Tải bản đầy đủ (.pdf) (136 trang)

Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm Triều Trần

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.64 MB, 136 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HOÀNG THỊ LÂN




TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG
CHỐNG NGOẠI XÂM TRIỀU TRẦN





LUẬN VĂN THẠC SĨ

Chuyên ngành: Văn học Dân gian










Hà Nội - 2012

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HOÀNG THỊ LÂN




TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG
CHỐNG NGOẠI XÂM TRIỀU TRẦN




Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học Dân gian
Mã số 60 22 36
Người hướng dẫn khoa học:
GS. TS. Lê Chí Quế







Hà Nội - 2012
1

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU…………………………………………………………
4
PHẦN NỘI DUNG………………………………………………………
18
Chương 1:
KHÔNG GIAN ĐỊA - VĂN HÓA –LỊCH SỬ TRIỀU TRẦN
18

1.1. Về nguồn gốc và quê hương nhà Trần………………
18

1.2. Không gian địa lý……………………………………………
22

1.3. Văn hóa - Lịch sử……………………………………………
30

Tiểu kết chương 1……………………………………………………
35
Chương 2:
VĂN BẢN TRUYỀN THUYẾT ANH HÙNG CHỐNG NGOẠI


XÂM TRIỀU TRẦN……………………………………………….
37

2.1. Phân biệt truyền thuyết và giai thoại
37

2.2. Tiêu chí xác định văn bản truyền thuyết anh hùng chống

ngoại xâm triều Trần………………………………………………
40

2.3. Văn bản truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.
40

2.3.1. Chùm truyền thuyết về Hưng Đạo Đại vương Trần


Quốc Tuấn…………………………………………………
41

2.3.1.1. Bảng hệ thống chùm truyền thuyết về Hưng Đạo vương


Trần Quốc Tuấn…………………………………………………….
41

2.3.1.2. Nhận xét về chùm truyền thuyết về Hưng Đạo vương



Trần Quốc Tuấn…………………………………………………
42

2.3.1.3. Nội dung chùm truyền thuyết về Hưng Đạo vương


Trần Quốc Tuấn…………………………………………………….
43

2.3.2. Chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần
49

2.3.2.1. Bảng hệ thống chùm truyền thuyết về một số tướng


lĩnh triều Trần………………………………………………………
49

2.3.2.2. Nhận xét chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần …….
52

2.3.3.3. Nội dung chùm truyền thuyết về một số tướng lĩnh triều Trần………
56
2


2.3.3. Chùm truyền thuyết về các liệt nữ và nữ thần triều Trần
62

2.3.3.1. Bảng hệ thống chùm truyền thuyết về các liệt nữ và nữ thần



chống ngoại xâm triều Trần…………………………………………
62

2.3.3.2. Nhận xét chùm truyền thuyết về các liệt nữ và nữ thần


chống ngoại xâm triều Trần…………………………………………
65

2.3.3.3. Nội dung chùm truyền thuyết về các liệt nữ và nữ thần


chống ngoại xâm triều Trần…………………………………………
66

Tiểu kết chương 2
72
Chương 3:
NGHỆ THUẬT KỂ CHUYỆN CỦA TRUYỀN THUYẾT


ANH HÙNG CHỐNG NGOẠI XÂM TRIỀU TRẦN……
75

3. 3.1. Nghệ thuật kết cấu…………………………………………
75

3.2. Nghệ thuật xây dựng nhân vật và những mô típ cơ bản………

76

3.2.1. Nghệ thuật xây dựng nhân vật ……………………
76

3.2.2. Phân tích ý nghĩa một số mô típ cơ bản
78

3.2.2.1. Về khái niệm mô típ ………………………….
78

3.2.2.2. Mô típ sinh nở thần kì/ xuất thân kì lạ…………………….
79

3.2.2.3. Mô típ chiến công phi thường
86

3.2.2.4. Mô típ hóa
90

3.2.2.5. Mô típ vinh phong, gia phong
93

3.2.2.6. Mô típ hiển linh âm phù
94

3.3. Môi trường diễn xướng của truyền thuyết anh hùng


chống ngoại xâm triều Trần

95

3.3.1. Một số lễ hội về anh hùng chống ngoại xâm triềuTrần
95

3.3.1.1. Lễ hội Đức Thánh Trần
95

3.3.1.2. Lễ hội đền Quát
98

3.3.1.3. Lê hội đền Phù Ủng
100

3.3.1.4. Lễ hội Hạ Kỳ
101
3


3.3.1.5. Lễ hội đền Cờn
103

3.3.2. Cơ sở tín ngưỡng của lễ hội về các anh hùng chống


ngoại xâm triều Trần
106

3.3.3. Mối quan hệ giữa các truyền thuyết và lễ hội về anh hùng



chống ngoại xâm triều Trần………………………………
108

3.3.3.1.Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần là cơ sở


để các lễ hội về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần


tồn tại và phát triển…………………………………………
108

3.3.3.2. Lễ hội về anh hùng chống ngoại xâm triều Trần là “môi


trường sống” của truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần……
110

Tiểu kết chương 3
111
PHẦN KẾT LUẬN……………………………………………………
113
TÀI LIỆU THAM KHẢO……………………………………………
116
PHỤ LỤC ……………………………………………………………
122














4

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Dân tộc Việt Nam, đất nước Việt Nam có truyền thống anh hùng kiên
cường, bất khuất, có tinh thần yêu nước nồng nàn. Truyền thống ấy, tinh thần ấy
được hình thành từ những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm, bảo vệ non sông đất
nước. Nó được truyền từ đời này sang đời khác, được bồi đắp từ thế hệ này sang thế
hệ kia trong suốt hơn 4000 năm lịch sử. Truyền thống ấy, tinh thần ấy đã
chiến thắng biết bao kẻ thù xâm lược, giành lại độc lập, tự do cho đất nước,
giành lại ấm no, hạnh phúc cho nhân dân. Nguyễn Khoa Điềm đã từng viết về
đất nước Việt Nam và con người Việt Nam:
“Khi có giặc người con trai ra trận
Người con gái trở về nuôi cái cùng con
Ngày giặc đến nhà thì đàn bà cũng đánh
Nhiều người đã trở thành anh hùng
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại ”
(Trích Đất nước – Nguyễn Khoa Điềm)
Hơn thế nữa dân tộc Việt Nam có bề dày văn hóa, con người Việt Nam

có tâm hồn cao đẹp, biết “ ăn quả nhớ kẻ trồng cây”, “ uống nước nhớ
nguồn”, biết tưởng nhớ tổ tiên ông bà, biết kính trọng và biết ơn những thế hệ
cha ông có công chống giặc ngoại xâm và biết lưu giữ những giá trị văn hóa
tinh thần bằng nhiều phương thức, cách thức khác nhau. Truyền thuyết là một
thể loại văn học Dân gian đã trở thành một phương thức biểu đạt có giá trị và
hiệu quả cao về những điều đó.
1.2. Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm chiếm số lượng lớn
trong kho tàng truyền thuyết Việt Nam. Khi nghiên cứu truyền thuyết anh
hùng chống ngoại xâm trên phương diện nội dung và nghệ thuật chúng ta
5

