Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

Tình hình giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (207.61 KB, 19 trang )

Giáo dục Đại học Việt Nam
1. Tình hình giáo dục đại học Việt Nam trong giai đoạn hiện nay
1.1 Mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với nâng cao chất lượng giáo dục
Chất lượng giáo dục còn thấp so với yêu cầu phát triển của đất nước trong thời kỳ
mới… Trong giáo dục chưa giải quyết được mâu thuẫn giữa phát triển số lượng với
nâng cao chất lượng. Trong nhiều năm gần đây, quy mô giáo dục đại học phát triển,
số lượng các trường cao đẳng, đại học tăng mạnh trong khi các điều kiện về đội ngũ
giảng viên, cơ sở vật chất - kỹ thuật nhà trường chưa phát triển đủ để đảm bảo được
chất lượng đào tạo của các cơ sở này.
Số lượng sinh viên đại học tăng đột biến lên 5,55 lần trong thập niên 1990-2000,
bình quân 18,7% mỗi năm với hậu quả chất lượng giảm sút trầm trọng. Theo dự
thảo chiến lược giáo dục thì số sinh viên tăng 1,75 lần trong 8 năm từ 2001-2008,
bình quân 7.25% mỗi năm, trong khi đó tỷ lệ sinh viên trên một vạn dân tăng 1,6
lần, và với tốc độ này thì có thể năng tỷ lệ sinh viên trên dân số lên 4,5% vào năm
2020.
Tỷ lệ sinh viên trong thanh niên độ tuổi học đại học hiện nay khoảng 15% mà dự
thảo chiến lược giáo dục đặt mục tiêu tăng thành 40% năm 2020 là không khả thi.
Mặt khác tỷ lệ sinh viên ngoài công lập hiên nay là 11,8% mà dự thảo chiến lược
giáo dục đặt mục tiêu tăng thành 30% – 40% năm 2020 lại càng không khả thi hơn,
nhất là khi nhiều trường ngoài công lập được mở ào ạt trong thời gian vừa qua chưa
đủ các điều kiện để bảo đảm chất lượng đào tạo.
Dự thảo chất lượng giáo dục cũng nêu mục tiêu mới về chất lượng đào tạo: “Sinh
viên sau khi tốt nghiệp có kiến thức hiện đại, kỹ năng thực hành nghề nghiệp vững
chắc, có khả năng lao động sáng tạo, có tư duy độc lập, phê phán và năng lực giải
quyết vấn đề, có khả năng thích ứng cao với những biến động của thị trường lao
động, có khả năng sử dụng tiếng Anh trong học tập, nghiên cứu và làm việc sau khi
tốt nghiệp…
. .
1
Giáo dục Đại học Việt Nam
1.2 Tình hình giáo dục


Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức
được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn
nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với
các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về
vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục
đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo.
Tại một số trường đại học trên địa bàn TP HCM, nổi lên trào lưu làm giảm nhẹ dần
những nguyên tắc sư phạm đã có từ lâu đời ở mọi quốc gia. Cụ thể là yêu cầu thi
giữa kỳ bị bỏ hẳn hoặc buông lỏng, tùy giảng viên tự tổ chức; và việc lập hội đồng
bảo vệ khóa luận tốt nghiệp cũng được làm đơn giản hóa, bằng cách chỉ giao cho
hai giảng viên chấm khóa luận. Những sửa đổi “nhỏ” này ít được ai quan tâm. Vấn
đề không phải là không ai nhận thức được việc làm như vậy gây ảnh hưởng nghiêm
trọng tới kỷ luật học tập và chất lượng đào tạo. Nhưng với cách tổ chức giảng dạy
hiện nay, dường như đó là một thực tế khó tránh khỏi.
Một điều ai cũng biết là số lượng sinh viên ở một số trường hiện nay quá đông, có
lúc tới 500 sinh viên trên đầu một giảng viên. Và việc phải dạy nhiều giờ để kiếm
thu nhập bây giờ đã trở thành một “chuẩn mực” trong giáo dục đại học. Nhiều giảng
viên phải dạy tới 30 giờ một tuần, khiến cho họ luôn ở trong tình trạng bị quá tải.
Hiếm có giảng viên nào còn đủ sức lực và tâm huyết để dẫn dắt, kích thích óc sáng
tạo của học sinh. Giờ học trở nên một sự lặp lại nhàm chán, thiếu hơi thở của thực
tiễn. Khi đó, việc ra bài tập và làm bài kiểm tra, trở nên ít có ý nghĩa bởi chính tính
giáo điều, khô khan của nội dung dạy. Khi mà số lượng bài tập và bài thi phải chấm
lên tới con số hàng trăm, thậm chí hàng nghìn, thì người có trách nhiệm nhất cũng
phải đứng nhìn.
Trước thực trạng đó, nhiều giảng viên chỉ giao lấy lệ một hoặc hai bài tập trong cả
một khóa học. Đề bài tập, bài kiểm tra dường như không thay đổi qua nhiều năm.
. .
2
Giáo dục Đại học Việt Nam
Về phía mình, sinh viên chỉ việc mua đáp án bài tập và bài thi với giá 5 ngàn đồng,

