Tải bản đầy đủ (.pdf) (32 trang)

SKKN GIÚP HỌC SINH HỌC TỐT DÂN CA Ở THCS

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (23.77 MB, 32 trang )

Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
1








PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO CẦN ĐƯỚC
TRƯỜNG THCS TÂN ÂN














HỌ VÀ TÊN : TRẦN VIỆT QUYỀN
Năm Học : 2013 - 2014






Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
2


Nhận xét đánh giá của HĐKH trường :
- Tác dụng của SKKN :


- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :


- Hiệu quả :


- Xếp loại :



Tân Ân, Ngày …… tháng … năm 2014
CT/ HĐKHGD




Nhận xét đánh giá của HĐKH huyện :
- Tác dụng của SKKN :



- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :


- Hiệu quả :


- Xếp loại :


Cần Đước, Ngày …… tháng …… năm 2014
CT/ HĐKHGD


Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
3




Nhận xét đánh giá của HĐKH tỉnh :
- Tác dụng của SKKN :


- Tính thực tiễn, sư phạm, khoa học :


- Hiệu quả :

- Xếp loại :



Long An, Ngày …… tháng ……… năm 2014
CT/ HĐKHGD



















Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
4



MỤC LỤC
*****


I – LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI :

1. Đặt vấn đề.
2. Mục đích đề tài.
3. Lòch sử đề tài
4. Phạm vi đề tài.

II – NỘI DUNG CÔNG VIỆC ĐÃ LÀM :

1. Thực trạng đề tài.
2. Nội dung cần giải quyết.
3. Biện pháp giải quyết.
4. Kết quả, chuyển biến của đối tượng.

III – KẾT LUẬN :

1. Tóm lược các giải pháp.
2. Phạm vi, đối tượng áp dụng.
3. Kiến nghò với các cấp về điều kiện thực hiện ( nếu có )

IV – PHỤ LỤC ( nếu có ) :

1. Phiếu khảo sát.
2. Tư liệu tham khảo ( tên tư liệu, tên tác giả, tên nhà xuất bản,
năm xuất bản )

Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
5

I-LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

1. Đặt vấn đề:
Nhận thức được tầm quan trọng, vai trò, ý nghĩa của dân ca trong việc
giáo dục thế hệ trẻ, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước, Bộ Giáo dục
và Đào tạo đã có chỉ đạo về việc đưa các làn điệu dân ca, trò chơi dân gian vào
trường học và coi đó là một trong năm tiêu chí xây dựng “Trường học thân
thiện, học sinh tích cực”. Hưởng ứng phong trào ý nghĩa này, cả nước đã và
đang tích cực thực hiện các biện pháp khác nhau để đưa dân ca vào giảng dạy
trong nhà trường với những tín hiệu đáng mừng. Trong cuộc gặp gỡ GS TS
Trần Văn Khê tại “Không gian Đờn ca tài tử Nam Bộ”, gáo sư có nói " Việc
đờn ca tài tử (ĐCTT) được công nhận là di sản văn hóa thế giới, Thầy cho đó
là điều dĩ nhiên. Thầy rất vui nhưng không ngạc nhiên. Bởi vì từ năm 1963 –
1974 thầy đã có nhiều dịp nói chuyện về ĐCTT tại UNESCO, ngay từ lúc đó
UNESCO đã gián tiếp nhìn nhận bộ môn này xứng đáng được chọn đưa vào
dĩa hát mang nhãn hiệu UNESCO, như vậy họ đã gián tiếp nhìn nhận ĐCTT
có giá trị đặc biệt! Bây giờ UNESCO đã nhìn nhận chính thức cho thế giới biết
rằng dân tộc Việt Nam có một bộ môn nghệ thuật vừa là phương tiện giải trí,
vừa thỏa mãn óc sáng tạo của dân tộc; đem sự ngẫu hứng, đem sự gặp gỡ với
nhau mà chơi với nhau từ tỉnh này qua tỉnh kia, không cần gặp nhau, không
cần hòa tập trước vẫn ăn đờn với nhau giống như tất cả con dân miền Nam
Việt Nam này cùng chung nhịp đập của trái tim. Mong rằng sự gặp gỡ này sẽ
gây ra tình đoàn kết thật sự, lòng thương yêu giữa những người chơi ĐCTT,
cùng giúp đỡ lẫn nhau, đừng tranh hơn thua, mỗi người đều có một cá tính,
một đặc thù. Mong rằng đây là nơi gặp gỡ để trao đổi với nhau những nét đặc
thù, trao đổi với nhau những ngón đờn hay, trao đổi với nhau cả tình yêu qua
nghệ thuật để thương yêu dân tộc và thương yêu đất nước Việt Nam! Xin nói
thêm rằng, ĐCTT không phải chỉ của những người miền Nam Việt Nam mà
ngay cả miền Trung, miền Bắc, kể cả ở hải ngoại khi nghe vọng cổ, không ai
không gạt nước mắt. Và bây giờ, qua sự giới thiệu của UNESCO, cả thế giới
nhìn ĐCTT không phải với cặp mắt tò mò, mà nhìn bằng sự ngưỡng mộ, thán
phục. Điều đó cho thấy, vị trí mới của ĐCTT trên trường quốc tế và ĐCTT

xứng đáng được như thế! " ( Báo Bạc Liêu - Phương Từ thực hiện). Qua lời
nhận xét chân tình của một người thầy danh tiếng về đàn ca tài tử, ta đặc biệt
thấy rõ vị trí và tầm ảnh hưởng của đờn ca tài tử. Nhưng trong thời đại ngày
nay, mấy ai đã biết nhiều về nó, hiểu nhiều về nó? Xét về tính nhân rộng thì
trường học là nơi tốt nhất để giới thiệu đến học sinh, phụ huynh học sinh nét di
sản văn hóa này, thế nhưng có lẽ vì điều kiện khách quan, chương trình học
chưa thể đáp ứng được việc này, giáo viên phổ thông cũng đã mấy ai cho học
sinh tìm hiểu về đàn ca tài tử thì làm sao ta có thể hiểu và cảm được cái hay,
cái đẹp của một loại hình văn hóa dân gian đặc trưng của Nam Bộ này.