không chỉ hiểu được lịch sử hào hùng của dân tộc mà chúng ta còn biết được
tư tưởng người Việt, tâm hồn người Việt, tinh thần dân tộc của người Việt gửi
gắm trong đó. Và hơn thế nữa, một mặt nào đó chúng ta thấy bề sâu, độ dày
văn hóa của con người Việt Nam và đất nước Việt Nam được thể hiện dưới
những tác phẩm văn học dân gian này.
1.3. Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần là một mảng
rất lớn trong truyền thuyết Việt Nam. Đó là truyền thuyết kể về các anh hùng
thời đại Đông A như Trần Hưng Đạo, Trần Nhật Duật, Trần Quang Khải, Yết
Kiêu, Dã Tượng, Phạm Ngũ Lão, Lân Hổ Bên cạnh đó là những truyền
thuyết về các liệt nữ, nữ thần triều Trần như bà Quý Minh, bà chúa giữ kho
Lý Thị Châu, Nguyễn Thị Bích Châu, Linh từ Quốc Mẫu Trần Thị Dung, các
nàng công chúa đời Trần và biết bao các bậc nữ lưu khác lúc sống đã góp
công sức mình trong cuộc chiến đấu bảo vệ non sông đất nước, lúc mất thì
hiển linh âm phù cho đời sau. Các truyền thuyết ấy đã cho chúng ta thấy hừng
hực hào khí Đông A, tinh thần đoàn kết chống giặc ngoại xâm của quân và
dân nhà Trần. Một tinh thần thời đại, một tư tưởng lớn lao, một tâm hồn cao
đẹp của người Việt được nhân dân gửi gắm trong các truyền thuyết như một
minh chứng hùng hồn rằng đất nước Việt Nam, non sông Việt Nam sẽ trường
tồn mãi mãi vì nó được dựng xây từ những con người vĩ đại với những truyền

thống anh hùng kiên cường bất khuất trong lao động sản xuất và đấu tranh chống
giặc ngoại xâm Những con người anh hùng ấy sẽ sống mãi trong đời sống tâm
linh của con người Việt Nam ta.
1.4. Là một giáo viên giảng dạy trên quê hương nhà Trần thì việc
nghiên cứu truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần đối với chúng
tôi có vai trò và ý nghĩa rất to lớn. Nó không chỉ giúp chúng tôi hiểu được tư
tưởng, tình cảm của người Việt mà còn cho chúng tôi hiểu được tinh thần yêu
nước, chủ nghĩa anh hùng dân tộc và truyền thống giết giặc cứu nước của toàn
6

dân tộc ta trong một thời đại lịch sử hào hùng. Mặt khác, hiểu được những giá
trị của các tác phẩm văn học dân gian trong đời sống văn hóa, tinh thần của
chúng ta. Qua đó, giúp học sinh thêm yêu quê hương Tổ quốc, biết bồi đắp
thêm truyền thống yêu nước, biết trân trọng, giữ gìn những giá trị văn hóa, giá
trị tinh thần của dân tộc Việt Nam.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Truyền thuyết nói chung rất phong phú và đa dạng. Trong luận văn này
chúng tôi tiến hành nghiên cứu các vấn đề sau:
- Những truyền thuyết tiêu biểu về anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.
- Những mô típ và vai trò của các mô típ trong việc tạo nên type trong truyền
thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.
- Môi trường diễn xướng của các truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm
triều Trần.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
- Những truyền thuyết về anh hùng chống ngoại xâm triều Trần đã được biên
soạn và công bố trong các sách:
+ Tổng tập Văn học dân gian người Việt, tập 5, Kiều Thu Hoạch chủ biên
(NXB năm 2000)
+ Tuyển tập Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, Thần thoại - truyền thuyết

(NXB Giáo dục)
+ Truyền thuyết Việt Nam (NXB Văn hóa - Thông tin)
+ Truyện Các nữ thần Việt Nam (NXB Văn hóa - Thông tin)
+ Văn học Dân gian, những tác phẩm chọn lọc, Bùi Mạnh Nhị chủ biên, NXB GD.
- Các tư liệu điền dã.
3. Về khái niệm truyền thuyết và truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm
3.1.Truyền thuyết
7

Truyền thuyết ở Việt Nam xuất hiện khá sớm, được ghi lại trong Việt
điện u linh, Lĩnh Nam chích quái ( thế kỉ XIV – XV). Nhưng thuật ngữ truyền
thuyết và việc giới thiệu nó lại ra đời khá muộn, xuất hiện vào khoảng giữa
thế kỉ XX.
Định nghĩa đầu tiên về truyền thuyết có lẽ xuất hiện trong công trình
Lược thảo lịch sử Văn học Việt Nam của nhóm tác Lê Quý Đôn. Khi xác định
ranh giới giữa thần thoại và truyền thuyết, nhóm tác giả này đã bước đầu định
nghĩa về truyền thuyết như sau: “Truyền thuyết là tất cả những truyện lưu
hành trong dân gian có thật xảy ra hay không thì không có gì đảm bảo” [42,
tr. 60]
Năm 1961, trong bộ giáo trình Văn học Dân gian Việt Nam của trường
Đại học Sư phạm Hà Nội, tác giả Đỗ Bình Trị đã công nhận truyền thuyết là
một thể loại và đã đưa ra định nghĩa về thể loại này: “ Truyền thuyết là những
truyện dính líu đến lịch sử mà lại có sự kì diệu - là lịch sử hoang đường - hoặc
là những truyện tưởng tượng ít nhiều gắn với sự thực lịch sử” [ 45, tr.176].
Nhưng trong giáo trình của Đại học Tổng hợp, xuất bản năm 1962 thì
GS Đinh Gia Khánh lại không công nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết
mà chỉ coi đó là cổ tích lịch sử.
Báo Nhân dân số 549 ngày 29 tháng 4 năm 1969 đăng bài “ Nhân ngày
giỗ tổ Vua Hùng” của cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng. Trong đó cố Thủ tướng
đã nhận định mối quan hệ giữa truyền thuyết và lịch sử: “ Những truyền

thuyết Dân gian thường có một cái lõi là sự thực lịch sử mà nhân dân qua
nhiều thế hệ đã lí tưởng hóa, gửi gắm vào đó tâm tình thiết tha của mình cùng
với thơ và mộng, chắp đôi cánh của sức tưởng tượng và nghệ thuật dân gian
làm nên những tác phẩm văn hóa mà đời đời con người còn ưa thích”.
Năm 1971, trong công trình Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại
hình tự sự dân gian Việt Nam, tác giả Kiều Thu Hoạch với bài viết “ Truyền
8

thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến” có nêu lên khái niệm về truyền
thuyết: “ Truyền thuyết là một thể loại truyện kể truyền miệng, nằm trong loại
hình tự sự dân gian; nội dung cốt truyện của nó là kể lại truyện tích các nhân
vật lịch sử hoặc giải thích nguồn gốc các phong vật địa phương theo quan
điểm của nhân dân, biện pháp nghệ thuật phổ biến của nó là khoa trương,
phóng đại, đồng thời nó cũng sử dụng những yếu tố hư ảo, thần kì như cổ tích
và thần thoại; nó khác cổ tích ở chỗ không nhằm phản ánh xung đột gia đình,
sinh hoạt xã hội và số phận cá nhân, mà thường phản ánh những vấn đề
thuộc phạm vi quốc gia, dân tộc rộng lớn, nó khác thần thoại ở chỗ nhào nặn
tự nhiên và xã hội trên cơ sở sự thật lịch sử cụ thể chứ không phải hoàn toàn
trong trí tưởng tượng và bằng trí tưởng tượng” [23, tr.175 -176].
Cũng trong công trình tập thể này, tác giả Phan Trần có bài viết: Tinh
thần dân tộc qua các truyền thuyết lịch sử, trong đó tác giả cũng đã định
nghĩa về truyền thuyết: “ Truyền thuyết là những truyện truyền tụng trong dân
gian về những sự việc và nhân vật có liên quan đến lịch sử. Những nhân vật
đó được phản ánh qua trí tưởng tượng của con người, qua sự hư cấu của
nhân dân” [ 67, tr.141].
Đầu những năm 90 của TK XX, Giáo sư Lê Chí Quế, trong giáo trình
Văn học Dân gian Việt Nam, phần Truyền thuyết đưa ra định nghĩa về truyền
thuyết: “Truyền thuyết là một thể loại trong loại hình tự sự dân gian phản ánh
những sự kiện, nhân vật lịch sử hay di tích cảnh vật địa phương thông qua hư
cấu nghệ thuật thần kì” [ 52, tr.49].

Nếu như trước đây, trong giáo trình của Đại học tổng hợp GS Đinh Gia
Khánh không thừa nhận sự tồn tại của thể loại truyền thuyết thì quan điểm và
định nghĩa về truyền thuyết của GS Lê Chí Quế đánh dấu sự thay đổi của giáo
trình ĐH Tổng hợp về quan điểm nghiên cứu và giảng dạy truyền thuyết.
9

Điều này phù hợp với xu hướng chung trong việc công nhận sự tồn tại độc lập
của thể loại truyền thuyết.
Qua những khái niệm về truyền thuyết của các tác giả ta thấy rằng
những yếu tố để xác định một văn bản là truyền thuyết phải đảm bảo những
yếu tố sau:
Là một tác phẩm tự sự dân gian.
Tác phẩm có nội dung phản ánh nhân vật lịch sử và sự kiện lịch sử
trong quá khứ.
Tác phẩm đó có sử dụng yếu tố hư cấu, tưởng tượng.
3.2. Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm
Truyền thuyết có nhiều loại, trong đó truyền thuyết về người anh hùng
“chiếm số lượng nhiều hơn cả” [23, tr. 211]. Có người anh hùng văn hóa như
Không lộ, Chu Văn An Có người anh hùng chống xâm lược như Hai Bà
Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, anh hùng chống phong kiến như Nguyễn Hữu
Cầu, Nam Cường, chàng Lía Trong số những truyền thuyết anh hùng thì
truyền thuyết về “anh hùng chống xâm lược là nổi bật nhất” [ 23, tr. 211].
Theo nhà nghiên cứu Phan Trần “thì mới chỉ qua các thần tích của ba tỉnh Hà
Bắc, Vĩnh Phú, Hà Tây mà đã có 60 đến 70 phần trăm là nhân vật có công
chống xâm lăng” [23, tr . 190]
Theo GS Kiều Thu Hoạch thì truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm
hoặc có thể gọi tắt là truyền thuyết chống ngoại xâm “ là một thể loại lấy các
nhân vật lịch sử chống ngoại xâm, các anh hùng dân tộc làm đối tượng phản
ánh”. [25, tr . 51]. Chúng tôi coi ý kiến này là định nghĩa về truyền thuyết anh
hùng chống ngoại xâm

4. Lịch sử vấn đề
Như chúng ta đã biết thời đại Đông A là một thời đại lịch sử hào hùng
do quân và dân nhà Trần tạo nên với biết bao những anh hùng hào kiệt trong
10

chiến trận, trong cuộc chiến đấu với kẻ thù để giành lại độc lập chủ quyền cho
dân tộc. Có rất nhiều Đông A nhân kiệt đã đi vào truyền thuyết Việt Nam,
không chỉ là những “ nam tử hán đại trượng phu” mà còn là những bậc nữ
lưu, những người phụ nữ tưởng chừng như chân yếu tay mềm, liễu yếu đào tơ.
Nhưng họ đã hết lòng, hết sức góp sức mình trong cuộc chiến bảo vệ non
sông đất nước, có người đã hi sinh cả tính mạng của mình vì quê hương đất
nước. Những con người ấy đã đi vào truyền thuyết của dân tộc Việt Nam,
nghĩa là họ sống mãi trong tâm linh của dân tộc Việt, trường tồn và bất tử
trong tâm thức người Việt bởi vì những truyền thuyết của người Việt ta được
lưu truyền từ đời này sang đời khác, từ thế hệ nọ sang thế hệ kia, nó như một
sợi chỉ đỏ xuyên suốt không bao giờ đứt. Những nội dung mà các truyền
thuyết ấy phản ánh, nó chính là tâm linh, tâm hồn của người Việt, là tình cảm
và cao hơn thế nữa nó là sự tôn sùng, thành kính đến mức độ thần thánh
những con người có công trong cuộc chiến đấu với giặc ngoại xâm.
Những truyền thuyết ấy đã trở thành những đối tượng nghiên cứu của
rất nhiều người, nhiều thế hệ khác nhau. Mỗi người, qua nội dung và nghệ
thuật của các truyền thuyết tìm thấy trong đó những lớp nghĩa, những tầng
văn hóa, tư tưởng người Việt, tinh thần dân tộc Việt ẩn chìm trong đó.
Ở phần khái niệm về truyền thuyết chúng tôi đã điểm qua lịch sử
nghiên cứu thể loại này. Ở đây chúng tôi trình bày lịch sử nghiên cứu về
truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.
Truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần đã trở thành đối
tượng nghiên cứu của rất nhiều học giả nhưng đa số đối tượng của những bài
nghiên cứu này là truyền thuyết về cá nhân một vị anh hùng chống ngoại xâm
nào đó và thường là những truyền thuyết về những anh hùng chống xâm lăng

nổi tiếng. Những nhân vật, anh hùng thu hút nhiều sự quan tâm chú ý nhất là
Đức Thánh Trần Hưng Đạo, Tứ vị Thánh nương
11

