Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 128 trang )

®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n





HOÀNG THỊ THU




TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
QUA CÁI NHÌN SO SÁNH
GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian







HÀ NỘI - 2012

®¹i häc quèc gia hµ néi
Trêng ®¹i häc khoa häc x· héi & nh©n v¨n






HOÀNG THỊ THU




TÌM HIỂU QUAN HỆ NAM NỮ VÀ TÌNH YÊU LỨA ĐÔI
QUA CÁI NHÌN SO SÁNH
GIỮA CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số : 60.22.01.25


Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN VĂN THÔNG




HÀ NỘI - 2012
LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi
qua cái nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ và toàn bộ nội

dung luận văn không phải là sự sao chép bất cứ một công trình khoa học hay
luận văn nào đã được công bố trong và ngoài nước. Các tài liệu sử dụng tham
khảo đã được trích nguồn đầy đủ và chính xác.

Hà Nội, tháng 4/ 2012
Người viết luận văn


Hoàng Thị Thu
LỜI CẢM ƠN

Tôi xin trân trọng cảm ơn TS. Nguyễn Văn Thông, các thầy cô trong Hội
đồng bảo vệ đề cương tháng 4/2011, gia đình, bè bạn đã giúp đỡ tôi hoàn
thành luận văn với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái
nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ. Xin chân thành cám ơn
sự hỗ trợ quý báu đó.

Hà Nội, tháng 4/ 2012
Người viết luận văn


Hoàng Thị Thu


1
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6

1. Lí do chọn đề tài 6


2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 7

3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu 10

4. Phương pháp nghiên cứu 11

5. Cấu trúc luận văn 11

PHẦN NỘI DUNG 13

Chương 1: TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ 13

1.1. Giới thuyết các khái niệm 13

1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại 13

1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình 15

1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền” 16

1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình” 16

1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền” 17

1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ” 17

1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính 17

1.2.2. Theo phân vùng văn hóa 20


1.2.3. Theo phân vùng văn học dân gian 22

1.2.4. Theo phân vùng ca dao 24

1.3. Một số đặc điểm tự nhiên, lịch sử, kinh tế, xã hội, văn hóa của Bắc
Bộ và Nam Bộ 26

1.3.1. Đặc điểm tự nhiên, lịch sử 26

1.3.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội 27

1.3.3. Đặc điểm tín ngưỡng, phong tục, lễ hội 29

1.3.4. Đặc điểm văn hóa, nghệ thuật 31


2
Chương 2:

SO SÁNH NỘI DUNG LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ
NGUYỀN

TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ 34

2.1. Trình bày sự giống và khác nhau 34

2.1.1. Lời tỏ tình trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ 36

2.1.1.1. Lời tỏ tình phản ánh hình ảnh thiên nhiên, môi trường lao động
và khung cảnh ca hát của người bình dân 37


2.1.1.2. Lời tỏ tình phản ánh xã hội, đời sống vật chất và văn hóa của
người bình dân 49

2.1.1.3. Lời tỏ tình thể hiện quan niệm tình yêu của người bình dân 55

2.1.1.4. Cách thức tỏ tình 58

2.1.2. Lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ 66

2.1.2.1. Lời thề nguyền thể hiện truyền thống chung thủy của
người Việt 66

2.1.2.2. Cách thức thề nguyền 69

2.2. Giải thích nguyên nhân sự giống nhau và khác nhau 75

2.2.1. Do đặc trưng thể loại 75

2.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội 75

2.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa 77

Chương 3:

SO SÁNH NGHỆ THUẬT LỜI TỎ TÌNH VÀ LỜI THỀ
NGUYỀN TRONG CA DAO BẮC BỘ VÀ NAM BỘ 79

3.1. Trình bày sự giống nhau và khác nhau 79


3.1.1. Về thể thơ 79

3.1.2. Về ngữ nghĩa (văn bản tạo hình và biểu hiện) 85

3.1.3. Nghệ thuật ngôn từ 86

3.1.3.1. Cách dùng phương ngữ 86

3.1.3.2. Cách dùng từ gốc Hán và điển tích, điển cố Hán 90

3.1.4. Việc sử dụng biểu tượng, hình ảnh 97


3
3.1.5. Việc dùng từ xưng gọi 101

3.1.6. Về thời gian và không gian nghệ thuật 104

3.2. Giải thích sự giống nhau và khác nhau 110

3.2.1. Do đặc trưng thể loại 110

3.2.2. Do điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội 110

3.2.3. Do giao lưu và ảnh hưởng văn hóa 111

PHẦN KẾT LUẬN 114

TÀI LIỆU THAM KHẢO 117






















4



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CDNB : Ca dao dân ca Nam Bộ
KTCD : Kho tàng ca dao người Việt
H
: Hà nội

