Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

Sự truyền giáo của dòng Tên ở Việt Nam thế kỷ XVII-XVIII

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (916.9 KB, 97 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRIỆU THỊ PHƢỢNG CHUYÊN




SỰ TRUYỀN GIÁO CỦA DÒNG TÊN Ở VIỆT NAM
THẾ KỈ XVII – XVIII




LUẬN VĂN THẠC SỸ
Chuyên ngành: Tôn giáo học







Hà Nội – 2012



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




TRIỆU THỊ PHƢỢNG CHUYÊN




SỰ TRUYỀN GIÁO CỦA DÒNG TÊN Ở VIỆT NAM
THẾ KỈ XVII – XVIII



Luận văn thạc sỹ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90




Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Quang Hƣng




Hà Nội – 2012



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 7
CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÒNG TÊN VÀ VĂN HÓA VIỆT
NAM 7
1.1 Khái quát về Công giáo và dòng Tên 7
1.2. Dòng Tên ở Việt Nam 19
1.3. Vài nét về văn hóa Việt Nam 31
CHƢƠNG 2: SỰ TRUYỀN GIÁO VÀ MỘT SỐ ĐÓNG GÓP CỦA
DÒNG TÊN VỚI VĂN HOÁ VIỆT NAM 41
2.1 Dòng Tên và quá trình hình thành chữ Quốc ngữ 42
2.2 Vai trò của dòng Tên đối với quá trình hội nhập của Công giáo với
tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên 56
2.3 Đóng góp của dòng Tên trên một số lĩnh vực văn hóa – xã hội khác 66
KẾT LUẬN 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC: DANH SÁCH GIÁO SỸ DÒNG TÊN ĐẾN VIỆT NAM
TỪ NĂM 1615 ĐẾN NĂM 1773 89











1



MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Khi tìm hiểu tôn giáo, giới nghiên cứu hiện đại gần đây đặc biệt quan
tâm đến khía cạnh văn hoá của nó. Tôn giáo đƣợc xem là sản phẩm của văn
hoá, nhƣng mặt khác, tôn giáo tác động ngƣợc trở lại văn hoá. Diện mạo
tôn giáo của một quốc gia phần nào phản ánh đặc điểm văn hoá cũng nhƣ
trình độ phát triển xã hội của quốc gia đó. Sự góp mặt của tôn giáo khiến
cho bức tranh văn hoá trở nên đa sắc màu, sinh động hơn rất nhiều. Sự
quan tâm dành cho tôn giáo giờ đây không bó hẹp trong phạm vi cộng đồng
có tín ngƣỡng tôn giáo, mà mở rộng ra cả bộ phận thế tục, khi mà nhóm
này quan tâm đến khía cạnh văn hoá của tôn giáo. Thậm chí, tôn giáo còn
đƣợc đề cao vƣợt hơn cả văn hoá, nhƣ Paul Tillich: “Hình thái của tôn giáo
là văn hoá”.
Việt Nam là một quốc gia đa tín ngƣỡng, tôn giáo, có học giả ví Việt
Nam là “viện bảo tàng các tôn giáo”. Nhiều tôn giáo thế giới nhƣ: Công
giáo, Phật giáo, Hồi giáo, Tin Lành… có mặt ở Việt Nam cùng với những
tín ngƣỡng dân gian nhƣ: tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, thờ những ngƣời có
công với đất nƣớc, tín ngƣỡng thờ thần thánh, thờ mẫu, thờ thành hoàng
làng… Nếu những tín ngƣỡng bản địa thể hiện thế giới quan, nhân sinh
quan truyền thống của dân tộc, thì tôn giáo ngoại sinh lại là những đại diện
cho những nền văn hoá khác. Tất cả tồn tại đan xen, dung hợp, tiếp biến
trên cơ sở hoà bình, cùng bồi đắp nên hệ giá trị của nền văn hoá dân tộc.
Nghiên cứu tôn giáo – văn hoá, quyết không thể bỏ qua bộ phận tôn giáo
ngoại nhập.
Công giáo là một trong những tôn giáo lớn nhất trên thế giới, phạm vi
của tôn giáo này không phải ở một hay một vài quốc gia nào đó, mà là trên
khắp thế giới, trên khắp các châu lục đều thấy sự có mặt của nó. Khi du
nhập tới Việt Nam, trải qua các giai đoạn lịch sử thăng trầm, Công giáo đã


2

dần bén rễ vào đời sống văn hoá, tinh thần ngƣời Việt. Tính đến nay, lịch
sử Công giáo Việt Nam cũng đã đƣợc hơn bốn thế kỉ. So với Phật giáo,
Nho giáo, là những tôn giáo có ảnh hƣởng đến văn hoá Việt Nam với thời
gian tính bằng thiên niên kỉ, thì Công giáo Việt Nam vẫn còn là tôn giáo
non trẻ. Song hiện tại, xét về số lƣợng tín đồ, Công giáo đã trở thành tôn
giáo lớn thứ hai ở Việt Nam chỉ sau Phật giáo. Và dĩ nhiên, Công giáo có
những ảnh hƣởng nhất định đến đời sống xã hội ngƣời Việt, mà văn hoá là
một mảng đặc biệt quan trọng. Việc đánh giá những đóng góp của giáo sỹ
Công giáo cũng đã đƣợc thực hiện rất nhiều bởi những nghiên cứu trong và
ngoài nƣớc.
Để đem Tin mừng của Phúc Âm đến với mảnh đất Việt Nam, công
đầu phải kể đến là thuộc về các giáo sỹ dòng Tên của Bồ Đào Nha. Đây là
một trong hơn tám mƣơi dòng tu hiện đang có mặt ở Việt Nam. Tìm hiểu
về dòng Tên, đánh giá đầy đủ, toàn diện về đóng góp cũng nhƣ hạn chế của
Dòng đối với văn hoá Việt Nam chính là cách mà chúng ta thể hiện sự tôn
trọng lịch sử, giữ nguyên tắc khách quan khoa học. Đặc biệt, đó cũng là
công việc góp phần nghiên cứu văn hoá – nhân tố quan trọng đặc biệt đối
với sự phát triển, là một công việc giúp chúng ta hiểu rõ mình hơn, bạn bè
quốc tế hiểu rõ nền văn hoá Việt Nam là của ngƣời Việt Nam sáng tạo và
có tiếp thu những giá trị mới trên cở sở có chọn lọc, chứ không phải là một
sản phẩm có thể hoà tan trong thời đại hội nhập.
Vì lý do trên, tác giả luận văn lựa chọn đề tài: “Sự truyền giáo của
dòng Tên ở Việt Nam thế kỉ XVII - XVIII” làm đề tài luận văn của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Nghiên cứu về dòng Tên ở Việt Nam là công việc không hoàn toàn
mới mẻ. Những công trình liên quan đến nội dung đề tài luận văn mà tác
giả luận văn đƣợc tiếp cận bao gồm: Phan Phát Huồn (1958): Việt Nam

giáo sử tập 1, Nxb. Cứu Thế, Sài Gòn; Nguyễn Hồng (2009): Lịch sử
truyền giáo ở Việt Nam quyển 1, Nxb. Từ điển bách khoa, Hà Nội; Đỗ
Quang Chính với một số công trình đặc biệt đáng chú ý đƣợc xuất bản tại

