LỜI CẢM ƠN
Qua thời gian học tập, rèn luyện tại trường Đại học Thương Mại và được thực
tập tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy, em đã học và tích lũy
được nhiều kiến thức quý báu cho mình. Được tiếp xúc với môi trường kinh doanh
thực tế, học hỏi được thêm nhiều kinh nghiệm.
Em xin cảm ơn quý thầy cô khoa Hệ thống thông tin kinh tế đã giúp em có đầy
đủ kiến thức để hoàn thành đề tài nghiên cứu khóa luận tốt nghiệp của mình.
Chân thành cảm ơn Ths. Bùi Quang Trường - Bộ môn Công nghệ thông tin là
người hường dẫn trực tiếp em trong quá trình làm khóa luận. Trong quá trình làm
Th.S luôn hướng dẫn nhiệt tình và chỉnh sửa những sai sót, luôn tạo điều kiện để sinh
viên có một kết quả tốt nhất.
Em xin gửi lời cảm ơn tới cán bộ và nhân viên trong công ty cổ phần đầu tư
Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy, đã giúp đỡ và chỉ dạy cho em trong suốt thời gian
thực tập và làm việc tại đây, cung cấp các số liệu và tài liệu cần thiết giúp cho em hoàn
thành tốt bài khóa luận.
Trong quá trình nghiên cứu đề tài, mặc dù đã có nhiều cố gắng tuy nhiên vẫn
không tránh khỏi những thiếu sót. Em mong nhận được những ý kiến đóng góp của
các Thầy cô để hoàn thiện hơn nữa đề tài nghiên cứu.
Xin chân thành cảm ơn!
i
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU SƠ ĐỒ HÌNH VẼ
STT Tên Hình Số trang
1 Hình 2.1. Mô hình tổng quát của ERP 6
2 Hình 2.2. Hệ thống thông tin Marketing 9
3 Hình 2.3. Mô hình hệ thống thông tin kế toán 10
4 Hình 2.4. Sơ đồ chức năng của hệ thống thông tin sản xuất 10
5 Hình 2.5. Mô hình hệ thống thông tin quản trị nhân lực 11
6 Hình 2.6. Lợi ích của quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM) 12
7 Hình 2.7. Cơ sở hạ tầng HTTT của KWS 12
8 Hình 2.8. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp 14
9 Hình 2.9. Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và
dịch vụ Cầu Giấy
18
10 Bảng 2.1. Số máy tính được sử dụng trong công ty 20
11 Bảng 2.2. Phần mềm hệ thống tại công ty 21
12 Bảng 2.3. Phần mềm chuyên dụng tại công ty 21
13 Bảng 2.4. Việc lưu trữ dữ liệu về khách hàng 22
14 Bảng 2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu 23
15 Bảng 2.6. Cơ sở dữ liệu được sử dụng 23
16 Bảng 2.7. Chất lượng cơ sở dữ liệu 24
17 Bảng 2.8. Kinh phí đầu tư vào CNTT của Cty trong ba năm qua 26
18 Hình 3.1. Sơ đồ phân cấp chức năng 32
19 Hình 3.2. Sơ đồ ngữ cảnh hệ thống 32
20 Hình 3.3. Sơ đồ luồng dữ liệu mức đỉnh 37
ii
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT
STT Từ Viết Tắt Nghĩa Tiếng Việt
1 HTTT Hệ thống thông tin
2 CNTT Công nghệ thông tin
3 ĐHTM Đại học Thương Mại
4 TNHH Trách nhiệm hữu hạn
5 UBND Ủy ban nhân dân
6 UDCNTT Ứng dụng công nghệ thông tin
7 BTTTT Bộ thông tin truyền thông
iii
DANH MỤC TỪ VIẾT TIẾNG NƯỚC NGOÀI
STT Từ Viết Tắt Nghĩa Tiếng Nước Ngoài Nghĩa Tiếng Việt
1 MIS
Marketing Information
Systems
Hệ thống thông tin
Marketing
2 KMS
Knowledge Work Systems Hệ thống thông tin
quản lý tri thức
3 ERP
Enterprise Resource Planning Hoạch định nguồn lực
doanh nghiệp
4 SCM
Supply Chain Management Quản lý chuỗi cung
ứng
5 CRM
Customer Relationship
Management
Quan hệ khách hàng
iv
PHẦN 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1) Xác lập các vấn đề nghiên cứu
Trong vài năm trở lại đây, cùng với sự phát triển của công nghệ thông tin, ERP
(Enterprise Resources Planning) đã nhanh chóng trở thành giải pháp được nhiều công
ty đầu tư thích đáng do những lợi ích to lớn mà nó mang lại.
Trên thế giới, việc ứng dụng các giải pháp ERP với nội dung chính là đưa ra
giải pháp tổng thể cho tin học hóa tác nghiệp và quản trị trong các tổ chức, doanh
nghiệp đã được thực hiện từ lâu. Đây là một công cụ hiệu quả giúp đỡ các nhà lãnh
đạo trong việc quản lý các nguồn lực khác nhau (nhân lực - tài lực - vật lực) và tác
nghiệp, đồng thời giúp các tổ chức, doanh nghiệp hội nhập với một tiêu chuẩn quản lý
quốc tế.
Ở Việt Nam, có trên 90% các doanh nghiệp là các doanh nghiệp vừa và nhỏ,
việc ứng dụng CNTT vào trong lĩnh vực quản lý, thương mại còn nhiều hạn chế, chưa
đồng bộ. Vai trò của hệ thống thông tin đã được các doanh nghiệp nhận thức rõ ràng,
tuy nhiên quá trình xây dựng hệ thống thông tin phù hợp với doanh nghiệp mình và để
đi vào hoạt động một cách hiệu quả thì đây vẫn là vấn đề đặt ra cho các doanh nghiệp.