LBBT : Lục bát biến thể
Nxb : Nhà xuất bản
TS.
: Tiến sĩ
tr.
: Trang
VHDG

: Văn học dân gian















5



DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


1.1: Bản đồ phân vùng ca dao Việt Nam [43, tr. 26] 25
2.1: Bảng phân loại ca dao theo chủ đề trong Kho tàng ca dao người Việt [41, tr. 48].34
2.2: Bảng phân loại ca dao tình yêu lứa đôi trong Kho tàng ca dao người Việt
và Ca dao dân ca Nam Bộ (theo nội dung lời ca dao) 35
2.3: Bảng phân loại lời tỏ tình trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca dao
dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình) 36
2.4: Bảng phân loại lời thề nguyền trong Kho tàng ca dao người Việt và Ca
dao dân ca Nam Bộ (theo chủ thể trữ tình) 67
3.1: Bảng phân loại thể thơ trong Hát ví đồng bằng Hà Bắc và Ca dao dân ca
Nam Bộ 80


6
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Ca dao là một thể loại quan trọng của văn học dân gian; là phương tiện
chủ yếu phản ánh tâm tư, tình cảm của con người trong các mối quan hệ.
Mảng ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm một tỷ lệ đáng kể trong kho tàng ca
dao cổ truyền của người Việt. Trên thế giới nói chung, ở Việt Nam nói riêng
có hàng triệu đôi trai gái yêu nhau trước khi thành vợ nên chồng, lời tỏ tình và
lời thề nguyền không những biểu hiện mức độ của tình yêu mà còn mang sắc
thái vùng miền rõ nét.
Nam Bộ và Bắc Bộ là hai vùng đất rộng lớn và quan trọng ở hai đầu đất
nước, “là máu của máu Việt Nam, là thịt của thịt Việt Nam” (lời Hồ Chủ
tịch). Do vậy, giữa hai miền đất này, lời tỏ tình và lời thề nguyền bên cạnh
nhiều điểm tương đồng còn có những nét khác biệt. So sánh nội dung và nghệ
thuật bộ phận ca dao về lời tỏ tình và lời thề nguyền trong mảng ca dao tình
yêu đôi lứa giữa hai miền là để tìm những điểm khác nhau trong mối quan hệ
ứng xử giữa con người với con người, như là sự tất yếu xuất phát từ bản sắc
văn hóa của từng miền; còn sự tương đồng vừa là bản chất chung trong quá

trình sáng tạo folklore của nhân dân mỗi miền, vừa do điều kiện lịch sử, địa lý
tự nhiên và quan hệ giao lưu văn hóa mang lại.
Từ trước đến nay, ở Việt Nam, đã có nhiều tác giả, công trình, bài viết
giới thiệu, nghiên cứu ca dao với một đội ngũ khá hùng hậu và đạt được kết
quả đáng khích lệ. Nhưng, cho đến nay, chưa có tác giả, công trình nghiên
cứu nào chuyên sâu tìm hiểu, so sánh ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu
lứa đôi giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.
Trong khuôn khổ của luận văn, do thời gian có hạn, để tìm hiểu quan hệ nam
nữ và tình yêu lứa đôi trong ca dao, chúng tôi xin được quan tâm tới phạm vi nhỏ
hơn. Khi giới hạn phạm vi nghiên cứu, nội dung đã được Hội đồng bảo vệ đề cương

7
luận văn tháng 4/2011 thông qua, tái khẳng định điều đó là cần thiết và quan trọng.
Những lời tỏ tình và lời thề nguyền chiếm số lượng lớn, nội dung phong phú, tiêu
biểu cho mảng ca dao tình yêu lứa đôi, “qua điểm để thấy diện” Vì vậy, đề tài Tìm
hiểu lời tỏ tình và lời thề nguyền trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi qua cái
nhìn so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ được coi là đề tài mới, là
đóng góp của tác giả luận văn.
2. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Sưu tầm, nghiên cứu về mảng ca dao cổ truyền người Việt về tình yêu
lứa đôi vốn đạt được nhiều thành tựu đáng khích lệ.
Cuốn Kho tàng ca dao người Việt do Nguyễn Xuân Kính và Phan Đăng
Nhật đồng chủ biên (tái bản năm 2001) [34] là công trình dày dặn và chuyên sâu
(đã tổng hợp những lời ca dao của người Việt trên cả ba miền). Trong sách này,
khối lượng tư liệu tương đương với số liệu về dân ca, ca dao của 40 cuốn sách (gồm
49 tập) đã được biên soạn từ cuối thế kỷ XVIII đến năm 1975. Tất cả có 12.487 đơn
vị. Những lời ca dao thuộc chủ đề tình yêu lứa đôi còn được tập hợp riêng trong
cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (2 quyển) trong Tổng tập văn học dân gian người
Việt, tập 16 [58]. Số lời ca dao trong cuốn này được sưu tầm, biên soạn từ ca dao
tình yêu lứa đôi của 43 cuốn sách (gồm 53 tập).

