Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Vấn đề khai thác và sử dụng một cách hợp lý nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.04 MB, 90 trang )


Viện khoa học xã hội Việt Nam
Đại học quốc gia Hà Nội
trường đại học khoa học
xã hội và nhân văn

Viện Triết học



Nguyễn thị tùng lâm




Vấn đề khai thác và sử dụng
một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước



Luận văn thạc sĩ Triết học













Hà nội - 2005



Viện khoa học xã hội Việt Nam
Đại học quốc gia Hà Nội
trường đại học khoa học
xã hội và nhân văn

Viện Triết học


Nguyễn thị tùng lâm



Vấn đề khai thác và sử dụng
một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người
trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước


Chuyên ngành: Triết học

Mã số: 602280






Luận văn thạc sĩ Triết học

Người hướng dẫn khoa học
PGS.TS. Phạm Văn Đức - Viện Triết học



Hà nội - 2005




1

MỤC LỤC
Mở đầu 2
Chương 1Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước 9
1.1. Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người và vai trò của chúng trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước 9
1.1.1.Các khái niệm: nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người 9
1.1.2. Vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá 15
Chương 2 Thực trạng và một số giải pháp chủ yếu nhằm khai thác và sử dụng
một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người đáp ứng yêu cầu
công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ……………………………….48
2.1. Một số nét cơ bản về thực trạng khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực
con ngườ i ở nước ta hiện nay 48
2.1.1. Thực trạng việc khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên 48

2.1.2. Thực trạng việc khai thác và sử dụng nguồn lực con người 65
2.2. Một số nhóm giải pháp chủ yếu nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lí
nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước 74
2.2.1. Nhóm giải pháp về nhận thức 74
2.2.2. Giải pháp về cơ chế, chính sách 76
Kết luận 81
Tài liệu tham khảo 84






2
Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong quá trình phát triển của bất kì một quốc gia nào, một vấn đề
luôn được đặt lên hàng đầu, thu hút sự quan tâm của nhiều ngành, nhiều
lĩnh vực khoa học, khác nhau, từ khoa học, tự nhiên tới khoa học, xã hội và
nhân văn, đặc biệt là Triết học,, kinh tế học,, đó chính là mối quan hệ giữa
tự nhiên và con người. Bản thân mối quan hệ giữa tự nhiên và con người là
một phức hợp các mối quan hệ, được biểu hiện ở nhiều khía cạnh khác
nhau. Trong phức hợp các quan hệ đó, mối quan hệ trong lĩnh vực sản xuất
của cải vật chất là quan trọng nhất.
Trong suốt chiều dài lịch sử nhân loại, để tồn tại và phát triển con
người luôn lấy giới tự nhiên làm đối tượng lao động phổ biến của mình. Tự
nhiên không chỉ là môi trường sống thuần tuý của con người, mà còn là nơi để
con người khai thác và tạo ra những sản phẩm cần thiết cho nhu cầu tồn tại,
phát triển của mình và xã hội. Với tư cách như vậy, môi trường tự nhiên trở

thành nguồn lực cho quá trình sản xuất. Tuy nhiên, trong quá trình sản xuất,
dù nguồn lực tự nhiên có phong phú, đa dạng đến đâu, nhưng nếu không có sự
tham gia của con người với tư cách là chủ thể của quá trình sản xuất thì nguồn
lực tự nhiên chỉ luôn ở dạng tiềm năng. Do đó, con người giữ vai trò đặc biệt
quan trọng trong quá trình sản xuất và cũng như nguồn lực tự nhiên, con
người trở thành một nguồn lực của quá trình sản xuất.
Cũng như nhiều quốc gia đang phát triển khác trên thế giới, tiến hành
công nghiệp hoá, hiện đại hoá là một yêu cầu tất yếu đối với sự phát triển
kinh tế - xã hội ở Việt Nam. Kinh nghiệm của nhiều quốc gia cho thấy, nếu
biết khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người một cách
hợp lí thì không những có thể sớm hoàn thành quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá đất nước trong thời gian ngắn, mà còn tạo tiền đề cho sự phát triển