Về Đức Thánh Trần Hưng Đạo thì Phạm Quỳnh Phương có một hệ
thống những bài viết và bài nghiên cứu về Đức Thánh Trần trên nhiều phương
diện khác nhau, như: Truyện Phạm Nhan và đôi điều lý giải (Tạp chí Văn hóa
dân gian, số 1/1999 ); Từ Trần Hưng Đạo đến Đức Thánh Trần (tạp chí văn
hóa nghệ thuật, số 9/2000) ; Đức Thánh Trần trong xã hội Việt Nam đương
đại: Tăng quyền và xung đột, sự đa nghĩa của một hiện tượng văn hóa [51],
Tín ngưỡng Đức Thánh Trần [57, tr.143]
Trong bài viết Từ Trần Hưng Đạo đến Đức Thánh Trần tác giả Phạm Quỳnh
Phương nhấn mạnh vị trí đặc biệt của Trần Hưng Đạo trong số các anh hùng
dân tộc được tôn thờ, bởi ảnh hưởng sâu rộng của nhân vật lịch sử này trong
đời sống dân tộc và tâm linh. Từ một nhân vật lịch sử, Trần Hưng Đạo trở
thành một vị Thánh là do hiện tượng văn hóa này đáp ứng được cả ba nhu
cầu: nhu cầu của những người lãnh đạo quốc gia ở nhiều thời đại (cần một
biểu tượng đề cao tinh thần yêu nước và truyền thống đánh giặc nhằm củng cố
sức mạnh cộng đồng trước mọi biến cố xã hội); nhu cầu của tầng lớp trí thức
(cần một biểu tượng về “địa linh nhân kiệt”, một anh hùng lịch sử văn hóa và
tấm gương để giáo dục truyền thống cho các thế hệ nối tiếp); nhu cầu của
quần chúng bình dân (cần biểu tượng một sức mạnh siêu phàm trợ giúp sức
khỏe, trừ mọi tà ma bệnh tật)
Bài nghiên cứu Đức Thánh Trần trong xã hội Việt Nam đương đại: Tăng
quyền và xung đột, sự đa nghĩa của một hiện tượng văn hóa thì luận bàn về vai trò
của anh hùng lịch sử và tôn giáo Trần Hưng Đạo - Đức Thánh Trần trong sự biến
đổi không ngừng của xã hội Việt Nam hiện nay. Tác giả khẳng định Trần Hưng
Đạo vẫn đang là một hiện tượng gắn với những vấn đề và biến cố của xã hội
hiện đại, Trần Hưng Đạo vẫn “ sống”. Khác với chức năng đơn thuần là trừ tà
ma, việc tôn thờ Trần Hưng Đạo nay đã mang một màu sắc mới, Đức Thánh

12

Trần – vị thần chuyên trị tà ma đã bước chân vào điện mẫu, thờ như một vị
thần của Đạo mẫu.
Tác giả Phạm Quỳnh Phương đã cho rằng Trần Hưng Đạo tồn tại như
một biểu tượng đa diện hơn là một cá nhân cụ thể. Trong xã hội Việt Nam
thời hiện tại với những bất ổn xã hội, chính trị và kinh tế thì “ giờ đây Đức
Thánh Trần Hưng Đạo mang một sứ mệnh mới - là sợi dây giao cảm, phương
tiện tâm linh để người dân đối mặt với nhiều áp lực của cuộc sống hiện đại”
[51], là một biểu tượng tâm linh khá sinh động cho những xôn xao, náo động
trong xã hội hậu đổi mới. Tiếp tục đi vào xã hội Việt Nam với tư thế của
người anh hùng dân tộc và vị thánh/ thần cùng với màu sắc mới – Trần Hưng
Đạo là một hiện tượng lịch sử, văn hóa, xã hội và chính trị của xã hội Việt Nam.
Là một biểu tượng văn hóa, Trần Hưng Đạo là cầu nối giữa quá khứ và
hiện tại, là nơi giao nhau của hai quá trình huyền thoại hóa lịch sử và lịch sử
hóa huyền thoại. Nhưng là một biểu tượng văn hóa, hiện tượng Trần Hưng
Đạo cũng thể hiện sự năng động của một xã hội Việt Nam đương đại đang đổi
thay. Một biểu tượng văn hóa, có lẽ cũng giống như lễ hội truyền thống,
thường được xem là cái kết tinh giá trị cộng đồng và là yếu tố đoàn kết, cố kết
cộng đồng. Hiện tượng Trần Hưng Đạo là một phương cách mang tính tâm
linh của sự can thiệp lịch sử và quyền lực, là một hiện tượng “động” phản ánh
những vấn đề của xã hội trong suốt lịch sử và thời hiện đại. Ông cũng là một
biểu tượng của truyền thống anh hùng đẹp đẽ của người Việt, và là biểu trưng
cho sức mạnh dân tộc ta như giới học giả và chính quyền thường nhìn nhận.
Và tất nhiên, ông cũng còn là một vị Cha trong mối quan hệ đối xứng Cha -
Mẹ như các nhà nghiên cứu văn hóa dân gian gợi ý. Và trong bài viết này
Phạm Quỳnh Phương nhấn mạnh rằng hiện tượng Trần Hưng Đạo còn chứa
đựng nhiều lớp ngữ nghĩa hơn thế nữa. Người anh hùng dân tộc nổi tiếng của
lịch sử này đã trở thành một đặc ngữ mang tính tâm linh và dân tộc. Từ một
13


