Tải bản đầy đủ (.pdf) (109 trang)

Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2 MB, 109 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=== *** ===






NGUYỄN THỊ HỒNG



VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC
Chuyên ngành: Tôn giáo học






Hà Nội - 2013

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
=== *** ===







NGUYỄN THỊ HỒNG



VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VẤN ĐỀ BẢO TỒN
VĂN HÓA PHẬT GIÁO VIỆT NAM HIỆN NAY



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.03.09


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Trần Thị Kim Oanh





Hà Nội - 2013


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Trần Thị Kim Oanh.
Các kết quả nghiên cứu của luận văn chưa được công bố trong các công
trình khác.
Các số liệu, tài liệu được trích dẫn, sử dụng trong luận văn là trung
thực, khách quan và có nguồn gốc rõ ràng.
Tôi xin chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của đề tài.

Hà Nội, ngày 08 tháng 12 năm 2013
Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hồng










LỜI CẢM ƠN
Lời cảm ơn đầu tiên và sâu sắc của tôi xin được dành gửi tới Cô giáo
PGS. TS Trần Thị Kim Oanh - người đã trực tiếp hướng dẫn tôi hoàn thành
luận văn. Nhờ sự quan tâm, chỉ dẫn tận tình và những lời động viên của Cô đã
giúp tôi vượt qua nhiều khó khăn trong quá trình nghiên cứu đề tài.

Tôi xin trân trọng cảm ơn các Thầy, Cô giáo Khoa Triết học, Trường
Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn - Đại học quốc gia Hà Nội, đã quan
tâm tạo điều kiện thuận lợi, dành nhiều công sức giảng dạy, hướng dẫn tôi
trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu tại nhà trường.
Đồng thời, tôi cũng gửi lời cảm ơn chân thành đến những người thân
trong gia đình và bạn bè đã luôn bên cạnh, động viên, giúp đỡ tôi có thể hoàn
thành tốt nhiệm vụ học tập trong thời gian qua.
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài, song
không thể tránh khỏi những sai sót nhất định. Tôi rất mong nhận được sự cảm
thông và đóng góp ý kiến của quý Thầy, Cô giáo, các bạn đồng nghiệp và
những người quan tâm đến các vấn đề được trình bày trong luận văn.
Xin chân thành cảm ơn!

Tác giả luận văn



Nguyễn Thị Hồng
1

MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC 1
MỞ ĐẦU 2
CHƢƠNG 1. VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VỊ TRÍ CỦA VĂN HÓA
PHẬT GIÁO TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM. 9
1.1. Văn hóa Phật giáo và biểu hiện của Văn hóa Phật giáo 9
1.1.1. Khái niệm “Văn hóa Phật giáo” 9
1.1.2. Biểu hiện của Văn hóa Phật giáo 14

1.2. Vị trí của Văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam 33
1.2.1. Văn hóa Phật giáo với văn hóa truyền thống Việt Nam 34
1.2.2. Văn hóa Phật giáo với văn hóa tín ngưỡng Việt Nam 39
CHƢƠNG 2. VẤN ĐỀ BẢO TỒN VĂN HÓA PHẬT GIẢO VIỆT NAM
HIỆN NAY 48
2.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước
về bảo tồn văn hóa Phật giáo 49
2.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh về bảo tồn văn hóa Phật giáo 49
2.1.2. Quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước về bảo tồn văn hóa
Phật giáo 53
2.2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với bảo tồn văn hóa Phật giáo 61
2.2.1. Nét đặc trưng của Giáo hội Phật giáo 61
2.2.2. Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với bảo tồn văn hóa Phật giáo 66
2.3. Một số giải pháp bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. 74
2.3.1 Giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa vật thể của Phật giáo 75
2.3.2 Giải pháp bảo tồn những giá trị văn hóa phi vật thể của Phật giáo 80
2.3.3 Một số kiến nghị 85
KẾT LUẬN 89
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
PHỤ LỤC 99

2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo là một trong ba tôn giáo lớn trên thế giới (cùng với đạo Kitô
và đạo Hồi), ra đời ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ thứ VI trước Công nguyên.
Du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (đầu Công nguyên), Phật giáo đã nhanh
chóng hòa mình cùng dòng chảy của văn hóa dân tộc Việt Nam, gần gũi và
thấm sâu trong tâm thức của người dân Việt, dung hợp với tín ngưỡng bản

địa, tham gia vào công cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, thổi vào văn hóa
Việt Nam một làn gió văn hóa mới, đó chính là văn hóa Phật giáo. Trải qua
hơn 2.000 năm du nhập và phát triển ở Việt Nam, Phật giáo đã chứng tỏ được
vị thế của mình, gắn bó cùng dân tộc, hòa quyện với văn hóa dân tộc, những
thành tố văn hóa dân tộc Việt Nam như: ngôn ngữ, niềm tin, tập quán, văn
học, nghệ thuật… không đâu là không có dấu ấn của văn hóa Phật giáo. Giáo
lý, đạo đức Phật giáo với sự đề cao tính nhân ái, vị tha, khuyên răn con người
tránh điều ác, làm điều thiện, tất cả đều gần gũi với tư duy, lối sống và văn
hóa của con người Việt Nam. Phật giáo đã đóng góp những giá trị văn hóa
của mình để làm giàu và phong phú hơn cho kho tàng văn hóa Việt Nam.
Chính bởi vậy, văn hóa Phật giáo được xem như một thành tố không thể thiếu
của nền văn hóa dân tộc Việt Nam.
Phật giáo với tư cách là một tôn giáo luôn đồng hành cùng dân tộc, vì
vậy, trong giai đoạn hiện nay khi vấn đề toàn cầu hóa đang ngày càng mở
rộng, đặt ra những thách thức đối với sự đổi mới và phát triển văn hóa, con
người Việt Nam thì văn hóa Phật giáo với những giá trị của mình sẽ ảnh
hưởng trực tiếp và đóng vai trò là một chủ thể quan trọng để trở thành cầu nối
cho văn hóa Việt Nam sánh bước phát triển cùng với nhiều nền văn hóa khác
trên thế giới. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, khi hiện tượng xâm lăng văn
hóa, những làn sóng văn hóa ngoại lai đang trở thành rào cản, làm mất đi
3

những giá trị văn hóa truyền thống quý báu của dân tộc ta thì việc nghiên cứu về
văn hóa Phật giáo và bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam với mục đích gìn giữ
và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc lại càng trở nên ý nghĩa và thiết thực.
Trên tinh thần của nghị quyết Hội nghị lần thứ Năm, Ban chấp hành
Trung Ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt
Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc; đồng thời xuất phát từ những suy nghĩ
như trên, chúng tôi chọn đề tài nghiên cứu “Văn hóa Phật giáo và vấn đề
bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay” làm luận văn của mình. Với

