Tải bản đầy đủ (.pdf) (94 trang)

Học thuyết của Ph.Bêcơn về nhận thức

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 94 trang )



1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN NGỌC DIỆP




HỌC THUYẾT CỦA PH.BÊCƠN
VỀ NHẬN THỨC




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học




Hà Nội - 2012



2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN NGỌC DIỆP



HỌC THUYẾT CỦA PH.BÊCƠN
VỀ NHẬN THỨC



Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.80



Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Minh Hợp

Hà Nội - 2012




3

MỤC LỤC

A. MỞ ĐẦU 2
B. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRIẾT HỌC BÊCƠN
1.1. Khái quát chung về triết học Bêcơn 11
1.1.1. Những điều kiện kinh tế – xã hội nước Anh thời Bêcơn 11
1.1.2. Những tiền đề lý luận 17
1.1.3. Cuộc đời và sự nghiệp của Bêcơn 26
1.2. Quan niệm của Bêcơn về các nhiệm vụ cơ bản của triết học
và của khoa học 29
CHƯƠNG 2: NHỮNG NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TRIẾT HỌC
BÊCƠN VỀ NHẬN THỨC
2.1. Bản chất và mục đích của nhận thức 40
2.2. Phương pháp nhận thức 46
2.2.1. Phê phán những sai lầm về phương pháp luận nhận thức
phi khoa học (học thuyết về các ngẫu tượng 46
2.2.2. Học thuyết phương pháp luận của Bêcơn 59
2.3. Đánh giá khái quát nhận thức luận Bêcơn 79
Danh mục tài liệu tham khảo 85







4

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong sự nghiệp đổi mới của nước ta hiện nay và cụ thể là đối với sự đổi
mới trên lĩnh vực tư duy lý luận, việc chú trọng hơn nữa đến việc nghiên cứu
và giảng dạy lịch sử triết học được đặt ở một vị trí có ý nghĩa rất quan trọng.
Ph. Ăngghen từng nói: “Một dân tộc đứng vững trên đỉnh cao của khoa học
thì không thể không có tư duy lý luận”, nhưng tư duy lý luật ấy “cần phải
được phát triển hoàn thiện và muốn hoàn thiện nó thì cho tới nay, không có
một cách nào khác hơn là nghiên cứu toàn bộ triết học thời trước” [33; 487 -
489]. Ph.Bêcơn (1561 - 1626), nhà triết học duy vật Anh, theo nhận định của
Mác là người sáng lập chủ nghĩa duy vật kinh nghiệm Anh và ông tổ của khoa
học thực nghiệm tự nhiên hiện đại. Mác viết: “Người bố đẻ chính tông của
chủ nghĩa duy vật Anh và của toàn bộ khoa học thực nghiệm hiện đại là
Bêcơn” [35; 195].
Hơn bất kỳ ai trong lịch sử triết học và lịch sử khoa học, Bêcơn chính là vĩ
nhân biểu thị ý chí của tinh thần thế giới ở thời đại ông. Cùng với sự xuất hiện
của học thuyết Bêcơn thì những đêm tối trung cổ bao trùm lên trí tuệ con
người hàng bao thế kỷ đã phải nhường chỗ cho ánh sáng bình mình của khoa
học mới, triết học mới của khoa học và triết học có nhiệm vụ tô điểm cuộc sống
con người bằng tri thức về giới tự nhiên và qua đó là bằng sự thống trị giới tự
nhiên nhờ phát hiện ra và phục tùng các quy luật của bản thân giới tự nhiên.
Sinh ra vào thời kỳ chủ nghĩa tư bản bắt đầu hình thành, đòi hỏi phải có
một khoa học mới, thế giới quan mới, Bêcơn đã ý thức rất rõ được nhu cầu đó
và ông cũng là người đầu tiên quyết tâm xây dựng khoa học mới, triết học
mới. Toàn bộ sự vĩ đại của Bêcơn chính là ở sự khởi xướng ấy, một sự khởi
xướng mà tự nó đã vĩnh viễn đánh dấu một cái mốc vĩ đại trong lịch sử trí tuệ
của nhân loại. Nhưng Bêcơn còn làm được hơn thế rất nhiều. Ông đã tiến hành



5
cải tổ khoa học và triết học, hơn nữa là cải tổ một cách đúng đắn, có phương
pháp. Bêcơn đã bắt tay vào công việc vĩ đại của mình bằng cách xây dựng lại
toà nhà tri thức của nhân loại từ chính nền móng của nó - từ vấn đề nhận thức
luận. Với cách suy nghĩ và cách làm như vậy, Bêcơn xứng đáng được gọi là
cha đẻ đích thực của khoa học và triết học cận đại.
Cho dù những quan điểm cụ thể của Bêcơn có thể đã trở nên "không vĩ
đại" hay thậm chí lạc hậu đối với chúng ta, song bản thân cách đặt vấn đề của
ông vẫn giữ nguyên giá trị, vẫn mang đầy đủ tính cấp bách, vì quá trình nhận
thức luôn biến đổi, luôn tạo ra những bước ngoặt mà để trụ vững thì cách suy
nghĩ và cách làm của Bêcơn là vô cùng quan trọng. Sống trong thời đại của
khoa học và công nghệ, khi mà vấn đề môi trường sống của con người ngày
càng trở nên cấp bách, khi mà tất cả các khoa học đang dần hợp nhất thành
một khoa học về con người, tư tưởng của Bêcơn về sứ mệnh của khoa học, về
phân loại khoa học rất đáng được suy ngẫm một cách nghiêm túc. Xuất phát
từ những lý do đó, chúng tôi chọn: “Học thuyết của Phrăngxít Bêcơn về nhận
thức" làm đề tài nghiên cứu trong luận văn thạc sĩ triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Ph.Bêcơn là đại biểu tiêu biểu của chủ nghĩa duy vật Anh thế kỷ XVII –
XVIII. Do đó, các công trình nghiên cứu về lịch sử triết học phương Tây phần
lớn đều đề cập đến thân thế, sự nghiệp, các tác phẩm và tư tưởng triết học
chính của ông. Các tác giả đều ghi nhận công lao to lớn của Bêcơn trong việc
bảo vệ và phát triển khoa học đúng với chức năng và nhiệm vụ của nó. Tuy
nhiên, hầu hết các nghiên cứu chỉ dừng lại ở tính chất khảo lược về mặt lịch
sử. Từ trước đến nay, chưa có một công trình nghiên cứu nào đi sâu tìm hiểu
quan niệm của Bêcơn về nhận thức một cách hệ thống và lôgíc. Tuy nhiên, có
thể khái quát những thành quả nghiên cứu về triết học Bêcơn ở hai loại hình
chủ yếu sau:



6
Loại hình thứ nhất là những cuốn sách, kỉ yếu hội thảo và các bài báo
được đăng tải trên các tạp chí (chủ yếu là trên tạp chí triết học) và các công
trình sách tham khảo chuyên luận ở Việt Nam.
+ Đầu tiên là các công trình trên tạp chí Triết học: Về phương pháp luận
cải tiến của Ph.Bêcơn của Trần Văn Phòng (2011), Ph.Bêcơn với dự án “đại
phục hồi khoa học” của Lê Thị Huyền (2010), Những bước đi đầu tiên của
Ph.Bêcơn tới việc xây dựng phương pháp quy nạp của Hà Thiên Sơn (1996),
Mối quan hệ giữa văn hóa và tiến bộ xã hội trong triết học Ph.Bêcơn của
Nguyễn Huy Hoàng (2002). Trong đó, các bài viết: Về phương pháp luận cải
tiến của Ph.Bêcơn trên cơ sở luận giải học thuyết về phê phán, về phương pháp
thực nghiệm và thuyết quy nạp mới của Bêcơn, PGS.TS. Trần Văn Phòng đã
chứng minh phương pháp luận của Bêcơn xứng đáng được gọi là phương pháp
luận cải tiến và bản thân ông xứng đáng được coi là nhà cải tiến trong phương
pháp. Còn bài viết Ph.Bêcơn với dự án “đại phục hồi khoa học” đã trình bài
khái quát những mục đích, nội dung của dự án “đại phục hồi khoa học”.
+ Tiếp theo là cuốn Lịch sử triết học do GS.PTS. Nguyễn Hữu Vui (Chủ
biên, 2004), Nxb Chính trị Quốc gia, trong phần Triết học Anh thế kỷ XVII,
các tác giả đã đề cập khái lược đến những nội dung triết học cơ bản của
Bêcơn bao gồm: về bản chất, nhiệm vụ của triết học và khoa học; về thế giới;
về nhận thức luận và phương pháp luận.
+ Trong cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây của tập thể tác giả:
Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh, Nguyễn Anh Tuấn, Nxb Tổng hợp TP Hồ Chí
Minh, 2006 trong đó, các tác giả cũng đề cập đến những khía cạnh nổi bật
trong triết học Bêcơn như: Chủ ý của “Đại phục hồi các khoa học”, Những
cản trở trên con đường dẫn tới một khoa học mới; Phân loại khoa học và vai
trò của triết học; Công cụ mới; Học thuyết về ngẫu tượng; Học thuyết về
phương pháp và ảnh hưởng của nó đến triết học thế kỷ XVII.



7
+ Cuốn Nhập môn triết học (2011, Nxb Giáo dục Việt Nam), trong phần
triết học Bêcơn, theo tác giả, Bêcơn đã nêu lên bốn ngẫu tượng phong tỏa trí
tuệ con người. Đó là ngẫu tượng loài, ngẫu tượng hang động, ngẫu tượng
quảng trường và ngẫu tượng rạp hát. Cũng theo tác giả, Bêcơn cũng đã chỉ ra
nội dung, biểu hiện của từng loại ngẫu tượng này. Tất cả chúng cần được giải
phóng và tẩy rửa hoàn toàn.
+ Trong cuốn Lịch sử triết học đại cương (2010) của Đỗ Minh Hợp, tác
giả đã khái lược con đường và phương pháp nghiên cứu khoa học tự nhiên
được luận chứng về mặt triết học bởi Ph.Bêcơn. Tiếp theo trong phần các lĩnh
vực triết học mà ở đây, cụ thể là lĩnh vực lôgic học, tác giả cũng đã chỉ ra bắt
đầu từ thời Phục hưng, những phát minh khoa học vĩ đại được thực hiện nhờ
sử dụng các cách tiếp cận khác với lôgíc học hình thức. Quan sát, kinh
nghiệm, đo, phiên dịch “cuốn sách tự nhiên” sang ngôn ngữ toán học đã có
hiệu quả hơn so với lí thuyết tam đoạn luận và suy luận mang tính hình thức.
Các nhà triết học – khoa học, như Ph.Bêcơn có nhu cầu mô tả các phương
pháp nghiên cứu và phương pháp luận đã ra đời như vậy. Nó thể hiện là
những suy luận về các phương pháp nhận thức và biến khoa học thành khoa
học về sắp xếp tri thức. Đây là bước ngoặt trí tuệ căn bản mà các thời kỳ triết
học sau thường nhắc tới những hệ quả của nó. Tên Organon mới được Bêcơn
đặt cho tác phẩm chính của mình, biểu thị thái độ tôn kính đối với Arítxtốt và
đồng thời biểu thị ý định khu vực với các nhà triết học kinh viện nhờ sự mới
mẻ trong nội dung triết học của tác phẩm.
+ Lịch sử triết học Phương Tây trước Mác (2003) của tác giả Trần
Văn Phòng và Dương Minh Đức cũng rất sâu sắc khi phân tích về bản
thể luận cũng như nhận thức luận của triết học Bêcơn; bên cạnh đó, phê
phán các phương pháp nhận thức cũ của triết học kinh viện và chỉ ra
phương pháp nhận thức con ong dựa trên cơ sở quy nạp mới và thực
nghiệm khoa học.



8
+ Những chủ đề cơ bản của triết học Phương Tây (2001) của Phạm
Minh Lăng đã trình bày cơ bản những vấn đề về văn hóa, khoa học kỹ
thuật, mối quan hệ giữa triết học và các khoa học khác; đặc biệt đã chỉ
ra mối quan hệ biện chứng giữa triết học và khoa học cũng như xác
định vai trò của cả khoa học và triết học ở phương Tây thế kỷ XVII.
+ Lịch sử triết học (2001) của Phương kỳ Sơn, giới thiệu một cách rất cơ
bản về triết học Bêcơn, về nhiệm vụ cũng như bản chất của triết học khoa
học. Trong đó, tác giả một lần nữa khẳng định quan điểm của Bêcơn khi cho
rằng, sự phát triển khoa học và triết học là nền tảng của công cuộc cách tân và
xây dựng đất nước.
+ Đại cương triết học Tây phương (2009) của Nguyễn Ước có đề cập đến
triết học Bêcơn theo các nội dung: nội dung của tri thức, triết học khoa học và
các ngành triết học.
+ Cuốn Lịch sử tư tưởng trước Mác (1995), tác giả đánh giá triết học
Bêcơn nói riêng và triết học Anh nói chung phát triển theo hướng duy vật kinh
nghiệm chủ nghĩa trong đó, tác giả chỉ ra mục đích Bêcơn viết New Organon
để mở đầu một phong trào khoa học mới, tên này xuất phát từ tên một bộ sách
cũ của Arítxtốt là Organon. Nhưng về nội dung và hình thức đều chống lại
Arítxtốt, đề cao kinh nghiệm chủ nghĩa, nói rằng, lý tính hình thức là cái biến
hình và xuyên tạc sự thật, chỉ có kinh nghiệm cho ta biết đúng.
Loại thứ hai là công trình của các tác giả nước ngoài đề cập một cách trực
tiếp hay gián tiếp về triết học Ph.Bêcơn đã được dịch ra tiếng Việt chẳng hạn
như các công trình nghiên cứu của Viện triết học, Viện Hàn lâm Khoa học
Liên Xô trước đây: Lịch sử phép biện chứng, tập 2 (1998) hay cuốn Câu
chuyện triết học của (2008) Will Durant, Lịch sử triết học và các luận đề
(2004) của Samuel Enoch Stumpf,
+ Trong đó cuốn Lịch sử phép biện chứng (tập 2) của Viện Triết học, Viện
Hàn lâm Khoa học Liên Xô đã trình bày một cách chuyên sâu và có hệ thống