Theo khảo sát nhanh ở 1107 doanh nghiệp tính tới năm 2008 có tới 33,62% doanh
nghiệp chưa có HTTT, 35,07% doanh nghiệp sẽ xây dựng HTTT trong thời gian tới;
chỉ có 31,31% doanh nghiệp có HTTT hoạt động hiệu quả. (Báo cáo thương mại 2008,
Bộ Thương Mại)
Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), tính
đến 6/2006 chỉ có 1,1% doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng giải pháp quản trị doanh
nghiệp (ERP) và theo số liệu từ Bộ Thông tin và Truyền thông công bố tháng 6/2008
hiện có 86,5% doanh nghiệp ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) nhưng mức độ rất
khác nhau. Số doanh nghiệp ứng dụng các giải pháp quản lý nguồn tài nguyên doanh
nghiệp (ERP) chỉ đạt 7%.
Với tốc độ tăng trưởng khá cao hàng năm và nhu cầu tăng cường năng lực quản
lý trong đó có ERP. Đây cũng là bức tranh chung của các nước đang phát triển với nhu
cầu cải cách công nghệ quản lý kinh tế không ngừng. Tuy nhiên, vì rất nhiều lý do cả
khách quan lẫn chủ quan, mà việc triển khai ERP của các doanh nghiệp tại Việt Nam
chưa thực sự phát triển rộng rãi và phổ biến.
1
2) Xác lập và tuyên bố vấn đề nghiên cứu
Một trong những ưu điểm nổi bật của Hệ thống thông tin hoạch định tài nguyên
doanh nghiệp (ERP) đó là giúp tăng năng suất lao động, các dữ liệu đầu vào chỉ phải
nhập một lần và sử dụng các giao dịch có liên quan, đồng thời các báo cáo được thực
hiện với tốc độ nhanh hơn, chính xác hơn. Doanh nghiệp có khả năng kiểm soát tốt
hơn các số liệu về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh thu, lợi nhuận… đồng thời có khả
năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu, nhân công, máy móc thi công…
vừa đủ để phục vụ hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Ngoài ra, các thông tin của doanh nghiệp được quản lý, tập trung, đầy đủ, kịp
thời và có khả năng chia sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin cả trong và ngoài
doanh nghiệp như khách hàng, đối tác, Việc giao hàng sẽ được thực hiện chính xác
hơn cả về thời gian cũng như số lượng, giúp thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.
Khi quyết định triển khai ứng dụng ERP là lúc doanh nghiệp phải tổ chức lại các hoạt
động hướng theo các quy trình chuyên nghiệp, phù hợp với các tiêu chuẩn quốc tế, do
đó chất lượng sản phẩm được nâng cao, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận, tăng năng lực
cạnh tranh khẳng định được vị trí của doanh nghiệp. Như vậy, ứng dụng ERP cho mỗi
doanh nghiệp là vô cùng cần thiết.
Tuy nhiên, việc triển khai ứng dụng ERP không phải dễ, cần hội tụ nhiều điều
kiện để có thể ứng dụng thành công như: nhận thức và quyết tâm cao của ban lãnh đạo
doanh nghiệp, lựa chọn giải pháp phù hợp, phối hợp tốt với đối tác triển khai trong quá
trình thực hiện dự án, sẵn sàng thay đổi các quy trình bất hợp lí hiện hữu trong doanh
nghiệp, chú trọng công tác đào tạo cán bộ theo các quy trình mới, chú trọng đào tạo
khai thác hệ thống cho cán bộ mọi cấp, có cán bộ chuyên trách tiếp thu quản trị hệ
thống thông tin…
Công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy là một trong những
công ty hội tụ đủ những điều kiện phù hợp để có thể triển khai ứng dụng mô hình
HTTT hoạch định nguồn nhân lực ERP.
Đề tài : “Ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn lực doanh nghiệp
ERP tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy” ra đời nhằm đề
xuất giải pháp ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn nhân lực ERP trong quản lý
cho các công ty kinh doanh thương mại và dịch vụ nói chung và cho công ty cổ phần
đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy nói riêng.
2
3) Mục tiêu nghiên cứu
- Nghiên cứu tổng quan cơ sở lý luận về ERP: Phân tích, tổng hợp khái niệm ERP, lịch
sử hình thành và phát triển ERP, mô hình ERP tổng quát, chức năng, vai trò, đặc điểm
của ERP, các giải pháp ERP hiện nay.
- Trên cơ sở lý luận, kết hợp phân tích sự cần thiết cần ứng dụng ERP trong các doanh
nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế; đồng thời vận
dụng những kiến thức lí luận và thực tiễn để xem xét, đề xuất ứng dụng mô hình
HTTT hoạch định nguồn nhân lực ERP tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và
dịch vụ Cầu Giấy.
4) Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
+ Lý thuyết: Cơ sở lý luận cơ bản về HTTT hoạch định nguồn nhân lực doanh
nghiệp (ERP).
+ Thực tiễn: Tìm hiểu ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn nhân lực ( ERP)
tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy
- Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: Nghiên cứu HTTT tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch
vụ Cầu Giấy
+ Về thời gian: Khảo sát, nghiên cứu hoạt động kinh doanh và HTTT quản lý của
công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy trong 3 năm trở lại đây.
5) Phương pháp nghiên cứu
a) Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp thu thập qua phiếu điều tra
Để phục vụ cho quá trình nghiên cứu việc ứng dụng mô hình HTTT hoạch định
nguồn nhân lực (ERP) tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy,
tác giả sử dụng phương pháp điều tra thông qua phiếu điều tra và bảng câu hỏi.
- Phương pháp phỏng vấn
Tìm hiểu những vấn đề mang tính chuyên sâu về các vấn đề có liên quan đến
ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn nhân lực (ERP) tại công ty cổ phần đầu tư
Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
3
Các dữ liệu thứ cấp bao gồm các báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo
cáo tài chính của công ty 3 năm trở lại đây của doanh nghiệp trong đó chỉ rõ kết quả
của hoạt động kinh doanh của công ty.
b) Phương pháp phân tích dữ liệu
- Phương pháp định lượng
Dữ liệu sau khi thu thập sẽ được đưa ra phân tích trên phần mềm Excel thông
qua bảng câu hỏi được thiết kế sẵn. Excel là một chương trình bảng tính được sử dụng
rộng rãi nhất do Microsoft phát triển. Trong Excel có bộ công cụ cho phép người sử
dụng tiến hành phân tích và xử lý dữ liệu. Excel có thể được sử dụng để tổ chức sắp
xếp dữ liệu, trình bày dữ liệu, lập bảng và vẽ đồ thị.
