DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ
BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
MỤC LỤC
DỰ ÁN QUY HOẠCH QUẢN LÝ, KHAI THÁC VÀ BẢO VỆ TÀI
NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TRÊN ĐIẠ BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN
NĂM 2015, ĐịNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 i
MỤC LỤC i
DANH MỤC BẢNG iv
DANH MỤC HÌNH vii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ix
GIỚI THIỆU CHUNG 1
1. Sự cần thiết lập quy hoạch 1
2. Căn cứ lập quy hoạch 2
2.1. Cơ sở pháp lý lập quy hoạch 2
2.2. Cơ sở dữ liệu lập quy hoạch 3
3. Phạm vi và mục tiêu phạm vi thực hiện quy hoạch 4
3.1. Phạm vi quy hoạch 4
3.2. Mục tiêu quy hoạch 4
4. Phân vùng quy hoạch 5
CHƯƠNG 1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 6
1.1. Đặc điểm tự nhiên 6
1.1.1. Vị trí địa lý 6
1.1.2. Đặc điểm địa hình 8
1.1.3. Khí hậu -khí tượng 8
1.1.4. Đặc điểm thủy văn 10
1.1.5.Tài nguyên đất, rừng, khoảng sản 16
1.2. Đặc điểm kinh tế -xã hội 17
1.2.1. Hiện trạng kinh tế - xã hội đến năm 2012 17
1.2.2. Định hướng phát kinh tế - xã hội đến năm 2020 20
CHƯƠNG 2 TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT TỈNH ĐỒNG THÁP 28
2.1. Tình hình các thông tin, dữ liệu phục vụ việc đánh giá tài nguyên nước
dưới đất tỉnh Đồng Tháp 28
2.1.1. Mạng quan trắc quốc gia vùng đồng bằng Nam Bộ và sông Cửu
Long 28
2.1.2. Mạng lưới quan trắc động thái nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng
i
Tháp 29
2.2. Đặc điểm các tầng chứa nước dưới đất 29
2.3. Hiện trạng chất lượng các tầng chứa nước và sự biến động chất lượng
nước 45
2.4. Trữ lượng nước dưới đất 66
2.4.1.Trữ lượng khai thác tiềm năng 67
2.4.2. Trữ lượng có thể khai thác công trình 72
2.5. Hiện trạng khai thác, sử dụng nước dưới đất 74
2.6. Đánh giá, xác định các vấn đề liên quan đến khai thác, sử dụng và bảo vệ
nước dưới đất 90
2.6.1. Tình hình phân bố tài nguyên nước dưới đất 90
2.6.2. Tài nguyên nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp chịu ảnh hưởng nhiều từ
điều kiện khí hậu, thủy văn của vùng 91
92
2.6.3. Chất lượng nước dưới đất bị ô nhiễm 93
2.6.4. Xâm nhập mặn 100
2.6.5. Khai thác sử dụng nước dưới đất tràn lan đang gây ra tình trạng
thiếu bền vững trong quản lý, khai thác nguồn nước 103
2.6.6. Vấn đề liên quan đến công tác quản lý tài nguyên nước 103
CHƯƠNG 3 DỰ BÁO NHU CẦU NƯỚC 105
3.1. Cơ sở tính toán dự báo 105
3.2.Nhu cầu sử dụng nước cho năm 2012 106
3.2.1. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt năm 2012 106
3.2.2. Nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt năm 2012 108
3.2.3. Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi năm 2012 110
3.2.4. Nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp năm 2012 111
3.2.5. Nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản năm 2012 113
3.3. Dự báo nhu cầu sử dụng nước trong kỳ quy hoạch 114
3.3.1. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt và nông thôn đến 2015
và 2020 114
3.3.2. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt năm 2012 đến 2020
117
3.3.3. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi năm 2015 đến năm
2020 120
3.3.4. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho thủy sản năm 2015 đến 2020.122
3.3.5. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp năm 2015 đến 2020 124
ii
3.4. Tổng hợp dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trong các kỳ quy
hoạch 125
3.5. Khả năng đáp ứng nhu cầu hiện tại, ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới
đất 128
3.5.1. Khả năng đáp ứng nguồn nước dưới đất theo 4 tầng triển vọng 129
3.5.2. Khả năng ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm nước dưới đất 130
3.5.3. Khả năng đáp ứng mục đích sử dụng nước 131
3.6. Xác định các vấn đề liên quan đến quản lý khai thác và bảo vệ nước dưới
đất trong kỳ quy hoạch 135
3.6.1 Các vấn đề về điều tra, đánh giá, quan trắc, dự báo, thông tin tài
nguyên nước 135
3.6.2. Các vấn đề về quản lý cấp phép, thanh tra và kiểm tra 137
3.6.3. Các vấn đề về thể chế, năng lực quản lý 137
3.6.4. Các vấn đề về truyền thông 138
3.6.5. Các vấn đề về nguồn lực tài chính 139
3.6.6. Các vấn đề về phát triển 139
CHƯƠNG 4 QUY HOẠCH PHÂN BỔ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT
TỈNH ĐỒNG THÁP ĐẾN NĂM 2015 ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020 141
4.1. Quan điểm và nguyên tắc lập quy hoạch 141
4.1.1. Quan điểm lập quy hoạch 141
4.1.2. Nguyên tắc lập quy hoạch 141
4.2. Thứ tự ưu tiên trong phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước nước dưới đất.142
4.3. Nguyên tắc phân bổ và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất 142
4.4. Phân vùng quy hoạch 142
4.5. Phương án phân bổ tài nguyên nước dưới đất 144
4.5.1. Giai đoạn quy hoạch năm 2015 144
4.5.2. Giai đoạn quy hoạch năm 2020 147
4.6. Phương án bảo vệ tài nguyên nước dưới đất 150
4.6.1. Về bảo vệ số lượng 150
4.6.2. Về bảo vệ chất lượng nước 152
4.7. Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư trong thực hiện quy hoạch 153
4.7.1. Giai đoạn từ năm 2013 đến 2015 153
4.7.2. Giai đoạn từ năm 2015 đến 2020 154
4.7.3. Nhu cầu vốn đầu tư 154
4.8. Đánh giá tác động thực hiện quy hoạch đối với phát triển Kinh tế Xã hội
và Môi trường 156
4.8.1. Đánh giá hiệu quả quy hoạch 156
iii
4.8.2. Đánh giá tác động môi trường 158
CHƯƠNG 5 CÁC GIẢI PHÁP VÀ CHÍNH SÁCH THỰC HIỆN QUY HOẠCH 162
5.1. Các giải pháp 162
5.1.1. Giải pháp về truyền thông giáo dục 162
5.1.2. Các giải pháp về quản lý 163
5.1.3. Giải pháp tài chính 165
5.1.4. Các giải pháp kỹ thuật, khoa học - công nghệ 166
5.2. Chính sách thực hiện quy hoạch 169
CHƯƠNG 6 TỔ CHỨC THỰC HIỆN QUY HOẠCH 171
173
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 174
TÀI LIỆU THAM KHẢO 177
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1. Phân vùng quy hoạch 5
Bảng 1.1. Hệ thống sông rạch liên tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp 11
Bảng 1.2. Hệ thống sông rạch nội tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp 12
