Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Tư tưởng Nhân học xã hội trong Kinh Thánh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1008.84 KB, 115 trang )


Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn





Nguyễn Công Oánh




Tư tưởng nhân học xã hội trong kinh thánh



Luận văn thạc sĩ tôn giáo học







Hà Nội – 2008


Đại học Quốc gia Hà Nội
Trường đại học khoa học xã hội và nhân văn





Nguyễn Công Oánh



Tư tưởng nhân học xã hội trong kinh thánh

Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60 22 90


Luận văn thạc sĩ tôn giáo học


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Nguyễn Hồng Dương





Hà Nội – 2008
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh

Mục lục

Trang

Lời cam đoan………………………………………………………….……
1
Ký hiệu các sách Kinh Thánh……………………………………….………
2
Cách trích dẫn trong luận văn……………………………………… ……
3
Mở đầu……………………………………………………………….……
1. Tính cấp thiết của đề tài…………………………………….…………….
2. Tình hình nghiên cứu …………………………………………….………
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn ……………………………… ……
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu……………………….……….
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu… …………………………….……
6. Đóng góp của luận văn………………………………………….………
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn…………………………… …
8. Bố cục của luận văn …………………………………………….………
4

4
5
10
11
11
12
12
12
Nội dung…………………………………………………………….……
13
Chương 1: Khái quát về Kinh thánh…………….………………
13
1.1. Khái niệm, nguồn gốc và bố cục của Kinh Thánh……………… ….…

13
1.1.1. Khái niệm ……………………………………………………….……
13
1.1.2. Nguồn gốc và sự hình thành Kinh Thánh………………….…………
16
1.1.3. Bố cục của Kinh Thánh……………………………………………….
27
1.2. Tư tưởng và nội dung triết học của Kinh Thánh……………….……….
37
1.2.1. Tư tưởng cơ bản của Kinh Thánh…………………………………….
37
1.2.2. Nội dung triết học của Ki-tô giáo………………………….…….……
41
1.3. Tiểu kết chương một………………………………………….………
51
Chương 2: Những nội dung chủ yếu về nhân học xã hội Trong Kinh
thánh…………………………………………………………………………

53
2.1. Quan hệ giữa con người và xã hội……………………………….……
53
2.1.1. Vị trí của cá nhân trong xã hội……………………………….……….
53
2.1.2. Vấn đề lao động và tư hữu……………………………………………
60
2.1.3. Quan hệ giai cấp…………………………………………….………
68
2.2. Quan hệ giữa con người với con người……………………… ……
74
2.2.1. Quan hệ giữa con người với con người thể hiện trong Mười điều răn

của Chúa………………………………………………………….………

74
2.2.2. Nội dung nhân học xã hội của “Bài giảng trên núi”………………….
79
2.2.3. Nội dung cốt lõi của tư tưởng đạo đức trong Kinh Thánh……………
84
2.3. Giá trị và hạn chế của tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh……
2.3.1. Giá trị của tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh………………
88
88
2.3.2. Một số hạn chế của tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh Thánh……
96
2.4. Tiểu kết chương hai……………………………………………….…….
98
Kết luận………………………………………………………………….
99
Danh mục Tài liệu tham khảo………….………………………
104
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 2

Ký hiệu các sách kinh thánh
(Xếp theo thứ tự A, B, C trong tiếng Việt)

Viết tắt
Tên sách
Viết tắt
Tên sách

Ac
Ai ca
Kh
Khải huyền
Am
A-mốt
Kn
Khôn ngoan
Br
Ba-rúc
Lc
Lu-ca
Cl
Cô-lô-xê
Lv
Lê-vi
Cn
Châm ngôn
Mc
Mác-cô
1Cr
1 Cô-rin-tô
1 Mcb
Mac-ca-bê quyển 1
2Cr
2 Cô-rin-tô
2 Mcb
Mac-ca-bê quyển 2
Cv
Công vụ Tông Đồ

Mk
Mi-kha
Dc
Diễm ca
Ml
Ma-la-khi
Dcr
Da-ca-ri-a
Mt
Mát-thêu
Ds
Dân số
Nk
Na-khum
Dt
Do-thái
Nkm
Nơ-khe-mi-a
Đn
Đa-ni-en
Ôv
Ô-va-đi-a
Đnl
Đệ nhị luật
Pl
Phi-líp-phê
Ed
Ê-dê-ki-en
Plm
Phi-lê-môn

Ep
Ê-phê-xô
1 Pr
1 Phê-rô
Er
ét-ra
2 Pr
2 Phê-rô
Et
ét-te
R
Rút
G
Gióp
Rm
Rô-ma
Ga
Gio-an
1 Sb
Sử biên niên quyển 1
1 Ga
1 Gio-an
2 Sb
Sử biên niên quyển 2
2 Ga
2 Gio-an
1 Sm
Sa-mu-en quyển 1
3 Ga
3 Gio-an

2 Sm
Sa-mu-en quyển 2
Gc
Gia-cô-bê
St
Sáng thế

Giu-đa
Tb
Tô-bi-a
Gđt
Giu-đi-tha
Tl
Thủ lãnh
Ge
Giô-en
1 Tm
1 Ti-mô-thê
Gl
Ga-lát
2 Tm
2 Ti-mô-thê
Gn
Giô-na
Tt
Ti-tô
Gr
Giê-rê-mi-a
Tv
Thánh vịnh

Gs
Giô-suê
1 Tx
1 Thê-xa-lô-ni-ca
Gv
Giảng viên
2 Tx
2 Thê-xa-lô-ni-ca
Hc
Huấn ca
1 V
các Vua quyển 1
Hs
Hô-sê
2 V
các Vua quyển 2
Is
I-sai-a
Xh
Xuất hành
Kb
Kha-ba-cúc
Xp
Xô-phô-ni-a
Kg
Khác-gai


Luận văn thạc sĩ tôn giáo học


Nguyễn Công oánh 3

Cách trích dẫn trong luận văn

Trích dẫn Kinh Thánh:
Sử dụng ký hiệu chung của Ki-tô giáo toàn cầu là để trong dấu ngoặc đơn
(…) lần lượt biểu thị: Tên sách viết tắt, số thứ tự đoạn, số câu, đặt trước ngoặc
vuông […] theo quy định chung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, lần lượt hiển thị:
số tài liệu tham khảo, số trang của tài liệu. Ví dụ:
(Mt 19,24), [38, tr.1632] = Tin Mừng Mát-thêu, đoạn 19, câu 24, tài liệu
tham khảo số 38, trang 1632.
(Mt 5,44-45), [38, tr.1593] = Tin Mừng Mát-thêu, đoạn 5, các câu từ 44 đến
45, tài liệu tham khảo số 38, trang 1593.
- Trích dẫn nguồn tài liệu khác: Theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 4

Mở đầu

1. Tính cấp thiết của đề tài
Không phải ngẫu nhiên mà có người gọi Kinh thánh là cuốn sách vĩnh hằng.
Điều ấy không phải nói lên những sự kiện tồn tại kéo dài trong Kinh thánh và
tính phổ biến rộng rãi của nó (mặc dù điều này là rất quan trọng) mà chủ yếu
muốn nói đến nội dung sâu sắc của Kinh thánh. Thực tế cho thấy, trong những
điều kiện xã hội, những chế độ chính trị và kinh tế khác nhau, người ta luôn phát
hiện ra trong Kinh thánh một điều gì đó quan trọng cho bản thân mình. Điều đó
cho thấy, Kinh thánh hàm chứa những đặc trưng phổ biến của tồn tại người và,
do vậy, của tồn tại tự thân nó, chính yếu tố này đã trở thành cơ sở cho tính vĩnh
hằng của Kinh thánh.

