Tải bản đầy đủ (.pdf) (42 trang)

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay TT.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (675.68 KB, 42 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN THỊ THÀNH
(Thích Đàm Thành)


ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA, TINH THẦN PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY
(KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ)
Chuyên ngành: Tôn giáo học
Mã số: 60.22.90

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Giáo viên hướng dẫn:
TS. NGÔ THỊ PHƯỢNG


HÀ NỘI - 2011


iii
MỤC LỤC


MỞ ĐẦU i


Chương 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ 9
PHẬT GIÁO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ 9
1.1. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam 9
1.1.1 Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 9
1.1.2. Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay 16
1.2 Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ hiện nay 22
1.2.1 Sự du nhập và phát triển của Phật giáo khu vực Đồng Bằng
Bắc Bộ 22
1.2.2 Đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ 32
Chương 2: MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO KHU VỰC
ĐỒNG BẮNG BẮC BỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, TINH
THẦN PHỤ NỮ VIỆT NAM HIỆN NAY 46
2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đến đời sống
văn hoá phụ nữ Việt Nam hiện nay 48
2.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với
văn hoá ứng xử của phụ nữ Việt Nam hiện nay 48
2.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đối với văn
hóa ăn, mặc của phụ nữViệt Nam hiện nay 60
2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến đời
sống tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay 73
2.2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến tín
ngưỡng của phụ nữ Việt Nam hiện nay 73
2.2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đối với tâm
lý và phong tục tập quán phụ nữ Việt Nam hiện nay 79

iv
2.3 Một số hạn chế liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo khu vực
Đồng Bằng Bắc Bộ đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt
Nam và khuyến nghị 86
2.3.1 Một số biểu hiện hạn chế liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo

khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay 86
2.3.2. Khuyến nghị nhằm khắc phục việc lợi dụng Phật giáo ảnh hưởng
đến phụ nữ Đồng Bằng Bắc Bộ 89
KẾT LUẬN 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 99



















1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Tôn giáo là một tiểu hệ thống kiến trúc thượng tầng, ra đời, tồn tại và
phát triển từ rất lâu trong lịch sử nhân loại. Tôn giáo đã sớm cấu thành đời
sống con người, tồn tại trong mối quan hệ tương hỗ với các lĩnh vực khác

như xã hội, văn hóa.
Việt Nam vốn là một nước đa tôn giáo. Các tôn giáo đó có lịch sử phát
triển và phạm vi ảnh hưởng xã hội không giống nhau. Có tôn giáo du nhập
từ bên ngoài, có tôn giáo sinh ra từ nhu cầu nội sinh của dân tộc. Quá trình
tồn tại của đời sống văn hóa, tinh thần con người Việt Nam chịu ảnh hưởng
rất nhiều từ văn hóa tín ngưỡng, tôn giáo. So với các tôn giáo khác, Phật
giáo được truyền vào Việt Nam từ rất sớm, ảnh hưởng rất quan trọng tới
đời sống văn hóa, tinh thần con người Việt Nam trong quá khứ cũng như
hiện tại.
Theo các tài liệu lịch sử, trung tâm Phật giáo Việt Nam quan trọng
đầu tiên được hình thành tại vùng đồng bằng Bắc Bộ. Cũng bởi vậy, Phật
giáo đã sớm ăn sâu vào tiềm thức tất cả các giai tầng, lứa tuổi, không phân
biệt giới tính, đặc biệt là phụ nữ Việt Nam ở khu vực này.
Cho tới ngày nay, Phật giáo vẫn không ngừng thể hiện vai trò của
mình đối với mọi mặt của đời sống chính trị, kinh tế, nhất là văn hoá, xã
hội. Từ nếp sống, nếp nghĩ của người dân khu vực đồng bằng Bắc bộ đều
mang ít nhiều dáng dấp của Phật giáo. Điều này thể hiện đặc biệt rõ nét
trong đời sống văn hóa, tinh thần của người phụ nữ, qua đạo đức, cách ứng
xử, đời sống tâm linh, lễ hội, trang phục…Có thể khẳng định rằng, Phật
giáo đã góp phần làm phong phú và giữ gìn bản sắc văn hóa, phát huy các
giá trị đạo đức tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam khu vực đồng bằng Bắc Bộ.
Vai trò của Phật giáo lại càng quan trọng hơn bao giờ hết khi mà, xã
hội hiện đại phát triển mạnh mẽ nhưng lại không ít sự đa dạng, phức tạp.

2
Phật giáo có điều kiện để toả sáng với những giá trị tinh tuý của mình, góp
phần giữ gìn và làm giàu thêm bản sắc văn hoá của dân tộc, xây dựng con
người Việt Nam nói chung và người phụ nữ Việt nói riêng, ngày càng hoàn
thiện theo tiêu chí Chân, Thiện, Mỹ, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất
nước trong thời đại mới.

Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Ảnh hưởng của Phật
giáo đối với đời sống văn hóa, tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay” (khu
vực đồng bằng Bắc Bộ) làm đề tài luận văn thạc sĩ Triết học chuyên ngành
Tôn giáo học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đền đề tài
Tìm hiểu về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống
văn hóa, tinh thần người Việt nói chung đến nay cũng có khá nhiều công
trình. Song công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời
sống văn hóa, tinh thần của người phụ nữ Việt Nam còn khiêm tốn. Có thể
xem xét các công trình đó qua hai nhóm vấn đề sau:
Nhóm thứ nhất, nghiên cứu về Phật giáo nói chung và ảnh hưởng của
Phật giáo đối với văn hóa, xã hội Việt Nam, có các công trình sau đây:“Tìm
hiểu chức năng xã hội của Phật giáo Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh,
Thành phố Hồ Chí Minh, 2010 của Trần Hồng Liên; tác giả Nguyễn Đăng
Duy với “Phật giáo với Văn hoá Việt Nam” (1999), Nhà Xuất bản Hà Nội.
Các công trình khác như: “Phật giáo trong mạch sống dân tộc” (2006)
của Thượng toạ Thích Thanh Từ; “Văn hoá truyền thống và Phật giáo Việt
Nam” (1999), Nhà Xuất bản Hà Nội của Minh Chi
Ngoài ra còn có các công trình nghiên cứu về Phật giáo, cung cấp
những cơ sở lý luận cho việc nhìn nhận, đánh giá ảnh hưởng của Phật giáo
đối với đời sống văn hóa, tinh thần của phụ nữ Việt Nam khu vực đồng
bằng Bắc Bộ như: “Phật học khái luận” của tác giả Thích Chơn Thiện
(Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 1999); “Lịch sử tư tưởng Việt Nam” của tác

