Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.81 MB, 57 trang )

Tiếp cận và sử dụng truyền hình của người
dân Việt Nam hiện nay
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Đưa ra số liệu, những kết quả nghiên cứu: người dân tiếp cận với báo
chí
Xã hội càng phát triển, nhu cầu và quy mô giao tiếp trao đổi thông tin
càng lớn, đòi hỏi phải có sự trợ giúp của các phương tiện kỹ thuật thông tin
mới. Khi đó, các phương tiện thông tin đại chúng trở thành người điều khiển
các quá trình giao tiếp mang tính xã hội rộng rãi. Như vậy, truyền thông đại
chúng là hoạt động giao tiếp xã hội rộng rãi thông qua các phương tiện
thông tin đại chúng, như các thể loại báo in, báo nói, báo điện tử, báo truyền
hình.
Thực chất, truyền thông đại chúng là một phương thức biểu hiện mới của
hoạt động truyền thông trong xã hội với nhiều loại hình phương tiện khác
nhau (sách, báo in, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, quảng cáo, internet,
băng đĩa hình và âm thanh).Truyền thông đại chúng ra đời và phát triển gắn
liền với sự phát triển của xã hội loài người và bị chi phối trực tiếp bởi hai
yếu tố là nhu cầu thông tin giao tiếp và kỹ thuật - công nghệ thông tin. Báo
chí là phương tiện truyền thông đại chúng phổ biến và quan trọng nhất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vẫn luôn luôn coi hoạt động báo chí là quan trọng, coi
báo chí là phương tiện chủ yếu để tuyên truyền, vận động và giáo dục quần
chúng, là vũ khí sắc bén đấu tranh.
Trong nhiều thập kỷ qua, từ thực tiễn hoạt động của báo chí, cũng như Chủ
tịch Hồ Chí Minh, Đảng, Nhà nước ta luôn đánh giá cao vai trò và tác dụng


to lớn của báo chí. Trong bài phát biểu tại Đại hội lần thứ VII Hội nhà báo
Việt Nam, đồng chí Tổng Bí thư Đỗ Mười khẳng định:
"Các phương tiện thông tin đại chúng đã đảm bảo định hướng chính trị đúng
đắn và xu hướng lành mạnh trong dư luận xã hội; nhiệt tình ủng hộ các
nước, nêu cao các điển hình tốt, cổ vũ, tìm tòi và sáng tạo, khuyến khích


những nhân tố tích cực ngay từ khi mới manh nha; hăng hái tham gia cuộc
đấu tranh chống tham nhũng, buôn lậu và các hiện tượng tiêu cực khác, đưa
ra ánh sáng nhiều vụ việc, được dư luận đồng tình, góp phần củng cố lòng
tin của nhân dân đối với Đảng, Nhà nước, với chế độ. (Bài phát biểu của
Tổng Bí thư Đỗ Mười tại Đại hội lần thứ VII Hội nhà báo Việt Nam. Báo
nhân dân ngày 9/3/1995).
Tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo chí in với 1.052
ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày, 67 đài phát thanh,
truyền hình, 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó
có 300 trang của các cơ quan báo chí); tổng số trang mạng xã hội 191 trang;
tổng số Blog trên 2 triệu; có gần 17 nghìn nhà báo, đang hoạt động trên khắp
mọi vùng miền của tổ quốc và ở nước ngoài. Báo chí đã làm tốt chức năng
vừa là cơ quan ngôn luận của tổ chức Đảng, Nhà nước, vừa là diễn đàn của
nhân dân; góp phần tích cực giữ vững ổn định chính trị, tăng cường an ninh,
quốc phòng, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Hầu hết các
cơ quan báo chí đã bám sát thực tiễn của đời sống xã hội, thực hiện đúng sự
lãnh đạo, chỉ đạo, định hướng thông tin của Đảng, Nhà nước; thông tin
nhanh nhạy, kịp thời, đầy đủ, toàn diện về mọi diễn biến của đời sống chính
trị, kinh tế - xã hội trong nước và quốc tế, đặc biệt là các sự kiện lớn, đáp
ứng tốt quyền được thông tin của nhân dân. Đồng thời thực hiện tốt chức
năng là diễn đàn của nhân dân, góp phần quan trọng thực hiện dân chủ hoá


đời sống xã hội, kịp thời phát hiện và biểu dương những gương người tốt,
việc tốt, những điển hình tiên tiến.
(Nguồn: Báo cáo Sơ kết công tác quản lý nhà nước 6 tháng đầu năm và
phương hướng nhiệm vụ công tác 6 tháng cuối năm 2012 của Bộ Thông tin
và Truyền thông)
Từ những kỹ thuật truyền thông sơ khai nhất là ngôn ngữ, ký hiệu đến chữ
viết, in, phát hành sách và ngày nay là sự bùng nổ của phát thanh, truyền

hình. Trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay truyền hình có nhiệm vụ
cực kỳ quan trọng và nặng nề đó là phương tiện thông tin xử lý tốt lượng
thông tin trong nước, quốc tế nhằm đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng,
nhiều chiều của xã hội. Đặc biệt trong sự nghiệp đổi mới hiện nay, truyền
hình luôn giữ vai trò người chiến sỹ xung kích trên mặt trận tư tưởng, văn
hóa, thực hiện tốt nhiệm vụ làm cho nhân dân hiểu rõ đường lối, chủ trương
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước trên mọi lĩnh vực của công
cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng chuyển tải
thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh. Trong quá trình của mình, truyền
thông là một trong những yếu tố hàng đầu làm cho con người tự nhiên trở
thành con người xã hội và thúc đẩy xã hội phát triển không ngừng. Kể từ khi
truyền hình xuất hiện vào đầu thế kỉ thứ XX và phát triển với tốc độ như vũ
bão nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật và công nghệ, tạo ra một kênh
thông tin quan trọng trong đời sống xã hội. Ngày nay, truyền hình là phương
tiện thiết yếu cho mỗi gia đình, mỗi quốc gia, dân tộc. Truyền hình trở thành
công cụ sắc bén trên mặt trận tư tưởng văn hóa cũng như các lĩnh vực kinh
tế - xã hội, an ninh quốc phòng.


