Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

sự đa dạng sinh học của một số vùng trên thế giới

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.25 MB, 27 trang )

– Công ước ĐDSH năm 1992: “ ĐDSH là sự đa dạng và
phong phú của sinh vật từ mọi nguồn trên Trái Đất, bao gồm
đa dạng trong loài (gen), giữa loài và đa dạng hệ sinh thái.”
- Khái niệm về ĐDSH của Bộ KHCN&MT (NXB KHKT,
2001): “ĐDSH là thuật ngữ dùng để mô tả sự phong phú và
đa dạng của giới tự nhiên. ĐDSH là sự phong phú của mọi cơ
thể sống từ mọi nguồn, trong các hệ sinh thái trên đất liền, các
hệ sinh thái dưới nước khác và mọi tổ hợp sinh thái mà chúng
tạo nên.”

Đa dạng di truyền:
Chỉ mức độ đa dạng của biến dị di truyền, sự khác biệt về
di truyền giữa các xuất xứ, quần thể, cá thể trong một loài hay
một quần thể.
Các loài thường bị ảnh hưởng bởi tập tính sinh thái, sinh sản
của các cá thể trong quần thể. Sự khác biệt về gen di truyền
giúp các loài thích ứng được với những thay đổi của môi
trường.

Đa dạng sinh thái:
Là thước đo sự phong phú về sinh cảnh, nơi ở, tổ sinh thái,
hệ sinh thái ở các cấp độ khác nhau. Thành phần này phụ
thuộc vào các yếu tố vật lí như nhiệt độ, độ ẩm, lượng mưa,

Đa dạng loài: Chỉ mức độ đa dạng, phong phú về số loài và số
lượng cá thể trong loài. Đến thời điểm này, số lượng loài được
mô tả đã vượt qua con số 1.8 triệu
+ Khoảng 40% số loài cá nước ngọt ở Nam Mỹ vẫn chưa được
mô tả. Từ năm 1990 đã có 10 loài khỉ mới được phát hiện.
Năm 1980, các nhà khoa học giật mình khi phát hiện ra tính đa


dạng vô cùng lớn của côn trùng trong rừng nhiệt đới. Có ít
nhất 6 triệu đến 9 triệu loài động vật chân khớp và có thể lên
tới 30 triệu, được cho là đang cư ngụ ở vùng nhiệt đới và chỉ
một phần nhỏ hiện nay được mô tả
Bảng 1: Các loài sinh vật trên thế giới
Là hệ sinh thái có tính đa dạng sinh học cao nhất, rừng nhiệt
đới đóng một vai trò quan trọng trong việc lưu giữ nguồn gen
quý của muôn loài.
Mặc dù chỉ chiếm 7% diện tích bề mặt trái đất nhưng rừng
nhiệt đớicó hơn một nửa số loài của thế giới.

Thực vật:
Đến nay đã thống kê được khoảng 90.000 loài có mặt ở
rừng nhiệt đới.
Vùng tân nhiệt đới ( trung và nam mỹ) là nơi giàu tính đa
dạng nhất, ước tính có khoảng 86.000 loài thực vật có mạch,
Brazil có 55.000 loài, Colombia có 35.000 loài và Venezuela
có 15.000 loài. Vùng nhiệt đới và nửa khô hạn châu Phi có
30.000 loài, vùng Madagascar có 8.200 loài, vùng nhiệt đới
châu Á có khoảng 45.000 loài.

Động vật có xương sống:
Số loài chim của rừng nhiệt đới ước tính là 2.600, trong đó
có 1.300 loài tìm thấy ở vùng tân nhiệt đới, 400 loài tìm thấy ở
vùng nhiệt đới châu Phi, 900 loài tìm thấy ở vùng nhiệt đới
châu Á. Con số này xấp xỉ 30% tổng số loài toàn cầu. Bên
cạnh đó còn có nhiều loài động vật có xương sống khác như
sóc, khỉ, sói, hổ,


Động vật không xương sống:
Độ phong phú của các loài động vật không xương sống trong
rừng nhiệt đới hầu hết vẫn chưa được chắc chắn. Những
nghiên cứu hiện tại đã phát hiện ra khoảng 30 triệu loài động
vật chân khớp, chiếm 96% tổng số loài trên trái đất tồn tại
trong rừng nhiệt đới.

