Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích-Phong Hòa Phong Điền-Thừa Thiên Huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT
KHOA NGỮ VĂN & VĂN HÓA HỌC
NGÀNH VĂN HÓA HỌC








VẤN ĐỀ BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ VĂN
HÓA LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH – PHONG HÒA
PHONG ĐIỀN – THỪA THIÊN HUẾ


KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC K32



GVHD : Th.S Võ Thị Thùy Dung
SVTH : Trần Văn Huy



Đà Lạt, tháng 5 năm 2012


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành khóa luận này, cũng như trong quá trình học tập tại


trường. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới :
- Ban giám hiệu Trường Đại Học Đà Lạt.
- Quý thầy cô khoa Ngữ Văn & Văn hóa Học đã tận tình giảng dạy và
giúp đỡ tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.
- Thư viện tổng hợp tỉnh Thừa Thiên Huế.
- UBND huyện Phong Điền, Phòng Văn hóa thông tin huyện.
- UBND xã Phong Hòa, Ông Nguyễn Thế, Phó phòng văn hóa thông tin
Huyện, Trưởng ban quản lý làng cổ Phước Tích, Bác Hoàng Tấn Minh,
trưởng thôn Phước Phú cùng toàn thể bà con dân làng Phước Tích đã cho tôi
nhiều tư liệu quý báu để hoàn thành khóa luận.
Nhân đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình người thân và
bạn bè đã quan tâm, động viên tôi trong quá trình học tập cũng như làm khóa
luận.
Đặc biệt tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc tới Th.S Võ Thị Thùy Dung đã tận
tình giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Đà Lạt, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Tác giả

Trần Văn Huy





LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Những kết
quả và số liệu trong khóa luận là trung thực và chưa được ai công bố dưới
bất kỳ hình thức nào.
Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước khoa và nhà trường về lời cam

đoan này.

Đà Lạt, ngày 25 tháng 5 năm 2012
Tác giả

Trần Văn Huy












1
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
1. Lý do chọn đề tài 3
2. Mục đích nghiên cứu 4
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 4
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 6
5. Phương pháp nghiên cứu 6
6. Đóng góp của khóa luận 7
7. Bố cục của khóa luận 7
CHƯƠNG 1.TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH

LÀNG PHƯỚC TÍCH 8
1.1. Điều kiện tự nhiên 8
1.1.1. Vị trí địa lý hành chính 8
1.1.2. Đặc điểm khí hậu 9
1.1.3. Hệ thống giao thông 10
1.1.4. Hệ thống sông ngòi, ao hồ 11
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội 13
1.2.1. Dân số 13
1.2.2. Tình hình kinh tế 14
1.2.3. Tình hình xã hội 14
1.3. Nguồn gốc hình thành làng Phước Tích 15
1.3.1. Lịch sử hình thành làng Phước Tích 15
1.3.2. Ngài khai canh làng Phước Tích 17
CHƯƠNG 2. VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH 20
2.1. Văn hóa vật chất 20
2.1.1. Văn hóa cảnh quan kiến trúc của làng 20
2.1.2. Văn hóa vật thể đình, chùa, đền miếu, nhà rường cổ 21
2.2. Văn hóa tinh thần 22
2.2.1. Tín ngưỡng 22
2.2.2. Tôn giáo 38
2.2.3. Phong tục tập quán 39

2
2.2.4. Lễ hội 49
2.2.5. Trò chơi dân gian 52
2.3. Văn hóa xã hội 56
2.3.1. Dòng họ 56
2.3.2. Văn hóa dòng họ, xóm, phe 56
2.4. Văn hóa làng nghề truyền thống 57
CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG, GIẢI PHÁP BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY

GIÁ TRỊ VĂN HÓA LÀNG PHƯỚC TÍCH 59
3.1. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích 59
3.1.1. Những thành tựu của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 59
3.1.2. Những hạn chế của việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa 60
3.1.3. Nguyên nhân dẫn đến sự yếu kém trong bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa 63
3.2. Những giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa làng cổ. 64
KẾT LUẬN 75
TÀI LIỆU THAM KHẢO 77
PHỤ LỤC


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, chúng ta đang chứng kiến những bước phát triển mạnh mẽ của quá
trình khu vực hóa, toàn cầu hóa. Sự phát triển mới trong quan hệ giao lưu quốc tế
đòi hỏi mỗi quốc gia, dân tộc phải khẳng định tính độc lập tự chủ của mình. Nhân tố
quan trọng nhất để đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của mỗi nước chính là sức
mạnh văn hóa. Chính vì vậy, vấn đề gìn giữ và phát huy những giá trị văn hoá
truyền thống không còn là vấn đề của từng quốc gia riêng rẽ mà đã mang tính toàn
cầu và khu vực.
Phước Tích là một làng cổ của tỉnh Thừa Thiên Huế có nền văn hóa lâu đời.
Trải qua nhiều thời kỳ lịch sử dân làng vẫn giữ gìn và tiếp tục phát huy những tinh
hoa trong vốn văn hóa truyền thống của làng mình. Tuy nhiên, dưới tác động của
quá trình đô thị hóa, sự giao lưu văn hóa phần nào đã làm mai một dần văn hóa
truyền thống. Những năm gần đây, xu hướng mở cửa đã thúc đẩy nền kinh tế, xã hội
của tỉnh Thừa Thiên Huế phát triển và tăng trưởng nhanh, đó là dấu hiệu đáng mừng
ở một tỉnh mà đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên trong một chừng
mực nhất định, những tác động không thuận lợi của cơ chế thị trường nếu chúng ta

không có những định hướng, giải pháp kịp thời thì hậu quả thật khó lường, bởi tác
động đó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến không gian lịch sử, văn hóa, cảnh quan truyền
thống của các di tích lịch sử - văn hóa, không chỉ riêng ở thành phố Huế, mà còn có
thể xảy ra ở nhiều địa phương khác. Làng cổ Phước Tích cũng không phải là một
ngoại lệ.
Trong tinh thần hướng về cội nguồn, hướng về văn hóa làng xã - nơi nuôi
dưỡng văn hóa dân tộc - việc tìm hiểu các giá trị văn hóa truyền thống của ngôi làng
cổ Phước Tích để từng bước bảo tồn và tiến hành phục dựng các giá trị văn hóa là
một việc làm vô cùng cấp thiết.
Bên cạnh đó, việc bảo tồn - phát huy các giá trị văn hóa truyền thống làng
Phước Tích hiện nay còn nhiều hạn chế do các điều kiện kinh tế, xã hội và sự nhận
thức của con người còn nhiều bất cập so với yêu cầu đặt ra. Vì vậy, vấn đề bảo tồn