- Phương pháp định tính
Tiến hành chọn lọc, phân tích, tổng hợp các dữ liệu thu thập được thông qua
các câu hỏi phỏng vấn chuyên sâu và các dữ liệu, thông tin được thu thập từ các nguồn
khác ( chủ yếu là từ internet) nhằm chọn được thông tin phù hợp với mục đích sử dụng
và nội dung nghiên cứu.
6) Kết cấu đề tài
Phần 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài: “Ứng dụng mô hình hệ thống thông tin hoạch
định nguồn nhân lực ERP tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu
Giấy”
Phần 2: Cơ sở lý luận và thực trạng của việc ứng dụng mô hình HTTT hoạch định
nguồn nhân lực (ERP)
Phần 3: Định hướng phát triển và đề xuất giải pháp ứng dụng mô hình HTTT hoạch
định nguồn nhân lực (ERP) tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ
Cầu Giấy
4
PHẦN 2:CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TRẠNG VIỆC ỨNG DỤNG MÔ HÌNH
HTTT HOẠCH ĐỊNH NGUỒN NHÂN LỰC (ERP) TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI VÀ DỊCH VỤ CẦU GIẤY
2.1. Cơ sở lý luận về HTTT, HTTT ERP
2.1.1. Khái niệm HTTT
- Hệ thống thông tin: Là hệ thống dùng các nguồn tài nguyên bao gồm: con
người (người sử dụng và các chuyên gia về CNTT), phần cứng (máy tính, các phương
tiện lưu trữ và truyền dữ liệu), phần mềm (các chương trình, thủ tục) để thực hiện các
hoạt động nhập vào, xử lý, đưa ra, lưu trữ và kiểm soát nhằm chuyển các tài nguyên
dữ liệu thành các sản phẩm thông tin (Nguồn: Giáo trình hệ thống thông tin quản lý-
TS. Nguyễn Đăng Khoa- Học viện hành chính 2001)
- Hệ thống thông tin quản lý: Là hệ thống thông tin tin học hóa có chức năng
thu thập, xử lý và truyền đạt mọi thông tin cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông
tin trong guồng máy quản lý. (Nguồn: Giáo trình hệ thống thông tin quản lý – PGS.TS
Hàn Viết Thuận, Nhà xuất bản Đại học kinh tế quốc dân 2008)
2.1.2. Khái niệm ERP
ERP (Enterprise Resource Planning) là một thuật ngữ được dùng liên quan đến
mọi hoạt động của doanh nghiệp, do phần mềm máy tính hỗ trợ và thực hiện các quy
trình xử lý một cách tự động hóa, để giúp cho các doanh nghiệp quản lý các hoạt động
then chốt, bao gồm : kế toán, phân tích tài chính, quản lý mua hàng, quản lý tồn kho,
hoạch định và quản lý sản xuất, quản lý quan hệ với khách hàng, quản lý nhân sự, theo
dõi đơn hàng, quản lý bán hàng ( Nguồn : Bài giảng môn hệ thống thông tin quản
lý – Bộ môn Công nghệ thông tin – Trường đại học Thương Mại)
2.1.3. Lịch sử phát triển ERP
Bốn từ viết tắt được dùng liên quan đến hệ thống ERP bao gồm:
MRP: Material Requirements Planning - Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu.
MRPII: Manufacturing Resource Planning - Hoạch định nguồn lực sản xuất.
ERP: Enterpise Resource Planning - Hoạch định nguồn lực doanh nghiệp.
ERM: Enterpise Resource Management - Quản trị nguồn lực doanh nghiệp
Vào giữa thập niên 1960, các chức năng trên đã cấu thành hệ thống MRP. Dựa
trên sự tích hợp các chức năng cơ bản của quá trình quản lý sản xuất.
5
Vào những năm 1975, hệ MRP đã được định nghĩa và hiểu biết một cách đầy
đủ và chính xác hơn. Cũng kể từ đó bắt đầu hình thành hệ thống MRPII. Sự lẫn lộn
giữa MRPII và MRP đã bắt đầu ngay sau khi giới thiệu MRPII. Việc dễ nhầm lẫn bắt
đầu trong đào tạo và định nghĩa chung chung về MRP và MRPII.
Đến những năm 1990, xuất hiện khái niệm ERP, công nghệ thông tin đã góp
phần xây dựng khái niệm ERP dựa trên hệ thống MRPII.
ERP là chữ viết tắt của Enterprise Resource Planning. Đó là một hệ thống phần
mềm giúp cho các hoạt động sản xuất kinh doanh hoạt động một cách hiệu quả và toàn
diện.
2.1.4. Mô hình ERP
Hình 2.1. Mô hình tổng quát của ERP
Nguồn: Bài giảng hệ thống thông tin quản lý – Bộ môn: Công nghệ thông tin –
Trường Đại học Thương mại
Human Resource Management_ HRM (Quản lý nhân sự) - con người là tài sản
quan trọng nhất mà một doanh nghiệp có. Sự thành công của doanh nghiệp phụ thuộc
vào tính hiệu quả của cách "quản lý con người".
Supply Chain Management_ SCM (Quản lý dây chuyền cung ứng) - là sự phối
kết hợp nhiều thủ pháp nghệ thuật và khoa học nhằm cải thiện cách thức các công ty
tìm kiếm những nguồn nguyên liệu thô cấu thành sản phẩm/dịch vụ, sau đó sản xuất ra
sản phẩm/dịch vụ đó và phân phối tới các khách hàng.
Finance Resource Management_FRM (Quản lý tài chính) - sử dụng các thông
tin phản ánh chính xác tình trạng tài chính của một doanh nghiệp để phân tích điểm
mạnh điểm yếu của nó và lập các kế hoạch kinh doanh, kế hoạch sử dụng nguồn tài
chính, tài sản cố định và nhu cầu nhân công trong tương lai.
6
Manufacturing Resource Planning_MRP Quản lý sản xuất - phân hệ hoạch định
quá trình sản xuất và nguyên vật liệu trong sản xuất, phản ánh quá trình sản xuất kinh
doanh của doanh nghiệp và xây dựng hệ thống tiêu chuẩn quản lý sản xuất.