đề tài này, chúng tôi mong muốn góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu văn
hóa Phật giáo, đồng thời nhận định rõ hơn vị thế của văn hóa Phật giáo trong
xã hội Việt Nam hiện nay và đưa ra một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy
những tinh hoa của văn hóa Phật giáo trong nền văn hóa Việt Nam.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Trong bối cảnh toàn cầu hóa văn hóa hiện nay, vấn đề khai thác và phát
huy những giá trị văn hóa truyền thống được coi là nhiệm vụ chiến lược của
Đảng và Nhà nước ta. Văn hóa Phật giáo với tư cách là một nhân tố cấu thành
trong văn hóa Việt Nam nên không thể thiếu vào việc tham gia và đóng góp
trong tiến trình xây dựng nền văn hóa dân tộc. Do vậy, nghiên cứu văn hóa Phật
giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam ngày càng được quan tâm,
chú trọng hơn.
Tuy nhiên, những nghiên cứu về văn hóa Phật giáo và bảo tồn văn hóa
Phật giáo Việt Nam vẫn chưa có nhiều công trình khai thác chuyên sâu. Trong
phạm vi liên quan đến đề tài này, chúng tôi tạm chia ra các mảng như sau:
Các công trình trình sách nghiên cứu về Phật giáo và văn hóa Phật giáo
gồm có:
- Về Phật giáo: Tư tưởng Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Duy Hinh,
1999; Việt Nam Phật giáo sử luận I - II - III của Nguyễn Lang, 2000; Lịch
sử Phật giáo Việt Nam của Lê Mạnh Thát (gồm tập I, II, III xuất bản năm
1999, 2001 và 2002); Khái lược Phật giáo Việt Nam của Nguyễn Cao Thanh,
4

2008; Mấy vấn đề về Phật giáo trong lịch sử Việt Nam của Nguyễn Đức Sự và
Lê Tâm Đắc, 2010… Đây là một số công trình nghiên cứu khái quát về quá
trình du nhập và phát triển của Phật giáo vào Việt Nam, qua đó giúp người
đọc hiểu rõ hơn về tiến trình hình thành và phát triển của Phật giáo Việt Nam
qua hơn 2.000 năm lịch sử, Phật giáo đã gắn bó và bám rễ, thấm sâu trong đời
sống tinh thần, sinh hoạt văn hóa, tập quán, tín ngưỡng của người Việt Nam.
- Về văn hóa Phật giáo có những công trình kể đến như: Văn hóa Phật

giáo và lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ của Nguyễn Thị
Bảy, 1997; Phật Giáo với văn hóa Việt Nam của Nguyễn Đăng Duy, 1999;
Truyền thống văn hóa và Phật giáo Việt Nam của Minh Chi, 2003… Nhìn
chung, các công trình nghiên cứu đều chỉ ra vai trò cũng như những đóng góp
của Phật giáo và văn hóa Phật giáo đối với nền văn hóa Việt Nam, qua đó khẳng
định Phật giáo và văn hóa Phật giáo có ảnh hưởng nhất định trong đời sống xã
hội, đặc biệt là đời sống văn hóa tinh thần.
Ngoài ra, văn hóa Phật giáo cũng thể hiện được sức hút của mình khi một
số học giả đã lấy đề tài này để nghiên cứu chuyên sâu trong các luận văn Thạc sĩ
và luận án Tiến sĩ của họ. Trong số đó, có thể kể đến một số công trình nghiên
cứu như:
Luận án Tiến sĩ Triết học của tác giả Lê Hữu Tuấn (1998) với đề tài “Ảnh
hưởng của tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hóa tinh thần ở Việt
Nam”. Trong luận án, tác giả đã chỉ ra quá trình Phật giáo phát triển, truyền bá ở
Việt Nam gắn liền với quá trình hình thành, phát triển tư tưởng, đạo đức của con
người và định hướng cho sự phát triển nhân cách, tư duy con người Việt Nam
trong tương lai.
Tiếp đến, công trình luận văn Thạc sĩ Triết học của tác giả Phan Nhật
Huân (2008) với đề tài “Ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa
Việt Nam (thời Lý - Trần)”. Trong luận văn của mình, tác giả đã làm sáng
tỏ ảnh hưởng của văn hóa Phật giáo đối với văn hóa Việt Nam thời kỳ Lý -
5

Trần (từ thế kỷ XI đến thế kỷ XIV) trên một số lĩnh vực cụ thể của văn hóa
như văn học, kiến trúc… Qua đó đề ra một số giải pháp nhằm bảo tồn và
phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần trong bối
cảnh hiện nay.
Công trình luận văn Thạc sĩ Triết học của Phan Thị Lan (2010) “Đạo
đức Phật giáo trong đời sống đạo đức xã hội Việt Nam hiện nay”, với đề
tài này, tác giả đã đưa ra quan niệm, phạm trù đạo đức Phật giáo, phân tích

ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đến nhân cách của người Việt Nam.
Đồng thời, kiến nghị một số giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực
và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của đạo đức Phật giáo trong đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay.
Song song với những công trình về văn hóa Phật giáo thì đề tài về bảo
tồn văn hóa Phật giáo cũng rất được chú trọng. Trong đó phải kể đến những
đề tài nghiên cứu cấp nhà nước và hội thảo khoa học như:
- Đề tài cấp nhà nước của tác giả Đặng Văn Bài (2010) “Bảo tồn và
phát huy di sản văn hóa Phật giáo Việt Nam trong quá trình phát triển kinh tế
- xã hội và hội nhập quốc tế”. Nội dung chính mà tác giả muốn đề cập đến
thông qua công trình nghiên cứu của mình là đánh giá những tác động phức
tạp của bối cảnh hội nhập quốc tế, toàn cầu hóa với việc bảo tồn và phát huy
văn hóa Phật giáo. Phân tích thực trạng và hoạt động bảo tồn, phát huy di sản
văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. Qua đó giúp người đọc nhận thức được
vai trò của việc phát huy di sản văn hóa Phật giáo đối với quá trình phát triển
kinh tế xã hội ở nước ta.
- Hội thảo khoa học quốc tế “Một số vấn đề về văn hóa tôn giáo và bảo
tồn di sản văn hóa tôn giáo trong giai đoạn hiện nay”, hội thảo xoay quanh về
sự tác động của xu thế toàn cầu hóa đối với tôn giáo, đặc biệt là tác động với
mối quan hệ giữa văn hóa và tôn giáo, đưa ra cái nhìn bao quát về sự chuyển
biến các giá trị văn hóa tôn giáo trong đó có văn hóa Phật giáo.
6

Trên các báo, tạp chí chuyên ngành cũng có nhiều bài viết tập trung
nghiên cứu vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo như:
- Nguyễn Quế Hương và Nguyễn Ngọc Quỳnh (2005) “Về công tác bảo
tồn và phát huy giá trị di tích Phật giáo trong những năm gần đây”, tạp chí
Khoa học xã hội Việt Nam, số 1, tr 69 - 78.
- Đặng Văn Bài (2008) “Nhận diện để phát huy giá trị di sản văn hóa
Phật giáo Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 5, tr 16 - 22.