Kinh thánh là một trong những cuốn sách tồn tại lâu dài và có sự ảnh hưởng
sâu rộng nhất đến các thế hệ người. Kể từ khi ra đời cho tới nay, nhiều thế hệ
người đã, đang đọc Kinh thánh và phát hiện ra những nội dung đa dạng, phong
phú, cần thiết cho bản thân mình ở đó. ở những khía cạnh khác nhau, nhiều
người có thể tìm thấy cho mình những giá trị cần thiết của Kinh thánh để hoàn
thiện đạo đức, lối sống của mình. Điều đó chứng tỏ, xét về mặt triết học nói
chung, về mặt nhân học nói riêng, Kinh thánh hàm chứa trong nó những “chân
lý” nhân bản để có thể trụ vững trước những thăng trầm của lịch sử. Nói cách
khác, Kinh thánh, nhất là tư tưởng triết học của nó chứa đựng những tính chất
nền tảng của tồn tại người như những nguyên lý tồn tại của con người, cơ sở bản
thể của mình. Lịch sử nhân loại có thể trải qua những thay đổi với những thang
bậc giá trị theo cách nhìn nhận khác nhau, nhưng “nhân tính” vẫn là nhân tính,
vẫn phải mang “chất người”, nếu đánh mất nó thì không còn được gọi là người
nữa. Chính Kinh thánh đã đề cập tới “chất người” như vậy.
Vì vậy, việc tìm hiểu nội dung triết học nói chung và tư tưởng nhân học xã
hội nói riêng của Kinh thánh không chỉ có giá trị khoa học mà còn có ý nghĩa
thực tiễn. Mỗi thời đại đều có một cái nhìn riêng của mình về Kinh thánh do văn
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 5
hóa sinh tồn của con người ở thời đại tương ứng quy định. Bước vào thiên niên
kỷ mới, cùng với những vấn đề mới của con người và về con người, tiếp thu
những thành tựu mới của các bộ môn khoa học xã hội và nhân văn đề cập tới
con người, không thể không tìm hiểu những tư tưởng nhân học của Kinh thánh.
Kinh thánh đã xuất hiện ở nước ta từ lâu và có những nghiên cứu ở góc độ
này hay góc độ khác, song nhiều vấn đề cần được tiếp tục tìm hiểu, trong đó có
tư tưởng nhân học – một vấn đề cần thiết cho mục tiêu xây dựng xã hội mới ở
nước ta hiện nay. Thực tế nhiều vấn đề của công cuộc xây dựng xã hội mới ở
nước ta hiện nay rất cần có sự nghiên cứu, kế thừa, phát huy những giá trị của
Kinh thánh, góp phần vào việc hoàn thiện con người mới. Đây là vấn đề có tính

cấp bách trong điều kiện hiện nay, khi mà xã hội hiện đại đã nhận thức được
những thành tố văn hóa của nhân cách con người, cá nhân ngày càng đóng vai
trò quan trọng đối với sự phát triển của loài người nói chung, của mỗi cộng đồng
xã hội nói riêng. Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo, Ki-tô giáo bao gồm Công
giáo và đạo Tin lành, tuy du nhập vào nước ta chưa lâu so với Phật giáo, nhưng
hiện là tôn giáo thu hút được số lượng tín đồ đáng kể. Niềm tin tôn giáo của
cộng đồng tín đồ, tính tổ chức, kỷ luật chặt chẽ cũng như văn hóa Ki-tô giáo có
ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống tôn giáo ở nước ta. Trong xu hướng hội
nhập hiện nay, việc tiếp thu những giá trị văn hóa chung của nhân loại không thể
không tính đến những nét văn hóa riêng của các tôn giáo, trong đó có văn hóa
Ki-tô giáo.
Với lý do đó, chúng tôi chọn đề tài “Tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh
thánh” cho luận văn cao học triết học chuyên ngành tôn giáo học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài. Cho đến nay, Kinh thánh đã
và đang trở thành đối tượng quan tâm của rất nhiều nhà nghiên cứu cả trong và
ngoài Ki-tô giáo trên thế giới. Việc chú giải, bình luận, phân tích nội dung của
Kinh Thánh được nhiều người quan tâm, đã có nhiều cuốn từ điển về Kinh thánh
ra đời. Tiêu biểu, như: “Kinh nghiệm xây dựng từ điển tên riêng trong Kinh
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 6
thánh”, 5 tập (Xanh Pê-téc-bua, 1879 - 1887), “Từ điển chú giải Kinh thánh”, 3
tập (S-tốc-hôm 1987), “Bách khoa thư phổ thông về Kinh thánh” (Côn-tran,
1989), “Từ điển Thần học Kinh thánh” (B-rúc-xen, 1990) v.v Những cuốn từ
điển này đều cố gắng tái hiện nội dung của Kinh Thánh thông qua việc giải thích
khái niệm, thuật ngữ mang tính chất nền tảng của nó. Tuy nhiên, do cách nhìn
nhận khác nhau, nên nhiều vấn đề, nội dung của Kinh thánh chưa được trình bày
trong các cuốn từ điển nêu trên.
Ngoài ra, còn có các công trình nghiên cứu khác xoay quanh những chủ đề

riêng biệt trong Kinh thánh, như vấn đề văn hóa dân gian trong Kinh thánh được
đề cập tới trong tác phẩm “Văn hóa dân gian trong Cựu ước” của G. Ph-rê-đơ
(Mát-xít-cơ-va, 1995). Vấn đề nguồn gốc của vũ trụ được khảo cứu trong tác
phẩm “Kinh thánh và vũ trụ của nó” của E. Tốp (Mát-xít-cơ-va, 1997). Sự tác
động của yếu tố con người, của văn hóa Cận Đông đến sự hình thành nội dung
Kinh thánh được đề cập tới trong tác phẩm “Con người trong văn hóa Cận Đông
cổ và Kinh thánh” của I.P. Viên-bớt (Xanh Pê-téc-bua, 2005).
Đối với vấn đề nhân học xã hội trong Kinh thánh đã được khảo cứu trong
một số tác phẩm của các học giả nước ngoài. Trong cuốn “Ki-tô giáo và những
vấn đề xã hội” (Niu-óc, 1998), nhà thần học người Mỹ, R.L Sin-nơ đã dành sự
quan tâm sâu sắc đến vấn đề địa vị xã hội và số phận của con người qua phân
tích mối quan hệ giữa con người với phần thế giới còn lại, lịch sử loài người do
có sự giáng thế của Thiên Chúa. Theo ông, bản thân nhân học của Kinh thánh
buộc chúng ta phải nhìn nhận bản chất xã hội của con người từ góc độ hiện sinh
của nó trong mỗi cộng đồng giáo dân. Từ đó, ông đòi hỏi phải nhìn nhận mọi
hiện tượng xã hội, đặc biệt là khoa học và kỹ thuật, thông qua lăng kính “giá trị
nhân văn” của con người là cái đã được thể hiện rõ trong Kinh thánh. Rằng, chỉ
có Kinh thánh mới cho phép chúng ta khắc phục được những vấn đề của con
người và về con người trong thế giới hiện đại do tiến bộ khoa học - kỹ thuật gây
ra.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 7
Nhà thần học H. Bút-tơ-phây đã khảo cứu quan hệ xã hội thông qua hệ thống
quan hệ tôn giáo của cá nhân với thế giới xung quanh. Trong tác phẩm “Ki-tô
giáo và lịch sử” (Luân-đôn, 2004), ông nhấn mạnh: không nên quy giản bản tính
người thành bản chất thế giới. Chính quan niệm sai lầm như vậy sẽ dẫn tới việc
đối lập bản tính người với bản chất của xã hội. Theo ông, chỉ xuất phát từ quan
điểm Ki-tô giáo về bản tính người như một bộ phận của cộng đồng người (giáo
đoàn), mới có thể đặt ra và giải quyết đúng đắn các vấn đề về quyền tự nhiên