Ở thập kỉ 50 của thế kỉ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công cụ
giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần đến thế kỉ này truyền hình đã
trực tiếp tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định
hướng dư luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa quảng cáo
và các dịch vụ khác.
Thực tế hiện nay có rất nhiều người xem truyền hình. Tại Việt Nam đang có
tổng số 20 triệu thuê bao truyền hình, có 3,7 triệu thuê bao trả tiền, chiếm
13,5%. Riêng truyền hình trả tiền Việt Nam chỉ có 79.000 thuê vào năm
2003 thì đến nay đã có hơn 3,7 triệu, mang lại doanh thu khoảng 53.000 tỷ
đồng. Mức tăng trưởng sẽ lên 20-25% vào 2015. Có thể thấy tiềm năng tăng

trưởng và phát triển của dịch vụ truyền hình là rất lớn, chứng minh nhu cầu
của người dân xem truyền hình đang ngày một tăng cao.
Để đáp ứng nhu cầu của người dân hệ thống truyền hình Việt Nam đã có 1
đài truyền hình quốc gia, 5 đài truyền hình khu vực (Huế, Đà Nẵng, Cần
Thơ, Phú Yên, Sơn La) và 64 đài phát thanh truyền hình địa phương, 4 kênh
truyền hình cáp hữu tuyến, với tổng thời lượng 200giờ/ ngày được phủ sóng
80% toàn quốc. Cơ sở vật chất đang được nâng cao cải thiện từng ngày.
Truyền hình Việt Nam vẫn còn những điểm tồn tại như chất lượng và nội
dung của các kênh trong nước hiện nay chưa đáp ứng được yêu cầu người
xem. Trong khoảng 100 kênh truyền hình, có tới hơn 70% là các kênh nước
ngoài. Chưa hết, rất nhiều nội dung trên các kênh truyền hình trong nước
được lấy lại từ nội dung của các kênh nước ngoài. Thêm vào đó là chất
lượng hình ảnh, chất lượng sóng chưa ổn định, nhất là truyền hình cáp.
Hướng tiếp cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam đang có sự
thay đổi và phát triển, đòi hỏi dịch vụ truyền hình đáp ứng được nhu cầu
này.


2. TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
-

Trên thế giới:

Trong bối cảnh toàn cầu hóa như hiện nay, các sản phẩm báo chí bao
gồm truyền hình, báo in, đài phát thanh, internet…là những phương thức
quyết định thúc đẩy hoặc kìm hãm sự phát triền văn hóa nhân loại. Nghiên
cứu thực trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam và
các yếu tố ảnh hưởng là một trong những nội dung được nhiều nhà xã hội
học quan tâm nghiên cứu.
Đã có những công trình nghiên cứu về sự tác động của truyền hình đối

với dân chúng. Ở Anh vào đầu những năm 50 của thể kỷ trước người ta bắt
đầu nghiên cứu khán giả truyền hình. ITV- hang truyền hình thương mai của
Anh đã đo lường khán giả truyền hình bằng thiết bị đo lường gắn với tivi của
2000 hộ. Vào những năm 60, tại Pháp đã có nhiều nghiên cứu về số lượng
khán giả truyền hình và sự yêu thích của họ đối với các truyền hình. Sau
những năm 60 các phương pháp nghiên cứu về khán giả truyền hình ngày
càng được hoàn thiện, nhiều đề tài nghiên cứu về công chúng của truyền
thông đại chung theo các phương pháp định tính và cả định lượng. Người ta
đã sản xuất được thiết bị hiện đại gắn vào các tivi để đo lường hành vi của
người sử dụng chuyển về trung tâm xử lý và thông báo kết quả này hàng
ngày cho các đài truyền hình.
Còn có thể kể đến một khuynh hướng khác trong nghiên cứu công
chúng truyền hình của truyền hình Mỹ là “Khảo sát về sử dụng và thỏa


mãn” (Users and Gratifications Research) . Khuynh hướng này đi sâu
vào phân tích việc sử dụng truyền hình của công chúng và xem xét họ sử
dụng truyền hình ra sao. Mục đích cuối cùng là tìm xem với cùng một nội
dung được phát đi trên truyền hình thì gây ra phản ứng của công chúng
đến đâu, có những thỏa mãn khác nhau đối với từng loại công chúng.
Nghiên cứu về sự độc quyền truyền thông xã hội (Social Media
Monopol ) và thay thế của chúng - New INC Research Network ( Đơn vị
chuyên nghiên cứu về văn hoá mạng ). Social Media (truyền thông xã hội) là
khái niệm chỉ một phương thức truyền thông đại chúng (xã hội) trên nền
tảng các dịch vụ trực tuyến – tức là những trang web trên Internet. Nghiên
cứu này đề cập đến sự bùng nổ của truyền thông xã hội trong đời sống hiện
nay và khả năng đổ vỡ của đế chế mạng xã hội chứa đựng trong nó.
“ Mối quan hệ giữa truyền thông đại chúng, dư luận xã hội
và chính sách đối ngoại” , nghiên cứu của Matthew A. Baum and Philip
B.K. Potter ( Mỹ) đã chỉ ra rằng thông qua các phương tiện truyền thông,

các ý kiến của công chúng (dư luận ) có tác động mạnh mẽ tới đời sống xã
hội và tác động đến cả việc đưa ra những chính sách, kể cả chính sách đối
ngoại của nhà nước. Nghiên cứu này đã khẳng định sức mạnh to lớn của dư
luận khi có truyền thông hậu thuẫn.
- Ở Việt Nam
Với vấn đề truyền thông đại chúng, báo chí và truyền hình là vấn đề quan
trọng trong xã hội, chính vì vậy nước ta có khá nhiều những đề tài nghiên
cứu vấn đề này. Ta có thể kể tới đề tài:


