Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 101 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐOÀN THỊ BÍCH THỦY








NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG LÀNG CƯỜI
DƯỚI GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓA
(TRƯỜNG HỢP LÀNG CƯỜI VĂN LANG, PHÚ THỌ)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian








Hà Nội – 2012


2
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐOÀN THỊ BÍCH THỦY







NGHIÊN CỨU HIỆN TƯỢNG LÀNG CƯỜI
DƯỚI GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓA
(TRƯỜNG HỢP LÀNG CƯỜI VĂN LANG, PHÚ THỌ)





Luận văn thạc sĩ chuyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60.22.36

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế





Hà Nội – 2012



3
MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU ………………………………………………………
1
1. Lí do chọn đề tài …………………………………………
2. Lịch sử vấn đề …………………………………………………
3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài …………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu …………………………………………
5. Bố cục luận văn …………………………………………………
1
4
7
8
10
PHẦN NỘI DUNG …………………………………………………
11

CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN HỌC VĂN
HÓA.……………………………………

11
1.1. Khái niệm Nhân học văn hóa
1.1.1. Khái niệm Nhân học và Nhân học văn hóa
1.1.2. Phương pháp nghiên cứu của Nhân học văn hóa
1.1.2.1. Quan sát tham gia – phương pháp đặc trưng của Nhân
học văn hóa
1.1.2.2. Phương pháp tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập
trường của Chủ nghĩa văn hóa tương đối
1.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa
1.2. Khả năng ứng dụng của Nhân học văn hóa vào việc nghiên cứu Văn
học dân gian

11
11
15

16

17
18

19
CHƯƠNG 2: TRUYỆN CƯỜI VÀ LÀNG CƯỜI VĂN LANG DƯỚI
GÓC ĐỘ NHÂN HỌC VĂN HÓA …………… ………

23
2.1 Đặc điểm của truyện cười nói chung và sắc thái riêng của truyện cười

ở làng cười Văn Lang
2.2. Hiện tượng làng cười trên thế giới và ở Việt Nam

23
25

4
2.3. Nghiên cứu hiện tượng làng cười Văn Lang dưới góc độ Nhân học
văn hóa
2.3.1. Lịch sử làng cười Văn Lang
2.3.2. Đời sống lao động và sinh hoạt của con người làng cười Văn
Lang
2.3.3. Niềm tin và tín ngưỡng của cộng đồng làng cười Văn Lang


30
30

38
50
CHƯƠNG 3: SO SÁNH LÀNG CƯỜI VĂN LANG VỚI CÁC LÀNG
CƯỜI KHÁC TRÊN CẢ NƯỚC

61
3.1. Các làng cười ở Bắc Ninh, Bắc Giang
3.1.1. Các làng nói khoác, nói khoe
3.1.2. Các làng nói tức, nói giễu
3.2. Làng trạng Vĩnh Hoàng, Quảng Trị
3.3. So sánh làng cười Văn Lang với các làng cười khác trên cả nước
3.3.1. Những điểm tương đồng giữa làng cười Văn Lang với các làng

cười khác
3.3.2. Những điểm độc đáo, đặc biệt của làng cười Văn Lang

61
62
69
72
75

77
78

KẾT LUẬN ………………………………………………………….
80
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO …………………………
88
PHỤ LỤC
92








5

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài.
Người Việt Nam, với bản chất của những cư dân nông nghiệp được
sinh sống trong nền văn minh lúa nước nên có bản tính rất tự nhiên, thân
thiện, yêu thích sự thoải mái, vui vẻ. Những người nước ngoài khi sang Việt
Nam đều có chung nhận xét rằng người Việt vô cùng mến khách, hay nói,
hay cười. Sự hài hước, dí dỏm trong lối nói, lối nghĩ, trong cách giao tiếp,
ứng xử hàng ngày đã trở thành một nét truyền thống thú vị của người Việt
Nam.
Nhìn vào kho tàng văn học dân gian nước ta, chúng ta sẽ dễ dàng
nhận thấy sự phát triển rất phong phú của các câu chuyện tiếu lâm vui vẻ,
của các nhân vật trạng thông minh hài hước và rất nhiều những câu nói ví
von bông đùa dí dỏm. Khi cuộc sống của các cư dân trồng lúa nước còn
nhiều những bấp bênh, vất vả, một nắng hai sương thì tiếng cười đã trở
thành đôi cánh nâng họ lên trên cuộc sống, mang lại cho họ những niềm vui
và niềm tin để lao động, để làm ăn sinh sống. Chả thế mà người Việt vẫn
nhắc nhau “Một nụ cười bằng mười thang thuốc bổ”.
Không chỉ có giá trị trong quá khứ mà cho đến tận ngày nay và mãi
mãi về sau này, dù ở thời đại nào, xã hội nào, con người cũng sẽ luôn tìm
đến tiếng cười như một hình thức giải trí tự nhiên, sống động. Ở góc độ cá
nhân tác giả, người viết cũng rất yêu thích các câu chuyện dí dỏm, vui vẻ
cũng như lối tư duy hài hước, lạc quan. Đó cũng là một cách nhìn cuộc sống
rất nhân văn và tích cực.
Đặc biệt, trong kho tàng tiếng cười của Việt Nam có một hiện tượng
văn hóa dân gian tương đối độc đáo và vô cùng thú vị, đó là làng cười và hệ

6
thống các truyện cười của làng cười. Theo tác giả Bùi Xuân Đính thì “làng
là đơn vị tụ cư truyền thống của người nông dân Việt, có địa vực riêng, cơ
cấu tổ chức, cơ sở hạ tầng, các tục lệ (về cheo cưới, tang ma, khao vọng) thờ
cúng riêng, tâm lý tính cách riêng và cả “thổ ngữ” (tiếng làng) riêng, hoàn