Mảng ca dao Bắc Bộ chủ yếu được tập hợp thành những tập ca dao
riêng tẻ, quen thuộc của các địa phương miền Bắc như Ca dao tục ngữ Nam
Hà [13], Ca dao ngạn ngữ Hà Nội [17], Văn học dân gian Thái Bình [16]…
Chưa thực sự có công trình nào sưu tầm, biên soạn ca dao Bắc Bộ một cách
có hệ thống, đầy đủ và đồ sộ như hai cuốn trên. Các soạn giả đều sắp xếp,
phân loại ca dao của địa phương theo chủ đề, trong đó bộ phận ca dao tình
yêu lứa đôi chiếm số lượng lớn. Ngoài ra, một số công trình nghiên cứu về ca
dao Bắc Bộ, có sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành như: Thế ứng xử
xã hội cổ truyền của người Việt châu thổ Bắc Bộ thể hiện qua ca dao tục ngữ

8
của Trần Thúy Anh [2]; Thiên nhiên thực vật ruộng vườn trong ca dao, dân
ca Bắc Bộ [75], Thiên nhiên sông nước trong ca dao dân ca Bắc Bộ [76], Thế
giới biểu đạt của hiện tượng tự nhiên, thời tiết trong ca dao dân ca đồng bằng
Bắc Bộ [77], Thiên nhiên trong ca dao trữ tình đồng bằng Bắc Bộ [79] của
Đặng Thị Diệu Trang…
Riêng mảng ca dao Nam Bộ, có thể coi cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ
của các tác giả Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh
Nhị [22] là công trình đầy đủ và hệ thống về ca dao, dân ca Nam Bộ. Ngoài
phần sưu tầm, biên soạn sắp xếp theo chủ đề, các tác giả nói trên còn có
những nhận định sắc sảo về nội dung và nghệ thuật; những đánh giá chính xác
về vùng đất Nam Bộ cũng như tính vùng miền của ca dao, dân ca nơi đây.
Theo Nguyễn Tấn Phát, mối quan hệ giữa ca dao Nam Bộ và ca dao cả nước
là mối quan hệ giữa tính thống nhất chung với tính địa phương (vùng, miền),
là mối quan hệ biện chứng tác động không ngừng và bồi bổ cho nhau. Với
mối quan hệ đó, việc tìm ra nét chung và nét riêng của ca dao Nam Bộ có ý
nghĩa quan trọng, tích cực, làm giàu thêm nhận thức về ca dao, dân ca, khẳng
định tính thống nhất bao trùm của nền văn hóa chung của dân tộc, đồng thời
chỉ ra sự đóng góp riêng của mỗi địa phương vào kho tàng chung ấy. Về mặt
thể loại, chúng ta có thể phác thảo sự vận động của các thể loại văn học dân

gian Việt Nam, quy luật nảy sinh và phát triển của chúng. Cả Nguyễn Tấn
Phát và Bảo Định Giang, trong quá trình đi tìm những sắc thái riêng của ca
dao Nam Bộ, đều sử dụng phương pháp so sánh giữa ca dao ba miền trên một
số phương diện. Ở chủ đề tình yêu nam nữ, sắc thái địa phương của ca dao,
dân ca Nam Bộ được đặt trong cái nhìn so sánh với ca dao tình yêu lứa đôi
vùng miền khác: “Cũng là tình yêu, cũng là quan hệ luyến ái, nhưng cái yêu,
cái thương của các chàng trai, cô gái đồng bằng Bắc Bộ như có sự can thiệp
sâu hơn của lý trí, của những chuẩn mực đạo đức có tính chất quy phạm

9
chung”; “Khác với ca dao, dân ca các miền khác, ca dao, dân ca Nam Bộ thể
hiện niềm thương nỗi nhớ, thể hiện tình yêu một cách bộc trực, tự nhiên hơn.
Phải chăng đã có một phần kỷ cương phong kiến bị phá bỏ”; “Cách biểu hiện
tình cảm của miền Nam không bóng bẩy tế nhị như trong miền Bắc” [22, tr.
44-47]. Mặc dù mới chỉ là khơi gợi bước đầu nhưng vấn đề sắc thái địa
phương trong ca dao tình yêu lứa đôi đã được bàn luận tới.
Bên cạnh đó, nhiều nhà nghiên cứu đã có bài viết, công trình về các
phương diện nội dung, nghệ thuật của ca dao Nam Bộ như Từ gốc Hán, điển
tích Hán trong ca dao người Việt ở Nam Bộ [8], Tìm hiểu đặc trưng ngôn ngữ
của ca dao sưu tầm ở Nam Bộ [9] của Nguyễn Phương Châm, Phương ngữ
Nam Bộ trong ca dao tình yêu [15] của Trần Phỏng Diều, Ý nghĩa biểu trưng
của hình tượng thiên nhiên trong ca dao Nam Bộ [49], Ý nghĩa biểu trưng của
từ chỉ địa danh trong ca dao Nam Bộ [50], Xu hướng lựa chọn cái biểu đạt trong
sự hình thành các biểu trưng nghệ thuật của ca dao Nam Bộ [52], Điển tích
trong ca dao Nam Bộ: tiếp nhận và cách tân [53] của Trần Văn Nam, Một số
đặc điểm ngôn ngữ của ca dao, dân ca Nam Bộ [56] của Bùi Mạnh Nhị v.v…
So sánh và tìm hiểu sắc thái riêng của ca dao các vùng, miền không
phải là vấn đề mới. Nguyễn Phương Châm đã có bài nghiên cứu Sự khác nhau
giữa ca dao người Việt ở xứ Nghệ và xứ Bắc trên tạp chí Văn hóa dân gian
năm 1997 [7]. Theo ông, chủ đề tình yêu nam nữ là chủ đề quán xuyến hầu

như toàn bộ ca dao xứ Bắc và xứ Nghệ. Tuy nhiên, cách thể hiện tình yêu
trong lời ca dao hai vùng này rất khác nhau: trong khi ca dao tình yêu xứ Bắc
mượt mà, êm dịu, giãi bày qua hình ảnh xa xôi thì ca dao tình yêu xứ Nghệ
bộc trực, thẳng thắn và quyết liệt hơn.
Luận án Tính thống nhất và sắc thái riêng trong ca dao người Việt ở ba
miền Bắc, Trung, Nam [43] của Trần Thị Kim Liên là công trình đầy đủ so
sánh ca dao ba miền trên phương diện nội dung và nghệ thuật; biểu hiện rõ

