về đạo làm người 53
2.3 Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị của
tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện
nay 73

2
2.3.1 Thực trạng hoạt động thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng
Bắc Bộ hiện nay 73
2.3.2 Một số giải pháp cơ bản nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích
cực của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
hiện nay. 76
KẾT LUẬN 85
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 89
















3
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:
Đã từ bao đời nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã trở thành một phần
quan trọng trong cuộc sống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ cũng như ở
nhiều địa phương trên cả nước. Với quan niệm, “chim có tổ, người có tông”,
người Việt luôn nhớ về cội nguồn của mình. Thờ cúng tổ tiên đã trở thành
một phong tục truyền thống, có vị trí hết sức đặc biệt trong đời sống tinh thần
của dân tộc ta. Nó là một trong các thành tố tạo nên bản sắc văn hóa Việt
Nam. Cùng với tiến trình lịch sử của dân tộc, tín ngưỡng này bồi lắng, kết tụ
những giá trị đạo đức quý báu của con người Việt Nam. Trong quá khứ và
trong hiện tại, tín ngưỡng này đã ảnh hưởng không nhỏ tới đời sống của nhân
dân. Với những giá trị ấy, việc nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã
trở thành vấn đề có ý nghĩa lớn đối với chúng ta.
Trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm của lịch sử, hiện nay nước ta đang
ở trong giai đoạn phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa. Chất lượng cuộc sống của nhân dân đã được nâng cao hơn so với các
thời kì trước, tuy nhiên sự may rủi trong nền kinh tế thị trường cùng với đó là
sự phân hóa giầu nghèo trong xã hội và những điều bất hạnh vẫn tồn tại trong
cuộc sống của con người. Khả năng nhận thức của con người vẫn còn quá nhỏ
bé so với thế giới bên ngoài. Chính vì vậy, con người vẫn tìm đến với các yếu
tố tâm linh với xu hướng ngày một đa dạng hơn. Sống trong xã hội càng hiện
đại, con người càng không quên hướng về cội nguồn. Và tìm về cội nguồn
đang là khát vọng của cả xã hội loài người, trong đó có Việt Nam.
Cũng bởi thấm nhuần tư tưởng ấy mà hoạt động thờ cúng tổ tiên

diễn ra rất phổ biến ở nhiều nơi trên mảnh đất hình chữ S. Người ta thờ cúng

4
tổ tiên với tâm lí biết ơn và kính trọng tổ tiên, cùng với đó là sự mong muốn
được tổ tiên che trở, phù hộ cho được yên ấm, gặp nhiều điều tốt lành trong
cuộc sống.
Những hoạt động thờ cúng tổ tiên đã góp phần giữ gìn và phát huy
những giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa như
hiện nay. Tuy nhiên nếu không có một định hướng đúng đắn, người ta có thể
rơi vào tình trạng mê tín dị đoan, gây lãng phí thời gian, tiền bạc của nhân dân
làm ảnh hưởng đến sự phát triển sản xuất và cản trở sự nghiệp xây dựng nền
văn hóa tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc. Vì vậy cần phải có những định
hướng đúng đắn cho các hoạt động thờ cúng tổ tiên được diễn ra một cách
lành mạnh, trên cơ sở tôn trọng tự do tín ngưỡng của nhân dân.
Việc nghiên cứu những quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ sẽ giúp chúng ta
thấy được cơ sở hình thành, tồn tại và xu hướng vận động của loại hình tín
ngưỡng này. Đồng thời đây cũng là một trong những chìa khoá để chúng ta
tìm về cội nguồn của dân tộc. Từ đó có thể đưa ra những định hướng đúng
đắn và phù hợp với nguyện vọng của nhân dân.
Mặt khác, như chúng ta đã biết, đồng bằng Bắc Bộ là vùng đất có lịch
sử hình thành từ lâu đời của người Việt, đây cũng là nơi khai sinh của các
vương triều Đại Việt, đồng thời cũng là nơi bắt đầu của nền văn hóa Đông
Sơn hay Thăng Long – Hà Nội…Nền văn hóa, văn minh Việt từ buổi ban đầu
đã được khai sinh ở nơi đây. Hiện tại, đồng bằng Bắc Bộ cũng là vùng văn
hóa bảo lưu được nhiều giá trị truyền thống hơn cả trên toàn lãnh thổ Việt
Nam. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, vùng văn hóa
này vẫn có những tiềm năng nhất định.
Qua đó có thể thấy rằng, nghiên cứu về quan niệm vũ trụ và nhân sinh
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ là một


