Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Hoàn thiện quy trình nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (473.52 KB, 41 trang )

Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1 Tính cấp thiết của vấn đề hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
Thương mại Quốc tế ngày nay đã trở thành điều kiện tồn tại và phát triển của
nền kinh tế Việt Nam, các hoạt động kinh tế giữa Việt Nam với các đối tác nước
ngoài thực sự sôi động hơn bao giờ. Tạo cơ hội thúc đẩy nền kinh tế trong nước hội
nhập với nền kinh tế thế giới, phát huy những lợi thế của đất nước, chuyên môn hóa
tập trung vào sản xuất những mặt hàng thế mạnh của quốc gia mình và nhập khẩu
các loại máy móc thiết bị tiên tiến thúc đẩy sự phát triển kinh tế đất nước.
Hiện nay khi các nước đều có xu hướng chuyển từ đối đầu sang đối thoại,
nền kinh tế quốc gia đã hoà nhập với nền kinh tế Thế giới thì vai trò của nhập khẩu
càng trở nên vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó nhập khẩu còn giúp doanh nghiệp có
nhiều cơ hội tiếp cận với trang thiết bị hiện đại, tiên tiến trên thế giới, bù đắp sự
thiếu hụt nguồn nguyên liệu cần thiết mà trong nước không sẵn có cho các ngành
công nghiệp phát triển. Việt Nam là một quốc gia có trên 3000km đường biển, với
hàng trăm đảo lớn, nhỏ và hệ thống sông ngòi phong phú, điều kiện tự nhiên phù
hợp cho việc phát triển vận tải biển. Do đó giao nhận vận tải hàng hóa xuất nhập
khẩu bằng đường biển ngày càng trở nên phổ biến, được ưa chuộng và không ngừng
nâng cao về chất lượng dịch vụ. Nhưng đặc điểm của hoạt động nhập khẩu là phức
tạp, đặc biệt là hoạt động nhập khẩu bằng đường biển luôn gặp phải nhiều rủi ro
trong quy trình nhận hàng nhập khẩu như thiếu hàng, hàng không đúng yêu cầu,
hàng bị hư hỏng… gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp. Do vậy các doanh nghiệp cần phải trú trọng hoàn thiện, nâng cao
hiệu quả quy trình nhận hàng nhập khẩu, đặc biệt là nhập khẩu bằng đường biển
giúp doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả hơn.
Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC là một công ty hàng đầu trong lĩnh
vực tích hợp hệ thống, thường xuyên nhập khẩu các thiết bị điện tử đặc biệt là máy
tính và linh kiện máy tính để phục vụ sản xuất và lắp đặt trong nước. Nhưng trong
quá trình nhận hàng nhập khẩu, Công ty đã nhiều lần gặp rủi ro như nhận hàng


không đúng theo yêu cầu đặt mua, hàng bị hư hỏng, thiếu hàng, hay nghiêm trọng
hơn là phải chịu tổn thất do không giao hàng đúng hợp đồng… Vậy, lý do vì sao
Khóa luận tốt nghiệp 1 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Công ty gặp phải những rủi ro đó? Những nhân tố nào ảnh hưởng đến rủi ro đó? Và
Công ty cần phải làm gì để khắc phục tốt nhất các rủi ro đó và hoàn thiện hoạt động
kinh doanh? Để tìm hiểu và phân tích hàng loạt các vấn đề đặt ra, em quyết định
chọn đề tài “Hoàn thiện quy trình nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính
nhập khẩu bằng đường biển của Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC ” để
nghiên cứu.
1.2 Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Qua quá trình tìm hiểu các công trình nghiên cứu của những năm trước, cũng
đã có những công trình nghiên cứu xung quanh vấn đề giao nhận hàng hóa nhập
khẩu bằng đường biển. Với một số đề tài tiêu biểu như:
- Trương Thị Hương Giang, 2008, Luận văn tốt nghiệp, Hoàn thiện quản trị
giao nhận hàng hóa xuất nhập khẩu chuyên chở bằng đường biển tại Công ty giao
nhận kho vận Ngoại thương VIETRANS, Khoa Thương mại quốc tế- Trường Đại
học Thương mại.
Nguyễn Thị Bích Ngân, 2009, Khóa luận tốt nghiệp, Quản trị quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển của công ty vận tải hàng đầu Prime Cargo, Khoa
Thương mại quốc tế- Trường Đại học Thương mại.
Hoàng Thị Nhiên, 2010, Khóa luận tốt nghiệp, Quản trị quy trình nhận hàng
nhập bằng đường biển của Công ty Sao Phương Đông, Trường Đại học Thương
mại. Hay đề tài của sinh viên Ngũ Thị Thùy Dung– Lớp K4HMQ1- Trường Đại học
Thương mại, 2010, Hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu hóa chất công
nghiệp bằng đường biển từ thị trường Trung Quốc của Công ty TNHH Thiên An.
Hầu hết các bài viết đều nghiên cứu về công ty giao nhận là lĩnh vực kinh
doanh chính của họ và với phạm vi khá rộng, bài viết chưa phân tích được một cách
đầy đủ, chi tiết về vấn đề nêu ra để từ đó có những đề xuất biện pháp hợp lý nhất

với vấn đề hoàn thiện quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển. Và đặc biệt
là chưa có công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu phân tích vấn đề này tại Công
ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC. Do đó, với kinh nghiệm từ những công trình
nghiên cứu các năm trước và các thu thập từ thực tế, em đi sâu nghiên cứu với đề tài
“Hoàn thiện quy trình nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu
bằng đường biển của Công ty TNHH Tích hợp hệ thông CMC ”. Với đề tài này
thì phạm vi nghiên cứu đã được giới hạn hẹp hơn vào một khâu cụ thể, để nêu lên
Khóa luận tốt nghiệp 2 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
những vấn đề lý luận cơ bản và đưa ra các đề xuất biện pháp chi tiết, cụ thể giải
quyết vấn đề này.
1.3 Mục đích nghiên cứu
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về giao nhận và quy trình nhận hàng nhập khẩu
bằng đường biển của doanh nghiệp hoạt động thương mại quốc tế.
- Phân tích thực trạng quy trình nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính
nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC.
- Đề xuất các kiến nghị, giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình nhận hàng máy
tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tích hợp
hệ thống CMC.
1.4 Phạm vi và đối tượng nghiên cứu
1.4.1 Phạm vi nghiên cứu về không gian
Luận văn nghiên cứu quy trình nhập khẩu hàng hóa của Công ty TNHH Tích
hợp hệ thống CMC từ thị trường Đông Nam Á.
1.4.2 Phạm vi nghiên cứu về thời gian
Luận văn đi sâu nghiên cứu, phân tích quy trình nhận hàng máy tính và phụ
kiện máy tính nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tích hợp hệ thống
CMC từ năm 2009 đến năm 2011
1.4.3 Đối tượng nghiên cứu
Quy trình nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu bằng đường

