Tải bản đầy đủ (.pdf) (289 trang)

Khảo sát và nghiên cứu văn học dân gian của cư dân ven biển miền Trung và Nam Bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.76 MB, 289 trang )

1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG


KHẢO SÁT VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN
CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN MIỀN TRUNG VÀ NAM BỘ

Chuyên ngành: Văn học dân gian


LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC



Hà Nội-2012
2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


PHẠM THỊ HƯƠNG GIANG


KHẢO SÁT VÀ NGHIÊN CỨU VĂN HỌC DÂN GIAN
CỦA CƯ DÂN VEN BIỂN MIỀN TRUNG VÀ NAM BỘ




Luận văn thạc sĩ chyên ngành: Văn học dân gian
Mã số: 60 22 36

Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. Lê Chí Quế



Hà Nội-2012
3

L

I CÁM
Ơ
N

Tôi xin gửi lời cám ơn sâu sắc tới GS.TS. Lê Chí Quế, người thầy trực
tiếp đã hướng dẫn, tận tâm chỉ bảo và đóng góp nhiều ý kiến quý báu cho tôi
trong quá trình thực hiện Luận văn này.
Tôi xin cám ơn quý thầy cô giáo trong Khoa Văn học, Phòng Đào tạo sau
đại học, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn đã giúp đỡ, tạo điều
kiện cho tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn thành chương trình đào tạo
Thạc sĩ.
Tôi xin gửi tình yêu và sự tri ơn đến quê hương, vùng đất Quảng Nam Đà
Nẵng, nơi có gia đình, bạn bè, hàng xóm đã cho tôi cảm xúc cũng như luôn ở
bên động viên, giúp đỡ tôi để tôi có thể hoàn thành Luận văn này.



Hà Nội, ngày 17 tháng 10 năm 2012
TÁC GIẢ



Phạm Thị Hương Giang



4

MỤC LỤC
PHẦN MỞ ĐẦU 7
1. Lí do chọn đề tài: 7
2. Lịch sử vấn đề: 9
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 13
4. Mục đích nghiên cứu: 17
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu: 17
6. Cấu trúc luận văn: 18
PHẦN NỘI DUNG 19
Chương 1: Khảo sát không gian địa văn hóa khu vực ven biển miền
Trung và Nam bộ – Giá trị và nguồn lợi từ biển. 19
1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội khu vực ven biển Trung bộ và
Nam bộ. 19
1.2. Khái quát nền văn hóa dân gian khu vực ven biển Trung bộ và Nam bộ:
27
1.2.1. Không gian văn hóa biển Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh 27
1.2.2. Không gian văn hóa ven biển Trung Trung bộ và Nam Trung Bộ: .30
1.2.3. Không gian văn hóa ven biển Nam Bộ: 31
1.3. Biển – Nguồn lợi từ biển: 32

Tiểu kết: 35
Chương 2: Văn học dân gian của cư dân ven biển miền Trung và Nam bộ
37
2.1. Diện mạo nền văn học dân gian của cư dân ven biển Trung bộ và Nam
bộ 37
2.2. Yếu tố biển và Văn học dân gian của cư dân ven biển Trung bộ và Nam
bộ. 49
2.2.1. Yếu tố biển trong Truyền thuyết của cư dân ven biển Trung và Nam
bộ: 50
2.2.1.1. Những Truyền thuyết về cá voi của dân ven biển Trung và Nam
bộ. 52
5

2.2.1.2 Truyền thuyết thần Độc Cước ở núi Trường Lệ, Thanh Hóa 57
2.2.1.3. Truyền thuyết đền Cờn ở Nghệ An. 60
2.2.1.4. Truyền thuyết về bà Bích Châu ở vùng biển Hà Tĩnh. 63
2.2.1.5. Truyền thuyết về bà Thiên Hậu: 64
2.2.2. Yếu tố biển trong truyện cổ tích của cư dân ven biển Trung và Nam
bộ 67
2.2.2.1. Thể loại cổ tích thần kì và Truyện cổ tích Hai anh em: 69
2.2.2.2. Thể loại cổ tích sinh hoạt và Truyện cổ tích Anh Lười ở làng Cừ
Hà (Quảng Bình): 71
2.2.3. Yếu tố biển trong những tác phẩm vè của cư dân ven biển Trung và
Nam bộ 73
2.2.4. Biển và đời sống của người dân miền biển qua ca dao dân ca. 78
2.2.4.1. Ca dao dân ca trữ tình sinh hoạt: 80
2.2.4.2. Dân ca nghi lễ Hát bã trạo, Thành tựu đặc sắc của Ca dao dân ca
miền biển Trung và Nam bộ 96
2.2.4.3. Yếu tố biển, những đóng góp trong việc sáng tạo nên những giá
trị nghệ thuật mới trong ca dao dân ca 109

Tiểu kết 122
Chương 3: Văn hóa dân gian của cư dân ven biển miền Trung và Nam bộ
125
3.1. Tín ngưỡng dân gian 126
3.1.1. Tín ngưỡng thờ cúng Cá Ông: 127
3.1.2. Tín ngưỡng thờ Tứ vị Thánh Nương 133
3.1.3. Tín ngưỡng thờ Bà Thiên Hậu 135
3.2. Lễ hội dân gian 137
3.2.1. Miêu tả lễ hội cầu ngư có phần diễn xướng hát bã trạo: 138
3.2.2. Miêu tả lễ hội Đền Cờn (Nghệ An) 142
3.2.3. Miêu tả Lễ hội gắn với tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu 144
3.2.4. Miêu tả Lễ hội khao lề thế lính Hoàng Sa 147
3.3. Diện mạo chính của nền văn hóa biển Trung và Nam bộ: 155
6

3.4. Những giá trị 160
3.4.1. Giá trị ứng xử với tự nhiên 160
3.4.2. Giá trị lịch sử 162
3.4.3. Giá trị xã hội 163
3.4.4. Giá trị văn hóa nghệ thuật 163
3.4.5. Giá trị kinh tế, du lịch 164
3.4.6. Giá trị cố kết cộng đồng, an ninh quốc phòng. 165
Tiểu kết 166
PHẦN KẾT LUẬN 168
TÀI LIỆU THAM KHẢO 171
PHỤ LỤC 176
1. Những sáng tác Văn học dân gian được tác giả sưu tầm và sử dụng làm
tư liệu phân tích trong Luận Văn 176
1.1. Thần Thoại 176
1.2 Truyền Thuyết 178

1.3. Truyện cổ tích 197
1.4. Vè 214
1.5. Câu đố 247
1.6. Tục ngữ 248
1.7. Ca dao, Dân ca 249
1.8. Văn bản Bã trạo 262
2. Hình ảnh liên quan đến đề tài 282






