Tải bản đầy đủ (.pdf) (130 trang)

Sự biến đổi tư tưởng chính trị - xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam trên văn đàn công khai tiếng Việt trong thời kì 1939 - 1945

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.26 MB, 130 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




VŨ THỊ THANH THỦY




SỰ BIẾN ĐỔI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM TRÊN
VĂN ĐÀN CÔNG KHAI TIẾNG VIỆT TRONG
THỜI KÌ 1939- 1945









Luận văn Thạc sĩ Lịch sử









Hà Nội- 2009



2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





VŨ THỊ THANH THUỶ



SỰ BIẾN ĐỔI TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ- XÃ HỘI
CỦA TẦNG LỚP TRÍ THỨC VIỆT NAM TRÊN
VĂN ĐÀN CÔNG KHAI TIẾNG VIỆT TRONG
THỜI KÌ 1939- 1945




Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam cận hiện đại

Mã số: 60 22 54
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Phạm Hồng Tung






Hà Nội – 2009

1
M

 1
-  5

- Pháp 5

1919- 1945 18

- Pháp 30
- 
- 1945 42

1945 42
- 
tháng 9- -3-1945) 48
2.2.1. Nhóm trí thức xã hội với hoạt động của Hội truyền bá chữ quốc
ngữ của Nguyễn Văn Tố 53

2.2.2. Nhóm cựu học khai thác vốn cổ và cổ vũ cho dân chủ một cách rụt
rè (Tri Tân, Tiếng Dân) 54
2.2.3. Sự biến đổi tư tưởng của các văn nghệ sĩ thể hiện trong văn học 58
2.2.4. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh Nghị 61
2.2.5. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Tự lực văn đoàn 76
2.2.6. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm sinh viên Học xá
Đông Dương 79
- 
-3-1945) 83
2.3.1. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh Nghị 86

2
2.3.2. Hoạt động tư tưởng chính trị- xã hội của nhóm Thanh niên tiền phong 93
 97
- xã
 97
 101
 104
 111






























3

1. Lí d
Giai đoạn 1939- 1945 là một giai đoạn đầy biến động trong lịch sử Việt
Nam, với cuộc đấu tranh hết sức gay gắt nhằm giải phóng dân tộc khỏi ách
thống trị của ngoại bang, từ đó dẫn đến những cuộc đấu tranh trên lĩnh vực tư
tưởng và ý thức hệ, những sự tác động qua lại hết sức phức tạp của các
khuynh hướng tư tưởng khác nhau. Vì vậy, cục diện chính trị, văn hoá của
giai đoạn này càng thêm phức tạp. Đặc biệt từ khi Chiến tranh thế giới thứ hai
bùng nổ, cũng là thời điểm tư tưởng chính trị- xã hội của các tầng lớp nhân
dân, đặc biệt là tầng lớp trí thức có sự biến đổi sâu sắc, thể hiện trước hết trên
báo chí, văn học. Vậy sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí

thức trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai diễn ra như thế nào? Đây là một
câu hỏi không dễ trả lời. Luận văn này mong muốn tìm ra câu trả lời cho vấn
đề này, hy vọng sẽ góp một ý kiến vào việc nghiên cứu sự biến đổi tư tưởng
trong lịch sử Việt Nam thời k ì 1939- 1945.

Sự biến đổi tư tưởng trong lịch sử Việt Nam là một đối tượng được
nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Viết về tư tưởng Việt Nam thời kì cận và
hiện đại, đáng chú ý nhất là bộ “Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế
kỉ XIX đến Cách mạng tháng Tám” của GS. NGND Trần Văn Giàu. Qua đó
người đọc đã có một cái nhìn rõ ràng hơn về sự chuyển biến của ba hệ ý thức
nối tiếp nhau, xen kẽ nhau, đấu tranh với nhau: hệ ý thức phong kiến và sự
thất bại của nó; hệ tư tưởng tư sản và sự bất lực của nó; hệ ý thức vô sản và sự
thành công của nó trong sự nghiệp cứu nước. Ngoài ra cũng có thể kể đến
công trình “Millenarianism and Peasant Politics in Viêt Nam” của Hồ Tài
Huệ Tâm viết về đời sống tinh thần của người dân Nam Bộ từ giữa thế kỉ XIX
đến giữa thế kỉ XX

4
Nghiên cứu về tầng lớp trí thức thời kì cận hiện đại phải kể đến: “Một
số vấn đề về trí thức Việt Nam” và “Trí thức với Đảng, Đảng với trí thức
trong sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước” của TS Nguyễn Văn
Khánh Tại các hội nghị quốc tế về Việt Nam học, vấn đề tiểu tư sản trí thức
cũng được đề cập nhiều, tiêu biểu là “Một nhóm trí thức Việt Nam và những
vấn đề của đất nước họ: Tạp chí Thanh Nghị (1941-1945)” của P.Brocheux
Nghiên cứu về văn học và lịch sử phát triển của văn học, báo chí thời kì
này có các công trình như: “Văn học Việt Nam thế kỉ XX- Những vấn đề lịch
sử và lý luận” do Phan Cự Đệ chủ biên; “Văn học Việt Nam 1930- 1945”;
“Lịch sử báo chí Việt Nam 1865- 1945” của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “Trận
tuyến công khai giữa Sài Gòn: Ký sự về báo chí cách mạng công khai và
phong trào đấu tranh của báo giới Sài Gòn” của PGS. TS Phạm Xanh

Tuy nhiên hầu như chưa có một công trình nghiên cứu nào tập trung đi
sâu vào sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí thức Việt Nam
trong thời kì 1939- 1945 thông qua các tác phẩm của họ trên văn đàn công
khai tiếng Việt thời kì này. Luận văn này hy vọng góp phần khiêm tốn nhằm
đáp ứng được đòi hỏi đó.

Luận văn nghiên cứu về sự biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng
lớp trí thức Việt Nam trong thời kì diễn ra Chiến tranh thế giới thứ II thông
qua các bài viết trên diễn đàn văn học, báo chí công khai tiếng Việt xuất bản
trong thời gian từ năm 1939 đến năm 1945.
u tr
Luận văn ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục có kết cấu gồm 3 chương:
Chương 1: Bối cảnh lịch sử
Chương 2: Quá trình biến đổi tư tưởng chính trị- xã hội của tầng lớp trí
thức Việt Nam trên văn đàn công khai tiếng Việt trong thời kì 1939- 1945
Chương 3: Một vài nhận xét

