Tải bản đầy đủ (.pdf) (195 trang)

ồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.17 MB, 195 trang )


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NÔNG THỊ HUẾ





ĐỒNG DAO DÂN TỘC TÀY
Ở VIỆT NAM


LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học Dân gian








Hµ néi - 2013



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NÔNG THỊ HUẾ





ĐỒNG DAO DÂN TỘC TÀY
Ở VIỆT NAM

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian
Mã số: 60 22 01 25





Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế



Hµ néi - 2013



LỜI CẢM ƠN
Với lòng kính trọng sâu sắc và tình cảm chân thành, tác giả xin trân trọng cám
ơn: Khoa Văn học, Khoa Sau Đại học trƣờng Đại học Khoa học Xã hội và
Nhân văn, Hà Nội cùng các thầy, cô giáo đã trực tiếp giảng dạy và góp ý cho
tác giả trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành luận văn.
Đặc biệt, tác giả xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc đối với GS.TS
Lê Chí Quế, ngƣời trực tiếp hƣớng dẫn, giúp đỡ nhiệt tình tác giả nghiên cứu
để hoàn thành luận văn.
Đồng thời, tác giả cũng xin gửi lời cám ơn chân thành nhất đến nhà văn
Hoàng Triều Ân; tác giả cuốn sƣu tầm, nghiên cứu Trò chơi dân gian đồng
bào miền núi Dƣơng Sách – Dƣơng Thị Đào; tác giả cuốn Đồng dao Tày
Hoàng Thị Cành; Thƣ viện Tỉnh Cao Bằng… đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp
tài liệu cùng bạn bè, ngƣời thân…đã thƣờng xuyên động viên, khích lệ tác giả
yên tâm học tập và nghiên cứu…







Hà Nội, ngày…tháng…năm 2013
Tác giả luận văn

Nông Thị Huế

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1
1.Tính cấp thiết của đề tài 1

2.Mục đích nghiên cứu 4
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu 4
4.Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu 6
4.1. Phạm vi nghiên cứu: 6
4.2. Đối tƣợng nghiên cứu: 6
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp luận văn 7
7. Bố cục luận văn 8
CHƢƠNG 1 - KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƢỜI TÀY, VĂN HỌC DÂN
GIAN VÀ ĐỒNG DAO TÀY Ở VIỆT NAM 9
1.1. Khái quát về tộc ngƣời Tày, Văn học dân gian Tày 9
1.1.1. Khái quát về tộc ngƣời Tày 9
1.1.2. Vài nét về văn học dân gian Tày 18
1.2. Đồng dao dân tộc Tày 20
1.2.1. Khái niệm về đồng dao 20
1.2.2. Quan niệm về đồng dao Tày 23
1.2.3. Phân loại đồng dao Tày 25
1.2.4. Tác giả đồng dao dân tộc Tày 28
1.2.5. Diễn xƣớng đồng dao 31
1.2.6. Tính nguyên hợp trong đồng dao Tày 34
1.3. Mối quan hệ giữa đồng dao Tày và trò chơi dân gian 36
1.3.1. Khái niệm về trò chơi dân gian 36
1.3.2. Đặc điểm của trò chơi dân gian 37

1.3.3.Vài nét về trò chơi dân gian dân tộc Tày và mối quan hệ mật thiết
với đồng dao Tày
41
1.3.3.1 Vài nét về trò chơi dân gian dân tộc Tày
41
1.3.3.2 Mối quan hệ giữa đồng dao Tày và trò chơi dân gian

43
CHƢƠNG 2 - NỘI DUNG CỦA ĐỒNG DAO TÀY 49
2.1. Những bài đồng dao phản ánh về thế giới tự nhiên 49
2.1.1.Đồng dao phản ánh về thế giới động vật 49
2.1.2. Đồng dao phản ánh về các hiện tƣợng tự nhiên 55
2.2. Những bài đồng dao phản ánh về đời sống văn hóa xã hội ngƣời Tày 59
2.2.1. Phản ánh đời sống tinh thần, tình cảm và sinh hoạt văn hóa ngƣời
Tày 59
2.2.1.1.Những bài đồng dao phản ánh tinh thần chủ nghĩa tập thể, tinh
đoàn kết, lòng nhân ái, vị tha 60
2.2.1.2.Những bài đồng dao phản ánh kinh nghiệm dân gian ngƣời Tày 67
2.2.1.3.Những bài đồng dao gắn với đạo đức, văn hóa ứng xử ngƣời Tày . 70
2.2.1.4.Những bài đồng dao giới thiệu ẩm thực, địa danh từng vùng của
ngƣời Tày 72
2.2.2. Đồng dao gắn với các hoạt động lao động, ngành nghề 76
2.2.3 Đồng dao phản ánh những nghi lễ, phong tục tập quán của ngƣời Tày 81
2.2.4 Những bài đồng dao trêu đùa, chế giễu 89
2.3. Đồng dao Tày – trong mối quan hệ đối sánh với đồng dao các dân tộc
anh em 91
2.3.1.So sánh nội dung đồng dao Tày với đồng dao một số dân tộc anh
em qua sự phản ánh thế giới tự nhiên và lao động sản xuất 91
2.3.2. So sánh nội dung đồng dao Tày với đồng dao một số dân tộc anh
em qua sự phản ánh về quan hệ trong đời sống xã hội 100

2.3.2.1.Về hình ảnh con ngƣời đƣợc phản ánh trong các bài đồng dao
ngƣời Tày và đồng dao một số dân tộc 100
2.3.2.2. So sánh nội dung đồng dao Tày với các đồng dao các dân tộc
anh em trong quan hệ gia đình và quan hệ xã hội 106
2.3.3 So sánh mối quan hệ giữa trò chơi dân gian kèm đồng dao dân tộc
Tày với một số dân tộc 113

CHƢƠNG 3 - NGHỆ THUẬT ĐỒNG DAO DÂN TỘC TÀY 119
3.1. Kết cấu 119
3.1.1. Kết cấu vòng tròn lặp đầu cuối 119
3.1.2. Kết cấu điệp đoạn, điệp khúc 120
3.1.2.1. Kết cấu điệp ngắt quãng 120
3.1.2.2. Kết cấu điệp cấu trúc cú pháp 121
3.1.3. Kết cấu liên kết theo vần 123
3.1.4. Kết cấu móc xích 125
3.2. Ngôn ngữ 127
3.2.1. Là cuốn từ điển sống chứa kho từ vựng phong phú của ngôn ngữ
dân tộc Tày 127
3.2.2.Ngôn ngữ sử dụng biện pháp nhân cách hóa dày đặc 128
3.2.3. Ngôn ngữ đồng dao cô đúc, gợi hình, gợi cảm 134
3.2.4. Sử dụng các từ mô phỏng âm thanh, từ láy 135
3.2.4.1.Từ mô phỏng âm thanh 135
3.2.4.2. Sử sụng các từ láy 136
3.3 Thể thơ 139
3.3.1. Thể bốn chữ 139
3.3.2.Các thể hai, ba chữ và năm chữ 142
3.3.2.1. Thể hai chữ: 142
3.3.2.2. Thể ba chữ 144