3
bền vững về sau. Để công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công, chúng ta
không chỉ học, hỏi có lựa chọn kinh nghiệm và thành tựu khoa học, - công
nghệ của các nước tiên tiến đi trước, mà còn phải tập trung khai thác và phát
huy triệt để những lợi thế sẵn có của mình, nhất là con người và tự nhiên - hai
nguồn lực trung tâm của sự phát triển.
Xem xét quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay,
phải nói rằng, các nguồn lực trên chưa được chúng ta sử dụng hiệu quả; sự
suy thoái, xuống cấp của môi trường tự nhiên và chất lượng của người lao
động đang là những hạn chế lớn, ảnh hưởng trực tiếp đến tốc độ, chất lượng
và hiệu quả của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Nguyên nhân chính
vẫn là do sự nhận thức của chúng ta chưa thật đúng và đầy đủ về vai trò của
nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người cũng như chưa khai thác, sử dụng
hợp lí hai nguồn lực này trong quá trình phát triển đất nước.
Có thể khẳng định rằng, nhận thức đúng tầm quan trọng của nguồn lực
tự nhiên và nguồn lực con người, trên cơ sở đó có các giải pháp phù hợp

nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con
người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá thực sự là việc làm cần
thiết, là vấn đề vừa cơ bản vừa cấp bách, có ý nghĩa cả về lí luận lẫn thực tiễn.
Với mong muốn góp một phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý luận và
thực tiễn của vần đề nói trên, chúng tôi chọn “Vấn đề khai thác và sử dụng
một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” làm đề tài nghiên cứu luận
văn Thạc sĩ Triết học, của mình.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài.
Mối quan hệ giữa nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người đã được
đặt ra từ lâu. Trong các tài liệu Triết học, mácxít trong và ngoài nước, đề tài tự
nhiên và con người đã được nghiên cứu ở mức độ đáng kể. Hầu hết các khía


4
cạnh đáng lưu ý của vấn đề (tự nhiên-con người- mối quan hệ giữa chúng)
đều đã ít nhiều được đề cập.
ở Việt Nam, số lượng các công trình nghiên cứu về vấn đề này ngày
càng nhiều. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, từ năm 1973 đã có bài
viết Con người và môi trường sống, đăng trên Tạp chí Triết học, số 3, 1973,
rồi bài Những tư tưởng của Ph. Ănghen về quan hệ giữa con người và tự
nhiên trong “Biện chứng của tự nhiên”, Tạp chí Triết học, số 4, 1980.
Trong các bài viết đó, tác giả đã nhấn mạnh đến lí do thu hút sự chú ý hàng
đầu của các nhà khoa học, thế giới thuộc tất cả các lĩnh vực về mối quan hệ
mật thiết giữa con người - xã hội - tự nhiên, sự cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên,
mối đe doạ khủng hoảng sinh thái và nhấn mạnh ý nghĩa của những quan
điểm của Ph. Ănghen về các vấn đề trên. Hay trong Tạp chí Hoạt động Khoa
học, số 3, 1992, tác giả Lê Quý An đã phân tích sự liên hệ mật thiết giữa ba
yếu tố quan trọng không tách rời trong xã hội, đó là “dân số, tài nguyên môi
trường và phát triển”.

