Tải bản đầy đủ (.doc) (27 trang)

Tìm hiểu quan hệ quốc tế- Quan hệ VN và Asean

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (399.6 KB, 27 trang )

Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
MỤC LỤC
****
MỤC LỤC Trang 1
PHẦN MỞ ĐẦU Trang 2
PHẦN NỘI DUNG Trang 3
I. XU HƯỚNG ĐỐI ĐẦU CHUYỂN SANG ĐỐI THOẠI VÀ HỌP TÁC Trang 3
II. MỐI QUAN HỆ VIỆT NAM – ASEAN Trang 4
1. Quá trình hình thành và phát triển
2. Mối quan hệ Việt Nam - ASEAN
III. BÀI HỌC KINH NGHIỆM Trang 18
PHẦN KẾT LUẬN Trang 23
MỘT SỐ HÌNH ẢNH Trang 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO Trang 27
****
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 1
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
PHẦN MỞ ĐẦU
****
Quan hệ quốc tế ( International relations) với tư cách là một khoa học đã được nghiên
cứu và giảng dạy từ lâu trên thế giới. Từ những nă m 1950 trở lại đây, nhiều công trình
nghiên cứu có giá trị trong lĩnh vực quan hệ quốc tế đã được công bố ở trong và ngoài nước.
Tuy nhiên ở Việt Nam, cho đến nay các công trình liên quan đến lịch sử quan hệ quốc tế còn
rất ít. Chúng ta hầu như chưa có những chuyên khảo đáng kể về vấn đề này. Hiện nay, bước
sang thế kỉ XXI, cùng với việc thay đổi mạnh mẽ của xu thế toàn cầu hóa, thế giới hóa, Việt
Nam cũng đang bước vào lộ trình hội nhập sâu rộng, vấn đề quan hệ quốc tế càng được quan
tâm sâu sắc hơn so với trước đây. Các nhà nghiên cứu nhất là những nhà hoạch định chiến
lược ngoại giao, các nhà sử học đã có nhiều công trình nghiên cứu và các bài viết đăng trên


các tạp chí chuyên ngành. Nội dung của nó tập trung vào các vấn đề toàn cầu hóa, khu vực
hóa, “hòa nhập chứ không hòa tan”,… . Trong đó vấn đề thiết lập các mối quan hệ chặc chẽ
trong khu vực, các nước láng giềng được đặc biệt quan tâm.
Việt Nam là một quốc gia thuộc khu vược Đông Nam Á, có vị trí chiến lược quan
trọng, là đầu mối giao lưu với nhiều nước trong khu vực và thế giới. Với vị trí chiến lược
quan trọng đó, Việt Nam có nhiều thuận lợi tuy cũng gặp không ít khó khăn trở ngại nhất
định. Chính vì vậy, thiết lập một mối quan hệ khu vực chặc chẽ, đoàn kết hỗ trợ nhau, cùng
tồn tại hòa bình và phát triển, đó là nhu cầu tiên quyết không những chỉ của Việt Nam, mà
còn là nhu cầu chung của tất cả các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, đó cũng chính là
nhu cầu của toàn nhân loại.
Cũng với nhu cầu ấy, tổ chức ASEAN đã ra đời và nhanh chóng trở thành một tổ chức
khu vực về chính trị - kinh tế - văn hóa - khoa học kỹ thuật có uy tín lớn.
****
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 2
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
PHẦN NỘI DUNG
****
I. XU HƯỚNG ĐỐI ĐẦU CHUYỂN SANG ĐỐI THOẠI VÀ HỌP TÁC
Vừa ra khỏi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai, các quốc gia bị lôi cuốn vào tình trạng
đối đầu của cuộc chiến tranh lạnh của hai siêu cường Xô – Mỹ, thậm chí có lúc như bên bờ
vực của cuộc chiến tranh mới. Tình hình đó trở thành nhân tố chủ yếu tác động và chi phối
quan hệ quốc tế trong hơn 4 thập kỷ của thế kỷ XX. Chiến tranh lạnh vẫn tiếp diễn nhưng đến
đầu n hững năm 70 xu thế hòa hoãn Đông – Tây đã xuất hiện, với những cuộc gặp gỡ thương
lượng Xô – Mỹ.
Chiến tranh lạnh kết thúc, vấn đề Campuchia được giải quyết đã mang lại những cơ
hội mới về quan hệ “thân thiện và hợp tác” cho các quốc gia khu vực Đông Nam Á. Bước vào
những năm 60 của thế kỷ XX, tình hình Đông Nam Á có nhiều biến chuyển tác động đến các
nước trong khu vực. Sau hơn 20 năm đấu tranh giành và bảo vệ độc lập cũng như xây dựng

