Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người Muslim (qua kinh Qur'an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 90 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HÀ VŨ LONG





TÌM HIỂU GIA ĐÌNH TRONG
NẾP SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI MUSLIM
(QUA KINH QUR’AN)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học








Hà Nội - 2012


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HÀ VŨ LONG





TÌM HIỂU GIA ĐÌNH TRONG
NẾP SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI MUSLIM
(QUA KINH QUR’AN)






Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90



Người hướng dẫn khoa học:
TS. Trần Thị Kim Oanh







Hà Nội - 2012

5
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tình hình nghiên cứu 3
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 5
6. Đóng góp của luận văn 6
7. Ý nghĩa của luận văn 6
8. Kết cấu của luận văn 6
Chương 1: MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH QUR’AN 7
1.1. Một số khái niệm: gia đình, người muslim, nếp sống đạo, nếp sống đạo
của người muslim 7

1.2. Kinh Qur’an và những tín điều căn bản 15
1.2.1. Sự ra đời của kinh Qur’an 16
1.2.2. Nội dung cơ bản của kinh Qur’an 21
1.2.3. Kinh Qur’an đối với nếp sống đạo của người muslim 31
Chương 2: NHỮNG BIỂU HIỆN CỦA CÁC MỐI QUAN HỆ GIA ĐÌNH
TRONG NẾP SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI MUSLIM QUA KINH QUR’AN 39
2.1. Gia đình và chức năng của gia đình người muslim 39
2.2. Mối quan hệ giữa vợ - chồng và nghĩa vụ của vợ - chồng trong gia đình
người muslim 48
2.3. Mối quan hệ giữa cha mẹ và các con trong gia đình người muslim 57
2.4. Sự tương đồng và khác biệt giữa gia đình trong nếp sống đạo của người
muslim và gia đình trong nếp sống đạo của người theo đạo Islam ở Việt Nam 66
KẾT LUẬN 77
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 86




1
MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Islam là một tôn giáo lớn xuất hiện trên bán đảo Ả rập vào đầu thế kỷ VII
sau CN. Tuy là tôn giáo ra đời khá muộn trong lịch sử so với Phật giáo và Kitô
giáo song ngày nay Islam cũng đã phát triển và lan rộng trên phạm vi toàn thế
giới, đến cả Đông Nam Á và Việt Nam.
Thế giới Islam trong thời gian gần đây đã thu hút sự quan tâm, chú ý của
nhiều quốc gia, cũng như nhiều nhà nghiên cứu dưới những khía cạnh khác nhau.
Thí dụ như: vấn đề khủng bố, sự phân chia các giáo phái trong Islam, vấn đề

xung đột Islam giáo ở các nước Bắc Phi và Trung Đông…Đây đều là những sự
kiện có sự tham gia của những tín đồ theo đạo Islam. Trong tiếng Ả rập, Islam có
nghĩa là “sự phục tùng”, “sự vâng lời”. Những tín đồ Islam luôn bày tỏ Đức tin
tuyệt đối của mình vào Đấng Tối Cao là Thượng Đế Allah, vào giáo lý thiêng
liêng của kinh Qur’an.
Islam du nhập vào Việt Nam và được gọi dưới cái tên Hồi giáo hay đạo
Hồi, tập trung chủ yếu ở các vùng Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ.
Đạo Islam chủ yếu ảnh hưởng đến hai cộng đồng Chăm là: cộng đồng Chăm
Bàni và cộng đồng Chăm Islam. Mặc dù chưa chiếm đến 1% dân số cả nước, chỉ
vào khoảng 70.000 người song những ảnh hưởng của Islam đối với đời sống văn
hóa, xã hội, với mỗi gia đình theo đạo Islam ở Việt Nam là vấn đề cần được quan
tâm. Sự ảnh hưởng không chỉ dừng lại ở lĩnh vực tư tưởng, đạo đức mà còn thấm
sâu, hòa quyện trong các quan niệm về gia đình, các tập tục trong nghi lễ truyền
thống của người Chăm Bàni và người Chăm Islam.
Gia đình là vấn đề được nghiên cứu trong nhiều ngành khoa học. Gia đình
là tế bào của xã hội, đóng vai trò chủ đạo trong tái tạo, bảo tồn và duy trì nòi
giống cũng như là cơ sở tiên quyết để gìn giữ, truyền dạy và bảo lưu văn hóa
truyền thống. Trong quá trình phát triển của lịch sử, mọi gia đình không chỉ chịu
ảnh hưởng bởi những giá trị truyền thống lâu đời của dòng tộc, truyền thống dân

2
tộc mà còn chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi các hệ tư tưởng tôn giáo mà họ tin theo.
Hệ tư tưởng tôn giáo có ảnh hưởng rất lớn, thậm chí chi phối nếp sống trong gia
đình của tín đồ.
Các tôn giáo lớn trên thế giới rất coi trọng vấn đề gia đình. Đạo Islam
cũng vậy. Gia đình trong quan niệm của Islam, không những là nơi lưu giữ và
nuôi dưỡng đức tin về Thượng Đế Allah, mà còn là nơi che chở, là nơi an toàn,
nơi trú ngụ trong những lúc khó khăn nhất của mỗi tín đồ. Điều này được nhắc
đến nhiều lần trong kinh Qur’an. Tất cả những quan niệm về gia đình trong nếp
sống đạo của người muslim đều được Thượng Đế Allah truyền lại qua Thiên kinh

Qur’an. Kinh Qur’an là cuốn kinh thiêng liêng và có vị trí quan trọng trong tâm
hồn những tín đồ theo đạo Islam. Bởi trong kinh Qur’an chứa đựng tất cả tinh
thần của Islam giáo, chứa đựng đức tin và thực hành đức tin đối với Thượng Đế.
Kinh Qur’an không chỉ đơn thuần là cuốn kinh về giáo lý mà còn là bộ luật trong
cuộc sống thường ngày của mỗi muslim. Cuốn kinh Qur’an, theo người Islam,
không phải là một tác phẩm do con người sáng tạo ra, vì kinh Qur’an là biểu hiện
tư tưởng của Đấng Tối Cao đã có từ thiên niên vạn kỷ do Thượng Đế Allah tư
tưởng và đã tư tưởng dưới hình thức ngôn ngữ Ả rập, lấy Mohammed làm trung
gian để thuyên chuyển cho loài người.
Hiện nay, khi nhìn nhận tôn giáo dưới góc độ văn hóa thì Islam như một
nền văn hóa ngoại lai du nhập vào Việt Nam. Tất nhiên mỗi nền văn hóa đều có
những điểm tốt và chưa tốt. Do vậy, phải biết chắt lọc, tìm tòi những điểm tốt để
phục vụ cho công cuộc xây dựng đất nước và làm phong phú cho nền văn hóa
dân tộc. Văn kiện Hội nghị lần thứ V, Ban chấp hành Trung ương Đảng Cộng
Sản Việt Nam khoa VIII, phần những nhiệm vụ cụ thể, điểm 8: Chính sách văn
hóa đối với tôn giáo khẳng định: “Khuyến khích ý tưởng công bằng, bác ái,
hướng thiện trong tôn giáo, đồng thời tuyên truyền giáo dục khắc phục tệ mê tín
dị đoan; chống việc lợi dụng tôn giáo thực hiện ý đồ chính trị xấu” [14; tr. 66-
67]. Hay tại chỉ thị 37/ CT – TW của Bộ Chính Trị ra ngày 2 – 7 – 1998 đã viết:
“Tôn giáo là một vấn đề còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng tôn giáo là nhu cầu tinh