9
sự phát triển của phép biện chứng trong triết học tự nhiên và lý luận nhận thức
của Bêcơn, qua đó chỉ ra những giá trị tích cực cũng như hạn chế trong triết
học của ông.
+ Còn cuốn Câu chuyện triết học (2008) của Will Durant, trong chín
chương, tác giả đã dành hẳn một chương để nói về sự nghiệp triết học của
Bêcơn. Tác giả cuốn sách Câu chuyện triết học đã đi từ phân tích những điều
kiện, tiền đề chính trị, xã hội, từ Aritxtốt đến thời Phục hưng, phân tích
những tiền đề chủ quan qua sự nghiệp chính trị đến việc liệt kê những tiểu
luận rồi cuối cùng tập trung ở sự nghiệp “tái tạo vĩ đại” thông qua việc phân
tích bảy tác phẩm vĩ đại làm nên việc tái tạo vĩ đại ấy. Muốn thực hiện công
cuộc tái tạo đó, trước tiên con người ta phải tăng tiến tri thức và tạo ra bộ khí
cụ mới. Sau khi tăng tiến tri thức (kiện toàn khoa học) và kiện toàn trật tự xã
hội bằng cách điều khiển khoa học, đó cũng là một xã hội lý tưởng rồi. Tiếp
đó, Durant cũng dành một phần để nhận xét những mặt hạn chế và đi đến kết
luận về triết học Bêcơn.
+ Cũng trong một cuốn Câu chuyện triết học khác của Bryan Magee, Nxb
Thống kê, 2003. Theo tác giả, Bêcơn trình bày phương pháp khoa học của
mình, một phương pháp mới cho khoa học mới. Bêcơn nhìn thấy những tiềm
năng vô hạn của nền khoa học mới nổi lên, ông đề ra nhiều chương trình phát
triển khoa học ở mọi cấp độ, từ lý thuyết đến tổ chức. Đồng thời ông cũng cho
rằng, Bêcơn là cha đỡ đầu của khoa học.
+ Trong tác phẩm Thăng trầm quyền lực của Alvil toffler, Nxb Văn hóa
Thông tin, 1999, tác giả cũng đã nhiều lần nhắc đến mối liên hệ giữa Bêcơn
và thời đại ngày nay – thời đại kinh tế tri thức.
+ Cuốn Lịch sử triết học và các luận đề (2004), tác giả Samuel Enoch
Stumpf đã trình bày, chứng minh nội dung Ph.Bêcơn là người ủng hộ phương
pháp khoa học. Với Ph.Bêcơn thì: phương pháp là chìa khóa mở ra tri thức,

ông chỉ ra những căn bệnh của học thức (gồm học thức viễn thông, học thức


10
tranh cãi và học thức tinh vi), đồng thời chỉ ra các thần tượng (ngẫu tượng,
sai lầm) của trí khôn gồm (bộ lạc, hang, chợ và sân khấu). Sau khi chỉ ra rằng,
tri thức có thể bị bóp méo bởi các thần tượng, Bêcơn bắt đầu triển khai một
phương pháp để đạt được tri thức chân thực, chính là phương pháp quy nạp.
+ Cuốn Lịch sử triết học từ cổ đại đến cận hiện đại (2007) của Dagobert
D.Runes (Nxb Văn hóa Thông tin) trong phần Các triết gia cổ điển Anh cũng
đã đề cập. khái quát về triết học Bêcơn. Đồng thời, trong mục Tạo lập thế giới
hiện đại: chủ nghĩa duy lý của cuốn Con người và tư tưởng phương Tây
(2007, Nxb Từ điển Bách khoa) do Crane Brinton viết cũng đề cập đến
Ph.Bêcơn với tư cách đại diện của chủ nghĩa duy lý.
+ Cuốn Quá trình chuyển biến tư tưởng phương Tây, những tư tưởng đã
định hình thế giới quan của chúng ta (2008) của Richard Tas do Lưu Văn Hy
dịch trong đó, tác giả đã chỉ ra những chuyển biến tư tưởng trong xã hội từ thế
giới quan của thời cổ điển đến thời kỳ cận đại với việc khẳng định giá trị của
khoa học như ánh sáng soi đường cho sự chuyển biến tư tưởng của con người
và sự phát triển xã hội.
+ Trong C.Mác và Ph.Ăngghen toàn tập (1995), trong các tập 2, 20, 21, 22
và 23 đã đi từ việc phân tích những điều kiện, tiền đề kinh tế, chính trị, xã
hội, của nước Anh cũng như châu Âu thời bấy giờ đến việc trình bày, nhận
xét, đánh giá toàn diện về triết học Bêcơn. Đây là những chỉ dẫn, nhận xét,
đánh giá có ý nghĩa hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu triết học Bêcơn.
+ Trong cuốn Đại cương lịch sử triết học phương Tây của Bertrand
Russell, tác giả cũng đã trình bày khái lược về sự nghiệp triết học Bêcơn
(tr.526-530).
+ Cuốn 106 nhà thông thái (2000) của P.S. Taranốp do Đỗ Minh Hợp dịch
trình bày các nét chính về cuộc đời, số phận, học thuyết (tư tưởng) của nhà triết

học Bêcơn.


11
Ngoài ra, còn phải kể đến một số công trình khác có đề cập ít nhiều đến
triết học Bêcơn như: Lịch sử triết học phương Tây (1956) của Viện nghiên
cứu triết học Liên Xô, ngd: Đặng Thai Mai, Nxb Xây dựng; Lịch sử triết học
phương Tây (2006) của Nguyễn Tiến Dũng, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh; Triết học và xã hội học Anh, Pháp (1963) của Viện Hàn lâm khoa
học Liên Xô, Nxb Sự thật, Truy tìm triết học (2001) của Gail M.Tresdey;
Những tư tưởng lớn từ những tác phẩm vĩ đại (2004) của Dr.Mortimer
J.Adler, Triết học Tây phương từ khởi thủy đến đương đại (2010) của Bernard
Morichere; Triết học (2010) của Edward Craig;, Giáo trình triết học Mác-
Lênin (2000) do Hội đồng Trung ương chỉ đạo biên soạn; Lôgíc học biện
chứng (2003) của Ilencov, Nxb Văn hóa Thông tin.
Như vậy, có thể nói, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về
triết học Bêcơn, song trong số các công trình đó, chưa có một công trình nào
nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề nhận thức của triết học Bêcơn.
Trên cơ sở kế thừa, vận dụng những nghiên cứu liên quan của các tác giả,
luận văn đi sâu vào nghiên cứu quan niệm của Bêcơn về nhận thức, là một
công trình nghiên cứu độc lập.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích của luận văn là nghiên cứu chuyên sâu và trình bày một cách có
hệ thống nội dung cơ bản quan niệm của Ph. Bêcơn về nhận thức, qua đó, bước
đầu đưa ra những đánh giá về ý nghĩa, những đóng góp và hạn chế của nó.
Để đạt được mục đích trên, luận văn sẽ giải quyết các nhiệm vụ sau:
– Làm sáng tỏ các điều kiện kinh tế - xã hội, chính trị và văn hóa, các tiền
đề tư tưởng cho sự ra đời của quan niệm Bêcơn về nhận thức.
– Phân tích quan niệm của Bêcơn về nhận thức: nội dung, phương pháp,
mục đích.

– Đánh giá khái quát về lập trường nhận thức luận của Bêcơn.