7

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài:
Có thể nói không quá rằng văn học dân gian là bức tranh phản ảnh tâm
hồn dân tộc, quốc túy của dân tộc bằng nghệ thuật ngôn từ. Qua văn học dân
dân gian, mỗi người con của dân tộc đó có thể cảm nhận sự bồi đắp của thời
gian, của lịch sử dân tộc. Những yếu tố tự nhiên và xã hội được phản ánh mộc
mạc và chân thực nhất qua cảm xúc của những người bình dân qua nhiều thế
hệ… Và từ đó, giáo dục mỗi người con của dân tộc đó truyền thống dân tộc
mình, thêm yêu dân tộc mình hơn. Việc nghiên cứu nền văn học dân gian gắn
liền với một không gian địa văn hóa nhất định, là cách tiếp cận gần nhất đến
truyền thống dân tộc, cảm xúc dân tộc, tinh thần dân tộc của vùng đất đó
Khi xã hội ngày càng hiện đại hóa, với sự tiến bộ chóng mặt của khoa học
kĩ thuật, công nghệ thông tin… Xu thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa đã và đang
diễn ra mạnh mẽ, một vấn đề đặt ra là có còn chăng vị trí và vai trò của văn hóa
dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng? Nếu chỉ nhìn vào bề mặt của

hiện tượng, chúng ta sẽ có cảm giác rằng các yếu tố văn hóa dân tộc đang bị mất
dần đi, thay vào đó là những nét văn hóa mang tính quốc tế và hiện đại. Nhưng
nếu nhìn nhận vấn đề mang tính quy luật và tuần hoàn, thì sự bức thiết đối với
việc giáo dục nhận thức văn hóa dân tộc, mà văn học dân gian là một cách tiếp
cận rất gần gũi, sinh động. Thông qua đó, mỗi thế hệ tiếp nối sẽ hiểu rõ những
giá trị riêng biệt của dân tộc mình, để khi bước vào công cuộc hội nhập quốc tế,
có thể xây dựng cho mình một bản lĩnh quốc tế mà không bị mất đi những bản
sắc văn hóa dân tộc.
Trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và trên thế giới nói chung, Việt
Nam là đất nước có vị trí địa lý và địa hình tương đối đặc biệt. Phía Tây chủ yếu
là đồi núi, phía đông là đồng bằng nhỏ hẹp, chiều dài gần như là toàn bộ đất
nước từ Bắc vào Nam tiếp xúc với biển và rất nhiều biển đảo trực thuộc, lẽ hiển
nhiên dấu ấn văn hóa biển chi phối khá nhiều đời sống tinh thần của người dân
Việt Nam. Với địa thế tự nhiên đặc biệt ấy, hằng năm Việt Nam đã nhận được
8

rất nhiều nguồn lợi từ biển cả, nhưng đồng thời cũng phải gánh chịu rất nhiều
những ảnh hưởng to lớn từ bão lụt thiên tai từ biển đổ vào đất liền. Có tác động
rất lớn đến nhiều mặt đời sống của người dân Việt Nam. Đặc biệt là từ khu vực
Trung bộ trở vào đến Nam bộ. Việc nghiên cứu văn hóa dân gian khu vực ven
biển nói chung mà văn học dân gian khu vực ven biển nói riêng là một bộ phận
quan trọng trong việc nghiên cứu văn hóa dân tộc Việt Nam.
Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương khóa X của Đảng Cộng
Sản Việt Nam họp ngày 15 đến 24/1/2007 tại Thủ đô Hà Nội đã thông qua Nghị
Quyết hết sức quan trọng về việc xây dựng một Chiến lược biển toàn diện.
Nghị quyết đã chỉ rõ: Đến năm 2020, Việt Nam cơ bản trở thành nước công
nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Việt Nam phải trở thành Quốc gia mạnh về
biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển. Việc thực hiện
và triển khai Chiến lược biển của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay đóng vai
trò vô cùng to lớn do những yêu cầu của xu thế phát triển cũng như những thách

thức của thời đại. Việc thực hiện Chiến lược biển đã và đang được thực hiện
đồng bộ trên mọi lĩnh vực: phát triển chính trị, phát triển kinh tế, hợp tác quốc
tế, phát triển khoa học kĩ thuật… mà một trong những vấn đề đó là nhu cầu bức
thiết để nâng cao ý thức về biển và văn hóa biển trên cơ sở triển khai việc xây
dựng một hệ thống các công trình nghiên cứu, đề xuất những giải pháp phát
triển văn hóa biển. Từ đó, hoàn thiện hoàn thiện hệ thống học thuật về văn hóa
biển, góp phần giáo dục, tuyên truyền ý thức bảo vệ chủ quyền dân tộc, nâng
cao tinh thần yêu nước, mà trong đó cơ tầng văn hóa biển là không thể tách rời.
Việc thực hiện Luận văn này trên cơ sở chỉ ra sự tồn tại cũng như sức chi phối
của các yếu tố văn hóa biển trong các tác phẩm văn học dân gian khu vực ven
biển Trung bộ và Nam bộ Việt Nam có thể xem là sự nỗ lực của người viết trong
tinh thần chung ấy của toàn Đảng, toàn Dân, toàn Quân Việt Nam trước những
thách thức và yêu cầu mới của thời đại.
Nhận thức được vai trò và tầm vóc của biển đối với người dân Việt Nam
qua nhiều thế hệ, trong nhiều khía cạnh của cuộc sống. Bản thân người viết
9

được sinh ra và lớn lên ở vùng đất biển Đà Nẵng. Với tình yêu quê hương trong
máu thịt, được sự động viên, hướng dẫn của GS.TS. Lê Chí Quế, người viết xin
mạo muội chọn đề tài: “Khảo sát và nghiên cứu văn học dân gian của cư dân
ven biển miền Trung và Nam bộ”, với hướng nghiên cứu chủ yếu tập trung vào
việc khảo sát sự ảnh hưởng và dấu ấn của biển vào hệ thống văn học dân gian ở
khu vực ven biển miền Trung và Nam bộ qua đó nhận thức thêm được giá trị
văn hóa dân tộc dưới sự ảnh hưởng của biển. Hi vọng, với đề tài nghiên cứu
này, sẽ góp thêm tiếng nói về tình yêu quê hương đất nước của một người con
xứ biển Việt Nam giàu truyền thống, tài nguyên, lòng tự hào dân tộc.
2. Lịch sử vấn đề:
Qua tìm hiểu, sưu tầm và khảo sát, người viết nhận thấy rằng việc nghiên
cứu bộ phận văn học dân gian nói riêng, văn hóa dân gian nói chung khu vực
ven biển miền Trung và miền Nam không phải là một vấn đề mới.