Bảng 1.3. Dân số trung bình phân theo giới tính và phân theo thành thị, nông thôn 18
Bảng 1.4.Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh phân theo khu vực kinh tế 18
Bảng 1.5. Chỉ số phát triển các năm 19
Bảng 2.1. Thống kê bề dày trung bình tầng chứa nước Holocen (qh) 30
Bảng 2.2. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng Holocen (qh) 31
Bảng 2.3. Thống kê bề dày trung bình tầng chứa nước Pleistocen trên (qp3) 33
Bảng 2.4. Thống kê bề dày trung bình tầng chứa nước Pleistocen giữa- trên (qp2-3) 35
Bảng 2.5. Thống kê bê dày trung bình tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1) 37
Bảng 2.6. Thống kê bề dày trung bình tầng chứa nước Pliocen trên (n22) 38
Bảng 2.7. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng Pliocen trên (n22) 39
Bảng 2.8. Thống kê bề dày trung bình tầng chứa nước Pliocen dưới (n21) 41
Bảng 2.9. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng Pliocen dưới (n21) 42
Bảng 2.10. Thống kê bề dày trung bình tầng chứa nước Miocen trên (n13) 43
Bảng 2.11. Kết quả hút nước thí nghiệm các lỗ khoan tầng Miocen trên (n13) 44
Bảng 2.12. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt tầng chứa nước qh 46
Bảng 2.13. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn tầng chứa nước qh 49
Bảng 2.14. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt tầng chứa nước qp3 50
Bảng 2.15. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn tầng chứa nước qp3 51
Bảng 2.16. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt của tầng chứa nước qp2-3 52
Bảng 2.17. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn của tầng chứa nước qp2-3 54
Bảng 2.18. Thành phần hóa học nước của tầng chứa nước qp1 55
iv
Bảng 2.19. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt của tầng chứa nước n22 57
Bảng 2.20. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn của tầng chứa nước n22 59
Bảng 2.21. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt của tầng chứa nước n21 59
Bảng 2.22. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn của tầng chứa nước n21 62
Bảng 2.23. Thành phần hóa học đặc trưng của nước nhạt của tầng chứa nước n13 63
Bảng 2.24. Thành phần hóa học đặc trưng của nước mặn của tầng chứa nước n13 65
Bảng 2.25. Bảng tổng hợp diện phân bố vùng mặn, nhạt của các tầng chứa nước 66
Bảng 2.26.Kết quả tính trữ lượng khai thác tiềm năng (nước nhạt) của từng tầng chứa
nước theo địa phương 71
Bảng 2.27. Các thông số và đại lượng sử dụng tính toán trữ lượng 73
Bảng 2.28. Kết quả tính trữ lượng khai thác công trình (nước nhạt) của từng tầng chứa
nước theo địa phương 73
Bảng 2.29. Số lượng giếng khoan nông và sâu tỉnh Đồng Tháp 74
Bảng 2.30. Kết quả điều tra các công trình khai thác nước dưới đất có lưu lượng khai
thác ≥ 100m3/ngày đêm 75
Bảng 2.31.Tổng hợp kết quả điều tra các công trình khai thác nước dưới đất có lưu
lượng khai thác < 100 m3/ngày đêm 77
Bảng 2.32. Tổng hợp kết quả điều tra các công trình khai thác nước dưới đất trên địa
bàn tỉnh Đồng Tháp tính đến năm 2012 78
Bảng 2.33. Hiện trạng khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt tỉnh Đồng Tháp 80
Bảng 2.34. Hiện trạng khai thác nước dưới đất cho nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp 82
Bảng 2.35. Hiện trạng khai thác nước dưới đất cho chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp 83
Bảng 2.36. Hiện trạng khai thác nước dưới đất cho sản xuất công nghiệp tỉnh Đồng
Tháp 85
Bảng 2.37. Hiện trạng khai thác nước dưới đất cho nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp
87
Bảng 2.38. Tổng hợp số lượng công trình khai thác nước dưới đất theo từng mục đích sử
dụng 88
Bảng 2.39.Tổng hợp lưu lượng khai thác nước dưới đất theo từng mục đích sử dụng
(m3/ngày đêm) 89
Bảng 3.1. Định mức sử dụng nước sinh hoạt và các nhu cầu khác 106
Bảng 3.2. Nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt khu vực nông thôn năm 2012 107
Bảng 3.3. Nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt thành thị năm 2012 107
Bảng 3.4. Nhu cầu sử dụng nước cho nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp 109
Bảng 3.5 Tiêu chuẩn dùng nước cho chăn nuôi 110
Bảng 3.6. Nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi năm 2012 110
Bảng 3.7. Nhu cầu sử dụng nước của các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
112
Bảng 3.8. Nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản 113
Bảng 3.9. Tổng hợp nhu cầu sử dụng nước cho các ngành trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
năm 2012 114
v
Bảng 3.10. Dân số tỉnh Đồng Tháp dự kiến đến năm 2020 115
Bảng 3.11. Các mục tiêu cấp nước của các đô thị tỉnh Đồng Tháp 116
Bảng 3.12. Quy hoạch phát triển đô thị tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 116
Bảng 3.13. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt đô thị và nông thôn 117
Bảng 3.14. Diện tích cây trồng nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 118
Bảng 3.15. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho trồng trọt 119
Bảng 3.16. Tiêu chuẩn dùng nước cho chăn nuôi 120
Bảng 3.17. Số lượng gia súc. gia cầm tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 120
Bảng 3.18. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho chăn nuôi 121
Bảng 3.19. Diện tích nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020 122
Bảng 3.20. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản 123
Bảng 3.21. Tiêu chuẩn dùng nước cho công nghiệp 124
Bảng 3.22. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho công nghiệp 125
Bảng 3.23. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các ngành năm 2015 126
Bảng 3.24. Dự báo nhu cầu sử dụng nước cho các ngành năm 2020 126
Bảng 3.25. Đánh giá hiện trạng khai thác NDĐ 129
Bảng 4.1. Quy hoạch phân bổ khai thác cho từng tầng chứa nước đến năm 2015 145
Bảng 4.2. Phân bổ lượng khai thác NDĐ cho các ngành đến năm 2015 145
Bảng 4.3. Quy hoạch phân bổ khai thác cho từng tầng chứa nước đến năm 2020 148