kinh tế, nhiều nước trong khu vực bước vào thời kì ổn định, dốc sức phát triển kinh tế. Các
nước đều có nhu cầu hợp tác nhau để cùng phát triển. Trong bối cảnh của Mỹ bị sa lầy trong
chiến trường Đông Dương họ muốn liên kết lại để giảm bớt sự ảnh hưởng của các nước lớn.
Hơn nữa, nhiều tổ chức mang tính khu vực trên thế giới xuất hiện, nhất là thành công của
khối EEC, đã cổ vũ rất lớn đối với các quốc gia Đông Nam Á trong việc thành lập cho mình
một tổ chức khu vực như thế.
ASEAN ra đời nhằm tăng cường liên kết khu vực trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu
vực hoá, ASEAN đã đưa ra các hình thức hợp tác mới phù hợp với sự phát triển của tình hình
thế giới sau chiến tranh lạnh như: Các kế hoạch xây dựng khu vực mậu dịch tự do ASEAN -
AFTA trong vòng 10 năm đối với các nước thành viên cũ (1993 - 2003), và các thời hạn đối
với các nước thành viên mới là 2006 và 2008; Diễn đàn khu vực ASEAN - ARF (1994),
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 3
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
chương trình hợp tác công nghiệp ASEAN - AICO (4/1996); và khu vực đầu tư ASEAN -
AIA (10/1998), Chương trình hành động Hà nội (12/1998)...
II. QUAN HỆ VIỆT NAM – ASEAN
1. Quá trình hình thành và phát triển
1.1. Khái quát
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (Association of Southeast Asian Nations-
ASEAN) được thành lập ngày 8/8/1967 bởi Tuyên bố Băng-cốc, Thái Lan, đánh dấu một mốc
quan trọng trong tiến trình phát triển của khu vực.

Khi mới thành lập ASEAN gồm 5 nước là In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-
ga-po và Thái Lan. Năm 1984 ASEAN kết nạp thêm Bru-nây làm thành viên thứ 6. Ngày
28/7/1995 Việt Nam trở thành thành viên thứ 7 của Hiệp hội. Ngày 23/7/1997 kết nạp Lào và
Mi-an-ma. Ngày 30/4/1999, Căm-pu-chia trở thành thành viên thứ 10 của ASEAN, hoàn
thành ý tưởng về một ASEAN bao gồm tất cả các quốc gia Đông Nam Á, một ASEAN của
Đông Nam Á và vì Đông Nam Á. Hiện nay, sau khi Đông Timo được Liên Hiệp Quốc công