3
thần của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điều phù hợp với
công cuộc xây dựng xã hội mới”.
Với tất cả lý do trên, chúng tôi chọn đề tài “Tìm hiểu gia đình trong nếp
sống đạo của người muslim qua kinh Qur’an” làm đề tài luận văn của mình. Đề
tài cố gắng nhìn nhận, đánh giá khách quan về tư tưởng của kinh Qur’an trong
quan niệm về gia đình đối với nếp sống đạo của người muslim. Ngày nay, cuộc
sống trong gia đình muslim vẫn còn nhiều bí ẩn và là đề tài được quan tâm
nghiên cứu trên toàn thế giới. Do vậy, nghiên cứu, tìm hiểu gia đình trong nếp

sống đạo của người muslim qua kinh Qur’an dưới cái nhìn của tôn giáo học
nhằm làm sáng tỏ những giá trị văn hóa, đạo đức gia đình, đồng thời liên hệ so
sánh với thực tiễn gia đình của người theo đạo Islam ở Việt Nam; đồng thời từ đó
thấy được giá trị tích cực và đưa ra những quan điểm nhằm phát huy giá trị tích
cực đó trong cuộc sống hiện nay.
2. Tình hình nghiên cứu
Islam là một tôn giáo lớn trên thế giới luôn thu hút được sự quan tâm
nghiên cứu của nhiều quốc gia, nhiều nhà khoa học trong và ngoài nước dưới
những khía cạnh tiếp cận khác nhau.
Có thể kể đến các tác giả nước ngoài tiêu biểu như: Dominique Sourel với
“Hồi giáo”, Nxb Thế giới, Hà Nội, năm 2002; Jamal J.Elias với tác phẩm “Islam”
và “Vấn đề giáo phái trong Islam giáo”, Nxb Routledge Publisher, USA, năm
1999; Will Durant với “Lịch sử văn minh Ả rập”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội, 2004…Có thể thấy rằng, các công trình này đều nghiên cứu về nguồn gốc ra
đời, lịch sử truyền bá, sự phân chia các giáo phái và quá trình phát triển của đạo
Islam trên toàn thế giới.
Các tác giả trong nước bằng nhiều cách tiếp cận khác nhau cũng đưa ra rất
nhiều những quan điểm về Islam. Có thể kể đến là: Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê
Yên với “Islam giáo”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 2002. Ngô Văn
Doanh, trong “Văn hóa Chăm pa”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội, năm 1994;
Nguyễn Hồng Dương với “Một số vấn đề cơ bản về tôn giáo, tín ngưỡng của

4
đồng bào Chăm ở hai tỉnh Bình Thuận, Ninh Thuận hiện nay”, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, năm 2007; Nguyễn Thọ Nhân với “Đạo Hồi và thế giới Ả rập”, Nxb
Thành phố Hồ Chí Minh, năm 2004; Trần Thị Kim Oanh với “Tập bài giảng về
Hồi Giáo và Hồi Giáo ở Việt Nam”, năm 2010 và “Tìm hiểu một số tập tục của
người theo đạo Islam”, đề tài nghiệm thu cấp trường ĐHKHXH và NV,năm
2007…Những công trình nghiên cứu về lịch sử hình thành và phát triển của đạo
Islam, những giáo lý, giáo luật, lễ nghi của đạo Islam và cũng đề cập đến cộng

đồng Islam ở Việt Nam, sự ảnh hưởng của đạo Islam trong đời sống sinh hoạt
văn hóa, tín ngưỡng của người theo đạo Islam ở Việt Nam.
Một số luận văn, luận án phục vụ cho nghiên cứu của đề tài như: “Islam
giáo và ảnh hưởng của nó đến đời sống chính trị ở một số nước Đông Nam Á
hiện đại” của học viên Hoàng Thị Hường, năm 2009, trường Đại học khoa học xã
hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội; học viên Vũ Văn Chung với “Quan
niệm về hôn nhân và gia đình trong kinh Qur’an”, năm 2010, trường Đại học
khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội…
Ngoài ra, còn có một số bài báo, tạp chí cũng nghiên cứu vấn đề này: Tạp
chí Nghiên cứu Tôn giáo, Tạp chí Công tác Tôn giáo, Tạp chí Triết học, Tạp chí
Dân tộc học…Trong đó có các bài báo tiêu biểu như: Lê Nhẩm trong bài viết “Về
cộng đồng Hồi giáo ở Việt Nam hiện nay”, tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6,
năm 2003; Lê Duy Đại với “Hành trình cuối cùng: Đám tang của người Chăm Bà
La Môn”, tạp chí nghiên cứu tôn giáo, số 6, 2003. Bên cạnh đó, Lương Ninh với
“Tôn giáo, tín ngưỡng của người Chăm”, tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 6, năm
2003; Phú Văn Hẳn trong bài viết “Cộng đồng Islam Việt Nam - sự hình thành,
hòa nhập, giao lưu và phát triển”, tạp chí nghiên cứu tôn giáo số 1, 2001; Nguyễn
Văn Dũng với “Một số vấn đề của Islam giáo trong đời sống xã hội hiện đại”, tạp
chí nghiên cứu tôn giáo, số 3, 2005; Lương Thị Thoa với “Thử tìm hiểu một vài
nét đặc trưng của đạo Hồi”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5, năm 2001…
Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu trên
chủ yếu về: nguồn gốc ra đời, giáo lý, lịch sử phát triển, sự truyền bá Islam trên

5
thế giới và Việt Nam, sự hội nhập văn hóa của Islam đến các nước trên thế giới.
Từ những tài liệu nghiên cứu trên, tôi đã kế thừa và đi sâu tìm hiểu đến gia đình
trong nếp sống đạo của người muslim qua kinh Qur’an.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của
người muslim qua kinh Qur’an; phân tích chức năng của gia đình người muslim;

các mối quan hệ trong gia đình người muslim. Trên cơ sở đó, chúng ta đi so sánh
sự tương đồng và khác biệt về gia đình trong nếp sống đạo của người theo đạo
Islam ở Việt Nam và đề xuất một số quan điểm nhằm phát huy những giá trị tích
cực đối với đời sống gia đình của người theo đạo Islam ở Việt Nam.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu: Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Thứ nhất: Trình bày một số khái niệm liên quan đến đề tài và đưa ra
những phân tích chung nhất về đạo Islam và kinh Qur’an.
Thứ hai: Tìm hiểu, phân tích chức năng của gia đình người muslim; các
mối quan hệ gia đình trong nếp sống đạo của người muslim qua kinh Qur’an,
đồng thời so sánh sự tương đồng và khác biệt giữa gia đình trong nếp sống đạo
của người muslim với gia đình trong nếp sống đạo của người theo đạo Islam ở
Việt Nam. Từ đó, đưa ra một số quan điểm nhằm phát huy những giá trị tích cực
đối với đời sống gia đình của người theo đạo Islam ở Việt Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu: Gia đình trong nếp sống đạo của người
muslim qua kinh Qur’an; cụ thể là mối quan hệ giữa vợ - chồng; mối quan hệ cha
mẹ - các con trong gia đình người muslim.
4.2 Phạm vi nghiên cứu: Một số vấn đề cụ thể về gia đình trong nếp sống
đạo của người muslim: gia đình và chức năng của gia đình muslim; mối quan hệ
giữa vợ - chồng; mối quan hệ cha mẹ - các con trong gia đình người muslim; so
sánh với gia đình trong nếp sống đạo của người theo đạo Islam ở Việt Nam.



6
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Cơ sở lý luận: Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng quan
điểm mác – xít về tôn giáo, bản chất, vai trò và chức năng xã hội của tôn giáo.
Luận văn cũng tiếp thu những kết quả của các công trình nghiên cứu trong
và ngoài nước về đạo Islam, kinh Qur’an.