chỉnh và tương đối ổn định trong quá trình lịch sử”. Làng và văn hóa làng là
một nét đặc trưng rất quen thuộc đối với văn hóa Việt.
Làng thì có nhiều và chắc hẳn trong đời sống văn hóa dân gian của
mỗi làng đều ít nhiều ghi lại những truyện cười, truyện nói khoác hay những
lời đùa vui tếu táo nhưng không phải làng nào cũng được gọi là làng cười.
Vậy khi nào thì làng được gọi là làng cười và đời sống của những truyện
cười trong không gian văn hóa của một làng cười có khác gì khi nó tồn tại
độc lập, riêng rẽ hay không? Đó là một câu hỏi thú vị khiến chúng tôi cảm
thấy rất quan tâm.
Trên thế giới có làng cười Gabrovo ở Bungari rất nổi tiếng còn ở
Việt Nam cũng có nhiều làng cười có tiếng tăm. Theo sự thu thập, thống kê
của các tác giả như Trần Quốc Thịnh trong cuốn Những làng cười Việt Nam
thì ở hai tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh hiện nay có 14 làng cười nổi tiếng và
được phân bố như sau: Huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh có ba làng cười
(Đồng Sài, Trúc Ổ, Can Vũ). Huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh có hai làng
(Yên Từ, Đông An). Huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh có một làng (Hiên
Đường – Hiên Ngang). Huyện Tân Yên, tỉnh Bắc Giang có hai làng (Hoà
Làng, Dương Sơn). Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang có một làng (Tiên
Lục). Huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang có ba làng (Đông Loan, Nội Hoàng,
Phụng Pháp). Huyện Việt Yên, tỉnh Bắc Giang có hai làng Kha Lý (Kẻ Xe),
Cao Lôi (Kẻ Chối) Ngoài ra còn có làng cười Văn Lang ở huyện Tam
Nông, tỉnh Phú Thọ và làng trạng Vĩnh Hoàng ở huyện Vĩnh Linh, tỉnh
Quảng Trị

7
Những làng cười này đã đóng góp vào kho tàng văn học dân gian
nói chung và kho tàng truyện cười nói riêng rất nhiều tác phẩm thú vị, có giá
trị lâu bền. Truyện cười ở các làng cười vừa giống lại vừa khác những
truyện cười phân tán nhỏ lẻ ở khắp mọi nơi. Giống là điều tất nhiên bởi dù
được sáng tác ở đâu và do ai sáng tác thì chúng vẫn là những tác phẩm văn

học dân gian thuộc thể loại truyện cười. Còn điểm khác biệt là gì? Đây
chính là một câu hỏi thú vị đặt ra cho chúng tôi khi quyết định chọn đề tài
nghiên cứu này. Việc nghiên cứu hệ thống truyện cười của các làng cười rất
hứa hẹn sẽ đem lại cho chúng ta những điểm nhìn lý thú.
Hơn thế, làng cười là một hiện tượng văn hóa phức tạp hơn bản thân
mỗi truyện cười, vì làng cười là một tổng thể phức hợp của nhiều thành tố
văn hóa. Vì lẽ ấy, cần một công cụ lý thuyết để nghiên cứu mang tính tổng
hợp. Chính vì thế, chúng tôi đã quyết định sử dụng các lý thuyết của ngành
Nhân học văn hóa khi nghiên cứu hiện tượng làng cười bởi những đặc điểm
và phương pháp nghiên cứu của Nhân học văn hóa tỏ ra rất phù hợp khi
nghiên cứu các hiện tượng văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian
nói riêng.
Nhân học văn hóa là một ngành khoa học tổng hợp về con người,
nghiên cứu lịch sử văn hóa, xã hội loài người, dựa trên cơ sở coi văn hóa là
yếu tố tác động mạnh mẽ đến bản chất con người. Nói cách khác, đây là
ngành khoa học nghiên cứu về bản chất con người thông qua văn hóa.
Nhân học văn hóa được định nghĩa là khoa học nghiên cứu văn hóa,
xã hội của các dân tộc trên trái đất trên cơ sở coi văn hóa là yếu tố thuyết
minh sự tồn tại và phương thức hành động của con người, ảnh hưởng lớn
đến bản chất người, xã hội và lịch sử loài người, ba lĩnh vực đối tượng của
nhân học. Nhân học văn hóa nghiên cứu các nền văn hóa khác nhau để tìm
ra những nét phổ biến nhất của văn hóa loài người, nhưng mục đích cuối
cùng không phải là tìm hiểu văn hóa mà là bản chất con người được phản

8
ánh qua văn hóa, giải đáp cho câu hỏi đã, đang và sẽ còn đeo đuổi loài
người mãi mãi, đó là “con người là gì?”.
Hiện nay, Nhân học văn hóa đã trở thành một ngành khoa học tương
đối phổ biến ở Việt Nam, và việc ứng dụng ngành khoa học này vào nghiên
cứu các hiện tượng văn hóa nói chung đã có những thành tựu nhất định. Tuy

vậy, đối với lĩnh vực văn học dân gian nói riêng thì lại chưa có nhiều công
trình ứng dụng nhân học văn hóa để nghiên cứu. Chính điều này khiến cho
văn học dân gian có thể trở thành một mảnh đất màu mỡ để các nhà nghiên
cứu Nhân học văn hóa khám phá.
Để giải mã một hiện tượng văn hóa, chúng ta sẽ có rất nhiều chìa
khóa và chúng tôi hi vọng, qua chiếc chìa khóa của Nhân học văn hóa làm
công cụ để nghiên cứu các làng cười ở Việt Nam với một hệ thống những
truyện cười của các làng cười, công trình này sẽ có được cái nhìn sâu sắc và
toàn diện về tâm lý, phương thức sáng tạo và bản chất của người Việt ẩn
chứa trong những câu chuyện cười ấy.

2. Lịch sử vấn đề.
Là một hiện tượng văn học dân gian khá đặc trưng và độc đáo, làng
cười nói chung và làng cười Văn Lang nói riêng cũng đã được một số nhà
nghiên cứu lưu tâm sưu tầm và nghiên cứu. Phần lớn các công trình này
đều nghiên cứu hiện tượng làng cười dựa trên hai phương diện là nội dung
phản ánh của các truyện cười và hình thức nghệ thuật gây cười ở các làng
cười. Chúng tôi có thể kể ra đây các công trình tiêu biểu sau:
- Thứ nhất là cuốn sách Làng cười Văn Lang do tác giả Hữu Thục
chủ biên (xuất bản năm 2006 tại Nhà xuất bản Văn hóa thông tin). Bản thân
tác giả Hữu Thục là một người còn của làng cười Văn Lang nên những tư
liệu mà cuốn sách này sưu tầm được rất phong phú, đa dạng và tạo điều kiện
rất thuận tiện cho chúng tôi khi tiến hành nghiên cứu công trình này. Bên