Customer Relationship Management_CRM (Quản lý quan hệ khách hàng) - là
phương pháp giúp các doanh nghiệp tiếp cận và giao tiếp với khách hàng một cách có
hệ thống và hiệu quả, quản lý các thông tin của khách hàng như thông tin về tài khoản,
nhu cầu, liên lạc… nhằm phục vụ khách hàng tốt hơn.
2.1.5. Đặc điểm ERP
- ERP là một hệ thống tích hợp quản trị sản xuất kinh doanh (Integrated Business
Operating System). Tích hợp – có nghĩa là mọi công đoạn, mọi người, mọi phòng ban
chức năng đều được liên kết, cộng tác với nhau trong một quá trình hoạt động sản xuất
kinh doanh thống nhất.
- ERP là một hệ thống do con người làm chủ với sự hỗ trợ của máy tính (People
System Supported by the Computer). Những cán bộ chức năng, nghiệp vụ mới là
chính, còn phần mềm và máy tính chỉ là hỗ trợ. Người sử dụng phải được đào tạo cẩn
thận, tính tích cực của từng nhân viên là các yếu tố quyết định.
- ERP là một hệ thống hoạt động theo quy tắc (Formal System), có nghĩa là phải hệ
thống hoạt động theo các quy tắc và các kế hoạch rõ ràng. Kế hoạch sản xuất kinh
doanh phải được lập ra theo năm, tháng, tuần; hệ thống sẽ không hoạt động khi không
có kế hoạch; các quy tắc, quy trình xử lý phải được quy định trước.
- ERP là hệ thống với các tránh nhiệm được xác định rõ (Defined Responsibilities). Ai
làm việc gì, trách nhiệm ra sao phải được xác định rõ trước.
- ERP là hệ thống liên kết giữa các phòng ban trong công ty (Communication among
Departments). Các phòng ban làm việc, trao đổi, cộng tác với nhau chứ không phải
mỗi phòng ban riêng lẻ.
2.1.6. Chức năng của một hệ thống ERP
Một hệ thống ERP bao gồm đầy đủ các chức năng cơ bản sau :
- Lập kế hoạch, dự toán
- Bán hàng và quản lý khách hàng
- Sản xuất
- Kiểm soát chất lượng
7
- Kiểm soát nguyên vật liệu, kho, tài sản cố định
- Mua hàng và kiểm soát nhà cung ứng
- Tài chính – kế toán
- Quản lý nhân sự
- Nghiên cứu và phát triển
Nguồn : Bài giảng hệ thống thông tin quản lý- Bộ môn CNTT – Trường ĐHTM
2.1.7. Vai trò và lợi ích ứng dụng mô hình ERP
- Giúp khả năng kiểm soát tốt hơn các hạn mức về tồn kho, công nợ, chi phí, doanh
thu, lợi nhuận…đồng thời có khả năng tối ưu hóa các nguồn lực như nguyên vật liệu,
nhân công, máy móc thi công…vừa đủ để sản xuất, kinh doanh
- Các thông tin của doanh nghiệp được tập trung, đầy đủ, kịp thời và có khả năng chia
sẻ cho mọi đối tượng cần sử dụng thông tin như khách hàng, đối tác
hơn với các tiêu chuẩn quốc tế.
2.1.8. Nội dung của ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn lực (ERP) trong
doanh nghiệp
2.1.8.1. Hệ thống thông tin Marketing và nghiên cứu marketing
Hệ thống thông tin Marketing (MIS) bao gồm con người, thiết bị và quy trình
thu thập, phân loại, phân tích, đánh giá và phân phối những thông tin cần thiết, kịp thời
và chính xác cho những người soạn thảo các quyết định Marketing.
( Nguồn: Marketing căn bản – Ph.Kotler)
Khái niệm hệ thống thông tin Marketing được minh họa trong (Hình 2.2). Để
tiến hành phân tích lập kế hoạch, thực hiện và kiểm tra, những nhà quản trị Marketing
cần những thông tin về tình hình diễn biến của môi trường Marketing. Vai trò của MIS
là xác định những nhu cầu thông tin của người quản trị, phát triển những thông tin cần
thiết và phân phối thông tin đó kịp thời cho những nhà quản trị Marketing.
Thông tin cần thiết được phát triển thông qua ghi chép nội bộ ở công ty, hoạt
động tình báo Marketing, nghiên cứu Marketing và phân tích hỗ trợ quyết định
Marketing. Bây giờ ta sẽ mô tả từng hệ thống con chủ yếu trong MIS của công ty.
8
Hình 2.2. Hệ thống thông tin Marketing
Nguồn: Marketing căn bản – Ph.Kotler
2.1.8.2. Hệ thống thông tin kế toán
Là hệ thống bao gồm con người, phương tiện, các chính sách, thủ tục, quyết
định, về kế toán tài chính. Hệ thống thông tin kế toán chính là HTTT có chức năng
thu thập, xử lý, lưu trữ, truyền đạt các thông tin kế toán. Hệ thống thông tin kế toán
bao gồm bốn chu trình:
- Chu trình tiêu thụ: Gồm những sự kiện liên quan đến hoạt động bán hàng hóa và
dịch vụ tới các tổ chức và đối tượng khác, vận chuyển hàng, những khoản thu và phải
thu.
- Chu trình cung cấp: Gồm những sự kiện liên quan đến hoạt động mua hàng hóa và
dịch vụ từ các tổ chức và đối tượng khác, những khoản phải trả và thanh toán.
- Chu trình sản xuất: Gồm các sự kiện liên quan đến hoạt động biến đổi các nguồn
lực thành hàng hóa, dịch vụ và dự trữ kho.
- Chu trình tài chính: Gồm các sự kiện liên quan đến hoạt động huy động và quản lý
các nguồn vốn quỹ và dự trữ kho.
