Tải bản đầy đủ (.pdf) (108 trang)

Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.23 MB, 108 trang )


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN


Nguyễn Quang Trường





Ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức con
người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay










Luận văn ThS Triết học: 60.22.80



Nghd. : GS.TS. Nguyễn Tài Thư















MỤC LỤC

Mở đầu

1
Chương 1.
Đạo đức Phật giáo – Cơ sở lý luận, nội dung và giá trị
của nó.

6
1.1.
Thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo – cơ sở lý
luận của đạo đức Phật giáo.
6
1.1.1.
Thế giới quan Phật giáo.
6
1.1.2.

Nhân sinh quan Phật giáo
12
1.1.3.
"Tam học" (Giới - Định - Tuệ) là cách thức thực hiện con
đường giải thoát.
19
1.2.
Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và những giá trị
của nó
21
1.2.1.
Lòng yêu thương con người, tin ở bản chất hướng thiện và
khả năng chuyển ác thành thiện của con người
21
1.2.2.
Những phương diện của giáo lý Phật giáo thể hiện
đạo đức Phật giáo
28
Chương 2.

Đạo đức con người việt nam hiện nay và ảnh hưởng của
đạo đức Phật giáo với việc hình thành đạo đức con người
Việt nam hiện nay
46
2.1.
Điều kiện Việt Nam hiện nay và những yêu cầu đối với
đạo đức
46
2.1.1.
Đạo đức con người Việt Nam hiện nay do mục tiêu xây

dựng đất nước hiện nay quy định
46
2.1.2.
Trong đạo đức xã hội hiện nay có yếu tố của truyền
thống, đạo đức Phật giáo là một trong những yếu tố
truyền thống đó
53
2.2.
Đạo đức Phật giáo và sự phù hợp với đạo đức con
người Việt Nam hiện nay
62
2.3.
Kế thừa và phát huy đạo đức Phật giáo trong việc
xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay

89
Kết luận 96
Danh mục Tài liệu tham khảo


1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài.
Đao Phật là một trong 10 tôn giáo lớn nhất trên thế giới, nó ra đời vào
khoảng thế kỷ VI trước công nguyên (TrCN) do Siddhartha - Gautama (Trung
Quốc dịch là Cù Đàm Tất Đạt Đa ) sáng lập ra. Đạo Phật ra đời là tiếng nói
của đẳng cấp bị thống trị, áp bức trong xã hội Ấn Độ, là sự phủ nhận uy thế
của kinh Vêđa và đạo Bàlamôn, là sự phản đối chế độ phân chia đẳng cấp,
khẳng định sự bình đẳng của mọi người trong xã hội “nhất thiết chúng sinh
giai hữu Phật tính” - tất cả chúng sinh đều có Phật tính (Kinh Pháp hoa); là sự

lý giải căn nguyên của mọi nỗi khổ đau trong xã hội lúc bấy giờ và tìm con
đường giải thoát con người khỏi những nỗi khổ đau ấy. Nó không đánh giá
con người bằng yếu tố dòng họ, đẳng cấp… mà bằng những giá trị đạo đức,
văn hoá, bằng cái “ Tâm” của con người. Đạo Phật cho rằng mọi sự khổ đau
trên đời này đều bắt nguồn từ chính bản thân con người, từ chính cái “Tâm”
của mỗi con người. Mọi thứ đều từ “Tâm” mà ra, nó vừa là kẻ thù nguy hiểm
nhất và cũng chính là người bạn thân thiết nhất của con người. Do đó mà
người Phật tử luôn tìm mọi cách tận diệt những khát vọng, tham ái, sân hận và
si mê trong tâm của họ bằng "Giới", bằng tinh thần từ bi hỷ xả…. Với nội
dung cơ bản là nhằm mục đích giải thoát con người khỏi mọi nỗi khổ đau nên
ngay sau khi ra đời Đạo Phật đã chiếm được cảm tình của đông đảo quần
chúng nhân dân lao động và được truyền bá rộng rãi tại Ấn Độ và các nước
trên thế giới.
Trong quá trình tồn tại và phát triển của mình, Phật giáo đã có sự ảnh
hưởng khá sâu rộng đến đời sống tinh thần của nhiều nước phương Đông,
trong đó có Việt Nam
Phật giáo được truyền vào nước ta ngay từ những năm đầu công nguyên.
Ngay sau khi được truyền vào nước ta, Phật giáo đã nhanh chóng tìm được
cho mình một chỗ đứng vững chắc trong đời sống văn hoá tinh thần của người
dân Việt Nam. Trải qua bao cuộc thăng trầm, Phật giáo vẫn luôn sát cánh
cùng dân tộc cùng vượt qua những biến động của lịch sử. Nó đã ngấm sâu vào

2
trong đời sống văn hoá tinh thần của dân tộc như “ sữa hoà với nước ”, “ ánh
sáng hoà với hư không”… và trở thành một yếu tố cấu thành lên đời sống văn
hoá tinh thần của dân tộc ta. Trong công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển
đất nước hiện nay, Phật giáo vẫn đang tiếp tục sát cánh cùng dân tộc ta trên con
đường phát triển, đang tiếp tục khẳng định vị trí của mình trong công cuộc đổi
mới đất nước, đặc biệt trong việc hoàn thiện đời sống văn hoá tinh thần, đạo đức
của người dân Việt Nam

Hiện nay, toàn thể dân tộc ta đang tiến hành đổi mới đất nước một cách toàn
diện, đưa đất nước chuyển dần từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh tế công
nghiệp hiện đại (phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tiến
hành công nghiệp hoá - hiện đại hoá trên phạm vi cả nước…) đồng thời hội nhập
sâu, rộng vào tiến trình toàn cầu hoá cùng bạn bè quốc tế. Điều đó đã đem lại cho
nước ta những thành tựu vô cùng to lớn như: ổn định đất nước sau chiến tranh, đưa
đất nước từ một nước bị chiến tranh tàn phá nặng nề thành một nước có nền kinh tế
phát triển năng động, bền vững, là môi trường đầu tư ổn định đầy tiềm năng được
bạn bè quốc tế đánh giá cao. Tuy nhiên bên cạnh đó cũng xuất hiện một số những
tiêu cực thể hiện mặt trái của nền kinh tế thị trường và sự hội nhập quốc tế mang lại,
điều đó thể hiện rõ trong lĩnh vực đạo đức tinh thần: sự suy thoái về mặt đạo đức
của một bộ phận dân cư, xuất hiện lối sống xa rời đạo đức truyền thống của dân tộc,
sự gia tăng các tệ nạn xã hội “ tệ sùng bái nước ngoài, coi thường giá trị truyền
thống của dân tộc chạy theo lối sống thực dụng cá nhân vị kỷ… đang gây hại đến
thuần phong mỹ tục của dân tộc” [7, tr 46 ]. Có thể nói chính những mặt trái đó đã
và đang ngày đêm trực tiếp tác động đến nền đạo đức truyền thống của dân tộc ta,
làm băng hoại nền đạo đức văn hoá truyền thống của dân tộc, tạo ra những bóng
đen của thời kỳ mở cửa trong nền văn hoá, đạo đức của dân tộc.
Trước tình trạng đó việc nghiên cứu, thẩm định lại các giá trị đạo đức
truyền thống của dân tộc tạo cơ sở cho việc xây dựng một hệ giá trị đạo đức
mới đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước có ý nghĩa vô cùng quan trọng,
như Bác Hồ đã từng căn dặn “muốn có chủ nghĩa xã hội thì trước hết phải có
con người xã hội chủ nghĩa”. Đặc biệt việc nghiên cứu những tư tưởng của

3
đạo đức Phật giáo - một tôn giáo đã tồn tại lâu dài trên đất nước ta và đã ăn
sâu vào tâm lý người dân và được coi là tôn giáo dân tộc - có một ý nghĩa lý
luận và thực tiễn to lớn đối với việc góp phần xây dựng một hệ chuẩn mực
đạo đức mới, ngăn chặn sự suy thoái đạo đức trong một bộ phận dân cư.
Với nhận thức như vậy nên tôi đã chọn đề tài “Ảnh hƣởng của đạo

