Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với một số truyện cổ tích của người Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (787.77 KB, 106 trang )


1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN








TRẦN THỊ HOÀI PHƢƠNG






ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC ĐỐI
VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian









Hà Nội - 2013



2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






TRẦN THỊ HOÀI PHƢƠNG




ẢNH HƢỞNG CỦA VĂN HÓA TRUNG QUỐC ĐỐI
VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT





Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36





Người hướng dẫn khoa học: GS.TS Lê Chí Quế




Hà Nội – 2013



3
MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 6
1. Lý do chọn đề tài 6
1.1. Lý do về khoa học 6
1.2. Lý do về sư phạm 7
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
2.1. Đối tượng nghiên cứu 7
2.2. Phạm vi nghiên cứu 8
3. Lịch sử vấn đề 8
4. Nhiệm vụ của đề tài 11
5. Đóng góp của đề tài 12
6. Phƣơng pháp nghiên cứu 12

7. Cấu trúc của luận văn 12
PHẦN NỘI DUNG 13
Chƣơng 1: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ
TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT 13
1.1. Phân biệt Đạo gia và Đạo giáo 13
1.1.1. Đạo gia 13
1.1.2. Đạo giáo 15
1.2. Đạo giáo ở Việt Nam 17
1.2.1. Quá trình du nhập và hình thành của Đạo giáo tại Việt Nam 17
1.2.2. Ảnh hưởng của Đạo giáo tại Việt Nam 18
1.3. Ảnh hƣởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của ngƣời Việt 22
1.3.1. Đạo giáo ảnh hưởng đến việc kiến tạo không gian và thời gian nghệ thuật 23
1.3.1.1. Về không gian nghệ thuật 24

4
1.3.1.2. Về thời gian nghệ thuật 30
1.3.2. Đạo giáo ảnh hưởng đến việc xây dựng nhân vật 33
1.3.2.1. Kiểu nhân vật người tiên trần tục hóa 33
1.3.2.2. Kiểu nhân vật người trần được thần tiên hóa 36
1.3.3. Đạo giáo ảnh hưởng đến việc sáng tạo những môtíp 37
1.3.3.1. Môtíp lên tiên (bay về trời) 38
1.3.3.2. Môtíp phép thuật, bùa chú 40
Tiểu kết chương 1: 42
Chƣơng 2: ẢNH HƢỞNG CỦA TRUYỆN KỂ DÂN GIAN TRUNG QUỐC ĐỐI
VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT 43
2.1. Một vài nét về truyện kể dân gian Trung Quốc 43
2.2. Ảnh hƣởng của truyện kể dân gian Trung Quốc đối với một số truyện cổ
tích của ngƣời Việt 46
2.2.1.Truyện cổ tích của người Việt tiếp thu gần như nguyên vẹn truyện kể dân
gian Trung Quốc 46

2.2.2. Truyện cổ tích của người Việt tiếp thu một cách sáng tạo những truyện kể
dân gian Trung Quốc 48
2.2.2.1. Trường hợp 1: Một số truyện cổ tích của người Việt đã tiếp thu nội dung
chủ đề và cốt truyện của truyện kể dân gian Trung Quốc nhưng xây dựng một hệ
thống những tình tiết và nhân vật mới. 48
2.2.2.2. Trường hợp 2: Một số truyện cổ tích của người Việt trong đó một phần
nội dung câu chuyện được tiếp thu từ truyện kể dân gian Trung Quốc 58
2.2.2.3. Trường hợp 3: Một số truyện cổ tích của người Việt trong đó có một chi
tiết nghệ thuật tiêu biểu được tiếp thu từ truyện kể dân gian Trung Quốc 68
Tiểu kết chương 2: 76
Chƣơng 3: ẢNH HƢỞNG CỦA NHỮNG YẾU TỐ KHÁC TRONG VĂN HÓA
TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT 77

5
3.1. Ảnh hƣởng của những phong tục thờ cúng của Trung Quốc đối với một
số truyện cổ tích của ngƣời Việt 77
3.1.1. Ảnh hưởng của tục thờ cúng tổ tiên của Trung Quốc 77
3.1.2. Ảnh hưởng của tục thờ cúng Táo quân của Trung Quốc 81
3.2. Ảnh hƣởng của những quan niệm của ngƣời Trung Quốc đối với một số
truyện cổ tích của ngƣời Việt 84
3.2.1. Ảnh hưởng của quan niệm về con số 3 của người Trung Quốc 84
3.2.2. Ảnh hưởng của quan niệm về con thỏ của người Trung Quốc 92
3.3. Ảnh hƣởng của những điển tích trong văn học Trung Quốc đối với một
số truyện cổ tích của ngƣời Việt 95
Tiểu kết chương 3: 98
PHẦN KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 102


6


PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Lý do về khoa học
Truyện cổ tích của người Việt là một phần đặc sắc trong kho tàng truyện cổ Việt
Nam. Người Việt hay người Kinh là dân tộc hình thành tại khu vực địa lí mà ngày nay
là miền Bắc Việt Nam và miền Nam Trung Quốc. Đây là dân tộc đa số, chiếm 86.2%
dân số Việt Nam. Từ ngàn đời xưa người Việt đã phát triển mạnh nền nông nghiệp lúa
nước. Về cơ bản người Việt là những người khéo léo, sáng dạ, ham học, coi trọng học
thức và đạo đức. Truyện cổ tích của người Việt với ba tiểu loại: truyện cổ tích động
vật, truyện cổ tích thần kì và truyện cổ tích sinh hoạt xã hội là sản phẩm tinh thần tiêu
biểu kết tinh những vẻ đẹp quí giá về trí tuệ, tâm hồn và tài năng của người Việt, xứng
đáng là đối tượng quan tâm của những nhà folklore.
Khi nghiên cứu truyện cổ tích của người Việt, một điều hết sức thú vị đó là có
nhiều truyện kể mang dấu ấn văn hóa của khu vực Đông Nam Á, Ấn Độ và Trung
Quốc. Điều này cho thấy rằng ngay từ rất sớm người Việt đã tiếp nhận những ảnh
hưởng của văn hóa bên ngoài để làm phong phú thêm diện mạo văn học của dân tộc
mình. Và theo chúng tôi, đối với truyện cổ tích của người Việt thì dấu ấn của văn hóa
Trung Quốc là nổi trội hơn cả. Sự ảnh hưởng này một phần rất nhỏ do giao lưu trực
tiếp, đại bộ phận thẩm thấu qua sách vở và tầng lớp trí thức Việt Nam thời phong kiến.
Như chúng ta đã biết, trong thế giới cổ đại phương Đông, Trung Quốc là một
trong bốn trung tâm văn hóa lớn với những thành tựu rực rỡ góp phần thúc đẩy sự phát
triển của văn minh nhân loại. Khác với vẻ trầm mặc của Ấn Độ, vẻ huyền bí của Ai
Cập, văn hóa Trung Quốc mang một sắc thái riêng hết sức phong phú và độc đáo. Đối
với Việt Nam, Trung Quốc là quốc gia vô cùng gần gũi về mặt địa lý. Cố nhạc sĩ Đỗ
Nhuận đã từng viết trong bài Tình hữu nghị Việt Nam – Trung Hoa những dòng như