Hình 2.3. Mô hình hệ thống thông tin kế toán
Nguồn: Giáo trình hệ thống thông tin quản lý – PGS.TS Hàn Viết Thuận – NXB Đại
học kinh tế quốc dân 2008, trang 183
9
2.1.8.3. Hệ thống thông tin kinh doanh và sản xuất
Hệ thống thông tin sản xuất cung cấp thông tin cần thiết để lên kế hoạch, tổ
chức, điều hành, theo dõi, kiểm tra và thực hiện các chức năng quản lý khác đối với
các hệ thống sản xuất. Các hệ thống thông tin kinh doanh sản xuất có điểm khác biệt
so với các hệ thống thông tin khác ở sự đa dạng của các thiết bị vào/ra được sử dụng
và bản chất của dữ liệu có trong hệ thống.
Hình 2.4. Sơ đồ chức năng của hệ thống thông tin sản xuất
Nguồn: : Phân tích thiết kế và cài đặt hệ thống thông tin quản lí – Hàn Viết Thuận –
NXB: Thanh Niên, năm 2001
2.1.8.4. Hệ thống thông tin nhân sự
Hệ thống này không những trợ giúp cho nhà quản trị nhân lực lưu giữ các
thông tin về nhân sự và lập các báo cáo định kì mà còn giúp các nhân viên phòng quản
trị nhân lực trong việc lập kế hoạch sách lược và chiến lược, bằng cách cung cấp cho
họ công cụ để mô phỏng, dự báo, phân tích thống kê, truy vấn và thực hiện các chức
năng xử lý nguồn nhân lực khác.
Quản trị nhân lực liên quan đến mọi thành viên trong doanh nghiệp. Dưới góc
độ tổ chức, chức năng quản trị nhân lực có nghĩa là thực hiện huy động nguồn nhân
lực và sử dụng có hiệu quả lực lượng lao động. Để thực hiện được chức năng này, bộ
phận quản trị nhân lực phải tiến hành hàng loạt các hoạt động, trong đó chủ yếu là:
Tuyển chọn người lao động; Đánh giá các ứng cử viên và người lao động trong doanh
nghiệp; Lựa chọn, đào tạo, đề bạt hay thuyên chuyển người lao động; Phân tích và
thiết kế công việc; Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; Cung cấp báo cáo cho chính
10
phủ theo yêu cầu; Quản lý lương bổng của người lao động và các kế hoạch trợ cấp;
Lên kế hoạch ngắn và dài hạn về nhu cầu nhân lực.
Hình 2.5. Mô hình hệ thống thông tin quản trị nhân lực
Nguồn:Giáo trình hệ thống thông tin quản lí – Hàn Viết Thuận- Đại học kinh tế quốc
dân, 2008, trang 194
2.1.8.5. Hệ thống thông tin quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM)
CRM là viết tắt của Customer Relationship Management – Quản trị quan hệ
khách hàng. Đó là chiến lược kinh doanh nhằm chọn và quản lý khách hàng, để tối ưu
giá trị lâu dài. CRM yêu cầu văn hóa và triết lý kinh doanh tập trung vào khách hàng
nhằm hỗ trợ tiếp thị, kinh doanh và các quá trình dịch vụ hiệu quả. Các ứng dụng
CRM có thể quản lý quan hệ khách hàng hiệu quả, cung cấp cho doanh nghiệp khả
năng lãnh đạo, chiến lược và văn hóa.
f
m
Hình 2.6. Lợi ích của quản lý mối quan hệ khách hàng (CRM)
Nguồn: Bài giảng hệ thống thông tin quản lý – Bộ môn CNTT- Trường ĐHTM
IBM IBM IBM
Network Interface Card
Tuyển dụng nhân
lực
Đào tạo nhân lực
Sử dụng nhân lực
Quản lí nhân sự
Hệ thống thông tin quản trị nhân lực
IBM IBM IBM
Network Interface Card
CSDL quản
trị nhân lực
( FOXPRO,
ACCESS )
Tuyển dụng nhân
lực
Đào tạo nhân lực
Sử dụng nhân lực
Quản lí nhân sự
Hệ thống thông tin quản trị nhân lực
11
CRM quan trọng
Giữ lại
khách hàng
Chọn lọc
khách
hàng
hahàng
Sức mạnh
cạnh tranh
Hiệu quả
chi phí
2.1.8.6. Hệ thống thông tin quản lý tri thức (KWS)
a) Tìm hiểu về hệ thống thông tin quản lý tri thức (KWS)
Hệ thống thông tin quản lý tri thức (Knowledge Work Systems – KWS) các hệ
thống được thiết kế để hỗ trợ việc chia sẻ kiến thức hơn là việc chia sẻ thông tin.
HTTT quản lý tri thức hỗ trợ việc phân loại dữ liệu và thông tin, đồng thời kiểm
soát, thiết kế, lập kế hoạch và lịch hoạt động, tạo ra các giải pháp khác nhau để giải
quyết một vấn đề cụ thể nào đó cho doanh nghiệp.
Hình 2.7. Cơ sở hạ tầng HTTT của KWS
Nguồn: Bài giảng: Quản trị hệ thống thông tin doanh nghiệp – Bộ môn CNTT –
Trường ĐHTM
b) Đặc điểm trong quản lý tri thức
- Quản lý tri thức là công việc tốn kém do đòi hỏi phải xây dựng một hệ thống giải
pháp lai ghép giữa con người và công nghệ
- Quản lý tri thức cần phải có những người quản lý có kiến thức sâu rộng →cố vấn nội
bộ của mỗi doanh nghiệp
- Quản lý tri thức hỗ trợ để diễn đạt những tri thức ngoài doanh nghiệp, do đó phải liên
hệ được với các nguồn thông tin và dữ liệu bên ngoài doanh nghiệp.
- Quản lý tri thức cần hỗ trợ phần cứng mạnh hơn các máy tính thông thường do nó
đòi hỏi các phần mềm hỗ trợ đồ họa, phân tích, quản lý tài liệu, dữ liệu và có khả năng
truyền thông ở mức cao hơn các hệ thống khác.
