Tải bản đầy đủ (.doc) (18 trang)

SKKN MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ CHƯƠNG TỨ GIÁC-HÌNH HỌC LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (173.3 KB, 18 trang )

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ CHƯƠNG :TỨ GIÁC-HÌNH HỌC LỚP 8
PHẦN I .ĐẶT VẤN ĐỀ.
1.Lí do và mục đích chọn đề tài.
-Thực trạng của học sinh hiện nay là nhiều học sinh lười học đặc biệt là khu
vực nông thôn.Thống kê của phòng GD trong đợt khảo sát chất lượng học kì I vừa
qua cho thấy ở bộ môn toán có nhiều trường chỉ đạt dưới 50% Học sinh trên trung
bình trong đó còn khá nhiều Học sinh chỉ đạt các điểm 1; 2…
- Nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong những năm gần đây
việc đổi mới phương pháp dạy học luôn được quan tâm, đây là một vấn đề cấp thiết
nó luôn được đề cập và bàn luận rất sôi nổi.Trong năm học này thì nó được thể
hiện ngay trong chủ điểm của năm học đó là: " Ứng dụng công nghệ thông tin-Đổi
mới công tác quản lí tài chính-Xây dựng trường học thân thiện-Học sinh tích
cực".
Trước thực trạng học tập bộ môn toán của học sinh hiện nay, trước yêu cầu về đổi
mới phương pháp dạy học, trong bài viết này tôi xin đề cập đến một tình huống điển
hình trong dạy học môn toán đó là dạy học định lí.
2. Kết quả cần đạt.
- Học sinh nắm được cách phát biểu một định lí; được rèn luyện khả năng suy luận
chứng minh, khả năng quan sát dự đoán, khả năng giải toán…
-Giáo viên nắm vững cách dạy học một định lí
3. Đối tượng, phạm vi và kế hoạch nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu: Các định lí chương I Hình học lớp 8.
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 1
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
Bản thân đã nghiên cứu và đúc rút kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy và hoàn
tất sáng kiến kinh nghiệm trong khoảng thời gian là một tuần
PHẦN II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ .
I. Cơ sở lí luận.
Nhà vật lí, nhà sinh học chứng minh giả thuyết bằng thí nghiệm. Nhà toán
học chứng minh định lí bằng suy luận không dùng thực nghiệm.


Toán học trong khi trình bày những kết quả đã đạt được thì nó là một khoa học suy
diễn tính lô gic nổi bật lên. Toán học trong quá trình hình thành và phát triển trong
quá trình tìm tòi phát minh thì trong phương pháp của nó vẫn có sự tìm tòi, dự đoán,
vẫn có thực nghiệm và quy nạp.
II. Cơ sở thực tiễn
-Một trong những mục tiêu môn toán ở trường THCS nhằm rèn luyện khả
năng suy luận hợp lí hợp lô gic; Khả năng quan sát và dự đoán phát triển trí
tưởng tượng không gian. Rèn khả năng sử dụng ngôn ngữ chính xác, bồi dưỡng
các phẩm chất của tư duy linh hoạt độc lập sáng tạo. Bước đầu hình thành thói
quen tự học, diễn đạt hính xác ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người
khác. Góp phần hình thành các phẩm chất lao động khoa học của người lao động
mới.
-Việc dạy học các định lí toán học nhằm cung cấp cho học sinh một trong những
kiến thức cơ bản của bộ môn. Đó cũng là cơ hội thuận lợi để phát triển ở học sinh
khả năng suy luận và chứng minh góp phần phát triển năng lực trí tuệ.
III. Giải pháp
- Thông qua một số định lí ở chương tứ giác hình học lớp 8 tôi muốn đề cập
đến việc dạy học định lí theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học . Sau đây xin
được trao đổi cùng các bạn đồng nghiệp.
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 2
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
Việc dạy định lí thường được thực hiện theo hai con đường : Con đường suy diễn
và con đường có khâu suy đoán.
a) Con đường có khâu suy đoán bao gồm:
+Tạo động cơ
+Phát hiện định lí
+Phát biểu định lí
+Chứng minh định lí
+Củng cố và vận dụng định lí
b) Con đường suy diễn bao gồm;