đức Phật giáo với đạo đức con ngƣời Việt Nam trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài luận văn thạc sĩ của mình.
2- Tình hình nghiên cứu đề tài.
Vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đến đời sống văn hoá tinh thần, đạo đức
của người Việt Nam đã được nghiên cứu từ rất sớm trong lịch sử. Có thể nói
việc nghiên cứu đó được tiến hành từ khi Phật giáo mới vào Việt Nam không
lâu và công việc nghiên cứu đó vẫn kéo dài qua các thời đại lịch sử cho đến
tận ngày nay vẫn không hề bị gián đoạn. Đặc biệt trong những năm gần đây
công cuộc nghiên cứu đó càng được đẩy mạnh, các nhà nghiên cứu đã cho ra
đời nhiều tác phẩm viết về đạo Phật, và vai trò của đạo Phật trong xã hội Việt
Nam như: Lịch sử Phật giáo Việt Nam (GS.TS. Nguyễn Tài Thư làm chủ
biên ); Ảnh hƣởng của các hệ tƣ tƣởng tôn giáo đối với con ngƣời Việt
Nam hiện nay (GS.TS. Nguyễn Tài Thư làm chủ biên); Lịch sử triết học
phƣơng đông (tập 3 - Nguyễn Đăng Thục); Văn hoá gia đình Việt Nam -
(Vũ Ngọc Khánh) ; Phật giáo với văn hoá Việt Nam (Nguyễn Đăng Duy) ;
Lời giáo huấn của Phật Đà ( Ngô Đức Thọ dịch); Đạo Phật vì cuộc sống
của con ngƣời (Lê Trọng Cường dịch), “Giá trị tinh thần truyền thống của
dân tộc Việt Nam” (GS. Trần Văn Giàu), “Văn hoá Phật giáo và lối sống của
ngƣời Việt ở châu thổ Bắc bộ” (Nguyễn Thị Bảy), “Đạo đức Phật giáo với
đạo đức con ngƣời Việt Nam” (TS. Đặng Thị Lan)…, và nhiều tài liệu nghiên
cứu về vấn đề này… điều đó đã chứng tỏ sự quan tâm chú ý của các nhà nghiên
cứu đến vấn đề ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá tinh thần
người dân Việt Nam. Tuy nhiên, đạo Phật là một tôn giáo lớn trên thế giới, đã
tồn tại và phát triển ở nước ta trong hơn hai nghìn năm qua và đã có ảnh hưởng
sâu rộng đến mọi mặt của đời sống văn hoá tinh thần của quần chúng nhân dân

4
đặc biệt trên phương diện đạo đức, lối sống. Vì vậy, trong giai đoạn hiện nay vẫn
cần tiếp tục nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với đời sống văn hoá
tinh thần của người dân.

Cho đến nay các công trình nghiên cứu mới đề cập đến một số khía cạnh về
ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo với đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
Các tác phẩm trên hầu như mới đi vào giải quyết khía cạnh: ảnh hưởng của đạo
đức Phật giáo đối với văn hoá, gia đình Việt Nam, lịch sử tồn tại và phát triển
của đạo đức Phật giáo… Chính vì vậy tác giả luận văn mạnh dạn đi thẳng vào
vấn đề ảnh hưởng của đạo đức Phật giáo đối với đạo đức con người Việt Nam
hiện nay, tuy rằng với trình độ của mình, luận văn chưa có điều kiện đi sâu, đôi
chỗ chỉ thiên về tổng hợp các vấn đề đã được nghiên cứu, nhưng nó là kết quả
việc vận dụng tri thức triết học macxit vào việc nghiên cứu một vấn đề truyền
thống dân tộc, là cơ sở ban đầu cho sự nghiên cứu sâu hơn về sau.
3. Mục đích, nhiệm vụ và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
*Mục đích: Nghiên cứu các tư tưởng cơ bản của đạo đức Phật giáo để làm
rõ những yếu tố phù hợp và sự ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt
Nam, từ đó hình thành nên những quan niệm đúng đắn về đạo đức Phật giáo, ảnh
hưởng của nó với việc xây dựng đạo đức con người Việt Nam hiện nay.
*Nhiệm vụ : Với mục đích như vậy luận văn có những nhiệm vụ chính sau:
- Nghiên cứu làm rõ những tư tưởng đạo đức cơ bản của giáo lý Phật giáo.
- Làm rõ cơ sở và điều kiện khiến đạo đức Phật giáo ảnh hưởng đến đạo
đức của người Việt Nam hiện nay.
- Xác định thái độ khách quan, khoa học đối với giá trị của đạo đức Phật
giáo và sự cần thiết phải kế thừa, cải tạo và nâng cao những giá trị đó ở xã hội
Việt Nam ngày nay.
4. Đối tƣợng và Phạm vi nghiên cứu:

5
*Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của luận văn là nghiên cứu các tư
tưởng đạo đức của đạo Phật và ảnh hưởng của chúng đối với đời sống đạo
đức người dân Việt Nam.
*Phạm vi nghiên cứu: Phật giáo có ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều mặt
của đời sống văn hoá tinh thần người Việt Nam, nhưng trong phạm vi của

luận văn chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu sự ảnh hưởng của giáo lý, tư tưởng
đạo đức Phật giáo (chủ yếu là Phật giáo Đại thừa) đến đời sống văn hoá, đạo
đức của người Việt Nam hiện nay, làm rõ mặt tích cực và tiêu cực của tư
tưởng đạo Phật giáo đối với đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu:
* Cơ sở lý luận: Dựa trên cơ sở lý luận là những quan điểm của chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tôn giáo và các quan
điểm, đường lối chính sách của Đảng, nhà nước ta về vấn đề tôn giáo nói
chung và Phật giáo nói riêng…
* Phương pháp nghiên cứu: Biện chứng duy vật, kết hợp lôgic với lịch
sử, đối chiếu so sánh, ngoài ra luận văn cũng sử dụng các phương pháp khái
quát hoá, trừu tượng hoá trong quá trình nghiên cứu và trình bầy.
6. Đóng góp của luận văn:
*Về phương diện lý luận:
- Luận văn góp phần hệ thống hoá các quan niệm trong lịch sử về vấn đề
đạo đức Phật giáo và ảnh hưởng của nó đến đạo đức con người Việt Nam.
- Phân tích làm sáng tỏ thêm vai trò của đạo đức Phật giáo đối với đạo
đức con người Việt Nam.
*Về phương diện thực tiễn :
- Góp phần tạo cơ sở cho việc phát huy ảnh hưởng đạo đức Phật giáo đến
đạo đức con người Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.
- Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu
những vấn đề có liên quan đến đạo đức Phật giáo.
7. Kết cấu của luận văn:

6
Luận văn ngoài phần Mở đầu, Kết luận và danh mục tài liệu tham khảo -
luận văn gồm 2 chương với 5 tiết.
Chương 1: Đạo đức Phật giáo – Cơ sở lý luận, nội dung và giá trị của nó.

Chương 2: Đạo đức con người việt nam hiện nay và ảnh hưởng của đạo đức
Phật giáo với việc hình thành đạo đức con người Việt nam hiện nay.


