Luận án tiến sĩ xã hội học "Truyền thông đại chúng và công chúng trường hợp thành phố Hồ Chí Minh" của Trần Hữu Quang (1998), là công
trình mang tính đại diện và nghiên cứu công chúng truyền thông, mức độ và
cách thức tiếp cận các phương tiện truyền thông đại chúng của người dân
Thành phố Hồ Chí Minh, phân tích tương quan giữa đọc báo, xem truyền
hình và nghe đài phát thanh, "các trục nội dung thường được theo dõi", "các
mô thức tiếp nhận truyền thông đại chúng", "sự tác động của một số nhân
tố", những luận giải khoa học từ kết quả điều tra xã hội học.
Có một số luận văn thạc sĩ xã hội học về công chúng truyền thông,
nhưng chỉ là những nhóm công chúng đặc trưng: Nhu cầu đọc báo của sinh
viên Thành phố Hồ Chí Minh, của Bành Tường Chân (1999) (chỉ với báo
in); Sinh viên Hà Nội và truyền thông đại chúng của Lý Hoàng Ngân
(2000), dựa trên số liệu điều tra của chương trình nghiên cứu "Sinh viên Hà
Nội trong giao tiếp đại chúng", Tạp chí Xã hội học, tháng 2-1998
Năm 2001, Trung tâm Đào tạo Phát thanh – Truyền hình thuộc đài
truyền hình Việt Nam đã thực hiện” Nghiên cứu khán giả truyền hình Việt
Nam” tại 5 tỉnh với 2004 phiếu. Đề tài đã đưa ra mức độ xem truyền hình
của các nhóm công chúng phân theo giới tính, lứa tuổi, nghề nghiệp… đối
với các chương trình và các chuyên mục của đài truyền hình Việt Nam và
các đài truyền hình địa phương Hà Nội, Bình Dương.
Phương pháp điều tra thính giả (2003) của Đài Tiếng nói Việt Nam, tập

hợp một số chuyên luận của Nguyễn Đình Lương, Nguyễn Văn Dững,
Dương Xuân Sơn, Phạm Chiến Khu... vừa nêu rõ vai trò của điều tra dư luận
xã hội, dư luận thính giả, vừa đề cập một số vấn đề về công chúng, lý luận
về phương pháp và ngôn ngữ điều tra thính giả.


Năm 2004, Khoa xã hội học Học Viện Báo chí và Tuyên truyền đã
tiến hành nghiên cứu đề tài “Thực trạng và nhu cầu tiếp cận truyền thông
đại chúng của sinh viên Hà Nội” tại 5 trường Đại học ở Hà Nội với 200
sinh viên. Đây là một đề tài nghiên cứu với quy mô nhỏ kết hợp định tính và
định lượng để tìm hiểu hành vi của sinh viên với các ấn phẩm và các chương
trình trên phương tiện truyền thông đại chúng. Đề tài đã tổ hợp được mong
muốn của sinh viên xem các kênh truyền hình, nội dung và chương trình cụ
thể. Số liệu của đề tài để phục vụ lớp bồi dưỡng của hội nhà báo cho các
phóng viên viết về thanh niên.
Luận án Thạc sĩ Xã hội học của tác giả Phạm Hương Trà năm 2005
với tên đề tài “Nhu cầu xem truyền hình của Thanh niên Hà Nội”. Đề tài
tìm hiểu nhu cầu của Thanh niên khi xem truyền hình. Tìm hiểu mức độ yêu
thích và thời gian mà đối tượng đó dành cho kênh truyền hình (VTV1,
VTV2, VTV3, Hà Nội) xem thanh niên có mối quan tâm ra sao và nhu cầu
của họ như thế nào. Từ đó định hướng giải quyết nhất định giúp đài truyền
hình có các cách thức tiến hành phục vụ thiết thực hơn cho đối tượng này.
"Vai trò báo chí trong định hướng dư luận xã hội” của tác giả Đỗ Chí
Nghĩa, HV Báo Chí & Tuyên Truyền năm 2009. Trong đề tài này, tác giả đã
nhắc tới mối quan hệ của báo chí với dư luận xã hội. Báo chí có các chức năng:
thông tin, văn hoá - giáo dục - giải trí, giám sát - quản lý xã hội, kinh doanh dịch vụ, chức năng tư tưởng. DLXH có các chức năng: điều tiết các mối quan hệ,
giáo dục, giám sát, tư vấn, mệnh lệnh, chỉ thị. Báo chí và DLXH có mối quan hệ:
báo chí là chủ thể khơi nguồn DLXH, DLXH là đối tượng phản ánh của báo chí,
báo chí định hướng DLXH nhưng sự phản ánh ấy không thụ động mà có ý thức rõ



ràng, hướng tới mục tiêu cụ thể. Báo chí có vai trò không thể thoái thác là nắm
bắt, tạo dựng và định hướng DLXH.