7
sau: “Việt Nam – Trung Hoa núi liền núi, sông liền sông/ Chung một biển Đông mối
tình hữu nghị sớm như rạng đông/ Bên sông tắm cùng một dòng…”. Hơn nữa xét về

mặt lịch sử, sau khi An Dương Vương thất bại trước cuộc tiến công xâm lược của
Triệu Đà, Việt Nam đã phải trải qua một nghìn năm đô hộ của phong kiến Trung Quốc.
Trong suốt thời kỳ này, các triều đại Trung Quốc đã thực hiện những chính sách đồng
hóa nhằm biến Việt Nam thành một quận huyện của Trung Quốc. Đây chính là những
nguyên nhân cơ bản khiến cho văn hóa Việt Nam gắn bó với văn hóa Trung Quốc đến
mức “thế hệ sau muốn hiểu di sản tinh thần của cha ông, không thể không có kiến thức
về Trung Quốc học” [15, tr.169 ].
Vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người
Việt mặc dù đã được đề cập đến nhưng mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một tác
phẩm hay phương diện cụ thể nào đó mà ít có tính hệ thống. Đây chính là động lực
mạnh mẽ thôi thúc chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
1.2. Lý do về sƣ phạm
Hiện tại học viên là một giáo viên giảng dạy môn Ngữ Văn. Hơn nữa việc tìm
hiểu những văn bản của văn học dân gian trong đó có truyện cổ tích của người Việt là
một phần trong chương trình Ngữ Văn phổ thông. Do đó vấn đề nghiên cứu mà đề tài
đặt ra góp phần xây dựng những cơ sở để nghiên cứu, giảng dạy các tác phẩm văn học
dân gian trong nhà trường xét từ góc độ ảnh hưởng văn hóa.
Với những lý do trên đây chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài này làm đối tượng
nghiên cứu trong luận văn của mình.
2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu
Truyện cổ tích của các dân tộc trên đất nước ta là một kho tàng vô cùng phong
phú và đa dạng. Trong luận văn này chúng tôi chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu một số
truyện cổ tích của người Việt. Cụ thể chúng tôi lựa chọn những truyện trong Kho tàng

8
truyện cổ tích của Nguyễn Đổng Chi, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 2000 làm đối tượng
nghiên cứu.
2.2. Phạm vi nghiên cứu
Văn hóa Trung Quốc có hai bộ phận: cốt lõi của nó là văn hóa của người Hán ở

Trung nguyên; bộ phận văn hóa phương Nam bao gồm các tỉnh Quảng Đông, Quảng
Tây và Vân Nam gần với văn hóa Đông Nam Á. Vì vậy khi bàn về ảnh hưởng của văn
hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người Việt chúng tôi chủ yếu nói về ảnh
hưởng của văn hóa Hán.
Văn hóa Trung Quốc là một khái niệm mang nội hàm rất rộng. Do điều kiện về
thời gian và nguồn tư liệu thu thập được mà đề tài của chúng tôi xin được giới hạn
phạm vi nghiên cứu cụ thể như sau: nghiên cứu sự ảnh hưởng của Đạo giáo, của một số
truyện kể dân gian, một số quan niệm, phong tục, điển tích văn học của Trung Quốc
đối với một số truyện cổ tích của người Việt. Ngoài ra có một số truyện phản ánh sự
giải Hán hóa như truyện kể về việc Cao Biền bị thần Tản Viên, thần sông Tô Lịch làm
vô hiệu hóa thuật trấn yểm ở núi, sông nhưng trong luận văn này chúng tôi cũng chưa
bàn đến vấn đề đó.
3. Lịch sử vấn đề
Ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với văn hóa Việt Nam nói chung và
truyện kể dân gian Việt Nam nói riêng không phải đến giờ mới được bàn tới. Đã có khá
nhiều những bài viết và công trình khoa học đề cập về vấn đề này được giới thiệu với
bạn đọc. Trong quá trình làm đề tài, chúng tôi đã tiếp nhận được những ý kiến quí báu
từ các công trình đó. Xin được trích dẫn ra đây một số công trình như:
Nguyễn Đổng Chi đã từng bàn về nguồn gốc ngoại lai của truyện cổ tích Việt
Nam trong Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam như sau: “kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam thực tế có chịu ảnh hưởng của truyện cổ tích Trung Quốc. Nhưng sự tiếp nhận
của người Việt là có chọn lựa và có chừng mực. Rất ít khi cha ông ta sử dụng cả cốt

9
truyện mà chỉ vay mượn từng bộ phận. Khi được lắp ghép, hoán cải, mỗi bộ phận
thường trở thành những truyện khỏe mạnh, thích hợp với cảm quan thẩm mĩ của dân
tộc” [5, tr. 1674]. Đồng thời tác giả cũng chỉ ra ba con đường mà truyện cổ tích Trung
Quốc lưu truyền vào kho tàng truyện cổ tích Việt Nam là: con đường giao lưu tự phát
của quần chúng nhân dân hai bên qua trao đổi thương phẩm cũng như trao đổi văn hóa,
con đường học thuật và con đường tôn giáo tín ngưỡng.

Trong công trình Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ Việt Nam
và Đông Nam Á, Nguyễn Bích Hà đã cho rằng những môtíp ra đời từ sự giao lưu văn
hóa với các dân tộc xung quanh bao gồm cả hai loại: tiếp nhận và tiếp biến. Tác giả đã
đưa ra những ví dụ tiêu biểu như: hình tượng Nữ Oa, Hằng Nga, Ngưu Lang – Chức
Nữ, Thần Nông trong các truyện cổ của ta có nguồn gốc từ truyện cổ Trung Quốc còn
những nhân vật Phật, Bụt thì được du nhập từ Ấn Độ,…Tiếp đó đến năm 2001, trên tạp
chí Văn hóa dân gian, số 3, tác giả viết bài Truyện Ông Ngâu – Bà Ngâu ở Việt Nam,
Trung Quốc, Triều Tiên, Nhật Bản để lý giải sự tương đồng và dị biệt giữa truyện của
Việt Nam với những truyện có cùng cốt kể của Trung Quốc, Nhật Bản, Triều Tiên.
Liên quan đến vấn đề này còn có luận án So sánh kiểu truyện “Cô lọ lem” của
một số dân tộc miền Nam Trung Quốc với kiểu truyện Tấm Cám của Việt Nam của
Đường Tiểu Thi và luận văn của Nguyễn Thị Hảo năm 2009 với đề tài: Truyện “Ông
Ngâu – Bà Ngâu” trong văn hóa và văn học dân gian người Việt. Các tác giả đi vào so
sánh những kiểu truyện và môtíp tiêu biểu cùng xuất hiện trong truyện kể dân gian của
hai nước để lý giải cội nguồn và đặc trưng của những yếu tố đó.
Năm 2006, Nguyễn Bá Thành trong công trình Bản sắc Việt Nam qua giao lưu
văn học đã cho rằng:“Trong nền văn hóa Việt Nam nếu loại bỏ những gì gọi là tương
đồng với Trung Hoa thì sẽ còn lại cái gì? Chúng tôi không khẳng định văn hóa Việt
Nam hoàn toàn giống với văn hóa Trung Hoa nhưng chúng tôi cũng không khẳng định
văn hóa Việt Nam hoàn toàn khác với văn hóa Trung Hoa. Chúng tôi nói rằng, văn hóa
Việt Nam là văn hóa Việt Nam, văn hóa Trung Hoa là văn hóa Trung Hoa. Hai nền

10
văn hóa này vừa có những nét tương đồng lại vừa có những nét dị biệt, có nhiều giai
đoạn tượng đồng nhưng cũng có nhiều giai đoạn dị biệt, có nhiều sự gặp gỡ nhưng
cũng nhiều khoảng cách xa” [56,tr.144]. Ngoài ra tác giả còn nhấn mạnh rằng dù có
chịu ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc thì văn hóa Việt Nam cũng không phải là một
“sản phẩm thứ cấp của nền văn hóa Trung Hoa, thấp hơn Trung Hoa, đi sau Trung
Hoa. Sự giống hay sự khác không nói lên trình độ cao hay thấp, phẩm chất tốt hay tồi
mà chỉ là để nhận dạng” [56, tr. 146].