9
cạnh phần sưu tầm các truyện cười, cuốn sách còn một phần đánh giá, nhận
xét khá công phu về nguồn gốc lịch sử của làng Văn Lang, nội dung và giá
trị của các truyện cười Văn Lang.
Nhưng theo đánh giá của chúng tôi thì những nhận xét này mang rất
nhiều cảm tính, trên tinh thần ca ngợi một chiều, mà ít mang tính khoa học

khách quan. Điều này có lẽ cũng xuất phát từ tâm lý tự hào của chính tác giả
khi ông cũng là một người con của làng cười này. Bên cạnh đó, những nhận
xét về nội dung của các truyện cười ở mảng các truyện cười phê phán, đả
kích các thế lực phong kiến và thực dân, tác giả viết trên tinh thần của
phương pháp xã hội học và mang nặng tính chính trị.
- Thứ hai là cuốn sách Làng cười xứ Bắc của tác giả Trần Quốc
Thịnh sưu tầm và biên soạn (xuất bản năm 1988 tại Sở Văn hóa thông tin
Hà Bắc). Trong cuốn sách này, Trần Quốc Thịnh đã sưu tầm một cách có hệ
thống các truyện cười của 14 làng cười nổi tiếng ở Hà Bắc xưa và hiện nay
các làng cười này nằm trên địa phận hai tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang. Tác
giả cũng đưa ra những nét giới thiệu sơ lược về tên làng và những đặc điểm
thổ nhưỡng, dân cư, đời sống làm ăn đặc trưng nhất cũng như những nét tiêu
biểu nhất trong tiếng cười của mỗi làng. Mặc dù phần nghiên cứu đánh giá
của công trình này không nhiều và nội dung cũng khá đơn giản, chỉ dừng lại
ở việc ghi chép, nhưng những tư liệu mà Trần Quốc Thịnh cung cấp trong
cuốn sách cũng rất hữu ích với việc nghiên cứu của chúng tôi.
- Thứ ba là cuốn sách Chuyện trạng Vĩnh Hoàng do nhà nghiên cứu
Võ Xuân Trang sưu tầm, nghiên cứu và biên soạn (được xuất bản năm 1984
tại Sở Văn hóa và thông tin tỉnh Bình Trị Thiên). Cũng như hai cuốn sách
sưu tầm và biên soạn về làng cười kể trên, cuốn sách này cũng gồm có phần
nhận xét, nghiên cứu và phần sưu tầm các truyện trạng ở làng trạng Vĩnh
Hoàng. Chúng tôi đánh giá cao tính khoa học trong các nghiên cứu của cuốn
sách này, tuy nhiên những nghiên cứu này lại chủ yếu chỉ ra những nét độc

10
đáo riêng của truyện trạng Vĩnh Hoàng và các nội dung mà truyện trạng ở
đây phản ánh. Nghĩa là chưa chỉ ra được bản chất của tính cách và tâm lý
cộng đồng của cư dân ở đây, những chủ thể đã sáng tác ra các truyện trạng
này.
- Thứ tư là luận án Tiến sỹ Văn học Truyện kể dân gian trong không

gian văn hóa xứ Bắc của tác giả Nguyễn Huy Bỉnh (2011). Tác giả đã dành
cả chương 3 của luận án để nghiên cứu về các làng cười trong không gian
văn hóa xứ Bắc. Ở đây, tác giả đã sử dụng cách tiếp cận văn hóa học để
nghiên cứu về các hiện tượng làng cười và chỉ ra được những giá trị văn hóa
vật thể và phi vật thể ẩn chứa trong những truyện cười của các làng cười xứ
Bắc. Điểm nhìn này khá gần gũi với cách tiếp cận của chúng tôi, tuy nhiên
nó không hoàn toàn đồng nhất, bởi nhân học văn hóa là qua việc nghiên cứu
văn hóa để thấy được bản chất con người chứ không dừng lại ở các giá trị
văn hóa của nó.
- Có cách tiếp cận tương tự như luận án của tác giả Nguyễn Huy
Bỉnh là luận văn thạc sỹ của tác giả Nguyễn Thị Thu Hà với đề tài Tính địa
phương trong truyện cười Văn Lang và truyện các làng cười xứ Bắc (2011).
Cũng như hướng tiếp cận của tác giả Nguyễn Huy Bỉnh, luận văn cũng chia
ra để so sánh làng cười Văn Lang và các làng cười xứ Bắc trên hai phương
diện: nội dung các truyện cười và phương thức nghệ thuật gây cười của các
truyện cười ấy. Đặc biệt, trong luận văn này còn có một chương tác giả dành
để nêu lên những vấn đề về địa lý, lịch sử và con người ở hai vùng đất Văn
Lang và xứ Bắc. Những vấn đề này có vẻ gần gũi với những vấn đề mà
chúng tôi đặt ra trong nghiên cứu này của mình. Tuy nhiên trong luận văn
của mình, tác giả Nguyễn Thị Thu Hà hầu như chỉ dừng lại ở việc thống kê
các yếu tố về lịch sử, địa lý, con người mà không chỉ ra sợi dây liên hệ giữa
các yếu tố đó với các truyện cười của làng cười.

11
Tất cả những công trình mà chúng tôi vừa kể trên đều ít nhiều tạo
những tiền đề rất đáng quý cho công trình nghiên cứu này của chúng tôi.
Tuy nhiên, trừ trường hợp luận án của tác giả Nguyễn Huy Bỉnh, việc
nghiên cứu các cuốn sách còn lại còn nhiều hạn chế và chưa chỉ ra được
những yếu tố văn hóa, nhân học ẩn sâu và tạo thành những giá trị cốt lõi của
các làng cười.