Trong báo cáo nghiên cứu về “Mạng xã hội với lối sống giới trẻ
Thành phố Hố Chí Minh” ngày 25/08/2010 của Viện nghiên cứu phát triển
thành phố Hồ Chí Minh đã có nhiều những tham luận khác nhau về vấn đề
mạng xã hội hiện nay. Như “Sự ảnh hưởng của mạng xã hội đối với không
gian giao tiếp công cộng dành cho giới trẻ ở TP.HCM”, ThS. Trần Thị Ngọc
, tác giả Nguyễn Thị Lê Uyên lại có cách khác để tìm hiểu về mạng xã hội
“Một vài nhận định về mạng xã hội ảo từ cách tiếp cận vốn xã hội”, Th.S.
Nguyễn Hải Nguyên cũng đưa ra một vài nhận định về Mạng xã hội trong
giới trẻ hiện nay nhìn từ góc độ xã hội học ... Như vây, nghiên cứu trên đã
chỉ ra rằng, mạng xã hội mặc dù mới phát triển trong thời gian gần đây,
nhưng nó đã thực sự phổ biến sâu rộng trong đời sống của giới trẻ. Sự hiện
diện và phát triển của mạng xã hội là khách quan nhưng tiếp nhận, tham gia
và sử dụng nó như thế nào lại tùy thuộc và chủ quan người dùng. Trình độ
nhận thức về văn hóa xã hội, nền tảng đạo đức, lối sống của gia đình, ảnh
hưởng của môi trường sống.

Cũng trong năm 2010 có “Nghiên cứu xu hướng phát triển của truyền
hình từ góc độ kinh tế học truyền thông” tác giả Bùi Chí Trung,Trường
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, tác giả đã thực hiện một quá trình
tìm hiểu, khám phá, khảo sát, nhận định về xu hướng phát triển của truyền
hình Việt Nam nhìn từ góc độ kinh tế học truyền thông: luận án đã khái quát
và làm rõ về mặt lý luận kinh tế học truyền thông, trong đó đi sâu vào những


vấn đề hiện hữu phát sinh liên quan với các doanh nghiệp truyền thông. Do
lĩnh vực truyền hình là hoạt động rất đa dạng, phức tạp, có liên quan tới

nhiều lực lượng xã hội, nên tác giả đã xâu chuỗi, nhóm hợp những vấn đề
“nóng” trong quá trình phát triển của truyền hình Việt Nam. Đồng thời với
việc nêu “hiện tượng”, đưa ra những bức xúc với những vấn đề bất cập, luận
án cũng hướng tới việc chỉ ra cách thức giải quyết, đối tượng có trách nhiệm
phải giải quyết vấn đề.

Kết luận: Điểm lại các công trình nghiên cứu trước đó, ta thấy đề tài “ Tiếp
cận và sử dụng truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay” là một đề tài
còn rất mới. Nghiên cứu sẽ tập trung tìm hiểu những vấn đề sơ bộ để bước
đầu làm rõ vấn đề này.
3. Khách thể, đối tượng, phạm vi nghiên cứu:
3.1 Khách thể: Nhu cầu tiếp cận và sử dụng truyền hình của người
dân Việt Nam
3.2Đối tượng nghiên cứu: nhu cầu tiếp nhận sử dụng Những người
dân Việt Nam độ tuổi từ 13-70.
3.3Phạm vi nghiên cứu:
-Không gian: Nghiên cứu trên toàn lãnh thổ Việt Nam, được chia theo 6 khu
vực với các tỉnh/thành đại diện sau đây
- Đại diện khu vực trung du miền núi phía bắc: Phú Thọ
- Đại diện khu vực duyên hải miền trung: Đà Nẵng
- Đại diện khu vực tây nguyên: Lâm Đồng
- Đại diện khu vực đông nam bộ: tpHCM
- Đại diện khu vực tây nam bộ: An Giang
Tại mỗi tỉnh thành nghiên cứu định lượng lựa chọn một thành phố 1thị xã 1
huyện thuộc khu vực nông thôn


-Thời gian nghiên cứu: 4/3/2013—26/4/2013
Sử dụng bộ số liệu của TS Nhạc Phan Linh từ năm 2012
4. Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Mục tiêu nghiên cứu:
- Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng và nhu cầu tiếp nhận truyền hình của công
chúng, từ đó đưa ra một số khuyến nghị giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
phục vụ công chúng của các cơ quan báo chí, truyền hình ở nước ta.
4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xây dựng cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của đề tài.
- Khảo sát định lượng và định tính thực trạng vấn đề tiếp cận và sử dụng
truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay. Nêu ra phương thức tiếp cận
truyền hình của người dân như mức độ tần suất, không gian thời gian, mức
độ tương tác với truyền hình của công chúng. Nêu ra nội dung tiếp cận
truyền hình, có thể đánh giá về chất lượng nội dung, các hình thức truyền tải,
những chủ đề người dân ưa thích.
- Tìm hiểu nhu cầu và xu hướng tiếp cận truyền hình của người dân Việt
Nam hiện nay. Tìm hiểu nhu cầu về phương thức tiếp cận truyền hình của
người dân, nhu cầu vầ nội dung, thị hiếu của người dân, và nhu cầu tương
tác với truyền hình,
- Phân tích những yếu tố ảnh hưởng tới việc tiếp cận truyền hình của người
dân Việt Nam hiện nay như ảnh hưởng từ yếu tố nhân khẩu học, từ sự phát
triển công nghệ truyền thông, và từ khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu
thông tin của công chúng
- Đặc biệt dự báo khả năng biến đổi của các yếu tố tác động đến nhu cầu và
xu hướng xem truyền hình như giới tính nam gia tăng, trình độ học vấn nâng
cao, đô thị hóa mở rộng, điều kiện kinh tế phát triển..


- Bước đầu đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm góp phần đáp ứng nhu
cầu hoạt động của các cơ quan báo chí, góp phần phục vụ yêu cầu của công
chúng Việt Nam.