4
và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống ở làng hiện nay cần được nghiên cứu cả
trên bình diện lý luận lẫn thực tiễn.
Chính vì những lý do trên mà chúng tôi đã chọn đề tài “Vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa làng cổ Phước Tích – Phong Hòa – Phong Điền – Thừa
Thiên Huế” làm đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình. Hy vọng qua đó có thể góp
một phần công sức trong việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa của dân tộc nói
chung cũng như cho sự phát triển của làng cổ Phước Tích nói riêng.
2. Mục đích nghiên cứu
Đề tài khảo sát, thu thập tư liệu về tình hình văn hóa – xã hội truyền thống của
làng từ lúc hình thành cho đến nay, qua đó cho thấy khả năng bảo tồn và phát huy
trong tương lai. Bởi bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa là một trong
những nhiệm vụ quan trọng nhằm xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà
bản sắc dân tộc. Việc điều tra sưu tầm, nghiên cứu văn hóa của làng cổ Phước Tích
(Phong Hòa – Thừa Thiên Huế) cũng không ngoài mục tiêu đó.
Thông qua việc nghiên cứu, những giá trị văn hóa của làng cổ sẽ được khắc
họa. Trên cơ sở đó, người nghiên cứu sẽ đề xuất những biện pháp khôi phục lại

những vẻ đẹp truyền thống, phục dựng lại nghề gốm cổ truyền, các công trình mang
sắc thái văn hóa của địa phương.
3. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Văn hóa làng là một trong những nét đặc sắc của nền văn hóa Việt Nam, bởi
vậy nó đã thu hút được sự quan tâm đặc biệt của không ít các nhà nghiên cứu trong
và ngoài nước.
Có thể kể đến như Việt Nam Phong Tục của Phan Kế Bính (Nxb.Tp. Hồ Chí
Minh, 1995), Cơ sở văn hóa Việt Nam của Ngô Quốc Vượng (Nxb. Giáo dục,
1999), Việt Nam văn hóa sử cương của Đào Duy Anh (Nxb. Văn hóa Thông tin,
2002), Mấy vấn đề văn hóa làng xã Việt Nam trong lịch sử của Phan Đại Doãn
(Nxb. Chính trị quốc gia, 2004). Đây được xem là những công trình tiêu biểu, có
đóng góp to lớn trong việc tìm hiểu, nghiên cứu văn hóa làng của người Việt. Đồng
thời, đây cũng là những công trình đóng vai trò gợi mở, định hướng cho người
nghiên cứu trong quá trình thực hiện khóa luận.

5
Nghiên cứu văn hóa Huế nói chung và làng cổ Phước Tích nói riêng đã thu hút
được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu văn hóa. Được biết đến sớm nhất
là bản chép tay Nghề gốm Phước Tích, (1971) của cụ Nghè Lê Trọng Ngữ (người
làng Phước Tích). Cuốn sách đã ghi chép lại lịch sử hình thành nghề gốm, vùng đất
chọn làm gốm, cách thức cũng như quy trình sản xuất gốm. Tuy nhiên, tác giả chỉ
dừng lại ở việc viết về nghề gốm truyền thống của làng mà chưa đi sâu vào các giá
trị văn hóa khác của làng như : nhà rường cổ, đền miếu…
Bản chép tay Nghề gốm Phước Tích của Lê Trọng Ngữ đã làm tiền đề cho các
nhà nghiên cứu đi sau tìm hiểu về làng cổ này. Dựa vào những tư liệu của người đi
trước, tác giả Nguyễn Hữu Thông đã công bố công trình Huế - Nghề và làng nghề
thủ công truyền thống, (Nxb. Thuận Hóa, 1994). Cũng giống như Lê Trọng Ngữ,
tác giả cũng chỉ mới đề cập đến phương diện nghề gốm truyền thống của làng mà
chưa nêu lên được các giá trị văn hóa khác.
Năm 2004, hội Kiến trúc sư Việt Nam - Sở Văn hoá Thông tin Thừa Thiên

Huế - Ủy ban nhân dân huyện Phong Điền đã xuất bản công trình Làng di sản
Phước Tích. Điều đáng ghi nhận là công trình đã đề cập khá toàn diện về những giá
trị truyền thống của làng.
Gần đây nhà nghiên cứu văn hóa Huế Nguyễn Hữu Thông (chủ biên) đã công
bố công trình Từ Kẻ Đôộc đến Phước Tích – chân dung ngôi làng gốm cổ bên dòng
Ô Lâu do Nxb. Thuận Hóa ấn hành năm 2011. Trong cuốn sách này, ông đã chỉ ra
cho chúng ta thấy bức tranh văn hóa khá toàn diện về làng Phước Tích. Tuy nhiên
cũng chỉ mới dừng lại ở những nét văn hóa tiêu biểu của làng như nghề gốm truyền
thống, kiến trúc, tín ngưỡng tâm linh, mà chưa đưa ra những biện pháp, cũng như
định hướng để bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa của làng.
Ngoài những công trình nghiên cứu kể trên, cũng có khá nhiều bài viết tìm
hiểu về văn hóa làng Phước Tích như GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính có bài “Làng
cổ Phước Tích – thử nhìn nhận các giá trị và đề xuất hướng phát triển nối tiếp” (in
trong Kỷ yếu Làng di sản Phước Tích, 2004) đã cho chúng ta biết được những giá
trị văn hóa đặc sắc của làng như nhà rường, nhà vườn, nghề gốm…và cũng đã đề
xuất được các hướng phát triển cho làng Phước Tích. Tuy nhiên, vấn đề bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa làng chưa được ông quan tâm chú trọng.

6
Cũng trong Kỷ yếu Làng di sản Phước Tích, tác giả Nguyễn Phước Bảo Đàn
với bài viết “Làng gốm Phước Tích – thực trạng và triển vọng” đã đưa ra nhiều
thông tin thú vị về nghề gốm truyền thống của làng cùng những thuận lợi và khó
khăn mà làng gốm đang gặp phải và những triển vọng phát triển trong tương lai.
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc giới thiệu một cách
tổng quan hoặc đề cập đến làng Phước Tích ở một vài khía cạnh đơn lẻ. Chưa có
một công trình nào đi sâu tìm hiểu vấn đề bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng
cổ.
Kế thừa những thành tựu của các nhà nghiên cứu đi trước, cùng quá trình điền
dã tại làng, chúng tôi mạnh dạn chọn vấn đề này làm đề tài cho khóa luận tốt nghiệp
của mình. Hy vọng sẽ đóng góp một phần nhỏ bé vào công cuộc bảo tồn và phát

