Tải bản đầy đủ (.doc) (16 trang)

MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM NHẠC NHÓM TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (492.47 KB, 16 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP. THANH HÓA
TRƯỜNG MẦM NON QUẢNG TÂM

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

ĐỀ TÀI:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO
DỤC ÂM NHẠC NHÓM TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI
Họ và tên:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
SKKN thuộc môn:
NĂM HỌC 2014 - 2015
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIÁO DỤC ÂM
NHẠC NHÓM TRẺ 24 – 36 THÁNG TUỔI.
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Lý do chọn đề tài:
Trẻ em là những hạt giống, những mầm non trong vườn ươm đất nước,
trẻ em là nguồn hạnh phúc của mọi gia đình, là tương lai của đất nước, là lớp
người kế tục sự nghiệp của ông cha. Đặc biệt là trẻ ở lứa tuổi mầm non việc
chăm sóc giáo dục trẻ ngay từ những tháng năm đầu tiên của cuộc sống là một
vấn đề hết sức cần thiết và nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng không chỉ đối
với gia đình, nhà trường, mà là còn của toàn xã hội, chính vì vậy chúng ta
phải tạo mọi điều kiện, tập trung mọi sức lực để chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo
điều kiện cho trẻ được hoạt động, học tập và vui chơi “trẻ học bằng chơi, chơi
bằng học” đạt chất lượng giáo dục cao trong giai đoạn công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
Như chúng ta đã biết giáo dục âm nhạc là “món ăn tinh thần” không thể
thiếu được đối với con người nói chung và đối với trẻ mầm non nói riêng.
Ngay từ khi trẻ cất tiếng khóc chào đời tâm hồn trẻ đã được xoa dịu bằng lời
ru ngọt ngào của bố, của mẹ, những câu hát du dương êm dịu đã đưa trẻ vào


giấc ngủ, với những giấc mơ đẹp, khi trẻ đến trường mầm non đã được các cô
dỗ dành, yêu thương bằng những bài hát ru đậm đà tính giáo dục, những bài
hát đó đã thấm sâu vào tâm hồn trẻ, nuôi dưỡng tâm hồn trẻ, lớn lên, mang lại
cho trẻ tình yêu quê hương, đất nước, yêu thương kính trọng người trên, bạn
bè giúp đỡ chia sẻ cùng nhau, thông qua đó trẻ biết ngoan ngoãn, vâng lời,
gọn gàng, sạch sẽ
Đến với âm nhạc sẽ giúp trẻ phát triển trí nhớ, óc tưởng tượng, cơ thể trẻ
phát triển cân đối, hài hòa, qua ca hát giúp giáo viên phát hiện ra những trẻ có
năng khiếu nghệ thuật để kịp thời bồi dưỡng cho trẻ.
Đặc biệt là trẻ ở lưa tuổi mầm non dạy trẻ tiếp xúc với giáo dục âm nhạc
là một trong những nhiệm vụ quan trọng trong trường mầm non, người giáo
1
viên phải nắm vững đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ, Từ đó cô giáo đưa ra
phương pháp giáo dục phù hợp để cung cấp cho trẻ những kiến thức sơ đẳng
một cách khoa học, nhằm lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào các hoạt động của
trẻ, biến hoạt động học tập thành hoạt động tìm tòi khám phá của trẻ, để kiến
thức đến với trẻ một cạch tự nhiên, khắc sâu vào tâm lý của trẻ trong hoạt
động học tập tiếp theo
Khi đất nước đang phát triển thì ngành giáo dục nói chung và ngành học
mầm non nói riêng, bên cạnh đó năm học 2014 – 2015 là năm thứ 2 toàn
ngành giáo dục thực hiện học tập nghị quyết số 29-NQ/TW của hội nghị
Ban chấp Hành Trung Ương Đảnglần thứ 8 kháo XI của đảng đưa ra mục
tiêu” Đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục và đào tạo , đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hóa, hiện đại hổatng điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế” sẽ đào tạo được nguồn nhân lực chủ nhân
tương lai của đất nước có đủ đức, đủ tài để p;hục vụ quê hương, đất nước,
Như chúng ta đã biết giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân, nó giữ một vai trò, một vị trí vô cùng quan trọng,
đặc biệt trong sự nghiệp xây dựng và đào tạo thế hệ trẻ, vì giáo dục mầm non
là giai đoạn khởi đầu đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách

trẻ.
Bộ môn giáo dục âm nhạc cho trẻ trong trường mầm non là một bộ
môn rất cần thiết, không thể thiếu được trong trường mầm non nói chung và
trẻ ở nhóm trẻ 24 – 36 tháng nói riêng. Bởi giáo dục âm nhạc là phương tiện
tích cực trong giáo dục trẻ ở nhiều mặt: thẩm mỹ, đạo đức, trí tuệ, thể chất
Ngoài ra đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở độ tuổi này là “dễ nhớ, dễ quên” phát
âm chưa chuẩn, đặc biệt là trẻ ở vùng nông thôn nói tiếng địa phương nhiều,
còn có một số trẻ nói ngọng, nói lắp mà giáo dục âm nhạc là một biện pháp
hiệu quả đã khắc phục tình trạng này.
Từ những đồng nghiệp đi trước, qua dự giờ thăm lớp, thực tế giảng
dạy, thông qua việc vận dụng một số biện pháp giáo dục âm nhạc. Bản thân
2
tôi luôn băn khoăn, trăn trở, suy nghĩ phải làm gì để thu hút và lôi cuốn được
sự hứng thú của trẻ vào hoạt động giáo dục âm nhạc đạt kết quả cao, để khi cô
hát bài hát có “hồn” hơn lôi cuốn sự hứng thú của trẻ vào hoạt động âm nhạc,
trẻ yêu ca hát thấy được cái hay, cái đẹp trong từng bài hát góp phần giáo dục
đạo đức và hoàn thiện nhân cách trẻ
Vì vậy tôi chọn đề tài “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giáo
dục âm nhạc cho trẻ 24 – 36 tháng” để nghiên cứu.
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1. Thực trạng
• Thuận lợi:
- Được sự quan tâm của Đảng uỷ, Uỷ ban nhân dân, các đoàn thể trong
xã, nhân dân xây dựng cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia mức độ I.
- Được sự giúp đỡ của ban lãnh đạo, chuyên viên phòng giáo dục đào
tạo Quảng Xương.
- Được sự quan tâm chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường .
- 100% cán bộ, giáo viên có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn.
- Số cháu trong nhóm trẻ cùng độ tuổi, trẻ đi học chuyên cần đạt tỉ lệ
cao nên thuận lợi cho việc giảng dạy.

Một số phụ huynh đã quan tâm đến việc chăm sóc giáo dục trẻ ở nhà
cũng như ở trường.
• Khó khăn:
Số trẻ đông ở độ tuổi nhà trẻ đa số trẻ mới nhập học nên hình thành nề
nếp thói quen cho trẻ trong các hoạt động còn gặp nhiều khó khăn trong tổ
chức các hoạt động trong ngày.
Đồ dùng phục vụ cho hoạt động âm nhạc chưa đầy đủ, chủ yếu là đồ
dùng tự làm. đồ dùng hiện đại còn hạn chế
3
Bản thân là giáo viên trẻ mới vào ngành, năng khiếu âm nhạc còn hạn
chế
Bên cạnh còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc ca hát
của trẻ nên không tạo điều kiện giúp đỡ.
Xuất phát từ những thuân lợi và khó khăn trên, qua nghiên cứu, tìm tòi
tôi đã tìm ra được những biện pháp để nâng cao chất lượng cho trẻ trong hoạt
động âm nhạc :
Kết quả khảo sát (trước khi áp dụng biện pháp mới)
Độ
tuổi
Tổng
số trẻ
Nội dung
Kết quả được khảo sát
Nhóm
trẻ
24-36
tháng
32 Đạt
Chưa đạt
Tốt Khá TB

S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ %
Trẻ hứng thú
nghe hát,hiểu
được nội dung
của bài hát, trẻ
biết múa minh
hoạ theo bài
hát.
7 21,9 10 31 12 37,5 3 9,6
Trẻ hát thuộc
bài hát, hát rõ
lời, hát đúng
giai điệu bài hát
6 18,8 11 34,4 12 37,5 3 9,6
Trẻ biết sử
dụng dụng cụ
âm nhạc và vỗ
đúng nhịp bài
hát
7 21,9 9 28,1 13 40,6 3 9,6
Qua bảng khảo sát tôi thấy chất lượng hoạt động âm nhạc ở nhóm trẻ
chưa cao, khả năng hoạt động âm nhạc chưa đồng đều, các cháu đang còn hát
ngọng, hát chưa rõ lời, chưa hứng thú nghe hát, chưa biết sử dụng dụng cụ âm
nhạc, qua khảo sát tỷ lệ trẻ đạt tốt khá còn thấp, tỉ lệ trẻ chưa đạt còn cao, tôi
đã tìm ra nguyên nhân đó là dạy một cách máy móc dập khuôn, tích hợp các
môn học còn rất ít chưa lô gíc .
4
Qua dự giờ, khảo sát chất lượng trên trẻ, thời gian nghiên cứu, tìm hiểu
tôi đã đưa ra cho mình một số biện pháp giúp trẻ ở độ tuổi 24 – 36 tháng hoạt
động âm nhạc đạt hiểu quả cao.

