Tải bản đầy đủ (.pdf) (103 trang)

Ảnh hưởng của Phật Giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán của người dân Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.74 MB, 103 trang )





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THU HƯƠNG



ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG VÀ PHONG TỤC TẬP
QUÁN NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Tôn giáo học






Hà Nội – 2013





ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THU HƯƠNG


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐẾN LỐI SỐNG VÀ PHONG TỤC TẬP
QUÁN NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã ngành: 60 22 90



Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Vũ Hảo






Hà Nội – 2013
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 5


MỤC LỤC
A. PHẦN MỞ ĐẦU……………………………………………………………6
B. PHẦN NỘI DUNG……………………………………………………… 14
Chương I. Tổng quan về Phật giáo và Tổng quan Phật giáo ở Việt Nam
1.1. Sự ra đời của Phật Giáo……………………………………………… 14
1.2. Tư tưởng cơ bản của Phật Giáo……………………………………….18
1.2.1. Thế giới quan Phật Giáo…………………………………………………… 18
1.2.2. Nhân sinh quan Phật Giáo……………………………………….……… 20
1.3. Tổng quan về Phật giáo ở Việt Nam……………………….….………24
1.3.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam………………………… ……….24
1.3.2. Các giai đoạn phát triển Phật giáo ở Việt Nam………………… ……….27
1.3.3. Đặc điểm của Phật giáo Việt Nam………………… ……………….…… 41
Chương II. Tìm hiểu ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong
tục tập quán của người Việt Nam hiện nay.
2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống của người Việt Nam hiện nay 46
2.1.1. Khái niệm “lối sống”. ……………………………………………… ……46
2.1.2. Lối sống của người Việt Nam truyền thống……………………….… ……50
2.1.3. Lối sống của người Việt Nam do tác động của Phật giáo………….…….56
2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo đến một số những phong tục tập quán của
người của người Việt Nam hiện nay…………………………………… ….62
2.2.1. Khái niệm “phong tục tập quán” và một số phong tục tập quán người của
người Việt Nam………………………………………………………………….… 62
2.2.2. Ảnh hưởng của Phật giáo trong tập tục ăn chay, thờ phật, phóng sinh,
bố thí……………………………………………………………………………………65
2.2.3. Những dấu ấn Phật giáo qua tập tục cúng rằm, mùng một và đi lễ chùa
đầu năm…………………………………………………………………………… ….71
2.2.4. Ảnh hưởng của Phật giáo trong nghi thức ma chay, cưới hỏi, cúng giỗ……… 73
2.2.5 Ảnh hưởng của Phật giáo đến các phong tục tập quán khác…………… 75
Chương III: Một số nhận định chung và giải pháp liên quan đến ảnh hưởng của

Phật Giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay.
3.1. Nhận định chung về ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số
phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay………………… …………….80
3.2 Quan điểm và giải pháp nhằm phát huy ảnhhưởng tích cực, hạn chế ảnh
hưởng tiêu cực của Phật Giáo trong quá trình xây dựng lối sống mới ở Việt
Nam hiện nay………………………………………………………………………… 86
3.2.1 Những quan điểm mang tính phương pháp luận …………………………86
3.2.2 Một số giải pháp cơ bản…………………………………………… 91
C. KẾT LUẬN…………………………………………………………….………99
D. DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………101
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 6

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Phật giáo - là một trong những tôn giáo lớn được du nhập và tồn tại ở Việt
Nam cho đến ngày nay từ hơn hai nghìn năm lịch sử. Trong hai nghìn năm ấy,
những gì mà phật giáo đã để lại những dấu ấn sâu sắc trong đời sống văn hoá tinh
thần của người Việt Nam. Trải qua biết bao thăng trầm của lịch sử, nó không bị
thời gian và những cuộc chiến tranh tàn khốc làm cho mai một đi, mà luôn đồng
hành với từng bước đi của dân tộc. Cùng với sự phát triển của đất nước, Phật giáo
ngày càng khẳng định được vị trí của mình trong đời sống xã hội cũng như trong
tâm tưởng người dân Việt Nam hôm nay. Minh chứng cho điều đó chính là sự tồn
tại và phát triển của Phật giáo cho đến ngày nay với những dấu ấn sâu sắc trong đời
sống văn hóa tinh thần của người Việt Nam. Những ngôi chùa tháp, những pho
tượng được làm rất công phu và tỷ mỷ là những đóng góp to lớn của Phật giáo đối
với lĩnh vực điêu khắc và mỹ thuật… Những nếp sống, nếp nghĩ theo tư tưởng Phật
giáo ăn sâu vào tiềm thức của người dân Việt Nam được thể hiện một cách rõ nét
qua những phong tục tập quán từ xưa cho đến nay, trong từng lĩnh vực của đời

sống con người như: ăn chay thờ Phật, lễ hội dân gian, đi lễ chùa đầu năm, lễ cưới
hỏi, tang ma, xem ngày giờ… cũng như nhiều tập tục quen thuộc khác của người
Việt Nam.
Trong thời đại ngày nay, cùng với quá trình hội nhập kinh tế - văn hoá trên
“đấu trường” Quốc tế, cuộc sống ngày càng văn minh, khoa học kỹ thuật ngày
càng phát triển, thì tôn giáo (trong đó có Phật giáo) vẫn đóng một vai trò ngày càng
quan trọng trong đời sống xã hội. Vấn đề tôn giáo và vai trò của tôn giáo trong đời
sống xã hội và trong sự phát triển đất nước đã được các nhà nghiên cứu và các nhà
quản lý xem xét, quan tâm dưới nhiều góc độ khác nhau.
Vì vậy, việc đi sâu khai thác và tìm hiểu về Phật giáo và những ảnh hưởng của
Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam là cần
thiết, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay ở Việt Nam, khi Phật giáo có xu hướng ngày
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 7

càng hưng thịnh là bộ phận không thể thiếu trong đời sống tinh thần của hàng triệu
người Việt Nam. Chính vì lý do đó, tôi chọn đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đến
lối sống và một số phong tục tập quán người Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận
văn thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu Phật giáo và vai trò của nó trong đời sống xã hội Việt Nam
được tiến hành liên tục trong suốt chiều dài lịch sử dân tộc kể cả giai đoạn Phật
giáo suy vi (từ thế kỷ XV đến thế kỷ XIX).
Việc nghiên cứu và tìm hiểu các tài liệu liên quan đến đề tài thì e xin chia làm
các loại tài liệu như sau:
- Thứ nhất các tư liệu về Phật giáo nói chung và Phật giáo ở Việt Nam nói
riêng. Từ những năm cuối của thế kỷ XX trở đi đã xuất hiện rất nhiều công trình
khoa học nghiên cứu về Phật giáo, về vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội
nói chung, trong lối sống của người Việt Nam nói riêng. Nguyễn Lang với “Việt