huy các giá trị của nền văn hóa dân tộc nói chung cũng như văn hóa truyền thống
làng Phước Tích nói riêng.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Khóa luận tập trung nghiên cứu các giá trị văn hóa của làng cổ Phước Tích với
những biểu hiện phong phú, đa dạng mà phức tạp của nó, để qua đó tìm ra giải pháp
bảo tồn và phát huy.
Phạm vi nghiên cứu của khóa luận là toàn bộ các giá trị văn hóa truyền thống
như: phong tục tập quán, lễ hội, tôn giáo tín ngưỡng, nghề thủ công truyền thống,
các công trình văn hóa…, của làng Phước Tích còn tồn tại đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp chủ yếu được chúng tôi sử dụng trong quá trình thực hiện khóa
luận là phương pháp điền dã dân tộc học. Trong quá trình điền dã chúng tôi đã sử
dụng phương pháp phỏng vấn sâu, quan sát, tham dự…nhằm ghi nhận đầy đủ các
thông tin và nội dung phù hợp với đề tài.
Phương pháp phân tích, tổng hợp là phương pháp quan trọng được sử dụng
trên cơ sở các nguồn tư liệu thu thập được. Nhằm đem lại những kết luận khoa học
và khách quan nhất. Ngoài ra, chúng tôi còn vận dụng các phương pháp như liên
ngành Văn hóa – Xã hội học, phương pháp định tính…, một cách phù hợp nhất đáp
ứng mục tiêu của đề tài.

7
6. Đóng góp của khóa luận
Thực hiện khóa luận, chúng tôi mong muốn góp phần mang đến cái nhìn đầy
đủ, toàn diện về văn hóa truyền thống của làng Phước Tích. Qua đó chỉ ra những
thuận lợi và khó khăn trong công tác bảo tồn để đề xuất giải pháp cho việc phục hồi,
bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa của làng cổ Phước Tích – Phong Hòa –
Thừa Thiên Huế.
Ngoài ra, khóa luận sẽ góp phần vào việc làm sáng tỏ thêm một mảng trong
bức tranh văn hóa đa màu của dân tộc mà Phước Tích là vùng đất điển hình.
7. Bố cục của khóa luận

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, nội dung chính của khóa
luận được triển khai trong 3 chương :
Chương 1. Tổng quan về địa bàn và nguồn gốc hình thành làng Phước Tích
Chương 2. Văn hóa truyền thống làng cổ Phước Tích
Chương 3. Thực trạng, giải pháp bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa làng
Phước Tích








8
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN VÀ NGUỒN GỐC HÌNH THÀNH
LÀNG PHƯỚC TÍCH

1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1. Vị trí địa lý hành chính
Làng cổ Phước Tích được bao bọc bởi sông Ô Lâu, giáp với tỉnh Quảng Trị,
cách Thành phố Huế 40km về phía bắc, thành lập từ năm 1470 dưới thời Lê Thánh
Tông, được đánh giá vào hàng vẹn nguyên, quý giá không chỉ ở miền Trung mà còn
của cả nước. Kết quả điều tra bước đầu cho biết trong số 117 ngôi nhà của làng
Phước Tích hiện còn 27 ngôi nhà rường - vườn truyền thống, trong đó có 12 ngôi
nhà có giá trị đặc biệt về mặt kỹ thuật và thẩm mỹ.
Không những vậy, làng còn có hàng loạt hệ giá trị văn hóa được xem là đầy
đủ, độc đáo và hiếm hoi. Cụ thể như: hệ thống thiết chế kiến trúc văn hóa tín
ngưỡng như đình, chùa, hệ thống nhà thờ họ, đền, miếu, am cảnh quan thiên nhiên

và cảnh quan xóm làng nhuần nhị, xanh tươi ngút ngàn. Đặc biệt là không gian và
văn hóa sống cộng đồng đặc trưng, thuần khiết của làng quê Việt còn được tiếp tục
bảo tồn, duy trì tại làng
Làng Phước Tích xưa thuộc tổng Phò Trạch, Phủ Thừa Thiên, đến năm 1945
thuộc xã Phong Lâu, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên. Sau này khi sáp nhập
huyện và tỉnh thì đổi là xã Phong Hòa, huyện Hương Điền (Phong Điền + Hương
Điền), tỉnh Bình - Trị - Thiên (Quảng Bình + Quảng Trị + Thừa Thiên), nay lại
phân chia lại theo địa lý như cũ: thôn Phước Phú thuộc xã Phong Hòa, huyện Phong
Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế.
Về địa lý, làng Phước Tích nằm ở vị trí 16035' độ vĩ Bắc và 107005' độ kinh
Đông, có diện tích khoảng 1km
2
. Địa thế khá đặc biệt : Sông Ô Lâu bao bọc quanh
làng trừ lối thông ra ngoài tại Cống (Trước đây gọi là Cống ông Khóa Thạo) ở phía
chính Bắc và cầu Phước Tích ở phía Tây - Tây Nam, phía Bắc và Đông Bắc giáp

9
các làng Phú Xuân, Mỹ Xuyên, Mỹ Cang, đi về Ưu Điềm (thị trấn - huyện lỵ cũ của
huyện Phong Điền) khoảng 4 km theo hướng Đông Bắc.
Phía Tây Nam là làng Mỹ Chánh, chợ và ga Mỹ Chánh, từ ga Mỹ Chánh theo
đường sắt vào cố đô Huế là 40 km và theo đường Quốc lộ 1 thì từ cầu Mỹ Chánh ra
Quảng Trị là 19 km. Phía Nam là làng Hội Kỳ - nơi có mộ phần ngài Thủy tổ của
họ Lê Trọng ở Phước Tích. Làng Phước Tích bao gồm cả Hà Cát xứ ở hữu ngạn
sông Ô Lâu dành làm nghĩa trang, nơi để mộ phần của những người quá cố. Đây
vốn là một doi cồn cát. Phía Tây Bắc làng có một cái hà (hồ) rộng khoảng 2 mẫu,
theo truyền thuyết thì doi cồn cát là cây bút còn cái hồ là nghiên mực.[15,56]
Có lẽ do vậy mà người làng Phước Tích thường theo nghiệp bút nghiên và có
tiếng là làng hiếu học, nhiều người đỗ đạt, ở thời kỳ nào của lịch sử cũng có người
đỗ đạt cao, làm những chức quan to cả văn lẫn võ, có công với triều đình, nhà nước
và xã hội. Trong làng còn có 1 đền văn miếu tồn tại cho đến bây giờ, có những cây

