Tải bản đầy đủ (.doc) (48 trang)

Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.11 MB, 48 trang )

Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian qua với sự nỗ lực của bản thân,cùng với sự giúp đỡ nhiệt tình
của thầy cô giáo và các bạn đã giúp em hoàn thành báo cáo khóa luận tốt nghiệp với
đề tài: ”Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương
mại và dịch vụ máy tính Thành Trung”
Đề hoàn thành bài khóa luận này, cho phép em gửi lời cảm ơn sâu sắc tới cô
giáo TS. Nguyễn Thị Thu Thủy- người đã hướng dẫn em rất nhiệt tình trong suốt quá
trình làm báo cáo luận văn, đồng thời em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong
khoa hệ thống thông tin kinh tế- trường Đại Học Thương Mại đã cung cấp cho em
nhiều kiến thức bổ ích trong suốt 4 năm học tại trường.
Em cũng xin được cảm ơn các anh chị trong công ty cổ phần thương mại và
dịch vụ máy tính Thành Trung đã tạo điều kiện và giúp đỡ em trong suốt thời gian
thực tập tại công ty.
Mặc dù có nhiều cố gắng trong học tập và nghiên cứu nhưng do thời gian có
hạn, cùng với kiến thức còn hạn hẹp nên bài khóa luận của em còn nhiều thiếu sót. Em
rất mong sự đóng góp ý kiến của thầy cô giáo và các bạn để đề tài được hoàn thiện
hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đường Thị Thanh Tâm
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
i
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC


DANH MỤC BẢNG BIỂU, HÌNH VẼ
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
ii
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
1. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
Từ viết tắt Nghĩa tiếng việt
CNTT Công nghệ thông tin
NCC Nhà cung cấp
KH Khách hàng
NV Nhân viên
LH Loại hàng
SP Sản phẩm
HD Hóa đơn
SĐT Số điện thoại
2. DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
Từ viết tắt Nghĩa tiếng nước ngoài Nghĩa tiếng việt
ERP Enterprise Resource
Planning
Hệ thống hoạch định nguồn
lực doanh nghiệp
UML Unified Modelling
Language
Ngôn ngữ mô hình hóa
thống nhất
IBM International Business
Machines
Tập đoàn công nghệ máy
tính
LAN Local Area Network Mạng cục bộ

Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
iii
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
PHẦN 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết nghiên cứu đề tài
Hiện nay công nghệ thông tin đã đi vào đời sống, đi vào các doanh nghiệp với
một phương thức hoạt động hoàn toàn mới mẻ, sáng tạo và nhanh chóng, tiết kiệm
được nhiều thời gian, công sức mà không mất đi sự chính xác, còn làm cho công việc
được thuận lợi và phát triển lên rất nhiều. Đặc biệt, nó đã đánh dấu một bước ngoặt
trong việc áp dụng tin học vào trong hệ thống quản lý. Với việc tin học hóa mọi công
việc trong công ty, doanh nghiệp có thể thu thập, xử lý, phổ biến thông tin, một cách
nhanh chóng, chính xác và có hiệu quả.
Ở Việt Nam công nghệ thông tin mới chỉ đang đi từng bước phát triển, tuy
nhiên những bước phát triển vững chắc đó đã đem lại cho Việt Nam trở thành nước có
tiềm năng về lĩnh vực công nghệ thông tin rất lớn. Trong hoạt động sản xuất kinh
doanh như hiện nay việc tin học hoá trong các hoạt động mua bán hàng là rất cần thiết.
Một doanh nghiệp muốn phát triển khả năng tiệp cận thông tin, thị trường và khả năng
đáp ứng nhu cầu của khách hàng cũng như của đối tác một cách hiệu quả nhất thì
không thể thiếu một hệ thống thông tin hỗ trợ. Trong nền kinh tế phát triển như hiện
nay, quản lý bán hàng càng mang tính quyết định chính trong hiệu quả kinh doanh.
Chính vì vậy việc ra đời những bài toán quản lý nói chung và quản lý bán hàng nói
riêng là một điều tất yếu khách quan.
Có thể nói rằng với sự phát triển của công nghệ thông tin thì việc quản lý thủ
công không còn phù hợp nữa. Ta có thể nhận thấy một số yếu kém của việc quản lý
theo phương pháp thủ công như: tốc độ cập nhật, xử lý không cao, không đáp ứng
được nhu cầu cần báo cáo đột xuất của ban lãnh đạo; không đồng bộ trong việc cập
nhật dẫn tới việc sai sót, quản lý thủ công thường chịu ảnh hưởng lớn bởi các yếu tố
chủ quan do sự tác động của môi trường bên ngoài; lưu trữ thông tin khó, không nhất
quán, dễ bị trùng lặp giữa các bộ phận; thông tin thường lưu trữ trên giấy gây lãng phí

