Tải bản đầy đủ (.pdf) (119 trang)

Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.78 MB, 119 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







HÀ XUÂN HƯƠNG








MỐI QUAN HỆ GIỮA TRUYỀN THUYẾT DÂN
GIAN VÀ LỄ HỘI VỀ NGƯỜI ANH HÙNG LỊCH
SỬ CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC






LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Văn học dân gian














Hà Nội, 2012

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU Trang
1. Lí do chọn đề tài 3
2. Lịch sử vấn đề 4
3. Mục đích nghiên cứu 7
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 7
5. Phƣơng pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của đề tài 9
7. Kết cấu của đề tài 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC . 11
1.1. Nguồn gốc lịch sử và quá trình hình thành 11
1.2. Địa bàn cƣ trú và truyền thống đấu tranh 19
1.3. Văn hóa 22
1.3.1. Văn hóa vật chất 22
1.3.2. Văn hóa tinh thần 26
CHƢƠNG 2: TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÀ LỄ HỘI VỀ NGƢỜI

ANH HÙNG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC 38
2.1. Truyền thuyết dân gian về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng
Đông Bắc 38
2.1.1. Tình hình sƣu tầm, biên soạn và nghiên cứu truyền thuyết dân
gian Tày 38
2.1.2. Đặc điểm của truyền thuyết dân gian về ngƣời anh hùng của dân tộc
Tày ở vùng Đông Bắc 45
2.2. Lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc 61
2.2.1. Tình hình giới thiệu và nghiên cứu lễ hội của dân tộc Tày ở vùng Đông
Bắc 61
2.2.2. Phân loại lễ hội của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc 63
2.2.3. Đặc điểm của lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của ngƣời Tày ở vùng
Đông Bắc 66

2
CHƢƠNG 3: VAI TRÒ QUA LẠI VÀ SỰ BIẾN ĐỔI CỦA MỐI QUAN HỆ
GIỮA TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VÀ LỄ HỘI VỀ NGƢỜI ANH
HÙNG LỊCH SỬ CỦA DÂN TỘC TÀY Ở VÙNG ĐÔNG BẮC 72
3.1. Vai trò của truyền thuyết dân gian đối với lễ hội về ngƣời anh hùng lịch
sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc 72
3.2. Vai trò của lễ hội đối với truyền thuyết về ngƣời anh hùng lịch sử của dân
tộc Tày ở vùng Đông Bắc .74
3.3. Sự phản ánh ngƣời anh hùng lịch sử dân tộc Tày 75
3.4. Sự biến đổi của mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về
ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc trong thời đại ngày
nay 94
KẾT LUẬN 99
TÀI LIỆU THAM KHẢO 103
PHỤ LỤC 107
1. Phụ lục 1: Kết quả khảo sát mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian

và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc
hiện nay 107
2. Phụ lục 2: Tƣ liệu ảnh 115












3

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
1.1. Văn hóa dân gian là một dòng chảy mạnh mẽ và vô tận trong đời
sống dân tộc. Văn hóa dân gian bao gồm ba thành phần: văn học dân gian,
nghệ thuật biểu diễn, tạo hình dân gian và các yếu tố thuộc về truyền thống,
tinh thần, tâm linh. Ba thành phần này vừa có tính độc lập tƣơng đối vừa có
mối liên hệ, ảnh hƣởng lẫn nhau. Do vậy, khi nghiên cứu văn học dân gian,
phải đặt nó trong mối quan hệ tổng hòa với các thành phần khác.
Truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian. Lễ hội là một hình thức
sinh hoạt văn hóa cộng đồng, có nguồn gốc phát sinh và phát triển gắn với sự
phát triển của dân tộc Việt Nam.
Mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội đã đƣợc các nhà nghiên cứu
quan tâm tìm hiểu. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu mới chỉ xem xét mối quan

hệ đó ở phạm vi văn học dân gian và lễ hội của ngƣời Việt. Vấn đề đó ít và
hầu nhƣ chƣa đƣợc quan tâm thỏa đáng ở phạm vi văn học dân gian và lễ hội
của các dân tộc thiểu số, trong đó có dân tộc Tày.
1.2. Ngƣời Tày có số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở
nƣớc ta, cƣ trú ở hầu khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc nhƣng chủ yếu ở các
tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam. Trải qua sự phát triển thăng trầm của lịch sử
xã hội, dân tộc Tày đã tự tạo sự đề kháng để bảo tồn bản sắc văn hóa của
riêng mình. Dân tộc Tày đƣợc coi là chủ thể văn hóa vùng Đông Bắc, có ảnh
hƣởng tới các dân tộc khác trên nhiều phƣơng diện: ngôn ngữ, văn hóa…
1.3. Dân tộc Tày có đời sống văn hóa vô cùng đặc sắc. Văn hóa dân
gian Tày giữ vị trí quan trọng trong tổng thể văn hóa dân gian Việt Nam.
Trong đó, phải kể đến các lễ hội về các anh hùng lịch sử mà các nhân vật này
đã từng đi vào truyền thuyết dân gian. Truyền thuyết và lễ hội của ngƣời Tày
cùng phản ánh các anh hùng lịch sử. Sự thờ phụng ngƣời anh hùng đã trở
thành một thứ tín ngƣỡng có sức ảnh hƣởng phổ biến đối với ngƣời dân vùng

4
Đông Bắc. Vậy, có mối quan hệ nào giữa truyền thuyết và các lễ hội ấy
không? Nếu có, thì đó là quan hệ gì? Chúng gắn bó với nhau nhƣ thế nào
trong quá trình tồn tại, vận động và phát triển? Chúng có ảnh hƣởng gì tới văn
hóa của các dân tộc khác ở cùng địa bàn cƣ trú? Đó là những vấn đề mà
chúng tôi quan tâm.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi tiến hành tìm hiểu mối quan hệ
giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc
Tày ở vùng Đông Bắc. Đây là hƣớng nghiên cứu đặt văn học dân gian trong
tổng thể văn hóa dân gian.
2. Lịch sử vấn đề
Khác với văn học viết, văn học dân gian không đông cứng trên văn bản
mà tồn tại ở trạng thái động, tức gắn liền với sinh hoạt mọi mặt của nhân dân
và tham gia vào những sinh hoạt đó với tƣ cách là một thành phần, một nhân

tố cấu thành tổng thể. Việc sƣu tầm, ghi chép các tác phẩm văn học dân gian
của ngƣời đời sau thực chất chỉ là một khoảnh khắc cố định hóa văn bản trong
toàn bộ đời sống của tác phẩm. Thực tế đời sống của các tác phẩm văn học
dân gian là chúng nằm trong môi trƣờng đời sống văn hoá dân gian.
Xét đến cùng, văn học dân gian là một bộ phận của văn hóa dân gian.
Do vậy, khi nghiên cứu về văn học dân gian, các tác giả chú ý tới mối quan hệ
tổng hoà giữa tác phẩm văn học dân gian với nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật
tạo hình (vũ đạo, âm nhạc, hội họa…), với những yếu tố thuộc về truyền
thống, tinh thần, tâm linh nhƣ phong tục, tập quán, tín ngƣỡng, lễ hội…
Chúng ta đặt những tác phẩm văn học dân gian vào môi trƣờng diễn xƣớng,
môi trƣờng lƣu truyền tức là chúng ta đặt tác phẩm văn học dân gian trong
văn hoá dân gian, trong môi trƣờng văn hoá truyền thống.
Nhận thấy sự gắn bó chặt chẽ giữa văn học dân gian với các vi hệ khác
của văn hóa dân gian nhƣ thế, chúng tôi chọn đề tài Mối quan hệ giữa truyền
thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng
Đông Bắc làm báo cáo tốt nghiệp chƣơng trình đào tạo cao học. Trong khi