Do đây là một đề tài có diện nghiên cứu rộng cả về mặt nội dung lẫn
không gian nghiên cứu: “Khảo sát và nghiên cứu Văn học dân gian của cư dân
ven biển Trung và Nam bộ” nên khi tiến hành việc tìm hiểu về lịch sử vấn đề,
người viết vừa gặp nhiều thuận lợi cũng như là khó khăn. Cái thuận lợi đó là đã
có rất nhiều nhà nghiên cứu đi trước quan tâm đến mảng Văn hóa dân gian nói
chung và vấn đề văn học dân gian nói riêng của các tỉnh ven biển miền Trung và
Nam bộ. Đây thực sự là những tư liệu nghiên cứu quý giá giúp người viết nhanh
chóng tiếp cận được không gian nghiên cứu của Luận Văn.
Ở vùng văn hóa ven biển Thanh Nghệ Tỉnh, người viết tìm được những tư
liệu nghiên cứu quý giá qua những bài viết như trong cuốn chuyên luận Văn hóa
dân gian Thanh Hóa – Bước đầu tìm hiểu của nhà nghiên cứu Hoàng Minh
Tường. Trong đó có một số bài viết phân tích rất sâu sắc về các tín ngưỡng vùng
biển như Tín ngưỡng thờ cá ông, Tín ngưỡng thờ Thần Độc Cước của cư dân
ven biển Thanh Hóa, những dấu tích về văn hóa Chăm có những ảnh hưởng to
lớn đến văn hóa bản địa miền biển Thanh Hóa như thế nào. Những bài viết này
thực sự giúp người viết tiếp cận với những truyền thuyết dân gian liên quan đến
10

những tín ngưỡng quan trọng của người dân vùng biển như tín ngưỡng thờ cúng
cá Ông, tín ngưỡng thờ Thần Độc Cước.
Tiếp theo đó, cũng trong không gian văn hóa ven biển Thanh Nghệ Tĩnh,
người viết đã tìm thấy những bài viết rất giàu tư liệu về tục thờ tín ngưỡng Tứ
Vị Thánh Nương trong cuốn Kỷ yếu Hội thảo Khoa học: Lễ hội đền Cờn, tục
thờ Tứ vị Thánh nương với văn hóa biển Việt Nam của nhà nghiên cứu Ninh
Viết Giao. Trong bài viết này ông đã phân tích một cách sâu sắc về cơ sở hình
thành cũng như là nguồn gốc của tục thờ tín ngưỡng dân gian Tứ vị Thánh
Nương. Đặc biệt trong bài viết còn đề cập đến những truyền thuyết liên quan
đến sự phát tích của tín ngưỡng dân gian này.
Rất đáng chú ý, trong cuốn sách này người viết tìm thấy bài viết rất lí thú
của Giáo sư Ngô Đức Thịnh đề cập đến vấn đề về Văn hóa biển cận duyên của

người Việt trong bài viết cùng tên. Bài viết của GS Thịnh giúp người viết tiếp
cận đến khái niệm về văn hóa biển một cách sâu sắc. Là cơ sở và nền tảng để
người viết triển khai một cái nhìn khái quát về toàn bộ bộ mặt của nền văn hóa
biển của cư dân ven biển Trung và Nam bộ cũng như qua đó sẽ rút ra những cơ
sở cho việc nghiên cứu một hệ thống văn học dân gian mang đậm tính chất biển,
chịu ảnh hưởng của yếu tố sinh thái biển. Tuy nhiên trên thực tế cuốn sách này
cũng là tập hợp những bài viết về mảng văn hóa dân gian, chứ không đi sâu vào
mảng văn học dân gian
Khi đến với không gian văn hóa ven biển Bình Trị Thiên và cố đô Huế,
người viết đặc biệt ấn tượng với những phân tích rất sâu sắc của nhà nghiên cứu
Tôn Thất Bình. Trong cuốn Dân Ca Bình Trị Thiên, Giải thưởng Hội văn nghệ
dân gian Việt Nam 1994, Bằng khen nghiên cứu đề tài cấp Bộ 1994 ông cung
cấp cho chúng ta một cái nhìn toàn cảnh con người và mành đất Bình Trị Thiên,
cũng như những quan niệm về vấn đề ca dao, dân ca Bình Trị Thiên. Nét đặc
sắc và đặc điểm của ca dao dân ca nơi đây. Tuy nhiên cái nhìn của ông ở đây là
cái nhìn toàn cảnh về hệ thống ca dao dân ca. Không chú trong riêng về mảng
dân ca mang nặng yếu tố biển. Tình hình này cũng diễn ra tương tự ở một số các
11

công trình khác của ông như cuốn Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế, là cái
nhìn tổng quát về hệ thống truyện kể dân gian xứ Huế chứ không thiên về mảng
đề tài truyện kể chiệu ảnh hưởng của yếu tố biển. Tuy không cố tình nhưng dù
sao trong những chuyên luận này người viết cũng vẫn tìm được những tư liệu
liên quan dù khi viết nhà nghiên cứu không đề cập một cách cụ thể
Đến với không gian văn hóa ven biển Nam Trung bộ, đặc biệt là xứ
Quảng, người viết tìm được rất nhiều những tư liệu quý giá từ những chuyên
luận như: Văn nghệ dân gian Quảng Nam Đà Nẵng do Sở Văn hóa thông tin
Quảng Nam Đà Nẵng (cũ) sưu tầm, biên soạn (1983), Ca dao Nam trung bộ do
Thạch Phương, Ngô Quang Hiển sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu, Văn học dân
gian Quảng Nam (miền biển) do Nguyễn Văn Bổn biên soạn, Văn nghệ dân

gian Bình Định do Hội Văn học nghệ thuẩh Bình Định, Chi hội Văn nghệ dân
gian Bình Định biên soạn Rõ ràng, do đây là khu vực chịu ảnh hưởng to lớn
của hệ sinh thái biển nên dấu ấn văn hóa biển được thể hiện rất đậm nét lên
những sáng tác văn học dân gian nơi đây. Với không gian văn hóa này, người
viết đã tìm được rất nhiều sáng tác văn học dân gian cũng như tư liệu tham khảo
trong quá trình thực hiện Luận văn. Dù cũng như các tác phẩm nghiên cứu ở các
không gian nghiên cứu đã đề cập, các nhà nghiên cứu nơi đây hoặc là chỉ quan
tâm nhiều đến vấn đề về văn hóa dân gian miền biển, hoặc là chỉ xem khái niệm
“ven biển” ở đây như một cách để xác định không gian nghiên cứu. Trong đó
tiến hành đi sâu vào tìm hiểu mọi tác phẩm văn học dân gian khu vực này, chứ ít
chú trọng đến việc tìm những sự tồn tại cũng như ảnh hưởng của yếu tố biển
trong bộ phận văn học dân gian khu vực này.
Ngoài ra, cũng trong không gian nghiên cứu này, người viết còn được tiếp
xúc với chuyên luận Tín ngưỡng cư dân ven biển Quảng Nam Đà Nẵng của TS.
Nguyễn Xuân Hương. Tuy là một công trình tập trung vào vấn đề Tín ngưỡng
dân gian, nhưng tác giả đã cung cấp cho người viết nhiều tư liệu quý báu về các
tín ngưỡng quan trọng của cư dân miền biển Quảng Nam Đà Nẵng như tín
ngưỡng thờ cúng cá Ông, tín ngưỡng thờ bà Thiên Hậu … có liên quan chặt chẽ
12