2.1.8.6. Hệ thống thông tin quản lý chuỗi cung ứng (SCM)
a) Chuỗi cung ứng
Là mạng lưới các nhà cung cấp, nhà sản xuất, nhà lắp ráp, nhà phân phối và các
trang thiết bị hậu cần
Nhằm thực hiện các chức năng:
12
Phần mềm
HTTT quản lý
tri thức (KWS)
Mạng
Mạng
CSDL
CSDL
Phần cứng
Phần cứng
Chia sẻ
tri thức
Thu thập
và mã hóa
tri thức
Phân phối
tri thức
Tạo tri thức
- Thu mua nguyên vật liệu
- Chuyển thành các sản phẩm trung gian và cuối cùng
- Phân phối các sản phẩm đến khách hàng
b) Quản lý chuỗi cung ứng
Phối hợp tất cả các hoạt động và các dòng thông tin liên quan đến việc mua, sản
xuất và di chuyển sản phẩm
- SCM tích hợp nhu cầu hậu cần nhà cung cấp, nhà phân phối và khách hàng thành
một quá trình liên kết
- SCM là mạng lưới các điều kiện dễ dàng cho việc thu mua nguyên vật liệu, chuyển
nguyên vật liệu thô thành sản phẩm trung gian và cuối cùng, và phân phối sản
phẩm cuối cùng đến khách hàng.
Hình 2.8. Mô hình chuỗi cung ứng phức tạp
Nguồn: Bài giảng HTTT quản lý – Bộ môn CNTT – Trường ĐHTM
2.2. Tình hình ứng dụng ERP trong các doanh nghiệp Việt Nam
Thị trường ERP của Việt Nam vẫn còn tương đối nhỏ, nhưng mấy năm gần đây,
nó đã phát triển mạnh và đã có những thay đổi đáng kể. Nguyên nhân chính là vì các
công ty đã nhận ra lợi ích của ERP. Đặc biệt Việt Nam khi gia nhập Tổ chức Thương
Mại Thế giới (WTO), các doanh nghiệp trong nước càng bị áp lực cao vì sự cạnh tranh
của thị trường quốc tế. Đến thời điểm này, có thể thấy, việc phát triển ERP tại Việt
Nam là xu hướng không thể quay ngược. Hơn ai hết, các doanh nghiệp, nhất là các tập
đoàn, công ty lớn phải chịu sức ép cạnh tranh từ gia nhập WTO hiểu rõ sự cần thiết
13
Xí nghiệp anh
chị
Sản xuất
kinh doanh
Nhà CC
Nhà SX
Xí nghiệp
anh chị
Nhà thầu
phụ
Trung tâm
phân phối
Người bán lại
(Người bán lẻ,
nhà phân phối)
Khách hàng
Nhà
phân
phối
Vận chuyển trực tiếp
Vận chuyển
trực tiếp
phải ứng dụng ERP. Phần lớn các công ty Việt Nam quan tâm đến triển khai ERP hiện
nay đều là những công ty lớn với doanh số từ vài trăm tỷ đồng trở lên. Tuy vậy, vài
năm trở lại đây, việc ứng dụng ERP không còn là vấn đề cao xa đối với các công ty có
quy mô nhỏ hơn. Vì vậy trong những năm gần đây, thị trường ERP Việt Nam tăng
trưởng cao ở hầu hết các doanh nghiệp, đặc biệt trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Rất nhiều công ty do ý thức được tầm quan trọng của hệ thống ERP đã không chỉ
hoạch địch ngân sách lớn cho ERP mà còn sử dụng các dịch vụ tư vấn chuyên nghiệp
nhằm làm tăng hiệu quả ứng dụng ERP…
Một số doanh nghiệp khác tuy đã có nhu cầu nhưng do chưa sẵn sàng nên chưa
mạnh dạn đầu tư. Vì vậy, sau khi ổn định tình hình tổ chức, các doanh nghiệp quan
tâm hơn đến việc ứng dụng ERP để nâng cao chất lượng hoạt động của doanh nghiệp
đặc biệt với các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực có tính cạnh tranh cao như: ngân hàng,
tài chính, bảo hiểm, viễn thông và một số cơ quan chính phủ. Theo nhận định của nhà
cung cấp ERP thì các doanh nghiệp vừa sẽ là đối tượng quan tâm nhiều nhất vì số
lượng các doanh nghiệp này phát triển nhanh và mạnh nên nhu cầu về ERP cao hơn tại
Việt Nam.
2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến việc ứng dụng mô hình HTTT
2.3.1. Các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp
2.3.1.1. Hạ tầng công nghệ:
Ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP) đòi hỏi có
sự chuẩn bị cơ sở hạ tầng công nghệ rất kỹ càng với đầy đủ trang thiết bị phần cứng,
phần mềm. Yêu cầu về hạ tầng viễn thông – internet phải có tốc độ cao, chi phí thấp,
hoạt động ổn định, liên tục, đa tương thích và kết nối rộng. Hạ tầng công nghệ được
bảo mật, an toàn để tránh sự xâm nhập của các tin tặc, bảo vệ được các bí mật thông
tin cho doanh nghiệp. Đồng thời với đó là vấn đề phải có chuẩn dữ liệu điện tử để các
máy tính có thể kết nỗi với nhau.
2.3.1.2. Hệ thống luật pháp và chính sách
Để tiến hành các hoạt động ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn lực
(ERP) cần thiết phải có khung khổ pháp luật và chính sách đầy đủ, cụ thể, chi tiết để
các bên tham gia thực hiện. Trong đó, cần phải tham khảo “Công văn xây dựng kế
hoạch ứng dụng CNTT giai đoạn 2011- 2015”. Ký hiệu 494/BTTTT- UDCNTT
ban hành ngày 25/2/2010 của Bộ thông tin và truyền thông ban hành. Thường
14
xuyên cập nhật, tìm hiểu các văn bản, quy định khác của Nhà nước cũng như Chính
phủ, các Bộ, ban ngành có liên quan.