5
chúng tôi tìm hiểu về vấn đề này, những công trình, bài viết của các tác giả đi
trƣớc rất quý báu đối với tác giả luận văn. Có thể tổng thuật ý kiến của họ
theo từng cụm vấn đề và theo trình tự thời gian nhƣ sau:
2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội
nói chung
Năm 1971, trong cuốn Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình
tự sự dân gian do Viện Văn học tổ chức biên soạn, GS. Kiều Thu Hoạch công
bố bài viết “Truyền thuyết anh hùng trong thời kì phong kiến”. Tác giả có
nhận xét: “Một đặc điểm của truyền thuyết anh hùng chống xâm lƣợc của ta là
thƣờng gắn liền với các cuộc hội mùa và nghi lễ tế thần ở các đình chùa, đền
miếu [17; tr 63].
Năm 1973, nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xƣơng đăng bài “Tìm hiểu

quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn xƣớng phong tục” trên Tạp chí
Văn học. Trong bài viết này, tác giả quan niệm diễn xƣớng là một bộ phận
của hội làng, mang tính chất và ý nghĩa là những lễ tiết vì nó đƣợc gắn với
thần thoại, truyền thuyết. Quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết và diễn
xƣớng giống nhƣ quan hệ giữa tích và trò. Mối quan hệ ấy tạo nên một phong
tục đặc biệt trong các hội làng là lệ tục. Tác giả cũng lƣu ý: “Những diễn
xƣớng lễ tục chúng ta đƣợc biết đều không tái hiện toàn bộ thần tích hay
truyền thuyết mà chỉ tái hiện một tình tiết nào đó” [45; tr 102]. Tác giả đã
phân loại các hình thức diễn xƣớng tín ngƣỡng đa dạng thành ba nhóm chính:
diễn xƣớng canh tác sản xuất và tín ngƣỡng phồn thực, diễn xƣớng sinh hoạt
văn hóa phong tục, diễn xƣớng lịch sử. Cuối cùng, tác giả khẳng định: “Diễn
xƣớng tín ngƣỡng hội làng còn là một phƣơng tiện bảo lƣu thần thoại, truyền
thuyết có hiệu lực” [45; tr 107].
Năm 1996, trong công trình Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt
và hội lễ về các anh hùng, TS. Lê Văn Kì đã góp thêm tiếng nói khẳng định
truyền thuyết là một thể loại văn học dân gian và hội lễ là một hình thức sinh
hoạt văn hóa cộng đồng đặc biệt. Trong quá trình lịch sử của dân tộc, nhiều

6
hội lễ cầu mùa của cƣ dân nông nghiệp trồng lúa nƣớc đã dần đƣợc bổ sung
thêm lớp ý nghĩa ca ngợi các anh hùng chống ngoại xâm. Từ đó, tác giả đƣa
ra những nhận xét khá toàn diện về mối quan hệ giữa truyền thuyết và hội lễ
về ngƣời anh hùng. Cụ thể, tác giả chỉ ra rằng: “Truyền thuyết và hội lễ cùng
phản ánh nhiều nhân vật, nhiều sự kiện lịch sử” [11; tr 70]; truyền thuyết về
ngƣời anh hùng là một lý do cho sự nảy nở và ngày càng phát triển của hội lễ
về ngƣời anh hùng; truyền thuyết là cái sƣờn, cái khung cố định hóa tính tổ
chức của hội lễ; mỗi hội lễ thƣờng chỉ phản ánh một phần của cuộc đời ngƣời
anh hùng; hội lễ có ƣu thế hơn truyền thuyết trong việc phản ánh ngƣời anh
hùng nhờ sự tác động trực quan và không khí thiêng liêng của hội lễ; nhƣng
“có những chi tiết, có những hành động của ngƣời anh hùng, hội lễ không thể

hiện đƣợc hết hoặc nếu thể hiện cũng sẽ ít thành công” [11; tr 105].
Nhƣ thế, mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội nói chung đã có khá
nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Đặc biệt, mối quan hệ giữa truyền thuyết
ngƣời Việt và hội lễ về các anh hùng đã đƣợc tác giả Lê Văn Kì khảo cứu một
cách công phu, hệ thống.
2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian
và lễ hội về các anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc
Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về ngƣời anh hùng
lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc đã đƣợc một số tác giả quan tâm
nghiên cứu. Cụ thể, có thể kể đến các công trình nhƣ:
- Nguyễn Thị Hồng Nhung, 2007, Khảo sát nhóm truyền thuyết Nùng
Trí Cao và lễ hội đền Kì Sầm ở Hòa An - Cao Bằng, Luận văn Thạc sĩ chuyên
ngành Văn học dân gian, Đại học Sƣ phạm I Hà Nội.
- Trần Duy Phƣơng, 2008, Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả -
Lục Ngạn, Bắc Giang, Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Văn học dân gian, Đại
học Sƣ phạm Thái Nguyên.
- Sở Văn hóa – Thông tin Thái Nguyên, 2001, Núi Đuổm và Dương Tự
Minh, Tái bản lần thứ nhất.

7
Ở cả ba công trình này, các tác giả mới chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về từng vị anh hùng lịch sử cụ thể
của dân tộc Tày (Nùng Trí Cao, Vũ Thành – Thân cảnh Phúc, Dƣơng Tự
Minh), ở từng địa phƣơng cụ thể mà chƣa đƣa ra đƣợc những nhận định có
tính quy luật về mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội của dân tộc Tày ở
vùng Đông Bắc nói chung.
Nhƣ vậy, qua tổng thuật ý kiến của các nhà khoa học nhƣ trên, chúng
tôi nhận thấy mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về ngƣời anh
hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc đã đƣợc quan tâm giới thiệu
và nghiên cứu. Tuy nhiên, sự nghiên cứu đó mới chỉ dừng ở mức độ cụ thể,

chƣa đƣợc khảo cứu một cách hệ thống và khoa học.
3. Mục đích nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi nhằm mục đích nghiên cứu mối quan hệ
giữa truyền thuyết và lễ hội về các anh hùng lịch sử của ngƣời Tày ở vùng
Đông Bắc – nghĩa là xét xem giữa những truyền thuyết và lễ hội đó có cái gì
giống nhau, cái gì khác nhau, cái gì liên quan đến nhau có thể bổ sung, hỗ trợ
cho nhau đƣợc?
Cụ thể, đó là các mục đích sau đây:
- Tìm hiểu sự gắn bó giữa truyền thuyết và lễ hội về các anh hùng lịch
sử của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc trong quá trình nảy sinh, tồn tại, vận động
và phát triển.
- Tìm hiểu cách biểu hiện mối quan hệ đó qua từng thời kì lịch sử cụ
thể, từng loại hội, từng địa phƣơng khác nhau.
- Tìm hiểu loại quan hệ (tất yếu – tùy tiện, vĩnh viễn – nhất thời, tƣơng
tác – bình đẳng…).
- Tìm hiểu kết quả của mối quan hệ; nguyên nhân làm cho quan hệ phát
triển hoặc hạn chế.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tƣợng nghiên cứu