10
nhất qua các chủ đề: chủ đề yêu nước, chủ đề quan hệ tình cảm gia đình, dòng
họ, chủ đề tình yêu lứa đôi. Ca dao về tình yêu lứa đôi chiếm tỉ lệ nhiều nhất
trong Kho tàng ca dao người Việt (chiếm 53%). Cách thể hiện tình yêu trong
ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ cũng mang sắc thái riêng: “Ca dao tình yêu Bắc Bộ
thường mượt mà êm dịu, cách tỏ tình bóng gió, xa xôi, tế nhị… Ca dao Nam
Bộ biểu hiện hai trạng thái hoặc nhỏ nhẹ, dịu dàng dễ thương hoặc là quyết
liệt mạnh mẽ, tếu táo vui nhộn” [43, tr. 120].
3. Mục đích, đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Mục đích
Theo tương đối luận, giữa các nền văn hóa không có sự hơn, kém mà
chỉ có sự giống nhau và khác nhau. Do vậy, chúng tôi sẽ thống kê, phân tích,
so sánh để tìm ra sự tương đồng và khác biệt, chỉ ra nguyên nhân của sự giống
nhau và khác nhau trong lời tỏ tình và lời thề nguyền nói riêng, tình yêu lứa
đôi nói chung được thể hiện trong ca dao Bắc Bộ và Nam Bộ. Qua đó, làm rõ
hơn những nét đẹp truyền thống trong tâm hồn và tính cách của nhân dân Bắc
Bộ và Nam Bộ, nhất là của nam nữ thanh niên trong tình yêu đôi lứa, khẳng
định nét thống nhất và sắc thái riêng của từng miền.
- Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca
dao tình yêu lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ.
- Phạm vi nghiên cứu

Với đề tài Tìm hiểu quan hệ nam nữ và tình yêu lứa đôi qua cái nhìn
so sánh giữa ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ, phạm vi nghiên cứu rất rộng
tương ứng với đối tượng là những lời ca dao về quan hệ nam nữ và tình yêu
lứa đôi của người Việt ở Bắc Bộ và Nam Bộ. Trong khuôn khổ của luận văn
thạc sĩ, chúng tôi xin quan tâm tới phạm vi hẹp hơn nhưng mang đặc điểm

11
tiêu biểu trong bộ phận ca dao tình yêu lứa đôi để so sánh giữa ca dao Bắc
Bộ và ca dao Nam Bộ, đó là những lời tỏ tình và lời thề nguyền.
Như chúng ta đã biết, nội dung và hình thức lời tỏ tình và lời thề
nguyền trong ca dao về tình yêu lứa đôi ở Bắc Bộ và Nam Bộ đa dạng sắc thái
và cũng rất rộng. Do vậy, chúng tôi không tìm hiểu, so sánh chúng theo
“diện” mà theo “điểm ” ở một số nội dung cơ bản và hình thức chủ yếu.
Thuật ngữ “Ca dao Bắc Bộ” và “Ca dao Nam Bộ” mà chúng tôi đề cập
đến trong luận văn đồng nghĩa với ca dao cổ truyền của người Việt ở Bắc Bộ
và Nam Bộ.
Phạm vi tư liệu khảo sát trong luận văn chủ yếu:
 Cuốn Kho tàng ca dao người Việt, (2 tập) do Nguyễn Xuân Kính và
Phan Đăng Nhật đồng chủ biên [34].
 Cuốn Ca dao tình yêu lứa đôi (Tập 16, Quyển thượng, Quyển hạ)
trong Tổng tập văn học dân gian người Việt, chủ tịch Hội đồng
biên tập Nguyễn Xuân Kính [58].
 Cuốn Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát,
Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị biên soạn [22].
4. Phương pháp nghiên cứu
Ngoài việc tiếp thu thành tựu của các nhà nghiên cứu Việt Nam đi
trước, chúng tôi không chỉ sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích, mô tả
và thống kê mà còn tiếp cận những tri thức đa ngành, liên ngành từ văn học
dân gian đến kiến thức về địa lý, lịch sử và văn hóa.
5. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn chia làm 3 chương:
Chương 1: Tổng quan về ca dao Bắc Bộ và ca dao Nam Bộ.

12
Chương 2: So sánh nội dung lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc Bộ
và Nam Bộ.
Chương 3: So sánh nghệ thuật lời tỏ tình và lời thề nguyền trong ca dao Bắc
Bộ và Nam Bộ.



