MỘT SỐ KINH NGHIỆM DẠY HỌC
TOÁN SO SÁNH SỐ CÓ BỐN CHỮ SỐ CHO HỌC SINH LỚP
3.
I. ĐẶT VẤN ĐỀ.
Trong những năm học vừa qua, chúng ta đã thực hiện thành công việc áp
dụng “Đổi mới chương trình sách giáo khoa” và “Đổi mới phương pháp dạy
học” ở tất cả các trường học trong cả nước. Việc đổi mới toàn diện này đã làm
chất lượng giáo dục của các nhà trường được nâng cao một cách rõ rệt, góp
phần nâng cao chất lượng của nền giáo dục nước nhà.
Là giáo viên trực tiếp giảng dạy lớp Ba trong các năm học vừa qua, tôi thấy
chương trình “ Toán Tiểu học năm 2000” là một bước đột phá mới cả về nội
dung lẫn hình thức dạy – học. Nó được kế thừa và phát huy những thành tựu về
dạy học Toán lớp Ba chương trình cải cách giáo dục. Việc thực hiện đổi mới
phương pháp dạy học và hình thức dạy học trong từng tiết học đã làm cho các
em học sinh lớp Ba học tập hứng thú hơn; các em nắm bắt kiến thức một cách
nhanh nhạy, tự nhiên hơn; và đặc biệt; các em đã biết áp dụng kiến thức đã học
vào việc thực hành luyện tập một cách thành thạo, vững chắc ở tất cả các môn
học, nhất là môn Toán.
Lí do chọn đề tài:
Ở lớp Ba, ngoài việc giáo viên dạy cho các em nghe, nói, đọc, viết Tiếng
Việt; dạy các em nắm được các kiến thức tự nhiên cơ bản ban đầu của các môn
học, chúng ta còn phải dạy các em học Toán và biết làm Toán. Như vậy, môn
Toán cũng là một môn học hết sức quan trọng đối với học sinh lớp Ba.
Qua việc học tập môn Toán, các em học sinh lớp Ba sẽ biết đọc, viết các số
có đến bốn chữ số; các em nắm được một số kiến thức cơ bản, đơn giản về
phép đếm, nắm được thứ tự các số và cấu tạo của các số trong phạm vi 1000;
các em biết làm tính cộng, tính trừ trong phạm vi 1000 (cộng trừ không nhớ,có
nhớ ); biết giải toán có lời văn; nắm được các kiến thức ban đầu về đo độ dài,
hình học và đặc biệt là các em có kĩ năng so sánh số có bốn chữ số.
Qua nhiều lần áp dụng, đã đạt được một số thành công nhất định. Trong bài
viết này tôi xin được trình bày “Sáng kiến kinh nghiệm về việc đổi mới
phương pháp dạy học toán so sánh số có bốn chữ số cho học sinh lớp
Ba” ra trước các đồng nghiệp để cùng trao đổi, từ đó chúng ta có thêm kinh
nghiệm trong giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp
3 nói riêng và tiểu học nói chung .
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ.
1. Cơ sở lí luận:
Theo cơ sở khoa học, học sinh tiểu học có những đặc điểm sau:
+ Khả năng trực quan nhạy bén hơn khả năng tư duy.
+ Đánh giá sự vật, hiện tượng theo định lượng tốt hơn theo định
tính.
+ Luôn thích thú với những hoạt động tìm tòi, khám phá hơn là
tiếp nhận hoặc lấy sẵn một vật để trước mặt.
Xét về mặt tâm lí học sinh lớp 3 – luôn muốn tự khẳng định mình với thầy
cô, bạn bè, muốn được tôn trọng, thích được khen và chắc chắn sẽ vô cùng thú
vị khi nhận thấy rằng kiến thức do tự mình phát hiện ra chứ không phải do thầy
cô chỉ bảo như trước đây.