8
Đối tƣợng nghiên cứu mà đề tài hƣớng tới là mối quan hệ giữa truyền
thuyết và lễ hội về các anh hùng lịch sử của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Thực hiện đề tài này, chúng tôi dành sự quan tâm cho đối tƣợng nghiên
cứu ở:
- Truyền thuyết dân gian của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc.
- Lễ hội về các anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc.
Tuy nhiên, để có một cái nhìn toàn diện và sâu sắc hơn về vấn đề
nghiên cứu, khi có điều kiện, chúng tôi sẽ liên hệ đến một số truyền thuyết và

lễ hội khác của dân tộc Tày và của các dân tộc khác.
5. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi có sử dụng các phƣơng pháp
sau:
5.1. Phƣơng pháp điều tra xã hội học
Trong quá trình thực hiện luận văn, chúng tôi đã đi điền dã tại những
địa bàn lƣu truyền các truyền thuyết dân gian và có diễn ra lễ hội về ngƣời
anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc. Chúng tôi đã phỏng vấn,
phát phiếu điều tra tới nhiều đối tƣợng, thuộc nhiều lứa tuổi khác nhau để
khảo sát về sự biến đổi của mối quan hệ giữa hai vi hệ văn hóa trong đời sống
hiện nay.
5.2. Phƣơng pháp hệ thống
Chúng tôi coi truyền thuyết và lễ hội dân gian về ngƣời anh hùng của
dân tộc Tày ở Đông Bắc là những hệ thống. Từ đó, chúng tôi hƣớng tới sự
liên hệ giữa các thành tố trong từng hệ thống và giữa hai hệ thống này với
nhau. Đó sẽ là cơ sở cho một cái nhìn đa chiều, tức phát hiện ra cái giống
nhau trong những cái khác nhau để tìm ra cái phổ biến, cái có tính quy luật;
phát hiện ra cái khác nhau trong những cái giống nhau để tìm ra cái đặc biệt,
sắc thái riêng, cái mới ngoài quy luật. Cả hai điều này đều cần thiết và bổ

9
sung cho nhau để tạo nên mối quan hệ giữa truyền thuyết và lễ hội về ngƣời
anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở Đông Bắc.
5.3. Phƣơng pháp loại hình
Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi nhằm nhận thức truyền thuyết và
lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở Đông Bắc thông qua việc
khám phá các yếu tố cấu thành cũng nhƣ mối quan hệ giữa các yếu tố đó và
giữa hai thành tố của văn hóa là truyền thuyết và lễ hội trong sự vận động của
không gian và thời gian.
5.4. Phƣơng pháp lịch sử văn hóa

Chúng tôi sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu lịch sử văn hoá dân
tộc Tày với tƣ cách là "cái tổng thể", tức nghiên cứu diện mạo, tính chất, đặc
trƣng, giá trị của văn hoá Tày và sự chuyển biến kế tiếp nhau từ nền văn hoá
này sang nền văn hoá khác trong khung cảnh chung của lịch sử hình thành và
phát triển tộc ngƣời.
Bên cạnh đó, chúng tôi còn sử dụng phƣơng pháp này để nghiên cứu lịch
sử của từng thành tố chuyên biệt của văn hóa dân gian Tày, cụ thể là truyền
thuyết và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử.
5.5. Phƣơng pháp phân tâm học
Sử dụng phƣơng pháp này, chúng tôi tìm hiểu phƣơng thức tồn tại của
truyền thuyết và lễ hội, đi tìm và giải mã cấu trúc vô thức trên/ trong/ qua
truyền thuyết và lễ hội theo một hệ thao tác ngƣợc, tham chiếu đối tƣợng
nghiên cứu trên phông nền là văn hóa truyền thống, vô thức tập thể, đặc điểm
lịch sử xã hội tộc ngƣời: truyền thuyết – lễ hội về các anh hùng lịch sử – văn
hóa tín ngƣỡng.
6. Đóng góp của đề tài
- Về mặt tƣ liệu: Tập hợp nguồn tƣ liệu về truyền thuyết và lễ hội về
ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc.
- Về nội dung: Góp phần làm rõ mối quan hệ giữa truyền thuyết dân
gian và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc ở

10
các phƣơng diện vai trò qua lại và sự biến đổi của mối quan hệ giữa hai vi hệ
văn hóa này.
7. Kết cấu của đề tài
Đƣợc thể hiện trong 116 trang, ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu
tham khảo, bản luận văn gồm ba chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Khái quát về dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc
Chƣơng 2: Truyền thuyết dân gian và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử
của dân tộc Tày ở Đông Bắc

Chƣơng 3: Vai trò qua lại và sự biến đổi của mối quan hệ giữa truyền
thuyết dân gian và lễ hội về ngƣời anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng
Đông Bắc.
Ngoài ra, bản luận văn còn có phần phụ lục.


















11
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ DÂN TỘC TÀY Ở
VÙNG ĐÔNG BẮC
1.1. Nguồn gốc lịch sử và quá trình hình thành
Dân tộc Tày là một cộng đồng tộc ngƣời thuộc nhóm ngôn ngữ Tày –
Thái. “Thời Chu Tần, các dân tộc thuộc ngôn ngữ Tày – Thái và nhiều dân
tộc khác nữa cƣ trú ở miền nam Trung Quốc và miền bắc Việt Nam đƣợc gọi
chung là Bách Việt; thời Tần có tên gọi là Tây Âu – Lạc Việt; thời Lƣỡng

Hán có tên gọi là Ô Hử; thời Nam Bắc triều có tên gọi là Lý, Lạo, Lang; thời
Tống xuất hiện các tên gọi Thổ, Cháng và thời Minh, tên Cháng trở nên phổ
biến” [14; tr 22].
Theo tác giả Nguyễn Thị Yên trong công trình Then Tày [46], Bách
Việt là tổ tiên của các tộc ngƣời thuộc nhiều nhóm ngôn ngữ khác nhau thuộc
cả hai nhóm văn hóa ngôn ngữ là Nam Á và Nam Đảo. Cƣ dân Bách Việt
đƣợc hình thành từ thời Hạ Thƣơng, cƣ trú chủ yếu ở phía nam sông Trƣờng
Giang. Thời Xuân Thu chiến quốc, các cƣ dân Việt đã lập nên hai nƣớc Việt,
Ngô. Năm 473 trƣớc công nguyên, nƣớcViệt tiêu diệt nƣớc Ngô. Năm 323
trƣớc công nguyên, nƣớc Sở tiêu diệt nƣớcViệt. Dƣới thời Tần Hán, Việt tộc
phân hóa rồi hợp lại, gọi là Bách Việt, gồm: Đông Việt ở Chiết Giang, Mân
Việt ở Phúc Kiến, Nam Việt ở Quảng Đông, Lạc Việt ở Quảng Tây và Bắc
Việt Nam, Điền Việt ở Vân Nam, Quỳ Việt ở Tứ Xuyên… Khoảng năm 221
trƣớc công nguyên, hầu hết đất đai của ngƣời Việt đều bị nhà Tần chinh phục.
Đông Âu, Mân Việt dần dần bị Hán hóa. Ngƣời Tây Âu, Lạc Việt đã chống
lại quân Tần, chiến thắng quân Tần và thành lập đƣợc những vƣơng quốc độc
lập.
Đến những thiên kỉ cuối cùng trƣớc công nguyên, miền Nam Trung
Quốc và miền Bắc Việt Nam đã là địa bàn cƣ trú của ngƣời Tây Âu, Lạc Việt.
Ngƣời Tây Âu – Lạc Việt chính là tổ tiên của ngƣời Thái ở Vân Nam, ngƣời
Choang ở Quảng Tây, ngƣời Lê ở đảo Hải Nam, ngƣời Chủng Chá, Bố Y ở
Quý Châu, ngƣời Tày, Nùng, Kinh ở Việt Nam.