- Nguyễn Hữu Oanh (2009) “Bảo vệ, phát huy văn hóa Phật giáo một
nhiệm vụ quan trọng & cấp thiết”, tạp chí Di sản văn hóa, số 1.
Các bài viết trên đều thống nhất về quan điểm bảo tồn văn hóa Phật
giáo một cách trực tiếp hoặc gián tiếp, ở các mức độ và khía cạnh khác nhau,
từng bước nhận diện và đánh giá sự cấp thiết trong việc gìn giữ, phát huy
những giá trị của văn hóa Phật giáo. Ngoài ra, trên các tạp chí nghiên cứu
khác như: tạp chí nghiên cứu Phật học, tạp chí Văn hóa Nghệ thuật… cũng có
nhiều bài viết liên quan đến vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo mà chúng tôi
chưa có điều kiện thống kê hết trong tình hình nghiên cứu của luận văn.
Do yêu cầu của quá trình hội nhập và phát triển xã hội nên việc nghiên
cứu về văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện
nay vẫn luôn là một trong những đề tài mang tính thiết thực và cần thiết. Theo
hướng nghiên cứu này, chúng tôi kế thừa kết quả nghiên cứu của các công
trình đi trước, trên cơ sở đó thực hiện đề tài của mình. Trong luận văn nghiên
cứu về đề tài này, chúng tôi tiếp tục làm rõ vị trí và vai trò của văn hóa Phật
giáo trong văn hóa Việt Nam. Đồng thời, đối với vấn đề bảo tồn văn hóa Phật
giáo, chúng tôi sẽ đưa ra một số quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà nước,
Giáo hội Phật giáo Việt Nam để thấy được những vấn đề đặt ra đối với các
cấp quản lý trong hoạt động bảo tồn và phát huy những giá trị của văn hóa
Phật giáo Việt Nam hiện nay.
7

3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích nghiên cứu: Trên cơ sở khái quát về văn hóa Phật giáo và
vị trí của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam, luận văn tập trung phân
tích, làm sáng tỏ vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay. Qua đó
đưa ra một số giải pháp để bảo tồn văn hóa Phật giáo nhằm góp phần xây
dựng và phát triển văn hóa Việt Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Luận văn có ba nhiệm vụ
Thứ nhất, phân tích khái niệm và biểu hiện của văn hóa Phật giáo; làm

rõ vị trí của văn hóa Phật giáo trong văn hóa Việt Nam.
Thứ hai, trình bày một số tư tưởng của Hồ Chí Minh; quan điểm, chính
sách của Đảng, Nhà nước và Giáo hội Phật giáo Việt Nam đối với vấn đề bảo
tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đưa ra một số giải pháp đối với vấn đề bảo tồn văn hóa Phật
giáo Việt Nam.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Văn hóa Phật giáo và vấn đề bảo tồn văn
hóa Phật giáo.
4.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu văn hóa
Phật giáo Việt Nam (khảo cứu một số chùa vùng đồng bằng Bắc Bộ) và
vấn đề bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn từ sau đổi mới
(1986) đến nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận: Luận văn dựa trên những nguyên tắc của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về
tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
8

5.2. Phương pháp nghiên cứu: Luận văn sử dụng phương pháp nghiên
cứu tôn giáo học, đồng thời kết hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học cụ
thể như: phân tích và tổng hợp; sự thống nhất giữa lôgíc và lịch sử; các
phương pháp khái quát hóa, trừu tượng hóa; xử lý tư liệu…
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích khái quát về văn hóa Phật giáo và những biểu hiện
của văn hóa Phật giáo; luận văn làm rõ vai trò và vị trí của văn hóa Phật giáo
trong văn hóa Việt Nam. Từ đó, luận văn đưa ra những quan điểm để bảo tồn
văn hóa Phật giáo Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Đồng thời, trình bày
một số giải pháp đối với bảo tồn văn hóa Phật giáo Việt Nam nhằm gìn giữ và

phát huy những giá trị văn hóa Phật giáo trong bối cảnh hội nhập, toàn cầu
hóa văn hóa.
7. Ý nghĩa của luận văn
7.1. Về mặt lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và làm sáng
tỏ những giá trị và vị trí của văn hóa Phật giáo trong nền văn hóa Việt Nam.
7.2. Về mặt thực tiễn: Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo
cho công tác giảng dạy, học tập, nghiên cứu về tôn giáo; cho việc hoạch định
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước, nhất là với vấn đề bảo tồn
văn hóa tôn giáo nói chung và văn hóa Phật giáo nói riêng.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
luận văn gồm có 2 chương và 5 tiết.



9

CHƢƠNG 1
VĂN HÓA PHẬT GIÁO VÀ VỊ TRÍ CỦA VĂN HÓA PHẬT GIÁO
TRONG VĂN HÓA VIỆT NAM.
1.1. Văn hóa Phật giáo và biểu hiện của Văn hóa Phật giáo
1.1.1. Khái niệm “Văn hóa Phật giáo”
Phật giáo đã trải qua hơn 2.000 năm lịch sử du nhập và phát triển ở
Việt Nam. Bằng con đường hòa bình, những giáo lý của đạo Phật về bình
đẳng, bác ái, cứu khổ, cứu nạn… gần gũi với người dân, gắn kết với truyền
thống văn hóa tín ngưỡng bản địa, đã tạo nên những nét đặc sắc riêng của
Phật giáo trong nền văn hóa dân tộc. Từ việc đóng góp những giá trị của mình
trong dòng chảy văn hóa Việt Nam, Phật giáo và văn hóa Phật giáo thực sự đã
trở thành một phần quan trọng của văn hóa Việt Nam.
Vì văn hóa Phật giáo với tư cách là thành tố cơ bản của văn hóa nên