thay vì bỏ công ra tu luyện. Và cứ theo tập tục đó, đến khi làm khóa luận tốt nghiệp,
nhiều sinh viên chỉ việc chọn một trong những đề tài có sẵn, với nội dung rất ít thay
đổi qua các năm, ngoại trừ tiêu đề, một vài mô tả dữ liệu, và bảng biểu.
Với cách dạy và học mang tính dập khuôn như vậy, thì việc rèn luyện kỹ năng tư
duy và óc sáng tạo không còn là trọng tâm ở nhiều trường Đại học nữa. Việc bỏ thi
giữa kỳ, hay bỏ tổ chức bảo vệ khóa luận tốt nhiệp, mà đã quá lâu chỉ còn mang tính
hình thức, trở thành một thực tế hợp lý. Chỉ có điều, chất lượng “đào tạo” mặc sức
bị buông trôi. Nhưng liệu chất lượng đã rớt tới mức độ nào?
Để phân tích, chúng ta hãy bắt đầu bằng việc xem xét sự lựa chọn trường của những
thí sinh thi đại học, nhằm tăng cao nhất kỳ vọng trúng tuyển, và khả năng kiếm
được việc làm sau khi ra trường.
Giáo dục đại học Việt Nam, giống như các hệ thống giáo dục đại học trên thế giới,
đã kinh qua nhiều thay đổi lớn, toàn diện và nhanh chóng. Các thay đổi đó bắt đầu
từ cuộc cải tổ giáo dục đại học năm 1987 khi cơ chế thị trường được giới thiệu vào
xã hội Việt Nam. Với sự mở rộng đào tạo của các trường đại học, tăng số lượng lớp
học, số lượng sinh viên và các khóa học, qui mô đào tạo ở các trường đại học Việt
Nam ngày càng mở rộng đến nổi khó có thể kiểm soát được chất lượng giáo dục, và
dẫn đến tình trạng yếu kém về chất lượng.
Điểm yếu quan trọng nhất của chúng ta là thiếu một hệ thống lý luận chặt chẽ và
khoa học về vai trò, tầm nhìn, sứ mạng, mục đích và mục tiêu của giáo dục đại học.
Bên cạnh đó, việc thiếu các văn bản có tính quy phạm và chuẩn mực quản lý càng
làm cho việc phát triển của các trường đại học luôn ở trong tình trạng tự phát và
manh mún. Nói một cách khách quan, giáo dục đại học Việt Nam từ sau đổi mới đã
có nhiều thay đổi tích cực từ hình thức đến nội dung đào tạo và nghiên cứu. Tuy
nhiên, nếu so với trình độ phát triển của giáo dục đại học thế giới thì khoảng cách
giữa họ và ta vẫn còn khá rộng. Để có thể cải tiến và thúc đẩy tốc độ phát triển, điều
mà các nhà quản lý và giáo dục thường làm là xác định mục tiêu, hoạch định chiến
. .
3
Giáo dục Đại học Việt Nam

lược, cơ chế quản lý, phương pháp và thực hiện, và cuối cùng là đánh giá kết quả.
Mà chúng ta thì chưa quen làm điều đó.
Việc cải tổ một nền giáo dục là vô cùng khó khăn, dài hạn và chưa phải ai cũng
muốn. Để tránh làm một cuộc cách mạng không cần thiết, chúng ta chấp nhận sự
thay đổi từng bước. Bước thứ nhất của quá trình thay đổi này là việc xác định
những mặt còn yếu kém của giáo dục đại học. Bước thứ hai, việc xác định các mục
tiêu lâu dài và trước mắt là vô cùng cần thiết. Điều này cũng giống như việc định
hướng chiến lược, làm cơ sở cho các bước kế tiếp là vạch ra các bước, các kế họach
thực hiện, chuẩn bị nguồn lực, phân công trách nhiệm và đánh giá việc thực hiện.
Có thể tóm tắt các bước đó trong sơ đồ sau đây:

Nếu so sánh với nhiều nền giáo dục tiên tiến trên thế giới, có thể dễ dàng nhận ra sự
yếu kém của chúng ta trong việc quản lý giáo dục đại học. Trong khi thế giới đang
tiến nhanh đến việc phát triển các giá trị mang tính toàn cầu cho các thế hệ tương lai
của nhân loại, chúng ta còn loay hoay với các khái niệm cơ bản về quản lý giáo dục
đại học. Sự hội nhập của các hệ thống quốc gia trong lĩnh vực giáo dục đại học
thành một hệ thống giáo dục toàn cầu là sự đóng góp của giáo dục và khoa học
. .
4
Giáo dục Đại học Việt Nam
trong công cuộc hình thành nên một nền văn minh nhân loại một cách toàn diện, vào
sự tiến bộ của nền dân chủ, vào tiến trình hoà bình và tự do. Chúng ta cần nhanh
chóng cải tiến cách nghĩ, cách làm để hướng tới một nền giáo dục mà trong đó chú
trọng đến tính nhân bản và tính toàn diện. Đó chính là mục đích chiến lược và bản
chất của nền giáo dục đại học mà cả thế giới và chúng ta đang hướng đến.
1.3 Những vấn đề cần được nhìn nhận và giải quyết để đại học và khoa học
Việt Nam có tư thế ngày càng vững vàng hơn trong quá trình hội nhập với
thế giới.
Một là, các trường đại học chỉ chiếm 55% số công bố quốc tế của Việt Nam trong
khi ở Thái Lan nghiên cứu khoa học tập trung chủ yếu ở các trường đại học (95%).

Gắn nghiên cứa khoa học với đào tạo đại học là ưu thế của các nước đi sau mà ta
không tận dụng. Xem nhẹ sự gắn kết này dẫn đến chất lượng đại học sa sút và
những tri thức khoa học mới nhất không được lan tỏa đến cộng đồng để góp phần
nâng cao dân trí.
Hai là, công bố quốc tế của ta còn dựa quá nhiều vào nước ngoài, những công trình
do nội lực tạo ra, và đồng thời gắn kết hơn với đời sống của đất nước, chỉ chiếm
một phần ba, còn lại chủ yếu làm ở các nước tiên tiến thông qua con đường đào tạo
hoặc hợp tác, có nội dung liên quan trực tiếp với đất nước họ. Trong khi đó, tỷ lệ
công trình nội lực ở nhiều nước khác đều cao hơn nhiều, Philippines: 55%, Thái
Lan: 65%, Malaysia: 75%, Trung Quốc: 80%, chứng tỏ nhiều nước trong vùng đã
xây dựng được tiềm lực khoa học đủ mạnh để giải quyết những đề tài khoa học do
kinh tế và đời sống của họ đặt ra.
Ba là, những công trình do nội lực được trích dẫn ít hơn hẳn so với những công bố
có nước ngoài hợp tác (thậm chí có công trình hầu như không được ai trích dẫn),
phản ảnh sự khác biệt quá xa giữa trình độ khoa học trong và ngoài nước.
. .
5
Giáo dục Đại học Việt Nam
Bốn là, dẫn đầu danh sách các công trình do nội lực của Việt Nam là Toán và Vật lý
lý thuyết, hai ngành được đầu tư rất ít và hầu như không cần những cơ sở hạ tầng
nghiên cứu tốn kém. Ở các nước khác tình hình hoàn toàn ngược lại. Ở Đại học
Chulalongkorn chẳng hạn, công bố quốc tế do nội lực tập trung vào các lĩnh vực
ứng dụng gắn liền trực tiếp đến đời sống như hóa học, y dược, công nghệ ... Trên
thực tế chúng ta đầu tư không ít cho khoa học ứng dụng, công nghệ, xã hội nhân
văn ...., song đầu ra trên các diễn đàn quốc tế chỉ lác đác.
1.4 Sự đầu tư ít ỏi trong giáo dục
Tỷ lệ đầu tư cho giáo dục mới đạt 3 % GDP, trong khi tỉ lệ này ở Philippines là 4,2
%, ở Thái Lan là 5,4 % và ở Malaysia là 6,7 %; tỉ lệ này ở Mỹ vào năm 1995 đã là
5,3 %, ở Anh là 5,5 %, ở Canada là 7,3 %. Một cách so sánh khác : Chính phủ hiện
quy định mức trần thu học phí đối với các trường Đại học công lập là 1,8 triệu