5
 1 - 

1.1. 
- Pháp
Ngày 1-9-1939, Đức tấn công Ba Lan, chiến tranh thế giới thứ hai bùng
nổ. Ngày 3-9-1939 Anh và Pháp tuyên chiến với Đức. Chiến tranh nhanh
chóng lan ra toàn Châu Âu và sau đó là cả thế giới. Chiến tranh đã tác động
đến tình hình nước Pháp, chính phủ Daladier mạnh tay thi hành các biện pháp
đàn áp lực lượng dân chủ ở trong nước và phong trào cách mạng ở các nước
thuộc địa, trong đó có Việt Nam. Tháng 7-1939 Catroux được cử làm Toàn
quyền Đông Dương, triệt để thi hành các chính sách vơ vét, bóc lột Đông
Dương để phục vụ cho cuộc chiến tranh của nước Pháp đồng thời thi hành

chính sách khủng bố, bóp nghẹt mọi quyền tự do dân chủ mà nhân dân mới
giành được trong thời kì 1936-1939. Nhưng chỉ trong khoảng một năm rưỡi,
phát xít Đức đã thôn tính và đặt ách thống trị của nó lên hầu hết các nước
châu Âu tư bản chủ nghĩa. Phát xít Đức đánh vào nước Pháp, chính phủ tư sản
Pháp nhanh chóng đầu hàng và bán đứng nước Pháp cho Đức tháng 6- 1940.
Việc chuyển từ điều kiện hoà bình sang điều kiện chiến tranh đã có sự
tác động rất lớn đến tư tưởng, hành động của tất cả các tầng lớp nhân dân nói
chung và tầng lớp trí thức nói riêng. Là những người có hiểu biết, nhạy cảm
với thời cuộc, tầng lớp trí thức đã có sự nhận định, suy đoán về sự thay đổi
tình hình thế giới cũng như trong nước. Chiến tranh thế giới chia làm hai phe,
và sự lựa chọn đi theo phe nào, con đường nào sẽ có tác động quyết định đến
lịch sử của mỗi dân tộc. Lựa chọn đi theo phe Trục chống phe Đồng Minh hay
đi theo phe Đồng Minh chống phát xít ? Đó thực sự là một câu hỏi lớn đòi hỏi
tầng lớp trí thức- tầng lớp ưu tú nhất của dân tộc phải có câu trả lời đúng đắn.
Tháng 6-1940, quân đội Pháp đầu hàng, chính phủ Pêtanh bỏ chạy về
Visy- miền Nam nước Pháp, và trên thực tế trở thành chính phủ bù nhìn thân

6
phát xít. Sự kiện xảy ra ở chiến trường Châu Âu này đã có tác động không
nhỏ đến tình hình chính trị Việt Nam. Là thuộc địa của Pháp, nên khi Pháp
gặp nạn, đây thực sự là một cơ hội lớn cho nhân dân Việt Nam vùng lên đấu
tranh giải phóng dân tộc. Đây cũng chính là lần duy nhất kể từ năm 1884 đến
lúc đó Pháp bị thất bại tại ngay chính quốc.
Nhưng việc Pháp đầu hàng phát xít Đức lại là dịp thuận lợi cho phát xít
Nhật nhảy vào Đông Dương. Ngày 14-6-1940, thủ đô Paris của Pháp lọt vào
tay Đức thì ngày 18-6-1940, Nhật gửi tối hậu thư cho toàn quyền Catroux đòi
Pháp phải đóng cửa biên giới Việt- Trung, rồi đến 2-8-1940 đòi Pháp phải cho
quân đội Nhật vào Đông Dương. Pháp buộc phải nhượng bộ với hiệp định
ngày 22-9-1940, nhưng để thị uy, Nhật vẫn cho quân vượt biên giới phía Bắc,
đánh chiếm Lạng Sơn, ném bom Hải Phòng, đổ bộ vào Đồ Sơn.

Sự thất bại của thực dân Pháp trước quân đội Nhật là sự thất bại của
người da trắng trước người da vàng. Nó khiến cho nhân dân Việt Nam tin
tưởng hơn vào thắng lợi của cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp. Vì vậy,
ngay trong tháng 9-1940, những cuộc đấu tranh vũ trang đầu tiên đã nổ ra, đó
là khởi nghĩa Bắc Sơn (27-9-1940), nhằm chặn đánh quân Pháp trên đường
rút chạy từ Lạng Sơn về Thái Nguyên. Cuộc khởi nghĩa tuy chỉ tồn tại trong
vòng một tháng, chỉ diễn ra trên phạm vi một huyện nhưng đã mở đầu phong
trào giải phóng của các dân tộc Đông Dương nói chung và dân tộc Việt Nam
nói riêng trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai. Cùng thời gian này, Việt
Nam phục quốc đồng minh hội cũng tổ chức một cuộc nổi dậy ở Đồng Đăng
(Lạng Sơn). Ngay sau đó, khởi nghĩa vũ trang cũng nổ ra ở Nam Kì (23-11-
1940) và đến tháng 1-1941 cuộc binh biến của những binh lính người Việt
trong quân đội Pháp diễn ra ở Trung Kì.
Như vậy là chỉ trong hơn ba tháng, đã có ba cuộc nổi dậy diễn ra ở ba
miền Bắc, Trung, Nam. Tuy bị thất bại nhưng “đó là những tiếng súng báo

7
hiệu cho cuộc khởi nghĩa toàn quốc, là bước đầu đấu tranh bằng vũ lực của
các dân tộc Đông Dương” [14, tr. 191].
Ở Việt Nam, dưới tác động của cuộc chiến tranh thế giới thứ hai và đặc
biệt là từ những chính sách cai trị của Pháp đã khiến xã hội Việt Nam biến đổi
về mọi mặt.
Về kinh tế, để phục vụ cho cuộc chiến tranh lâu dài, đế quốc Pháp đã
tăng cường động viên kinh tế trong nước cũng như thuộc địa. Ngay sau khi
Chiến tranh thế giới vừa bùng nổ, tháng 9-1939, Catroux đã ra lệnh tổng động
viên nhằm “cung cấp cho mẫu quốc tiềm lực tối đa của Đông Dương về quân
đội, nhân lực, các sản phẩm và nhiên liệu” [57, tr. 304]. Pháp đã thi hành
chính sách “kinh tế chỉ huy”, thành lập “Đại hội đồng kinh tế tối cao Đông
Dương”, “Bộ tham mưu kinh tế Việt Nam”, tăng cường vơ vét vàng bạc, tăng
thuế cũ, đặt thêm thuế mới, phát hành bạc giấy, tổ chức quốc trái lạc quyên,

sa thải bớt công chức, giảm tiền lương, tăng giờ làm Từ khi vào Việt Nam,
để đảm bảo cho nền công nghiệp ở chính quốc, thực dân Pháp chủ trương không
lập các cơ sở công nghiệp nặng ở thuộc địa. Nhưng khi chiến tranh thế giới vừa
bùng nổ, thực dân Pháp đã cho mở những nhà máy lắp súng, chế thuốc súng, làm
bon đạn để phục vụ cho chiến tranh. “Toàn quyền Catroux bắt buộc các nhà
nông trồng những cây kỹ nghệ để phục vụ cho chiến tranh” [40, tr. 539]. Vì vậy,
“tám tháng đầu chiến tranh, trong khi những tài liệu dùng cho kỹ nghệ chiến
tranh xuất cảng sang Pháp tăng gấp quá bội, thì hai thứ nông sản phổ biến nhất là
gạo và ngô xuất cảng bị sụt hẳn đi” [40, tr. 540].
Sau khi quân Pháp đầu hàng phát xít Đức, thực dân Pháp ở Việt Nam
hoang mang, lo lắng cực độ. Tháng 7-1940, Decoux được cử làm Toàn quyền
Đông Dương thay thế Catroux. Thời kì đầu, Decoux vẫn duy trì chính sách
đàn áp, cướp bóc trắng trợn như thời kì Catroux để tập trung đối phó với quân
Nhật. Nhưng khi quân Nhật vào chiếm đóng Đông Dương, chính sách và