Trái với quan điểm khẳng định nét gắn bó của văn hóa Trung Quốc và Việt
Nam, Trần Quốc Vượng đã thể hiện rõ quan điểm của mình với Văn hóa Việt Nam tìm
tòi và suy ngẫm rằng: “Văn hóa Việt Nam khác văn hóa Trung Quốc, từ trong cội
nguồn của nó, tuy cả hai nền văn hóa cổ truyền này đều thuộc phạm trù văn minh nông
nghiệp” [68, tr.55]. Tác giả xuất phát từ những điều kiện tự nhiên và lịch sử để nhìn
nhận cội nguồn và bản sắc của nền văn hóa Việt Nam. Căn cứ chứng minh của tác giả
là dựa vào các đặc điểm về khí hậu, đất đai, tính chất nền nông nghiệp, phương pháp trị
thủy, kỹ thuật trồng trọt, tập quán ăn uống, nhà ở, giao thông đi lại,…
Trần Ngọc Thêm trong cuốn Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam: cái nhìn hệ
thống – loại hình cũng chỉ ra sự khác nhau giữa văn hóa Trung Quốc và văn hóa Việt
Nam. Theo ông văn hóa Trung Hoa là văn hóa nông nghiệp trọng động, khác với Việt
Nam là văn hóa nông nghiệp trọng tĩnh.
Theo ý kiến của Giáo sư Phan Ngọc trình bày ở cuốn Bản sắc văn hóa Việt Nam
thì nói đến ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam là “một chuyện
quá bình thường” [43, tr.107] nên tác giả cố gắng chỉ ra sự khác nhau của hai nền văn
hóa này trên các phương diện như hội họa, nhạc, thư pháp, thức ăn, võ thuật,…Đối với
ông “văn hóa Hán là văn hóa của sự cực đoan. Trong văn hóa này, tôi có ấn tượng
người Trung Quốc thích làm những điều loài người không làm nổi” [43, tr. 121] trong
khi đó văn hóa Việt Nam “chuộng cái bình thường, vừa phải, gần gũi, quen thuộc,
tránh mọi cực đoan. Trong văn hóa của Việt Nam không có cái gì có thể gọi là hoành

11
tráng, kỳ vĩ, làm người ta sợ. Tôi phục văn hóa Trung Quốc, nhưng lại sợ nó. Còn tôi
yêu văn hóa Việt Nam, vì nó gần gũi, như bà mẹ của tôi” [43, tr.121 – 122].
Năm 2000, được sự giúp đỡ của Nhà xuất bản Văn hóa thông tin, trung tâm
Trung Quốc học thuộc Đại học Sư phạm Hà Nội đã cho ra mắt tập kỷ yếu với nhan đề
Đạo gia và văn hóa. Tập sách là kết quả của các cuộc hội thảo của trung tâm về vấn đề
Đạo gia trong suốt hai năm. Người đọc có thể tìm thấy ở đây những bài viết chất lượng
của các tác giả xoay quanh những nội dung như: sơ lược lịch sử ra đời và phát triển
cùng những tư tưởng cốt lõi của Đạo gia và Đạo giáo, ảnh hưởng của những tư tưởng

này đối với văn hóa và văn học thế giới trong đó có Việt Nam. Là tập hợp những bài
viết riêng lẻ của nhiều nhà nghiên cứu nên cuốn sách tạo ra cái nhìn hết sức phong phú
và đa dạng về đối tượng.
Từ việc điểm lại một số công trình liên quan đến vấn đề mà luận văn hướng tới,
chúng tôi xin rút ra những nhận xét như sau:
Bàn về vấn đề ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc với văn hóa Việt Nam từ
trước tới nay có hai nhóm ý kiến chính: nhóm ý kiến thứ nhất nhấn mạnh sự khác nhau
giữa hai nền văn hóa còn nhóm ý kiến thứ hai lại chỉ ra trong văn hóa Việt Nam bên
cạnh những dấu ấn của văn hóa Trung Quốc còn có những yếu tố mang nguồn gốc bản
địa. Cả hai nhóm ý kiến đều đúng trong những trường hợp cụ thể. Vì nhiệm vụ của đề
tài nên chúng tôi lựa chọn nhóm ý kiến thứ hai để nghiên cứu.
Những công trình trong nhóm ý kiến thứ hai hoặc là bàn luận về ảnh hưởng của
văn hóa Trung Quốc đến văn hóa Việt Nam nói chung hoặc là chỉ giới hạn việc nghiên
cứu sự ảnh hưởng giữa những tác phẩm văn học dân gian cụ thể của hai nước chứ chưa
đi vào giải quyết chi tiết vấn đề đặc biệt là sự ảnh hưởng với những truyện cổ tích của
người Việt.
4. Nhiệm vụ của đề tài
- Chỉ ra sự ảnh hưởng của văn hóa Trung Quốc đối với truyện cổ tích của người
Việt. Cụ thể là nghiên cứu ảnh hưởng của Đạo giáo, của một số truyện kể dân gian,

12
một số quan niệm, phong tục và điển tích văn học của Trung Quốc. Nhận xét cách thức
người Việt tiếp thu những ảnh hưởng này như thế nào.
- Đưa ra sự kiến giải về những nguyên nhân dẫn đến sự ảnh hưởng đó đối với
một số truyện cổ tích của người Việt.
5. Đóng góp của đề tài
Đề tài góp phần lý giải cội nguồn văn hóa của một số truyện cổ tích của người
Việt, trên cơ sở đó một lần nữa khẳng định việc tiếp thu linh hoạt các yếu tố ngoại lai
của văn học dân gian Việt Nam và vai trò của giao lưu văn hóa trong việc làm phong
phú, đa dạng nền văn hóa, văn học dân tộc.

Kết quả nghiên cứu của đề tài hi vọng sẽ trở thành một tài liệu giúp ích cho việc
giảng dạy và học tập những tác phẩm văn học dân gian trong các nhà trường, trước hết
là thể loại truyện cổ tích.
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp thống kê
- Phương pháp phân tích, tổng hợp
- Phương pháp so sánh loại hình
- Phương pháp liên ngành
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết thúc và tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3
chương:
Chƣơng 1: Ảnh hƣởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của ngƣời
Việt
Chƣơng 2: Ảnh hƣởng của truyện kể dân gian Trung Quốc đối với một số
truyện cổ tích của ngƣời Việt
Chƣơng 3: Ảnh hƣởng của những yếu tố khác trong văn hóa Trung Quốc
đối với một số truyện cổ tích của ngƣời Việt.