3.3.2.3. Thể năm chữ 146
3.3.3. Thể hỗn hợp 147
3.4. Thời gian – không gian nghệ thuật trong đồng dao Tày 149
3.4.1. Thời gian nghệ thuật 149
3.4.2. Không gian nghệ thuật 153
3.5. Một số biểu tƣợng, hình ảnh trong đồng dao dân tộc Tày 155
3.5.1. Biểu tƣợng con trâu 155
3.5.2. Biểu tƣợng trăng sao 157

KẾT LUẬN 159
TÀI LIỆU THAM KHẢO 162


MỞ ĐẦU
1.Tính cấp thiết của đề tài
Đồng dao là một trong những di sản tinh thần qúi báu của dân tộc Việt
Nam. Do đó, tìm hiểu đồng dao giúp chúng ta có điều kiện tiếp cận và hiểu
sâu sắc hơn về truyền thống văn hóa Việt Nam, xuôi về với cội nguồn dân tộc.
Chính vì thế mà việc tìm hiểu đồng dao có một ý nghĩa thiết thực hết sức to lớn
Tìm hiểu đồng dao chính là để góp phần bổ sung, làm giàu nguồn sức
mạnh tinh thần cho tuổi thơ và góp phần làm sống dậy những tinh hoa văn
hóa dân tộc và kêu gọi ý thức giữ gìn truyền thống văn hóa tốt đẹp của nhân
dân ta.
Qua những bài đồng dao theo cách nói vần, đồng dao đã làm tốt chức
năng biểu đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dƣỡng tình cảm cho trẻ. Sinh hoạt
đồng dao thƣờng xuyên có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em. Trẻ không thuộc
bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó. Tham gia sinh hoạt
đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bƣớc vào sinh hoạt văn hóa tập thể một cách tự
nguyện. Tùy theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi các trò chơi khác nhau. Ngoài ra,
đồng dao cũng là một cuốn từ điển sống, chứa đựng một kho từ vựng phong
phú. Thông qua kho tàng từ ngữ giàu có, đồng dao giáo dục các em nhận thức
đƣợc môi trƣờng tự nhiên và xã hội
Bên cạnh dân ca sinh hoạt của các dân tộc khác thì dân ca sinh hoạt
của ngƣời Tày có mặt trong mọi khía cạnh cuộc sống của ngƣời Tày. Từ lúc
bƣớc chân ra khỏi nhà đến mảnh nƣơng, thửa ruộng để nhặt rêu bắt ốc, tìm
măng hái củ,… lúc nào, nơi nào cũng phải có câu hò, tiếng hát. Tiếng hát, lời
ca đã trở thành linh hồn của bản làng, là nơi thể hiện chân thành tình cảm của
ngƣời Tày theo cách riêng của mình. Dân ca sinh hoạt của ngƣời Tày không chỉ
phong phú về nội dung, chan chứa sắc thái biểu cảm mà còn đa dạng về các


tiểu loại. Ngoài Sli, lƣợn, phong slƣ dành cho ngƣời lớn, trẻ em ngƣời Tày còn
có đồng dao.
Dựa vào kết quả của các công trình nghiên cứu mà chúng tôi sƣu tầm
và tìm hiểu đƣợc thì chỉ có thể kể đến một số bài viết về đồng dao về dân tộc
thiểu số đăng trên các tạp chí, hoặc là những bài đồng dao chỉ dừng lại ở mức
sƣu tầm, giới thiệu chứ chƣa có một công trình nghiên cứu khoa học chuyên
sâu nào về đồng dao dân tộc thiểu số, đặc biệt là dân tộc Tày.
Ngoài ra, cùng với quá trình hội nhập quốc tế, có sự du nhập văn hóa
từ nƣớc ngoài,
đã tạo ra một nhóm giá trị mang tính thời đại, khác lạ so với
những giá trị truyền
thống dân tộc. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin đã xuất hiện một số loại hình trò chơi hiện đại, làm thỏa mãn nhu
cầu vui chơi giải trí của giới trẻ, đồng thời thực hiện chức năng phát triển nhận
thức, phát triển trí tuệ cho học sinh.
Tuy nhiên, trong số những trò chơi ngoại nhập, trò chơi điện tử, có
không ít những trò chơi đã gây ảnh hƣởng không tốt đến sự phát triển tâm lý, ý
thức của học sinh dẫn tới những hệ lụy không nhỏ tới quá trình rèn luyện, tu
dƣỡng đạo đức, nối tiếp truyền thống văn hóa dân tộc. Những trò chơi này đang
dần dần lấn át, khiến cho trò chơi dân gian trở nên mờ nhạt trong xã hội hiện
đại. Đặc biệt, các em học sinh ở khu vực nông thôn, miền núi cũng bị ảnh
hƣởng, một số học sinh nghiện trò chơi điện tử dẫn đến trốn học, chơi bời lêu
lổng, sa vào các tệ nạn xã hội…
Tình hình hiện nay cho thấy tiếng dân tộc ngày càng bị thu hẹp, chỉ có
lĩnh vực văn học, nghệ thuật là còn chỗ cho tiếng dân tộc tồn tại, phát triển nên
qua đó chúng ta thấy đƣợc tầm quan trọng và vai trò của của nền văn học nghệ
thuật và văn học, văn hóa dân gian trong việc giữ gìn, phát huy một nền văn hóa
đậm đà bản sắc dân tộc khi mà tốc độ mất đi những gì gọi là bản sắc, là tinh túy
của dân tộc ngày càng lớn theo tiến trình của thời đại khoa học kĩ thuật thì việc