Amazon:
Như là một dải rừng mưa nhiệt đới lớn nhất tại châu Mỹ,
rừng mưa Amazon có sự đa dạng sinh học không thể so sánh.
Khoảng 10% số lượng loài đã biết trên thế giới sống tại rừng
mưa Amazon. Nó hợp thành tập hợp lớn nhất các loài động,
thực vật còn sinh tồn trên thế giới.
Khu vực này là quê hương của khoảng 2,5 triệu loài côn
trùng, hàng chục nghìn loài thực vật, và khoảng 2.000
lài chim cùng thú. Tới nay, ít nhất khoảng 40.000 loài thực vật,
3.000 loài cá, 1.294 loài chim, 427 loài thú, 428 loài động vật
lưỡng cư, và 378 loài bò sát đã được phân loại khoa học trong
khu vực này. Khoảng 20% loài chim trên thế giới sống trong
các khu rừng mưa của Amazon.
Một số loài động thực vật rừng Amazon:
Khu vực rừng mưa này cũng chứa một số loài có thể gây ra
những mối nguy hiểm cho con người. Trong số các động vật
săn mồi lớn nhất có cá sấu Caiman đen , baáo đốm mỹ và trăn
Ancaconda. Trong khu vực sông, các loài acá chình điện có
thể phóng ra điện gây choáng hay làm chết người, trong
khi caá hổ cũng có thể cắn và làm người bị thương. Tại đây
cũng có hàng loạt các loài sinh vật kí sinh và các tác nhân
truyền bệnh dịch. Các loài dơi quỷ sinh sống trong các rừng

mưa và có thể lan truyền virus bệnh dại. Các bệnh như soốt
rét, soốt xuất huyết cũng có thể bị nhiễm phải trong khu vực
Amazon
Một số sinh vật nguy hiểm rừng Amazon:

Rạng san hô Great Barrier Reef:
Rạn san hô Great Barrier (Đại Bảo Tiều) là hệ thống đá
ngầm san hô lớn nhất thế giới, bao gồm khoảng chừng 3.000
tảng đá ngầm riêng rẽ và 900 hòn đảo, kéo dài khoảng
2.600 km, bao phủ một vùng có diện tích xấp xỉ 344.400 km
2
.
Nó được hình thành từ hàng triệu sinh vật nhỏ, là những
polyp san hô.
Đây là một khu vực đa dạng về sinh học, bao gồm cả nhiều
loài đang lâm nguy và đang gặp nguy hiểm. 30 loài cá voi, cá
heo, trên 200 loài chim (bao gồm cả 40 loài chim nước), 5000
loài động vật thân mềm cũng đã được ghi nhận, có cả loài trai
khổng lồ, nhiều loài Nudibranch và ốc sên vỏ hình nón. 17
loài rắn biển. Hơn 1500 loài cá, có cả Clownfish, Red Bass,
Red-Throat Emperor, và nhiều loài cá Snapper và cá hồi san
hô. 400 loài san hô kể cả san hô cứng và san hô mềm. Có 15
loài cỏ biển ở gần rạn san hô thu hút các nược và rùa biển. 500
loài tảo đại dương hoặc tảo biển.
Một số hình ảnh về Rạng san hô Great Barrier Reef:

Lưu vực sông Meekong:
Đây là một trong những khu vực nổi tiếng về đa dạng sinh
học, với khoảng 20.000 loài cây cỏ, 1.300 loài cá, 1.200 loài
chim, 800 loài rắn, ếch và động vật có vú.