+Tạo động cơ
+Suy luận lôgic dẫn tới định lí
+Phát biểu định lí
+Củng cố và vận dụng định lí
Sau đây xin trình bày một số ví dụ minh hoạ cho hai con đường trên.
1.Dạy học định lí theo con đường có khâu suy đoán
Ví dụ 1. Dạy học định lí tính chất về cạnh của hình thang cân.
GV có thể tổ chức các hoạt động học tập như sau.
Hoạt động 1.Tạo động cơ học tập
GV: Ta đã biết các tính chất về góc của hình thang cân.Vậy hình thang cân còn có
tính chất nào nữa?
Hoạt động 2 .Phát hiện định lí
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 3
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
GV y/c HS quan sát các cạnh của hình thang cân dự đoán tính chất về cạnh của
hình thang cân.
Hoạt động 3.Phát biểu định lí
GV cho vài HS phát biểu bằng lời dự đoán trên sau đó đọc lại rõ ràng.
- Để hiểu rõ nội dung định lí: GV giúp HS chuyển từ ngôn ngữ thông thường sang
ngôn ngữ toán học
Chẳng hạn có thể cho HS phát biểu định lí: "Nếu hình thang ABCD(AB//CD) là
hình thang cân thì AD = BC "
Hoạt động 4. Chứng minh định lí
Đây là hoạt động mà HS thấy khó khăn nhất tuy nhiên nếu làm tốt GV sẽ đạt được
mục tiêu là rèn được cho HS khả năng suy luận hợp lí hợp lô gic ,bồi dưỡng được
các phẩm chất của tư duy linh hoạt độc lập sáng tạo;Hình thành thói quen diễn đạt ý
tưởng của mình và hiểu được ý tưởng của người khác.
Khi chứng minh định lí GV cần giải quyết các vấn đề:
+Gợi động cơ chứng minh
+Rèn luyện cho HS các hoạt động thành phần trong chứng minh như: Phân tích,

tổng hợp, so sánh, khái quát…
+Truyền thụ những tri thức về phương pháp chứng minh như cách chứng minh hai
đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau, ba điểm thẳng hàng…
+ Phân bậc hoạt động chứng minh cho phù hợp với đối tượng học sinh
Sau đây là một cách tổ chức chứng minh định lí:
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 4
A
B
C
D
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
-GV y/c HS chỉ rõ GT, KL của định lí là gì?
-Để chứng minh định lí ta phải chứng minh gì?
-Căn cứ vào ?2 để chứng minh định lí cần vẽ hình mấy trường hợp?
GV giới thiệu hai trường hợp bằng hình vẽ:
*TH 1: AD cắt BC ở O(giả sử AB < CD)
-Chứng minh định lí này thuộc dạng toán nào?(Chứng minh hai đoạn thẳng bằng
nhau)
-Chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau thường làm như thế nào?
GV Đưa ra vài cách thường dùng như: Chứng minh hai tam giác bằng nhau, chứng
minh hai đoạn thẳng cùng bằng đoạn thẳng thứ ba…
+Nếu HS có đề xuất phương án chứng minh

ABD =

BAC
để suy ra AD = BC thì GV cần phân tích cho HS thấy để chứng minh

ABD =


BAC cần chứng minh được góc ABD = góc BAC đây
Là điều chưa thực hiện được do đó phải chuyển phương án khác
GV gợi ý:
Hãy so sánh OD với OC
OA với OB
Từ đó so sánh AD với BC
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 5
A
B
C
D
AD cắt BC
; AD // BC
O
A B
C
D
A
B
C
D
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
+Nếu HS đề xuất cách chứng minh như SGK GV có thể phân tích đi lên để HS dễ
trình bày
Góc D bằng góc C và góc OAB = góc OBA