5.2 Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp của Tôn
giáo học và Triết học, phương pháp phân tích, tổng hợp, phương pháp so sánh,
phương pháp logic, lịch sử và một số phương pháp khác…
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn tìm hiểu một số khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài như:
gia đình, người muslim, nếp sống đạo, nếp sống đạo của người muslim. Đồng
thời phân tích các mối quan hệ trong gia đình: quan hệ vợ - chồng; quan hệ cha
mẹ - các con trong gia đình muslim; chỉ ra những hạt nhân hợp lý, những giá trị
tích cực và chỉ ra những điểm chưa phù hợp của quan niệm đó hiện nay. Từ đó,
liên hệ với đời sống gia đình trong nếp sống đạo của người theo đạo Islam ở Việt
Nam và đề xuất nhằm phát huy những giá trị tích cực đối với cuộc sống trong gia
đình của người theo đạo Islam ở Việt Nam.
7. Ý nghĩa của luận văn
7.1 Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần tìm hiểu, phân tích và làm sáng tỏ
vấn đề gia đình trong nếp sống đạo của người muslim qua kinh Qur’an.
7.2 Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần vào
nhận thức và ứng xử phù hợp hơn với cộng đồng Islam. Thêm nữa, luận văn có
thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo nói
chung và về Islam nói riêng, cho việc hoạch định chính sách của Đảng và Nhà
nước về tôn giáo.
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm: phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo. Phần
nội dung chính gồm 02 chương với 06 tiết.


7
Chương 1
MỘT SỐ KHÁI NIỆM VÀ KINH QUR’AN

1.1. Một số khái niệm: gia đình, người muslim, nếp sống đạo, nếp

sống đạo của người muslim.
Xét về mặt lịch sử, Islam là tôn giáo mang tính quốc tế ra đời muộn nhất
nhưng lại là tôn giáo phát triển nhanh nhất. Đạo Islam ngày nay đã trở thành một
tôn giáo đa văn hóa, còn những tín đồ của Thượng Đế Allah là cả một cộng đồng
tôn giáo bao trùm lên nhiều khu vực địa lý và những nền văn hóa của thế giới.
Đạo Islam ra đời vào đầu thế kỷ VII SCN. Ở bán đảo Ả rập, đạo Islam đã
dần dần được truyền bá và phát triển ra các vùng ở Châu Á, Châu Phi, đặc biệt là
ở Tây Á, Bắc Phi, đại lục Nam Á và Đông Nam Á. Từ đầu thế kỷ XX trở lại đây,
đạo Islam đã được truyền bá mạnh mẽ tới Tây Âu và Bắc Mỹ. Hiện nay, tín đồ
đạo Islam chiếm tới hơn một tỷ người, một số lượng tín đồ rất lớn và chỉ đứng
sau Kitô giáo. Do vậy, những giá trị tồn tại trong Islam có tác động rất lớn đến
đời sống sinh hoạt của cộng đồng theo đạo Islam trên toàn thế giới. Đối với
Islam, Thượng Đế Allah và kinh Qur’an là điều bất khả xâm phạm. Allah trong
thế giới Islam giáo có nhiều tên gọi khác nhau như: Đấng Sáng Tạo, Đấng Toàn
Trí, Toàn Năng, Đấng Cao Cả, Chúa, Thượng Đế, Rabb…Allah qua kinh Qur’an
được cho là: “Ngài là Đấng Đầu Tiên và là Đấng Cuối Cùng…” [surah 57; 3] và
“Ngài không sinh (đẻ) ra ai, cũng không do ai sinh ra. Và không một ai có thể so
sánh (ngang bằng) với Ngài được” [surah 112; 3-4]. Đối với mỗi tín đồ đạo
Islam, “Allah nắm quyền thống trị các tầng trời và trái đất và vạn vật giữa trời
đất. Và Ngài là mục tiêu trở về cuối cùng của tất cả” [surah 5; 18]. Bên cạnh đó,
sự hình thành Islam giáo không thể không nhắc đến Mohammed – giáo chủ và
nhân vật rất quan trọng được Allah tin tưởng. Kinh Qur’an cho rằng, Mohammed
là một phúc lành do Thượng Đế gửi xuống, là một sứ giả, người cảnh báo, người
hướng dẫn, người mang lại Đức tin tốt lành và những Đức tin tốt lành này ở ngay
trong bản thân Ngài. Thông thường những tín đồ Islam tin rằng, Mohammed là

8
một người bình thường, được Thượng Đế lựa chọn làm vị sứ giả cuối cùng của
Thượng Đế và là một phương tiện mà Thượng Đế sử dụng để tiết lộ kinh Qur’an.
Bản thân kinh Qur’an cũng nhấn mạnh tới tính chất người thường của

Mohammed – sứ giả của Allah vì kinh Qur’an đã ra lệnh cho Mohammed phải
nói rằng, ông cũng sẽ chết như bao người khác và sẽ bị trừng phạt nếu mất sự tin
tưởng cũng như cảm giác không an toàn của Thượng Đế. Kinh Qur’an có đoạn:
“(Nabi) Muhammad không phải là cha của một ai trong số đàn ông của các
người, ngược lại Người là Rasul (Sứ Giả) của Allah và là Khâtam an-Nabiyyin
(Ấn tín của các Anbiya). Và Allah là Đấng Hằng Biết tất cả mọi việc” [surah 33;
40].
Vấn đề “sống đạo” và việc gìn giữ “nếp sống đạo” xưa nay vẫn là một
trong những vấn đề cơ bản của mỗi tôn giáo. “Nếp sống đạo” của bất kỳ tôn giáo
nào cũng là một vấn đề rộng lớn, bởi ở đó tồn tại những giá trị đặc biệt và riêng
biệt của tôn giáo đó. Đối với Kitô giáo, Phật giáo hay đạo Islam cũng vậy. Từ sự
hình thành trong lòng mỗi tín đồ những phương thức sinh hoạt đến cách thức tiếp
cận với Allah, với Chúa trời, với Phật Thích Ca luôn là một thách thức, một quá
trình lâu dài. Do vậy, để làm rõ “nếp sống đạo” của mỗi tôn giáo là công việc cần
có thời gian nghiên cứu, tìm hiểu và phân tích hết sức sâu sắc. Trong luận văn
“Tìm hiểu gia đình trong nếp sống đạo của người muslim qua kinh Qur’an”,
trước hết chúng tôi sẽ đi phân tích một số khái niệm để làm rõ hơn về nội dung
mà luận văn cần nghiên cứu. Một số khái niệm cần phân tích: gia đình, nếp sống
đạo, người muslim và nếp sống đạo của người muslim.
Thứ nhất, khái niệm gia đình: Gia đình là một khái niệm phổ biến, được
rất nhiều ngành khoa học quan tâm, trong đó có triết học, xã hội học, văn hóa
học…Ở mỗi ngành khoa học khác nhau, gia đình lại có những cách tiếp cận khác
nhau. Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, gia đình là một hiện tượng
lịch sử xã hội, hình thành từ rất sớm và tồn tại bền vững cùng với sự tồn tại của
xã hội loài người. “Gia đình là một thiết chế xã hội bắt nguồn từ quan hệ hôn
nhân, quan hệ giữa các thành viên trong gia đình là quan hệ tình cảm huyết thống