Mặt khác, hiện nay đất nước ta đang trên đà phát triển về mọi mặt. Về xã
hội có những bước phát triển vượt bậc, tuy nhiên do lạm dụng văn hóa phương
Tây mà bỏ quên bản sắc dân tộc Việt Nam, nên hiện nay các em gần như
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
6

quên hẳn các trò chơi dân gian, các làn điệu dân ca vốn rất phong phú và đa
dạng mà ông cha ta đã dày cộng gầy dựng. Do lạm dụng nên phần lớp trẻ ngày
nay thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại
hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca, thậm chí không mấy mặn mà với
các bài hát dân ca, và còn có quan niệm rằng: nghe dân ca là không sành điệu,
lỗi thời…Trước thực trạng trên một yêu cầu cấp thiết đặt ra là đưa dân ca đến
gần với thanh, thiếu niên trong đó biện pháp hữu hiệu và phổ biến nhất là đưa
dân ca trở thành một trong những nội dung giáo dục trong nhà trường. Điều
đó sẽ giúp cho lớp trẻ hôm nay nhận ra được những giá trị tinh thần vô cùng to
lớn kết tinh trong các làn điệu dân ca, từ chỗ hiểu được các giá trị, các em biết
trân trọng, yêu quý các giá trị những làn điệu dân ca này và có ý thức, trách
nhiệm giữ gìn và bảo tồn những di sản tinh thần to lớn đó.
Xuất phát từ ý nghĩa, vai trò của dân ca nói chung, dân ca Nam Bộ nói
riêng với việc giáo dục cho thế hệ trẻ để hình thành cho các em HS ý thức thích

tìm hiểu, yêu thích và phát huy thể loại dân ca ngay từ trong ghế nhà trường
phổ thông. Là một giáo viên giảng dạy bộ môn Âm nhạc, tôi luôn trăn trở, tìm
tòi các giải pháp cùng với nhà trường để thực hiện có hiệu quả việc đưa dân ca
vào các hoạt động giáo dục học sinh. Qua kiểm nghiệm thực tế, tôi mạnh dạn
chia sẻ kinh nghiệm của mình là:“ Giúp học sinh hát tốt dân ca Nam Bộ trong
trường Trung học cơ sở”.

2. Mục đích đề tài:

- Giúp HS hát tốt các làn điệu dân ca Nam Bộ.
- Rèn luyện kĩ năng hát tốt các bài hát dân ca Nam Bộ.
- Giúp HS có thêm được nhiều kiến thức âm nhạc thông qua việt tìm hiểu di
sản văn hóa Nam Bộ thông qua các làn điệu truyền thống nói trên.

3. Lịch sử đề tài:
Qua quá trình giảng dạy nhiều năm, bản thân tôi đã rút được nhiều kinh
nghiệm bổ ích về dạy hát các làn điệu dân ca Nam Bộ cho các em học sinh, nên
tôi đã viết sáng kiến kinh nghiệm: " Giúp học sinh hát tốt dân ca Nam bộ trong
trường trung học cơ sở " để các thầy, cô đọc tham khảo và vận dụng.

4. Phạm vi đề tài:
Đối tượng nghiên cứu mà tôi áp dụng cho đề tài này là học sinh khối 6 ở
trường trung học cơ sở Tân Ân và đề tài này áp dụng được đối với tất cả các
khối lớp ở trường trung học cơ sở.
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
7

II - NỘI DUNG ĐỀ TÀI
1. Thực trạng đề tài:
Theo tình hình hiện nay thì đa phần các em học sinh không có hứng thú

về học hát dân ca vì:
- Các em học sinh ít quan tâm đến dân ca.
- Nếu có hát thì các em hát không truyền cảm, hát theo kiểu học thuộc
lòng bài hát.
Nguyên nhân:
- Do các em học sinh thiếu hiểu biết về dân ca Nam Bộ vì ngày nay các
em thích nghe và thích hát những bài hát trẻ trung, sôi động, nhạc ngoại
hơn là thưởng thức những làn điệu dân ca .
- Do các em thiếu hiểu biết về kĩ năng ca hát các bài hát dân ca vì các bài
dân ca đa phần có sử dụng luyến, láy và phát âm về ca từ phải đúng với vùng
miền nơi đã sáng tác ra các bài hát dân ca đó.
- Do các em chưa nắm rõ về địa danh các vùng ở Nam Bộ nên sức truyền
cảm của bài hát khi các em thể hiện chức có.