12
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
– Đối tượng nghiên cứu là nội dung cơ bản của quan niệm Bêcơn về
nhận thức.
– Phạm vi nghiên cứu là quan niệm Bêcơn về nhận thức được thể hiện qua
những tác phẩm chính của Bêcơn mà điển hình là tác phẩm: Organon mới,
Đại phục hồi khoa học,
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
– Luận văn dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác – Lênin, đặc biệt là
quan điểm của triết học Mác – Lênin về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý
thức xã hội, về lịch sử triết học.
– Luận văn được thực hiện trên cơ sở phương pháp luận biện chứng duy
vật, sử dụng chủ yếu các phương pháp nghiên cứu lịch sử triết học, như kết
hợp giữa phân tích và tổng hợp, lịch sử và lôgíc, đối chiếu, so sánh, khái quát
hóa, văn bản học,
6. Đóng góp của luận văn
– Luận văn phân tích và trình bày có hệ thống những nội dung cơ bản của
quan niệm Bêcơn về nhận thức .
7. ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn
Luận văn góp phần giới thiệu một trong các nội dung quan trọng của triết
học Bêcơn là nội dung nhận thức luận.
Luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công
tác giảng dạy và nghiên cứu lịch sử triết học, làm sáng tỏ thêm quy luật kế
thừa trong lịch sử tư tưởng nhân loại.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 5 tiết.





13
A. NộI DUNG
CHƯƠNG 1: KHáI QUáT CHUNG Về TRIếT HọC BÊCƠN

1.1. Khỏi quỏt chung v trit hc Bờcn
1.1.1. Nhng iu kin kinh t - xó hi nc Anh thi Bờcn
Cuc cỏch mng Anh nm 1689 ó kt thỳc bng s tho hip gia giai
cp t sn cụng - thng vi gii quý tc - in ch. Trong li ta cho ln
xut bn bng ting Anh ca tỏc phm S phỏt trin ca ch ngha xó hi t
khụng tng n khoa hc, ngghen ó ch ra rng, cỏc nguyờn nhõn to ra
kt cc nh vy ca cỏch mng t sn Anh bt ngun t nhng c im
phỏt trin c thự ca ch ngha t bn Anh. "im xut phỏt mi l s tho
hip gia giai cp trung ng ang ln lờn v nhng a ch phong kin ln
trc kia. Bn a ch phong kin ln ny, mc du hi by gi cng c
gi l quý tc nh hin nay, ó t lõu i theo con ng tr thnh mt loi
ngi m Lui Philớp Phỏp mói sau ny mi tr thnh: "Ngi t sn th
nht trong vng quc". May mn cho nc Anh l cỏc nam tc phong kin
c ó chộm git ln nhau trong trn chin tranh Hai oỏ hoa hng. Nhng k
ni nghip bn ny, mc du phn ln cng u xut thõn t nhng dũng h
c y nhng li thuc nhng bng h quỏ xa n ni h hp thnh mt tng
lp hon ton mi; nhng tp quỏn v nhng xu hng ca h cú tớnh cht t
sn hn l cú tớnh phong kin; h hon ton bit rừ giỏ tr ca tin v bt tay
ngay lp tc vo vic tng a tụ ca h bng cỏch ui hng trm tỏ in nh
i thay th vo ú bng nhng con cu. Bng cỏch phúng tay ban tng v
phung phớ t ai ca giỏo hi, Henri VIII ó to ra hng lot nhng quý tc
a ch xut thõn t giai cp t sn; nhng cuc tch thu nhng trang tri ln

din ra mt cỏch liờn tc cho n cui th k XVII, nhng trang tri ny sau
ú li bỏn li cho nhng k mi pht theo ngha en cng nh theo ngha
búng, cng dn n kt qu nh trờn. Do ú, t Henri VII tr i, bn "quý


14
tộc" Anh không những không ngăn cản sự phát triển của sản xuất công
nghiệp, mà trái lại, còn tìm cách lợi dụng sự phát triển ấy. Và bao giờ cũng có
một bộ phận địa chủ lớn vì những động cơ kinh tế hay chính trị mà sẵn sàng
hợp tác với bọn lãnh tụ của giai cấp tư sản công nghiệp và tài chính. Như vậy
là, sự thoả hiệp năm 1869 đã có thể thực hiện được một cách dễ dàng. Những
chiến lợi phẩm chính trị - những cương vị có lợi lộc và béo bở vẫn nằm trong
tay các gia đình quý tộc địa chủ lớn, với điều kiện là họ phải tôn trọng đầy đủ
những lợi ích kinh tế của giai cấp trung đẳng tài chính, công nghiệp và thương
nghiệp. Và những lợi ích kinh tế hồi bấy giờ đã khá mạnh; cuối cùng chúng
đã chi phối chính sách chung của cả nước. Về một số vấn đề cá biệt người ta
có thể cãi cọ nhau nhưng bọn trùm quý tộc hiểu quá rõ rằng, sự thịnh vượng
kinh tế của bản thân chúng gắn chặt với sự thịnh vượng của giai cấp tư sản
công nghiệp và thương nghiệp" [34; 443 – 444].
Ở Pháp, cách mạng tư sản Pháp đã quét sạch các đặc quyền phong kiến,
đã thủ tiêu sở hữu đất đai của quý tộc, chế độ chuyên chế và tình trạng phân
tán phong kiến - những trở ngại đối với sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
"Cuộc đại cách mạng Pháp là cuộc nổi dậy thứ ba của giai cấp tư sản, nhưng
nó là cuộc nổi dậy đầu tiên đã hoàn toàn vứt bỏ chiếc áo khoác tôn giáo và
tiến hành chiến đấu trên những miếng đất chính trị không che đậy. Nhưng nó
cũng là cuộc nổi dậy đầu tiên đã thực sự chiến đấu cho đến khi tiêu diệt một
bên tham chiến, tức là bọn quý tộc và đến thắng lợi hoàn toàn của bên kia, tức
là của giai cấp tư sản" [34; 446].
Chúng ta nhận thấy một tình hình hoàn toàn khác ở nước Anh, nơi mà chế
độ phong kiến và chế độ chuyên chế không mạnh như vậy do có các đặc điểm

phát triển của nền kinh tế Anh, nền kinh tế quy định sự thâm nhập sớm và tích
cực của chủ nghĩa tư bản vào nông nghiệp. Việc các vua Noócmăng xâm
chiếm nước Anh ở thế kỷ XI - XII đã đẩy nhanh việc hợp nhất dân tộc và việc
phát triển thương mại, thủ công nghiệp được chuyển vào Anh từ các nước tiên