3
giả Nguyễn Đăng Thục; “Lịch sử Phật giáo Việt Nam từ khởi nguyên đến
thời Lý Nam Đế” của tác giả Lê Mạnh Thát;“Đức Phật và Phật Pháp” của
tác giả Narada Thera do Phạm Kim Khánh dịch (Nxb Thuận Hoá và Thành
hội Phật giáo TP Hồ Chí Minh, 1994); tác phẩm “Phật học cơ bản” của
ban Hoằng pháp Trung ương giáo hội Phật giáo Việt Nam (Nxb Tôn giáo,

2003); tác phẩm “Phật giáo khái lược” của tác giả Lưu Vô Tâm (Nxb Tôn
giáo, 2003)… Bên cạnh đó còn nhiều bài viết công bố trên các tạp chí như:
Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, triết học, văn hoá… cũng được đề cập vai trò
của Phật giáo ở nhiều góc độ khác nhau.
Nghiên cứu về phụ nữ trong đời sống xã hội, có các công trình:“Phụ
nữ Thăng Long Hà Nội, truyền thống và hiện tại” của tác giả Nguyễn Văn
Đễ, Nxb. Văn hoá Thông tin Hà Nội năm 2009; “Người vợ Việt Nam” của
Đào Khê, Nxb. Phương Đông, năm 2009; “Người phụ nữ trong gia đình
truyền thống Việt” của tác giả Thái Hoàng Vũ, Nxb. Phụ nữ, năm 2008;
“Ảnh hưởng của văn hoá Đông - Tây đối với địa vị của người phụ nữ Việt
Nam trong lịch sử” của tác giả Đặng Thị Vân Chi, Nxb. Phụ nữ năm 2007.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu của các tác giả khi nghiên cứu
về Phật giáo đã tiếp cận từ các góc độ: lịch sử, tôn giáo học, triết học, văn
hoá, nghệ thuật học. Vì vậy, nghiên cứu “Ảnh hưởng của Phật giáo đối
với đời sống văn hoá tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay” đang còn bỏ
ngỏ và cần được nghiên cứu cấp thiết.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
3.1. Mục đích của luận văn:
Luận văn trên cơ sở phân tích những đặc điểm của Phật giáo khu vực
đồng bằng Bắc bộ, làm rõ những ảnh hưởng cơ bản của Phật giáo đến đời
sống văn hóa, tinh thần của phụ nữ Việt Nam, đồng thời đề xuất các
khuyến nghị khắc phục những biểu hiện tiêu cực liên quan đến ảnh hưởng
của Phật giáo đến phụ nữ Việt Nam.

4
3.2. Nhiệm vụ của luận văn:
Để đạt được mục đích trên, luận văn thực hiện nhiệm vụ sau:
- Khái quát về sự du nhập và phát triển của Phật giáo Việt Nam và
Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ;
- Trình bày những đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ;

- Trình bày những ảnh hưởng của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ
đến đời sống văn hóa, đời sống tinh thần của phụ nữ Việt Nam hiện nay;
- Đưa ra một số khuyến nghị nhằm khắc phục những vấn đề hạn chế
liên quan đến ảnh hưởng của Phật giáo đối với phụ nữ Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận văn
4.1. Đối tượng nghiên cứu: Ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời
sống văn hoá tinh thần người phụ nữ Việt Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
Đời sống văn hóa, tinh thần là một khái niệm rộng, Luận văn chỉ tập
trung nghiên cứu một số ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá
tinh thần của phụ nữ Việt Nam trên một số lĩnh vực tiêu biểu như: văn hóa
ứng xử, văn hóa ăn, mặc, tín ngưỡng, tâm lý và phong tục tập quán.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được trình bày trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo
Luận văn cũng kế thừa những kết quả của các công trình nghiên cứu
trong nước và ngoài nước về Phật giáo và ảnh hưởng của Phật giáo với
người phụ nữ Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng hệ thống các phương pháp của tôn giáo học và triết
học, phương pháp thống nhất giữa logic, lịch sử, phân tích, tổng hợp, đối
chiếu và so sánh.

5
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích khái lược chung về Phật giáo Việt Nam, luận
văn phân tích những ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh
thần của người phụ nữ Việt Nam trên một số lĩnh vực tiêu biểu như: phong
tục, tín ngưỡng, văn hoá ứng xử, thực hành nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của

phụ nữ. Luận văn chỉ ra những đóng góp của Phật giáo đối với đời sống
văn hoá tinh thần của phụ nữ Việt Nam.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Luận văn góp phần vào việc tìm hiểu và phân tích một
số ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần phụ nữ Việt
Nam trên một số lĩnh vực cụ thể: tín ngưỡng, phong tục; văn hoá ứng xử,
thực hành nghi lễ tín ngưỡng tôn giáo của phụ nữ một cách có hệ thống.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác
nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng, cho
việc hoạch định chính sách đối với tôn giáo của Đảng và Nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.

6
Chương 1
KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VIỆT NAM VÀ
PHẬT GIÁO KHU VỰC ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

1.1. Khái quát chung về Phật giáo Việt Nam
1.1.1 Quá trình du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo là tôn giáo ngoại nhập, vào Việt Nam rất sớm, từ hơn 2000
năm trước, qua hai con đường là đường biển và đường bộ. Trong đó, Phật
giáo du nhập vào Việt Nam từ Ấn Độ trước khi được du nhập từ Trung
Hoa.
Từ Ấn Độ, bằng đường biển (hay còn gọi là con đường gia vị) xuất
phát từ các hải cảng vùng Nam Ấn rồi qua Srilanca, Indônêxia, Phật giáo
vào Việt Nam… Lợi dụng luồng gió thổi định kỳ hai lần một năm, phù hợp
với hai mùa mưa nắng ở khu vực Đông Nam Á, những thương nhân Ấn Độ
đã tới các vùng này để buôn bán bằng thuyền buồm. Trong các chuyến đi

viễn dương ấy, họ thường cung thỉnh một hay hai vị tăng để cầu nguyện
cho thuỷ thủ đoàn. Nhờ đó, các vị tăng sĩ đã truyền bá đạo Phật vào các dân
tộc ở Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Từ Trung Quốc, bằng đường bộ, Phật giáo cũng được truyền vào Việt
Nam. Không bao lâu sau, Phật giáo Bắc phương đã chiếm ưu thế và đã thay
đổi chỗ đứng của Phật giáo Nam truyền vốn có từ trước.
Vê sau cũng diễn ra sự giao thoa văn hoá trên dẫn đến hiện tượng
dung hoà giữa văn hoá Ấn Độ và văn hoá Trung Hoa.
Sang thế kỷ III, có ba tăng nhân nước ngoài đến thuyết pháp tại Giao
Châu là Khương Tăng Hội người xứ Khang Cư (Sogdiane), tiếp đến là Chi
Cương Lương (Người xứ Nhục Chi) và Ma Ha Kỳ Vực (Người Ấn Độ).
Đến thế kỷ V, có hai thiền sư xuất hiện là Đạt Ma Đề Bà người Ấn Độ đến
Giao Châu giảng dạy về Thiền học và Thiền sư Huệ Thắng là người Việt.