của con người, về quan hệ giữa các cá nhân với nhau và với xã hội.
Trong cuốn “Triển vọng của con người” (Pa-ri, 1960), nhà triết học người
Pháp, R. Ga-râu-đy cho rằng, nội dung quan trọng nhất của Kinh thánh không
phải là hệ vấn đề giáo lý hay tổ chức giáo hội, mà là vấn đề hiện sinh bi đát của
cá nhân cụ thể. Chính vấn đề “cứu rỗi” (giải phóng) con người mới là con
đường, phương thức khắc phục sự tha hóa của con người. Đây cũng là nội dung
quan trọng của Kinh thánh được ông quan tâm và giải quyết nhờ đối chiếu giữa
giải pháp Mác-xít với giải pháp Ki-tô giáo.
Theo quan điểm chính trị và cách mạng, C. Mác chỉ rõ tính ảo tưởng của sự
giải phóng con người theo con đường tôn giáo. Vì theo ông, bản thân tôn giáo là
một hình thức, một hệ quả của sự tha hóa. Trong tác phẩm “Chủ nghĩa vô thần
chính trị” (Pa-ri, 1998), nhà thần học Ki-tô giáo M. Rê-đing khẳng định: chủ nghĩa
vô thần Mác-xít chỉ là chủ nghĩa vô thần chính trị, không gắn với hệ vấn đề nhân
học xã hội mà dường như Kinh thánh đã đề cập tới và đã đưa ra những luận điểm
mang tính chất nền tảng.
Những nghiên cứu của các học giả trong nước. Kinh thánh ở nước ta chưa
được nghiên cứu nhiều trên phương diện nhân học triết học. Trong tác phẩm:
“Tôn giáo và đời sống hiện đại” (2 tập) của Viện Thông tin Khoa học xã hội, Hà
Nội (1997) và "Tìm hiểu nét đẹp văn hoá Ki-tô giáo", NXB Văn hoá - Thông tin,
Hà Nội (2002) của Hà Huy Tú đã ít nhiều đề cập tới tư tưởng nhân học xã hội
của Kinh thánh.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 8
Trong cuốn "Công giáo và Đức Ki-tô (Kinh thánh qua cái nhìn từ phương
Đông)", NXB Tôn giáo, Hà Nội (2003), Lý Minh Tuấn đã phân tích quá trình
tiến hoá tư tưởng nhân học Ki-tô giáo như là sự phản ánh quá trình hình thành
những giá trị đạo đức chung của nhân loại diễn ra ở tất cả các nền văn hoá
phương Đông và phương Tây. Đáng chú ý, vấn đề nhân học xã hội ở đây được
tác giả khảo cứu từ góc độ quan hệ giữa "ngã" với "tha nhân" dưới chiều cạnh

đạo đức, nhân văn. Hơn nữa, quá trình lịch sử toàn cầu được lý giải chính từ góc
độ tiến hoá, gia tăng nhân tính của mối quan hệ ấy. Đây là cái nhìn sâu xa và lạc
quan về tương lai của loài người từ góc độ tiến hóa đạo đức, trong đó văn hoá
tâm linh giữ một vị trí đáng kể cần quan tâm trong xã hội hiện đại đầy rẫy những
cạm bẫy và nguy hiểm đe doạ bản thân sự tồn tại của con người.
Vấn đề đạo đức trong Kinh Thánh được Trương Như Vương khảo cứu khá
chi tiết, cụ thể trong cuốn: “Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh thánh” do
Nxb Tôn giáo ấn hành năm 2005. Trong cuốn “Đại cương lịch sử triết học
phương Tây”, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh (2006), các tác giả Đỗ Minh
Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn khi viết về triết học Tây âu Trung cổ,
nhấn mạnh tư tưởng nhân học của Kinh thánh phản ánh một thời đại văn hóa
sinh tồn mới của con người, do vậy nó đánh dấu một loại hình tư duy triết học
mới. Chính tư tưởng nhân học Ki-tô giáo đã khắc phục được hạn chế lớn nhất
của tư duy triết học cổ đại - đó là sự thiếu vắng chủ nghĩa nhân cách trong cách
tiếp cận triết học với hệ vấn đề nhân học. Mặt khác, triết học Ki-tô giáo lần đầu
tiên đã chỉ rõ được sự đặc thù của tồn tại người nằm ở tính chất khác biệt về
nguyên tắc giữa các quy tắc chi phối hành vi của con người so với các quy luật
của tự nhiên. Theo họ, triết học cổ đại không đối lập con người với thế giới.
Ngược lại, Kinh thánh lại cho rằng, con người không đơn giản là một bộ phận
của vũ trụ, là một đối tượng, sự vật bên cạnh những đối tượng khác, nó hoàn
toàn đứng tách biệt, đứng trên mọi sinh thể Người Hy-lạp quan niệm, quan hệ
giữa người với người như các quy luật bắt nguồn từ “bản chất của các sự vật”.
Do vậy, họ xem đạo đức như là sự kế tục các quy luật tự nhiên trong xã hội loài
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 9
người Nhưng Chúa của Ki-tô giáo không những đứng trên lĩnh vực các quy
luật tự nhiên mà còn đem lại quy tắc đạo đức cho con người được thể hiện dưới
dạng mệnh lệnh của Chúa. Do đó, quan hệ giữa người với người không phải do
các quy luật tự nhiên và bản thân con người quy định mà chúng có cội nguồn

thần thánh.
Trong cuốn “Tôn giáo học nhập môn”, Nxb Tôn giáo, Hà Nội (2006), Đỗ
Minh Hợp (chủ biên), cho rằng học thuyết xã hội Công giáo là tổng thể những
quan điểm chính trị - xã hội, kinh tế và đạo đức, không những là sự luận chứng
về mặt triết học, xã hội và đạo đức mà còn là sự luận chứng về thần học, là việc
viện dẫn vào Kinh thánh. Học thuyết xã hội Công giáo đã vạch ra những biểu
hiện khủng hoảng của nền văn minh, đó là thói ích kỷ, thái độ thờ ơ đối với đau
khổ của người khác, và cho rằng lối thoát khỏi cuộc khủng hoảng ấy là phải
quay về với các giá trị Ki-tô giáo, với nền văn minh của tình yêu.
Trong cuốn “Tôn giáo: lý luận xưa và nay”, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ
Chí Minh, 2006, Đỗ Minh Hợp (chủ biên), đã chỉ ra tính đặc thù của triết học xã
hội Ki-tô giáo nguyên thủy phản ánh tập trung vào hai phương diện quan trọng
nhất của tôn giáo mới. Thứ nhất, nó truyền bá sự bình đẳng giữa con người với
con người, dù rằng đó chỉ là sự bình đẳng về “tội lỗi” của con người trước Thiên
Chúa. Thứ hai, nó lên án sự giàu có và lòng tham lam với câu nói nổi tiếng của
Chúa Giê-su: “Con lạc đà chui qua lỗ kim còn dễ hơn người giàu vào Nước
Thiên Chúa” (Mt 19,24), [38, tr.1632], đồng thời nhấn mạnh đến nghĩa vụ lao
động của mọi người với tư tưởng “không lao động thì đừng ăn”.
Trong cuốn “Tôn giáo phương Đông - quá khứ và hiện tại” Nxb Tôn giáo,
Hà Nội (2006), khi phân tích nội dung của quan điểm triết học xã hội của Ki-tô
giáo, các tác giả cho rằng: cần học hỏi tư tưởng triết học cơ bản của Kinh Thánh
để có được một văn hóa khoan dung và hòa bình trong thế giới có đầy rẫy những
xung đột và mâu thuẫn. Tin và yêu, cam chịu và hy vọng - đó là những phẩm
chất cần thiết để xác lập một thế giới theo nguyên tắc quan hệ giữa người với
người như Chúa Giê-su đã dạy: “Hãy thương yêu người ta như mình ta vậy”.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 10
Như vậy, tư tưởng cơ bản của Ki-tô giáo là tư tưởng về tội lỗi và cứu rỗi con
người. Con người mắc tội trước Chúa và chính điều này làm cho mọi người trở