Bảng 4.4. Phân bổ lượng khai thác NDĐ cho các nhu cầu đến năm 2020 148
Bảng 4.5. Kết quả tính trữ lượng khai thác công trình (nước nhạt) của từng tầng chứa
nước theo địa phương 150
Bảng 4.6. Khái toán kinh phí thực hiện nhiệm vụ, dự án trong quy hoạch 155
vi
DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Tháp 7
Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình nhiều năm 8
Hình 1.3. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm 9
Hình 1.4. Lượng mưa trung bình tháng 10
Hình 1.5. Chỉ số phát triển GDP tỉnh Đồng Tháp 20
Hình 2.2. Mực nước tầng chứa nước Holocen (qh) tại công trình Q031010 32
Hình 2.3. Mực nước tầng chứa nước Pleistocen giữa - trên tại công trình Q031020 36
Hình 2.4. Mực nước tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1)tại công trình Q031030 38
Hình 2.5. Mực nước tầng chứa nước Pliocen trên (n22)tại công trình Q031040 40
Hình 2.6. Mực nước tầng chứa nước Miocen trên (n13)tại công trình QT1 45
Hình 2.7 Bản đồ phân bố vùng mặn nhạt tầng chứa nước Holocen (qh) 48
Hình 2.8. Bản đồ phân bố vùng mặn nhạt tầng chứa nước Pleistocen giữa-trên (qp2-3) 53
Hình 2.9. Bản đồ phân bố vùng mặn nhạt tầng chứa nước Pleistocen dưới (qp1) 56
Hình 2.10. Bản đồ phân bố vùng mặn nhạt tầng chứa nướcPliocen trên (n22) 58
Hình 2.11. Bản đồ phân bố vùng mặn nhạt tầng chứa nước Pliocen dưới (n21) 61
Hình 2.12. Bản đồ phân bố vùng mặn nhạt tầng chứa nướcMiocen trên (n13) 64
Hình 2.13. Hệ thống giếng khai thác và giếng quan trắc trong bài toán đánh giá trữ
lượng tiềm năng nước dưới đất tỉnh Đồng Tháp 70
75
Hình 2.14. Biểu đồ số lượng giếng khoan nông và giếng khoan sâu tỉnh Đồng Tháp 75
Hình 2.15. Biểu đồ tổng hợp số lượng các công trình có lưu lượng khai thác ≥
100m3/ngày đêm 76
Hình 2.16. Biểu đồ tổng hợp số lượng các công trình có lưu lượng khai thác < 100
m3/ngày đêm 77
79
Hình 2.17. Biểu đồ kết quả điều tra lưu lượng khai thác trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. .79
81
Hình 2.18. Biểu đồ lưu lượng khai thác nước dưới đất cho sinh hoạt tỉnh Đồng Tháp. 81
Hình 2.19. Biểu đồ lưu lượng khai thác nước dưới đất cho nông nghiệp tỉnh Đồng Tháp
83
Hình 2.20. Biểu đồ lưu lượng khai thác nước dưới đất cho chăn nuôi tỉnh Đồng Tháp. .84
Hình 2.21. Biểu đồ lưu lượng khai thác nước dưới đất cho công nghiệp tỉnh Đồng Tháp
86
Hình 2.22. Biểu đồ lưu lượng khai thác nước dưới đất cho nuôi trồng thủy sản tỉnh Đồng
Tháp 88
Hình 2.23. Biểu đồ số lượng công trình khai thác nước dưới đất theo từng mục đích sử
dụng 89
90
Hình 2.24. Biểu đồ lưu lượng khai thác nước dưới đất theo từng mục đích sử dụng 90
vii
Hình 2.25. Quan hệ giữa mực nước tại trạm Hưng Thạnh với nước dưới đất tại cụm lỗ
khoan Đồng Tháp Mười 91
Hình 2.26. Quan hệ mực nước sông Vàm Nao với nước dưới đất các tại cụm lỗ khoan
Q0310 92
Hình 2.27. Quan hệ mực nước sông Tiền với nước dưới đất các tại cụm lỗ khoan Q0260
92
Hình 2.28. Bản đồ vị trí các điểm có hàm lượng amoni và sulfat vượt quá QCVN 09:2008
95
Hình 2.29. Bản đồ vị trí điểm lấy mẫu có hàm lượng Mn và As vượt quá QCVN 09:2008
96
Hình 2.30. Bản đồ vị trí các điểm lấy mẫu có nồng độ coliform cao hơn QCVN09:2008 98
Hình 2.31. Bản đồ vị trí các điểm lấy mẫu có Cl- cao hơn QCVN 09:2008 102
viii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BNN&PTNT Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
BTN&MT Bộ Tài nguyên và Môi trường
BKHCN Bộ Khoa học và Công nghệ
BXD Bộ xây dựng
ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu long
UBND Ủy ban nhân dân
TTg Thủ tướng
TNMT Tài nguyên và Môi trương
TNN Tài nguyên nước
ĐCTV Địa chất Thuỷ văn
KCN-CCN Khu công nghiệp – Cụm công nghiệp
KT – XH Kinh tế - xã hội
LK Lỗ khoan
NĐ-CP Nghị định Chính phủ
NDĐ Nước dưới đất
QTQG Quan trắc quốc gia
QCVN Quy chuẩn Việt Nam
TCVN Tiêu chuẩn Việt Nam
TCXDVN Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam
QĐ Quyết định
ĐVT Đơn vị tính
TP Thành phố
TT Thị trấn
TX Thị xã
ix
GIỚI THIỆU CHUNG
1. Sự cần thiết lập quy hoạch
Tỉnh Đồng Tháp có vị trí rất quan trọng trong vùng Đồng Tháp Mười, có điều
kiện thuận lợi để phát triển kinh tế, đặc biệt là nông nghiệp.
Đồng Tháp nằm ở vùng hạ lưu sông Mê Công nên hệ thống sông rạch trên địa
bàn tỉnh khá phát triển với hai sông chính là sông Tiền và sông Hậu cùng các phụ lưu
lớn. Sông Tiền và sông Hậu là hai nhánh của sông Mê Công, sông Tiền chảy vào Việt
Nam ở cửa ngõ Tân Châu (tỉnh An Giang), chảy qua tỉnh Đồng Tháp trên chiều dài
khoảng 120km và sông Hậu chảy vào Việt Nam ở cửa ngõ Châu Đốc, chảy qua huyện
Lấp Vò, Lai Vung (tỉnh Đồng Tháp) trên chiều dài khoảng 30km. Sông Tiền có rất
nhiều phụ lưu và kênh dẫn nước từ các nơi đổ vào như: kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng,
kênh Đồng Tiến, kênh An Bình, kênh Nguyễn Văn Tiếp A, Sông Hậu cũng có rất
nhiều kênh dẫn nước từ các nơi đổ vào như: kênh Xáng Lấp Vò, sông Lai Vung, kênh
Cái Bần, kênh Mương Khai, ….Do ảnh hưởng của đặc điểm tự nhiên, các sông rạch ở
Đồng Tháp chịu chi phối mạnh bởi chế độ lũ trong các tháng mùa mưa dẫn đến việc
thoát nước trong thời kỳ lũ đối với các đô thị trong tỉnh cũng rất khó khăn. Trong khi
đó, vào các tháng mùa khô, nước sông thường bị nhiễm bẩn nhất là các kênh rạch nội
đồng. Chính vì vậy, nước sạch phục vụ cho sinh hoạt và sản xuất là vấn đề lớn nhất
của tỉnh Đồng Tháp, đặc biệt trong mùa khô hạn, nước sạch để cấp nước sinh hoạt cho
nhân dân gặp rất nhiều khó khăn.
Hiện nay, nước dưới đất đang là nguồn cấp nước chủ yếu cho các hoạt động sản
xuất và sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp. Thực tế cho thấy, việc thiếu quy hoạch
và thiếu biện pháp, công cụ quản lý các hoạt động khai thác, sử dụng nước dưới đất
đang diễn ra trên địa bàn tỉnh khiến tài nguyên nước đang có nguy cơ bị suy giảm cả
về chất và lượng. Hậu quả là sẽ xuất hiện vấn đề căng thẳng về nước trong sinh hoạt
và sản xuất, trong khi, chúng ta chưa chủ động được điều hòa nguồn nước nhằm bảo
đảm hiệu quả tổng hợp của việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước.