3

Nxb Tôn giáo, HN, (2008): Dòng Tên trong xã hội Việt Nam 1615 – 1773,;
Hai giám mục đầu tiên tại Việt Nam; Lịch sử chữ Quốc ngữ; Hoà mình vào
xã hội Việt Nam. Trƣơng Bá Cần (2009): Lịch sử Công giáo Việt Nam từ
tiên khởi đến 1945, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Những công trình trên có đặc
điểm chung là các tác giả đều là các linh mục, do đó, việc tiếp xúc với tài
liệu gốc của dòng Tên là thuận lợi hơn nhiều, nên công trình của họ khá tỉ
mỉ và chi tiết khi trình bày lịch sử giáo hội Công giáo Việt Nam, trong đó
có giai đoạn dòng Tên truyền giáo.
Những công trình của linh mục Phan Phát Huồn, linh mục Nguyễn
Hồng đƣợc xuất bản từ những năm cuối thập niên 50 của thế kỉ XX trình
bày khá chi tiết về các sự kiện lịch sử truyền giáo của dòng Tên ở Việt
Nam. Các công trình đã trình bày rõ bối cảnh lịch sử đất nƣớc hồi đầu thế
kỉ XVII về đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa; đặc điểm truyền giáo ở
châu Á ra sao, những trung tâm truyền giáo châu Á lúc bấy giờ là Lisboa,
Macao, lý do trực tiếp đƣa các giáo sỹ đến với Việt Nam là cuộc bách hại
đạo ở Nhật Bản cũng đƣợc phân tích rõ. Hai công trình cũng trình bày rất
chi tiết sự có mặt của những giáo sỹ ngoại quốc đến Việt Nam, truyền giáo
bằng phƣơng thức nào, thái độ của các tập đoàn, các vua chúa phong kiến
Việt Nam đối với giáo sỹ cũng nhƣ đối với Công giáo ra sao.
Một loạt những công trình của linh mục Đỗ Quang Chính xuất bản
năm 2008 là những đóng góp lớn của ông đối với hoạt động nghiên cứu về
Công giáo Việt Nam, mà đặc biệt là về dòng Tên. Ba công trình kể trên có
nội dung bổ sung lẫn nhau. Về cơ bản, những dữ kiện lịch sử đƣa ra là
khớp với những nghiên cứu trƣớc đó. Song, ở những công trình của linh

mục Đỗ Quang Chính, một số chi tiết mới đã đƣợc trình bày bằng cứ liệu
minh họa cụ thể hơn, chẳng hạn: Về lịch sử chữ Quốc Ngữ, tác giả dày
công tìm hiểu từng văn bản gốc của các giáo sỹ dòng Tên báo cáo về Tòa
Thánh những hoạt động trong quá trình truyền giáo, tìm ra trong đó những
dấu hiệu của chữ Quốc ngữ, lôgic hình thành, để từ đó đánh giá một cách
xác đáng về quá trình hình thành chữ Quốc ngữ. Quá trình thâm nhập vào

4

nền văn hóa Việt đặt ra yêu cầu biến đổi Công giáo ra sao cũng đƣợc tác
giả phân tích rõ.
Công trình gần đây nhất của linh mục Trƣơng Bá Cần “Lịch sử phát
triển Công giáo ở Việt Nam”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội, (2008), bao gồm hơn
1500 trang sách với hai tập: tập 1: “Thời kì khai phá và hình thành (từ khởi
thủy cho tới cuối thế kỉ XVIII)”, tập 2: “Thời kì thử thách và phát triển (từ
đầu thế kỉ XIX đến mùa thu 1945)” là kết quả sau một thời gian dài tác giả
trình bày từng phần nhỏ những nội dung của công trình trên nguyệt san
Công giáo và dân tộc từ năm 1999, nên chắc chắn rằng trải qua một thập
kỉ, công trình đã nhận đƣợc những ý kiến đóng góp phản hồi, khiến cho nội
dung của công trình đƣợc hoàn thiện. Đây cũng là công trình có độ dài
đáng kể nhất về lịch sử Công giáo Việt Nam mà tác giả luận văn thu thập
đƣợc.
Trên cơ sở kế thừa, tiếp thu kết quả nghiên cứu của các học giả đi
trƣớc, tác giả luận văn muốn đi sâu phân tích vai trò của dòng Tên đối với
văn hoá Việt Nam thông qua việc khái quát hóa sự truyền giáo của dòng
Tên ở Việt Nam thế kỉ XVII-XVIII.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lịch sử truyền giáo của dòng Tên, xem xét mối
quan hệ giữa tôn giáo và văn hoá Việt Nam truyền thống, luận văn làm rõ

đóng góp của dòng Tên đối với văn hóa Việt Nam trên một số lĩnh vực tiêu
biểu.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Khái quát đôi nét về Công giáo, về sự hình thành, phát triển dòng
Tên và quá trình dòng Tên truyền bá Công giáo đến Việt Nam.
- Trình bày đặc điểm cơ bản nhất của văn hóa Việt Nam – tính linh
hoạt, mềm dẻo, dễ thích ứng, tiếp thu có chọn lọc. Đó chính là cơ sở để
Công giáo và văn hóa Việt Nam có mối quan hệ nhất định và để dòng Tên
có những đóng góp đáng kể đối với văn hóa Việt Nam.

5

- Phân tích những đóng góp tiêu biểu của dòng Tên đối với văn hóa
Việt Nam trên một số mặt nhƣ: Sáng tạo chữ Quốc ngữ, về vấn đề nghi lễ,
về giao lƣu tƣ tƣởng, truyền bá kiến thức khoa học, về văn chƣơng nghệ
thuật, về các sinh hoạt chung và về vấn đề khẳng định chủ quyền dân tộc.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận văn vận dụng các nguyên lý, quan điểm của lý luận macxit:
Quan điểm duy vật biện chứng, duy vật lịch sử về nghiên cứu tôn giáo.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Thống nhất lôgíc và lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
5.1 Đối tƣợng nghiên cứu
- Dòng Tên với quá trình du nhập Công giáo vào Việt Nam.
- Văn hoá Việt Nam dƣới ảnh hƣởng của dòng Tên.
5.2 Phạm vi nghiên cứu
Một mặt, do đặc điểm phát triển của dòng Tên có một thời kì gián
đoạn, đó là sau khi dòng bị Tòa Thánh giải thể. Khi tái thành lập, dòng Tên
trở lại Việt Nam nhƣng ảnh hƣởng của dòng Tên ở Việt Nam không rõ rệt,

nên luận văn chỉ tập trung chủ yếu nghiên cứu ảnh hƣởng của dòng Tên
trong thời gian dòng Tên chính thức bắt đầu vào Việt Nam truyền giáo
(năm 1615) cho đến khi Dòng bị Tòa Thánh tuyên bố giải thể (năm 1773)
và chấm dứt ảnh hƣởng tại Việt Nam. Mặt khác, do đặc điểm truyền giáo
của dòng Tên chỉ gắn với văn hóa, ít liên quan đến các vấn đề chính trị, nên
luận văn chỉ tập trung đi sâu phân tích lịch sử truyền giáo của dòng Tên gắn
với các yếu tố văn hóa.
Về văn hóa Việt Nam truyền thống, một mặt, luận văn tập trung phân
tích đặc điểm cơ bản nhất, đó là tinh thần khoan dung văn hóa trong quá
trình tiếp xúc, giao lƣu với những nền văn hóa khác, trên tinh thần đó, diễn
ra sự tiếp biến văn hóa trong mối quan hệ với Công giáo. Mặt khác, luận
văn phân tích vị trí của tôn giáo nói chung - với tính cách là một thành tố

6

của văn hóa Việt Nam để đánh giá một cách khách quan nhất có thể những
ảnh hƣởng cũng nhƣ đóng góp của dòng Tên đối với văn hóa Việt Nam.
Luận văn nghiên cứu đóng góp của dòng Tên trên một số lĩnh vực: Sự
sáng tạo chữ Quốc ngữ, hội nhập với tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên, giao lƣu
tƣ tƣởng, sự truyền bá kiến thức khoa học vào Việt Nam, những sáng tạo
văn chƣơng, nghệ thuật, dòng Tên đƣa tới cho nhân dân Việt Nam một hình
thức sinh hoạt cộng đồng mới và sự góp phần khẳng định chủ quyền lãnh
thổ Việt Nam trên biển Đông.
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở lý luận Macxit, luận văn khái quát hóa hoạt động của dòng
Tên ở Việt Nam thời kì truyền giáo từ năm 1615 đến năm 1773 và đƣa ra
đánh giá khách quan và sâu sắc nhất có thể về ảnh hƣởng của dòng Tên với
văn hoá Việt Nam, đồng thời khẳng định rõ sức mạnh của văn hoá dân tộc.
Luận văn có thể đƣợc sử dụng làm tài liệu tham khảo học tập, nghiên
cứu.

7. Kết cấu luận văn
Luận văn gồm phần mở đầu, nội dung, kết luận, danh mục tài liệu
tham khảo và phần phụ lục. Phần nội dung gồm 2 chƣơng và 6 tiết.