lớn; khi mở rộng quy mô hoạt động thì hệ thống quản lý thủ công sẽ không đáp ứng
được. Đặc biệt là mất rất nhiều thời gian và công sức để thống kê, phân tích đưa ra
thông tin phục vụ việc ra quyết định. Trong các doanh nghiệp hoạt động kinh doanh
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
1
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
việc đầu tư cho một phần mềm quản lý bán hàng là rất cần thiết. Phần mềm quản lý
bán hàng thực sự đem lại hiệu quả, nâng cao khả năng quản lý và kiểm soát được mọi
biến đổi trong hoạt động của doanh nghiệp. Tiết kiệm được chi phí quản lý và thời
gian xử lý các giao dịch làm cho hoạt động kinh doanh đạt kết quả cao.
Qua thời gian thực tập tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính
Thành Trung, với những kết quả điều tra sơ bộ và tổng hợp phiếu điều tra, em nhận
thấy vấn đề mà công ty cần giải quyết đó là cần thiết thay đổi việc thu thập, xử lý, lưu
trữ các thông tin liên quan đến việc quản lý bán hàng theo phương pháp thủ công bằng
phương pháp tin học hóa. Vì thế, em đề xuất hướng đề tài: “Phân tích và thiết kế hệ
thống quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính
Thành Trung” để nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
1.2. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu
Trước những cấp thiết đã nêu trên, đã có rất nhiều công trình nghiên cứu của
các giáo sư, tiến sĩ, đề tài luận văn của các sinh viên trong và ngoài nước về phân tích
thiết kế hệ thống thông tin nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh cho các
doanh nghiệp.
Tìm hiểu về vấn đề này, em có tham khảo báo cáo luận văn tốt nghiệp của tác
giả Nguyễn Ngọc Lan (Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2011), “Phân tích thiết kế hệ
thống thông tin quản lý bán hàng tại công ty gạch ốp lát Hà Nội” và tác giả Phạm Thế
Mạnh (Đại học Bách Khoa, 2011) “Phân tích thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán
hàng siêu thị máy tính”. Cả hai báo cáo luận văn tốt nghiệp trên đều đi phân tích hệ
thống theo hướng chức năng và xây dựng được demo chương trình. Tuy nhiên, hiện
nay việc phân tích thiết kế hệ thống thông tin theo hướng đối tượng đang rất phát triển
và có nhiều ưu điểm. Chính vì vậy, em lựa chọn hướng phân tích thiết kế theo hướng

đối tượng.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu đề tài
Trong thời đại ngày nay thông tin kinh tế là vấn đề sống còn với các đơn vị
kinh doanh. Đơn vị nào làm chủ được thông tin sẽ có ưu thế tuyệt đối trong hoạt động
kinh doanh. Hơn nữa chỉ thu nhập thông tin tốt thì vẫn chưa đủ, mà phải biết bảo quản
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
2
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
giữ gìn thông tin về hoạt động kinh doanh của đơn vị một cách chặt chẽ. Do đó hệ
thống mới phải có cơ chế kiểm soát chặt chẽ, bảo đảm an toàn, bảo mật cơ sở dữ liệu.
Từ công tác nghiệp vụ liên quan tới hoạt động quản lý bán hàng, chúng ta sẽ tiến hành
phân tích thiết kế một hệ thống nhằm tin học hoá các chức năng có thể được thực hiện
trên máy tính.
Tóm lại, mục tiêu cuối cùng của đề tài là:
- Hệ thống hóa kiến thức một số lý luận về phân tích và thiết kế hệ thống thông tin
trong doanh nghiệp như: khái niệm, phân loại, phương pháp phân tích thiết kế hệ
thống.
- Dựa trên cơ cấu quản lý của công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành
Trung, phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng theo hướng đối tượng sử dụng
UML đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của công ty.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
Về chủ thể nghiên cứu: công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành
Trung.
Về đối tượng nghiên cứu: quy trình quản lý bán hàng tại công ty.
Về nội dung: nghiên cứu thực trạng quản lý bán hàng bằng phương pháp thủ
công tại công ty từ đó nắm rõ quy trình làm việc giữa các phòng ban để phân tích và
thiết kế hệ thống thông tin quản lý bán hàng khắc phục những bất cập của phương
pháp thủ công nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh cho công ty.
Về hình thức: phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng theo hướng đối
tượng sử dụng UML.

Về phương pháp nghiên cứu: gồm hai phương pháp là phương pháp phỏng vấn
và phương pháp tài liệu viết. Trong đó, phương pháp phỏng vấn là đưa ra các câu hỏi
và chắt lọc lấy các thông tin cần thiết qua các câu trả lời của người được điều tra.
Nghiên cứu tài liệu viết: quan sát gián tiếp bằng mắt qua giấy tờ, sổ sách, chứng từ,
hóa đơn, phiếu thu, phiếu chi…
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
3
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
1.5. Kết cấu khóa luận tốt nghiệp
Đề tài nghiên cứu được chia thành 3 phần:
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu về hệ thống thông tin quản lý bán hàng tại công ty cổ
phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung.
Phần 2: Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin và thực trạng quản lý
bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung.
Phần 3: Phân tích thiết kế hệ thống quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại
và dịch vụ máy tính Thành Trung và định hướng phát triển của đề tài.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
4
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
PHẦN 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH THIẾT KẾ HỆ THỐNG THÔNG TIN VÀ
THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ BÁN HÀNG TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ MÁY TÍNH THÀNH TRUNG.
2.1. Cơ sở lý luận về phân tích thiết kế hệ thống thông tin.
2.1.1. Khái niệm và các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin.
Khái niệm về hệ thống thông tin: Hệ thống thông tin là một hệ thống bao gồm
phần cứng, phần mềm, con người, dữ liệu và mạng truyền thông tương tác với nhau để
thu thập, xử lý, lưu trữ và cung cấp thông tin cần thiết ở đầu ra nhằm hỗ trợ cho một hệ
thống.( Theo Phạm Thị Thanh Hồng, giáo trình hệ thống thông tin quản lý, Đại học
Bách Khoa Hà Nội, 2008).