đến hệ thống văn học dân gian của cư dân ven biển khu vực này. Hay là Luận án
Tiến sĩ của nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Vũ với đề tài Văn hóa dân gian của
cư dân ven biển Quảng Ngãi, cung cấp cho người viết cái nhìn khá rõ nét về nền
văn hóa dân gian của cư dân ven biển Quảng Ngãi nói riêng, Nam Trung bộ nói
chung, qua đó cũng nhận diện được ít nhiều bộ phận văn học dân gian của cư
dân ven biển nơi đây.
Đi sâu vào khu vực ven biển Nam bộ, người viết tìm thấy những công
trình nghiên cứu quan trọng như: Ca dao dân ca Nam Bộ do Bảo Định Giang và
Nguyễn Tấn Phát biên soạn, hay tác phẩm Vè Nam bộ của tác giả Huỳnh Ngọc
Trảng. Đóng góp to lớn của những công trình này cũng là việc mô tả cảnh quan

thiên nhiên và con người vùng đất Nam bộ, trong đó có vùng ven biển Nam bộ.
Thông qua đó, khảo sát những nét đặc sắc cũng như là bộ mặt của nền văn học
dân gian Nam bộ với các thể loại như Ca dao dân ca, Vè. Tuy nhiên, cũng
không đi sâu vào khảo sát tính chất biển, yếu tố biển trong các thể loại văn học
dân gian của cư dân miền biển vùng này.
Tiếp tục tìm hiểu về vấn đề yếu tố biển trong văn hóa dân gian nói chung
cũng như là văn học dân gian nói riêng, người viết tìm được bài viết của nhà
nghiên cứu Trần Văn An: Một số vấn đề về Yếu tố biển trong văn hóa Quảng
Nam được in trong cuốn Kỉ yếu hội thảo: Văn hóa Quảng Nam, Đặc trưng và
giá trị. Đúng như tên bài viết của mình, nhà nghiên cứu đã có những nhận định
rất sâu sắc về vấn đề yếu tố biển trong nền văn hóa dân gian Quảng Nam. Có
dùng một vài dẫn chứng về ca dao dân ca trong bài viết. Do vậy, công trình này
cũng mới là cái nhìn dưới góc độ văn hóa học.
Gần gũi hơn nữa, trong bài báo “Tính chất sóng nước, sông biển của văn
học dân gian Bình Định” của tác giả Trần Xuân Toan, ông đã có cái nhìn rất lí
thú về âm hưởng sóng nước, sóng biển, phần nào tiệm cận với khái niệm về yếu
tố biển trong văn học dân gian mà chúng tôi đang tiến hành khảo sát. Tuy nhiên
cái nhìn của ông mới chỉ quan tâm chủ yếu đến ca dao, dân ca, bó hẹp trong vấn
đề mà chính trong bài viết của mình ông cũng đã thừa nhận “…Tính chất sông
13

nước sóng biển của văn học dân gian miền biển Bình Định còn thể hiện cụ thể
và sinh động trong những bài hò, bài vè (như vè các lái ), trong những hình
thức diễn xướng có tính chất nghi lễ đặc trưng (như hò đưa linh, chèo bá trạo )
mà ở đây chúng tôi chưa có dịp và không có điều kiện làm rõ hơn.”
Như thế với việc điểm qua các công trình của các nhà nghiên cứu đi trước
đối với vấn đề văn hóa dân gian, văn học dân gian của cư dân ven biển miền
Trung và Nam bộ, chúng ta có thể nhìn nhận một số các vấn đề như sau:
- Khu vực ven biển Trung và Nam bộ thu hút được rất nhiều nhà nghiên
cứu văn hóa dân gian nói chung và văn học dân gian nói riêng. Tuy nhiên, hầu

hết các công trình trên đều xem yếu tố “ven biển” ở đây như là cách xác định về
không gian nghiên cứu. Trong đó, các nhà nghiên cứu sưu tầm tất cả các bộ
phận văn học dân gian nói chung. Không có tác phẩm nào đi sâu vào phân tích
yếu tố biển, tính chất biển được thể hiện đậm nét như thế nào, có giá trị gì trong
các tác phẩm văn học dân gian khu vực này, góp phần kiến tạo nên một nền văn
hóa biển ?
- Sự khảo sát tính chất biển, yếu tố biển cũng đã xuất hiện trong một số
các công trình nghiên cứu. Nhưng hầu hết thường quan tâm đến mảng văn hóa
dân gian là chủ yếu. Và các nhà nghiên cứu cũng có sử dụng văn học dân gian
(thường là ca dao dân ca) làm dẫn chứng. Chưa có tác phẩm nào khảo sát tính
chất biển yếu tố biển tồn tại như thế nào, có giá trị nghệ thuật văn hóa như thế
nào trong tất cả các thể loại chính yếu của văn học dân gian như thế nào.
Như thế, với đề tài “Khảo sát và nghiên cứu văn học dân gian của cư
dân ven biển Trung và Nam bộ”, người viết hi vọng sẽ có cái nhìn toàn vẹn
hơn đến hệ thống văn học dân gian khu vực này. Trong đó hướng nghiên cứu
tập trung là khảo sát yếu tố biển, tính chất biển trong các sáng tác văn học dân
gian nơi đây.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
14

3.1. Đối tượng nghiên cứu: Các yếu tố văn hóa biển, sự tồn tại, sức ảnh
hưởng của các yếu tố đó trong bộ phận văn học dân gian của cư dân người Việt
khu vực ven biển miền Trung và Nam bộ.
3.2. Phạm vi nghiên cứu:
3.2.1. Phạm vi khái niệm:
Trong phạm vi nghiên cứu của luận văn này, chúng tôi đề cập đến vấn đề
“yếu tố văn hóa biển”. Điều đầu tiên phải khẳng định, văn hóa biển là một bộ
phận thuộc về văn hóa dân gian của dân tộc. Nó gắn liền và không thể tách rời
với văn hóa dân gian của khu vực được khảo sát. Vậy, khái niệm văn hóa biển ở
đây được hiểu như thế nào? Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát tư liệu,