2. Thực trạng – nguyên nhân:
2.1. Thực trạng
Thật vậy, việc so sánh đúng các số có bốn chữ số đối với học sinh lớp Ba là
tương đối khó. Các em mới chuyển từ lớp 2 lên, tư duy của các em còn chậm;
các em chưa có kĩ năng so sánh các số có bốn chữ số. Thêm vào đó học sinh
Trường Tiểu học 3 thị trấn Năm Căn lại thuộc con em những gia đình nghèo có
hoàn cảnh kinh tế hết sức khó khăn, gia đình phải đi làm thuê làm mướn kiếm
kế sinh nhai nên ít quan tâm đến việc học hành của các em, có những em còn
chưa đủ đồ dùng học tập.
Học sinh lớp Ba khi học về “so sánh các số có bốn chữ số” thì vẫn còn một
số em làm bài chưa được tốt: Có em chỉ so sánh các chữ số hàng đơn vị thôi đã
kết luận số lớn, số bé; lại có em chưa tính kết quả các vế của phép tính, chưa có
cơ sở thực tế đã so sánh và kết luận. Sở dĩ còn có em sai như vậy là vì các em
chưa nắm vững “ Kỹ năng so sánh các số ở lớp Một, lớp Hai”
2.2. Nguyên nhân:
2.2.1. Về phía giáo viên:
Trong Giờ toán giáo viên chưa khéo léo tổ chức để tất cả học sinh cùng làm
việc với sách giáo khoa, chưa có hệ thống câu hỏi để dẫn dắt các em khi tìm
hiểu một đề bài nào đó. Nguyên nhân của việc học sinh làm bài chưa tốt là do
trong quá trình luyện tập các em được luyện ít và luyện với thời gian rất nhanh.
Giáo viên chưa tổ chức các em trao đổi, thảo luận và luyện tập trong nhóm để
nhận xét, sửa chữa cho nhau trước khi sửa chữa bài. Vì thế đến phần luyện tập
các em có đề xuất cách tính nhưng chỉ những em học khá có thể tính được tốt.
Còn nhiều em khác chưa thật hiểu vì sao cần tính ở các bài đó hay cột nào
đó giáo viên chưa khắc sâu để các em ghi nhớ.
Trong việc rèn kỹ năng tính cho chính mình, nhiều em chưa tự giác, chưa
tích cực là do giáo viên chưa linh hoạt, sáng tạo trong khi tổ chức cho học sinh
tính, chưa thay đổi thường xuyên các hình thức tính để các em thi tính với
nhau, dẫn đến các em nhàm chán với một hình thức luyện tập: Tính nối tiếp
trong nhóm các em nhóm khác nhận xét.
Nguyên nhân quan trọng nữa đó là những hạn chế của giáo viên, cụ thể :
Nhiều giáo viên tính không đúng, hiểu không đúng những điều được đọc của
toàn văn bản. Nhiều giáo viên còn yếu, thiếu hụt các kỹ năng dạy học toán,
không làm chủ được các phương pháp, thủ pháp dạy toán . Chưa biết chữa toán
cho học sinh dẫn đến học sinh tính toán chưa cao.
2.2.2. Về phía học sinh:
Từ chỗ chưa hứng thú, chưa tự giác làm toán ngay trên lớp dẫn đến về nhà
các em ít làm toán, chưa có thói quen ham làm toán, chưa tự giác luyện làm
toán ở nhà để nâng cao kỹ năng và tốc độ.
Nguyên nhân khách quan có phần tác động đến các em là tài liệu phục vụ
cho việc học toán còn ít .Đến nhà nhiều học sinh tôi thấy ngoài số sách vở các
em học ở trường thì chẳng có quyển sách, báo hay truyện gì cả, nhất là sách báo
thiếu nhi có nhiều tranh ảnh nhằm kích thích sự hứng thú, say mê học toán, phù
hợp với tâm lý học sinh tiểu học.