13
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1
TỔNG QUAN VỀ CA DAO BẮC BỘ VÀ CA DAO NAM BỘ
1.1. Giới thuyết các khái niệm
1.1.1. Nhận diện ca dao dưới góc nhìn tương quan thể loại
Thuật ngữ “ca dao” không còn xa lạ đối với giới nghiên cứu văn học
dân gian Việt Nam. Từ trước đến nay, có không ít quan niệm khác nhau của
các nhà nghiên cứu tùy theo góc nhìn của mỗi tác giả.
Thực tế, người bình dân không sử dụng những tên gọi mang tính khái
quát cao để chỉ các hiện tượng và hoạt động ca hát. Chỉ đến khi các nhà nho
sưu tầm, biên soạn những câu hát dân gian thành những sách Hán Nôm vào
cuối thế kỉ XVIII đến đầu thế kỉ XX, thì tên gọi “phong dao”, “ca dao” mới
chính thức ra đời.
Đến đầu thế kỉ XX, các từ “phong dao”, “ca dao” tiếp tục xuất hiện
trong các sách, báo chữ quốc ngữ. Tên gọi “phong dao” xuất hiện lần đầu
bằng chữ quốc ngữ năm 1928 trong cuốn Tục ngữ phong dao do Nguyễn Văn
Ngọc biên soạn, Nxb Vĩnh Hưng Long. Từ “ca dao” xuất hiện lần đầu bằng

chữ quốc ngữ năm 1931 với bài Ca dao cổ trên tạp chí Nam phong số 167,
dẫn theo [37, tr. 76]. So với thuật ngữ “ca dao”, thuật ngữ “dân ca” xuất
hiện muộn hơn. Phải đến những năm 50 của thế kỷ XX, thuật ngữ này mới
chính thức được sử dụng trong cuốn sách Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam do
Vũ Ngọc Phan biên soạn (in lần đầu năm 1956) [60].
So với “ca dao”, phạm vi phản ánh của “phong dao” nhỏ hẹp hơn,
nó phản ánh phong tục của mỗi địa phương, mỗi thời đại. Dần dần tên gọi
“ca dao” được sử dụng thay thế cho “phong dao”.
“Ca dao” và “dân ca” có mối quan hệ đặc biệt. Nhìn chung, trong
nghiên cứu văn học dân gian, thuật ngữ “ca dao” và “dân ca” được hiểu
theo các nghĩa sau đây:

14
1) Ca dao đồng nghĩa với dân ca (về nghĩa rộng), ca dao được dùng để
chỉ chung toàn bộ những bài hát được lưu hành phổ biến trong dân gian có
hoặc không có khúc điệu.
2) Ca dao là danh từ chỉ thành phần ngôn từ (phần lời ca) của dân ca
(không kể những tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi). Dân ca bao gồm phần
lời (câu hoặc bài), phần giai điệu (giọng hoặc làn điệu), phương thức diễn
xướng và khung cảnh ca hát.

3) Ca dao là thuật ngữ để chỉ thể thơ dân gian được phổ biến rộng rãi,
lưu truyền qua nhiều thế hệ, mang những đặc điểm nhất định và bền vững về
phong cách. Như vậy, không phải toàn bộ những câu hát của một loại dân ca
nào đó được tước bớt tiếng đệm, tiếng láy, tiếng đưa hơi… thì đều là ca dao.


15
Thuật ngữ “ca dao” được hiểu theo nghĩa thứ nhất và nghĩa thứ hai
theo Từ điển thuật ngữ văn học do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc

Phi chủ biên, tr. 22-23, dẫn theo [34, tr. 11].
Cách hiểu thứ ba theo Nguyễn Xuân Kính trong Thi pháp ca dao. Theo
nhà nghiên cứu này, khi trở thành một thể thơ dân gian, người ta có thể
thưởng thức ca dao cổ truyền như văn học viết (đọc, ngâm, xem bằng mắt).
Đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra khuynh hướng này là các nhà nho
[37, tr. 79].
Vũ Ngọc Phan đồng tình với cách hiểu thứ ba khi cho rằng “ca dao” là
một loại thơ dân gian có thể ngâm được như các loại thơ khác và có thể xây
dựng thành các điệu “dân ca”. “Dân ca” là những bài hát có nhạc điệu nhất
định, nó ngả về nhạc nhiều hơn về mặt hình thức. Cũng theo ông, hầu hết các
loại dân ca đều được xây dựng trên cơ sở những câu ca dao, tục ngữ sẵn có,
tùy theo từng loại dân ca, người ta thêm vào những tiếng đệm, lót như tình
bằng, tang tình, ấy mấy, v.v… tiếng đệm nghĩa như ấy ai, em nhớ, v.v…
những tiếng đưa hơi như ì, ì, i ới a, hì hi v.v… Chính đặc điểm của những
tiếng đệm ấy cấu tạo nên những giai điệu riêng biệt của từng loại dân ca [60,
tr. 30-31].
Việc nghiên cứu riêng về ca dao như một loại thơ dân gian với tính độc
lập tương đối của nó là hợp lí và cần thiết. Trong luận văn này, chúng tôi hiểu
ca dao theo nghĩa thứ hai và nghĩa thứ ba.
1.1.2. Nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình
Nguyễn Xuân Kính cho rằng: “Dân ca, ca dao là sản phẩm văn hóa tinh
thần của người lao động xưa. Và như vậy, dân ca, ca dao sẽ phản ánh toàn bộ
đời sống tâm tư, tình cảm và sinh hoạt của nhân dân lao động trước đây với cả
hai mặt tích cực và tiêu cực, trong đó mặt tích cực là chủ yếu” [34, tr. 13].

