Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.4 MB, 92 trang )



1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





ĐOÀN THU NGUYỆT







XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY




Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80




LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC








Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Dương Văn Thịnh






2

Hà Nội, 2013
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN






ĐOÀN THU NGUYỆT









XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI Ở VIỆT NAM
HIỆN NAY









LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC








Hà Nội, 2013


92
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU
1


NỘI DUNG
10

Chương 1: ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI
VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
10

1.1. Đạo đức sinh thái 10
1.1.1. Lược khảo một số quan điểm về đạo đức sinh thái 10
1.1.2.Khái niệm và đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái 14
1.2. Xây dựng đạo đức sinh thái 24
1.2.1 Cơ sở lý luận để xây dựng đạo đức sinh thái 24
1.2.2 Nội dung cơ bản của xây dựng đạo đức sinh thái 28
1.3. Những nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đạo đức sinh thái ở
Việt Nam hiện nay 33
1.3.1.Các giá trị đạo đức sinh thái truyền thống 33
1.3.2. Yêu cầu phát triển bền vững, phát triển khoa học công nghệ và
xây dựng kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. 38
1.3.3 Quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về xây dựng đạo đức sinh
thái ở Việt Nam 46
* Kết luận chương 1 49
Chương 2: XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI TRONG QUÁ TRÌNH
PHÁT TRIỂN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP
51

2.1. Thực trạng xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay 51
2.1.1. Một số kết quả và hạn chế của quá trình xây dựng đạo đức sinh thái ở
Việt Nam hiện nay 51
2.1.2 Các nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự suy giảm đạo đức sinh thái ở

Việt Nam 65
2.2 Một số giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái mới ở Việt Nam
hiện nay 68
2.2.1. Giải pháp về xây dựng ý thức đạo đức sinh thái 69
2.2.2. Giải pháp về xây dựng quan hệ đạo đức sinh thái 78
2.2.3. Giải pháp về xây dựng hành vi đạo đức sinh thái 81
* Kết luận chương 2 82
KẾT LUẬN
84

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
86





3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học – công
nghệ hiện đại đã dẫn đến những biến đổi to lớn trên nhiều lĩnh vực, đặc biệt là
lĩnh vực kinh tế. Tuy nhiên, những thành công kỳ diệu về kinh tế và khoa học
công nghệ dẫn đến mặt trái là tình trạng ô nhiễm môi trường sống bởi việc xả
bừa bãi các chất thải công nghiệp, lạm dụng các chất hóa học trong sử dụng
nông nghiệp, nguồn tài nguyên thiên nhiên bị cạn kiệt, thiên tai, hạn hán, lũ
lụt thường xuyên xảy ra, khí hậu trái đất đang nóng dần lên… Nguyên nhân
chủ yếu dẫn đến tình trạng này là do nhu cầu ngày càng tăng của nền sản xuất
xã hội, do sự chưa hoàn thiện của kỹ thuật và công nghệ khai thác và chế
biến, do sự hiểu biết hạn chế của con người đối với môi trường thiên nhiên…

Ngoài ra còn phải kể đến các yếu tố xã hội – nhân văn như văn hóa, đạo đức,
lối sống, phong tục tập quán, luật pháp, tâm lý…
Bởi vậy bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề toàn cầu, được
quan tâm ở hầu hết các quốc gia trên thế giới. Tình trạng ô nhiễm môi trường
ngày càng trở nên nghiêm trọng đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Giải
quyết tình trạng này không đơn thuần là công việc của từng quốc gia, từng tổ
chức xã hội mà là công việc mang tính quốc tế, đòi hỏi tất cả các quốc gia cùng
nhau giải quyết. Tuy nhiên, những việc làm ở cấp quốc gia, liên hợp quốc với sự
chỉ đạo và bảo trợ của nhiều tổ chức quốc tế cũng chỉ giúp ngăn chặn một phần
sự suy thoái môi trường. Để có thể giải quyết tận gốc rễ vấn đề cũng như để thúc
đẩy các hoạt động của các tổ chức quốc tế trong công tác bảo vệ môi trường từng
người đều phải có ý thức gìn giữ sự sạch đẹp đầu tiên là cho chính thân thể
mình, rồi đến môi trường sống quanh mình. Mỗi người phải tạo cho mình thói
quen sống ngăn nắp, tôn trọng và thân thiện với môi trường. Muốn vậy thì con
người phải có cái nhìn đúng đắn về tự nhiên và hành vi của mình đối với nó.
Người ta hàng ngày vẫn có thể nhắc nhở nhau chuyện này nhưng vẫn có khi sao
nhãng, có những hành động làm tổn hại đến môi trường sống. Vấn đề gốc rễ là


4
chúng ta cần phải có một thứ gì đó luôn túc trực như một cơ chế tự động trong ý
thức mỗi người, tức là cần phải tạo ra được ý thức đạo đức đúng đắn để chỉ dẫn
cho con người thực hiện những hành động có đạo đức với tự nhiên.
Lâu nay khi bàn về vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, thường
người ta mới chỉ quan tâm đến các khía cạnh kỹ thuật, công nghệ, kinh tế, y
học, luật pháp, còn những khía cạnh khác như yếu tố văn hóa truyền thống
dân tộc, đạo đức lối sống hầu như chưa được chú ý đến, mặc dù đó là những
yếu tố cơ bản và rất quan trọng trong việc điều chỉnh hành vi của con người
trong quá trình khai thác và sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường.

Trong thực tế, những hành vi phá hoại môi trường thường lâu nay chỉ
bị quy về trách nhiệm pháp lý hình sự, và bị xét xử theo luật định, chứ hầu
như không bị lên án về phương diện đạo đức lối sống. Điều đó chứng tỏ rằng
từ trong quan niệm xã hội đã coi việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài
nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường chỉ là việc làm bắt buộc cưỡng chế
chứ không phải là việc làm tự giác, là thói quen tập quán xuất phát từ sự tự ý
thức về nghĩa vụ, trách nhiệm của mỗi công dân. Điều đó có nghĩa là vấn đề
đạo đức của con người đối với môi trường tự nhiên – đạo đức sinh thái hiện
nay cần được quan tâm hơn nữa.
Hiện nay, xã hội Việt Nam đang bước vào một giai đoạn phát triển mới
với việc tiến hành quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xây dựng
nền kinh tế thị trường hướng tới mục tiêu không chỉ đơn giản là tăng trưởng
kinh tế mà còn là phát triển bền vững. Việc thực hiện đồng loạt các mục tiêu
đó không chỉ tác động toàn diện, mạnh mẽ tới các quan hệ giữa con người với
con người mà còn tấn công sâu sắc tới các quan hệ giữa con người với tự
nhiên bao gồm cả mặt tích cực lẫn tiêu cực. Biểu hiện tiêu cực rõ nhất mà
chúng ta có thể thấy là những biến đổi nhanh chóng của môi trường sống theo
chiều hướng ngày càng xấu dần. Điều này gây nên những hậu quả không thể
lường trước được cho cả tự nhiên, xã hội và con người. Do đó, việc xây dựng
đạo đức sinh thái là một yêu cầu cấp thiết mà thực tiễn đặt ra cho Việt Nam.


5
Những điều đã nói ở trên cho thấy việc xây dựng đạo đức sinh thái mới,
tạo lập được mối quan hệ hài hòa, tốt đẹp giữa con người và tự nhiên là một
mắt xích quan trọng nhất của việc chống lại suy thoái môi trường hiện nay.
Triết học với tư cách là khoa học chỉ dẫn thế giới quan và phương pháp luận
cho hoạt động thực tiễn của con người không thể đứng ngoài cuộc.
Xuất phát từ những lí do nêu trên, tác giả đã chọn đề tài “Xây dựng đạo
đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của luận văn này.