12
Nhƣ thế, ngƣời Tày cổ vốn là cƣ dân bản địa lâu đời, xuất hiện ở vùng
Đông Bắc Việt Nam từ rất sớm, có thể từ cuối thiên niên kỉ I trƣớc Công
nguyên. Các truyền thuyết Pú Lương Quân, Cẩu chủa cheng vua nói về sự có
mặt của họ từ những thời kì xa xƣa ở Việt Nam và những công tích của họ
trong xây dựng đất nƣớc. Ngƣời Tày cổ là một nhánh của cộng đồng ngƣời
Việt cổ. Vào thời dựng nƣớc, cƣ dân của nƣớc Văn Lang, Âu Lạc là ngƣời

Việt cổ gồm hai thành phần chính là ngƣời Việt trồng lúa ở đồng bằng gọi là
Lạc Việt, ngƣời Việt ở miền núi gọi là Âu Việt. Âu Việt là tổ tiên của dân tộc
Tày, mà một số nhà khoa học vẫn quen gọi là ngƣời Tày cổ. Khi Thục Phán –
vua của nƣớc Nam Cƣơng đánh chiếm nƣớc Văn Lang đã hợp nhất Lạc Việt
và Âu Việt, lập nên nƣớc Âu Lạc, đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội
ngày nay), có thể những bộ phận ngƣời Tày cổ ở vùng thƣợng du Bắc Bộ đã
hòa hợp vào ngƣời Việt - Mƣờng ở đồng bằng và trung du Bắc Bộ để hình
thành dân tộc Việt hiện đại. Bộ phận ngƣời Tày cổ ở lại miền núi chính là tổ
tiên ngƣời Tày hiện nay.
Lịch sử hình thành của các dân tộc thuộc nhóm ngôn ngữ Tày – Thái
đánh dấu hai lần thiên di lớn theo hƣớng Tây Nam và Nam. Lần thiên di thứ
nhất là vào nửa cuối thiên kỉ thứ I trƣớc công nguyên, lần thiên di thứ hai là
vào những thế kỉ cuối của thiên kỉ thứ I và đầu thiên kỉ thứ II sau công
nguyên. Hai cuộc thiên di lớn đó cùng với những cuộc thiên di nhỏ lẻ, mang
tính chất địa phƣơng khác đã dẫn tới sự giao lƣu, tiếp biến và hỗn hợp về
nhân chủng, văn hóa giữa các dân tộc với nhau. Kết quả của những biến động
trên là khối Tày – Thái có sự phân tách làm hai vào khoảng đầu công nguyên:
nhóm Tày – Thái ngành phía đông và nhóm Tày – Thái ngành phía tây. Điểm
cực nam của địa vực cƣ trú của ngành Tày – Thái phía đông là vùng núi rừng
Việt Bắc.
Dân tộc Tày thuộc nhóm Tày – Thái ngành phía đông, sinh sống ở
vùng Lƣỡng Quảng Trung Quốc, vùng biên giới Đông Bắc Việt Nam, thuộc
bộ phận ngƣời Tày – Thái có tên gọi là Man – Lão.

13
Trên đây, chúng tôi dùng danh từ ngƣời Tày cổ để phân biệt với ngƣời
Tày hiện đại, tức ngƣời Tày ở Đông Bắc Việt Nam ngày nay.
Thời Đƣờng – Tống (thế kỉ VI - XII), ở ngƣời Tày cổ có sự hình thành
nên các bộ lạc và liên minh bộ lạc do một dòng họ lớn đứng đầu, tiêu biểu
nhƣ: họ Ninh ở vùng động Nhƣ Tích (Quảng Ninh) và châu Vĩnh An (Quảng

Đông), họ Vi ở Tú Lăng, Lộc Châu, Tƣ Bình (Quảng Tây), Tô Mậu (Đình
Lập – Lạng Sơn) Từ khoảng thế kỉ VII trở đi, thủ lĩnh của các dòng họ nói
trên liên tiếp nổi dậy chống lại triều đình nhà Đƣờng, tiêu biểu là cuộc nổi dậy
của Nùng Trí Cao.
Năm 1038, Nùng Tồn Phúc, thủ lãnh châu Thảng Do chiếm các châu
của các thủ lãnh lân cận và xƣng vua là Chiêu Thánh hoàng đế, đặt tên nƣớc
là Trƣờng Sinh, không nộp cống xƣng thần với Đại Cồ Việt. Chẳng bao lâu,
nƣớc này bị nhà Lý tiêu diệt. Nùng Trí Cao, con của Nùng Tồn Phúc, sau này
cùng mẹ từ động Lôi Hỏa trở lại châu Thảng Do, dâng biểu chịu thần phục
Đại Cồ Việt. Vua Lý Thái Tông phong cho Trí Cao chức Thái bảo và cho giữ
châu Quảng Nguyên. Sau này muốn độc lập, Nùng Trí Cao tự đổi châu thành
nƣớc Đại Lịch (còn gọi là Đại Lí quốc, liên hệ với nƣớc Đại Lí gốc Thái ở
Vân Nam, trƣớc kia gọi là Nam Chiếu). Nhà Lý mang quân đánh, bắt sống
đƣợc Trí Cao mang về kinh sƣ. Sau vua tha tội, lại cho giữ châu Quảng
Nguyên nhƣ cũ, phụ thêm cho bốn động Lôi Hỏa, Bình An, Bình Đà và châu
Tƣ Lang (nay là Trùng Khánh, Cao Bằng) . Nhƣng Trí Cao vẫn giữ nguyên ý
nguyện độc lập nên đã liên kết với những ngƣời đồng tộc ở cùng Tả Giang lập
ra nƣớc Nam Thiên, lấy niên hiệu là Cảnh Thụy. Ông trở thành thủ lĩnh của
các dân tộc Tày, Nùng, Choang ở Đông Bắc Việt Nam và miền nam Trung
Quốc. Sau, Nùng Trí Cao tiến hành chiến tranh chống lại nhà Tống, chiếm cứ
đƣợc các vùng Ung Châu, Hƣng Châu, Ngô Châu, Quảng Châu. Nhƣng cuối
cùng, Nùng Trí Cao bị nhà Tống đánh bại (1053).

14
Sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao, giữa nhà Lý và nhà Tống xảy ra
chiến tranh và đi đến một cuộc điều đình. Sau cuộc điều đình này, biên giới
Việt Trung đƣợc phân định rõ ràng hơn. Các triều đình phong kiến Việt Nam
và Trung Quốc tổ chức cai trị nhân dân ở các vùng biên giới một cách chặt
chẽ hơn. Từ đó, dân tộc Choang ở Trung Quốc và Tày ở Đông Bắc Việt Nam
hình thành và phát triển trong những điều kiện khác nhau. Đó chính là cơ sở

để phân tách khối Tày – Choang để hình thành nên ngƣời Tày hiện đại ở Việt
Nam ngày nay.
Trải qua lịch sử hàng nghìn năm, do hiện tƣợng hòa hợp dân tộc diễn ra
trên những sự kiện có thuộc tính xã hội và hiện tƣợng sinh học trên con ngƣời
cụ thể, dân tộc Tày đã dần dần có sự thay đổi về thành phần. Về cơ bản, dân
tộc Tày ở Việt Nam hiện nay là sự hợp thành của bốn thành phần chính là: bộ
phận ngƣời Tày bản địa (ngƣời Tày cổ), bộ phận ngƣời Tày gốc Kinh, bộ
phận ngƣời Nùng hóa Tày, bộ phận ngƣời Tày thuộc các nhóm đồng tộc đến
từ Trung Quốc. Ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc Việt Nam hiện nay chủ yếu là
sự kết hợp của ba nhóm Tày bản địa, Tày gốc Kinh và Tày gốc Nùng. Ở mỗi
tỉnh trong vùng, sự kết hợp giữa các thành phần trên lại có mức độ đậm nhạt
khác nhau. Cụ thể:
Bộ phận ngƣời Tày bản địa: Vùng Đông Bắc, hay hẹp hơn là Việt Bắc
là địa vực cƣ trú của ngƣời Tày cổ, hay chính là Tày bản địa. Các cứ liệu lịch
sử, khảo cổ học, dân tộc học, truyền thuyết dân gian đã chứng minh điều đó.
Ở Lạng Sơn, Cao Bằng, các nhà khoa học đã phát hiện các di chỉ khảo cổ học
thuộc văn hóa Bắc Sơn, ở Bắc Kạn, nhân dân địa phƣơng cũng tìm ra nhiều
công cụ lao động của ngƣời nguyên thủy nhƣ rìu, bôn có vai có nấc ở xã
Đông Phúc, Hoàng Trĩ (Ba Bể), Bằng Thành (Pác Nặm)… Một số cứ liệu lịch
sử và truyền thuyết Cẩu chủa cheng vua còn cho phép ta đoán định rằng: cuối
thế kỉ III trƣớc công nguyên, thủ lĩnh của ngƣời Tày cổ là Thục Phán đã làm
vua nƣớc Nam Cƣơng, gồm miền tây tỉnh Quảng Tây và Cao Bằng ngày nay,