nên bình đẳng. Nhưng con người có thể tẩy rửa sạch khỏi tội lỗi nếu họ ý thức
được rằng họ mắc tội, nếu họ hướng ý nghĩ của mình vào việc tẩy rửa khỏi tội
lỗi, nếu họ tin vào Chúa Giê-su xuống trần gian hiến tế để chịu tội lỗi thay cho
loài người. Ra đời trong lòng các giáo phái khắc kỷ chống đối lại Do-thái giáo
và chính quyền La-mã, sau đó lan ra khắp thế giới La-mã, Ki-tô giáo nguyên
thủy ngay từ đầu đã tự tuyên bố là một học thuyết của nô lệ, dân nghèo bị áp
bức, của những người cùng khổ và bị tù đày. Thực ra, học thuyết này không kêu
gọi đấu tranh, vì vậy không thể gọi là một học thuyết cách mạng. Với tư cách sự
đối chọi mang tính “trấn an” như vậy, định hướng nghị lực của những người bị
áp bức vào dòng những ảo tưởng tôn giáo, Ki-tô giáo nguyên thủy không những
đối lập với những kẻ cầm quyền, chịu sự truy nã dã man từ phía chính quyền,
mà còn chứa đựng những yếu tố cấp tiến, thậm chí cả khí thế cách mạng. Điều
đó được thể hiện ở sự không chấp nhận những chuẩn tắc sinh hoạt đã hình
thành. Mặc dù không mang tinh thần cách mạng tích cực, nhưng với việc tuyên
bố những nguyên tắc bình đẳng giữa con người với con người, dù đó chỉ là sự
bình bằng về tội tổ tông trước Chúa, và tuân giữ điều đó, sự ra đời của Ki-tô
giáo đã là lời thách thức đối với những trật tự xã hội đương thời đang thống trị.
Nhìn chung, các công trình nêu trên ít nhiều đã đề cập tới vấn đề nhân học
xã hội trong Kinh thánh. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có công trình nghiên
cứu nào đề cập một cách đầy đủ và có hệ thống về vấn đề nhân học trong Kinh
thánh.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích của luận văn là phân tích làm rõ quan điểm nhân học xã hội của
Kinh thánh, rút ra những bài học cần thiết góp phần phát huy những giá trị đạo
đức tốt đẹp của Ki-tô giáo vào việc thực hiện đường hướng hành đạo gắn bó với
dân tộc và sống “tốt đời đẹp đạo” của tín đồ Công giáo ở Việt Nam hiện nay.
- Từ mục đích trên, luận văn xác định những nhiệm vụ sau:
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 11

+ Tìm hiểu một cách khái quát về Kinh thánh, chỉ ra tư tưởng cơ bản và nội dung
triết học của nó.
+ Phân tích quan điểm triết học Ki-tô giáo về quan hệ giữa cá nhân và xã hội
với quan niệm "cá nhân đứng trên xã hội".
+ Làm rõ quan điểm nhân học về quan hệ giữa cá nhân với xã hội và cá nhân
với nhau qua Mười điều răn và Bài giảng trên núi của Đức Ki-tô, cốt lõi của học
thuyết đạo đức trong Kinh thánh.
+ Rút ra những mặt tích cực và hạn chế về vấn đề nhân học xã hội Ki-tô giáo
trong Kinh thánh.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên cơ sở lý luận là Chủ nghĩa duy vật biện
chứng và Chủ nghĩa duy vật lịch sử, các quan điểm tôn giáo học Mác-xít, tư
tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước
ta.
- Phương pháp nghiên cứu: Ngoài phương pháp luận Mác-xít ra, chúng tôi
còn sử dụng phương pháp khảo cứu, phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là tư tưởng nhân học xã hội trong Kinh
thánh. Đây là vấn đề hết sức phong phú và phức tạp, nhưng trong phạm vi của
luận văn này, chúng tôi tập trung đề cập đến hai nội dung cơ bản là tư tưởng
nhân học xã hội về quan hệ giữa con người với xã hội và quan hệ giữa con
người với nhau. Tư liệu khai thác trong cuốn: Kinh thánh Cựu ước và Tân ước -
Lời Chúa cho mọi người của Hội đồng Giám mục Việt Nam do Nhà xuất bản
Tôn giáo ấn hành năm 2008, có sự tham khảo các bản dịch Kinh Thánh của linh
mục Nguyễn Thế Thuấn, Tòa tổng Giám mục Sài Gòn, xuất bản năm 1975; của
Hồng y Trịnh Văn Căn, Tòa Tổng Giám mục Hà Nội xuất bản năm 1985; của
Nhóm phiên dịch “Các giờ kinh phụng vụ” do Nxb TP. Hồ Chí Minh ấn hành
năm 1998. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ quan điểm nhân học Ki-tô giáo trong Kinh
Thánh, luận văn còn dựa vào những quan điểm của học thuyết xã hội Công giáo.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học


Nguyễn Công oánh 12

6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đã bước đầu phác họa cách tương đối hệ thống về tư tưởng nhân
học xã hội trong Kinh thánh qua hai phương diện cơ bản là quan hệ con người
với xã hội và con người với nhau; đồng thời nhìn nhận, đánh giá những quan
niệm ấy dưới góc độ Mác-xít.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
- ý nghĩa lý luận: Luận văn không chỉ góp phần vào việc nhận thức sâu sắc
hơn học thuyết Ki-tô giáo; đề xuất những quan điểm, phương pháp đánh giá một
cách khách quan đối với nội dung nhân học xã hội của Kinh thánh; mà còn góp
phần xây dựng các quan niệm tôn giáo học, nhân học, triết học tôn giáo.
- ý nghĩa thực tiễn: Luận văn đề xuất những quan điểm, phương pháp trong
việc giải quyết vấn đề tôn giáo nói chung và Ki-tô giáo nói riêng ở nước ta.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu cho việc giảng dạy và nghiên cứu
phần nội dung triết học Kinh thánh.
8. Bố cục của luận văn
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu
thành hai chương và bảy tiết.
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 13
Nội dung

Chương 1. Khái quát về Kinh thánh
1.1. Khái niệm, nguồn gốc và bố cục của Kinh thánh
1.1.1. Khái niệm
Kinh thánh. Danh từ Kinh thánh hay Thánh kinh có nguồn gốc từ tiếng Hy-
lạp là Biblica, tiếnh Anh và tiếng Pháp đều viết là Bible, có nghĩa là pho sách,

pho sách đặc biệt, sách mang tính chất thánh, sách của thánh. Theo truyền thống
tôn giáo đã có từ lâu đời của người Do-thái, từ thế kỷ thứ XIII trước Công
nguyên (TCN), hoặc có thể trước đó, đã có một số ngôn sứ (tiên tri) nhận được
lời dạy bảo của Thiên Chúa (Gia-vê). Những lời ấy được truyền khẩu hay được
ghi lại bằng ngôn ngữ thuật sự. Có khi Thiên Chúa đặt ở ngôi thứ ba, như mở
đầu sách Sáng thế ghi: “Lúc khởi đầu, Thiên Chúa sáng tạo trời đất” (St 1,1),
[38, tr.30]. Cũng có chỗ, Thiên Chúa đứng ở ngôi thứ nhất mà phán: “Đây Ta
ban cho các ngươi mọi thứ cỏ mang hạt giống trên khắp mặt đất, và mọi thứ cây
có trái mang hạt giống, để làm lương thực cho các ngươi” (St 1,29), [38, tr.33].
Do đó, tín đồ Do-thái giáo và Ki-tô giáo tin rằng, chính Thiên Chúa đã mạc
khải về lề luật, đạo đức cùng những lẽ khôn ngoan cho loài người. Vì vậy, các
kinh sách chép những lời ấy, kể cả các sách không có lời Chúa tự xưng nhưng
có lời dạy về đạo đức, khôn ngoan của các ngôn sứ đều được coi là Lời Chúa,
tức Kinh thánh. Tuy nhiên, Lời Chúa lại được lồng vào trong những sách truyện
ký, lịch sử, ngụ ngôn, thi phú,… tùy theo hoàn cảnh xã hội, cho nên không phải
tất cả mọi sách được gọi là Kinh thánh đều là “thánh thiện” cả [76, tr.28].
Tóm lại, Kinh thánh theo quan niệm Ki-tô giáo là sự mạc khải của Thiên
Chúa đối với loài người, được các ngôn sứ ghi lại, là sự thiêng liêng, dạy dỗ của
Thiên Chúa đối với con người, là nền tảng giáo lý và soi dẫn đức tin. Nói cách
khác, Kinh thánh là bộ sách do Thiên Chúa linh ứng mạc khải cho các ngôn sứ
ghi lại cho con người biết về bản thân Thiên Chúa và ý định của Người đối với
họ, được Ki-tô giáo thừa nhận trở thành nền tảng của giáo lý đức tin để dẫn dắt
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 14
tín hữu sống đạo. Theo thần học Ki-tô giáo, Chúa Thánh Thần (hay Thánh Linh
- Ngôi Ba) mới là tác giả chính thức của Kinh thánh, còn các tác giả con người
chỉ là tác giả phụ thuộc. Khi con người làm công cụ sáng tác, Thiên Chúa đã
linh ứng cho họ, sử dụng họ phù hợp với bản chất và tự nhiên tính của họ, cũng
như không xâm phạm đến tự do của họ khi họ làm việc. Với quyền năng siêu