7
Chƣơng 1

ĐẠO ĐỨC PHẬT GIÁO – CƠ SỞ LÝ LUẬN, NỘI DUNG VÀ GIÁ
TRỊ CỦA NÓ.
1.1. Thế giới quan và nhân sinh quan của Phật giáo – cơ sở lý luận của
đạo đức Phật giáo.
1.1.1. Thế giới quan Phật giáo.
Đạo Phật là một tôn giáo có nguồn gốc từ Ấn Độ cổ đại. Người sáng lập
là Tất Đạt Đa (Siddhartha) họ Gôtama (Gautama). Ông sinh ra tại miền Bắc Ấn
Độ vào khoảng thế kỷ VI TrCN ở kinh thành Kapilavastu (phía nam chân núi
Hymalaya - nay thuộc miền Nam nước Nêpan) là thái tử, con quốc vương
Suddhadana (Tịnh Phạn) cai trị người Sakyas. Người đời xưng ông là Thích ca
Mâu Ni (Sakyamauni) tức là ông thánh của người Sakya. Ông mất năm 483
trước Công nguyên thọ 80 tuổi tại Kusinara (miền Uttar Paradesh ngày nay).
Cùng thời với sự ra đời của đạo Phật ở Ấn Độ còn có nhiều trào lưu văn hoá, tư
tưởng, tôn giáo khác nhau. Trong khi hầu hết các tôn giáo ở Ấn Độ cho rằng
vũ trụ có tạo vật chủ thì ngược lại Phật giáo chủ trương đưa ra một thế giới
quan vô thần. Phật giáo đưa ra quan điểm cho rằng vũ trụ là tự nó, không do ai
sinh ra và cũng không ai có thể tiêu diệt được, không thể có một thế lực nào có
thể dùng ý chí của mình để chi phối sự vận hành của vũ trụ. Vũ trụ là vô thuỷ,
vô chung. “Pháp” là một phạm trù cơ bản trong quan niệm về vũ trụ của đạo
Phật.
Pháp (Dharma) trong giáo lý Phật giáo có một vị trí đặc biệt quan trọng
“Người nào thấy pháp là thấy Phật”, vậy pháp là gì? Có rất nhiều các tài liệu
khác nhau lý giải về pháp trong giáo lý Phật giáo nhưng cho đến hiện nay vẫn
chưa có một sự lý giải chung nhất về pháp. Nhưng nhìn chung khi lý giải về
pháp các quan niệm đều có chung vào một số nội hàm cơ bản: Pháp là từ chỉ
chung tất cả mọi sự vật hiện tượng trong thế giới, pháp là lối sống, đạo đức cao
đẹp nhất mà mọi người hướng tới, pháp là biện pháp để con người có thể thoát
khỏi mọi khổ đau…“từ chỉ chung hết thảy các sự vật hiện tượng, dù là to nhỏ
hữu hình, vô hình, chân thực, hư vô. Sự vật cũng là vật, đạo lý cũng là vật, tất


8
thảy đều là Pháp cả…”[15, tr 1117]. “Pháp là lẽ tột cùng mà Đức Phật đã dạy.
Đó là một lối sống cao đẹp luôn cổ vũ và gìn giữ chúng ta, không để chúng ta rớt
xuống những tâm trạng đau khổ khác nhau, như ngục tù, súc vật và giới thần linh
- các ma vương, quỷ sứ hoặc các sinh vật bất hạnh khác”[18, tr 22]; “Pháp là
phương pháp tu hành mà Phật đã phát - huy ra để diệt trừ mọi mê muội khổ đau
và chứng được quả Phật ” [30, tr 67]. Trong tác phẩm “Đạo phật ngày nay”, ông
Nikkyo Niwano đã đưa ra định nghĩa về pháp với bốn khía cạnh: “Trước hết như
đã được biểu thị bằng các từ “thực tướng của tất cả sự vật”, pháp nghĩa là tất cả
các sự vật hiện tượng hiện hữu trong vũ trụ và tất cả các sự kiện xảy ra trên thế
giới. Thứ hai, pháp nghĩa là một chân lý duy nhất thâm nhập và tất cả các sự vật.
Thứ ba, pháp nghĩa là quy luật như một luật tắc được thiết lập khi chân lý xuất
hiện như là một hiện tượng mà chúng ta có thể nhìn thấy được bằng mắt và nghe
được bằng tai. Thứ tư, pháp nghĩa là giáo lý về chân lý”[29, tr 78].
Theo cách hiểu trên đây thì pháp như là một yếu tố khiến cho mọi vật
hiện hữu. Chúng ta và vạn vật không hiện hữu một cách ngẫu nhiên mà hiện
hữu nhờ pháp, pháp truyền sức sống cho tất cả mọi sự vật hiện tượng. Hiểu
được Pháp là hiểu được cái “chân như” của cuộc sống vì vậy Đức Phật luôn
khuyên mọi người rằng: hãy đến với ta và thực hành pháp như ta vậy. Sau đó
chắc chắn các vị sẽ hiểu giá trị của pháp. Theo sự lý giải của Phật giáo vạn
sự, vạn vật (Phật giáo gọi là vạn pháp) không có tự tính, không có bản tính
riêng của mình mà chỉ là sự hoà hợp gặp gỡ của Nhân - Duyên. Phật giáo đưa
ra quan niệm lý giải về thế giới qua một số nguyên lý sau:
Thuyết Nhân - Quả.
Khi lý giải về sự phát sinh tồn tại và phát triển của vạn sự, van vật (vạn
pháp) trong vũ trụ, Phật giáo cho rằng mọi vật đều có nguyên nhân sinh ra và
mất đi, sự vật này ra đời, tồn tại và phát triển được là do kết quả của các
nguyên nhân trước đó và đến lượt nó lại là nguyên nhân cho các sự vật khác
sinh ra, tồn tại và hiện hữu trong vũ trụ này. Theo đó thì mọi vật dù to lớn như
“mặt trăng và các vì tinh tú” hay nhỏ bé như “hạt cát hạt bụi”, dù vô hình hay

hữu hình thì đều có nguyên nhân sinh ra, tồn tại và mất đi. Nói một cách khác
toàn bộ thế giới này đều bị chi phối bởi luật Nhân - Quả.

9
Nhân là nguyên nhân, cái mà nhờ nó sự vật hiện tượng khác được sinh ra
trực tiếp từ nó. Quả là kết quả là cái được sinh ra từ nguyên nhân. Nhân là cái
mầm, Quả là cái hạt, cái trái do mầm ấy sinh ra. Nhân là năng lực phát động,
Quả là sự hình thành của năng lực phát động ấy. Nhân và Quả là hai trạng thái
nối tiếp nhau, tương quan mật thiết với nhau, nương tựa vào nhau mà tồn tại.
Quả có được là nhờ có Nhân và ngược lại đến lượt nó Quả cũng đồng thời là
cái để Nhân tồn tại. Trong mối tương quan Nhân - Quả này, mỗi hiện hữu vừa
là nguyên nhân vừa là kết quả như sự tuần hoàn của mây, mưa, nước, hơi
nước Nguyên nhân chính trực tiếp của một hiện hữu gọi là Nhân, nguyên
nhân phụ gián tiếp có ảnh hưởng đến Quả gọi là Duyên (hay các điều kiện phụ
thuộc).
Duyên được coi như là những yếu tố có tính cách trợ giúp, kết nối trực
tiếp hay gián tiếp để giúp cho nguyên nhân trở thành kết quả và kết quả lại trở
thành nguyên nhân của kết quả mới. Nhờ có Duyên mới có vạn vật - vạn pháp,
khi Nhân kết hợp với Duyên thì sẽ làm sản sinh ra Quả, khi Nhân - Duyên tách
rời nhau thì nhân không biến thành quả. Đó là nguồn gốc của mọi sự vận động,
nguồn gốc ra đời và biến đổi của tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới.
Nhân - Duyên là một chuỗi những điều kiện tương quan, liên hệ Nhân -
Duyên - Quả, Quả - Nhân biến hoá khôn cùng. Nhân - Quả chỉ là sự “tự hoá
tự sinh” là cái Pháp ngấm ngầm chi phối những điều kiện, những mối quan hệ
với các trạng thái biến đổi từ ngoại giới. Nhân, Duyên có nhiều loại nhưng theo
thuyết Nhân - Quả của Phật giáo không có cái được gọi là Nhân đầu tiên và
cũng không có cái Quả cuối cùng. Quy luật Nhân - Quả tác động nên mọi sự
vật hiện tượng trong vũ trụ và con người cũng không nằm ngoài sự tác động ấy.
Quy luật Nhân - Quả diễn ra theo hai quá trình cơ bản:
Nhân - Quả nối tiếp nhau vô gián đoạn: là nguyên nhân sinh ra kết quả,

đồng thời quả lại trở thành nguyên nhân của một kết quả mới. Quá trình đó
diễn ra liên tục không đứt đoạn.