Các bộ phận cấu thành hệ thống thông tin: hệ thống thông tin được thể hiện bởi
con người, các thủ tục, dữ liệu và thiết bị tin học. Đầu vào (inputs) của hệ thống thông
tin được lấy từ các nguồn ( Sources) và được xử lý bởi hệ thống sử dụng của nó cùng
các dữ liệu đã được lưu trữ từ trước. Kết quả xử lý (Outputs) được chuyển đến đích
(Destination) hoặc cập nhật vào kho lưu trữ dữ liệu (Storage).
Hình 2.1. Mô hình hệ thống thông tin.
2.1.2. Phân loại hệ thống thông tin trong tổ chức.
Phân loại theo cấp ứng dụng:
Hệ thống thông tin cấp tác nghiệp: trợ giúp các cấp quản lý bậc thấp như
trưởng nhóm, quản đốc… trong việc theo dõi hoạt động và giao dịch cơ bản của doanh
nghiệp.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
5
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Hệ thống thông tin cấp chiến thuật: được thiết kế nhằm hỗ trợ điều khiển
quản lý tạo quyết định và tiến hành các hoạt động của nhà quản lý cấp trung gian. Ví
dụ hệ thống thông tin quản lý công tác báo cáo toàn bộ chi phí ăn ở, tiếp khách cả
nhân viên các phòng ban của công ty…
Hệ thống thông tin cấp chiến lược: giúp nhà quản trị cấp cao xử lý và đưa ra
hướng chiến lược cũng như xu hướng phát triển lâu dài của doanh nghiệp.
Phân loại theo thông tin đầu ra :
Hệ thống thông tin xử lý giao dịch TPS (Transaction Processing system ) là
một hệ thống nghiệp vụ, nó xử lý các giao dịch hàng ngày cần thiết cho hoạt động
nghiệp vụ của tổ chức để giao dịch với khách hàng, nhà cung cấp…
Hệ thống thông tin trợ giúp ra quyết định DSS (Decision Support system) là
những hệ thống được thiết kế với mục đích rõ ràng trợ giúp hoạt động ra quyết định.
Hệ thống chuyên gia ES ( Expert system) là những hệ thống cơ sở trí tuệ, có
nguồn gốc từ việc nghiên cứu về trí tuệ nhân tạo, trong đó sự hiểu biết bằng công cụ
tin học những tri thức của một chuyên gia về một lĩnh vực nào đó.
Hệ thống thông tin điều hành (Excutive information system - EIS) là một hệ

thống thông tin hỗ trợ nhu cầu lập kế hoạch và đánh giá của các nhà quản lý điều hành.
Hệ thống thông tin quản lý MIS (Management Information system) là một hệ
thống trợ giúp các hoạt động quản lý của một tổ chức như: lập kế hoạch, kiểm tra thực
hiện, tổng hợp và làm báo cáo.
2.1.3. Phân tích thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng.
Phân tích thiết kế hệ thống theo hướng đối tượng là chia ứng dụng thành các
đối tượng, tương đối độc lập với nhau, mỗi đối tượng bao gồm đầy đủ cả dữ liệu và
hành động liên quan đến đối tượng đó. Các đối tượng trong một hệ thống tương đối
độc lập với nhau và phần mềm sẽ được xây dựng bằng cách kết hợp các đối tượng đó
lại với nhau thông qua các mối quan hệ và tương tác giữa chúng.
Các nguyên tắc cơ bản của phương pháp hướng đối tượng bao gồm :
• Trừu tượng hóa (abstraction): trong phương pháp hướng đối tượng, các thực
thể phần mềm được mô hình hóa dưới dạng các đối tượng. Các đối tượng này được
trừu tượng hóa ở mức cao hơn dựa trên thuộc tính và phương thức mô tả đối tượng để
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
6
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
tạo thành các lớp. Các lớp cũng sẽ được trừu tượng hóa ở mức cao hơn nữa để tạo
thành một sơ đồ các lớp được kế thừa lẫn nhau. Trong phương pháp hướng đối tượng
có thể tồn tại những lớp không có đối tượng tương ứng, gọi là lớp trừu tượng. Như
vậy, nguyên tắc cơ bản để xây dựng các khái niệm trong hướng đối tượng là sự trừu
tượng hóa theo các mức độ khác nhau.
• Tính đóng gói (encapsulation) và ẩn dấu thông tin: các đối tượng có thể có
những phương thức hoặc thuộc tính riêng (kiểu private) mà các đối tượng khác không
thể sử dụng được. Dựa trên nguyên tắc ẩn giấu thông tin này, cài đặt của các đối
tượng sẽ hoàn toàn độc lập với các đối tượng khác, các lớp độc lập với nhau và cao
hơn nữa là cài đặt của hệ thống hoàn toàn độc lập với người sử dụng cũng như các hệ
thống khác sử dụng kết quả của nó.
• Tính modul hóa (modularity): các bài toán sẽ được phân chia thành những
vấn đề nhỏ hơn, đơn giản và quản lý được.