biển tại Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC
1.5 Phương pháp nghiên cứu
1.5.1 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp
- Nguồn dữ liệu thứ cấp có được thông qua các nguồn chính là: nguồn dữ
liệu bên trong công ty như báo cáo tài chính, báo cáo thường niên, báo cáo về hoạt
động xuất nhập khẩu, hoạt động nhập hàng,… và nguồn tài liệu bên ngoài công ty
như các website, giáo trình, báo, tạp trí,…
- Với các số liệu thu được sử dụng phương pháp tổng hợp, so sánh, phương
pháp tính tỷ lệ,… để tổng hợp được những dữ liệu cần thiết cho đề tài, sử dụng bảng
biểu, sơ đồ để biểu đạt các dữ liệu đó.
1.5.2 Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu sơ cấp
- Phương pháp quan sát thực tế: Trong quá trình thực tập tại Công ty, phương
pháp này giúp nhận biết quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển thực tế tại
Công ty diễn ra như thế nào. Quan sát về các hoạt động của Công ty, nhất là hoạt
động nhận hàng NK và ghi chép ngắn gọn thông tin để phục vụ quá trình nghiên
cứu và đưa ra những câu hỏi thích hợp cho phiếu điều tra trắc nghiệm.
Khóa luận tốt nghiệp 3 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
- Phương pháp điều tra sử dụng bảng câu hỏi trắc nghiệm: thiết kế bảng câu
hỏi trắc nghiệm gồm các câu hỏi đóng và mở xung quanh vấn đề nghiên cứu, sau đó
phát phiếu điều ra trắc nghiệm tới các nhân viên trong bộ phận phụ trách hoặc liên
quan tới quy trình nhận hàng nhập khẩu của Công ty nhằm thu được các ý kiến
đánh giá sát thực liên quan tới vấn đề nghiên cứu.
Sử dụng tổng số 20 phiếu điều tra có nội dung câu hỏi điều tra về vấn đề
Hoàn thiện quy trình nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu bằng
đường biển tới 20 đối tượng trong đó có: 7 nhân viên XNK thuộc phòng Cung ứng
vật tư, 8 nhân viên thuộc khối Kinh doanh, 2 nhân viên phòng kế toán, 2 nhân viên
phòng hành chính và phó giám đốc Công ty.
- Với các số liệu, thông tin thu thập được qua phương pháp phiếu điều tra và

quan sát thực tế sử dụng phần mềm Excel, phương pháp thống kê, tổng hợp,
phương pháp tính tỷ trọng… để đưa ra các số liệu sơ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài.
1.6 Kết cấu của khóa luận
Ngoài phần mở đầu, mục lục, các danh mục bảng biểu, sơ đồ, hình vẽ, từ viết
tắt, phụ lục và tài liệu tham khảo. Khóa luận có kết cấu gồm 4 chương:
- Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
- Chương 2: Cơ sở lý luận về quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
- Chương 3: Phân tích thực trạng nghiệp vụ nhận hàng máy tính và phụ kiện
máy tính nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH Tích hợp hệ thống CMC
- Chương 4: Định hướng phát triển và đề xuất hoàn thiện quy trình nhận
hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu bằng đường biển tại Công ty TNHH
Tích hợp hệ thống CMC.
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUY TRÌNH NHẬN HÀNG NHẬP KHẨU
BẰNG ĐƯỜNG BIỂN
2.1 Khái quát về giao nhận hàng hóa
2.1.1 Một số khái niệm về giao nhận hàng hóa
Theo qui tắc mẫu của Liên đoàn các hiệp hội giao nhận quốc tế (FIATA), dịch
vụ giao nhận được định nghĩa như là “bất kỳ loại dịch vụ nào liên quan đến vận
chuyển, gom hàng, lưu kho, bốc xếp, đóng gói hay phân phối hàng hoá cũng như các
dịch vụ tư vấn hay có liên quan đến các dịch vụ trên, kể cả các vấn đề hải quan, tài
chính, mua bảo hiểm, thanh toán, thu thập chứng từ liên quan đến hàng hoá”.
Khóa luận tốt nghiệp 4 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Theo luật thương mại Việt nam thì Giao nhận hàng hoá là “hành vi thương
mại, theo đó người làm dịch vụ giao nhận hàng hoá nhận hàng từ người gửi, tổ chức
vận chuyển, lưu kho, lưu bãi, làm các thủ tục giấy tờ và các dịch vụ khác có liên
quan để giao hàng cho người nhận theo sự uỷ thác của chủ hàng, của người vận tải
hoặc của người giao nhận khác”.
Như vậy về cơ bản, giao nhận là tập hợp những nghiệp vụ, thủ tục có liên

quan đến quá trình vận tải nhằm thực hiện việc di chuyển hàng hóa từ nơi gửi hàng
(người gửi hàng) đến nơi nhận hàng (người nhận hàng).
2.1.2 Phân loại các hình thức giao nhận hàng hóa
a. Căn cứ vào phạm vi hoạt động:
- Giao nhận quốc tế: là hoạt động giao nhận phục vụ chuyên chở hàng hóa
quốc tế.
- Giao nhận nội địa: là hoạt động giao nhận chuyên chở hàng hóa ở phạm vi
quốc gia.
b. Căn cứ vào nghiệp vụ kinh doanh:
- Giao nhận thuần túy là hoạt động chỉ bao gồm thuần túy việc gửi hàng đi
hoặc nhận hàng đến.
- Giao nhận tổng hợp là hoạt động giao nhận bao gồm tất cả các hoạt động
như xếp, dỡ, bảo quản, vận chuyển,…
c. Căn cứ vào phương thức vận tải:
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường biển.
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường hàng không.
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường sắt.
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường bộ.
- Giao nhận hàng chuyên chở bằng đường ống.
- Giao nhận hàng đa phương thức: là việc vận chuyển hàng hóa từ nơi này
đến nơi khác bằng ít nhất hai phương tiện vận tải, sử dụng một bộ chứng từ duy
nhất và chỉ có một người chịu trách nhiệm trong quá trình vận chuyển.
d. Căn cứ vào tính chất giao nhận:
- Giao nhận riêng là hoạt động do người kinh doanh xuất nhập khẩu tự tổ
chức, không sử dụng dịch vụ của người giao nhận.
Khóa luận tốt nghiệp 5 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
- Giao nhận chuyên nghiệp là hoạt động giao nhận của các tổ chức, công ty
chuyên kinh doanh dịch vụ giao nhận theo sự ủy thác của khách hàng.

2.2 Một số lý thuyết của vấn đề nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
2.2.1 Khái quát chung về nghiệp vụ nhận hàng
Trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động XNK nói riêng, việc di
chuyển hàng hóa là khâu quan trọng trong quá trình thực hiện hợp đồng mua bán.
Để quá trình vận tải được hoàn thành, cần phải thực hiện một loạt các công việc
khác liên quan đến quá trình như nhận hàng ở cảng, làm thủ tục hải quan, tổ chức
xếp/dỡ hàng hóa… Nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu là khâu khá quan trọng trong
quy trình này.
Nghiệp vụ nhận hàng nhập khẩu chỉ bao hàm việc nhận hàng nhập khẩu từ
tay nhà xuất khẩu thông qua người vận tải. Nó là hoạt động riêng do người kinh
doanh hoạt động nhập khẩu tự tổ chức không sử dụng lao vụ của dịch vụ giao nhận.
2.2.2 Cơ sở pháp lý, nguyên tắc nhận hàng nhập khẩu tại cảng biển
a. Cơ sở pháp lý
Việc giao nhận hàng hoá XNK phải dựa trên cơ sở pháp lý như:
- Các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước Việt nam về giao nhận vận
tải như các luật, bộ luật, nghị định, thông tư… (luật Hàng hải Việt Nam 2005, Luật
thương mại 2005, Luật tố tụng dân sự 2004, nghị định 44CP, nghị định 330CP,…)
- Các loại hợp đồng và hình thức thanh toán thư tín dụng mới đảm bảo quyền
lợi của chủ hàng XNK
- Bộ quy tắc Incoterm 2000 giải thích các điều kiện thương mại quốc tế của
phòng thương mại quốc tế, gồm 13 điều kiện thương mại quốc tế được chia thành 4
nhóm (E, F, C, D). Mục đích là phân chia rõ trách nhiệm, chi phí và rủi ro trong quá
trình chuyển hàng từ người Bán đến người Mua. Trong đó có các điều kiện chỉ sử
dụng cho vận tải đường biển hay đường thủy nội địa, tác động trực tiếp tới quy trình
nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển của Công ty như:
+ FAS (giao dọc mạn tàu); FOB (giao hàng trên tàu) có nghĩa là người bán giao
hàng khi hàng hóa được đặt dọc mạn con tàu (FAS) hoặc đặt trên tàu (FOB) do
người mua chỉ định tại cảng giao hàng chỉ định. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng
Khóa luận tốt nghiệp 6 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu

Hường
của hàng hóa di chuyển khi hàng hóa đang ở dọc mạn tàu (FAS) hoặc khi hàng hóa
được xếp lên tàu (FOB) và người mua chịu mọi chi phí kể từ thời điểm này trở đi.
+ CFR (tiền hàng và cước phí); CIF (tiền hàng, phí bảo hiểm và cước phí) có nghĩa
là người bán phải giao hàng lên tàu hoặc mua hàng để giao hàng như vậy. Rủi ro về
mất mát hay hư hỏng của hàng hóa di chuyển khi hàng được giao lên tàu. Người
bán phải ký hợp đồng và trả các chi phí cần thiết để đưa hàng hóa đến cảng đích
quy định. Với điều kiện CIF người bán cũng ký hợp đồng bảo hiểm để bảo hiểm
những rủi ro về hàng hóa của người mua trong quá trình vận chuyển.
+ DES (giao tại tàu); DEQ (giao tại cầu cảng) có nghĩa là người bán giao hàng tại
tàu hay trên cầu của cảng đích quy định. Người bán chịu mọi chi phí, rủi ro liên
quan để đưa hàng hóa đến cảng dỡ quy định và dỡ hàng ở điều kiện DEQ.
- Các Công ước quốc tế về vận đơn, vận tải, về hợp đồng mua bán hàng hoá
như Công ước Vienne 1980 về buôn bán quốc tế, Công ước Rotterdam về hợp đồng
vận tải hàng hóa quốc tế toàn bộ hành trình hoặc một phần bằng đường biển…
b. Nguyên tắc
Các văn bản hiện hành đã quy định những nguyên tắc giao nhận hàng hoá
XNK tại các cảng biển Việt nam như sau:
- Việc giao nhận hàng hoá XNK tại các cảng biển là do cảng tiến hành trên
cơ sở hợp đồng giữa chủ hàng và người được chủ hàng uỷ thác với cảng.
- Ðối với những hàng hoá không qua cảng (không lưu kho tại cảng) thì có thể
do các chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác giao nhận trực tiếp với người
vận tải (tàu) (quy định mới từ năm 1991). Trong trường hợp đó, chủ hàng hoặc
người được chủ hàng uỷ thác phải kết toán trực tiếp với người vận tải và chỉ thoả
thuận với cảng về địa điểm xếp dỡ, thanh toán các chi phí có liên quan.
- Việc xếp dỡ hàng hóa trong phạm vi cảng là do cảng tổ chức thực hiện.
Trường hợp chủ hàng muốn đưa phương tiện vào xếp dỡ thì phải thoả thuận với
cảng và phải trả các lệ phí, chi phí liên quan cho cảng.
- Khi được uỷ thác giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu với tàu, cảng nhận
hàng bằng phương thức nào thì phải giao hàng bằng phương thức đó.

- Cảng không chịu trách nhiệm về hàng hoá khi hàng đã ra khỏi kho bãi, cảng.
Khóa luận tốt nghiệp 7 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
- Khi nhận hàng tại cảng thì chủ hàng hoặc người được uỷ thác phải xuất
trình những chứng từ hợp lệ xác định quyền được nhận hàng và phải nhận được một
cách liên tục trong một thời gian nhất định những hàng hoá ghi trên chứng từ.
- Việc giao nhận có thể do cảng làm theo uỷ thác hoặc chủ hàng trực tiếp làm
c. Chứng từ sử dụng trong nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
- Biên bản kết toán nhận hàng với tàu (Report on receipt of cargo- ROROC)
Ðây là biên bản được lập giữa cảng với tàu sau khi đã dỡ xong lô hàng hoặc toàn
bộ số hàng trên tàu để xác nhận số hàng thực tế đã giao nhận tại cảng dỡ hàng qui định.
Văn bản này có tính chất đối tịch chứng minh sự thừa thiếu giữa số lượng hàng
thực nhận tại cảng đến và số hàng ghi trên bản lược khai của tàu. Vì vậy đây là căn cứ
để người nhận hàng tại cảng đến khiếu nại người chuyên chở hay công ty bảo hiểm.
Ðồng thời đây cũng là căn cứ để cảng tiến hành giao nhận hàng nhập khẩu với nhà
nhập khẩu và cũng là bằng chứng về việc cảng đã hoàn thành việc giao hàng cho người
nhập khẩu theo đúng số lượng mà mình thực tế đã nhận với người chuyên chở.
- Biên bản kê khai hàng thừa thiếu (Certificate of shortlanded cargo-
CSC)
Khi giao nhận hàng với tàu, nếu số lượng hàng hoá trên ROROC chênh lệch
so với trên lược khai hàng hoá thì người nhận hàng phải yêu cầu lập biên bản hàng
thừa thiếu. Như vậy biên bản hàng thừa thiếu là một biên bản được lập ra trên cơ sở
biên bản kết toán nhận hàng với tàu và lược khai.
- Biên bản hàng hư hỏng đổ vỡ (Cargo outum report- COR)
Trong quá trình dỡ hàng ra khỏi tàu tại cảng đích, nếu phát hiện thấy hàng
hoá bị hư hỏng đổ vỡ thì đại diện của cảng (công ty giao nhận, kho hàng) và tàu
phải cùng nhau lập một biên bản về tình trạng đổ vỡ của hàng hoá. Biên bản này gọi
là biên bản xác nhận hàng hư hỏng đỏ vỡ do tàu gây nên.
- Biên bản giám định phẩm chất (Survey report of quality)

Ðây là văn bản xác nhận phẩm chất thực tế của hàng hoá tại nước người nhập
khẩu (tại cảng đến) do một cơ quan giám định chuyên nghiệp cấp. Biên bản này được
lập theo qui định trong hợp đồng hoặc khi có nghi ngờ hàng kém phẩm chất.
- Biên bản giám định số lượng/trọng lượng hàng hóa
Khóa luận tốt nghiệp 8 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Ðây là chứng từ xác nhận số lượng, trọng lượng thực tế của lô hàng được
dỡ khỏi phương tiện vận tải (tàu) ở nước người nhập khẩu. Thông thường biên
bản giám định số lượng, trọng lượng do công ty giám định cấp sau khi làm
giám định.
- Biên bản giám định của công ty bảo hiểm
Biên bản giám định của công ty bảo hiểm là văn bản xác nhận tổn thất thực
tế của lô hàng đã được bảo hiểm do công ty bảo hiểm cấp để làm căn cứ cho việc
bồi thường tổn thất.
- Thư khiếu nại
Ðây là văn bản đơn phương của người khiếu nại đòi người bị khiếu nại thoả
mãn yêu sách của mình do người bị khiếu nại đã vi phạm nghĩa vụ hợp đồng (hoặc
khi hợp đồng cho phép có quyền khiếu nại).
- Thư dự kháng
Khi nhận hàng tại cảng đích, nếu người nhận hàng thấy có nghi ngờ gì về
tình trạng tổn thất của hàng hoá thì phải lập thư dự kháng để bảo lưu quyền
khiếu nại đòi bồi thường các tổn thất về hàng hóa của mình. Như vậy thư dự
kháng thực chất là một thông báo về tình trạng tổn thất của hàng hoá chưa rõ
rệt do người nhận hàng lập gửi cho người chuyên chở hoặc đại lý của người
chuyên chở.
Sau khi làm thư dự kháng để kịp thời bảo lưu quyền khiếu nại của mình,
người nhận hàng phải tiến hành giám định tổn thất của hàng hoá và lập biên bản
giám định tổn thất hoặc biên bản hàng đổ vỡ hư hỏng để làm cơ sở tính toán tiền đòi
bồi thường.