16
Theo Vũ Ngọc Phan, nội dung của ca dao chủ yếu là trữ tình. Trong ca
dao Việt Nam, những lời về tình yêu nam nữ là nhiều hơn cả. Có thể nói, ca
dao đã ghi lại tất cả các chặng đường của tình yêu, các khía cạnh của tình yêu,
các trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên [60, tr. 39-41].

Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên cũng nhấn mạnh nội dung chính của
ca dao là tiếng hát trữ tình của con người, chứa đựng nhiều nét tiêu biểu của
tâm hồn và tính cách dân tộc. Ca dao về tình yêu nam nữ là bộ phận phong
phú nhất. Tính chất phong phú của ca dao về tình yêu nam nữ trước hết thể
hiện ở số lượng lời ca. Nó còn thể hiện ở nội dung phản ánh phong phú mọi
biểu hiện của tình yêu trong tất cả những chặng đường: giai đoạn gặp gỡ ướm
hỏi nhau, giai đoạn gắn bó trao đổi những lời thề nguyền tặng vật cho nhau,
giai đoạn hạnh phúc với những niềm ước mơ, những nỗi nhớ nhung, hoặc sự
thất bại đau khổ với những lời than thở, oán trách… [31].
Để thể hiện được nội dung trữ tình đó, ca dao trước hết “phản ánh lịch
sử – xã hội” của người lao động, về mặt này, có thể coi ca dao dân ca Việt
Nam là một kho tài liệu phong phú về phong tục tập quán ở nông thôn ngày
xưa [31, tr. 314].
Như vậy, bên cạnh việc phản ánh nội dung hiện thực xã hội thì chủ yếu
ca dao phản ánh tâm tư, tình cảm của người bình dân trong xã hội cổ truyền,
qua đó thể hiện nét đẹp trong tâm hồn, tính cách và quan niệm sống của họ.
1.1.3. Khái niệm “lời tỏ tình” và “lời thề nguyền”
1.1.3.1. Khái niệm “lời tỏ tình”
Theo Nguyễn Xuân Kính, mỗi lời ca dao là một cơ cấu tương đối trọn
vẹn về nội dung, về hình thức nghệ thuật. Nội dung của lời diễn đạt một tình
cảm, thông báo một vấn đề, một điều cụ thể. Hình thức của lời chính là từ
ngữ, nhịp điệu, vần thơ… [37, tr. 82].

17
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “tỏ tình” là
“bộc lộ, giãi bày cho người khác biết rõ” (về tình yêu của mình) [61, tr.
1001]. Ca dao tỏ tình (lời tỏ tình trong ca dao) là những lời ca dao có nội
dung nhằm bày tỏ, bộc lộ tình yêu của chủ thể trữ tình đến đối tượng.
1.1.3.2. Khái niệm “lời thề nguyền”
Từ điển Tiếng Việt (Hoàng phê chủ biên) nêu khái niệm “thề nguyền”

là “Thề để nói lên lời nguyện với nhau (nói khái quát)” [61, tr. 932]. Ca dao
thề nguyền (lời thề nguyền trong ca dao) là những lời ca dao có nội dung phản
ánh lời thề (thủy chung, gắn bó) của những người đang yêu và nguyện (tự
nhủ, tự cam kết) sẽ thực hiện đúng như lời thề đó.
Như đã trình bày ở trên, ca dao phản ánh những biểu hiện phong phú
trong các chặng đường tình yêu của nam nữ thanh niên với cả hai mặt tích cực
và tiêu cực, mặt tích cực là chủ yếu. Mảng ca dao tình yêu đau khổ tuy chiếm
số lượng không nhỏ, nhưng tính cách con người Việt Nam luôn hướng đến sự
lạc quan, sự chung thủy, niềm tin tưởng, tinh thần vượt lên hoàn cảnh. Yêu
thương, chung thủy vốn là truyền thống của người Việt. Tỏ tình và thề nguyền
chính là sự thăng hoa cảm xúc trong tình yêu, nó thể hiện sự rung động, đồng
điệu tâm hồn, mong ước gắn bó trọn đời, thủy chung như nhất. Luận văn nhấn
mạnh đến tính tích cực trong nội dung ca dao tỏ tình và thề nguyền mà không
nghiên cứu những lời bội tín, vong thề (khi kiểm chứng, thực hiện lời thề đó).
1.2. Xác định ranh giới “Bắc Bộ” và “Nam Bộ”
1.2.1. Theo thay đổi địa danh và địa giới hành chính
Cách gọi Bắc Kỳ và Nam Kỳ theo khu vực địa lý – hành chính đã có từ
thời Nguyễn; cách gọi đầy đủ cả ba miền Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ có từ
thời thuộc Pháp, ranh giới Bắc Kỳ của hai thời kỳ khá tương đồng; ranh giới
Nam Kỳ thuộc Pháp rất khác so với thời Minh Mệnh, số tỉnh thời thuộc Pháp
nhiều hơn.