Các bài toán trong sách giáo khoa các em đã học ở lớp rồi nên về nhà các em
ít luyện tính lại. Nhiều em chưa có tinh thần thi đua nhau trong việc rèn kỹ
năng tính.
Một số gia đình khó khăn nên các em phải phụ giúp gia đình nên không có thời
gian học tập.
3. Giải pháp mới:
3. 1. Nhận thức mới:
Nhờ sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, thị trấn và các ban ngành khác, kinh
tế của địa phương ngày càng được đổi mới và nâng cao, đời sống nhân dân
trong xã hội được cải thiện, trường được cấp trên quan tâm và xây dựng đầy đủ
cơ sở vật chất cho học sinh, đáp ứng với yêu cầu của Bộ giáo dục - đào tạo đề
ra đối với học sinh Tiểu học. Từ đây, phong trào “Dạy tốt – Học tốt” của Nhà
trường ngày càng phát triển mạnh. Đặc biệt là năm 2009 - 2010 trường Tiểu
học 3 thị trấn Năm Căn được Phòng giáo dục và Sở giáo dục - đào tạo trang bị
đầy đủ các thiết bị dạy học hiện đại với Phòng học Âm nhạc, Mĩ thuật,; Phòng
đọc sách và trường được xây dựng là “ Trường chuẩn Quốc gia mức độ I”.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ năm học do Phòng Giáo dục - đào tạo và Nhà
trường đề ra, tập thể giáo viên và học sinh trong trường càng quyết tâm đẩy
mạnh phong trào “ Dạy tốt – học tốt” bằng việc xây dựng chuyên đề, sinh hoạt
chuyên môn đầy đủ và chất lượng để tìm ra những biện pháp tích cực và những
hình thức dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của mình, giúp các em học
tập một cách tích cực, chủ động, sáng tạo và tự tin hơn; nâng cao chất lượng
học sinh về mọi mặt, đảm bảo chất lượng giáo dục của năm học mà vẫn không
mắc bệnh thành tích.
3.2. Những giải pháp mới:
3.2.1.Nắm chắc bản chất của vấn đề:
Hiểu được vấn đề này, khi dạy về “So sánh số có bốn chữ số ở lớp Ba” tôi
yêu cầu học sinh phải làm đúng theo các bước:
1. So sánh các chữ số hàng nghìn trước. Nếu số nào có chữ số hàng nghìn lớn
hơn thì số đó lớn hơn. Nếu số nào có chữ số hàng nghìn bé hơn thì số đó bé
hơn.
2. Nếu các số có bốn chữ số đều có các chữ số hàng nghìn bằng nhau thì ta so
sánh
tiếp các chữ số hàng trăm: Nếu số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó
lớn hơn, số nào có chữ số hàng trăm bé hơn thì số đó bé hơn.
3. Nếu hai số có chữ số hàng trăm bằng nhau thì: Số nào có chữ số hàng chục
lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn.
4. Nếu hai số có chữ số hàng chục bằng nhau thì: Số nào có chữ số hàng đơn
vị lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng đơn vị bé hơn thì số đó bé
hơn.
5. Nếu các chữ số hàng nghìn, trăm, chục và chữ số hàng đơn vị của các số đó
bằng nhau thì các số đó bằng nhau.
Khi so sánh các số có bốn chữ số, học sinh thực hiện theo các bước trên là
các em đã có kĩ năng “ So sánh các số ” ở lớp Một, lớp Hai. Tuy nhiên, ở mỗi
bước trên, giáo viên phải có các biện pháp cụ thể và có những câu hỏi gợi mở
cùng với các phương pháp dạy học phù hợp để giúp các em so sánh đúng các số
có bốn chữ số một cách tích cực và sáng tạo . Cụ thể như sau:
Ở trong bài “ So sánh các số có bốn chữ số, Sách giáo khoa và sách giáo
viên lớp Ba tiến hành như sau:
Phần I: So sánh chữ số hàng nghìn với chữ số hàng nghìn. Cụ thể là so sánh
số 8999 với số 7999.