- Ở mảng các công trình nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung và
văn học dân gian nói riêng dưới góc độ nhân học văn hóa, ngoài một số bài
viết nhỏ lẻ, chúng ta có thể kể đến một công trình khá tiêu biểu là Luận án
tiến sỹ nhân học văn hóa Ngôn ngữ biểu tượng trong đời sống văn hóa của
người Cơtu của tác giả Đinh Hồng Hải. Trong công trình khoa học của
mình, tác giả Đinh Hồng Hải đã sử dụng cách tiếp cận của nhân học biểu
tượng để nghiên cứu và phân tích những biểu tượng cốt lõi trong đời sống
văn hóa của người Cơtu. Bên cạnh đó, luận án cũng nghiên cứu ý nghĩa của
các thành tố cơ bản của văn hóa Cơtu, các ngôn ngữ biểu tượng như ngôn
ngữ hình học, ngôn ngữ hình tượng trong văn hóa Cơtu và những biến đổi
văn hóa thể hiện qua việc nghiên cứu các biểu tượng của người Cơtu.
Đây là công trình đầu tiên tiếp cận nhân học biểu tượng và cũng là
một luận án đầu tiên sử dụng nhân học biểu tượng để nghiên cứu văn hóa
tộc người ở Việt Nam, do đó cách tiếp cận và hướng nghiên cứu của luận án
này đã tạo những hướng đi rất đáng học hỏi cho công trình nghiên cứu của
chúng tôi khi sử dụng phương pháp tiếp cận của nhân học văn hóa để nghiên
cứu hiện tượng các làng cười và hệ thống truyện cười của các làng cười này
ở Việt Nam.

3. Mục đích, ý nghĩa của đề tài.
Việc sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa của chúng tôi trong
công trình này nhằm hướng đến mục đích tìm hiểu về bản chất con người

12
của các cộng đồng cư dân sinh sống tại những làng cười thông qua cách họ
phản ánh thế giới, phản ánh thiên nhiên và phản ánh chính cuộc sống của họ
trong những truyện cười của mình. Mỗi hiện tượng văn hóa nói chung và
văn hóa dân gian nói riêng đều hình thành và phát triển trong một môi
trường văn hóa nhất định, và ẩn sâu dưới các lớp văn hóa đó lại là tâm lý,
tính cách và đời sống của những chủ thể đã sản sinh ra nó. Mục đích của các

ngành khoa học xã hội và nhân văn, suy cho cùng, đều đi trên con đường để
tìm ra câu trả lời “Con người là gì?”, và đó cũng là mục đích chính của
chúng tôi trong nghiên cứu này.
Trong quá trình tìm ra câu trả lời đó, chúng tôi sẽ phân tích và
nghiên cứu tất cả các thành tố văn hóa về môi trường hình thành cũng như
bản thân các tác phẩm truyện cười của các làng cười. Quá trình này sẽ đem
lại một bức tranh sinh động, phong phú về các làng cười Việt Nam và
những tác phẩm truyện cười mà các làng cười này đã đóng góp cho kho tàng
văn học dân gian của chúng ta.
Qua công trình nghiên cứu của mình, chúng tôi mong muốn sẽ mang
lại một cái nhìn tổng hợp về hiện tượng làng cười nói chung và làng cười
Văn Lang nói riêng. Đồng thời cũng mong rằng những kết quả thu được từ
luận văn này sẽ chứng minh cho khả năng tiềm tàng của việc áp dụng các lý
thuyết của nhân học văn hóa vào việc nghiên cứu văn học dân gian ở Việt
Nam.
4. Phạm vi và phương pháp nghiên cứu:
4.1. Phạm vi nghiên cứu:
Là một luận văn thuộc ngành Văn học dân gian, trước hết chúng tôi
xác định đối tượng nghiên cứu của mình là những truyện cười của các làng
cười trên cả nước. Trong khuôn khổ và phạm vi của luận văn, chúng tôi sẽ
tập trung vào việc nghiên cứu làng cười Văn Lang, Phú Thọ cũng như hệ
thống truyện cười Văn Lang.

13
Đặc biệt, ngoài các phương pháp tiếp cận tác phẩm văn học dân
gian, chúng tôi sẽ ứng dụng các phương pháp tiếp cận và điểm nhìn của
Nhân học văn hóa để nghiên cứu đề tài này. Nghiên cứu hiện tượng làng
cười dưới điểm nhìn của Nhân học văn hóa sẽ giải mã được rất nhiều yếu tố
văn hóa và nhân học trong cộng đồng làng cười đó. Nhưng ở đây, chúng tôi
chỉ tập trung vào các khía cạnh nổi bật nhất như: lịch sử làng cười Văn

Lang, đời sống lao động và sinh hoạt của con người làng cười Văn Lang và
cuối cùng là về niềm tin và tín ngưỡng của cộng đồng làng cười Văn Lang.
Qua các nghiên cứu cụ thể này, chúng tôi sẽ mở rộng việc so sánh
các truyện cười và làng cười Văn Lang với các truyện cười và những làng
cười khác trên cả nước, để từ đó thấy được những đặc điểm nhân học văn
hóa nổi bật, đặc trưng của các làng cười Việt Nam. Cũng thông qua việc so
sánh này, chúng tôi sẽ chỉ ra những đặc điểm riêng biệt mang tính cộng
đồng địa phương của mỗi làng cười, cụm làng cười.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để phân tích hệ thống truyện cười của các làng cười nói chung và
đặc biệt là của làng cười Văn Lang nói riêng, phương pháp đầu tiên chúng
tôi sẽ áp dụng là phương pháp phân tích tác phẩm và đặc trưng thể loại.
Mặt khác, do những tác phẩm và thể loại này gắn với một hiện
tượng văn hóa độc đáo là làng cười nên khi sử dụng cách tiếp cận của Nhân
học văn hóa để nghiên cứu, chúng tôi cũng sẽ ứng dụng những phương
pháp đặc trưng nhất của ngành khoa học này vào công trình nghiên cứu này
của mình. Đó là:
- Phương pháp Quan sát tham gia – phương pháp đặc trưng của
Nhân học văn hóa.
- Phương pháp tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập trường của
Chủ nghĩa văn hóa tương đối.

14
Ngoài ra, một phương pháp quan trọng khác chúng tôi sẽ sử dụng
trong nghiêu cứu này là phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa.

5. Bố cục luận văn.
Luận văn, với đề tài Nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ
nhân học văn hóa (trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ), ngoài
phần mở đầu và kết luận, nội dung chính gồm ba chương như sau:

- Chương 1: Những vấn đề lý luận về nhân học văn hóa
- Chương 2: Truyện cười và làng cười Văn Lang dưới góc độ nhân
học văn hóa
- Chương 3: So sánh làng cười Văn Lang với các làng cười khác trên
cả nước.