15
tiến thời đó. Sự phát triển công nghiệp dệt ở Bengơ, ở Phlăngđi đã thúc đẩy
sự phát triển ngành chăn nuôi cừu ở Anh để xuất lông cừu.
Chẳng bao lâu ngành công nghiệp của nước Anh cũng đã bắt đầu phát
triển, thúc đẩy nó là sự nhập cư đông đảo của người Phlăngđi vào Anh ở thế
kỷ XIV do có cuộc khủng hoảng kinh tế và cuộc đấu tranh xã hội ở Phlăngđi.
Ở cuối thời trung cổ, quan hệ phong kiến ở Anh không phát triển đầy đủ
như ở các nước lục địa và nguyên nhân quan trọng nhất của tình hình ấy là ở
chỗ nền kinh tế của các huân tước, kể từ thế kỷ XII - XIII, không phụ thuộc
hoàn toàn vào lao động nông nô. Nông dân có ít đất đai, đa số họ không thể
sống được trên khoảnh ruộng được phân của mình và buộc phải tìm kiếm kế
sinh nhai trên mảnh đất của huân tước hay của nông dân sung túc. Như vậy,
cùng với sự cưỡng bức phi kinh tế thì chế độ bóc lột tư bản chủ nghĩa đối với
nông dân ít đất đai cũng phát triển sớm.
Một yếu tố khác không cho phép quan hệ phong kiến xác lập đầy đủ, là sự
thâm nhập của quan hệ hàng hoá vào kinh tế của huân tước. Hình thức điều
hành kinh tế tiêu dùng của quý tộc sớm trở nên lỗi thời. Ngay ở thế kỷ X - XI,
quý tộc đã bán hàng hoá dư thừa tại thị trường địa phương. Sự phát triển của
công nghiệp và đô thị đã thúc đẩy sự phát triển của thị trường địa phương. Sự
thâm nhập đáng kể của kinh tế hàng hoá vào nông thôn đã làm cho quý tộc
Anh không quan tâm tới việc điều hành nền kinh tế tiêu dùng dựa trên lao
động tạp dịch. Không phải lao động tạp dịch mà tiền mới trở thành mục đích
tối cao của quý tộc.
Như vậy, ngay ở thế kỷ XIII, nhiều quý tộc đã thay thế chế độ lao động

tạp dịch bằng chế độ nộp tiền lao dịch. Để làm cho nền kinh tế của mình thoát
khỏi sự giám sát quấy nhiễu của địa chủ, nông dân đã chấp nhận điều đó.
Nhưng các điền chủ lớn, các tu viện không chấp nhận điều đó.
Việc phát triển ngành buôn bán sợi, bắt đầu từ thế kỷ XII đã góp phần
thay thế ngành trồng trọt bằng ngành chăn nuôi cừu ở hàng loạt vùng. Nó biến


16
nông dân nhỏ thành thợ thủ công sơ chế sợi. Sự phát triển công nghiệp đô thị
ở thế kỷ XIII - XIV đã thu hút nhiều nông dân vào thành thị kiếm sống do tiền
công ở đây cao hơn và kinh tế địa chủ bắt đầu thiếu sức lao động. Nông dân
sung túc đã lạm dụng tình hình này để thuê đất của địa chủ với điều kiện có
lợi và mua lại đất của nông dân đi vào thành phố. Mác viết: "Vào cuối thế kỷ
XIV, chế độ nông nô ở Anh đã thực sự không còn nữa. Bấy giờ, tuyệt đại đa
số dân cư và trong thế kỷ XV thì lại càng nhiều hơn nữa là những nông dân tự
do, có kinh tế độc lập, mặc dầu quyền sở hữu của họ có thể bị che đậy dưới
những chiêu bài phong kiến nào chăng nữa. Ở những trang trại lớn hơn của
các lãnh chúa, người quản lý, trước kia bản thân cũng là nông nô, nay đã
nhường chỗ cho người phecmiê tự do" [35; 999 - 1000].
Cuộc nổi dậy của nông dân thời đó mà nông dân khá giả tích cực tham
gia, đã đưa ra yêu sách xoá bỏ hoàn toàn chế độ lao động tạp dịch và chế độ
nông nô, cũng như địa tô. Việc nhập bánh mỳ từ các nước Bantích và ngành
buôn bán sợi không ngừng phát triển đã loại bỏ ngành trồng trọt ở nhiều nơi,
điều này lại càng đẩy nhanh quá trình tan rã của chế độ nông nô và chế độ lao
động tạp dịch. Ở nhiều nơi, nông dân đã chuộc lại tự do cá nhân của mình và
nghĩa vụ lao động tạp dịch. Như vậy, ở thế kỷ XV, nền kinh tế nông nô đã ở
vào trạng thái tan rã hoàn toàn. Công xã nông nghiệp cũng tan rã theo.
Sự phát triển của thương nghiệp và công nghiệp đã góp phần hình thành
giai cấp tư sản với tư cách một giai cấp và là đòn bẩy quan trọng nhất thúc đẩy
chủ nghĩa tư bản phát triển. "Mặc dù ngay trong thế kỷ XIV và XV, những

mầm mống đầu tiên của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã có rải rác ở một số
thành phố lẻ tẻ vùng Địa Trung Hải nhưng thời đại tư bản chủ nghĩa chỉ bắt
đầu từ thế kỷ XVI mà thôi. Nơi nào bước vào thời đại đó thì ở nơi ấy, chế độ
nông nô đã bị xoá bỏ từ lâu và chế độ thành thị có chủ quyền - trang sử chói
lọi của thời Trung cổ - cũng đã mờ nhạt từ lâu rồi” [35; 998 - 999]. Và tiếp
theo, "điểm xuất phát của sự phát triển (của chủ nghĩa tư bản - tg) đã tạo ra cả


17
người công nhân làm thuê lẫn nhà tư bản, là tình cảnh nô lệ của người công
nhân. Bước tiến triển này bao hàm ở chỗ thay đổi hình thức của sự nô dịch ấy,
biến sự bóc lột phong kiến thành sự bóc lột tư bản chủ nghĩa" [35; 998].
Đất nước như vậy đã là nước Anh thế kỷ XVII. Tại Anh, chế độ nông nô đã
bị xoá bỏ từ lâu, những khám phá về địa lý và sự thuộc địa hoá diễn ra sau đó
đã làm tăng rất nhiều thị trường tiêu thụ và đã đẩy nhanh sự tăng trưởng các
công xưởng công nghiệp ở thành thị, từ đó, các thành thị ven biển (đặc biệt là
Luân Đôn) đã mọc lên, trở thành các trung tâm thương nghiệp và công nghiệp.
Sự phát triển của công nghiệp dệt và các công xưởng khác đòi hỏi cấp
bách đội ngũ những người sản xuất không có tư liệu sản xuất, mà nhà tư bản
có thể gán ép các điều kiện lao động của mình. Nền công nghiệp cũng cần tới
việc mở rộng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp len dạ, tới việc tăng
bầy cừu lông dài, do vậy, mở rộng bãi chăn cừu. Điều này giải thích một thực
tế là ở cuối thế kỷ XV, suốt thế kỷ XVI và đầu thế kỷ XVII, các điền chủ lớn
đã tổ chức cái gọi là "rào đất" và xua đuổi chủ sở hữu nhỏ, chủ lãnh canh nhỏ
ra khỏi đất đai của họ và thay cánh đồng trồng trọt bằng bãi chăn gia súc. Như
T.Morơ nói, cừu đã ăn thịt người. Tình hình này đã góp phần phá huỷ công xã
nông nghiệp và vô sản hoá nông dân nhỏ.
Việc tước đoạt ruộng đất của nông dân đã tạo ra hàng trăm triệu người vô
sản, hơn nữa là sự gia tăng của công xưởng không đuổi kịp mức cung số công
nhân tự do tăng lên không ngừng. Bị tước mất tư liệu sản xuất và đuổi khỏi

nơi sinh sống, nông dân biến thành người bần cùng, kẻ lang thang ăn mày đầy
rẫy ở mọi ngả đường và mọi thôn xóm nước Anh.
Thế kỷ XVI và thế kỷ XVII thể hiện là thời kỳ những cuộc đấu tranh cách
mạng không ngừng của nông dân chống lại việc "rào đất". Quân đội hoàng gia
đàn áp các cuộc nổi dậy của nông dân một cách dã man và càng đẩy mạnh
hơn nữa việc rào đất. "Những người mới được giải phóng đó chỉ trở thành
những người tự bán mình sau khi họ bị tước hết mọi tư liệu sản xuất mà mọi