18
Dưới triều Nguyễn, về mặt tổ chức, các cấp hành chính có sự khác nhau
giữa 2 thời kỳ trước và sau cải cách hành chính năm 1831-1832. Trước năm
1831, có các cấp hành chính như sau:
1. Triều đình trung ương đặt ở Huế
2. Dưới triều đình, ở phía Bắc có Bắc Thành, ở phía Nam có Gia Định Thành
3. Dưới nữa là trấn hoặc dinh.
Cuộc cải cách hành chính 1831-1832 dưới triều Minh Mệnh đã bãi bỏ

Bắc Thành và Gia Định Thành, đối trấn làm tỉnh, chia cả nước thành 31 đơn
vị hành chính trực thuộc triều đình trung ương. Lấy kinh đô làm trung tâm;
năm Minh Mệnh thứ 16 (1835) chia đặt như sau: Quảng Nam, Quảng Ngãi
thuộc Nam Trực; Quảng Trị, Quảng Bình thuộc Bắc Trực; Bình Định, Bình
Thuận thuộc Tả Kỳ; Nghệ An, Thanh Hóa thuộc Hữu Kỳ; Gia Định, Vĩnh
Long, An Giang, Hà Tiên thuộc Nam Kỳ; Hà Nội, Nam Định, Sơn Tây, Bắc
Ninh, Hải Dương thuộc Bắc Kỳ.
Đến thời kỳ thuộc Pháp, lãnh thổ Việt Nam được chia làm 3 khu vực
riêng biệt, từ địa giới phía nam tỉnh Bình Thuận trở vào gọi là Nam Kỳ, từ
địa giới phía nam Bình Thuận trở ra tới địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình gọi
là Trung Kỳ, từ địa giới phía nam tỉnh Ninh Bình trở ra tới biên giới Việt
Trung gọi là Tankin (tức Bắc Kỳ). Nam Kỳ là thuộc địa của Pháp, Bắc Kỳ và
Trung Kỳ hợp lại gọi là Vương quốc An Nam đặt dưới chế độ bảo hộ của Pháp.
Cách gọi Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ xuất hiện đầu tiên vào năm 1946
trong Hiến pháp của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, tồn tại đến năm
1959. Cụ thể, về phương diện hành chính, nước Việt Nam gồm có 3 bộ: Bắc,
Trung, Nam. Mỗi bộ chia thành nhiều tỉnh, mỗi tỉnh chia thành nhiều huyện,
mỗi huyện chia thành nhiều xã. Chính quyền địa phương gồm 4 cấp: xã,
huyện, tỉnh, bộ (trước gọi là kỳ).

19
Ở Bắc Bộ, ngoài Thành phố Hà Nội và Thành phố Hải Phòng còn có
27 tỉnh, đó là các tỉnh: Bắc Giang, Bắc Kạn, Bắc Ninh, Cao Bằng, Hà Đông,
Hà Giang, Hà Nam, Hải Dương, Hải Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Kiến An,
Lai Châu, Lạng Sơn, Lào Cai, Nam Định, Ninh Bình, Phú Thọ, Phúc Yên,
Quảng Yên, Sơn La, Sơn Tây, Thái Bình, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Vĩnh
Yên, Yên Bái.
Khu vực Trung Bộ gồm có các tỉnh: Bình Định, Bình Thuận, Thành
phố Đà Nẵng, Đắk Lắk, Đồng Nai Thượng, Hà Tĩnh, Huế, Khánh Hòa, Kon
Tum, Lâm Viên, Nghệ An, Phan Rang (Ninh Thuận), Phú Yên, Pleiku, Quảng

Bình, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Quảng Trị, Thanh Hóa, Thừa Thiên, Vinh –
Bến Thủy.
Ngoài Thành phố Sài Gòn – Chợ Lớn, Nam Bộ còn bao gồm 20 tỉnh.
Đó là các tỉnh Bạc Liêu, Bà Rịa, Bến Tre, Biên Hòa, Cần Thơ, Châu Đốc,
Chợ Lớn, Gia Định, Gò Công, Hà Tiên, Long Xuyên, Mỹ Tho, Rạch Giá, Sa
Đéc, Sóc Trăng, Tân An, Tây Ninh, Thủ Dầu Một, Trà Vinh, Vĩnh Long.
Theo Hiến pháp năm 1959, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa phân cấp khu vực hành chính: Nước được chia thành các tỉnh, khu tự trị,
thành phố trực thuộc Trung ương. Thời kỳ này, cấp bộ không còn nhưng xuất
hiện các khu tự trị.
Sau khi thống nhất cả nước, tháng 12 năm 1975, Quốc hội Nước Việt
Nam khóa V ra nghị quyết bãi bỏ cấp Khu, nhiều tỉnh nhỏ được sáp nhập lại
thành tỉnh rộng lớn hơn.
Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam có 58 tỉnh và 5 thành phố trực
thuộc Trung ương. Ngày 29 tháng 5 năm 2008, Quốc hội Nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam thông qua nghị quyết về việc điều chỉnh địa giới hành
chính thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan, trong đó hợp nhất toàn bộ