5. Khung lý thuyết, thao tác biến giả thuyết nghiên cứu

5.1.Khung lý thuyết

Xu hướng phát triển của các loại hình báo chí

Đặc điểm nhân khẩu
học của công chúng
- Giới tính
- Độ tuổi

Thực
trạng, nhu

Phương thức tiếp
cận báo chí

cầu tiếp

nhận các
- Địa bàn cứ trú
sản phẩm
Hoạt động phục
- Trình độ học
vụ công chúng
báo chí
Nội dung tiếp cận
vấn
của các cơ quan
báo chí
của công
báo

chí truyền
- Điều
kiện
kinh
và Nhà nước trong lĩnh vực
hìnhQuan điểm, chính sách của Đảng
chúng
tế
Báo chí

5.2. Thao tác biến số
Biến độc lập:


 Đặc điểm nhân khẩu học xã hội:
- Giới tính.
- Độ tuổi.
- Địa bàn cư trú.
- Trình độ học vấn.
- Điều kiện kinh tế.
- Môi trường công tác.
- …
 Hoạt động phục vụ công chúng của các cơ quan báo chí:
- Tại Việt Nam đang có tổng số 20 triệu thuê bao truyền hình, có 3,7
triệu thuê bao trả tiền
- 1 đài truyền hình quốc gia, 5 đài truyền hình khu vực (Huế, Đà
Nẵng, Cần Thơ, Phú Yên, Sơn La) và 64 đài phát thanh truyền hình
địa phương, 4 kênh truyền hình cáp hữu tuyến, với tổng thời lượng
200giờ/ ngày được phủ sóng 80% toàn quốc.
- Tính đến tháng 6 năm 2012, cả nước đã có 748 cơ quan báo chí in

với 1.052 ấn phẩm báo chí, 184 báo, 564 tạp chí, 25 báo ngày. có
gần 17 nghìn nhà báo, đang hoạt động trên khắp mọi vùng miền của
tổ quốc và ở nước ngoài
- 62 báo điện tử, 1024 trang tin điện tử tổng hợp chung (trong đó có
300 trang của các cơ quan báo chí); tổng số trang mạng xã hội 191
trang; tổng số Blog trên 2 triệu;
Biến can thiệp:
 Xu hướng phát triển của các loại hình báo chí
 Quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực báo
chí:


Biến phụ thuộc:
Thực trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí của công chúng Việt Nam
và các yếu tố ảnh hưởng.
- Thực trạng tiếp nhận các sản phẩm báo chí của công chúng
+ Phương thức tiếp cận báo chí:
• Mức độ, tấn suất tiếp cận
• Thời gian tiếp cận
• Không gian tiếp cận
• Mức độ tương tác với báo chí
+ Nội dung tiếp cận sản phẩm báo chí:
• Đánh giá về chất lượng nội dung các sản phẩm
• Đánh giá về hình thức truyền tải
• Những chủ đề công chúng ưa thích
• Những chủ đề công chúng ít ưa thích
- Các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp nhận các loại hình báo chí của
công chúng Việt Nam
+ Ảnh hưởng từ các yếu tố nhân khẩu học
+ Ảnh hưởng từ sự phát triển công nghệ truyền thông

+ Ảnh hưởng từ khả năng thu hút và đáp ứng nhu cầu thông tin công chúng
của các cơ quan báo chí.


5.3. Gỉa thuyết nghiên cứu:
- Thực trạng là hiện nay người dân Việt Nam sử dụng dịch vụ truyền hình
nhiều nhất.
- Những nhóm khác nhau lại có những đặc điểm riêng về nhu cầu, và thị
hiếu xem truyền hình khách nhau. Những người có trình độ học vấn cao có
xem truyền hình nhiều hơn những người có trình độ học vấn thấp. Nhóm
nông thôn khác với nhóm thành thị.
- Công chúng tin tưởng vào thông tin truyền truyền hình hơn báo in, báo
mạng và báo phát thanh.
- Nội dung của các chương trình truyền hình là yếu tố thu hút người xem
nhất.

6. Phương pháp nghiên cứu
6.1 Phương pháp luận
* Phương pháp luận chung: Chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử
Phương pháp luận chuyên biệt: (Lý thuyết XHH) lý thuyết nhu cầu
của Maslow, lý thuyết truyền thông.
6.2 phương pháp nghiên cứu

Nghiên cứu áp dụng cả phương pháp nghiên cứu định lượng điều tra
bằng bảng hỏi) và định tính (phân tích tài liệu, phỏng vấn sâu, thảo luận
nhóm).


6.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu:

Mục đích là nhằm khái quát những vấn đề liên quan đến nội dung
nghiên cứu, nắm bắt tổng quan thực trạng và nhu cầu tiếp cận và sử dụng
truyền hình của người dân hiện nay. Đồng thời phát hiện những vấn đề, khía
cạnh mới chưa được nghiên cứu sâu
6.2.2. Phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm
Do đề tài nghiên cứu hướng tới việc tìm hiểu thực trạng, nhu cầu của
người dân Việt Nam bao gồm các nhóm công chúng khác nhau đối với việc
xem truyền hình, nên cần thảo luận nhóm và phỏng vấn sâu để thấy rõ được
các yếu tố như nhóm tuổi, giới tính, trình độ học vấn… của các nhóm khác
nhau sẽ có nhu cầu và cách tiếp nhận truyền hình khác nhau. Phương pháp
này cũng tìm hiểu được những đánh giá, cảm nhận của công chúng về vấn
đề nội dung truyên truyền hình
6.2.3. Phương pháp thu thập thông tin định lượng:
Mục đích nắm bắt số liệu thực trạng, nhu cầuVì nghiên cứu trên phạm
vị rộng là cả nước Việt Nam, nên nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu
thập thông tin bằng bảng hỏi anket tổng hợp, thống kê, xử lý thông tin được
dễ dàng, thuận lợi.
Nghiên cứu trên số lượng mẫu lớn, phù hợp nhất để lấy thông tin là sử
dụng bảng hỏi, đặc biệt tìm hiểu về thực trạng nhu cầu sử dụng và tiếp cận
truyền hình nên cần đến số lượng, thống kê đầy đủ mà khi sử dụng các
phương pháp khác không thể có được.