18
thứ bảo đảm đời sống do thể chế phong kiến cũ cung cấp cho họ. Và lịch sử
của sự tước đoạt đó đã được ghi vào sử sách của loài người bằng máu và lửa"
[35, 998].
Tômát Morơ đã mô tả sự bần cùng và cảnh điêu đứng mà sự tước đoạt tư
bản chủ nghĩa đẩy nông dân vào như sau: "Thế là một kẻ háu ăn tham lam vô
độ, một tai hoạ thật sự cho quê hương hắn, tập trung vào tay hắn hàng ngàn
ácrơ đất đai và quây số đất đó lại bằng phên giậu hay cọc rào hoặc dùng
những thủ đoạn bạo lực và chèn ép đến mức khiến những người chủ các đất
đai đó buộc phải bán hết đất đai đi. Bằng cách này hay hay bằng cách khác,
dù thuận tình hay bị cưỡng bức, cuối cùng, họ cũng buộc phải bỏ đi nơi khác,
những con người nghèo khổ, chất phác và bất hạnh! Đàn ông, đàn bà, những
cặp vợ chồng, những mẹ goá con côi, những người mẹ đáng thương với
những đứa con còn bú, với tất cả những gì họ có trong nhà, của thì ít nhưng
người thì đông, vì nghề nông cần nhiều nhân lực. Họ rời bỏ quê hương quen
thuộc ra đi lang thang, chẳng tìm đâu được chỗ trú thân. Việc bán các đồ đạc
trong nhà, tuy chẳng đáng là bao, nhưng trong những điều kiện khác thì cũng
đỡ cho họ ít nhiều; khốn nỗi, bị đột ngột tống ra đường, họ đành phải bán
tống bán tháo đi. Và khi họ đã lang thang khắp đó đây và tiêu hết đồng xu
cuối cùng rồi thì thử hỏi họ còn có thể làm được việc gì khác nếu không đi ăn
cắp - và thế là, họ lại bị treo cổ với đầy đủ mọi nghi thức của pháp luật. Hay

là đi ăn xin? Nhưng như vậy thì họ lại bị bắt giam như những kẻ vô lại về tội
đi lang thang và không làm việc, tuy họ là những con người mà không một ai
muốn giao công việc cho làm, dù họ đã cố hết sức chạy vạy tìm kiếm" [35;
1024].
Như vậy, chúng ta nhận thấy rằng, vào cuối thế kỷ XVI và đầu thế kỷ
XVII, chủ nghĩa tư bản đã nhanh chóng hình thành và phát triển ở nước Anh.
Nước Anh đã trở thành cường quốc tư bản chủ nghĩa tiên tiến nhất ở châu Âu.


19
Chính nhờ sự phát triển sớm của chủ nghĩa tư bản mà nước Anh đã trở thành
"quê hương đầu tiên của chủ nghĩa duy vật hiện đại".
Đa số phong trào của nhân dân thời đó khoác cái vỏ của cuộc đấu tranh
chống lại tôn giáo quan phương. Đồng thời các tư tưởng của giới quý tộc
phong kiến cũng thường phê phán giáo hội đang thống trị của giai cấp tư sản
từ lập trường vô thần. Tất cả những điều này đã bắt buộc giai cấp tư sản vừa
mới tiến hành cải cách giáo hội, loại bỏ các yếu tố Trung cổ khỏi nó, phải cố
gắng củng cố các cơ sở của tôn giáo của mình. "Đối với người chào hàng của
mình, công nhân của mình, tôi tớ của mình thì người thương nhân hay ngay
cả chủ xưởng đều chiếm địa vị người chủ, hay chiếm địa vị "cấp trên tự
nhiên" như mới gần đây ở Anh người ta còn gọi như vậy. Hắn phải bòn rút
được càng nhiều lao động của họ với một chất lượng càng cao thì càng tốt;
muốn thế hắn phải giáo dục cho họ một thái độ ngoan ngoãn thích đáng. Bản
thân hắn tin đạo, tôn giáo đã cung cấp cho hắn ngọn cờ mà hắn đã dùng để
chiến thắng bọn vua chúa và quý tộc, chẳng bao lâu hắn cũng phát hiện ra cái
phương tiện mà tôn giáo ấy đã cung cấp cho hắn để tác động đến đầu óc của
bề dưới tự nhiên của hắn và làm cho họ ngoan ngoãn tuân theo lệnh của bọn
chủ mà ý muốn không thể hiểu nổi của Thượng đế đã đặt lên trên họ. Nói tóm
lại, người tư sản Anh lúc đó đã là kẻ tham gia đàn áp "những tầng lớp dưới" -
quần chúng nhân dân sản xuất đông đảo và một trong những phương tiện

được sử dụng trong việc này là ảnh hưởng của tôn giáo" [34; 444 - 445].
Giai cấp tư sản cố gắng làm dịu bớt chế độ chuyên chế của nhà vua và mở
rộng các quyền của nghị viện. Tuy vậy, trong hoạt động chống đối của mình,
giai cấp đại tư sản là khá ôn hoà, không vượt ra khỏi khuôn khổ luật pháp và
có thiên hướng thoả hiệp. Trong quá trình tích luỹ nguyên thuỷ, giai cấp tư
sản sử dụng rộng rãi sự cưỡng bức phi kinh tế, trong đó, tầng lớp quý tộc và
các tàn dư của thói chuyên quyền phong kiến giúp đỡ nó rất nhiều: Điều này
đẩy nó đến với sự thoả hiệp trong chính trị và trong hệ tư tưởng.


20
1.1.2. Những tiền đề lý luận
Triết học Bêcơn được khoa học và triết học ở cuối thời kỳ Trung cổ và ở
thời Phục hưng chuẩn bị. Các mặt mạnh và các mặt yếu của triết học Bêcơn
sẽ trở nên rõ ràng hơn sau khi chúng ta nghiên cứu các bậc tiền bối của ông.
a. Triết học và khoa học thời Trung cổ
Thế giới quan Thiên Chúa giáo đã được những người theo thuyết ngộ đạo
Thiên Chúa xây dựng ở thế kỷ II và III, được A. Ôrighien hình thành dưới
hình thức hoàn chỉnh và được hình thành hoàn toàn trong học thuyết
Ôgustanh (thế kỷ V). Ôgustanh hình thành hệ tư tưởng Thiên Chúa giáo như
một hệ thống duy linh luận hoàn chỉnh. Khác với phái Platôn mới đa thần
giáo, theo Ôgustanh, Thượng đế là tinh thần có nhân cách sống vô hạn. Cơ sở
của các vật là bản nguyên tinh thần, do vậy, bản chất phải được biểu thị chỉ
thông qua các khái niệm tinh thần mà Ôgustanh đưa vào triết học tư biện
Trung cổ.
Ôgustanh là người sáng lập ra nhị nguyên luận khắc kỷ. Ông phân chia thế
giới ra thành hai lĩnh vực không dung hoà được: những người được chọn do
Chúa Giêsu đứng đầu và những người phạm tội mà ngay từ đầu đã buộc phải
chết. Do đó, có sự phân định như vậy giữa cái ác và cái thiện. Theo học
thuyết Ôgustanh, bản tính con người không có mầm mống nào của cái thiện.