cổ thụ tuổi thọ đến trên 600 năm như cây Thị ở "miếu Cây Thị" (có bộng rỗng có
thể chứa cả 1 tiểu đội du kích trong kháng chiến) hay cây Bàng trước từ đường họ
Hồ, cây Cừa (Si) ở Bến cây Cừa cũng có tuổi thọ khoảng 400 năm. Bến cây Cừa là
nơi đông người qua lại, người trong làng hay xuống bến gánh nước hoặc xuống tắm,
đây cũng là một trong những nơi đưa người quá cố qua Hà Cát xứ bằng thuyền, năm
Đinh Tỵ - 1977 do bão lụt nên cây Cừa đã đổ, hiện nay đã có một số gốc Cừa con
mọc lại.
1.1.2. Đặc điểm khí hậu
Phước Tích nằm trong vùng khí hậu mang tính chất nhiệt đới gió mùa, nhiệt
độ trung bình cao. Số ngày nắng kéo dài trong mùa hạ, thường có gió nồm (Đông
Bắc) đồng thời cũng chịu ảnh hưởng của gió Lào (Tây Nam) loại gió này mang tính
chất "phơn" rất nóng và khô cho nhiệt độ càng tăng cao. Dẫn đến làm cho thời kỳ
khô nắng kéo dài ảnh hưởng trực tiếp đến công việc sản xuất trong làng.
Vào mùa đông nhiệt độ thường xuống thấp thất thường, hay chịu tác động của
những đợt áp thấp nhiệt đới dẫn đến mưa lớn kéo dài gây nên bão tố, lũ lụt, xói
mòn.

10

Bao quanh Phước Tích là dòng Ô Lâu, đây là ưu đãi của thiên nhiên dành cho
mảnh đất này. Dòng sông đã mang lại nguồn lợi lớn cho nhân dân Phước Tích từ
bao thế kỷ nay. Do chịu ảnh hưởng chung của địa hình miền Trung nên sông ngắn,
độ dốc chênh lệch lớn, vào mùa nắng nước sông xuống thấp, mùa mưa nước dâng
lên cao gây lũ lụt. Tuy nhiên dòng sông là nơi có nguồn thủy sản, rong rêu mang giá
trị lớn về mặt kinh tế cũng như đời sống sinh hoạt của cư dân làng.
1.1.3. Hệ thống giao thông
Về phương diện giao thông, từ xưa Phước Tích đã có nhiều thuận lợi về đường
thủy lẫn đường bộ. Dòng Ô Lâu và chi nhánh của nó chảy xuyên qua hầu hết địa
phận cư trú của các làng từ Phước Tích, Phú Xuân, Mỹ Xuyên đến Ưu Điềm. Đây
là tuyến giao thông đường thủy quan trọng vào bậc nhất không riêng gì đối với làng

mà cả đối với nhân dân các xã trong vùng. Từ Phước Tích, người dân có thể sử
dụng thuyền để lên rừng khai thác lâm thổ sản, ra đầm phá đến cửa biển vào Thanh
Hà - Phú Xuân - Huế để giao lưu kinh tế, văn hóa.
Phước Tích cách quốc lộ 1A khoảng 2km nằm trên đường quốc lộ 49B có vị
trí thuận lợi cho việc đi lại vận chuyển, khai thác nguyên vật liệu, lưu thông hàng
hóa, dễ dàng cho việc đón nhận, tiếp xúc những luồng văn hóa, tư tưởng từ nơi khác
tới.
Với vị trí giao thông thuận lợi, Phước Tích ngày càng được mở rộng và hoàn
chỉnh thêm, góp phần thích đáng cho sự giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội.
Điều kiện tự nhiên thuận lợi như vậy tạo đã cho Phước Tích nhiều ưu thế để
phát triển một nền kinh tế toàn diện, tác động đến quá trình định cư lập nghiệp, phát
triển kinh tế của mỗi người dân ngay từ buổi đầu.
Tuy nhiên, do có sông Ô Lâu bao quanh, Phước Tích bị bó lại trong một tổng
thể không thể thoát ra được, đất đai không có khả năng mở rộng ra, sự giao lưu bên
ngoài bị hạn chế, người dân có cuộc sống khép kín, hướng nội.
Điều kiện tự nhiên đã mang lại thuận lợi cùng với khó khăn đến cho nhân dân
Phước Tích. Để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay người dân Phước Tích phải
sống trên những thách thức và trở ngại, phải biết tận dụng những ưu đãi để vượt qua
các chướng ngại vật phục vụ cho cuộc sống.

11

1.1.4. Hệ thống sông ngòi, ao hồ
- Sông Ô Lâu
Phước Tích không những có giá trị vật thể do bàn tay con người tạo dựng mà
có cả những di sản do thiên nhiên ban tặng, hòa quyện, đan xen, tạo cho ngôi làng
có được cái giá trị quý hiếm toàn diện. Trong đó phải kể đến dòng sông Ô Lâu, một
dòng sông đẹp.
Dòng sông được khởi nguồn từ những khe suối của dãy Trường Sơn hùng vĩ,
nguồn sông cao hơn mặt nước biển ước khoảng 500 mét, chảy ngang qua địa phận

Khe Trăng, Khe Trái, Huỳnh Trúc, Huỳnh Liên, thôn Hòa Mỹ, Phong Thu, Mè, Mỹ
Xuyên (phía thượng nguồn) rồi chầm chậm chảy qua dãy đá giăng vào địa phận
làng Phước Tích, nương theo đôi bờ, uốn lượn, bao quanh từ phía đầu làng nơi có
miếu thờ ngài Khai Canh đến tận phía cuối làng nơi có chùa Phước Bửu.
Dòng sông trong xanh ấy đã tưới mát cho những vườn quả, hoa viên, nhờ vậy
cây trái trong vườn quanh năm tươi tốt. Những ngày trời quang mây tạnh, dòng
sông Ô Lâu trôi chảy êm đềm, mặt sông trong vắt, in rõ hình núi xanh, mây trắng
với lũy tre làng, cây Bàng, lò gốm trông thật dịu dàng nhưng cũng có lúc giận hờn,
trách móc.
Dòng sông thật gần gũi, gắn bó với dân làng từ những niềm vui với người còn
sống tại Cồn Dương đến nỗi buồn khi phải tiễn đưa người mất về với nghĩa trang
Hà Cát.
Minh hoạ cho sự gắn bó, gần gũi giữa dòng sông với đời người, ông Nguyễn
Duy Mai, người làng Phước Tích có bài thơ "Có Không"
“Đời người sáng có, chiều không.
Ra đi để lại nỗi lòng nhớ thương
Sinh thời ở chốn Cồn Dương
Chết về Hà Cát, tây phương ngút ngàn.
Phù du tiền của trần gian
Đi rồi cũng để hai bàn tay không