2. Tình hình nghiên cứu
Tìm hiểu di sản của các tác gia kinh điển của chủ nghĩa Mác – Lênin,
chúng ta thấy quan hệ giữa con người và tự nhiên đối với sự phát triển xã hội
cũng như yêu cầu phải có một thái độ đúng đắn với tự nhiên được các nhà
kinh điển quan tâm từ rất sớm, ngay từ những tác phẩm của những năm 40
của thế kỷ XIX. Nhiều kiến giải của các ông đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
Trước những tác động của con người với tự nhiên theo chiều hướng xấu đi,
chúng ta lại càng thấy quan điểm của C.Mác trong tác phẩm “Hệ tư tưởng
Đức” là tiến bộ, mang tính vượt thời đại: “mọi khoa ghi chép lịch sử đều xuất
phát từ những cơ sở tự nhiên và từ những thay đổi của chúng do hoạt động của
con người gây ra trong quá trình lịch sử” và “chừng nào mà loài người còn tồn
tại thì lịch sử của họ và lịch sử của tự nhiên quy định lẫn nhau” [43, 429]. Trong
tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ăngghen đã phân tích sâu sắc sự khác
nhau về bản chất giữa loài vật và con người trong việc thích nghi và cải biến môi
trường tự nhiên. Ông cho rằng “loài vật chỉ lợi dụng giới tự nhiên bên ngoài và
gây ra những biến đổi trong giới tự nhiên, chỉ đơn thuần do sự có mặt của nó
thôi; còn con người thì do đã tạo ra những biến đổi đó, mà bắt giới tự nhiên phải
phục vụ những mục đích của mình, mà thống trị giới tự nhiên” [45, 632]. Đồng
thời ông cũng chỉ ra cho con người: “Chúng ta không nên quá tự hào về những
thắng lợi của chúng ta với giới tự nhiên. Bởi vì cứ mỗi lần ta đạt được một thắng
lợi, là mỗi lần giới tự nhiên trả thù chúng ta” [45, 645]. Suốt một thời gian dài,
lời cảnh tỉnh của Ph.Ăngghen chưa được quan tâm đúng mức nên đã dẫn đến
những hậu quả nghiêm trọng như hiện nay.


6
Đạo đức là một trong những vấn đề từ lâu đã được nhiều nhà khoa học
quan tâm nghiên cứu. Có nhiều công trình, đề tài được công bố trong những
năm gần đây, khi mà đạo đức xã hội có nhiều biểu hiện tiêu cực trước sức tấn
công của các điều kiện phát triển mới của đất nước, đặc biệt là của kinh tế thị

trường. Tuy nhiên, sự quan tâm của các nhà nghiên cứu về vấn đề văn hóa,
đạo đức, lối sống cũng mới chỉ tập trung vào các khía cạnh xã hội - nhân văn
của chúng nghĩa là chỉ dừng lại ở mối quan hệ giữa con người với con người
trong xã hội. Những công trình nghiên cứu về các vấn đề này từ góc độ sinh
thái – xã hội, tức là quan hệ của con người với tự nhiên, đạo đức sinh thái, lối
sống văn hóa sinh thái cũng chỉ bước đầu được quan tâm khi mà vấn đề môi
trường và sự phát triển bền vững trở thành yêu cầu cấp thiết.
Trên thế giới từ những năm 60 – 70 của thế kỷ XX, những người theo
trường phái Man – tuýt mới đã dự báo về một hành tinh không thể sinh sống do
sự mở rộng quy mô công nghiệp và sự bùng nổ dân số ở các nước đang phát
triển. Có nhiều tác phẩm đã bàn đến tình hình khẩn cấp của sự suy thoái môi
trường sinh thái toàn cầu, tìm kiếm những nguyên nhân và giải quyết vấn đề môi
trường hiện nay vì một tương lai phát triển bền vững của xã hội loài người như
“Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỷ XXI” [34] của Daisaku Ikeda và Aurelio
Peccei, “Một thế giới không thể chấp nhận được” [49] của Rône Duy Mong, các
tác phẩm của Alvin Toffler: “Cú sốc tương lai” của nhà xuất bản Thanh niên,
“Làn sóng thứ ba” (1992) của Nhà xuất bàn Thông tin lý luận….
Ở Việt Nam, các hoạt động nghiên cứu về vấn đề này đã có một quá trình
lịch sử lâu dài. Đó là những công trình nghiên cứu, điều tra, khảo sát về địa lý,
địa chất, sinh học, y dược, kinh tế, xã hội của nước ta của Chu Văn An, Tuệ Tĩnh
từ thế kỷ XIV, Lê Quý Đôn, Hải Thượng Lãn Ông từ thế kỷ XVIII. Đặc biệt luật
Bảo vệ môi trường đã có từ cách đây hơn 500 năm. Vào năm 1483, Vua Lê
Thánh Tông đã đưa vấn đề môi trường vào luật pháp nhà nước. Luật Hồng Đức
với 13 chương gồm 722 điều, trong đó có nhiều điều nói về vấn đề bảo vệ môi
trường như : điều 555 về bảo vệ động vật hoang dã, điều 610 về bảo vệ phòng
cháy, chữa cháy, điều 635 về giữ gìn vệ sinh môi trường.


7
Gần đây khi sự suy thoái môi trường sống đang là nguy cơ lớn đe dọa

trực tiếp cuộc sống của loài người thì yêu cầu phát triển bền vững trở thành
yêu cầu tất yếu của mọi quốc gia trong đó có Việt Nam. Do vậy vấn đề đạo
đức sinh thái đang được các nhà nghiên cứu hết sức quan tâm.
Các công trình nghiên cứu về đạo đức nói chung có thể kể ra ở đây như
Đạo Đức học [1] của E.V.Zolotukhina – Abolina (2006), Đạo đức học [23]
của Gbandeladze (1985) và Chuẩn mực đạo đức [73] của N.I.Xiđôrencô
(1975), Đỗ Huy (2002): cơ chế, chuẩn mực đạo đức xã hội và những hành vi
đạo đức cá nhân [32].
Còn các bài viết, ấn phẩm, sách báo, tạp chí bàn đến các khái niệm then chốt
như đạo đức sinh thái, ý thức, quan hệ, hành vi, chuẩn mực, giá trị đạo đức được sử
dụng làm tài liệu tham khảo trong luận văn có thể kể đến là Trần Lê Bảo (chủ biên)
(2001): Văn hóa sinh thái nhân văn [5]; Đỗ Thị Ngọc Lan (1994): Mối quan hệ giữa
thích nghi và biến đổi môi trường tự nhiên của con người trong quá trình hoạt động
sống [39]; Hồ Sỹ Quý (2005): Về đạo đức môi trường [53]; Vũ Trọng Dung (2005):
Vấn đề đạo đức sinh thái và việc giáo dục đạo đức sinh thái [17]; Vũ Minh Tâm
(2006): Văn hóa sinh thái nhân văn và hệ thống tự nhiên – xã hội – con người [58].
Các công trình kể trên được đăng trên tạp chí Triết học đã nghiên cứu vấn đề đạo
đức sinh thái trên bình diện lí luận – phương pháp luận.
Khi xem xét vấn đề đạo đức sinh thái, chúng ta cần đặc biệt quan tâm
đến các nghiên cứu sâu sắc, toàn diện của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm. Các
nghiên cứu của tác giả Phạm Thị Ngọc Trầm cho thấy vấn đề đạo đức sinh
thái ở Việt Nam trong nền kinh tế thị trường, xu thế toàn cầu hóa và các biện
pháp khắc phục. Nổi bật là tác phẩm Môi trường sinh thái - Vấn đề và giải
pháp [62] và rất nhiều bài báo trên các tạp chí Triết học, tạp chí Cộng sản
như Tư tưởng của Ph. Ăngghen về tính thống nhất vật chất của thế giới và ý
nghĩa của nó đối với việc giải quyết vấn đề sinh thái hiện nay [64]; Đạo đức
sinh thái: từ lí luận đến thực tiễn [66]; Vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái
trong điều kiện kinh tế thị trường [68]; Đạo đức sinh thái trong hoạt động