Với mục tiêu phát triển kinh tế tỉnh Đồng Tháp theo hướng kinh tế tổng hợp, đa
ngành, đa lĩnh vực, phát huy lợi thế và khả năng thu hút đầu tư vào nhóm ngành công
nghiệp đạt hiệu quả cao, việc gia tăng áp lực đối với tài nguyên nước dưới đất là tất
yếu. Những thay đổi mạnh về cơ cấu kinh tế, gia tăng phát triển các ngành công
nghiệp - dịch vụ, các đổi mới trong chính sách quản lý đất đai, sự hình thành các trung
tâm kinh tế, các khu, cụm công nghiệp và quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh chóng
trên địa bàn tỉnh sẽ làm thay đổi mạnh mẽ cơ cấu trong nhu cầu khai thác, sử dụng
nước, kể cả về chất lượng và số lượng. Nếu không có những giải pháp điều hòa, phân
1
bổ và bảo vệ nguồn nước dưới đất đảm bảo hài hòa lợi ích giữa các đối tượng, các
ngành sử dụng nước thì việc khai thác, sử dụng nước dưới đất sẽ không bảo đảm hiệu
quả tổng hợp về kinh tế - xã hội và môi trường.
Với việc gia tăng nhu cầu khai thác nước dưới đất phục vụ cho các ngành kinh
tế, trong khi điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, động thái, chất lượng nước dưới đất
rất phức tạp và mức độ nghiên cứu về nước dưới đất của tỉnh Đồng Tháp còn hạn chế
sẽ là một khó khăn lớn cho công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất của tỉnh.
Từ những vấn đề phân tích trên, việc lập Quy hoạch quản lý, khai thác và bảo
vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2015, định hướng
đến năm 2020 là hết sức cần thiết. Dự án này sẽ mang lại những kết quả sau:
− Là cơ sở để thực hiện công tác cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất trên
địa bàn tỉnh;
− Là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước
dưới đất ở các vùng giáp biên;
− Đánh giá số lượng, chất lượng, dự báo xu thế biến động tài nguyên nước, hiện
trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước dưới đất;
− Xác định được các vấn đề tồn tại trong việc khai thác sử dụng tổng hợp tài
nguyên nước và lập thứ tự ưu tiên giải quyết, khả năng đáp ứng các nhu cầu
nước cho sinh hoạt, nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp, các hoạt động kinh tế -
xã hội khác và bảo vệ môi trường;
− Xác định các giải pháp tổng thể để quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo vệ, phân
bổ hợp lý tài nguyên nước dưới đất cho các nhu cầu, đồng thời khai thác, sử
dụng hiệu quả tài nguyên nước dưới đất;
− Định hướng các nhiệm vụ chính để quản lý tổng hợp, khai thác, sử dụng, bảo
vệ, phát triển bền vững tài nguyên nước dưới đất.
2. Căn cứ lập quy hoạch
2.1. Cơ sở pháp lý lập quy hoạch
− Luật tài nguyên nước số 17/2012/QH13
− Luật Bảo vệ môi trường số 52/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
− Căn cứ Quyết định số 81/2006/QĐ-TTg ngày 14/4/2006 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020;
2
− Nghị định số 120/2008/NĐ-CP ngày 01 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ Quy
định về Quản lý lưu vực sông;
− Nghị định số 149/2004/NĐ-CP ngày 27 tháng 7 năm 2004 của Chính phủ quy
định về cấp phép khai thác, sử dụng nước và xả nước thải vào nguồn nước
− Căn cứ Thông tư số 15/2009/TT-BTNMT ngày 05/10/2009 của Bộ trưởng Bộ
Tài nguyên và Môi trường về việc ban hành Định mức kinh tế - kỹ thuật lập quy
hoạch điều chỉnh quy hoạch tài nguyên nước;
− Quyết định số 13/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về việc điều tra, đánh giá
nước dưới đất;
− Quyết định số 14/2007/QĐ-BTNMT ngày 04 tháng 9 năm 2007 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về việc xử lý, trám lấp giếng
không sử dụng;
− Quyết định số 15/2008/QĐ-BTNMT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng
Bộ Tài nguyên và Môi trường Ban hành Quy định về việc bảo vệ tài nguyên
nước dưới đất;
− Công văn số 64/UBND-NN.PTNT ngày 30 tháng 6 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp về quản lý tài nguyên nước dưới đất trong đó chấp thuận
cho lập quy hoạch quản lý tài nguyên nước dưới đất và giao cho Sở Tài nguyên
và Môi trường triển khai thực hiện;
− Công văn số 77/UBND-NN.PTNT ngày 04 tháng 8 năm 2010 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Đồng Tháp về việc quản lý khai thác nước dưới đất trong đó chỉ đạo
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Đồng Tháp khẩn chương tổ chức thực hiện
nội dung chỉ đạo về lập quy hoạch quản lý tài nguyên nước dưới đất.
− Căn cứ Quyết định số 115/QĐ-UBND.HC ngày 20 tháng 01 năm 2012 của Ủy
ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp về việc phê duyệt Đề cương dự án “Quy hoạch
quản lý, khai thác và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh Đồng
Tháp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020”;
− Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 05 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn
đến năm 2030.
2.2. Cơ sở dữ liệu lập quy hoạch
− Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01/11/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy
định về danh mục sông liên tỉnh;
3
− Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23/3/2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên
và Môi trường về danh mục sông nội tỉnh;
− Quyết định số 470/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
− Quyết định số 1929/QD-TTg ngày 20/11/2009 mô tả các định hướng phát triển
của ngành nước Việt Nam tại các khu vực đô thị và khu công nghiệp tới năm
2025, tầm nhìn đến năm 2050;
− Quyết định số 1659/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển đô thị quốc gia
giai đoạn 2012 – 2020;
− Quyết định số 104/2000/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt
chiến lược quốc gia về cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn đến năm 2020;
− Tiêu chuẩn TCVN 8641-2011 Công trình thủy lợi – kỹ thuật tưới tiêu cho cây
lương thực và thực phẩm;
− Quyết định số 16/2008/QĐ-BTNMT ngày 31/12/2008 của Bộ TNMT ban hành
quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường
− Quyết định số 263/QÐ-UBND.HC ngày 12 tháng 3 năm 2009 của Chủ tịch
UBND tỉnh Đồng Tháp Về việc phê duyệt Quy hoạch nông nghiệp, phát triển
nông thôn tỉnh Đồng Tháp đến năm 2020;
− Quyết định số 1966/QĐ-BKHCN ngày 28/7/2006 của Bộ trưởng Bộ KH&CN
ban hành Tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường;
− Quyết định số 22/2006/QĐ-BTNMT về việc bắt buộc áp dụng Tiêu chuẩn Việt
Nam về Môi trường của Bộ trưởng Bộ TNMT đối với nước thải công nghiệp;
− Niên giám thống kê tỉnh Đồng Tháp năm 2012;
3. Phạm vi và mục tiêu phạm vi thực hiện quy hoạch
3.1. Phạm vi quy hoạch
Tổng diện tích tự nhiên tỉnh Đồng Tháp 3.374 km
2
bao gồm 12 đơn vị hành
chính là thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị xã Hồng Ngự và 9 huyện Tân Hồng,
Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười, Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu
Thành. Vùng quy hoạch được thực hiện trên phạm vi có diện tích là 3.283 km
2
(đã trừ
diện tích khu vực Vườn quốc gia Tràm Chim).