• Tính phân cấp (hierarchy): cấu trúc chung của một hệ thống hướng đối tượng
là dạng phân cấp theo các mức độ trừu tượng từ cao đến thấp.
Ưu điểm nổi bật của phương pháp hướng đối tượng là đã giải quyết được các vấn đề
nảy sinh với phương pháp hướng cấu trúc:
• Hỗ trợ sử dụng lại mã nguồn : Chương trình lập trình theo phương pháp
hướng đối tượng thường được chia thành các gói là các nhóm của các lớp đối tượng
khác nhau. Các gói này hoạt động tương đối độc lập và hoàn toàn có thể sử dụng lại
trong các hệ thống thông tin tương tự.
• Phù hợp với các hệ thống lớn: Phương pháp hướng đối tượng không chia bài
toán thành các bài toán nhỏ mà tập trung vào việc xác định các đối tượng, dữ liệu và
hành động gắn với đối tượng và mối quan hệ giữa các đối tượng. Các đối tượng hoạt
động độc lập và chỉ thực hiện hành động khi nhận được yêu cầu từ các đối tượng
khác. Vì vậy, phương pháp này hỗ trợ phân tích, thiết kế và quản lý một hệ thống lớn,
có thể mô tả các hoạt động nghiệp vụ phức tạp bởi quá trình phân tích thiết kế không
phụ thuộc vào số biến dữ liệu hay số lượng thao tác cần thực hiện mà chỉ quan tâm đến
các đối tượng tồn tại trong hệ thống đó.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
7
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Phân tích thiết kế hệ thống được thực hiện theo các bước sau:
- Phân tích yêu cầu: dùng phương pháp phân tích use case để nắm bắt các yêu
cầu. Đây là một bước quan trọng sẽ quyết định sự thành công của dự án.
- Phân tích: sau khi xác định được các yêu cầu, tập trung mô tả lại hệ thống,
các khái niệm chính trong lĩnh vực của hệ thống cần xây dựng, trong hướng đối tượng
gọi là lớp lĩnh vực (domain class), sự tương tác giữa các đối tượng đó. Mục đích chính
là hiểu hệ thống hoạt động như thế nào.
- Thiết kế: ở bước này sử dụng kết quả thu được ở các bước trước để mở rộng
thành một giải pháp kỹ thuật, thêm vào các lớp thuộc về kỹ thuật như các lớp giao
diện, các lớp điều khiển… Tập trung mô tả cấu trúc bên trong của hệ thống, sự tương
tác của tập hợp các đối tượng để đạt được những chức năng mà hệ thống cần có.

2.1.4. Phân tích thiết kế hệ thống bằng UML.
Khái niệm UML: UML (Unified Modelling Language) là ngôn ngữ mô hình
hoá tổng quát được xây dựng để đặc tả, phát triển và viết tài liệu cho các khía cạnh
trong phát triển phần mềm hướng đối tượng. UML giúp người phát triển hiểu rõ và ra
quyết định liên quan đến phần mềm cần xây dựng. UML bao gồm một tập các khái
niệm, các ký hiệu, các biểu đồ và hướng dẫn. (Theo Trần Đình Quế, Nguyễn Mạnh
Sơn, giáo trình phân tích thiết kế hệ thống theo UML, học viện công nghệ bưu chính
viễn thông).
UML hỗ trợ xây dựng hệ thống hướng đối tượng dựa trên việc nắm bắt khía
cạnh cấu trúc tĩnh và các hành vi động của hệ thống.
- Các cấu trúc tĩnh định nghĩa các kiểu đối tượng quan trọng của hệ thống,
nhằm cài đặt và chỉ ra mối quan hệ giữa các đối tượng đó.
- Các hành vi động (dynamic behavior) định nghĩa các hoạt động của các đối
tượng theo thời gian và tương tác giữa các đối tượng hướng tới đích.
Các mục đích của ngôn ngữ mô hình hoá thống nhất UML:
• Mô hình hoá các hệ thống sử dụng các khái niệm hướng đối tượng.
• Thiết lập sự liên hệ từ nhận thức của con người đến các sự kiện cần mô
hình hoá.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
8
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
• Giải quyết vấn đề về mức độ thừa kế trong các hệ thống phức tạp với nhiều
ràng buộc khác nhau.
• Tạo một ngôn ngữ mô hình hoá có thể sử dụng được bởi người và máy.
UML quy định một loạt các ký hiệu và quy tắc để mô hình hoá các pha trong
quá trình phát triển phần mềm hướng đối tượng dưới dạng các biểu đồ.
Việc phân tích thiết kế hướng đối tượng theo UML được hệ thống hóa như sau:
Phân tích use case:
Tìm actor: Actor là những người, hệ thống khác ở bên ngoài phạm vi của hệ
thống mà có tương tác với hệ thống. Một actor có thể:

- Chỉ cung cấp thông tin cho hệ thống.
- Chỉ lấy thông tin từ hệ thống.
- Nhận thông tin từ hệ thống và cung cấp thông tin cho hệ thống.
Tìm use case: Use case là một khối chức năng được thực hiện bởi hệ thống để
mang lại một kết quả có giá trị đối với một actor nào đó. Use case được biểu diễn bởi
các hình elip.
Mối quan hệ giữa các use case: giữa các use case có các mối quan hệ sau:
- Include: use case này sử dụng lại chức năng của use case kia.
- Extend: use case này mở rộng từ use case kia bằng cách thêm vào một chức
năng cụ thể
- Generalization: use case này được thừa kế các chức năng từ use case kia.
Xây dựng biểu đồ use case: Biểu đồ use case bao gồm một tập hợp các Use
case, các Actor và thể hiện mối quan hệ tương tác giữa actor và use case. Nó rất quan
trọng trong việc tổ chức và mô hình hóa hành vi của hệ thống.
Các phần tử mô hình use case cùng với ý nghĩa và cách biểu diễn của nó được
tổng kết trong bảng 2.1 sau:
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
9
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Bảng 2.1. Các phần tử mô hình use case
Phân tích biểu đồ lớp.
Lớp: là định nghĩa của một tập hợp các đối tượng có chung các thuộc tính, các
ứng xử. Như vậy, lớp là một khuôn mẫu để tạo ra đối tượng. Mỗi đối tượng là một thể
hiện của một lớp và một đối tượng không thể là thể hiện của nhiều hơn một lớp.
Mô tả lớp: có nhiều lớp được tạo ra, do đó cần có một mô tả cho mỗi lớp để hiểu rõ
mục đích của lớp là để làm gì tránh sự nhầm lẫn.
Ký hiệu: được thể hiện bởi một hình chữ nhật, có các phần ngăn cách giữa tên, thuộc
tính và phương thức của lớp.
Gói: nếu hệ thống chỉ có một vài lớp thì ta có thể dễ dàng quản lý. Tuy nhiên
hầu hết các hệ thống đều khá nhiều lớp và do đó ta cần có một cơ chế để nhóm chúng