Khóa luận tốt nghiệp 9 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
2.2.3 Quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng đường biển
a. Trước khi nhận hàng
- Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan và mua bảo hiểm hàng hóa.
+ Chuẩn bị các chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng quy định và
các điều kiện có liên quan khác để hoàn chỉnh bộ chứng từ khai báo hải quan trước
khi đến cơ quan hải quan.
+ Mua bảo hiểm cho hàng hóa ngay sau khi nhận được thông báo giao hàng của
người bán (nếu mua theo điều kiện FOB, CFR, FCA…) tùy theo yêu cầu của từng điều
kiện giao hàng Công ty lựa chọn mua bảo hiểm loại A (bảo hiểm mọi rủi ro), loại B
(bảo hiểm cho tổn thất chung và riêng) hay loại C (bảo hiểm cho tổn thất chung).
- Khai báo hải quan
Khi nhận được thông báo hàng đến tức là hàng đến cửa khẩu hải quan dỡ
hàng thì công ty mang hồ sơ hoàn chỉnh ra cơ quan hải quan để mở tờ khai. Công ty
cần phải tiến hành việc áp mã tính thuế trước khi đăng ký tờ khai.
b. Khi hàng cập cảng
b.1.Ðối với hàng không phải lưu kho, bãi tại cảng
Trong trường hợp này, chủ hàng hoặc người được chủ hàng uỷ thác đứng ra
giao nhận trực tiếp với tàu
- Ðể có thể tiến hành dỡ hàng, 24 giờ trước khi tàu đến vị trí hoa tiêu, chủ
hàng phải trao cho cảng một số chứng từ:
Khóa luận tốt nghiệp 10 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Đối với hàng không phải
lưu kho, bãi tại cảng
Đối với hàng phải lưu kho,
bãi tại cảng
Đối với hàng nhập bằng
container

Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
+ Bản lược khai hàng hoá (02 bản) là bản lược kê các loại hàng xếp trên tàu để vận
chuyển đến các cảng khác nhau do đại lý tại cảng xếp hàng căn cứ vào vận đơn lập.
+ Sơ đồ xếp hàng (02 bản) là bản vẽ vị trí sắp xếp hàng trên tàu. Nó có thể dùng
các màu khác nhau đánh dấu hàng của từng cảng khác nhau để dễ theo dõi, kiểm tra
khi dỡ hàng lên xuống các cảng.
+ Chi tiết hầm hàng (02 bản) là bản miêu tả chi tiết vị trí hàng hóa trong hầm hàng.
+ Hàng quá khổ, quá nặng (nếu có) là bản lược kê chi tiết hàng quá khổ, quá nặng
trong các loại hàng hóa nhập.
- Chủ hàng xuất trình vận đơn gốc cho đại diện của hãng tàu
- Trực tiếp nhận hàng từ tàu và lập chứng từ cần thiết trong quá trình nhận hàng:
+ Biên bản giám định hầm tàu (lập trước khi dỡ hàng) nhằm quy trách nhiệm cho
tàu về những tổn thất xảy ra sau này.
+ Biên bản dỡ hàng (COR) đối với tổn thất rõ rệt
+ Thư dự kháng (LOR) đối với tổn thất không rõ rệt
+ Bản kết toán nhận hàng với tàu (ROROC)
+ Biên bản giám định
+ Giấy chứng nhận hàng thiếu (do đại lý hàng hải lập)…
- Khi dỡ hàng ra khỏi tàu, chủ hàng có thể đưa về kho riêng để mời hải quan
kiểm hoá. Nếu hàng không có niêm phong cặp chì phải mời hải quan áp tải về kho.
- Làm thủ tục hải quan
- Chuyên chở về kho hoặc phân phối hàng hoá
b.2. Ðối với hàng phải lưu kho, lưu bãi tại cảng
* Cảng nhận hàng từ tàu:
- Dỡ hàng và nhận hàng từ tàu (do cảng làm)
- Lập các giấy tờ, thủ tục cần thiết trong quá trình giao nhận (nhân viên giao nhận
phải cùng lập)
- Ðưa hàng về kho, bãi cảng
* Cảng giao hàng cho các chủ hàng

- Khi nhận được thông báo hàng đến, chủ hàng phải mang vận đơn gốc, giấy
giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để nhận lệnh giao hàng (D/O- delivery order).
Hãng tàu hoặc đại lý giữ lại vận đơn gốc và trao 03 bản D/O cho người nhận hàng
Khóa luận tốt nghiệp 11 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
- Chủ hàng đóng phí lưu kho, phí xếp dỡ và lấy biên lai
- Chủ hàng mang biên lai nộp phí, 03 bản D/O cùng hoá đơn và phiếu đóng
gói đến văn phòng quản lý tàu tại cảng để ký xác nhận D/O và tìm vị trí hàng, tại
đây lưu 01 bản D/O
- Chủ hàng mang 02 bản D/O còn lại đến bộ phận kho vận để làm phiếu xuất
kho. Bộ phận này giữ 01bản D/O và làm 02 phiếu xuất kho cho chủ hàng
- Làm thủ tục hải quan qua các bước sau:
+ Xuất trình và nộp các giấy tờ:
. Tờ khai hàng NK: là khai báo của chủ hàng cho cơ quan hải quan để thực hiện
thủ tục hải quan khi NK hàng hóa.
. Giấy phép nhập khẩu: là chứng từ do Bộ công thương cấp, cho phép chủ hàng
được NK một hoặc một số lô hàng nhất định có cùng tên hàng, từ một nước nhất
định, qua một cửa khẩu nhất định, trong một thời gian nhất định.
. Bản kê chi tiết là chứng từ về chi tiết hàng hóa trong kiện hàng
. Lệnh giao hàng của người vận tải (D/O) là chứng từ do đại lý lập theo mẫu. Số
liệu trong D/O phù hợp với vận đơn gốc, sau khi người nhận hàng xuất trình vận
đơn gốc và các giấy tờ phù hợp theo qui định, đại lý kiểm tra sau đó cấp phát lệnh
cho người nhận hàng.
. Hợp đồng mua bán ngoại thương là sự thỏa thuận giữa các bên mua bán ở các
nước khác nhau trong đó quy định bên bán phải cung cấp hàng hóa, chuyển giao các
chứng từ có liên quan đến hàng hóa và quyền sở hữu hàng hóa, bên mua phải thanh
toán tiền hàng và nhận hàng.
. Vận đơn đường biển (01 bản gốc và 01 bản sao) là biên lai của người vận tải về
việc đã nhận hàng chở và là bằng chứng của hợp đồng chuyên chở hàng hóa.