15
với kinh đô là Nam Bình, tức Cao Bình (Hòa An – tỉnh Cao Bằng). Thục
Phán đánh chiếm nƣớc Văn Lang, là nƣớc láng giềng bị suy yếu, hợp nhất hai
bộ lạc Âu và Lạc, thành lập nƣớc Âu Lạc, lấy ngôi hiệu là An Dƣơng Vƣơng,
đóng đô tại Cổ Loa (Đông Anh – Hà Nội ngày nay) Những cứ liệu này đã
cho thấy sự có mặt từ rất sớm của ngƣời Tày cổ ở khu vực Đông Bắc. Ngƣời
Tày có mặt ở đây trƣớc ngƣời Nùng, nên thƣờng chiếm những vùng đồng

ruộng thấp. Từ sau cuộc nổi dậy của Nùng Trí Cao (thế kỉ XI), biên giới Việt
Trung đƣợc quy định rõ ràng hơn, ngƣời Tày dần tách ra khỏi ngƣời Choang
và dần hình thành dân tộc Tày hiện đại.
Bộ phận ngƣời Tày gốc Kinh: Ngƣời Kinh lên sinh sống ở vùng ngƣời
Tày, bị đồng hóa thành ngƣời Tày vì những lí do sau:
Sau cuộc khởi nghĩa của Nùng Trí Cao, nhà Lý và các triều đại phong
kiến tiếp đó (đặc biệt là triều Lê) đã tổ chức cai trị nhân dân ở vùng biên giới
một cách chặt chẽ hơn bằng cách thực hiện chế độ lƣu quan (phái các vị quan
lại ngƣời Kinh lên thống trị ở miền núi). Các vị quan khi lên cai trị vùng Tày
thƣờng đem theo cả gia quyến, binh lính, phu phen tạp dịch… lên chiêu dân
lập ấp và trở thành quý tộc địa phƣơng, cha truyền con nối cai trị từng vùng.
Trong quá trình cƣ trú lâu đời tại địa phƣơng, những ngƣời Kinh này dần bị
Tày hóa. Chẳng hạn, đời vua Trần Hiến Tông (1328 – 1341), quan văn Thiều
Thốn đƣợc cử lên giữ Đoàn Thành (Lạng Sơn), quan võ Nguyễn Công Ngân
vốn là ngƣời Nghệ An đƣợc cử lên cai trị châu Thất Nguyên, em là Nguyễn
Thành Du kế tục làm tri châu Thất Nguyên. Nay, ở vùng Thất Khê có dòng họ
Nguyễn Công, Nguyễn Khắc là con cháu của các vị lƣu quan này. Hay ở Bắc
Kạn có Đại quận công Nông Đại Bảo vốn là ngƣời Kinh, mang họ Nguyễn,
quê ở Nghệ An, năm Giáp Tý đời vua Lê Nhân Tông (1445) lên trấn ải tại
Bắc Kạn, sau bị Tày hóa và đổi sang họ Nông. Đến nay, hầu hết con cháu của
Đại quận công Nông Đại Bảo đều cƣ trú ở xã Lƣơng Thƣợng – huyện Na Rì.
Bộ phận ngƣời Tày gốc Kinh còn xuất phát từ nguồn binh lính đi dẹp
loạn ở miền núi, sau đó ở lại địa phƣơng kết hôn với ngƣời miền núi, sinh cơ

16
lập nghiệp tại đây, con cháu nhiều đời bị Tày hóa. Chẳng hạn, ở làng Vị, xã
Hoàng Đồng, huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn có dòng họ Nguyễn vốn là con
cháu Bình Ngô thƣợng tƣớng quân Nguyễn Cẩm Miên (quê ở Nghệ An), năm
Thuận Thiên thứ hai (1429) đƣợc triều đình cử lên Lạng Sơn đánh giặc. Ở
Cao Bằng hiện nay có dòng họ Đinh ở xã Tiên Dao (nay là xã Tiên Thành,

huyện Phục Hòa) là con cháu tƣớng Đinh Văn Tả; dòng họ Hoàng ở xóm
Lam Sơn (xã Hồng Việt, huyện Hòa An) là con cháu tƣớng Hoàng Triều Hoa.
Hai vị này đều là các tƣớng quân đời Lê lên dẹp nhà Mạc rồi ở lại.
Các cuộc chiến tranh giữa các thế lực phong kiến trong nƣớc nhằm
tranh chấp quyền lực cũng có ảnh hƣởng nhất đinh tới lịch sử hình thành của
dân tộc Tày hiện đại. Trong cuộc chiến tranh ấy, thế lực phong kiến suy yếu
phải chạy lên miền núi, thay tên đổi họ để sống lẫn vào với cƣ dân bản địa,
tránh bị khủng bố. Sự kiện lịch sử nổi bật có ảnh hƣởng đến việc hình thành
dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc là cuộc chiến tranh giữa các tập đoàn Lê –
Trịnh và Mạc kéo dài gần suốt thế kỉ XVII. Khi nhà Mạc thất thế ở miền xuôi
đã phải chạy lên chiếm đóng Cao Bằng (1595 – 1667). Năm 1667, nhà Mạc
diệt vong, Mạc Kính Vũ chạy sang Trung Quốc, con cháu và dƣ đảng của nhà
Mạc phải sống mai danh ẩn tích, đồng hóa với ngƣời Tày, góp phần tạo nên
một bộ phận lớn ngƣời Tày gốc Kinh ở Cao Bằng, Lạng Sơn.
Ngoài ra, bộ phận ngƣời Kinh hóa Tày còn bao gồm các thầy đồ miền
xuôi lên miền núi dạy học và nhân dân miền xuôi bị nạn đói kém, loạn lạc,
phải chạy lên miền núi, ở lại địa phƣơng, làm ăn lâu đời rồi bị đồng hóa thành
ngƣời Tày.
Nhƣ thế, từ thế kỉ XI trở đi, cùng với việc biên giới Việt Trung đƣợc
quy định rõ ràng hơn và việc củng cố quyền lực nhà nƣớc phong kiến tập
quyền của các triều đại, dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc đã đƣợc hình thành
trên cơ sở giao lƣu, tiếp biến về văn hóa, chính trị, kinh tế với ngƣời Việt.
Bộ phận ngƣời Tày gốc Nùng: Ngƣời Tày và ngƣời Nùng đều có cùng
một nguồn gốc, có nhiều điểm tƣơng đồng về ngôn ngữ và văn hóa. Do đó,

17
khi ngƣời Nùng di cƣ từ Trung Quốc sang Việt Nam, trong quá trình cộng cƣ
của ngƣời Nùng và ngƣời Tày đã xảy ra hiện tƣợng Nùng hóa Tày. Trong lịch
sử, triều Nguyễn đã có chủ trƣơng đổi ngƣời Nùng ở Cao Bằng thành ngƣời
Thổ, tức Tày bản địa (năm Minh Mệnh thứ 13). Theo đó, những ngƣời