lại cho dễ sử dụng, quản lý và sử dụng lại. Một gói (package) là một tập hợp các lớp
hay các gói có liên quan tới nhau. Qua việc nhóm lớp lại theo gói, ta có thể nhìn mô
hình ở mức tổng quát hơn và khi cần ta có thể xem chi tiết các lớp trong một gói.
Biểu đồ lớp: được tạo ra để cung cấp một bức tranh mô tả một số hoặc tất cả các
lớp trong mô hình. Thường có một biểu đồ chính thể hiện các gói trong mô hình. Mỗi
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
10
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
gói lại có một biểu đồ chính của gói để mô tả các lớp trong gói và mối quan hệ giữa
chúng. Số lượng biểu đồ lớp là tùy ý.
Biểu đồ lớp là một công cụ hữu hiệu trong việc thiết kế. Nó giúp cho lập trình
viên xem xét và lên thiết kế về cấu trúc của hệ thống trước khi viết mã lệnh.
Các phần tử mô hình UML được sử dụng trong mô hình lớp, ý nghĩa và ký hiệu
tương ứng trong bảng 2.2.
Bảng 2.2. Các phần tử mô hình UML được sử dụng trong mô hình lớp
Phân tích sự tương tác giữa các đối tượng.
Xây dựng biểu đồ trình tự: biểu diễn mối quan hệ giữa các đối tượng và các tác
nhân actor theo thứ tự thời gian. Biểu đồ tuần tự nhấn mạnh thứ tự thực hiện của các
tương tác.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
11
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Các thành phần cơ bản của một biểu đồ trình tự:
- Các đối tượng (object): được biểu diễn bởi các hình chữ nhật, bên trong là tên
của đối tượng. Cách viết chung của đối tượng là: tên đối tượng: tên lớp. Nếu chỉ viết:
tên_lớp thì có nghĩa bất cứ đối tượng nào của lớp tương ứng đó. Trong biểu đồ tuần tự
không phải các đối tượng đều xuất hiện ở trên cùng của biểu đồ mà chúng chỉ xuất
hiện (về mặt thời gian) khi thực sự tham gia vào tương tác.
- Các message: được biểu diễn bằng mũi tên hướng từ đối tượng gửi sang đối
tượng nhận. Tên các message có thể biểu diễn dưới dạng phi hình thức hoặc dưới dạng

hình thức. Biểu đồ tuần tự cho phép các message từ một đối tượng tới chính bản thân
nó.
- Trong biểu đồ trình tự có thể có nhiều loại message khác nhau tùy theo mục
đích sử dụng và tác động của message đến đối tượng. Các dạng massage được tổng
kết:
Bảng 2.3. Các thành phần cơ bản của một biểu đồ trình tự
2.1.5. Sử dụng Ration Rose trong phân tích thiết kế hướng đối tượng UML
Rational Rose là một bộ công cụ được sử dụng cho phát triển các hệ phần mềm
hướng đối tượng theo ngôn ngữ mô hình hóa UML. Với chức năng của một bộ công
cụ trực quan, Rational Rose cho phép chúng ta tạo, quan sát, sửa đổi và quản lý các
biểu đồ. Tập ký hiệu mà Rational Rose cung cấp thống nhất với các ký hiệu trong
UML. Ngoài ra, Rational Rose còn cung cấp chức năng hỗ trợ quản lý dự án phát triển
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
12
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
phần mềm, cung cấp các thư viện để hỗ trợ sinh khung mã cho hệ thống theo một ngôn
ngữ lập trình nào đó.
Hình 2.2. Màn hình khởi động Rational Rose
Trong giao diện của Rational Rose, cửa sổ phía bên trái là cửa sổ Browser chứa
các View (hướng nhìn, quan điểm), trong mỗi View là các mô hình tương ứng của
UML. Có thể xem mỗi View là một cách nhìn theo một khía cạnh nào đó của hệ
thống.
- Use Case View: xem xét khía cạnh chức năng của hệ thống nhìn từ phía các tác nhân
bên ngoài.
- Logical View: xem xét quá trình phân tích và thiết kế logic của hệ thống để thực hiện
các chức năng trong Use Case View.
- Component View: xem xét khía cạnh tổ chức hệ thống theo các thành phần và mối
liên hệ giữa các thành phần đó.
- Deployment View: xem xét khía cạnh triển khai hệ thống theo các kiến trúc vật lý.
Cửa sổ phía bên phải của màn hình Rational Rose là cửa sổ biểu đồ (Diagram