tìm hiểu đồng dao Tày góp thêm một tiếng chuông để khơi dậy, để giáo dục cho
các con em ngƣời dân tộc Tày chung tay gìn giữ ngôn ngữ, bản sắc dân tộc
mình
Nhƣ chúng ta đã biết, ngƣời Tày phân bố rải rác nhiều nơi ở nƣớc ta, tuy
nhiên tập trung đông nhất và cũng là địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời Tày là ở
khu vực miền núi phía Đông Bắc thuộc các tỉnh: Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Thái Nguyên, Hà Giang, Tuyên Quang…hơn nữa ở khu vực này các đặc
điểm về văn hóa, văn học…đƣợc tập trung thể hiện một cách đầy đủ, rõ nét và
tiêu biểu nhất.
Đứng trƣớc thực trạng đáng báo động nhƣ vậy, bản thân tôi là ngƣời
con dân tộc Tày nên có mong muốn thông qua luận văn này góp một phần nhỏ
để gìn giữ, bảo tồn những giá trị văn hóa đặc sắc của quê hƣơng đang dần bị
mai một trong cuộc sống hiện đại đồng thời bản thân tôi cũng có mong muốn,
đề xuất về việc đồng dao các dân tộc nói chung và đồng dao Tày nói riêng
phải đƣợc phục hồi và tiếp nối. Hơn nữa, đây chính là cơ sở để lớn tìm đến
với các bài đồng dao, nghiên cứu, viết lời mới, sƣu tầm và sáng tạo trò chơi
mới để vừa đƣa đồng dao đến với trẻ, vừa thực hiện đƣợc mục tiêu giáo dục.
Việc làm đó có ý nghĩa sâu sắc trong việc giáo dục, phát triển ngôn
ngữ, tâm lý, tính cách của trẻ, tác động sâu sắc đến tâm hồn trẻ nhỏ đồng thời
sẽ góp phần cho sự tiếp nối sức sống của đồng dao trong đời sống sinh hoạt,
tinh thần của cộng đồng. Đó cũng chính là sự góp phần vào việc gìn giữ, phát
huy…các giá trị văn hóa dân gian ngày càng có nguy cơ bị đánh mất.
Trên cơ sở đó, chúng tôi muốn đề cập đến một thể loại văn học dân
gian dành cho trẻ em đó là Đồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam làm đối tƣợng
nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp. Việc tìm hiểu, nghiên cứu đề tài này do hoàn
cảnh cũng nhƣ điều kiện về địa lý chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu về đồng dao
Tày ở khu vực các tỉnh miền núi phía Bắc vì đây cũng là nơi mà đồng dao Tày

mang những nét đặc trƣng, tiểu biểu nhất, đại diện, khái quát cho cả đồng dao dân

tộc Tày ở Việt Nam.
2.Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này chúng tôi mong muốn có thể đạt đƣợc những mục đích
thiết thực sau :
- Thứ nhất, nhằm đƣa ra một quan niệm về đồng dao dân tộc Tày trên
cơ sở tổng hợp những ý kiến của các nhà nghiên cứu, mong rằng có thể khái
quát đầy đủ những thuộc tính bản chất của thể loại này.
- Thứ hai, từ những kết quả nghiên cứu thu nhận đƣợc, chúng tôi
mong rằng có thể cho ngƣời đọc phần nào thấy đƣợc những nét đặc sắc về nội
dung và hình thức nghệ thuật của đồng dao dân tộc Tày.
- Thứ ba, trên cơ sở những đặc sắc về nội dung, nghệ thuật của đồng dao
chúng tôi đi đến khẳng định giá trị đặc sắc và vai trò to lớn của tiểu loại này
trong hệ thống thể loại của nền văn học dân gian nƣớc nhà. Đồng thời, công
trình này cũng góp phần gìn giữ, phát huy những giá trị dân gian và bản sắc văn
hóa dân tộc Tày.
3. Lịch sử vấn đề nghiên cứu
Đồng dao có lịch sử lâu đời. Nó đƣợc hình thành và phát triển cùng với
sự phát triển của xã hội. Đồng dao là một bộ phận của văn học dân gian xuất
hiện sớm và đƣợc lƣu truyền tƣơng đối rộng rãi. Không ai trong chúng ta lúc
còn bé lại không biết đến đồng dao. Mặc dù vậy, chƣa có một công trình
nghiên cứu Folklore nào tìm hiểu đồng dao dân tộc thiểu số nói chung và đồng
dao Tày nói riêng một cách chuyên sâu và hoàn chỉnh mà chỉ dừng lại ở việc
sƣu tầm, tuyển chọn và giới thiệu hay một số những bài nghiên cứu nhƣng chỉ
đi sâu vào một vài khía cạnh nhỏ.
Theo một số tài liệu chúng tôi có đƣợc thì có thể kể đến một số bài viết

về đồng dao đăng trên các tạp chí:
+Triều Nguyên (2008), So sánh đồng dao Việt với đồng dao Tày, Nùng
về vần, nhịp và kết cấu, Tạp chí Văn hoá dân gian
+Tô Ngọc Thanh (1974), Đồng dao với cuộc sống dân tộc Thái ở Tây

Bắc, Tạp chí Văn học.
+Mông Kí Slay (1994), Ngôn ngữ trẻ thơ qua đồng dao Nùng, Tạp chí
Văn hóa dân gian.
+ Lèng Thị Lan,

Nhân cách hóa trong đồng dao Tày, Nùng, Tạp chí
Khoa học và Công nghệ, Tập 71, số 09, Trƣờng Đại học Nông Lâm - Đại học
Thái Nguyên, tr. 57 -61
+ Lèng Thị Lan (2012), Diễn xướng đồng dao trong các hoạt động lao
động của trẻ em dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Tạp chí Khoa học Công
nghệ, Tập 91, số 03, tr. 33 - 37
+ Tuấn Giang với công trình nghiên cứu âm nhạc: Đặc điểm dân ca
Mông Tày Nùng Thái
Bên cạnh đó là một số cuốn sách đƣợc sƣu tầm và biên soạn nhƣ:
Hoàng Thị Cành (1994), Đồng dao Tày. Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
+Tô Ngọc Thanh (1994), Đồng dao Thái, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà
Nội.
+Nông Hồng Thăng (1995), Đồng dao Nùng, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà
Nội.
+ Bùi Thiện (2004), Đồng dao Mường, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội.
+ Dƣơng Sách – Dƣơng Thị Đào (2006), Trò chơi dân gian đồng bào
miền núi, Chi hội Văn nghệ dân gian Cao Bằng
+ Một số bài đồng dao trong cuốn Địa chí Cao Bằng của NXB Chính trị
quốc gia (năm 2000) – Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Cao Bằng.
+ Một số bài đồng dao trong Tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt

Nam, Tập I, Quyển 1, Nxb Đà Nẵng 2002
Vì vậy, những bài viết và công trình nghiên cứu ở trên chính là những
tiền đề khoa học gợi mở giúp chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài này.
4.Phạm vi, đối tƣợng nghiên cứu

4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Với đề tài “ Đồng dao dân tộc Tày ở Việt Nam” ngƣời viết tập trung
tìm hiểu, nghiên cứu những đặc sắc về nội dung và nghệ thuật của đồng dao
Tày ở Việt Nam trong cuốn sách Đồng dao Tày của tác giả Hoàng Thị Cành -
Nhà xuất bản Văn hóa Dân tộc, HN – 1994 và các bài đồng dao trong cuốn Địa
chí Cao Bằng của NXB Chính trị quốc gia (năm 2000) – Tỉnh ủy, UBND Tỉnh Cao
Bằng
Một số bài đồng dao Tày gắn với trò chơi dân gian trong cuốn sƣu tầm,
nghiên cứu Trò chơi dân gian đồng bào miền núi của đồng tác giả Dƣơng Sách –
Dƣơng Thị Đào (2006) đây là công trình tài trợ sáng tạo của Hội văn nghệ dân
gian Việt Nam
Ngoài ra, trong Tổng tập Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tập I,
Quyển 1, Nxb Đà Nẵng 2002 và một số bài đồng dao ngƣời viết đi sƣu tầm.
Đồng thời, do hạn chế về điều kiện, ngƣời viết trong quá trình làm luận
văn chỉ khảo sát đồng dao Tày ở các tỉnh ở phía Đông Bắc, đặc biệt chủ yếu là
ở tỉnh Cao Bằng
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài này là tất cả các bài đồng dao đƣợc
trong cuốn Đồng dao Tày của Hoàng Thị Cành và một số bài đồng dao do
ngƣời viết sƣu tầm thêm qua nhiều nguồn tài liệu
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Mỗi phƣơng pháp đều có những ƣu đ iểm và nhƣợc điểm riêng. Bởi

vậy, với mong muốn thu đƣợc kết quả cao nhất, ở đề tài này, chúng tôi sử
dụng nhiều phƣơng pháp khác nhau. Trong đó xác định một số phƣơng pháp
sau là cơ bản:
- Phƣơng pháp nghiên cứu liên ngành
- Phƣơng pháp khảo sát, thống kê
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp
- Phƣơng pháp so sánh

6. Đóng góp luận văn
Đến với vấn đề nghiên cứu còn khá mới mẻ, bằng năng lực và trình độ
hạn hẹp của bản thân, chúng tôi nhận thức đƣợc rằng những gì trình bày trong
luận văn này chỉ là kết quả của bƣớc khởi đầu. Tuy vậy, bằng niềm yêu thích,
đam mê cũng nhƣ sự mong muốn góp một tiếng nói để gìn giữ, phát huy
những giá trị của dân tộc chúng tôi luôn cố gắng và có ý thức để hoàn thành
luận văn này tốt nhất để có những đóng góp thiết thực nhƣ:
Thứ nhất: Mở ra một hƣớng nghiên cứu để tiếp cận thế giới đồng dao
Tày Việt Nam trên phƣơng diện nội dung và nghệ thuật và tiếp tục làm sáng tỏ
những đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao. Từ đó, tạo tiền đề cần thiết cho
những công trình nghiên cứu ở cấp độ cao hơn. Hơn nữa, từ việc thấy đƣợc giá
trị về nội dung, nghệ thuật đồng dao Tày cùng với ý nghĩa giáo dục to lớn đối
với trẻ em, chúng tôi mong muốn các cơ quan chức năng, cơ quan có thẩm
quyền và các cơ sở, các tổ chức giáo dục sẽ quan tâm, chú trọng hơn đến thể loại
đồng dao và có những biện pháp, hình thức để đƣa đồng dao vào học tập, vui
chơi nhiều hơn nữa không chỉ trong môi trƣờng sƣ phạm.
Ngoài ra, luận văn còn có ý nghĩa sƣ phạm thiết thực. Thông qua việc
tìm hiểu những nét đặc sắc nội dung, nghệ thuật đồng dao sẽ góp phần giúp
cho học sinh hiểu biết sâu sắc hơn về những nét văn hóa truyền thống của

ngƣời Tày. Từ đó, sẽ giúp học sinh có điều kiện để khám phá ra cái hay, cái đẹp
của đồng dao cũng chính là khám phá ra truyền thống văn hóa tốt đẹp của dân
tộc mình.Trên cơ sở đó mà giáo dục cho các em lòng tự hào về bản sắc văn
hóa tốt đẹp của dân tộc.
Bên cạnh đó, luận văn đƣợc hoàn thành sẽ cung cấp cho những sinh
viên, giảng viên Ngữ Văn và những ngƣời yêu thích, nghiên cứu văn học dân
gian có thêm một nguồn tƣ liệu để tham khảo.
7. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, phần nội dung của
luận văn đƣợc thể hiện trong ba chƣơng:

Chương 1: Khái quát về tộc ngƣời Tày, Văn học dân gian và đồng dao
Tày
Chương 2: Nội dung đồng dao Tày
Chương 3: Nghệ thuật đồng dao Tày









CHƢƠNG 1
KHÁI QUÁT VỀ TỘC NGƢỜI TÀY, VĂN HỌC DÂN GIAN
VÀ ĐỒNG DAO TÀY Ở VIỆT NAM
1.1. Khái quát về tộc ngƣời Tày, Văn học dân gian Tày
1.1.1. Khái quát về tộc người Tày
“…Tộc ngƣời Tày thuộc ngữ hệ Nam Á, thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –
Thái ở Việt Nam, xuất hiện vào thời đại đồ đồng thau, ở miền Bắc Việt Nam,
đƣợc hình thành trên cơ sở những loại hình Anhđônêđiêng bản địa, tổ tiên
trực tiếp của ngƣời Nam á hiện nay, trong đó có ngƣời Kinh, Mƣờng, Tày,
Thái Yếu tố Anhđônêđiêng không phải là yếu tố ngoại lai từ một nơi nào đó
ở lục địa châu á bành trƣớng xuống Đông Nam á mà là một yếu tố bản địa, là
loại hình Mônggôlôit phƣơng Nam hình thành trên cơ sở hỗn chủng.
Hầu hết các học giả đều thống nhất rằng, đến đời Tần - Hán, tổ tiên
các dân tộc Tày - Thái ở phía đông nằm trong khối cộng đồng Tây Âu và Lạc
Việt. Sự khẳng định của học giả Đào Duy Anh về tổ tiên của ngƣời Tày - Thái
là Tây Âu và tổ tiên của ngƣời Việt là Lạc Việt, vẫn làm trăn trở nhà nghiên
cứu Đặng Nghiêm Vạn. Theo Đặng Nghiêm Vạn, ngoài tổ tiên ngƣời Tày -