cũng mang những nét đặc trưng của văn hóa. Do vậy, trước khi tìm hiểu khái
niệm “văn hóa Phật giáo” thì cần phải hiểu về khái niệm “văn hóa”. Thêm vào
đó, việc nghiên cứu một vài nét khái quát về Phật giáo và văn hóa sẽ góp phần
làm sáng tỏ hơn khái niệm “văn hóa Phật giáo”.
* Một số khái niệm về văn hóa
Có thể nói, văn hóa là khái niệm mang nội hàm rộng với nhiều cách
hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con
người, do vậy rất khó để đưa ra một định nghĩa chính xác về văn hóa.
Về mặt thuật ngữ khoa học: Văn hóa được bắt nguồn từ chữ Latinh
"Cultus" với nghĩa gốc là gieo trồng, được dùng theo nghĩa Cultus Agri là
"gieo trồng ruộng đất" và Cultus Animi là "gieo trồng tinh thần" tức là "sự
giáo dục bồi dưỡng tâm hồn con người". Theo nhà triết học người Anh
Thomas Hobbes (1588 - 1679): "Lao động dành cho đất gọi là sự gieo trồng
và sự dạy dỗ trẻ em gọi là gieo trồng tinh thần". [94]
10

Tuy khái niệm văn hóa được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau, nhưng
thường có thể hiểu theo hai cách: theo nghĩa hẹp và theo nghĩa rộng.
Theo nghĩa hẹp, văn hóa được giới hạn theo chiều sâu hoặc theo chiều
rộng, theo không gian hoặc theo thời gian… Giới hạn theo chiều sâu, văn hóa
được xem là những giá trị tinh hoa (nếp sống văn hóa, văn hóa nghệ thuật…).
Giới hạn theo chiều rộng, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng
lĩnh vực (văn hóa giao tiếp, văn hóa kinh doanh…). Giới hạn theo không gian
văn hóa, văn hóa được dùng để chỉ những giá trị đặc thù của từng vùng, miền
(văn hóa phương Đông, văn hóa phương Tây…). Giới hạn theo thời gian, văn
hóa được dùng để chỉ những giá trị trong từng giai đoạn (văn hóa cổ đại, văn
hóa hiện đại…).
Theo nghĩa rộng, văn hóa thường được xem là bao gồm tất cả những gì
do con người sáng tạo ra. Chính với cách hiểu rộng này, văn hóa đã trở thành
đối tượng của văn hóa học (culturology, culture studies, science of culture) -

khoa học nghiên cứu về văn hóa.
Trong lĩnh vực này, nhà nhân học người Anh, Edward. Burnett. Tylor là
người đầu tiên trình bày định nghĩa về văn hóa như một đối tượng nghiên cứu
khoa học trong công trình “Văn hóa nguyên thủy” (Primitiveculture) xuất bản
ở Luân Đôn, năm 1871, trong đó E. B. Tylor đưa ra định nghĩa “Văn hóa hay
văn minh, theo nghĩa rộng về tộc người học, nói chung gồm có tri thức, tín
ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán và một số năng lực và thói
quen khác được con người chiếm lĩnh với tư cách một thành viên của xã hội”
[71, tr 13]. Theo định nghĩa như vậy thì văn hóa và văn minh là một; nó bao
gồm tất cả những lĩnh vực liên quan đến đời sống con người, từ tri thức, tín
ngưỡng đến nghệ thuật, đạo đức, pháp luật… Có người ví, định nghĩa này
mang tính “bách khoa toàn thư” vì đã liệt kê hết mọi lĩnh vực sáng tạo của
con người [10, tr 39].
11

Trường phái nhân học Mỹ nghiên cứu lĩnh vực văn hóa với khuynh
hướng khẳng định tính không phân chia của tri thức, tính thống nhất quan
niệm nghiên cứu về con người với tư cách là một thực thể sinh học, đồng thời
là một thực thể văn hóa trên cơ sở dân tộc học là chính, tiêu biểu là định nghĩa
văn hóa của F. Boas “Văn hóa là tổng thể các phản ứng tinh thần, thể chất và
những hoạt động định hình nên hành vi của cá nhân cấu thành nên một nhóm
người vừa có tính tập thể vừa có tính cá nhân trong mối quan hệ với môi
trường tự nhiên của họ, với những nhóm người khác, với những thành viên
trong nhóm và của chính các thành viên này với nhau” [6, tr 149]. Như vậy,
mối quan hệ giữa cá nhân, tập thể và môi trường là quan trọng trong việc hình
thành văn hóa của con người.
Năm 1952, nhà nhân học người Mỹ A.L. Kroeber và C. Kluckhohn
xuất bản cuốn sách “Culture, a critical review of concept and definitions”
(Văn hóa, điểm lại bằng cái nhìn phê phán các khái niệm và định nghĩa), tác
giả đã trích lục khoảng 160 định nghĩa về văn hóa do các nhà khoa học đưa ra

ở nhiều nước khác nhau. Trong đó, họ cũng định nghĩa về văn hóa như sau:
“Văn hóa là những mô hình hành động minh thị và ám thị được truyền đạt
dựa trên những biểu trưng, là những yếu tố đặc trưng của từng nhóm người…
Hệ thống văn hóa vừa là kết quả hành vi vừa trở thành nguyên nhân tạo điều
kiện cho hành vi tiếp theo” … [35, tr 357].
Ở Việt Nam, một trong những khái niệm văn hóa thường được đề cập
đến nhiều nhất là định nghĩa của Chủ Tịch Hồ Chí Minh về văn hóa: “Vì lẽ
sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát
minh ra ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học,
nghệ thuật, những công cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặt ăn, ở và các
phương thức sử dụng. Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn
hóa”

[46, tr 431]. Với cách hiểu này, văn hóa sẽ bao gồm toàn bộ những gì do
con người sáng tạo và phát minh ra.
12