Để giúp học sinh so sánh được hai số này, trước hết giáo viên hướng dẫn
học sinh so sánh từng chữ số rồi từ đó dẫn đến so sánh hai số.
Cụ thể: - 8 999 gồm 8 nghìn.
- 7999 gồm 7 nghìn.
- Vì 999 bằng 999, nên ta so sánh số nghìn 7 và 8.
- Ta thấy: 8 nghìn lớn hơn 7 nghìn.
- Do đó: 8 999 > 7 999.
- Sau đó, giáo viên đưa ra các ví dụ để học sinh so sánh:
- So sánh số 6722 với số 7722 ?
+ Ta thấy 722 = 722.
+ 6 nghìn bé hơn 7 nghìn.
Nên 6722 < 7722 hay 7722 > 6722.
- So sánh số 1375 với số 2375?
+ Ta thấy 375 = 375
+ 1 nghìn bé hơn 2 nghìn
Nên 2375 > 1375 hay 1375 < 2375.
Qua những ví dụ trên, giáo viên giúp học sinh thấy được : Trong các số có
bốn chữ số, nếu chữ số hàng đơn vị, chục, hàng trăm, của chúng bằng nhau thì
số nào có chữ số hàng nghìn lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng
nghìn bé hơn thì số đó bé hơn.
Phần II: So sánh chữ số hàng trăm với chữ số hàng trăm. Cụ thể là so sánh
số 9898 với số 9799.
Để giúp học sinh so sánh được hai số này, trước hết giáo viên hướng dẫn
học sinh so sánh từng chữ số rồi từ đó dẫn đến so sánh hai số.
Cụ thể:
+ 9898 gồm 9 nghìn, 8 trăm, 9 chục và 8 đơn vị.
+ 9799 gồm 9 nghìn, 7 trăm, 9 chục và 9 đơn vị.
Vì 8 trăm nhiều hơn 7 trăm nên 9898 lớn hơn 9799.
Do đó 9898 > 9799 hay 9799 < 9898
Cho học sinh nhận xét:
- 9898 gồm mấy trăm, mấy chục, mấy đơn vị ? (8 trăm, 9 chục và 8 đơn vị)
- 9799 gồm mấy trăm, mấy chục , mấy đơn vị? (7 trăm, 9 chục và 9 đơn vị)
- Số nào có chữ số hàng trăm lớn hơn ? ( số 9898)
- Số nào có chữ số hàng trăm bé hơn ? ( số 9799)
Kết luận: Vì 8 trăm lớn hơn 7 trăm nên 9898 > 9799 hay 9799 < 9898
Qua ví dụ trên, giáo viên giúp học sinh thấy được : Trong các số có bốn chữ
số, nếu chữ số hàng nghìn, hàng đơn vị, chục, của chúng bằng nhau thì số nào
có chữ số hàng trăm lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng trăm bé
hơn thì số đó bé hơn.
Phần III: So sánh chữ số hàng chục với chữ số hàng chục. Cụ thể là so sánh
số 1568 với số 1558.
Để học sinh so sánh được hai số này, giáo viên cũng yêu cầu học sinh thực
hành trên so sánh và nhận xét:
+ 1568 gồm 1 nghìn, 5 trăm, 6 chục và 8 đơn vị.
+ 1558 gồm 1 nghìn, 5 trăm, 5 chục và 8 đơn vị.
`Vì 6 chục nhiều hơn 5 chục nên 15 68 lớn hơn 1558 .
Do đó 1568 > 1558 hay 1558 < 1568.