B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. Các giải pháp thực hiện
1 Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ
2. Xây dựng nề nếp học sinh:
3. Tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học.
4. Tổ chức hoạt động âm nhạc thông qua các môn học
5. Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động ngoài trời, giờ đón trẻ, giờ ngủ
6. Sáng tạo trong chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ âm nhạc và tổ chức buổi
chơi:
7. Giáo dục âm nhạc thông qua mọi lúc mọi nơi.
8. Giáo dục âm nhạc phối kết hợp với gia đình.
9. Bồi dưỡng học sinh yếu kém.
10. Tổ chức sinh hoạt văn nghệ cuối tuần và thông qua tổ chức sinh hoạt.
II. Các biện pháp tổ chức thực hiện
1 Nắm bắt đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ
Như chúng ta đã biết đặc điểm tâm sinh lý ở độ tuổi này là dễ nhớ, dễ
quên, trẻ phát âm chưa chuẩn (đói với trẻ nông thôn nói tiếng địa phương
nhiều, trẻ còn nhút nhát ) bởi vậy cô giáo phải tìm hiểu nắm bắt được đặc
điểm tâm sinh lý của từng trẻ để có biện pháp giáo dục, giúp đỡ trẻ.
Cháu nói chưa rõ, nói ngọng, nói lắp thì xếp cháu ngồi cạnh cháu có khả
năng nói tốt, nói đúng và nhắc trẻ giúp đỡ cho bạn, dành thời gian quan tâm
đến cháu nhiều hơn, động viên giúp đỡ trẻ kịp thời. Hoặc những cháu nhút
nhát, không chịu hoạt động, hát nhỏ (thậm chí không hát) cô sắp xếp cho cháu
đó được hoạt động với những trẻ nhanh nhẹn, thích hoạt động. Đồng thời cô
luôn kịp thời động viên, khích lệ trẻ hát vận động.
5
Ngoài ra còn tổ chức thi đua giữa các tổ, nhóm, thi đua trẻ với trẻ để trẻ
mạnh dạn, tự tin hứng thú trong hoạt động âm nhạc. Ngoài ra tranh thủ buổi
tối vào những ngày lễ tôi thường đến những gia đình gần nơi tôi ở động viên
các cháu biểu diễn cho người thân xem.

2. Xây dựng nề nếp học sinh:
Ngay từ đầu năm học tôi đã luyện trẻ vào nề nếp, đưa trẻ quen dần với nề
nếp lớp học, bằng cách chia tổ, đặt tên tổ, tổ Hoa Hồng, tổ Hoa Sen, tổ Hoa
Cúc, trong các tổ tôi xếp xen kẽ các cháu nam với các cháu nữ, cháu mạnh
dạn với cháu nhút nhát, xếp những cháu yếu kém ngồi phía trên gần cô để cô
t;iện theo dõi, những cháu thiếu tập trung nghe cô giảng bài tôi luôn quan tâm
động viên khuyến khích trẻ tập trung chú ý vào giờ học và kịp thời uốn nắn
tác phong ngồi cho trẻ, ngồi học phải ngay ngắn, muốn nói gì phải xin phép
cô giáo, từ đó tôi đã hình thành cho trẻ có một nề nếp, thói quen tốt trong lớp.
3. Tạo hứng thú cho trẻ trong giờ học.
Sau khi xây dựng nề nếp lớp học thì việc tạo hứng thú cho trẻ trong giờ
học như sau: Đối với các cháu ở lứa tuổi nhà trẻ là trẻ “chóng nhớ, chóng
quên” trẻ đang còn nói ngọng, nói lắp, nhút nhát, nên yêu cầu cô giáo phải tạo
cho trẻ một giờ học thoải mái “học mà chơi, chơi mà học”. Đấy chính là cách
giới thiệu bài của cô phải sinh động, hấp dẫn gây được hứng thú cho trẻ vào
bài học, nhưng phải phú hợp với bài học với chủ điểm, cô có thể giới thiệu bài
bằng rối tay, búp bê, tranh, ảnh trên màn hình vi deo hoặc chơi trò chơi ngắn,
kể chuyện, đọc thơ.
Trong quá trình trẻ ca hát cô giáo cũng cần thay đồi các hình thức để trẻ
hứng thú, hình thức thi đua tổ, nhóm, thi đua các cá nhân, thay đổi các đội
hình (vòng tròn, ngồi, đứng, ) hát to, hát nhỏ, nhanh, chậm, ngoài ra đồ dùng
để hoạt động phải hấp dẫn, sáng tạo.
Ngoài ra lập kế hoạch cho hoạt động cũng là một vấn đề vô cùng quan
trọng, chúng ta phải cần nghiên cứu kỹ, tìm tòi, sáng tạo soạn giảng bằng
giáo án điện tử để gây được hứng thú cho trẻ vào hoạt động.
6
Ví dụ: Chủ điểm con vật đến giờ âm nhạc cho trẻ xem hình ảnh con vật
trên vi deo, cô treo tranh các con vật hoặc mô hình con vật, mũ múa con vật
xung quanh lớp, để tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Khi cô hát mẫu hoặc hát
cho trẻ nghe cô phải vui tươi, thể hiện điệu bộ phù hợp với bài hát, đồ dùng