anh hùng (Trần Hưng Đạo) ông trở thành vị thần (Đức Thánh Trần), rồi từ
một vị thần, ông lại được làm mới lại trong con mắt dân tộc như một anh
hùng vĩ đại. Trần Hưng Đạo là điểm tựa mà trong suốt lịch sử nhiều thế kỉ và
cả hiện tại dân tộc Việt Nam hiểu, tin và diễn giải bản thân. Ông cung cấp
một liệu pháp tâm lí cho phép những người bình thường được bày tỏ mối lo
lắng của họ cũng như trao tặng một sự hợp pháp hóa về mặt chính trị hay văn
hóa. Và bởi vậy, chúng ta đã, đang và vẫn sẽ cần đến “Đức Thánh Trần Hưng
Đạo” trong cuộc hành trình đi tìm, xác định cái tôi và vị thế của cá nhân và
của dân tộc.
Một công trình nghiên cứu khác của Phạm Quỳnh Phương, đó là công
trình “Tín ngưỡng Đức Thánh Trần” được in trong “ Tín ngưỡng và văn hóa
tín ngưỡng ở Việt Nam” do Ngô Đức Thịnh chủ biên bao gồm ba phần: Phần
một tác giả nghiên cứu về truyền thuyết, di tích và lễ hội. Phần hai tác giả
nghiên cứu cơ sở văn hóa - xã hội của tín ngưỡng Đức Thánh Trần. Phần ba
tác giả tìm hiểu bản chất của hiện tượng Đức Thánh Trần. Đây là một công
trình với những trang viết rất sâu có sự dày công tìm tòi nghiên cứu, tìm hiểu
vì sao Đức Thánh Trần lại chiếm một vị trí quan trọng trong tín ngưỡng của
người Việt, vì sao Đức Thánh Trần lại chiếm giữ vị trí người Cha đối sánh
với một người mẹ ( Mẫu Liễu Hạnh ) trong tâm linh người Việt.
Trịnh Quang Khanh với tác phẩm “Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc Tuấn”
cũng đã đem đến cho người đọc một cái nhìn chung nhất về cuộc đời của Trần
Hưng Đạo. Tác phẩm này bao gồm hai phần: Phần thứ nhất - vài nét về cuộc
đời và sự nghiệp của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn. Phần thứ hai -
Hưng Đạo Đại vương trong kí ức người đời: trong văn thơ, trong các tác
phẩm nghệ thuật Tác phẩm đề cao vai trò của Hưng Đạo trong các cuộc
kháng chiến chống quân Nguyên Mông. Và qua các tác phẩm nghệ thuật điêu
khắc, các tác phẩm văn thơ, sân khấu thì ta thấy Hưng Đạo Vương tồn tại
14


trong kí ức người đời như một vị anh hùng dân tộc có công trong lịch sử của
dân tộc Việt Nam. Như vậy ta thấy đây là một công trình nghiên cứu thiên về
mặt sử học nhiều hơn.
Hồ Đức Thọ với tác phẩm: Trần triều, Hưng Đạo Đại Vương trong tâm
thức dân tộc Việt. Công trình nghiên cứu bao gồm ba chương. Chương 1 tác
giả nghiên cứu khái quát về Trần triều và quan hệ dòng tộc. Chương 2 nghiên
cứu tìm hiểu sự nghiệp văn trị, võ công của Hưng Đạo Đại vương. Chương 3
tác giả nghiên cứu vị trí của Hưng Đạo Đại vương trong tâm thức dân tộc
Việt. Trong đó ta thấy chương 1 và 2 cũng thiên về lịch sử. Trong chương 3
thì từ đền thờ đến bi kí, thư tịch và tín ngưỡng lễ hội, thơ văn thấy được vị trí
của Hưng Đạo Đại vương Trần Quốc Tuấn trong tâm thức dân tộc Việt Nam.
Về Tứ vị Thánh nương có các công trình:
“Về ngôi đền thờ Tống Phi ở phố Hiến - Hưng Yên” của tác giả Trần
Thị An đăng trên Thông báo văn hóa năm 2009: Từ sự so sánh Đền Mẫu -
Phố Hiến và Đền Cờn - Nghệ An tác giả cho rằng “trong các tiền đề có sẵn
(cộng đồng người Hoa, sự giao thương của các cảng sông cảng biển ), cần chú
ý đến một tiền đề mà chúng tôi cho là quan trọng hơn, đó là tín ngưỡng thờ
thần biển”. “Chính từ cái nền tín ngưỡng dân gian thờ thủy thần này mà
truyền thuyết của hai vùng đã xích lại gần nhau ”
Cũng nghiên cứu về Tứ vị Thánh nương nhà nghiên cứu Hồ Đức Thọ
có công trình “Tục thờ và nghi lễ Tứ vị Thánh Nương ở Nam Định”: Trong
công trình này tác giả nghiên cứu tìm hiểu tục thờ Tứ vị Thánh nương ở Nam
Định. Qua nghiên cứu tìm hiểu của tác giả ta thấy rằng ở các vùng khai
hoang, lập ấp, quai đê, lấn biển ở Nam Định xưa đều có đền thờ Tứ vị Thánh
nương để cầu sự bình an, mưa thuận gió hòa, làm ăn thịnh vượng Đây là
đời sống tinh thần của dân khai hoang mở đất. Bên cạnh đó tác giả đi sâu vào
nghiên cứu di tích lễ nghi thờ Tứ vị Thánh nương ở Nam Định, các lễ hội có
15

liên quan đến Tứ vị Thánh nương xưa qua các nguồn thư tịch. Công trình

nghiên cứu của tác giả Hồ Đức Thọ đã góp thêm những kiến thức phong phú
và đa dạng về tục thờ Tứ vị Thánh nương ở nước ta. Qua đây ta hiểu rằng tục
thờ Tứ vị Thánh nương rất phổ biến trong cộng đồng người Việt và nó tồn tại
khắp mọi nơi từ Bắc chí Nam.
Năm 2009, tác giả Trần Thị An có bài: “Tìm hiểu sự hình thành truyền
thuyết Tứ vị Thánh Nương (qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và
tục thờ cúng)” đăng trên tạp chí Nghiên cứu văn học: Đây là một bài nghiên
cứu chuyên sâu của một nhà nghiên cứu văn học Dân gian. Qua khảo sát các
văn bản truyền thuyết, PGS -TS Trần Thị An lý giải sự hình thành của truyền
thuyết Tứ vị Thánh nương. Trong đó tác giả còn đặt ra vấn đề “

Tại sao các vị
thần Trung Quốc được thờ rộng rãi đến thế ở Việt Nam?” và để trả lời cho
câu hỏi này tác giả đã “lí giải đôi điều về thực chất của tín ngưỡng Tứ vị
Thánh nương ở Việt Nam”. Bà cho rằng: “Về bản chất của tín ngưỡng này đó
là tín ngưỡng thờ thần biển” và “trong bề sâu của tín ngưỡng thờ Tứ vị Thánh
nương có ẩn chứa một lớp tín ngưỡng thờ cá”, “ đằng sau lớp tín ngưỡng thờ
cá này còn ẩn chứa/hay đan xen những lớp tín ngưỡng khác. Đó là tín ngưỡng
thờ người chết trôi trên sông/biển tín ngưỡng hiến tế mạng người cho thủy
thần, tín ngưỡng thờ cây linh hồn”. Từ sự am hiểu về lịch sử, văn hóa, tư
tưởng tinh thần của người Việt tác giả khẳng định rằng: “sự hình thành của
một truyền thuyết, sự phát sinh, tồn tại và phát triển của một tục thờ không
đơn giản chỉ xuất phát từ niềm tin và nhu cầu của người dân mà còn chịu sự
tác động đa chiều trong các mối quan hệ chồng chéo trong lịch sử”
Trong tất cả các nơi thờ Tứ vị Thánh Nương thì đền Cờn được coi là
nơi phát tích và là trung tâm thờ cúng Tứ Vị Thánh Nương. Tại xã Quỳnh
Phương, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An, ngày 15, 16 tháng 6, năm 2009 đã
diễn ra Hội thảo khoa học Lễ hội đền Cờn, tục thờ Tứ Vị Thánh Nương với
16