nhận là quốc gia độc lập, Đông Timo cũng là quan sát viên của ASEAN.
Các nước ASEAN (trừ Thái Lan) đều trải qua giai đoạn lịch sử là thuộc địa của các
nước phương Tây và giành được độc lập vào các thời điểm khác nhau sau Chiến tranh thế
giới thứ hai. Mặc dù ở trong cùng một khu vực địa lý, song các nước ASEAN rất khác nhau
về chủng tộc, ngôn ngữ, tôn giáo và văn hoá, tạo thành một sự đa dạng cho Hiệp hội.
ASEAN có diện tích hơn 4.5 triệu km
2
với dân số khoảng 575 triệu người; GDP
khoảng 1281 tỷ đô la Mỹ và tổng kim ngạch xuất khẩu 750 tỷ USD. Các nước ASEAN có
nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú và hiện nay đang đứng hàng đầu thế giới về cung cấp
một số nguyên liệu cơ bản như: cao su (90% sản lượng cao su thế giới); thiếc và dầu thực vật
(90%), gỗ xẻ (60%), gỗ súc (50%), cũng như gạo, đường dầu thô, dứa... Công nghiệp của các
nước thành viên ASEAN cũng đang trên đà phát triển, đặc biệt trong các lĩnh vực: dệt, hàng
điện tử, dầu khí, các loại hàng tiêu dùng. Những sản phẩm này được xuất khẩu với khối lượng
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 4
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
lớn và đang thâm nhập một cách nhanh chóng vào các thị trường thế giới. ASEAN là khu vực
có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao so với các khu vực khác trên thế giới, và được coi là tổ chức
khu vực thành công nhất của các nước đang phát triển.
Tuy nhiên mức độ phát triển kinh tế giữa các nước ASEAN không đồng đều. Mi-an-
ma hiện là nước có thu nhập quốc dân tính theo đầu người thấp nhất trong ASEAN, chỉ vào
khoảng hơn 200 đôla Mỹ. In-đô-nê-xi-a là nước đứng đầu về diện tích và dân số trong
ASEAN, nhưng thu nhập quốc dân tính theo đầu người chỉ vào khoảng trên 600 đôla Mỹ.
Trong khi đó, Xin-ga-po và Bru-nây là hai quốc gia nhỏ nhất về diện tích (Xin-ga-po ) và về
dân số (Bru-nây) lại có thu nhập theo đầu người cao nhất trong ASEAN, vào khoảng trên
30.000 đô la Mỹ/năm.
Ở các nước ASEAN đang diễn ra quá trình chuyển dịch cơ cấu mạnh mẽ theo hướng
công nghiệp hoá. Nhờ chính sách kinh tế “hướng ngoại”, nền ngoại thương ASEAN đã phát

triển nhanh chóng, tăng gần năm lần trong 20 năm qua, đạt trên 160 tỷ đôla Mỹ vào đầu
những năm 1990 (nay là 750 tỷ đôla Mỹ). ASEAN cũng là khu vực ngày càng thu hút nhiều
vốn đầu tư của thế giới. Nếu năm 2005, tổng số vốn đầu tư mà ASEAN thu hút được tăng
16,9% so với năm 2004, thì năm 2006, tổng số vốn đầu tư đã tăng 27,5%.
1.2. Quá trình hình thành và phát triển:
a. Sự ra đời:
Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ra đời trong bối cảnh có nhiều biến
động đang diễn ra trong khu vực và trên thế giới, bao gồm cả những thay đổi từ bên ngoài tác
động vào khu vực cũng như những vấn đề nảy sinh từ bên trong mỗi nước. Để đối phó với
các thách thức này, xu hướng co cụm lại trong một tổ chức khu vực với một hình thức nào đó
để tăng cường sức mạnh bản thân đã xuất hiện và phát triển trong các nước thành viên tương
lai của ASEAN. Trước ASEAN, ở Đông Nam Á đã có một vài tổ chức khu vực ra đời và tồn
tại được một thời gian ngắn hoặc đã manh nha hình thành. Đó là Hiệp hội Đông Nam Á ( The
Association of Southeast Asia- ASA) được thành lập ngày 31/7/1961. gồm Thái Lan, Phi-lip-
pin và Liên bang Ma-lay-xi-a và tổ chức MAPHILINDO ra đời tháng 8 năm 1963 bao gồm
Mã Lai, Phi-lip-pin và In-đô-nê-xi-a.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 5
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
Mặc dù vậy, những nỗ lực theo hướng trên vẫn được xúc tiến và ngày 8/8/1967 Bộ
trưởng Ngoại giao các nước In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Phó Thủ
tướng Ma-lai-xi-a ký tại Băng-cốc bản Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam Á
(ASEAN).
b. Một số mốc phát triển quan trọng:
Tuyên bố Băng-cốc:
Đây là Tuyên bố thành lập Hiệp hội các nước Đông Nam á với mục tiêu đẩy mạnh
tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội, phát triển văn hoá; tăng cường hợp tác giúp đỡ lẫn nhau
cũng như thúc đẩy hoà bình, ổn định trong khu vực. ASEAN không có Hiến chương riêng,
trong 9 năm đầu ASEAN không có một Ban thư ký để phối hợp hoạt động của mình.