Choang từ Trung Quốc sang Việt Nam đƣợc trên 200 năm và thì gọi là Tày.
Những nhóm Nùng đến sau hoặc đến từ lâu đời nhƣng sống tụ cƣ, giữ đƣợc
những đặc điểm dân tộc sẽ hình thành dân tộc Nùng hiện đại. Hiện tƣợng
Nùng hóa Tày khá phổ biến ở các địa phƣơng nhƣ Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc
Kạn.
Tóm lại, ngƣời Tày ở khu vực Đông Bắc Việt Nam hiện nay là sự kết
hợp của ba bộ phận: Tày bản địa, Tày gốc Kinh và Tày gốc Nùng. Ngoài ra, ở
Quảng Ninh còn có ngƣời Phén - một bộ phận ngƣời Tày thuộc các nhóm
đồng tộc đến từ Trung Quốc. Tuy nhiên, nhóm này không nhiều. Việc tìm
hiểu sự kết hợp của các nhóm Tày ở mỗi khu vực địa lí khác nhau nhƣ trên rất
có ý nghĩa trong việc đem đến cái nhìn rõ ràng hơn về điểm khu biệt trong
văn hóa của ngƣời Tày ở các vùng khác nhau. Xét từ nguồn gốc, dễ nhận thấy
đặc điểm nổi bật trong văn hóa của ngƣời Tày ở vùng Đông Bắc là sự giao
thoa của các yếu tố văn hóa Kinh – Tày – Nùng. Điểm khác biệt của ngƣời
Tày Đông Bắc với ngƣời Tày ở các khu vực khác là sự tiếp thu yếu tố Kinh
trong văn hóa của họ.
Về tên gọi, tộc danh Tày đã xuất hiện từ lâu đời. Theo tác giả Hà Đình
Thành trong công trình Văn hóa dân gian Tày – Nùng ở Việt Nam, Tày là tên
gọi “có nguồn gốc chung của nhiều dân tộc thuộc nhóm Thái – Choang ở
Nam Trung Quốc và Đông Nam Á, nhƣ: Tai, Tay, Táy, Thai…, đều có nghĩa
là ngƣời” [28; tr 26]. Cũng có ý kiến khác cho rằng tộc danh Tày xuất phát từ
ý nghĩa chỉ cƣ dân làm nghề lúa nƣớc với nông cụ tiêu biểu là cái cày. Trong
tiếng Tày – Thái, “cái cày đƣợc viết là Mạc Thay hay Thây, khi đọc thì biến

18
âm thành Tày hay Thái. Tày đƣợc dùng làm tên gọi chính thức cho dân tộc
Tày ở Việt Nam từ sau năm 1945” [40; tr 48].
Dân tộc Tày còn có tên gọi khác là Thổ với nghĩa là “ngƣời vốn ở đất
này từ lâu. Tuy nhiên, tộc danh này không chỉ có ở ngƣời Tày mà còn là tên
gọi của một số cƣ dân bản địa khác” [28; tr 26].

Ngƣời Tày bao gồm 4 nhóm địa phƣơng là Ngạn, Phén, Thu Lao và Pa
Dí. Dân tộc Tày có số dân đông nhất trong số các dân tộc thiểu số ở nƣớc ta.
Theo kết quả tổng điều tra dân số năm 1999, hiện có khoảng 1 477 514 ngƣời
Tày sinh sống trên đất nƣớc ta, chiếm gần 1,94% tổng dân số toàn quốc.
Ngƣời Tày có địa bàn cƣ trú ở hầu khắp các địa phƣơng trong cả nƣớc nhƣng
chủ yếu ở các tỉnh vùng Đông Bắc Việt Nam và một số tỉnh thuộc Tây
Nguyên. Ở vùng Đông Bắc, ngƣời Tày tập trung đông nhất ở các tỉnh Lạng
Sơn, Cao Bằng, Tuyên Quang, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Cụ thể,
theo kết quả điều tra dân số năm 1999 của Tổng cục Thống kê [32], tình hình
phân bố dân cƣ của ngƣời Tày ở các tỉnh đó nhƣ sau:
Lạng Sơn 252 800
Cao Bằng 208 822
Tuyên Quang 172 136
Hà Giang 152 829
Bắc Kạn 149 959
Thái Nguyên 106 238
Bắc Giang 38 191
Quảng Ninh 30 190
Hai nhóm Pa Dí và Thu Lao phân cƣ tại các tỉnh Lào Cai, Hà Giang,
Tuyên Quang. Nhóm Ngạn chủ yếu cƣ trú tại xã Đào Ngạn, Sĩ Hai, Mã Ba
của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Nhóm Phén, hay còn gọi là Tày áo nâu
chủ yếu cƣ trú ở vùng Bình Liêu, tỉnh Quảng Ninh, lại thƣờng mặc y phục
nhuộm nâu nên đƣợc các tộc ngƣời khác gọi là ngƣời áo nâu.

19
1.2. Địa bàn cƣ trú và truyền thống đấu tranh
Ngƣời Tày cƣ trú chủ yếu ở vùng Đông Bắc. Đây là vùng bao gồm cả
miền núi và trung du, khác với vùng Tây Bắc là đơn vị miền núi thống nhất.
Đông Bắc là vùng có tính chất tiếp giáp giữa miền núi và miền xuôi, Trung
Quốc và Việt Nam, miền núi và biển Đông. Do đó, vùng Đông Bắc “có tính

chất mở hơn vùng Tây Bắc” [15; tr 15]. Với địa hình núi non hình vòng cung
và các con sông đều chảy ra biển, “Đông Bắc đã trở thành vùng núi đất mở từ
rất sớm, giao lƣu thông thƣơng với miền xuôi và miền biển, tạo điều kiện giao
lƣu văn hóa Bắc Nam, Nam Bắc từ lâu đời” [15; tr 16 – 17].
Vùng Đông Bắc – địa bàn cƣ trú chủ yếu của ngƣời Tày là vùng có vị
trí chiến lƣợc quan trọng trong việc củng cố an ninh quốc phòng của Việt
Nam. Lịch sử ghi nhận nhiều trận đánh lớn giữa nƣớc ta và các thế lực xâm
lƣợc tại nơi đây. Trong đó, tiêu biểu là các trận Nhƣ Nguyệt, trận Bạch Đằng
trận Chi Lăng, … trong các cuộc kháng chiến chống quân Tống thời nhà Lí,
chống quân Nguyên Mông thời nhà Trần, chống quân Minh thời nhà Lê…
Trong các cuộc chiến đó, giặc ngoại xâm thƣờng chọn con đƣờng xâm lƣợc là
đi qua vùng Đông Bắc. Đó là đƣờng bộ qua Lạng Sơn, đƣờng bộ ven biển ở
Quảng Ninh, và đƣờng biển trên vịnh Bắc Bộ rồi cũng đổ bộ vào Quảng Ninh.
Vùng dân tộc Tày trƣớc đây là địa bàn chính chống xâm lăng dƣới
nhiều triều đại phong kiến. Trong lịch sử, nhiều lần các thế lực xâm lƣợc
phƣơng Bắc đã thâm nhập vùng này trƣớc tiên. Là chủ nhân sớm nhất của
vùng Đông Bắc, ngƣời Tày giữ vai trò quan trọng trong đấu tranh chống
ngoại xâm. Thực tế, trong quá trình dựng nƣớc và giữ nƣớc, đấu tranh giành
độc lập, dân tộc Tày đã có những đóng góp hết sức to lớn trong việc bảo vệ sự
toàn vẹn lãnh thổ cùng biên cƣơng phía Bắc của Tổ quốc, chống lại sự bành
trƣớng của các thế lực phong kiến ngoại bang. Cụ thể:
- Vào những thiên kỉ cuối cùng trƣớc công nguyên, ngƣời Tây Âu, Lạc
Việt đã cùng hợp sức chống lại sự xâm lƣợc của nhà Tần. Kết quả của sự liên
minh chiến đấu chống kẻ thù chung đó là sự ra đời của nƣớc Âu Lạc.