8
phương thức thống trị của tập đoàn này có sự thay đổi về căn bản. Do phải
duy trì mối quan hệ cộng tác- cộng trị, tập đoàn Decoux phải nhượng bộ về
nhiều mặt, trong đó phải thoả mãn những đòi hỏi ngày càng tăng của quân
Nhật về tài chính, lương thực và các vật dụng quân sự khác. Vì vậy, chính
quyền thực dân Pháp ngày càng tăng cường vơ vét, bóc lột nhân dân bản xứ
để cung cấp cho Nhật.
Một trong những biện pháp điển hình được chính quyền thực dân Pháp
thực hiện trong thời kì này, đó là việc tăng thuế và các món quyên góp. “Tổng
số thu hoạch của ngân sách Đông Dương và các ngân sách Bắc, Trung, Nam
Kỳ 1939-1945 đã chỉ rõ trong 6 năm, số thu của các ngân sách đều tăng gấp
hơn hai lần. Ngân sách Đông Dương năm 1939 là 115.255.000$, năm 1945
lên tới 299.702.000$” [40, tr. 545-546]. Nhiều loại thuế mới được đặt ra, bên
cạnh thuế quốc phòng còn có thuế cư trú, thuế 6 phần trăm theo lợi tức, thuế
phụ thuộc tăng từ 15 đến 25 phần trăm… Rồi thuế chợ, thuế quảng cáo, thuế

đổ rác, thuế chó v.v… Có thể nói, thực dân Pháp đã không từ một thủ đoạn
nào để tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam. Thuế cưỡng bức đánh bạc là
xổ số Đông Dương, năm 1939 thực dân Pháp thu được 913.367$ thì đến năm
1944, đã lên tới 2.828.435$ [40,tr. 547], tức là gấp hơn 3 lần. Khi chiến tranh
vừa bùng nổ, chính quyền thực dân Pháp đã tổ chức hội “Pháp Việt bác ái”,
dùng danh nghĩa hội này để tổ chức những cuộc lạc quyên lấy tiền gửi sang
Pháp. Từ tháng 9- 1939 đến tháng 4-1940, chính quyền thực dân còn bắt buộc
các công chức phải trích một phần lương góp vào quỹ này. Số tiền nộp về quỹ
của nước Pháp ngày càng tăng lên. “Nguyên một năm 1939 đã phải nộp gần 5
triệu, năm 1942 gần 7 triệu, phần lớn chi tiêu về chiến tranh hay sắm vật liệu
cho công sở. Ngoài tiền nộp chính thức, nhân dân ta còn phải quyên tiền gửi
sang Pháp. “Tính đến tháng 3-1943, tổng số tiền quyên đã tới 73.000.000
phờrăng” [40, tr. 550].

9
Số tiền Pháp phải nộp cho Nhật hàng năm cũng tăng lên không ngừng.
“Năm 1940 nộp 6 triệu đồng, năm 1941- 58 triệu đồng, năm 1942- 86 triệu
đồng, năm 1943- 117 triệu đồng; năm 1944- 363 triệu, 1945- 90 triệu” [34, tr.
349]. Số tiền đó thực dân Pháp lấy ở đâu ra? Chính là từ xương máu của nhân
dân Việt Nam nói riêng và nhân dân Đông Dương nói chung.
Hậu quả tất yếu mà nhân dân Việt Nam phải gánh chịu là một nền kinh
tế vốn đã lạc hậu, què quặt nay càng suy sụp, đổ nát, giá cả sinh hoạt đắt đỏ,
đời sống nhân dân ngày càng khó khăn nguy ngập. Nhưng với thực dân Pháp
thì: “Thất nghiệp, thất học, đói rét, yếu đau, chết chóc mặc kệ, miễn sao đục
khoét được nhiều tiền để kéo dài đế quốc chiến tranh” [14, tr. 37].
Về chính trị, “Đế quốc Pháp nhân dịp chiến tranh ra lệnh giải tán Đảng
cộng sản, khủng bố thẳng tay, xét nhà, bắt người, giam cầm các chiến sĩ cộng
sản cùng các phần tử cấp tiến trong dân chúng, khoá miệng và điều khiển tất
cả các cơ quan thông tin, giải tán những hội ái hữu tương tế, lập thêm những
sở mật thám chính trị” [14, tr. 35]. Ngày 4- 1-1940, Toàn quyền Đông Dương

Catroux tuyên bố tại Hội đồng chính phủ Đông Dương: “Chúng ta đánh toàn
diện và mau chóng vào các tổ chức cộng sản; trong cuộc đấu tranh này, phải
tiêu diệt cộng sản thì Đông Dương mới được yên ổn và trung thành với nước
Pháp. Chúng ta không có quyền không thắng. Tình thế chiến tranh bắt buộc
chúng ta hành động không chút thương tiếc” [57, tr. 304].
Chính vì những hành động “không chút thương tiếc” này đã tạo ra một
bầu không khí chính trị u ám ở Việt Nam. Đến khi Catroux bị thay thế bởi
một Toàn quyền Đông Dương, Phó Đô đốc Jean Decoux (7-1940) thì Việt
Nam đã thực sự phải chịu ách thống trị của một tập đoàn phát xít. “Tính chất
phát xít của tập đoàn này, một mặt, là sự kế thừa những đặc điểm vị chủng,
tàn bạo và phản dân chủ trong chính sách cai trị, áp bức của thực dân Pháp ở
Đông Dương trước Chiến tranh Thế giới II. Mặt khác, đó là kết quả của quá

10
trình tự nguyện phát xít hoá, liên minh với phe Trục của tập đoàn Decoux”
[59, tr. 84]. Tập đoàn phát xít này đã tiến hành cải cách bộ máy cai trị, tăng
cường lực lượng cảnh sát, mật thám để đàn áp phong trào cách mạng Đông
Dương. Decoux thành lập “Liên bang Đông Dương” nhằm lừa bịp dư luận
nhưng cũng chính Decoux đã nói rõ thực chất của Liên bang này là “Trong
lòng của liên bang, mỗi nước có quyền có một chủ nghĩa yêu nước địa
phương, nhưng với điều kiện là không bao giờ được quên rằng ở bên cạnh và
ngay cả ở bên trên tổ quốc nhỏ, là tư tưởng của mọi người phải luôn luôn
hướng về tổ quốc lớn là nước Pháp, người bảo vệ và đỡ đầu của Liên bang,
người Đông Dương còn phải có trách nhiệm hơn trung thành với nước Pháp”
[57, tr. 306].
Theo tổng kết của Đảng Cộng sản Đông Dương thì: “Từ khi xảy ra
cuộc đại chiến Âu châu đến khi Pháp bại trận, chính sách của đế quốc Pháp ở
Đông Dương rõ ràng có ba đặc điểm: một là phát xít hoá bộ máy thống trị,
thẳng tay đàn áp dân chúng; hai là giả nhân giả nghĩa phỉnh dân; ba là vơ vét
sưu thuế, tăng gia sức bóc lột” [14, tr. 121].