Tuyên bố Cua-la Lăm-pơ:
Tháng 11/1971, các nước ASEAN đã đưa ra văn bản quan trọng đầu tiên là Tuyên bố
Cua-la Lăm-pơ về thiết lập Khu vực Hoà bình, Tự do và Trung lập ở Đông Nam á
(ZOPFAN). Tuyên bố này đã định ra các mục tiêu cơ bản và lâu dài của ASEAN là xây dựng
Đông Nam á thành một khu vực hoà bình, tự do, và trung lập, không có sự can thiệp dưới bất
cứ hình thức nào của các cường quốc bên ngoài.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ I năm 1976
Hội nghị Cấp cao ASEAN đã họp lần đầu tiên tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) từ 23-
24/2/1976. Tại hội nghị này các vị đứng đầu chính phủ ASEAN đã ký hai văn kiện quan
trọng:
- Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam á (Hiệp ước Ba-li), khẳng định 5
nguyên tắc cùng tồn tại hoà bình (TAC).
- Tuyên bố về sự hoà hợp ASEAN: Cam kết cùng phối hợp để đảm bảo sự ổn định khu
vực cũng như tăng cường sự hợp tác kinh tế, văn hoá, giúp đỡ lẫn nhau giữa các thành viên
của ASEAN.
Tại Hội nghị Cấp cao này, các nước ASEAN cũng đã ký Hiệp định thành lập Ban thư
ký ASEAN (có trụ sở đặt tại Gia-các-ta) để phối hợp hoạt động giữa các uỷ ban và dự án hợp
tác ASEAN.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 6
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ II năm 1977
Từ ngày 4-5/8/1977, Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ hai đã được tổ chức tại Cua-
la Lăm-pơ nhân kỷ niệm 10 năm ngày thành lập ASEAN. Hội nghị đạt được hai kết quả quan
trọng. Thứ nhất, chính thức hình thành cơ chế đối thoại giữa ASEAN với các nước công
nghiệp phát triển nhằm nâng cao vai trò của ASEAN trong cộng đồng quốc tế. Lần đầu tiên
những Người đứng đầu Chính phủ của ba nước ngoài khu vực là Nhật Bản, Ô- xtrây-li-a, Niu
Di-lân đã tham gia đối thoại với ASEAN sau Hội nghị chính thức. Đến nay, ASEAN có 11
nước và tổ chức đối thoại là: Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Ôt-xtrây-lia, Niu Di-lân, ấn

Độ, Nga, EU, Mỹ, Ca-na-đa và UNDP. Ngoài ra, ASEAN còn có cơ chế đối thoại theo lĩnh
vực với Pakistan. Thứ hai, cơ cấu lại Uỷ ban hợp tác ASEAN để chuẩn bị cho việc mở rộng
hợp tác ASEAN ra mọi lĩnh vực.
Kết nạp Bru-nây Đa-ru-xa-lam
Bru-nây Đa-ru-xa-lam là quan sát viên của ASEAN từ năm 1981. Ngày 1/1/1984,
Bru-nây nộp đơn xin gia nhập ASEAN và ngày 7/1/1984, Bru-nây được chính thức kết nạp
vào ASEAN với nghi lễ trọng thể tại Gia-các-ta và trở thành thành viên thứ sáu của Hiệp hội
ASEAN.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ III năm 1987
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ III được tổ chức tại Ma-ni-la, Phi-lip-pin từ 14-
15/12/1987, nhân kỷ niệm 20 năm thành lập ASEAN. Tại Hội nghị này, các vị đứng đầu
Chính phủ các nước ASEAN đã thông qua nhiều văn kiện quan trọng sau:
- Tuyên bố Ma-ni-la năm 1987: bày tỏ quyết tâm của các nước ASEAN tiếp tục thúc
đẩy và củng cố đoàn kết và hợp tác khu vực, giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà
bình, đẩy mạnh hơn nữa hợp tác kinh tế, khuyến khích khu vực tư nhân tham gia vào hợp tác
ASEAN.
- Nghị định thư Ma-ni-la sửa đổi Điều 14 và Điều 18 của TAC để các nước ngoài khu
vực có thể tham gia.
- Hiệp ước khuyến khích và bảo đảm đầu tư ASEAN.
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 7
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
- Nghị định thư về mở rộng danh mục thuế ưu đãi theo thoả thuận ưu đãi thương mại
ASEAN (PTA).
Về cơ cấu tổ chức, Hội nghị quyết định thành lập cơ chế Hội nghị liên Bộ trưởng
(JMM) bao gồm Bộ trưởng Ngoại giao và Bộ trưởng Kinh tế và thể chế hoá các cuộc họp
quan chức cao cấp (SOM) và cuộc họp các quan chức cao cấp về kinh tế (SEOM).
Trong dịp này, các vị đứng đầu Nhà nước và Chính phủ các nước ASEAN cũng
quyết định sẽ họp 3-5 năm một lần.

Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV năm 1992
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ IV được tiến hành ở Xin-ga-po từ 27-28/1/1992.
Tại Hội nghị này, ASEAN đã thông qua những văn kiện và quyết định quan trọng sau:
- Tuyên bố Xin-ga-po năm 1992 khẳng định quyết tâm của ASEAN đưa sự hợp tác
chính trị và kinh tế lên tầm cao hơn và mở rộng hợp tác sang lĩnh vực hợp tác an ninh
- Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN, nêu ba nguyên tắc là hướng ra bên
ngoài, cùng có lợi và linh hoạt đối với sự tham gia vào các dự án, chương trình của các nước
thành viên; xác định năm lĩnh vực hợp tác cụ thể là thương mại-công nghiệp-năng lượng-
khoáng sản, nông-lâm-ngư-nghiệp, tài chính-ngân hàng, vận tải-liên lạc và du lịch.
- Hiệp định về Chương trình ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung (CEPT) quy định cụ
thể các biện pháp và các giai đoạn giảm thuế nhập khẩu tiến tới thực hiện AFTA.
Hội nghị còn quyết định Hội nghị cấp cao sẽ họp 3 năm một lần, thành lập Hội đồng
AFTA cấp Bộ trưởng để theo dõi thúc đẩy việc thực hiện CEPT và AFTA, giao cho SEOM
giám sát các hoạt động hợp tác kinh tế ASEAN, nâng cấp Tổng thư ký ASEAN lên hàm Bộ
trưởng.
Việt Nam và Lào ký tham gia Hiệp ước thân thiện và hợp tác (Hiệp ước Ba-li)
tháng 7/1992
Tháng 7/1992, tại AMM25 ở Ma-ni-la, đã diễn ra Lễ ký để Việt Nam và Lào chính
thức tham gia Hiệp ước. Ngay sau lễ ký, ASEAN đã tuyên bố Việt Nam và Lào trở thành
quan sát viên của tổ chức ASEAN.
Diễn đàn khu vực ASEAN (ARF) tháng 7/1994
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 8
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
Để đảm bảo môi trường hoà bình, ổn định cho phát triển trong bối cảnh mới ở khu
vực và trên thế giới, tháng 7/1993 các nước ASEAN quyết định thành lập Diễn đàn khu vực
ASEAN (ARF) với sự tham gia của 18 nước trong và ngoài khu vực để bàn về vấn đề an ninh
khu vực (gồm 6 nước ASEAN, Mỹ, Nhật, Trung Quốc, Nga, Canađa, Liên minh châu Âu,
Ôx-trây-li-a, Niu Dilân, Việt Nam, Lào, Hàn Quốc và Papua Niu Ghinê).