. Giấy chứng nhận xuất xứ: là chứng từ do phong Thương mại của nước xuất
khẩu cấp cho chủ hàng, theo yêu cầu và lời khai của chủ hàng để chứng nhận nơi
sản xuất hoặc nguồn gốc của hàng hóa.
. Giấy chứng nhận phẩm chất hoặc kiểm dịch (nếu có) là chứng từ do cơ quan có
thẩm quyền của nhà nước cấp cho chủ hàng để xác nhận hàng hóa đã được an toàn
về mặt dịch bệnh, nấm độc.
Khóa luận tốt nghiệp 12 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
. Hoá đơn thương mại là chứng từ mô tả hàng hoá, cảng xếp hàng, cảng đến và
phương tiện vận tải, nước xuất xứ, giá trên mỗi đơn vị sản phẩm và trị giá lô hàng.
Hoá đơn thương mại thường do nhà xuất khẩu phát hành.
+ Hải quan kiểm tra chứng từ
+ Kiểm tra hàng hoá
+ Tính và thông báo thuế
+ Chủ hàng ký nhận vào giấy thông báo thuế (có thể nộp thuế trong vòng 30 ngày)
và xin chứng nhận hoàn thành thủ tục hải quan.
- Sau khi hải quan xác nhận “hoàn thành thủ tục hải quan” chủ hàng có thể
mang ra khỏi cảng và chở về kho riêng.
b.3. Hàng nhập bằng container
* Nếu là hàng nguyên container (FCL)
- Khi nhận được thông báo hàng đến thì chủ hàng mang vận đơn gốc và giấy
giới thiệu của cơ quan đến hãng tàu để lấy D/O
- Chủ hàng mang D/O đến hải quan làm thủ tục và đăng ký kiểm hoá (chủ
hàng có thể đề nghị đưa cả container về kho riêng hoặc mang đi kiểm tra hải quan
nhưng phải trả vỏ container đúng hạn nếu không sẽ bị phạt)
- Sau khi hoàn thành thủ tục hải quan, chủ hàng phải mang bộ chứng từ nhận
hàng cùng D/O đến Văn phòng quản lý tàu tại cảng để xác nhận D/O
- Lấy phiếu xuất kho và nhận hàng
* Nếu là hàng lẻ container (LCL)

Chủ hàng mang vận đơn gốc hoặc vận đơn gom hàng đến hãng tàu hoặc đại
lý của người gom hàng để lấy D/O, sau đó nhận hàng tại địa điểm được quy định
theo điều kiện mua hàng quy định và làm các thủ tục như trên.
c. Sau khi nhận hàng
Sau khi nhận hàng nếu có tổn thất xảy ra, công ty lập những văn bản ghi
nhận những tổn thất, biên bản giám định để có cơ sở khiếu nại khi làm việc với
người chuyên chở và cơ quan bảo hiểm sau này.
Khi nhận được thư giám định, căn cứ vào tình hình giao nhận thực tế, cán bộ
giao nhận chuyển hồ sơ cho cán bộ nhập kho để nhập kho hàng hóa.
Khóa luận tốt nghiệp 13 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
2.2.4 Các nhân tố ảnh hưởng đến quy trình nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển
a. Môi trường bên ngoài
Hoạt động giao nhận hàng hoá xuất nhập khẩu bằng đường biển cũng giống
như bất kỳ một hình thức kinh doanh dịch vụ nào chịu sự tác động của nhiều nhân
tố thuộc môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp. Môi trường bên ngoài
gồm nhiều nhân tố như: nhân tố môi trường chính trị, pháp luật, cơ sở hạ tầng, nền
kinh tế…
Môi trường chính trị, luật pháp của các quốc gia liên quan đến quy trình nhận
hàng nhập khẩu của Công ty thay đổi sẽ có tác dụng hạn chế hay thúc đẩy hoạt động
giao nhận hàng nhập khẩu của Công ty. Do đó, việc hiểu biết về những nguồn luật
khác nhau, của những quốc gia khác nhau, đặc biệt hiểu được sự ảnh hưởng của
chúng tới quy trình nhập khẩu sẽ giúp người giao nhận tiến hành công việc một
cách hiệu quả nhất. Bên cạnh đó, những biến động trong môi trường chính trị, xã
hội cũng sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến quy trình giao nhận hàng nhập khẩu bằng
đường biển. Những biến động về chính trị, xã hội sẽ là cơ sở để xây dựng những
trường hợp bất khả kháng và khả năng miễn trách cho người giao nhận cũng như
người chuyên chở.

Vấn đề thời tiết: Thời tiết ảnh hưởng rất lớn đến việc giao hàng, nhận hàng
và quá trình chuyên chở hàng hoá bằng đường biển. Điều này sẽ ảnh hưởng đến tốc
độ làm hàng và thời gian giao nhận hàng hoá. Ngoài ra, quá trình chuyên chở nhiều
ngày trên biển cũng chịu nhiều tác động của yếu tố thời tiết có thể gây thiệt hại cho
hàng hóa hoặc làm chậm việc giao hàng, làm phát sinh hậu quả kinh tế cho các bên
có liên quan.
Cơ sở hạ tầng: hiện nay Việt Nam có trên 60 cảng biển lớn, nhỏ phục vụ tàu
ra, vào cảng, neo đậu,…Tuy nhiên các trang thiết bị phục vụ tàu (cầu tàu, đập chắn
sóng, phao, trạm hoa tiêu, hệ thống thông tin, tín hiệu…), trang thiết bị phục vụ vận
chuyển, xếp dỡ hàng chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế.
Môi trường kinh tế: Với bối cảnh nền kinh tế khủng hoảng toàn cầu những
năm gần đây cũng ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động nhập khẩu của các doanh
Khóa luận tốt nghiệp 14 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
nghiệp. Bên cạnh đó các chính sách kinh tế, tài chính của Chính phủ cũng tác động
làm thay đổi đáng kể hoạt động nhận hàng và nhập khẩu trong nước.
b. Môi trường bên trong doanh nghiệp
- Cơ sở vật chất, trang thiết bị, máy móc: cơ sở vật chất và trang thiết bị của
người giao nhận bao gồm như văn phòng, kho hàng, các phương tiện bốc dỡ,
chuyên chở, bảo quản và lưu kho hàng hoá,… Với sự phát triển mạnh mẽ của công
nghệ thông tin, cơ sở hạ tầng và trang thiết bị hiện đại người giao nhận sẽ ngày càng
tiếp cận gần hơn với nhu cầu của khách hàng và duy trì mối quan hệ lâu dài. Bên
cạnh đó, với cơ sở hạ tầng và trang thiết bị, máy móc thiếu hoàn chỉnh và không
đầy đủ sẽ gây khó khăn và trở ngại cho quá trình giao nhận hàng hoá của công ty.
- Nguồn lực tài chính: để có thể xây dựng cơ sở hạ tầng và sở hữu trang thiết bị
hiện đại, người giao nhận cần một lượng vốn đầu tư rất lớn. Song không phải lúc nào
người giao nhận cũng có khả năng tài chính dồi dào. Nên với nguồn tài chính hạn hẹp
người giao nhận sẽ phải tính để xây dựng nguồn máy móc, trang thiết bị và nhân lực
chuyên nghiệp phục vụ cho hoạt động nhận hàng nhập khẩu một cách tốt nhất.

- Nguồn nhân lực: một nhân tố có ảnh hưởng không nhỏ đến quy trình nhận
hàng nhập khẩu bằng đường biển là đội ngũ nhân viên trực tiếp tham gia quy trình.
Nếu người tham gia quy trình có sự am hiểu và kinh nghiệm trong lĩnh vực này thì
sẽ xử lý thông tin thu được trong khoảng thời gian nhanh nhất, chất lượng của hàng
hoá cũng sẽ được đảm bảo. Trình độ của người tham gia quy trình bao giờ cũng
được chú ý trước tiên, nó là một trong những nhân tố có tính quyết định đến chất
lượng quy trình nghiệp vụ giao nhận và đem lại uy tín, niềm tin với khách hàng.
Khóa luận tốt nghiệp 15 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trng i hc Thng Mi GVHD: TS.Lc Th Thu
Hng
Chng 3: PHN TCH THC TRNG NGHIP V NHN HNG
MY TNH V PH KIN MY TNH NHP KHU BNG NG
BIN TI CễNG TY TNHH TCH HP H THNG CMC
3.1 Tng quan v cụng ty TNHH tớch hp h thng CMC`
3.1.1 Lch s hỡnh thnh v phỏt trin cụng ty
Tờn giao dch: CMC system intergration Company Limited (CMC SI CO., LTD)
Tr s chớnh: Tng 16 - CMC Tower, ng Duy Tõn, phng Dch Vng Hu,
qun Cu Giy, H Ni
in thoi: (04) 3795 8686 | Fax: (04) 3795 8383
T nm 1995, tin thõn l phũng Kinh doanh d ỏn, Cụng ty CMC ó t
nhng viờn gch nn múng u tiờn trong lnh vc kinh doanh tớch hp h thng,
vi mc tiờu tr thnh mt n v tớch hp chuyờn nghip. n nm 2006, Cụng ty
TNHH Tớch hp H thng CMC (CMC SI) chớnh thc c thnh lp vi hot
ng chớnh trong lnh vc Tớch hp h thng. Ngy 29/8/2011, ti Thnh ph H
Chớ Minh, Cụng ty chớnh thc ra mt cụng ty thnh viờn CMC SI Saigon. Gúp phn
khng nh v th ca CMC SI luụn i tiờn phong v chim u th trong cỏc gii
phỏp cụng ngh thụng tin cho Giỏo dc o to, Ti chớnh v Bo him ca Vit
Nam trong thi gian qua.
3.1.2 C cu t chc ca cụng ty
S 3.1: C cu t chc Cụng ty CMC SI (Ngun: Website