Về văn hoá giáo dục, ngay khi vào Việt Nam thực dân Pháp đã xây
dựng một hệ thống giáo dục theo kiểu phương Tây nhằm loại bỏ ảnh hưởng
của Hán học, “khai hoá văn minh” và đào tạo ra một đội ngũ công chức phục
vụ cho bộ máy thống trị của chúng. Ở Việt Nam hệ thống giáo dục được thực
dân Pháp chia làm ba cấp: tiểu học, trung học, cao đẳng và đại học. Trong đó,
Pháp đã thành lập một số trường cao đẳng, dạy nghề như trường Pháp- Chính,
trường Cao đẳng Nông nghiệp, trường Y học Đông Dương…
Vào những năm 1940, để tranh thủ tầng lớp trí thức, lôi kéo tầng lớp
này khỏi ảnh hưởng của phát xít Nhật, thực dân Pháp đã cho mở thêm một số
trường cao đẳng như Cao đẳng Khoa học, Thể dục, trường Sĩ quan, trường
Cao đẳng kiến trúc… đồng thời lập Đông Dương học xá cho sinh viên các

11
trường ở. Tuy nhiên ngân sách giành cho giáo dục ngày càng giảm, những
năm 1940 chỉ đạt khoảng 7- 8% tổng ngân sách Đông Dương. Thực chất của
vấn đề là: “Chúng mở trường cao đẳng Khoa học hay mở rộng các trường cao
đẳng khác, chỉ vì một lẽ là chúng cần phải có một số viên chức giúp chúng
trong việc bóc lột, trong khi không thể đem người từ bên Pháp sang và cũng
là để trong tương lai cản trở không cho sinh viên Việt Nam được sang Pháp
du học. Còn đến việc mở các trường sĩ quan cho thanh niên trí thức Việt Nam
được theo học thì chẳng qua là vì hồi đầu chiến tranh, chúng muốn có người
đem lính ta sang Pháp đánh Đức, và sau này vẫn duy trì là để có đủ người chỉ
huy bộ đội đánh Nhật hộ chúng” [38, tr. 30-31].
Sớm nhận thấy tầm quan trọng của Đông Dương trong cuộc chiến tranh
của Nhật ở Châu Á, Nhật từng bước đẩy mạnh việc xâm chiếm Đông Dương,
đặc biệt từ tháng 10-1938 khi quân Nhật đã chiếm được Quảng Châu, áp sát
biên giới Việt- Trung. Lí do là tuyến đường sắt Hải Phòng- Hà Nội- Vân Nam
chính là một trong hai con đường giao thông huyết mạch cung cấp viện trợ
quân sự từ bên ngoài cho chính phủ Tưởng Giới Thạch. Mặt khác Đông
Dương với những tài nguyên thiên nhiên phong phú, đặc biệt là lúa gạo chính

là “cái dạ dày” cho quân Nhật trong việc tiến hành chiến tranh. Đây cũng
chính là bàn đạp chiến lược cho việc tiến công xâm lược tới các nước khác ở
khu vực Đông Nam Á. “Đem quân sang Đông Dương, Nhật muốn nhân cơ
hội Pháp bại trận, lấy một bộ phận thuộc địa của Pháp, chiếm lấy những
nguồn nguyên liệu béo bở ở Đông Dương để cung cấp cho chiến tranh, lấy
Đông Dương làm nơi căn cứ quân sự đánh Hoa Nam và triệt đường tiếp tế
quân nhu khí giới cho Trung Quốc ở Miến- Điện hòng mau ra khỏi vùng bùn
lầy Trung Quốc, dùng Đông Dương làm cái cầu tiến bước xuống miền Nam
Dương, Á châu” [14, tr. 131].
Vì vậy hơn bao giờ hết, chiếm được Đông Dương chính là mục tiêu lớn

12
mà chính phủ Nhật hướng tới trong thời điểm đó. Với các biện pháp ngoại
giao cùng với sức ép từ những diễn biến trên chiến trường, tháng 8-1940
Chính phủ Vichy ở Pháp đã ký với Chính phủ Nhật hiệp ước đồng ý cho Nhật
đưa 25.000 quân vào chiếm đóng Đông Dương. Đến 22-9-1940, hiệp ước bổ
sung quy định thể thức chiếm đóng Đông Dương của Nhật đã được chính phủ
thực dân Pháp chấp nhận. Đây chính là mốc đánh dấu sự đầu hàng của thực
dân Pháp trước quân phiệt Nhật và cũng chính là mốc lịch sử đánh dấu việc
nhân dân Việt Nam phải chịu cảnh “một cổ hai tròng”: vừa bị thực dân Pháp
đàn áp, khủng bố vừa bị quân phiệt Nhật đánh đập tàn nhẫn.
Sau khi vào Việt Nam, chính sách của Nhật đối với Pháp ở Đông
Dương là chính sách hai mặt cộng tác và cộng trị. Sở dĩ Nhật thi hành chính
sách này vì mục tiêu của Nhật là “bằng các thủ đoạn ngoại giao hoà bình, hợp
tác với chính phủ thuộc địa để duy trì trật tự hiện tồn, biến Đông Dương thành
căn cứ hậu cần và bàn đạp chiến lược cho nỗ lực chiến tranh của Nhật ở Đông
Nam Á” [60, tr. 12]. Vì vậy Nhật và Pháp đã ký các hiệp ước, trong đó quan
trọng nhất là Hiệp định thương mại và kinh tế (6-5-1941), Hiệp định Phòng
thủ chung (29-7-1941) và Hiệp định quân sự (9-12-1941). Với mối quan hệ
này, “quân Nhật đã chiếm được Đông Dương mà không phải tốn kém thêm

một người lính, một viên đạn nào. Mặt khác, họ còn có thể lợi dụng được bộ
máy đàn áp, bóc lột mà thực dân Pháp đã dày công xây dựng gần một thế kỷ ở
Việt Nam để thông qua đó mà khai thác triệt để các nguồn lợi ở xứ thuộc địa
này phục vụ cho nỗ lực chiến tranh của Nhật Bản, mà lại còn tiết kiệm được
các khoản chi phí cho quản lý và cai trị nếu họ lật đổ thực dân Pháp. Cuối
cùng, thông qua việc dung dưỡng cho sự tồn tại của chế độ thực dân Pháp,
Nhật Bản còn tránh được những đụng độ, rắc rối về ngoại giao với nước Đức
phát xít và Liên Xô” [60, tr. 13].
Coi Đông Dương là một căn cứ hậu cần nên trong thời gian đầu, từ