13
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1: ẢNH HƢỞNG CỦA ĐẠO GIÁO ĐỐI VỚI MỘT SỐ TRUYỆN CỔ
TÍCH CỦA NGƢỜI VIỆT
1.1. Phân biệt Đạo gia và Đạo giáo
Đạo gia và Đạo giáo tuy khác nhau nhưng lại có mối liên hệ chặt chẽ với nhau.
Đạo gia là một học thuyết triết học còn Đạo giáo là một tôn giáo. Có thể nói nghiên
cứu mối quan hệ giữa triết học và tôn giáo là một vấn đề rất phức tạp. Riêng đối với
phương Đông trong đó có Trung Quốc thì vấn đề này lại càng phức tạp hơn bởi đây là
một vùng đất có nhiều quốc gia, dân tộc khác nhau với lịch sử hình thành và phát triển
qua hàng nghìn năm. Phương Đông còn là cái nôi của văn minh nhân loại được ghi dấu
bằng sự ra đời của nhiều nền văn hóa và tôn giáo trên thế giới. Khi tìm hiểu tư tưởng

phương Đông, các nhà nghiên cứu nhận ra rằng không có sự phân biệt rạch ròi giữa
triết học và tôn giáo mà chúng có sự hòa quyện, gắn bó với nhau. Do đó muốn hiểu
khía cạnh tôn giáo ta cần phải biết nguồn gốc triết học của nó.
1.1.1. Đạo gia
Như chúng ta đã biết Đạo gia là một trào lưu triết học cổ đại Trung Hoa. Người
sáng lập ra Đạo gia là Lão Tử (chưa rõ năm sinh năm mất, nhưng theo nhiều tư liệu thì
ông sống vào khoảng thế kỷ VI - V trước C.N) nên nó còn được gọi là Đạo Lão. Tư
tưởng của Lão Tử được đúc kết trong tác phẩm nổi tiếng là Đạo đức kinh. Lần đầu tiên
trong lịch sử Trung Quốc, Lão Tử đã đề cập đến nguồn gốc của vũ trụ. Theo ông
“Đạo”chính là trung tâm của vũ trụ khi cho rằng: “Đạo sinh nhất, nhất sinh nhị, nhị
sinh tam, tam sinh vạn vật” [15, tr. 162]. Vạn vật dưới gầm trời này đều do Đạo sinh ra
hay nói cách khác Đạo là Mẹ của muôn loài và rồi cuối cùng tất cả lại trở về với Đạo.
Vậy Đạo là gì? Đây là câu hỏi không dễ trả lời cho nên chính bản thân Lão Tử cũng
phải giải thích nhiều lần. Sở dĩ như vậy là vì Đạo được xem là siêu việt, vượt lên trên
mọi khái niệm. Đạo là “vô” (không), không có hình, không có ảnh. Đạo chẳng thể nghe

14
được cũng không nhìn thấy, không ngửi thấy, không cầm lấy được bởi nếu nghe được,
nhìn thấy được, ngửi được, cầm nắm được,…thì không còn phải là Đạo nữa. Đạo
không thể cảm giác, không thể diễn tả dưới bất kỳ hình thức nào. Có thể nói Đạo gia đã
đề cập đến Đạo một cách phi thường, siêu việt và huyền diệu.
Ngoài việc đề cập đến nguồn gốc của vũ trụ, thì điều đáng nói nữa là Lão Tử
còn đưa ra quan điểm của mình về mặt chính trị - xã hội với thuyết “vô vi”, chống lại
chủ trương “hữu vi”. Vô vi theo Đạo gia không có nghĩa là không làm gì, mà là phải
làm một cách thuần phác, thuận theo tự nhiên và không trái với Đạo. Theo triết học
nhân sinh Đạo gia, trở về với tự nhiên là tìm về với giá trị đích thực của cuộc sống.
Cho nên nếu như Nho gia nêu cao tinh thần nhập thế thì Đạo gia cho rằng muốn bảo vệ
được giá trị của mình cần tránh xa những bon chen trong xã hội, trở về với cuộc sống
“siêu công lợi”, “siêu đạo đức” [15, tr. 58]. Nếu không biết vô vi thì đó là những kẻ
ham danh vọng, ham tiền tài,… sẽ chuốc lấy tai họa. Trên cơ sở đó ông đề xướng “vô

vi nhi trị” (trị bằng cách không làm gì cả) với luận điểm rằng: “Cố thánh nhân vân:
Ngã vô vi dân tự hóa, ngã hiếu tịnh nhi dân tự chính, ngã vô sự nhi dân tự phú, ngã vô
dục nhi dân tự phác” (Dịch: “Vậy nên thánh nhân mới nói: Ta không làm gì mà dân tự
thay đổi, ta quý sự yên tịnh thì dân sẽ tự chính, ta vô sự mà dân tự giàu, ta không tham
muốn dân tự chất phác”) [66, tr. 252 – 253]. Do đó cần phải xóa bỏ cơ chế và chế độ xã
hội văn minh để quay về với xã hội thuần phác nguyên thủy.
Mặc dù còn không ít hạn chế nhưng những tư tưởng triết học của Đạo gia đến
nay vẫn có ý nghĩa thiết thực về mặt phương pháp luận. Đạo gia cho chúng ta nhận
thức rằng thế giới khách quan tự sinh thành, vận động và biến đổi theo những quy luật
riêng vốn có của nó, độc lập với ý thức của con người. Do đó trong nhận thức, con
người cần tránh lối tư duy gán ghép, áp đặt chủ quan mà phải nhìn nhận thế giới trong
tính khách quan và giữ nguyên bản tính tự nhiên thuần phác của nó. Còn trong hoạt
động thực tiễn, con người cần tôn trọng quy luật khách quan, nắm vững và vận dụng
phù hợp các quy luật tự nhiên vào cuộc sống. Hơn nữa Đạo gia còn dạy ta biết sống