8
khai thác, sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường vì sự
phát triển bền vững [70]. Nghiên cứu của PGS. TS Phạm Thị Ngọc Trầm đã
làm rõ nội hàm khái niệm đạo đức sinh thái, bối cảnh xây dựng đạo đức sinh
thái ở Việt Nam hiện nay, mang lại những chỉ dẫn bổ ích cho tác giả khi
nghiên cứu đề tài này.
Vấn đề phát triển của Việt Nam trong những năm gần đây được đặc
biệt quan tâm. Nổi bật là các tác phẩm: Không chỉ là tăng trưởng về kinh tế -
nhập môn phát triển bền vững [61] do Lê Kim Tiến dịch, Phát triển bền vững
ở Việt Nam: Thành tựu, cơ hội thách thức và triển vọng [60] của Nguyễn
Quang Thái. Bên cạnh đó, cũng có nhiều nghiên cứu đã vạch ra được quan hệ
giữa phát triển bền vững với việc cư xử hòa hợp với tự nhiên, môi trường,
đồng thời đưa ra được những biện pháp để bảo vệ môi trường, xây dựng đạo
đức sinh thái và hướng đến phát triển bền vững: Phạm Văn Boong: Xây dựng
ý thức sinh thái – yếu tố đảm bảo cho sự phát triển lâu bền [8]; Nguyễn Văn
Lũy, Phạm Thành Nghị: Nâng cao ý thức cộng đồng vì mục tiêu phát triển
bền vững [41]; Phạm Quang Thao: Thương mại - môi trường và phát triển
bền vững ở Việt Nam [59]; Bùi Văn Dũng: Cơ sở triết học nghiên cứu mối
quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, chìa khóa cho sự phát triển lâu bền của xã
hội [19] và gần đây nhất là tác phẩm Môi trường và phát triển bền vững [36]
của Lê Văn Khoa.
Nhìn chung các công trình, bài viết được liệt kê ở trên chủ yếu mang
tính chất chung, chưa có một công trình tương đối hệ thống đi sâu nghiên cứu
vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam hiện nay. Hi vọng luận văn sẽ
góp phần làm sáng tỏ hơn vấn đề này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
Mục đích: Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề cơ bản về lí luận và thực
tiễn của đạo đức sinh thái, luận văn đi vào khảo sát thực trạng và đề xuất một
số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao việc xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt
Nam hiện nay.



9
Nhiệm vụ:
- Phân tích, làm rõ khái niệm đạo đức sinh thái và tầm quan trọng, nội
dung của việc xây dựng đạo đức sinh thái.
- Phân tích làm rõ những nhân tố tác động đến việc xây dựng đạo đức
sinh thái ở Việt Nam hiện nay.
- Đánh giá thực trạng xây dựng đạo đức sinh thái và kiến nghị một số
giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái ở nước ta hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Luận văn tập trung nghiên cứu vấn đề xây dựng đạo đức sinh thái ở Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu là khảo sát thực trạng xây dựng đạo đức sinh thái ở
Việt Nam từ năm 1986 đến nay (trong bối cảnh toàn cầu hóa, xây dựng kinh tế thị
trường và yêu cầu phát triển bền vững).
5. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu.
- Những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lê nin, quan điểm,
đường lối của Đảng cộng sản Việt Nam về đạo đức, tăng trưởng kinh tế, bảo
vệ môi trường là cơ sở lý luận cho việc giải quyết nhiệm vụ của luận văn.
- Phương pháp nghiên cứu chủ yếu sử dụng trong luận văn là kết hợp
giữa logic – lịch sử, phân tích – tổng hợp, so sánh.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn góp phần làm rõ thêm khái niệm, thực trang xây dựng đạo
đức sinh thái ở góc độ lý luận và thực tiễn.
- Đồng thời bước đầu đề ra những giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái
ở Việt Nam hiện nay
7. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của đề tài
- Luận văn góp phần làm rõ khái niệm đạo đức sinh thái ở góc độ lí luận
và thực tiễn, làm rõ tầm quan trọng của việc xây dựng đạo đức sinh thái đồng
thời bước đầu đề ra những giải pháp xây dựng đạo đức sinh thái mới ở nước ta.



10
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho chuyên đề giáo dục
ý thức bảo vệ môi trường, đạo đức sinh thái, môi trường, mối quan hệ giữa
kinh tế và sinh thái.
8 . Kết cấu của đề tài
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương và 5 tiết

NỘI DUNG
Chương 1
ĐẠO ĐỨC SINH THÁI VÀ NHỮNG NHÂN TỐ
ẢNH HƯỞNG TỚI VIỆC XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC SINH THÁI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Đạo đức sinh thái
1.1.1. Lược khảo một số quan điểm về đạo đức sinh thái
Với tư cách là một bộ phận của tri thức triết học, những tư tưởng đạo đức
học đã xuất hiện từ rất sớm trong triết học Trung Quốc, Ấn Độ, Hy Lạp cổ đại.
Cùng với sự phát triển của loài người cho đến ngày nay, đạo đức học - một trong
những hình thái ý thức xã hội tất yếu cũng có những thay đổi. Bên cạnh việc đề
ra những nguyên tắc chung hướng dẫn hành vi con người thì từ rất lâu xã hội đã
đặt ra yêu cầu đạo đức cho một số ngành nghề cụ thể. Đạo đức học ứng dụng đã
đi sâu khảo sát các vấn đề cụ thể như: phá thai, sát hại trẻ em, quyền lợi của thú
vật, quan hệ tính dục đồng giới, tội tử hình, chiến tranh nguyên tử v.v Đặc biệt
hiện nay đã hình thành một ngành đạo đức học ứng dụng mới dành cho tất cả
những ai đang sống trên hành tinh này: đạo đức học sinh thái. Trong vài thập
niên gần đây, ở một số nước phương Tây đã hình thành hẳn một chuyên ngành
đạo đức học nghiên cứu các vấn đề đạo đức liên quan đến môi trường tự nhiên
gọi là đạo đức học sinh thái. Những thành tựu nghiên cứu của nó có thể giúp tiếp

cận gần hơn với khái niệm đạo đức sinh thái.