www.cmcsi.com.vn)
Khúa lun tt nghip 16 SV: Trnh Th Hng Thỏi
Ban giỏm c
Khi kinh doanh Khi gii phỏp/dch v Khi h tr
Trung tâm kinh
doanh TT Ngân
hàng tài chính (FSI)
Phòng hành chính
Phòng kế toán/ tài
chính
Phòng mua
sắm/cung ứng
Trung tõm kinh
doanh TT Chớnh
ph-Giỏo dc
Trung tâm dịch vụ
triển khai
Trung tâm kinh
doanh TT Tài chính
công (PFS)
Trung tâm kinh
doanh TT doanh
nghiệp
Trung tâm phân
phối dự án
Phòng Marketing
Trung tâm dịch vụ
khách hàng
Trung tâm giải
pháp / dịch vụ hạ

tầng
Phòng nhân sự
Phòng quản lý
chất l3ợng
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Cơ cấu tổ chức của Công ty là kiểu mô hình tổ chức liên hợp (trực tuyến -
chức năng) được áp dụng rộng rãi, bao gồm các bộ phận:
* Ban giám đốc gồm Tổng giám đốc và Phó tổng giám đốc. Là người đại diện
cho mọi trách nhiệm quyền lợi của Công ty trước pháp luật và các cơ quan hữu quan.
* Khối hỗ trợ gồm các phòng làm nhiệm vụ cung cấp thông tin, kế hoạch giúp
Ban giám đốc đưa ra các quyết định quản lý, xây dựng Công ty.
* Khối giải pháp/dịch vụ thực hiện chức năng chuyên môn như định hướng
thực hiện chiến lược Marketing, cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng… giúp nâng
cao hình ảnh của Công ty.
* Khối kinh doanh làm nhiệm vụ đáp ứng, cung cấp và duy trì các giải pháp
tích hợp đặc biệt, nâng cao khả năng xử lý công việc, hiện đại hóa đối với từng đối
tượng khách hàng riêng.
3.1.3 Lĩnh vực kinh doanh
Theo giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103011634 do Sở Kế hoạch
và đầu tư Hà Nội cấp ngày 10/04/2007 công ty TNHH tích hợp hệ thống CMC hoạt
động kinh doanh trên các lĩnh vực:
- Sản xuất, mua bán, cho thuê và bảo hành các sản phẩm, thiết bị ngành điện
tử, tin học, phát thanh truyền hình, thiết bị bưu chính viễn thông, thiết bị văn phòng
- Nghiên cứu, tư vấn điện tử và chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công
nghệ thông tin (CNTT), phát thanh truyền hình
- Dịch vụ tích hợp, giải pháp tổng thể và dịch vụ hạ tầng trong lĩnh vực
CNTT
- Dịch vụ đào tạo trong lĩnh vực CNTT
- Sản xuất, buôn bán trang thiết bị y tế

3.1.4 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong giai đoạn 2009-
2011
Thuộc danh sách 5 công ty tích hợp hệ thống hàng đầu Việt Nam 2010 (theo
HCA năm 2010) CMC SI luôn duy trì tốc độ tăng trưởng cao so với tốc độ phát
triển trung bình của thị trường luôn giữ vị trí số 1 về cung cấp thiết bị, giải pháp và
tích hợp hệ thống CNTT trong các thị trường trọng điểm có mức đầu tư và ứng
dụng CNTT lớn nhất Việt Nam là Tài chính, Bảo hiểm, Chứng khoán, Chính phủ và
Khóa luận tốt nghiệp 17 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Giáo dục.

Biểu đồ 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của CMC SI giai đoạn 2009-2011
( Nguồn: Phòng kế toán của CMC SI)
Năm 2009 Công ty hoạt động có hiệu quả lợi nhuận sau thuế là 56.334 triệu
VNĐ đảm bảo tốc độ tăng trưởng ổn định. Tuy nhiên đến năm 2010 do ảnh hưởng
của tình hình kinh tế trong nước và thế giới suy giảm doanh thu của Công ty giảm
11.67% và lợi nhuận giảm gần 50% so với năm 2009. Nhưng với sự nỗ lực không
ngừng, Công ty đã dần ổn định và tiếp tục phát triển ở năm 2011. Với doanh thu tăng
26,4%; lợi nhuận tăng 143% so với năm 2010 đạt mức lợi nhuận 69.712 triệu VNĐ.
Bên cạnh đó hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty cũng có những
bước phát triển nhanh chóng.
Bảng 3.1 : Kết quả hoạt động kinh doanh nhập khẩu của Công ty giai đoạn 2009-2011
Đơn vị: nghìn USD
Năm
Chỉ
tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Tăng
trưởng

2010/2009
(%)
Tăng
trưởng
2011/2010
(%)
Doanh thu 20.863 21.256 26.648 1,88% 25,34%
Chi phí 9.763 11.173 12.865
Lợi nhuận trước thuế 11.100 10.083 13.783
Lợi nhuận sau thuế 8.094 8.261 10.551 2,06% 37,9%
(Nguồn: Phòng kế toán CMC SI)
Khóa luận tốt nghiệp 18 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Qua bảng trên ta thấy doanh thu của hoạt động kinh doanh nhập khẩu có tăng
nhưng năm 2010 tăng ít so với năm 2009 doanh thu tăng 1,88%, lợi nhuận chỉ tăng
2,03%. Năm 2011 so với năm 2010 đã có sự phát triển mạnh với doanh thu tăng
25,34% và lợi nhuận tăng 37,9%. Qua những con số cho thấy khả năng phát triển
hoạt động kinh doanh lớn mạnh của công ty trong những năm sau.
3.2 Phân tích thực trạng giao nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập
khẩu bằng đường biển tại công ty CMC SI
3.2.1 Thực trạng quy trình nhận hàng máy tính và phụ kiện máy tính
nhập khẩu bằng đường biển tại công ty CMC SI
a. Trước khi hàng đến
 Chuẩn bị các chứng từ cần thiết để làm thủ tục hải quan
Cán bộ phụ trách xuất nhập khẩu nhận chứng từ về hàng hóa do đối tác gửi qua
fax đến Công ty. Bộ chứng từ hàng nhập khẩu được nhận trước khi phương tiện vận
tải cập cảng. Nhân viên giao nhận có trách nhiệm trực tiếp theo dõi lô hàng, kiểm
tra sự đầy đủ của các chứng từ để thông báo cho đối tác kịp thời bổ sung. Và nhân
viên giao nhận cũng chuẩn bị các chứng từ hợp lệ, hợp pháp của lô hàng theo đúng