phải đẹp, hấp dẫn và đúng chủ điểm, cô hát phải đúng nhạc, rõ lời, cháu nào
hát ngọng, hát lắp cô phải sửa sai cho trẻ kịp thời.
Trong quá trình trẻ ca hát, múa cô giáo cũng cần thay đổi các hình thức
để trẻ hứng thú: Hình thức thi đua tổ, thi đua nhóm, thi đua cá nhân thay đổi
các đội hình vòng tròn, ngồi, đứng hát to, hát nhỏ, nhanh, chậm. Ngoài ra đồ
dùng để hoạt động cũng phải hấp dẫn.
Ngoài ra nghiên cứu lập kế hoạch cho hoạt động cũng là một vấn đề vô
cùng quan trọng, chúng ta phải cần nghiên cứu kỹ tìm tòi sáng tạo trong giáo
án.
4. Tổ chức hoạt động âm nhạc thông qua các môn học.
Giáo dục âm nhạc thông qua các môn học khác chính là phương pháp
tích hợp, nhằm giúp giờ học nhẹ nhàng, sinh động hơn qua đó giúp trẻ thuộc
các bài hát đã học.
- Giáo dục âm nhạc thông qua môn nhận biết tập nói.
Môn nhận biết tập nói là một bộ môn cho trẻ làm quen với các con vật
gần gũi, các loại hoa quả, các người thân trong gia đình vì vậy rất dễ tích hợp
môn giáo dục âm nhạc.
Ví dụ: Cho trẻ làm quen với “con mèo” vào giờ học cô và trẻ múa hát
bài “Rửa mặt như mèo” sau đó giới thiệu bài học, kết thúc cho trẻ hát múa lại
một lần nữa, như vậy giờ học nhẹ nhàng, trẻ tiếp thu bài tốt, trong khi đó lại
ôn luyện được bài múa, bài hát trong chủ điểm giúp trẻ hát thuộc, hát đúng,
vận động âm nhạc cũng tốt hơn.
- Giáo dục âm nhạc thông qua môn văn học.
7
Để giúp trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học một cách nhẹ nhàng, giúp trẻ
thoải mái trong giờ học thì việc tích hợp môn giáo dục âm nhạc là rất cần
thiết.
Vi dụ: Dạy trẻ bài thơ ”Hoa nở” cô hát cho trẻ nghe bài hát “Ra vườn
hoa em chơi” sau đó cô giới thiệu bài thơ và dạy trẻ đọc thuộc bài thơ, khi kết
thúc cô và trẻ hát múa bài hát “Ra vườn hoa em chơi” một lần nữa, qua bài