9
và ràng buộc, gắn kết với nhau bằng tình cảm, đạo lý và pháp luật” [51; tr. 12].
Theo C.Mác, khi đề cập đến vấn đề gia đình, ông cho rằng: “Quan hệ thứ ba

tham dự ngay từ đầu vào quá trình phát triển lịch sử là: hàng ngày là tái tạo ra đời
sống của bản thân mình, con người tạo ra những người khác, sinh sôi, nảy nở, đó
là quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, đó là gia đình” [41; tr. 41-42].
Khái niệm “gia đình” đã có ở Đức từ thế kỷ XVI. Dưới cách nhìn của nhà
xã hội học vĩ mô thì “gia đình là một thiết chế xã hội, nghĩa là một đơn vị cơ sở
được mọi người công nhận để thực hiện những chức năng xã hội nhất định mà
trước hết là sự tái sinh các đặc trưng của loài người” [61; tr. 35]. Đã có rất nhiều
nhà xã hội học nghiên cứu về “gia đình” như: Max Weber, Talcott Parsons,
Emile Durkheim, tất cả đều cho rằng gia đình gắn chặt với những nhân tố văn
hóa, xã hội nhất định, phải nhìn hôn nhân và gia đình như là một bộ phận tạo ra
xã hội và ngược lại do xã hội tạo ra. Tuy nhiên, ngày nay việc xem xét gia đình
không còn bó hẹp trong một ngành khoa học nào mà gia đình được xem xét toàn
diện hơn trên nhiều chuyên ngành khác nhau.
Ở Việt Nam, trong cuốn Đại Từ điển Tiếng Việt – Nguyễn Như Ý chủ
biên – Nxb Văn hóa Thông tin, 1998, đưa ra khái niệm về gia đình là “tập hợp
những người có cùng quan hệ hôn nhân và huyết thống sống trong cùng một
nhà”. Một khái niệm khác là: “Gia đình là tập hợp những người sống trong cùng
một nhà gồm cha mẹ, vợ chồng, con cái” trong Từ Điển Tiếng Việt – Hoàng Văn
Hành chủ biên, Nxb Từ Điển Bách Khoa, 2003. Hay trong cuốn Từ điển Triết
học cũng đưa ra khái niệm về gia đình: “Gia đình là đơn vị xã hội (nhóm xã hội
nhỏ), hình thức tổ chức quan trọng nhất của sinh hoạt cá nhân, dựa trên hôn nhân
và các quan hệ huyết thống, tức là quan hệ giữa vợ và chồng, giữa cha mẹ và con
cái, giữa anh chị em và những người thân thuộc khác cùng chung sống và có kinh
tế chung” [71; tr. 204].
Tóm lại, đối với mỗi xã hội thì gia đình là tế bào của xã hội, gia đình là
đơn vị cuối cùng của xã hội gồm những người chung sống, có quan hệ gắn bó với
nhau bằng những mối liên hệ hôn nhân và huyết thống. Trong gia đình có hai

10
mối quan hệ cơ bản là quan hệ giữa chồng đối với vợ và quan hệ giữa cha mẹ và

con cái. Ngoài ra, trong gia đình còn tồn tại một số quan hệ khác như quan hệ
giữa ông, bà và các cháu, quan hệ giữa anh chị em với nhau. Gia đình hình thành
trước hết là do nhu cầu tình cảm và đặc điểm sinh lý tự nhiên của mỗi người.
Đồng thời gia đình cũng đáp ứng nhu cầu tồn tại, duy trì nòi giống của mỗi cá
nhân và xã hội.
Đối với mỗi tôn giáo thì gia đình là cơ sở hạt nhân, là nơi thực hành tôn
giáo, gia đình trong quan niệm của Kitô giáo chính là nguồn gốc, là cội rễ để xây
dựng Giáo hội, mở rộng nước Chúa; Phật giáo coi gia đình là nơi các tín đồ tu
hành, rao giảng giáo lý và thực hành giáo lý của đức Phật; thì đối với Islam giáo,
giáo luật Islam và thánh kinh Qur’an lại cho rằng gia đình là nơi tuân thủ các đạo
luật Islam. Gia đình Islam mang tính đặc trưng, được bao trùm bởi toàn bộ những
luật tục, những nghi lễ tôn giáo mang đậm màu sắc riêng có với sự gắn kết của
“luật đạo” kiêm “luật đời”. Sự chi phối của những nguyên tắc trong kinh Qur’an
và Hadith sẽ theo suốt cuộc đời của mỗi tín đồ theo đạo Islam.
Thứ hai, khái niệm “người muslim”: Người muslim chỉ những tín đồ
theo đạo Islam. Từ “muslim” nghĩa là người tuân phục ý muốn của Thượng Đế
Allah, không phân biệt chủng tộc, quốc tịch hay dân tộc. Cải đạo thành người
muslim là một việc đơn giản và dễ dàng. Nếu người nào thực sự muốn trở thành
một người muslim và suy nghĩ đầy đủ, có niềm tin mãnh liệt rằng Islam là tôn
giáo thật sự của Thượng Đế, thì tất cả mọi việc cần phải làm là tuyên thệ câu
“Shahada”, đó là: “La ilah illa Allah, Mohammed rasoolu Allah.”Nghĩa là: “Tôi
nhận chứng rằng không có thượng đế nào khác ngoài Allah, và Mohammed là
Thiên sứ của Thượng Đế”. Đây mới chỉ là bước đầu để trở thành một muslim,
những bước tiếp theo là việc làm và tin theo kinh Qur’an, Thượng Đế Allah tối
cao.
Islam là tôn giáo mà Allah đã sáng tạo cho loài người và Ngài sẽ không
chấp nhận một tôn giáo nào khác ngoài Islam. Và người muslim đích thực là
người tuyệt đối phục tùng Allah bằng cách tuân thủ hoàn toàn theo mọi mệnh

11

lệnh của Ngài và sự chỉ bảo của Thiên Sứ. Như Allah đã từng nói: “Chỉ những ai
tin tưởng nơi Allah và Sứ giả của Ngài, rồi không nghi ngờ điều gì và chiến đấu
bằng cả tài sản lẫn sinh mạng của họ cho Chính Đạo của Allah mới là những
người có đức tin. Họ là những người chân thật” [surah 49; 15]. Và một người
muslim khi không tin tưởng Allah nữa, thì sẽ được cảnh báo “Và trong nhân loại
có những người nói: “Chúng tôi tin nơi Allah và Ngày (Phán Xử) Cuối Cùng,
nhưng thật ra chúng không tin gì cả. Chúng dối Allah và dối những người tin
tưởng nhưng thật sự chúng chỉ dối bản thân mình nhưng chúng không nhận thấy
(điều đó). Trong lòng của chúng có một chứng bệnh (nghi hoặc) Allah làm cho
bệnh tình của chúng thêm trầm trọng và chúng sẽ bị trừng phạt đau đớn vì tội nói
dối” [surah 2; 8 -9 -10]. Do đó, đã có biết bao nhiêu người tự cho mình là tín đồ
muslim nhưng lại có những hành vi và phẩm chất đạo đức khác xa với sự chỉ dạy
của Islam, nguyên do là không hiểu biết chiếm phần đông đa số hoặc do bởi sự lơ
là thích chạy theo dục vọng của bản thân. Thượng Đế Allah sẽ trừng phạt những
tín đồ đó đề họ thấy được tính trung thực và đức tin thiêng liêng trong Islam. Để
trở thành một muslim chân chính, bên cạnh việc đọc tuyên thệ bằng câu
“Shahada”, các muslim còn phải thực hiện những công việc sau, đó là: giữ vững
đức tin, xa lánh những điều tội lỗi và điều quan trọng là phải phó thác mọi việc
cho Đấng Allah Bất Diệt. Đó mới là lẽ sống của một người muslim. Như vậy,
người muslim là những tín đồ theo đạo Islam luôn bày tỏ đức tin tuyệt đối vào
Đấng Tối Cao của mình là Thượng Đế Allah và thực hiện đầy đủ những nguyên
tắc, những nghi lễ, những cấm kỵ trong kinh Qur’an – cuốn sách thiêng của cộng
đồng muslim trên toàn thế giới.
Thứ ba, khái niệm nếp sống đạo: Trước khi đi tìm hiểu “nếp sống đạo”,
chúng ta cần đưa ra những nhận định về “nếp sống” và “lối sống”. Đây là hai
khái niệm có nội hàm gần nhau nhưng cũng có sự khác biệt nhất định. “Khái
niệm lối sống “mode de vie” hiểu theo nghĩa thông thường là “phong cách sống”
(style de vie) hay cách sống (manière de vivre), tức cách thức tồn tại và tư duy
của một người hay một nhóm các cá nhân. Nói về lối sống chính là nói về những