Cho học sinh nhận xét:
- 1 568 gồm mấy chục, mấy đơn vị ? ( 6 chục , 8 đơn vị)
- 1 558 gồm mấy chục , mấy đơn vị? ( 5 chục , 8 đơn vị)
- Số nào có chữ số hàng chục lớn hơn ? ( số 1 568)
- Số nào có chữ số hàng chục bé hơn ? ( số 1 558)
Kết luận: Vì 6 chục lớn hơn 5 chục nên 1568 > 1558 hay 15 58 < 1568.
Giáo viên yêu cầu học sinh so sánh các cặp số:
- So sánh số 1 335 với số 1 325 ( học sinh tự nêu được)
+ Ta thấy 3 chục lớn hơn 2 chục.
+ Nên 1335 > 1325 hay 1325 < 1335.
- So sánh số 1978 với số 1968 ( học sinh tự nêu được)
+ Ta thấy 6 chục bé hơn 7 chục.
+ Nên 1968 < 1978 hay 1978 >1968.
Qua ví dụ trên, giáo viên cũng giúp học sinh nhận ra được : Trong các số có
bốn chữ số, số hàng nghìn, hàng trăm bằng nhau, số nào có chữ số hàng chục
lớn hơn thì số đó lớn hơn, số nào có chữ số hàng chục bé hơn thì số đó bé hơn.
Với trình tự bài dạy như trên của Sách giáo khoa và Sách giáo viên Toán lớp
Ba, tôi thấy sau khi học xong bài “ So sánh các số có bốn chữ số”, học sinh áp
dụng kiến thức đã học để làm bài khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn một số em làm
bài chưa đúng vì các em này thường so sánh các chữ số hàng đơn vị trước. Nếu
thấy số nào có chữ số hàng đơn vị lớn ( hay bé ) hơn thì các em kết luận luôn là
số đó lớn hơn ( hay bé hơn).
3.2.2. Thay đổi trình tự tiết dạy:
Để giúp các em khắc phục điểm yếu trên, khi dạy bài “ So sánh các số có
bốn chữ số” ở Sách Toán 3 – trang 100 tôi đã đưa phần I : So sánh chữ số hàng
nghìn lên dạy trước. Cụ thể là so sánh 1558 với 2558 để rút ra kết luận 1:
Trong các số có 4 chữ số, số nào có chữ số hàng nghìn lớn hơn thì số đó lớn
hơn. Số nào có chữ số hàng nghìn bé hơn thì số đó bé hơn.
Còn phần so sánh chữ số hàng đơn vị với chữ số hàng đơn vị, tôi đưa xuống
dạy sau. Cụ thể là so sánh 6762 với 6765 để đưa ra kết luận 2: Trong các số có
bốn chữ số có chữ số hàng nghìn, hàng trăm, hàng chục bằng nhau thì số nào có
chữ số hàng đơn vị lớn hơn thì số đó lớn hơn. Số nào có chữ số hàng đơn vị bé
hơn thì số đó bé hơn.
Sau khi dạy xong hai phần lí thuyết trên như ở Sách giáo khoa, tôi lại cho
học sinh làm thêm một ví dụ :
- So sánh số 3424 và số 3424 ?
Giáo viên giúp học sinh nhận thấy:
+ Số 3424 có : 3 nghìn, 4 trăm , 2 chục và 4 đơn vị
+ Số 3424 cũng có: 3 nghìn, 4 trăm, 2 chục và 4 đơn vị.
=> Số nghìn, trăm, chục và số đơn vị của hai số này đều bằng nhau nên 3424 =
3424
- Cho học sinh so sánh thêm 1440 = 1440 ; 1278 = 1278 sau đó đưa ra kết
luận 3 : Nếu cả hai số có các hàng bằng nhau thì số đó bằng nhau.
Nhờ cách dạy trên của tôi mà các em học sinh đã có kĩ năng so sánh các số
có bốn chữ số:
- So sánh chữ số hàng nghìn trước.
- Nếu chữ số hàng nghìn bằng nhau thì so sánh tiếp chữ số hàng trăm,
chục,đơn vị.