15


NỘI DUNG

CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN HỌC VĂN HÓA

1.1. Khái niệm Nhân học văn hóa.
1.1.1. Khái niệm Nhân học và Nhân học văn hóa.
Để hiểu về khái niệm Nhân học văn hóa, trước hết ta cần phải hiểu
về khái niệm Nhân học. Nhân học được dịch từ từ anthropology trong tiếng
Anh. Về mặt từ nguyên học, anthropology có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp,
được ghép bởi hai từ anthropos nghĩa là con người và logos nghĩa là học
vấn, ghép lại anthropology có nghĩa là khoa học nghiên cứu về con người.

Tóm lại, Nhân học một là ngành khoa học nghiên cứu tổng hợp về bản chất
con người trên các phương diện sinh học, xã hội, văn hóa của các nhóm
người, các cộng đồng dân tộc khác nhau, cả về quá khứ con người cho tới
hiện nay.
Khoa học về con người, nghiên cứu về bản chất con người, xã hội
loài người và lịch sử loài người, cơ bản gồm hai lĩnh vực chính. Một là
nghiên cứu con người về mặt tự nhiên gọi là Nhân học tự nhiên và một
nghiên cứu con người về mặt văn hóa xã hội. Lĩnh vực thứ hai này được gọi
bằng nhiều tên gọi khác nhau tùy theo mỗi trường phái nghiên cứu: trường
phái Đức – Áo gọi đây là Dân tộc học (ethnology), trường phái Anh gọi là

16
Nhân học xã hội (social anthropology) và trường phái Mỹ gọi là Nhân học
văn hóa (cultural anthropology).
Như vậy là khái niệm Nhân học văn hóa xuất hiện và được phổ biến
nhờ các nhà nghiên cứu theo trường phái Mỹ. Thực tế, trường phái Mỹ phân
loại nhân học thành bốn lĩnh vực là Nhân học tự nhiên, Nhân học văn hóa,
Khảo cổ học và Nhân học ngôn ngữ.
Nhân học tự nhiên (physical anthropology) dựa vào các đặc trưng
của cơ thể như màu da, màu mắt, màu tóc, hình dáng, tỷ lệ, kích thước của
các bộ phận cơ thể như chiều cao, nhóm máu để so sánh và phân loại nhân
chủng, khảo sát mối quan hệ hệ thống giữa nhân chủng, phân tích những
biến đổi đặc tính di truyền và chức năng do ảnh hưởng của môi trường.
Nhân học tự nhiên nghiên cứu loài người ở khía cạnh sinh học, chú trọng
vào các mặt tiến hóa, biến dị, thích nghi, vì thế rất gần gũi, thậm chí có
phần giao thoa với các ngành như sinh vật, y học, và gần đây tiếp cận với cả
sinh thái học. Có thể nói, Nhân học tự nhiên liên quan sâu xa với thuyết tiến
hóa, còn về mặt chuyên môn nó gần gũi với khảo cổ học.
Khảo cổ học (prehistoric archaeology) là ngành khai quật các di
tích để nghiên cứu thời đại tiền sử, điều tra xã hội và văn hóa quá khứ thông

qua việc khôi phục và giải thích các di vật, sản vật và bối cảnh vật chất
trong đó chúng được lưu giữ. Khi Khảo cổ học tập trung vào nghiên cứu
xương người phát hiện được từ các di tích, nó trở nên gần gũi với Nhân học
tự nhiên, vì thế nó được tách ra khỏi sử học và xếp nó vào lĩnh vực của
nhân học.
Nhân học ngôn ngữ (linguistic anthropology) lại nghiên cứu mối
quan hệ giữa ngôn ngữ và văn hóa, nhưng khác với ngôn ngữ học, nhân học
ngôn ngữ quan tâm đến vấn đề ngôn ngữ được được sử dụng như thế nào
trong quan hệ xã hội, nói cách khác là quan tâm đến những vấn đề xoay

17
quanh ngôn ngữ nằm trong bối cảnh xã hội chứ không phải ngôn ngữ với
tính cách là một hệ thống trừu tượng các quy luật và quan hệ.
Cũng trong hệ thống phân loại của trường phái Mỹ, Nhân học văn
hóa được định nghĩa là khoa học nghiên cứu văn hóa, xã hội của các dân tộc
trên trái đất trên cơ sở coi văn hóa là yếu tố thuyết minh sự tồn tại và
phương thức hành động của con người, ảnh hưởng lớn đến bản chất người,
xã hội và lịch sử loài người, ba lĩnh vực đối tượng của Nhân học.
Ở đây, cũng cần chú ý đến khái niệm “văn hóa” được sử dụng trong
thuật ngữ “Nhân học văn hóa”. Trong cuộc sống thường ngày, chúng ta hay
hiểu “văn hóa” mang hàm nghĩa kết hợp với việc đánh gia tích cực, chính
thống và quyền uy. Tuy nhiên “văn hóa”, trong vai trò là đối tượng nghiên
cứu của Nhân học văn hóa, bao gồm tất cả những gì tạo thành một “phức
thể toàn diện”, con người “thu nhận được với tư cách là một thành viên của
xã hội”, có nghĩa kể cả những thứ không phải đối tượng bảo tồn hoặc bị
xem là “không có vẻ văn hóa”. Nói cách khác, trong Nhân học văn hóa,
thuật ngữ “văn hóa” được đề xuất như một khái niệm không liên quan đến
việc đánh giá về mặt giá trị, ví dụ trong định nghĩa của Geertz về con người
và văn hóa: “Con người là động vật sống dựa vào những mắt võng do chính
mình dệt nên, và văn hóa chính là những mắt võng này”.

Như vậy là, Nhân học văn hóa nghiên cứu các nền văn hóa khác
nhau để tìm ra những nét phổ biến nhất của văn hóa loài người, nhưng mục
đích cuối cùng không phải là tìm hiểu văn hóa mà là bản chất con người
được phản ánh qua văn hóa, giải đáp cho câu hỏi đã, đang và sẽ còn đeo
đuổi loài người mãi mãi, đó là “con người là gì?”. Trong cuốn sách Giới
thiệu Nhân học văn hóa, Lowie đã đưa ra định nghĩa “Mục tiêu chung của
nghiên cứu nhân học là để hiểu toàn bộ nền văn hóa mọi thời đại và để tìm
hiểu mỗi thành phần nhỏ bé trong mối liên hệ với tổng thể” [20, 8].