12
cách ứng xử hàng ngày hay cách sống được hình thành dựa trên một số quan
niệm và giá trị nhất định” [23; tr. 83]. Trên bình diện xã hội học, lối sống hay
cách sống bao hàm những dạng quan hệ xã hội, những cách tiêu dùng, cách giải
trí hay cách ăn mặc đặc trưng của nó. Một lối sống cũng có nghĩa là thái độ của
một con người hay nhóm người, những giá trị và cách nhìn về thế giới mà nó
sống ở đó. Vì thế, một lối sống đặc thù ám chỉ một sự lựa chọn, có ý thức hay vô
thức, giữa những hành vi ứng xử khác nhau.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng lối sống là một khái niệm rộng bao hàm
các khái niệm nếp sống, lẽ sống, cách sống, mức sống. Cụ thể, nếp sống là những
hành vi ứng xử của con người được lặp đi lặp lại nhiều lần thành nếp, thành thói
quen. Lẽ sống là mặt ý thức của lối sống, là ý nghĩa cuộc sống mà con người tự
nhận thức, tự hành động vì lý tưởng cao đẹp, vì lợi ích của xã hội – cộng đồng.
Cách sống là chỉ một nghĩa hẹp cụ thể, một kiểu sống có tính chất cá tính. Mức
sống là trình độ thỏa mãn nhu cầu của con người chủ yếu về vật chất. Cho nên,
mức sống là một chỉ báo về lối sống nhưng không phải là điều kiện quyết định
lối sống … Các khái niệm này nằm trong phạm vi của lối sống. Như vậy, nếp
sống là mặt ổn định của lối sống.
Như vậy, nếp sống đạo là việc mỗi tín đồ của các tôn giáo khác nhau cần
thực hiện đầy đủ, nề nếp những quy định, cách thức trong sinh hoạt tôn giáo,
trong cuộc sống hàng ngày mà giáo lý, kinh sách của tôn giáo đó đã quy định.
Thứ tư, tìm hiểu khái niệm “nếp sống đạo của người muslim”. Trong
thế giới Islam, mỗi muslim luôn hướng mình về Thượng Đế Allah thiêng liêng và
thực hiện “lối sống” và “nếp sống” theo kinh Qur’an. Nếu như trong quan niệm
của người Công giáo giữa “nếp sống đạo” và “lối sống đạo” cũng luôn tồn tại
những ranh giới. “Khái niệm “lối sống đạo” có thể được định nghĩa như là sự
hình thành của những lối sống đặc thù dựa trên những ý nghĩa tôn giáo đặc thù.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, khi khái niệm “đạo” xuất hiện ở Việt Nam, chủ
yếu ám chỉ “Công giáo”, khái niệm “lối sống đạo” cũng có nghĩa là lối sống của
những người Công giáo Việt Nam hay lối sống được hình thành dựa trên quan


13
niệm về thế giới, những giá trị và chuẩn mực của Công giáo” [23; tr. 83]. Do vậy,
khi nghiên cứu về “nếp sống đạo” ở Việt Nam, một số nhà nghiên cứu vẫn
thường hay nghĩ đến người Công giáo hơn là nếp sống của những tín đồ ở các
tôn giáo khác. Vấn đề “nếp sống đạo” hay “sống đạo” đối với người Công giáo
hiện nay đã có nhiều sự thay đổi. “Ngày nay cách hiểu thần học về “sống đạo” đã
có những điểm khác nhau căn bản đó là, vượt qua lối sống đạo trong bí tích.
Trong lề luật sang một lối sống đạo mới là “sống đạo giữa đời”” [23; tr. 27]. Như
vậy, có thể nhận thấy, đã có những cách hiểu tích cực hơn đối với đời sống của
các tín đồ Công giáo Việt Nam.
Đối với vấn đề “nếp sống đạo”: “Có thể khẳng định ngay, nếp sống của
người Công giáo được hình thành là sự giao thoa giữa đức tin tôn giáo và văn
hóa dân tộc. Nếp sống đó được thể hiện trên cả ba cấp độ: cá nhân, gia đình và
cộng đoàn người Công giáo” [23; tr. 31]. Và “nếp sống đạo của người Công giáo
được hình thành bởi giáo lý, giáo lễ, giáo luật của đạo Công giáo. Và từ trong các
yếu tố giáo lý, giáo lễ, giáo luật của đạo Công giáo trong quá trình truyền giáo và
phát triển đạo ở Việt Nam đã có sự giao thoa về nếp sống truyền thống của người
Việt. Do đó, có thể khẳng định rằng nếp sống đạo của người Công giáo Việt Nam
có nhiều điều phù hợp với đạo đức truyền thống, văn hóa của dân tộc” [23; tr.
384]. Như vậy, từ cách nhìn về nếp sống đạo của người Công giáo, cũng có thể
thấy được việc đề cao những giá trị được hình thành trong giáo lý, giáo lễ, giáo
luật đưa người Công giáo vào khuôn phép, thực hiện những phép tắc đó là một
cách tự nguyện, đơn giản nhưng đầy tôn kính, tôn trọng khi hướng về Đức Chúa
trời.
Tuy nhiên, đó là cách nhìn trong nếp sống đạo của người Công giáo, còn
đối với mỗi tín đồ Islam, dường như điều này đơn giản hơn nhiều. Islam là tôn
giáo độc thần ra đời khá muộn và có sức lan tỏa rất lớn trên thế giới. Tôn giáo
này thờ duy nhất Thượng Đế Allah và cuốn kinh thiêng liêng Qur’an là chân lý
trong mỗi tín đồ Islam. Mỗi muslim, từ khi ra đời cho đến khi trưởng thành và

chia lìa cõi đời thì những giáo lý, giáo luật đã thấm sâu vào trong khối óc và tâm

14
hồn của họ. Nó như là máu chảy trong huyết quản, như là không khí hít thở hàng
ngày vậy. Islam là tôn giáo tuy không có được tổ chức chặt chẽ từ trung ương tới
địa phương như Công giáo, song Islam là tôn giáo có hệ thống tổ chức ở các
nước khá quy củ và chặt chẽ. Kinh Qur’an không những là giáo lý của đạo Islam
mà còn là bộ luật trong cuộc sống Islam. Ở đó tồn tại hầu hết những cách thức,
nghi lễ, quan điểm…trong sinh hoạt, cách sống cho mỗi muslim. Mỗi tín đồ của
đạo Islam đều hướng cả tâm hồn mình về Thượng Đế Allah và kinh Qur’an được
coi là nguồn sống, là chân lý, lẽ sống mà muslim cần hướng đến. Khi nghiên cứu
về đời sống sinh hoạt của mỗi muslim hay cộng đồng Islam, chúng ta cần tìm
hiểu về kinh Qur’an. Như một minh chứng lịch sử, từ khi hình thành cho đến
nay, kinh Qur’an đã tạo cho mỗi muslim nói riêng và cộng đồng muslim nói
chung sự ràng buộc về cả linh hồn và thể xác. Nó như sợi dây liên kết những giá
trị trong cuộc sống và gửi những giá trị đó cho một cộng đồng tôn giáo mà số
lượng tín đồ chỉ đứng thứ hai trên thế giới. Có thể khẳng định, kinh Qur’an là
một tài liệu lịch sử quan trọng, là một cuốn kinh quyền lực chi phối “đời sống
đạo”, “nếp sống đạo” của các muslim trên toàn thế giới.
Như vậy, nếp sống đạo của người muslim: đó là việc mỗi muslim cần
thực hiện các nguyên tắc một cách nề nếp và đã trở thành thói quen mà giáo lý,
giáo luật Islam đã đề ra trong kinh Qur’an đối với những quan hệ trong gia đình,
trong cộng đồng và hướng về Allah với đức tin cao nhất của mình.
Hiện nay, trong thế giới hiện đại, Islam đã có những bước chuyển mới, từ
những xung đột nội bộ của các giáo phái trong Islam đến các cuộc khủng bố,
những xung đột chính trị đều có dấu ấn của Islam đã cho thấy những thay đổi
trong xã hội muslim. Tuy nhiên, những giá trị mà kinh Qur’an đang có vẫn mang
tính đại chúng trong cộng đồng Islam. Trong đó, gia đình trong nếp sống đạo của
người muslim vẫn là một nét đẹp của văn hóa Islam. Cuộc sống gia đình là nơi
ràng buộc các mối quan hệ chung song vẫn tồn tại sự khác biệt. Ở đó các mối

quan hệ vợ - chồng, cha mẹ - con cái, gia đình – xã hội đều tuân thủ chặt chẽ các
nguyên tắc được đề ra trong kinh Qur’an, trong các Hadith. Kinh Qur’an đưa ra