11
Đạo đức học sinh thái được hình thành trên cơ sở nghiên cứu các lựa
chọn đạo đức bắt nguồn từ sự dính dáng của con người đến sự sống. Nó bao
hàm sự đánh giá lợi ích và rủi ro có liên quan tới sự can thiệp, tác động của
con người đến tự nhiên trong quá trình sinh sống của mình. Đạo đức sinh thái
hay còn được gọi là đạo đức môi trường hay đạo đức môi sinh. Sở dĩ gọi là
đạo đức sinh thái là căn cứ theo thuật ngữ “sinh thái” theo tiếng Hi lạp là
“oikos” nghĩa là nhà ở, nơi cư trú, sinh sống của các sinh thể, kể cả những
sinh vật nhỏ bé nhất cho đến con người. Còn theo cách hiểu hiện đại, sinh thái
là lĩnh vực của các mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau giữa cơ thể sống và
mối trường xung quanh chúng, cụ thể là mối quan hệ qua lại, tác động lẫn
nhau giữa con người – xã hội loài người và toàn bộ sinh quyển. Là một thuật
ngữ mới xuất hiện, đạo đức sinh thái đã và đang là vấn đề gây nhiều tranh cãi,
chưa đi đến một quan niệm thống nhất. Mỗi khuynh hướng có cách kiến giải
và quan niệm khác nhau. Cho đến nay, thế giới đã có một số quan niệm khác
nhau về vấn đề này.
Ngay từ lúc manh nha những ý tưởng đầu tiên về đạo đức học môi
trường hay đạo đức học sinh thái, các nhà khoa học hoạt động bảo vệ môi
trường đã sớm kêu gọi các nhà triết học hãy nhập cuộc. Cuối những năm bốn
mươi của thế kỷ XX, trong việc giải quyết vấn đề môi trường, ở phương Tây đã
xuất hiện một lý thuyết đạo đức gọi là đạo đức học sinh thái. Tiền bối trực tiếp
của đạo đức học sinh thái là Alado Leopold. Năm 1949, Alado Leopold trong tập
tiểu luận đăng trên niên giám A Sand County Almanac, nhan đề "The Land
Ethic” - Đạo đức về đất, đã đề ra những tư tưởng cơ bản, đặt nền móng cho sự
hình thành một khoa học mới về thái độ của con người đối với tự nhiên. Trong
tác phẩm này, sau khi phê phán thái độ thường thấy của con người với tự nhiên -
thái độ của kẻ toàn quyền, A. Leopold đã đề xuất một yêu cầu về bổn phận đạo

đức trong quan hệ giữa con người (xã hội) và tự nhiên nhằm bảo vệ sự toàn vẹn,
sự ổn định và vẻ đẹp của tự nhiên, của môi trường.


12
Tư tưởng của A.Leopold về việc xây dựng một thái độ, một quan hệ
mới, bình đẳng giữa con người và tự nhiên đã được nhiều học giả tiếp thu,
phát triển và mở rộng với tham vọng xây dựng một nền đạo đức mới, khác về
chất và cao hơn tất cả các hệ thống đạo đức truyền thống. Có thể coi đạo đức học
sinh thái là một nỗ lực lý luận nhằm xây dựng và biện minh cho những quy
phạm, những chuẩn mực hướng dẫn con người trong việc thiết lập một quan hệ
mới với tự nhiên, theo đó không cho phép con người khai thác tự nhiên chỉ vì lợi
ích của con người (cá nhân hay tập thể) mà không biết đến lợi ích của tự nhiên.
Trong bài viết này Leopold khẳng định rằng cội nguồn của cuộc khủng hoảng
sinh thái thuộc về lãnh vực triết học và một hành động chỉ được coi là đúng nếu
nó nhằm bảo vệ sự toàn vẹn, ổn định và vẻ đẹp của cộng đồng sinh vật, ngược
lại thì hành động đó là sai lầm. Tuy nhiên, nếu tuyệt đối hóa việc đề cao sự sống
của cộng đồng thì rất nguy hiểm. Bởi vì người ta có thể nhân danh cộng đồng để
chà đạp, thậm chí hủy diệt lợi ích cá nhân hoặc cộng đồng nhỏ hơn. Một số học
giả đã phản đối quan điểm của A.Leopold và cho rằng quan điểm đó có thể dẫn
tới chủ nghĩa phát xít môi trường [72, 25].
Sự kiện Ngày trái đất (the Earth Day) lần thứ nhất được tổ chức năm 1970
như là cú hích cho ngành đạo đức học sinh thái ra đời. Gần suốt thập niên này
các nhà triết học tìm cách xác định xem cái lãnh vực được gọi là đạo đức học
sinh thái có thể mang một diện mạo ra sao. Thập kỷ 80 của thế kỷ XX được đánh
dấu một bước ngoặt khi xuất hiện quyển sách “Tôn trọng thiên nhiên” của Paul
Taylor. Từ đó đến nay, đạo đức học sinh thái đi theo hai dòng: đạo đức duy sinh
vật gắn với tên tuổi của Paul W.Taylor, và đạo đức duy sinh thái gắn liền với tên
tuổi của Arne Naiess.
Đạo đức duy sinh vật là cách hiểu về tất cả các sinh thể sống, tất cả các

bộ phận của hệ thống sinh thái trái đất như là những thứ có giá trị tự thân và
quý giá từ bên trong - tức là độc lập với những lợi ích của con người. Quan
niệm này biến con người - “chúa tể của tự nhiên” ý thức được rằng sự sống là
một giá trị của mọi sinh vật, vi phạm sự sống của mỗi sinh vật là một tội ác.


13
Đại diện tiêu biểu của khuynh hướng đạo đức duy sinh vật là Paul W.Taylor.
Ông cho rằng trên thế gian này mọi sinh vật đều có giá trị nội tại và đều bình
đẳng với nhau. Theo ông, con người cần phải giữ thái độ tôn trọng đối với các
thể sinh vật khi con người nhìn nhận chúng là những thực thể có giá trị nội
tại, chẳng hạn như màu sắc, hình dạng… Mỗi sinh vật là một thực thể duy
nhất và chúng đều đấu tranh không ngừng để tồn tại. Paul W.Taylor muốn chỉ
rõ rằng, trong mối quan hệ với tự nhiên con người bao giờ cũng phải lấy cá
thể làm đối tượng để xét đoán và quyết định về cái tốt, cái xấu. Vì vậy, đạo
đức duy sinh vật cho rằng sự sống là một giá trị của mọi sinh vật, vi phạm sự
sống của mỗi sinh vật là một tội ác. Khi con người có được ý thức sâu sắc về
sự đồng nhất giữa các sinh vật, về giá trị của sự sống thì con người sẽ biết tôn
trọng và bảo vệ môi trường.
Với quan điểm của đạo đức duy sinh vật thì nếu con người muốn duy
trì sự tồn tại bình thường của mình trong vũ trụ này con người phải tôn trọng
sự công bằng tự nhiên đó - sự công bằng đến từng cá thể. Trường hợp phải sát
sinh, con người vẫn phải có trách nhiệm tạo lập sự công bằng, nghĩa là phải
đền bù để duy trì sự công bằng giữa các loài [Trích theo 53, 46]. Tuy nhiên,
điểm hạn chế là ở chỗ quan niệm đạo đức duy sinh vật mới chỉ đề cập đến sự
sống của cá thể sinh vật mà không nói tới con người phải tôn trọng sự sống
của cộng đồng sinh vật. Vì thế, đạo đức duy sinh vật không thực hiện được
mục đích đề ra là tôn trọng sự sống của từng cá thể vì mỗi cá thể không thể
tách rời cộng đồng sinh vật và môi trường xung quanh chúng.
Bên cạnh khuynh hướng đạo đức duy sinh vật là đạo đức duy sinh thái

gắn liền với tên tuổi của Arne Naiess. Arne Naiess và những người theo quan
điểm đạo đức duy sinh thái xem sự thống nhất của toàn thể sinh giới và vũ trụ
mới là căn bản. Không chỉ cá thể sinh vật cần được tôn trọng mà toàn bộ sự
sống và những yếu tố đảm bảo cho sự sống (tức toàn bộ cộng đồng sinh vật
cùng những điều kiện vật chất cần có cho sự sống) cũng phải được tôn trọng.
Ông đưa ra một chương trình hành động mà dựa vào đó, con người có thể cư