13
tháng 9-1940 đến tháng 3-1945 thông qua bàn tay thực dân Pháp, Nhật đã tìm
mọi cách để vơ vét, bóc lột tối đa các nguồn tài nguyên ở Đông Dương. “Nhật
cũng yêu cầu chính quyền thực dân Pháp để 50% giá trị nhập khẩu và 15%
giá trị xuất khẩu của Đông Dương cho các công ty thương mại của Nhật. Hầu
như toàn bộ hàng xuất khẩu chính của Đông Dương trong hai năm 1942 và
1943 như than, sắt, kẽm, cao su, xi măng được xuất sang Nhật… Trị giá hàng
nhập từ Đông Dương sang Nhật lớn gấp nhiều lần hàng Nhật xuất sang Đông
Dương. Năm 1944, Nhật xuất sang Đông Dương 25.000 tấn hàng và nhập của
Đông Dương 1.400.000 tấn quặng và thực phẩm” [34, tr. 349]. Như vậy, chỉ
tính riêng khối lượng hàng hoá thì số hàng nhập từ Đông Dương vào Nhật đã
gấp 56 lần hàng Nhật xuất sang Đông Dương.
Do nhu cầu của chiến tranh, phát xít Nhật bòn rút đến cực độ về gạo,
ngô, đay… do nhân dân ta sản xuất ra. “Kể riêng gạo, năm 1940 Nhật đã thu
của ta 486.000 tấn; năm 1941: 585.000 tấn; năm 1942: 973.908 tấn, năm 1943:
1.023.471 tấn; năm 1944: 498.525 tấn, năm 1945: 44.817 tấn”[40, tr. 553].
“Kết quả là, trong giai đoạn này, thông qua nhiều thủ đoạn tàn bạo, từ thu
mua giá rẻ đến cướp đoạt trắng trợn, Nhật Bản đã khai thác được ở Đông Dương,
trong đó chủ yếu là Việt Nam, 2.675.000 tấn gạo chở về Nhật Bản và cung cấp
cho quân đội Nhật trên các mặt trận khác. Ngoài ra quân Nhật còn buộc chính phủ

thực dân Pháp tăng cường bóc lột dân bản xứ để cung cấp cho họ một khối lượng
tiền mặt khổng lồ cũng như các nhu yếu phẩm khác” [60, tr. 13].
Còn về mặt chính trị, phát xít Nhật tỏ ra “tôn trọng” chủ quyền của
người Pháp ở Đông Dương, không can thiệp vào các công việc và quá trình
chính trị ở Việt Nam. Nhưng bên cạnh đó Nhật ra sức tuyên truyền về thuyết
Đại Đông Á, “khu vực thịnh vượng chung”, tư tưởng “đồng văn, đồng
chủng”… nhằm che giấu bộ mặt thật của mình.
Nhưng mối quan hệ cộng tác- cộng trị này là sự hợp tác tạm thời và có

14
điều kiện, cả hai bên đều vì những mối lợi riêng của mình, đồng thời tìm mọi
cách lật đổ nhau để độc chiếm Đông Dương. Sang năm 1945, tình hình chiến
tranh có sự thay đổi rõ nét về tương quan giữa hai bên, phe phát xít ngày càng
lâm vào tình cảnh khó khăn, đứng trước nguy cơ thất bại. Nhận thấy việc
người Pháp đang âm mưu một cuộc đảo chính đã khiến người Nhật sử dụng
vũ lực để thủ tiêu chính quyền thực dân Pháp ở Đông Dương đồng thời rảnh
tay đối phó với cuộc đổ bộ có thể có của quân Đồng Minh. Đảng Cộng sản
Đông Dương trong chỉ thị “Nhật- Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”
ngày 12-3-1945 đã chỉ ra ba nguyên nhân của cuộc chính biến là:
1. Hai con chó đế quốc không thể ăn chung một miếng mồi béo như
Đông Dương.
2. Trung Quốc, Mỹ sắp đánh vào Đông Dương. Nhật phải hạ Pháp để
trừ cái họa bị Pháp đánh sau lưng khi quân Đồng minh đổ bộ.
3. Sống chết Nhật phải giữ lấy cái cầu trên con đường nối liền các thuộc
địa miền Nam dương với Nhật; vì sau khi Phi luật tân bị Mỹ chiếm, đường
thuỷ của Nhật đã bị cắt đứt” [14, tr. 383- 384].
Cuộc đảo chính quân sự của Nhật đêm ngày 9-3-1945 đã khiến Việt
Nam “lâm vào một cuộc khủng hoảng chính trị sâu sắc” và Nhật đã độc chiếm
toàn bộ Việt Nam. Vì vậy sau ngày 9-3-1945 Nhật thi hành chính sách vừa
mua chuộc lừa bịp vừa khủng bố đàn áp tàn bạo. Về chính trị, chúng lập ra

chính phủ bù nhìn Trần Trọng Kim cùng hàng loạt các tổ chức, đảng phái
chính trị phản động như Đại Việt quốc xã, Đại Việt quốc gia liên minh (ở Bắc
Kì), Việt Nam quốc gia độc lập, Nhật- Việt phòng vệ đoàn (Nam Kì) nhằm
tạo ra chỗ dựa về xã hội và chính trị cho việc thống trị của mình. Chỉ riêng
Bắc kì đã có hơn 30 tổ chức thân Nhật [37, tr. 28]. Ngoài ra, chúng sử dụng
bộ máy thông tin tuyên truyền, xuất bản sách báo để lừa phỉnh tầng lớp thanh
niên, gây tâm lý “bài Pháp, phục Nhật, sợ Nhật”, đồng thời sử dụng lực lượng

15
quân sự tiến công, vây quét các chiến khu và cơ sở cách mạng của ta. Về kinh
tế, với chính sách “lấy chiến tranh nuôi chiến tranh”, chúng cướp đoạt trắng
trợn tài sản của nhân dân, chiếm các cơ sở kinh tế của Pháp, in nhiều giấy bạc
để tung ra thị trường vơ vét nguyên liệu hàng hoá, lương thực. Nhật quy định,
ngoài Nông phố Ngân hàng được quyền thu thóc cho quân đội Nhật, không ai
được tích trữ quá hai tấn thóc và một tấn gạo, không ai được buôn hay tải gạo
trên 50 kg. Nhật cho in thêm hai tấn giấy bạc để Nông phố Ngân hàng đi mua
vét hết gạo trong dân, giữ độc quyền về thóc gạo và bằng mọi cách cướp thóc
của dân. Chúng bắt nhân dân ta nhổ lúa trồng đay phục vụ chiến tranh, tăng
thuế, thu thóc, thu bông, đay nặng nề hơn trước. Năm 1944-1945, miền Bắc
mất mùa, đói kém, Chính phủ Trần Trọng Kim hứa lo việc tổ chức đưa thóc
gạo từ Nam Kỳ ra tiếp tế cho miền Bắc, nhưng cho tới ngày 1-7-1945 “dân
đói miền Bắc vẫn không trông thấy một hạt gạo miền Nam; có khác gì đứa trẻ
mong mẹ về chợ khóc sướt mướt để đợi một hơi sữa, cứ bị người ta dối hoài”
[42, tr. 9].
Vì vậy, dưới ách cai trị của Nhật- Pháp, xã hội Việt Nam ngày càng có
sự phân hoá sâu sắc, không chỉ có giai cấp công nhân, nông dân ngày càng
khổ cực mà các tầng lớp tiểu tư sản, phú nông, địa chủ, viên chức đều bị phá
sản và khánh kiệt.
Đời sống nông dân kiệt quệ. “Vụ mùa năm 1944, chỉ sản xuất được một
triệu tấn thóc so với các năm bình thường từ 1938 đến 1943 là 1.088.700 tấn

thóc. Trong số thóc trên, thực dân Pháp đã thu mua độ 125.000 tấn trong số
186.180 tấn cả năm… Sau vụ gặt tháng 10-1944, nhân dân Bắc Kỳ kể cả
thành thị lẫn thôn quê, chỉ còn lại 910.000 tấn thóc, trừ thóc giống đi, chỉ có
thể nuôi sống được độ 6 triệu 70 vạn người trong 7 tháng, nghĩa là còn độ 3
triệu 30 vạn người chưa biết ăn vào đâu. Lúa gạo thiếu, chỉ có thể trông vào
ngô, khoai, sắn… thì cả năm 1944, toàn xứ Bắc Kỳ chỉ sản xuất trung bình