15
các nguyên tắc, các chuẩn mực cho các mối quan hệ, từ đó đưa các mối quan hệ
này vào khuôn phép, quy củ.
Nếu như đạo Công giáo có kinh Thánh và cả một tổ chức giáo hội từ
Trung Ương đến địa phương chi phối đời sống tinh thần của các tín đồ, thì đạo
Islam có kinh Qur’an cho tất cả những hoạt động trong gia đình, trong cuộc sống,
trong nếp sống đạo của mỗi muslim. Tìm hiểu gia đình để thấy được rằng, ngay
trong bản thân kinh Qur’an cũng có các mối quan hệ trên và tự nó đã có “nếp
sống đạo” trong đó. Vì vậy, gia đình trong nếp sống đạo của người muslim qua
kinh Qur’an không chỉ là đi tìm hiểu gia đình đơn thuần, mà phải tìm thấy trong
đó một “nếp sống đạo” đã được các muslim thực hiện trong nhiều thế kỷ qua,
thấy được các mối quan hệ cơ bản trong gia đình và chức năng của mỗi gia đình
Islam. Đó là điều mà Allah mong muốn gửi cho mỗi muslim trong cuộc sống
này.
Tóm lại, có thể khẳng định, kinh Qur’an có vị trí, vai trò rất quan trọng
trong đời sống, sinh hoạt của đại gia đình Islam trên toàn thế giới. Cuộc sống
trong xã hội muslim có thể có những khó khăn, những đổi thay nhưng trong đó
vẫn luôn tồn tại một “nếp sống đạo” cơ bản, đó là hãy tin, làm và thực hiện
những điều được ghi lại bởi kinh Qur’an. Cuốn Thánh kinh thiêng liêng của
người Islam được viết bằng tiếng Ả rập, tiếng Semite, những ngôn ngữ mang tính
dứt khoát cao. Văn phong của kinh Qur’an đã làm cho nó thoát ra khỏi những
liên hệ gò bó của những câu thơ thần chú, của những câu chuyện thần thoại trong
xã hội Ả rập. Là cuốn Thánh kinh đầu tiên của người Ả rập, việc đọc, tìm hiểu
kinh Qur’an đã tạo nên nhịp điệu và đem lại cảm hứng cho toàn bộ cuộc sống của
người muslim trên toàn cầu, một sức sống mạnh mẽ trong tinh thần và tâm hồn
của Islam
1.2. Kinh Qur’an và những tín điều căn bản

Kinh sách là nguồn cội tinh thần của mỗi tôn giáo. Nếu như bên Phật giáo
có kinh tạng, luật tạng, luận tạng, kinh kim cương, kinh bát nhã…; bên Công
giáo có Kinh Thánh thì Islam có kinh Qur’an. Mỗi cuốn kinh đều mang những

16
giá trị quý báu được hình thành trong mỗi tôn giáo. Với Islam, từ khi ra đời cho
đến nay, kinh Qur’an luôn giữ vị trí, vai trò hết sức quan trọng trong đời sống
mỗi cá nhân hay cộng đồng muslim. Sự xuất hiện của kinh Qur’an có liên quan
mật thiết đến cuộc đời của Mohammed – người được giao sứ mệnh từ Allah cho
việc hình thành Islam và đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của Islam sau
này. Những gì tồn tại trong Qur’an, chính là sự mặc khải của Mohammed qua
những lần được thiền thần Gabriel rao giảng từ những khải thị mà Thượng Đế
Allah đã chỉ định. Do vậy mà trong muslim, kinh Qur’an là món quà vĩ đại nhất
của Thượng Đế cho nhân loại và mang tính tuyệt đối. Có nghĩa là, mục tiêu của
Thiên kinh là bảo tồn những mặc khải đã có trước và khôi phục niềm tin cũng
như chân lý vĩnh cửu của Thượng Đế Allah để dẫn dắt nhân loại đi trên con
đường ngay thẳng, làm sống lại linh hồn để đánh thức lương tri và soi sáng tâm
trí con người.
1.2.1. Sự ra đời kinh Qur’an
Theo quan niệm của chủ nghĩa Mác – Lênin, kinh sách phản ánh hệ tư
tưởng của mỗi tôn giáo. Tức là, trong mỗi cuốn kinh luôn hàm chứa những tư
tưởng về đức tin, duy trì đức tin và thực hành đức tin ở mỗi tôn giáo. Bên cạnh
đó, mỗi cuốn kinh còn là nơi các tín đồ “soi mình” trong đó để thấy được tội lỗi
hay sự phúc lành mà Chúa (Thượng Đế) đang ban tặng hay trừng phạt mình.
Trong kinh sách của mỗi tôn giáo đều chứa đựng những tư tưởng thần học phản
ánh lý tưởng của tôn giáo đó, mục đích mà nó hướng tới. Tùy thuộc vào những
điều kiện lịch sử cụ thể của sự hình thành và phát triển của mỗi tôn giáo mà kết
cấu, nội dung của thần học có thể khác nhau, song bất kỳ một hệ thống thần học
nào cũng đặt cho mình nhiệm vụ chứng minh sự tồn tại của cái siêu nhiên, thần
thánh, lập luận cho tính đúng đắn của giáo lý, sự linh thiêng của kinh thánh, của

những điều răn dạy về đạo đức, lễ nghi.
Xét ở nhiều góc độ khác nhau, thì mỗi cuốn kinh đều phản ánh nền văn
hóa của từng vùng miền, nơi mà tôn giáo đó được hình thành và phát triển. Với
Islam cũng vậy, kinh Qur’an ra đời trên bán đảo Ả rập là sản phẩm của nền văn

17
hóa Ả rập, phản ánh những giá trị văn hóa trên bán đảo Ả rập, ảnh hưởng bởi
những điều kiện kinh tế, xã hội…của bán đảo Ả rập. Đối với mỗi muslim, kinh
Qur’an là hầu hết tất cả những gì mà Islam có. Trong đó, chứa đựng những giá trị
tinh thần, giáo lý, luật lệ, lễ nghi, sự thờ phụng, cách thức hành đạo, các nguyên
tắc ứng xử…của tất cả việc đạo và việc đời. Trong xã hội hiện đại ngày nay,
nhiều quốc gia theo Islam còn lấy kinh Qur’an làm chuẩn mực cho tất cả để giải
quyết tranh chấp, xô xát hay những mâu thuẫn trong các phiên tòa.
Có thể khẳng định rằng: Islam tồn tại tức là kinh Qur’an tồn tại và ngược
lại. Sự ra đời của đạo Islam, kinh Qur’an hay bất cứ các tôn giáo nào khác đều
xuất phát từ nguồn gốc xã hội, nguồn gốc tự nhiên và tình hình tín ngưỡng tôn
giáo của khu vực đó. Với bán đảo Ả rập, bên cạnh những điều kiện về mặt tự
nhiên thì những bất công trong xã hội, sự đàn áp của kẻ giàu với người nghèo,
giữa bộ lạc thị tộc này với bộ lạc thị tộc khác cũng là điều kiện để Islam ra đời.
Sự mất niềm tin của quần chúng nhân dân Ả rập nơi trần thế đã thôi thúc họ tìm
đến niềm tin vào một thế giới “siêu trần thế”, tìm đến một niềm tin hoang đường,
hư ảo để bù đắp lại cái hiện thực “trần trụi”, đau thương, đầy rẫy những bất công,
áp bức, bóc lột. Như C.Mác đã từng nói: “Tôn giáo là trái tim của thế giới không
có trái tim”, “Tôn giáo là tinh thần của những trật tự không có tinh thần”, “Tôn
giáo chỉ là mặt trời ảo tưởng xoay quanh con người chừng nào con người chưa
biết xoay quanh bản thân mình” [39; tr. 570]. Theo đó, C.Mác đã đưa ra kết luận
kinh điển của mình: “Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân”. Theo ông, trong
một xã hội mà chúng sinh bị áp bức, trong một thế giới không có trái tim, không
có tinh thần, tôn giáo là tiếng thở dài, là trái tim, là tinh thần của xã hội đó. Tôn
giáo vừa là sự biểu hiện, vừa là sự phản kháng chống lại sự khốn cùng, bất công