văn hóa biển Việt Nam. Trong hội thảo thì nhà nghiên cứu Ninh Viết Giao
người sống và gắn bó với xứ Nghệ nhiều năm đã có bài: “Lễ hội đền Cờn và
tục thờ Tứ vị thánh nương với văn hóa biển ở Việt Nam”. Bài phát biểu này
đề cập đến nguồn gốc của tục thờ Tứ Vị Thánh Nương, nguồn gốc của lễ hội
đền Cờn và tại sao đền Cờn đứng đầu trong 4 đền thiêng nhất ở xứ Nghệ.
Theo tác giả thì “Tứ Vị Thánh Nương ban đầu vốn là thần Nước, thần Biển,
một dạng nhiên thần, đằng sau có ẩn dấu thần Cá, lâu ngày được nhân thế
hóa bằng cung phi, hoàng hậu, thái hậu nhà Nam Tống hay vợ con của một
ông vua đời thượng cổ (vua Hùng thứ XII) thì đó là sự phong kiến hóa, lịch sử
hóa và hơn nữa còn dân tộc hóa, địa phương hóa khi đã nhân thế hóa hiện
tượng thờ thần Nước. Nếu là nhân thần thì tại sao có đến 4 dị bản về thần tích
Tứ Vị Thánh Nương, nó như là một hiện tượng của phôn-cờ-lo.”. Tín ngưỡng
thờ Tứ vị Thánh nương là tín ngưỡng ngưỡng phồn thực dân gian.
Có thể nói, đây là những công trình nghiên cứu khá đầy đủ và toàn diện về
Đức Thánh Trần Hưng Đạo và Tứ vị Thánh nương. Mỗi bài viết đề cập đến những
phương diện, khía cạnh khác nhau về hai nhân vật này nhưng khi chúng ta tổng hợp
lại thì thành một công trình nghiên cứu khá đầy đủ về hai nhân vật đó. Tuy nhiên
đây là những bài nghiên cứu riêng lẻ không nằm trong hệ thống chung của hệ thống
truyền thuyết triều Trần. Còn có rất nhiều truyền thuyết về các anh hùng chống
ngoại xâm triều Trần khác như truyền thuyết về một số tướng lĩnh hay truyền thuyết
về các liệt nữ, nữ thần mà chúng ta cần nghiên cứu tìm hiểu trong hệ thống chung
của mảng truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần.
Năm 2009, Viện Khoa học Xã hội xuất bản cuốn Tổng tập Văn học Dân
gian người Việt, tập 4, tập 5 do GS Kiều Thu Hoạch chủ biên. Đây là một công
trình nghiên cứu, biên soạn công phu về truyền thuyết người Việt. Ngoài phần
biên soạn, sưu tầm các văn bản truyền thuyết từ thời kì Hùng Vương đến thời kì
Tây Sơn – Nguyễn thì phần Khải luận do tác giả Kiều Thu Hoạch chấp bút đã đề
17

cập đến các vấn đề như khái niệm, phân loại, đặc điểm nghệ thuật, đặc điểm tư

tưởng- thẩm mĩ của thể loại truyền thuyết. Trong đó đã bước đầu định nghĩa về
truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm và khẳng định cụm truyền thuyết thời
Trần sục sôi hào khí Đông A, rừng rực ngọn lửa căm hờn “ Sát Thát”, nổi bật lên
tinh thần đoàn kết chiến đấu của cả dân tộc. Và cụm truyền thuyết chống xâm
lược đời Trần thể hiện “tinh thần đoàn kết chiến đấu” – “ nền tảng vững chắc của
chủ nghĩa anh hùng tập thể và truyền thống toàn dân đánh giặc” Phần Khải luận
đó đã “cung cấp cho bạn đọc một cái nhìn tổng quan và một số nhận thức cơ bản
về truyền thuyết”, và những nhận định, đánh giá về truyền thuyết anh hùng chống
ngoại xâm triều Trần, là gợi ý cho việc triển khai luận văn này.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn là quá trình tổng hợp về những thành tựu sưu tầm, nghiên cứu
hệ thống truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều Trần, những
dấu ấn của tín ngưỡng dân gian, tôn giáo phản ánh trong truyền thuyết.
Luận văn là công trình khoa học đi sâu nghiên cứu, khảo sát, mô tả một
cách hệ thống, chi tiết truyền thuyết về các anh hùng chống ngoại xâm triều
Trần gắn với các tín ngưỡng, lễ hội.
6. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thống kê
Phương pháp so sánh loại hình
Phương pháp nghiên cứu liên ngành
Phương pháp điền dã.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn bao gồm ba chương:
Chương 1: Không gian địa - văn hóa - lịch sử triều Trần
Chương 2: Văn bản truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần
Chương 3: Nghệ thuật truyền thuyết anh hùng chống ngoại xâm triều Trần
18

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: KHÔNG GIAN ĐỊA - VĂN HÓA - LỊCH SỬ

TRIỀU TRẦN
1.1. Về nguồn gốc và quê hương nhà Trần
Về nguồn gốc, quê hương nhà Trần thì sách Đại Việt sử kí toàn thư
(ĐVSKTT) của Ngô Sĩ Liên có ghi “Trước kia tổ tiên vua là người đất Mân
(có người nói là Quế Lâm), có người tên là Kinh đến hương Tức Mặc, phủ
Thiên Trường, sinh ra Hấp, Hấp sinh ra Lý, Lý sinh ra Thừa, đời đời làm
nghề đánh cá” [40, tr. 7].
Việc cụ thủy tổ họ Trần là Trần Kinh về hương Tức Mặc thì Phả hệ
bảo tích tại dòng họ Trần thôn Tức Mặc có ghi: “ Đệ viết đắc phi hữu đãi,
thử xứ cô khởi dương cư, thả cận hải khẩu duyên Vĩnh Giang, công ngư trợ lý
tàng tu” (Người em bàn hãy chọn nơi đây gần biển, bên sông Vĩnh Giang, có
thể đánh cá kiếm sống)
Trong cuốn An Nam chí lược – một cuốn sách được nhiều nhà nghiên
cứu sử dụng các tư liệu sử học vì coi đó là những cứ liệu thành văn đáng tin
cậy, phản ánh một chặng đường dài lịch sử của Việt Nam từ thế kỉ XIV trở về
trước của Đông Sơn Lê Tắc cũng khẳng định: “ Thiên Trường phủ: tên cũ là
Mặc Hương, nơi phát tích họ Trần. Đến khi họ Trần được nước, xây một hành
cung tại đó, mỗi năm đến một lần, để tỏ ra là không quên chỗ phát tích của
ông bà, rồi đổi tên làm Thiên Trường phủ” [ 58, tr.54]
Trần miếu bi kí của Tam giáp tiến sĩ Dương Đình Ngô Thế Vinh biên
soạn cũng cho rằng Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định là quê hương của
nhà Trần:“ Tức Mặc cố đế hương dã, hữu Trần miếu tại yên” (Tức Mặc vốn
là quê hương của vua ngày trước có miếu thờ của nhà Trần).
Lời của Thượng hoàng Trần Nhân Tông nói với vua Anh Tông được
chép lại trong ĐVSKTT càng chứng tỏ Thiên Trường – Nam Định là quê
19

hương của nhà Trần “ Nhà ta vốn người hạ lưu (thủy tổ người Hiển Khánh)
đời đời chuộng dũng cảm, thường xăm hình rồng vào đùi. Nếp nhà theo nghề
võ nên xăm hình rồng vào đùi để tỏ là không quên gốc” [40, tr. 95].