Có thể thấy rằng, các định nghĩa về văn hóa được đưa ra dưới nhiều
cách tiếp cận và phân loại khác nhau, nhưng chúng tôi đồng ý với quan điểm
về văn hóa của UNESCO đưa ra năm 2002 như sau: “Văn hóa nên được đề
cập đến như là một tập hợp của những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri
thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội và nó chứa
đựng, ngoài văn học và nghệ thuật, cả cách sống, phương thức chung sống,
hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin” [61].
Như vậy, văn hóa là một mẫu thức tập hợp kiến thức, tín ngưỡng và
thái độ ứng xử của con người. Trong ý nghĩa chung, văn hóa bao gồm ngôn
ngữ, tư tưởng, niềm tin, tập quán, luật lệ, lễ nghi, thể chế, công cụ, kỹ thuật,
nghệ thuật và các thành tố liên hệ khác. Sự phát triển văn hóa tùy thuộc vào
khả năng học tập và truyền đạt kiến thức từ thế hệ trước cho thế hệ sau. Hay
tóm lại, văn hóa chính là tổng thể các giá trị đặc trưng được hình thành, tồn

tại và phát triển suốt quá trình lâu dài của đất nước, giá trị đặc trưng ấy mang
tính bền vững, trường tồn. Văn hóa bao gồm giá trị vật chất và tinh thần do
lao động của con người làm ra và phục vụ lại cho chính con người.
Trong dòng chảy của văn hóa, Phật giáo với tư cách là một trong những
thành tố của văn hóa Việt Nam đã trở thành mạch nguồn xuyên suốt và ngày
càng khẳng định vị trí của mình trong trong dòng chảy ấy. Du nhập vào Việt
Nam từ đầu Công nguyên theo hai con đường: đường thủy thông qua buôn
bán với thương gia Ấn Độ, đường bộ thông qua giao lưu văn hóa với Trung
Quốc nên Phật giáo ở Việt Nam chính là sản phẩm của sự giao lưu, tiếp biến
và cũng chịu nhiều ảnh hưởng từ hai nền văn minh kể trên. Quá trình truyền
giáo và phát triển của đạo Phật khi du nhập vào Việt Nam một mặt chịu sự tác
động và chi phối của đặc trưng văn hóa, mặt khác nó tác động vào chính văn
hóa Việt Nam mà kết quả là Phật giáo sẽ thích ứng chọn lọc, hội nhập với nền
văn hóa, được làm phong phú và sâu sắc thêm bởi các giá trị văn hóa bản địa.
13

Nó không những tạo ra tư tưởng khoan hòa, nhân ái trong chính sách an dân trị
quốc của các vương triều Lý - Trần thời văn hóa Đại Việt, mà còn góp phần rất
quan trọng trong việc định hình lối sống, phong tục, chuẩn mực giá trị văn hóa
Việt Nam.
Phật giáo không phải chỉ là tôn giáo thuần thúy, mà Phật giáo còn là đạo
đức, là trí tuệ. Phật giáo bổ sung cho văn hóa, thúc đẩy văn hóa phát triển, tạo
nên một luồng văn hóa mới - văn hóa Phật giáo Việt Nam, khác với Phật giáo
Trung Quốc hay Ấn Độ cổ đại. Ngay từ khi du nhập vào Việt Nam, Phật giáo với
bản chất hòa bình, bao dung, bình đẳng nên nhanh chóng được người Việt đón
nhận và ghi dấu ấn trong tư tưởng, văn hóa của người Việt Nam.
Phật giáo từng bước tạo được chỗ đứng trong tâm thức người dân Việt
bằng truyền thuyết Man Nương kỳ bí và huyền ảo. Sự dung hợp giữa Phật giáo
với tín ngưỡng dân gian bản địa đã giúp cho Phật giáo gắn bó và đồng hành với
văn hóa, con người Việt Nam. Bởi văn hóa dân gian là sản phẩm sáng tạo của

nhân dân, kết tinh trí tuệ, thể hiện khát vọng và tâm tư tình cảm của nhân dân.
Với tư cách là một phương diện văn hóa, Phật giáo khẳng định được vị thế của
mình trong nền văn hóa dân tộc. Phật giáo có khả năng thâm nhập vào nhiều mặt
của đời sống xã hội như: chính trị, văn học, kiến trúc, điêu khắc, hội họa, âm
nhạc, phong tục, tập quán, tín ngưỡng, lễ hội…
Từ khi du nhập, cùng với chiều dài của lịch sử dân tộc Việt Nam, Phật
giáo đã trải qua một ngàn năm Bắc thuộc cho đến đời Đinh, Lê; bốn trăm năm
cực thịnh trong đời Lý - Trần và phát triển không ngừng suốt sáu trăm năm cho
đến ngày nay. Phật giáo đã cống hiến cho dân tộc Việt Nam những thành quả
văn hóa vô cùng quý giá. Phật giáo và văn hóa Phật giáo luôn giữ một vị thế
quan trọng và không thể tách rời văn hoá dân tộc. Có thể nói rằng, văn hóa Việt
Nam một phần lớn là văn hóa Phật giáo và nếu như không xét văn hóa Phật giáo
trong văn hóa Việt Nam thì chúng ta sẽ không thể có một nền văn hóa đa dạng
và phong phú như hiện nay.
14

Vậy văn hóa Phật giáo là gì?
Theo những quan niệm về văn hóa nêu trên và từ những giá trị Phật
giáo mang lại trong đời sống của con người, chúng tôi cho rằng: Văn hóa
Phật giáo là một bộ phận của văn hóa nhân loại, là sự kết hợp giữa tinh hoa
văn hóa vật chất và tinh thần của đạo Phật chứa đựng trong đời sống của con
người, được con người sáng tạo và tích lũy trong quá trình hoạt động thực
tiễn của mình. Văn hóa Phật giáo chính là tổng thể các giá trị đặc trưng, là
những thành tựu mà Phật giáo có được trong lịch sử tồn tại và phát triển.
Như vậy, văn hóa Phật giáo Việt Nam là văn hóa được xây dựng trên
đất nước Việt Nam, cho con người Việt Nam, trong xã hội Việt Nam, trong
lịch sử Việt Nam Cụ thể, nếu ta lấy sự truyền bá Phật giáo vào Việt Nam
cách đây hơn 2.000 năm thì đồng nghĩa với ta có chừng ấy năm văn hóa Phật
giáo Việt Nam. Qua thời gian văn hóa Phật giáo đã thấm sâu vào phong tục
tập quán, lối sống, hình thành tư tưởng tình cảm của người Việt Nam. Có

thể thấy, khái niệm “văn hóa Phật giáo” cũng rất mới mẻ, khi Phật giáo không
dừng lại ở một tôn giáo hay triết học, mà phổ biến như một lối sống.
Tóm lại, văn hóa Phật giáo không đứng ngoài, mà ở bên trong văn hóa
nhân loại. Nó là cái thống nhất trong chỉnh thể của văn hóa nhân loại, nhưng
lại có những giá trị đặc thù và đơn nhất của mình. Hơn nữa, cũng như văn hóa
nói chung, văn hóa Phật giáo có chức năng nhất định của mình và thể hiện rõ
những chức năng đó qua việc tác động đến cộng đồng Phật tử cũng như các
cộng đồng khác.
1.1.2. Biểu hiện của Văn hóa Phật giáo
Phật giáo du nhập vào Việt Nam từ rất sớm, là một tôn giáo có hệ
thống giáo lý khá đồ sộ, sâu sắc và hoàn chỉnh, khi du nhập vào Việt Nam,
Phật giáo đã đưa lại một hệ thống các quan niệm về vũ trụ, nhân sinh cho
cộng đồng người Việt. Phật giáo với tư tưởng bao dung và độ lượng, hiếu hòa
15