Windows) được sử dụng để vẽ các biểu đồ sử dụng các công cụ vẽ tương ứng
trong ToolBox. Hầu hết các ký hiệu sử dụng để vẽ biểu đồ trong Rational Rose đều
thống nhất với chuẩn UML.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
13
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Hình 2.3. Giao diện chính của Rational Rose
Giao diện chính của Rational Rose trong các biểu đồ đều được chia thành các
phần như trong Hình 2.4. Ý nghĩa chính của các thành phần này như sau:
- MenuBar và ToolBar chứa các menu và công cụ tương tự như các ứng dụng
Windows khác.
- Phần Browser Window cho phép người sử dụng chuyển tiếp nhanh giữa các biểu đồ
trong các View.
- Phần Doccumentation Window dùng để viết các thông tin liên quan đến các phần tử
mô hình tương ứng trong biểu đồ. Các thông tin này có thể là các rang buộc, mục đích,
các từ khóa … liên quan đến phần tử mô hình đó.
- Phần ToolBox chứa các công cụ dùng để vẽ biểu đồ. Ứng với mỗi dạng biểu đồ thì sẽ
có một dạng toolbox tương ứng.
- Phần Diagram Window là không gian để vẽ và hiệu chỉnh các biểu đồ trong mô hình
tương ứng.
- Cửa sổ Specification Window là đặc tả chi tiết của mỗi phần tử mô hình theo các
trường thông tin tương ứng với dạng biểu đồ đó.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
14
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Hình 2.4. Các thành phần trong giao diện Rational Rose
2.2. Tổng quan về công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung.
Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung được thành lập
theo luật Doanh nghiệp Việt Nam do sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà Nội cấp, số
đăng ký kinh doanh 0103016443 năm 2007.

- Tên công ty: Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung
- Công ty có trụ sở tại: Số 14, ngõ 544, Phố Nguyễn Văn Cừ, Phường Gia Thụy, Quận
Long Biên, Hà Nội
- Người đại diện: Giám đốc Vũ Thành Trung
- ĐT: 0436288005/0913593349
- Email: /
- Website: www.regeditvn.com
2.2.1. Lĩnh vực hoạt động kinh doanh
• Mua bán, sửa chữa, bảo dưỡng các loại máy tính (chủ yếu là máy tính xách
tay), sửa chữa linh kiện máy tính chủ yếu là pin máy tính.
• Mua bán sửa chữa các linh kiện , thiết bị , phụ tùng máy tính.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
15
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
• Phục hồi dữ liệu, unlock password, khôi phục dữ liệu từ ổ cứng hỏng.
• Cung cấp phần mềm.
• Đào tạo sửa chữa laptop chuyên nghiệp.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty
Công ty cổ phần thương mại và dịch vụ máy tính Thành Trung tổ chức cơ cấu
bộ máy quản lý theo cơ cấu chức năng bao gồm: Ban giám đốc, và các phòng ban. Với
cơ cấu tổ chức này, công ty có thể phát huy tính chuyên môn hóa cao trong các bộ
phận của công ty, phát huy năng lực chuyên môn của các bộ phận đảm bảo quản lý và
hoạt động hiệu quả.
Hình 2.5. Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty. ( Nguồn: phòng nhân sự)
Cơ cấu bộ máy tổ chức của công ty gồm:
Giám đốc:1 người. Giám đốc điều hành, quyết định các vấn đề liên quan đến
hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty.
Phòng kế toán tài chính: 2 Nhân viên. Là thành viên giám sát mọi chỉ tiêu, thu
nhập của công ty, phản ảnh các con số thực bằng hoạch toán mà thể hiện là bản quyết
toán tài chính hàng quý, hàng năm.

Phòng kỹ thuật: 12 nhân viên. Có nhiệm vụ sửa chữa các loại máy tính cho
khách hàng, cứu dữ liệu, khôi phục dữ liệu từ ổ cứng hỏng.
Phòng kinh doanh: 5 nhân viên. Định hướng kế hoạch phát triển kinh doanh,
marketing hàng năm và dài hạn của Công ty trên cơ sở tính khoa học và tính hiện
thực. Chủ động tìm kiếm, tiếp xúc với khách hàng để giới thiệu về sản phẩm và dịch
vụ của Công ty, đồng thời hướng dẫn thực hiện các thủ tục mua bán cho khách hàng,
phối hợp với các bộ phận liên quan hoàn tất quy trình mua bán.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
Giám đốc
P.Kế toán - tài chính P. Kỹ Thuật P. Nhân sự P.Kinh doanh
16
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Phòng nhân sự: 2 nhân viên. Quản lý công tác tổ chức cán bộ công nhân viên
và lao động của Công ty. Lập kế hoạch đào tạo cán bộ, đào tạo công nhân nghiệp vụ.
2.2.3. Lực lượng lao động của công ty
Do tính chất và đặc thù của công ty là cung cấp các dịch vụ sửa chữa máy tính
và bán các phần mềm, nên nhân viên cũng được yêu cầu có một trình độ chuyên môn
và kỹ năng nhất định ở từng bộ phận khác nhau. Trình độ của nhân viên có thể xem
trong bảng sau:
Trình độ
Đại học Cao đẳng Trung cấp Tổng số
Số lượng 10 8 4 22
Tỷ lệ (%) 45,45 36,36 18,19 100
Bảng 2.4. Trình độ nhân viên trong công ty (Nguồn: Phòng nhân sự)
Theo phòng hành chính nhân sự thì nguồn nhân lực của công ty đều có trình độ
đại học và cao đẳng cao, nhân viên tham gia các khóa học trong và ngoài nước và có
chứng chỉ được công nhận, các nhân viên kỹ thuật được đào tạo các chương trình sửa
chữa và đều có tay nghề cao.
2.2.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của công ty trong những năm gần đây
Đơn vị : VNĐ