Theo sử liệu và truyền thuyết về ngôi mộ kết phát thì họ Trần tuy định
cư ở Tức Mặc nhưng vẫn lênh đênh sông nước làm nghề đánh cá để kiếm
sống và nhờ cứu được ông thầy địa lý người Tàu, người này trả ơn bằng cách
chỉ cho khu đất tốt có huyệt đế vương để táng mộ. Đó là khu Tam Đường
(nay là xã Tiến Đức, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình). Cụ Trần Hấp đã đem
mộ cha là Trần Kinh táng vào đó. Ít lâu sau ông cũng chuyển cư sang Hải Ấp
và sang cả khu Tam Đường làm ăn để gần gũi và trông nom phần mộ.
Căn cứ vào các cứ liệu trên ta có thể khẳng định rằng nhà Trần có gốc
gác thuyền chài, xuất thân từ nghề đánh cá. Nơi nào tiện cho việc đánh bắt cá
thì nhà Trần tìm đến. Hương Tức Mặc, phủ Thiên Trường, Nam Định được
nhà Trần lựa chọn để định cư sinh sống. Nơi đây đã trở thành vùng đất gắn bó
và là nơi phát tích của dòng họ Đông A vĩ đại.
Khi nhà Trần nắm giữ, điều hành đất nước thì một hành cung quy mô
được xây dựng trên quê hương nhà Trần. Đó là hành cung Tức Mặc. Đây
không chỉ đơn thuần là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng tộc mỗi khi đi kinh lý
và về quê mà như thực tế lịch sử đã chứng minh nó là một căn cứ có vị trí
chiến lược về nhiều mặt, nhất là khi có chiến tranh xảy ra.
Năm 1262 hành cung Tức Mặc được vua Trần Thái Tông đích thân đi
xem xét và mở rộng. Trong chuyến đi này ông đã cho mở tiệc để an ủi và vỗ
về dân chúng. Hương Tức Mặc được đổi thành phủ Thiên Trường và đã cho
xây dựng thêm ở đây một cung điện mới gọi là cung Trùng Quang dành cho
Thượng hoàng. Cho xây riêng một khu khác gọi là cung Trùng Hoa dành cho
các vua nối ngôi về chầu. Chùa Phổ Minh được trùng tu, tôn tạo. Nơi đây
được thiết kế xây dựng đầy đủ các cung điện, hành cung, phủ đệ, doanh trại
20

quân lính. Ngoài ra còn có cả nơi thi cử (Văn Hưng), nơi ca hát (Phương
Bông), Lựu Viên để cho vua và hoàng tộc thưởng thức, bên cạnh đó còn có cả
nơi giam giữ tù binh (Cồn Cũi), nơi phục vụ hậu cần (Hậu Bồi). Không những
thế, theo chính sách khuyến khích các hoàng thân quốc thích nhà Trần chiêu

mộ dân ly tán khai hoang, lập các điền trang thái ấp và trên quê hương Nam
Định nhiều điền trang đã được lập lên.
Như vậy phủ Thiên Trường – quê hương của các vua Trần được xây
dựng trở thành một đơn vị hành chính đặc biệt bao gồm một vùng đất rộng
lớn mà Tức Mặc là thủ phủ.
Nhưng trong Trần thị gia huấn ( hiện lưu giữ tại bảo tàng Nam Định )
lại cho rằng Đông Triều - Quảng Ninh (trước thuộc Hải Dương) là quê cũ của
nhà Trần, là nơi đầu tiên mà nhà Trần dừng chân để tụ cư sinh sống, họ còn
dựng chùa thờ Phật để họ hàng quây quần đoàn tụ sau đó mới chuyển sang
Mặc Hương thuộc lưu vực sông Hồng để tiện nghề chài lưới đồng thời phát
triển nghề nông. Qua thời gian thì tìm được ngôi đất quý đặt mộ cụ tổ ở Long
Hưng, Thái Bình
“ Đời trước vốn là người châu Mân, anh em tinh thông địa lý, các
nhà địa lý khác đều suy tôn họ là người đầy đủ tứ lực; Đi xem đất cát cho các
nơi đã được tiếng là thầy địa lý hay. Về phần mộ gia tiên đã yên ổn. Khi đi
nhiều nơi thấy có một số huyệt rất là tôn quý nhưng sợ phúc nhà hèn kém e
không với được, anh em bèn bàn với nhau phải đi tìm chốn có cơ nên vương
nghiệp. Thế rồi vượt biển đi về phía Nam, ban đầu tới núi Yên Tử chiếm đất
có địa thế dựng một ngôi chùa nhỏ thờ phật ở vùng chân núi sau này có thể
làm nơi cho họ hàng ăn ở yên vui (đất này thuộc xã An Sinh huyện Đông
Triều, tỉnh Hải Dương) hiện vẫn còn am thờ phật của Trần tộc, rồi đem số
vàng mang theo làm nghề chài cá để sinh kế lâu dài. Một ngày kia đến khu
Khang Kiện, vùng Tức Mặc, nơi đây thế đất vòng vo, có chỗ kiểu như sao phù
21

thủy mộc Qua năm đời thì thấy đất Thái Đường bằng phẳng, trước có tam
thai, mặt trông ra vũng nước có nhiều bùn chẳng bao giờ cạn, sau có thất
tinh. Nay là xã Thái Đường, huyện Hưng Nhân (Hưng Hà), Thái Bình”
Hiện nay tại Yên Sinh – Đông Triều – Quảng Ninh còn một số lăng
mộ vua Trần được đặt tại đây như lăng Thái Tông, Thánh Tông, Giản Định.