Nam Phật giáo sử luận” (Nxb Văn học Hà Nội 1992) đã đề cập đến các giai đoạn
du nhập của Phật giáo vào Việt Nam, vai trò của các thiền sư trong công cuộc dựng
nước và giữ nước của các triều đại phong kiến Việt Nam. Trong sách “Lịch sử Phật
giáo Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1998), các tác giả đã bàn về lịch sử du nhập
và quá trình phát triển của Phật giáo từ thời kỳ đầu mới du nhập đến thế kỷ XX,
bàn về các tông phái Phật giáo và đã phân tích vai trò của Phật giáo đối với lĩnh
vực tư tưởng chính trị trong suốt chiều dài lịch sử Việt Nam.
Trong cuốn“Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt
Nam hiện nay” (Nxb CTQG, Hà Nội 1997) do Giáo sư Nguyễn Tài Thư chủ biên,
các tác giả đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trên một số lĩnh vực như: ảnh hưởng
của Phật giáo đối với hệ tư tưởng, đối với sự hình thành nhân cách con người Việt
Nam hiện nay. Nguyễn Dăng Duy trong “Phật giáo và văn hoá Việt Nam”(Nxb Hà
Nội 1999) đã đề cập đến vai trò của Phật giáo trong đời sống chính trị, văn hoá,
đạo đức của dân tộc Việt Nam.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 8

Trần Văn Giàu với một loạt các công trình như: “Giá trị tinh thần truyền thống
của dân tộc Việt Nam” (Nxb KHXH, Hà Nội 1975),“Đạo đức Phật giáo trong thời
hiện đại” (Nxb Tp Hồ Chí Minh 1993) và “Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam từ
giữa thế kỷ XIX đến cách mạng tháng Tám” (3 tập) (Nxb CTQG, Hà Nội 1997,
1998) đã đề cập đến những giá trị đạo đức Phật giáo, đề cập đến những đóng góp
của Phật giáo trong lịch sử tư tưởng Việt Nam.Uỷ ban Khoa học Xã hội Việt Nam,
Viện Triết học với “Mấy vấn đề về Phật giáo và lịch sử tư tưởng Việt Nam”(Hà
Nội 1986) đã đề cập đến tính chất của Phật giáo Việt Nam, các tông phái của Phật
giáo ở Việt Nam, vai trò của Phật giáo trong nền văn hoá dân tộc và ảnh hưởng của
Phật giáo đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam.
Trong cuốn “Có một nền đạo lý ở Việt Nam”(Nxb TP Hồ Chí Minh 1996) tác
giả Nguyễn Phan Quang đã cho người đọc thấy được sự hoà nhập của đạo đức Phật

giáo trong đạo lý dân gian Việt Nam. Nguyễn Thị Bảy trong “Văn hoá Phật giáo và
lối sống của người Việt ở Hà Nội và châu thổ Bắc Bộ” (Nxb Văn hoá thông tin, Hà
Nội 1997) đã bàn về văn hoá Phật giáo từ góc độ vật chất và tinh thần, bàn đến văn
hoá ứng xử Phật giáo ở châu thổ Bắc Bộ.v.v…
Các trí thức Phật giáo cũng đóng góp nhiều công trình có giá trị trong lĩnh vực
này, như: Thích Đạo Quang với “Đại cương triết học Phật giáo” (Nxb Thuận hoá,
Huế 1996) đã phân tích những giá trị trong các giáo lý cơ bản của Phật giáo và đề
cập một cách khái quát các tông phái cơ bản của đạo Phật. Thích Phụng Sơn trong
“Những nét đẹp văn hoá của đạo Phật” (Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam ấn
hành 1995) đã phân tích những giá trị thẩm mỹ và một số biểu hiện của chúng
trong sinh hoạt tôn giáo và đời sống xã hội. Thích Minh Châu trong “Đạo đức Phật
giáo và hạnh phúc con người” đã đề cập đến những giá trị nhân đạo, nhân bản
trong đạo đức Phật giáo. Theo ông, khi con người được di dưỡng trong nền đạo
đức Phật giáo, họ sẽ được an trú trong niềm hạnh phúc và an lạc. Thích Thanh Từ
với “Phật giáo với dân tộc”(Thành hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh 1995) đã bàn về
những nét chính trong luân lý Phật giáo, những giới luật của phật tử tại gia và phật
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 9

tử xuất gia, về đóng góp của Phật giáo cho lịch sử dân tộc trên các phương diện
chính trị, tư tưởng, văn nghệ, về các giá trị đạo đức Phật giáo với tuổi trẻ Việt Nam
hiện đại. Lê Cung với “Phật giáo Việt Nam với cộng đồng dân tộc” (Thành hội
Phật giáo TP Hồ Chí Minh ấn hành 1996) đã đề cập đến đóng góp của Phật giáo
trong suốt chiều dài lịch sử đấu tranh chống giặc ngoại xâm của dân tộc
Việt Nam. Học Viện Phật giáo Việt Nam tại TP Hồ Chí Minh với “Phật giáo
nhập thế và phát triển” (Nxb Tôn giáo 2008) đã tập hợp các bài viết của các nhà
khoa học, các trí thức Phật giáo viết về vai trò của Phật giáo trong các lĩnh vực của
đời sống xã hội Việt Nam hiện nay như: Phật giáo trong thời kỳ hội nhập và phát
triển, Phật giáo với chính trị, xã hội, Phật giáo với sự phát triển bền vững của đất

nước, Phật giáo với xã hội dân sự, Phật giáo với sự nghiệp độc lập, Phật giáo với
các vấn nạn giao thông, Phật giáo với đời sống tâm linh, Phật giáo với việc việc
xây dựng nền kinh tế nhân bản, Phật giáo với hoạt động từ thiện nhân đạo…
- Thứ hai là các tài liệu bàn về lối sống và các phong tục tập quán của người
Việt Nam hiện nay. Liên quan đến Phật giáo, văn hoá, lối sống Phật giáo và ảnh
hưởng của nó đối với đời sống xã hội Việt Nam còn có một số luận án như: Luận
án Tiến sĩ Triết học của Lê Hữu Tuấn với đề tài:“Ảnh hưởng của những tư tưởng
triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc Việt Nam”(Hà Nội
1999). Luận án Tiến sĩ Triết học của Tạ Chí Hồng với đề tài:“Ảnh hưởng của đạo
đức Phật giáo trong đời sống đạo đức của xã họi Việt Nam hiện nay”(Hà Nội
2004). Luận án Tiến sĩ Triết học của Hoàng Thị Lan với đề tài “Ảnh hưởng của
đạo đức tôn giáo đối với đạo đức của con người Việt Nam hiện nay”(Hà Nội
2004). Luận án Tiến sĩ Triết học của Lê Văn Lợi với đề tài “Ảnh hưởng của văn
hoá tôn giáo trong đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam hiện nay”(Hà Nội
2008). Bên cạnh đó còn có một số kỷ yếu đề tài khoa học và hội thảo về Phật giáo,
vai trò của Phật giáo ở Việt Nam có giá trị như: Kỷ yếu hội thảo:“Đạo đức Phật
giáo trong thời hiện đại”(TP Hồ Chí Minh 1999); Kỷ yếu đề tài: “Thực trạng,
nguyên nhân, xu hướng vận động của Phật giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 10

cho công tác lãnh đạo quản lý” (thuộc đề tài độc lập cấp Nhà nước: Thực trạng, xu
hướng biến động của tôn giáo ở Việt Nam và những vấn đề đặt ra cho công tác
lãnh đạo quản lý của Học Viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2001); Kỷ
yếu đề tài: “Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và
đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ cho công tác chỉ đạo
điều hành của Đảng và Chính phủ” (Đề tài độc lập cấp Nhà nước của Học viện
Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh và Văn phòng Chính phủ, Hà Nội 2005); Kỷ yếu
đề tài: “Ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống tinh thần của nhân dân vùng đồng