16
được 147.000 tấn, tính ra bằng 133.100 tấn thóc; trong đó vụ mùa chiếm 2/3,
thì cũng chỉ có thể nuôi sống được 60 vạn dân trong 7 tháng. Vậy thì 2 triệu
70 vạn người nữa ăn vào đâu?” [40, tr. 567]. Mất mùa, lại thêm việc thực dân
Pháp xuất gạo sang Nhật, cộng với số gạo cung cấp cho quân đội Nhật ở
Đông Dương, số gạo thực dân Pháp dùng nấu rượu và đốt thay than, số gạo
Nhật tích trữ… Đây chính là lý do khiến gần 2 triệu người Việt Nam chết đói
cuối năm 1944, đầu 1945. Đó không phải là một việc ngẫu nhiên mà nguyên
nhân đầy đủ chính là sự bóc lột tàn bạo của thực dân Pháp- phát xít Nhật.
Tầng lớp phú nông, trung nông do bị thua thiệt trong việc bán thóc,
nông sản, các nguyên liệu công nghiệp cho thực dân Pháp và phát xít Nhật
theo giá nhất định thường là thấp hơn giá thị trường rất nhiều và lại thu mua
thóc theo diện tích, không kể vụ đó được mùa hay mất mùa; nên đời sống
cũng khó khăn. “Thí dụ, năm 1944, giá một tạ thầu dầu bán cho bọn thống trị
Pháp là 38$ trong khi giá thị trường từ 150$ đến 180$. Có khi người trồng
thầu dầu không đủ bán nộp cho chúng buộc phải mua ở thị trường để nộp cho
đủ. Việc bán các sản phẩm khác như bông, đay, gai, lạc cũng vậy” [40, tr.
566]. Chính vì lẽ đó, “không một tầng lớp nào trong giai cấp nông dân được
đủ ăn, đủ mặc trong chiến tranh” [38, tr. 135].
Cùng với quá trình khai thác thuộc địa của thực dân Pháp và tiếp nhận
một nền giáo dục phương Tây, tầng lớp tiểu tư sản trí thức thời kỳ này ngày
càng đông đảo nhưng đời sống rất khó khăn.
Tầng lớp công chức Việt Nam, “đến năm 1945, đã có trên dưới 5 vạn

người” [40, tr. 570]. Mặc dù cho tới năm 1939, tầng lớp này không đến nỗi
thiếu thốn về kinh tế so với các giai cấp khác do có lương tháng nhất định,
nhưng “Thực ra người công chức không bao giờ được thoả mãn với đời sống
của họ vì phần họ bị thực dân Pháp khinh miệt, phần thì cũng cùng làm một
việc mà lương của thực dân nói chung lại hơn gấp tới 9, 10 lần” [38, tr. 126].

17
Và khi chiến tranh bùng nổ, giá cả sinh hoạt leo thang nhanh hơn gấp nhiều lần
tỷ lệ lương tăng khiến đời sống của công chức lâm vào cảnh thiếu thốn. “Xét về
lương chính, một người thư ký tập sự năm 1940 được 456$ một năm, đến năm
1945 được 1.026$ như vậy là lương tăng được 2,2 lần. Nhưng giá gạo chính
thức đã tăng từ 10$10 đến 53$00 như vậy là giá gạo đã tăng lên 5,3 lần. Nếu kể
giá gạo thị trường năm 1945 lên tới 700$, 800$ một tạ thì ta sẽ còn thấy giá gạo
đã tăng lên tới 70, 80 lần nữa” [38, tr. 126]. Như vậy là lương tháng của họ
năm 1940 mua được 376 kg gạo thì đến năm 1945 chỉ mua được 161 kg gạo
theo giá chính thức và 12,2 kg theo giá trị trường. Rõ ràng đây là mức thu nhập
không đủ nuôi sống một người chưa nói đến việc người công chức đó phải nuôi
sống cả một gia đình và chăm lo việc học hành của con cái họ.
Tầng lớp trí thức tự do bao gồm các giáo viên trường tư, các nhà viết
văn, viết báo, các luật sư… Đội ngũ này ngày càng phát triển, “cho tới 1944,
số người Việt Nam sống bằng nghề viết văn lên tới độ 1.000 và người dạy học
tư độ 3.000 người” [24, tr. 1]. Trước sự biến động của giá giấy khiến giá báo
tăng, cộng với thu nhập trong chiến tranh của các tầng lớp đều giảm sút nên
lượng độc giả ngày càng bị thu hẹp khiến “Thần chết với lưỡi liềm ác nghiệt
như đang chờ sẵn trước ngưỡng cửa các nhà báo hàng ngày, hàng tuần và các
nhà xuất bản, nhà văn để gieo rắc vào đó sự khủng bố và đe doạ cuộc sống
còn của họ, trong từng giây từng phút” [65, tr. 5].
Công việc làm ăn của tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ cũng chịu tác động
từ nền “kinh tế chỉ huy” của thực dân Pháp với hàng trăm thứ thuế bất công
vô lý cũng gặp vô vàn khó khăn.

Về giai cấp công nhân, thì do tác động của chiến tranh khiến số lượng
giảm sút hẳn, nạn thất nghiệp ngày càng trở nên trầm trọng. “Riêng về ngành
mỏ, theo con số thống kê, thì năm 1944, còn có 25.000 người so với năm
1940 là 49.000 người” [40, tr. 573]

18
Nói tóm lại, trong thời kì Chiến tranh thế giới thứ hai, dưới ách cai trị
của thực dân Pháp- phát xít Nhật, các tầng lớp nhân dân Việt Nam ngày càng
lâm vào tình cảnh lầm than. Từ đó thái độ chính trị của các giai cấp tầng lớp
cũng có thay đổi so với thời kì trước Chiến tranh thế giới thứ hai. “Giai cấp
vô sản và dân cày nghèo nàn, khốn khổ nặng nề hơn lúc nào hết, đã hăng hái
chống đế quốc quyết liệt hơn Giai cấp tiểu tư sản đặc biệt là các hàng viên
chức, tiểu chủ, tiểu nông vì nạn bóc lột của đế quốc và sinh hoạt khốn đốn,
đối với cách mạng tham gia hăng hái một phần, một phần nữa lại tỏ cảm tình
với cách mạng một cách sốt sắng hơn trước Giai cấp địa chủ- phú nông và
một phần tư bản bản xứ thay đổi thái độ nhiều hơn. Trước kia đối với cách
mạng hoặc có một thái độ ác cảm, tìm cách phá hoại, hoặc thờ ơ lãnh đạm.
Thế mà ngày nay lại khác, chỉ trừ một số ít làm tay sai cho giặc Pháp, hoặc đi
bợ đỡ ton hót bọn Nhật, còn phần đông đã có cảm tình với cách mạng hoặc
giữ thái độ trung lập” [14, tr. 199- 200].
Như vậy dưới hai tầng áp bức Nhật- Pháp, thái độ chính trị của các giai
cấp, tầng lớp ở Việt Nam đã có sự thay đổi rõ rệt, đòi hỏi Đảng phải có sự
thay đổi trong đường lối chiến lược để thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân
tham gia vào công cuộc giải phóng chính mình, giải phóng dân tộc và giải
phóng giai cấp.
1.2.  t
1919- 1945
Với thắng lợi của cách mạng tháng Mười Nga 1917, sự kết thúc của
Chiến tranh thế giới thứ nhất, chính là những điều kiện cho sự phát triển mạnh
mẽ của phong trào cách mạng thế giới nói chung và cách mạng Việt Nam nói