- Nếu cả chữ số hàng nghìn, và chữ số hàng trăm, chục, đơn vị của các số
đó đều bằng nhau thì các số đó bằng nhau.
Cùng một bài học về “so sánh các số có bốn chữ số” ở lớp Ba nhưng tôi chỉ
thay đổi một chút cách dạy như đã trình bày ở trên thì tôi thấy 100 % học sinh
lớp tôi so sánh rất đúng các số có bốn chữ số và các em làm bài rất nhanh, rất
tự tin.
Tuy nhiên đó cũng chỉ là phần lí thuyết giúp các em học sinh so sánh tốt các
số có bốn chữ số một cách trực tiếp. Còn phần thực hành, Sách giáo khoa Toán
3 đã đưa ra các dạng bài so sánh các số có bốn chữ số một cách gián tiếp như :
Sắp xếp các số theo thứ tự lớn dần, bé dần hay Điền dấu > , < , = vào hai số.
3.2.3. Chuyển đổi linh hoạt các dạng bài toán.
Nhưng dù bài tập ở dạng nào thì các em cũng có thể chuyển về dạng so sánh
trực tiếp các số có bốn chữ số như ở trên ( Tính kết quả của phép tính rồi so
sánh các số). Ngoài ra các em còn có thể dựa vào tính chất của các phép tính
hay dựa vào cấu tạo số để làm bài mà không cần tính kết quả trước về dạng so
sánh trực tiếp các số có bốn chữ số. Vì vậy ở mỗi dạng bài tập khác nhau, giáo
viên cũng cần có những biện pháp tích cực khác nhau và phương pháp dạy học
phù hợp để các em làm bài đúng, tự tin và có cơ sở khoa học.
Ví dụ:
1. Bài 2 ( SGK Toán 3 – trang 100) :
- Tìm số lớn nhất:
a ) 4375 , 4635, 4537, 4753
- Tìm số nhỏ nhất:
b) 6091, 6190, 6901, 6019
Sau khi học sinh làm bài xong, giáo viên cần có một số câu hỏi để củng cố
kiến thức của các em:
Phần a: Tại sao em khoanh vào số 4753 ? ( Vì trong các số 4375 , 4635,
4537, 4753 có hàng nghìn bằng nhau ,chữ số hàng trăm là 7 , 5 , 3, 6 mà 7 > 6
> 5 >3 nên 4753 > 4635 > 4537 >4375, em khoanh số 4753 là số lớn nhất)
Phần b : Tại sao em khoanh vào số 6019 ? ( Vì các số : 6091, 6190, 6901,
6019 có chữ số hàng nghìn bằng nhau; chữ số hàng trăm là 0 , 1 , 9, 0 mà 9 > 1
> 0. Nên 6901 > 6190 >6091 > 6019, số 6019 nhỏ nhất)
Vậy muốn so sánh các số có bốn chữ số , ta so sánh chữ số hàng nào trước?
( Hàng nghìn) sau đó đến các chữ số hàng trăm, chục, đơn vị tương tự.
Bài tập này nhằm củng cố phần lí thuyết. Sau khi chữa bài xong, giáo viên
cần cho học sinh nêu lại cách “ so sánh các số có bốn chữ số”. Làm như vậy các
em sẽ hình thành được kĩ năng : Khi so sánh số có bốn chữ số bắt buộc ta phải
so sánh chữ số theo thứ tự từ hàng nghìn trước.
Bài 2 ( Trang 101 – SGK Toán 3)
4 – Viết các số : 4208, 4802, 4280, 4082
a)Theo thứ tự từ lớn đến bé.
b) Theo thứ tự từ bé đến lớn.
* => Với dạng bài tập này, giáo viên cần cho học sinh thấy được: Muốn viết
được các số theo thứ tự lớn dần hay bé dần thì các em phải so sánh các số đó
với nhau trước. Sau khi so sánh các em nhận ra được số lớn nhất, số bé nhất để
thực hiện viết lại theo yêu cầu của bài tập. Cụ thể, giáo viên phải giúp học sinh
nhận ra được:
Phần a: + Các số có chữ số hàng trăm lần lượt là: 8, 2, 0.