bằng Bắc Bộ”(Đề tài khoa học cấp bộ của Viện Nghiên cứu Tôn giáo và Tín
ngưỡng- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội 2007).
- Thứ ba là các tài liệu bàn về ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong
tục tập quán của Việt Nam. Ngoài ra còn có nhiều công trình trên các tạp chí cũng
đề cập đến những ảnh hưởng của Phật giáo trên các phương diện khác nhau trong
văn hoá, lối sống của người Việt Nam như: “Phật giáo và sự hình thành nhân cách
con người Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Triết học số 2/1994) của GS.TS Nguyễn
Tài Thư; “Tôn giáo và tín ngưỡng trong đời sống văn hoá hiện nay (Tạp chí Cộng
sản số 15/1999) của GS.TS Đỗ Quang Hưng; “ Vài suy nghĩ về Phật giáo dân
gian Việt Nam”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 2/1997) của Hoàng Thị Lan;
“Phật giáo và tâm hồn người Việt”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số 6/1998) của
Vũ Minh Tuyên; “Ảnh hưởng của Phật giáo Theravada trong tang ma của người
Khmer”(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5/2003) của TS. Nguyễn Mạnh Cường;
“Đạo Phật tiểu thừa Khmer ở vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long: chức
năng xã hội truyền thống và động thái xã hội” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số
5/2003) của Nguyễn Xuân Nghĩa: “Một vài đóng góp của Phật giáo đối với văn
hoá Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số5/2005) của Lê Đức Hạnh; “Bàn
thêm về ảnh hưởng của Phật giáo trong đời sống xã hội Việt Nam hiện nay”(Tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo số 10/2007 của Lê Văn Đính; “Phật giáo Việt Nam trong
sự nghiệp đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”(Tạp chí Nghiên cứu Phật học số
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 11

3/2006) của Hoà thượng Thích Thanh Tứ; “Nhận diện để phát huy giá trị di sản
văn hoá Phật giáo Việt Nam” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Đặng
Văn Bài; “Nghiên cứu và ứng dụng các giá trị văn hoá Phật giáo trong xã hội Việt
Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Nguyễn Hồng
Dương; “Ảnh hưởng của “Tâm” trong Phật giáo đối với văn hoá tinh thần của
người Việt Nam hiện nay”(Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5/2008) của Ngô Thị

Lan Anh; “Vai trò và vị trí của Phật giáo ở Việt Nam” (Tạp chí Triết học số
6/2008) của Nguyễn Đức Lữ .v.v…
Điểm qua tình hình nghiên cứu như trên, chúng ta có thể rút ra một số nhận xét
như sau:
Thứ nhất, Phật giáo và vai trò của Phật giáo trong đời sống xã hội là lĩnh vực
thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Các công trình nghiên cứu
tiếp cận Phật giáo và vai trò của Phật giáo dưới nhiều quan điểm và góc độ khác
nhau.
Thứ hai, thống hoá những ảnh hưởng của Phật giáo đối với lối sống của người
Việt Nam hiện nay. Trong một số công trình nghiên cứu về Phật giáo, các học giả
đã chú ý nghiên cứu về những giá trị của Phật giáo như giá trị đạo đức, giá trị nghệ
thuật, tư tưởng, giá trị thẩm mỹ.v…
Thứ ba, có một số công trình nghiên cứu chuyên biệt về các phương diện khác
nhau của Phật giáo, trong đó, một số công trình đã có sự phân tích sâu sắc về
những ảnh hưởng của một số giá trị Phật giáo đến các phương diện khác nhau
trong lối sống của người Việt Nam.
Tuy nhiên, theo tôi, thì chưa thấy có công trình nào bàn về ảnh hưởng của Phật
giáo đối với lối sống của người Việt Nam một cách có hệ thống. Chính vì vậy, trên
cơ sở kế thừa thành quả nghiên cứu của các nhà khoa học đi trước, đề tài tập trung
vào việc hệ
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 12

Hy vọng rằng, nghiên cứu về đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và
một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay” trong luận văn sẽ mang
lại có cái nhìn có tính hệ thống và sâu sắc hơn về Phật giáo và ảnh hưởng của nó
trong đời sống xã hội văn hóa tinh thần ở Việt Nam ngày nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là làm rõ những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến

lối sống và một phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay.
Để thực hiện được mục đích trên luận văn có những nhiệm vụ sau:
- Phân tích làm rõ ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong
tục tập quán người Việt Nam hiện nay.
- Đưa ra một số nhận định chung và giải pháp liên quan đến ảnh hưởng của
Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện
nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những ảnh hưởng của Phật giáo đến lối
sống và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay.
Phạm vi nghiên cứu:
Đề tài “Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và một số phong tục tập quán
của người Việt Nam hiện nay" là một đề tài khá rộng, tuy nhiên luận văn chỉ giới
hạn ở việc tìm hiểu ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến lối sống và một số phong
tục tập quán của người Việt Nam như: qua tập tục ăn chay, thờ Phật, tục phóng
sanh, bố thí, cúng rằng và mùng một, lễ nghi cúng giỗ, ma chay, cưới hỏi, đi lễ
chùa, xem ngày giờ…

Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 13

5. Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Luận văn dựa vào nền tảng lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, quan điểm và chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện được đề tài này luận văn đã sử dụng những phương pháp nghiên
cứu sau: phương pháp logic lịch sử, phương pháp so sánh, đối chiếu, phương pháp

tổng hợp, phương pháp phân tích, và các phương pháp liên ngành khác…
6. Đóng góp của luận văn
- Khái quát một cách hệ thống về Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến lối sống
và một số phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong quá trình nghiên cứu
tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng.
7. Kết cấu của đề tài:
Luận văn bao gồm: phần mở đầu, phần nội dung (bao gồm ba chương và bảy
tiết), phần kết luận và danh mục tài liệu tham khảo.









Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 14

NỘI DUNG
Chương 1: Tổng quan về Phật giáo và Tổng quan về Phật giáo ở Việt Nam
1.1. Sự ra đời của Phật giáo
Ấn Độ là một đất nước rộng lớn thuộc bán đảo Nam Á, bao gồm cả nước
Pakixtan, Bangladet và Nepan ngày nay. Khắp vùng từ Đông Bắc đến Tây Bắc của
Ấn Độ cổ đại núi non trùng điệp với dãy Himalaya nổi tiếng kéo dài 2600km. Dãy
núi Vinđya phân chia Ấn Độ thành hai miền: Bắc và Nam. Miền Bắc có hai con
sông lớn là sông An ở phía Tây và sông Hằng ở phía Đông, chúng tạo nên hai đồng