STT CHỈ TIÊU NĂM 2009 NĂM 2010 NĂM 2011
(9 tháng đầu năm)
1 Doanh thu BH, CCDV 2.150.315.190 2.267.273.333 2.148.840.326
2 Doanh thu thuần 2.150.315.190 2.267.273.333 2.148.840.326
3 Giá vốn 960.890.830 633.529.663 313.271.670
4 LN gộp 1.189.424.360 1.633.743.670 1.835.568.656
5 Doanh thu HDTC 5.993.147 10.112.217 12.796.733
6 LN hoạt động KD 635.966.123 1.120.925.773 1.481.770.660
Bảng 2.5. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty năm 2009- 2011
( Nguồn: Phòng kế toán tài chính)
Qua số liệu phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm
gần đây 2009,2010,2011 cho thấy tình hình kinh doanh của công ty tăng cao. Cụ thể:
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
17
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Từ năm 2009 đến 2010, tình hình kinh doanh của công ty luôn tăng trưởng thể
hiện doanh thu của công ty năm 2010 tăng so với năm 2009 là 5,44%. Lợi nhuận trước
thuế của năm 2010 tăng so với năm 2009 là 75,37%. Điều đó thể hiện công ty có chiến
lược kinh doanh phù hợp, luôn nắm bắt và đáp ứng nhu cầu thị trường, khách hàng và
có tầm nhìn chiến lược đúng đắn.
Từ năm 2010 đến 2011, tình hình kinh doanh của công ty vẫn tăng cao. Tuy
năm 2011 chưa quyết toán nhưng đến quý 3 lợi nhuận trước thuế đã vượt qua con số
của năm 2010. Đây là một tín hiệu đáng mừng của công ty thể hiện sự uy tín và nỗ lực
của toàn thể công ty. Đồng thời cho ta thấy, công ty có được kết quả này cũng là do
nhu cầu thị trường vể sản phẩm máy tính ngày càng cao. Hầu hết tất cả các doanh
nghiệp đều có nhu cầu về máy tính, nắm bắt được tình hình này nên càng làm cho lợi
nhuận của công ty tăng cao.
2.2.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động kinh doanh của công ty
Phần cứng
Công ty có tổng số 20 máy tính trong đó 15 máy cho nhân viên và 5 máy

chuyên dùng cài đặt và chạy phần mềm cho khách hàng. (Theo phiếu điều tra về công
ty, phụ lục 1)
Hệ thống phần cứng mạng: card mạng, modem, thiết bị mạng (hub, switch ),
cáp mạng kết nối tới các máy tính trong công ty.
Các trang thiết bị liên quan dùng cho hoạt động kinh doanh như: máy in, máy
fax, máy photo…
Phần mềm
- Phần mềm hệ thống: Hệ điều hành ( WINDOWN 7)
- Phần mềm ứng dụng: Phần mềm ứng dụng đa năng: hệ soạn thảo văn bản
Microsoft office word, bảng tính EXCEL, hệ quản trị CSDL: SQL Server, Microsoft
project, sử dụng hệ thống thông tin tự động hóa văn phòng.
Phần mềm chuyên dụng: Công ty sử dụng phần mềm kế toán MISA SME.NET
2012 giúp doanh nghiệp không cần đầu tư nhiều chi phí, không cần hiểu biết nhiều về
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
18
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
tin học và kế toán mà vẫn có thể sở hữu và làm chủ được hệ thống phần mềm kế toán,
quản lý mọi nghiệp vụ kinh tế phát sinh của mình. (Theo phiếu điều tra về công ty,
phụ lục 1)
Phần mềm diệt virus Bkav 2010 sử dụng công nghệ điện toán đám mây nhằm
bảo vệ máy tính khỏi sự xâm hại của virus và sâu máy tinh…
Các phần mềm thông dụng trên máy tính cá nhân: xem phim, nghe nhạc, xử lý
ảnh…
Mạng truyền thông và an toàn bảo mật trên mạng.
Hệ thống thông tin được xây dựng trên cơ sở dịch vụ truyền thông LAN (Local
Area Network) làm nền tảng cho các ứng dụng như dịch vụ truyền thông điệp, dịch vụ
lưu trữ, xử lý, tra cứu thông tin (hệ cơ sở dữ liệu - CSDL) và các ứng dụng chuyên
ngành. Toàn bộ hệ thống mạng được kết nối Internet.
Mạng LAN trong công ty kết nối tới tất cả các phòng ban và từ đó nối tới tất cả
các máy tính trong phòng ban. Một mạng LAN tối thiểu cần có máy chủ (server), các

thiết bị ghép nối (Repeater, Hub, Switch, Bridge), máy tính con (client), card mạng
(Network Interface Card – NIC) và dây cáp (cable) để kết nối các máy tính lại với
nhau.
Hình
2.6. Mô
hình
mạng
nội bộ
của công
ty
(Nguồn:
phòng kỹ
thuật)
Dữ liệu
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
19
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Các dữ liệu về tài chính, nhân sự, khách hàng đều được lưu trên máy chủ PC
server của công ty. Nhờ vậy đảm bảo phần lưu trữ thông tin đầy đủ đáp ứng nhu cầu
sử dụng thông tin của từng phòng ban và ban giám đốc. Các nhân viên cũng có thể
truy cập, sử dụng, cập nhật thông tin từ cơ sở dữ liệu của công ty tùy theo quyền hạn
của mình.
Ứng dụng thương mại điện tử
Công ty có trang web giới thiệu các sản phẩm và khách hàng có thể gửi đơn
hàng tới cho công ty. Trang web của công ty: gồm:
- Giới thiệu về công ty: quá trình thành lập và phát triển của công ty.
- Cung cấp các thông tin về sản phầm: linh kiện, laptop, phần mềm cứu dữ liệu và bảo
vệ pin máy tính …
- Bảng báo giá các dịch vụ sửa chữa và cài đặt phần mềm.
Khách hàng có thể xem thông tin của sản phẩm và đặt hàng qua mạng một cách