Cách thức thực hiện: nghiên cứu này sử dụng bộ nghiên cứu định
lượng của TS Nhạc Phan Linh
Mô tả về mẫu nghiên cứu định lượng: Nhằm xây dựng căn cứ khoa
học vững chắc cho việc mô tả thực trạng tiếp cận và sử dụng các phương
tiện TTĐC của công chúng, quy mô điều tra xã hội học thông qua phỏng vấn
bằng bảng hỏi được xác định là phạm vi cả nước, với cỡ mẫu phỏng vấn
1800 người, chia đều theo 03 vùng địa lý Bắc – Trung – Nam (600 mẫu/

vùng). Cụ thể:
- Mỗi vùng địa lý lấy 2 tỉnh/ thành , với cơ cấu tỉnh công nghiệp và
tỉnh nông nghiệp (300 mẫu/ tỉnh).
- Mỗi tỉnh/ thành chọn 2 quận/ huyện/ thị, với cơ cấu thành thị - nông
thôn (150 mẫu/ quận - huyện - thị).
- Mỗi quận/ huyện/ thị chọn 2 phường/ xã, với cơ cấu ngành nghề
khác nhau (75 mẫu/ phường - xã).
- Mỗi phường/ xã chọn 1 khu/ tổ/ thôn dân cư để tiến hành điều tra.
- Danh sách mẫu được lập dựa trên danh sách thống kê toàn bộ nhân
khẩu từ 13 tuổi trở lên của các hộ gia đình trong khu/ tổ/ thôn dân
cư.
- Phương pháp chọn mẫu phỏng vấn được thực hiện theo nguyên tắc
lấy ngẫu nhiên hệ thống dựa trên danh sách mẫu đã xây dựng.


6.24. Phương pháp xử lý thông tin:
-Nhóm tác giả sử dụng phần mềm Nvivo 7.0 để hỗ trợ quá trình
phân tích và xử lý thông tin thu thập được từ các cuộc phỏng vấn sâu và thảo
luận nhóm.
- sử dụng phần mềm SPSS để xử lý số liệu thu được từ việc phát
bảng hỏi ancet.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn
7.1. Ý nghĩa lý luận
Đề tài nghiên cứu góp hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về nhu cầu
sử dụng và tiếp cận truyền hình. và bổ xung về mặt phương pháp luận trong
nghiên cứu
7.2. Ý nghĩa thực tiễn
Góp phần bổ xung những căn cứ khoa học và góp phần hiểu rõ hơn về thực
trạng và nhu cầu xem truyền hình của người dân Việt Nam hiện nay.



PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I: Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.1. Thao tác hóa khái niệm
1.1.1 khái niệm truyền hình:
Truyền hình là một loại hình phương tiện truyền thông đại chúng
chuyển tải thông tin bằng hình ảnh động và âm thanh đi xa bằng vô tuyến
điện. Ở thập kỷ 50 của thế kỷ XX, truyền hình chỉ được sử dụng như là công
cụ giải trí, rồi thêm chức năng thông tin. Dần dần truyền hình đã trực tiếp
tham gia vào quá trình quản lý và giám sát xã hội, tạo lập và định hương dư
luận, giáo dục và phổ biến kiến thức, phát triển văn hóa, quảng cáo và các
dịch vụ khác.
Năm 1920, hai nhà khoa học Mỹ Charles Francis Jenkins và nhà khoa học
Anh John Logie Baird đã tạo ra vật mẫu thành công đầu tiên của chiếc TV.
* Năm 1927, một người Mỹ trẻ tuổi là Philo Taylor Farnsworth đã phát triển
thành công phiên bản thương mại ống tia cực âm nhằm phát tín hiệu truyền
hình điện tử và đây là bước đột phá trong nghệ truyền hình của nhân loại.
* Năm 1930, một vài tiêu chuẩn của công nghệ TV cùng xuất hiện và cạnh
tranh để thống trị thị trường non trẻ này. Một trong những sản phẩm chiếm
ưu thế là chiếc EMI-Marconi. Năm 1950 có thể chạy 25 khung hình trên một
giây và khá phổ biến tại Anh. Một tiêu chuẩn TV khác có thể chạy 30 khung
hình trên giây và chủ yếu phát triển tại Mỹ.
Theo từ bách khoa từ điển điện tử thì báo truyền hình: Thông tin được
chuyển tải bằng hình ảnh và âm thanh qua thiết bị đầu cuối là máy phát hình
(đài truyền hình) và máy thu hình (television). Ưu điểm: thông tin nhanh;
khuyết điểm: khả năng tương tác hai chiều chưa cao.


1.1.2 Khái niệm tiếp cận : là một cụm từ chung dùng để miêu tả mức độ
một sản phẩm, thiết bị, dịch vụ, hoặc môi trường có thể được sử dụng bởi

càng nhiều người càng tốt. Sự tiếp cận có thể được xem như khả năng tiếp
cận và khả năng hưởng lợi từ một hệ thống hay vật chất
1.1.3 Khái niệm sử dụng: Những hành động cấu thành phải là những hành
động có mục đích. Những hành động này phải tác động lên các công cụ,
phương tiện nhằm đạt được mục đính. Những hành động tạo nên hành vi sử
dụng phải chứa đựng tình cảm, thái độ đối với khách thể chịu tác động của
hành động như sự thích thú, sự chán nản, sự tích cực, hay sự không quan
tâm tới những việc mình đang làm.