bằng màu mỡ - cái nôi của nền văn minh cổ Ấn Độ. Trước khi đổ ra biển, sông An
chia làm năm nhánh và biến lưu vực của mình thành đồng bằng Pungiap. Đối với
người Ấn Độ, sông Hằng là dòng sông linh thiêng của thành phố Varanadi
(Benaret) bên bờ; nơi đây, từ ngàn xưa người Ấn Độ cử hành lễ tắm truyền thống
mang tính tôn giáo… Cư dân Ấn Độ rất đa dạnh và phức tạp với nhiều bộ tộc khác
nhau, nhưng về chủng tộc, có hai loại chính là người Đraviđa cư trú chủ yếu ở
miền Nam và người Arya chủ yếu sống ở miền Bắc.
Xã hội Ấn Ðộ có lẽ là một trong những xã hội có một chế độ xã hội và chính trị
bất công nhất. Dân chúng Ấn Ðộ thời bấy giờ bị phân chia rất nhiều giai cấp khác
nhau, tựu trung có thể liệt vào những giai cấp chính sau đây:
a) Bà-la-môn (Brhmanes) gồm những Giáo sĩ, những người giữ quyền thống trị
tinh thần, phụ trách về lễ nghi, cúng bái. Họ tự nhận mình là hạng cao thượng, sinh
từ lỗ miệng Phạm-Thiên (Brahma) hay Phạm-Thiên cầm cương lãnh đạo tinh thần
dân tộc, nên có quyền ưu tiên được tôn-kính, và an hưởng cuộc đời sung sướng
nhất.
b) Sát-đế-ly (Kastryas) là hàng vua chúa quý phái, tự cho mình sinh từ cánh tay
Phạm Thiên, thay mặt cho Phạm Thiên nắm giữ quyền hành thống trị dân chúng.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 15

c) Vệ-Xa (Vaisyas) là những hàng thương gia chủ điền, tin mình sinh ra từ bắp
về Phạm-Thiên, có nhiệm vụ đảm đương về kinh tế trong nước (mua bán, trồng
trọt, thu huê lợi cho Quốc gia ).
d) Thu-Ðà-La ( Souđras) là hàng hà tiện, nô lệ tin mình sinh từ gót chân Phạm
Thiên, nên thủ phận làm khổ sai suốt đời cho các giai cấp trên.
Ngoài bốn giai-cấp trên, còn có một hạng người hà tiện nhất là giống Ba-ri-a
(Pariahs) giống dân tộc mọi rợ, bị coi như sống ngoài lề xã hội loài người, bị các
giai cấp trên đối xử như thú vật, vô cùng khổ nhục, tối tăm. Năm giai cấp này mặc
y phục màu sắc khác nhau. Mỗi giai cấp sống theo luật lệ hệ thống cha truyền con

nối, không được thay đổi nghề nghiệp hay cưới hỏi lẫn nhau, và không được di
chuyển chỗ ở khác. Theo luật Bà-la-môn, chỉ ba giai cấp trên có quyền đọc kinh,
học đạo, còn hai giai cấp dưới thì đời đời chỉ làm nô lệ cho ba giai cấp trên mà
thôi. Hạng Bà-la-môn hưởng sung sướng nhàn hạ bao nhiêu, thì đám người hà tiện
ở dưới lại khổ sở, nhục nhã bấy nhiêu. Sự bất công xã hội thật không thể nào diễn
tả nổi. Giữa người với người, thật không có một nhịp cầu thông cảm nào, nguồn
yêu thương tắc nghẹn, giai cấp này đối với giai cấp khác là địch thủ mà càng bóc
lột được bao nhiêu là càng tốt bấy nhiêu.
Về phương diện tôn giáo, Triết học, tư tưởng thì xã hội Ấn Ðộ thời bấy giờ
cũng diễn ra một cảnh tượng vô cùng hỗn tạp. Về tín ngưỡng người thờ thần lửa kẻ
thờ thần núi, thần sông, kẻ thờ thần gió, thần chớp, thần mặt trời. Về triết học, kẻ
cho rằng Phạm Thiên là căn bản của vũ trụ, vạn hữu, kẻ cho rằng đất là căn bản, kẻ
cho rằng nước là căn bản, kẻ cho rằng gió là căn bản có phải đi xa hơn, từ cụ thể
đến trừu tượng, lập ra những thuyết: thời gian luận, không gian luận, phương
hướng luận, chủ trương nhất nguyên, nhị nguyên, đa nguyên Gồm một trăm phái
khác nhau, luôn luôn đã kích chống phá nhau. Xã hội Ấn Ðộ lúc bấy giờ là một xã
hội về vật chất thì đang rên xiết dưới ách bất công, áp bức, về tinh thần thì đang
quay cuồng, điên đảo trong những luồng tư tưởng lý thuyết rối ren. Xã hội ấy đang
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 16

khao khát tình thương và bình đẳng, đang mong chờ được chói rạng dưới ánh sáng
của trí tuệ.
Theo tục lệ Ấn Ðộ, gần ngày sinh, Hoàng hậu trở về nhà cha mẹ là vua A-Nậu-
Thích-Ca (Anucakya) ở nước Câu-Ly (Koli). Một buổi bình minh, Hoàng hậu ra
dạo chơi trong vườn hoa Lâm-Tỳ-ny (Lumbini) và sinh hạ Thái tử ở đấy. Thái-tử
được đặt tên là Tất-Ðạt-Ða (Siddharta) và theo tục lệ Ấn Ðộ lấy họ mẹ là Thích Ca
(Cakya). Sau khi đã sanh Thái tử Tất-Ðạt-Ða được 7 ngày, Hoàng hậu Ma Gia tạ
thế. Em gái của hoàng hậu là Ma-Ha-Ba-Xà-Ba-Ðề (Maha-Prajapati) thay chị nuôi

Thái Tử Tất-Ðạt-Ða cho đến lớn. Thái tử Tất-Ðạt-Ða, sau này tức là Ðức Phật
Thích Ca Mâu Ni, vị Giáo chủ từ bi và trí tuệ của Ðạo Phật. Thuở thơ ấu, tư chất
thông minh và tính tình đức độ của Ngài đã biểu lộ một cách rõ rệt. Những Ðạo sĩ
thông thái, những Võ sĩ tài danh điều được Tịnh Phạn vương mời đến dạy cho Thái
tử; và chẳng bao lâu Thái tử đã trở thành một vị văn võ toàn tài, không ai sánh kịp.
Cùng một nhịp với tài năng, đức độ của Ngài cũng được phát triển một cách vô
cùng nhanh chóng và sâu rộng. Tình thương của Ngài lan tràn, bao phủ tất cả mọi
vật mọi người. Và cũng do tư chất thông minh nhìn thấy rõ được tính cách giả dối,
vô thường của sự thế, và lòng thương vô hạn, không thể ngồi yên để nhìn thấy sự
rên siết, khổ đau của cõi đời, nên tâm hồn của Ngài không bao giờ được yên ổn.
Ngày đêm, Ngài luôn luôn nghĩ đến phương pháp cứu khổ cho chúng sinh.
Năm Ngài mười chín tuổi (có chỗ nói 29 tuối) sau khi đã để lại cho Tịnh Phạn
vương một người cháu nội là La-Hầu-La(Lahula).Thái Tử quyết định rời bỏ Hoàng
gia, từ bỏ cuộc đời vinh hoa phú quý, trốn ra khỏi Hoàng thành, cắt tóc vào rừng
sâu mong được yên tĩnh để tìm nghĩ phương pháp cứu độ chúng sinh thoát khỏi
vòng khổ ải và đưa họ lên bờ giác ngộ vĩnh viễn yên vui. Ban đầu Ngài phải đi tìm
học hỏi với những đạo sĩ danh tiếng nhất Ấn Ðộ thời bấy giờ, nhưng rồi Ngài nhận
thấy chân lý và lối tu hành của họ cũng không có gì là siêu thoát. Từ đó, Ngài đi
vào ẩn trong dãy núi Tuyết Sơn, phải tự mình tu luyện để tìm ra cái đạo giải thoát
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 17