10
Nhân - Quả nối tiếp nhau vô tạp loạn: Nhân nào thì sinh ra quả ấy “ác
giả ác báo”, ta gieo nhân lành thì được qua lành còn ngược lại, gieo nhân ác
tất gặt được quả ác.
Thuyết Nhân - Quả của đạo Phật là những tư tưởng bao hàm trong nó
nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc, đồng thời cũng mang nhiều giá trị thực tế
cao. Trên cơ sở những lý luận của thuyết Nhân - Quả cho rằng vạn Pháp, vạn
vật trong vũ trụ đều có nguyên nhân sinh ra và mất đi; đạo Phật đi đến quan
niệm về nguồn gốc của thế giới.
Thuyết Vô Thường.
Vô thường nghĩa là không thường còn, không tồn tại mãi mãi. Theo quan
niệm của thuyết Vô thường thì vạn vật, vạn pháp đều không tồn tại một cách vĩnh
cửu, mọi vật trong thế giới đều luôn lưu chuyển biến dịch, không có sự tĩnh tại -
vạn vật vô thường “Tất cả những gì trong thế gian đã biến đổi hư hoại đều là vô
thường ”[25, tr 244]. Con người do bị tâm Vô minh che lấp trí tuệ nên mới cho
rằng mọi vật là tồn tại, là tĩnh lặng còn thực chất mọi vật luôn luôn biến đổi
không ngừng, luôn chuyển động từ trạng thái này sang trạng thái khác trong quy
luật Sinh - Trụ - Dị - Diệt (hay Thành - Trụ - Hoại - Không).
“Luật Vô thường” chi phối toàn bộ vũ trụ, vạn vật, vạn pháp và con
người cũng không nằm ngoài quy luật đó, thậm chí cả “thân” “tâm” cũng bị
chi phối. Vạn vật luôn trong trạng thái biến đổi không ngừng “tất cả những
vật gì giả hợp đều chịu kiếp huỷ hoại, không thể khác được”[26, tr 206]. Theo
luật Vô thường thì không phải chỉ khi vạn vật xuất hiện mới gọi là sinh cũng
không phải khi sinh mệnh chấm dứt mới gọi là chết mà trong từng giây, từng
phút, từng “sát na” mọi vật cũng từng sống, từng chết. Vạn vật luôn luôn biến
đổi, sống - chết là quá trình diễn ra liên tục, bất tận không đầu không cuối,
ngay trong sự sống đã tồn tại cái chết và ngược lại trong cái chết cũng tồn tại

mầm mống của sự sống. “Diệt” là sự kết thúc của một quá trình nhưng cũng
đồng thời là sự bắt đầu của một quá trình mới. Vạn vật vạn pháp trong vũ trụ
vận động và biến đổi nhưng đó không phải là sự biến đổi tuỳ tiện mà đó là
một sự vận động biến đổi tuân theo quy luật nhất định : Sinh - Trụ - Dị - Diệt.

11
Đây là một quy luật khách quan. Trong sự biến đổi của vạn vật, vạn Pháp theo
thuyết Vô thường thì không hề có sự biến mất, sự kết thúc của quá trình này
là sự bắt đầu của quá trình khác, sự kết thúc của trạng thái này là sự bắt đầu
của trạng thái khác mà thôi.
Thuyết Vô thường chính là cơ sở cho các phương thức sống, triết lý sống
của những người tu dưỡng theo giáo lý nhà Phật. Sở dĩ con người ta luôn đau
buồn vì nhận thức sai lầm về sự tồn tại của các sự vật hiện tượng. Con người
luôn cho rằng sự vật hiện tượng là thường còn, thường trụ từ đó nẩy sinh tư
tưởng muốn kéo dài sự sống để hưởng thụ, thoả mãn dục vọng, tha thiết yêu
quý cuộc sống để được thoả mãn những nhu cầu giả tạm đó và cho đó là vui
sướng hạnh phúc. Khi mọi vật tiêu tan, khi các yếu tố vật chất giả tạm đó
không còn thì khiến lòng trở lên bi thảm, đau khổ vì nuối tiếc. Bên cạnh đó
một số lại có những hiểu biết sai lạc và nông cạn về Vô thường, cho rằng
“chết là hết” vì vậy cuộc đời không còn ý nghĩa gì nữa từ đó tạo nên suy nghĩ
và hành động tận hưởng cuộc sống một cách gấp gáp dẫn đến một lối sống
xa hoa truỵ lạc, sống chìm trong “biển ngũ dục” tạo mãi kiếp luân hồi
nghiệp báo, đời đời bị trầm luân trong bể khổ.
Phạm trù Vô thường của đạo Phật giúp cho người Phật tử nhận thức
được bản chất của vạn vật và sự thay đổi, biến đổi của vạn vật trong vũ trụ.
Nắm vững được phạm trù này khiến cho con người ta có thể sống một cách tự
do tự tại, an lạc, không đau khổ phiền não trước những thay đổi bất ngờ của
cuộc đời. Cùng với thuyết Nhân - Quả, thuyết Vô thường cũng chứa đựng
nhiều yếu tố biện chứng sâu sắc.
Thuyết Vô Ngã (Anatta)

Theo quan điểm của Phật giáo thì Vô Ngã có nghĩa là không có cái “Ta”,
“Linh hồn”, “bản thể” tồn tại vĩnh hằng bất biến vì vạn pháp chỉ do Nhân -
Duyên hoà hợp và trong trạng thái Vô thường bất định.
Đây là một quan niệm khác biệt của Phật giáo và các tôn giáo khác ở Ấn
Độ cũng như các tôn giáo khác trên thế giới lúc bấy giờ. Các tôn giáo khi đưa
ra quan niệm về cái Ta, linh hồn, bản ngã thì luôn cho rằng trong mỗi con

12
người chúng ta có một thực thể tồn tại thường hằng, vĩnh cửu và tuyệt đối. Nó
được coi như một bản chất bất biến đằng sau các hiện tượng hay thay đổi.
Những thực thể ấy được gọi là linh hồn, Ngã, cái tôi hay Atman Trong số
các tôn giáo một số cho rằng mỗi người có một linh hồn tách biệt, do thượng
đế sáng tạo ra và khi chết lịnh hồn ấy sẽ về với Thượng đế vĩnh viễn được
sống trên thiên đàng hay phải đầy xuống địa ngục là tuỳ vào sự phán xét của
thượng đế. Còn một số tôn giáo lại cho rằng các linh hồn sau khi được sinh ra
sẽ trải qua nhiều đời sống khác nhau cho đến khi nó được thanh lọc hoàn
toàn và trở thành một linh hồn trong sạch, khi đó nó sẽ trở về đồng nhất với
“Thượng đế” hay “Brahman”…. Linh hồn phổ biến hay Atman cũng từ đó
phát ra, linh hồn trong con người - Ngã - chính là cái suy nghĩ, cảm giác và
đón nhận thưởng phạt về tất cả hành vi Thiện - Ác của nó. Nhìn chung các tôn
giáo đều có các quan niệm về sự tồn tại thực của Ngã, Linh hồn hay
Atman….
Theo quan niệm của Phật giáo, những ý tưởng về Ngã là một niềm tin sai
lầm và không hề phù hợp với hiện thực cuộc sống, đó chính là nguồn gốc phát
sinh ra những tư tưởng tai hại về “cái tôi”, cái “của tôi”…về những ham
muốn vị kỷ vô độ, những kiêu căng và nhiều những vấn đề rắc rối khác. Nó là
nguồn gốc của mọi rối ren trong đời, từ những tranh chấp cá nhân đến chiến
tranh giữa các dân tộc….Tóm lại, tất cả mọi sự xung đột, mọi thói hư tật xấu
trên trái đất này đều bắt nguồn từ chính quan niệm sai lầm về sự tồn tại
thường hằng của “Ngã” hay của linh hồn Atman.