7

NỘI DUNG

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ DÒNG TÊN VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM
1.1 Khái quát về Công giáo và dòng Tên
Công giáo (Kitô giáo, Cơ Đốc giáo) là một tôn giáo độc thần ra đời từ
khoảng đầu Công nguyên ở Palestin – vùng đất phía đông đế quốc La Mã,
nơi tiếp giáp giữa ba châu Á, Phi, Âu – do một nhân vật lịch sử có thật Giê-
su Kitô (Jesus Christ) sáng lập.
Ở La Mã thời tiền Công giáo, tình hình tín ngƣỡng tôn giáo cũng đã có
một diện mạo đa sắc màu, nhiều tôn giáo tín ngƣỡng đan xen tồn tại, phản
ánh một tầng diện của văn hóa Hy Lạp vốn chi phối toàn khu vực đế quốc
La Mã mà điển hình của văn hóa Hy Lạp cổ đại là tín ngƣỡng thờ đa thần.
Đối tƣợng thờ tín của văn hóa Hy Lạp đã đi vào thần thoại nhƣ thần Dớt,
thần chiến tranh, thần sắc đẹp, thần lửa, thần rƣợu, thần tình ái… Trong

văn hóa Hy Lạp, mỗi mặt nhu cầu của cuộc sống con ngƣời đều do một vị
thần chi phối. Khi xã hội còn ở giai đoạn nguyên thủy, tiền giai cấp, những
vị thần đó tô điểm và làm giàu cho đời sống tinh thần của con ngƣời. Tuy
nhiên, khi xã hội đã phân chia giai cấp và mâu thuẫn giữa nô lệ và chủ nô
trở nên ngày càng sâu sắc, hiện thực đau khổ của những ngƣời nô lệ cho
thấy sự “bất lực” của những vị thần. Khi mà những nhu cầu tối thiểu của họ
cũng bị vùi dập, niềm tin đối với những vị thần cũ trở nên lung lay, ngƣời
nô lệ mong muốn có một vị thần toàn năng, có thể cứu vớt cuộc đời họ
khỏi những bế tắc đang gặp phải. Từ chỗ đa thần, tôn giáo có xu hƣớng
chuyển sang độc thần, tôn giáo phải có một hệ thống giáo lý sâu sắc đi kèm
mới đủ sức thuyết phục.
Một tôn giáo độc thần với hệ thống quan điểm, lập luận chặt chẽ về
giáo thuyết thực tế đã có mặt ở La Mã thời kì này, phổ biến trong cộng
đồng ngƣời Do Thái, đó chính là tôn giáo mang cùng cái tên của dân tộc
này. Do Thái giáo lấy Cựu Ƣớc làm nền tảng và gọi là Kinh Thánh, đề cao

8

đức tin vào thƣợng đế đƣợc gọi là Thiên Chúa. Tuy là tôn giáo độc thần với
nội dung giáo thuyết rất hấp dẫn, song Do Thái giáo lại không thể phổ biến
trong toàn cộng đồng các dân tộc ở La Mã do chỗ một mặt, tôn giáo này
nặng tính bảo thủ về vấn đề dân tộc, hầu nhƣ chỉ gói gọn trong phạm vi
những ngƣời Do Thái, mặt khác, Do Thái giáo đề cao đức tin nhƣng lại
không có cơ quan trung ƣơng tôn giáo điều khiển, không hình thành cơ cấu
phẩm trật một cách chặt chẽ, ngƣời diễn giảng Kinh Thánh, dẫn dắt đức tin
cho tín đồ chỉ là các thầy giảng (Rabbi). Những diễn giảng đó, vì nguyên
nhân này khác, rất dễ nảy sinh khác biệt giữa Rabbi này và Rabbi khác mà
họ không chấp nhận lẫn nhau, và gọi những ngƣời theo quan điểm khác
mình là những ngƣời lạc giáo, từ đó hình thành các giáo phái khác nhau
trong nội bộ Do Thái giáo, gây nên sự phân rẽ. Chẳng hạn, một số giáo

phái đáng chú ý có phái Xaducai (The Sadducess), phái Farixai (The
Pharisees), Đảng Nhuệ Khí hay còn gọi là phái Cohiarat (The Zealots),
phái Aixaini hay “phái thành kính”(The Essenes),… Công giáo có khả
năng phát sinh từ phái Aixaini [Dẫn theo 38, tr.584-585]. Nhƣ vậy, Do
Thái giáo chƣa đủ để đáp ứng nhu cầu giải phóng về mặt tinh thần của
ngƣời dân La Mã bị áp bức, nên họ rất cần đến một tôn giáo gần gũi hơn,
phổ biến hơn.
Công giáo khi mới ra đời là tôn giáo của tầng lớp nô lệ, những ngƣời
bị áp bức, những ngƣời đấu tranh chống giai cấp thống trị La Mã. Tính chất
nổi bật của Công giáo là tƣ tƣởng về sự tự do, bình đẳng, tình yêu thƣơng.
Giáo lý của tôn giáo này là sự nối tiếp tƣ tƣởng của Do Thái giáo. Những
luận thuyết về sự sáng thế, về hạnh phúc và khổ đau, về thiên đƣờng và địa
ngục, về Đấng Cứu Thế, về ngày phán xét cuối cùng, sự cứu rỗi… đã hấp
dẫn những ngƣời nô lệ đang bế tắc trƣớc cuộc sống. Buổi đầu, giai cấp
thống trị tìm mọi cách bức hại và đàn áp Công giáo. Ngƣời sáng lập là
Giesu chịu án tử hình đóng đinh trên thập giá, những môn đồ đầu tiên cũng
bị bức hại. Song, khó khăn và bức hại giống nhƣ lửa thử vàng, tôn giáo này
không những không bị tiêu diệt, mà còn ngày một lan rộng trong đế quốc

9

La Mã, Giesu trở thành một hình tƣợng lý tƣởng trong lòng tín đồ, ông
đƣợc coi nhƣ con Thiên Chúa, đƣợc tôn vinh và gán cho nhiều huyền thoại
về thần tính linh thiêng. Sau một thời gian cấm cách Công giáo, nhà cầm
quyền của đế quốc La Mã đã thay đổi thái độ khi nhận thấy trong hệ thống
giáo lý của tôn giáo này, những điều có lợi cho họ và yếu tố ru ngủ quần
chúng, tuyên truyền cho những điều đó, và dần dần biến tôn giáo này thành
công cụ trong tay giai cấp thống trị. Công giáo từ chỗ là tôn giáo của một
bộ phận dân cƣ, trở thành quốc giáo của đế chế La Mã, và tiếp tục phát
triển ngày càng mạnh mẽ, đỉnh cao là thời kì Trung Cổ sau này, gắn liền

với chế độ phong kiến.
Theo quy luật, quá trình phát triển một tôn giáo bất kì luôn dẫn tới sự
phân rẽ trong tôn giáo đó. Kitô giáo không nằm ngoài quy luật này. Danh
từ Công giáo (Catholicism) là tên gọi của nhánh gốc của Kitô giáo tồn tại
cho tới ngày nay, sau những lần Kitô giáo phân ly hình thành giáo phái độc
lập khác là Chính Thống giáo (Orthodox) vào thế kỉ XI, Tin Lành giáo (hay
Thệ Phản giáo, Protestantism) cùng với Anh giáo thế kỉ thứ XVI. Nếu nhƣ
trong buổi sơ kì, các tín đồ đạo Kitô cùng sinh hoạt tôn giáo với nhau một
cách tập trung và thống nhất, thì với việc hình thành dòng tu, mối quan hệ
nội bộ dòng và quan hệ với dòng khác lại có sự độc lập nhất định. Nó bị
giới hạn bởi những quy định của từng dòng tu biểu hiện trong việc tuyên
thề, tu trì trong môi trƣờng tách biệt với bên ngoài, và việc vĩnh cƣ, không
bao giờ sang dòng khác. Việc phân chia dòng có nhiều cách: Dòng quốc tế
hay dòng địa phƣơng, dòng tu kín hay dòng truyền giáo (sống đời sống
tông đồ)… Hình thành các dòng tu là đòi hỏi của sự phát triển nội tại của
Công giáo, trong đó sự hình thành dòng Tên phản ánh một phần lịch sử
phát triển Công giáo trong bối cảnh chống cuộc cải cách tôn giáo hồi thế kỉ
XVI của giáo hội.
Dòng Tên (The society of Jesus) là cách gọi của ngƣời Việt Nam để
chỉ một dòng tu của Công giáo lấy tên Đức Chúa làm tên dòng do thói quen
kiêng kị của ngƣời Việt, tránh gọi tên những ngƣời tôn kính. Dòng Tên là