như ý Ngài mong muốn. Trong sáu năm trời tu khổ hạnh, Ngài cũng chưa thu thập
được kết quả gì khả quan. Bấy giờ, Ngài mới đi đến núi Tượng-Ðầu (Gajasirsa)
bên bờ sông Ni-Liên-thuyền. Sau khi tắm rửa xong Ngài thọ bát cháo sữa của mấy
nàng mục nữ cúng. Rồi Ngài đi đến dưới gốc cây Tất-bát-la (Pippale, sau này
người đời gọi là cây Bồ đề nghĩa là cây giác ngộ, để kỷ niệm sự giác ngộ cuả Ðức
Phật dưới gốc cây ấy). Ngài ngồi thiền định dưới gốc cây Tất-bát-la, cho đến ngày
thứ bốn mươi chín, lúc sao mai vừa mọc, thì Ngài hốt nhiên đại ngộ, thấy được

chân lý của vũ trụ và nguồn gốc sinh tử của chúng sinh. Ngài đã thành Phật với
danh hiệu là Phật Thích Ca Mâu Ni (Cakya Muni).
Sau khi thành đạo trong khoảng thời gian bốn mươi chín năm (Có chổ chép là
bốn mươi lăm năm) đức Phật chu du khắp cả các lưu vực sông Hằng, đem đạo vô
thượng của ngài giáo hóa chúng sinh, không phân biệt già trẻ, nam nữ, giàu nghèo,
sang hèn, màu da, chủng tộc, trí thức hay ngu si.
Nhờ lòng từ bi không bờ bến, đức hy sinh rộng lớn vô biên, Ngài đã giảng nói
pháp trên năm trăm hội, hóa độ vô số quần sinh, thoát vòng mê mờ khổ não. Và do
đó, đạo Phật được thành lập trên cõi đời.
Vào năm 554 năm Trước Công Nguyên, Ðức Phật bây giờ đã 80 tuổi. Nhận
thấy chiếu nguyện của mình đã thực hiện, nhiệm vụ độ sinh của mình đã đầy đủ,
một hôm, đức Phật cho hội đệ tử của Ngài lại, ban những lời di chúc cặn kẽ, rồi từ
giã cõi đời một cách bình thản, giản dị móc ở giữa hai cây bông vải (Cala) ngoài
châu thành Câu-thi-la (Kusivagarâ),
Như thế ấy, một cuộc đời vô cùng vĩ đại đã xuất hiện và biến ẩn như một
luồng ánh sáng mầu nhiệm khi đã đánh dấu ba giai đoạn lớn một cách vô cùng giản
dị và đầy ý nghĩa:
- Ra đời bên cạnh một gốc cây
- Thành đạo bên một gốc cây
- Và lìa đời ở giữa hai cành cây.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 18

1.2. Tư tưởng cơ bản của Phật giáo
Qua hơn 40 năm hoằng pháp và truyền đạt giáo lý Phật giáo khắp Ấn Độ. Ông
đã để lại cho nhân loại những tư tưởng Phật giáo vô cùng quý báu. Với mục đích
nhằm giải phóng con người khỏi mọi khổ đau bằng chính cuộc sống đức độ của
con người, Phật giáo nhanh chóng chiếm được tình cảm và niềm tin của đông đảo
quần chúng lao động. Nó đã trở thành biểu tượng của lòng từ bi bác ái trong đạo

đức truyền thống của các dân tộc Châu Á. Kinh điển của phật giáo rất đồ sộ gồm
ba bộ phận gọi là “Tam tạng kinh” bao gồm Tạng kinh, Tạng luật và Tạng luận.
Tạng kinh: Chép lời Phật dậy, trong thời kỳ đầu tạng kinh gồm nhiều tập dưới
dạng các tiền đề, mỗi tập được gọi là một Ahàm
Tạng luật: Gồm toàn bộ những giới luật của Phật giáo
Tạng luận: Gồm những bài bình chú, giải thích về giáo pháp của Phật giáo, thể
hiện một cách toàn diện các quan điểm giáo pháp của Phật giáo.
Tư tưởng cơ bản của Phật giáo thể hiện trên hai phương diện thế giới quan và
nhân sinh quan,cả hai phương diện này đều chứa đựng những tư tưởng duy vật và
biện chứng chất phác.
1.2.1. Thế giới quan Phật giáo
Quan điểm về thế giới quan của Phật giáo thể hiện tập trung ở nội dung của
3 phạm trù: vô ngã, vô thường và duyên.
 Vô ngã (không có cái tôi chân thật): Trái với quan điểm của kinh Vêđa, đạo
Bàlamôn và đa số các môn phái triết học tôn giáo đương thời thừa nhận sự tồn tại
của một thực thể siêu nhiên tối cao, sáng tạo và chi phối vũ trụ, Phật giáo cho rằng
thế giới xung quanh ta và cả con người không phải do một vị thần nào sáng tạo ra
mà được cấu thành bởi sự kết hợp của 2 yếu tố là “Sắc” và “Danh”. Trong đó, Sắc
là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm nhận được, nó bao gồm đất, nước, lửa và không
khí; Danh là yếu tố tinh thần, không có hình chất mà chỉ có tên gọi. Nó bao gồm:
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 19

thụ (cảm thụ), tưởng (suy nghĩ), hành (ý muốn để hành động) và thức (sự nhận
thức).
Danh và sắc kết hợp lại tạo thành 5 yếu tố gọi là “Ngũ uẩn”. Ngũ uẩn bao gồm
sắc (vật chất), thụ (cảm giác), tưởng (ấn tượng), hành (suy lý) và thức (ý thức),
chúng tác động qua lại với nhau tạo nên vạn vật và con người. Nhưng sự tồn tại
của sự vật chỉ là tạm thời, thoáng qua, không có sự vật riêng biệt nào tồn tại mãi

mãi.
 Vô thường (vận động biến đổi không ngừng) là không cố định, luôn biến đổi.
Các sự vật, hiện tượng trong vũ trụ không đứng yên mà luôn luôn biến đổi không
ngừng, không nghỉ theo chu trình bất tận là sinh ra, tồn tại, biến dạng và mất đi.
Do đó, không có gì trường tồn, bất định, chỉ có sự vận động biến đổi không
ngừng. Vì vậy mọi sự vật không mãi ở yên trong một trạng thái nhất định, luôn
luôn thay đổi hình dạng, đi từ trạng thái hình thành đến biến dị rồi tan rã. Sinh và
diệt là hai quá trình xảy ra đồng thời trong một sự vât, hiện tượng cũng như trong
toàn thể vũ trụ rộng lớn. Đức Phật cũng dạy rằng không phải là sự vật, hiện tượng
sinh ra mới gọi là sinh, mất (hay chết đi) mới gọi là diệt, mà trong sự sống có sự
chết, chết không phải là hết, không phải là hết khổ mà chết là điều kiện của một
sinh thành mới.
 Duyên khởi (điều kiện cho nguyên nhân trở thành kết quả): Mọi sự vật, hiện
tượng trong vũ trụ từ cái nhỏ nhất đến cái lớn nhất đều chịu sự chi phối của luật
nhân duyên. Trong đó duyên là điều kiện giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả.
Kết quả ấy lại nhờ có duyên mà trở thành nhân khác, nhân khác lại nhờ có duyên
mà trở thành kết quả mới. Cứ như vậy mà tạo nên sự biến đổi không ngừng của các
sự vật, tuân theo quy luật “Nhân-Quả”, nhân là cái hạt, quả là cái trái, cái trái do
mầm ấy phát sinh. Nhân và quả là hai trạng thái nối tiếp nhau, nương vào nhau mà
có. Nếu không có nhân thì không thể có quả, nếu không có quả thì không thể có
nhân, nhân thế nào thì quả thế ấy. Hạt lúa được gọi là “nhân” khi gặp “duyên” là
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 20