15
khiêm tốn, giản dị, không tham lam, không bon chen và đố kỵ. Có thể nói triết lý Đạo
gia gây ảnh hưởng sâu rộng trong lịch sử tư tưởng Trung Hoa và là cơ sở triết học của
Đạo giáo – tôn giáo bản địa lớn nhất Trung Quốc.
1.1.2. Đạo giáo
Đạo giáo là một tôn giáo của Trung Quốc hình thành từ đời Đông Hán vào đầu
Công nguyên. Như vậy Đạo giáo ra đời sau Đạo gia. Từ xưa, người Trung Quốc đã có
những tín ngưỡng ma thuật như xem sao, đoán mộng, bói mai rùa, đồng cốt,…Đến
thời Hán những tín ngưỡng ấy kết hợp với tư tưởng Đạo gia để hình thành nên Đạo
giáo. Tôn giáo này tôn Lão Tử lên thành Thái thượng lão quân, coi ông là hóa thân
của Đạo giáng sinh xuống cõi trần và xem Đạo đức kinh là tác phẩm kinh điển.
Phạm trù cơ bản mà Đạo giáo đề cập đến là “Đạo” - chữ mà Lão Tử đã bàn đến
trong tác phẩm Đạo đức kinh tuy nhiên Đạo giáo nhìn nhận và phân tích nó ở góc độ
tôn giáo. Cái đích cuối cùng mà Đạo giáo hướng tới là “đắc đạo thành tiên”. Nếu con
người biết kiên trì tu luyện đến mức hợp nhất được với Đạo thì có thể trở thành thần

tiên. Khi đó không chỉ linh hồn mà cả thể xác của con người cũng sẽ được bất tử. Ở
phương diện này ta nhận thấy sự khác biệt giữa Đạo gia và Đạo giáo. Nếu như Đạo
gia đề cao lí tưởng của một thánh nhân, thực hiện Đạo bằng cách giữ gìn một tâm thức
nhất định thì Đạo giáo tìm con đường đạt Đạo thông qua những phương pháp tu luyện.
Phật giáo cho rằng đời là bể khổ, con người tu hành mục đích là để thoát khổ thì với
Đạo giáo tu là để trường thọ. Vậy tu luyện như thế nào để được đắc Đạo? Các giáo
phái khác nhau của Đạo giáo đã đưa ra những phương pháp tu dưỡng riêng. Đạo giáo
phù thủy tin vào việc dùng những phép thuật để trừ tà trị bệnh, chủ yếu giúp cho dân
thường mạnh khỏe trong khi đó đạo giáo thần tiên lại dạy con người cách tu luyện để
thành thần tiên bằng cách dùng thuốc trường sinh, thực hiện phép tịch cốc (nhịn ăn),
dưỡng sinh, khí công,…Con người sinh ra từ Đạo và cuối cùng lại tu luyện để trở về
với Đạo.

16
Với tư cách là tôn giáo bản địa, Đạo giáo đã có ảnh hưởng sâu sắc tới văn hóa
Trung Quốc. Như đã nói để thực hiện mục đích trường sinh, các giáo đồ của Đạo giáo
đã tìm cách để bào chế “thuốc tiên”. Rất nhiều đạo sĩ thời đó tinh thông về dược học và
y học. Nhiều cuốn sách như Bão phác tử nội thiên. Tiên dược thiên của Cát Hồng,
Thần nông bản thảo kinh tập chú, Dược tổng quyết của ĐàoHoằng Cảnh, Bị cấp thiên
kim phương, Thiên kim dực phương của Tôn Tử Mạc với sự ghi chép tỉ mỉ về các cây
thuốc quý, cách bào chế thuốc, chẩn đoán và điều trị bệnh,…đều là những tài liệu quý
giá cho các nhà nghiên cứu y, dược học ngày nay. Đặc biệt trong quá trình luyện thuốc
tiên, những đạo sĩ Trung Quốc đã phát hiện ra ánh sáng của lưu huỳnh và từ đó họ nghĩ
ra thuốc súng – một trong bốn phát minh lớn của người Trung Quốc. Còn trong lĩnh
vực văn học nghệ thuật, nhiều tiểu thuyết và thơ ca cổ đại Trung Quốc đã thể hiện rõ
nét dấu ấn của Đạo giáo. Các tác phẩm có thể là chịu ảnh hưởng trực tiếp, có thể chỉ
lấy Đạo giáo làm đề tài hay đề cập đến vấn đề có quan hệ gần gũi với nội dung cơ bản
của Đạo giáo. Chính màu sắc Đạo giáo này đã góp phần làm nên sự phong phú và đa
sắc của văn học Trung Quốc. Không chỉ có vậy khi nghiên cứu phong tục tập quán dân
gian của Trung Quốc, người ta nhận thấy có những phong tục tập quán xuất phát từ

Đạo giáo. Ví dụ như sự sùng bái và thờ cúng Thành Hoàng, Thổ Địa, Táo Quân hay
việc dán tranh thần canh cửa, con dế bếp,…vào dịp Tết Nguyên đán. Trong cuộc sống
hiện đại ngày nay, người Trung Quốc vẫn lưu giữ những giá trị truyền thống này.
Nhà văn Lỗ Tấn đã từng nói: “Nguồn gốc của văn hóa Trung Quốc hoàn toàn từ
Đạo giáo…lấy nó mà đọc sử, có nhiều vấn đề có thể luận đà mà giải quyết được ngay”
[15, tr. 169]. Câu nói đó một lần nữa thay cho lời khẳng định về sự ảnh hưởng to lớn và
sâu sắc của Đạo giáo với nền văn hóa Trung Quốc. Tuy nhiên không chỉ dừng lại trong
phạm vi đất nước Trung Quốc mà Đạo giáo còn ảnh hưởng tới nhiều nước trong khu
vực và trên thế giới trong đó có Việt Nam.

17
1.2. Đạo giáo ở Việt Nam
1.2.1. Quá trình du nhập và hình thành của Đạo giáo tại Việt Nam
Đạo giáo du nhập vào Việt Nam từ khoảng cuối thế kỉ thứ 2. Theo các tài liệu đã
ghi chép lại thì sau khi vua Hán Linh Đế băng hà, xã hội Trung Quốc hết sức rối loạn.
Người phương Bắc nhận thấy rằng vào thời điểm đó đất Giao Châu là mảnh đất yên
bình có thể chọn làm nơi lánh nạn. Những nhân sĩ lánh nạn sang nước ta phần nhiều là
những tín đồ của Đạo Lão. Hơn nữa trong thời kỳ Bắc thuộc, trong số quan lại phương
Bắc sang cai trị nước ta cũng có những người tin theo phương thuật của Đạo giáo. Đây
là những cơ sở chính để Đạo giáo du nhập vào Việt Nam.
Đạo giáo truyền sang Việt Nam gồm có: Đạo Phù thủy dùng phép thuật để trừ tà,
trị bệnh và Đạo thần tiên chủ trương dạy con người cách tu tiên. Từ thời xa xưa người
Việt ta đã có thói quen dùng bùa chú với niềm tin rằng nhờ đó có thể trừ tà ma, trị bệnh
cứu người. Tương truyền Hùng Vương nhờ giỏi pháp thuật đã thu phục được 15 bộ lạc
lập nên nước Văn Lang. Đạo giáo phù thủy khi truyền vào nước ta đã gặp gỡ với
những tín ngưỡng ma thuật này nên đã có cơ hội phát triển rộng rãi bắt đầu từ đời Tiền
Lê. Đạo giáo phù thủy Việt Nam, bên cạnh thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế còn thờ nhiều
vị thần khác của người Việt như Đức Thánh Trần – vị anh hùng dân tộc được nhân dân
yêu mến tôn thờ như vị thần có tài diệt trừ tà ma hay Bà Chúa Liễu Hạnh – tương
truyền là một nàng tiên tinh thông phép thuật luôn phù hộ dân chúng. Còn Đạo giáo

thần tiên tại Việt Nam lại chia thành hai phái: phái nội tu và phái ngoại dưỡng. Nội tu
tức là luyện tập, dùng Tinh và Khí làm dược liệu, vận dụng Thần làm cho Tinh – Khí
biến thành nội đan có tác dụng trường sinh bất tử, trở thành thần tiên. Nói đến phái Nội
tu phải kể đến Chử Đồng Tử, người được coi là ông tổ của Đạo giáo Việt Nam. Theo
các sách, truyện kể lại thì Chử Đồng Tử đã lên núi tu luyện thành tiên, sau đó bay lên
trời. Trong khi đó phái Ngoại dưỡng ở Việt Nam ít phổ biến hơn cho rằng con người
có thể bất tử nếu dùng thuốc trường sinh. Vì dược liệu để bào chế kim đan là thần sa có
nhiều tại các đảo Trường Sa (vịnh Bắc Bộ), Cù lao Chàm (Quảng Nam) cho nên nhiều