10

một giáo đoàn quốc tế bao gồm những tu sỹ từ bỏ cuộc sống trần tục để
phục vụ cho việc sống đạo, đời sống tông đồ, hoạt động chủ yếu là mở
mang nƣớc Chúa, mời gọi ngƣời tân tòng, mở các giáo điểm mới.
Dòng Tên hình thành là một hiện tƣợng lịch sử mang tính tất yếu, nó
là kết quả của sự kết hợp giữa những yêu cầu của điều kiện thực tiễn cơ sở
hạ tầng xã hội với vai trò của chủ thể sáng lập dòng. Yêu cầu khách quan

của lịch sử dẫn tới sự hình thành dòng Tên là sự xuất hiện và phát triển của
chủ nghĩa tƣ bản trong thời kì Cận Đại ở Tây Âu đƣa tới những hệ quả về
mặt hệ tƣ tƣởng và tôn giáo, cụ thể là một tôn giáo mới ra đời – Tin Lành
giáo, đe doạ đến địa vị và lợi ích của giáo hội. Để bảo vệ lợi ích của mình,
giáo hội đƣa ra những biện pháp thực tế để chống lại mối đe doạ đó. Cùng
lúc với bối cảnh khách quan nhƣ vậy, nhân tố chủ quan dẫn tới sự hình
thành dòng Tên là vai trò tích cực của Ignace de Loyola (I-nhã) cùng những
ngƣời bạn của mình sáng lập dòng Tên và tích cực tác động để giáo hoàng
phê chuẩn.
Trƣớc hết, nói về sự đổi thay về mặt cơ sở kinh tế xã hội tạo nên bối
cảnh ra đời của dòng Tên phải kể đến bƣớc chuyển từ xã hội phong kiến
sang xã hội Tƣ bản chủ nghĩa ở Tây Âu. Thời kì phong kiến Trung cổ, tƣ
tƣởng thần học của giáo hội bao trùm toàn bộ đời sống vật chất cũng nhƣ
tinh thần trong xã hội. Về kinh tế, tài chính: Giáo hội đƣợc vua chúa phong
kiến dâng cúng nhiều ruộng đất, đƣợc quyền thu thuế. Giáo hội đại diện
cho pháp luật, chính trị, là công cụ thống trị về mặt tinh thần quần chúng,
thần quyền lấn át thế quyền. Đánh giá vị trí của tầng lớp tăng lữ trong thời
trung cổ, trong tác phẩm Chiến tranh nông dân ở Đức, Ăngghen viết: “Giới
tăng lữ cũng chia thành hai cấp hoàn toàn khác nhau. Hệ tôn ti của giáo hội
phong kiến hình thành nên giai cấp quý tộc: Giám mục và tổng giám mục,
trƣởng tu viện, giáo chủ và các giáo chức cao cấp khác. Các giáo chức cao
cấp đó của giáo hội đều hoặc giả tự mình là những vƣơng công của đế chế,
hoặc giả là những chúa phong kiến phục tùng chính quyền tối cao của
những vƣơng công khác và chiếm hữu những vùng đất đai rộng lớn có

11

nhiều nông nô và dân cƣ lệ thuộc” [3; tr.464]. Rõ ràng là dƣới chế độ
phong kiến, Công giáo có vị trí tối cao trong đời sống xã hội, nhà thờ đứng
trên nhà nƣớc, đây là thời kì hoàng kim của Công giáo.

Tuy nhiên, từ thế kỉ XIV trở đi, cùng với sự khủng hoảng xã hội
phong kiến Tây Âu, giáo hội mất đi vị thế tối cao, bắt đầu bƣớc vào thời kì
suy thoái, quần chúng bất bình và mất niềm tin. Nền móng của chế độ
phong kiến dần dần bị rạn nứt trƣớc sự phát triển của sản xuất, sự phát triển
mạnh mẽ của thành thị, giai cấp tƣ sản ra đời, quan hệ tƣ bản chủ nghĩa
thay thế dần quan hệ phong kiến. Trong tình hình đó, thế giới quan, hệ tƣ
tƣởng cũ trở nên lỗi thời, lạc hậu, lối sống xa hoa, phung phí của tầng lớp
quý tộc tăng lữ bị quần chúng tẩy chay, chống đối dữ dội. Một ví dụ tiêu
biểu cho sự mục ruỗng trong giáo hội là việc giáo hội lợi dụng niềm tin của
giáo dân để làm giàu: “Năm 1514, giáo hoàng Lêô X đã ra sắc lệnh Ban ơn
toàn xá cho tất cả những ai dâng cúng tiền cho giáo hội, các tu sỹ đi khắp
nơi để tuyên truyền: Ai bỏ tiền ra mua thẻ xá tội thì mọi tội lỗi sẽ đƣợc xoá
bỏ, mua càng nhiều thì sau khi chết sẽ nhanh đƣợc lên thiên đàng” [54,
tr.45]. Điều đó làm mất đi tính chất thiêng liêng vốn có của Công giáo buổi
sơ kì, niềm tin của tín đồ bị lợi dụng để giáo hội trục lợi.
Địa vị của giáo hội đã trở nên suy giảm khi lịch sử Tây Âu bƣớc
sang thời kì mới, thời kì Phục Hƣng kéo dài trong thời gian thế kỉ XV -
XVI: Thời kì khôi phục và phát triển những giá trị văn hoá sau đêm trƣờng
Trung cổ. Thời kì này, trong lòng phƣơng thức sản xuất phong kiến đã lỗi
thời manh nha một phƣơng thức sản xuất mới, phƣơng thức sản xuất tƣ bản
chủ nghĩa. Những cải tiến về công cụ lao động, về nguồn năng lƣợng mới
tạo điều kiện cho sự hình thành và phát triển công trƣờng thủ công. Những
phát kiến địa lý nhƣ: Cuộc thám hiểm tìm ra châu Mỹ (1492) của
Christopher Columbus; cuộc thám hiểm đƣờng biển vòng qua châu Phi tới
Ấn Độ (1497 – 1498) của Vasco da Gama; thám hiểm vòng quanh thế giới
của Fernand de Magellan (1519 – 1522) đã khiến cho hoạt động buôn bán