3.2. Mục tiêu quy hoạch
a) Mục tiêu chung:
− Phục vụ công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất trên địa bàn tỉnh, hỗ trợ
công tác cấp phép khai thác tài nguyên nước dưới đất, bảo đảm tài nguyên
nước được sử dụng tiết kiệm, hiệu quả, đa mục tiêu.
4
− Là cơ sở để phân bổ tài nguyên nướcdưới đất cho các ngành, đối tượng sử
dụng nước trên địa bàn tỉnh, bảo đảm công bằng, hợp lý, góp phần phát triển
bền vững tài nguyên nước.
b) Mục tiêu cụ thể:
− Là cơ sở để thực hiện công tác cấp phép khai thác, sử dụng nước dưới đất
trên địa bàn tỉnh;
− Thúc đẩy khai thác tài nguyên nước dưới đất bền vững, cải thiện chất lượng
môi trường nước dưới đất;
− Là cơ sở để giải quyết các vấn đề liên quan đến việc khai thác, sử dụng nước
dưới đất ở các vùng giáp ranh giữa các địa phương trong tỉnh và giữa các
tỉnh có cùng chung nguồn nước;
− Xác định các giải pháp tổng thể để quản lý việc khai thác, sử dụng, bảo vệ,
phân bổ hợp lý tài nguyên nước dưới đất cho các nhu cầu.
4. Phân vùng quy hoạch
Trên cơ sở nguyên tắc và phương pháp phân vùng (cụ thể được trình bày tại
mục 4.4. phân vùng quy hoạch), dự án đã chia làm 3 vùng quy hoạch, cụ thể như sau:
Bảng 1. Phân vùng quy hoạch
STT Tiểu vùng Phạm vi hành chính Diện tích
1
Vùng I: Vùng giữa hai sông
Tiền sông Hậu
thị xã Sa Đéc, huyện Lấp Vò, huyện
Lai Vung, huyện Châu Thành
793 km
2
2 Vùng II: Đồng Tháp Mười
2.1 Tiểu vùng IIa
huyện Tháp Mười, Thành phố Cao
Lãnh, huyện Cao Lãnh
1.072 km
2
2.2 Tiểu vùng IIb
huyện Thanh Bình, huyện Tam Nông,
huyện Tân Hồng, thị xã Hồng Ngự,
huyện Hồng Ngự
1.216 km
2
5
CHƯƠNG 1
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI
1.1. Đặc điểm tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý
Tỉnh Đồng Tháp nằm trên 2 tiểu vùng của đồng bằng sông Cửu Long là tiểu
vùng Đồng Tháp Mười và tiểu vùng giữa sông Tiền - sông Hậu với đoạn sông Tiền
chảy qua tỉnh dài khoảng 120 km và đoạn sông Hậu dài khoảng 30 km. Phía Bắc giáp
Campuchia trên chiều dài biên giới khoảng 48,702 km; Phía Nam giáp tỉnh Vĩnh Long
(dài 52,83 km) và thành phố Cần Thơ (dài 30,16 km); Phía Tây giáp tỉnh An Giang
(dài 107,82 km); Phía Đông giáp Long An (dài 71,74 km) và Tiền Giang (dài 43,37
km).
Tọa độ địa lý: 10°07’-10°58’ vĩ độ Bắc; 105°12’ - 105°56’ kinh độ Đông.
Diện tích tự nhiên Đồng Tháp 3.374 km
2
, chiếm khoảng 8,2% tổng diện tích
của vùng đồng bằng sông Cửu Long, bao gồm thành phố Cao Lãnh, thị xã Sa Đéc, thị
xã Hồng Ngự và 9 huyện Tân Hồng, Hồng Ngự, Tam Nông, Thanh Bình, Tháp Mười,
Cao Lãnh, Lấp Vò, Lai Vung, Châu Thành, với 8 thị trấn.
6
Hình 1.1. Bản đồ ranh giới hành chính tỉnh Đồng Tháp
7
1.1.2. Đặc điểm địa hình
Cùng với các điều kiện kinh tế và vị trí nằm trong vùng đồng bằng Châu Thổ,
được hình thành từ phù sa sông nên Đồng Tháp có địa hình khá bằng phẳng. Độ cao
chênh lệch không lớn, trung bình khoảng 2m.
Vùng Đồng Tháp Mười: Địa hình tương đối bằng phẳng,bao gồm các huyện: thị
xã Hồng Ngự, Tân Hồng, Tam Nông, Thanh Bình, Cao Lãnh, Tháp Mười và Thành
phố Cao Lãnh. Vùng có hướng dốc theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao ở vùng biên
giới và vùng ven sông Tiền, thấp dần về phía trung tâm Đồng Tháp Mười, tạo thành
vùng lòng máng trũng.
Vùng nằm giữa sông Tiền và sông Hậu bao gồm: huyện Lấp Vò, Lai Vung, Châu
Thành và thị xã Sa Đéc. Địa hình có dạng lòng máng, hướng dốc từ hai bên sông vào
giữa. Cao độ phổ biến từ 0,8 - 1,0m; cao nhất khoảng 1,5m; thấp nhất khoảng 0,5m.
1.1.3. Khí hậu -khí tượng
Đồng Tháp nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới, đồng nhất trên địa giới toàn tỉnh, có
2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm
sau. Đặc điểm khí hậu này tương đối thuận lợi cho phát triển nông nghiệp toàn diện.
a) Nhiệt độ
Nhiệt độ trung bình tháng của tỉnh Đồng Tháp biến động từ 27,0 - 27,5
o
C,
chênh lệch nhiệt độ giữa các tháng không lớn (khoảng 4
o
C). Tháng 4 có nhiệt độ trung
bình cao nhất (gần 29
o
C). Tháng 1 có nhiệt độ trung bình thấp nhất (hơn 25
o
C).
Hình 1.2. Nhiệt độ trung bình nhiều năm
b)Số giờ nắng
8
Số giờ nắng trên địa bàn tỉnh tương đối cao, bình quân năm khoảng 2.500
giờ/năm và khoảng 6,8 giờ/ngày và có khuynh hướng giảm dần theo hướng Đông Bắc
- Tây Nam. Vào mùa khô, số giờ nắng là 7,6 - 9,1 giờ/ngày, mùa mưa là 5,1 - 7
giờ/ngày.
Hình 1.3. Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm
c) Độ ẩm tương đối của không khí
Độ ẩm tương đối của không khí bình quân năm ở tỉnh Đồng Tháp là 82 - 85%
và thay đổi theo mùa. Mùa mưa độ ẩm không khí cao, đạt cực đại vào các tháng 6,8,9.
Mùa khô độ ẩm thấp và đạt trị số cực tiểu vào tháng 2, 3, tháng 12.
d) Lượng mưa
Lượng mưa trung bình năm ở tỉnh Đồng Tháp dao động từ là 1.392- 2.388 mm,
thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Lượng mưa phân bố không đồng
đều theo các mùa trong năm. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, chiếm đến 90 - 92%
lượng mưa của cả năm và tập trung vào các tháng 9, 10. Tuy nhiên trong mùa mưa
thường có thời gian ít mưa vào khoảng cuối tháng 7 đến đầu tháng 8.