riêng. Tại nhiều nước Châu Âu, các Đảng cộng sản đã được thành lập như ở
Hunggari, Đức, Ba Lan, Phần Lan… Tháng 3-1919, Quốc tế Cộng sản được
thành lập, đề ra đường lối, trực tiếp chỉ đạo, giúp đỡ phong trào cách mạng

19
của các nước thuộc địa và phụ thuộc chống lại sự nô dịch của chủ nghĩa tư
bản phương Tây.
Đó cũng là bối cảnh thuận lợi cho phong trào cách mạng Việt Nam phát
triển. Trong cao trào đấu tranh đòi tự do dân chủ thời kì này, tầng lớp trí thức
Việt Nam chính là những người đi tiên phong.
“Bản yêu sách của nhân dân Việt Nam” được Nguyễn Ái Quốc thay
mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp gửi tới Hội nghị Versailles đã
thực sự gây tiếng vang lớn. Bên cạnh đó, hoạt động của người Việt Nam tại
nước ngoài, chủ yếu là ở Trung Quốc cũng đã có sự tác động lớn đến đồng
bào trong nước. Năm 1923, tổ chức Tâm tâm xã được thành lập tại Quảng
Châu- Trung Quốc với sự tham gia của một số thanh niên Việt Nam yêu
nước. Tâm tâm xã chủ trương “Liên hiệp những người có trí lực trong toàn
dân Việt Nam, không phân biệt ranh giới đảng phái; miễn là có quyết tâm hi
sinh tất cả tư ý và quyền lợi cá nhân, đem hết sức mình tiến hành mọi việc để
khôi phục quyền làm người của người Việt Nam” [51, tr. 66]. Có thể nói đây
là tổ chức chính trị đầu tiên của tầng lớp thanh niên trí thức Việt Nam. Tuy
lập trường chính trị còn non nớt nhưng hoạt động của Tâm tâm xã đã góp
phần thức tỉnh tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam. Đặc biệt, cuộc
mưu sát Toàn quyền Meclanh của Tâm tâm xã năm 1924 tuy không thành
công, nhưng “tiếng bom của Phạm Hồng Thái đã nhóm lại ngọn lửa chiến
đấu…., nó báo hiệu bắt đầu thời đại đấu tranh dân tộc, như chim én nhỏ báo
hiệu mùa xuân” [54, tr. 67].
Năm 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập, với
nòng cốt là nhóm Cộng sản đoàn, chính là những thanh niên tích cực trong
Tâm tâm xã được Nguyễn Ái Quốc lựa chọn và tổ chức tuyên truyền giác ngộ.

Về thành phần xã hội, lúc đầu các hội viên của Hội Việt Nam cách mạng
thanh niên bao gồm “90% là trí thức, chỉ có 10% là công nông”, sau này, tuy

20
các thành phần công, nông có tăng lên, nhưng lực lượng trí thức vẫn chiếm tới
40% [2, tr. 279]. Hội ra báo Thanh niên làm cơ quan ngôn luận. Một tổ chức
cách mạng khác ở trong nước, cũng được thành lập năm 1925, đó là Hội Phục
Việt, là tiền thân của Tân Việt cách mạng đảng sau này. Hội Phục Việt khi
mới thành lập gồm chủ yếu là các sinh viên sư phạm Hà Nội như Tôn Quang
Phiệt, Đặng Thai Mai… Năm 1927, Hội đổi tên thành Việt Nam cách mạng
đảng rồi Việt Nam cách mạng đồng chí hội. Từ năm 1928, Hội chính thức
mang tên Tân Việt cách mạng đảng. Điều đáng chú ý là về thành phần xã hội,
Tân Việt cũng chủ yếu bao gồm thanh niên trí thức. Điều lệ năm 1928 của
Tân Việt, có quy định, đảng viên phải là người có học, “phải biết đọc, biết viết
hoặc Quốc ngữ, hoặc chữ Pháp, chữ Hán và quyết tâm phấn đấu trong hàng
ngũ của Đảng” [39, tr. 15- 16].
Ở trong nước, bên cạnh những phong trào “chấn hưng nội hóa, bài trừ
ngoại hoá”, thành lập Đảng Lập Hiến của giai cấp tư sản, những hoạt động
đấu tranh đòi quyền tự do, dân chủ của tầng lớp tiểu tư sản trí thức cũng hết
sức sôi nổi. Các tổ chức chính trị của tầng lớp trí thức Việt Nam đã được
thành lập như Việt Nam nghĩa đoàn, Hội Phục Việt, Đảng Thanh niên… Báo
chí cũng đã được sử dụng làm công cụ đấu tranh của tầng lớp tiểu tư sản trí
thức Việt Nam, đồng thời là nơi để họ bộc lộ các quan điểm chính trị của
mình, với sự ra đời của nhiều tờ báo tiến bộ. Tiêu biểu phải kể đến như các
báo Chuông rè, An Nam trẻ, Người nhà quê… xuất bản bằng tiếng Pháp. Báo
tiếng Việt có Hữu Thanh, Tiếng dân, Đông Pháp thời báo… Các tờ báo này
đều phản ánh nguyện vọng về tự do dân chủ của quần chúng, tuyên truyền các
tư tưởng văn hoá tiến bộ.
Bên cạnh đó, một số trí thức trẻ còn thành lập các đại lý hoặc nhà xuất
bản, mua bán tài liệu, sách báo có tư tưởng yêu nước. “Nam Đồng thư xã là