Phật giáo cho rằng cả “thân” “tâm” đều không có cái gì được gọi là Ta
(Ngã). Toàn bộ cái Ta (Ngã) mà người đời thường quan niệm thật ra chỉ là sự
kết hợp giả tạm của ngũ uẩn mà thôi “vạn pháp là vô ngã”. Tuy nhiên ta cũng
cần phải hiểu rằng không phải Phật giáo phủ nhận hoàn toàn cái Ngã, mà Phật
giáo chỉ phủ nhận cái Ngã (Atman) tồn tại “bất di bất dịch”, đồng nhất với
linh hồn vũ trụ Brahman mà thôi. Phật nhìn cái Ngã trong sự sinh thành và
biến động. Cái Ngã hiện tại vừa cũ vừa mới, biểu hiện ra trong trùng trùng kế
tiếp những trạng thái sinh lý, tâm lý, mỗi một thực thể hiện ra, biến đi, sinh

13
trụ dị diệt trong chớp mắt (sát na) để đi sang thực thể khác. Cái Ngã phút
trước không phải cái Ngã phút này, càng không phải cái Ngã phút sau. Vậy
cái Ngã nào mới là chân thực, có cái Ngã thực sự không? Theo Phật giáo tất
cả mọi cái hiện hữu đều là giả tạm, ngay cả bản thân con người cũng chỉ là
giả tạm mà thôi. Nhưng do con người không nhân thức được điều đấy, cứ lầm
tưởng rằng “ta” là tồn tại mãi mãi, cái gì cũng là của ta, do ta…. Vì thế con
người ta cứ luôn khát ái, tham dục… dẫn đến những hành vi chiếm đoạt để
thoả mãn những dục vọng của mình. Điều đó đã làm cho con người tự gây lên
những “nghiệp báo” tự mình rơi vào bể khổ triền miên trong tam giới.
Vì vậy, quan niệm về cái Ngã trường cửu đều là sai lầm, là nguyên nhân
chính yếu làm phát sinh những tình cảm, ham muốn, dục vọng….làm phát sinh ra
các cuộc tranh giành giữa người và người, vì ham muốn của mình sẵn sàng hi sinh
dẫm đạp lên hạnh phúc của người khác “thật mê lầm lắm thay”! Đó chính là những
tư tưởng cơ bản nhất trong thuyết Vô Ngã của đạo Phật.
Các nguyên lý nhân quả, vô thường, vô ngã là những phát hiện của Phật
giáo về bản chất thế giới, xong mỗi một nguyên lý đó đều đưa lại một giá trị
đạo đức cho con người. Về nhân quả, với tư tưởng về “nhân quả báo ứng”,
làm thiện thì được thì được phúc, làm ác thì phải hoạ, nó đã khiến con người
cần phải làm thiện tránh ác. Về quan niệm “vô thường”, quan điểm này tạo
cho con người tâm lý thương mình và từ đó thương cả đồng loại, cơ sở để nảy

sinh chủ nghĩa nhân đạo trong cuộc sống với nhau. Về nguyên lý “vô ngã”,
tạo cho con người thấy tư tưởng và hành vi vị kỷ, đố kỵ, tham lam…. là vô ý
nghĩa, từ đó con người dễ có điều kiện để sống hoà đồng với nhau.
Nhân quả, vô thường, vô ngã, là những nhận thức triết học, là quan niệm
rằng thế giới là luôn biến đổi, sự thay đổi đó là nguyên nhân và với con người
thì nguyên nhân đó là do tự mình làm ra. Lý thuyết đó có vai trò định hướng
cho tư tưởng và hành vi của con người, hướng đó chỉ có thể là làm thiện, tự
mình làm thiện và khuyến cáo người khác làm thiện.
1.1.2. Nhân sinh quan Phật giáo

14
Giải thoát là mục tiêu hướng tới của Phật giáo là mục tiêu cơ bản của
Nhân sinh quan Phật giáo. “Giải thoát” tiếng Phạn là moksha, mukti (mộc
xoa, mộc đề), được hiểu là: giải - nghĩa là gỡ ra, cởi ra, chia tách ra hay giải
thích cho rõ; thoát - nghĩa là vượt ra khỏi sự trói buộc, ràng buộc…. Trong
triết lý Phật giáo, giải thoát là trạng thái đời sống tinh thần mà con người vượt
ra khỏi mọi sự ràng buộc của thế giới nhục dục, là sự “diệt” hết mọi dục vọng,
hay dập tắt mọi ngọn lửa dục vọng và đạt tới cảnh trí Niết bàn với cái tâm
tuyệt đối thanh tịnh, không vọng động, an lạc, bất sinh, bất diệt và tự do tự tại,
bằng con đường tu luyện đạo đức giữ nghiêm giới luật và tu luyện tri thức.
Có thể nói xuất phát điểm của tư tưởng giải thoát trong triết lý Phật giáo
là bắt nguồn từ quan điểm về nỗi khổ cực trong đời sống của con người, một
nỗi khổ đầy nước mắt “nước mắt chúng sinh còn nhiều hơn nước các đại
dương cộng lại”. Nhiệm vụ, mục đích tối cao của sự giải thoát trong triết lý
Phật giáo chính là xoá bỏ sự vô minh, mê ngộ của con người, đạt tới sự giác
ngộ viên mãn, với cái tâm sáng tỏ thản nhiên, nhận ra chính bản tính của mình
và của thực tướng vạn vật. Từ đó dập tắt được ngọn lửa ái dục, thoát khỏi mọi
khổ não của cuộc đời. Đó cũng chính là cảnh giới Niết Bàn (Nirvana). Phật đã
từng tuyên bố: “Này các Tỳ kheo, xưa cũng như nay, ta chỉ nói lên sự khổ và
sự diệt khổ” [40, tr 190].

Niết bàn (Nirvana) là gì? Có rất nhiều cách hiểu khác nhau và cách giải
thích khác nhau về vấn đề này như:
“Đó là sự chấm dứt rốt ráo của chính dục vọng, vứt bỏ nó, thoát khỏi nó,
rứt khỏi nó” [33, tr 21].
“ Sự im bặt của mọi sự vật bị giới hạn, sự dứt bỏ mọi xấu xa, sự diệt
“dục vọng” sự giải thoát chấm dứt, Niết bàn” [ 31, tr 136].
“Sự chấm dứt sinh tử là Niết bàn” [32, tr 117].
Có thể nói Niết bàn là trạng thái mà ở đó con người đã thoát khỏi vòng
luân hồi vô thường, thoát khỏi “tanha” (dục vọng). Niết bàn chính là cái đích
đến của những người tu theo giáo lý nhà Phật. Theo quan điểm giáo lý nhà
Phật thì Niết bàn có thể đạt tới được ngay tại trần thế, đạt đến ngay tại cuộc