hát, bài thơ giáo dục trẻ chăm sóc và bảo vệ cây xanh, vườn hoa vườn trường.
- Giáo dục âm nhạc thông qua môn vận động.
Môn phát triển vận động là môn học rất cứng nhắc. Vì thế tích hợp âm
nhạc vào giờ học là rất cần thiết, làm cho trẻ hứng thú hơn trong quá trình
hoạt động.
Ví dụ: Làm đoàn tàu chuyển bánh: Trẻ vừa đi vừa hát bài “Đoàn tàu nhỏ
xíu” hoặc tập bài phát triển chung động tác kết hợp bài hát để trẻ yêu thích
môn học và thoải mái ,vui vẻ, hứng thứ trong giờ học hơn.
Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động góc cũng rất quan trọng và nó có
nhiều hình thức. Tuỳ thuộc váo sự lựa chọn để tài, nội dung chính mà lựa
chọn bài hát cho phù hợp
Ví dụ: Góc phân vai bán hàng các loại quả vào bài tôi hát cho trẻ nghe
bài hát “Đố quả” trò chuyện với trẻ về các loại quả.
5. Giáo dục âm nhạc thông qua hoạt động ngoài trời, giờ đón trẻ, giờ
ngủ
Nếu chúng ta chỉ để trẻ hoạt động trong tiết học trẻ sẽ chán vì vậy cho trẻ
hoạt động ngoài trời trẻ sẽ rất hứng thú, chẳng hạn khi hướng dẫn trẻ quan sát
vườn hoa, cô và trẻ đàm thoại về các loại hoa sau đó hát cho trẻ nghe bài hát
“Ra vườn hoa em chơi” hoặc cho trẻ quan sát con gà trống, bắt nhịp cho trẻ
hát bài “Con gà trống” Khi trẻ hát cô thay đổi hình thức múa hát đôi hoặc
các bạn trai hát tiếp đến các bạn gái.
Như vậy trẻ sẽ có kiến thức về môi trường tự nhiên vừa được làm động
tác minh hoạ trẻ rất hứng thú nhanh thuộc bài. Thông qua đó trẻ đã có một
8
vốn kiến thức về âm nhạc, giúp trẻ phát triển ngôn ngữ và có tình cảm với
mọi vật xung quanh.
* Giáo dục âm nhạc thông qua giờ đón trẻ.
Như chúng ta đã biết trẻ ở độ tuổi nhà trẻ còn nhiều cháu nhút nhát, còn
hay hờn dỗi, vòi vĩnh, nhiều trẻ khi được bố mẹ đưa đến trường hay khóc nhè,
đòi về, khi trẻ đến trường trẻ rất nhớ gia đình, trẻ thường hay trông ngóng,

trong những lúc này cô giáo cần nhẹ nhàng, tình cảm, dỗ dành trẻ, cô hát cho
trẻ nghe hoặc cô và trẻ hát bài “Biết vâng lời mẹ” hay những bài hát về các
con vật như con mèo, con vịt, con gà trống Đây là những con vật gần gũi
với trẻ sẽ giúp trẻ quên đi thời gian trẻ sẽ hoà nhập với bạn, cô giáo trẻ sẽ
không khóc nhè nữa, hoặc khi đón trẻ cô bế trẻ hát ru cho trẻ nghe những lời
hát nhẹ nhàng, du dương sẽ đưa trẻ vào niềm tin trẻ sẽ thích đi học và đến lớp
không khóc nhè nữa.
Trong giờ ngủ cô hát ru cho trẻ ngủ, những bài hát ru nhẹ nhàng, du
dương sẻ dễ dàng đưa trẻ đến với giấc ngủ và giấc mơ đẹp.
Ví dụ: Bài hát Ru con, Mẹ yêu không nào các bài hát dân ca có như thế
âm nhạc thấm dần vào trẻ.
6. Sáng tạo trong chuẩn bị đồ dùng, dụng cụ âm nhạc và tổ chức buổi
chơi:
Đối với giờ hoạt động âm nhạc cần rất nhiều đồ dùng cho cô và cho trẻ
nên các loại đồ dùng, đồ chơi phải đẹp, sử dụng một cách khoa học, sáng tạo,
phù hợp với độ tuổi với chủ điểm vì ở các trường mầm non vùng nông thôn
kinh tế còn gặp khó khăn nên đồ dùng, đồ chơi còn nghèo nàn chủ yếu là đồ
dùng tự làm nên cô phối hợp với phụ huynh tận dụng các nguyên vật liệu sẳn
có của địa phương nhờ phụ huynh làm đồ dùng để phục vụ cho môn học như:
ống nước làm trồng, vỏ bia làm trống lắc, tre làm phách tre phụ huynh sơn
mầu đỏ, xanh, vàng vẽ hoa văn trang trí, bìa cứng làm mũ múa, làm sân khấu
mi ni, may quần áo trang phục phù hợp với bài hát hấp dẫn với trẻ. Giáo dục
âm nhạc giữa buổi chơi bằng nhiều hình thức, đầu giờ kết thúc giờ chơi.
9
Ví dụ: Chủ điểm gia đình cho trẻ hát bài “Mẹ yêu không nào” để gây
hứng thú cho trẻ qua bài hát, cô giới thiệu chủ đề chơi khi kết thúc buổi chơi
cho trẻ vừa hát vừa thu dọn đồ chơi cất vào nơi qui định.
7. Giáo dục âm nhạc thông qua mọi lúc mọi nơi.
Ngoài việc giảng dạy trên tiết học tôi luôn phải thường xuyên bồi dưỡng
thêm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi, bởi vì ở mọi lúc mọi nơi có tác dụng rất lớn

