Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Giải mã một số biểu tượng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 127 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






CẦM BÁ PHƯỢNG






GIẢI MÃ MỘT SỐ BIỂU TƯỢNG
TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI








LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC NGỮ VĂN
Chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36




Người hướng dẫn khoa học: Tiến sĩ Mai Thị Hồng Hải








1
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài: 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 5
2.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng trong ca dao - dân ca ở Việt Nam 5
2.2. Lịch sử nghiên cứu biểu tƣợng trong ca dao - dân ca các dân tộc thiểu số nói
chung và dân tộc Thái nói riêng 7
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 8
3.1. Mục đích nghiên cứu 8
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 9
4. Phạm vi, phƣơng pháp nghiên cứu 9
4.1. Phạm vi tƣ liệu nghiên cứu 9
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu 10
5. Những đóng góp của luận văn 12
6. Giới thuyết một số vấn đề biểu tƣợng 12
7. Cấu trúc luận văn 16
PHẦN NỘI DUNG
Chƣơng 1
KHÁI QUÁT VỀ NGUỒN GỐC

CỦA BIỂU TƢỢNG TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI
1.1. Những biểu tƣợng xuất phát từ tín ngƣỡng - nghi lễ và phong tục, tập quán của
dân tộc Thái 17
1.1.1 Biểu tƣợng rồng 18
1.1.2. Biểu tƣợng trầu cau 21
1.1.3 Hệ thống biểu tƣợng trong lễ tục “Kín chiêng boóc mạy” 23
1.2. Những biểu tƣợng xuất phát từ sự quan sát trực tiếp các hiện tƣợng thiên nhiên
và đời sống hàng ngày của nhân dân 25
1.2.1. Biểu tƣợng sông 25



2
1.2.2. Biểu tƣợng chiếc thuyền 27
1.2.3 Biểu tƣợng cá 28
1.2.4. Biểu tƣợng cây, hoa, trái 30
*Tiểu kết chƣơng 1 31
Chƣơng 2
KHẢO SÁT CÁC BIỂU TƢỢNG
TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI
2.1. Một số vấn đề về tiêu chí phân loại và phƣơng thức miêu tả biểu tƣợng trong ca
dao - dân ca ngƣời Thái 33
2.2. Phân loại và miêu tả biểu tƣợng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái 36
2.2.1 Hệ thống 1: Biểu tƣợng là con ngƣời 36
2.2.2. Hệ thống 2: Biểu tƣợng là các vật thể nhân tạo 38
2.2.3. Hệ thống 3: Biểu tƣợng là các hiện tƣợng tự nhiên và môi trƣờng tự nhiên 40
2.3. Một số nhận xét về đặc trƣng của hệ thống biểu tƣợng trong ca dao - dân ca
ngƣời Thái 43
*Tiểu kết chƣơng 2 45
Chƣơng 3

GIẢI MÃ Ý NGHĨA BIỂU TRƢNG CỦA MỘT SỐ
BIỂU TƢỢNG TIÊU BIỂU TRONG CA DAO - DÂN CA DÂN TỘC THÁI
3.1 Biểu tƣợng Hạn khuống 46
3.1.1 Hạn khuống - Biểu tƣợng của tín ngƣỡng phồn thực 46
3.1.2. Hạn khuống - Không gian diễn xƣớng giao duyên 48
3.2. Biểu tƣợng sợi chỉ 50
3.2.1. Sợi chỉ - Biểu tƣợng cho sức mạnh thần kỳ có thể chế ngự đƣợc thế lực ma
quỷ, tín hiệu cầu sức khỏe, cầu duyên, cầu phúc của dân tộc Thái 50
3.2.2. Sợi chỉ - Biểu tƣợng của ngƣời phụ nữ dân tộc Thái 55
3.2.3. Sợi chỉ - Biểu tƣợng của tình yêu đôi lứa, hạnh phúc gia đình 58
3.2.4. Sợi chỉ - Biểu trƣng của lòng hiếu khách, đoàn kết cộng đồng 62
3.3. Biểu tƣợng chim cu gáy 63



3
3.3.1. Chim cu gáy - Biểu tƣợng của sự chung thủy 63
3.3.2. Chim cu gáy - Biểu tƣợng của tình yêu nam nữ 64
3.4. Giải mã một số biểu tƣợng khác 65
3.4.1. Còn - Biểu tƣợng phồn thực và không gian giao duyên 65
3.4.2. Khun Lú, Nàng Ủa - Biểu tƣợng của tình yêu đôi lứa và sự chia ly, xa cách
67
3.4.3. Rƣợu cần - Biểu tƣợng của đoàn kết cộng đồng 70
3.4.4. Khăn Piêu – Biểu tƣợng của tín ngƣỡng tâm linh và vật tín trong tình yêu
73
* Tiểu kết chƣơng 3 75
KẾT LUẬN 77
THƢ MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 79
PHỤ LỤC 87