2. Nội dung cần giải quyết:
Từ cơ sở lý luận và thực tiễn trên cũng như quá trình nghiên cứu chương
trình, sưu tầm tài liệu để góp phần đưa dân ca Nam Bộ và lồng ghép di sản
văn hóa vào tiết học âm nhạc tôi đã tiến hành như sau:

- Giúp học sinh hát tốt cá làn điệu dân ca Nam bộ.
- Làm cho học sinh yêu thích các làn điệu dân ca Nam bộ.
- Học sinh hát dân ca sẽ có cảm nhận sâu sắc hơn về tình yêu quê hương,
đất nước và con người Việt Nam.
- Giúp HS học tập, bồi dưỡng thường xuyên, cập nhật kiến thức, cách
tiếp cận di sản văn hóa trong khi học môn âm nhạc.
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
8

3. Biện pháp giải quyết :

3.1. Giới thiệu chung về dân ca Nam bộ.

3.1.1. Vài nét về Nam Bộ và dân ca Nam Bộ

Cho học sinh tìm hiểu về vùng miền và con người Nam Bộ:

-Nói đến nghệ thuật ca hát dân gian cổ truyền Nam Bộ mà chỉ
đóng khung trong một số làn điệu vọng cổ hay bài bản cải lương, ca nhạc tài
tử, thì quả chưa đầy đủ. Mặc dầu chúng ta không phủ nhận tính hấp dẫn, yếu
tố truyền cảm gây xúc động mạnh của các thể loại ca hát đó, nhưng đứng trên
góc độ nghiên cứu mà xem xét, thì sự phiến diện nói trên có thể đưa đến những
nhận định không toàn diện, và hiện tượng nhầm lẫn giữa ngọn và gốc có thể
xảy ra. Nội dung vấn đề này nhằm tìm hiểu tính chất phong phú của nền dân
ca Nam Bộ, một bộ phận trong kho tàng âm điệu dân gian phong phú và quí
bàu của đất nước ta.

-Nói đến Nam Bộ, chúng ta nghĩ đến một vùng đất màu mỡ có
phong cảnh thiên nhiên xinh đẹp hữu tình, có tài nguyên giàu có, trù phú.
Không thể quên được con người Nam Bộ với tính tình cởi mở, hào hiệp, nặng
nghĩa nhiều tình mà hình như đất nước thiêng liêng đã dành riêng cho mảnh
quê phương Nam này! Từ Đồng Nai, Long Khánh, Biên Hòa, Đất Đỏ với
những lô cao su thẳng tắp, bạt ngàn, sừng sững hiên ngang như muốn vươn
lên hàng triệu cánh tay xanh biếc, rậm dày che kín cả khoảng trời mênh
mông chúng ta đi dần xuống miền châu thổ Cửu Long với những cái tên nghe
"là lạ" "dễ thương" như: Mỹ Tho, Bến Tre, Long Xuyên, Cần Thơ, Rạch
Giá băng qua những "tấm thảm vàng tươi" đang óng ánh trĩu cành phơi
mình dưới ánh nắng chói chang của miền gần xích đạo.

3.1.2. Nghe một số làn điệu của dân ca Nam Bộ:
Cho học sinh làm quen với một đoạn hò tâm tình:

hò ơi! Nho nhỏ như ai, chớ còn nho nhỏ như em đây luôn chặt
dạ bền lòng. Dẫu cho nước Đồng Nai có chảy cạn, đá Đồng Nai có bị mòn, thì
thủy chung như nhứt, trước sau em vẫn giữ sắt son lời nguyền ơ

(Hò miền Đông Nam Bộ)
Hay những lời "oán trách" nhau trong điệu hò Trà Vinh:

Hò ơi Tay cắt tay bao nỡ ruột cắt ruột sao đành! Một lời thề biển cạn non
xanh. Chim kêu dưới suối, vượn hú trên nhành, qua không bỏ bậu ơ ơ mà sao
bậu đành bỏ qua ơ ơ

Cũng như tên nhiều miền của đất nước, hò là một điệu dân ca phổ biến ở
Nam Bộ nói riêng. Hò được gắn liền với sông nước, với khung cảnh êm ả,
phẳng lặng. Với một âm hưởng phóng khoáng, tự do, mang ít nhiều nhân tố
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
9

"tự sự", "vịnh thán", hò thường được dùng để ngợi ca hay đề cao một đạo lý
tốt đẹp nào đấy như lòng chung thủy sắt son, niềm tin yêu chặt dạ bền lòng
Âm điệu của các thể loại hò ở từng địa phương thường không giống nhau về
chi tiết luyến láy, về các xử lý các "âm điệu" giữa câu, hay có đôi khi cũng
khác nhau về kết cấu toàn bộ. Thí dụ như, hò Đồng Tháp thì kết ở một nốt
thuộc "át âm", nhưng trong lúc đây, tuy cùng một điêu thức "xon", nhưng hò
Miền Đông, hò Bạc Liêu, hò Gia Ninh, thì lại dùng nốt chủ âm để kết hoàn
toàn.

Việc xử lý kếu cấu này tùy thuộc vào phong cách, vào nội dung của từng
vùng, nhằm thể hiện được tính cách riêng biệt, màu sắc độc đáo, chứ không
phải là không có dụng ý. Thông thường do ý nghĩa của nội dung lời hò giữ vai
trò quyết định, nên giai điệu của hò này được tiến hành theo đường nét bình

ổn, "lên dần" hoặc "xuống dần", cố tránh những bước nhảy quãng đột xuất,
nhằm tạo ra một phong vị êm đềm, nhẹ nhàng như kiểu "ngân nga, tự sự",
nặng đi vào chiều sâu lắng hơn là ầm ĩ, huyên náo. Hoàn cảnh xã hội ngày càng
thay đổi, nên nội dung và hình thức hò cũng được cải biên và bổ sung cho thích
hợp. Ví dụ như, khi Mặt trận Bình dân bên Pháp chiếm được nhiều thắng lợi
trên địa hạt chính trị, thì ở Nam Bộ, kế bên những loại hò mộc, hò huê tình, hò
đối, hò thơ, hò truyện lại xuất hiện thêm một loại hò gọi là hò quốc sự. Nội
dung hò quốc sự đề cập đến những vấn đề chính trị cổ vũ và động viên tinh
thần yêu nước của quần chúng. Sau đây là một đoạn của hò quốc sự.