18
Đi ngược trở lại lịch sử hình thành và phát triển của ngành khoa học
này, chúng ta sẽ có cái nhìn rõ ràng hơn về vai trò và ý nghĩa của Nhân học
văn hóa. Nguồn gốc hình thành Nhân học văn hóa là từ triết lý “hiểu người
biết ta” của các nhà khoa học châu Âu từ thế kỷ XII, XIII. Lúc này, kỹ thuật
đường thủy phát triển và các nhà thám hiểm châu Âu đã chinh phục được
nhiều vùng đất mới ngoài châu Âu, đặc biệt thế kỷ XV, Columbus đã phát
hiện ra châu Mỹ. Những đoàn thám hiểm này đã mang về cho người châu
Âu rất nhiều thông tin cụ thể về những vùng đất hoàn toàn mới lạ trong hiểu
biết vốn có của họ.
Chính những cuộc gặp gỡ với các dân tộc “khác ta” đó đã đặt ra cho
người châu Âu câu hỏi “Con người là gì?” và người ta đã tìm câu trả lời
bằng việc nghiên cứu những nền văn hóa của các vùng đất và các dân tộc
ngoài châu Âu mà họ cho rằng đó chính là hình ảnh nguồn gốc cổ xưa của
loài người. Trên thực tế, những nhà nghiên cứu châu Âu đã nhận thức sai
lệch về các nền văn hóa bản địa khi cho rằng đó là những nền “văn hóa bán
khai”, nhưng dù sao, việc nghiên cứu về các nền văn hóa của con người ở
các vùng đất mới đã tạo tiền đề cho ngành Nhân học văn hóa sau này.
Nhân học văn hóa dần dà được hình thành cho đến giữa thế kỷ XIX
nhưng việc nghiên cứu những nền văn hóa “khác ta” lại chủ yếu xuất phát
từ những nghiên cứu lịch sử tự nhiên. Trong thời kỳ này, tác phẩm Nguồn

gốc các loài, học thuyết Tiến hóa của Darwin ra đời đã tác động rất mạnh
đến sự phát triển của nhân học, là cơ sở hình thành nên Nhân học văn hóa
sau này.
Tuy nhiên, các nhà khoa học châu Âu đã mắc phải sai lầm khi đồng
nhất giữa tiến hóa sinh vật với quá trình biến đổi và sự đa dạng về văn hóa,
bởi lẽ họ coi sự khác nhau giữa các dân tộc không phải là sự đa dạng về văn
hóa của con người mà chỉ là các giai đoạn văn hóa phát triển cao – thấp
khác nhau và văn hóa châu Âu chính là bước phát triển cao nhất của văn

19
hóa còn các nền văn hóa bản địa đang ở những bước phát triển thấp hơn.
Chính sai lầm này đã dẫn tới sự sụp đổ của các Thuyết Tiến hóa xã hội hay
Thuyết Truyền bá văn hóa. Sau đó, những nghiên cứu này bị phê phán là
“nhân học ghế bành” (armchair anthropology) vì những nghiên cứu văn
hóa đơn thuần dựa trên những suy luận lý thuyết từ việc phân tích, phân loại
các thông tin có sẵn do các nhà thám hiểm thu thập, mang về, mà không
mang tính thực chứng.
Tuy vậy, chính những nền tảng đó đã dần dần hình thành nên hình
hài hoàn thiện cho Nhân học văn hóa. Nhân học văn hóa hiện đại, được xác
định là một ngành khoa học nghiên cứu so sánh văn hóa và cộng đồng, là
khoa học về con người nhằm khái quát hóa tư cách, hành vi của con người
và khả năng hiểu được đầy đủ nhất sự đa dạng của loài người.
Những vấn đề chủ yếu của nghiên cứu Nhân học văn hóa gắn liền
với việc hình thành con người như một hiện tượng văn hóa đặc biệt: sự văn
hóa hóa các bản năng cơ bản của con người; sự xuất hiện thể tạng đặc biệt
của loài người, kết cấu cơ thể con người trong mối liên quan với môi trường
văn hóa; cách ứng xử của con người, sự hình thành các chuẩn mực, các cấm
đoán và kiêng kị trong quá trình con người hòa nhập vào hệ thống các quan
hệ văn hóa xã hội; ảnh hưởng của văn hóa đến cuộc sống giới tính, gia đình
và hôn nhân; sự hình thành thế giới quan và nhân sinh quan của con người

Tổng quát lại, Nhân học văn hóa là một ngành khoa học tổng hợp về
con người, nghiên cứu lịch sử văn hóa, xã hội loài người, dựa trên cơ sở coi
văn hóa là yếu tố tác động mạnh mẽ đến bản chất con người. Nói cách khác,
đây là ngành khoa học nghiên cứu về bản chất con người thông qua văn
hóa.

1.1.2. Phương pháp nghiên cứu của Nhân học văn hóa.

20
Tính tổng hợp của Nhân học văn hóa không chỉ thể hiện ở nội dung
bao hàm các lĩnh vực rộng lớn mà nó quan tâm nghiên cứu mà còn thể hiện
ở cách tiếp cận tổng thể trong các phương pháp nghiên cứu của ngành khoa
học này. Dưới đây là những phương pháp nghiên cứu quan trọng nhất của
Nhân học văn hóa:

1.1.2.1. Quan sát tham gia – phương pháp đặc trưng của Nhân
học văn hóa.
Như đã trình bày ở phần trên, trong giai đoạn đầu các nhà nhân học
thường tiến hành nghiên cứu phân tích dựa trên cơ sở các tư liệu thu thập
được từ các nhà thám hiểm nên những nghiên cứu của họ không mang tính
thực chứng và bị các nhà khoa học về sau chỉ trích đó là thứ triết học ghế
bành.
Để khắc phục nhược điểm này, các nhà Nhân học văn hóa đã đề ra
phương pháp quan sát tham gia, nghĩa là tự mình phải đi điều tra thực địa và
phải tiến hành những cuộc điền dã dài ngày trong cuộc sống chung với
những người dân ở bản địa để thu được những tư liệu chi tiết và sống động.
Đặc tính quan trọng nhất của phương pháp quan sát tham gia là việc
cố gắng lý giải văn hóa từ góc độ “người nội bộ” của xã hội hay tập thể đối
tượng nghiên cứu. Với phương pháp này, nhà nghiên cứu, bằng mọi cách có
thể, tham gia vào mọi hoạt động sống của người dân rồi thông qua những

trải nghiệm của chính bản thân mình để cố gắng lý giải xem những người
dân đó đã hành động với cảm giác và suy nghĩ thế nào, ý nghĩa ra sao một
cách khách quan nhất. Áp dụng phương pháp nghiên cứu này vào công trình
của mình, chúng tôi đã cố gắng hòa nhập vào cuộc sống và sinh hoạt của
những người dân Văn Lang khi đến thực địa tại đây để nhìn nhận và lý giải
những câu chuyện cười họ kể.