12

thƣơng mại mở rộng hơn trƣớc rất nhiều. Nhờ đó, vai trò của giai cấp tƣ

sản trong nền kinh tế xã hội ngày càng đƣợc nâng lên.
Tiếp nối thời kì Phục Hƣng là thời kì Cận Đại kéo dài từ cuối thế kỉ
XVI đến thế kỉ XVIII. Đây là thời kì phƣơng thức sản xuất tƣ bản chủ
nghĩa phát triển ngày càng mạnh mẽ và mâu thuẫn gay gắt với phƣơng thức
sản xuất phong kiến. Các cuộc cách mạng tƣ sản nhằm thay đổi chế độ
phong kiến đã nổ ra ở Tây Âu nhƣ: Cách mạng tƣ sản Hà Lan (1560 –
1570); cách mạng tƣ sản Anh (1642 – 1648); cách mạng tƣ sản Pháp (1789
– 1794). Sự phát triển tƣ tƣởng ở Tây Âu thời kì này là sự nối tiếp thời kì
Phục Hƣng - hệ tƣ tƣởng của giai cấp tƣ sản chống lại tƣ tƣởng của giai cấp
phong kiến, chống lại hệ tƣ tƣởng của giáo hội vốn đã có địa vị thống trị
trong thời Trung cổ. Thay vì tôn vinh thƣợng đế, tôn vinh cuộc sống tốt đẹp
ở nơi thiên đƣờng đâu đó xa xôi, thời kì này, con ngƣời đƣợc đƣa vào vị trí
trung tâm của thế giới, đƣợc ngợi ca, là hình mẫu lý tƣởng nhất, tất cả là do
con ngƣời và vì con ngƣời, con ngƣời có sức mạnh tuyệt vời và làm nên tất
cả… Thƣợng đế trở nên mất vai trò trong cuộc sống của con ngƣời, khái
niệm tự do là dành cho con ngƣời ngay nơi trần thế chứ không phải ở một
thế giới nào khác.
Quyền và lợi ích của giáo hội gắn liền với quyền và lợi ích của giai
cấp phong kiến trở nên mâu thuẫn với lợi ích của giai cấp tƣ sản đang lên.
Giai cấp tƣ sản coi giáo hội Công giáo là lực lƣợng cản trở sự phát triển của
họ nên đã dùng nhiều hình thức nhằm triệt tiêu ảnh hƣởng của giáo hội đối
với đời sống. Sự tấn công này làm cho tình hình khủng hoảng của giáo hội
Công giáo đã trầm trọng lại càng trầm trọng hơn. Một biện pháp mang tính
tôn giáo mà giai cấp tƣ sản thực hiện để chống đối lại giáo hội Công giáo là
các cuộc cải cách tôn giáo, diễn ra ở những nơi đƣợc coi là trung tâm của
Công giáo nhƣ cải cách tôn giáo do Martin Luther (1483 – 1546) khởi
xƣớng ở Đức, cải cách tôn giáo do Ulrich Zwingli (1484 – 1531) và Jean
Calvin (1509 – 1564) lãnh đạo ở Thụy sỹ. Đó là những đòn tấn công mạnh
mẽ làm lung lay giáo hội từ nền tảng của nó, buộc lòng giáo hội phải đối


13

phó quyết liệt. Chính hành động đáp trả chống cải cách tôn giáo, chống ly
giáo mà giáo hội Công giáo tiến hành là điều kiện hình thành dòng Tên.
Sau một loạt cải cách tôn giáo ở châu Âu, Tin Lành giáo đƣợc hình
thành với tính cách là một tôn giáo, tuy chung gốc Kitô giáo, nhƣng Tân
giáo lại là tƣ tƣởng hệ của giai cấp tƣ sản, đối lập với Công giáo gắn với
giai cấp phong kiến. Tin Lành giáo đã trở thành đối trọng của giáo hội
Công giáo, đe doạ xâm hại lợi ích của giáo hội mà trong giai đoạn trƣớc,
giáo hội đã từng chiếm địa vị thống trị tối cao. Trên thực tế, cùng với cuộc
cải cách Tin Lành là một loạt các cuộc cách mạng tƣ sản đã làm thu hẹp
ảnh hƣởng của giáo hội Công giáo. Để bù lại sự suy giảm này, giáo hội
Công giáo đã thực hiện những biện pháp mà nổi bật là những quyết định
của hội nghị tôn giáo Tơrentê (Bắc Italia) và hoạt động của dòng Tên.
Ông tổ sáng lập dòng Tên là một ngƣời Tây Ban Nha tên là Ignace
de Loyola (1491 – 1556), ngƣời Việt thƣờng gọi theo tên Việt hoá là Thánh
Inhã. Ông xuất thân từ một gia đình quý tộc theo đạo, năm 26 tuổi, Inhã
tham gia quân đội Tây Ban Nha. Tuy ở cấp bậc trung úy nhƣng Inhã có ƣớc
mơ trở thành cấp tƣớng. Trong thời gian phục vụ cho quân đội, một lần,
Inhã bị thƣơng rất nặng ở chân và trở nên tàn tật, điều đó làm cản trở ƣớc
mơ lên tƣớng của ông. Trong thời gian trị thƣơng ở bệnh viện, Inhã đã
đƣợc đọc sách. Sở thích của ông là đọc sách tiểu thuyết kiếm hiệp, song
ngƣời ta lại đƣa cho ông cuốn Vita Chisti (Cuộc đời đức Kitô) và cuốn
Sách hạnh các Thánh. Hai cuốn sách này đã tác động mạnh mẽ đến Inhã và
làm thay đổi lý tƣởng cuộc đời ông: Với thƣơng tật ở chân không thể đi lại
bình thƣờng, Inhã quyết định từ bỏ ƣớc mơ trở thành hiệp sỹ và đi theo lý
tƣởng mới mà ông cho rằng đó là Ơn gọi của Thiên Chúa đối với ông. Năm
30 tuổi, Inhã quyết định đi học thần học và học tiếng Latinh. Sau một thời
gian học tập tại đại học Xalamanca (Tây Ban Nha), Inhã đã chuyển tới học
tại đại học Pari. Ở Pari, Inhã quy tụ đƣợc một nhóm bạn đồng chí hƣớng,

học tập và sinh hoạt tín ngƣỡng cùng nhau. Họ đi đến một quyết định là
cùng nhau tuyên khấn sống theo Ơn gọi và lý tƣởng tông đồ theo Chúa

14

Kitô. Sáng ngày 15-8-1534 (ngày Lễ Đức Mẹ hồn và xác lên trời trong
Công giáo), tại nhà thờ các thánh tử đạo ở Montmatre (Pháp), nhóm bảy
ngƣời Inhã đã cùng nhau tuyên khấn cùng chung lý tƣởng tông đồ. Nhƣ
vậy, sự hình thành dòng Tên vào năm 1534 chỉ mang tính chất tự phát, do
các tín đồ Công giáo có niềm tin và cảm tình đặc biệt với đạo cùng nhau
nhóm họp và tuyên khấn. Họ tự nguyện phục tùng giáo hội và giáo hoàng,
từng ngƣời trong số họ cũng đã đến triều kiến giáo hoàng, đƣợc giáo hoàng
tiếp đón và truyền chức linh mục.
Trong tình thế gặp phải trở ngại từ phía giáo phái Tân giáo Tin Lành,
giáo hoàng tận dụng mọi khả năng có thể để lấn át ảnh hƣởng của Tân giáo
và khôi phục lại địa vị của giáo hội. Nhận thấy lòng nhiệt tình, nhất là tinh
thần vâng phục bề trên một cách tuyệt đối của nhóm bạn Inhã, cộng thêm
tính liều lĩnh trong mọi hoạt động nhằm thực hiện lý tƣởng của nhóm, giáo
hoàng Paul III đã phê chuẩn dòng Tên và cho phép hoạt động chống Tân
giáo. Ngày 27-9-1540, bằng trọng sắc Militantis Ecclesiae, giáo hoàng đã
phê chuẩn cho dòng Tên với tên gọi Societatis Jesus (Cộng đoàn Giêsu
hữu), ở Việt Nam gọi là dòng Tên. Dòng Tên chính thức đƣợc thành lập và
đi vào hoạt động với chƣơng trình và mục tiêu cụ thể.
Sau khi dòng Tên đƣợc giáo hoàng Paul III phê chuẩn và đi vào hoạt
động, đã bộc lộ những nét khác biệt so với các dòng tu khác. Nếu nhƣ các
dòng tu thông thƣờng khác, thì tu sỹ chủ yếu gói gọn những hoạt động đơn
thuần của mình trong việc tu trì, chăm sóc đời sống giáo dân, thì giáo sỹ
Dòng Tên có hai vai trò nổi bật: Vai trò là công cụ của giáo hội chống Tin
Lành giáo và vai trò truyền giáo mở rộng nƣớc Chúa ở trên trần gian. Hai
vai trò trên có mối quan hệ mật thiết với nhau. Vai trò thứ nhất thể hiện rõ

nét sự khác biệt của dòng Tên với các dòng tu khác. Ngoài ra, dòng Tên
còn đảm nhận nhiệm vụ giáo dục để góp phần đảm bảo thực hiện xuất sắc
hai vai trò trên. Dòng phát triển mạnh tới mức vào thời điểm cực thịnh
“năm 1749, có tới 22.589 thành viên hội Dòng, 669 trƣờng, 24 trƣờng đại
học và 176 chủng viện trực thuộc”. [17, tr. 37-38] Các thành viên hội Dòng