14
xử với tự nhiên một cách "có đạo đức". Xuyên suốt chương trình hành động
đó là quan niệm cho rằng, bản thân sự tồn tại của con người không mâu thuẫn
gì với toàn bộ sinh giới. Những mâu thuẫn nảy sinh thực ra là không tất yếu
mà là do con người quá chú ý đến lợi ích trước mắt mà thiếu ý thức về đạo
đức môi trường. Trong điều kiện hiện nay, chương trình của Arne Naiess tỏ ra
là một giải pháp có ý nghĩa.
Đạo đức duy sinh thái đòi hỏi con người vừa phải tôn trọng vật chất của
sự sống. Mỗi sinh vật sống trong một môi trường nhất định là thành phần tất
yếu của môi trường, do đó không được quyền tàn sát sinh vật. Một hành động
được coi là đúng, là tốt khi nó nhằm bảo vệ sự toàn vẹn ổn định, vẻ đẹp của
cộng đồng sinh vật và ngược lại là hành động xấu. Chúng ta có thể thấy nếu
đạo đức duy sinh vật chỉ đề cập đến giá trị nội tại của cá thể sinh vật thì đạo
đức duy sinh thái đề cao giá trị nội tại của vạn vật. Đạo đức duy sinh thái đã
mở rộng phạm vi điều chỉnh của đạo đức ra toàn bộ cộng đồng sinh vật, đòi
hỏi con người không chỉ tôn trọng sự sống của cá thể sinh vật mà còn phải tôn
trọng sự sống của cộng đồng sinh vật.
Thời gian gần đây, do các vấn đề suy thoái môi trường nổi lên như một
vấn đề nghiêm trọng của xã hội hiện đại, khái niệm đạo đức sinh thái hay đạo
đức môi trường được sử dụng phổ biến hơn thay thế cho các khái niệm đạo
đức duy sinh thái hay đạo đức duy sinh vật đã nói ở trên.
1.1.2.Khái niệm và đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái

Khái niệm đạo đức sinh thái
Năm 1854, Franklin Pierce, tổng thống của người da trắng ở
Washington muốn mua đất của người dân da đỏ. Trong quan niệm của vị tổng
thống này, đất đai là một thứ hàng hoá và có thể mua bán được nhưng với
người da đỏ thì đất đai cùng với những sinh vật sống trên đó có giá trị thiêng
liêng. Thủ lĩnh Seatle đã thay mặt cộng đồng da đỏ viết thư trả lời: "Con
người là gì, nếu cuộc sống thiếu những con thú? Và nếu chúng ra đi thì con


15
người cũng chết dần chết mòn vì nỗi buồn cô đơn về tinh thần, bởi lẽ điều gì
đến với con thú cũng sẽ xảy ra với chính con người" [Trích theo 53, 45].
Bức thư này được coi là hay nhất trong mấy trăm năm nay nói về quan
hệ giữa con người với tự nhiên. Nội dung của nó đã phản ánh thái độ nhân
đạo nhất của con người với môi trường, đất đai, và sinh vật nơi con người
sinh sống không phải là một thứ hàng hoá có thể bán được như ngày nay ta
thường quan niệm mà con người cũng không phải là kẻ thống trị muôn loài,
mà giản dị hơn, con người cũng chỉ là một phần tất yếu của giới tự nhiên, vũ
trụ. Nếu tách con người ra khỏi môi trường thân thuộc của mình, con người sẽ
bị trừng phạt và rơi vào trạng thái “cô đơn về tinh thần”.
Thái độ như vậy của con người đối với môi trường chính là trạng thái tinh
thần mà các nhà nghiên cứu gọi là đạo đức môi trường hay rộng hơn chính là
đạo đức sinh thái. Trong vài thập niên gần đây, ở một số nước phương Tây đã
hình thành hẳn một chuyên ngành đạo đức học nghiên cứu các vấn đề đạo đức
liên quan đến môi trường tự nhiên gọi là đạo đức học sinh thái. Những thành tựu
nghiên cứu của nó có thể giúp tiếp cận gần hơn với khái niệm đạo đức sinh thái.
Đạo đức học sinh thái là trào lưu triết học không chỉ khảo cứu hạnh phúc và
những mối liên hệ xã hội giữa mọi người với tư cách là những vấn đề đạo đức
của con người, mà còn có trách nhiệm về sự an bình của các thế hệ tương lai, của
cả vật nuôi và các dạng sống khác.

Để có một định nghĩa hoàn chỉnh về đạo đức sinh thái là một vấn đề
không đơn giản. Bởi lẽ như Ph.Ăngghen đã nói: “Đứng về một khoa học mà
nói, thì mọi định nghĩa đều có một giá trị nhỏ thôi” [45,121]. Đạo đức sinh
thái là các nguyên tắc đạo đức về thái độ của con người đối với môi trường và
quy tắc ứng xử cho con người để tôn trọng và bảo vệ môi trường. Nói cách
khác, đạo đức sinh thái là những nguyên tắc, quy tắc đạo đức, cách đối xử của
con người, của xã hội nói chung mang tính tích cực, phù hợp, thỏa đáng đối
với sự phát triển của tự nhiên nhằm đảm bảo mối quan hệ hòa hợp giữa “con
người – xã hội và tự nhiên”. Bởi sống trong môi trường sinh thái – nhân văn,


16
con người với tư cách là một động vật – xã hội luôn chịu sự ràng buộc, quy
định của ba mối quan hệ nêu trên.
Theo tác giả Vũ Trọng Dung: “Đạo đức sinh thái bao gồm một hệ
thống những quan điểm, quan niệm, tư tưởng, tình cảm, nguyên tắc, quy tắc,
chuẩn mực…quy định, điều chỉnh hành vi của con người trong quá trình biến
đổi và cải tạo tự nhiên nhằm phục vụ cho sự sống của con người, sự tồn tại và
phát triển của xã hội trong những điều kiện sinh thái còn có những nét đặc
thù riêng” [18, 77].
Ngoài quan điểm nói trên, một số tác giả cho rằng: “Đạo đức sinh thái
là một nền đạo đức mới trong môi trường nơi mà con người mở rộng hết sức
những khả năng của mình thông qua công nghệ”, “đạo đức sinh thái là đạo
đức được mở rộng bởi công nghệ và văn hóa ” [26,52], “đạo đức học sinh thái
chính là môn học về con người trong bối cảnh công nghệ mà con người đang
sống” [35, 54]. Một quan điểm khác về đạo đức môi trường “là một hình thái
ý thức xã hội, là tổng hợp các quy tắc, nguyên tắc, chuẩn mực nhờ đó con
người tự giác điều chỉnh hành vi của mình với môi trường sao cho phù hợp
với lợi ích và hạnh phúc của con người, với tiến bộ xã hội và với sự phát triển
môi trường một cách bền vững” [20,5]. Mỗi một định nghĩa quan tâm đến một

khía cạnh của khái niệm đạo đức sinh thái. Nhưng điểm chung mà ta nhận
thấy đó là hầu hết các định nghĩa đều chỉ ra rằng nếu như đạo đức xã hội điều
chỉnh mối quan hệ giữa con người với con người thì đạo đức sinh thái điều
chỉnh các mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Nói cách khác, đạo đức
sinh thái là sự phản ánh về phương diện đạo đức hiện thực mối quan hệ giữa
con người và tự nhiên. Ý thức, quan niệm, tình cảm đạo đức sinh thái phải
được xây dựng trên nền tảng triết lý hài hoà giữa con người và thiên nhiên,
trên cơ sở lý tưởng đạo đức “Thiên - Nhân hoà đồng” hay sự đồng tiến hoá
của tự nhiên và xã hội, vì sự phát triển bền vững. Đó chính là sự tiếp thu
những tinh hoa trong quan niệm, tình cảm đạo đức sinh thái truyền thống kết
hợp với những tri thức sinh thái mới để tạo thành một ý thức sinh thái mới. Có