2.3.1.3. Hệ thống an ninh, an toàn mạng
Với sự phát triển mạnh mẽ của Internet , việc xây dựng các hệ thống bảo mật an
toàn và phòng chống tấn công trở nên hết sức quan trọng trong các mạng doanh
nghiệp. Các giải pháp bảo mật thông thường một hệ thống mạng bắt buộc phải có bao
gồm: Tường lửa/FireWall, Mạng riêng ảo/VPN, Phát hiện, ngăn chặn xâm nhập trái
phép/IDP, Chống Virus/Anti-Virus, Chống Thư rác/Anti-Spam và Lọc nội
dung/Content Filtering
2.3.2. Các yếu tố bên trong doanh nghiệp
2.3.2.1. Định hướng chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp
Để việc ứng dụng CNTT mang lại hiệu quả cao trong doanh nghiệp lại cần phải
có ý tưởng và tầm nhìn từ chính các nhà quản trị cấp cao trong doanh nghiệp. Các nhà
quản trị cấp cao chính là những người đưa ra quyết định chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp. Từ đó xây dựng các kế hoạch và chính sách phát triển của doanh nghiệp
để sớm đạt mục tiêu.
2.3.2.2. Khả năng đầu tư của doanh nghiệp
Muốn ứng dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn nhân lực (ERP) doanh
nghiệp cần phải đầu tư mua sắm máy chủ, máy tính, các thiết bị kết nối, mua các phần
mềm ứng dụng, quy trình triển khai. Đó là các khoản tài chính mà doanh nghiệp cần
phải có, đồng thời cần phải có không gian và hàng loạt các chi phí khác. Chính vì vậy,
khả năng đầu tư của doanh nghiệp sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến việc triển khai ứng
dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn nhân lực (ERP).
2.3.2.3. Nguồn nhân lực của doanh nghiệp
Nguồn nhân lực là yếu tố quyết định sự thành bại đối với doanh nghiệp khi ứng
dụng mô hình HTTT hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP). Để hoạch định tốt
ứng dụng mô hình HTTT ERP trong doanh nghiệp, các nhà quản trị công nghệ thông
tin cần phải có kỹ năng:
- Kỹ năng quản lý thông tin
- Hiểu biết về CNTT: Cần hiểu biết về kỹ năng CNTT để ứng dụng trong công việc
của mình
- Vốn tri thức
15
- Khả năng xử lý thông tin nhanh.
2.4. Đánh giá, phân tích thực trạng việc ứng dụng mô hình HTTT hoạch định
nguồn lực doanh nghiệp (ERP) tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ
Cầu Giấy
2.4.1. Tổng quan về quá trình hình thành và phát triển của công ty cổ phần đầu tư
Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy
2.4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy là doanh nghiệp hoạt
động theo luật Doanh nghiệp được thành lập trên cơ sở Hợp đồng hợp tác đầu tư giữa
công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội, công ty TNHH Đầu tư phát triển
công nghệ cao Hà Nội và Công ty TNHH xây dân dụng công nghiệp Delta để thực
hiện dự án xây dựng Trung tâm thương mại Cầu Giấy theo quyết định số 637/ QĐ-UB
ngày 22/1/2003 của UBND Thành phố Hà Nội.
Xét tờ trình số 296/TTr/ TM ngày 2/4/2005 của Công ty Thương mại và Dịch
vụ Tổng hợp Hà Nội và hai đối tác trên, UBND Thành phố Hà Nội đã phê duyệt chủ
trương thành lập Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại và Dịch vụ
Cầu Giấy.
Tại công văn 4356/UB-CN ngày 05/10/2005 UBND Thành phố cho phép công
ty Thương mại và dịch vụ Tổng hợp Hà Nội góp vốn thành lập công ty cổ phần và
Công ty đã được sử dụng số tiền 12.000.000.000đvn (mười hai tỷ đồng) là vốn nhà
nước để góp vốn thành lập công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy
theo công văn số 4845/UB-CN ngày 03/11/2005.
Bắt đầu từ ngày 10/11/2005 Công ty cổ phần Đầu tư Thương mại Dịch vụ Cầu
Giấy hoạt động theo Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 0103010017 do Sở kế
hoạch và Đầu tư Hà Nội cấp.
Ngày 22/12/2005 UBND Thành phố Hà Nội đã có công văn số 8301/QĐ-UB về việc
chấp thuận chuyển đổi chủ đầu tư dự án xây dựng Trung tâm Thương mại Cầu Giấy từ
Công ty Thương mại và Dịch vụ Tổng hợp Hà Nội sang Công ty cổ phần Đầu tư
Thương mại Dịch vụ Cầu Giấy.
16
2.4.1.2 .Cơ cấu tổ chức
Hình 2.9. Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ
Cầu Giấy
Chủ tịch hội đồng quản trị: Trần Đức Minh
Giám đốc công ty: Trịnh Quốc Thiều
Phó giám đốc công ty: Lê Văn Hùng
Nguyễn Thị Thanh Hương
Nguyễn Thành Đính
2.4.1.3. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh
Xây dựng công trình công nghiệp, dân dụng, giao thông;
Xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật đô thị;
Trang trí nội, ngoại thất công trình;
Kinh doanh vật liệu, thiết bị xây dựng;
Kinh doanh khách sạn, nhà hàng, ăn uống (không bao gồm kinh doanh phòng
hát karaoke, quán bar, vũ trường);
Đầu tư xây dựng, kinh doanh bất động sản, kinh doanh siêu thị, cho thuê nhà ở
và văn phòng (kiốt, trung tâm thương mại);
Đại lý kinh doanh dịch vụ internet;
Phó giám đốc
Phòng kế
toán
Phòng IT Phòng đầu
tư dự án
Phòng
vật tư
Phòng
nhân sự
Giám đốc
17
Hội đồng quản trị
Vận tải hàng hóa, vận chuyển hành khách;
Quảng cáo thương mại;
Buôn bán đồ điện, hàng thủ công mỹ nghệ;
Xuất nhập khẩu các mặt hàng công ty kinh doanh;
Kinh doanh dịch vụ vui chơi giải trí bao gồm: bể bơi, sân tennis (không bao
gồm kinh doanh phòng hát, quán bar, vũ trường);
Lữ hành nội địa, quốc tế;
Kinh doanh điện năng.