chúng tôi nhận thấy rằng vấn đề văn hóa biển không phải là vấn đề mới. Đã có
thời điểm, có những quan điểm không thừa nhận sự tồn tại của văn hóa biển tại
Việt Nam. Nhưng đến thời điểm này, với vai trò và sức ảnh hưởng to lớn của
biển trong đời sống văn hóa, xã hội, kinh tế, an ninh quốc phòng Việt Nam, việc
tồn tại và vai trò to lớn của văn hóa biển ở Việt Nam là điều không bàn cãi.
Cách gọi tên này dựa trên quan điểm của GS.TS Ngô Đức Thịnh, khi đặt văn
hóa biển vào dạng văn hóa sinh thái (Ecological Culture) được hiểu là: loại văn
hóa nảy sinh trong quá trình con người thích ứng với môi trường sống, ở đây là
môi trường đồng bằng hẹp ven biển, trên cơ sở đó hình thành những hành vi
ứng xử, phong tục, nếp sống, tín ngưỡng, tri thức, nghi lễ, thói quen… Biểu hiện
thái độ của con người trước môi trường thiên nhiên nhằm đảm bảo sự sống và
tồn tại.
Biển là dạng thức tồn tại khởi nguyên của thế giới vật chất hữu cơ, mà
trong đó con người tồn tại với tư cách là sinh vật có tri thức, có xã hội bậc cao.
Sinh thái biển là sinh thái khác lạ, đối lập hoàn toàn với sinh thái đất liền. Trong
lòng nó chứa đựng vô vàn những tài nguyên quý giá để nuôi sống con người
nhưng đồng thời cũng không ít những nguy hiểm.
Như vậy, nhìn nhận từ góc độ nhân học, văn hóa biển được hiểu như sau:
Văn hóa biển là hệ thống tri thức của con người về môi trường biển, các giá trị
15

và biểu trưng rút ra từ những hoạt động sống của con người trong môi trường
ấy, cùng với nó là những cảm thụ, hành vi ứng xử, những nghi lễ tập tục, thói
quen của con người, tương thích với môi trường biển.
Trên cơ sở đó, khái niệm “yếu tố văn hóa biển” được hiểu trong luận văn
này là tất cả những biểu hiện của nền văn hóa chịu ảnh hưởng của biển trong
đời sống con người, kể cả những yếu tố văn hóa vật chất và phi vật chất được
thể hiện trong các tác phẩm văn học dân gian của khu vực này.
Về khái niệm Văn học dân gian: Xem xét khía cạnh này, từ trước đến nay
đã có rất nhiều quan điểm. Có những khái niệm đặt Văn học dân gian mang tính

siêu hình cắt đoạn nó với Văn hóa dân gian, chỉ xem xét đơn thuần bộ phận
nghệ thuật ngôn từ. Cũng có loại quan điểm coi văn học dân gian chỉ là bộ phận
nhỏ của văn hóa dân gian, có xu hướng hạ thấp vai trò của nó trong tổng thể văn
hóa dân gian. Trong luận văn này, người viết dựa vào quan điểm của bộ giáo
trình Văn học dân gian do GS.TS. Lê Chí Quế chủ biên, cho rằng Văn học dân
gian là: “… để chỉ những sáng tác dân gian, trong đó thành phần nghệ thuật
ngôn từ (tức thành phần văn học) chiếm vị trí quan trọng, song bao giờ cũng có
mối quan hệ hữu cơ với các thành phần nghệ thuật và phi nghệ thuật khác”.
Như vậy, với cách nhìn này, trong khi khảo sát các tác phẩm văn học dân
gian, người viết sẽ luôn luôn gắn nó với những vấn đề về văn hóa, xã hội, dân
tộc, lịch sử, truyền thống… mà những tương tác của nó sẽ hội tụ và kết tinh
trong bộ phận nghệ thuật ngôn từ, đó là văn học dân gian.
3.2.2. Không gian nghiên cứu:
Đó là khu vực ven biển Trung Bộ và Nam Bộ của các tiểu vùng Bắc
Trung Bộ (Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên
Huế), Nam Trung Bộ (TP Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú
Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận) và Nam Bộ (Bà Rịa Vũng Tàu, Hồ
Chí Minh, Long An, Tiền Giang, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà
Mau, Kiên Giang, Rạch Giá).
16

Đây là một không gian nghiên cứu rất rộng, trải dài gần như hết chiều dài
nước Việt Nam, mỗi một địa phương, tiểu vùng lại có những biến thiên về
phong tục, tập quán và đôi khi là những đặc điểm văn hóa rất riêng biệt. Tuy
nhiên, vẫn dựa trên nền tảng là nền văn hóa Đại Việt ngàn xưa, có sự kế thừa,
kết nối liên tục và liền mạch qua nhiều thế hệ, trong sự biến thiên của lịch sử, sự
chi phối của đặc điểm của địa phương. Nhưng mặt khác, do sự khảo sát ở đây
nhấn mạnh đến các yếu tố biển và sự tác động của nó đến đời sống văn hóa, xã
hội, tinh thần … của cư dân ven biển được thể hiện qua văn học dân gian. Do đó
trong luận văn này sẽ có sự chọn lọc những nét tiêu biểu của mỗi vùng miền,

những điểm chung thống nhất cho toàn bộ không gian được khảo sát, hướng đến
những sự thống nhất, nét tiêu biểu và nổi bật đặc trưng của một nền văn hóa
biển, chứ không hướng đến sự so sánh điểm khác biệt giữa các tiểu vùng, hay
từng địa phương trong từng khu vực Có thể dẫn ra ở đây một số khía cạnh sẽ
được khảo sát cụ thể trong luận văn như sau:
- Những biểu hiện của một nền văn học mang tính chất văn hóa của vùng
đất mới, mang đậm tính lưu dân, đi khai hoang, mở đất, đối diện với khung cảnh
thiên nhiên mới, với núi cao, biển rộng, chịu sự chi phối lớn của biển.
- Sự tiếp nhận những thành tựu của nền văn hóa bản địa Chăm pa, nền
văn hóa du nhập nước ngoài từ người Hoa, với truyền thống đi biển và ghe bầu,
tín ngưỡng thờ cá Ông, tín ngưỡng thờ Tứ vị Thánh Nương, tín ngưỡng thờ bà
Thiên Hậu …được thể hiện trong văn học dân gian.
- Một nền văn hóa dân gian mang đậm dấu ấn biển cả thể hiện trong văn
học dân gian, các tín ngưỡng, lễ hội dân gian.
- Tín ngưỡng thờ cúng cá ông, một tín ngưỡng quan trọng bậc nhất của
người dân làm nghề biển. Được thờ cúng phổ biến từ Thanh Hóa đến tận vùng
ven biển Nam bộ, và những đóng góp trong nền văn học dân gian.
- Niềm tự hào về cảnh sắc tươi đẹp của vùng biển quê hương. Những sản
vật quý hiếm từ biển cả.