15

tham gia truyền giáo không chỉ ở châu Âu, mà còn ở châu Á, châu Phi và
châu Mỹ.
Ngƣời sáng lập dòng Tên – thánh Inhã sau những năm học thần học,
đã viết cuốn sách có nhan đề Rèn luyện tinh thần, trong đó trình bày cƣơng
lĩnh tổ chức của Dòng. Về hình thức, cơ quan quyền lực cao nhất của Dòng
là tổng hội, nhƣng thực chất thì quyền uy lớn nhất thuộc về một cá nhân, đó
là tổng quản - ngƣời đứng đầu tổng hội. Inhã là tổng quản đầu tiên của tổng
hội, suốt đời giáo dục thành viên Dòng “bộ hạ phải phục tùng cấp trên,
giống nhƣ một xác chết có thể lật qua lật lại, giống nhƣ một cái gậy tuân
theo mọi động tác, giống nhƣ một cục nến có thể thay đổi hình dạng và có
thể kéo dài ra về phía nào cũng đƣợc” [22; tr.141]. Biện pháp hành động
cùng kỉ luật rắn nhƣ sắt theo lối quân đội đó thậm chí đến mức cực đoan,
tiềm ẩn nguy cơ bất ổn. Song, trong hoàn cảnh lúc bấy giờ, đó lại là một
liều thuốc quý cho căn bệnh giáo hội đang mắc phải và đƣợc giáo hoàng
cho phép sử dụng một cách thuận tiện nhất.
Giống nhƣ các tu sỹ thuộc các dòng tu khác, các tu sỹ dòng Tên cũng
phải thề nguyện sống độc thân, phải phục tùng, không tham ô. Nhƣng với
đặc thù hoạt động chống Tân giáo, nên dòng Tên mang một số đặc điểm
khác biệt so với các dòng tu khác: Các giáo sỹ dòng Tên không phải mặc
áo thầy tu, họ không sống âm thầm trong các tu viện kín mà ăn mặc trang
phục đời thƣờng và hoạt động sôi nổi ở ngoài đời, không phụ thuộc vào
tƣờng kín tu viện. Mọi hoạt động của Dòng đều nhằm mục đích khôi phục

uy tín và củng cố thế lực cho giáo hội Công giáo. Do đó, phƣơng châm
hoạt động của dòng Tên cũng rất đặc biệt, thể hiện tính linh hoạt: “Mục
đích biện hộ cho biện pháp”.Với phƣơng châm đó, giáo sỹ dòng Tên đã có
mặt trong rất nhiều hoạt động với mọi hình thức bao gồm cả những hoạt
động có tính chất tôn giáo và cả những hoạt động không mang tính chất tôn
giáo.
Về cách thức hoạt động: Để thực hiện mục đích lớn của mình, giáo
sỹ dòng Tên dùng nhiều phƣơng pháp khác nhau: Họ giao thiệp với những

16

ngƣời quyền quý, tìm cách trở thành hoặc kết thân với quan lại cấp cao của
chính phủ hoặc cung đình ở những nƣớc Tây Âu nhƣ Đức, Pháp, Ba Lan…
và khéo léo làm cho chính phủ thi hành biện pháp cứng rắn nhằm hạn chế
tối đa sự phát triển của Tân giáo. Nếu không len lỏi đƣợc vào chính quyền,
họ có thể sử dụng cả biện pháp manh động nhƣ vụ ám sát vị vua Pháp
Hăngri IV năm 1610.
Biện pháp mang tính chất tôn giáo mà các giáo sỹ dòng Tên thực
hiện để chống Tân giáo là việc mở trƣờng dòng để đào tạo linh mục phục
vụ cho công cuộc truyền giáo. Đồng thời, dòng Tên cũng mở cả những
trƣờng học nội trú để thu hút thanh thiếu niên đến học tập, qua đó biến họ
thành những ngƣời tuyệt đối trung thành với Công giáo. Về giáo dục, dòng
Tên có yêu cầu cao hơn hẳn, thậm chí là khắt khe so với những dòng khác,
để đƣợc phong linh mục, đối tƣợng cần đảm bảo yêu cầu nhất định về trình
độ học vấn về thần học, về tiếng Latinh và về ngoại ngữ, về khả năng
thuyết trình, thu hút… Ngoài ra, các tu sĩ dòng Tên phải am tƣờng Kinh
Thánh, phải luyện tài hùng biện, có khả năng ứng biến thật tài tình để giải
thích Kinh Thánh sao cho có lợi về phía Tòa Thánh để chống lại mọi sự
khích bác của những kẻ thù của Giáo hội. Bởi vậy, việc dòng Tên mở
trƣờng dòng là để cung cấp cho giáo hội đội ngũ trí thức có trình độ cao, có

lòng nhiệt thành cao với Chúa cũng nhƣ với giáo hội. Trong bối cảnh Công
giáo giai đoạn này đang có những biểu hiện suy thoái thì việc nâng cao yêu
cầu đối với tầng lớp linh mục góp phần làm thay đổi tình hình cũng nhƣ
tìm cách lấy lại niềm tin đã mất, nhƣng chủ yếu nhất vẫn là để tạo sức
mạnh đâm thẳng vào kẻ thù của giáo hội.
Biện pháp hoạt động của giáo sỹ dòng Tên là đa dạng và linh hoạt,
không bị gò bó trong khuôn khổ hoạt động tu hành. Để có đƣợc thực lực về
kinh tế làm cơ sở cho hoạt động tôn giáo, dòng Tên đã tham gia vào cả
những hoạt động vốn đƣợc coi là những hoạt động của thế giới trần tục, đó
là những hoạt động kinh doanh với đủ ngành nghề thuộc các lĩnh vực nhƣ
nông nghiệp, công nghiệp, thƣơng nghiệp, thậm chí cả đầu cơ và cho vay

17

nợ lãi. Tính năng động và đa dạng về lĩnh vực hoạt động của dòng Tên làm
cho vai trò của dòng ngày càng đƣợc củng cố.
Về vai trò truyền giáo của dòng Tên, tình hình lại có một chút khác
biệt so với vai trò thứ nhất. Nếu nhƣ vai trò thứ nhất, chống Tân giáo đồng
nghĩa với việc dòng Tên hay nói rộng hơn là Công giáo cùng với giai cấp
phong kiến chống lại giai cấp tƣ sản, thì để thực hiện vai trò thứ hai, dƣới
sự chỉ đạo của Tòa Thánh, cũng nhƣ các dòng truyền giáo khác, giáo sỹ
dòng Tên phải lấy tinh thần tông đồ của chúa Giêsu gắn với hoạt động mở
rộng thị trƣờng của chủ nghĩa tƣ bản dựa trên tiếng nói chung trong công
cuộc tìm kiếm đất mới cho hoạt động của mình. Đối với Công giáo, Tinh
thần tông đồ đã có ngay từ khi tôn giáo này mới ra đời, thể hiện trong lời
chúa Giêsu nói với các môn đệ của mình, trong Phúc Âm theo thánh Máccô
phần sứ mệnh các tông đồ: “Anh em hãy đi khắp thế gian mà giảng Tin
mừng cho mọi ngƣời” [M; 28, 19]. Đây là đặc điểm phát triển của tôn giáo
nói chung, luôn mong muốn mở rộng tầm ảnh hƣởng và hoạt động của
mình tối đa hết mức có thể, làm cho mọi ngƣời có chung một niềm tin.