và đoàn kết, do vậy, giáo lý của đạo Phật phù hợp với nguyện vọng của đại đa
số người dân Việt. Phật giáo nhanh chóng được nhân dân ta tiếp nhận, hòa
quyện với truyền thống văn hóa Việt Nam và được ví như “nước thấm vào
lòng đất”, “sữa hòa với nước”. “Thuyết nhân quả” trong đạo Phật phù hợp với
quan niệm của dân gian “Ông Trời trừng phạt kẻ ác, cứu giúp người hiền
lành”, vì thế phương châm sống “ở hiền” để được “gặp lành”, tu thân, tích
đức được người dân đón nhận và thực hành theo.
Trong suốt chiều dài lịch sử, từ buổi đầu du nhập cho đến nay, Phật
giáo đã thực sự thâm nhập, ăn sâu vào trong tâm hồn, nếp nghĩ, lối sống của
dân tộc Việt Nam và trở thành một phần bản sắc dân tộc. Những đặc điểm của
Phật giáo và văn hóa Phật giáo làm cho nền văn hóa Việt Nam càng trở nên
đa dạng. Văn hóa Phật giáo đã để lại cho dân tộc nhiều di sản có giá trị đặc
sắc. Trong sự hình thành và phát triển của mình, văn hóa Phật giáo biểu hiện
hết sức phong phú với nhiều hình thức, được thể hiện dưới hai dạng cụ thể là:
văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn về văn hóa

vật thể và văn hóa phi vật thể của Phật giáo, trước hết, chúng tôi muốn đưa ra
khái niệm văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể.
* Văn hóa vật thể: “Một bộ phận của văn hóa nhân loại, thể hiện đời
sống tinh thần của con người dưới hình thức vật chất, là kết quả của hoạt động
sáng tạo biến những vật và chất liệu trong thiên nhiên thành những đồ vật có
giá trị sử dụng và thẩm mĩ nhằm phục vụ cuộc sống con người. Văn hóa vật
thể quan tâm nhiều đến chất lượng và đặc điểm của đối tượng thiên nhiên; đến
hình dáng vật chất, khiến những vật thể và chất liệu tự nhiên thông qua sáng
tạo của con người biến thành những sản phẩm vật chất giúp cuộc sống của
con người. Trong văn hóa vật thể, người ta sử dụng nhiều kiểu phương tiện,
tài nguyên năng lượng, dụng cụ lao động, công nghệ sản xuất, cơ sở hạ tầng
sinh sống của con người, phương tiện giao thông, truyền thông, nhà cửa, công
16

trình xây dựng phục vụ nhu cầu ăn ở, làm việc và giá trị các phương tiện tiêu
khiển, tiêu dùng, mối quan hệ kinh tế … Tóm lại, mọi loại giá trị vật chất đều
là kết quả lao động của con người.” [29, tr 816]
* Văn hóa phi vật thể: “một bộ phận của văn hoá nói chung, theo nghĩa
rộng, đó là toàn bộ kinh nghiệm tinh thần của nhân loại, của các hoạt động trí
tuệ cùng những kết quả của chúng, bảo đảm xây dựng con người với những
nhân cách, tác động dựa trên ý chí và sáng tạo. Văn hóa phi vật thể tồn tại
dưới nhiều hình thái. Đó là những tục lệ, chuẩn mực, cách ứng xử… đã được
hình thành trong những điều kiện xã hội mang tính lịch sử cụ thể, những giá
trị và lý tưởng đạo đức, tôn giáo, thẩm mỹ, xã hội, chính trị, hệ tư tưởng…
Theo nghĩa hẹp, văn hóa phi vật thể được coi là một phần của nền văn hóa,
gắn với cuộc sống tâm linh của con người, thể hiện những giá trị, lý tưởng,
kiến thức.” [29, tr 813]
Từ việc đưa ra khái niệm về văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể ở
trên, chúng tôi cho rằng: văn hóa vật thể trong văn hóa Phật giáo là những
sản phẩm được tồn tại dưới dạng vật chất, khắc họa tiêu biểu thông qua hệ

thống kiến trúc: Chùa, Tháp như chùa Một Cột, chùa Thầy, chùa Dạm, chùa
Phật Tích (Bắc Ninh), tháp Bình Sơn (Phú Thọ) hay các tác phẩm điêu khắc
về tượng thờ, đồ thờ cúng và những tác phẩm hội họa về Phật giáo
Văn hóa phi vật thể trong văn hóa Phật giáo chính là hệ thống tư
tưởng, các chuẩn mực, giáo lý của đạo Phật; các nghi lễ; phong tục, tập quán;
nghệ thuật… của Phật giáo. Dưới đây, chúng tôi sẽ phân tích cụ thể văn hóa
Phật giáo trên hai phương diện này.
Trước hết, trên phương diện văn hóa vật thể, có thể thấy văn hóa Phật
giáo đã mang lại những giá trị văn hóa đặc sắc, đóng góp vào kho tàng văn
hóa dân tộc. Những thành tựu của văn hóa Phật giáo thể hiện khá rõ trong các
công trình kiến trúc, điêu khắc và hội họa.
17

Về kiến trúc: Phật giáo truyền vào Việt Nam đã đem theo các kiểu
kiến trúc chùa tháp, lầu chuông, gác trống theo mô hình kiến trúc của Ấn Độ,
Miến Điện và Trung Hoa. Tuy nhiên cùng thời gian, tinh thần khai phóng của
Phật giáo phối hợp với lối tư duy tổng hợp của dân tộc Việt đã tạo ra một mô
hình kiến trúc rất riêng cho Phật giáo ở Việt Nam. Kiến trúc chùa Việt Nam
nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng không cao lớn, đồ sộ, không lộng
lẫy như một số nước ở các vùng lân cận (Lào, Thái Lan, Campuchia…). Điều
này cũng dễ hiểu, bởi trước hết một phần là do điều kiện tự nhiên, phần khác
là do tư duy người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ vốn hài hòa, nên ngôi chùa Việt
cũng mang phong cách hài hòa. Chùa, Tháp ở Việt nam thường được xây
dựng với lối kiến trúc đặc biệt, mái chùa ẩn dấu sau lũy tre làng, dưới gốc cây
đa hay ở một nơi có cảnh trí thiên nhiên đẹp hoặc thanh vắng. Ngôi chùa cũng
chính là nơi hội tụ các sinh hoạt cộng đồng, đời sống tâm linh của dân làng.
Ở miền Bắc, chùa phổ biến có dạng chữ Đinh, chữ Công hay kiểu chữ
Tam. Chùa xây theo mô hình kiến trúc kiểu chữ “công”: bái đường và điện
Phật được nối nhau bằng Tòa thiêu hương tiêu biểu như chùa Diên Ứng (Bắc
Ninh); kiêu chữ “Đinh”: trước; kiểu chữ “Tam”: có ba nếp nhà song song với