điều kiện thuận lợi về không khí, nước, ánh sáng, nhiệt độ…thì nhân sẽ phát triển
thành “quả” là cây lúa.
Như vậy, thông qua các phạm trù Vô ngã, Vô thường và Duyên khởi, Phật
giáo đã bác bỏ quan điểm duy tâm lúc bấy giờ cho rằng thần Brahman sáng tạo ra
con người và thế giới. Phật giáo cho rằng sự vật và con người được cấu thành từ

các yếu tố vật chất và tinh thần. Các sự vật hiện tượng thế giới nằm trong quá trình
liên hệ, vận động, biến đồi không ngừng. Nguyên nhân của sự vận động , biến đồi
nằm trong các sự vật. Đó là quan điểm biện chứng về thế giới tuy còn mộc mạc
chất phác nhưng rất đáng trân trọng.
1.2.2. Nhân sinh quan Phật giáo
Nội dung triết lý nhân sinh của Phật giáo được thể hiện tập trung trong thuyết
“Tứ Diệu Đế” (Tứ thánh đế – Catvary Arya Satya) tức là 4 chân lý tuyệt diệu đòi
hỏi mọi người phải nhận thức được . Tứ diệu đế là:
 Khổ đế: Chân lí về sự khổ, cho rằng mọi dạng tồn tại đều mang tính chất khổ
não, không trọn vẹn, cuộc đời con người là một bể khổ. Phật xác nhận đặc tướng
của cuộc đời là vô thường, vô ngã và vì vậy mà con người phải chịu khổ. Có 8 nỗi
khổ là : sinh khổ, lão khổ, bệnh khổ, tử khổ, thụ biệt khổ (yêu thương nhau phải xa
nhau), oán tăng hội (ghét nhau phải gần nhau), sở cầu bất đắc (mong muốn mà
không đạt được) và ngũ thụ uẩn (do 5 yếu tố tạo nên con người).
Như vây, cái khổ về mặt hiện tượng là cảm giác khổ về thân, sự bức xúc của
hoàn cảnh, sự không toại nguyện của tâm lý về bản chất. Về phương triết học, khổ
đau là một thực tại như thực đối với con người. khổ đế là một chân lý khách quan
hiện thực. khổ hay hình thái bất an là kết quả hàng lọat nhân duyên được tạo tác từ
tâm thức. Như vậy tri nhân thực tại là một cách trực tiếp đi vào soi sáng mọi hình
thái khổ đau của con người. Để thấu hiểu triệt để cái căn nguyên của khổ đau, con
người không thể dừng lại ở sự thật của đau khổ, hay quay mặt chạy trốn, mà phải
đi vào soi sáng cái bản chất nội tại của nó.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 21

Đạo Phật cho rằng đời là bể khổ, nỗi đau khổ là vô tận, là tuyệt đối. Do đó,
con người ở đâu, làm gì cũng khổ. Cuộc đời là đau khổ không còn tồn tại nào khác.
Ngay cả cái chết cũng không chấm dứt sự khổ mà là tiếp tục sự khổ mới. Phật ví sự
khổ của con người bằng hình ảnh: “Nước mắt của chúng sinh nhiều hơn nước

biển”.
 Nhân đế (hay Tập đế): Là triết lý về sự phát sinh, nguyên nhân gây ra sự khổ.
“Tập” là tụ hợp, kết tập lại. Nguyên nhân của khổ là sự ham muốn, tìm sự thoả
mãn dục vọng, thoả mãn được trở thành, thoả mãn được hoại diệt… Các loại ham
muốn này là gốc của luân hồi. Đạo Phật cho rằng nguyên nhân sâu xa của sự khổ,
phiền não là do “thập nhị nhân duyên”, tức 12 nhân duyên tạo ra chu trình khép kín
trong mỗi con người. 12 nhân duyên gồm:
1. Vô minh (không sáng suốt): đồng nghĩa với mê tối, ít hiểu biết, không sáng
suốt. Không hiểu được đời là bể khổ, không tìm ra nguyên nhân và con đường
thoát khổ. Trong mười hai nhân duyên, vô minh là căn bản. Nếu không thấu hiểu
Tứ diệu đế cũng được gọi là Vô minh.
2. Duyên hành: là ý muốn thúc đẩy hành động.
3. Duyên thức: tâm từ trong sáng trở nên u tối.
4. Duyên danh sắc: sự hội tụ các yếu tố vật chất và tinh thần sinh ra các cơ
quan cảm giác (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân thể và ý thức).
5. Duyên lục nhập: là quá trình xâm nhập của thế giới xung quanh vào các giác
quan cảm giác, lúc đó thân sẽ sinh ra sáu cửa là: nhãn, nhĩ, tỳ, thiệt, thân để thiêu
hủy, đón nhận.
6. Duyên xúc: là sự tiếp xúc của thế giới xung quanh sinh ra cảm giác. Đó là
sắc, thinh, hương vị, xúc và pháp khi tiếp xúc, đụng chạm vào.
7. Duyên thụ: là sự cảm thụ, sự nhận thức khi thế giới bên ngoài tiếp xúc với
lục căn sinh ra cảm giác.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 22

8. Duyên ái: là yêu thích mà nảy sinh ham muốn, dục vọng trước sự tác động
của thế giới bên ngoài.
9. Duyên thủ: do yêu thích quyến luyến, không chịu xa lìa, rồi muốn chiếm lấy,
giữ lấy không chịu buông ra.