Thái và ngƣời Việt còn có tổ tiên của các nhóm dân tộc khác trong nhóm
cộng đồng Tây Âu và Lạc Việt. Hơn nữa, đặc điểm lịch sử của miền Nam
Trung Quốc và miền núi Bắc Bộ Việt Nam là lịch sử của những đợt di cƣ của
các tộc ngƣời thuộc các ngôn ngữ khác nhau. Kết quả của các đợt di cƣ rộng
lớn từ thế kỉ III trƣớc Công nguyên đến đời Tần Hán về sau đã làm cho các
tộc ngƣời bản địa vùng này bị biến động, phải thiên di xuống phía nam hoặc
phải dạt vào các miền rừng núi. Sự hỗn nhập nhân chủng và văn hoá qua các
lần di cƣ đã làm thay đổi cục diện và đã thúc đẩy khối Tày - Thái cổ tách làm
hai vào khoảng những thế kỉ trƣớc, sau Công nguyên. Sự phân bố của khối

Tày - Thái phía đông về cơ bản đƣợc ổn định vào đầu Công nguyên với ranh
giới khu vực là miền núi rừng Đông Bắc (Việt Bắc) ngày nay.
Đây cũng chính là thời kì diễn ra quá trình hình thành nhà nƣớc Văn
Lang ở miền đất cổ Phong Châu. Theo sử cũ và truyền thuyết thì lúc bấy giờ
có khoảng 15 bộ lạc đã liên kết lại để dựng nên nhà nƣớc Văn Lang, mở đầu
thời đại đầu tiên của lịch sử Việt Nam - thời đại các vua Hùng. Các bộ lạc
Tày - Thái cổ đƣợc coi nhƣ là một thành phần quan trọng trong sự liên minh
bộ lạc lần thứ nhất. Sau thời Chiến Quốc (481 - 221 trƣớc Công nguyên), nhà
Tần thống nhất Trung Quốc và bành trƣớng xuống phƣơng Nam. Nhà nƣớc
Văn Lang không thể đủ sức để chống lại sức mạnh của tƣ tƣởng "bình thiên
hạ" của nhà Tần. Một tình hình thực tế lúc bấy giờ là các bộ phận khác của
Bách Việt đã bị Tần thôn tính đều ra nhập cộng đồng Hán tộc. Nhu cầu cấp
bách chống ngoại xâm đã thúc đẩy sự liên minh lần thứ hai giữa các bộ tộc
Tày - Thái cổ với các bộ tộc Lạc Việt để dựng lên nhà nƣớc Âu Lạc trên cơ sở
kế thừa và phát triển nhà nƣớc Văn Lang. Cơ sở hình thành nhà nƣớc Âu Lạc
đã đƣợc GS. Đinh Gia Khánh phân tích khá cụ thể với ba luận điểm:
- Đó là sự mở rộng liên minh bộ lạc vốn có từ thời các vua Hùng.
- Nâng cao chất lƣợng của liên minh bộ lạc nhằm làm chủ con đƣờng
giao thƣơng quốc tế trên lục địa và ven biển.
- Củng cố liên minh giữa bộ lạc Âu Việt và Lạc Việt để chuẩn bị đối

phó với nguy cơ xâm lƣợc từ phƣơng Bắc.
Sự ra đời của nhà nƣớc Âu Lạc đƣợc phản ánh trong nhiều truyền
thuyết của ngƣời Tày và ngƣời Việt, xoay quanh nhân vật Thục Phán - An
Dƣơng Vƣơng, vua nƣớc Âu Lạc. Thực, hƣ thế nào chƣa rõ, chỉ biết rằng
nƣớc Âu Lạc ra đời là một tất yếu khách quan của lịch sử, minh chứng cho sự
liên kết của những bộ tộc có cùng trình độ phát triển kinh tế và văn hoá, có
cùng vận mệnh lịch sử là chống kẻ thù từ bên ngoài tới. Sự liên minh của hai

khối cộng đồng cƣ dân Lạc Việt và Âu Việt này có vai trò không nhỏ của mối
quan hệ tộc ngƣời Tày - Việt.
Trong trƣờng kì lịch sử chống giặc ngoại xâm dƣới thời Bắc thuộc,
liên minh bộ lạc giữa các tộc ngƣời chủ yếu sinh sống ở miền xuôi, miền
trung du và đồng bằng châu thổ (Lạc Việt), với các tộc ngƣời chủ yếu sống ở
miền rừng núi (Âu Việt) càng trở nên vững chắc. Sự thực lịch sử với nhiều sự
kiện từ Hai Bà Trƣng cho đến Nùng Trí Cao đã khẳng định một bƣớc phát
triển mới của các bộ tộc Tày - Thái cổ qua sự củng cố ý thức tộc ngƣời để
vƣơn lên thành một cộng đồng lãnh thổ tộc ngƣời tự cƣờng ở vùng phía bắc
Việt Nam. Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao thì lịch sử chung của tổ tiên
các nhóm dân tộc Tày - Thái phía đông đã chấm dứt với sự hình thành dân tộc
Choang ở Trung Quốc và sự hình thành dân tộc Tày ở Việt Nam. Chính vì thế
mà học giả Đào Duy Anh đã nhận định "ngƣời Tày ở Việt Bắc nƣớc ta ngày
nay cũng cùng một tổ tiên với ngƣời Choang", "ngƣời Choang là thành phần
quan trọng nhất của tỉnh Quảng Tây của Trung Quốc ngày nay và ngƣời Tày
là thành phần quan trọng nhất ở khu Việt Bắc nƣớc ta ngày nay ngƣời
Choang, tức là ngƣời Tây Âu (một nhóm Bách Việt) vào miền Bắc Việt Nam
thì thành các bộ lạc mà di huệ ngày nay là ngƣời Tày".
Nếu nhƣ, trong lịch sử xa xƣa, có một bộ phận ngƣời Tày cổ đã cùng
với các tộc ngƣời khác qua quá trình giao thoa, dung hợp văn hoá, nhân chủng
đã hoà nhập với ngƣời Việt cổ để hình thành ngƣời Việt hiện đại, thì ngƣợc
lại, vào các giai đoạn lịch sử sau này, nhất là từ thế kỉ XIII – XVIII, ngƣời