Ở mỗi đứa trẻ mới ra đời đều có dấu ấn của tội tổ tông, do vậy, nó nhất định
có thiên hướng thực hiện những hành vi phạm tội. Vì những tội lỗi vô tình đó
mà con người phải chịu sự trừng phạt của Chúa. Lẽ sống của con người là
chạy trốn khỏi cuộc sống, khỏi ham muốn tự nhiên của mình và khỏi mọi
niềm vui trong cuộc sống. Giải thoát chỉ là chạy trốn khỏi mọi cái trần tục và
tự hành hạ: Ôgustanh đã trở thành quyền uy bất khả xâm phạm đối với thần
học và triết học Trung cổ sơ kỳ.
Từ thế kỷ VIII - IX, các tác phẩm của Aristốt bắt đầu thâm nhập vào châu
Âu. Do đó, bên cạnh các vấn đề thần học thì các vấn đề triết học cũng được


21
đặt ra. Triết học kinh viện hình thành. Các nhà triết học kinh viện đặc biệt
quan tâm tới triết học Aristốt. Trong học thuyết Aristốt, họ tìm kiếm câu trả
lời cho mọi vấn đề thắc mắc còn trong lôgíc học, quy tắc tiến hành tranh luận
triết học kinh viện. Thức tỉnh tư duy phê phán và sự quan tâm tới giới tự
nhiên, học thuyết Aristốt lúc đầu đã bị truy nã từ phía giáo hội. Nhưng triết
học kinh viện cần cho giáo hội để luận chứng giáo lý và để đấu tranh chống
lại kẻ thù của thần học. Do vậy, ngay trong học thuyết Tômát Đacanh, giáo
hội đã thử nghiệm hợp nhất triết học Aristốt với thần học, qua đó biến triết
học thành tay sai của thần học. Sự hợp nhất này đưa tới chỗ "Chủ nghĩa thầy tu
đã giết chết cái gì là sinh động ở Aristốt và làm thành bất tử cái gì đã chết rồi"
[29, 389]. "Lôgíc của Aristốt là nhu cầu, là sự cố gắng tìm tòi, là sự đến gần với
lôgíc của Hêghen, - nhưng từ lôgíc này của Aristốt (người mà bất cứ nơi nào,
cứ mỗi bước, đều đặt ra chính vấn đề phép biện chứng), người ta đã làm thành
một triết học kinh viện chết, bằng cách vứt bỏ tất cả cái gì là tìm tòi, là dao
động, là cách đặt vấn đề" [29,391]. Ngược lại, những điểm yếu của học thuyết
Aristốt, trong đó sự dao động của ông giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy
tâm bộc lộ rõ nhất, đã hoàn toàn được đưa vào triết học kinh viện.
Học thuyết Aristốt về linh hồn như hình thức của thể xác được sử dụng để

luận chứng tính phi vật chất và bất tử của "linh hồn". Các nhà triết học kinh
viện cố luận chứng niềm tin Thiên Chúa giáo một cách hợp lý. Đồng thời họ
cũng cố làm cho hệ giáo lý Cơ Đốc giáo trở thành hệ thống chân lý của lý tính
trừu tượng. Các nhà triết học kinh viện coi thường việc nghiên cứu giới tự
nhiên. Khi thảo luận một vấn đề thần học nào đó, họ sử dụng mọi luận điểm
khẳng định và phủ định về vấn đề này của các cha cố hay của các nhà triết
học cổ đại. Theo họ, chân lý hiển nhiên ra đời trong cuộc tranh luận giữa "ủng
hộ" và "phản đối". Các cuộc tranh luận được giải quyết nhờ kết hợp hài hoà
giữa các nguyên tắc đối lập.


22
Phương pháp cơ bản của triết học kinh viện là phép diễn dịch dưới hình
thức tam đoạn luận và phép quy nạp dưới hình thức tập hợp, khái quát lời nói
của những người có quyền uy. Được giáo hội phê chuẩn, học thuyết Tômát đã
gặp phải nhiều sự phản bác ở bản thân các nhà triết học kinh viện. Đ.Scốt
nhấn mạnh sự mâu thuẫn giữa niềm tin và tri thức, giữa thần học và triết học.
Theo ông, cái là chân lý đối với triết học thì có thể là sai lầm đối với thần học.
Không thể chứng minh sự tồn tại của Chúa bằng luận cứ của lý tính mà còn
phải coi Chúa là nguyên nhân tối hậu của thế giới. Đ.Scốt chống lại tính trực
quan của triết học kinh viện, ông chỉ ra rằng, không phải lý tính mà ý chí hoạt
động sẽ đạt tới sự hoàn hảo tối cao. Cuộc đấu tranh của các môn đệ Scốt
chống lại các môn đệ của Tômát là nhằm giải phóng khoa học và triết học
khỏi niềm tin và được tiến hành dưới chiêu bài của thuyết hai chân lý.
Cuộc đấu tranh vì thế giới quan mới được phản ánh qua cuộc đấu tranh
giữa chủ nghĩa duy thực và chủ nghĩa duy danh. Thế giới mới này chỉ có thể
là thế giới quan duy vật và ở vào thời Trung cổ, nó được thể hiện dưới hình
thức chủ nghĩa duy danh. Chủ nghĩa duy danh là một trong các yếu tố đầu tiên
của chủ nghĩa duy vật Anh và nói chung là biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa
duy vật. Vấn đề mà cuộc đấu tranh xoay quanh là vấn đề: cái gì là thứ nhất -

khái niệm hay vật? Những người theo chủ nghĩa duy danh cho rằng, khái
niệm chỉ là tên gọi của vật và tồn tại sau vật. Ngược lại, những người theo chủ
nghĩa duy thực khẳng định rằng, chỉ có khái niệm là thực tại, chúng tồn tại
trước vật và sinh ra vật.
b. Khoa học và triết học thời Phục hưng
Sự phát triển của thương mại ở các thành phố bên bờ Địa Trung Hải ở cuối
thế kỷ XIII đã góp phần làm tan rã nền kinh tế tự nhiên. Ở các thành phố tự do ở
Italia, nơi mà sự thống trị đã thuộc về giai cấp tư sản, những mầm mống đầu tiên
của tri thức khoa học đã dần dần xuất hiện. Nhưng bước ngoặt triệt để trong mọi
mặt đời sống văn hoá và xã hội chỉ bắt đầu từ nửa sau thế kỷ XV.