quy định để hoàn chỉnh chứng từ hải quan trước khi đến cơ quan hải quan Hải
Phòng làm thủ tục nhập khẩu hàng hóa. Thông thường một bộ chứng từ nhập khẩu
gồm có:
- Giấy phép nhập khẩu : 01 bản sao
- Hợp đồng thương mại : 01 bản sao
- Vận đơn (B/L) : 01 bản gốc
- Hóa đơn thương mại (Invoice) : 01 bản gốc
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing list) : 01 bản gốc
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O) : 01 bản gốc
- Các chứng từ liên quan khác : 01 bản sao
Căn cứ vào bộ chứng từ do bên đối tác cung cấp, nhân viên XNK kiểm tra
đối chiếu với giấy phép nhập khẩu, các văn bản pháp luật liên quan, sau đó khai báo
vào tờ khai hải quan. Đây là một khâu rất quan trọng trong toàn bộ quy trình, nó
quyết định thời gian nhận hàng nhanh hay chậm của cả lô hàng. Tuy nhiên trong
Khóa luận tốt nghiệp 19 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
quá trình thực tế tại Công ty không tránh khỏi những sai sót trong việc chuẩn bị
chứng từ để làm thủ tục hải quan như:
Biểu đồ 3.2: Kết quả đánh giá nghiệp vụ chuẩn bị chứng từ của Công ty năm 2011
(Nguồn: Phòng Cung ứng vật tư CMC SI)
Qua số liệu thống kê cho thấy, trong quá trình thực hiện quy trình nhận hàng
máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu bằng đường biển năm 2011 của Công ty
có 80% được đánh giá đạt yêu cầu trong khâu chuẩn bị chứng từ. Còn 20% chưa đạt
yêu cầu chủ yếu là do đối tác gửi chứng từ không đúng yêu cầu về thời gian và số
lượng chứng từ, do nhân viên thực hiện chưa đáp ứng được yêu cầu của công việc,
hoặc do gặp khó khăn trong quá trình xin giấy phép để hoàn thiện thủ tục gây chậm
trễ trong quá trình chuẩn bị chứng từ.
 Mua bảo hiểm cho hàng hóa
Ngay sau khi nhận được thông báo giao hàng của người bán (nếu mua theo

điều kiện FOB, CFR, CIF,…) tùy vào điều kiện giao hàng cụ thể để Công ty lựa
chọn mua loại bảo hiểm cho hàng hóa. Bởi chuyên chở hàng hóa bằng đường biển
chiếm tỷ trọng khá lớn và đây là một lĩnh vực luôn có nhiều rủi ro tiềm ẩn, tổn thất
rủi ro thường lại rất lớn. Vì thế bảo hiểm hàng hoá đường biển là rất cần thiết trong
thương mại quốc tế.
Đối với Công ty CMC SI thì điều kiện giao hàng trong hợp đồng nhập khẩu
phần lớn là các điều kiện FAS, FOB, CIF. Theo kết quả điều tra có 85% (17/20
phiếu) người được điều tra đánh giá Công ty thường xuyên mua bảo hiểm cho hàng
hóa và 15% (3/20 phiếu) đánh giá Công ty có mua bảo hiểm cho hàng hóa nhưng
mua không thường xuyên. Do đó thấy được tầm quan trọng của việc mua bảo hiểm
cho hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu của Công ty. Nếu mua bảo hiểm
Khóa luận tốt nghiệp 20 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
Công ty thường xuyên mua của công ty bảo hiểm Bảo Việt-Việt Nam và thời gian
là kể từ khi bên bán xếp hàng lên tàu hoặc ngay sau khi mở L/C. Khi muốn mua bảo
hiểm, Công ty sẽ cử người đến gặp các khai thác viên của công ty Bảo Việt. Các
khai thác viên này sẽ hướng dẫn cán bộ của công ty làm giấy yêu cầu bảo hiểm
(Giấy in sẵn của Bảo Việt) và chuẩn bị hợp đồng để công ty ký với Bảo Việt. Sau
đó công ty bảo hiểm sẽ cấp cho Công ty một đơn bảo hiểm dựa vào giấy yêu cầu
bảo hiểm mà công ty đã đệ trình.
Biểu đồ 3.3: Tình hình mua bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu bằng đường biển của
Công ty CMC SI năm 2011
(Nguồn: Phòng Cung ứng vật tư CMC SI)
Trong quá trình nhập khẩu hàng hóa bằng đường biển Công ty luôn trú trọng
mua bảo hiểm cho hàng hóa tùy theo từng điều kiện giao hàng cụ thể. Như đã thống
kê trên biểu đồ, năm 2009 Công ty mua bảo hiểm loại B là chủ yếu, chiếm gần 71%
(75/106 HĐ) số bảo hiểm các loại. Đến năm 2010 và năm 2011 bảo hiểm loại B vẫn
chiếm chủ yếu, nhưng năm 2010 số bảo hiểm loại C tăng lên chiếm 20% (18/90
HĐ), cao hơn bảo hiểm loại A chỉ chiếm 14% (13/90 HĐ), năm 2011 số bảo hiểm

loại A lại cao hơn chiếm 25,6% (29/113 HĐ) loại C chỉ chiếm 9,7% (11/127 HĐ)
 Khai báo hải quan
Thực hiện nghị quyết 149/2005/QĐ-TTg ngày 19/07/2005 của Thủ tướng
Chính phủ, Hải quan Việt Nam đã triển khai thực hiện thí điểm thủ tục hải quan
điện tử. Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp doanh nghiệp giảm thời gian, chi
phí làm thủ tục hải quan do doanh nghiệp có thể chủ động trong quá trình khai báo
hải quan và sắp xếp thời gian đi nhận hàng. Do đó, Công ty CMC SI cũng đã đăng
ký thực hiện hải quan điện tử để nâng cao hiệu quả quy trình nhận hàng nhập khẩu
Khóa luận tốt nghiệp 21 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
của mình. Khi thực hiện khai báo hải quan điện tử qua phần mềm điện tử ECUS,
Công ty thực hiện các bước:
Bước 1: Thực hiện khai tờ khai hải quan điện tử, tờ khai trị giá (nếu cần)
theo đúng tiêu chí chuẩn và gửi tới hệ thống của cơ quan Hải quan. Khi có số tiếp
nhận của Hệ thống Hải quan trả về thì đã xong bước gửi tờ khai điện tử.
Bước 2: Nhận kết quả khai báo tờ khai điện tử, Công ty nhận thông tin phản
hồi từ cơ quan Hải quan về số tờ khai hải quan, kết quả phân luồng và thực hiện
một trong các nội dung sau:
- Nhận “Thông báo từ chối tờ khai hải quan điện tử”, thực hiện việc sửa đổi,
bổ sung tờ khai hải quan điện tử theo hướng dẫn của cơ quan hải quan.
- Trường hợp chứng từ hợp lệ thì cơ quan Hải Quan cấp cho Công ty số tờ khai
Khi có số tờ khai, Công ty chờ phản hồi của cơ quan Hải Quan để xem kết quả
phân luồng tờ khai, thủ tục hải quan điện tử được phân thành 3 luồng chính: vàng,
xanh, đỏ.
- Nếu tờ khai được phân luồng xanh: in 02 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu
Công ty, đem đến Hải Quan nộp để cán bộ đăng ký đóng dấu thông quan hàng hóa.
- Nếu tờ khai được phân luồng vàng:
o Luồng vàng điện tử: hình thức giống như luồng xanh.
o Luồng vàng giấy: Công ty in 02 bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu

Công ty, kèm với toàn bộ chứng từ XNK cần thiết đem ra cơ quan Hải Quan làm
Khóa luận tốt nghiệp 22 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
thủ tục. Tờ khai sẽ được chuyển qua để cán bộ thuế kiểm tra và quyết định Công ty
có được thông quan hàng hóa hay không.
Bước 3: kiểm tra thực tế hàng, nếu tờ khai được phân luồng đỏ: Công ty in 02
bản tờ khai điện tử, ký tên, đóng dấu Công ty, kèm bộ chứng từ XNK cần thiết đem
ra cơ quan Hải Quan. Tờ khai sẽ được xử lý qua các khâu đăng ký, tính thuế và kiểm
hoá để kiểm tra thực tế hàng hóa. Trường hợp này, cán bộ kiểm hóa ký thông quan
hàng hóa.
Bước 4: Xác nhận thông quan tại chi cục hải quan
Sau khi nhận lại tờ khai đã được cán bộ hải quan xử lý, doanh nghiệp in tờ
khai trên hệ thống của mình và mang tờ khai hải quan điện tử in đến cơ quan hải
quan để xác nhận “Đã thông quan điện tử”
Biểu đồ 3.4: Kết quả phân luồng hồ sơ hải quan của Công ty năm 2011
(Nguồn: Phòng Cung ứng vật tư CMC SI)
Thông qua biểu đồ số liệu cho thấy số lượng tờ khai được phân luồng vàng là
nhiều nhất, nó bao gồm cả luồng vàng điện tử và luồng vàng giấy, năm 2009 là 74
bộ, 66 bộ năm 2010 và năm 2011 là 82 bộ được phân luồng vàng, trong đó thì chủ
yếu là luồng vàng điện tử. Số lượng tờ khai hải quan của Công ty bị phân luồng đỏ
là rất ít (4 bộ năm 2009, 3 bộ năm 2010 và 1 bộ năm 2011), bởi Công ty có uy tín
trong nhiều năm hoạt động XNK và không nhập hàng hóa cấm. Luồng xanh là tốt
nhất với Công ty và với kinh nghiệm hoạt động, uy tín nên lượng hồ sơ được phân
luồng xanh của Công ty là khá lớn, năm 2009 là 37 bộ, năm 2010 là 29 bộ, đến năm
2011 đạt 44 bộ.
b. Khi hàng đến
Khóa luận tốt nghiệp 23 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường

Đối với mặt hàng máy tính và phụ kiện máy tính nhập khẩu bằng đường biển
Công ty thường nhập hàng lẻ. Và thường thực hiện một số nội dung để nhận hàng như:
 Làm thủ tục nhận hàng
Thông thường bộ chứng từ giao hàng do người bán nước ngoài lập sẽ về đến
ngân hàng mở L/C vào thời điểm tàu chở hàng cập cảng Việt Nam. Ngân hàng mở
L/C kiểm tra bộ chứng từ giao hàng theo quy định trong L/C và thông báo (Telex,
Fax) cho người mở L/C (CMC SI). Nhận được thông báo của ngân hàng khi có bộ
chứng từ nhận hàng của nhà cung ứng chuyển tới thì phòng TC-KT làm thủ tục nhận
bộ chứng từ thanh toán từ ngân hàng chuyển về rồi đưa cho phòng 01 bộ. Sau khi
nhận được bộ chứng từ nhận hàng từ phòng TC-KT cán bộ nghiệp vụ XNK tiến hành
chuẩn bị bộ hồ sơ theo quy định để làm thủ tục nhận hàng tại cơ quan hải quan.
Đồng thời Công ty sẽ phải ký một hợp đồng uỷ thác cho cơ quan ga cảng về
việc giao nhận hàng hóa. Trước khi tàu đến, đại lý tàu sẽ gửi cho Công ty thông báo
hàng đến cảng. Sau khi nhận được thông báo này thì công ty đến đại lý trình vận
đơn để được đại lý cấp cho lệnh giao hàng (D/O).
Sau đó Công ty cử người đem lệnh giao hàng làm thủ tục hải quan rồi đem
bộ chứng từ nhận hàng trong đó có lệnh giao hàng đến cảng để nhận hàng.
 Nhận hàng tại kho của cảng
Khi nhận hàng Công ty sẽ cử cán bộ đến cảng hoặc hãng tàu đóng phí lưu
kho/xếp dỡ, lấy biên lai, xác nhận D/O sau đó đem D/O đến bộ phận kho để làm phiếu
xuất kho.
Công ty tiến hành nhận hàng gồm: nhận về số lượng, chất lượng, bao bì, ký
mã hiệu… của hàng hoá có phù hợp so với hợp đồng hay không. Công ty phải kiểm
tra giám sát việc giao nhận, phát hiện các sai phạm và giải quyết các tình huống phát
sinh. Theo kết quả điều tra mức độ gặp rủi ro về hàng hóa trong quy trình nhận hàng
máy tính và phụ kiện máy tính của Công ty là khá thấp, 5% (1/20 phiếu) người được
điều tra cho rằng Công ty không gặp rủi ro, 85% (17/20 phiếu) đánh giá mức rủi ro là
0-5%, còn lại 10% (2/20 phiếu) đánh giá mức rủi ro là 5-10%. Và theo kết quả điều
tra mức độ một số rủi ro về hàng hóa Công ty thường gặp phải trong quy trình nhận
hàng nhập khẩu là:

Khóa luận tốt nghiệp 24 SV: Trịnh Thị Hồng Thái
Trường Đại học Thương Mại GVHD: TS.Lục Thị Thu
Hường
(Nguồn: Tác giả tổng hợp)
Qua bảng trên ta thấy dù đã chuẩn bị đầy đủ, chính xác các bước trước khi
nhận hàng, nhưng không thể tránh khỏi những sai sót, rủi ro xảy ra. Và theo điều tra
rủi ro chủ yếu về hàng hóa là rủi ro hàng hóa hư hỏng, đổ vỡ cao nhất chiếm 45%
(9/20 phiếu), rủi ro sai tên hàng, phẩm chất hàng hóa và các rủi ro khác thấp nhất
chiếm 5% (1/20 phiếu). Do đó, làm chậm quy trình nhận hàng nhập khẩu của Công
ty và ảnh hưởng tới các khâu tiếp theo.
 Kiểm hóa
Nhân viên giao nhận làm thủ tục đăng ký kiểm hóa và chuẩn bị hàng hóa sẽ
phải kiểm hóa. Khi kiểm hóa, nhân viên giao nhận có trách nhiệm mở hàng và trình
bày hàng hóa để Hải quan kiểm hóa và phải chịu mọi phí tổn vận chuyển hoặc đóng
mở các kiện hàng. Việc kiểm hóa rất quan trọng vì thông qua kiểm hóa Hải quan
chắc chắn Người NK đã nhập đúng theo khai báo. Sau khi kiểm hóa, cán bộ kiểm
hóa ghi và ký tên vào tờ khai hàng, ghi rõ cách kiểm hóa, kết quả nhận xét “về loại
hàng, số lượng, nơi sản xuất hàng, trị giá hàng, thuế suất áp dụng…” và mọi sự việc
xảy ra nếu có.
c. Sau khi nhận hàng
Vì hàng hoá mà công ty nhập khẩu là máy móc mới 100% và có giấy chứng
nhận chất lượng do cơ quan Nhà nước có thẩm quyền của quốc gia nước xuất khẩu
cấp. Bởi vậy bất kỳ vấn đề nào về hàng hóa đều gây thiệt hại rất lớn cho Công ty về
cả tài chính và uy tín. Do đó, Công ty luôn chú trọng từ khâu kiểm tra hàng đến
khâu vận chuyển hàng hóa về kho. Nếu có tổn thất xảy ra thì luôn nhanh chóng lập
biên bản giám định và thực hiện các thủ tục khiếu nại theo quy định.
Căn cứ tình hình nhận hàng cụ thể của từng lô hàng, nhân viên giao nhận
chuyển hồ sơ cho nhân viên nhập kho để làm giấy nhập kho đối với những trường
Khóa luận tốt nghiệp 25 SV: Trịnh Thị Hồng Thái

×