5
vấn đề cần thiết trong giai đoạn hiện nay. Những quan niệm ấy chính là nền
tảng của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài:
Là một tín ngưỡng có ảnh hưởng sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần
của người Việt Nam, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã được rất nhiều công trình
nghiên cứu đề cập đến. Xung quanh vấn đề này, có thể kể đến các công trình
như: Việt Nam phong tục của tác giả Phan Kế Bính, Nhà xuất bản thành phố
Hồ Chí Minh, 1995; Phong tục thờ cúng trong gia đình Việt Nam của tác giả
Toan Ánh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1996; Về tôn giáo tín
ngưỡng Việt Nam hiện nay do tác giả Đặng Nghiêm Vạn chủ biên, Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1996; Những khía cạnh triết học trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay của tác
giả Trần Đăng Sinh, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010; Tín
ngưỡng và Văn hóa Tín ngưỡng ở Việt Nam do tác giả Ngô Đức Thịnh chủ
biên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội – 2001; Cơ sở văn hóa Việt Nam của
Trần Ngọc Thêm, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội 1977; Tín ngưỡng làng xã
của Vũ Ngọc Khánh, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1999; Thờ cúng
tổ tiên và lễ tang, ma chay giỗ chạp, nên hiểu như thế nào của Mai Thanh
Hải, Nxb. Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2005…
Ngoài ra, còn nhiều bài viết trên các tạp chí cũng đã đề cập dưới nhiều
góc độ khác nhau về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam như tạp
chí Cộng sản, tạp chí Triết học, tạp chí Tôn giáo… Ngoài ra trên các báo như
báo Điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, báo Lao động, báo Pháp luật, báo An
ninh Thủ đô cũng đã đăng một số bài viết về tín ngưỡng truyền thống này.
Đặc biệt, đã có công trình của tác giả nước ngoài nghiên cứu về vấn đề
này, điển hình là cuốn Về văn hoá và tín ngưỡng truyền thống người Việt của
tác giả Cadiere, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội, 1997, đây cũng là một tư


6
liệu có nhiều giá trị tham khảo. Hay cuốn Các hình thức tôn giáo sơ khai và
sự phát triển của chúng của X.A. Tôcarev, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia
Hà Nội, 1994 cũng đề cập tới tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã tiếp cận tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên dưới nhiều góc độ khác nhau như triết học, tôn giáo học, văn
hóa học, xã hội học…. Trong đó có tác giả nhìn nhận tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên như một tập tục văn hóa và truyền thống đạo đức; Có tác giả nhìn nhận
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên với tư cách là một loại hình tín ngưỡng, tôn giáo;
Có tác giả lại xem tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên như là sự kết hợp giữa yếu tố
tín ngưỡng và cũng là một tập tục văn hóa, truyền thống đạo đức.
Qua đó có thể thấy những công trình trên đây đã đem lại những thành
tựu quan trọng cho việc nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt Nam. Tuy nhiên, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn còn rất nhiều vấn đề để
nghiên cứu. Đặc biệt ở nước ta hiện nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn tiếp
tục giữ vị trí quan trọng trong đời sống của nhân dân. Trên cơ sở tiếp thu
những thành quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, nội dung của luận văn
tập trung đi vào tìm hiểu quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ - một địa bàn mang tính
điển hình của văn hóa truyền thống Việt Nam.
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1 Mục đích:
Trên cơ sở nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt,
luận văn phân tích và làm sáng tỏ quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó đề xuất
một số giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên.

7
3.2 Nhiệm vụ:

Để thực hiện mục đích trên, luận văn cần thực hiện các nhiệm vụ sau:
Một là, trình bày một số khái niệm cơ bản và cơ sở cho việc hình thành
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Hai là, trình bày quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
Ba là, đưa ra một số đề xuất nhằm phát huy những giá trị của hoạt động
thờ cúng tổ tiên trong nhân dân.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tƣợng:
Tôn giáo, tín ngưỡng là một hình thái ý thức xã hội đặc biệt đối với con
người. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, cho đến ngày nay hình thái ý thức xã
hội này vẫn tồn tại và phát triển. Ở nước ta, thờ cúng tổ tiên là một tín ngưỡng
phổ biến, tồn tại từ bao đời nay. Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu về tín
ngưỡng này với các góc độ và phạm vi khác nhau. Tuy nhiên, trong luận văn
này, tác giả tập trung nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Cụ thể, ở đây tác giả đi sâu vào tìm hiểu quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong
tín ngưỡng này.
4.2 Phạm vi nghiên cứu:
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên hiện diện ở nhiều nơi và trong nhiều tộc
người khác nhau ở nước ta. Tuy nhiên, luận văn chỉ tập trung vào nghiên cứu
quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt. Và địa bàn giới hạn là ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Sở dĩ tác giả lựa chọn phạm vi nghiên cứu ở khu vực đồng bằng Bắc Bộ
vì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được biểu hiện tập trung, đầy đủ
nhất ở đây. Mặc dù hiện nay nước ta đang trong quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tuy nhiên người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ vẫn luôn coi trọng