20
tỉnh Hà Tây, chuyển toàn bộ huyện Mê Linh, tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc
huyện Lương Sơn tỉnh Hòa Bình về thành phố Hà Nội.
Các đơn vị hành chính (tỉnh) được sắp xếp theo vùng lãnh thổ gần với
ranh giới Bắc Bộ và Nam Bộ như sau: Vùng Đồng bằng sông Hồng, bao gồm
Thành phố Hà Nội, Hải Phòng và các tỉnh Vĩnh Phúc, Hà Tây (cũ), Bắc Ninh,
Hải Dương, Hưng Yên, Hà Nam, Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Miền
Đông Nam Bộ, ngoài Thành phố Hồ Chí Minh, còn có các tỉnh Ninh Thuận,
Bình Phước, Tây Ninh, Bình Dương, Đồng Nai, Bình Thuận, Bà Rịa – Vũng
Tàu. Vùng Đồng bằng sông Cửu Long gồm có các tỉnh Long An, Đồng
Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Trà
Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau [4].

Như vậy, về mặt địa giới hành chính, Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ là
những tên gọi ra đời sau, chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, ranh giới tương
đồng với các tên gọi Bắc Kỳ, Trung Kỳ, Nam Kỳ hoặc các từ “miền Bắc”,
“miền Trung”, “miền Nam”.
1.2.2. Theo phân vùng văn hóa
Với quan niệm văn – sử – triết bất phân, các nhà văn, nhà sử học, nhà
văn hóa thời phong kiến đã có những ghi chép về các vùng đất, tính cách con
người và thổ sản từng vùng như Dư địa chí của Nguyễn Trãi, Ô châu cận lục
của Dương Văn An, Phủ biên tạp lục của Phan Huy Chú, Gia Định thành
thông chí của Trịnh Hoài Đức Tuy nhiên, việc phân vùng văn hóa vẫn là
khái niệm mới mẻ. Các nhà văn hóa hiện đại đều xác định hệ thống tiêu chí phân
vùng như Hoàng Vinh trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam, Ngô Đức Thịnh
trong Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Bản sắc văn hóa vùng ở
Việt Nam, Đinh Gia Khánh, Cù Huy Cận trong Các vùng văn hóa Việt Nam
Trong Sự phân vùng văn hóa Việt Nam [84], khi phân vùng văn hóa,
Hoàng Vinh dựa vào các tiêu chí: về nguồn gốc lịch sử giữa các cư dân sinh

21
sống trong vùng, về trình độ phát triển kinh tế – xã hội và quan hệ giao lưu,
ảnh hưởng văn hóa giữa các tộc người, các bộ phận dân cư trong và ngoài
vùng văn hóa. Ông đồng tình với ý kiến “làng” là đơn vị trung tâm, làng là
cộng đồng văn hóa tương đối độc lập và ổn định.
Ngô Đức Thịnh lại phân vùng văn hóa Việt Nam với 2 cấp độ: vùng và
tiểu vùng. Tác giả cũng dựa trên các tiêu chí và đưa ra khái niệm vùng văn
hóa: “Vùng văn hóa là một vùng lãnh thổ có những tương đồng về hoàn cảnh
tự nhiên, dân cư sinh sống ở đó từ lâu đã có những mối quan hệ nguồn gốc và
lịch sử, có những tương đồng về trình độ phát triển kinh tế – xã hội, giữa họ
đã diễn ra những nơi giao lưu, ảnh hưởng văn hóa qua lại, nên trong vùng đã
hình thành những đặc trưng chung, thể hiện trong sinh hoạt văn hóa vật chất
và văn hóa tinh thần của cư dân, có thể phân biệt với các vùng văn hóa khác”

[73, tr. 99]. Tuy nhiên, ông cho rằng “dân tộc” và “làng” không thể được coi
là đơn vị phân vùng văn hóa hay thể loại văn hóa. “Làng trước hết là điểm
dân cư, là cơ cấu xã hội, là tế bào văn hóa bền vững của tộc người nên về bản
chất và quy luật hình thành của nó khác với vùng văn hóa” [73, tr. 26].
Về cơ bản, các nhà nghiên cứu văn hóa đã chia nước ta thành 7 vùng
văn hóa:
1) Vùng văn hóa châu thổ Bắc Bộ (Vĩnh Phúc đến Ninh Bình)
2) Vùng văn hóa Việt Bắc (các tỉnh miền núi phía Bắc thuộc tả ngạn
sông Hồng)
3) Vùng văn hóa Tây Bắc và miền Bắc Trung Bộ (các tỉnh miền núi
hữu ngạn sông Hồng và các huyện miền núi Thanh, Nghệ, Tĩnh)
4) Vùng văn hóa đồng bằng duyên hải Bắc Trung Bộ (từ Thanh Hóa
đến Thừa Thiên)
5) Vùng văn hóa duyên hải miền Trung (từ Quảng Nam đến Bình Thuận)
6) Vùng văn hóa Trường Sơn – Tây Nguyên

×