Tinh thần ấy của Công giáo trong thời đại mới đã không thuần tuý nhƣ buổi
sơ kì. Giáo sỹ muốn đi đến những nơi xa xôi, những chân trời mới cần có
đầy đủ vật chất, phƣơng tiện để vƣợt đại dƣơng mênh mông. Ngƣời có khả
năng cung cấp các điều kiện ấy cho giáo sỹ chỉ có thể là tầng lớp giàu có,
giai cấp tƣ sản. Việc bắt tay giữa nhà truyền giáo với thƣơng gia không
phải đến dòng Tên mới có, mà thực tế, các dòng truyền giáo khác nhƣ dòng
Dominicains, Franciscains… cũng nhận đƣợc sự bảo trợ từ Tây Ban Nha
hay Bồ Đào Nha Đào Nha, những nƣớc sớm phát triển chủ nghĩa tƣ bản và
đi đầu về lĩnh vực phát kiến địa lý và trong việc mở rộng thị trƣờng buôn
bán.
Sự hợp tác giữa giáo hội và nhà nƣớc tƣ sản, giữa giáo sỹ với nhà
buôn, giữa truyền giáo và hoạt động thƣơng mại dựa trên cơ sở đôi bên
cùng có lợi. Để đạt đƣợc mục đích của mình, hai phía đều tranh thủ lợi
dụng thế mạnh của đối tác mà bản thân còn hạn chế. Giáo hội cần ở chủ

18

nghĩa tƣ bản sự bảo trợ về vật chất và kinh phí cũng nhƣ là phƣơng tiện để
thực hiện việc truyền giáo. Còn về phía giai cấp tƣ sản, mục tiêu lớn nhất
của họ là tìm kiếm thị trƣờng. Tuy nhiên, việc mở rộng thuộc địa đòi hỏi
phải có thời gian, có kế hoạch lâu dài thông qua các bƣớc: Bƣớc một là đặt
quan hệ ban đầu và tiến hành các hoạt động thƣơng mại, bƣớc tiếp theo là
dùng một cái cớ để phát động chiến tranh xâm lƣợc thuộc địa. Nhận thấy sự
khéo léo cũng nhƣ tri thức của giáo sỹ có thể phục vụ cho mục đích của
mình, giai cấp tƣ sản đã hợp tác với giáo sỹ.
Dƣới sự bảo trợ từ Bồ Đào Nha, giáo sỹ dòng Tên đẩy mạnh hoạt
động truyền giáo ở vùng Viễn Đông. Vùng đất đầu tiên Dòng gây dựng ảnh
hƣởng ở châu Á là Macao, về sau, đây trở thành trụ sở truyền giáo của
Dòng ra Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và những vùng lân
cận. Macao giữ vai trò trụ sở truyền giáo của dòng Tên cho đến cuối triều

Minh. Trong hoạt động truyền giáo, sự gắn bó chặt chẽ giữa dòng Tên với
Bồ Đào Nha cùng với sự mở rộng phạm vi của hai lực lƣợng này, đặc biệt
là việc dòng Tên vƣợt ra ngoài khuôn khổ Tòa Thánh một cách mạnh mẽ
đã dẫn đến thái độ dè chừng của Toà thánh: Toà thánh áp dụng một số biện
pháp hạn chế quyền bảo giáo của Bồ Đào Nha, hạn chế ảnh hƣởng của
dòng Tên ở châu Á. Toà thánh cử các giáo sỹ thuộc các dòng tu khác không
phải ngƣời Bồ Đào Nha đến Trung Quốc, Nhật Bản và Đông Nam Á truyền
giáo; lập Bộ truyền bá đức tin, đồng thời ban sắc lệnh giải thể dòng Tên
vào ngày 21/7/1773.
Việc dòng Tên bị giải thể có những nguyên do nhất định. Các nhà
nghiên cứu lịch sử ngƣời Việt thì đánh giá rằng nguyên nhân thứ nhất là do
sự phát triển nội tại của Dòng vƣợt ra ngoài khuôn khổ của giáo hội, có thể
gây trở ngại đến quyền và lợi ích của giáo hội. Các giáo sỹ dòng Tên với
đặc điểm nhƣ đã nói ở trên, có phần cực đoan, cộng thêm những tri thức
tiếp thu đƣợc từ quá trình đào tạo tại trƣờng dòng, những bất trắc mà họ
vƣợt qua trong cuộc đời hoạt động đầy sóng gió thử thách đã tôi luyện cho
các giáo sỹ khả năng chịu đựng cũng nhƣ sự khôn ngoan đến độ giáo hoàng

19

và phải dè chừng, tìm cách chấm dứt ảnh hƣởng của họ. Nguyên nhân thứ
hai là bất hoà, tranh biện giữa các giáo sỹ dòng Tên với giáo hội và với các
giáo sỹ thuộc dòng khác về vấn đề văn hóa, hay nói một cách khác là sự tấn
công của các giáo sỹ MEP, dòng Dominicain đối với dòng Tên để tranh
giành ảnh hƣởng ở Đông Á Ngoài ra, việc dòng Tên ở Châu Á, bao gồm cả
Việt Nam bị hạn chế ảnh hƣởng, suy giảm và đi tới ngừng hoạt động ngoài
hai nguyên nhân trên, còn thêm sự cấm đoán của triều đình nhà Thanh đối
với Công giáo ở Macao – nơi đặt trụ sở truyền giáo của dòng Tên ở Đông
Á, cộng thêm sự tấn công của yếu tố chính trị châu Âu đối với dòng Tên.
Nhƣ vậy, dòng Tên tồn tại và hoạt động đƣợc 233 năm thì bị giải thể,

và vắng bóng trong vòng 41 năm. Đến năm 1814, Dòng đƣợc khôi phục và
hoạt động trở lại cho đến ngày nay. Trong giai đoạn tái thành lập này, hoạt
động của dòng Tên không còn sôi nổi nhƣ trƣớc, vai trò của Dòng giai
đoạn sau cũng bị lắng xuống so với các dòng khác. Theo số liệu năm 2005,
hiện nay dòng Tên có 19850 tu sỹ phục vụ tại 133 quốc gia và lãnh thổ trên
thế giới, trong đó Châu Âu 30, Bắc – Nam Mỹ 30, Á – Úc 38, Phi 35. Dòng
hoạt động trong 91 tỉnh và miền độc lập, cùng với 13 miền phụ thuộc tập
trung trong 11 vùng dƣới sự điều động của bề trên tổng quyền Adolfo
Nicolas. Trụ sở chính của dòng hiện nay ở số 4 đƣờng Borgo Santo Spirito,
Roma bên cạnh Toà Thánh. Năm 2008, dòng Tên tổ chức Tổng hội lần thứ
35 để bàn về hƣớng đi của dòng trong thế kỉ XXI.
1.2. Dòng Tên ở Việt Nam
1.2.1. Giai đoạn 1615-1664
Công giáo đƣợc truyền vào Việt Nam một cách có hệ thống và quy
mô từ đầu thế kỉ XVII với các giáo sỹ dòng Tên. Trƣớc đó, ở thế kỉ XVI, từ
khi con đƣờng liên lạc giữa Tây Âu và Đông Á trở nên dễ dàng qua mũi
Hảo Vọng (1498), nhất là sau khi Bồ Đào Nha thiết lập đƣợc các căn cứ ở
Goa - Ấn Độ (1510), Malacca – Mã Lai (1511) và Macao – Trung Quốc
(1557), các tàu thuyền của Bồ Đào Nha đi Trung Quốc và Nhật Bản ngày
càng nhiều. Trong những chuyến đi nhƣ thế, tàu thuyền có ghé qua các cửa

20

khẩu của Việt Nam, các linh mục, tu sỹ dòng Franciscain, Dominicain hoặc
Augustine đi theo làm mục vụ cho các thuỷ thủ trên thuyền chắc chắn đã có
dịp tiếp xúc với dân chúng Việt Nam. Nhƣng vì không hiểu tiếng nói của
nhau, các cuộc tiếp xúc này có lẽ đã không đem lại kết quả nào về mặt
truyền giáo. Những câu chuyện về công cuộc truyền giáo ở Việt Nam trƣớc
thế kỉ XVII đều do các nhà chép sử các dòng tu ghi lại vào khoảng năm
mƣơi đến sáu mƣơi năm hoặc hàng thế kỉ sau. Sách Khâm định Việt sử