nhiên của mình, Thiên Chúa đã linh ứng và thúc đẩy họ viết đúng với những
điều Thiên Chúa truyền dạy một cách trung thực bằng những ngôn ngữ phù hợp
với văn cảnh, và không thể sai lầm.
Mạc khải (hay mặc khải) theo quan niệm thần học Ki-tô giáo, đó là sự vén
mở bức màn bí mật về ý định của Thiên Chúa soi sáng cho các ngôn sứ thấy
được chân lý, đạo lý, lề luật và tương lai để truyền đến cho nhân loại. Ngày nay,
khoa phân tâm học cho rằng, mặc khải là hiện tượng trong đó tâm thức con
người tiếp cận với thế giới siêu nhiên, hoặc từ thế giới siêu nhiên, Thượng Đế
gửi các thông điệp đến cho con người qua cửa ngõ là đáy các miền tâm thức.
Ngôn sứ là người được Chúa sai đến để thay mặt Chúa truyền giảng lời Chúa
đến với dân. Tín đồ Do-thái giáo và Ki-tô giáo đều tin vào lời tiên tri ấy, vì họ
cho rằng “Đức Chúa Trời đã đặt lời Ngài vào môi miệng các vị ấy” [52, tr.229].
Sứ mạng của họ là làm cho dân chúng nhận thấy lỗi lầm của mình, kêu gọi họ
trung thành với giao ước, răn đe, khuyên bảo, loan báo hình phạt và ơn cứu độ.
Kinh Khánh, theo tiếng Hy-lạp, có nghĩa là "các Sách Thánh", gồm nhiều
cuốn sách chứ không phải một cuốn sách, mỗi cuốn có tên gọi và đặc thù riêng.
Để phân biệt giữa Do-thái giáo và Ki-tô giáo, sách Kinh thánh được phân chia
thành hai bộ: Cựu ước và Tân ước. Dần dần, hai bộ sách này được dùng với số
ít, đồng nghĩa với Kinh Thánh hay Thánh kinh. Về mặt thời gian, Cựu ước chỉ
thời kỳ TCN, còn Tân ước chỉ thời kỳ sau Công nguyên (SCN) - thời kỳ từ khi
Chúa Giê-su Ki-tô ra đời.
Giao ước, chữ "ước" trong Cựu ước và Tân ước ám chỉ hai nội dung giao
ước mà Thiên Chúa đã ký với loài người trong mỗi giai đoạn lịch sử. Cả hai tên
gọi Cựu ước và Tân ước đều gắn liền với tư tưởng trung tâm của Kinh thánh –
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 15
tư tưởng “di huấn”, có nguồn gốc từ tiếng Do-thái là “breit”, tiếng La-tinh là
“testamentum”, tức lời giao ước về lòng chung thuỷ, sự liên minh mà Chúa ký
kết với loài người.

Cựu ước là lời giao ước cũ của Thiên Chúa với người Do-thái (dân Chúa
chọn), qua đại diện của họ là tổ phụ Nô-ê, áp-ra-ham và Mô-sê cùng các tiên tri
khác. Đó là diễn trình lịch sử của dân tộc Do-thái, trong đó Thiên Chúa đã mấy
lần giao ước với dân Do-thái. Lần thứ nhất, Thiên Chúa giao ước với ông Nô-ê
công chính trước nạn Hồng Thủy. Lần thứ hai, Thiên Chúa giao ước với tổ phụ
áp-ra-ham, nhận ông là thủy tổ của các dân tộc và là dân của Chúa. Lần thứ ba,
Thiên Chúa giao ước với loài người qua Mô-sê trên núi Xi-nai bằng việc ban
cho họ Mười điều răn. Lời giao ước đó nhằm dẫn dắt họ thoát khỏi Ai-cập trở về
vùng Đất hứa (đất của người Ca-na-an, Khết, E-mô-ri, Pơ-rít-di, Khi-vi và Giơ-
vút), về lòng chung thuỷ của Chúa với dân được Chúa chọn. Về sau, Thiên Chúa
còn có giao ước với các nhà tiên tri khác của người Do-thái. Nhà tiên tri Giê-rê-
mi-a (sống ở thế kỷ thứ VII TCN) là người đầu tiên sử dụng từ “tân ước” để nói
về quan hệ giữa con người với Chúa: “Ta sẽ lập với nhà ít-ra-en và nhà Giu-đa
một giao ước mới, không giống như giao ước Ta đã lập với cha ông chúng,… Ta
sẽ ghi vào lòng dạ chúng, sẽ khắc vào tâm khảm chúng Lề Luật của Ta” (Gr
31,31-34), [38, tr.1327-1328]. Nhưng lời giao ước này vẫn là lời giao ước cũ, nó
chỉ nói tới với lời giao ước mà Thiên Chúa đã ký với tổ phụ áp-ra-ham và Mô-
sê, chứ không phải là thuật ngữ hoàn toàn mới như giao ước của Chúa với nhân
loại qua trung gian Đức Giê-su Ki-tô sau này. Người đầu tiên dùng từ Cựu ước
để gọi về sách “Lề Luật và các tiên tri” của Do-thái giáo là thánh Tông Đồ
Phao-lô. Trong thư gửi tín hữu Cô-rin-tô (Hy-lạp) vào khoảng năm 49-50 SCN,
ông viết: “Chúng ta không làm như ông Mô-sê lấy màn che để dân ít-ra-en khỏi
thấy khi nào cái chóng qua kia chấm dứt. Nhưng trí họ đã ra mê muội. Thật vậy,
cho đến ngày nay, khi họ đọc Cựu Ước, tấm màn ấy vẫn còn, chưa được vén lên,
vì chỉ trong Đức Ki-tô, tấm màn ấy mới được vứt bỏ” (2 Cr 3,13-14), [38,
tr.2007].
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 16
Tân Ước là lời giao ước mới giữa Thiên Chúa với nhân loại, qua Đấng trung