17

Bằng những tư liệu khảo sát là các tác phẩm văn học dân gian của cư dân
ven biển Trung bộ và Nam bộ, người viết sẽ chọn lọc những tác phẩm tiêu biểu
nhất sẽ đem ra sử dụng như đối tượng khảo sát.
4. Mục đích nghiên cứu:
Nghiên cứu đề tài này, chúng tôi hướng đến những mục đích như sau:
- Khảo sát những yếu tố văn hóa biển biểu hiện như thế nào trong bộ phận
văn học dân gian khu vực ven biển miền Trung và miền Nam. Qua đó tìm hiểu
những giá trị văn hóa, giá trị nghệ thuật của bộ phận văn học dân gian này trong

mối tương quan với nền văn học dân gian Việt Nam nói chung.
- Xem xét sức ảnh hưởng và giá trị của bộ phận văn học dân gian này
trong đời sống tinh thần của cộng đồng dân cư khu vực miền Trung và Nam bộ
hiện nay.
- Thử phác thảo sơ lược về bộ mặt của nền văn hóa biển Việt Nam.
Những xu hướng phát triển của nền văn hóa đó trong quá trình hội nhập của đất
nước.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu:
5.1. Phương pháp luận:
- Vận dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử.
- Vận dụng các quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh về kế thừa truyền thống văn hóa, và đường lối của Đảng Cộng sản Việt
Nam trong việc bảo tồn và phát huy di sản văn hóa dân tộc để xây dựng nền văn
hóa Việt Nam hiện đại và dân tộc.
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
- Sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành: Văn học, Tâm lý học,
Lịch sử học, Văn hóa học, Dân tộc học, Địa lý học.
- Phương pháp sưu tầm, tra cứu.
- Phương pháp điền dã, thực địa.
- Phương pháp so sánh đối chiếu.
- Phương pháp phân tích tổng hợp.
18

6. Cấu trúc luận văn:
Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, phần mục lục, phụ lục, tài liệu tham
khảo, nội dung chính của luận văn sẽ chia ra làm 3 chương:
- Chương 1: Khảo sát không gian địa văn hóa khu vực ven biển miền
Trung và Nam bộ – Giá trị và nguồn lợi từ biển.
- Chương 2: Văn học dân gian của cư dân ven biển miền Trung và Nam
bộ

- Chương 3: Văn hóa dân gian của cư dân ven biển miền Trung và Nam
bộ.





















19

PHẦN NỘI DUNG

Chương 1
KHẢO SÁT KHÔNG GIAN ĐỊA VĂN HÓA KHU VỰC VEN BIỂN
TRUNG VÀ NAM BỘ - GIÁ TRỊ VÀ NGUỒN LỢI TỪ BIỂN


1.1. Điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội khu vực ven biển Trung bộ và
Nam bộ.
1.1.1.Điều kiện tự nhiên:
Về địa hình:
Khác với đồng bằng Bắc bộ, kể từ Thanh Hóa trở đi (được xem là khu
vực Trung Bộ trở vào đến Nam bộ), địa hình chủ yếu của khu vực này gồm có 3
yếu tố: núi + đồng bằng + biển.Với núi cao, đồng bằng nhỏ hẹp, nơi hẹp nhất là
khoảng 50 km (thuộc tỉnh Quảng Trị), chiều dài bờ biển ôm sát từng chiều dài
từng địa phương, càng về phía Nam, diện tích đồng bằng được mở rộng hơn và
thấp hơn so với mặt nước biển, độ dốc càng được giảm đi.
Không phải cho đến ngày nay, mà ngay từ xưa, khi nhắc đến Việt Nam, là
đã nhắc đến một đất nước với địa hình chủ yếu tiếp giáp với biển. Với phía tây
dựa núi Trường Sơn, phía đông nhìn thẳng ra biển, chạy xuyên suốt chiều dài
dài đất nước là những khoảng đồng bằng nhỏ hẹp. Có thể hình dung diện mạo
bờ biển Việt Nam nói chung, bờ biển khu vực Trung và Nam bộ Việt nam nói
riêng như sau: Bờ biển Việt Nam có chiều dài 3260 km, được hình thành và phát
triển trong khu vực biển Đông liên quan chặt chẽ tới địa chất kiến tạo vành đai
động của khu vực biển Thái Bình Dương gồm 28 tỉnh tiếp giáp với Biển. Trên
đường bờ biển, cứ 20 km thì lại có một cửa sông lớn đổ ra biển. Trải qua quá
trình lịch sử biến đổi lâu dài, bờ biển này luôn không ngừng biển đổi và phát
triển. Sự tiến hóa của bờ biển Việt Nam gắn chặt với quá trình tác động của các
yếu tố nội sinh, ngoại sinh, nhân sinh và sự tác động tương hỗ giữa các nhân tố
20

của các quyển với nhau. Sự tiến hóa bờ biển thể hiện qua sự biến đổi các đường
bờ qua các giai đoạn phát triển khác nhau thông qua quá trình bồi tụ, xói lở mài
mòn. Sự sói lở, mài mòn này tạo nên những vùng đất mới ven biển, của sông,
các mỏ sa khoáng quý hiếm Nhưng đây đồng thời cũng là nguyên nhân gây
thiên tai vẫn hiện đang gây nhiều thiệt hại cho cư dân ven biển.

Do sự đa dạng về các yếu tố địa hình: núi + đồng bằng + biển, nên hệ sinh
thái ở các khu vực ven biển Việt Nam rất đa dạng, giàu tài nguyên khoáng sản,
mỏ sa khoáng và nguồn vật liệu thủy tinh vô tận.
Trên các mô đất tại các cửa sông, cửa biển là nơi hội tụ đông đúc dân cư,
hình thành các làng chài ven biển mà ngày nay là các đô thị phát triển. Ở khu
vực Trung bộ và Nam bộ, có thể kể đến các cửa biển lớn, tập trung nhiều dân cư
như sau: Sầm Sơn, Cửa Lò, Đồng Hới, Cảnh Dương, Đà Nẵng, Hội An, Nha
Trang, Tuy Hòa, Vũng Tàu, Hà Tiên
Do sự ưu đãi về thiên nhiên như thế, ngoài việc khai thác các tài nguyên
thiên nhiên có sẵn từ biển như: hải sản, thủy sản nhập mặn, sa khoáng, dầu
mỏ… khu vực bờ biển Việt Nam, ở đây là khu vực bờ biển miền Trung và Nam
bộ rất thuận tiện để xây dựng các cảng biển lớn, các khu căn cứ quân sự, các
khu du lịch danh lam thắng cảnh biển… Tuy nhiên, trong quá trình xây dựng
chiến lược phát triển kinh tế lâu dài, cũng cần cân nhắc việc khai thác và phát
triển sao cho bền vững. Tránh việc khai thác quá độ làm ảnh hưởng nghiêm
trọng đến cảnh quan tự nhiên chung, là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến biến đổi
khí hậu và nhiều hệ quả về môi trường nghiêm trọng, mà Việt Nam là một trong
những nước có khả năng hứng chịu đầu tiên.
Về hệ thống sông ngòi:
Các sông ở khu vực Trung bộ và Nam bộ chủ yếu đổ từ phía Tây và đổ ra
biển Đông. Có thể kể đến một số con sông tiêu biểu có địa hình như thế là:

Sông Yên (Thanh Hóa) (còn gọi là sông Mực, có nhánh được gọi là
sông Nhà Lê) là một trong những dòng sông lớn ở tỉnh Thanh Hóa, Việt
Nam. Sông bắt nguồn từ Bình Lương (huyện Như Xuân) chảy qua các huyện
21

Như Thanh, Nông Cống, Quảng Xương và đổ ra biển Đông tại cửa Lạch
Ghép ở giữa hai huyện Quảng Xương và Tĩnh Gia.