20
- Thế kỉ thứ VI, Lý Bôn xuất quân từ vùng ngƣời Lạo (Lạo là tên cổ
của ngƣời Tày, Nùng) khởi nghĩa chống lại ách đô hộ của nhà Lƣơng. Sau,
quân của Lý Bôn thua lại rút vào vùng ngƣời Lạo để chống giữ.
- Thế kỉ thứ VIII, trong cuộc khởi nghĩa chống lại nhà Đƣờng của

Phùng Hƣng, từ trƣởng ngƣời Lạo Đỗ Anh Hàn đã giúp sức vây hãm phủ
thành đô hộ, khiến tƣớng nhà Đƣờng là Cao Chính Bình lo sợ, sinh bệnh mà
chết.
- Năm 1028, dƣới triều Lý , trƣớc sự xâm phạ m của nhà Tố ng ở vùng
biên giới kéo dài, để giải quyết bất hoà giữa hai nƣớc , vua Lý Thái Tổ cử phò
mã Thân Thừa Quý đem quân đánh sang châu Thấ t Nguyên của đấ t Tố ng ,
giế t tƣớng Lý Tự .
- Trong cuộc kháng chiế n chố ng Tố ng lần thứ hai (1075 - 1077), quân
địch theo nhiều đƣờng qua vùng Đông Bắc nƣớc ta để tiến vào Thăng Long.
Các mũi tiến công của bộ binh địch đều phải đi qua vùng núi rừng Đông Bắc
hiểm trở. Đó là nơi cƣ trú của các dân tộc thiểu số, chủ yếu là ngƣời Tày. Lý
Thƣờng Kiệt giao cho các tù trƣởng chỉ huy các đội quân thiểu số, lúc đó gọi
là quân thƣợng du - lợi dụng địa hình, đón đánh địch. Những đạo quân thiểu
số trên đây rất thông thạo địa hình, là nỗi e ngại lớn cho kẻ địch. Phò mã Thân
Cảnh Phúc cùng các tƣớng Sầm Khánh Tân, Nùng Thuận Linh, Lƣu Kỷ, Tông
Đản, Hoàng Kim Mãn, Vi Thủ An đã tham gia tích cực và lập đƣợc nhiề u
chiế n công. Tƣớng địch Triệu Tiết nói rằng: ''Lƣu Kỷ ở Quảng Nguyên, Thân
Cảnh Phúc ở động Giáp đều cầm cƣờng binh''. Dƣới sự chỉ huy của các thủ
lĩnh địa phƣơng, các đội quân miền núi đã tiến sang đất Tống để Thân Cảnh
Phúc cho quân bộ tiế n sang đấ t Tố ng triệt hạ các căn cứ quân sự tiề n phƣơng
cuả địch và thực hiện kế nghi binh . Khi quân Tống lấn chiếm nƣớc ta, các đội
quân này lại giữ các chỗ hiểm yếu, đánh úp đƣờng hành quân và tiếp tế của
địch. Khi quân Tố ng bị chặn đánh ở phòng tuyế n sông Cầ u , Thân Cảnh Phúc
cho quân mai phục đánh sau lƣng làm tiêu hao nhiề u sinh lực củ a địch .

21
- Năm 1041, Nùng Trí Cao đƣợc nhà Lý giao cho cai quản đất Quảng
Nguyên, châu Tƣ Lang và các động Lôi Hỏa, Bình, Bà. Đến năm 1050, Nùng
Trí Cao chống quân xâm lƣợc nhà Tống, giữ vùng biên cƣơng Tổ quốc.
- Thế kỉ XIII, nhà Trần tiến hành kháng chiến chống quân xâm lƣợc

nhà Nguyên, dƣới sự chỉ huy của các thổ hào Nguyễn Thế Lộc, Nguyễn Linh,
nhân dân Tày, Nùng ở Lạng Sơn đã đánh úp quân Nguyên ở trại Ma Lục.
- Thế kỷ thứ XV, nhà Minh xâm lƣợc nƣớc ta. Ở Cao Bằng, giặc Minh
đóng ở Nà Lữ, gò Đống Lân, Bế Khắc Thiệu và Nông Đắc Thái dấy binh
dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh. Nhiều trận ác chiến xảy ra, trong đó có
trận đánh ở Nà Khuổi (xã Hồng Việt, Hòa An). Quân Bế Khắc Thiệu, Nông
Đắc Thái đã tiêu diệt hơn 4.000 tên giặc, buộc giặc Minh phải rút quân. Cuộc
khởi nghĩa của Bế Khắc Thiệu góp phần cùng Lê Lợi khởi nghĩa ở Lam Sơn,
Thanh Hóa đánh đuổi giặc Minh bảo vệ nền độc lập dân tộc.
Cũng trong cuộc kháng chiến chống Minh, nhân dân châu Thất Nguyên
(Lạng Sơn) đã vũ trang tự vệ, đánh lại những toán quân Minh đến cƣớp bóc
làng mạc. Đô đốc Cao Sĩ Văn kéo quân đi đánh úp nghĩa quân nhƣng bị giết
chết trong trận phục kích tại Quảng Nguyên (Cao Bằng). Năm 1412, nhân dân
Tày Nùng dƣới sự chỉ huy của Nông Văn Lịch đã chiếm cứ địa phƣơng, chặn
đƣờng đi của địch, giết chết tên Việt gian Mạc Thúy. Năm 1425 – 1426, ở
Thái Nguyên, Hoàng Am cầm đầu một cuộc khởi nghĩa của nhân dân địa
phƣơng.
Theo truyền thuyết dân gian, ở làng Lìu, huyện Ôn (Chi Lăng – Lạng
Sơn) có bốn ngƣời Tày là “Hoàng Đại Huề, Hoàng Đại Liễu (em Đại Huề),
Hoàng Thị Kim Liên, Hoàng Thị Kim Hoa (con gái Đại Huề) đã tham gia trận
đánh tiêu diệt Liễu Thăng tại gò Mã Yên Sơn, thuộc xã Chi Lăng. Bốn anh
hùng dân tộc này đã đƣợc nhân dân địa phƣơng thờ làm thần thành hoàng”
[14; tr 36].
Đến thời kì hiện đại, vùng Đông Bắc vẫn giữ vai trò quan trọng trong
việc bảo vệ lãnh thổ của đất nƣớc. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp có các

22
trận đánh lớn nhƣ chiến dịch Việt Bắc (1947), chiến dịch biên giới thu đông
(1949), v.v Cuối thập niên 1970 và trong thập niên 1980, quân Trung Quốc
đã tấn công dữ dội Việt Nam chủ yếu là trên dọc tuyến biên giới ở vùng Đông