gian Giê-su Ki-tô - một nhân vật lịch sử mang thiên tính, trở thành Ngôi Hai
Thiên Chúa nhập thể làm người, vừa là Chúa thật vừa là người thật. Sứ vụ của
Đức Ki-tô là làm cho mọi người biết họ là con Thiên Chúa mà trước đây họ
không nhận ra điều đó. Tất cả các văn bản của Tân Ước đều quy chiếu về Chúa
Giê-su là tâm điểm. Vào cuối thế kỷ thứ II SCN, nhà thần học Téc-tu-leng (160-
230), là người đầu tiên dùng thuật ngữ Tân Ước để chỉ về giao ước mới nhằm
phân biệt với Cựu Ước [91, tr. 127].
1.1.2. Nguồn gốc và sự hình thành Kinh Thánh
Theo giáo sử thì cả hai phần Cựu Ước và Tân Ước đều sinh ra từ vùng đất
Ca-na-an (nay là ít-ra-en và Pa-lét-tin), một vùng đất được coi là “cái eo” của
Trung Đông, nơi tiếp giáp giữa châu á, châu Âu và châu Phi. Phía Bắc vùng đất
này có dãy núi Hê-môn cao 2.800 mét và là mỏm cuối cùng của dãy núi Li-
băng; phía Nam là sa mạc bắt đầu từ ngang biển Chết; phía Tây giáp Địa Trung
Hải và phía Đông giáp sa mạc Xi-ry. Đây là nơi luôn diễn ra sự tranh chấp quyết
liệt giữa người Do-thái với các quốc gia dân tộc khác cũng như quá trình giao
lưu tiếp biến giữa văn hóa của người Do-thái với các nền văn minh Ai-cập,
Lưỡng Hà và Hy La để tạo nên đặc điểm nổi bật của Kinh thánh.
1.1.2.1. Cựu Ước
Theo các nhà Thánh Kinh học, Cựu Ước được bắt đầu sưu tập từ thời gian
thế kỷ XIII đến thế kỷ II TCN. Đó là bộ sách viết về Thiên Chúa, về công cuộc
tạo dựng vũ trụ, vạn vật và con người của Ngài; về sự sa ngã của con người dẫn
đến tội tổ tông truyền; về sự tích dân Do-thái cùng luật pháp, phong tục của họ;
về các vua của dân Do-thái từ khi lập quốc đến khi tan rã, và Chúa Giê-su Ki-tô
xuất hiện.
Cựu Ước thực chất là bộ dã sử của dân tộc Do-thái. Nhà nước của người Do-
thái là một trong những nhà nước ra đời khá sớm ở vùng Trung Cận Đông. Theo
Kinh Thánh cũng như các công trình nghiên cứu về Kinh Thánh, các cụm từ dân
Híp-ri, dân ít-ra-en, dân Do-thái đều dùng để chỉ một dân tộc đã sinh ra Kinh
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học


Nguyễn Công oánh 17
Thánh với các tổ phụ áp-ra-ham, I-xa-ác, Gia-cóp. Theo sách Sáng thế, danh từ
ít-ra-en là tên gọi mà Thiên Chúa đặt cho tổ phụ Gia-cóp (St 35,10), [38, tr.88],
một tên gọi có tính chất thánh thiêng của một dân tộc có chung một nguồn gốc
tổ tiên được người Ai-cập gọi là Híp-ri. Theo sách Xuất hành, dân tộc đó có 12
chi tộc mang tên 12 người con trai của Gia-cóp. Theo Cựu Ước, chỉ dân ít-ra-en
mới được Thiên Chúa chọn để thực hiện ý định của Người, và vì vậy, được gọi
là dân Chúa [24, tr.416]. Còn danh từ Do-thái xuất hiện vào thời Tân Ước và có
tính chất tôn giáo hơn là chủng tộc. Ban đầu, Do-thái là danh từ để chỉ các tín đồ
đã chịu phép “cắt bì” theo luật Mô-sê nhằm phân biệt với dân ngoại, và được coi
là một tước hiệu danh dự, như thánh Phao-lô tự hào: “Chúng ta bẩm sinh là
người Do-thái chứ không phải hạng người tội lỗi xuất thân từ dân ngoại” (Gl
2,15), [38, tr.2026]. Về sau, khi Chúa Giê-su đi giảng đạo, danh từ Do-thái được
dùng để chỉ những người không chấp nhận đức tin của Chúa Ki-tô mà chỉ giữ
luật Mô-sê (Rm 2.28), [38, tr.1938]. Sau khi Ki-tô giáo ra đời, danh từ này dùng
để chỉ đạo Do-thái – tôn giáo của người ít-ra-en mà giáo lý chỉ dựa vào Cựu
Ước [90, tr.44].
Ban đầu, người dân Do-thái sống du mục với nhiều bộ tộc, khác với lối sống
định cư của người Ai-cập bên bờ sông Nin, và người Lưỡng Hà bên bờ sông Ê-
phơ-rát và sông Tích-ra. Dần dần họ di cư đến Ai-cập, nhưng luôn ở bên lề xã
hội Ai-cập. Vì vậy, người Ai-cập gọi họ là người Híp-ri (Kinh Thánh viết là
EVE), nghĩa là dân “bên kia” [21, tr.44]. Người dân du mục Híp-ri thường sống
ở những vùng đất nghèo nàn, hoang vu gần sa mạc bằng chăn nuôi gia súc và
buôn bán với các dân tộc định cư. Trong nội bộ họ thường đưa ra những quy tắc
ở dạng lề luật sơ khai, như không giết người, không trộm cắp, kính trọng cha
mẹ, hiếu khách và sẵn sàng cho khách ở nhờ. Trong cuộc sống, họ có hai niềm
hy vọng lớn nhất là gặp được đất lành và có nhiều con cháu [90, tr.43].
Vào khoảng năm 1.800 TCN, người Do-thái do tổ phụ áp-ra-ham dẫn dắt đã
định cư tại Ai-cập. Năm 1.550 TCN, một số người Do-thái bị Ai-cập trục xuất
sang vùng đất Ca-na-an. Đến năm 1.250 TCN, dưới sự chỉ đạo của Mô-sê, người

Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 18
Do-thái thoát khỏi Ai-cập trở về định cư thành lập nhà nước tại Ca-na-an làm
nghề trồng trọt và chăn nuôi (Kinh Thánh gọi đó là biến cố Xuất hành). Qua
biến cố này, họ dùng từ Gia-vê để chỉ vị thần đã giải phóng họ khỏi Ai Cập.
Gia-vê được đồng hóa với “Chúa của cha ông”, do lãnh tụ Mô-sê. Sau khi trở về
cao nguyên Xi-nai, cùng với các thị tộc bị trục xuất trước kia, từ 12 bộ lạc, dân
Híp-ri hợp thành một dân tộc cùng thờ một Gia-vê, cùng chung một vùng đất
Ca-na-an. Khoảng năm 1.000 TCN, để chống lại các bộ lạc người ngoại tộc, vua
Đa-vít đã thành lập nhà nước quân chủ chủ nô thống nhất, đặt kinh đô tại Giê-
ru-sa-lem. Nhà nước Do-thái phát triển cực thịnh khoảng 80 năm, nhất là dưới
thời vua Sa-lô-môn.
Sau khi vua Sa-lô-môn qua đời (922 TCN), do mâu thuẫn nội bộ, quốc gia
Do-thái chia thành hai vương quốc: ít-ra-en ở phía Bắc, kinh đô là Sa-ma-ri (tồn
tại đến năm 722 TCN) và Giu-đa ở phía Nam, kinh đô là thành Giê-ru-sa-lem
(tồn tại đến năm 587 TCN). Từ đây, nhà nước của người Do-thái thường xuyên
bị các quốc gia khác xâm lược, như Ai-cập (thế kỷ X TCN), át-xi-ry và Ai-cập
(thế kỷ VIII TCN). Từ năm 586-538 TCN, ít-ra-en bị Ba-bi-lon thống trị (lịch sử
gọi đó là thời kỳ lưu đày Ba-bi-lon). Từ năm 538-332 TCN, đặt dưới quyền đô
hộ của đế quốc Ba-tư. Từ năm 332 TCN, ít-ra-en lệ thuộc vào Hy-lạp và từ năm
63 TCN bị La-mã thống trị cho đến hết thời Tân Ước [11, tr.67-81]. Có thể nói,
từ sau khi bị Ba-bi-lon xâm lược (thế kỷ VI TCN), nhà nước ít-ra-en không còn
tồn với tư cách là một quốc gia dân tộc độc lập, người Do-thái chỉ là một cộng
đồng gắn kết với nhau thông qua quan hệ của đạo Do-thái. Một phần tư sống tại
vùng Pa-lét-tin, còn lại đa số sống ở các thuộc địa xung quanh Địa Trung Hải
[90, tr.45].
Trước thời Cựu Ước, vị thần mà dân Híp-ri tôn thờ là những người đứng
đầu bộ lạc. Từ sau khi thoát khỏi Ai-cập, và sau biến cố Mô-sê nhận giao ước
Xi-nai, thì Gia-vê trở thành Chúa của họ. Vua Đa-vít nỗ lực xây dựng sự thống