Sông Lam: Bắt nguồn từ Nậm Căn (Lào), dài 513km, chảy qua
Nghệ An theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, đổ ra biển Đông tại cửa Hội.

Sông Thạch Hãn: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 155km, diện
tích lưu vực gần 3000km², hợp thành bởi 2 con sông chính là sông Quảng Trị
và sông Cam Lộ rồi đổ ra biển Đông qua cửa Việt.

Sông Bến Hải: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 100km, chảy
dọc theo vĩ tuyến 17° Bắc từ Tây sang Đông rồi đổ ra biển Đông qua cửa
Tùng.

Sông Gianh: Bắt nguồn từ dãy Trường Sơn, dài 90km, chảy trên
địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Gianh.

Sông Nhật Lệ: Bắt nguồn từ núi U Bò (dãy núi Trường Sơn), dài
85km, chảy qua địa phận tỉnh Quảng Bình rồi đổ ra Biển Đông qua cửa Nhật
Lệ.

Sông Hương (còn gọi là Hương Giang): Bắt nguồn từ dãy Trường
Sơn Đông, dài 30km đoạn từ Bằng Lãng đến cửa Thuận An, chảy qua thành
phố Huế ở tỉnh Thừa Thiên-Huế sau đó hợp lưu với dòng Hữu Trạch tại ngã
ba Bằng Lãng.

Sông Trà Khúc: Bắt nguồn từ núi Đắc Tơ Rôn, dài 120km, là hợp
nước của 4 dòng sông (sông Rhe, sông Xà Lò, sông Rinh, sông Tang), đổ ra
biển Đông qua cửa Đại.

Sông Vệ (Quảng Ngãi)

Bắt nguồn từ rừng núi phía Tây của huyện

Ba Tơ. Sông chảy theo hướng Tây Nam- Đông Bắc, giữa các huyện Nghĩa
Hành, Tư Nghĩa, Mộ Đức đổ ra biển Đông tại cửa Cổ Lũy và cửa Đức Lợi

Sông Ba (còn gọi là Đà Rằng): Bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Linh
(Kon Tum), dài 300km, diện tích lưu vực là 13.000km², chảy qua Gia Lai và
Phú Yên rồi đổ ra biển Đông qua cửa Đà Diễn.
22


Sông Cái (Nha Trang)

(còn có tên gọi là sông Phú Lộc, sông Cù)
có chiều dài 79 km, phát nguyên từ Hòn Gia Lê, cao 1.812 m, chảy qua các
huyện Khánh Vĩnh, Diên Khánh và thành phố Nha Trang rồi đổ ra biển ở
Cửa Lớn (Đại Cù Huân).

Sông Thị Vải (Bà Rịa Vũng Tàu) là con sông chảy qua và làm ranh
giới tự nhiên giữa Đồng Nai và Bà Rịa Vũng Tàu. Sông được bắt nguồn từ
huyện Long Thành, chảy theo hướng đông - nam, qua Nhơn Trạch, đến
huyện Tân Thành đổi hướng theo hướng nam đổ ra biển tại vịnh Gành Rái

Sông Hậu (Sóc Trăng)

đổ ra biển Đông qua cửa Tranh Đề và cửa
Định An.
Về khí hậu:
Đối với khu vực ven biển Trung Bộ có thể chia ra làm 2 tiểu vùng duyên
hải Bắc Trung Bộ và duyên hải Nam Trung Bộ.
Khu vực ven biển Bắc Trung Bộ (bao gồm toàn bộ khu vực ven biển
phía Bắc đèo Hải Vân), về mùa đông, do gió mùa thổi theo hướng Đông

Bắc mang theo hơi nước từ biển vào nên khu vực chịu ảnh hưởng của thời tiết
lạnh kèm theo mưa, đây là điểm khác biệt với thời tiết khô hanh vào mùa đông
vùng Bắc Bộ. Đến mùa hè không còn hơi nước từ biển vào nhưng có thêm gió
mùa Tây Nam (còn gọi là gió Lào) thổi ngược lên gây nên thời tiết khô nóng,
vào những thời điểm này nhiệt độ ngày có khi lên tới trên 40 độ C, trong khi đó
độ ẩm không khí lại rất thấp. Có thể lí giải vui cho địa danh Cửa Lò (Nghệ An)
là gần biển nhưng lại nóng như cái lò …?
Vùng ven biển Nam Trung Bộ (bao gồm khu vực đồng bằng ven biển
Nam Trung Bộ thuộc phía Nam đèo Hải Vân), gió mùa Đông Bắc khi thổi đến
đây thường suy yếu đi do bị chặn lại bởi dãy Bạch Mã. Vì vậy, khi về mùa hè
có gió mùa Tây Nam thổi mạnh từ vịnh Thái Lan, tràn qua dãy núi Trường Sơn
gây nên thời tiết khô nóng cho toàn khu vực.
23

Đặc điểm nổi bật của khí hậu Trung Bộ là có mùa mưa và mùa khô không
cùng xảy ra vào một thời điểm trong năm với mùa mưa và khô của hai vùng khí
hậu Bắc Bộ và Nam Bộ.
Còn ở khu vực ven biển Nam bộ: Nam Bộ nằm trong vùng đặc trưng
của khí hậu nhiệt đới gió mùa và cận xích đạo. Nền nhiệt ẩm phong phú, ánh
nắng dồi dào, thời gian bức xạ dài, nhiệt độ cao. Biên độ nhiệt ngày đêm giữa
các tháng trong năm thấp và ôn hòa. Độ ẩm trung bình hàng năm khoảng từ 80 -
82% . Khí hậu hình thành trên hai mùa chủ yếu quanh năm là mùa khô và mùa
mưa, lượng mưa phân phối không đồng đều giữa các tỉnh. Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 tới tháng 4.
Cũng do hệ sinh thái đa dạng này đã chi phối mạnh mẽ đến đời sống sản
xuất, chi phối thế ứng xử của con người đối với môi trường tự nhiên, môi trường
xã hội, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng. Đặc biệt là các biểu hiện của tính chất
biển trong đời sống, văn hóa xã hội cư dân nơi đây.
1.1.2. Điều kiện xã hội:
Không kể đến những cư dân tiền sử và sơ sử sống tại các tỉnh ven biển