4
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam nói chung, văn học dân
gian dân tộc Thái nói riêng, ca dao - dân ca là những sáng tác phổ biến rộng
rãi và có sức sống lâu bền nhất. Trải qua hàng trăm năm các nhà nghiên cứu
đã đến với ca dao - dân ca, phát hiện những cái hay, cái đẹp, những dấu ấn
bản sắc dân tộc ẩn chứa trong lớp ngôn từ giản dị mà súc tích, nhiều ngƣời đã
nhận thấy các biểu tƣợng có vị trí đặc biệt quan trọng trong ngôn ngữ thể loại
này.
1.2. Ca dao - dân ca dân tộc Thái có rất nhiều biểu tƣợng đặc sắc, ẩn
chứa nhiều nét văn hóa cần giải mã. Do đó, có thâm nhập vào thế giới biểu
tƣợng ca dao, chúng ta mới hiểu đƣợc thấu đáo những nét đặc thù trong nếp
cảm, nếp nghĩ, nếp diễn đạt của ngƣời Thái, những nét đặc trƣng của văn hóa
dân gian Thái. Tìm hiểu văn hóa, văn học dân gian Thái thông qua việc giải
mã các biểu tƣợng là một hƣớng đi mới nhƣng đã có hiệu quả, rất phù hợp với
đặc trƣng của thể loại này. Hƣớng nghiên cứu này thu hút sự quan tâm của rất
nhiều nhà nghiên cứu trong nƣớc và trên thế giới.
1.3. Giải mã các biểu tƣợng trong ca dao - dân ca của ngƣời Thái không
những nhận thức đƣợc các giá trị văn học nghệ thuật, tôn giáo, tín ngƣỡng,
lịch sử, cũng nhƣ bức tranh kinh tế xã hội của dân tộc Thái, mà còn góp phần
vào việc thực hiện chủ trƣơng coi trọng, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa
dân tộc và giữ gìn di sản văn hóa dân tộc mà nghị quyết Hội nghị Trung ƣơng
Đảng lần thứ V khóa III đã đề ra.
1.4. Bản thân ngƣời viết đề tài là một ngƣời con của dân tộc Thái, hiện
đang công tác tại Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa, phóng viên phụ
trách vấn đề dân tộc và miền núi Vì vậy, ngƣời viết có những thuận lợi nhất

định khi tiến hành nghiên cứu về văn hóa, văn học dân gian dân tộc Thái, cụ



5
thể là giải mã các biểu tƣợng trong ca dao - dân ca dân tộc Thái. Đây cũng là
dịp để ngƣời viết đƣợc bổ sung những tri thức về biểu tƣợng trong ca dao -
dân ca của dân tộc mình. Bổ trợ kiến thức rất quan trọng trong quá trình ngƣời
viết hoàn thiện bản thân khi thực hiện công việc tại cơ quan báo chí của Đảng
và Nhà nƣớc, tuyên truyền chủ trƣơng, chính sách của Đảng, pháp luật Nhà
nƣớc đến đồng bào dân tộc thiểu số.
Từ những lí do trên, ngƣời viết lựa chọn đề tài “Giải mã một số biểu
tượng trong ca dao - dân ca Thái” để nghiên cứu.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Vài nét về lịch sử nghiên cứu biểu tượng trong ca dao - dân ca ở
Việt Nam
Một trong những ngƣời đầu tiên đề cập trực tiếp đến vấn đề biểu tƣợng
trong ca dao ở Việt Nam là Vũ Ngọc Phan, soạn giả của bộ sách Tục ngữ, ca
dao - dân ca Việt Nam. Trong đoạn viết về “Một đặc điểm tư duy hình tượng
của nhân dân Việt Nam về cuộc đời: đời người với đời con cò và con bống”,
tác giả cho rằng, trong ca dao, ngƣời lao động Việt Nam đã mƣợn con cò, con
bống để biểu hiện đời sống của mình. Ông Viết: “Người lao động Việt Nam
đem hình ảnh con cò và con bống vào ca dao là đưa một nhận thức đặc biệt
về một khía cạnh của cuộc đời vào văn nghệ, lấy cuộc đời của những con vật
trên đây để tượng trưng vài nét đời sống của mình, đồng thời cũng dùng
những hình ảnh ấy để khêu gợi hồn thơ [69, tr 79].
Có nhận định chung rằng: Các nhà nghiên cứu khi khảo sát biểu tƣợng
thƣờng xem chúng nhƣ là những yếu tố truyền thống trong ca dao - dân ca.
Xem xét ở khía cạnh này, Đặng Văn Lung có bài viết Những yếu tố trùng lặp
trong ca dao trữ tình, đăng trên tạp chí Văn học năm 1968. Theo tác giả, thuật

ngữ “trùng lặp” ở đây đƣợc dùng để chỉ những nét đã định hình, đã thành
truyền thống của ca dao. Trong ca dao có nhiều yếu tố trùng lặp nhƣ hình ảnh,

×