+ Ta thấy 8 > 2 > 0. Nên 4802 > 4280 > 4208 > 4082 .
-> Thứ tự các số từ lớn đến bé là: 4802, 4280, 4208, 4082.
Phần b: Cách làm tương tự phần a :
+ Ta thấy : 0 < 2 <8. Nên 4082 < 4208 < 4280 < 4802
->Thứ tự các số từ bé đến lớn là : 4082 , 4208 , 4280 , 4802
* => Với dạng bài tập này, giáo viên cho học sinh thấy : Muốn viết được các số
theo thứ tự từ lớn đến bé hoặc từ bé đến lớn thì bắt buộc các em phải so sánh
các số đó với nhau trước. sau đó mới dựa vào kết quả so sánh để thực hiện viết
các số theo thứ tự lớn dần hay bé dần.
Bằng “Biện pháp tích cực rèn kĩ năng so sánh các số có bốn chữ số cho học
sinh lớp Ba” như trên, tôi thấy giờ dạy Toán của tôi không những có hiệu quả
cao mà tôi còn phát hiện ra những học sinh có năng khiếu về Toán. Sau khi học
xong về “ So sánh các số có bốn chữ số”, 100% học sinh lớp tôi đã so sánh rất
đúng các số có bốn chữ số và làm bài tập rất nhanh, rất tự tin.
IV. KẾT LUẬN:
1.Kết quả đạt được:
Qua kết quả chứng minh trên. tôi thấy “ Một số kinh nghiệm dạy học
toán so sánh số có bốn chữ số cho học sinh lớp Ba” trong bài này đã góp
phần làm cho hiệu quả của giờ dạy Toán đạt chất lượng cao hơn. Số học sinh
yếu môn toán giảm dần và không còn học sinh học yếu toán. Cuối năm lên lớp
100% tham gia vào công cuộc xóa mù chữ của xã hội.
Đây chính là các kĩ năng tiền đề để các em học sinh lớp Ba học tốt cách
so sánh số ở các lớp cao hơn.
- HS có khả năng thích ứng nhanh không những trong môn toán mà còn ở
các môn học khác.
- Tạo cho HS có thói quen làm việc chính xác, có kiểm tra khi hoàn thành.
- Tạo tiền đề cho học sinh học tốt hơn ở các môn học khác.
- Thông qua môn toán học sinh có thói quen mạnh dạn, tự tin trong công
việc cũng như giao tiếp trong cuộc sống hàng ngày.
* Sáng kiến kinh nghiệm này đã được áp dụng thành công ở lớp, ở trường
tôi trong năm học trước và đạt được kết quả rất khả quan. Nó trực tiếp liên quan
đến kết quả chung của môn Toán lớp Ba như sau:
Kết quả cụ thể như sau:
Năm
học
Lớp
Trước khi dạy biện
pháp trên
Sau khi dạy biện
pháp trên
Ghi chú
2009
3A 70 % 90% Tăng 20%
3B 60 % 86 % Tăng 26 %
3C 65 % 85 % Tăng 20 %
3D 68% 88 % Tăng 20 %
2010
2011
3A 70 % 100 % Tăng 30 %
3B 65 % 98 % Tăng 33 %
3C 75 % 99 % Tăng 24 %
3D 76% 98 % Tăng 22 %
Trên đây, tôi đã trình bày “ Một số kinh nghiệm dạy học toán so sánh các
số có bốn chữ số cho học sinh lớp Ba”.
Rất mong sự đóng góp của bạn bè đồng nghiệp để sáng kiến của tôi hoàn
thiện hơn.
Năm Căn, ngày 9 tháng 12 năm 2011
Người viết
Lê Thị Thanh Tươi