15
đời này chứ không cần phải đợi đến kiếp sau như một vài Tôn giáo khác
thường quan niệm. “ Kẻ nào hiểu biết được chân lý, Nirvana, kẻ đó là người
sung sướng nhất thế giới. Kẻ đó giải thoát khỏi tất cả “mặc cảm”, mọi ám
ảnh, mọi lo phiền, mọi khó khăn và mọi vấn đề đang hành hạ kẻ khác. Sức
khoẻ tinh thần của người đó thật hoàn hảo. Người đó không tiếc quá khứ,
không lo lắng tới tương lai, chỉ sống trong khoảng khắc hiện tại. Do đó,
người đó quý các sự vật và thích thú với chúng theo nghĩa tinh khiết nhất,
không cầu tới sự dự phóng của ngã. Người đó vui vẻ, hớn hở, thích thú với
cuộc đời tinh khiết, với những năng lực đầy đủ của mình, thoát khỏi lo âu trở
lên thanh thản yên bình. Người đó giải thoát khỏi mọi ham muốn vị kỷ, khỏi
căm ghét, khỏi khoe khoang hợm hĩnh, khỏi mọi chướng ngại trở lên thuần
khiết hiền lành, đầy lòng thương yêu mọi thứ, đầy thông cảm, tốt bụng, thiện
cảm, hiểu biết và khoan hoà. Người đó phục vụ cho người khác một cách tinh
khiến nhất, không nghĩ đến bản thân mình, không tìm kiếm một mối lợi nào,
chẳng tích luỹ gì hết, kể cả những của cải tinh thần, vì đã giải thoát khỏi ảo
ảnh về Ngã và về “Khát vọng” sinh thành” [45, tr 94].
Theo quan điểm của đạo Phật cái khổ của con người không phải là do áp

bức bóc lột, áp bức dân tộc, hay áp bức giai cấp… tạo ra mà nó có nguyên
nhân từ chính trong bản thân mỗi con người chúng ta. Kinh Chuyển Pháp
Luân viết: "Sinh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sống chung với
người minh không ưa là khổ, chấp trước thân ngũ uẩn (sắc, thụ, tưởng, hành,
thức) là khổ. Đó là chân lý cao thượng về sự khổ", như vậy chính sự tồn tại
của con người cũng đã là khổ (Sinh - Lão - Bệnh - Tử), nguyên nhân dẫn đến
Dukkha (khổ) là do tình cảm, cảm xúc của con người gây ra, do yêu thương
nhau mà phải xa nhau (ái biệt ly), do ham muốn một cái gì đó mà không có
được (sở cấu bất đắc), do ghét nhau nhưng vẫn phải ở gần nhau (oán tăng hội)
hay do ngũ uẩn (sắc - thọ - tưởng - hành - thức) che lấp trí tuệ làm cho con
người rơi vào “vô minh” mà gây ra - sự kết hợp của ngũ uẩn cũng là khổ.
“Nói một cách ngắn gọn, thể tổ hợp của năm loại chấp trước này (gọi là Ngũ

16
thụ uẩn) chính là sự khổ” [34, tr 421]. Đó chính là “bát khổ” - tám nỗi khổ cơ
bản của cuộc đời mỗi con người.
Khẳng định cuộc đời của con người là chìm trong khổ đau nhưng nỗi
khổ ấy do đâu mà con người phải gánh chịu? Trả lời câu hỏi đó, Đức Phật đã
đưa ra chân lý “Tập Đế” để lý giải căn nguyên của sự khổ.
Đạo Phật chỉ ra rằng, nguyên nhân dẫn đến khổ đau của cuộc đời mỗi
con người là do Dục vọng (Tanha) của chính bản thân mỗi người, do các thói
hư tật xấu và sự tích tập các thói hư tật xấu mà ra (chứ không phải do bất kỳ
nguyên nhân kinh tế - xã hội nào gây ra). Tất cả các loại ham khổ trên đời đều
bắt nguồn từ lòng tham thủ và các tham muốn ích kỷ đều bắt nguồn từ si mê,
vô minh. Vì không biết rõ bản chất thật sự của mọi đối tượng trên đời nên con
người tham muốn chiếm đoạt và làm nô lệ chấp nhặt vào chúng. Vì các tham
muốn đó không bao giờ được thoả mãn và qua những phản ứng không thích
nghi, họ lại tạo ra sự buồn khổ và thất vọng cho chính họ. Từ các tham thú
biểu hiện qua lời nói, cử chỉ hoặc trong tâm ý, họ tạo ra các nghiệp hành gây
đau khổ cho chính họ và cho người khác và đau khổ ngày càng chồng chất.

Sự khổ đau của con người là do chính bản thân con người gây ra, chính dục
vọng ham muốn, lòng tham thể hiện bằng những cách khác nhau đã làm phát
triển mọi hình thái khổ đau và cả tính liên tục của thực thể, Đức Phật khi dạy
học trò của mình là Ratthapala đã nói: thế gian thiếu - thốn, khát khao và bị
nô lệ cho dục vọng.
Dục vọng trong quá trình vận động và phát triển cái sinh ra cái tiếp theo
quá trình đó dẫn tới sự hình thành vận động của mười hai nguyên nhân sinh ra
khổ “thập nhị nhân duyên”. Thập nhị nhân duyên là:
* Vô minh: Là sự mê muội, bất giác và cuồng si của tâm thức.
* Hành: Cơ cấu của các hoạt động tâm lý. Là cái hình mẫu người đó đã
sống qua và sẽ ảnh hưởng đến các “uẩn” của cuộc sống mới tiếp theo mà mẫu
hình của cuộc sống này được tiền định bởi các mẫu hình của cuộc sống đã qua.
* Thức: Tri giác - hiện hữu. Thời điểm đầu tiên của cuộc sống mới, sự
thức tỉnh của “thức”. Thức không thể hiện hữu ở quá khứ và vị lai. Vì “thức”

17
có vai trò ưu thế nên thời điểm đầu tiên của cuộc sống mới được gọi là
“thức”.
* Danh - Sắc: Là những gì thuộc về vật chất tinh thần. Trong cuộc sống
con người nó tồn tại ngay từ thời kỳ hiện diện giản đơn của tất cả các nguyên
tố của con người ngay từ trong trạng thái thai nhi.
* Lục nhập: Sự tương tác và hội nhập giữa 6 căn : măt, mũi, lưỡi, thân
và ý với 6 cảnh (đặc trưng của thế giới hiện thực khách quan): sắc, thanh,
hương, vị, xúc và giác (những thứ có thể sờ thấy được).
* Xúc: Sự giao thoa của tất cả các yếu tố - tam giới .
- Các “căn”: mắt, tai, mũi, lưỡi và ý thức (thuộc chủ thể nhận thức).
- Các đối tượng của “ căn” hay “cảnh”: sắc, thanh, hương, vị, xúc, giác
(thuộc đối tượng nhận thức).
Sự sinh khởi của tri giác hay nhận thứ thông qua giao tiếp giữa chủ thể
nhận thức (căn) và đối tượng nhận thức (cảnh) hay còn gọi là “thức”.

* Thụ: Sự cảm nhận về vui buồn và trung tính.
* Ái: Sự yêu thích và đam mê, nó thường được kích thích bởi một yếu tố
mới, dục cảm hay khát dục.
* Thủ: Sự lưu luyến, bám víu và cố chấp con người có những khát vọng
nhất định đạt đến những mục đích này hoặc mục đích khác.
* Hữu: Sự hiện hữu của tiến trình “ sinh tồn” trong tương quan giữa chủ
thể và đối tượng, giữa vật lý và tâm lý… theo một trong ba cách và trạng thái
của tâm lý bao gồm.
- Dục hữu: Sự hiện hữu về dục vọng, khát dục, ái dục, dục tính…
- Sắc hữu: Hiện hữu về thế giới sắc tướng hay vật chất .
- Vô hữu: Sự hiện hữu về thế giới phi vật chất, phi vật thể
* Sinh: Sự sinh thành, giáng sinh… sự sinh này không phải là cái gì khác
mà như là thời điểm đầu tiên của sự thụ thai, tức là thời điểm đầu tiên khi
nhận thức được sự tỉnh thức.