ODC cân và

OAB cân

OD = OC và OA = OB
AD = BC
Việc trình bày chứng minh y/c một HS lên bảng hoặc cho HS đứng tại chỗ GV uốn
nắn sửa chữa.
+Để rèn luyện tư duy cho HS Giáo viên có thể đề xuất một cách thường dùng để
chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau đó là chứng minh chúng cùng bằng đoạn thứ
ba.
Gợi ý bằng cách:
Qua B kẻ BE//AD
Yêu cầu HS trả lời loạt câu hỏi:
Đoạn thẳng thứ ba là đoạn nào?
Để chứng minh AD = BC ta cần chứng minh gì?
Sử dụng kiến thức nào để chứng minh AD = BE, BE = BC?
GV cho HS nhận xét dạng của tứ giác ABED và tam giác BEC
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 6
A
B
C
D
E
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
-Sau khi trình bày song cần yêu cầu HS chỉ rõ đã sử dụng kiến thức nào để chứng
minh định lí trên chẳng hạn trong định lí trên ta đã dùng kiến thức về tam giác cân,
định nghĩa hình thang cân, tính chất hai đường thẳng song song
* Trường hợp 2. AD // BC
-Hình thang này có gì đặc biệt?
-Ta đã có kiến thức nào về hình thang có
hai cạnh bên song song? Hãy nhắc lại tính chất đó?
Hoạt động 5. Củng cố định lí
Việc củng cố định lí thường củng cố bằng cách cho học sinh tập luyện những hoạt

động:
+Nhận dạng và thể hiện định lí
Nhận dạng là xét xem một tình huống cho trước có phù hợp với định lí đã học
hay không?
Thể hiện là tạo ra tình huống phù hợp với định lí đã học
+ Hoạt động ngôn ngữ
+ Các hoạt động củng cố khác
Trong ví dụ trên GV có thể làm như sau:
- Nhận dạng định lí.
GV sử dụng bảng phụ hoặc máy chiếu đưa ra bài tập :
Cho hình thang cân MNPQ (MN // PQ). Chọn đúng (Đ) hoặc sai (S)
A. MN = PQ
B. MQ = NP
C. Góc M = Góc P
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 7
A
D
B
C
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
- Thể hiện định lí.
Dựa vào tính chất về cạnh của hình thang cân hãy nêu cách vẽ một hình thang cân
ABCD
Sau khi HS trả lời song GV hướng dẫn cách vẽ trên bảng
+ Vẽ tam giác cân ODC(bằng bút chì)
+ Trên cạnh OD lấy điểm A, trên cạnh OC lấy điểm
B sao cho DA = CB
+ Nối A với B ta được hình thang cân ABCD
-Hoạt động ngôn ngữ
GV cho vài HS phát biểu tính chất theo ý hiểu của riêng mình có thể bằng cả ngôn

ngữ thông thường nói nôm na sau đó GV uốn nắn sửa chữa cho đúng
? GV y/c HS phát biểu mệnh đề đảo của định lí, kiểm tra tính đúng sai của định lí
Có thể gợi ý bằng cách cho HS quan sát hình vẽ
Tóm lại: Để củng cố định lí GV phải làm tốt cả kênh chữ và kênh hình: Từ định lí
vẽ được hình minh hoạ, tóm tắt được định lí bằng các kí hiệu toán học. Ngược lại
qua hình vẽ hoặc các kí hiệu phát biểu được định lí hoặc nói lên được nội dung định
lí.
Hoạt động 6. Vận dụng định lí
GV có thể tổ chức cho HS vận dụng định lí thông qua các hoạt động như giải bài
tập hoặc giải quyết một tình huống nảy sinh trong thực tiễn
Chẳng hạn trong ví dụ trên GV y/c HS giải bài tập:
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 8
O
A
B
C
D
A
B
C
D
E
F
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
Trên hình vẽ biết ABCD là hình thang cân.
Hãy chứng minh: DE = CF
Việc giải bài tập phải được tiến hành theo trình tự:
+ Tìm hiểu nội dung bài toán
+ Xây dựng chương trình giải
+ Thực hiện chương trình giải