Ngoài ra, Yên Sinh còn có lăng Đồng Thái (Trần Anh Tông), Lăng Đồng Mục
(Trần Minh Tông), Lăng Phụ Sơn (Trần Dụ Tông), Lăng Ngải Sơn (Trần
Hiến Tông), Lăng Đồng Hy (Trần Nghệ Tông, Trần Thuận Tông).
Dựa theo truyền thuyết địa phương, một số thư tịch để lại thì có nhiều ý
kiến cho rằng Long Hưng - Thái Bình mới là quê gốc, là nơi phát tích của nhà
Trần. Nơi đây hiện nay vẫn còn ngôi mộ tổ của họ Trần ở Tam Đường, xã
Tiến Đức, huyện Hưng Hà.
Trần tộc chi phả ghi rằng : “Ức tiền ngư dĩ sinh nhai, Dương Xá thủy
lai đình tất trú. Chi hậu công vu lý tộ, Khang thôn sơ định tác gia từ” (Nhớ
xưa lấy nghề chài lưới sinh sống, đầu tiên dừng chân ở Dương Xá, sau có
công giúp nhà Lý mới lập miếu Trần tại thôn Khang Kiện)
Như vậy ta thấy rằng phủ Thiên Trường - Nam Định, Long Hưng -
Thái Bình, Yên Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh là ba nơi có liên quan mật
thiết đến triều Trần. Đã từng có những tranh luận đâu là quê hương thực của
nhà Trần? Trong “Kỷ yếu hội thảo thời Trần và Hưng Đạo Đại vương Trần
Quốc Tuấn trên quê hương Nam Hà” GS Trần Quốc Vượng đưa ra ý kiến:
“Sơn Tây và Vĩnh Phúc đôi bờ sông Nhị là hai nửa của một xứ Đoài. Bắc
Giang - Bắc Ninh đôi bờ sông Cầu là hai nửa của một xứ Bắc. Kinh Bắc, Hà
Đông, Hà Nam, Hưng Yên cùng trên đôi bờ sông Nhị là hai nửa của một Sơn
Nam Thượng. Vậy cớ gì Nam Định – phủ Thiên Trường và Thái Bình – phủ
Thái Bình không phải là hai nửa của một? (Sơn Nam Hạ)”
22

Nếu Nam Định được coi là “ dương cơ” thì Long Hưng - Thái Bình
và Yên Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh lại là “âm phần” của nhà Trần. Các
nơi này đều là địa bàn phát tích, nơi cư trú, gốc tích của nhà Trần, là nơi tổ
tiên họ Trần định cư, tạo nghiệp, nảy nở, sinh sôi dòng họ Đông A vĩ đại. Là
nơi “ địa linh nhân kiệt”, sản sinh ra các anh hùng Đông A – những người làm
nên chiến công vĩ đại trong những cuộc kháng chiến chống ngoại xâm của
dân tộc. Và đó cũng là cơ sở, “ cốt lõi” để cho những truyền thuyết về các anh

hùng chống ngoại xâm triều Trần ra đời.
1.2. Không gian địa lý
Thiên Trường – Nam Định, Long Hưng – Thái Bình, Đông Triều –
Quảng Ninh là những vùng đất thuộc đồng bằng châu thổ Bắc Bộ.
Vùng đồng bằng châu thổ Bắc Bộ bao gồm các tỉnh Hà Tây (cũ), Nam
Định, Hưng Yên, Hải Dương, Thái Bình, Thành phố Hà Nội, thành phố Hải
Phòng Đây là vùng đất nằm giữa lưu vực sông Hồng, sông Mã. Về vị trí địa
lý vùng châu thổ Bắc Bộ là tâm điểm con đường giao lưu quốc tế theo hai trục
chính: Tây – Đông và Bắc – Nam. Vị trí này khiến cho nó trở thành vị trí tiền
đồn để tiến tới các vùng khác trong nước và Đông Nam Á, là mục tiêu xâm
lược đầu tiên của tất cả bọn xâm lược muốn bành trướng thế lực vào lãnh thổ
Đông Nam Á. Nhưng cũng chính vị trí địa lý thuận lợi này tạo điều kiện thuận
lợi cho cư dân có thuận lợi về giao lưu và tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại.
Về mặt địa hình, châu thổ Bắc Bộ có địa hình núi xen kẽ đồng bằng
hoặc thung lũng, thấp và bằng phẳng, dốc thoải từ Tây Bắc xuống Đông Nam.
Toàn vùng cũng như trong mỗi vùng, địa hình cao thấp không đều. Tại vùng
có địa hình cao vẫn có nơi thấp úng.
Ngoài ra vùng đất này có một mạng lưới sông ngòi và các mương máng
tưới tiêu dày đặc. Có các dòng sông lớn như sông Hồng, sông Thái Bình, sông
Mã. Do chịu ảnh hưởng của khí hậu nên các dòng sông có hai mùa rõ rệt: mùa
23

cạn và mùa lũ. Thủy triều ngoài khơi theo chế độ nhật triều, mỗi ngày có một
lần nước lên và một lần nước xuống. Chính sự gắn bó với môi trường nước,
yếu tố nước đã tạo ra sắc thái riêng biệt trong tập quán canh tác, cư trú, tâm lý
ứng xử cũng như sinh hoạt của cộng đồng cư dân trong khu vực, tạo nên nền
văn minh lúa nước có cái chung của khu vực vừa có cái riêng của mình.
Cư dân ở đây sống chủ yếu bằng nghề trồng lúa nước, làm nông nghiệp một
cách thuần túy. Tuy Đồng Bằng Bắc Bộ có địa hình được biển và rừng bao bọc
nhưng những người nông dân Bắc Bộ là những cư dân sống “xa rừng, nhạt biển”.

Họ chinh phục thiên nhiên để phục vụ đời sống của mình như quai đê, lấn
biển để trồng lúa, làm muối và đánh cá ở ven biển nhưng chỉ là đánh bắt gần
bờ với quy mô nhỏ. Vì là nơi địa hình có nhiều mương máng, sông ngòi nên
người dân chài coi trọng khai thác đánh bắt thủy sản.
Cơ cấu làng xã trong xã hội nông nghiệp tạo sự gắn bó trong cộng đồng
làng quê, những người dân gắn bó với nhau không chỉ trong quan hệ sở hữu
ruộng đất, trên những di sản hữu thể chung như đình làng, chùa làng mà họ
gắn bó với nhau trên các quan hệ về tâm linh, về chuẩn mực xã hội, đạo
đức
Không gian địa lý vùng châu thổ Bắc Bộ đã góp phần quan trọng
trong sự hình thành tính cách cơ bản của con người Việt Nam. Tính cách ấy là
kết quả của cuộc đấu tranh sinh tồn của con người ở vùng đất này. Vì phải
chinh phục thiên nhiên, canh tác lúa nước trong điều kiện thiên nhiên khắc
nghiệt, cư dân vùng châu thổ Bắc Bộ từ thế hệ này sang thế hệ khác đã có
truyền thống cần cù, kiên trì, dũng cảm và năng động. Những đức tính ấy
được phát huy thêm trong những cuộc đấu tranh chống ngoại xâm tàn bạo
Là một bộ phận của đồng bằng châu thổ Bắc Bộ nên Thiên Trường -
Nam Định, Long Hưng - Thái Bình, Yên Sinh - Đông Triều - Quảng Ninh
(thuộc Hải Dương cũ) mang những nét chung của vùng đồng bằng châu thổ

×