12

Xác thân phủ kín ở trong.
Thuyền tang một chuyến sang sông không về
Ô Lâu nặng với tình quê
Thuyền tang mấy chuyến đi rồi hở sông?
Ô Lâu vẫn mãi dòng sông
Đời người sao lại có không thế này?”
Từ thượng nguồn dòng sông chảy quanh co, uốn khúc rồi hợp lưu với dòng

thác mang nước đổ về phá Tam Giang.
Từ thượng nguồn đến phá Tam Giang dài khoảng 30km, uốn lượn nhiều đoạn,
một trong những đoạn đẹp nhất của nó là đoạn bao bọc xứ Cồn Dương (Phước
Tích) dòng chảy êm đềm, phẳng lặng rất phù hợp cho sự phát triển nghề gốm. Địa
hình của Phước Tích nhìn từ đầu đến cuối làng trông như cái nan quạt xòe ra.
Vì vậy làng được xây dựng trên một phương vụ hướng về chính Nam, lấy Ô
Lâu làm yếu tố minh đường. Theo thuật phong thủy "khí là cha, nước là mẹ" khí là
bản thể của nước, nước là cái khí hữu hình, nơi có nước chứng tỏ nơi ấy có khí.
Dòng nước quanh co, uốn khúc chảy ngang qua rồi vòng trở lại bao bọc lấy
làng, dòng chảy du dương êm đềm bồi lắng mặt bờ thì phúc lộc cho làng càng lớn
- Hà (hồ) sen Hà Trì
Hà Sen cũng là một trong số những di sản của làng, hà nằm ở vị trí Trung
Tâm, phía trên là phần đất xóm Thượng Hòa, phần dưới là phần đất xóm Hạ Hòa
mang đậm nét triết lý phong thủy, có hình dạng trông như một chiếc túi lớn (phần
dưới phình rộng, phía trên nhỏ dần, chỗ nhỏ nhất co thắt là nơi đặt chiếc cống xây
bằng gạch vồ cuốn tròn, kiểu dáng như một số cống ở Huế vào Đại Nội). Đây là
chiếc cống đi lại nằm trên tuyến đường liên thôn (nơi đây biểu tượng cho điểm thắt
buộc chiếc túi)
Từ đây đến chỗ tiếp giáp với dòng nước của sông Ô Lâu khoảng 100 mét, phía
bên này là phần đất làng Phước Tích, bờ bên kia là đất làng Mỹ Xuyên. Hàng năm
đến mùa mưa lũ, nước sông Ô Lâu dâng cao đưa nước từ thượng nguồn chảy vào
cung cấp cho hà, các loại cá cũng như theo đường này vào sinh sống.

13

Trước đây, dưới triều Nguyễn, hà được giao cho chùa quản lý, sử dụng vào
việc hương khói, lễ lược
Để có nguồn thu, chùa chia hà ra làm 2 khu vực, khu vực trên thế đất cao (gọi
khu vực trốt hà) dùng trồng lúa 1 vụ, khu vực phía dưới thấp trũng, dùng trồng sen,
nuôi cá, nên hà có tên gọi "Tam Bảo Hà Điền" nhờ nguồn thu nhập này, chùa mới

có nguồn quỹ để chi dùng hương khói, lễ lược hàng năm.
Ngoài ra, một số bộ phận dân làng ở gần khu vực hà cũng được hưởng lợi
bằng cách nuôi cá, bắt chim Mùa hè gần đến ngày Phật Đản, sen hồng, sen trắng
nở đầy khoe sắc đưa hương. Phật tử cắt hoa dâng lên cúng Phật.
Chung quanh hà là những hàng mưng trải dài quanh năm tỏa bóng. Nơi đây
cũng là nơi hội tụ lý tưởng của nhiều loại chim như : cò, vạc, le le, vịt nước đến
săn mồi, làm tổ ngày một nhiều.
Diễn tả vẻ đẹp của hà, cụ Đoàn Văn Nghệ có bài thơ mang tự đề "Phước Tích
quê ta ơi" (Trích 3 câu trong bài thơ nói về hà) :
Tiếng chim cu gáy bâng khuâng trưa hè
Hà Sen soi bóng le le
Tung tăng cá quẫy bên đìa hàng mưng
Cạnh hà có một cồn Trèng khá lớn, nơi đây là nơi đổ các phế phẩm hư hỏng
sau mỗi phiên ra lò. Cồn Trèng là nơi minh chứng cho sự ra đời và phát triển của
nghề gốm. Bởi nhờ nghề gốm mà dân làng có được cuộc sống ấm no, sung túc, có
của ăn, của để.
Hà có hình là một cái túi rút đựng tiền của, phải chăng tiền nhân chọn vị trí
cạnh hà để đổ phế phẩm gốm (Hà biểu tượng cái túi, cồn Trèng biểu tượng cho tiền
của vậy).
1.2. Điều kiện kinh tế, xã hội
1.2.1. Dân số
Trong bối cảnh vỡ ra của xã hội truyền thống thời hiện đại, nghề gốm đất nung
của làng Kẻ Độôc - Phước Tích vang danh một thời cũng nhanh chóng tàn phai bởi
sự công phá ngày càng mạnh mẽ và nghiệt ngã của nhu cầu, thị hiếu và vật dụng,

14

nguyên vật liệu hiện đại. Chính vì thế mà ngôi làng trước đây, dân số rất đông có
lúc lên đến 1.900 người. Nhưng đến năm 1981, dân số giảm xuống còn 651 người.
Đến năm 2003, dân số của làng chỉ còn 452 người/125 hộ. Theo số liệu thống kê

gần đây của thôn thì tính đến năm 2010 chỉ còn 320 người. Đặc biệt là trong đó, lại
có đến trên dưới 40% là người già. Như vậy chúng ta có thể nhận thấy từ khi nghề
gốm của làng mất vai trò, không còn là nghề chủ đạo trong phát triển kinh tế chung
của các hộ gia đình thì dân số đã giảm xuống một cách rõ rệt.
Sở dĩ làng có sự giảm dân số như vậy là do những thanh niên trong làng đã
vào Nam ra Bắc để lập nghiệp, cho nên chỉ trong vòng mấy năm dân số của làng đã
giảm một cách đáng báo động.
1.2.2. Tình hình kinh tế
Nền kinh tế của làng trước kia chủ yếu dựa vào nghề làm gốm truyền thống,
gốm của làng Phước Tích nổi tiếng một thời, được nhiều nơi biết đến. Không những
tạo ra những sản phẩm trong sinh hoạt hằng ngày như : om, tréc, lu, độôc
[1]
,… mà
còn có những sản phẩm đạt đến độ tinh xảo, thẩm mỹ cao. Có một số sản phẩm
được dùng trong triều Nguyễn xưa. Vì thế có câu :
“Om Phước Tích ngon cơm hoàng đế
Sen Hà Trì quý thể Phú Xuân”
Hiện nay thì nghề gốm đang đứng trước nguy cơ bị mai một, nên người dân
trong làng chỉ còn biết làm nghề khác để sinh sống, trong làng ngoài nghề gốm ra
còn có nghề ép dầu chuồn, nghề làm bột (bột nấu cháo bánh canh), nghề thợ xây
(thợ nề), nghề dạy học, trong làng số lượng thầy cô giáo khá đông bởi vì đây là một
làng có truyền thống hiếu học, nhiều người học hành đỗ đạt cao.
1.2.3. Tình hình xã hội
Mô hình làng Phước Tích cũng giống hầu hết mô hình làng miền Bắc, cũng
khép kín và có cổng làng, dân cư thì sống san sát nhau. Điều này tạo điều kiện cho
quan hệ hàng xóm láng giềng ngày càng gắn bó khăng khít. Các gia đình ở làng này
hầu hết là gia đình mở rộng, 3-4 thế hệ cùng chung sống với nhau, bao gồm ông bà,