2.1 Quan điểm, chính sách của Nhà nước trong lĩnh vực báo chí
Báo chí tác động từng ngày, từng giờ đến đời sống xã hội. Vì vậy, mọi
chế độ chính trị đều có chủ trương và biện pháp quản lý báo chí theo hướng
của mình. Ở nước ta, mục tiêu cao nhất của báo chí cách mạng là phục vụ
cho sự phát triển của đất nước và lợi ích của nhân dân. Bởi vậy, báo chí luôn
nằm dưới sự chỉ đạo và giám sát của Đảng và nhà nước.
Nhà nước ta có rất nhiều những chính sách để đẩy mạnh sự phát triển
của báo chí
- Nghị quyết TW 5 (khoa X): “Về công tác tư tưởng, lý luận và báo
chí trước yêu cầu mới” Công tác báo chí là một bộ phận cấu thành hữu cơ
trong bộ máy hoạt động của Đảng ta, là yếu tố cầu thành hoạt động tư tưởng,
lý luận. Không chỉ là yếu tố cấu thành hữu cơ, báo chí là vũ khí xung kích
trên mặt trận tư tưởng, lý luận. Báo chí có vai trò quan trọng đối với công


tác tư tưởng, lý luận và tổ chức. Báo chí là bộ phận hữu cơ và đặt dưới sự
lãnh đạo toàn diện và trực tiếp của Đảng.

- Luật Báo chí năm 1989; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật báo
chí năm 1999 nêu rõ:
Nhà nước dùng báo chí làm công cụ để thiết lập và duy trì trật tự xã

hội, đấu tranh với các hành vi trái pháp luật. Nhà nước giao cho báo
chí những quyền không hạn chế về đối tượng và phạm vi để phản ánh
các hành vi trái pháp luật, trái các quy phạm đạo đức, các nội quy, quy
chế của các tổ chức.
Tuyên truyền, phổ biến góp phần bảo vệ đường lối, chủ trương, chính
sách của Đảng, pháp luật của nhà nước, thành tựu của đất nước và thế
giới; góp phần ổn định chính trị, nâng cao dân trí, đáp ứng nhu cầu văn
hoá lành mạnh của nhân dân, bảo vệ truyền thống tốt đẹp của dân tộc,
xây dựng và phát huy dân chủ XHCN, tăng cường khối đoàn kết toàn
dân, xây dựng CNXH và bảo vệ Tổ quốc.

- Nghị định của Chính phủ Số 51/2002/NĐ-CP ngày 26/4/2002, quy định
chi tiết thi hành Luật Báo chí, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Báo
chí; bảo đảm quyền tự do báo chí, quyền tự do ngôn luận trên báo chí của
công dân, bảo hộ và tạo điều kiện cho cơ quan báo chí, nhà báo thực hiện
quyền hoạt động báo chí theoquy định của pháp luật. Nhằm tăng cường công
tác quản lý nhà nước về hoạt động báo chí;
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đưa ra quan điểm: “Quyết tâm làm cho nền
báo chí ngày càng trong sạch hơn, vững mạnh hơn; thì mỗi cán bộ, nhà báo


ngày càng phải tiến bộ hơn; nội bộ đoàn kết hơn; nhiệm vụ hoàn thành xuất
sắc hơn”; tạp chí Cộng sản số 834, 4/2012.

3.1 Xu hướng phát triển của báo truyền hình

Truyền hình là một thể loại sử dụng hình ảnh và âm thanh để tạo nên
thông tin cung cấp cho khán giả. Từ khi ra đời và phát triển đến nay, truyền
hình vẫn luôn tận dụng được những lợi thế của mình để cung cấp hình ảnh
của thế giới cho công chúng. Các đài truyền hình trên thế giới vẫn đang nỗ

lực để cải tiến chương trình của mình để cạnh tranh với các loại hình truyền
thông khác đồng thời cung cấp cho công chúng những tin tức tốt nhất, nóng
nhất của thế giới xung quanh.
Truyền hình khác với các loại hình khác ở chỗ nó đòi hỏi phải có hình
ảnh và âm thanh kết hợp, điều đó dẫn tới công nghệ đi theo nó cũng phải cao
hơn, đầu tư tốn kém hơn. Để thực hiện một tin tức truyền hình thì ít nhất
cũng phải có 2 người cùng hợp tác: một phóng viên và một quay phim.
Trong xu thế cạnh tranh ngày nay, khán giả đã chán ngán những tin
tức khô khan, chậm chạp… do đó nhiều đài truyền hình nước ngoài đã phát
triển rất nhiều chương trình truyền hình trực tiếp, những chương trình tin
nóng phát trực tiếp từ hiện trường. Rất thường gặp những chương trình đang
phát dở thì bị cắt ngang bởi những “tin nóng”… tại hiện trường một sự việc
nào đó, ta sẽ thấy một phóng viên đang dẫn hiện trường tường thuật trực tiếp
những gì đang diễn ra xung quanh họ… khán giả trước màn hình tivi sẽ cảm
thấy tò mò và chăm chú theo dõi. Đó là một bước đi mới để chinh phục khán
giả.