7

Thế kỷ VI, Lý Bí khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương, giành độc lập,
dựng nước Vạn Xuân. Trong thời gian ở ngôi vua ngắn ngủi của mình (541
- 547) ông đã cho dựng chùa Khai Quốc (nay là chùa Trấn Quốc - Hà Nội)
(7;26). Sau này tại chùa Khai Quốc, Lý Thánh Tông đã lập ra Thiền Phái
Thảo Đường.
Từ thế kỉ thứ X đến thế kỉ XIV là giai đoạn cực thịnh của Phật giáo
Việt Nam, đạt đến đỉnh cao ở triều đại Lý - Trần (1010 - 1400). Giai đoạn
này Phật giáo phát triển mạnh, ảnh hưởng đến hầu hết các lĩnh vực của xã
hội nhất là về tư tưởng, đạo đức, văn học, kiến trúc… nhiều vị cao tăng trở
thành quốc sư và là cố vấn của các nhà vua về mặt chính trị, quân sự, ngoại
giao, kinh tế
Sang thế kỉ XV trở đi, Phật giáo suy yếu, Nho giáo ngày càng lớn
mạnh. Trong thời kỳ Nam Bắc phân tranh, Phật giáo được phục hồi lại,
song không được rực rỡ như trước. Các chúa Nguyễn và sau này là triều

Nguyễn lấy Nho giáo làm chính thống song vẫn duy trì và không bài bác
đạo Phật. Do đó, Phật giáo cũng có sự phát triển nhất định đối với tầng lớp
quý tộc, quan lại và đặc biệt là trong quần chúng nhân dân.
Đến nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, đất nước lâm vào cảnh ngoại
xâm, xã hội nhiễu nhương, Phật giáo suy vi. Trong tình hình đấy, các vị
tăng sĩ Phật giáo đã tích cực cùng tham gia đấu tranh chống quân xâm lược,
và chấn hưng Phật giáo trên các phương diện giáo lý, giáo hội, tín đồ và
tông phái. Trong Mặt trận Việt Minh, đã xuất hiện Hội Phật giáo Cứu
Quốc; sau đó Giáo hội tăng già miền Bắc, Hội Phật học miền Trung, Hội
Phật học miền Nam, họp tại chùa Từ Đàm - Huế để thống nhất lại thành
Tổng Hội Phật Giáo Việt Nam (8/4/1951).
Từ năm 1954 đến 1975 là giai đoạn Phật giáo Việt Nam có nhiều biến
đổi. Ở miền Bắc, Hội Phật giáo thống nhất Việt Nam ra đời, vừa hoạt động

8
tôn giáo, vừa hoạt động yêu nước trong cương lĩnh Mặt trận Liên Việt, sau
là Mặt trận Tổ quốc.
Ở miền Nam, chính quyền Ngô Đình Diệm, với chủ trương “quốc gia
hoá Thiên chúa giáo trong 5 năm” đã thi hành chính sách kỳ thị tôn giáo,
cấm đoán, đàn áp Phật giáo. Sau ngày miền Nam giải phóng (1975), đại đa
số các chức sắc, tăng ni, phật tử có tinh thần dân tộc, gắn bó với cách
mạng, yên tâm tu hành và tham gia hoạt động xã hội, xây dựng đất nước.
Để đoàn kết lực lượng Phật giáo cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, tháng
11 năm 1981, Giáo hội Phật giáo Việt Nam (GHPGVN) được thành lập.
Đây là tổ chức thống nhất trong lịch sử hơn 2000 năm của Phật giáo Việt
Nam. GHPGVN hoạt động theo đường hướng “Đạo Pháp - Dân tộc - Chủ
nghĩa xã hội” đã trải qua 6 kỳ đại hội, đến nay đã được củng cố và phát
triển.
Có thể nói rằng, trong hơn 2000 năm tồn tại và phát triển, Phật giáo
Việt Nam có lúc thịnh đạt, lúc suy vi, song được cải biến không ít cả về nội

dung giáo lý và hình thức tổ chức. Nhờ đó, đến nay Phật giáo đã khá hoà
nhập với đời sống tinh thần và nhu cầu tâm linh của đa số dân cư. Tiếp thu
ảnh hưởng của cả hai phía Ấn Độ và Trung Quốc, Phật giáo Việt Nam ngày
nay hội tụ cả hai dòng chính của đạo Phật là Đại thừa và Tiểu Thừa, chịu
ảnh hưởng của cả ba tông phái lớn là Thiền Tông, Tịnh Độ Tông và Mật
Tông.
1.1.2. Tình hình Phật giáo Việt Nam hiện nay
Trong công cuộc đổi mới, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo cũng được
Đảng và Nhà nước Việt Nam nhìn nhận thấu triệt hơn, cụ thể hơn, đáp ứng
được yêu cầu của thời đại mới.
Phật giáo đã có những đóng góp vào sự phát triển chung của xã hội.
Trong giai đoạn hiện nay, tình hình kinh tế - xã hội có nhiều thay đổi đã tác
động đến đời sống tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng. Nhưng Phật
giáo cũng có những thích ứng, chuyển biến cho phù hợp với thực tiễn

9
xã hội. Sau khi Giáo hội Việt Nam thống nhất (1981), các hệ phái trong cả
nước đã được quy tụ và trở thành Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Theo thống kê năm 2005, Phật giáo cả nước có gần 10 triệu tín đồ,
hơn 35 ngàn tăng ni, hơn 15 ngàn ngôi chùa; 4 Học viện Phật giáo, 8 lớp
Cao đẳng và 31 trường Trung cấp Phật học và một số tờ báo, tạp chí nghiên
cứu Phật học [Xem 74; 112].
Trước năm 1975, Phật giáo chỉ có một trường Đại học, nay số trường,
lớp tăng dần hàng năm. Năm 1993 có 22 trường, đến 2001 có 34 trường.
Giáo hội Phật giáo Việt Nam có 4 Học viện Phật giáo với hơn 1000 tăng ni
sinh, 35 lớp Cao đẳng và Trung cấp Phật học với trên 5000 tăng ni sinh;
1,076 cơ sở từ thiện và nhân đạo, trong đó có 950 lớp học sinh tình thương.
Phật giáo Nam tông Khơme có 2.500 các vị sư theo các lớp cao cấp và
Trung cấp Phật học Pali, đào tạo, bồi dưỡng, chức sắc, nhà tu hành trong
tôn giáo đang mở rộng theo hướng rút ngắn thời gian chiêu sinh, tăng số

lượng, mở rộng loại hình đào tạo Giáo hội Phật giáo Việt Nam luôn quan
tâm đến hoạt động văn hoá, thúc đẩy mạnh mẽ việc nghiên cứu, tuyên
truyền giáo lí đạo Phật. Một loạt các bộ kinh điển quan trọng đã được dịch
ra tiếng Việt và phát hành rộng rãi.
Như vậy, Phật giáo ở nước ta hiện nay, hội được nhiều nhân duyên tốt
đẹp và đang có xu hướng phát triển và tiếp tục phát triển hơn nữa. Điều đó
chứng tỏ Phật giáo luôn là nhu cầu hiện thực của một bộ phận không nhỏ
quần chúng nhân dân. Là một thành tố của văn hoá Việt Nam, Phật giáo đã
và đang xứng đáng có được một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa,
xã hội của Việt Nam hiện nay.
1.2 Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ hiện nay
1.2.1 Sự du nhập và phát triển của Phật giáo khu vực Đồng Bằng
Bắc Bộ
Quá trình du nhập của Phật giáo vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ

10
Phật giáo du nhập vào khu vực đồng bằng Bắc Bộ, có nhiều điều kiện
thuận lợi cả về mặt tự nhiên lẫn xã hội.
Về vị trí địa lý, đồng bằng Bắc Bộ là tâm điểm của con đường giao lưu
theo hai trục chính: Tây - Đông và Bắc - Nam. Vị trí đã tạo điều kiện cho
dân cư có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hoá nhân loại, trong
đó có Phật giáo, tạo nên sự phong phú, đa dạng cũng như nét đặc thù của
văn hoá Bắc Bộ. Về địa hình, đồng bằng Bắc Bộ là địa hình núi xen kẽ
đồng bằng hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc
xuống Đông Nam.
Mặt khác, khí hậu vùng đồng bằng Bắc Bộ tạo nên tập quán canh tác,
cư trú và tâm lí ứng xử cũng như sinh hoạt văn hoá cộng đồng của cư dân
trong khu vực rất mềm dẻo và linh hoạt. Đây chính là đặc điểm phù hợp
với căn tính “khế lý khế cơ” của đạo Phật, là tiền đề để đạo Phật được du
nhập một cách dễ dàng.

Về môi trường xã hội, cư dân đồng bằng Bắc Bộ từ lâu sống bằng nghề
trồng lúa nước, làm nông nghiệp là chủ yếu. Do tập quán sản xuất, sinh
hoạt nên người dân đồng bằng Bắc Bộ sống quần tụ thành làng.
Đạo Phật du nhập vào đồng bằng Bắc bộ trong bối cảnh lịch sử những
năm cuối của thiên niên kỷ trước công nguyên, nền văn hóa Việt cổ bắt đầu
chịu những thử thách. Trải qua hơn một thế kỷ đầu du nhập, đạo Phật đã
trải qua nhiều thăng trầm cùng với những thăng trầm của lịch sử, văn hoá
và con người Bắc Bộ. Từ thế kỷ III đến thế kỷ VI, Phật giáo ở đồng bằng
Bắc Bộ chịu ảnh hưởng của cả Phật giáo Ấn Độ lẫn Phật giáo Trung Quốc.
Từ thế kỷ VI đến thế kỷ X, Nho giáo ảnh hưởng ngày càng sâu rộng
trong đời sống xã hội ở miền Bắc. Trong thế “tam giáo đồng nguyên” của
quá trình Hán hoá, truyền bá Phật giáo bằng chữ Hán vốn chứa đựng nội
dung Nho giáo, thì Nho giáo và Phật giáo luôn giữ địa vị “độc tôn” trong tư
tưởng dân tộc là một đặc điểm của văn hoá Bắc Bộ. Cũng từ đây Phật giáo

11
Trung Quốc ngày càng ảnh hưởng sâu rộng và để lại những dấu ấn đậm
nét, sâu sắc hơn cả trong đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam.
Quá trình phát triển của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ
Thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, đồng bằng Bắc Bộ đã rất tôn
sùng Phật giáo và các vị cao tăng đức độ, tiếng tăm. Thời kỳ này chùa
chiền đã được xây dựng nhiều hơn. Tư tưởng nổi trội của Phật giáo khu
vực đồng bằng Bắc Bộ giai đoạn này là tư tưởng thiền Tỳ Ni Đa Lưu Chi
của Trung Quốc truyền vào Việt Nam từ thế kỷ VI và tồn tại đến thế kỷ
XIII, và tư tưởng thiền Vô Ngôn Thông của Trung Quốc truyền vào Việt
Nam từ thế kỷ IX tồn tại đến cuối thế kỷ XIII.
Thời kỳ độc lập và phát triển dân tộc từ thế kỷ X đến thế kỷ XV, ở
đồng bằng Bắc Bộ ngoài các trung tâm Phật giáo ở Luy Lâu, Kiến Sơ
(thuộc Bắc Ninh ngày nay), còn có các trung tâm Phật giáo mới ở Đại La
(nay thuộc Hà Nội), Hoa Lư (Ninh Bình). Các thiền phái Tỳ Ni Đa Lưu

Chi, Vô Ngôn Thông tiếp tục phát triển và xuất hiện thêm những thiền phái
mới: thiền Thảo Đường ra đời ở thế kỷ XIII và tồn tại đến thế kỷ XV.
Thời Đinh, nhà vua đã rất chú trọng đến vị trí của tôn giáo, đặc biệt là
Phật giáo. Vua đã cử nhà sư Ngô Chân Lưu làm tăng thống - vị quan đứng
đầu Phật giáo, và ban hiệu là Khuông Việt đại sư (đại sư giúp nước Việt).
Thời Tiền Lê, nhiều nhà sư đã trở thành cố vấn cho các vua về đường
lối đối nội và đối ngoại như: thiền sư Pháp Thuận, thiền sư Ma Ha, thiền sư
Thiền Ông, thiền sư Sùng Phạm, thiền sư Vạn Hạnh (phái Tỳ Ni Đa Lưu
Chi), thiền sư Vân Phong, thiền sư Khuông Việt, thiền sư Đa Bảo (phái Vô
Ngôn Thông). Thiền sư Vạn Hạnh và thiền sư Đa Bảo là những người có
công trong việc đưa Lý Công Uẩn lên ngôi vua đồng thời trở thành cố vấn
của Lý Thái Tổ.
Thời nhà Lý, Nho giáo có tác động ngày càng tăng nhưng vị trí của
Phật giáo không bị kém sút mà đã phát triển đến đỉnh cao. Các vua Lý đều