Nữ (vấn):

Hò ơi ! Trên đời mọi vật bẩn nhơ
Đều nhờ rửa nước trở nên trong lành
Đến khi nước phải nhơ tanh
Lấy gì mà rửa xin anh phân cùng

Nam (đáp):

Hò ơi ! Em ơi trải bao thế hệ oai hùng
Nước nhà lâm nạn anh hùng ra tay
Hi sinh bao quản thân dài
Máu đào từng rửa, "nước" rày thành trong

Nội dung lời của hò phần lớn dựa trên cơ sở của lối thơ lục bát, nhưng khi
xử lý thì có thể giữ nguyên, hoặc có khi lại mở rộng dài hơn để khớp với âm
điệu của câu hò. Vì thế việc sáng tác ra những câu hò được đông đảo quần
chúng tham gia dễ dàng và nhanh chóng thu hút được sự hâm mộ của quần
chúng. Về tháng bảy âm lịch, thường là mùa cấy rộ và cũng là lúc mà các
"vạn" cấy (như phường, hội) được có dịp trổ tài vừa cấy giỏi lại vừa hò hay

và dĩ nhiên sau những lần gặp gỡ, biết mặt biết tài nhau là đến những lời
hò hẹn cho những ngày sau mùa gặt hái

Kế bên những điệu hò trữ tình, êm dịu, dân ca Nam Bộ còn bao gồm những
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
10

bài hát lý (hay là nhữngđiệu lý). Lý là những khúc hát ngắn gọn, vui tươi, dí
dỏm, mang tính chất lạc quan yêu đời rõ nét với các dịp điệu phong phú và
sinh động.

Như bài Lý ngựa ô (Nam Bộ):

Lý con ngựa ngựa ô (2 lần)
Anh tra khớp bạc, lục lạc đồng đen
Búp sen lá đậm - Dây cương đầm thấm
Cán roi anh bịt đồng thà

Lá anh í a đưa nàng là anh đưa nàng về dinh (2 lần)

Nhưng cũng có khi, lý lại được pha lẫn vào chút ít màu sắc trữ tình man
mác như bài Lý lu là:

Ai về giòng dứa mà qua truông
Nhắn thăm lu là với bậu ơ bậu ơi !
Bỏ buồn cho nàng ơi ! mà cho ai ?
Bỏ buồn cho nàng ơi ! mà cho anh !

Xét về phương diện âm hưởng nói chung toát ra từ các điệu hò và Lý Nam
Bộ, chúng ta rút ra được chất tinh khiết, chân thật, tuy mộc mạc, pha lẫn chút

in âm điệu mênh mông của hò, với nhịp điệu sinh động, vui phơi phới đầy tươi
mát của các điệu lý. Đặc biệt về mặt kết cấu, lý cũng có những phân biệt câu
cú, khúc, đoạn rõ ràng. Sự trình bày phần âm điệu được mạch lạc, có tính nhất
quán toàn bộ, và dễ phát hiện, không cầu kỳ, phức tạp, ngổn ngang.

Cách vận dụng và xử lý các hệ thống điệu thức dân gian 5 cung hoặc 7
cung, hoặc 5 cung có thêm bớt bất thường trong thể loại lý, càng tạo thêm
được nhiều sắc thái về giọng điệu, càng làm phong phú thêm, mở rộng ra nhiều
khả năng kết hợp chặt chẽ giữa âm điệu và ngôn ngữ. Hiện nay, theo chỗ
chúng tôi được biết thì các cơ sở nghiên cứu đã sưu tầm và chỉnh lý hơn 40
điệu lý như: Lý con sáo, Lý giao duyên, Lý cây bông, Lý chúc rượu, Lý chia
tay, Lý cây gòn, Lý con chuột, Lý bình vôi v.v

Mỗi điệu lý nói trên đều có một nội dung rõ rệt, hoặc phổ biến những kinh
nghiệm sản xuất (như Lý đất dòng chẳng hạn), hoặc ca ngợi những đức tính
tốt trong cuộc sống (như Lý Ba Tri), cái đẹp trong thiên nhiên (Lý cây xanh)
hoặc oán trách nhau (như Lý lu là) hoặc mỉa mai, châm biếm bọn lý trưởng,
cường hào (như Lý con chuột, Lý bình vôi, Lý con sam). Các chủ đề nhạc trong
các điệu lý rất nhiều vẻ, dưới những hình thức rất độc đáo, nhưng lại rất quen
thuộc với phong vị cổ truyền của quần chúng từ lâu đời.
Trong quá trình cải biên, bổ sung, dĩ nhiên có một số chủ đề trong các điệu
lý được sáng tạo, nâng cao. Trong số ấy, chúng ta có thể lấy bài Ru con làm ví
dụ. Từ bái Lý giao duyên của vùng Trị Thiên, bài Lý giao duyên của Nam Bộ
đã tiến lên trong một quá trình hoàn chỉnh hơn dưới một tựa đề mới là Ru con.
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
11

Đó cũng là một quy luật, một đặc điểm cần lưu ý khi nghiên cứu vốn dân gian
cổ truyền để chúng ta phân biệt được tính giao lưu và tính bổ sung đổi mới
luôn luôn của nó.