Với sự cạnh tranh khốc liệt từ các loại hình báo chí khác, đặc biệt là từ
internet, truyền hình cần phải tự thay đổi bản thân mình để đáp ứng được
yêu cầu của công chúng hiện đại cũng như tự cứu sống bản thân mình. Bên
cạnh việc nâng cao chất lượng tin bài, chất lượng phát sóng… thì một yêu
cầu đặt ra cho truyền hình là phải tạo ra được những chương trình mới hấp
dẫn khán giả. Ta có thể thấy một vài thay đổi của truyền hình trong tương
lai:
• Truyền hình kỹ thuật số: Giữa năm 2008 và 2012, truyền hình công
nghệ tương tự (analogue TV) sẽ chấm dứt tại Anh để hoàn toàn chuyển sang
dịch vụ truyền hình kĩ thuật số với chất lượng tốt hơn. TV kĩ thuật số có thể
thu sóng từ dây anten, vệ tinh, cáp hoặc các đường dây điện thoại. Để
chuyển sang truyền hình công nghệ số, yêu cầu phải có bộ chuyển đổi để

xem truyền hình kĩ thuật số trên TV thông thường (set-top box) hoặc bộ giải
mã cho TV.
• TV độ nét cao: TV với độ nét cao hay HDTV (High-definition
television) là định dạng mới cho phép người xem có được những hình ảnh
sắc nét, rõ ràng, màu sắc trung thực, độ tương phản cao và chất lượng âm
thanh cũng tốt hơn nhiều nhờ có thêm nhiều điểm ảnh hơn trên từng cm.
Những chiếc TV được coi là HDTV nếu màn hình có đủ điểm ảnh (pixel) để
thể hiện được những hình ảnh sắc nét với độ phân giải 720p (1280x720
pixel) hoặc 1080i (1920x1080 pixel). Bạn cần phải có một chiếc HDTV và
bộ chuyển đổi HD hoặc bộ giải mã để xem được truyền hình kĩ thuật số.
• Máy ghi hình cá nhân PVR: Với PVR (Personal video recorder),
người xem có thể ghi lại nội dung truyền hình trực tiếp vào PC để xem lại
sau đó. Trong quá trình ghi lại các chương trình, chúng ta cũng có thể tạm


dừng (pause), xem lại (replay), tua hình (fast forward)… Hầu hết PVR đều
được kết hợp với các dịch vụ TV kĩ thuật số như: Sky, Freeview
• Xem video theo yêu cầu (on demand): “On demand” có nghĩa là
người xem có thể xem danh sách các chương trình để lựa chọn chương trình
muốn xem và không bị bó buộc về thời gian xem. Với dịch vụ theo yêu cầu,
đài truyền hình sẽ gửi tới khách hàng những show diễn hay những bộ phim
được yêu thích thông qua việc kết nối băng thông rộng nhờ bộ chuyển đổi
cho TV.
• Sự kết hợp giữa TV và máy tính: Gìờ đây, việc kết nối TV với máy
tính (PC) hay một thiết bị có thể đảm nhận cả 2 chức năng này không còn là
điều khó tưởng tượng. Nó sẽ mở ra một thư viện khổng lồ các đoạn video từ
mạng internet và có thể xem trực tiếp chúng trên TV. Điều này cũng gần
giống như việc sử dụng bộ nhớ PC như một chiếc PVR. Người tiên phong
trong lĩnh vực này là Microsoft với Media Centre. Bên cạnh đó, chiếc iTV
của Apple cũng mang đến những tiện nghi tương tự. Còn phải kể tới Xbox

360 cho phép tải các show để xem trực tiếp trên TV.
• Truyền hình di động: Hiện nay xem TV trên màn hình di động là
điều khá phổ biến. Nhờ kết nối mạng tốc độ cao 3G, việc tải về các gói dịch
vụ để xem trực tiếp trên di động đơn giản hơn bao giờ hết. Các công nghệ
cạnh tranh như: DAB-IP và DVB-H đang được các nhà sản xuất điện thoại
đưa vào để thu hút nhiều hơn nữa khách hàng. Cũng như điện thoại, việc
xem show trên iPod và máy nghe nhạc MP3 ngày càng phổ biến hơn.
(Hiện nay ở Việt Nam khái niệm truyền hình theo yêu cầu, truyền
hình thực tế và truyền hình tương tác vẫn còn có sự lẫn lộn với nhau, thực tế
đó là 3 hình thức hoàn toàn khác nhau.)


4.1 Lý thuyết áp dụng
4.1.1 Lý thuyết nhu cầu của Maslow
Nhà tâm lý học Abraham Maslow (1908-1970) được xem như một
trong những người tiên phong trong trường phái Tâm lý học nhân văn,
trường phái này được xem là thế lực thứ 3 (the Third Force) khi thế giới lúc
ấy đang biết đến 2 trường phái tâm lý chính: Phân tâm học (Psychoanalysis)
và Chủ nghĩa hành vi (Behaviorism). Năm 1943, ông đã phát triển một trong
các lý thuyết mà tầm ảnh hưởng của nó được thừa nhận rộng rãi và được sử
dụng trong nhiều lĩnh vực khác nhau, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục. Đó là lý
thuyết về Thang bậc nhu cầu (Hierarchy of Needs) của con người. Trong lý
thuyết này, ông sắp xếp các nhu cầu của con người theo một hệ thống trật tự
cấp bậc, trong đó, các nhu cầu ở mức độ cao hơn muốn xuất hiện thì các nhu
cầu ở mức độ thấp hơn phải được thỏa mãn trước.
Trong thời điểm đầu tiên của lý thuyết, Maslow đã sắp xếp các nhu
cầu của con người theo 5 cấp bậc:
-

Nhu cầu cơ bản (basic needs)


-

Nhu cầu về an toàn (safety needs)

-

Nhu cầu về xã hội (social needs)

-

Nhu cầu về được quý trọng (esteem needs)

-

Nhu cầu được thể hiện mình (self-actualizing needs)

Các nhu cầu xuất hiện không theo thứ bậc như Maslow đã đề nghị mà
tùy thuộc nhiều vào cá nhân và hoàn cảnh. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng
nhu cầu con người tùy thuộc nhiều vào giai đoạn nghề nghiệp, quy mô của
tổ chức và vị trí địa lý. Nhu cầu an toàn được xếp hạng cao hơn nhu cầu tự


×