18
* Lão tử: Sự già nua, tử biệt hay biến dị tan hoại…. Sinh thể bắt đầu già
ngày từ thời điểm “sinh”, lão - tử bao trùm toàn bộ cuộc đời, trong suốt cả nấc
thang cuối cùng của cuộc đời đó.
Đó là toàn bộ nội dung của mười hai nguyên nhân dẫn đến khổ, nó như
một chuỗi móc xích dính chặt vào nhau, không có khởi đầu cũng không có kết
thúc, cái này là nguyên nhân sinh ra cái kia, để cái kia tồn tại, nó như một
khối thống nhất toàn vẹn, có một cái là có cả mười hai cái, nó vừa là nguyên
nhân sinh ra, vừa là nguyên nhân mất đi, nói cách khác “nguyên nhân mầm
mống của sự phát sinh Dukkha là ở chính trong Dukkha chứ không phải ở bên
ngoài” [46, tr 50]. Chuỗi “ Thập nhị nhân duyên” trong quá trình vận động sẽ
chảy qua vô vàn những cuộc đời mang tính kinh nghiệm, ảo ảnh, giả tạm. Mỗi
cuộc đời đó chỉ là một thời kỳ cục bộ trong quá trình tồn tại vô tận của dòng
Dharma (Pháp) trong vũ trụ.
Nguyên nhân trực tiếp nhất dẫn đến sự sinh tồn của Dukkha chính là

“dục vọng” chừng nào “dục vọng” vẫn còn sinh thành và tồn tại thì vòng luân
hồi vẫn còn tiếp tục. Nó chỉ có thể ngừng khi nào sức mạnh điều khiển nó tức
chính nó - dục vọng - bị chặt đứt bằng sự thông tuệ, là cái nhìn thấy được hiện
thực, nhìn thấy được chân lý và nhìn thấy được Niết bàn.
Khi đã chỉ ra được bản chất của cuộc đời con người là khổ, chỉ ra được
các nguyên nhân dẫn đến các nỗi khổ ấy Đạo Phật cũng đồng thời đi đến
khẳng định con người hoàn toàn có thể thoát khỏi khổ đau Diệt Đế (Nirodha)
thông qua quá trình tụ tập loại trừ dục vọng, phải từ bi, nhẫn nhục hỷ xả và
nhận thức được tâm phật, để có thể giải thoát: Đó là sự xa lánh trọn vẹn, là sự
tận diệt cái ái dục, là sự khước từ thoát ly và sự tách rời khỏi tâm ái dục.
Qua các quan điểm Khổ đế, Tập đế, Diệt đế đạo Phật đã chỉ ra bản chất
của cuộc đời con người là khổ, nguyên nhân của sự khổ đau trong cuộc sống
của mỗi con người đó là do lòng “ái dục” của con người. Do nguyên nhân nội
tại từ trong chính bản thân mỗi con người chứ không phải do các nguyên nhân
khách quan: điều kiện kinh tế xã hội mang lại. Tuy cuộc đời con người là khổ
nhưng không phải vì thế mà chúng ta bi quan, con người hoàn toàn có thể loại

19
trừ mọi khổ đau bằng cách diệt trừ “ái dục”. Kết quả mà người diệt trừ được
“ái dục” có được là đạt tới Niết bàn (Nirvana); cái đích cuối cùng trong con
đường tu mà đức Phật đã chỉ ra. Nhưng làm thế nào để có thể diệt trừ được ái
dục? Trả lời cho vấn đề này Đạo Phật cũng đã đưa ra quan điểm về con đường
tu tập để thoát khổ: Đạo đế (Magga) - Chân lý về những con đường giải thoát.
Theo đạo Phật để có thể thoát khỏi nối khổ của cuộc đời, mỗi chúng ta
phải tu tập theo tám con đường thường được gọi là Bát chính Đạo
(AriyaAtthangikaMayga) đó là:
* Chính kiến: Là thấy, nghe hay biết một cách ngay thẳng công minh
đúng với sự thật khách quan, thấy như thế nào thì nhận thức đúng như thế ấy,
không lấy trắng làm đen, lấy xấu làm tốt Sự nhận xét của người có Chính
kiến không bị tập quán, thành kiến và dục vọng ngăn che hay làm sai lạc.

Người đó biết phân biệt đâu là “chân ” là “giả” và biết chuyên tâm chú ý vào
điều “chân” xa rời điều “giả”.
* Chính Tư - duy: Là suy nghĩ, xét nghiệm chân chính, tư tưởng đúng với
lẽ phải. Người tu theo phép chính Tư duy thì biết suy xét những hành vi lỗi lầm,
những ý nghĩa xâu xa để xám hối nhằm giải thoát cho mình, cho mọi người.
* Chính ngữ: Là lời nói chân thật, công bằng ngay thẳng và hợp lý.
Không nói “Lưỡi đôi chiều”, không nói lời thêu dệt thông qua lời nói giữ
được hoà khí giữa mọi người. Phật dạy “chẳng luận là lời nói của ai miễn lời
ấy đúng sự thật, hợp chân - lý thì cứ tin theo mà tu” [30, tr 542]. Vậy phàm
những lời nói đúng lý lẽ mang lợi ích cho toàn thể chúng sinh đều là Chính
ngữ.
* Chính nghiệp: Là hành động, việc làm chân chính, đúng với lẽ phải,
phù hợp với chân lý, có lợi cho toàn bộ chúng sinh và loài người.
* Chính mệnh: Là sinh sống một cách chân chính bằng nghề nghiệp lương
thiện, trong sạch của mình. Người theo đúng chính mệnh sống một cuộc đời ngay
thật, không gian tham sống một cuộc đời có ý nghĩa, lợi mình, lợi người

20
* Chính tịnh tiến (Chính cần): Là chuyên cần, siêng năng tiến thẳng tới
mục đích đã định sẵn, không vì một lý do gì mà lùi bước, luôn siêng năng làm
việc chính nghĩa, làm lợi cho mọi người làm lợi cho mình.
* Chính niệm: Là ghi nhớ những điều hay lẽ phải, những điều lợi cho
mình và cho mọi người, những đạo lý chân chính cao siêu quý trọng. Chính
niệm gồm hai phần chính là :
- Chính ức niệm: Là nghĩ nhớ đến những điều lầm lỗi để thành tâm sám hối
và nghĩ đến “tứ trọng ân”: ân cha mẹ, ân tổ quốc, ân chúng sinh và ân tam bảo.
- Chính quán niệm: Là dùng tâm từ bi xét nghĩ cuộc đời là khổ não, bệnh
tật, mê lầm mà chúng sinh đang mắc phải để mở rộng lòng thương yêu và
quyết tâm ra tay cứu độ.
* Chính định: Là tập trung tư tưởng vào một vấn đề chính đáng, đúng

với chân lý, có lợi ích cho mình và cho người.
Đấy chính là “tám con đường ngay thẳng hay tám phương tiện màu
nhiệm đưa chúng sinh đến đời sống chí diệu”.[30, tr 540].
Như vây, ta có thể dễ dàng nhận thấy toàn thể các tư tưởng giáo lý của
đạo Phật về nhân sinh quan đều hướng tới việc giúp con người nhân thức ra
bản chất thật sự của cuộc đời con người và từ đó giúp con người thoát khỏi
những khổ đau đó. Cũng giống như tất cả các tôn giáo khác đạo Phật cũng đã
luôn đề cao yếu tố “đạo đức” luôn tìm cách khuyên răn mọi người sống một
cuộc sống hướng Thiện tránh Ác coi đó là con đường để con người tự giải
thoát cho mình.
Toàn bộ các các tư tưởng giáo lý của nhà Phật (cả mặt thế giới quan và
nhân sinh quan) đều chỉ nhằm đến một mục tiêu cao nhất là lý giải về những
nỗi khổ trong cuộc đời con người và tìm cách giải thoát con người khỏi mọi
khổ đau, khỏi vòng luân hồi nghiệp báo.
1.1.3. "Tam học" (Giới - Định - Tuệ) là cách thức thực hiện con
đường giải thoát.
Khi nghiên cứu về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói riêng chúng ta
nhận thấy rằng Phật giáo không phải là tôn giáo duy nhất quan tâm đến số
phận của những con người đau khổ. Tuy nhiên điểm khác biệt giữa Phật giáo
và các tôn giáo khác là ở phương thức giải thoát khỏi sự đau khổ: con đường