Lời bài hát Ru con, dân ca Nam Bộ:

Gió mùa thu Mẹ ru con ngủ
Năm canh chầy thức đủ vừa năm
Hỡi chàng chàng ơi !
Hỡi người người ơi !
Em nhớ tới chàng Em nhớ tới chàng !
Hãy nín ! nín đi con !
Hãy ngủ ! ngủ đi con !
Con hời con hỡi

Con hỡi con hời hỡi con !
Toàn bộ nội dung của bài hát được diễn tả trong sáu câu. Chỉ với 6 câu
thôi, nhưng cũng đủ để vẽ nên một "bức tranh âm thanh" tuyệt diệu:

"Giữa một đêm thu tĩnh mịch lắng nghe từng cơn gió lành lạnh nhẹ
lướt ngoài khung cửa người mẹ trẻ ấy vừa ru con, vừa nghĩ đến người
thương vừa nghĩ đến người thương, vừa ru con! ". Âm điệu đơn giản, lời lẽ
ngắn gọn, cô đọng đến mức không thể nào thêm được vào đấy một nốt hay một
chữ nào nữa cả

Sự kết hợp như hình với bóng của âm điệu và lời ca đã thúc đẩy thêm
nhanh chóng sự gần gũi giữa hình tượng nghệ thuật và quần chúng. Có những
lúc, chúng ta như nghe được cả những nức nở, nghẹn ngào đang trào lên
từng đợt, từng đợt như:

Hãy nín ! nín đi con
Hãy ngủ ! ngủ đi con !
Con hời con hỡi


Toàn bộ bài hát được kết thúc bằng một sự đóng lại thư thả trên đường nét
đi xuống của giai điệu chậm rãi nhỏ dần và chấm dứt nhưng chúng ta
như vẫn còn thấy đọng lại đâu đây hình ảnh người thiếu phụ đêm thu ru con
ngủ , hình ảnh của một sự đợi chờ của một lòng sắt son chung thủy !




Dân ca là một mảnh đất trù phú, một kho tàng âm điệu vô tận, nơi tập
trung của tất cả những nhân tố thể hiện trực tiếp nhất, sinh động nhất tính
cách dân tộc của một địa phương hay một dân tộc nào đó. Và nền âm nhạc
chuyên nghiệp với tất cả những hình thức phong phú muôn màu muôn vẻ của
nó cũng đều bắt nguồn từ di sản dân tộc, từ vốn cổ truyền của thế hệ trước để
lại. Vì thế, tìm hiểu được kho tàng quý báu ấy đã là một chuyện không dễ,
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
12

nhưng cái khó hơn hết, cái quyết định hơn hết là cần phải biết gạn đục, khơi
trong, phải biết chọn lọc, lấy ra cái gì "tinh" nhất để phục vụ tốt cho cái hiện
tại. Đó là vấn đề rất thiết yếu mà các nhạc sĩ nghiên cứu, sáng tác, biểu diễn,
huấn luyện, không riêng cho một địa phương nào, đều nhận thấy trách nhiệm
của mình trước nhân dân trong việc xây dựng một nền văn học nghệ thuật tiên
tiến có tính chất dân tộc và tính nhân dân sâu sắc và việt dạy hát dân ca Nam
bộ trong trường học là rất cần thiết.



3.1.3. Hệ thống các làn điệu dân ca Nam Bộ:

Các làn điệu dân ca Nam Bộ gồm có 3 phầm:


 -Lý
 -Hò : hò trên cạn, hò trên sông nước.
 -Ru con

3. 2. Giới thiệu các làn điệu, bài hát dân ca Nam Bộ:

 3.2.1. Lý:
Lý là một bài hát ngắn gọn, mộc mạc.Chữ lý ở đây là chỉ một thể loại trong
dân ca.
Lý là một loại dân ca đặc sắc của Việt Nam. Lý có cả ở 3 miền Bắc,Trung,
Nam của Việt Nam, nhưng có lẽ lý phát triển mạnh nhất ở Nam Bộ và thể loại
này chiếm tỉ lệ lớn trong dân ca Nam Bộ.
Lý Nam Bộ được sinh ra phần lớn từ những câu ca dao, có nhiều làn điệu
được sáng tác cùng dựa trên một câu ca dao nên rất phong phú về số lượng
cũng như làn điệu.
Nội dung của lý thể hiện mọi khía cạnh, hiện tượng của cuộc sống, đề cập
đến những quan hệ xã hội, quan hệ cộng đồng, thái độ phê phán những thói hư
tật xấu trong dân gian.
Lý Nam Bộ có hệ thống tiếng đệm lót, đệm phụ nghĩa, láy đưa hơi….phong
phú. Đó cũng là nghệ thuật phát triển ca dao thành dân ca của lý.



Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
13


LÝ DĨA BÁNH BÒ





Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
14






Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
15



Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
16

 3.2.2. Hò:
Hò là một lối hát, thường được hát trong quá trình lao động. Nhịp điệu
của điệu hát rất gần với nhịp điệu của động tác khi làm việc. Là điệu hát
xướng, có khi đồng xướng, có khi đơn xướng, có hoặc không có xô, và có khi có
đối đáp. Người xướng được gọi là hò cái, người xô được gọi là hò con.
Hò là loại hình ca hát dân gian được ưa chuộng ở Nam Bộ.Phần lớn tính
chất âm nhạc trữ tình,tâm tình,ít mang dáng dấp của đông tác lao động.
Nội dung và hình thức
• Các điệu hò Nam Bộ nghiêng về thơ ca dân gian trữ tình,môi trường
chèo ghe, cấy lúa trở thành bối cảnh để hò phát sinh và phát triển. Tình
yêu đôi lứa là chủ đề bao trùm của hò Nam Bộ.