Việt lại trở thành một trong những nhân tố quan trọng góp phần tạo nên diện
mạo tộc ngƣời Tày hiện đại. Trong nhiều thời điểm khác nhau của lịch sử, có
một bộ phận ngƣời Tày đƣợc Việt hoá thì cũng không ít ngƣời Việt đƣợc Tày
hoá. Trong suốt gần mƣời thế kỉ của quốc gia phong kiến tự chủ đã có khoảng
nửa triệu ngƣời Kinh lên Việt Bắc, đã bị Tày - Nùng hoá. Nếu nghiên cứu một

số gia phả của dòng họ ngƣời Tày ở Việt Bắc, chúng ta nhận thấy, có vùng
ngƣời Kinh bị Tày hoá khá đậm. ở xã Thạch Đam, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn có 89 gia đình thì trong đó có tới 63 gia đình Việt đƣợc Tày hoá; ở huyện
Hoà An, tỉnh Cao Bằng nhân dân nhiều xã là con cháu của quan quân nhà
Mạc hay nhà Lê ở lại, nhƣ ở thôn Phƣơng Tiên, xã Dân Chủ có 40 gia đình
trong số 149 gia đình đã Tày hoá đến 8 - 9 đời . Vào những năm 80, ở Lạng
Sơn - nơi có nhiều ngƣời Tày sinh sống - ngƣời ta đã tìm thấy tài liệu "Thất
tộc Thổ ti" tức bảy dòng họ Thổ ti của ngƣời Tày ở đây có nguồn gốc từ
ngƣời Việt ở Bắc Bộ và Trung Bộ. Những cứ liệu đó từ các nghiên cứu liên
ngành đã giúp chúng ta khẳng định: từ hàng ngàn năm trƣớc, cùng với các bộ
lạc Việt - Mƣờng cổ, các nhóm Tày - Thái cổ đã thật sự tham gia vào quá
trình tạo dựng nên lịch sử dân tộc cũng nhƣ văn hoá dân tộc. Đặc biệt là dƣới
góc độ quan hệ văn hoá tộc ngƣời thì giữa ngƣời Tày và ngƣời Việt đã hình
thành mối quan hệ khăng khít trên cơ sở khách quan của lịch sử và do nhu cầu
nội tại của hai tộc ngƣời Tày và Việt.
Tộc ngƣời Tày không chỉ đóng góp trong việc xây dựng nền văn
minh, văn hoá Việt Nam mà còn có công lao bảo vệ nền văn minh, văn hoá
Việt trƣớc âm mƣu thôn tính, đồng hoá của các thế lực ngoại bang.
Các tác giả cuốn Văn hoá dân gian Tày, sau khi dẫn chứng các cứ liệu
một cách khá tổng quát, đã đi đến nhận định: các cứ liệu khảo cổ học (văn hoá
Phùng Nguyên), các tài liệu dân tộc học (ngọc phả đền Hùng, thần tích địa
phƣơng, địa danh ), các yếu tố văn hoá Tày - Thái trong nền văn hoá Đông
Sơn, các truyền thuyết lịch sử của ngƣời Tày ở Cao Bằng (Cẩu chúa Cheng
vua) và các cứ liệu dân tộc học khác trong cấu trúc thành Cổ Loa đều góp

phần khẳng định sự có mặt của ngƣời Tày cổ, một tộc ngƣời bản địa trong
không gian văn hoá truyền thống Việt Nam với nguồn gốc bản địa lâu đời ở
vùng Việt Bắc.

Trong cấu trúc cƣ dân và văn hoá Tày cổ, với các tên gọi là Âu Việt
(trƣớc Công nguyên), Ô Hử, Di Lão (thời Bắc thuộc), Tây Nguyên Man (thời
Đƣờng) và với các nhóm địa phƣơng Thổ, Ngạn, Phén, Thu Lao, Pa Dí,
tất cả đã hoà hợp trong cộng đồng dân tộc trong suốt trƣờng kì lịch sử.
Ngƣời Việt cổ cùng với các tộc ngƣời khác đã sáng tạo ra một nền văn
hoá của chính mình trƣớc khi tiếp xúc với văn hoá, văn minh ấn Độ và Trung
Hoa. Đó là nền văn hoá thấm đƣợm tri thức bản địa hay còn gọi là tri thức dân
gian của các tộc ngƣời vốn đã định cƣ lâu đời trên vùng lãnh thổ phía bắc Việt
Nam. Tính bản địa trong văn hoá Tày khá đậm nét. Dù có ảnh hƣởng về nhân
chủng, văn hoá của ngƣời Việt, ngƣời Hán và các tộc ngƣời khác ở mức nào
đi chăng nữa thì bản sắc văn hoá Tày vẫn giữ đƣợc nét đặc sắc riêng của văn
hoá thung lũng, có những nét tƣơng đồng với tộc ngƣời Nùng song lại giữ
những điểm ƣu thế của một tộc ngƣời chiếm số đông và giữ vai trò chủ thể
của một vùng văn hoá. Theo số liệu điều tra dân số công bố năm 2001 của
Tổng cục thống kê thì dân tộc Tày có 1.477.514 ngƣời, tộc ngƣời có số dân
đông nhất, sau ngƣời Kinh, cƣ trú trên một địa bàn rộng lớn từ miền thƣợng
du Việt Bắc đến vùng đông bắc, gồm các tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Hà Giang,
Tuyên Quang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Quảng Ninh và
Lâm Đồng.
Trong quá trình cộng cƣ lâu đời, cùng chung lƣng đấu cật khai khẩn
đất hoang, xây dựng bản làng để bảo vệ tổ quốc Việt Nam, giữa ngƣời Tày và
ngƣời Việt đã hình thành mối quan hệ giao lƣu một cách tự nhiên diễn ra trên
các mặt: tộc ngƣời, văn hoá, truyền thống chống giặc ngoại xâm…” [79]
* Về văn hóa sản xuất
Từ lâu đời ngƣời Tày đã thành thạo nghề canh tác nông nghiệp, họ
làm ruộng theo hai cách: chỗ trũng thấp hai vụ chiêm mùa, chỗ cao một vụ