17
thể hiểu ý thức sinh thái mới là sự nhận thức một cách sâu sắc, toàn diện,
khoa học về tự nhiên (các giá trị nội tại và sử dụng của các yếu tố tự nhiên,
cùng những quy luật tồn tại và vận động của chúng); về vị trí và vai trò của
con người trong mối quan hệ với tự nhiên; về trách nhiệm, nghĩa vụ của con
người trong việc điều khiển một cách có ý thức mối quan hệ đó hướng đến
mục tiêu phát triển bền vững của xã hội và sự đồng tiến hoá giữa xã hội và tự
nhiên. Điều này chỉ có thể đạt được bằng con đường tuyên truyền, giáo dục,
dưới tất cả mọi hình thức, đối với tất cả mọi đối tượng trong xã hội, nhằm
cung cấp cho con người những tri thức sinh thái cần thiết cũng như tình cảm
yêu thiên nhiên vốn có của con người Việt Nam. Từ sự hiểu biết, con người sẽ
tự giác điều chỉnh hành vi của mình đối với thiên nhiên một cách có đạo đức
và có trách nhiệm.
Đạo đức sinh thái được hình thành trong quá trình con người tác động
vào tự nhiên, lấy từ nó những vật phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát triển
của mình. Đây là một quá trình hiện thực, xuất hiện từ khi con người thoát ra
khỏi thế giới động vật và tiếp diễn theo tiến trình lịch sử, được thực hiện trong

sự phát triển, thay thế lẫn nhau giữa các hình thái kinh tế xã hội cụ thể. Theo
chúng tôi, đạo đức sinh thái là một hình thức đạo đức xã hội đặc thù, là hệ
thống những quan điểm, nguyên tắc, chuẩn mực điều chỉnh hành vi của con
người trong quá trình cải biến tự nhiên phục vụ cho cuộc sống của con người
và xã hội đồng thời đảm bảo sự cân bằng và khả năng phục hồi của tự nhiên.
Vốn xuất hiện như là sự phản ứng lại thách thức của các mối đe dọa
mang tính toàn cầu hiện nay, trước hết là của khủng hoảng sinh thái, đạo đức
sinh thái đòi hỏi sự tái định hướng những giá trị của ý thức theo tinh thần tôn
trọng và quý mến thiên nhiên, khước từ thái độ “tiêu sài” đang là áp đảo trong
xã hội. Để xây dựng đạo đức mới đó, các nhà đạo đức học sinh thái cho rằng,
cần thiết phải phê phán và đoạn tuyệt với cơ sở nhận thức của đạo đức truyền
thống về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên. Theo họ, quan hệ giữa con
người và tự nhiên trong truyền thống được xây dựng trên 3 quan niệm căn bản


18
là: chủ nghĩa nhân bản của Hi Lạp cổ đại, Thuyết sáng thế của Thiên chúa
giáo và chủ nghĩa duy lý thời Khai sáng.
Ngay từ thời Hy lạp cổ đại đã hình thành tư tưởng coi con người là
trung tâm, là sản phẩm cao nhất của tự nhiên. Vì thế nó có thể dẫn tới sự tuyệt
đối hoá vị thế của con người so với phần còn lại của giới tự nhiên. Con người
trong quan niệm của các triết gia Hy Lạp cổ đại, là thước đo của vạn vật, là
trung tâm của vũ trụ. Theo Thuyết sáng thế của Thiên chúa giáo thì Thiên
chúa sáng tạo ra thế giới bao gồm vạn vật và con người. Khác với vạn vật,
con người nhận được một đặc ân là được sáng tạo theo hình ảnh của Chúa.
Cho nên con người là sinh thể duy nhất có được năng lực sáng tạo và con
người tự tách ra, đứng cao hơn vạn vật. Đến triết học Khai sáng, các nhà triết
học đề cao đến mức tuyệt đối hoá vai trò của lý trí, tư duy. B.Pascal từng cho
rằng, con người là một cây sậy biết tư duy. Với luận điểm đó, ông quan niệm
rằng, so với vạn vật con người chỉ là một sinh thể yếu ớt như cây sậy; nhưng

ưu thế của con người là ở năng lực tư duy, điều mà vạn vật không có được. R.
Descarter còn tiến xa hơn trong việc tuyệt đối hoá vai trò của tư duy với mệnh
đề nổi tiếng “Tôi tư duy nghĩa là tôi tồn tại”. Đề cao tư duy tức là đề cao ưu
thế của con người so với tự nhiên.
Những nhà đạo đức học sinh thái cho rằng, do bị chi phối bởi 3 quan
điểm truyền thống đó, loài người có lúc đã rơi vào chủ nghĩa duy nhân loại,
coi con người là sinh thể trung tâm, thượng đẳng, là nguồn gốc của mọi giá
trị. Để khắc phục hạn chế này, những nhà đạo đức học sinh thái chủ trương
xây dựng mối quan hệ bình đẳng, hài hoà giữa con người và tự nhiên, môi
trường dựa trên một quan điểm cơ bản là: Tất cả mọi sinh thể, vật thể đều có
giá trị nội tại. Theo các nhà đạo đức học sinh thái, tất cả mọi sinh thể, vật thể
đều có giá trị thực dụng và giá trị nội tại. Giá trị thực dụng của vật thể là giá
trị của vật thể đối với con người, là khả năng đáp ứng một nhu cầu nào đó của
con người. Chẳng hạn, nước có giá trị thực dụng vì nó đáp ứng nhu cầu nước
của con người, lương thực có giá trị thực dụng vì nó đáp ứng nhu cầu lương


19
thực của con người. Khác với giá trị thực dụng, giá trị nội tại của vật thể là
giá trị của vật thể đó tự có, không tuỳ thuộc vào việc nó có đáp ứng được hay
không đáp ứng được nhu cầu nào đó của con người hay xã hội loài người.
Triết lý của đạo đức sinh thái trực tiếp phủ nhận triết lý của học thuyết
coi con người là trung tâm của Anthropocentrism – một học thuyết có cội
nguồn từ văn hóa Hi-La và từ lâu trở thành “mô hình Châu Âu của sự cảm
nhận thế giới”. Con người là trung tâm là cách hiểu con người như là nguyên
nhân của sự tồn tại của thế giới, thế giới được dành cho con người và con
người là thước đo của mọi giá trị. Mô hình nhận thức này đề cao sự chinh
phục của con người với tự nhiên và bị các nhà đạo đức học sinh thái coi là
nguyên nhân sâu xa dẫn tới tình trạng ngày càng xấu hơn đi của môi trường.
Như vậy, nhận thức sai lầm về quan hệ giữa con người và tự nhiên đã