thông giám cƣơng mục là bộ sử đƣợc soạn thảo dƣới triều vua Tự Đức, khi
nói về lệnh cấm đạo Gia Tô năm 1663 dƣới triều vua Lê Huyền Tôn có chú
thích về đạo Gia Tô nhƣ sau: “Theo Dã lục thì vào khoảng tháng 3 năm
Nguyên Hoà thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tôn có ngƣời Tây dƣơng tên I-
nê-xu đến xã Ninh Cƣờng, xã Quần Anh, huyện Nam Chân và xã Trà Lũ,
huyện Giao Thuỷ truyền bá đạo Gia Tô”. “Còn theo cuốn Sử kí hội thánh
của cha Huân, xuất bản ở Bùi Chu năm 1940 thì nói rõ hơn là rất lâu trƣớc
khi các giáo sỹ Dòng Tên (Jesuites) đến truyền giáo ở Bắc Kỳ thì đã có
mấy dòng Dominicains, có trụ sở ở Manila đến giảng đạo tại các xã Ninh
Cƣờng, Quần Anh, Trà Lũ, Bích Câu thuộc tỉnh Nam Định” [Dẫn theo 19;
tr.50]. Song, chỉ đến dòng Tên trở đi, hoạt động truyền đạo mới có chƣơng
trình hoạt động cụ thể và thu đƣợc kết quả.
Nƣớc Việt Nam đầu thế kỉ XVI, nhất là sau đời vua Lê Hiến Tông
lâm vào khủng hoảng và trì trệ, kinh tế sa sút, nhân dân sống cực khổ, các
thế lực phong kiến tranh chấp lẫn nhau, mở đầu cho một giai đoạn mới nội
chiến liên miên của chế độ phong kiến Việt Nam. Vua Lê Uy Mục (mệnh
danh là vua quỷ), Lê Tƣơng Dực (vua lợn) sao nhãng việc triều chính, nổi
tiếng ham mê tửu sắc, hoang dâm vô độ, lãng phí xa hoa. Quý tộc ngoại
thích dựa vào thế nhà vua kết thành bè cánh để bóc lột dân, giết hại công
thần, tôn thất. Chính quyền trung ƣơng sa sút, quan lại địa phƣơng mạnh
lên mặc sức tung hoành nhũng nhiễu nhân dân. Sự tranh chấp quyền lực
giữa các tập đoàn phong kiến và quan lại trong triều làm cho kỉ cƣơng rối
loạn, nông dân nổi dậy khởi nghĩa ở khắp nơi. Sự thống trị của nhà Lê bị

21

lung lay. Các cuộc khởi nghĩa nông dân bị đàn áp bởi lực lƣợng của thái
phó nhân quốc công Mạc Đăng Dung. Dựa vào “công lao” đó, cộng với sự
ủng hộ của một số quan tƣớng, Mạc Đăng Dung phế Chiêu Tông, lập Lê
Xuân (Cung Hoàng) lên làm vua, sau đó bức vua Lê nhƣờng ngôi, lập ra

nhà Mạc. Tuy bị buộc phải nhƣờng ngôi, song vua Lê và một số quan lại cũ
đã phản ứng kịch liệt, nội chiến xảy ra, tạo thành cục diện Nam Triều (nhà
Lê) Bắc Triều (nhà Mạc) diễn ra hơn nửa thế kỉ mới kết thúc. Song, tình
trạng đó chƣa chấm dứt đƣợc bao lâu thì xã hội Việt Nam lúc bấy giờ lại bị
phân chia thành Đàng Trong (chúa Nguyễn) Đàng Ngoài (vua Lê – chúa
Trịnh). Ranh giới chia cắt đất nƣớc là sông Gianh (Quảng Bình). Trong gần
nửa thế kỉ, hai bên đánh nhau bảy lần. Tiếp sau đó là nội chiến giữa
Nguyễn Ánh và Tây Sơn. Biểu hiện đó cho thấy xã hội phong kiến Việt
Nam đã rơi vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng.
Đặc điểm tình hình chính trị nhƣ vậy một mặt tạo điều kiện thuận
lợi, mặt khác cũng gây ra những khó khăn cho việc truyền đạo của các giáo
sỹ dòng Tên. Mặt thuận lợi là sự phân chia thế lực của các tập đoàn phong
kiến và tình hình chiến tranh gây ra sự sa sút mọi mặt trong đời sống xã
hội: Kinh tế trì trệ, chính trị rối loạn, nhân tâm ly tán, lòng ngƣời không
biết hƣớng niềm tin vào đâu… Những yếu tố đó là mảnh đất thuận lợi tạo
điều kiện để tôn giáo phát triển. Thêm vào đó, những tôn giáo cũ đang tồn
tại lại không giúp ngƣời dân thoát khỏi thực tế đau khổ, nên Công giáo với
sự mới mẻ về triết lý về sự cứu rỗi linh hồn, về tình thƣơng của Thiên
Chúa, về cuộc sống hạnh phúc ở một thế giới khác… trở nên thu hút và dễ
có điều kiện xâm nhập vào quần chúng. Bên cạnh đó, tình hình chính trị xã
hội Việt Nam giai đoạn này cũng tạo nên mặt khó khăn là sự chia cắt vùng
miền dƣới quyền cai quản của những tập đoàn phong kiến khác nhau khiến
cho việc đi lại của giáo sỹ gặp nhiều khó khăn, dễ gây nghi ngờ và có thể bị
bức hại. Nhƣng, bằng kinh nghiệm và sự khôn khéo, các giáo sỹ đã thích
ứng với hoàn cảnh đó, đẩy mạnh hoạt động truyền giáo.

22

Trong bối cảnh đất nƣớc Việt Nam nhƣ vậy, đặc biệt là hoạt động
thƣơng mại Việt Nam - Bồ Đào Nha đã tạo điều kiện thuận lợi cho đạo

Công giáo truyền bá Phúc Âm. Năm 1536, ngƣời Bồ Đào Nha chiếm
Macao, thành lập căn cứ buôn bán lớn trên đất Trung Quốc, chính nơi đây
đặt trụ sở truyền giáo của dòng Tên. Các thƣơng nhân Bồ Đào Nha cùng
giáo sỹ đã đến Việt Nam với tƣ cách là những ngƣời phƣơng Tây đầu tiên
đến buôn bán. Ngƣời Bồ Đào Nha đem đến cho vua chúa Việt Nam những
nguyên liệu cần thiết cho việc chế tạo vũ khí nhƣ diêm sinh, chì, kẽm,
đồng… Đây là cơ sở cho các tập đoàn phong kiến hiện đại hoá vũ trang để
tiến đánh lẫn nhau. Việc trao đổi buôn bán chỉ mang tính chất thời vụ. Lái
buôn Bồ Đào Nha không đặt thƣơng điếm ở Việt Nam mà chỉ dong thuyền
qua lại buôn bán vào tháng Chạp, tháng Giêng hàng năm. Điều đó cũng tác
động khá lớn đến đặc điểm truyền giáo. Khi ngƣời Bồ Đào Nha có mặt hay
vắng mặt trong hoạt động buôn bán, thái độ của vua chúa phong kiến Việt
Nam đối với giáo sỹ lại khác. Vua chúa phong kiến Việt Nam cả Đàng
Trong và Đàng Ngoài đều có chung hoạt động buôn bán vũ khí với ngƣời
Bồ Đào Nha. Triều Nguyễn ở Đàng Trong đã xúc tiến hoạt động này trƣớc
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, linh mục Nguyễn Hồng viết: “Chúng ta không
quên rằng các thừa sai dòng Tên đƣợc chúa Nguyễn giữ lại trong xứ mình
chỉ vì lý do chính trị thƣơng mại với ngƣời Bồ Đào Nha. Nhà chúa cần
đƣợc họ tiếp tế đạn dƣợc súng ống để đƣơng đầu với chúa Trịnh ngoài Bắc.
Các cha là những ngƣời tàu buôn đƣa vào và sự có mặt của các cha là bảo
đảm tàu buôn trở lại. Một khi mục đích không đạt đƣợc, nhà chúa không
ngại làm khó dễ các cha và sự đạo”. [15; tr.252].
Cùng mục đích giao thƣơng buôn bán, chúa Trịnh cũng đón tiếp
ngƣời Bồ Đào Nha đến Đàng Ngoài, giáo sỹ đến đây đƣợc chúa Trịnh đón
tiếp nhiệt tình và tạo điều kiện thuận lợi cho họ đƣợc sinh sống ở trong đất
cai quản của mình. Alexandre de Rhodes nhận định “(nhƣ chúng tôi đã
khám phá ra, nguyên nhân chính làm cho chúa (chúa Trịnh – ngƣời viết)
cầm giữ chúng tôi lại trong nƣớc đó là cùng với sự có mặt của chúng tôi thì

×