+ Kiểm tra và nghiên cứu lời giải
Chẳng hạn cho HS tìm hiểu nội dung bài toán trên bằng cách đọc hình vẽ, tức là
nhìn hình vẽ nêu GT, KL của bài toán hoặc phát biểu bằng lời bài toán.
Khi giải bài tập phải yêu cầu HS phải chỉ rõ đã vận dụng kiến thức nào để khắc sâu
kiến thức.
Ví dụ 2. Định lí tính chất hình bình hành
Hoạt động 1.Tạo động cơ học tập
Hình bình hành là một hình thang. Vậy ngoài các tính chất như của hình thang thì
hình bình hành còn có tính chất gì đặc biệt?
Hoạt động 2.Phát hiện định lí
GV cho HS quan sát hình bình hành dự đoán các tính chất về cạnh, về góc, về
đường chéo
Hoạt động 3. Phát biểu định lí
GV y/c vài HS phát biểu kết quả dự đoán ở trên. Sau đó đọc to định lí
Hoạt động 4. Chứng minh định lí
GV có thể tổ chức cho HS chứng minh định lí như sau:
- Y/c HS ghi GT, KL của định lí
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 9
A
B
C
D
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
- Đứng tại chỗ trình bày phương án chứng minh định lí
Nếu HS đi không đúng hướng GV có thể gợi ý bằng cách cho HS nhắc lại cách
thường dùng để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau, hai góc bằng nhau
Suy ra để chứng minh AB = CD ta cần chứng minh hai tam giác nào bằng nhau?
(

ABC =


CDA)
Từ

ABC =

CDA ta còn suy ra được kết quả nào? (góc ABC = góc CDA).
Có thể phân tích đi lên như trong ví dụ 1
-Trong quá trình chứng minh có thể dùng phép tương tự. Chẳng hạn chứng minh
tương tự như trên ta cũng được: AD = BC và góc A = góc C
Hoạt động 5. Củng cố định lí
-Nhận dạng định lí
GV có thể đưa ra bài tập vừa để nhận dạng vừa để củng cố bằng hoạt động ngôn
ngữ chẳng hạn:
Trong các khẳng định sau khẳng định nào không đúng về hình bình hành?
A. Hình bình hành có các cạnh đối bằng nhau.
B.Trong hình bình hành hai đường chéo bằng nhau.
C.Nếu một tứ giác là hình bình hành thì các góc đối của chúng bằng nhau .
-Thể hiện định lí
GV có thể đưa ra bài tập nhằm thể hiện định lí như sau:
Hãy chỉ ra các tính chất của hình bình hành EFGH.
Cụ thể bằng các kí hiệu toán học.
Hoạt động 6. Vận dụng định lí
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 10
A
B
C
D
E
F

E
F
GH
I
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
Làm bài tập 44 SGK
-GV y/c HS tìm hiểu đề bài vẽ hình
Để chứng minh BE = DF ta cần chứng minh gì?
(Chứng minh tứ giác BEDF là hình bình hành)
GV chốt lại có thêm một cách nữa để chứng minh hai đoạn thẳng bằng nhau đó là…
Sau đó GV có thể cho 1 HS lên bảng trình bày hoặc đứng tại chỗ trình bày lời giải
các HS khác tham gia kiểm tra lời giải.
Trong chương tứ giác các định lí có thể dạy theo con đường có khâu suy đoán là:
-Định lí tính chất hình thang cân.
-Các định lí về đường Trung bình của tam giác, của hình thang
-Định lí tính chất hình bình hành.
-Định lí tính chất hình thoi.
2.Dạy học định lí theo con đường suy diễn
Ví dụ. Định lí về tổng các góc của một tứ giác
GV có thể tổ chức các hoạt động học tập như sau:
Hoạt động 1.Gợi động cơ học tập
-Nhắc lại định lí về tổng ba góc của một tam giác
-Tổng ba góc của một tam giác bằng 180
0
. Vậy tổng các góc của một tứ giác có thể
bằng bao nhiêu độ?
Hoạt động 2. Suy luận lô gic dẫn tới định lí.
GV: Có thể dựa vào tổng ba góc của một tam giác để tính tổng các góc của một tứ
giác không?
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 11

MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
Cần phải vẽ hình như thế nào?( nối A với C hoặc B với D)
Khi đó GócA +góc B +góc C + gócD = ?
( = Â
1
+ Â
2
+ B + C
1
+ C
2
+ D = 180
0
+ 180
0
)
GV cho một HS đứng tại chỗ suy luận các HS khác nhận xét
GV có thể chốt cách chứng minh như sau:
-Xét

ABC có Â
1
+ B

+ C
1
= 180
0
(t/c) (1)
-Xét


ADC có Â
2
+ D + C
2
= 180
0
(t/c) (2)
Từ (1) và (2) suy ra A + B + C + D = … = 180
0
+ 180
0
= 360
0
Hoạt động 3. Phát biểu định lí
- Vậy có thể phát biểu gì về tổng các góc của một tứ giác?
GV cho vài HS phát biểu
Hoạt động 4. Củng cố định lí
- Nhận dạng định lí
GV có thể đưa ra bài tập:
Cho tứ giác ABCD có A + B = 150
0
.Tổng C + D là:
A. 250
0
; B.150
0
; C. 50
0
; D. 210

0
-Thể hiện định lí
GV y/c HS làm bài tập:
Cho tứ giác MNPQ. Điền số đo thích hợp vào chỗ trống.
M =… ; N =… ; P =… ; Q = …
Có bao nhiêu cách điền?
Lưu ý phải giải thích rõ vì sao
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 12
A
B
C
D
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
-Hoạt động ngôn ngữ
GV cho HS làm bài tập:
Khẳng định nào sau đây không đúng?
A.Mọi tứ giác đều có tổng các góc bằng 360
0
.
B.Bốn góc của một tứ giác có thể đều vuông.
C.Bốn góc của một tứ giác có thể đều nhọn.
D.Nếu ba góc của một tứ giác là góc tù thì góc còn lại của tứ giác đó phải là góc
nhọn.
Hoạt động 5. Vận dụng định lí vào giải toán.
Bước đầu GV cho HS vận dụng định lí vào giải các bài tập đơn giản chẳng hạn:
Bài tập 1.(SGK) Tìm số đo x trên hình vẽ.
Bài tập 2
Để rèn khả năng suy luận GV có thể tổ chức cho HS
tính các góc ngoài của tứ giác (BT 2 Trang 66 SGK)
Các định lí trong chương tứ giác có thể dạy theo con đường suy diễn là:

-Định lí tổng các góc của một tứ giác.
-Định lí áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông.
3.Một số điểm cần lưu ý khi dạy học định lí.
-Khi dạy học định lí nếu kiểm tra việc ghi nhớ của học sinh thấy học sinh thường
lẫn lộn giữa định nghĩa một hình và định lí tính chất một hình. Nguyên nhân là do
HS không nắm vững cấu trúc định nghĩa một hình và định lí tính chất một hình
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 13
110
0
120
0
80
0
x
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
Để phân biệt Giáo viên cần lưu ý học sinh:
Định nghĩa một hình thường là "Hình H là hình có…"
Còn định lí tính chất một hình thường phát biểu "Trong hình H…"
-Việc lựa chọn dạy định lí theo con đường nào không thể tuỳ tiện mà nó phải căn cứ
vào nội dung định lí, căn cứ vào đối tượng học sinh cũng có thể công nhận định lí
bỏ đi những bước chứng minh dài dòng phức tạp.
Nếu đối tượng học sinh yếu có thể chuyển từ việc dạy học định lí theo con đường
suy diễn sang dạy học định lí theo con đường có khâu suy đoán.
-Tuỳ theo thời lượng của tiết học, tuỳ theo đối tượng học sinh giáo viên có thể tổ
chức các hoạt động cho phù hợp. Chẳng hạn nếu nội dung bài học quá dài Giáo viên
có thể tổ chức hoạt động vận dụng định lí vào giờ luyện tập(nếu có) hoặc vận dụng
vào định lí trong buổi học ngoại khoá; Nếu học sinh yếu bước đầu chỉ yêu cầu học
sinh nhận dạng được định lí chưa cần vận dụng.
IV. Kết quả thực hiện
Trong quá trình dạy học định lí nói chung và dạy định lí chương tứ giác nói riêng