Mối quan hệ tự nhiên - xã hội - con người cũng được tác giả Phạm Thị
Ngọc Trầm đề cập tới trong nhiều bài viết của mình. Trong Tạp chí Triết học,
số 1, 1992, với bài Những tư tưởng cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.
Lênin về mối quan hệ giữa con người, xã hội và tự nhiên, tác giả đã khẳng
định rằng, thế giới cực kì phức tạp và đa dạng, được tạo thành từ nhiều yếu tố,
song suy cho cùng có 3 yếu tố cơ bản: giới tự nhiên, con người và xã hội; ba
yếu tố này thống nhất với nhau trong một hệ thống “tự nhiên - con người - xã
hội” vì chúng đều là những dạng, những trạng thái, những đặc tính và những
quan hệ khác nhau của vật chất đang vận động. Theo tác giả, ba yếu tố trên có
vai trò khác nhau nhưng bao giờ cũng thống nhất bền vững và biện chứng.
Tác giả viết: “Không thể đối lập, càng không thể tách cái sinh học, ra khỏi cái
xã hội trong bản thân con người. Do vậy, cũng không thể tách con người ra


5
khỏi môi trường tự nhiên hay môi trường xã hội. Hai môi trường đó thống
nhất với nhau tạo ra môi trường sống của con người”.
Tác giả Đỗ Thị Ngọc Lan trong bài Về mối quan hệ giữa sự thích nghi
và việc cải tạo môi trường tự nhiên trong quá trình hoạt động sống của con
người, Tạp chí Triết học, số 1, 1992, có viết: “Trước khi con người cải tạo
được tự nhiên thì con người phải thích nghi với nó. Ngay cả khi khả năng ấy
là vô cùng to lớn, thì con người vẫn buộc phải thích nghi trong một giới hạn
đáng kể với giới tự nhiên, bởi một lẽ đơn giản là con người không thể bất
chấp các quy luật tự nhiên”. Trong Luận án Tiến sĩ Triết học,, 1996 “Mối
quan hệ giữa yếu tố sinh học, và yếu tố xã hội trong quá trình hình thành và
phát triển con người”, tác giả Vũ Thị Tùng Hoa lại nhấn mạnh đến mối quan
hệ giữa tự nhiên và con người ở phương diện sinh học, để thông qua đó, thấy
được sự khăng khít không thể tách rời giữa tự nhiên và con người trong hoạt
động sống, hoạt động lao động sản xuất của con người.
Trên Tạp chí Triết học, số 6, 1999, tác giả Phạm Văn Đức cho rằng, để

khai thác có hiệu quả nguồn lực con người phải thực hiện nhiều giải pháp
trong đó có việc tạo ra cơ hội có việc làm là một giải pháp quan trọng và được
sử dụng như một công cụ quản lí hữu hiệu. Đề cập đến việc tạo nguồn nhân
lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tác giả Nguyễn Duy Quý, trong bài
“Phát triển con người, tạo nguồn nhân lực cho sự nghiệp công nghiệp hoá,
hiện đại hoá ở nước ta” đăng trên Tạp chí Cộng sản, số 9, 1998 đã nhấn
mạnh sự cần thiết phát triển con người và cho rằng, phát triển con người về
thực chất là phát triển và hoàn thiện nhân cách con người theo yêu cầu của
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Bên cạnh các bài báo trên các tạp chí, còn có các ấn phẩm dưới dạng
sách, như: “Vấn đề con người trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại
hoá” của Phạm Minh Hạc (Chủ biên), nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà
Nội, 1996; “Về động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội” của Lê Hữu


6
Tầng (Chủ biên), nhà xuất bản Khoa học, Xã hội, Hà Nội 1997, v.v…
Ngoài ra, còn có những Luận văn, Luận án bàn về nguồn lực con người,
chẳng hạn như trong Luận án Tiến sĩ Triết học, của mình “Nguồn lực con
người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước” tác giả Đoàn
Văn Khái đã luận giải vai trò của nguồn lực con người và các giải pháp nhằm
phát triển, khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, v.v…
Có thể thấy các công trình nghiên cứu về môi trường tự nhiên và con
người của các tác giả trong và ngoài nước khá đa dạng, phong phú, có giá trị
cao, nhưng các công trình nghiên cứu nhằm tìm kiếm, xác định một phương
pháp hợp lí trong việc khai thác và sử dụng nguồn lực tự nhiên và nguồn lực
con người vẫn chưa nhiều. Trong khi đó, sự cần thiết phải hiểu biết một cách
sâu sắc về vấn đề này để làm cơ sở lí luận cho việc phát triển kinh tế trong
thời kì công nghiệp hoá, hiện đại hoá lại là một đòi hỏi cấp bách. Chúng tôi