đồng/ năm/ SV, chỉ bằng khoảng 20 - 25 % định mức chi phí đào tạo thường xuyên
cho một SV (định mức này ở hai Đại học quốc gia là 9 360 000 đồng/ SV, các
trường Đại học công lập khác vào khoảng 7 - 8,5 triệu đồng).
Còn các trường đại học dân lập (ĐHDL) trên thực tế thu học phí ở mức thấp hơn rất
nhiều, ví dụ ở trường ĐHDL Quản lý và Kinh doanh HN (thuộc loại cao nhất) cũng
chỉ khoảng 4 triệu đồng/năm học. Với định mức và mức thu học phí như hiện nay,
khoảng cách chênh lệch với các nước khác là rất lớn. Ở Mỹ học phí của trường Đại
học California, Berkeley, một trong những trường Đại học công lập nổi tiếng, vào
năm 1999 chỉ là 4 355 USD, trong khi đó học phí ở các trường Đại học tư thục rất
cao : ở Harvard là 22 802 USD, Yale là 23 700 USD, Stanford là 21 389 USD...
2. Những bất ổn trong giáo dục đại học ở Việt Nam
Nền kinh tế Việt Nam đang trải qua những thử thách đầy gay go. Ai cũng nhận thức
được rằng, nguyên nhân cơ bản là do trình độ quản lý yếu kém và sự thiếu thốn
nghiêm trọng nguồn nhân lực có trình độ ở mọi tế bào của nền kinh tế. So sánh với
. .
6
Giáo dục Đại học Việt Nam
các nước trong khu vực, một điều rõ ràng là chúng ta đã không có sự chuẩn bị về
vốn người cho sự phát triển. Trách nhiệm đó, một phần rất lớn là thuộc về giáo dục
đại học. Đặc biệt là sự xuống cấp về chuẩn mực đào tạo. Cụ thể:
2.1 Tiêu chuẩn trong công tác thi cử, tổ chức thi cử - bảo vệ, chấm thi chưa
được quy định thống nhất cho các trường
Hiện nay việc thi cử của các trường bị xem nhẹ điều này làm cho chất lượng giáo
dục cũng như xác định năng lực học của sinh viên không thật sự chính xác. Việc
đánh giá điểm 30%, điểm giữa kỳ 20% và điểm cuối kỳ 50% của một số trường đặc
biệt là các trường dân lập còn mang tính hình thức nghĩa là để đáp ứng đủ cột điểm
do trường quy định nên đề kiểm tra ít được đầu tư, vì thế không thể đánh giá năng
lực của sinh viên cũng như không phát huy va tìm kiếm được nhân tài nhằm đầu tư
và phát triển cho mục đích phát triển chung của ngành và của đất nước.
Công tác ra đề thi phần lớn do giảng viên giảng dạy ra đề và việc kiểm duyệt đề còn

khá hời hợt và chưa thật sự chặt chẽ, nên khi tổ chức thi theo hình thức ngân hàng
đề thi thì phát sinh tình trạng đề thi của các giảng viên không ngang tầm nhau trong
cùng một khoảng thời gian làm bài chung, vì vậy dẫn tới tình trạng tiếp theo là đề
thi của giảng viên nào được chọn thi những sinh viên học giảng viên đó làm được
bài tốt và ngược lại những sinh viên học những giảng viên khác thì làm không được
tốt.
Việc tổ chức thi cử của một số trường chưa thật sự tốt, chưa đúng quy chế đó là bố
trí giảng viên coi thi cũng chính là giảng viên dạy môn đang tổ chức thi.
Tại một số trường chưa quan tâm tốt đến chế độ cho giảng viên ra đề thi và chấm
thi trong khi đó thời gian để ra đề thi và chấm thi chiếm thời gian khá nhiều, bỏ
nhiều công sức, vì vậy tạo cho nhiều tiêu cực xảy ra.
. .
7

×