9
Hình 1.4. Lượng mưa trung bình tháng
d) Lượng bốc hơi
Lượng bốc hơi các năm dao động từ là 909,8 - 1.037,8mm, trung bình 983,7mm
thuộc loại trung bình ở đồng bằng sông Cửu Long. Mùa mưa dao động từ 66,7mm đến
79,9mm, mùa khô lượng bốc hơi dao động từ 76,1mm đến 108,5mm.e) Gió
Có hai hướng gió chính: gió mùa Đông Bắc (từ tháng 11 đến tháng 4); gió mùa
Tây Nam (từ tháng 5 đến tháng 10). Tốc độ gió nhìn chung không cao (trung bình năm
1,0 - 1,5 m/s, trung bình lớn nhất 17 m/s). Do nằm sâu trong đất liền, hướng gió mạnh
thường là Tây đến Tây Nam.
Tỉnh Đồng Tháp qua các năm không có các dạng khí hậu cực đoan mặc dù ở
một vài nơi có xuất hiện lốc xoáy, ngập lũ, sét đánh vào mùa mưa hoặc mưa trái mùa
trên diện rộng, ảnh hưởng áp thấp nhiệt đới biển Đông gây mưa nhiều ngày.
1.1.4. Đặc điểm thủy văn
1.1.4.1. Đặc điểm hệ thống sông, suối, kênh, rạch.
Nằm ở Miền Tây Nam Bộ, Đồng Tháp có hệ thống sông rạch tương đối đa
dạng. Toàn tỉnh có 28 sông rạch lớn (13 sông rạch liên tỉnh và 15 sông rạch nội tỉnh)
và khoảng 1.000 kênh rạch nhỏ; mật độ sông trung bình 1,86km/km
2
, 13 sông rạch liên
tỉnh chảy qua địa bàn tỉnh được tổng hợp theo bảng 1.1.
10
Bảng 1.1. Hệ thống sông rạch liên tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp
STT
Tên sông,
rạch
Chảy ra
Chiều dài
tại VN
(km)
Thuộc tỉnh Ghi chú
1 Sông Tiền Biển 257
Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp, An Giang,
Bến Tre, Vĩnh Long,
Trà Vinh, Cần Thơ,
Hậu Giang, Sóc Trăng,
Bạc Liêu, Kiên Giang,
Cà Mau
- Sông xuyên
biên giới;
- Tên gọi khác:
Sông Mê Công
2
Kênh Trung
Ương
Sông
Tiền
44 Đồng Tháp, Long An
Tên gọi khác:
Kênh Long An
hay kênh Hồng
Ngự - Vĩnh
Hưng.
3
Kênh An
Long
Sông
Tiền
44 Đồng Tháp, Long An
Tên gọi khác:
Kênh Trung
Tâm, Kênh
Đồng Tiến
4 Sông Sa Đéc
Sông
Tiền,
sông Hậu
51
An Giang, Đồng Tháp,
Vĩnh Long
Tên gọi khác:
Sông Lấp Vò
-Sa Đéc
5
Kênh Dương
Văn Dương
Sông
Tiền
90 Đồng Tháp, Long An
Kênh Hưng
Thạnh, Kênh
An Phong -
Mỹ Hoà
6
Kênh Phước
Xuyên
Kênh
Dương
Văn
Dương
49 Đồng Tháp, Long An
- Sông xuyên
biên giới;
- Tên gọi khác:
Sông Thông
Bình
7
Kênh Tháp
Mười
Sông
Vàm Cỏ
Tây
93
Long An, Tiền Giang,
Đồng Tháp
Tên gọi khác:
Kênh Nguyễn
Văn Tiếp
8
Sông Bình
Tiên
Sông Trà
Môn
21 Đồng Tháp, Vĩnh Long
9 Sông Phú An
Sông Cái
Tàu
14 Đồng Tháp, Vĩnh Long
Tên gọi khác:
Rạch Xẻo Trâu
10
Sông Cái
Vừng
Sông
Tiền
21 Đồng Tháp, An Giang
11 Rạch Dâu Sông Cái 27 Tiền Giang, Đồng Tháp
11
STT
Tên sông,
rạch
Chảy ra
Chiều dài
tại VN
(km)
Thuộc tỉnh Ghi chú
Cối
12 Sông Hậu Biển 258
Trà Vinh, Cần Thơ,
Đồng Tháp, Hậu Giang,
An Giang, Sóc Trăng,
Vĩnh Long
Sông xuyên
biên giới
13
Rạch Nha
Mân
Sông Sa
Đéc 33 Đồng Tháp, Vĩnh Long
Nguồn: Danh mục lưu vực sông liên tỉnh theo Quyết định số 1989/QĐ-TTg ngày 01 tháng 11 năm
2010 của Thủ tướng Chính phủ
Có 15 sông rạch nội tỉnh thuộc lưu vực sông lớn Mê Công với tổng chiều dài
266km; trong đó có 2 sông xuyên biên giới Sở Thượng và Sở Hạ với tổng chiều dài
58km.
Bảng 1.2. Hệ thống sông rạch nội tỉnh ở tỉnh Đồng Tháp
STT Tên sông, rạch Chảy ra Thuộc hệ thống sông
Chiều
dài
(km)
1 Sông Sở Thượng Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 16
2 Sông Sở Hạ Sông Sở Thượng Sông Mê Công (Cửu Long) 42
3 Kênh Sa Rài Kênh TrungƯơng Sông Mê Công (Cửu Long) 17
4 Kênh Phú Hiệp
Kênh Dương Văn
Dương
Sông Mê Công (Cửu Long) 18
5 Rạch Ba Răng Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 15
6 Rạch Tân Thành Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 14
7 Rạch Đốc Vàng Hạ Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 12
8
Kênh Nguyễn Văn
Tiếp
Kênh Dương Văn
Dương
Sông Mê Công (Cửu Long) 26
9 Sông Cao Lãnh Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 18
10 Sông Đình Trung Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 17
11 Sông Cần Lố Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 15
12 Rạch Ngó Cỏi Sông Tiền Sông Mê Công (Cửu Long) 10
13 Sông Cái Tàu Sông Sa Đéc Sông Mê Công (Cửu Long) 13
14 Sông Lai Vung Sông Hậu Sông Mê Công (Cửu Long) 13
15 Rạch Bù Húc Sông Hậu Sông Mê Công (Cửu Long) 20
Nguồn: Danh mục lưu vực sông nội tỉnh theo Quyết định số 341/QĐ-BTNMT ngày 23
tháng 3 năm 2012 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường
Dưới đây là đặc điểm một số sông, kênh rạch chính trên địa bàn tỉnh :
12
Sông Tiền: Dòng chính chảy qua huyện Hồng Ngự, huyện Tam Nông, huyện
Thanh Bình, thành phố Cao Lãnh, huyện Cao Lãnh, huyện Lấp Vò, thị xã Sa Đéc,
huyện Châu Thành với chiều dài khoảng 120km và chia tỉnh thành 2 vùng lớn: Vùng
Đồng Tháp Mười và vùng giữa sông Tiền - sông Hậu. Chiều rộng sông biến động
trong khoảng 510 - 2.000 m, chiều sâu lòng sông trung bình từ 15 – 20 m, lưu lượng
bình quân 11.500 m
3
/s, lớn nhất 41.504 m
3
/s, nhỏ nhất 2.000 m
3
/s.