12
tôn sùng Phật giáo và cũng tu Phật. Các quý tộc đua nhau trọng đãi các nhà
sư. Thời Trần là thời kỳ phát triển mạnh của Phật giáo đến mức nhân dân
ta có câu “đất vua, chùa làng, phong cảnh bụt”.
Thời kỳ từ thế kỷ XVI - XVIII: Nét nổi bật của Phật giáo ở đồng bằng
Bắc Bộ thời kỳ này vẫn là Tam giáo đồng nguyên, nhưng Phật giáo bắt đầu
chiếm lại ưu thế của mình trong thế tam giáo ấy với quan niệm Thầy hơn
Vua, hơn Cha.
Dưới triều đại Hậu Lê, Lê Lợi và các vua đều tìm cách loại bỏ Phật
giáo mà đưa Nho giáo lên địa vị độc tôn về chính trị. Phật giáo tuy không ở
địa vị độc tôn trong ưu thế chính trị nhưng lại là nhu cầu sinh hoạt tâm linh
trong tình cảm của con người mà Nho giáo không thay thế được. Phật giáo
bị loại khỏi ảnh hưởng về vị trí xã hội nhưng lại sống trong tâm tư tình cảm
của nhân dân và được thể hiện trong nhiều tác phẩm văn học và dân gian.
Thời Lê Sơ, trong tư tưởng trọng Nho của Nguyễn Trãi, Lương Thế

Vinh, Lê Thánh Tông đều ít nhiều chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo.
Thời Trịnh-Nguyễn, Đàng Ngoài cũng như Đàng Trong, các chúa đều
hâm mộ Phật giáo, coi Phật giáo như là một cứu cánh, một chiến lược thu
phục nhân dân có lợi cho mình trong công cuộc lập quốc.
Ở thế kỷ XIX, dưới triều Nguyễn (1802-1945) tình hình đất nước
không ổn định. Nhà Nguyễn ban hành nhiều chính sách về chính trị, xã hội
mang tính chất chuyên chế hà khắc, thậm chí tàn sát cả công thần. Các thời
kỳ phát triển của các vua Nguyễn đều cấm đạo Công giáo,đề cao Nho giáo
lên địa vị độc tôn và có một số chiếu dụ hạn chế sự phát triển của Phật
giáo. Trong hoàn cảnh đó Phật giáo cố vượt ra khỏi sự cương toả của triều
đình, phát triển một cách độc lập và chi phối trở lại cách nhìn và thái độ
của triều đình đối với Phật giáo.
Thời kỳ Pháp thuộc (1858 - 1945) là thời kỳ có nhiều cuộc khởi nghĩa
của nhân dân ta chống lại sự thống trị của thực dân Pháp. Đã có nhiều nhà

13
sư và cư sĩ Phật giáo trong cả nước trở thành những chiến sỹ kiên cường
trên mặt trận chống giặc ngoại xâm và tay sai.
Từ 1945 - 1954, Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ cùng cả nước hoàn thành
cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp. Các tín đồ Phật giáo kể
cả các cao tăng vì tiếng gọi thiêng liêng của Tổ Quốc xếp áo cà sa mặc
chiến bào tham gia hàng ngũ cứu quốc.
Từ 1954 -1986, đồng bào Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ và cả nước tích
cực tham gia công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu
tranh thống nhất nước nhà ở miền Nam. Từ năm 1986 đến nay, Phật giáo
vẫn giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội và tinh thần
người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ.
1.2.2 Đặc điểm của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ
Thứ nhất, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ giữ được nhiều dấu ấn
của Phật giáo nguyên thủy: Phật giáo từ Ấn Độ du nhập vào khu vực đồng

bằng Bắc Bộ sớm, Luy Lâu đã trở thành một trung tâm Phật giáo với nhiều
bảo tháp, tăng ni, kinh Phật, kiến trúc chùa. Không những vậy, Phật giáo ở
khu vực đồng bằng Bắc Bộ còn sớm có các kinh Phật được dịch ra như Tứ
thập nhị chương (kinh 42 chương) phổ biến những quan niệm về Phật,
pháp, tăng, Luân hồi, Nghiệp báo, Từ bi, Bố thí cả về Thiền định và kinh
Pháp hoa tam muội. Nét nguyên thủy của Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc
Bộ, thậm chí còn được thể hiện ngay ở những ngôn ngữ Phật giáo đời
thường như chúng tôi đã trình bày ở trên.
Thứ hai, xét về tông phái thì Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ chủ
yếu là Bắc tông: Nếu như Phật giáo ở miền Nam bao gồm cả Bắc Tông và
Nam Tông thì ở miền Bắc nói chung và đồng bằng Bắc Bộ nói riêng, Phật
giáo chủ yếu là Bắc tông.
Thứ ba, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc bộ kết hợp chặt chẽ với tín
ngưỡng dân gian. Ở khu vực này, Phật giáo khi du nhập vào đã nhanh

14
chóng hội nhập với văn hoá tín ngưỡng dân gian, đặc biệt là tín ngưỡng tứ
Pháp. Đây có thể là một đặc điểm đặc sắc nhất của Phật giáo Việt Nam nói
chung, Phật giáo đồng bằng Bắc Bộ nói riêng. Hệ thống tín ngưỡng thờ Tứ
Pháp là hiện tượng tín ngưỡng bản địa mang đậm màu sắc của nền văn
minh lúa nước kết hợp với Phật giáo, tồn tại khá phổ biến ở đồng bằng Bắc
Bộ. Hình thái thờ Tứ pháp là một trong những tín ngưỡng thờ thần nông
nghiệp cổ sơ. Tứ Pháp bao gồm Pháp Vân, Pháp Vũ, Pháp Lôi, Pháp Điện
tượng trưng cho những thế lực thiên nhiên như mây, mưa, sấm, chớp.
Thứ tư, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ tồn tại và phát triển theo
xu hướng nhập thế. Nói Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ tồn tại và
phát triển theo xu hướng nhập thế không có nghĩa là ở khu vực khác, Phật
giáo không có tính nhập thế, mà thực chất xu hướng nhập thế của Phật giáo
khu vực này đậm nét hơn. Điều này không chỉ thể hiện ở sự kết hợp giữa
Phật giáo với tín ngưỡng sùng bái tự nhiên của dân gian, mà còn thể hiện ở

hoạt động xã hội của các nhà tu hành. Qua đó, cho thấy, Phật giáo ở đây
thực tế hơn, gần gũi với đời sống hàng ngày của con người, với lịch sử đấu
tranh chống giặc ngoại xâm và xây dựng đất nước.
Thứ năm, Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ thiên về yếu tố nữ:
Đây là đặc điểm chung của Phật giáo Việt Nam. Bởi vì, Phật giáo Việt
Nam được du nhập từ Ấn Độ, nơi mà Phật giáo nguyên thủy đã không coi
khinh người phụ nữ. Đặc biệt, đồng bằng Bắc Bộ là khu vực đặc trưng của
nền văn minh nông nghiệp, nền văn minh luôn đề cao yếu tố “âm” - “đất”,
đề cao vai trò của người mẹ. Vì vậy, khi Phật giáo du nhập vào khu vực
đồng bằng Bắc Bộ, yếu tố nữ càng được đề cao và trở thành yếu tố đặc
trưng cho Phật giáo khu vực này. Có thể thấy rõ điều này từ hệ thống chùà
mang tên nữ. Yếu tố nữ trong Phật giáo khu vực đồng bằng Bắc Bộ còn thể
hiện rõ qua hình tượng được tôn thờ trong tư tưởng và nghi lễ Phật giáo, rõ
nhất là hình tượng Phật Bà Quan Âm.