21
Trong tác phẩm Quan sát và khái quát hóa trong Nhân học văn hóa,
tác giả Jessie Bernard đã nhấn mạnh đến sự cần thiết của tính khách quan
trong các quan sát của các nhà nghiên cứu Nhân học văn hóa: “Hầu hết
những người làm nghiên cứu khoa học xã hội thường dựa trên các tư liệu
văn hóa do các nhà nhân học thu thập được. Bởi thế, những dữ liệu này phải
được quan sát lại một khách quan nhất có thể và không nên bị chi phối bởi
những nhận định mang tính khái quát” [39, 284].
Có lẽ phương pháp này không mấy xa lạ với các nhà nghiên cứu văn
hóa dân gian Việt Nam bởi lẽ nghiên cứu điền dã, thực địa là một công việc
rất quen thuộc và có ý nghĩa vô cùng quan trọng với những người làm công
tác nghiên cứu văn hóa dân gian nói chung cũng như văn học dân gian nói
riêng.

1.1.2.2. Phương pháp tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập
trường của Chủ nghĩa văn hóa tương đối.
Chủ nghĩa văn hóa tương đối là sự khắc phục hạn chế của tính tuyệt
đối trong Chủ nghĩa văn hóa trung tâm (được hình thành vào thế kỷ XIX ở
châu Âu khi các nhà khoa học châu Âu cho rằng nền văn hóa châu Âu là
trung tâm, là vị trí đỉnh điểm của tiến hóa, là tiên tiến nhất và các nền văn
hóa khác, các dân tộc khác sẽ lấy đó làm mục tiêu để phát triển theo).
Ngược lại, Chủ nghĩa văn hóa tương đối coi mọi nền văn hóa đều có những
nét đặc sắc đa dạng riêng. Sự khác biệt giữa các nền văn hóa, giữa các dân

tộc, do đó, không phải sự phát triển cao – thấp mà là sự đa dạng, phong phú
vùng miền.
Cái cơ bản nhất trong cách tiếp cận theo Chủ nghĩa văn hóa tương
đối là quan niệm cho rằng không có thước đo giá trị duy nhất chung cho
mọi xã hội. Vì thế, để tránh sa vào chủ nghĩa văn hóa trung tâm, các nhà
nghiên cứu phải tuyệt đối tránh đưa ra những phán đoán giá trị dựa vào cách

22
nhìn và khung đánh giá của người ngoài cuộc đối với những tín ngưỡng và
tập quán văn hóa của người trong cuộc hay của đối tượng nghiên cứu. Bởi
vì, chỉ có thể giải thích đúng ý nghĩa của những kinh nghiệm con người trải
qua trong mối liên hệ với bối cảnh văn hóa, cơ sở chung của hành động
hoặc những phong tục tập quán, những chuẩn mực xã hội hàng ngày đã sản
sinh ra kinh nghiệm ấy.
Đây là một phương pháp tiếp cận rất có ý nghĩa với công trình
nghiên cứu hiện tượng làng cười dưới góc độ nhân học văn hóa trong
trường hợp làng cười Văn Lang, Phú Thọ của chúng tôi. Bởi lẽ khi tiếp cận
với các truyện cười ở Văn Lang, có một bộ phận lớn những chuyện có thể
bị đánh giá là “tục” nếu nhìn theo con mắt của các nhà đạo đức hoặc có
nhiều hành động, nhiều thói xấu có thể bị nhìn nhận là dã man dưới cái nhìn
của xã hội hiện đại. Nhưng chúng ta không thể lấy hệ giá trị của không gian
văn hóa này để áp đặt vào đánh giá không gian văn hóa khác. Đó là sự đa
dạng trong hệ giá trị văn hóa vùng miền chứ không phải sự phát triển cao –
thấp đi từ mông muội đến văn minh.

1.1.2.3. Phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa.
Khác với Nhân học tự nhiên, Nhân học văn hóa không thể sử dụng
những phương pháp thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, vì vậy rất khó
điều chỉnh những biến cố và điều kiện. Tuy nhiên, để phần nào khống chế
được các điều kiện, có thể thay thế phương pháp thực nghiệm bằng phương

pháp so sánh. Vì lẽ đó, có thể nói phương pháp so sánh là một phương pháp
rất truyền thống của ngành Nhân học văn hóa và được các nhà nghiên cứu
nhân học văn hóa sử dụng từ rất sớm.
Trong Nhân học, văn hóa không chỉ là mục tiêu (thông qua nghiên
cứu văn hóa tìm hiểu bản chất con người), mà còn là phương pháp theo ý
nghĩa dùng văn hóa như là một tiêu chí để nghiên cứu so sánh tìm ra bản