nhà xuất bản đầu tiên của những sách yêu nước ở nước ta từ cuối năm 1926

21
đến đầu năm 1928. Năm 1927 Cường học thư xã thành lập ở Sài Gòn cũng
thuộc loại nhà xuất bản kiểu như Nam Đồng thư xã, do Trần Huy Liệu làm
chủ nhiệm. Năm 1928, Quan hải tùng thư thành lập ở Huế, xuất bản những
sách tiến bộ và có xu hướng xã hội chủ nghĩa, tuyên truyền cho chủ nghĩa duy
vật biện chứng, gồm biên soạn và dịch thuật, do Đào Duy Anh làm chủ
nhiệm”[31, tr. 29-30]. Nam Đồng thư xã đã chọn in, xuất bản những sách biên
khảo của các chính khách tiến bộ của phương Tây, Trung Quốc, Ấn Độ cũng
như của các nhà trí thức Việt Nam. Đó là các tập sách phổ thông nhằm nêu
“gương thành bại” của cách mạng thế giới, gương anh hùng cứu nước, cứu
dân như các sách: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Tôn Dật Tiên với chủ
nghĩa Tam Dân, Một bầu tâm sự… “Tác dụng của Nam Đồng Thư Xã thật
đáng ghi nhận. Các nhà sáng lập Thư Xã đã biết lợi dụng văn xuôi quốc ngữ
thời kì này đã khá phát triển để phổ biến và cổ vũ tư tưởng yêu nước qua
những “tác phẩm dài hơi” có chứa đựng hệ thống lý luận, có sự phân tích tổng
hợp các lý thuyết cách mạng, và rõ ràng là nó tuyên truyền đắc lực hơn so với
các bài thơ ca tuyên truyền ngắn gọn của các nhà yêu nước những năm đầu
thế kỷ XX” [31, tr. 37- 38].
Một điều có ý nghĩa quan trọng hơn, đó là qua những hoạt động của
mình, Nam Đồng Thư Xã đã thu hút đông đảo giới sinh viên, trí thức cộng
tác… Và Nam Đồng Thư Xã đã trở thành cái nôi cho sự ra đời của Việt Nam
quốc dân Đảng- một trong ba tổ chức cách mạng xuất hiện ở Việt Nam những
năm 20 của thế kỷ XX, bên cạnh Hội Việt Nam cách mạng thanh niên và Tân
Việt cách mạng đảng.
Đến cuối những năm 20 của thế kỉ XX, ba tổ chức cách mạng này có sự
phân hoá, trên cơ sở đó hình thành ba tổ chức cộng sản là An Nam cộng sản
đảng, Đông Dương cộng sản đảng và Đông Dương cộng sản liên đoàn. Hội
nghị hợp nhất các tổ chức cộng sản đã được triệu tập với sự chủ trì của


22
Nguyễn Ái Quốc tại Cửu Long- Hương Cảng- Trung Quốc đầu tháng Giêng
1930, đưa đến sự thành lập của Đảng Cộng sản Việt Nam.
Mùa xuân 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, nắm lấy ngọn cờ lãnh
đạo phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam, giải quyết hai mâu thuẫn lớn
nhất trong xã hội thời bấy giờ là mâu thuẫn giai cấp và mâu thuẫn dân tộc.
Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên tháng 2- 1930, Nguyễn Ái Quốc đã xác
định nhiệm vụ của cách mạng đó là đánh đổ đế quốc Pháp và phong kiến,
giành độc lập dân tộc, thành lập chính phủ công nông binh. Để hoàn thành
mục tiêu trên, “Đảng phải thu phục cho được đại đa số dân cày và phải dựa
vững vào hạng dân cày nghèo”, đồng thời “phải hết sức liên lạc với tiểu tư
sản, trí thức, trung nông… để kéo họ đi vào phe vô sản giai cấp. Còn đối với
phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt phản cách
mạng thì phải lợi dụng, ít lâu cũng làm cho họ trung lập. Bộ phận nào đã ra
mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ” [13, tr. 229-230]. Như vậy trong cương
lĩnh chính trị đầu tiên, Nguyễn Ái Quốc đã xác định một lực lượng cách mạng
rộng rãi, đoàn kết và tranh thủ mọi lực lượng có thể đoàn kết và tranh thủ
được nhằm cô lập cao độ kẻ thù để đánh đổ nó.
Vừa mới ra đời, Đảng đã lãnh đạo quần chúng tiến hành một cao trào
cách mạng sôi nổi trên khắp cả nước, cao trào cách mạng 1930- 1931 mà đỉnh
cao là Xô viết Nghệ- Tĩnh. Lần đầu tiên, chính quyền công nông sơ khai được
thành lập. Cao trào này đã thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân tham gia,
tuy nhiên với đường lối được đề ra trong Luận cương chính trị tháng 10- 1930
do Tổng bí thư Trần Phú soạn thảo thì lực lượng cách mạng bao gồm hai giai
cấp công nhân và nông dân. “Giai cấp vô sản và nông dân là hai động lực
chính, nhưng vô sản có cầm quyền lãnh đạo thì cách mạng mới thắng lợi
được” [12, tr. 74]. Luận cương này do chưa thấy rõ mâu thuẫn chủ yếu trong
xã hội thuộc địa nên không đặt nhiệm vụ dân tộc lên hàng đầu mà nặng về


23
đấu tranh giai cấp, do đó cũng đánh giá không đúng khả năng cách mạng của
giai cấp tiểu tư sản, mặt tích cực của giai cấp tư sản dân tộc, không thấy được
khả năng phân hoá và liên minh với một bộ phận của giai cấp địa chủ trong
cuộc cách mạng giải phóng dân tộc. Chính vì vậy, trong cao trào cách mạng
1930-1931, có một khẩu hiệu được đưa ra là “Trí, phú, địa, hào. Đào tận gốc,
trốc tận rễ”. Chính khẩu hiệu này cũng như việc đặt mâu thuẫn giai cấp lên
hàng đầu đã khiến một bộ phận lớn tầng lớp tiểu tư sản, trí thức, tư sản dân
tộc, trung tiểu địa chủ không có cơ hội được đóng góp sức mình cho cách
mạng, thậm chí còn là kẻ thù của cách mạng.
Những hạn chế này đã được Đảng dần khắc phục trong các giai đoạn
cách mạng sau.
Trong thời kì đấu tranh phục hồi cách mạng 1932-1935, tầng lớp trí
thức đã hăng hái tham gia, tiêu biểu là cuộc đấu tranh trên văn đàn công khai
giữa hai trường phái: “Nghệ thuật vị nghệ thuật” và “Nghệ thuật vị nhân
sinh”, trong cuộc tranh luận về “Thơ mới”, “Thơ cũ”. Đây là cuộc tranh luận
sôi nổi nhất trong lịch sử văn học Việt Nam đầu thế kỉ XX. Với sự biến
chuyển của thời cuộc đã khiến tầng lớp nhà văn, nhà thơ- một bộ phận quan
trọng của giới trí thức băn khoăn trước câu hỏi: Các nhà văn, nhà thơ có tham
gia vào cuộc đấu tranh của nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng hay không?
Hoài Thanh đã viết: “Một đằng bị các chính phủ độc tài kiềm chế, một đằng
bị lợi dụng để làm công việc tuyên truyền, hai đằng đều bị mất tự do cả hai.
Mà văn hoá thiếu tự do chẳng khác gì người ta thiếu không khí: không sao có
thể sống được” [48, tr. 100].
Trong khi đó, phái Nghệ thuật vị nhân sinh cũng đưa ra hệ thống quan
điểm của mình, khẳng định rằng nguồn gốc của nghệ thuật là lao động, nghệ
thuật sinh ra để phục vụ cho lao động của con người, nghệ thuật là một sản
phẩm của sinh hoạt xã hội, là thượng tầng kiến trúc nên có tính giai cấp.

×