15
Tiểu kết chương 1
Ngay từ đầu công nguyên, Phật giáo Việt Nam nói chung, Phật giáo
đồng bằng Bắc Bộ nói riêng chịu ảnh hưởng trực tiếp của Phật giáo Ấn Độ.
Còn Phật giáo Trung Quốc đến Việt Nam muộn hơn. Phật giáo đã hình
thành nên nhiều trung tâm khác khắp vùng đồng bằng Bắc Bộ và trở thành
đầu não của Phật giáo cả nước.
Những chuẩn mực văn hóa, đạo đức mà Phật giáo đưa ra, nếu lược bỏ
màu sắc mang tính chất tôn giáo sẽ là những nguyên tắc ứng xử phù hợp
giữa người với người, rất có ích cho việc xây dựng văn hóa, xã hội của con
người. Điều đó cho thấy việc hướng con người tới điều thiện, hình thành
một xã hội, một nền văn hoá hài hoà, đậm tính nhân văn. Đặc biệt, Phật
giáo có tính quảng đại quần chúng nên đã thâm nhập sâu rộng vào lực
lượng đông đảo trong các tầng lớp xã hội, trong đó có phụ nữ và trở thành
một sức mạnh văn hóa, tinh thần đáng kể.

Sự phát triển của Phật giáo ở đồng bằng Bắc Bộ đã ảnh hưởng tới mọi
tầng lớp trong xã hội, đặc biệt là người phụ nữ. Phật giáo ảnh hưởng sâu
đậm trong đời sống văn hoá tinh thần của họ, từ văn hoá ăn mặc đến cách
ứng xử trong gia đình và ngoài xã hội, từ tâm lý đến niềm tin tín ngưỡng và
sự thực hành tín ngưỡng của người phụ nữ. Tất cả những ảnh hưởng đó góp
phần không nhỏ hình thành nên nhân cách người phụ nữ vùng đồng bằng
Bắc Bộ.

16
Chương 2
MỘT SỐ ẢNH HƯỞNG CỦA PHẬT GIÁO KHU VỰC ĐỒNG BẮNG
BẮC BỘ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG VĂN HOÁ, TINH THẦN PHỤ NỮ
VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đến đời
sống văn hoá phụ nữ Việt Nam hiện nay
2.1.1. Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng Bằng Bắc Bộ đối với
văn hoá ứng xử của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Theo nghĩa triết tự, ứng xử là từ ghép của “ứng” và “xử”. Ứng là ứng
đối, ứng đáp, ứng phó, ứng biến…Xử là phản ứng của con người đối với sự
tác động của người khác đến mình trong một tình huống cụ thể nhất định.
Ứng xử là phản ứng có lựa chọn, tính toán, là cách nói năng tuỳ thuộc vào tri
thức, kinh nghiệm và nhân cách của mỗi người nhằm đạt kết quả cao nhất
trong giao tiếp. Theo chúng tôi, văn hoá ứng xử là sự thể hiện triết lý sống,
lối sống, suy nghĩ, lối hành động của một cộng đồng người trong việc ứng
xử và giải quyết những mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã
hội, từ vi mô (gia đình) đến vĩ mô (nhân gian).
Trước hết, với tư cách là người con trong gia đình, Phật giáo luôn răn
dạy con người nói chung và người nữ nói riêng lòng hiếu thảo. Đối với xã
hội lấy gia đình làm nền tảng như ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, “hiếu” là thứ
tình cảm thiêng liêng nhất, gần gũi nhất, được xếp vào vị trí hàng đầu trong

tâm niệm. Nó là một yếu tố quan trọng để xây dựng chuẩn mực đạo đức
trong ứng xử gia đình của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Hiếu xuất hiện
trong đạo Phật mang sắc thái riêng biệt, gần gũi với xã hội do đó nó nhanh
chóng tạo nên những tác động tích cực tới tư duy, lối sống của người phụ
nữ đồng bằng Bắc Bộ.
Cũng bởi rất đề cao chữ Hiếu, Phật giáo còn có riêng một ngày lễ lớn
cho những người con, người cháu nhớ tới công ơn sinh thành dưỡng dục

17
của các bậc sinh thành. Đó chính là ngày lễ Vu Lan vào rằm . Phụ nữ
thường đi lễ chùa và cầu mong cho cha mẹ dù đang sống hoặc ở phương
trời nào cũng luôn được bình an, thanh thản.
Hiếu thảo là tiêu chuẩn đạo đức cơ bản trong xã hội Việt Nam, vì thế
người con hiếu thảo kể cả nam hay nữ luôn nhận được sự tán thưởng, khen
ngợi của mọi người; Ngược lại, những đứa con bất hiếu luôn bị dư luận xã
hội chê ghét, lên án, phê phán. Bất hiếu được liệt vào tội lớn nhất trong
năm tội “ngũ ngịch” của phật giáo.
Như vậy, Hiếu là phạm trù đạo đức trung tâm của đạo Phật nó có ảnh
hưởng lớn đối với văn hóa ứng xử của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ
thời kỳ hiện đại, giúp mỗi người con, người cháu nhìn lại chính mình, xem
cách mình đối xử với đấng sinh thành như vậy đã đúng với đạo lý và truyền
thống của dân tộc chưa. Đồng thời, Phật giáo cũng đưa ra lời khuyên dạy
đối với những đứa con ngỗ nghịch làm cha mẹ phiền lòng.
Không chỉ dạy con cái nên hiếu thảo với cha mẹ, Phật giáo cũng răn
dạy cách đối xử, giáo dục của cha mẹ với con cái. Đạo đức Phật giáo giúp
người phụ nữ có những cách cư xử, giáo dục con cái về mọi mặt, giúp con
cái hình thành và phát triển nhân cách toàn diện. Nhân cách con người cơ
bản chịu ảnh hưởng của giáo dục gia đình mà mẹ là người góp phần quan
trọng. Đối với chồng, ảnh hưởng nhiều của giáo lý nghiệp báo, nhân quả và
ngũ đạo giới trong đạo Phật tạo nên cho người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ

vừa là người vợ hiền, đảm đang tháo vát, chung lưng đấu cật sẻ chia những
lo toan vất vả trong cuộc sống vui, buồn. người phụ nữ còn là người điều
tiết mối quan hệ ứng xử với họ hàng thân tộc đôi bên. giúp cho mỗi gia đình
lớn được thuận hoà ấm êm. Ngày nay, người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ còn
có trách nhiệm với các quan hệ khác của xã hội. Đó là cách ứng xử trong cơ
quan, nơi làm việc, trong khu phố nơi cư ngụ, ứng xử với hàng xóm láng
giềng, với bạn bè của chồng, của con trong gia đình… Đây cũng là một