nhau tiêu biểu như chùa Thiên Phúc (Chùa Thầy); chùa Tây Phương (Hà
Nội)… hay kiểu “Nội công ngoại Quốc”: phía trước là tiền đường và điện
Phật, sau là mảnh sân hình vuông trồng cây cảnh, đặt hòn non bộ, phía sau là
nhà hậu tổ, hai bên là nhà Đông và nhà Tây như chùa Láng.
Hệ thống Chùa, Tháp phong phú, được hình thành và phát triển qua các
giai đoạn, đáng chú ý là kiến trúc Chùa, Tháp thời Lý - Trần. Khâm phục
những thành tựu của văn hóa Phật giáo Việt Nam thời Lý - Trần, sách vở
Trung Hoa đời Minh truyền tụng nhiều về bốn công trình nghệ thuật lớn mà
họ gọi là An Nam tứ đại khí là tháp Báo Thiên (1057), chuông Quy Điền
(1080), vạc Phổ Minh (1262) và tượng Phật Di Lặc chùa Quỳnh Lâm. Mặc
18

dù, “Tứ Đại Khí” này đều bị quân Minh xâm lược tàn phá ở thế kỷ XV nhưng
những công trình nổi tiếng này vẫn được ghi chép và lưu truyền qua sử sách.
Tượng Phật chùa Quỳnh Lâm: Chùa Quỳnh Lâm ở Đông Triều (Quảng
Ninh) được xây dựng vào khoảng thế kỷ XI, có pho tượng Di - Lặc bằng
đồng. Theo văn bia nay vẫn còn giữ được trong chùa thì tượng cao 6 trượng
(xấp xỉ 24m), đặt trong một tòa Phật điện cao 7 trượng. Đứng từ bến đò Đông
Triều, cách xa 10 dặm vẫn còn trông thấy nóc điện.
Tháp Báo Thiên: Gồm 12 tầng, cao 20 trượng, do vua Lý Thánh Tông
cho xây dựng vào năm 1057 trên khuôn viên chùa Sùng Khánh ở phía tây hồ
Lục Thủy (tức hồ Gươm, Hà Nội) bằng đá và gạch, riêng tầng thứ 12 đúc
bằng đồng. Tháp là đệ nhất danh thắng đế đô một thời. Đến năm 1414, tháp bị
quân Vương Thông tàn phá, nền tháp còn lại to như một quả đồi, có thời dùng
làm nơi họp chợ. Thời Pháp, những gì còn sót lại đã bị phá hủy hoàn toàn để
xây nhà thờ lớn trên đất ấy.
Chuông Quy Điền: Năm 1101, vua Lý Nhân Tông cho xuất kho hàng
vạn cân đồng để đúc quả chuông này và dự định treo tại chùa Diên Hựu (tiền
thân chùa Một Cột sau này), trong một tòa tháp bằng đá xanh cao 8 trượng.
Nhưng chuông đúc xong to quá (tương truyền có đường kính 1,5 trượng (gần

6m), cao 3 trượng (gần 12m), nặng tới vài vạn cân), không treo lên nổi đành
để ở ngoài ruộng. Mùa nước ngập, rùa bò ra bò vào nên dân gian gọi là
chuông Quy Điền (tức ruộng rùa).
Vạc Phổ Minh: Đúc bằng đồng vào thời Trần Nhân Tông, đặt tại sân
chùa Phổ Minh (tức Mạc, ngoại thành Nam Định). Vạc sâu 4 thước (gần
1,6m), rộng 10 thước (gần 4m), nặng trên 7 tấn. Vạc to tới mức có thể nấu
được cả một con bò mộng; trẻ con có thể chạy nô đùa trên thành miệng vạc.
Đến nay vẫn còn 3 trụ đá kê chân vạc trước sân chùa. [58, tr 483 – 484]
19

Phật giáo cũng để lại nhiều quần thể kiến trúc độc đáo và danh lam
thắng cảnh cho nước Việt, nhiều ngôi chùa nổi tiếng ở miền Bắc với kiến trúc
đặc trưng, tạo nên dấu ấn của văn hóa Phật giáo như: chùa Một Cột, chùa
Thầy, chùa Dạm…
Trong đó nổi tiếng nhất là ngôi Chùa Một Cột với tên gọi khác là chùa
Diên Hựu (tức kéo dài tuổi thọ), một tên gọi hết sức ý nghĩa ở vào thời điểm
chúng ta mới thoát khỏi ách đô hộ của phong kiến phương Bắc và bắt đầu bắt
tay vào xây dựng, củng cố một quốc gia độc lập thật sự. Theo các tài liệu,
chùa Diên Hựu được dựng trên hồ Linh Chiểu, ở vườn Tây Cấm trong kinh
thành Thăng Long, với thiết kế đuôi mái cong lưỡng long triều nguyệt, vững
chãi trên một trụ đá như hoa sen thanh khiết vươn lên khỏi mặt hồ, biểu hiện
một sự thanh cao, trong sạch, thấm đượm tinh thần của Phật giáo và cũng biểu
trưng cho cốt cách tinh thần của người Việt. Hình ảnh của ngôi chùa với kiến
trúc độc đáo đã trở thành biểu tượng của văn hóa Việt Nam.
Ngoài chùa Một Cột, một trong những ngôi chùa khác được xây dựng
với kiến trúc được bố trí theo mô hình tiền Phật hậu Thánh rất linh thiêng đó
là chùa Thầy. Trong đó kiến trúc chùa được gắn với cung Thánh nối vào phía
sau tòa Tam bảo trên cùng một trục. Cung Thánh là một không gian đóng kín
với diện tích nhỏ tạo nên sự huyền bí, linh thiêng. Toàn bộ kiến trúc chùa trải
dài, cao dần theo triền núi với bố cục kiểu “nội công ngoại quốc”. Đây là kiểu