• Ở Nam Bộ có nhiều làn điệu hò khác nhau, được hò đơn xướng, hò nối
tiếp, hò đối đáp, đồng xướng hoặc đơn xướng kết hợp đồng xướng.
• Về âm nhạc cũng rất phong phú: có phân nhịp hoặc không phân nhịp,
thể hiện trên nhiều dạng thang âm khác nhau.
• Có thể chia hò thành 2 hệ thống:
• Hò trên cạn
• Hò trên sông nước
- Hò trên cạn:
Tính chất của hò trên cạn là mạnh mẽ,gọn gàng thường hát gần như hô lên và
nhịp điệu rất ăn khớp với động tác.
VD: hò kéo gỗ,hò giã gạo…


Hò trên cạn: khi cắt lúa hò đối đáp với nhau.

Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
17

-Hò trên sông nước:
• Nam Bộ có địa hình nhiều kênh rạch,cùng với nhiều lối sinh hoạt,lao
động trên địa hình này nên có nhiều điệu hò được hình thành và phát
triển.
• Tính chất của hò trên sông nước là rất mạnh mẽ,phát triển trên cơ sở
một hay nhiều cặp thơ lục bát,cùng với việc sử dụng những tiếng đệm
đặc trưng của loại hò này.

Hò trên sông nước: khi chèo ghe hò một mình hoặc hò đối đáp với nhau.

 3.2.3. Ru con:
Hát ru ở Nam Bộ là lối hát đơn xướng rất được phổ biến khắp thành

thị,nông thôn và còn gọi là hát đưa em,hát ru con,ru em….
Hát ru Nam Bộ ít nói đến đối tượng được ru là trẻ mà thường nói lên tâm
sự của người phụ nữ, tình cảm của người mẹ đới với con, nói lên mối quan hệ
giữa người với người, quan hệ gia đình, xã hội….
Hát ru là lối hát ngâm có giai điệu không định hình mà được hát bằng
nhiều lời ca khác nhau dựa trên một làn điệu gốc ảnh hưởng của dấu giọng và
lối phát âm địa phương.

Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
18


Ru con khi đưa con ngủ trên nôi.


Ru con khi đưa con ngủ trên võng.
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
19




Giai điệu hát ru nhẹ nhàng,êm ái,dàn trải,trữ tình;các ca từ được phát
âm gần với âm điệu tiếng nói.Không phân nhịp,câu hát tùy thuộc vào cách
ngắt câu của thơ.Tốc độ chậm,mở đầu của hát ru luôn là câu:Ơ ầu ơ,Ví dầu….



3.3 Tiến trình dạy hát dân ca Nam bộ trong trường học:


I. Mục tiêu:
Học sinh học hát nói chung và học hát dân ca nói riêng là tiếp xúc với
âm nhạc có lời. Mỗi bài hát, làn điệu là một cảm xúc riêng, có nội dung cụ thể
về sự vật, hiện tượng, được diễn tả bằng âm nhạc và ngôn ngữ văn học. Mỗi
bài hát, làn điệu dạy trong một tiết ở Trung học với thời lượng là 45 phút. Dạy
hát nhằm đạt được các mục tiêu sau:
1. Mục tiêu về kiến thức: Học xong mỗi bài hát, làn điệu dân ca giúp
học sinh thêm hiểu biết về đời sống tinh thần cũng như cuộc sống, lao động
sinh hoạt của ông cha ngày trước; Giúp nâng cao khả năng nhận thức và hiểu
biết của các em; Giúp phát triển năng lực ngôn ngữ, lời ca của bài hát làm vốn
ngôn ngữ của học sinh trở nên phong phú và sinh động hơn.
2. Mục tiêu về kĩ năng (đây là mục tiêu trọng tâm): Dạy hát dân ca
nhằm phát triển năng lực âm nhạc của học sinh, giúp các em hát đúng giai
điệu và lời ca, biết cách hát tự nhiên, biết lấy hơi, hát rõ lời và thể hiện được
sắc thái, tình cảm của bài hát. Dạy hát dân ca còn giúp học sinh biết trình bày
bài hát theo hình thức đơn ca, song ca, hát xướng, hát xô, hòa giọng ….
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
20

3. Mục tiêu về tình cảm và thái độ: Dạy hát nhằm giáo dục học sinh
những tình cảm tốt đẹp, giúp các em thêm yêu thích âm nhạc đặc biệt là vốn
âm nhạc cổ truyền của dân tộc, có khả năng tham gia ca hát ở trong và ngoài
trường học.

II. Quy trình dạy học hát:
Sau khi đã xây dựng chương trình cũng như trình chuyên môn duyệt nội
dung tôi đã tiến hành cho học sinh tìm hiểu và dạy các bài hát dân ca trong
chương trình trên cho học sinh theo quy trình dạy học hát như sau:
Bước 1: Giới thiệu bài hát: Trong phần giới thiệu bài hát này, một yêu cầu
bắt buộc là người dạy phải giới thiệu và giải thích được cho học sinh về làn