của xã hội đó. Niềm tin tôn giáo mà C.Mác đề cập đến có tác dụng như liều thuốc
an thần đối với một cơ thể đang bị bệnh hiểm nghèo khi chưa tìm ra được
phương thức cứu chữa. “Thuốc phiện”, hiểu theo nghĩa ẩn dụ, tức là tìm đến một
liều thuốc giảm đau làm dịu đi nổi đau về mặt thể xác và tinh thần để không đưa
con người vào những bế tắc của cuộc sống.

18
Sự xuất hiện của kinh Qur’an còn có vai trò rất quan trọng của nhà tiên tri
Mohammed – người sau này là giáo chủ của Islam. Mỗi tôn giáo đều có những cá
nhân kiệt xuất. Nếu như Phật giáo có Thích Ca Mâu Ni, Công giáo có Chúa
Giêsu thì Islam có Mohammed. Ông chính là người đứng đầu, chính là cá nhân
kiệt xuất trong lịch sử, một lãnh tụ vĩ đại đã tạo nên những chuyển biến trong xã
hội Ả rập từ một xã hội thị tộc bộ lạc bỏ qua giai đoạn chiếm hữu nô lệ để trở
thành một quốc gia phong kiến thống nhất. Sở dĩ có điều này, là do sự phát triển
vượt bậc của kinh tế xã hội, của thương nghiệp đã tạo ra những tiền đề vật chất
xã hội, bước nhảy vọt trong quan hệ sản xuất của xã hội Ả rập đã rất chín muồi
và vượt trước so với quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ, đáp ứng yêu cầu của quan
hệ sản xuất phong kiến.
Quá trình hình thành và hoàn thiện kinh Qur’an gắn với các hoạt động
truyền đạo của Mohammed và các hậu duệ của ông, sau này họ chính là những
người đã dày công sưu tầm, biên soạn cuốn kinh Qur’an.
Vào một ngày tháng 4 năm 571, Mohammed sinh ra trong một gia đình
làm nghề vận tải hàng hóa bằng lạc đà ở Mecca bên bờ Tây bán đảo Ả rập.
Tương truyền rằng, vào một đêm tháng Ramadan năm 610 trong một cái hang tại
chân núi Hira cách Mecca 5 km, sau mấy ngày nhịn ăn và trầm tư tụng niệm,
Mohammed đã cảm nhận được linh giác đánh dấu sự ra đời của đạo Islam. Theo
lời kể của Mohammed, trong khi ông ngủ, thánh Gabriel đã hiện ra và chỉ cho
ông những lời khải thị đầu tiên của Allah viết trên một tấm chăn phủ bằng gấm
thêu và tuyên bố chính ông là sứ giả của Thượng Đế Allah.
Trở về nhà, ông bắt đầu tuyên bố sứ mạng truyền đạo của mình. Trong

thời gian Mohammed ngủ, thiên thần Gabriel đặt ông lên mình một con vật thần
thoại tên là Burac mang đến Jerusalem, Mivirol, Vijelien và ở đó Mohammed đã
găp Abraham, Moise, Giesu. Tương truyền, sau khi Mohammed ngồi trên mình
con Burac, ông đã để lại dấu chân trên tảng đá trước đền thờ ở Jerusalem. Do có
chuyện này mà Jerusalem trở thành thánh địa thứ ba của đạo Islam sau Mecca và
Medina. Sau mỗi lần linh giác như vậy, Mohammed lại đọc những lời khải thị mà

19
ông nói là của Thượng Đế Allah gửi xuống cho các tín đồ chép từng đoạn, trên
những mảnh da cừu, da súc vật, trên lá hoặc khung xương nhẵn. Như vậy, đã tồn
tại truyền thuyết khẳng định nguồn gốc siêu tự nhiên của kinh Qur’an.
Đã có rất nhiều nhà nghiên cứu chú ý về tiểu sử của Mohammed, cho thấy
những lời khải thị của Thượng Đế Allah ghi trong kinh Qur’an chỉ là kết quả của
một trạng thái không bình thường mà Mohammed thường xuyên lâm vào. Hơn
nữa, việc nghiên cứu về kinh Qur’an cho thấy những sự kiện lịch sử xảy ra ở bán
đảo Ả rập thời gian đó rất gắn bó với nội dung của nó. Thời Mohammed còn
sống, người ta không thấy một bộ sưu tập kinh Qur’an nào. Mà chỉ thông qua kết
quả việc xác định niên đại các văn hóa trong kinh Qur’an do các nhà nghiên cứu
đạo Islam đã làm, mới thấy rằng, những bản thảo lâu nhất có ghi trong bản văn
Qur’an đều thuộc vào thế kỷ VII, đầu thế kỷ VIII. Tức kinh Qur’an phải được
viết vào nhiều chục năm, sau khi Mohammed qua đời vào khoảng năm 632 sau
Công nguyên.
Như vậy, sự xuất hiện của kinh Qur’an gắn liền với quán trình hình thành
đế chế Ả rập. Sau khi đã thống trị được đại bộ phận bán đảo Ả rập và đội quân
Islam bắt đầu tiến hành công cuộc chinh phục ra bên ngoài bán đảo này. Trong
thế kỷ thứ VII, đế chế Ả rập đã lần lượt chiếm được những vùng lãnh thổ rộng
lớn gồm: Syria, Palestin, Ai Cập và các tỉnh phương Đông khác của đế quốc
Bygiăngtin, khuất phục được Iran, xâm nhập vào Bắc Phi, ngoại Cápcadơ Trung
Á. Như vậy, với việc mở rộng nhanh chóng lãnh thổ ra ngoài bán đảo Ả rập, việc
chinh phục nhiều nước và nhiều khu vực đã tạo tiền đề cho sự truyền bá đạo

Islam một cách mạnh mẽ. Bên cạnh đó, xuất phát từ những điều kiện của cuộc
sống mà mỗi nơi khi đế chế Ả rập xâm chiếm thì việc hình thành những luật lệ,
những tài liệu thần học để phù hợp là điều rất cần thiết. Chính vì vậy, việc hình
thành kinh Qur’an là điều tất yếu nhằm củng cố niềm tin tôn giáo, đồng thời làm
tăng sức mạnh tinh thần cho những tín đồ trung thành của đạo Islam.
Sau khi Mohammed qua đời, phần lớn các bản chép tay của các tín đồ
Islam về những khải thi của Thượng Đế Allah được Mohammed truyền giảng