mùa. Nơi đây do có vùng đổi cỏ rộng nên tạo điều kiện thuận lợi cho việc

nuôi đàn gia súc: trâu, bò…để có sức khỏe tốt phục vụ cho cày, bừa. Ngƣời
Tày cũng thành thạo trong việc xây dựng hệ thống phai mƣơng, làm những
gọn quay đƣa nƣớc lên tƣới ruộng và lợi dụng sức nƣớc để giã gạo. Đồng bào
nơi đây làm ruộng theo thời tiết âm lịch, đã biết sử dụng phâ bón cho cây
trồng. Trong việc làm ruộng ngƣời Tày có tạp quán đập, tuốt lúa ngay trên
ruộng gặt, sau đó mới chuyển thóc về nhà phơi.
Sản phẩm nông nghiệp của họ có đủ hầu hết các loại: lúa nếp, lúa tẻ,
ngô, khoai lang, các loại đậu… Cùng với những sản phẩm trên đồng bào còn
trồng cây ăn quả quanh vƣờn nhà, trên sƣờn đồi: hạt dẻ, lê, táo, mận, hồng…
Từ nền nông nghiệp phát triển đa dạng, đất rừng, đồi cỏ rộng ngƣời
Tày còn phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm: dê, ngựa, trâu, bò, lợn, gà, vịt,
ngan, ngỗng…
Ngƣời Tày hiện nay ở vùng sâu, xa vẫn đi săn bắn, tuy ở vùng thƣợng
du nhƣng cũng khá giỏi về đánh bắt cá bằng chài, lƣới…Nghề thủ công đồng
bào nơi đây khá phong phú, nam nữ biết cách đan các đồ dùng bằng cót, bồ,
dậu…họ tự túc đƣợc các loại vải may quần áo, làm màn, làm chăn
đắp…Nhiều nơi còn nổi tiếng về dệt thổ cẩm, ngoài ra họ cũng đã mở chợ
phiên để phục vụ mua bán, trao đổi hàng hóa của ngƣời dân Tày.
* Văn hóa tổ chức đời sống
Gia đình ngƣời Tày là gia đình nhỏ phụ quyền, xã hội trƣớc đây của
họ từng là xã hội phong kiến, lại chịu ảnh hƣởng sâu sắc của Nho giáo nên
ngƣời Tày thể hiện tính gia trƣởng phụ quyền, trọng nam khinh nữ. Ngƣời vợ
có vai trò quan trọng trong sản xuất, nội trợ, nuôi dạy con…nhƣng quyền
quyết định mọi công việc quan trọng về đối nội, đối ngoại là do ngƣời chồng.
Bàn thờ ngƣời Tày rất trang nghiêm hầu nhƣ phụ nữ, con gái không đƣợc bén
mảng đến.

Ngƣời Tày quan hệ với nhau về mặt huyết tộc rất sâu sắc, ngƣời

trƣởng họ là ngƣời quan trọng và có uy quyền, họ phân biệt phân biệt trƣởng
thứ rõ rệt, con chú có nhiều tuổi hơn vẫn phải gọi con bác (tuy sinh sau, ít tuổi
hơn) bằng anh, chị, vẫn là bậc trên.
Từ bao đời nay ngƣời Tày đã hình thành tổ chức đời sống dân bản,
mỗi bản ngƣời Tày gồm một số dòng họ sống quy tụ, liên kết với nhau bằng
luật tục, tập quán, quyền lợi, nghĩa vụ chính trị…do ông thầu bản là ngƣời
đứng đầu quản lý điều hành…
* Văn hóa vật chất
- Về nếp ăn:
Ngƣời Tày ăn cơm tẻ là chính, cơ cấu bữa ăn chủ yếu là cơm, thịt,
cá…ràu xào thƣờng cho nhiều mỡ đây là đặc trƣng ở vùng rét, ngƣời Tày
không ƣa đồ luộc. Vào các ngày Tết, lễ , cƣới hỏi…thì thịt gia cầm rất nhiều.
Từ lâu ngƣời Tày đã biết cất rƣợu từ gạo, ngô và có thói quen uống bằng bát.
Đàn ông Tày hút thuốc lào bằng điếu ống tre, hút thuốc lá bằng tẩu, đàn bà thì
nhai trầu…
- Về trang phục:
Ngƣời Tày cả nam lẫn nữ đều mặc áo chàm và hầu nhƣ không thêu
trang trí. Đàn ông Tày xƣa kia vốn mặc áo dài chàm (bên trong mặc áo cánh)
và quần trắng, trên đầu đội khăn xếp, đỉnh đầu chếch về sau nổi lên một cái
búi to, chân đi đất hoặc hài xảo (bện bằng mo nang), giày vải. Còn phụ nữ
Tày đầu vấn ngang, ngoài trùm khăn vuông, có mỏ quạ. Áo dài màu chàm,
gài khuy đồng bên phải. Ngang thắt lƣng dải chàm (khổ 30cm, dài 1,5m), hai
đuôi vài buông xuống đằng sau. Nơi xẻ tà hai bên để lộ ra khoảng nhỏ của áo
cánh trắng bên trong, vạt áo dài quá đầu gối gần che hết khoeo chân. Quần vải
chàm, nói chung quần áo ngƣời Tày đều bằng vải tự dệt, tự nhuộm chàm (chế
từ hai loại cây: co xỏm, co dàm), quần áo tự khâu tay.

- Về nếp ở:
Bản làng ngƣời Tày thƣờng dựa vào lƣng núi, trƣớc mặt trông ra cánh
đồng, mỗi nhà thƣờng có máng nƣớc lấy nƣớc từ núi chảy vào nhà. Đồng bào