kiến trúc phổ biến nhất của kiến trúc Phật giáo thế kỷ XVII. Khu Tam bảo
gồm cả tòa nhà Tiền đường, Thiêu hương, Thượng điện gắn kết theo kiểu chữ
Công. Hai bên có hai dãy hành lang dài nối gác chuông, gác trống, nhà Hậu
tạo nên một khung chữ nhất làm cho chùa có một không gian thoáng bên
trong nhưng lại kín đáo bên ngoài.
Ngoài không gian kiến trúc cảnh quan, chùa Thầy còn sử dụng tổng
hợp các yếu tố sắp đặt kiến trúc không gian ánh sáng để chuyển tải giáo lý
Phật giáo đến Phật tử. Đó là yếu tố phong thủy với sự hòa hợp của con người,
20

thiên nhiên và vạn vật. Không gian yên tĩnh của ngôi chùa giúp con người tạm
xa sự ồn ào, náo nhiệt của cuộc sống đời thường, tìm được sự tĩnh tâm, an lạc để
chiêm nghiệm và giác ngộ.
Không chỉ dừng ở đó, kiến trúc của Phật giáo còn thể hiện khát vọng, ước
muốn của người dân Việt, mỗi ngôi chùa lại được xây dựng theo lối kiến trúc
riêng để truyền tải những mong muốn ấy. Chẳng hạn như kiến trúc của chùa
Dạm (Bắc Ninh) lý giải cho những khát khao về cuộc sống no đủ, sinh sôi, ăn
sâu vào tâm thức của con người qua việc chọn cột đá khổng lồ nguyên khối để
làm biểu tượng Linga (sinh thực khí), thể hiện ước vọng mưa thuận gió hòa, vạn
vật phồn vinh, sinh sôi nảy nở theo tư duy của cư dân Việt chuyên canh lúa
nước. Chùa Dạm hội tụ đủ huyết mạch linh thông theo thuyết phong thủy, chùa
đặt ở sườn núi phía Nam của dãy Lãm Sơn, chính giữa ngọn cao nhất. Núi Rùa
làm tiền án, ngòi Con Tên làm Minh Đường bên tả có Thanh Long, bên hữu có
Bạch Hổ chầu về. Chùa dựa hẳn vào sườn núi và bốn lớp nền đá trườn theo sườn
núi vừa tôn tầm cao công trình vừa tạo dáng vẻ uy nghiêm, hài hòa với cảnh
quan thiên nhiên xung quanh.
Như vậy, kiến trúc chùa Phật giáo đã phần nào thể hiện được nét đẹp văn
hóa và chứa đựng những giá trị của văn hóa Phật giáo. Hơn nữa, kiến trúc chùa
với mục đích phục vụ nhu cầu tâm linh của người dân Việt nên lại càng làm cho
nét đẹp văn hóa đậm đà, phong phú.

Về điêu khắc: Văn hóa Phật giáo không chỉ chuyển tải qua các công trình
kiến trúc mà còn được biểu hiện qua các sản phẩm điêu khắc. Những tác phẩm
điêu khắc như tượng nghìn tay, nghìn mắt (Bút Tháp), các pho tượng La Hán -
Bồ Tát (Tây phương), tượng Phật A Di Đà… là những công trình nghệ thuật tiêu
biểu, mang đến những giá trị thẩm mỹ độc đáo cho kho tàng văn hóa Việt Nam.
Ngày nay có dịp tham quan viện bảo tàng lớn ở Việt Nam, chúng ta sẽ
thấy nhiều cốt tượng, phù điêu của Phật giáo được trưng bày, đó không những
là một niềm tự hào của nền văn hóa dân tộc Việt mà còn là dấu vết chứng
21

minh sự ảnh hưởng của Phật giáo có mặt trong lĩnh vực này. Tiêu biểu là các
tác phẩm như tượng Bồ tát Quan Âm nghìn mắt nghìn tay được thờ ở Chùa
Bút Tháp. Ngoài pho tượng nghìn tay nghìn mắt kể trên, tại nhiều chùa chiền
Việt Nam, còn bảo lưu đến nay được nhiều pho tượng đủ kiểu, đủ thể tài rất
nổi tiếng khác. Chẳng hạn: tượng Quan Âm thiên thủ, thiên nhãn ở chùa Kim
Liên sau này được đưa về thờ tại chùa Quán Sứ Hà Nội, tượng 18 vị La Hán;
Tôn Giả ở chùa Tây Phương (Hà Nội), tượng Tuyết Sơn chùa Trăm Gian (Hà
Nội), tượng đức Phật nhập Niết bàn ở chùa Phổ Minh (Nam Định), tượng
Phật A Di Đà ở chùa Phật Tích (Bắc Ninh), tượng Tây Thiên Đông Đô Việt
Nam Lịch Đại Tổ tại chùa Bút Tháp (Bắc Ninh)… trong đó nhiều pho được
liệt vào hàng tuyệt tác của nền nghệ thuật điêu khắc Việt Nam. Tất cả đều
mang nặng tính triết lý đạo Phật đi đôi với tính cách con người Việt và được
người Việt tôn thờ kính mến như nhà thơ Huy Cận đã mô tả và ca ngợi trong
bài thơ “18 vị La Hán chùa Tây Phương” của ông.
Điêu khắc không chỉ thể hiện qua các bức tượng Phật mà còn qua
những chạm khắc tinh tế trên những đồ thờ tự hay trên những cánh cửa, cảnh
quan xung quanh ngôi chùa. Những đồ thờ tự trong Chùa như chân đèn, lư
hương đều có chạm khắc hình học hay những động vật đã được cách điệu
khá mỹ thuật, làm gia tăng thêm vẻ đẹp cũng như ý nghĩa của nó. Ở thời Lý -
Trần, những loại hình có liên quan đến Phật Giáo như lá bồ đề, hoa sen, vũ nữ

uốn mình theo điệu "Tribanga" của Ấn độ trở nên rất phổ biến trong nghệ
thuật trang trí Chùa, Tháp. Tuy nhiên những nghệ nhân thời Lý - Trần đã biết
cách hóa một số loại trở thành những hình ảnh độc đáo không tìm thấy ở
những nơi khác, chẳng hạn như hình lá bồ đề thì thường có con rồng bé nhỏ
nằm gọn trong chiếc lá, một kiểu hoa văn gần giống như chữ ký đời nhà Lý,
hoa sen được thể hiện trong nhiều hình thái và thường cũng có hình của
những con rồng nhỏ trong những cánh hoa này. Chính những hình rồng đặc

×