điệu và xuất xứ của làn điệu mà các em đang học. Ví dụ: Ví phường vải là lối
hát của hội Phường vải, ví trèo non là lối hát của những người đi núi lấy củi ….
để các em có được những hiểu biết về thể loại và xuất xứ của nó trong lao động
và sinh hoạt văn hóa của người dân Nam Bộ.
Tiếp theo đó là giới thiệu về bài hát: Giáo viên dùng lời để giới thiệu vài
nét ngắn gọn về bài hát, nội dung, xuất xứ hay là tác giả soạn lời cho làn điệu
mà các em đang học…
Cũng có thể giới thiệu bài hát dân ca Nam Bộ bằng cách phương tiện
trực quan như xem tranh ảnh, xem băng hình diễn tả nội dung của làn điệu
dân ca.
Bước 2: Nghe hát mẫu:
Giáo viên có thể thực hiện với các hình thức như sau:
+ Giáo viên trình bày bài hát, làn điệu dân ca: Nếu làm được điều
này thì chắc chắn sẽ gây được ấn tượng mạnh với các em về làn điệu, bài hát
mà các em sắp được học.
+ Dùng băng đĩa nhạc sưu tầm được để cho học sinh nghe làn điệu,
bài hát sẽ học.
Bước 3: Tìm hiểu bài hát, giải thích từ khó:
Trước khi học hát giáo viên giới thiệu về cao độ, trường độ trong bài.
Những chổ luyến láy, giải thích các từ khó.
Bước 4: Khởi động giọng:
Trước khi học hát dân ca Nam Bộ chúng ta nên cho học sinh khởi động
giọng bằng cách đọc thang âm Mi – La – Đô của dân ca Nam Bộ để các em
biết được sơ lược về âm hưởng của bài dân ca, đôi khi có thể cho các em luyện
tập hơi thở với các nguyên âm a,u,ô … vì dân ca Nghệ Tĩnh đặc biệt là các làn
điệu ví rất cần nhiều hơi để hát các câu dài.
Bước 5: Dạy hát:
Với nhiều đối tượng khác nhau có thể hát đúng cao độ, trường độ đã
khó, để các em biết thể hiện tình cảm và các một số chỗ luyến, ngân dài … lại
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền

21

càng khó hơn. Điều này yêu cầu người dạy cho các em phải là người hát được
dân ca Nam Bộ, có những kỹ năng ca hát nhất định.
Khi tập hát từng câu, người dạy nên hạn chế dùng đàn mà cần phải
hát mẫu nhiều hơn để giúp học sinh hát đúng những chỗ khó, tiếng luyến láy,
ngân nghỉ, cũng như thể hiện sắc thái đặc trưng của bài dân ca.
Để dạy hát dân ca Nam Bộ cho học sinh chúng ta nên tiến hành theo
các bước như sau:
- Phân chia bài hát ra thành từng câu ngắn để các em có đủ hơi và
không mệt khi tập. Sau khi hát mẫu xong kết hợp với phần đệm đàn giáo viên
cho các em nhắc lại câu hát. Dạy hát từng câu nối tiếp nhau sau đó ghép lại
từng đoạn và cả bài.
- Ở một số câu hát cần sự luyến, ngân … thì dành nhiều thời gian
tập luyện hơn. Sau khi giáo viên hát mẫu xong, có thể cho một số em hát tốt
hát lại, nếu có chỗ chưa đúng thì sửa luôn để cả lớp cùng nghe và nhận biết.
- Khi dạy hát, để nghe các em hát như thế nào và sửa sai, giáo viên
không hát cùng với học sinh. Lúc các em tái hiện lại câu hát thì giáo viên đệm
đàn và lắng nghe để sửa sai và nhắc nhở các em.
- Nếu dạy hát để học sinh hát thuộc và đúng làn điệu, bài hát dân ca
thì chưa đủ. Trong quá trình tập giáo viên cần luôn nhắc nhở các em thể hiện
sắc thái, tình cảm của bài hát, làn điệu dân ca.
Bước 6. Luyện tập, củng cố, kiểm tra:
Sau khi đã học bài hát tôi cho các em củng cố, ôn luyện làn điệu, bài
hát vừa được học. điều này không chỉ giúp cho học sinh nhanh thuộc bài, hát
chính xác mà còn nâng cao kỹ năng thể hiện tình cảm, sắc thái của bài. Phần
củng cố, luyện tập được lặp đi lặp lại nhiều càng giúp học sinh cảm thụ, hiểu
được cái hay của bài hát, làn điệu dân ca mà các em đang hát, từ đó các em sẽ
hát tốt hơn các làn điệu dân ca này.
3.4. Tổ chức các hoạt động bổ trợ trong việc dạy hát dân ca Nam

bộ trong trường học:

I. Thành lập câu lạc bộ “Hát làn điệu dân ca Nam Bộ”:
Trên cơ sở tham mưu của tổ bộ môn Âm nhạc, nơi tôi công tác đã cho
thành lập các câu lạc bộ theo sở trường năng khiếu, trong đó có câu lạc bộ
“Hát làn điệu dân ca Nam Bộ”.
1. Mục đích:
- Giúp học sinh có thêm những hiểu biết về nguồn gốc, làn điệu, xuất
xứ cũng như trong đời sống hằng ngày của ông cha ngày xưa.
- Rèn luyện kỹ năng hát, biểu diễn và tham gia hoạt động văn nghệ
trong nhà trường.
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
22

- Từ đó góp phần hình thành tình cảm yêu mến, quý trọng với vốn dân
ca của dân tộc và trách nhiệm gìn giữ, phát huy ở các em.
2. Công tác tổ chức:
+ Tham mưu với nhà trường xây dựng ban chủ nhiệm câu lạc bộ trong
đó giáo viên âm nhạc đóng vai trò chủ chốt.
+ Xây dựng kế hoạch hoạt động thường kỳ của câu lạc bộ.
+ Xây dựng nội quy của câu lạc bộ.
+ Tuyển chọn các thành viên cho câu lạc bộ: bằng cách các lớp giới
thiệu, đề xuất các bạn có năng khiếu, yêu thích dân ca tham gia với số lượng:
từ 30 đến 50 người.
+ Chuẩn bị địa điểm, nhạc cụ, tài liệu … dùng cho các buổi sinh hoạt.
3. Hình thức sinh hoạt:
- Thông qua các buổi sinh hoạt tập hát.
- Nghe kể chuyện về dân ca.
- Tổ chức trò chơi Âm nhạc.
- Xem biểu diễn qua băng đĩa nhạc.