Bắc. Quê hƣơng của đồng bào Tày trở thành quê hƣơng cách mạng, là căn cứ
địa chính chống các thế lực xâm lƣợc.
Nhƣ thế, trong suốt chiều dài lịch sử, đồng bào Tày dƣới sự chỉ huy của
các thủ lĩnh địa phƣơng đã đóng góp công sức vào công cuộc chống giặc
ngoại xâm, bảo vệ bờ cõi, biên cƣơng của Tổ quốc. Ngƣời Tày đã sát cánh
bên ngƣời Việt và các dân tộc anh em để chung tay xây dựng nên quốc gia
Việt Nam thống nhất.
1.3. Văn hóa
Vùng Đông Bắc là địa bàn sinh sống của các dân tộc Tày, Nùng,
Hmông, Dao, Hoa trong đó ngƣời Tày là cƣ dân bản địa lâu đời nhất, có số
dân đông nhất. Ngƣời Tày đƣợc coi là chủ thể của vùng văn hóa Đông Bắc.
Văn hóa của ngƣời Tày có ảnh hƣởng mạnh mẽ tới văn hóa của cộng đồng
các dân tộc khác cùng cộng cƣ trên một địa bàn sinh tụ, thể hiện trên nhiều
phƣơng diện nhƣ: tín ngƣỡng, lễ hội, văn học dân gian…
1.3.1. Văn hóa vật chất
1.3.1.1. Làng bản, nhà cửa
Làng bản trƣớc hết là một không gian cƣ trú, có một cơ cấu tổ chức, hạ
tầng cơ sở, tập tục sinh hoạt riêng. Điều đó đã tạo cho làng bản những đặc
điểm văn hóa mang phong cách dân tộc. Làng bản luôn bộc lộ đặc tính của nó
rất khác nhau giữa các khu vực và các tộc ngƣời.
Ở Đông Bắc, ngƣời Tày thƣờng sống ở ven suối hay ven các thung lũng
và chân núi ở vùng trung du. Nơi đây thuận tiện cho việc trồng trọt, chăn nuôi
và ổn định cuộc sống của cƣ dân. Ngƣời Tày sống thành bản. Mỗi bản có từ
15 đến 20 nóc nhà, nhiều bản có tới hàng trăm nóc nhà. Bản lớn chia ra nhiều
xóm nhỏ. Làng bản thƣờng dựa lƣng vào sƣờn núi hoặc đƣợc dựng trên
những đồi thấp dọc khe suối, có khi đƣợc dựng ở giữa đồng. Điều đó khiến

23
cho làng bản của ngƣời Tày khác với làng của các dân tộc khác. Làng Tày
thƣờng êm ả với tiếng suối chảy róc rách, khác với kiểu làng phòng thủ của

một số dân tộc khu vực Trƣờng Sơn – Tây Nguyên, khác với làng của ngƣời
H’Mông trên những rẻo núi cao với sƣơng mù mờ ảo, khác với làng Việt
mang tính cộng đồng và tự trị rõ nét ở Bắc Bộ với những cổng làng, lũy tre và
mái đình cong… Bản của ngƣời Tày là đơn vị tổ chức xã hội tự quản mang
tính truyền thống của ngƣời Tày, trực thuộc các đơn vị hành chính cấp xã,
tổng, châu, tỉnh mà đứng đầu là tầng lớp ''quằng'' hay ''thổ ty''.
Tên làng của ngƣời Tày thƣờng gắn với một câu chuyện cổ nhất định,
tạo nên những huyền thoại hợp lí. Chẳng hạn, ở huyện Hòa An, tỉnh Cao
Bằng có các làng Dộc Săm, Nà Mỏ (xã Nam Tuấn), Nà Mò, Chông Mu, Bản
Sẩy (xã Bế Triều)… là các địa danh gắn liền với truyền thuyết Pú lương
quân… Bên cạnh đó, tên bản làng của ngƣời Tày thƣờng có ý nghĩa phản ánh
đặc điểm tự nhiên của vùng đất đó. Tên bản đƣợc gọi theo tên đồi núi, đồng
ruộng, khúc sông. Chẳng hạn, ở xã Dƣơng Quang - thị xã Bắc Kạn - tỉnh Bắc
Kạn có bản Nặm Cắt (nƣớc lạnh), ở xã Hà Hiệu, huyện Ba Bể có bản Nà Dài
(ruộng cát), Đông Băm (rừng tối)…
Nhà ở là nơi hội tụ, quây quần của gia đình, đồng thời có thể coi là một
bằng chứng văn hóa, mang bản sắc riêng của từng dân tộc. Ngôi nhà truyền
thống của ngƣời Tày là nhà sàn có bộ sƣờn làm theo kiểu vì kèo bốn, năm,
sáu hoặc bảy hàng cột. Nhà có hai hoặc bốn mái. Sống ở khu vực trung du
và miền núi Đông Bắc, ngƣời Tày thƣờng tranh thủ nguồn lâm sản có sẵn để
dựng nhà. Vật liệu làm nhà sàn của ngƣời Tày chủ yếu là tranh, tre, nứa, lá
và gỗ. Nhà dựng bằng nhiều gỗ. Nhà của ngƣời Tày có ít cửa và cửa sổ.
Xung quanh nhà thƣng ván gỗ hoặc che bằng liếp nứa. Trƣớc đây, nhà của
ngƣời Tày nặng về tính chất phòng thủ, đề phòng trộm cƣớp, thú dữ. Kiểu
nhà phòng thủ đƣợc xây dựng theo kiểu pháo đài đặc biệt phổ biến ở một số
vùng giáp biên giới. Ngày nay, ngôi nhà sàn đƣợc dựng theo hƣớng thông
thoáng và tiết kiệm gỗ hơn. Ở nhiều nơi, đồng bào chuyển sang làm nhà đất

24
hoặc nhà xây giống nhƣ ngƣời miền xuôi. Kiểu nhà sàn cổ truyền ngày càng

thƣa vắng dần ở những địa phƣơng xen cƣ và cận cƣ Tày – Kinh. Song, nhìn
chung, ngôi nhà sàn truyền thống của ngƣời Tày vẫn đƣợc duy trì bởi nó
phù hợp với thị hiếu dân tộc, phù hợp với điều kiện sinh hoạt ở vùng rừng
núi nhiệt đới, khí hậu ẩm ƣớt, nắng lắm mƣa nhiều, có nhiều sâu bọ, ác thú.
1.3.1.2. Ẩm thực
Ngƣời Tày sống gắn bó với thiên nhiên. Cƣ trú trên những cánh đồng
màu mỡ ở các thung lũng, ngƣời Tày có một nền nông nghiệp cổ truyền khá
phát triển. Họ sinh sống chủ yếu dựa vào nghề trồng lúa nƣớc. Ngoài ra, đồng
bào còn chú trọng đến việc chăn nuôi gia súc, gia cầm, trồng rau xanh, cây ăn
quả và cây thuốc. Nền kinh tế này là cơ sở cho văn hóa ẩm thực của ngƣời
Tày. Nguồn lƣơng thực, thực phẩm chính của ngƣời Tày là những sản phẩm
thu đƣợc từ hoạt động sản xuất ở vùng có rừng, sông, suối, đồi núi bao quanh.
Đó là thóc, gạo, ngô, khoai, sắn, đậu, đỗ cùng các loại rau quả do trồng trọt
trong vƣờn hoặc hái lƣợm trong rừng, các loại thuỷ sản nhƣ cá, tôm, cua do
nuôi thả và đánh bắt ở sông suối, các loại gia súc, gia cầm nhƣ trâu, bò, gà, vịt
hoặc chim, thú săn bắt ở trong rừng.
Trƣớc kia, ở một số nơi, ngƣời Tày có thói quen ăn nếp là chính. Cách
chế biến đồ nếp đơn giản nhất là đồ xôi hoặc nấu cơm nếp. Đồng bào hay
dùng các loại lá trong rừng để nhuộm xôi thành các màu tím, xanh, vàng, đỏ.
Hầu nhƣ gia đình nào cũng có ninh và chõ đồ xôi. Trong các ngày lễ tết,
ngƣời Tày thƣờng làm nhiều loại bánh trái nhƣ bánh chƣng, bánh giày, bánh
gai, bánh dợm, bánh gio, bánh rán, bánh trôi, bánh khảo Về cơ bản, bánh
chƣng của ngƣời Tày cũng giống bánh chƣng của ngƣời Kinh, tức cũng gói
bằng lá dong, hình vuông, nhân bánh là đỗ xanh và thịt lợn. Điểm khác là ở
chỗ ngoài bánh chƣng vuông, đồng bào còn gói bánh chƣng dài, cho nên còn
gọi là bánh Tày. Ngoài ra, bánh chƣng của ngƣời Tày đa dạng về nhân hơn so

×