8
việc bảo lưu nhiều giá trị văn hóa truyền thống của cha ông để lại, đặc biệt là
tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Mặt khác, đồng bằng Bắc Bộ là vùng đồng bằng

có lịch sử khai phá vào loại lâu đời nhất nước ta, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt có khởi nguồn cũng chính từ nơi đây. Vì vậy, khi chúng ta tìm
hiểu quan niệm về vũ trụ, nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt, đồng bằng Bắc Bộ sẽ là khu vực điển hình để chúng ta nghiên
cứu.
5. Cơ sở lí luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lí luận
Luận văn được viết dựa trên nền tảng phương luận của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử ,cùng với đó là các quan điểm của Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng cộng sản Việt Nam về tín ngưỡng, tôn giáo. Ngoài ra,
luận văn còn kế thừa những kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước để làm tư
liệu.
5.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để hoàn thành luận văn, tác giả đã sử dụng một số phương pháp như:
- Phương pháp phân tích tài liệu
- Phương pháp quan sát
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp logic kết hợp lịch sử
- Phương pháp quy nạp, diễn dịch…
6. Đóng góp mới về khoa học của luận văn
Một là, luận văn đã cố gắng làm sáng tỏ hơn hai khái niệm “vũ trụ” và
“nhân sinh” từ góc độ triết học. Đồng thời từ cái nhìn của triết học và tôn giáo
học, làm rõ quan niệm về vũ trụ và nhân sinh thể hiện trong tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.

9
Hai là, từ sự tồn tại của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, luận
văn đã đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy hơn nữa những giá trị tốt đẹp
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận văn

Trước hết, từ việc trình bày quan niệm về vũ trụ và nhân sinh trong tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, luận văn đã có
một số luận cứ khoa học học cho việc xác định những giải pháp chủ yếu nhằm
phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những điều chưa hợp lí còn tồn đọng
trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Hai là, luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc
tìm hiểu về tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam, đặc biệt là về tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt.
8. Kết cấu của luận văn:
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
có 2 chương, 5 tiết.

10
Chƣơng 1 : CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ CƠ SỞ
HÌNH THÀNH TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
CỦA NGƢỜI VIỆT Ở ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
1.1 Các khái niệm cơ bản
1.1.1 Khái niệm vũ trụ, nhân sinh
Việt Nam là một quốc gia đã có lịch sử lâu đời với hàng ngàn năm dựng
nước và giữ nước. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, xã hội Việt Nam
đang bước vào giai đoạn phát triển cao nhất từ trước cho đến giờ. Cùng với
dâu bể thời gian, có biết bao điều đã đổi thay trong nhận thức của con người
hiện đại so với lối tư duy truyền thống. Tuy nhiên nhiều quan niệm cổ truyền
vẫn ít nhiều đồng hành cùng dân tộc ta cho đến ngày nay và trở thành một
trong những thành tố của bản sắc văn hoá dân tộc Việt Nam.
Đất nước ta có 54 dân tộc anh em cùng chung sống trên mảnh đất hình
chữ S. Trong đó người Việt (người Kinh) chiếm số lượng đông nhất. Ngay từ
buổi đầu của lịch sử, người Việt đã không ngừng ý thức về sự tồn tại của
mình trong một thế giới chứa đựng biết bao điều bí ẩn. Dần dần, người Việt
đã hình thành những quan niệm của mình về thế giới xung quanh. Và những

quan niệm về vũ trụ hay nhân sinh đã trở thành quan niệm chủ đạo, chi phối
không nhỏ tới đời sống của người Việt.
Người Việt phân bố ở nhiều nơi trong cả nước, tuy nhiên luận văn chỉ
tập trung bàn đến người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ và cụ thể là những quan
niệm về vũ trụ và nhân sinh của người Việt trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt ở nơi đây. Tuy nhiên để hiểu được quan niệm về vũ trụ và
nhân sinh trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc
Bộ, trước tiên chúng ta cần hiểu về khái niệm vũ trụ và nhân sinh.
Vũ trụ là một vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm đến, có nhiều
cách tiếp cận về vũ trụ từ các phương diện khác nhau. Có thể kể đến như:

×