21
tu học, trau dồi trí tuệ phá vỡ "Vô minh". Giáo lý nhà phật luôn nhất quán một
tinh thần: Con người hoàn toàn có khả năng nhận thức được thế giới khách
quan, có trí tuệ để hoạt động tự giải thoát, lấy mình làn chủ tự nhiên và xã hội,
việc giải thoát của mỗi người phải tự mỗi người đảm nhiệm, không ai làm
thay hoặc cứu giúp được. Biện pháp để có thể giúp con người thực hiện sự
giải thoát là phát huy trí tuệ, tu dưỡng đạo đức để trở về với "Phật tính" của
mình; Con đường tam học: Giới - Định - Tuệ.
Giới: (Si la) là những điều răn cấm không phạm phải để thực hiện được

giải thoát. Đây là yếu tố cơ bản đầu tiên là nền móng cho sự tu tập để đạt tới
Niết bàn. Có năm giới cơ bản là: không sát sinh, không trộm cắp, không tà
dâm, không nói dối, không uống rượu, năm giới này được Phật tính rộng ra
thành mười điều thiện: Từ bỏ sát sinh, từ bỏ lấy của không cho, từ bỏ tà hạnh
trong cái dục, từ bỏ nói láo, từ bỏ nói lưỡi hai chiều, từ bỏ nói lời độc ác, từ
bỏ nói lời phù phiếm, không than, không có sân, không có tà kiến.
Con người là một sinh vật mang tính xã hội, và con người mở mang tính
cách của mình bằng các mối quan hệ với đồng loại với môi trường xã hội mà
anh ta đang sống. Bản chất tính cách của mỗi con người chịu sự tác động rất
lớn từ các mối quan hệ xã hội. Nhận thức được điều đó và cũng hiểu được
rằng chúng ta chẳng thể làm cho mình trọn vẹn tốt lành ngay nên đức Phật
luôn khuyên chúng ta giữ mình đừng dính líu vào những việc gây hại, làm
những việc tốt xa lánh những điều ác, xấu.
"Hãy gấp làm điều lành
Ngăn tâm làm điều ác
Ai chậm làm điều lành
Ý ưa thích việc ác" (Pháp cú 116)
Giới chính là những chuẩn mực đầu tiên giúp cho con người ta trau dồi
phẩm chất đạo đức, là yếu tố cơ bản để giúp cho mọi người "hành thiện trừ
ác", gìn giữ sự êm đềm và hạnh phúc cho mình và cho cả người khác.
Giới là những chuẩn mực, nguyên tắc đạo đức nhưng nó không dựa trên
sự trừng phạt hay khen thưởng để bắt mọi người tuân theo mà nó dựa trên sự
cần thiết làm giảm đi lòng ham muốn cá nhân, sự trau dồi lắng đọng tâm trí

22
của chính bản thân mỗi người. Như khi chúng ta giúp đỡ người khác chẳng vì
lợi ích riêng của mình chúng ta mà nó còn mang lại lợi ích cho nhiều người
khác, còn làm giảm đi thói "chấp ngã" của chính mình, góp phần giũ sạch mọi
"nhơ bẩn" trong tinh thần của mình.
Nhờ có giới mà người phật tử sống không có hối hận, thâm tâm luôn

được hoan hỷ, tránh được nghiệp báo luân hồi và tiến tới Niết bàn.
Định: Là trạng thái tinh thần chuyên chú, tập trung vào một điều mình
tin, vào một cảnh giới nhất định. Nó là một pháp môn nhằm điều phục, huấn
luyện tâm linh cho "tâm an" từ đó làm khởi sinh trí tuệ "tâm an thì trí sáng"
nhờ đó tiến gần tới niết bàn.
"Không thiền không trí tuệ
Không trí tuệ không thiền
Người có thiền có tuệ
Nhất định gần niết bàn" (Pháp cú 372)
Trong cuộc sống hàng ngày của mỗi con người chúng ta, chúng ta
thường khó mà làm chủ được tâm mình, giữ cho tâm của mình an lạc. Điều
đáng suy nghĩ thì tất nhiên chúng ta phải suy nghĩ nhưng cả những chuyên
không đâu cũng luôn làm chúng ta suy nghĩ vẩn vơ… điều đó làm cho chúng
ta khó có thể gạn lọc những tâm niệm hay gạt bỏ những tâm niêm dở không
làm chủ được tâm của mình. Không chắt lọc lấy những tâm niệm hay và loại
bỏ lấy những tâm niệm dở thì làm sao có thể phát sinh "đạo đức", trí tuệ… Vì
vậy Đức Phật luôn khuyên các đệ tử của mình cả phật tử tại gia lẫn xuất gia
phải "Thiền định"
"Dẫu sống một trăm năm
Ác tuệ không thiền định
Tốt hơn sống một ngày
Có tuệ tu thiền định" (Pháp cú 111)
Để tự chế ngự điều phục thân tâm, từ đó làm sinh khởi "đạo đức" hướng
thiện lánh ác. Điều phụ thân tâm, chứng đắc cảnh thiền, cùng với Giới, Định
cũng là biện pháp đưa người tu đạt tới cảnh giới an lạc niết bàn.
Tuệ: Là sự hiểu biết của con người về bản chất của tôn giáo và nhân
sinh. Thế giới là "vô thường", "Vô ngã" nhân sinh là khổ ải… Tuệ là sự thấy,

23
biết đúng với bản chất của sự vật không bị hình bóng giả dối đánh lừa, không

bị tình cảm mù tối mê hoặc… nó là cây đuốc soi sáng cho chúng sinh ra khỏi
đêm tối vô minh. Trong quan niệm của mình Phật giáo cho rằng cuộc đời của
con người chỉ là ảo là giả "vô thường", "vô ngã" nhưng chúng sinh do bị màn
"vô minh" che lấp nên không nhận thức được điều đó vì vậy đã luôn đắm
chìm trong dục vọng và rơi vào vòng luân hồi không dứt. Chỉ khi có được sự
quan sát chân chính đúng với thực tướng, đúng với bản chất của sự vật hiện
tượng thì khi đó chúng ta mới phá vỡ được vô minh làm chấm dứt chuỗi "thập
nhị nhân duyên" và khi đó nỗi khổ (Dukkha) được loại trừ, con người được
giải thoát "vô minh diệt thì hành diệt, hành diệt thì thức diệt, thức diệt thì
danh sắc diệt, danh sắc diệt thì lục nhập diệt… cho đến khi sanh diệt thì lão,
tử, ưu bi, khổ não… diệt " [46, tr 88]. Nhờ có trí tuệ sáng suốt nên con người
mới phá vỡ được vô minh giải thoát được chính mình. Tuệ học luôn được coi
là trụ cột của đạo Phật, nhờ có nó mà các pháp tu mới đến cứu cánh còn nếu
không có trí tuệ thì pháp tu nào cũng bị kẹt, cũng bế tắc. "Trí tuệ" được coi là
phương tiện duy nhất đưa loài người đến bờ giải thoát và giác ngộ.
Tam học "giới - đinh - tuệ" là vũ khí để người Phật tử diệt tham ái, si mê,
sân hận trong tâm họ là ba con đường để thực hiện giải thoát, nó không hề
dính líu đến đức tin, lễ nghi hay cầu nguyện thờ phụng, không mang bất cứ
tính cách nào của "tôn giáo" với nghĩa thông thường.
Nó là một con đường dẫn đến sự thực chân lý tối hậu, dẫn đến tự do
hoàn toàn, hạnh phúc và bình an nhờ vào sự hoàn thiện về đạo đức tâm linh
và lý trí. Giới định tuệ là nếp sống đạo hạnh và trí tuệ.
1.2. Nội dung cơ bản của đạo đức Phật giáo và những giá trị của nó.
1.2.1. Lòng yêu thƣơng con ngƣời, tin ở bản chất hƣớng thiện và khả
năng chuyển ác thành thiện của con ngƣời.
Nêu cao tinh thần bình đẳng giữa mọi giai cấp và tầng lớp trong xã hội .
Đạo Phật ra đời vào khoảng thế kỷ thứ VI (trCN), đây là thời kỳ Ấn Độ có
phát triển hơn hẳn về mọi mặt so với các nước trong khu vực và trên thế giới
lúc bấy giờ. Vào thời kỳ này, ở Ấn Độ chế độ chiếm hữu Nô lệ mang tính chất
gia trưởng kiểu Phương đông khá phát triển; nhất là trong thời kỳ thống nhất

×