10. Duyên hữu: cố để dành, tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
11. Duyên sinh: sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.
12. Duyên lão tử: khi đã sinh thì xác thân phải tiêu hoại mỏi mòn, trẻ rồi già,
ốm đau rồi chết.
Thập nhị nhân duyên có nhiều cách giải thích khác nhau nhưng nhìn chung
đều cho rằng chúng có quan hệ mật thiết với nhau, cái này là nhân, làm duyên cho
cái kia, cái này là quả của cái trước, đồng thời là nhân cho cái sau. Cũng có lời giải
thích là mười hai yếu tố tích luỹ đưa đến cái khổ sinh tử hiện tại mà yếu tố căn đế
là ái và thủ, nghĩa là tham lam, ích kỷ, còn gọi là ngã chấp. Mười hai nguyên nhân
và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng lẩn quẩn của nổi khổ đau nhân loại.
Nguyên nhân sâu hơn và căn bản hơn chính là vô minh, tức là si mê không
thấy rõ bản chất của sự vật hiện tượng đều nương vào nhau mà sinh khởi, đều vô
thường và chuyển biến, không có cái chủ thể, cái bền vững độc lập ở trong chúng.
Chúng ta có thể nhận thấy một cách rõ ràng, khổ hay không là do lòng mình. Hay
nói cách khác, tùy theo cách nhìn của mỗi người đối với cuộc đời mà có khổ hay
không. Nếu không bị sự chấp ngã và dục vọng, vị kỹ hay phiền não khuấy động,
chi phối, ngự trị trong tâm thì cuộc đời đầy an lạc hạnh phúc.
 Diệt đế: Là chân lý về diệt khổ. Phật giáo cho rằng mọi nỗi khổ điều có thể
tiêu diệt được để đạt tới trạng thái “niết bàn”. Một khi gốc của mọi tham ái được
tận diệt thì sự khổ cũng được tận diệt. Muốn diệt khổ phải đi ngược lại mười hai
nhân duyên, bắt đầu từ diệt trừ vô minh. Vô minh bị diệt, trí tuệ được bừng sáng,
hiểu rõ được bản chất tồn tại, thực tướng của vũ trụ là con người, không còn tham
dục và kéo theo những hành động tạo nghiệp nữa, tức là thoát khỏi vòng luân hồi
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 23

sinh tử. Nói cách khác diệt trừ được vô minh, tham dục thì hoạt động ngũ uẩn dừng
lại, tu đến niết bàn, tịch diệt khi ấy mới hết luân hồi sinh tử.
Phật Giáo cho rằng, một khi người ta đã làm lắng dịu lòng tham ái, chấp

thủ, thì những nỗi lo âu, sợi hải, bất an giảm dần, thâm tâm của bạn trở nên thanh
thản, đầu óc tĩnh táo hơn; lúc đó nhìn mọi vấn đề trở nên đơn giản hơn, rộng lượng
hơn. Đó là một hình thức hạnh phúc, cũng nhờ vậy tâm trí không bị chi phối bởi
những tư tưởng chấp thủ, nhờ không bị nung núng bởi các ngọn lửa phiền muộn, lo
lắng sợ hải mà tâm lý của bạn trầm tĩnh và sáng suốt hơn, khả năng nhận thức sự
vật hiện tượng sâu sắc hơn, chính xác hơn, thâm tâm được chuyển hóa, thái độ ứng
xử của bạn với mọi người xung quanh rộng lượng và bao dung hơn. Tùy vào khả
năng giảm thiểu lòng tham, vô minh đến mức độ nào thì đời sống của bạn sẽ tăng
phần hạnh phúc đến mức độ ấy.
 Ðạo đế: Là chân lý về con đường dẫn đến diệt khổ. Đây là con đường tu đạo
để hoàn thiện đạo đức cá nhân. Khổ được giải thích là xuất phát Thập nhị nhân
duyên, và một khi dứt được những nguyên nhân đó thì ta có thể thoát khỏi vòng
sinh tử. Chấm dứt luân hồi, vòng sinh tử đồng nghĩa với việc chứng ngộ niết bàn.
Có tám con đường chân chính để đạt sự diệt khổ dẫn đến niết bàn gọi là “Bát chính
đạo”. Bát chính đạo bao gồm:
1. Chính kiến: hiểu biết đúng đắn và gìn giữ một quan niệm xác đáng về Tứ
diệu đế và giáo lí vô ngã.
2. Chính tư duy: suy nghĩ luôn có một mục đích đúng đắn, suy xét về ý nghĩa
của bốn chân lí một cách không sai lầm.
3. Chính ngữ: nói năng phải đúng đắn, không nói dối hay nói phù phiếm.
4. Chính nghiệp: giữ nghiệp đúng đắn, tránh phạm giới luật, không làm việc
xấu, nên làm việc thiện.
5. Chính mệnh: giữ ngăn dục vọng đúng đắn, tránh các nghề nghiệp liên quan
đến sát sinh.
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 24

6. Chính tinh tiến: cố gắng nổ lực đúng hướng không biết mệt mỏi để phát triển
nghiệp tốt, diệt trừ nghiệp xấu.

7. Chính niệm: tâm niệm luôn tin tưởng vững chắc vào sự giải thoát, luôn tỉnh
giác trên ba phương diện Thân, Khẩu, Ý.
8. Chính định: kiên định, tập trung tư tưởng cao độ suy nghĩ về tứ điệu đế, vô
ngã, vô thường, tâm ý đạt bốn định xuất thế gian .
Theo con đường bát chính đạo nói trên, con người có thể diệt trừ vô minh,
đạt tới sự giải thoát, nhập vào niết bàn là trạng thái hoàn toàn yên tĩnh, sáng suốt,
chấm dứt sinh tử luân hồi.
Phật giáo còn có các tư tưởng từ bi hỉ xả, thương yêu con người, giải thoát
con người khỏi những đau khổ của cuộc sống trần gian (thuyết luân hồi) ngoài ra
Phật giáo còn đưa ra năm đều nhằm răn đe đem lại lợi ích cho con người và xã hội.
Chúng bao gồm: bất sát (không sát sinh), bất dâm (không dâm dục), bất vọng ngữ
(không nói năng thô tục, bậy bạ), bất âm tửu (không rượu trà) và bất đạo (không
trộm cướp).
1.3. Tổng quan về Phật giáo Việt Nam
1.3.1. Sự du nhập Phật giáo vào Việt Nam
Việt Nam nằm trong bán đảo Đông Dương, là cái gạch nối địa lý giữa hai
nước lớn, hai nền văn minh cổ xưa nhất của Châu Á và có thể là của cả loài người
là Ấn Độ và Trung Quốc. Với một địa thế, nằm giữa hai nước lớn như vậy, Việt
Nam tất nhiên chịu ảnh hưởng từ cả hai phía, phía Ấn Độ và phía Trung Quốc.
Ngày nay, căn cứ các tài liệu và các lập luận khoa học của nhiều học giả, giới
nghiên cứu hầu hết đều đồng ý rằng Đạo Phật đã được truyền vào Việt Nam rất
sớm, qua hai con đường Hồ Tiêu và Đồng Cỏ.


Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 25

Phật giáo du nhập qua con đường biển
Xuất phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua ngã Srilanka, Indonesia,

Việt Nam…lợi dụng được luồng gió thổi định kỳ vào hai lần một năm phù hợp với
hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn đã tới các
vùng này để buôn bán bằng những con thuyền buồm. Trong các chuyến đi viễn
dương này, các thương nhân thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện
cho thủy thủ đoàn và các vị tăng này nhờ đó mà đến truyền bá Đạo Phật vào các
dân tộc ở Đông Nam Á.
Ấn Độ là một bán đảo, cũng như bán đảo Đông Dương nhưng là một bán
đảo khổng lồ, cả một tiểu lục địa. Từ xa xưa trước công nguyên, thương nhân Ấn
Độ đã giao thương với các nước Ả rập, các nước ven biển Địa Trung Hải và nhất là
với đế quốc La Mã, tiêu thụ rất nhiều vàng ngọc, châu báu, hương liệu, lụa là, trầm
quế… Để có đủ hàng cung cấp cho thị trường phương Tây, thương nhân Ấn Độ
dong thuyền theo gió mùa Tây Nam đi về phía Đông Nam Á, đến Mã Lai, quần
đảo Nam Dương, vượt eo biển Malacca vào biển Đông, đến Việt Nam, rồi đến
Trung Hoa, Nhật Bản. Khi đi thì lựa theo gió mùa Tây Nam, khi về thì phải chờ tới
sang năm, theo mùa gió Đông Bắc. Ròng rã một năm ở lại, đủ thời giờ cho họ buôn
bán, và ảnh hưởng dần dà, sâu đậm đến các dân tộc địa phương trên mặt sản xuất,
văn hóa, sinh hoạt tôn giáo. Lịch sử chính thức xác nhận năm 240 trước Công
nguyên, Mahoda-con vua A dục (Asoka) đã đưa Đạo Phật vào Việt Nam.
Qua nhiều tài liệu lịch sử và dựa vào địa lý, thiên nhiên, cư dân, lịch sử có
thể cho chúng ta một kết luận chắn chắc rằng đạo Phật đã được truyền trực tiếp vào
Việt Nam chứ không thông qua Trung Hoa bằng con đường Hồ Tiêu. Tuy nhiên,
cũng có nhiều cứ liệu lịch sử chứng minh rằng đạo Phật đồng thời được truyền vào
Việt Nam qua con đường Đồng Cỏ.


Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 26

 Phật giáo du nhập qua con đường bộ

Đường bộ còn gọi là con đường tơ lụa con đường này nối liền Đông Tây,
phát xuất từ vùng Đông Bắc Ấn Độ, Assam hoặc phía Trung Á, một nhánh của
đường tơ lụa đi từ Châu Âu qua các vùng thảo nguyên và vùng sa mạc ở Trung Á
tới Lạc Dương bằng phương tiện lạc đà.Các con đường bộ không thiếu nhưng vất
vả và khó nhọc hơn. Trước hết là có những con đường vừa thủy vừa bộ khá tiện
lợi. Thay vì đi vòng xuống eo biển Malacca, xa về phía Nam, thương nhân Ấn Độ
có thể chuyển hàng hóa qua eo biển Kra và bán đảo Mã Lai, theo những tuyến
đường bộ tiện lợi, có thể vượt vài giờ, nối liền biển nọ đến biển kia.
Cũng có thể các thương nhân và tăng sĩ qua vùng Tây Tạng và các triền sông
Mekong, sông Hồng, sông Đà mà vào Việt Nam có nói rõ: “Các thương nhân xuất
phát từ Trung Ấn có thể dùng tuyến đường bộ ngang qua đèo Ba Chùa và theo
sông Kanburi mà xuống Châu Thổ Mênam, bằng tuyến đường hiện nay vẫn nối
liền cảng Moulmein với thành phố Raheng, nằm trên một nhánh của con sông
Mênam (…) chính tuyến đường này dẫn tới vùng Bassak ở trung lưu sông Mekong,
địa bàn của vương quốc Kambijan. Vương quốc này có thể là do những di dân Ấn
Độ thành lập trước công nguyên. Rất có thể các tăng sĩ Ấn Độ vào đầu công
nguyên đã theo con đường này mà đến đất Lào, rồi từ đây vượt Trường Sơn sang
Thanh Hóa hay Nghệ An”.(“Lịch sử Phật giáo Việt Nam” - NXB Hà Nội, 1988)
Xa về phía bắc, thì con đường nối Ấn Độ với Nam Trung Quốc ngang qua Assam,
thượng Miến Điện, và Vân Nam. Tuyến đường này hình như đã được sử dụng từ
thế kỷ II và thậm chí trước đó nữa. Những dữ kiện về con đường Hồ Tiêu và con
đường Đồng Cỏ có liên quan đến sự giao lưu của Việt Nam tuy chưa nhiều chứng
minh có những chứng tích mà lịch sử còn để lại, dù lịch sử truyền miệng hay thành
văn, theo lịch sử Phật giáo Việt Nam thì vào thế kỷ thứ II trước Tây lịch, vua Ấn
Độ Asoka sau cuộc đại hội kết tập kinh điển lần thứ ba, vua và trưởng lão Tissa
Moggaliputta đã gởi nhiều phái đoàn Như Lai sứ giả lên đường truyền bá chánh
Ảnh hưởng của Phật giáo đến lối sống và phong tục tập quán của người Việt Nam hiện nay

Nguyễn Thu Hương – K16 Lớp Chuyên ngành Tôn giáo học 27


pháp cho các nước thuộc vùng viễn đông, trong đó có đoàn của hai vị cao tăng là
Uttara và Sona được phái đến Suvana -Bhumi, xứ Kim Địa.
Tuy có nhiều ý kiến khác nhau về vùng Kim Địa nhưng ý kiến trong quyển lịch
sử Phật giáo Thế giới thì cho rằng vùng Kim Địa này là bán đảo Đông Dương từ
Miến Điện kéo dài đến Việt Nam. Vấn đề này được sách Lịch Sử Phật Giáo Việt
Nam (sđđ) viết: “sử liệu Phật Giáo Miến Điện chép rằng hai vị cao tăng đó (Uttara
và Sona) đã đến Miến Điện truyền giáo nhưng sử liệu Phật giáo tại Thái Lan cũng
ghi là hai cao tăng Uttara và Sona có đến Thái Lan truyền giáo. Có học giả dựa vào
một tài liệu Trung Hoa nói rằng ở Giao Châu tại thành Nê Lê, có bảo tháp của vua
Asoka, và học giả đó xác định thành Nê Lê chính là Đồ Sơn hiện nay (cách Hải
Phòng khoảng 15 km)”.
Nói chung căn cứ theo các tư liệu trên thì chúng ta có thể khẳng địng rằng
Phật giáo truyền vào Việt Nam khoảng đầu công nguyên bằng hai con đường thủy
và bộ. Ngay sau khi được du nhập và hình thành, Phật giáo Việt Nam phát triển
mạnh mẽ và trở thành quốc giáo bởi những giá trị tốt đẹp của nó.
1.3.2. Các giai đoạn phát triển của Phật giáo Việt Nam
Theo dòng lịch sử dân tộc ta qua từng thời kỳ thì ta có thể chia thành năm
giai đoạn như sau:
Phật giáo Việt Nam từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ X
Không bao lâu khi Phật giáo được truyền vào đất Việt, nhờ sự nỗ lực hoạt
động truyền giáo của các tăng sĩ Ấn Độ, tại Luy Lâu, thủ phủ của Giao Chỉ lúc bấy
giờ đã trở thành một trung tâm Phật Giáo lớn nhất trong vùng. Tại đây, với những
sinh hoạt hoằng pháp của ngài Khâu Đà La (người Ấn Độ đến Luy Lâu khoảng
năm 168-169) đã xuất hiện một mô hình Phật giáo Việt Nam hóa đầu tiên qua hình
tượng Thạch Quang Phật và Man Nương Phật Mẫu (hình tượng Phật Nữ). Một
chứng liệu lịch sử quan trọng khẳng định Phật Giáo Việt Nam đã bắt rễ sớm ở
Giao Châu là sự việc ngài Mâu Bác (sinh cuối thế kỷ II, người Trung Quốc trước

×