18
quan lại phương Bắc khi sang nước ta ngoài thực hiện mục đích chính trị còn muốn đi
tìm các mỏ thần sa để luyện thuốc trường sinh cho mình.
Tại Việt Nam giai đoạn cực thịnh của Đạo giáo là thời kỳ Lý – Trần. Khi đó Đạo
giáo thâm nhập vào cả chốn cung đình, các đạo sĩ được mời tham gia việc triều chính.
Từ đời Lê Sơ tới đời Nguyễn, Đạo giáo dần dần bị Nho giáo bài xích, tư tưởng Đạo
giáo phải ẩn vào trong Phật giáo và Nho giáo để tồn tại. Cho đến khi nhà Nguyễn sụp
đổ thì Đạo giáo cùng tàn lụi. Đến nay, những hiện tượng như đồng bóng, đội bát
nhang, bùa chú…tuy vẫn lưu truyền, nhưng chỉ còn lại là những di sản của tín ngưỡng
dân gian truyền thống.
1.2.2. Ảnh hƣởng của Đạo giáo tại Việt Nam
Theo sử cũ ghi lại, năm 1195 đời Lý Cao Tông mở khoa thi Tam giáo lần thứ
nhất, tiếp đó đến đời Trần cũng mở hai khoa thi Tam giáo vào năm 1227 và 1247. Sự
hòa hợp của ba tôn giáo làm nên một đặc trưng của giai đoạn lịch sử này đó là hiện
tượng “tam giáo đồng nguyên”. Mỗi tôn giáo đều có một chỗ đứng riêng. Nếu Nho
giáo là rường cột trong thể chế chính trị quốc gia thì Phật giáo là tư tưởng chủ đạo
trong đời sống tinh thần và Đạo giáo là để phục vụ đời sống tín ngưỡng vô cùng phong
phú của người Việt lúc bấy giờ. Cùng với Nho giáo và Phật giáo, Đạo giáo đã để lại
những ảnh hưởng rõ nét đối với nước ta trên nhiều phương diện.
Trước hết màu sắc Đạo giáo thể hiện ở những di tích đền chùa của Việt Nam mà
tiêu biểu là Bích Câu Đạo quán và Đền Quán Thánh ở Hà Nội. Nhắc đến Bích Câu Đạo

quán người ta thường nhắc đến câu chuyện tình của chàng thư sinh nhà nghèo Tú Uyên
với tiên nữ Giáng Kiều. Từ chỗ được xem là vùng đất Phật, Bích Câu Đạo quán đã trở
thành một di tích tiêu biểu chứng minh sự tồn tại của Đạo giáo thần tiên trong đời sống
của người dân Thăng Long. Còn Đền Quán Thánh hay Trấn Vũ quán có từ đời Lý Thái
Tổ, thờ Huyền Thiên Trấn Vũ, một trong bốn vị thần trấn giữ bốn cửa ngõ thành Thăng
Long khi xưa. Theo như sự tích được ghi chép ở đền thì Huyền Thiên Trấn Vũ là thần
trấn quản phương Bắc đã nhiều lần giúp nước Việt đánh đuổi ngoại xâm. Để tưởng nhớ

19
công ơn to lớn của ông, nhân dân đã cùng nhau đúc lên một bức tượng phác họa hình
ảnh của ông bằng đồng đen. Giống như Bích Câu Đạo quán, Đền Quán Thánh là một
nơi thờ tự thiêng liêng của Đạo giáo. Có thể nói sự hiện diện của những di tích mang
đậm màu sắc Đạo giáo này đã làm nên một phần vẻ đẹp của thủ đô ngàn năm văn hiến:
“Gió đưa cành trúc la đà
Tiếng chuông Trấn Vũ, canh gà Thọ Xương”
(Ca dao)
Về chính trị, đường lối vô vi của đạo Lão đã được Pháp sư Đỗ Pháp Thuận (915
– 990) nhắc đến khi được vua Lê Đại Hành hỏi về vận nước:
“Quốc tộ như đằng lạc
Nam thiên lý thái bình
Vô vi cư điện các
Xứ xứ tức đao binh”
Dịch nghĩa:
Vận nước như dây mây leo quấn quýt
Ở cõi trời Nam mở ra cảnh thái bình
Vô vi ở nơi cung điện
Thì khắp mọi nơi đều tắt hết đao binh
Hai chữ “vô vi” mà Thiền sư dùng ở đây rõ ràng là chịu ảnh hưởng từ đường lối
chính trị vô vi của đạo Lão. Như đã nói vô vi không phải là không làm gì, mà thực sự
là “Vô vi nhi vô bất vi” nghĩa là không làm mà không có gì là không làm, làm một cách

hết sức tự nhiên, không tư tâm, vị kỷ. Bậc trị nước mà dùng đến đạo vô vi, dân không
hay là mình bị trị thì dĩ nhiên sẽ được thiên hạ. Thực hiện đường lối vô vi nghĩa là
dùng sự ngay thẳng, thực thà mà trị nước. Trái lại nếu như dụng binh, dùng trá ngụy
mà trị nước thì nguy. Hơn nữa nếu bậc trị nước mà ban hành nhiều cấm kỵ thì dân
chúng càng nghèo khổ, bậc trị nước mà đặt ra luật lệ quá khắt khe (hữu vi), dân chúng
sẽ tìm nhiều mánh khóe để trốn tránh thì càng khó trị. Tiếp thu tư tưởng này của Lão

20
Tử, Thiền sư Pháp Thuận đã trả lời nhà vua kế sách lâu dài để giữ gìn vận nước không
gì khác là thực hiện Vô vi ngay ở chốn cung điện và trước hết là từ những bậc đế
vương. Nếu làm được điều đó thì mọi nơi sẽ hết cảnh đao binh, loạn lạc, khắp cõi trời
Nam này sẽ mở ra cảnh thái bình, thịnh trị.
Hơn nữa thực tế trong lịch sử các đạo sĩ ngày xưa được các vua hết sức coi trọng.
Thời vua Đinh, Lê, Lý, Trần, các tăng sư và đạo sĩ giỏi đều được chọn làm cố vấn của
triều đình vì thế bên cạnh chức tăng quan còn có cả chức đạo quan. Năm 1010, Lý Thái
Tổ dời đô về Thăng Long và đã cho xây dựng nhiều cung điện, chùa Phật, am Đạo ở
kinh thành và các vùng khác. Năm sau lại cho xây Thái Thanh cung, Vạn Tuế tự, trong
đó Thái Thanh cung chính là nơi tế lễ Đạo giáo quan trọng của văn quan dưới hai triều
Lý – Trần.
Còn trong lĩnh vực văn học, khi nghiên cứu sáng tác thơ văn của các nhà nho
Việt Nam, chúng ta cũng tìm thấy dấu ấn của tư tưởng Đạo giáo. Tên tuổi đầu tiên có
thể kể đến là Nguyễn Trãi. Điểm tích cực nhất mà Nguyễn Trãi tiếp thu được từ tư
tưởng đạo Lão là tinh thần hòa hợp với tự nhiên. Ta bắt gặp trong sáng tác của ông
nhiều câu thơ khắc họa hình ảnh thi sĩ trong tâm thế ung dung, tự tại giữa thiên nhiên:
“Côn Sơn suối chảy rì rầm
Ta nghe như tiếng đàn cầm bên tai
Côn Sơn có đá rêu phơi
Ta ngồi trên đá như ngồi nệm êm”
(Côn Sơn ca)
Hay:

“Rồi hóng mát thưở ngày trường
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương
Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ
Hồng liên trì đã tiễn mùi hương”
(Bảo kính cảnh giới - 43)

21
Nhà thơ giao cảm với thiên nhiên, sống chan hòa cùng thiên nhiên. Dường như
giữa thi sĩ và thiên nhiên không còn khoảng cách mà đã trở thành bầu bạn. Thiên nhiên
không chỉ là môi trường sống, với Nguyễn Trãi thiên nhiên là tri kỉ, là nơi khơi nguồn
cảm hứng sáng tác thơ văn đồng thời cũng chính là nơi để ông di dưỡng tâm hồn. Rõ
ràng không hề thấy xuất hiện hai chữ “vô vi” nhưng những câu thơ của tác giả xét từ
chiều sâu cảm hứng là hướng tới tư tưởng vô vi của Lão Tử. Nói như PGS.Tiến sĩ Lã
Nhâm Thìn: “Nguyễn Trãi sở dĩ là nhà thơ của thiên nhiên, một phần quan trọng là
ông tiếp thu tư tưởng Đạo gia” [15, tr.284].
Sang đến thế kỉ XV – XVI, đồng tình với quan niệm sống “thanh tịnh, đạm bạc,
tĩnh lặng, vô vi” [15, tr. 305] của Đạo giáo, Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra cho mình
một triết lý sống “Nhàn”. Ông tự nhận mình là “kẻ dại” lui về chốn thôn quê để tránh
xa vòng bon chen, đua tranh của những “người khôn”:
“Một mai, một cuốc, một cần câu
Thơ thẩn dầu ai vui thú nào
Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ
Người khôn, người đến chốn lao xao
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tắm hồ sen, hạ tắm ao
Rượu đến cội cây ta sẽ uống
Nhìn xem phú quý tựa chiêm bao”
(Nhàn)
Không chỉ trong những tác phẩm thơ ca, Đạo giáo còn ảnh hưởng tới tiểu thuyết
chữ Hán Việt Nam như Việt điện u linh, Nam Ông mộng lục, Lĩnh Nam chích quái,

Truyền kỳ mạn lục, Thánh Tông di thảo,….Đạo giáo đã góp phần khơi dậy trí tưởng
tượng và sáng tạo của người viết tiểu thuyết. Sự ảnh hưởng của Đạo giáo mang đến cho
tiểu thuyết chữ Hán Việt Nam những đặc trưng rất riêng về cấu trúc, nhân vật, không
gian và thời gian nghệ thuật.

22
Về mặt y dược học và các môn khoa học cổ của nước ta cũng có những “sản
phẩm” xuất phát từ Đạo giáo. Chẳng hạn như các phương pháp luyện nội đan khi
truyền ra dân gian thì trở thành những môn khí công, môn châm cứu; nguyên lý con
người và vũ trụ là một được áp dụng để chẩn đoán và điều trị bệnh;…Có thể nhận thấy
những bài tập dưỡng sinh của Hải Thượng Lãn Ông – vị danh y nổi tiếng của nước ta
đã sử dụng những kỹ thuật nội đan như đạo dẫn, tọa vong và thực tế đã chứng minh
tính hiệu quả của nó. Hay ở lĩnh vực phong thủy, tiên tri, tướng số, nước ta có nhiều
người thông hiểu tường tận những bộ môn này như Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Trạng Bùng Phùng Khắc Khoan, La Sơn Phu Tử Nguyễn Thiếp hay Lê Quý Đôn.
Ngoài ra Đạo giáo còn thẩm thấu một cách hết sức tự nhiên vào đời sống tâm
linh và tín ngưỡng bản địa của người Việt trong đó có tín ngưỡng thờ Đức Thánh Trần.
Nếu như trong chính sử Trần Hưng Đạo là một vị tướng tài thì trong tâm thức dân gian
ông được tôn vinh là một phúc thần – một vị thần trừ tà ma. Trong dân gian, người
Việt thường lưu truyền câu chuyện về sự hiển linh của Trần Hưng Đạo trừ tà Phạm
Nhan để cứu giúp những người phụ nữ sau khi sinh đẻ. Tín ngưỡng thờ Đức Thánh
Trần vừa thể hiện sự ảnh hưởng của tư tưởng Đạo giáo vừa thể hiện nét đẹp của văn
hóa dân tộc trong việc đề cao đạo lý uống nước nhớ nguồn, tinh thần tôn vinh những
người có công với đất nước.
Rõ ràng khi du nhập vào Việt Nam, những nội dung tư tưởng của Đạo giáo đã
được người Việt tiếp nhận. Không chỉ giới hạn trong tầng lớp học giả, Đạo giáo còn
ảnh hưởng mạnh mẽ đến tầng lớp bình dân. Nói cách khác Đạo giáo đã trở thành một
phần trong đời sống tinh thần của người Việt.
1.3. Ảnh hƣởng của Đạo giáo đối với một số truyện cổ tích của ngƣời Việt
Như đã nói Đạo giáo đã để lại dấu ấn trong nền văn học Việt Nam, trong đó

truyện cổ tích của người Việt cũng là bộ phận văn học chịu ảnh hưởng khá rõ nét. Đọc
truyện cổ tích của người Việt, bên cạnh những yếu tố Nho giáo, Phật giáo, chúng ta
còn nhận ra màu sắc của Đạo giáo. Đạo giáo đã đưa đến cho truyện cổ tích của người