qua việc dạy học định lí theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học tôi thấy học
sinh nắm bắt kiến thức tốt hơn, ghi nhớ và vận dụng định lí tốt hơn.
Kết quả khảo sát cho thấy có tới trên 80% số học sinh nắm được các định lí đã học
trong chương(Khi chưa đổi mới phương pháp chỉ có khoảng 50-60% số HS nắm
được định lí đã học); Đa số học sinh vận dụng định lí vào giải được các bài tập đơn
giản và một bộ phận không nhỏ học sinh vận dụng vào giải được các bài tập tổng
hợp. Qua đó góp phần giúp các em say mê học tập hơn, yêu thích bộ môn toán hơn.
PHẦN III. KẾT LUẬN.
1.Những đánh giá cơ bản.
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 14
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
Trên đây là một số kinh nghiệm dạy học định lí toán học nói chung và dạy định lí
chương tứ giác nói riêng theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học. Việc đổi mới
phương pháp dạy học vẫn còn là một vấn đề cần phải được bàn bạc thảo luận. Do
đó việc trình bày ở trên chắc không tránh khỏi những khiếm khuyết vì vậy rất mong
được các bạn đồng nghiệp bổ sung đóng góp các ý kiến xây dựng.
Xin chân thành cảm ơn!
2. Một số khuyến nghị
Để có thể nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của bản thân và các đồng
nghiệp khác tôi có một số đề nghị như sau:
+ BGH nhà trường tạo điều kiện về cơ sở vật chất để giáo viên mua tài liệu
để học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ
+ Phòng giáo dục,BGH nhà trường có thể tổ chức hoạt động tập huấn hoặc tổ
chức hội thảo về cách thức viết sáng kiến kinh nghiệm và có thể tuyển chọn các
sáng kiến kinh nghiệm có chất lượng in thành tài liệu phát hành cho các giáo viên
trong huyện nghiên cứu học tập đặc biệt là các Giáo viên mới ra trường .
+ PGD nên có ý kiến phản hồi (chỉ rõ ưu, khuyết điểm) với sáng kiến kinh
nghiệm của các giáo viên khi đã được PGD chấm.
Vĩnh Long, ngày 29 tháng 1 năm 2009
NGƯỜI VIẾT

Phạm Trung Thịnh
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 15
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
PHẦN IV. TÀI LIỆU THAM KHẢO.
STT TÀI LIỆU TÁC GIẢ
TÊN NHÀ
XUẤT BẢN
NĂM
XUẤT BẢN
1

2
SGK toán 8-Tập I
SGV Toán 8 -Tập I
Vũ Hữu Bình-Trần
Đình Châu- Ngô Hữu
Dũng-Phạm Gia Đức
Vũ Hữu Bình-Trần
Đình Châu- Ngô Hữu
Dũng-Phạm Gia Đức
NXB GiáoDục
NXB Giáo dục
2004
2004
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 16
MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC ĐỊNH LÍ: Chương tứ giác-Hình học lớp 8
3
Tài liệu bồi dưỡng
thường xuyên cho
giáo viên

Lê Văn Hồng-Phạm
Đức Quang-Nguyễn
Thế Thạch-Nguyễn
Duy Thuận
NXB Giáo dục

2007

MỤC LỤC
Phạm Trung Thịnh - GV TRƯỜNG THCS VĨNH LONG Trang 17
MT S KINH NGHIM DY HC NH L: Chng t giỏc-Hỡnh hc lp 8
NI DUNG TRANG
Phần I. Đặt vấn đề 1
Phần II. Giải quyết vấn đề 1 - 10
Phần III. Kết luận 11
Phần IV. Tài liệu tham khảo 12
Phm Trung Thnh - GV TRNG THCS VNH LONG Trang 18

×