đối với sự lĩnh hội kiến thức của trẻ, đặc biệt đối với trẻ ở lứa tuổi này tâm lý
của trẻ phát triển, trẻ có thể hiểu được cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, bên
cạnh đó khi cô giáo cho trẻ đi dạo, đi thăm quan cô phải giải thích những sự
vật xung quanh trẻ mà trẻ chưa tự mình hiểu được. Trong quá trình đi dạo, đi
thăm quan cô có thể lồng ghép các bài hát mà trẻ đã học bằng các trò chơi.
Vào các buổi chiều tôi luôn cho trẻ ôn lại các bài hát múa mà trẻ đã học
để giúp trẻ củng cố lại bài và nhớ lâu hơn.
Có thể nói cho trẻ học ở mọi lúc mọi nơi là một vấn đề rất cần thiết,
không chỉ giúp trẻ ôn lại bài đã học mà trẻ còn được tìm hiểu thêm về thế giới
xung quanh mà trẻ chưa biết làm cho trẻ cảm thấy thoải mái, vui vẻ, tự tin tiếp
thu kiến thức sâu hơn, nhớ lâu hơn.
8. Giáo dục âm nhạc phối kết hợp với gia đình.
Gia đình chính là trường học đầu tiên của trẻ nên việc phối kết hợp giữa
gia đình và nhà trường rất cần thiết. Cô luôn gặp gỡ trao đổi với phụ huynh
để giúp phụ huynh nắm bắt được tình hình học tập của trẻ, trao đổi về chủ
điểm, những bài hát múa trẻ đang học, hướng dẫn cho phụ huynh khuyến
khích trẻ hát, múa biểu diễn cho mọi người trong gia đình xem, bên cạnh đó
động viên gia đình cho trẻ đi xem các ngày hội, ngày lễ, diễn văn nghệ quần
chúng, xem chương trình bông hoa nhỏ, các băng đĩa ca hát về giáo dục mầm
non để trẻ cảm nhận được cái hay, cái đẹp trong nghệ thuật âm nhạc, động
viên phụ huynh sưu tầm các nguyên vật liệu sẵn có giúp đỡ cô giáo trang trí
lớp theo chủ đề và làm đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động âm nhạc như
phách tre, trống lắc, mũ múa, sân khấu, quấn áo biểu diễn văn nghệ . từ
10
những sự phối hợp chặt chẽ gữa phụ huynh và cô giáo hoạt động âm nhạc đã
nâng cao rõ rệt.
9. Bồi dưỡng học sinh yếu kém.
Ngoài việc giảng dạy trên tiết học, tôi thường xuyên chia đối tượng khá,
trung bình, yếu để luyện cho từng đối tượng theo khả năng ở mọi lúc, mọi
nơi.