1
. Om là nồi đất hay còn gọi là niêu, Lu là vật dụng để đựng gạo…


15

cha mẹ và con cái. Thường thì người con trai trưởng có trách nhiệm thờ cúng ông
bà, cha mẹ, nên phải đứng ra phụng dưỡng cha mẹ. Làng trước kia được tổ chức
theo các ngõ xóm: xóm Thượng Hòa (xóm ngoài), xóm Trung Hòa (xóm giữa), xóm
Hạ Hòa (xóm cuối).
Trong đó, xóm Giữa (xóm Lò bây giờ) cồn đất nổi cao thuận lợi cho việc dựng
các lò gốm, nên dân cư của xóm này có đời sống khá giả hơn các xóm khác; vì thế,
dân làng thường truyền tụng câu ca:
“Xóm giữa nhiều bạc, nhiều chì
Nhiều o con gái, nhiều dì hẳn hoi”
Đứng đầu mỗi xóm có trưởng xóm, ông được dân bầu lên để lo việc quản lý,
điều hành công việc của xóm như tu sửa đường sá, bến nước, lo tang ma, cưới
xin Ngoài ra ở Phước Tích còn có các tổ chức tự quản, như xâu, phe. Xâu là tổ
chức nghề nghiệp của những người cùng chung một lò gốm (thường 5 đến 7 nhà tập
hợp nhau lại làm một xâu). Còn phe là một tổ chức tự quản của những người cùng
địa vực cư trú (nó gần giống với tổ chức giáp theo địa vực). Ở Phước Tích có 2 phe:
phe đông và phe tây. Đứng đầu mỗi phe có trưởng phe; ông có nhiệm vụ tập hợp
những người trong phe để lo gách vác việc chung của làng.
1.3. Nguồn gốc hình thành làng Phước Tích
1.3.1. Lịch sử hình thành làng Phước Tích
Năm Hưng Long thứ 14 (1306) thời nhà Trần, Vua Chiêm Thành là Chế Mân
dâng sính lễ là hai châu Ô, Rí, để xin cưới công chúa Huyền Trân. Năm 1307 vua
Trần Anh Tông đổi tên thành Châu Thuận (phía Nam Quảng Trị) và Châu Hóa
(toàn Thừa Thiên Huế ngày nay). Sau khi Chế Mân mất, Chế Bồng Nga lên nối
ngôi thường hay đem quân sang đánh phá đòi lại đất hai châu Thuận Hóa.
Năm 1470 hiệu Hồng Đức nguyên niên, vua Chiêm là Bàn La Trà Toàn đem
mười vạn quân thuỷ bộ sang đánh Châu Hoá. Tướng Trấn giữ là Phạm Văn Hiển bỏ
chạy, được tin cấp báo vua Lê Thánh Tông thân hành dẫn binh đánh đuổi giặc

Chiêm. Chiến dịch thắng lợi. Đã đưa biên giới Đại Việt vào đến đèo Đại Lãnh.

16

Ngài Hoàng Minh Hùng theo chiếu vua Lê, bình Chiêm thắng lợi được triều
đình phong tặng Đặc Tấn phụ quốc thượng Tướng quân, Cẩm y vệ. Đô chỉ huy sứ,
Ty chỉ huy sứ, quản trị phó tướng. Hoàng Minh Hùng - người quê gốc làng Cảm
Quyết - huyện Quỳnh Lưu - tỉnh Nghệ An. Theo chủ trương của triều đình, chiêu
mộ dân vào vùng đất mới để định cư lập nghiệp, Ngài Hoàng Minh Hùng cùng với
mười một ngài thuỷ tổ của 11 dòng họ đều là quê hương Cảm Quyết
[2]
.
Tất cả là 12 dòng họ đầu tiên vào xứ Cồn Dương khai hoang lập ấp xây dựng
nên Làng Phước Tích ngày nay.
Theo sách Ô Châu Cận Lục, vào năm 1553, tên của làng là Dõng Quyết.
Trước Thế kỷ XVI, thời (Lê Mạc) thuộc Kim Tòa – Châu Hóa. Sau đổi là Cồn
Dương (Giàng) xã Hiệu Phước Giang. Triều Tây Sơn năm 1778 đổi là Hoàng
Giang.
- Năm 1802 Vua Gia Long đổi tên là Phước Tích .
- Năm 1835 Phước Tích thuộc Tổng Phò Trạch
- Năm 1945 Phước Tích thuộc xã Phong Lâu (tên được đặt do xã có vị trí cạnh
sông Ô Lâu)
- Năm 1958 xã đổi tên Phong Hoà, thuộc huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên
Huế. Dưới thời Nguyễn, ngoài việc đổi tên làng, năm 1802 Gia Long lên ngôi đặt
kinh đô ở Phú Xuân, theo lệnh, làng Phú Xuân gốc ở Tả Ngạn sông Hương phải giải
tỏa đi tìm nơi định cư mới. Một bộ phận dân làng Phú Xuân khoảng 15 hộ đã đến
dải đất phù sa của làng Phước Tích, nơi dùng trồng thuốc lá (gọi là phường thuốc)
để ở, và lấy tên gốc là Phú Xuân.
[3]
. Như vậy, trên xứ Cồn Dương từ đầu triều

Nguyễn có thêm làng Phú Xuân.
Tại làng Phước Tích, sau 12 dòng họ đầu tiên đến khai hoang lập làng, tiếp
đến Thế kỷ 19 có thêm 2 họ Lê Văn và Lương Á (Vĩnh). Việc nhập làng của 2 họ
này phải trải qua một thời gian phấn đấu, có công xung phong đi lính cho làng, nạp
đủ thuế đinh, thuế điền; chấp hành tốt quy ước, luật lệ của làng… Đến đầu thế kỷ
20, có thêm 3 họ Nguyễn Đình, họ Lâm Văn và họ Hoàng Văn được nhập làng. Đến

2
.