2.4.1.4. Chiến lược, định hướng phát triển công ty thời gian tới
Trong thời gian tới cán bộ công nhân viên công ty tiếp tục phấn đấu thực hiện
tốt kế hoạch đã đặt ra, tăng doanh thu của công ty hơn nữa. Dự kiến lợi nhuận công ty
năm 2012 tăng cao hơn so với năm 2011. Công ty tiếp tục đầu tư phát triển các ngành
nghề mà công ty kinh doanh: khách sạn, dự án xây dựng, đồ gia công mỹ nghệ, xuất
nhập khẩu, lữ hành…Mở rộng hoạt động kinh doanh ra bên ngoài với nhiều nước bạn
và giữ mối liên hệ hợp tác tốt với các bạn hàng như Singapore, Malaysia, Hàn Quốc,
Hồng Kong…đây là những đối tác quan trọng của công ty trong nhiều năm qua.
2.5. Kết quả tổng hợp, phân tích và đánh giá thực trạng việc ứng dụng mô hình
HTTT ERP tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy
2.5.1. Kết quả khảo sát bằng bảng câu hỏi
Thông qua phương pháp bảng câu hỏi (phiếu điều tra), tác giả đã tiến hành điều
tra và khảo sát các cán bộ, nhân viên đang làm việc tại công ty cổ phần đầu tư Thương
mại và dịch vụ Cầu Giấy.
Việc sử dụng phương pháp bảng câu hỏi đã giúp khảo sát được hầu hết các bộ
phận có liên quan đến các hoạt động quản lý tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và
dịch vụ Cầu Giấy. Công tác khảo sát đã được tiến hành và thu thập được kết quả từ 15
cán bộ, nhân viên tại các bộ phận trực thuộc: 3 cán bộ và nhân viên kinh doanh; 3 cán
bộ quản lý và nhân viên chăm sóc khách hàng; 3 cán bộ quản lý và nhân viên phòng kế
toán tài chính; 3 cán bộ quản lý và nhân viên phòng vật tư; 3 cán bộ và nhân viên công
nghệ thông tin. Kết quả khảo sát như sau :
2.5.1.1. Về hạ tầng kỹ thuật công nghệ:
18
Công ty đã có một hạ tầng CNTT tương đối phát triển với một hệ thống máy
tính được trang bị đồng bộ, phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của công ty. Số
lượng máy tính được sử dụng trong công ty là 150 ( trong tổng số 420 cán bộ công
nhân viên). Công ty có trang bị 1 máy chủ.
Bảng 2.1. Số máy tính được sử dụng trong công ty
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm Excel
Hệ thống máy tính với 100% số máy tính đều được kết nối mạng LAN và mạng
Internet, đảm bảo việc trao đổi thông tin trong nội bộ công ty cũng như giữa công ty
với môi trường bên ngoài luôn được thông suốt, chính xác. Việc tập hợp dữ liệu để xử
lý và lưu trữ thông tin cũng đã được công ty quan tâm và thực hiện, tuy nhiên chất
lượng thông tin được xử lý chưa thật sự đáp ứng được những yêu cầu mà công ty đang
cần.
19
Bảng 2.2. Phần mềm hệ thống tại công ty
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm Excel
Hiện tại công ty Cổ phần Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy đang sử dụng hệ
điều hành Windows để điều khiển và quản lý trực tiếp các phần cứng. Hệ điều hành
này thực hiện một số thao tác cơ bản trong máy tính như thao tác đọc, viết tập tin,
quản lý hệ thống tập tin và các kho dữ liệu. Ngoài ra hệ điều hành cũng cung cấp các
dịch vụ cơ bản cho các phần mềm ứng dụng thông thường như trình duyệt Web,
chương trình soạn thảo văn bản….
2.5.1.2 Về ứng dụng các mô hình HTTT trong các hoạt động quản lý của công ty
Bảng 2.3. Phần mềm chuyên dụng tại công ty
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm Excel
Bên cạnh việc trang bị tương đối đầy đủ các thiết bị phần cứng, công ty cũng
luôn chú trọng triển khai và đang sử dụng một số phần mềm chuyên dụng để phục vụ
cho công tác kinh doanh và quản lý như: phần mềm kế toán, phần mềm quản lý dự án,
phần mềm quản lý nhân sự, phần mềm quản lý công văn giấy tờ… Tuy nhiên số lượng
phần mềm chuyên dụng được sử dụng vẫn còn khá hạn chế, dẫn tới việc thu thập và xử
lý các thông tin cần thiết, đòi hỏi sự chính xác và đồng bộ cao vẫn chưa được đáp ứng
đầy đủ. Đây cũng là những điểm mà công ty cần khắc phục trong thời gian tới nhằm
hoàn thiện và nâng cấp các hệ thống phần mềm cho phù hợp với việc kinh doanh của
công ty. Trong thời gian tới các nhà quản trị sẽ triển khai thêm một số phần mềm khác
như: Quản lý kho – vật tư, quản lý khách hàng (CRM), quản lý nhà cung cấp – đối tác,
quản lý chuỗi cung ứng (SCM)…
20
Bảng 2.4. Việc lưu trữ dữ liệu về khách hàng
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm Excel
Việc lưu trữ dữ liệu của khách hàng được thực hiện ngay trên máy tính nhập
liệu. Điều này có thể tạo sự hạn chế trong việc trao đổi dữ liệu giữa các bộ phận do
công ty chưa có cơ sở dữ liệu dùng chung và có thể chia sẻ trong toàn bộ công ty. Từ
kết quả phân tích cho thấy 100% trường hợp dữ liệu lưu trữ ngay trên máy tính nhập
liệu. Công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy cần có kế hoạch phát
triển và triển khai xây dựng thêm các công cụ lưu trữ dữ liệu như: chợ dữ liệu và kho
dữ liệu. Kho dữ liệu (Data Warehouse) có thể dùng truy vấn và lập báo cáo mà không
cần sử dụng hệ thống xử lý giao dịch. Đồng thời có thể xóa dữ liệu mà không cần can
thiệp của hệ thống xử lý giao dịch
Bảng 2.5. Hệ quản trị cơ sở dữ liệu
Nguồn: Kết quả xử lý phiếu điều tra qua phần mềm Excel
Hiện tại công ty cổ phần đầu tư Thương mại và dịch vụ Cầu Giấy đang sử dụng
hệ quản trị cơ sở dữ liệu MySQL và Access để lưu trữ, cập nhật và phục hồi dữ liệu
21