dẫn đến hành động sai lầm và vô đạo đức của con người đối với tự nhiên. Để
bảo vệ tự nhiên và bảo vệ chính con người, cần xây dựng một nền đạo đức
mới: đạo đức sinh thái với những đặc trưng cơ bản sau:
Đặc trưng cơ bản của đạo đức sinh thái
Là một hình thức của đạo đức xã hội, đạo đức sinh thái ngoài những đặc
trưng chung của đạo đức xã hội còn có nhiều nét đặc trưng riêng của mình.
Thứ nhất, đạo đức sinh thái không chỉ giới hạn trong mối quan hệ trực
tiếp giữa con người với môi trường tự nhiên mà còn được thể hiện trong quan
hệ giữa con người với con người. Mác viết: “Bản chất con người của tự nhiên
chỉ tồn tại với con người xã hội, vì chỉ trong xã hội, tự nhiên đối với con
người mới là một cái khâu liên hệ con người với con người;… chỉ có trong xã
hội, tự nhiên mới biểu hiện ra là cơ sở tồn tại có tính chất người của bản thân
con người” [47, 170]. Sự thống nhất đó không phải là sự thống nhất trong
trạng thái tĩnh lặng mà luôn luôn sống động, là một quá trình lịch sử luôn biến
đổi và phát triển không ngừng. Nó được thực hiện thông qua lao động của con
người trong quá trình sản xuất vật chất, thông qua thực tiễn. Để có thể bảo vệ,
thiết lập mối quan hệ hài hòa với tự nhiên, con người cần phải giải quyết thỏa
đáng những vấn đề kinh tế - xã hội trên tất cả các phạm vi: cộng đồng, dân


20
tộc, nhân loại như vấn đề phát triển kinh tế, chuyển giao và sử dụng công
nghệ, gia tăng dân số, ngăn chặn chiến tranh, bảo vệ hòa bình….
Thứ hai, đạo đức sinh thái là một dạng thức đặc biệt của đạo đức xã
hội. Nói đến đạo đức là phải nói đến quan hệ giữa chủ thể và khách thể đạo
đức. Trong quan hệ đạo đức xã hội nói chung con người có thể vừa là chủ thể,
vừa là khách thể. Nhưng trong quan hệ đạo đức sinh thái, con người bao giờ
cũng là chủ thể đạo đức, tác động lên tự nhiên một cách có ý thức, có mục
đích để mang lại lợi ích về cho mình, còn tự nhiên chỉ là khách thể. Do vậy,
đặc trưng cơ bản của mối quan hệ đạo đức sinh thái so với đạo đức xã hội là ở

chỗ chúng ta chỉ có thể xem xét nó theo một chiều từ con người và xã hội đến
tự nhiên dựa trên quan niệm và cách ứng xử cụ thể của con người. Có thể nói,
sự khác nhau cơ bản giữa đạo đức xã hội và đạo đức sinh thái là ở chỗ: nếu
như đạo đức xã hội điều chỉnh hành vi của con người trong mối quan hệ giữa
con người với con người, giữa con người với cộng đồng thông qua cơ chế lợi
ích, được thực hiện bằng sự tự ý thức và bằng dư luận xã hội, nghĩa là sự tác
động theo hai chiều, từ chiều chủ thể đến chiều khách thể và ngược lại; thì
trong đạo đức sinh thái, hành vi của con người thường chỉ đi theo một chiều
từ chủ thể con người đến các đối tượng tự nhiên, còn chiều tác động ngược lại
từ tự nhiên lên con người chỉ có thể nhận biết được sau tất cả những hậu quả
mà con người đã gây ra cho tự nhiên và thường đến lúc đó thì đã quá muộn để
con người có thể sửa chữa, khắc phục.
Thứ ba, đạo đức sinh thái đòi hỏi tính tự giác cao độ của con người.
Nếu như ở quan hệ đạo đức xã hội, trong mối quan hệ giữa con người với con
người, cả chủ thể và khách thể đều đưa ra những nguyên tắc, quy tắc, chuẩn
mực để điều chỉnh hành vi của người khác thì ở quan hệ đạo đức sinh thái,
trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, chỉ có con người tự giác đặt
ra những nguyên tắc, chuẩn mực để điều chỉnh hành vi của mình. Thậm chí
việc thực hiện những nguyên tắc và chuẩn mực đó cũng đều do sự thôi thúc
của lương tâm, do sự tự ý thức được trách nhiệm, nghĩa vụ của mình đối với
môi trường sinh thái. Để làm được điều này đòi hỏi con người cần phải hiểu


21
biết ngày càng sâu sắc và đầy đủ hơn về các quy luật tồn tại, phát triển và các
giá trị của yếu tố tự nhiên, phải có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò của
con người trong mối quan hệ đó.
Thứ tư, cũng như đạo đức xã hội, đạo đức sinh thái cũng được biểu hiện
trước tiên thông qua quan hệ lợi ích và giá trị. Tuy nhiên lợi ích và giá trị
trong đạo đức sinh thái mang tính đặc thù. Phần khái niệm đạo đức sinh thái

chúng tôi đã chỉ rõ các khách thể tự nhiên có hai loại giá trị: một là giá trị tự
thân, vốn có do bản chất khách quan của nó quy định, hai là tính hữu ích, giá
trị sử dụng. Giá trị tự thân của các khách thể tự nhiên là toàn bộ những thuộc
tính khách quan vốn có, tạo thành bản chất khách quan của chúng, được thể
hiện ở đặc trưng cơ bản là sự sống và phục vụ sự sống. Các khách thể tự
nhiên từ vô cơ đến hữu cơ, từ vi mô đến vĩ mô như ánh sáng, mặt trời, đất,
nước, không khí, động thực vật, tài nguyên khoáng sản, đều có giá trị tự thân
của nó ngay khi xuất hiện và cũng trải qua một quá trình vận động, biến đổi,
tiến hóa lâu dài và phức tạp. Các giá trị đó tồn tại độc lập trong bản thân
khách thể tự nhiên, quy định bản chất khách quan của chúng, phục vụ cho sự
tồn tại và phát triển của giới tự nhiên, mà không phụ thuộc vào sự có mặt hay
không có mặt của con người và xã hội loài người. Như vậy, giá trị tự thân của
tự nhiên về cơ bản chính là lợi ích của chúng và nó không có sự thay đổi lớn
trong suốt thời gian tồn tại của chúng nếu không có sự tác động của con người
và xã hội loài người.
Tính hữu ích hay giá trị sử dụng thậm chí cả thực dụng của các khách
thể tự nhiên là tất cả những tính năng của chúng được con người nhận thức,
khai thác và đem vào sử dụng trong sản xuất và đời sống. Vì thế, giá trị sử
dụng của các khách thể tự nhiên như thế nào chủ yếu là do chủ thể, phụ thuộc
vào sự hiểu biết, vào nhu cầu và mong muốn của con người ở khách thể tự
nhiên. Một khách thể tự nhiên được coi là có giá trị sử dụng khi nó được sử
dụng như là một phương tiện nhằm thỏa mãn nhu cầu và mang lại một lợi ích
nào đó cho chủ thể tức là cho con người. Đặc điểm của giá trị sử dụng của các