Ví dụ: Nhóm trẻ khá tôi luyện với khả năng cao hơn, cháu trung bình cho
trẻ nhớ được các bài hát, múa, vận động, cháu yếu đầu tư nhiều hơn để trẻ từ
từ nắm bắt được các bài hát múa, vận động và dần dần giúp trẻ hoà nhập với
chất lượng chung. Đối với trẻ yếu giờ chơi tự do cho trẻ hát, múa, sử dụng
dụng cụ âm nhạc những bài đã học lúc đầu trẻ hát nhẩm sau đó hát to cùng
các bạn.
Đối với trẻ nhút nhát: Phối hợp với gia đình động viên trẻ về nhà hát,
múa, sử dụng dụng cụ âm nhạc cho bố mẹ ông bà nghe.
Đối với trẻ còn hát ngọng, hát lắp cô cho trẻ hát đi hát lại nhiều lần,
thường xuyên sửa và uốn nắn cho trẻ, hát đi hát lại những từ, những câu chưa
chuẩn, sao cho trẻ hát không ngọng, không lắp, hát trọn câu.
10. Tổ chức sinh hoạt văn nghệ cuối tuần và thông qua tổ chức sinh
nhật, ngày hội ngày lễ .
Như chúng ta đã biết trẻ nhà trẻ khả năng tự biểu diễn của trẻ còn hạn
chế so với trẻ mẫu giáo vì vậy cô giáo phải thường xuyên cho trẻ biểu diễn là
một hình thức rất cần thiết, giúp trẻ mạnh dạn tự tin hơn, hình thức tổ chức
như sau:
Cô chuẩn bị: Trang điểm, buộc tóc, đội mũ múa, phông màn, dụng cụ âm
nhạc.
Thực hiện cô là người trực tiếp dẫn chương trình, động viên khích lệ trẻ
tự tin trên sân khấu, trong quá trình trẻ biểu diễn có thể lồng ghép, cho trẻ đọc
thơ, kể chuyện, đóng kịch để gây hứng thú cho trẻ, giúp trẻ không nhàm chán,
cuối buổi cô thưởng hoa bé ngoan cho trẻ.
11
Giáo dục âm nhạc thông qua tổ chức sinh nhật: Ngay từ đầu năm học tôi
đã tổng hợp tên và ngày sinh của trẻ ở trong lớp, sau đó tôi sẽ tổ chức sinh
nhật cho từng cháu trong lớp.
Ví dụ: Trong lớp có 5 cháu sinh vào ngày 6/2 thì sẽ tổ chức sinh nhật
chung một ngày 6/2 để cả lớp cùng dự.
Hình thức tổ chức:

- Các cháu hôm ấy ăn mặc, trang điểm thật đẹp, các bạn đến chúc mừng,
múa hát để tặng các bạn, quà là những con búp bê, những con vật, những
bông hoa, sau đó cho trẻ nghe băng, đàn cho trẻ nghe các bài hát mà trẻ đã
được học, thông qua hoạt động này trẻ rất vui vẻ, phấn khởi thích đi học và
giúp trẻ thích được ca hát.
- Ngoài ra giáo dục âm nhạc qua tổ chức các ngày hội, ngày lễ thôn xã
, ngành, các hội thi cũng gúp trẻ tự tin và thích hoạt động âm nhạc hơn .

12
C. KẾT LUẬN
1. Kết quả nghiên cứu ;
Qua quá trình dạy làm quen với hoạt động giáo dục âm nhạc cho trẻ ở
nhóm trẻ 24 – 36 tháng, với việc vận dụng một số biện pháp, một số kinh
nghiệm trên, đã gây hứng thú cho trẻ trong hoạt động âm nhạc, kỹ năng của
trẻ hát đúng giai điệu bài hát, múa và sử dụng dụng cụ âm nhạc đúng nhịp
bài hát, giờ học của trẻ đạt kết quả cao hơn.
Kết quả khảo sát lần ( Sau vận dụng một số biện pháp mới )
Độ
tuổi
Tổng
số trẻ

Nội dung
Kết quả được khảo sát
Nhóm
trẻ
25-36
tháng
32 Đạt
Chưa đạt

Tốt Khá TB
S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ % S.trẻ %
Trẻ hứng thú
nghe hát, hiểu
được nội dung
của bài hát, trẻ
biết múa minh
hoạ theo bài hát.
12 37,5 16 50 4 12,5 0 0
Trẻ hát thuộc bài
hát, hát rõ lời,hát
đúng giai điệu
bài hát
14 43,8 16 50 2 6,2 0 0
Trẻ biết sử dụng
dụng cụ âm nhạc
đúng nhịp bài hát
13 40,6 15 46,9 4 12,5 0 0
Nhìn vào bảng khảo sát trên ta thấy vào giờ học các cháu đã hứng thú
vào học một cách say sưa, hào hứng, nắm được kiến thức cô truyền thụ tốt
hơn. Số cháu hứng thú nghe hát, hát đúng giai điệu bài hát, hát trọn câu, hát rõ
lời, không còn trẻ hát ngọng, hát lắp, trẻ hát chính xác hơn, so với kết quả
khảo sát trước khi vận dụng phương pháp mới số trẻ đạt loại tốt, khá tăng
một cách rõ rệt, không còn trẻ chưa đạt .
Trước xu thế thay đổi và sự phát triển của xã hội hiện nay, đặc biệt là nền
công nghệ khoa học thông tin đang nhảy vọt thì ngành giáo dục phải có nhiều
13
chuyển biến theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá đào tạo được
nguồn nhân lực có chất lượng, thực chất ở trình độ cao việc cho trẻ làm quen
với giáo dục âm nhạc ở trường mầm non là rất quan trọng, và không thể thiếu