23
Đó là thời đại, khi mà "quyền lực nhà vua, dựa vào thị dân, đã đập tan thế
lực của quý tộc phong kiến và lập ra những nước quân chủ lớn, chủ yếu dựa
trên cơ sở dân tộc, trong đó các dân tộc châu Âu hiện đại và xã hội tư sản đã
bắt đầu phát triển" [32; 458]. Các cuộc viễn chinh đã mở ra cho người châu
Âu thấy được sự phong phú về khoa học và nghệ thuật của thế giới cổ đại mà
các mẫu mực đầy sức sống phản ánh tính sáng tạo của các nhà khoa học, các
nhà triết học Hy Lạp. Người ta bắt đầu tìm kiếm ở đó mẫu mực để bắt chước
trong mọi lĩnh vực tri thức và nghệ thuật. Người châu Âu lần đầu tiên được
tiếp xúc với các tác phẩm gốc của người Hy Lạp trong lĩnh vực khoa học, triết
học và chúng đã làm cho họ phải kinh ngạc về tự do tư tưởng, về những kết
luận độc đáo và táo bạo.
Ăngghen viết về tình hình này: "Trong những sách viết tay còn sót lại khi
thành Bidăngxơ bị diệt vong, qua những bức tượng cổ đào được ở các di chỉ
của thành La Mã, một thế giới mới đã hiện ra trước mắt phương Tây kinh
ngạc: đó là thời cổ Hy Lạp; trước những hình thức huy hoàng của nó, những
bóng ma của thời Trung cổ đã biến mất; ở Italia bắt đầu một thời kỳ phồn
vinh chưa từng có về nghệ thuật, nó xuất hiện giống như một ánh sáng phản

chiếu của thời cổ điển và từ đó trở đi người ta không bao giờ thấy lại thời kỳ
ấy nữa. Ở Italia, ở Pháp, ở Đức, một nền văn học mới, nền văn học hiện đại
đã xuất hiện; sau đó ít lâu, Anh và Tây Ban Nha, cũng có thời kỳ văn học cổ
điển của mình. Ranh giới của trái đất cũ bị phá vỡ; giờ đây, lần đầu tiên,
người ta đã thật sự phát hiện ra trái đất, đặt nền móng cho buôn bán quốc tế
sau này và để chuyển nền sản xuất thủ công sang sản xuất công trường thủ
công, công trường thủ công này đến lượt nó lại trở thành điểm xuất phát của
nền đại công nghiệp hiện đại. Chuyên chính tinh thần của giáo hội bị đập tan;
đa số các dân tộc Giécmanh đã trực tiếp vứt bỏ nền chuyên chính đó và theo
đạo Tin lành; còn trong các dân tộc La Mã thì một luồng tư tưởng tự do phóng
khoáng tiếp thu được của người Ảrập và thấm nhuần tư tưởng triết học Hy Lạp


24
vừa mới được phát hiện, càng ngày càng ăn sâu, mọc rễ và chuẩn bị cho chủ
nghĩa duy vật thế kỷ XVIII" [32; 459].
Thế giới quan Phục hưng được đặc trưng bởi hai xu hướng: khát vọng về tư
duy độc lập, không bị một quyền uy bên ngoài nào hạn chế và thiên hướng về
chủ nghĩa tự nhiên tức là mong muốn nhận thức thế giới tự nhiên. Sự quan tâm
tới giới tự nhiên và các quy luật của nó là do lợi ích của thương mại hàng hải và
của công trường thủ công quy định. Khoa học cần cho giai cấp tư sản và khoa
học trở thành ngọn cờ mà giai cấp tư sản đem đối lập với tư tưởng tôn giáo.
Đại biểu lớn của thời đại mới là Lêôna đờ Vanhxi. Ông là một thiên tài đa
diện: là một hoạ sĩ vĩ đại, nhà toán học, nhà vật lý học, kiến trúc sư, Ông là
người sáng lập ra cơ học khoa học. Theo ông, trái đất không phải là trung tâm
của thế giới mà chỉ là một hành tinh của nó. Ăngghen đã nói về các vĩ nhân
thời này như sau: "Đó là một cuộc đảo lộn tiến bộ lớn nhất mà từ xưa tới nay,
nhân loại đã trải qua; đó là một thời đại cần có những con người khổng lồ và
đã sinh ra những con người khổng lồ: khổng lồ về năng lực suy nghĩ, về nhiệt
tình và tính cách, khổng lồ về mặt có lắm tài, lắm nghề và về mặt học thức

sâu rộng. Những người đã đặt cơ sở cho nền thống trị hiện đại của giai cấp tư
sản có thể được coi bất cứ là những người như thế nào nhưng quyết không
phải là những người có tính hạn chế tư sản. Trái lại, ít nhiều họ đều có cái tinh
thần phiêu lưu của thời đại họ cổ vũ. Trong thời đại ấy, khó tìm ra được một
nhân vật nào mà lại không từng đi chu du xa, không biết nói bốn, năm thứ
tiếng và không nổi tiếng trong nhiều lĩnh vực sáng tạo, Những anh hùng
thời ấy còn chưa bị nô dịch bởi sự phân công lao động mà tác động gây ra
tính chất hạn chế, phiến diện như chúng ta rất thường thấy ở những người kế
tục họ" [32; 459 - 460].
Việc Hutenbéc sáng chế ra máy in đã kéo theo việc xây dựng hàng loạt
xưởng in ở Niurơbéc và Pari, chúng bắt đầu phát hành một số lượng sách lớn.
Trước đó, sách được chép tay, do vậy không được phổ biến rộng rãi. Viết


25
sách là công việc của tu sĩ, điều này cho phép giới tăng lữ chỉ phổ biến tài liệu
có lợi cho họ. In sách có nghĩa là phổ biến rộng rãi học vấn và dân chủ hoá tri
thức. Nhờ in sách mà thương gia và con cháu của họ có thể trở thành nhà tự
nhiên học. In sách trở thành công cụ mạnh mẽ trong tay giai cấp tư sản non
trẻ đấu tranh chống lại sự thống trị về tinh thần của giai cấp phong kiến, vì
việc phổ biến rộng rãi các văn bản gốc của người Hy Lạp trong quần chúng
đã cho phép giai cấp tư sản làm tăng số người ủng hộ mình và đoàn kết họ
dưới lá cờ của mình. Vai trò cách mạng của ngành in ấn còn thể hiện ở chỗ nó
thủ tiêu sự độc quyền tư tưởng của giáo hội.
Thuốc súng cũng đã đóng một vai trò tương tự. Chỉ dựa vào hoả khí của
thị dân thì chính quyền nhà vua mới có thể xuyên thủng được thiết giáp của
phong kiến và trưởng thành của các lãnh địa, mới quét sạch được các pháo đài
phong kiến.
Việc sử dụng thuốc súng trong chiến tranh và việc phổ biến rộng rãi nghề
in sách thể hiện sự phá sản của tổ chức xã hội phong kiến. Sự phát triển nhanh

chóng của khoa học tự nhiên bắt đầu chính từ thời điểm này.
Sự tích luỹ đáng kể tri thức thiên văn học ở thế kỷ XV cần được trình bày
về mặt lý thuyết và xây dựng một quan điểm chung về vũ trụ dựa trên chúng.
Hàng loạt quan sát mới đã không còn phù hợp với hệ thống Aristốt - Ptôlêmê
mà giáo hội bảo vệ. Quan niệm trái đất trung tâm không thể đáp ứng được
nhu cầu thực tiễn của giai cấp tư sản, do vậy, ngày càng có nhiều người lên
tiếng chống lại nó.
Hệ thống của Côpécníc có một ý nghĩa lớn đối với việc hình thành thế giới
quan mới. Ở thời Trung cổ, trung tâm của vũ trụ được coi là trái đất cấu thành
từ vật chất thô sơ. Mặt độc ác và phủ định của vật chất thể hiện trên khắp trái
đất. Ở ranh giới của trái đất, nơi mà nó tiếp xúc với lĩnh vực cao hơn, vật chất
được bản nguyên tinh thần đánh bại và biến thành khí ête trong sáng và thuần
tuý. Thế giới các bản chất tinh thần, thuần tuý nằm ở ngoài vũ trụ. Các nhà

×