sử dụng những loại gỗ quý để dựng thành nhà sàn, ngôi nhà với các hàng cột
ngang, dọc vững chãi, chân cột kê trên đá tảng chống đỡ sàn nhà và trên
mái…Mặt bằng trên cùng là gác xép nơi chứa thóc, lƣơng thực…Mặt bằng
giữa sàn là nơi sinh hoạt của con ngƣời, mặt bằng dƣới sàn, mặt đất là nơi để
nông cụ, củi, chuồng gia súc, gia cầm.
Đi vào nhà ngƣời Tày sẽ thấy có bàn thờ tổ tiên để trên cao, trên
tƣờng thƣờng có đại tự hoặc chữ Phụng, chữ Kính, chữ Tổ…Khi có khách
đến nhà, bƣớc lên sàn phải đến bến rửa (sích má) để rửa chân, ở đó có sẵn
máng nƣớc chảy theo ống khe suối về, rồi mới vào cửa. Giữa nhà, bên bàn thờ
(có vách ngăn) là bếp lửa, quanh đó là chạn bát, dụng cụ nấu nƣớng. Trên bếp
cao hơn đầu ngƣời có treo lủng lẳng nột cái giàn nhỏ (rộng khoảng 100cm x
150cm) gọi là ăn xá (gác bếp) có tác dụng sấy thịt phơi khô, tích trữ thức ăn.
Quanh nhà, trồng cây ăn quả, trƣớc nhà là ao cá.
* Văn hóa tinh thần
- Về hôn nhân
Thanh niên nam nữ ngƣời Tày đƣợc tự do tìm hiểu thổ lộ tình cảm với
nhau nhƣng hôn nhân vẫn do cha mẹ sắp đặt, ngƣời Tày có câu: “ tặt tầƣ nẳng
tỉ” (đặt đâu ngồi đó) hay “ nhình khai chài dự” (gái bán trai mua). Nhƣng hiện
nay quan niệm hôn nhân ngƣời Tày đã có nhiều tiến bộ. Hôn nhân thƣờng trải
qua các giai đoạn
Lễ ăn hỏi: Bƣớc đầu tiên là dạm hỏi, việc dạm hỏi không thành lễ mà
chỉ nhờ ngƣời có uy tín, đứng tuổi và có hiểu biết khá rõ về hoàn cảnh nhà
trai, thay mặt nhà trai sang nhà gái bàn chuyện hôn nhân. Lễ ăn hỏi đƣợc diễn
rất trang trọng, lễ vật ăn hỏi: thƣờng có mâm xôi, gà thiến luộc, hai chai

rƣợu…Trong buổi lễ hai bên bàn bạc và quyết định nhiều vấn đề quan trọng:
quyết định số lƣợng lễ vật cƣới, đi sâu vào từng khoản cụ thể: tiền mặt, lợn, lễ
hồi môn, ngày giờ đón dâu…hôm ăn hỏi thƣờng cô dâu, chú rể tránh mặt.
Đồng thời, nhà trai lấy ngày sinh tháng đẻ của cô gái về để nhờ những ngƣời
biết xem tƣớng số xem có hợp nhà trai không.

Lễ cƣới: Thƣờng tổ chức từ tháng 7 – 8 đến tháng 2 âm lịch năm sau,
lễ cƣới đƣợc tổ chức linh đình ở cả hai bên. Theo tục lệ trƣớc ngày cƣới một
vài hôm nhà trai phải nộp đồ sính lễ nhƣ đã thảo thuận, ngoài ra nhà trai phải
có một số vải tặng mẹ vợ gọi là rằm khấư (vải ƣớt khô) để trả công nuôi
dƣỡng của ngƣời mẹ với cô gái, nhận vải này ngƣời mẹ sẽ đem nhuộm và khi
nào con gái sinh con đầu lòng sẽ làm cho cháu một cái tã và địu. Lễ cƣới đƣợc
tiến hành trong hai ngày, đúng ngày, đúng giờ đã định đoàn chú rể bắt đầu ra
cửa đón dâu, lễ vật sang đón gồm: mâm xôi, gà, rƣợu, khoản tiền phong
bao…bên đoàn nhà chú rể có ngƣời quan lang đứng đầu còn đại diện bên nhà
gái là pả mẻ.
Lễ lại mặt (tẻo slam nâu): Sau lễ cƣới ba ngày, đôi trai gái đem lễ: gà,
rƣợu, xôi, bánh…sang nhà gái làm lễ cúng tổ tiên.
- Tang ma:
Ngƣời Tày quan niệm thế giới có hai bên: thế giới của ngƣời sống và
chết. Ngƣời chết cũng có linh hồn nên khi có ngƣời chết đồng bào nơi đây lo
rất chu đáo và có nhiều nghi lễ: thủ tục nhập quan, thủ tục hành tang và chôn
cất, lễ slam nâƣ (ba này) khay tu mạ.
- Đời sống tín ngƣỡng:
Ngƣời Tày quan niệm con ngƣời do một vị chú tể thiêng liêng tối cao
tạo ra , ông sinh trƣởng ra cả trời đất, sông núi, mây gió và con ngƣời, ngƣời
Tày gọi đó là Pựt Luông và quan niệm một hiện tƣợng vật linh đó là phi, phi
có nghĩa rất rộng cơ thể chỉ cả thần, thánh, quỷ thần…

Phi trên trời: then, bụt, tiên
Phi trên mặt đất: phi đin (ma đất), phi ná (ma rừng), phi slấn (ma
núi)…
Phi dƣới âm phủ: có phi lành và phi dữ, phi lành đƣợc thờ cúng ở gia
đình, đền miếu, phi dữ phải làm lễ cúng trừ…
Việc giao cảm với thần linh ngƣời Tày có then, giàng, thầy tào.
1.1.2. Vài nét về văn học dân gian Tày

Văn học dân gian ngƣời Tày rất phong phú bao gồm nhiều thể loại
khác nhau: tự sự dân gian, thơ ca dân gian, lời ăn tiếng nói của nhân dân…
*Kho tàng truyện kể
Trong kho tàng tự sự dân gian thì kho tàng truyện cổ là phong phú
nhất. Về mảng truyền thuyết, dã sử phải kể đến một truyền thuyết đã lƣu
truyền trong dân gian ngƣời Tày từ bao đời nay kể về hai con ngƣời đầu tiên
xuất hiện trên mặt đất này, giải thích tại sao con ngƣời sinh ra lại biết lao
động, trông cấy, chăn nuôi…đó là truyền thuyết Báo Luông – Sao Cải (Trai
Khổng Lồ - Gái Vĩ Đại), hay trong kho tàng Văn học dân gian của ngƣời Tày
Cao Bằng từ lâu đời đã có truyền thuyết về Thục Phán – An Dương Vương
(Cẩu Chủa Cheng Vùa – Chín Chúa Tranh Ngôi Vua), đến những câu chuyện
lịch sử có giá trị nhƣ truyện Trần Qúy (thế kỷ X), Truyện Khâu Sầm, Bà
Hoàng…
Về truyện cổ của ngƣời Tày rất đa dạng: thần thoại, cổ tích, truyện
cƣời, truyện ngụ ngôn…Tất cả đều nhằm giải thích sự ra đời của các hiện
tƣợng tự nhiên, của con ngƣời cùng với sự đấu tranh tinh thần trong xã hội.
Truyện đƣợc kể rất hấp dẫn, lôi cuốn làm toát lên tinh thần hƣớng thiện, lạc
quan, có những truyện còn đƣa thêm những câu tục ngữ, ca dao…cho thêm
phần hấp dẫn, mới mẻ.

×