20
trên lá và da thú vật đã bị thất lạc hoặc phân tán rải rác nhiều nơi. Mọi người cảm
thấy nguy cơ có thể làm cuốn Thánh kinh của họ bi tiêu vong nếu không gấp rút
sưu tầm và thu hồi nguyên bản. Sau đó, cần phải có người tài giỏi biên tập tất cả
các nguyên bản thành một cuốn thánh Kinh duy nhất.
Thấy được sự lo lắng của các tín đồ và để đáp lại niềm mong mỏi đó,
người đầu tiên đứng ra lo việc này là Abu Bakr. Ông vừa là cha vợ, vừa là người
đầu tiên kế vị Mohammed và cũng là vị vua Islam đầu tiên thống nhất bán đảo Ả
rập để biến nơi này thành điểm xuất phát cho sự bành trướng Islam giáo trên toàn
thế giới. Người được Abu Bark giao cho công việc thiêng liêng này là một thanh
niên tên Zayd đi sưu tầm và tìm kiếm tất cả những đoạn chép tay và những gì còn
giữ lại trong trí nhớ của những tín đồ đã từng gần gũi với Mohammed để hoàn
thành kinh Qur’an.
Sau khi Abu Bakr qua đời, các tài liệu mà Zayd thu thập được đều chuyển
giao cho vị vua Islam kế nhiệm là Umar Khattab. Vị vua này là một nhà quân sự
đại tài, chỉ trong 10 năm (634 - 644), đã mở rộng lãnh thổ của Islam ra toàn vùng
Trung Đông và Bắc Phi. Nhưng vì quá mải mê chinh chiến nên vị vua này đã bỏ
quên công việc biên tập kinh Qur’an. Hậu quả nghiêm trọng là ở những địa
phương khác nhau người ta truyền miệng những câu thơ của kinh Qur’an khác
nhau và sự tranh cãi về tính trung thực của kinh Qur’an càng ngày càng trở nên
gay gắt, hỗn loạn. Các cuộc tranh cãi này đã dẫn đến cuộc “Thánh chiến” giữa hai
phe Islam tại Nehavand, gây ra cảnh tang thương trong suốt 7 năm (650 - 657).

Vị vua kế nghiệp thứ ba là Uthman (644 - 657) rất chú tâm đến việc phục
hồi kinh Qur’an. Năm 652, Uthman giao cho Zayd và 3 người phụ tá nhiệm vụ
biên tập các bản thảo thu hồi được thành cuốn sách duy nhất. Sau 5 năm, nhóm
biên tập của Zayd đã hoàn thành nhiệm vụ. Năm 657, tức là 25 năm sau khi
Mohammed qua đời, vua Uthman công bố bản kinh Qur’an do Zayd biên tập và
gọi nó là “MUSHAF” có nghĩa là “Kinh thánh chính thức của mọi người Islam”.
Ban biên tập của Zayd chép cuốn Kinh Thánh này thành 4 bản giống nhau
để lưu trữ tại 4 thành phố: Medina, Bossorah và AlKoufa (Iraq) và tại Damas

21
(Syria). Tuy nhiên, Uthman e rằng những bản kinh khác nhau sẽ là căn nguyên
của sự chia rẽ “đồng đạo” nên sau khi biên tập những bộ kinh đã sưu tập thành
một bộ kinh đầy đủ và cho công bố với tất cả muslim, đồng thời ông ra lệnh tiêu
hủy toàn bộ các bản viết tay ghi lại lời truyền giảng của Mohammed trên lá và da
thú vật. Công việc này tương tự như hành động của Hoàng Đế La Mã
Constantines ra lệnh thiêu hủy toàn bộ các sách thánh kinh và các di tích thật của
Giesu sau Công Đồng Nicaea năm 325.
Do nhu cầu truyền đạo trong nhiều thế kỷ qua, đến nay kinh Qur’an đã
được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau trên toàn thế giới. Riêng nhà xuất bản
Takrike Tarsile Qur’an, Inc ở New York đã sưu tập được trên 600 bản dịch khác
nhau. Ở Việt Nam, nhiều nhà nghiên cứu đang dùng bản dịch kinh Qur’an do
Hassan Abdul Karim dịch và được nhà xuất bản Tôn giáo, Hà Nội ấn hành vào
năm 2001.
Đối với đại khối các dân tộc Ả rập, nguyên bản bằng ngôn ngữ Ả rập của kinh
Qur’an là một kiệt tác về thi văn. Kinh Qur’an không hẳn là một cuốn thơ trường
thiên nhưng là một tác phẩm văn xuôi có vần điệu rất thích hợp với khẩu vị văn
chương của những người du mục nơi hoang dã. Chính vì vậy, kinh Qur’an nhanh
chóng được truyền bá trên khắp bán đảo Ả rập ngay sau khi nó được hoàn thiện.
Tóm lại, sự xuất hiện kinh Qur’an trong thế giới Islam đã đem lại niềm tự
hào cho cộng đồng muslim trên toàn thế giới. Cuốn kinh là sức mạnh của Islam

và là chất keo văn hóa gắn kết những tín đồ của Thượng Đế Allah. Ngày nay,
kinh Qur’an là một di sản văn hóa, một minh chứng lịch sử cho sự hình thành và
phát triển mạnh mẽ của Islam.
1.2.2. Nội dung cơ bản của kinh Qur’an
Ngày nay, Islam là tôn giáo có số lượng tín đồ rất lớn với khoảng trên 1 tỷ
người, chỉ đứng sau Kitô giáo. Đạo Islam có mặt ở khắp các châu lục, trong đó
hàng chục quốc gia coi Islam là quốc giáo. Vì vậy, những gì được viết trong kinh
Qur’an có tác động rất lớn đến thế giới tinh thần của mỗi muslim trên toàn cầu,
ảnh hưởng đến kỷ cương và sự tồn vong của chính Islam. Nghiên cứu, tìm hiểu

22
về những nội dung cơ bản của Islam cho thấy tính kỷ luật, sự sùng đạo và niềm
tin với Thượng Đế Allah đã đưa Islam trở thành tôn giáo có sức sống và ảnh
hưởng rất mạnh mẽ trong kỷ nguyên hiện đại.
Kinh Qur’an có nhiều tên gọi khác nhau như: Al – Kitab (Kinh sách), Al –
Furquan (Chuẩn mực)…Qur’an nguyên tiếng Ả rập là đọc, tụng, ngâm. Đối với
mỗi muslim, kinh Qur’an được coi là cuốn sách đặc biệt. Nó không thể do một
người nào sáng tạo ra, mà kinh Qur’an đã tồn tại từ trước đó. Bản gốc của cuốn
kinh được Thượng Đế Allah gìn giữ dưới ngai vàng của mình và được truyền
từng phần dưới dạng những lời khải thị cho sứ giả của mình là Mohammed trình
bày lại thành cuốn kinh Qur’an.
Toàn bộ nội dung của kinh Qur’an được hình thành trong khoảng 20 năm
(từ năm 611 đến 632), bởi một người được giao tiếp với Thượng Đế thông qua
một thiên sứ của Ngài. Đó chính là sứ giả Mohammed và thiên sứ Gabriel.
Kinh Qur’an được viết bằng tiếng Ả rập, theo thể văn vần. Toàn bộ kinh
Qur’an có 114 chương (surah), mỗi chương được chia thành nhiều đoạn (ayat).
Tiêu đề của các chương được lấy từ các ayat trong chương đó, một số chương bắt
đầu với một kết hợp bí ẩn của các chữ cái mà cho đến bây giờ người ta vẫn đang
tìm hiểu ý nghĩa của chúng. Các chương trong kinh Qur’an được sắp xếp không
theo một nguyên tắc, không theo thứ tự thời gian, cũng không phụ thuộc vào nội

dung, mà lại theo độ ngắn dài. Trừ chương đầu tiên, thì những chương dài nhất
được xếp lên đầu, những chương ngắn xếp xuống dưới. Thường thì các chương
càng ngắn thì có thời gian càng lâu hơn các chương dài, do đó nếu xét về phương
diện lịch sử, kinh Qur’an bị đảo ngược lại. Phần đầu cuốn kinh là những chương
được viết ở Medina, có tính chất thực tế và không thú vị lắm. Phần cuối cuốn
kinh là những chương được viết ở Mecca, thi vị hơn bởi lối văn bay bướm hơn
các chương trên. Tuy nhiên, cách sắp xếp như vậy cũng không được tuân theo
một cách triệt để, chương dài nhất không phải là chương đầu, mà là chương thứ
hai, gồm 268 câu. Những chương cuối chỉ có 3 đến 6 câu. Toàn bộ kinh Qur’an
có 6221 câu. Trong đó, tất cả các chương không kể chương đầu, đều được viết

×