miền Trung ngày nay, những cư dân người Việt đến sinh sống ở vùng đất này
chủ yếu là từ thế kỉ XV. Sự thay đổi to lớn về thành phần dân cư của Trung Bộ
được đánh dấu mốt số mốc quan trọng như sau: Vào đầu thế kỉ XV (1402) thời
Hồ Quý Ly, đã có những cuộc di dân đầu tiên từ phía Bắc vào các Phủ Thuận
Hóa (Bình Trị Thiên hiện nay). Các lưu dân chủ yếu là dân nghèo các vùng
Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, một số ít là từ Nam Định, Hải Dương, Hưng
Yên. Vào năm 1471, đời Lê Thánh Tông và nhất là đến thời đại Nguyễn Hoàng
(1558) tiếp tục là những đợt di dân khổng lồ để khai hoang những vùng đất
mới. Thậm chí Tiên Chúa Nguyễn Hoàng để kích thích dân chúng đi khai
hoang, còn có kế hoạch, ngoài những đất được khai phá để lập làng, gọi là đất
công, còn cho những người mới đến khai khẩn đất ngoài làng gọi là đất tư. Đây
chính là lí do trong một thời gian ngắn dân số khu vực này tăng lên nhanh
chóng. Theo Phủ Biên Tạp Lục của Lê Quý Đôn, vào thế kỉ XV, phủ Thuận Hóa
24

lãnh 2 châu, 12 huyện mà chỉ có 1407 hộ với 3663 nhân khẩu. Để tăng lực
lượng khai thác và nhất là để mở rộng tiềm lực kinh tế, Chúa Nguyễn còn đốc
thúc những gia đình vốn từ Thanh Hóa vào, lôi kéo bà con, họ hàng vào theo, để
khai khẩn ruộng đất, biến thành tư hữu. Ngoài ra, sau những lần giao tranh với
chúa Trịnh ở Đàng Ngoài, Chúa Nguyễn còn bắt những tù binh và nông dân tiếp
tục đi khai hoang những vùng đất mới, lập ấp, được cấp phát nông cụ, trâu
cày… Việc đẩy mạnh công cuộc khai khẩn ở vùng đất Trung Bộ trong suốt thế
kỉ XVII và nửa đầu thế kỉ XVIII đã đem lại những kết quả to lớn.
Như vậy, rõ ràng những lưu dân ở phía Bắc vào lập nghiệp ở vùng đất
mới chủ yếu làm nghề nông. Khi làng xã được thành lập, những gia đình có ông
cha là những người có công khai phá chiếm ưu thế, hay nói cách khác là làm
chủ làng. Những người mới đến sau thì gần như không có quyền hạn gì cả. Mà
muốn đi khai phá thêm đất mới cũng không phải dễ, lên rừng thì đầy hiểm họa,
mà cũng không đủ nhân tài vật lực. Họ đành sống dạt ra ven những cồn cát, ven
sông xa xôi so với những làng thôn đã đông đúc. Dần dà chuyển hẳn ra sống

trên sông nước, gọi là những vạn đò. Đó là lớp ngư dân đầu tiên. Rồi khi dân cư
ở vạn đò đã dần đông đúc chật chội, họ lại dịch chuyển ra những vùng cát ven
biển. Họ bắt đầu khai phá và định cư thành những cư dân vùng biển đầu tiên.
Và cứ như thế, theo thời gian, càng ngày càng có nhiều người đến định cư
ở những vùng ven biển. Các thôn các xóm dần được hình thành và mở rộng về
phía Nam. Những cư dân ven biển này sống chủ yếu bằng nghề nông và nghề
biển. Nhờ có ý chí và quyết tâm cao họ đã vượt qua những khó khăn và gian
khổ. Cộng đồng người khai hoang lập nghiệp đó do tác động của hoàn cảnh
sống nên luôn coi trọng và bảo vệ đến cùng thành quả lao động.
Ngoài ra, một trong những yếu tố quan trọng cấu thành nền văn hóa bản
địa khu vực ven biển miền Trung Việt Nam đó là nơi đấy trước kia thuộc lãnh
địa của vương quốc Chăm pa, với rất nhiều những dấu tích về văn hóa vẫn còn
tồn tại đến ngày nay như: tháp Chăm ở Huế, tháp Đôi Liễu, Cốc Thượng, Núi
Rùa ở Quảng Nam, Đà Nẵng, Tháp Bà ở Nha Trang, Ninh Thuận, Bình Thuận
25

…. Trong quá trình mở rộng bờ cõi về phía nam, người Việt ở Bắc Bộ đã đem
những thành tựu văn hóa xã hội của người Việt cổ đến vùng đất mới, song mặt
khác, để thích ứng với điều kiện sống mới họ cũng nhanh chóng tiếp thu nhiều
thành tựu của văn hóa bản địa, mà cụ thể ở đây là của người Chăm.
So sánh với 2 vùng Bắc Bộ và Nam Bộ, Trung Bộ thể hiện rõ nét là một
vùng đệm mang tính trung gian. Nơi đây đã chịu sự ảnh hưởng lớn từ các yếu tố
tự nhiên là núi non, biển, sông ngòi, các đầm và đồng bằng, vào trong các thành
tố văn hoá vùng. Thể hiện qua các loại hình văn hóa, tập tục xã hội nói chung và
cuộc sống trong các làng, xã đồng bằng ven biển nói riêng. Các làng nghề nông
nghiệp, ngư nghiệp, thủ công, có hoạt động đan xen, hỗ trợ nhau.Điển hình là
các ngày lễ cúng đình của làng nghề nông nghiệp và đồng thời là lễ cúng cá ông
của làng nghề đánh cá.
Khí hậu quanh năm trong vùng không được thuận lợi, chịu sự chi phối
mạnh của điều kiện tự nhiên vốn luôn khắc nghiệt. Tuy văn hóa Trung Bộ có

những đặc điểm riêng biệt với các vùng văn hóa khác, nhưng xuất phát từ hệ
thống địa lý liền một dải và có mối quan hệ tương hỗ giữa các vùng miền
trong lịch sử phát triển nên vừa có tính đặc trưng lại vừa tương đồng với nền
văn hoá chính thể Bắc Bộ.
Còn khu vực Nam bộ trước kia thuộc lãnh thổ của nước Phù Nam và
Chân Lạp. Đến thời Chúa Nguyễn và Tây Sơn thì hình thành danh xưng Gia
Định được khai khẩn vào khoảng thế kỉ 17. Có thể nhìn nhận khởi điểm lịch
sử văn hóa Nam Bộ được tính mốc là năm 1623 khi vua Chân Lạp cho chúa
Nguyễn di dân Việt đến định cư ở Prey Kôr (thành phố Hồ Chí Minh hiện nay).
Cuối thế kỷ XVII, chúa Nguyễn tiếp nhận một đoàn người Hoa đến quy thuận
và cho họ đến khai phá và định cư ở Biên Hoà - Đồng Nai. Tiếp đó mộ dân
từ Quảng Bình vào chia đặt doanh, huyện, lập hộ tịch. Như vậy, phải gần một
thế kỷ sau Nam Bộ mới bước đầu được định hình một vùng văn hóa. Như vậy, ở
khu vực Nam bộ, về đời sống văn hóa sẽ chịu ảnh hưởng của khá nhiều luồng
văn hóa: Người Việt ở Bắc Bộ di cư vào, Văn hóa du nhập của người Chăm-pa,

×