được, mục tiêu của giáo dục mầm non là chăm sóc, giáo dục trẻ tạo điều kiện
cho trẻ phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.
Để giờ hoạt động âm nhạc đạt kết quả cao đòi hỏi giáo viên phải có lòng
nhiệt tình, tính linh hoạt, sáng tạo, ngôn ngữ rõ ràng, chính xác, có kiến thức
vững chắc, luôn nghiên cứu tài liệu để rút ra những kinh nghiệm giúp cho giờ
học đạt kết quả cao.
Bằng những kinh nghiệm và thực tế trong quá trình giảng dạy, cùng với
sự giúp đỡ của Ban Giám hiệu nhà trường, tôi đã rút ra được bài học kinh
nghiệm sau:
2. Bài học kinh nghiệm:
Muốn nâng cao chất lượng giáo dục âm nhạc cho trẻ ở độ tuổi nhà trẻ
được tốt thì người giáo viên phải có lòng yêu nghề, mến trẻ có lòng nhiệt tình,
tự rèn luyện nâng cao trình độ chuyên môn, tham khảo tài liệu, học hỏi đồng
nghiệp, tìm tòi sáng tạo trong giờ dạy, truyền đạt kiến thức cho trẻ chính xác
có hệ thống.
Một là: Cần phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của từng trẻ trong
nhóm lớp.
Hai là: Phải tạo được hứng thú cho trẻ trong giờ học, thay đổi hình thức
hoạt động trong giờ học
Ba là: Giáo dục âm nhạc thông qua các môn học, các hoạt động khác,
các ngày hội ngày lễ
Bốn là: Phải thuộc bài hát, hát rõ ràng, hát đúng cao độ trường độ của
từng bài hát.
Năm là: Phải có kiến thức chuyên môn vững vàng có sáng tạo trong lời
dẫn dắt vào bài gây hứng thú cho trẻ.
14
Sáu là: Phải sáng tạo trong việc chuẩn bị giáo án điện tử đồ dùng,
dụng cụ âm nhạc phù hợp, đẹp, gây hứng thú.
Bảy là: Biết tích hợp các môn học với nhau phù hợp theo chủ đề một
cách khéo léo, sinh động gây hứng thú cho trẻ.

Tám là: Nắm vững đặc điểm nhận thức của từng trẻ để có biện pháp bồi
dưỡng cho trẻ.Thường xuyên tổ chức sinh hoạt văn nghệ cuối tuần
Chín là: Phải tạo điều kiện dạy trẻ ở mọi lúc, mọi nơi, các bài tập chuẩn
bị cho giờ dạy phải rõ ràng, sáng tạo.
Mười là: phải có sự tham mưu với nhà trường cùng với phụ huynh thống
nhất phương pháp dạy và hỗ trợ làm thêm đồ dùng , đồ chơi phục vụ cho môn
học.
3. Ý kiến đề xuất:
Những năm gần đây được sự quan tâm của Đảng, Nhà nước đối với các
ngành học nói chung và ngành học mầm non nói riêng nhưng đối với các
trường mầm non vùng nông thôn trang thiết bị phục vụ công tác giảng dạy
còn hạn chế chưa có đồ dùng hiện đại
Đề nghị với Phòng Giáo dục hỗ trợ thêm đồ dùng trang thiết bị phục vụ
cho công tác giảng dạy đối với các trường mầm non vùng nông thôn .
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng
dạy, những kinh nghiệm này giúp trẻ tiếp thu bài đạt kết quả cao và hình
thành nhân cách cho trẻ ngay từ khi trẻ còn thơ. Rất mong được sự đóng góp
ý kiến của hội đồng khoa học các cấp để bản thân tôi rút được kinh nghiệm
làm tốt hơn nữa trong công tác giảng dạy trẻ trong trường mầm non.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Thanh Hoá, ngày 20 tháng03 năm 2015
Xác nhận của thủ trưởng dơn vị
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình, không sao chép của người khác
Người viết sáng kiến kinh nghiệm

15

×