nhanh chóng mà không cần tốn thời gian.
2.3. Thực trạng về hoạt động quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại và
dịch vụ máy tính Thành Trung.
2.3.1. Các khâu trong hoạt động quản lý bán hàng tại công ty cổ phần thương mại
dịch vụ máy tính Thành Trung
- Giám đốc công ty: quản lý toàn bộ hoạt động của công ty, nhận báo cáo thống kê
định kỳ của phòng kế toán và phòng kinh doanh, kiểm tra các hóa đơn nhập- xuất tiền.
Nhận báo cáo tờ phòng kinh doanh, phòng kế toán và phòng kỹ thuật.
- Phòng kinh doanh:
+ Nhận đơn đặt hàng từ phòng kế toán sau đó tiến hành soạn thảo và liên lạc đặt hàng
với khách hàng.
+ Cập nhật những thay đổi về các loại sản phẩm như: đơn giá, số lượng, tên loại, mã
loại,
+ Phụ trách các đơn đặt hàng từ phía khách hàng, sắp xếp lịch giao hàng cho từng
nhóm hoặc liên hệ với các công ty vận chuyển thuê.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
20
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
+ Từng nhóm sau khi nhận được lịch trình công việc, nhận phiếu giao hàng và đến kho
nhận hàng để giao cho khách hàng. Sau khi giao hàng cho khách xong, nhân viên kinh
doanh sẽ đối chiếu sổ sách, tổng kết lại số tiền và nợ lại của khách cho kế toán vào sổ
và nộp tiền lại cho phòng kế toán.
- Phòng kế toán: phụ trách việc thu giữ, thống kê tổng hợp các loại giấy tờ sổ
sách của công ty.
- Phòng kỹ thuật: phụ trách việc bảo hành các loại sản phẩm của công ty khi có
lỗi.
- Khách hàng: phải đặt hàng với công ty bằng cách gọi điện trực tiếp cho nhân
viên kinh doanh, hoặc gửi fax, gửi đơn đặt hàng. Sau khi nhận được hàng, khách hàng
kiểm tra số lượng và quy cách đóng gói.
Khách hàng sẽ thanh toán ngay sau khi nhận được đủ hàng, hoặc thanh toán

trước, hoặc thanh toán sau một thời gian được hai bên thống nhất. Khách hàng có thể
lựa chọn một trong các hình thức thanh toán sau:
+ Thanh toán trực tiếp bằng tiền mặt
+ Thanh toán chuyển khoản quan ngân hàng vào tài khoản của công ty.
2.3.2. Hoạt động mua bán hàng tại công ty.
Bán hàng
Mặt hàng máy tính được chia theo từng model từ loại máy Itel core duo, core 2
duo, đến Intel core i3, core i5, core i7 Hiện nay, công ty chủ yếu tập trung cho máy
Itel core i3 và core i5.
Lượng bán máy tính của công ty.
Đơn vị tính: chiếc
Loại máy Lượng máy
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Itel core i3 1160 1680 2250
Itel core i5 856 1988 2366
Bảng 2.6. Lượng bán máy tính của công ty
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh)
Bên cạnh đó, công ty còn bán các thiết bị tin học như máy in, thiết bị mạng ,
các thiết bị này cũng đen lại lợi nhuận không nhỏ cho công ty.
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
21
Khóa luận tốt nghiệp Đại học Thương Mại
Lượng bán thiết bị, linh kiện đi kèm:
Loại hàng Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Máy in (chiếc) 2100 2500 3000
Thiết bị mạng (Triệu USD) 1000 1200 1528
Bảng 2.7. Bảng lượng bán thiết bị, linh kiện máy tính
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh)
Đối tượng khách hàng của công ty khá phong phú và đa dạng từ tổ chức thuộc
chính phủ, cơ quan doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, trường học đến từng các nhân

và hộ gia đình. Tuy nhiên đối với mỗi khách hàng lượng mua có sự khác biệt rõ rệt.
Mua hàng
Thị trường mua máy tính và các thiết bị hỗ trợ của công ty liên quan chặt chẽ
với thị trường tin học thế giới. Nguồn chính của công ty là nhập khẩu từ nước ngoài
đặc biệt là các hãng của Mỹ. Mặt hàng chủ yếu của công ty là sản phẩm của các hãng:
IBM, APC, Upselec, Compac, Cisco
Lượng nhập máy tính theo hãng:
Đơn vị tính: chiếc
STT Hãng máy tính Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
1 Compaq 230 697 890
2 IBM 650 805 1090
3 Lenovo 760 986 1320
4 Dell 590 650 840
5 HP 686 880 1100
Bảng 2.8. Lượng nhập máy tính của công ty
(Nguồn: Báo cáo phòng kinh doanh)
Số lượng hàng mua của công ty tăng lên nhiều qua các năm. Trong đó, mặt
hàng máy tính IBM, Dell, HP được đầu tư mua nhiều hơn cả.
2.4. Đánh giá thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của công
ty.
2.4.1. Những thành công mang lại cho công ty khi ứng dụng CNTT.
Hạ tầng CNTT
Khoa Hệ thống thông tin kinh tế SVTH: Đường Thị Thanh Tâm
22

×