18
trong những yếu tố tạo nên hạnh phúc gia đình, chồng “sang vì vợ” là một
nhận xét mà nhiều người đã thừa nhận. biết đối nhân xử thế, tế nhị và tạo
được thiện cảm của bạn chồng, bạn con. Không chỉ là sự hiếu khách mà còn
thể hiện sự chu đáo tôn trọng khách. Trong ứng xử giao tiếp, người phụ nữ
“không được nói dối”, “không nói lời thêu dệt”. Người phụ nữ phải luôn giữ
những nguyên tắc đó trong ứng xử với gia đình và ngoài xã hội.
Phụ nữ Việt Nam, cả trong lịch sử và hiện nay, luôn là bộ phận chiếm
đa số trong số những tín đồ của đạo Phật, là những người chịu ảnh hưởng
trực tiếp những giá trị đạo đức, phép ứng xử mà Phật giáo để lại cho xã hội.
Tiếp nhận được những giá trị đó, người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ trong
văn hoá ứng xử, luôn thể hiện sự nhẹ nhàng, tế nhị, kín đáo và khéo léo.
Đức tính ấy vừa là niềm tự hào, vừa tạo nên sức mạnh tiềm ẩn cho phụ nữ
Việt Nam và cũng là ưu thế riêng của phụ nữ Việt Nam.
Nhờ sức mạnh ấy, phụ nữ Việt Nam đã tạo nên kỳ tích trong các cuộc
đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Nhiều nữ chiến sĩ cách mạng Việt Nam đã
chui sâu vào tổ chức của địch, linh hoạt, khéo léo đối phó với địch để hoàn
thành nhiệm vụ cách mạng của mình. Trong công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước hiện nay, nhiều phụ nữ Việt Nam đã có những thành công
lớn trong hoạt động chính trị và sự cạnh tranh khốc liệt của nền kinh tế thị
trường, trong hoạt động văn hóa, khoa học, giáo dục. Những danh hiệu,
giải thưởng dành cho phụ nữ hiện nay vừa là sự tôn vinh của xã hội với

những đức tính, phẩm hạnh của phụ nữ Việt Nam, vừa chứng minh cho
những đóng góp to lớn của chị em. Quan niệm phụ nữ là “phái yếu” đã
thực sự không còn thích hợp trong thời đại ngày nay.
2.1.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đối với
văn hóa ăn, mặc của phụ nữViệt Nam hiện nay
Không chỉ ảnh hưởng đến văn hoá ứng xử của phụ nữ trong gia đình
và ngoài xã hội, Phật giáo còn có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá, quan

19
niệm ăn mặc của họ. Những ảnh hưởng của Phật giáo trong văn hóa ăn mặc
của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ được thể hiện trong cuộc sống hiện
đại khá đa dạng và phong phú, không chỉ ở góc độ nhân văn mà còn mang
hướng tới vẻ đẹp chân, thiện, mỹ.
Trong sự phát triển của xã hội hiện đại, văn hoá ăn, mặc đóng một vai
trò quan trọng, đặc biệt đối với người phụ nữ. Văn hoá ăn, mặc không chỉ
thể hiện quan niệm thẩm mỹ, lối sống, trình độ của người phụ nữ, mà còn
thể hiện đặc trưng của văn hoá truyền thống vùng miền. Đặc trưng văn hoá
truyền thống được bảo lưu kết hợp với sự tiếp thu của các yếu tố của văn hoá
ăn, mặc hiện đại.
Đối với người phụ nữ Việt ở đồng bằng Bắc Bộ, văn hoá ăn, mặc truyền
thống gắn liền với dấu ấn nông nghiệp. Trong đó, ăn, mặc rất được quan
tâm. Vì vậy, người Việt thường nói: “Có thực mới vực được đạo”. Nó quan
trọng, đến trời cũng không dám xâm phạm: “Trời đánh còn tránh bữa ăn”.
Ăn uống là văn hoá, đó là văn hoá tận dụng môi trường tự nhiên. Cho
nên, trong cơ cấu bữa ăn truyền thống của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ
thể hiện rõ dấu ấn của truyền thống văn hoá nông nghiệp lúa nước. Người
phụ nữ trong gia đình đồng bằng Bắc Bộ chính là người nội trợ phải đảm
đương trách nhiệm chăm lo ăn uống cho cả gia đình “nữ công gia chánh”.
Từ khi Phật giáo du nhập vào đồng bằng Bắc Bộ, tồn tại và phát triển
cho đến ngày nay, cùng với những tác động của các yếu tố văn hoá ngoại

lai khác, Phật giáo có ảnh hưởng không nhỏ đến văn hoá ăn uống của người
phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Ăn uống từ tốn, nhã nhặn, điều độ, tiết kiệm là
cách thức ăn của Phụ nữ Việt Nam, thể hiện rõ nét ảnh hưởng đó. Cách
thức ấy thể hiện sự tôn trọng, sự tận hưởng những thành quả lao động chân
chính của phụ nữ đối với chính mình. Ăn uống phải từ tốn, vệ sinh sạch sẽ
và điều độ, không được xô bồ, ô tạp, cái gì cũng ăn, cái gì cũng uống.
Phật giáo với giáo lý từ bi hỉ xả. Đặc biệt giới không sát sinh đã ảnh hưởng

20
không nhỏ đến truyền thống văn hoá ăn uống. Vẫn là những món ăn truyền
thống đó, nhưng trong tâm niệm người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ luôn là
“ăn chay, niệm Phật”. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc người “nội
trợ” - người phụ nữ chuẩn bị bữa ăn trong gia đình. Nhiều gia đình thường
ăn chay vào các ngày lễ của Phật giáo. Ăn chay là xuất phát từ quan niệm
từ bi thương vạn vật của Phật giáo. Khi đã quy y trở thành đệ tử của Phật
Phật tử thì phải giữ giới, không sát sinh, hại vật, phải thương yêu mọi loài.
Trong hành động lời nói và ý nghĩ, người Phật tử thể hiện lòng từ bi của
mình. nên người Phật tử thường ăn chay. người xuất gia thì ăn chay trường,
Phật tử tại gia còn nhiều trở ngại nên tùy tâm của họ.nhiều người không
phải là phật tử họ cũng ăn chay.
ăn chay rất phù hợp với phong cách ăn uống Á đông, văn hoá ăn uống
truyền thống thiên về thực vật của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ, chú
trọng ăn ngũ cốc nhiều hơn thực phẩm động vật. Vả lại ăn chay giúp cho cơ
thể được nhẹ nhàng, trí óc được minh mẫn sáng suốt. Gần đây các bác sĩ
Soteylo và bác sĩ Vang Kiplami cho biết, trong các thứ thịt có nhiều chất
độc, rất nguy hiểm cho sức khoẻ con người. nên ăn chay rất hợp vệ sinh và
không kém phần bổ dưỡng.
Đặc biệt, đối với người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ, dưới ảnh hưởng
của Phật giáo trong văn hoá ăn uống của họ cũng theo đúng tinh thần của
đạo Phật. Giới không sát sinh và không uống rượu hay chất kích thích đều