nhất về mặt chính trị dựa trên cơ sở sự thống nhất về mặt tôn giáo (một Thiên
Chúa, một đền thờ và một hàng tư tế). Sau khi quốc gia bị chia rẽ, nhất là bị các
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 19
quốc gia khác xâm lược và đô hộ, người Do-thái càng củng cố thế tôn giáo độc
thần của mình. Mỗi lần bị xâm lăng, người dân Do-thái lại phải lưu đày, làm nô
lệ cho kẻ chiến thắng hoặc chạy sang các nước khác lánh nạn. Trong thân phận
bị lưu đày, họ không nguôi nhớ về tổ quốc và quá khứ oai hùng của dân tộc với
những vị thủ lĩnh và vua nổi tiếng như Mô-sê, Đa-vít, Sa-lô-môn. Người Do-thái
nơi đất khách quê người đã truyền khẩu hoặc viết lại cuốn lịch sử của dân tộc
mình dưới dạng huyền thoại với một tinh thần tự hào về quá khứ và kỳ vọng vào
tương lai. Vào thế kỷ thứ VI TCN, sau khi đạo Do-thái ra đời trở thành tôn giáo
của dân tộc thì bộ dã sử đó trở thành Kinh Thánh của Do-thái giáo.
Ban đầu, nơi tế tự của người Híp-ri thường ở ngoài trời, không cố định cũng
không nhất thiết ở trong đền thờ, thậm chí các tiên tri còn ngăn cản vua Đa-vít
xây dựng đền thờ (2 Sm 7,5), [38, tr.451]. Năm 970 TCN, vua Sa-lô-môn cho
xây dựng đền thờ, vì Chúa đã phán: “Người sẽ ngự trong đám mây dày đặc.
Vâng, con đã xây cho Ngài một ngôi nhà cao sang. Một nơi để Ngài ngự muôn
đời” (1 V 8,12-13), [38, tr.494]. Các tín đồ tin rằng Chúa đã ngự ở đó, họ không
phải còn kéo nhau lên đồi cao để được gặp Chúa, và họ thường hướng về đền
thờ duy nhất ở Giê-ru-sa-lem. Đền thờ này có vị trí đặc biệt quan trọng trong
sinh hoạt chính trị và tôn giáo của người Do-thái. Giê-ru-sa-lem với đền thờ trở
thành đất tổ, cội nguồn của dân tộc Do-thái. Năm 586, người Ba-bi-lon xâm
chiếm ít-ra-en đã phá huỷ đền thờ và bắt toàn bộ dân Do-thái đi lưu đày. Năm
538 TCN, sau khi giải phóng người Do-thái khỏi Ba-bi-lon, vua Ba-tư đã cho
xây dựng lại đền thờ. Nhưng năm 169 TCN, người Hy-lạp đã phá huỷ đền thờ.
Năm 20 TCN, vua Hê-rô-đê cho xây dựng lại đền thờ, nhưng nó đã bị phá huỷ
vĩnh viễn vào năm 70 SCN.
Nét đặc biệt của Cựu Ước không chỉ có quá trình biên soạn, sưu tầm kéo dài

trên 1.000 năm mà còn là một công trình văn hóa, lịch sử của một dân tộc qua
nhiều thế hệ. Tác phẩm đó không những không xác định chính xác được thời
gian ra đời mà còn không thể xác định được ai là tác giả đích thực. Các nhà
nghiên cứu đều thống nhất Kinh Cựu Ước do nhiều người thuộc nhiều thế hệ
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 20
biên soạn kéo dài từ thế kỷ XIII đến thế kỷ II TCN. Cho đến nay mới chỉ xác
định được niên đại chính xác của một số sách trong Cựu Ước, còn đều là dự
đoán. Đồng thời cũng chỉ mới biết rõ tên tuổi của một số tác giả, còn lại là
khuyết danh, hoặc mượn danh mà thôi.
Sơ kỳ, Cựu Ước hình thành dưới dạng truyền khẩu bằng các giai thoại lịch
sử, thần thoại, lời giáo huấn, chuyện đạo đức, bắt đầu từ thời kỳ dân Híp-ri dưới
sự dẫn dắt của thủ lĩnh Mô-sê chạy trốn khỏi Ai-cập đến định cư tại Ca-na-an.
Từ thời vua Đa-vít, nhất là thời vua Sa-lô-môn mới bắt đầu sưu tầm viết thành
văn bằng tiếng Hê-bơ-rơ, là ngôn ngữ cổ xưa của người Do-thái. Ngôn ngữ này
được sử dụng phổ biến đến khi họ bị lưu đày sang Ba-bi-lon (thế kỷ thứ VI
TCN). Cũng có một số đoạn trong sách của Giê-rê-mi-a, Đa-ni-en, ét-ra được
viết bằng chữ A-ram, cùng ngữ hệ với chữ Hê-bơ-rơ. Trong các thế kỷ thứ VIII-
VII, Cựu Ước được sửa chữa, bổ sung và hoàn thiện phong phú hơn bởi phong
trào ngôn sứ với các lời sấm truyền, lời dạy của các tiên tri. Từ thế kỷ V TCN,
sau cuộc lưu đày Ba-bi-lon trở về miền Đất Hứa Ca-na-an, mặc dù dưới sự đô
hộ của Ba-tư và Hy-lạp, song người ít-ra-en, nhất là các ký lục (sử gia, văn sỹ
thuộc hàng tư tế) đã hoàn thành bộ Cựu Ước - sách thánh của đạo Do-thái [90,
tr.47-48].
Năm 285 TCN, Cựu Uớc bắt đầu được dịch từ tiếng Hê-bơ-rơ (Híp-ri)
sang tiếng Hy-lạp [57, tr.384], với tên gọi Bộ Bảy Mươi. Tương truyền, vua P-
tô-lê-mê II ở Ai-cập đã sử dụng 70 Ráp-bi (trưởng lão hay người thông thái Lề
Luật đạo Do-thái), đại diện cho 12 chi tộc Do-thái, mỗi người ở biệt lập trong
một chiếc lều dịch trong 70 ngày thì xong, sau đó đem khớp lại các bản dịch đều

giống nhau. Bộ Bảy Mươi chủ yếu sử dụng cho người Do-thái nói tiếng Hy-lạp
[91, tr.119]. Bộ Bảy Mươi này tồn tại cho đến cuối thế kỷ thứ IV SCN được
dịch sang tiếng La-tinh.
Từ năm 382 đến năm 400 SCN, dưới sự chỉ đạo của Giáo hoàng Đa-mát-sô,
nhà thần học Hê-rô-ni-mô dịch và hiệu đính Kinh Cựu Ước trực tiếp từ tiếng
Hê-bơ-rơ sang tiếng La-tinh, có tham khảo Bộ Bảy Mươi (tiếng Hy-lạp), còn gọi
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 21
là bản Vun-ga-ta, có nghĩa là phổ thông, thông dụng, bình dân, phổ biến làm cho
mọi người biết. Đây được xem là bản Cựu Ước chuẩn nhất nên Công đồng
Công-tăng-tin năm 381 thừa nhận là Kinh Thánh của đạo Ki-tô. Năm 1546,
Công đồng Tren-tô (1545-1563) chính thức thừa công nhận là Sách Thánh được
sử dụng cho đến ngày nay [91, tr.119].
1.1.2.2. Tân Ước
Tân Ước được biên soạn ở nửa sau thế kỷ I SCN, nói về cuộc đời, sự nghiệp
của Chúa Giê-su - Đấng Cứu Thế hay Đức Ki-tô, kể từ khi xuống trần thế làm
người, đến khi đi truyền đạo, chịu chết chuộc tội cho loài người; về những lời
răn dạy chỉ bảo về lẽ đạo và luân lý của Chúa Ki-tô, của các môn đồ đối với con
người; về tương lai của con người (ngày tận thế, sự phục sinh và lời phán quyết
cuối cùng).
Sách Tân Ước được soạn trong thời kỳ nhà nước chiếm hữu nô lệ La-mã
phát triển đến đỉnh cao, nhưng cũng bộc lộ những mặt khủng hoảng. Đây là thời
kỳ vùng đất Pa-lét-tin cũng như dân tộc Do-thái có những biến động lịch sử dữ
dội. Sau cuộc lưu đày Ba-bi-lon (thế kỷ thứ VI TCN), người Do-thái trở về định
cư trên vùng đất Pa-lét-tin. Nhưng cuộc trở về miền Đất Hứa lần này của họ lịch
sử đã thay đổi không như trước đây nữa. Pa-lét-tin đã trở thành nơi tranh giành
của các quốc gia và ảnh hưởng của các nền văn hóa khác, đặc biệt là văn hóa
Hy-lạp gây nên sự xung đột mạnh mẽ với truyền thống của người Do-thái. Sự
xung đột giữa cộng đồng người Do-thái với các dân tộc khác ngày càng trở nên