Gia phả họ Hoàng lưu tại nhà bác Hoàng Bang ở Phước Tích
.

3
.
Theo Dương Văn An, Ô Châu Cận Lục, 1955.


17

đầu thế kỷ 21, xét họ Nguyễn Đức đến sinh sống tại làng đã 7 đời, có dân đinh, có
nhà thờ họ, có gia phổ lý lịch rõ ràng, con cháu của họ từ trước đến nay đều sinh
hoạt, chấp hành khá tốt hương ước, nên ngày 05 tháng 11 Mậu Tý, tức là ngày 1
tháng 12 năm 2008, Hội đồng tộc trưởng làng Phước Tích đồng ý cho họ Nguyễn
Đức được nhập làng. Như vậy tính đến nay, đã có 18 dòng họ có từ đường và một
số bà con đến nhập cư. Tất cả trước sau đều hết lòng chung lo xây dựng quê hương
làng xóm. Lúc đầu làng chia ra 3 xóm (Tam Hòa). Đến năm Thành Thái thứ hai
(1890) lập thêm Xóm Hội, Xuân Viên nhưng vẫn quen tên gọi xóm, mỗi xóm đều
có xóm trưởng, xóm phó. Để điều hành công việc của xóm như tế lễ, quan hôn, tang
chế…

Đến nay thì làng đã có 6 xóm : xóm Hội, xóm Cừa, xóm Thị, xóm Lò, xóm
Đình, xóm Dưới. Mỗi xóm chia ra kiệt, cuối mỗi kiệt đều có xây dựng bến nước dọc
theo bờ sông Ô Lâu để sinh hoạt tắm giặt, gánh nước tưới cây. Nhờ vậy cây trái
vườn quanh năm tươi tốt. Trong làng có tất cả 12 bến, mỗi bến có tên gọi riêng như
bến Hội, bến Lò, bến Cừa, bến Cây Bàng, bến Đình, bến Cạn, bến Cây Thị, bến
Vạn, bến Miếu Vua, bến Cầu, bến Cạn 2, bến Chùa.
1.3.2. Ngài khai canh làng Phước Tích
Ngài khai canh làng Phước Tích, xã Phong Hòa, huyện Phong Ðiền, Thừa
Thiên Huế là Hoàng Minh Hùng, tục gọi là Nồi. Ngài theo vua Lê vào bình Chiêm
thắng lợi, được triều đình phong tặng "Ðặc tấn phụ Quốc thượng tướng quân,
Cẩm y vệ, Ðô chỉ huy sứ ty, Chỉ huy sứ Quảng Trị, Phó tướng Hùng Minh Hầu".
Khi trở về, ngài chiêu mộ dân binh vào Nam. Thấy vùng Cồn Dương phù hợp với
dự tính lâu dài của mình là nghề gốm. Ngài trở về cố hương, là làng Cảm Quyết
(Dũng Quyết), huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An, chiêu tập thêm 11 họ nữa vào đất
Cồn Dương khai khẩn lập làng. Ðó là các họ Phan, Ðoàn, Hoàng, Hồ, Lê Ngọc,
Nguyễn Bá, Nguyễn Duy, Trần, Trương, Nguyễn Phước, Lê Trọng và Lương
Thanh.


18


Miếu Đôi thờ ngài Khai Canh và Bổn Nghệ
Vì có công khai canh lập làng, lại truyền nghề cho dân làng nên ngài Hoàng
Minh Hùng được nhân dân trong làng hết sức ngưỡng mộ, kính trọng. Trên câu đối
ghi trước Miếu Ðôi, nơi thờ tổ nghề có ghi:
Thương thương dĩ chế khí
Tùy vật nhi phú hình
Dịch là:
(Theo dạng chế thành khí

Tùy vật nắn ra hình)
để ghi nhớ công ơn truyền thụ nghề nghiệp của Ngài.
Một câu thơ khác trong gia phả họ Hoàng ở làng Phước Tích còn ghi:
"Nhất thiên vi lô tạo hoá công
Nhất bàn luân chuyển, chuyển vô cùng
Tùy vật đại tiểu hình giai phó
Ðào tạo đô quy thủ đoạn trung"
Dịch là:
“Thợ tạo lò trời sẵn có đôi
Một bàn xoay mãi, mãi không thôi
Vật tùy lớn nhỏ, tùy theo dáng
Ðều bởi bàn tay khéo nặn nhồi”

19

Ðó là những câu thơ nói lên lòng tự hào, sự mãn nguyện của nghề nghiệp
mình do ngài Hoàng Minh Hùng truyền dạy. Ngài không những được triều Lê
phong tặng mà triều Nguyễn cũng sắc phong Dực Bảo trung hưng linh phi tôn thần,
ghi nhận công lao khai khẩn đất đai và truyền thụ nghề nghiệp cho dân chúng của
Ngài.


20

CHƯƠNG 2

VĂN HÓA TRUYỀN THỐNG LÀNG CỔ PHƯỚC TÍCH


2.1. Văn hóa vật chất

2.1.1. Văn hóa cảnh quan kiến trúc của làng
Trước hết phải nói đến ngôi làng Phước Tích được dựng trên một địa hình
mang đậm triết lý phong thủy phương Đông. Phước Tích hay còn gọi là xứ Cồn
Dương, là một cồn đất rộng khoảng 21 ha được bao bọc bởi dòng sông Ô Lâu xanh
mát.
Từ thượng nguồn, dòng sông Ô Lâu chảy quanh co uốn khúc rồi hợp lưu với
dòng Thác Ma mang nước đổ về phá Tam Giang. Chính sự hợp lưu của hai dòng
sông trước khi hòa nguồn nước về phá Tam Giang nên dòng chảy không mạnh mẽ,
hung dữ mà hiền hòa và lắng đọng phù sa bồi tụ nên Cồn Dương. Bởi vậy, ba mặt
Đông - Nam - Tây của làng đều được bao bọc bởi dòng Ô Lâu. Cái đẹp của địa thế
làng Phước Tích còn thể hiện ở chỗ, mặt trước của làng hướng về phía Nam, dòng
sông Ô Lâu hiền hòa chảy bao từ phía Đông vòng ngang phía Nam chảy sang phía
Tây.
Ở chỗ vùng uốn lượn phía Nam, Cồn Dương phình rộng ra và càng về cuối
làng ở phía Tây, nơi tiếp giáp với làng chạm khắc mộc Mỹ Xuyên, địa hình của
Phước Tích co hẹp lại. Như vậy, làng Phước Tích được xây dựng trên một phương
vị hướng về chính Nam, lấy sông Ô Lâu làm yếu tố minh đường. Theo thuật phong
thủy, khí là cha, mẹ là nước, khí là bản thể của nước, nước là cái khí hữu hình, nơi
có nước chứng tỏ nơi ấy có khí, dòng nước sâu, nguồn dài xa là khí vượng. Vì vậy,
làng được xây dựng trên cồn đất cao, bằng phẳng, có dòng sông chảy qua trước mặt
là làng có vượng khí. Nhưng dòng nước nông, nguồn gần thì phúc lộc ngắn, dòng
nước chảy quanh co, uốn khúc, chảy ngang qua và quay vòng trở lại, bao bọc lấy
làng, chảy du dương, êm đềm, bồi lắng mặt bờ thì phúc lộc cho làng càng lớn. Từ
thượng nguồn đến phá Tam Giang, dòng Ô Lâu dài khoảng trên dưới 30km nhưng
uốn lượn mềm mại nhiều đoạn, một trong những đoạn đẹp nhất của nó là gần 7km
bao bọc vùng Cồn Dương thuộc địa phận làng Phước Tích. Ở đây dòng chảy rất êm