Việt Nam trở thành thành viên ASEAN tháng 7/1995
Tại Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 27 ở Băng-cốc (tháng 7/1994) các nước
ASEAN đã tuyên bố sẵn sàng chấp nhận Việt Nam làm thành viên Hiệp hội. Ngày
17/10/1994, Việt Nam đã chính thức đặt vấn đề trở thành thành viên đầy đủ của ASEAN.
Ngày 28/7/1995, lễ trọng thể kết nạp Việt Nam làm thành viên thứ 7 của tổ chức ASEAN đã
diễn ra tại Bru-nây, trong dịp họp Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 28.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ V năm 1995
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 5 đã diễn ra tại Băng-cốc tháng 12/1995. Hội nghị
đã có những quyết định và văn bản quan trọng sau:
- Nâng hợp tác chuyên ngành lên tầm cao mới, ngang với hợp tác chính trị-an ninh và
kinh tế nhằm thông qua phát triển con người, đoàn kết xã hội để đạt sự thịnh vượng chung
cho cả khu vực.
- Rút ngắn thời gian thực hiện AFTA từ 15 năm xuống còn 10 năm; thậm chí có thể
hoàn thành trước thời hạn 2003, và mở rộng hợp tác ASEAN sang lĩnh vực mới như dịch vụ,
sở hữu trí tuệ, lập khu vực đầu tư ASEAN...
- Ký kết Hiệp ước về một khu vực Đông Nam á không có vũ khí hạt nhân
(SEANWFZ), là một văn kiện quan trọng tiến tới xây dựng Đông Nam á thành một khu vực
hoà bình, ổn định.
Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ nhất tại In-đô-nê-xi-a tháng
12/1996:
Để tăng cường sự tiếp xúc giữa các nhà lãnh đạo cấp cao trong khu vực để thảo luận
những vấn đề cấp bách, các vị lãnh đạo ASEAN đã thoả thuận: giữa các cuộc họp chính thức
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 9
Tiểu luận học phần …………….
………………………………………………………………………………………………………..
sẽ tổ chức các cuộc họp không chính thức hàng năm. Tháng 12/1996 tại Gia-các-ta đã diễn ra
cuộc họp cấp cao không chính thức đầu tiên.
Lào và Mi-an-ma gia nhập ASEAN tháng 7/1997
Tháng 7/1997 tại AMM 30, Lào và Mi-an-ma chính thức gia nhập ASEAN.

Hội nghị Cấp cao ASEAN không chính thức lần thứ hai tại Cua-la Lăm-pơ
tháng 12 năm 1997:
Hội nghị này được tổ chức trùng với dịp ASEAN tiến hành kỷ niệm 30 năm ngày
thành lập ASEAN. Tại Hội nghị này, các Nguyên thủ cũng thông qua các văn bản Tầm nhìn
ASEAN 2020, đề ra các hướng phát triển chiến lược của ASEAN trong giai đoạn đầu thế kỷ
21.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VI tại Hà Nội 16-17/12/1998:
Hội nghị đã thông qua các văn kiện quan trọng như Tuyên bố Hà Nội, Chương trình
Hành động Hà Nội, Tuyên bố về các biện pháp mạnh mẽ (để cải thiện môi trường đầu tư
ASEAN), và ký 4 Hiệp định hợp tác trên các lĩnh vực cụ thể. Hội nghị còn quyết định kết nạp
Căm-pu-chia làm thành viên thứ 10 của ASEAN và giao cho các Ngoại trưởng ASEAN tiến
hành lễ kết nạp đặc biệt tại Hà Nội.
Lễ kết nạp Căm-pu-chia tại Hà Nội tháng 4/1999
Lễ kết nạp Căm-pu-chia chính thức trở thành thành viên thứ 10 của Hiệp hội các
quốc gia Đông Nam á đã được tổ chức tại Hà Nội vào ngày 30/4/1999.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII tại Bru-nây 5-6/11/2001
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VII diễn ra tại Bru-nây Đa-ru-xa-lam từ ngày 5-
6/11/2001 khẳng định lại Chương trình hành động Hà Nội (HPA) vẫn là định hướng quan
trọng để thực hiện Tầm nhìn ASEAN; đẩy mạnh liên kết ASEAN, nhất là trong lĩnh vực kinh
tế; tập trung trao đổi vấn đề thu hẹp khoảng cách phát triển, giúp các thành viên mới. Nhân
dịp này, Hội nghị cũng đã thông qua Tuyên bố chung chống khủng bố.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ VIII tại Phnôm-pênh, Cam-pu-chia, 4-
5/11/2002
………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………
Thực hiện: Nguyễn Minh Chí Trang 10

×