- Hệ sinh thái của Việt Nam rất phong phú, gồm có:

11.458 loài động vật

21.017 loài thực vật

3.000 loài vi sinh vật

Nhiều loài động thực vật được bổ sung vào danh sách các loài
của Việt Nam như 5 loài thú mới là sao la, mang lớn, mang
Trường Sơn……………………
a, Hệ sinh thái đất ngập nước
Hệ sinh thái đất ngập nước có 39 kiểu, bao gồm:
- Đất ngập nước tự nhiên 30 kiểu
- Đất ngập nước ven biển 11 kiểu
- Đất ngập nước nội địa 19 kiểu
- Đất ngập nước nhân tạo 9 kiểu
b, Hệ sinh thái biển
- Có 20 kiểu hệ sinh thái điển hình,
- Trong vùng biển có khoảng 11.000 loài sinh vật
- Thành phần quần xã trong hệ sinh thái giàu, cấu trúc
phức tạp, thành phần loài phong phú.
c, Hệ sinh thái rừng
- Các hệ sinh thái của rừng rất đa dạng: Một số hệ sinh thái
điển hình: rừng trên núi đá vôi, rừng rụng lá và nửa rụng lá,
rừng thường xanh núi thấp, núi trung bình, núi cao v.v. có giá
trị đa dạng sinh học cao và có ý nghĩa rất quan trọng đối với
việc bảo tồn DDSH.
1.2. Đa dạng về loài
Bảng 2- Thành phần loài sinh vật đã biết đ ược cho đến nay



TT

Nhóm sinh vật Số loài đã xác định được
1 Thực vật nổi 1.939
- Nước ngọt 1.402
- Biển 537
2 Rong, tảo 697
Nước ngọt Khoảng 20
Biển 682
Cỏ biển 15
3 Thực vật ở cạn 13.766
Thực vật bậc thấp 2.393
Thực vật bậc cao 11.373
4 Động vật không XS ở nước 8.203
Nước ngọt 782
Biển 7.421
5 Động vật không XS ở đất khoảng 1.000
6 Côn Trùng 7.750
7 Cá 2.738
Nước ngọt 700
Biển 2.038
8 Bò sát 296
Rắn biển 50
Rùa biển 4
9 Lưỡng cư 162
10 Chim 840
11 Thú 310
Thú biển 16

Nguồn: Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật,2005
1.3. Đa dạng nguồn gen
- Việt Nam là một trong 12 trung tâm nguồn gốc giống cây trồng và cũng là
trung tâm thuần hóa vật nuôi nổi tiếng thế giới.
Bảng 3- Các giống vật nuôi chủ yếu
Giống T.T
Giống Tổng số Giống nội Giống nhập ngoại
1 Lợn 20 14 6
2 Bò 21 5 16
3 Dê 5 2 3
4 Trâu 3 2 1
5 Cừu 1 1
6 Thỏ 4 2 2
7 Ngựa 3 2 1
8 Gà 27 16 11
9 Vịt 10 5 5
10 Ngan 7 3 4
11 Ngỗng 5 2 3

Nguồn : Khoa học công nghệ Nông nghiệp và phát triển nông thôn 20 năm đổi mới-Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn, 2005.

- Các loài cá nuôi có nguồn gốc từ nước ngoài được nhập khoảng 50 loài.
Trong đó có 35 loài cá cảnh.
- Các giống cây trồng đã thống kê được 802 loài cây trồng phổ biến thuộc 79 họ.

Trên thế giới có rất nhiều vùng giàu tính đa dạng sinh học,
chúng thực sự là nguồn tài nguyên vô tận về vẻ đẹp và có vai
trò quan trọng trong duy trì sự sống. Ngoài việc cung cấp
nguồn nguyên liệu công nghiệp, lương thực thực phẩm, nhiều

loại thuốc cho con người, chúng còn có thể làm ổn định hệ
sinh thái nhờ sự tác động qua lại giữa chúng.

×