21

đềm, mặt nước xanh phẳng như tấm gương phản chiếu những lũy tre xanh, những

hàng cây chè tàu bao quanh nhà cửa những cây đa, cây thị, cây me có hàng trăm
năm tuổi cùng các công trình đình, miếu, nhà cửa của làng. Hơn nữa địa hình làng
Phước Tích rất phù hợp phát triển nghề gốm: trên một gò đất cao, thoáng mát, ba
mặt của làng đều tiếp giáp với sông nước, rất thuận lợi cho việc đưa tàu lên rừng
xuống biển để khai thác đất, củi đốt, lưu thông buôn bán
2.1.2. Văn hóa vật thể đình, chùa, đền miếu, nhà rường cổ
Rất hiếm có làng nào ở miền Trung chiến tranh bom đạn cày xới cả một thời
gian dài nhưng lại giữ được nét cổ kính về các công trình kiến trúc nhà cửa, đền
miếu, cây cối như ngôi làng Phước Tích. GS.TS.KTS Hoàng Đạo Kính có lý khi nói
rằng: "Người ta cứ quen nghĩ những gì cổ kính, xa xưa phải nằm ở đất Bắc. Đến
Phước Tích tôi thật sự sửng sốt. Nó là một cái làng cổ của người Việt có từ thế kỷ
XV"
[4]

Làng Phước Tích đến nay vẫn còn lưu giữ một di sản văn hóa vật thể cổ kính
rất đồ sộ. Trong tổng số 117 nóc nhà của làng hiện vẫn còn 27 ngôi nhà cổ, đa số là
nhà rường 3 gian 2 chái: 12 ngôi nhà thuộc loại có giá trị đặc biệt, 11 ngôi nhà có
giá trị loại hai và 5 ngôi nhà đã hư hỏng nhiều. Điều lý thú là các ngôi nhà rường cổ
ở Phước Tích nằm liền nhau, chỉ cách nhau bằng những khu vườn rộng với những
hàng chè tàu xanh thẳng. Các ngôi nhà đều có tuổi thọ trên dưới 100 năm, thậm chí
có vài ba ngôi nhà đã tồn tại trên dưới 200 năm.
Ngoài ra, ở đây còn có 10 ngôi nhà thờ cổ được dựng theo kiểu nhà rường 3
gian 2 chái và có hàng chục các đình, miếu, đền, chùa như đình làng Trung, chùa
Phước Bửu Tự, miếu Cây Thị, miếu Đôi cũ, miếu Đôi mới, miếu Quảng Tế (thờ
Yoni và Linga của người Chàm), miếu thờ bà Liễu Hạnh, miếu Âm Hồn, miếu con
Cọp, miếu bà Giang (thờ người Chàm), đền Văn Thánh, Cồn Trèng và hàng chục
phế tích, lò gốm khác nhau.
Điều đặc biệt là những công trình kiến trúc cổ kính ở ngôi làng Phước Tích
không bị bao bọc bởi những tường gạch hun hút như ở miền Bắc, mà được hòa


4
.

Dẫn theo Hoàng Thái Lộc, làng cổ Phước Tích là một phát hiện lớn - Báo Thừa Thiên
Huế, ngày 17/5/2003.


22

mình vào cảnh vật thiên nhiên thơ mộng: dòng sông hiền hòa như dải lụa đào uốn
lượn quanh làng, cây cối xanh tươi với những hàng chè tàu, những rặng tre, những
cây cổ thụ có tuổi đời gắn với tuổi của làng.
Có thể còn nêu lên nhiều giá trị văn hóa khác của ngôi làng nhỏ Phước Tích
như cổng làng, giếng làng, bến nước làng nhưng chỉ những điều chúng tôi đề cập
ở trên cũng đủ để chứng minh rằng, Phước Tích là một ngôi làng cổ, điển hình của
người Việt ở miền Trung.
2.2. Văn hóa tinh thần
2.2.1. Tín ngưỡng
Tôn giáo tín ngưỡng, nói như Mác nói đó là “ thuốc phiện của nhân dân”.[
5
]
Nó có chức năng an ủi, che chở, bảo vệ nhân dân – đồng thời nó có một chức năng
lớn khác nữa là giảm bớt nỗi đau về tinh thần cho con người khi con người cảm
thấy trong tâm hồn mình có sự đau đớn, mất mát. Trong quá trình tồn tại và phát
triển, tôn giáo tín ngưỡng đã ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống chính trị, văn hóa
xã hội, đến tâm lý, đạo đức, lối sống và phong tục tập quán của nhiều dân tộc, nhiều
quốc gia. Bản thân tôn giáo tín ngưỡng chứa đựng nội dung phong phú về lịch sử,
tư tưởng, triết học, đạo đức, văn hóa, chính trị,…Nó thực sự là nhu cầu của con
người, nhu cầu của xã hội, và một khi nhu cầu ấy chưa được thõa mãn thì đối với
một số tầng lớp xã hội, tôn giáo tín ngưỡng vẫn là nguồn gốc của giá trị đạo đức,

niềm an ủi, sự nâng đỡ về tinh thần tâm lý,
Tín ngưỡng được hiểu là sự ngưỡng mộ của con người vào một niềm tin nào
đó, những niềm tin mang tính trừu tượng, vô hình, nhưng lại có một sức mạnh tác
động đến đời sống tâm linh con người.
Tại làng Phước Tích xưa, trong quá trình tồn tại và phát triển đã có một số
hình thức tôn giáo tín ngưỡng sau :
* Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên

5
.
“Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân.” C.Mác, lời nói đầu của “Phê phán triết học pháp
quyền của Heghen” 1843-1844, NXB Sự Thật Hà Nội, 1962, trang 5-7.

×