ảnh hưởng ít nhiều đến phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Không chỉ ảnh hưởng
trong văn hoá ăn mà đạo Phật du nhập vào đồng bằng Bắc Bộ còn ảnh
hưởng đến cả văn hoá mặc. Sự kết hợp giữa ăn mặc và tâm để tạo thành
người tu chân chính, Phật tử thuần thành. Màu áo nâu của trang phục Phật
giáo đã ảnh hưởng ít nhiều đến trang phục và phong cách ăn mặc của người
phụ nữ.
Vào ngày lễ, hội, người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ thường mặc các

21
kiểu trang phục truyền thống như áo tứ thân, mớ ba mớ bảy, hay áo dài.
Đầu đội chiếc nón quai thao, đeo bên mình một bộ xà tích bằng bạc, Chân
đi đôi dép cong cong hay đôi guốc mộc bằng gỗ. Trang phục này đã làm
cho người phụ nữ Việt ở Bắc Bộ trở nên kín đáo, duyên dáng.
Dưới thời Pháp cai trị, cùng với sự giao lưu văn hoá phương Tây,
chiếc áo dài cổ truyền được cải tiến dần thành chiếc áo tân thời. Trong
những năm kháng chiến chống Pháp, trang phục của phụ nữ Bắc Bộ thường
mặc áo cánh nâu, cổ tròn hay cổ tim, phối với quần đen vải phin hay láng.
Vấn khăn và chít khăn vuông mỏ quạ. Những người làm cán bộ, thoát ly thì
mặc áo sơ mi với nhiều kiểu cách và màu sắc phong phú. Đặc biệt trong bối
cảnh ngày nay, kinh tế thị trường phát triển, văn hóa mặc của người phụ nữ
đồng bằng Bắc Bộ trở nên đa dạng và đa sắc hơn bất cứ lúc nào hết. Tuy
nhiên, dù đa dạng kiểu cách hay đa sắc màu, thì trang phục của người phụ
nữ, nhất là phụ nữ nông thôn bao giờ cũng giữ nét đẹp truyền thống là sự
kín đáo, khéo léo, lịch sử, trang nhã. Cũng có thể, vẫn còn có hình ảnh ăn
mặc hở hang, lố bịch, thiếu thẩm mỹ ngoài xã hội. Chính những quy định
về ăn, mặc, nói năng, đi lại trong chùa cũng tác động không nhỏ tới cách
ăn, mặc, giao tiếp của phụ nữ.
Đạo Phật ảnh hưởng tới lối ăn mặc của phụ nữ, còn xuất phát từ chính
cách ăn mặc của các nhà tu hành. trang phục của các nhà tu hành thường
được làm bằng các loại vải thô màu nâu. Y phục thường nhật chia làm 2

loại: y phục mặc trong chùa là áo màu vàng, màu nâu, màu lam. Người mới
xuất gia, Khi tiếp khách hoặc ra ngoài thì áo dài màu nâu dành cho chư
tăng, áo dài màu lam dành cho chư ni. Tuy nhiên, hiện nay còn mặc áo màu
vàng. Việc mặc áo màu vàng hay màu nâu không thể hiện chức danh cao
hay thấp. Áo thường nhật và áo nghi lễ hình thức khác nhau, Ống tay áo
thường nhật nhỏ, ống tay áo nghi lễ rộng hơn. Y phục nghi lễ hay còn gọi
là lễ phục, là những loại áo mặc khi thực hiện các nghi lễ Phật giáo.

22
Ảnh hưởng của đạo Phật, trang phục Phật giáo và người tu sỹ, nên phụ
nữ là Phật tử khi đến chùa họ cũng thường mặc áo dài nâu hoặc áo dài lam.
Ảnh hưởng của giáo lý Phật giáo đến phụ nữ còn là cách ăn mặc kín đáo,
lịch sự, nhã nhặn, không khoe khoang, phô trương.
Bên cạnh đó còn một bộ phận nhỏ những người phụ nữ Bắc Bộ, khi đến
chùa chưa thực sự hiểu biết về văn hoá ăn mặc Phật giáo nên đôi khi ăn
mặc hở hang, mất mĩ quan, ảnh hưởng đến cảnh quan và môi trường văn
hoá của nhà chùa, mất đi tính thiêng liêng và nghiêm túc nơi thờ tự.
Như vậy, có thể nói rằng, đạo Phật đã ảnh hưởng sâu sắc đến văn hoá
ăn mặc của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ. Sự ảnh hưởng này không chỉ
trong truyền thống mà còn trong cuộc sống hiện đại.
2.2 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến đời
sống tinh thần phụ nữ Việt Nam hiện nay
2.2.1 Ảnh hưởng của Phật giáo khu vực Đồng bằng Bắc Bộ đến tín
ngưỡng của phụ nữ Việt Nam hiện nay
Niềm tin của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ mang tính đa phức,
họ tin vào tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, thờ thần, thành hoàng, thờ Mẫu.
Khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam, thì người phụ nữ lại tiếp nhận
một niềm tin tôn giáo mới. Niềm tin vào đạo Phật đã nhanh chóng hoà
hợp với niềm tin tín ngưỡng dân gian của người Việt, để hình thành nên
niềm tin Tam giáo (Nho - Phật - Đạo).

Trong niềm tin của người phụ nữ đồng bằng Bắc Bộ, Phật giáo cùng
với tín ngưỡng thờ Mẹ, thờ Mẫu đã có sự hội nhập vào nhau. Mẹ Dâu trở
thành thuỷ tổ của hệ thống Phật giáo dân gian Tứ Pháp (Bà Dâu - Pháp
Vân, Bà Đậu - Pháp Vũ, Bà Tướng - Pháp Lôi, Bà dàn, pháp điện).
Đức Phật có vai trò đặc biệt quan trọng bên cạnh các vị thần, thánh, tiên
khác. Họ kể lại cho con cháu của mình nghe nhiều câu chuyện về những
câu chuyện thần thoại mang màu Tiên - Phật. Niềm tin Phật giáo tồn tại

×