Sông Hậu: dòng chính chảy qua 2 huyện Lấp Vò, Lai Vung phần tiếp giáp với
Cần Thơ với chiều dài khoảng 30km, chiều rộng biến động trong khoảng 300 - 500 m
và chiều sâu lòng sông thay đổi từ 10 - 30 m.
Sông Hồng Ngự: là đoạn cuối của sông Sở Thượng và là cửa thoát nước tốt
nhất cho toàn vùng giáp biên giới Việt Nam – Campuchia; bao gồm sông Sở Thượng,
Sở Hạ, toàn khu trũng kéo dài dọc biên giớiLưu lượng lớn nhất qua sông Hồng Ngự
mùa lũ 1996 là 1.880 m
3
/s với tổng lượng lũ tiêu thoát là 7,49x10
9
m
3
.Hệ thống các
kênh rạch trục ngang chuyển nước từ sông Tiền vào Đồng Tháp Mười như: kênh
Trung Ương (kênh Hồng Ngự - Vĩnh Hưng), kênh Đồng Tiến, kênh Nguyễn Văn
Tiếp , trong đó kênh Trung Ương chiếm 40% tổng lượng nước các kênh ngang cấp
cho nội đồng.
Hệ thống các kênh trục dọc: Kênh 2/9, kênh Thống Nhất, kênh Tân Công Chí,
kênh Tân Công Sính, kênh Phước Xuyên Trong đó, nước sông Tiền theokênh 28 -
Phước Xuyên lên rất xa, là nguồn bổ sung nước quan trọng cho vùng Đồng Tháp
Mười.
Các sông Sở Thượng, Sở Hạ, Ba Răng, Cần Lố đã góp phần khá lớn trong
việc cấp và thoát nước ở các huyện phía Bắc sông Tiền.
Phía Nam sông Tiền: Ngoài sông Sa Đéc, rạch Cái Tàu Hạ còn có những tuyến
kênh quan trọng như kênh Lấp Vò, kênh Mương Khai nối sông Tiền và sông Hậu.
Nhìn chung, nguồn nước mặt trên địa bàn Đồng Tháp chịu ảnh hưởng của chế
độ dòng chảy sông Mê Công, thuỷ triều biển Đông, chế độ thuỷ văn sông Tiền, sông
Hậu, hệ thống sông Vàm Cỏ và chế độ mưa trong khu vực.
1.1.4.2. Đặc điểm chế độ thủy văn
Đặc điểm thủy văn mùa lũ
Mùa lũ thường kéo dài khoảng 6 tháng, từ tháng VII cho đến cuối tháng XI
hàng năm. Đỉnh lũ thường xuất hiện vào cuối tháng VIII đến cuối tháng IX.
Lũ chủ yếu do mưa lớn dưới tác động của bão, áp thấp nhiệt đới, hoạt động của
dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với gió mùa tây nam hoặc các hình thái thời tiết khác.
13
Nguồn sinh thuỷ chủ yếu là do mưa ở trung và hạ du. Mức độ lũ, lụt chẳng những phụ
thuộc vào lũ ở trung và thượng lưu, mà còn phụ thuộc vào sự ảnh hưởng tổ hợp của
nhiều yếu tố phức tạp khác như: thuỷ triều, hệ thống cơ sở hạ tầng (hệ thống kênh,
rạch, bờ bao, đường giao thông, khu dân cư, ), mưa tại chỗ, khu giao thoa giữa hai
hướng nước chảy thay đổi theo không gian và thời gian, kết hợp với các nhân tố tác
động đến khả năng tiêu thoát nước tất cả tạo ra diễn biến ngập lụt, chế độ chảy,
hướng chảy, thời gian ngập, độ sâu ngập rất phức tạp và rất khác nhau trong mỗi trận
lũ, đặc biệt là trong các trận lũ lớn.
Lũ sông Tiền, Hậu do nước sông Mê Kông truyền theo dòng chính về nên chịu
tác động chủ yếu của: cường suất, đỉnh lũ, tổng lượng, thời gian truyền lũ từ trung-hạ
lưu, điều tiết của Biển Hồ, tác động kết hợp của lũ và triều, và nó biểu hiện khác biệt
nhiều giữa vùng lũ, lũ - triều và triều - lũ. Tùy theo từng khu vực mà biểu hiện gây lụt
của các yếu tố tác động như lũ từ dòng chính, nước lụt từ Cămpuchia, triều biển Đông
và biển Tây, mưa tại chỗ, cơ sở hạ tầng, vị trí ô ngập, cũng khác nhau.
Trong 75 năm gần đây, có khoảng 34% số năm đã xảy ra lũ lụt lớn (đỉnh lũ
năm trung bình tại Tân Châu là 4,21m, tại Châu Đốc là 3,88m, nếu cho rằng, đỉnh lũ
tại Tân Châu<4.0m được xem là lũ nhỏ, từ 4,0 - 4,4m là lũ trung bình và >4,4m là lũ
lớn, cũng như tại Châu Đốc, đỉnh lũ năm <3.7m được xem là lũ nhỏ, từ 3.7 - 4.1m là
lũ trung bình và >4,1m là lũ lớn), trung bình cứ khoảng 3 năm thì có 1 năm lũ lụt lớn.
Nhiều thời kỳ lũ lụt lớn xảy ra 2, 3 năm liên tiếp như các năm 1937-1940 và 1946-
1949 (4 năm liền); 1942-1944, 2000, 2001, 2002 (3 năm), 1961-1962, 1980-1981 (2
năm). Có năm, tuy đỉnh lũ chỉ ở mức trung bình nhưng ngập lụt lại thuộc loại lớn chủ
yếu do tác động của triều đặc biệt cao (năm 1994, 1995). Các trận lũ lụt đặc biệt lớn
(đỉnh lũ tại Tân Châu trên 4,7m và tại Châu Đốc trên 4,4m) như năm 1961, 1966,
1978, 1984, 1996, 2000 đều có đỉnh lũ Tân Châu, Châu Đốc cao hơn đỉnh lũ trung
bình nhiều năm từ 0,5- 0,9m. Lũ dạng hai đỉnh lớn như năm 1978 và 2000 rất hiếm
thấy. Trong 40 năm gần đây, trung bình cứ 8 năm có một năm lũ lụt đặc biệt lớn,
trong khi từ 1926 đến 2000 có 18 trận lũ đặc biệt lớn, trung bình 4 năm/trận, tương tự
như tình hình trong 5 năm qua.
Tỷ lệ dòng chảy lũ từ thượng lưu sông Mê Kông, trong các trận lũ lớn phân
vào sông Tiền khoảng 77- 80%, vào sông Hậu 20-23%. Tổng lưu lượng đỉnh lũ trung
bình cho cả hai sông, kể cả tràn biên giới, vào khoảng 40.000 m
3
/s, ứng với mực nước
trung bình tại Tân Châu là 4,20m và tại Châu Đốc là 3,90m.
Hướng thoát lũ chính của vùng rất phức tạp:chủ yếu theo 2 hướng:
(1) Hướng Nam trở lại sông Tiền đoạn từ Thanh Bình (đầu Rạch Đốc Vàng
Thượng) đến Mỹ Tho.