23
Việt một vẻ đẹp mới mẻ, góp phần làm phong phú thêm giá trị về nội dung và hình
thức của thể loại văn học này.
Có thể nói ảnh hưởng của Đạo giáo đối với truyện cổ tích của người Việt, chủ
yếu được thể hiện trên ba phương diện: kiến tạo không gian – thời gian của truyện kể,
xây dựng nhân vật và sáng tạo các môtíp.
1.3.1. Đạo giáo ảnh hƣởng đến việc kiến tạo không gian và thời gian nghệ
thuật
Khái niệm “không gian nghệ thuật” và “thời gian nghệ thuật” không còn là
những khái niệm xa lạ với những người nghiên cứu và quan tâm đến văn học. Như
chúng ta đã biết mọi sự vật, hiện tượng đều gắn với hệ tọa độ không – thời gian xác
định chính vì vậy sự cảm nhận của con người về thế giới đều bắt đầu từ sự thay đổi của
không gian, thời gian. Khi được phản ánh vào tác phẩm văn học thì không gian và thời
gian tạo thành thế giới nghệ thuật của tác phẩm và khi đó thời gian, không gian trở
thành không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật.
Theo cách hiểu của nhóm tác giả trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học thì:
“Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính
chỉnh thể của nó” [23, tr.162]. Không gian nghệ thuật thống nhất nhưng không đồng
nhất với không gian khách thể, giữa chúng vẫn có một ranh giới nhất định. Không gian
nghệ thuật còn là không gian mang tính chất ước lệ và mang ý nghĩa cảm xúc. Còn thời
gian nghệ thuật là: “hình thức nội tại của hình tượng nghệ thuật thể hiện tính chỉnh thể
của nó” [23, tr. 322]. Khác với thời gian khách quan, thời gian nghệ thuật được đo
bằng nhiều thước đo khác nhau. Nó có thể quay ngược trở về quá khứ, có thể bay tới
tương lai, có khi bị dồn nén trong một khoảnh khắc nhưng cũng có lúc lại được kéo dài
ra vô tận. Thời gian nghệ thuật phụ thuộc vào sự cảm thụ thời gian của con người. Nói
cách khác thời gian nghệ thuật mang tính cảm xúc và tính chủ quan.

Có thể nói bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng cần xây dựng được một không
gian và thời gian nghệ thuật phù hợp với nội dung chủ đề của nó. Hai yếu tố này không

24
chỉ đơn thuần tạo nên môi trường hoạt động của các nhân vật mà còn cho thấy những
tư tưởng, quan niệm, chiều sâu cảm thụ của nhà văn về những vấn đề của cuộc sống.
Gắn với phương thức, phương tiện thể hiện, mỗi thể loại văn học cũng có kiểu không
gian và thời gian nghệ thuật riêng. Đối với truyện cổ tích của người Việt, ngoài những
đặc trưng chung của thể loại, do chịu ảnh hưởng của Đạo giáo nên không gian và thời
gian nghệ thuật còn có một số đặc trưng riêng.
1.3.1.1. Về không gian nghệ thuật
Truyện cổ tích nói riêng và các thể loại tự sự dân gian là sản phẩm của lối tư duy
của con người thời cổ trong đó nổi bật là tư duy nhị phân. Theo tư duy này, vũ trụ được
phân chia thành hai nửa: trời và đất, trên và dưới. Từ ý niệm này mà mô hình thế giới
ba tầng cũng xuất hiện: thế giới trên cao, thế giới trên mặt đất và thế giới dưới mặt đất.
Cách phân chia thế giới ba tầng như vậy là kết quả của các cặp đối lập trên/dưới đồng
thời do những đặc điểm khác biệt giữa âm giới và thượng giới. Trong cuốn The
Folktale (Truyện cổ tích )xuất bản năm 1946 tại Hoa Kỳ, S.Thompson cũng đề cập đến
ba thế giới đó là trái đất, nơi chúng ta đang sống, thế giới ở trên cao, hay thiên đường
và cuối cùng là thế giới ở dưới thấp. Có thể khẳng định rằng mô hình thế giới ba tầng
thể hiện ý niệm của người xưa về phạm trù không gian vũ trụ và là cơ sở quan trọng để
xây dựng không gian nghệ thuật mang tính chất đặc trưng của truyện cổ. Truyện cổ
tích của người Việt do đó cũng không là một ngoại lệ.
Trở lại với vấn đề Đạo giáo và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích của
người Việt, ta dễ dàng nhận ra rằng Đạo giáo cũng đã kế thừa lối tư duy và cách phân
chia phạm trù không gian của người xưa. Đạo giáo cũng chia không gian hoạt động của
con người làm ba cõi: cõi tiên, cõi trần và cõi âm tương ứng với trên là tiên, giữa là
người, dưới là quỷ. Người tốt được hóa thành tiên, tiên mắc lỗi bị giáng xuống làm
người, kẻ ác bị hóa thành quỷ, quỷ làm điều phúc sẽ được thành người. Như vậy không
phải đến khi Đạo giáo du nhập vào Việt Nam, truyện cổ tích của người Việt mới xây

dựng không gian nghệ thuật theo thế giới ba tầng. Ở đây cần khẳng định rằng những

25
quan niệm của Đạo giáo đã tìm thấy sự gặp gỡ với lối tư duy trong truyện cổ và cả hai
yếu tố này kết hợp với nhau trở thành cội nguồn sáng tạo nên không gian nghệ thuật
trong truyện cổ tích của người Việt.
Với ảnh hưởng của Đạo giáo, không gian trong một số truyện cổ tích của người
Việt được xây dựng không đơn thuần chỉ là môi trường hoạt động của các nhân vật mà
còn mang nhiều tầng ý nghĩa sâu sắc. Đọc truyện cổ tích của người Việt, bên cạnh
không gian hiện thực, chủ yếu là không gian làng quê còn có không gian thứ hai là
không gian kì ảo. Đây là sự sáng tạo mang tính nghệ thuật của con người do chịu sự
chi phối của những yếu tố tín ngưỡng, tôn giáo. Nó là không gian mang tính chất biểu
trưng, thể hiện ý đồ của người sáng tạo. Trước hết không gian kì ảo có ý nghĩa thể hiện
cho những ước mơ, khát vọng của con người.
Nghiên cứu dưới góc độ ảnh hưởng của Đạo giáo nhất là Đạo giáo thần tiên, có
thể thấy trong số những không gian kì ảo của truyện cổ tích của người Việt thì tiêu biểu
nhất là không gian cõi tiên. Cõi tiên hiểu đơn giản là nơi tiên ở. Cõi tiên được nhắc đến
như một thế giới mơ ước của con người. Ở đó có những cảnh đẹp nguy nga, tráng lệ,
có nhiều của ngon vật lạ. Chủ nhân của cõi tiên lại là những con người xinh đẹp, tài
giỏi, sở hữu nhiều phép lạ. Đặc biệt cõi tiên là nơi sự sống vĩnh hằng, bất diệt. Do đó
giấc mộng tu tiên, lên tiên là giấc mộng vàng của con người trần gian. Đạo giáo thần
tiên ra đời là để dạy con người cách thức tu luyện nhằm đắc đạo thành tiên, thực hiện
giấc mộng vàng đó.
Truyện Sự tích động Từ Thức của người Việt được nhiều nhà nghiên cứu cho
rằng có nguồn gốc từ truyện Đào hoa nguyên ký của Trung Quốc. Như nhan đề Đào
hoa nguyên ký, truyện kể về một người đánh cá một hôm bơi thuyền đi chơi lạc vào
suối hoa đào. Nơi đây cuộc sống vô cùng sung sướng, hạnh phúc. Người đánh cá về
thuật chuyện lại với mọi người, sau đó mấy lần muốn vào lại Đào Nguyên nhưng
không tìm được lối vào cửa động. Từ đó văn học cổ Trung Quốc thường dùng Đào
Nguyên để chỉ những chốn bồng lai tiên cảnh. Ước mơ về một cõi tiên mà câu chuyện

×