khốc liệt hơn. Sau khi vua A-lếch-xan-đơ Đại đế qua đời (năm 323 TCN), vùng
Pa-lét-tin lệ thuộc vào Hy-lạp. Các vua Hy-lạp có những thái độ rất khác nhau
đối với người Do-thái, từ khoan dung đến mưu toan đồng hóa dân tộc này. Đặc
biệt vua An-ti-ô-cu Ê-phi-pha-na (175-164 TCN), đã dùng vũ lực nhằm xóa bỏ
truyền thống của người Do-thái bằng cách bắt họ sống theo kiểu Hy-lạp. Thậm
chí còn cung hiến đền thờ Giê-ru-sa-lem cho thần Dớt (Zeus) ở O-lim-pi-a.
Những người Do-thái mộ đạo hoặc phải ở vào thế chống đối thụ động hoặc nổi
dậy chống lại Hy-lạp. Năm 164 TCN, dưới sự lãnh đạo của anh em Ma-ca-bê,
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 22
người Do-thái đã giành được độc lập tương đối kéo dài khoảng một thế kỷ. Từ
năm 63 TCN nhà nước Do-thái bị La-mã chiếm đóng không còn độc lập tương
đối như trước, các vua cai trị đều là người ngoại tộc, nhất là vua Hê-rô-đê (từ
năm 37-4 TCN). Năm 66 SCN, người Do-thái nổi dậy chống lại sự thống trị hà
khắc của đế quốc La-mã. Nhưng cuộc nổi dậy của họ bị đàn áp dã man, đặc biệt
năm 70 SCN đền thờ và thành thánh Giê-ru-sa-nem bị phá bình địa. Từ đây,
người Do-thái chỉ còn là một cộng đồng tản mát khắp đế quốc La-mã, tập trung
đông nhất là ở Rô-ma, An-tô-ni-ô, A-lếch-xan-đơ [49, tr.25-33].
Vào thời Chúa Giê-su, Do-thái giáo trở thành một hệ thống xã hội và tôn
giáo thuần nhất xây dựng trên miền tin vào Thiên Chúa, Đấng toàn năng và duy
nhất, và sự kính trọng Lề Luật tuyệt đối (Torah hay Luật pháp) mà người ta
quen gọi đó là Luật Mô-sê. Đời sống của người Do-thái dựa vào niềm tin Thiên
Chúa và Lề Luật vừa mang tính truyền khẩu vừa mang tính hành văn. Tuy
nhiên, nó cũng cần được cắt nghĩa và dẫn giải để có thể áp dụng vào thực tế
cuộc sống. Công việc này kéo dài hàng thế kỷ, dần dần hình thành một luật pháp
truyền khẩu bên cạnh luật pháp thành văn (Torah). Luật pháp truyền khẩu xuất
hiện từ thời Mô-sê do các kỳ lão còn gọi là kinh sư (ký lục hay luật sĩ) nắm giữ.
Tầng lớp này có uy quyền rất lớn cả về mặt tôn giáo và xã hội, nhất là đối với
tầng lớp trung lưu. Vào đầu thế kỷ I SCN, đền thờ ở Giê-ru-sa-lem trở thành nơi

quy tụ của người Do-thái và được xem như cội nguồn của dân tộc. Mọi người
đàn ông Do-thái trưởng thành đều tự coi có bổn phận đóng thuế thập phân đúng
kỳ hạn cho đền thờ. Các chức vụ phụng tự ở đền thờ đều do các tư tế thuộc dòng
dõi A-ha-ron đảm nhận. Khi thi hành nhiệm vụ, họ được các thầy Lê-vi phụ
giúp. Những người này họp thành một tầng lớp trên sống dựa vào đền thờ Giê-
ru-sa-lem, có phẩm trật chặt chẽ đặt dưới quyền lực tối cao của Thượng tế. Vị
này chủ tọa hội đồng công tọa gồm 70 thành viên tư tế và giáo dân, có khả năng
về vấn đề xã hội và tôn giáo. Nhưng sau khi đền thờ và thành Giê-ru-sa-lem bị
phá hủy thì tầng lớp này cũng tan rã [49, tr. 25-27].
Luận văn thạc sĩ tôn giáo học

Nguyễn Công oánh 23
Trong cuộc đấu tranh chống lại ngoại tộc và sự thống trị của La-mã, cộng
đồng người Do-thái bị phân hóa thành nhiều phe phái chính trị và tôn giáo khác
nhau. Trong đó, có các phái chủ yếu như: Xa-đốc, gồm các tư tế, quý tộc, nhà
buôn tuân thờ “Sách Luật pháp” (Torah), nhưng bảo thủ về mọi mặt và ủng hộ
chế độ thống trị La-mã; Pha-ri-sêu (nguyên nghĩa là Biệt phái), do các văn sỹ,
luật sư làm chủ, là những người cứng rắn chống lại các dị tộc, bảo vệ truyền
thống, không chống lại cũng không ủng hộ nhà cầm quyền La-mã. Họ được coi
là những người yêu nước, có tinh thần dân tộc được đông đảo người dân Do-thái
ủng hộ. Phái Đê-lô-tét (Nhiệt thành) là những người được hình thành từ tầng lớp
dưới, rất cực đoan, chống ngoại bang, kiên quyết bảo vệ truyền thống và Lề Luật
Do-thái. Phái Ai-xa-ni còn gọi là phái Thành kính là những người cuồng nhiệt
nhất, chống nhà cầm quyền La-mã và những kẻ ủng hộ ngoại bang. Họ gồm
những đan sĩ, tổ chức thành cộng đoàn, sống cộng đồng. Họ sống đời tu đức
nghiêm ngặt, có nhà nghiên cứu cho rằng phái này ảnh hưởng mạnh mẽ nhất đến
sự ra đời của Ki-tô giáo sau này [11, tr.307-327].
Vào đầu Công nguyên, nhà nước La-mã rộng lớn về mặt lãnh thổ, đa dạng
về văn hóa, nhưng tiềm ẩn nhiều mâu thuẫn có thể gây chia rẽ. Để thống nhất đế
chế và củng cố quyền lực của hoàng đế Rô-ma đối với các chư hầu, giai cấp chủ

nô đã dựng lên một tôn giáo mới, đó là đạo thờ vua. Cũng thời kỳ này, ở các
nước thuộc địa xuất hiện đạo “Huyền thông” (tiếng Hy-lạp là “Gnosic”, nghĩa là
thông hiểu), một thứ tôn giáo không phân biệt chủng tộc, màu da, giai cấp. Bất
kỳ ai được “khải huyền” (Apocalipse) để làm đạo hữu đều trở thành anh em với
nhau và được gia nhập một thế giới mới, thế giới thần linh. Họ thi hành các nghi
thức huyền ảo, đồng bóng để có thể đổi mới kiếp sống của mình. Theo chủ
thuyết này, người được khải huyền sẽ có khả năng hiểu biết những bí nhiệm do
thần linh thông ban chứ không do quan sát hay học hỏi. Thế giới được chia
thành phần tốt (trời thiêng) và phần xấu (vật chất phàm tục). Con người bị dìm
vào phần vật chất phàm tục do ác thần và phải nhờ một vị cứu tinh từ trời xuống
giải thoát để trở về với thế giới thần linh và cõi phúc [22, tr.22]. Ki-tô giáo ra

×