22
khách thể tự nhiên là hoàn toàn phụ thuộc vào nhu cầu và lợi ích của con
người. Một khi nhu cầu của con người thay đổi thì giá trị sử dụng của các
khách thể tự nhiên cũng thay đổi theo. Trong nhiều trường hợp, để thỏa mãn
nhu cầu của mình, con người không những đã khai thác, tận dụng triệt để các

giá trị sử dụng, tính hữu ích của tự nhiên mà còn xâm hại sâu sắc đến giá trị tự
thân của các khách thể tự nhiên. Điều này chính là nguyên nhân gây nên
những tổn hại nghiêm trọng cho tự nhiên như cạn kiệt các nguồn tài nguyên, ô
nhiễm và suy thoái môi trường… Bên cạnh những hậu quả vừa kể trên –
những hậu quả mà ta có thể nhìn thấy được thì những việc làm phi đạo đức
của con người còn làm cho mâu thuẫn của con người và tự nhiên dần dần
được tích lũy, đến một lúc nào đó vượt quá ngưỡng chịu đựng của các khách
thể tự nhiên thì tự nhiên sẽ bắt đầu sự “trả thù” của mình. Các cuộc khủng
hoảng sinh thái cục bộ diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới cũng như nguy cơ của
một cuộc khủng hoảng sinh thái toàn cầu đang đe dọa toàn bộ sự sống trên
hành tinh Trái đất của chúng ta là những minh chứng bước đầu cho sự trả thù
của tự nhiên đối với con người và xã hội loài người.
Thứ năm, đạo đức sinh thái cũng như đạo đức xã hội xét về mặt cấu
trúc cũng bao gồm ba yếu tố: ý thức đạo đức sinh thái, quan hệ đạo đức sinh
thái và hành vi đạo đức sinh thái. Ý thức đạo đức sinh thái được thừa nhận là
“hệ thống quan điểm, quan niệm của con người về hệ sinh thái và ý thức về
trách nhiệm của con người trong hệ sinh thái đó” [8, 52]. Muốn vậy, con người
phải nhận thức một cách tự giác về tự nhiên như các yếu tố của tự nhiên và quy
luật hoạt động của chúng, về vị trí, vai trò của con người trong mối quan hệ với
tự nhiên và về trách nhiệm, nghĩa vụ của con người trong việc điều khiển một
cách có ý thức mối quan hệ đó. Quan hệ đạo đức sinh thái được biểu hiện ra ở
quan hệ lợi ích, lợi ích của cả chủ thể đạo đức (con người) lẫn khách thể đạo
đức (giới tự nhiên). Vấn đề đặt ra ở đây là, con người cần phải ý thức được một
cách đúng đắn vị trí, vai trò của mình trong mối quan hệ với tự nhiên, cần phải
giải quyết một cách hài hoà mối quan hệ lợi ích giữa con người và giới tự


23
nhiên. Không chỉ thế, con người còn cần phải thay đổi thái độ đối với giới tự
nhiên, từ thái độ khai thác, bóc lột sang khai thác đi đôi với xây dựng và bảo

vệ, tái tạo và tôn trọng giới tự nhiên.
Hành vi đạo đức sinh thái là sự biểu hiện cao nhất của đạo đức sinh
thái, là sự tổng hợp của tất cả các yếu tố hợp thành đạo đức sinh thái: ý thức
sinh thái, quan hệ đạo đức sinh thái và việc thực hiện đạo đức sinh thái. Hành
vi đạo đức sinh thái được điều chỉnh bởi một hệ thống các chuẩn mực và giá
trị đạo đức sinh thái, thể hiện sự thống nhất trong chủ thể đạo đức những nhu
cầu khách quan của xã hội, những hoạt động tự giác, tích cực của con người
trong việc khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo
vệ môi trường. Hành vi đạo đức sinh thái là cách ứng xử của con người đối
với hệ sinh thái. Hành vi đạo đức sinh thái có thể là tự giác hoặc tự phát, được
điều chỉnh, quy định bởi những chuẩn mực, quy tắc đạo đức sinh thái nhất
định. Hành vi đạo đức sinh thái cao nhất, hoàn hảo nhất và cũng bao trùm
nhất là sự tự giác của con người trong việc tuân thủ nghiêm ngặt các điều luật
đã được ghi rõ trong Luật bảo vệ môi trường của nước ta năm 1994.
Thứ sáu, về bản chất, đạo đức sinh thái mang tính xã hội bởi vì hệ thống
chuẩn mực đạo đức sinh thái ra đời bao giờ cũng gắn liền với giai cấp và thời đại
nhất định. Quan niệm, tình cảm đến hành vi ứng xử của con người với tự nhiên
ra sao còn phụ thuộc vào bản chất của chế độ xã hội, vào quan hệ sản xuất thống
trị. Ngoài ra hệ chuẩn mực hành vi đạo đức sinh thái còn phụ thuộc ở trình độ
nhận thức của con người, ở quan hệ lợi ích của con người với tự nhiên.
Thứ bảy, ngoài những đặc trưng kể trên, đạo đức sinh thái còn mang
tính lịch sử cụ thể. Mỗi một thời đại, mỗi một giai đoạn phát triển của lịch sử
xã hội loài người đều có những hệ chuẩn mực đạo đức sinh thái khác nhau.
Như ta thấy đạo đức sinh thái được hình thành trong quá trình con người tác
động vào tự nhiên, lấy từ nó những vật phẩm cần thiết cho sự tồn tại và phát
triển của mình. Tất yếu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên hay đạo đức
sinh thái sẽ có sự thay đổi khi lực lượng sản xuất của xã hội có sự phát triển.
Chẳng hạn trong đạo đức sinh thái truyền thống phương Đông có nhiều quan



24
niệm mang đậm tính nhân văn như “Thiên – Nhân hợp nhất” hay “Thiên –
Địa – Nhân hòa đồng”. Trong điều kiện hiện nay những giá trị sinh thái
truyền thống đó đang trong quá trình chuyển đổi mạnh mẽ.
Từ những đặc trưng kể trên, có thể nhận thấy điểm khác biệt căn bản giữa
đạo đức xã hội và đạo đức sinh thái là ở chỗ: nếu ở đạo đức xã hội, mối quan
hệ giữa con người với con người được điều chỉnh bởi hành vi của con người
đối với con người, con người với xã hội thông qua cơ chế lợi ích và được thực
hiện bằng sự tự ý thức và dư luận xã hội, nghĩa là sự tác động diễn ra theo hai
chiều, từ chủ thể đến khách thể và ngược lại, thì ở đạo đức sinh thái, mối quan
hệ giữa con người với tự nhiên được điều chỉnh bởi hành vi của con người
thông qua lợi ích, song sự tác động đó chỉ diễn ra theo một chiều từ chủ thể
(con người) đến khách thể (tự nhiên), còn chiều ngược lại, tức là sự tác động
của tự nhiên đến con người chỉ nhận biết được sau tất cả những hậu quả mà
con người gây ra cho tự nhiên.
1.2. Xây dựng đạo đức sinh thái
1.2.1 Cơ sở lý luận để xây dựng đạo đức sinh thái
Triết học có nhiệm vụ giải quyết vấn đề phương pháp luận trong quá trình
xây dựng ý thức đúng đắn của con người trong quan hệ với tự nhiên. Có thể nói,
những nguyên lí cơ bản của mối quan hệ giữa con người với tự nhiên trong triết
học Mác là cơ sở lí luận vững chắc để xây dựng đạo đức sinh thái mới.
Các tư tưởng triết học trước Mác, cả ở phương Đông và Phương Tây,
về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên có nhiều yếu tố tích cực,
nhưng cơ bản còn mang tính chất duy tâm, siêu hình. Kế thừa những tư tưởng
tích cực, khắc phục những hạn chế, khi xem xét mối quan hệ giữa con người
với tự nhiên, C.Mác và Ăngghen đã đưa ra những tư tưởng đúng đắn dựa trên
các căn cứ khoa học. Một trong những tư tưởng nổi bật được cả xã hội loài
người thừa nhận đó là xã hội không thể tồn tại và phát triển, nếu không có quá
trình thường xuyên sản xuất và tái sản xuất. Theo các nhà kinh điển, hoạt
động sản xuất là hoạt động cơ bản, đặc trưng riêng của con người. Chính

×