14
(2) Hướng Đông chảy về sông Vàm Cỏ Tây, Vàm Cỏ Đông đổ ra Biển Đông.
Khi mực nước lũ sông Tiền bắt đầu dâng cao thì nước lũ qua các hệ thống kênh
rạch tràn vào ĐTM theo hai hướng Tây và Bắc. Ở hướng Tây nước lũ theo các kênh có
hướng Tây - Đông chảy vào đồng. Ở hướng Bắc trên bờ kênh Sở Hạ, nước lũ không
phải bắt đầu tràn khi mực nước Tân Châu lên 2,50m như trước đây, mà nước lũ theo
các kênh từ biên giới đổ vào đồng ngay khi mực nước bắt đầu lên. Điều đó làm cho
mực nước ở nội đồng vùng ĐTM các tháng VII, VIII dâng cao hơn, như mực nước
bình quân tháng VII, VIII các năm 1991÷1994, ở Mộc Hóa cao hơn các năm 1984
÷1985 là 0,25m ÷ 0,35m, mặc dù, mực nước bình quân các tháng VII, VIII ở Tân
Châu các năm 1991÷1994 đều thấp hơn các năm 1984 ÷ 1985 khoảng 0,35m ÷ 0,40m.
Khả năng tiêu thoát nước lũ của từng kênh trục có khác nhau, song hướng
chuyển lũ ra phía Tây và phía Nam mạnh hơn sang phía Đông. Tổng lưu lượng nước
thoát về phía Tây (qua Quốc lộ 30) là 2.158 m
3
/s, khoảng 9,3 tỉ m
3
nước, qua Quốc lộ
1 ở phía Nam là 2.157 m
3
/s khoảng 10,8 tỉ m
3
. Lưu lượng thoát về phía Tây (qua Tân
An) 1.700 m
3
/s, khoảng 10,2 tỉ m
3
nước. Các cửa Cần Lố, Thông Lưu, Cổ Cò là những
cửa thoát lũ lớn nhất ở phía Nam. Các kênh nối sông Tiền với sông VCT theo hướng
Tây - Đông như Đồng Tiến - Lagrange, Nguyễn Văn Tiếp A, An Phong - Mỹ Hòa tiêu
thoát kém hơn, vì nó phụ thuộc vào khả năng tiêu thoát lũ của sông VCT.
Mùa kiệt: bắt đầu không đồng bộ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp, chậm dần từ
phía Bắc xuống phía Nam, thường kéo dài từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau, kiệt nhất
là vào tháng 4. Trong mùa kiệt, lưu lượng sông Tiền và sông Hậu giảm mạnh nhưng
mực nước sông Tiền luôn luôn cao hơn sông Hậu.
Đặc điểm thủy triều
Thuỷ triều biển Đông của vùng ĐBSCL nói chung và của tỉnh Đồng Tháp nói
riêng có quy luật chung là đầu năm lớn rồi giảm dần đến tháng VII sau đó lại cao dần
đến cuối năm, chênh lệch độ lớn triều giữa năm triều mạnh với năm triều yếu trong
chu kỳ 18,6 năm khoảng 10-20 cm, vì vậy tổ hợp “lũ sông cao gặp triều cường” dễ xảy
ra làm dâng cao mực nước đỉnh lũ và kéo dài thời gian tiêu thoát lũ ra biển. Từ năm
1926 đến 2001, các trận lũ lớn xảy ra trên vùng vào các năm 1937 – 1940, 1961, 1978
và 1996, 2000, 2001 là những năm triều mạnh.
Mực nước chân triều dao động 1,6m - 3m, trong khi đó mực nước đỉnh triều
dao động 0,8m -1,0m. Do vậy, khoảng thời gian duy trì mực nước cao dài hơn khoảng
thời gian duy trì mực nước thấp và đường mực nước trung bình nằm gần với mực
nước đỉnh triều. Đặc điểm thuỷ triều này gây bất lợi tiêu thoát nước ra biển Đông.
15
Thủy triều biển Đông truyền rất sâu vào sông Tiền, sông Hậu và hệ thống sông
Vàm Cỏ. Dọc sông Tiền và sông Hậu triều biển Đông ảnh hưởng vượt qua Tân Châu
và Châu Đốc (mùa kiệt) và lan truyền vào tất cả các kênh rạch trong vùng dự án ngay
cả các tháng trong mùa lũ. Do địa hình lòng sông và kênh rạch thấp với độ dốc nhỏ,
nên vào mùa kiệt ảnh hưởng của thuỷ triều rất lớn), biên độ triều lớn nhất trong sông ở
vị trí xa biển khoảng 150km đạt trên 1,2 m. Trong mùa lũ biên độ triều giảm dần và
đạt mức thấp nhất vào thời gian xuất hiện đỉnh lũ lớn nhất năm, trường hợp lũ lớn,
Châu Đốc 10 cm , Tân Châu 5 cm. Như vậy rõ ràng thuỷ triều ảnh hưởng tới chế độ
dòng chảy sông quanh năm.
1.1.5.Tài nguyên đất, rừng, khoảng sản
a) Tài nguyên đất
Tổng diện tích đất của Đồng Tháp khoảng 324,6 nghìn ha, trong đó 260,2 nghìn
ha được sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi thủy sản; trong quỹ đất nông
nghiệp, đất trồng cây hàng năm chiếm trên 89%, trong đó chủ yếu là đất lúa trên 90%.
Đất của Đồng Tháp được chia thành 4 nhóm chính:
- Đất phù sa:
Đất phù sa có diện tích 199,3 nghìn ha, chiếm 59,06%, phân bố dọc theo sông
và các cù lao sông Tiền, sông Hậu. Đất có thành phần cơ giới nặng, giàu hữu cơ và
dinh dưỡng, hình thành từ trầm tích phù sa sông, hàng năm được bồi đắp thêm phù sa
mới, thuận lợi cho trồng lúa, hoa màu, cây công nghiệp ngắn ngày và cây ăn quả.
- Đất phèn:
Đất phèn có diện tích 87,7 nghìn ha, chiếm 25,99% tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh. Đây là nhóm đất khó khăn trong sử dụng và cải tạo, bị hạn chế bởi các độc chất
phèn, độ chua cao, giàu đạm và kali nhưng rất nghèo lân, thành phần cơ giới nặng.
- Đất xám:
Đất xám có diện tích 29,3 nghìn ha, chiếm 8,67%. Đất xám hình thành trên mẫu
chất phù sa cổ (Pleistocen), phân bố chủ yếu ở biên giới Campuchia. Thành phần cơ
giới nhẹ, dễ thoát nước, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp, nhưng thích nghi rộng với
nhiều loại cây trồng như cây ăn trái và cây hoa màu, đậu các loại, thuốc lá, lúa.
- Đất cát:
Đất cát có diện tích 0,135 nghìn ha chiếm 0,04% tổng diện tích tự nhiên toàn
tỉnh, phân bố ở huyện Tháp Mười. Đất hình thành trên nền cát giồng, có thành phần cơ
giới nhẹ, chua nhẹ, nghèo hữu cơ và dinh dưỡng. Tuy nhiên, do phân bố ở nơi địa hình
cao, thoát nước nên thích hợp với các loại hoa màu cạn và cây ăn trái.
16