23
chất con người và đây chính là một phương pháp luận quan trọng, một cách
tiếp cận cơ bản của nhân học văn hóa và xã hội. Nghiên cứu so sánh được
tiến hành rộng rãi trong mọi khoa học nhằm kiểm chứng các mệnh đề để từ
đó quy nạp thành quy luật chung, còn trong Nhân học văn hóa, những
nghiên cứu so sánh về các chủ đề như gia đình, gia tộc, tổ chức chính trị,
nghi lễ và tôn giáo đã được tiến hành từ lâu. Đề cập một cách cụ thể đến
những tiến hành so sánh trong nhân học văn hóa, Oscar Lewis đã phân chia
các so sánh này thành những khía cạnh khác nhau như: Không gian địa
điểm của các đối tượng được so sánh, nội dung so sánh, mục đích tiến hành
so sánh, phương pháp để thu thập các dữ liệu được đem so sánh [41, 264].
Trong nghiên cứu so sánh, có thể tiến hành theo nhiều cách tùy theo
đối tượng nghiên cứu đặt ở đâu, tiêu chí so sánh được thiết lập thế nào hoặc
mục đích so sánh là gì. Tuy nhiên, so sánh trong nhân học văn hóa có mục
đích đi tìm bản chất con người nên đối tượng so sánh cũng thường mang
tính toàn cầu (mọi loại văn hóa, xã hội của con người) nhằm tìm ra tính phổ
biến và đa dạng của văn hóa loài người. Chính vì có đối tượng so sánh là
các nền văn hóa trong cùng một khu vực hay trên toàn cầu nên nghiên cứu
này được gọi là so sánh văn hóa, so sánh giao thoa văn hóa hay xuyên suốt
văn hóa (cross – cultural comparative studies).
Vì lẽ đó, trong công trình này, chúng tôi đã cố gẵng đưa ra những so
sánh hợp lý giữa các làng cười trong cả nước với nhau, vừa để làm nổi bật
những riêng biệt của làng cười Văn Lang, vừa để chỉ ra những điểm chung

đặc trưng của các làng cười Việt Nam.

1.2. Khả năng ứng dụng của Nhân học văn hóa vào việc nghiên
cứu văn học dân gian.
Như chúng ta đã biết, “văn học dân gian là sáng tác tập thể, truyền
miệng của nhân dân lao động, ra đời từ thời kỳ công xã nguyên thủy, trải

24
qua các thời kỷ phát triển lâu dài trong các chế độ có giai cấp và tiếp tục tồn
tại trong thời đại hiện nay” [18, 7]. Văn học dân gian là một hình thái ý thức
xã hội và cũng như mọi hình thái ý thức xã hội khác, văn học dân gian phát
sinh trong quá trình hoạt động sản xuất của con người. Trong giai đoạn phát
triển đầu tiên của lịch sử loài người, nghệ thuật nói chung và văn học không
tồn tại dưới dạng độc lập mà gắn bó và hầu như hòa làm một với các hoạt
động thực tiễn của con người. Văn học dân gian gắn bó chặt chẽ với mọi
mặt của đời sống sinh hoạt của nhân dân lao động và tham gia vào những
sinh hoạt đó với tư cách là một thành phần, một nhân tố cấu thành của sinh
hoạt đời sống đó.
Đời sống của văn học dân gian không phải là đời sống dưới hình
thức văn bản mà là cuộc sống gắn liền với một môi trường sinh hoạt nhất
định của văn học dân gian. Do đó đời sống của văn học dân gian được biểu
hiện ra thành vô số hình thức sinh hoạt, những hình thức sinh hoạt này cũng
phong phú, đa dạng như bản thân những hình thức sinh hoạt của đời sống
thực tiễn của con người. Vì lẽ ấy, hơn bất cứ loại hình văn học nào, văn học
dân gian là một loại hình “văn học sinh hoạt” [18, 19].
Điều này hình thành nên tính chất “nguyên hợp” của những tác
phẩm văn học dân gian. Văn học dân gian là một hình thái ý thức xã hội
phức tạp và tính nguyên hợp của văn học dân gian có nguồn gốc và là biểu
hiện của sự nhân thức nguyên hợp của người nguyên thủy. Tác phẩm văn
học dân gian, ngoài giá trị tự thân về mặt văn học thì cũng không thể tách

rời các giá trị văn hóa khác đi cùng với nó, chẳng hạn khi nghiên cứu một
truyện thơ của các dân tộc ít người chúng ta không thể không tính đến các
yếu tố về môi trường diễn xướng của tác phẩm cũng như ý nghĩa của nó
trong đời sống sinh hoạt tín ngưỡng, văn hóa của cộng đồng dân cư đã sáng
tạo nên truyện thơ đó.

25
Một đặc điểm quan trọng khác của văn học dân gian là tính tập thể
của một tác phẩm. Tác phẩm văn học dân gian là kết quả của một quá trình
sáng tạo tập thể trong đó mỗi người tham gia vào nó như một cá nhân sáng
tạo, quá trình sáng tạo này diễn ra liên tục và bởi vô số con người thuộc các
thời đại khác nhau. Tính tập thể của văn học dân gian không chỉ biểu lộ như
một đặc điểm của phương thức sáng tạo mà còn như một phạm trù thẩm mỹ.
Ở khía cạnh này, tác phẩm văn học dân gian có giá trị phản ánh đời sống
văn hóa và tư tưởng tình cảm của một cộng đồng người đa dạng và phong
phú hơn cả các tác phẩm văn học viết.
Sở dĩ chúng tôi điểm lại những thuộc tính cơ bản, đặc trưng nhất
văn học dân gian này là bởi lẽ chính những đặc tính đó đã khiến văn học
dân gian có thể trở thành một đối tượng nghiên cứu tiềm năng của ngành
Nhân học văn hóa. Như đã trình bày ở phần trên, Nhân học văn hóa là một
ngành khoa học tổng hợp về con người, nghiên cứu lịch sử văn hóa, xã hội
loài người, dựa trên cơ sở coi văn hóa là yếu tố tác động mạnh mẽ đến bản
chất con người. Nói cách khác, đây là ngành khoa học nghiên cứu về bản
chất con người thông qua văn hóa.
Chính tính chất tổng hợp này của Nhân học văn hóa đã tạo nên khả
năng tiềm tàng của nó trong việc ứng dụng vào các công trình nghiên cứu
văn học dân gian, vốn ẩn chứa trong bề mặt ngôn từ của nó một vốn văn
hóa rất rộng lớn, phong phú của các tập thể người. Các phương pháp cơ bản
của Nhân học văn hóa như phương pháp quan sát tham gia, phương pháp
tiếp cận toàn diện tổng thể trên cơ sở lập trường của Chủ nghĩa văn hóa

tương đối, phương pháp nghiên cứu so sánh văn hóa đều rất hữu dụng với
việc nghiên cứu các tác phẩm văn học dân gian.
Hiện nay, Nhân học văn hóa không còn là một ngành khoa học xa lạ
ở Việt Nam, và việc ứng dụng ngành khoa học này vào nghiên cứu các hiện
tượng văn hóa nói chung cũng như văn hóa dân gian nói riêng đã có những

×