- Các thành viên của Câu lạc bộ sau khi đã biết các làn điệu, bài hát
quen thuộc có thể truyền đạt, tập lại cho các bạn khác hay cho các em trong
trường qua các buổi sinh hoạt, tập văn nghệ…
- Luyện tập biểu diễn.
- Tập viết lời mới cho làn điệu: Dựa vào giai điệu của các làn điệu trên,
các thành viên trong câu lạc bộ có thể tìm tòi và viết lời mới với chủ đề về mái
trường, quê hương, bè bạn.
4. Thời gian sinh hoạt: Sinh hoạt mỗi tuần một lần vào buổi chiều trong
tuần.
II. Tổ chức hội thi hát dân ca.

1. Mục đích, ý nghĩa:
- Hưởng ứng phong trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích
cực của Bộ giáo dục đào tạo phát động.
- Tạo không khí vui vẻ, sôi nổi trong nhà trường.
- Giúp học sinh biết được nhiều làn điệu dân ca trong đó có dân ca Nam
Bộ thông qua biểu diễn và xem biểu diễn trong hội thi.
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
23

- Thông qua hội thi có thể phát hiện các mầm non năng khiếu về dân ca để
có kế hoạch bồi dưỡng tập luyện và tham gia biểu diễn Hội thi cấp huyện,cấp
Tỉnh.
2. Hình thức tổ chức: Sân khấu hóa
+ Thể loại dân ca: Mỗi lớp chọn 2 tiết mục dân ca của các vùng miền
trong cả nước trong đó lớp 6,7 phải có một bài, làn điệu dân ca Nam Bộ để dự
thi.
+ Chuẩn bị:
- Làm thể lệ hội thi.
- Thành lập ban tổ chức, ban giám khảo.

- Chuẩn bị các điều kiện về cơ sở vất chất như: Sân khấu, âm thanh,
nhạc cụ…
+ Đối tượng tham gia: Các lớp cử đại diện là những em có năng khiếu
tham gia.

Qua các hoạt động trên sẽ giúp học sinh yêu thích hơn các làn điệu dân ca
Nam Bộ và để yêu hơn quê mình, con người quê mình, tuy vất vả, cực nhọc
nhưng luôn lạc quan, yêu đời, căng tràn sức sống, niềm tin ở tương lai,thấm
vào da thịt để thêm yêu thương, gắn bó thủy chung với làng quê, với non sông
Tổ quốc Việt Nam. Âm nhạc tuyệt vời biết bao! Khả năng kì diệu của âm nhạc
là ở đây.
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
24

3.5. Lồng ghép tìm hiểu về di sản văn hóa Nam Bộ trong dạy hát
dân ca Nam Bộ :
Hiểu một cách tổng quát thì việc lồng ghép tìm hiểu về di sản văn hóa
Nam Bộ trong hoạt động dạy học và giáo dục phổ thông nhằm:
+ Góp phần đẩy mạnh, hướng dẫn hoạt động nhận thức cho HS
+ Giúp HS phát triển kỹ năng học tập, tự chiếm lĩnh kiến thức
+ Kích thích hứng thú nhận thức của HS
+ Phát triển trí tuệ của HS
+ Giáo dục nhân cách HS
+Góp phần phát triển một số kỹ năng sống ở HS
Riêng đối với môn âm nhạc có thể lồng ghép di sản trong dạy học bằng
nhiều hình thức như: với phần khí nhạc, ngoài vấn đề cho các em học các loại
nhạc đàn của phương Tây còn lồng ghép thêm phần biểu diễn nhạc cụ dân tộc.
Đây là phần hấp dẫn nhất đối với học sinh bởi các em nhìn thấy những Clip
biểu diễn hòa tấu các nhạc cụ dân tộc và cho các em biết đó là di sản cần phải
giữ gìn và phát huy, thấy được các giá trị của di sản này rồi nhìn nhận đúng về

giá trị đó.
Việc đưa di sản vào trường học không ảnh hưởng đến chương trình giáo
dục phổ thông, giáo viên âm nhạc phải lên kế hoạch rất chi tiết. Đồng thời để
các tiết học về di sản không bị nhàm chán, giáo viên phải xác định kỹ nội dung
bài dạy và các bước chuẩn bị, từ việc sưu tầm tư liệu bằng tranh, băng đĩa
nhạc, các mẫu vật và các thông tin về di sản qua Internet hoặc sưu tầm ở
những nơi có di sản, soạn giáo án, thiết kế giáo án điện tử, xây dựng kịch bản
cho học sinh thể hiện, chuẩn bị một số trò chơi… Ngoài ra, giáo viên còn phải
tổ chức các tiết học ngoại khóa và mời các nghệ nhân về nói chuyện, trao đổi
và biểu diễn cho học sinh thưởng thức. Tổ chức thi tìm hiểu về các di sản, thi
hát các bài hát dân ca trong các buổi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần cho học sinh
toàn trường. Tổ chức triển lãm tranh, ảnh và các tư liệu liên quan đến các di
sản do học sinh tự sưu tầm…
3.5.1. Những di sản thường được sử dụng trong học hát dân ca
Nam Bộ trong trường THCS:

- Di sản phi vật thể : Nghệ thuật đờn ca tài tử Nam Bộ.
- Một số loại nhạc cụ dân tộc phổ biến : đàn tranh, đàn bầu, đàn nguyệt,
sáo,
Trường THCS Tân Ân Trần Việt Quyền
25


Sinh hoạt đàn ca tài tử ở Nam Bộ.

















Cây đàn bầu.



×