mong muốn góp một phần nhỏ của mình vào việc giải quyết vấn đề trên.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích:
Trên cơ sở luận chứng vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con
người với tư cách là các nguồn lực cơ bản, quyết định sự nghiệp công nghiệp
hoá, hiện đại hoá và tìm hiểu thực trạng của việc khai thác và sử dụng các
nguồn lực đó, luận văn góp phần đề xuất một số giải pháp nhằm khai thác, sử
dụng một cách hợp lí nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ:
Để đạt được mục đích đó, luận văn phải giải quyết các nhiệm vụ sau:


7
- Làm rõ vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người, sự cần
thiết của việc khai thác, sử dụng chúng một cách hợp lý trong quá trình công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
- Phân tích thực trạng của việc khai thác và sử dụng nguồn lực tự
nhiên và nguồn lực con người ở nước ta hiện nay và nêu ra một số giải pháp
có tính chất định hướng nhằm khai thác và sử dụng một cách hợp lý các
nguồn lực đó trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
4. Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lí luận:
Luận văn dựa trên cơ sở lí luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử, những tư tưởng của các nhà Triết học, mác xít về
mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, những quan điểm của Đảng và
Nhà nước ta cũng như những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học,
trong và ngoài nước về vấn đề trên.
* Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể như: phân tích,

tổng hợp, so sánh, logíc và lịch sử.
5. Đóng góp của luận văn
Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm vai trò của nguồn lực tự nhiên và
nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt
Nam; trên cơ sở đó, lý giải và phân tích một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu
quả cách thức khai thác và sử dụng các nguồn lực này.
6. ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu,
giảng dạy và cho những người quan tâm đến vấn đề nguồn lực tự nhiên và
nguồn lực con người.


8
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn gồm 2 chương 4 tiết và danh
mục tài liệu tham khảo.


9
Chương 1
Nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong
quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
1.1. Nguồn lực tự nhiên, nguồn lực con người và vai trò của chúng trong quá trình công nghiệp hoá,
hiện đại hoá đất nước
1.1.1. Các khái niệm: nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người
Trước khi bàn về khái niệm “nguồn lực tự nhiên” và “nguồn lực con
người”. cần tìm hiểu khái niệm “nguồn lực”. Cho đến nay, chưa có tài liệu
nào chính thức định nghĩa về “nguồn lực”. Tuy nhiên, nếu hiểu một cách khái
quát và toàn diện thì “nguồn lực” là toàn bộ các yếu tố cả vật chất lẫn
tinh thần đã, đang và sẽ thúc đẩy quá trình cải biến xã hội của một quốc

gia, dân tộc. Như vậy, dưới dạng tổng quát, nguồn lực bao gồm không
chỉ những yếu tố đã và đang tạo ra sức mạnh trên thực tế, mà cả những
yếu tố mới ở dạng sức mạnh tiềm, không chỉ nói lên sức mạnh mà còn
chỉ ra nơi cung cấp sức mạnh đó, phản ánh cả mặt số lượng và chất
lượng đồng thời nói lên sự biến đổi không ngừng của các yếu tố đó
[25,tr.51](*). Tiêu chí để phân loại nguồn lực rất đa dạng dựa vào các
quan hệ xác định. Trong phạm vi khái quát nhất có thể chia nguồn lực
thành: nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần. Trong quan hệ với tư
cách là một sự vật hiện tượng, một quốc gia có nguồn lực bên trong (con
người, cơ sở vật chất - kĩ thuật, tài nguyên thiên nhiên, điều kiện tự
nhiên,…) và nguồn lực bên ngoài (sự trợ giúp của các quốc gia khác, các
tổ chức quốc tế về vốn, công nghệ, thị trường, kinh nghiệm quản lí,…).
Trong mối quan hệ chủ thể - khách thể, có nguồn lực chủ quan (con
người), nguồn lực khách quan (tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, vốn
trong nước và ngoài nước)…. Như vậy, các nguồn lực hết sức phong phú,
đa dạng, trong đó tự nhiên và con người cũng được coi là một nguồn lực.
* Khái niệm nguồn lực tự nhiên:


10
Cũng giống như khái niệm về “nguồn lực”, cho đến nay, vẫn chưa có
một định nghĩa thống nhất về khái niệm nguồn lkực tự nhiên. Trước đây,
người ta không sử dụng khái niệm “nguồn lực tự nhiên”, thay vào đó là các
khái niệm điều kiện tự nhiên hay tài nguyên thiên nhiên. Để có cách hiểu
tường tận về khái niệm nguồn lực tự nhiên, trước hết cần phải hiểu thế nào
là “tự nhiên” và mối quan hệ giữa nguồn lực tự nhiên với điều kiện tự nhiên
và tài nguyên thiên nhiên.
Mặc dù có nhiều cách luận giải khác nhau, nhưng về cơ bản “tự nhiên”
được hiểu “là tất cả những gì đang tồn tại khách quan”, là toàn bộ thế giới vật
chất với tất cả các hình thức biểu hiện muôn màu muôn vẻ của nó, “là tập hợp

các điều kiện thiên nhiên vốn có sẵn, tồn tại ngoài tác động của con người”.
Như vậy, tự nhiên bao gồm các nhân tố tồn tại khách quan ngoài ý muốn con
người như không khí, đất đai, nguồn nước, ánh sáng mặt trời, động, thực
vật… Tự nhiên cung cấp các nguồn tài nguyên tự nhiên cho ta như không khí
để thở, đất đai để xây dựng nhà cửa, trồng cây, chăn nuôi, các loại khoáng sản
cho sản xuất, là nơi chứa đựng, đồng hoá các chất thải, cung cấp cho con
người cảnh đẹp giải trí tăng khả năng tồn tại và phát triển của mình.
điều kiện tự nhiên, theo quan điểm của Triết học, Mác, là yếu tố không
thể thiếu đối với đời sống con người, là một bộ phận của giới tự nhiên tác
động trực tiếp hoặc gián tiếp đối với sản xuất và đời sống con người. ở đây, có
thể hiểu, khi nói tới điều kiện tự nhiên thì không phải toàn bộ giới tự nhiên
bao la, rộng lớn, mà chỉ là một bộ phận của giới tự nhiên tác động trực tiếp
hoặc gián tiếp đến sản xuất và đời sống con người.
Tài nguyên thiên nhiên là những yếu tố của tự nhiên mà con người có
thể khai thác, chế biến và sử dụng để tạo ra các sản phẩm vật chất. Như vậy,
tài nguyên thiên nhiên là một yếu tố quan trọng trong các hoạt động kinh tế;
nó cấu thành các nguồn lực vật chất nguyên thuỷ cho hoạt động kinh tế. Với ý


11
nghĩa như đã trình bày ở trên thì điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
là khái niệm có phạm vi hẹp hơn so với khái niệm tự nhiên.
Trong một số công trình nghiên cứu, nguồn lực tự nhiên được hiểu như
điều kiện tự nhiên. Quan niệm này cũng có phần hợp lí, vì khi nói đến cả điều
kiện tự nhiên lẫn nguồn lực tự nhiên cũng đều nói đến những yếu tố tự nhiên
tác động đến quá trình sản xuất của con người. Tuy nhiên, theo chúng tôi,
giữa hai khái niệm này có điểm khác nhau ở chỗ, khi nói đến nguồn lực tự
nhiên tức là nói tới các yếu tố tự nhiên đã, đang và sẽ tham gia và thúc đẩy
quá trình sản xuất, nghĩa là nói đến điều kiện tự nhiên ở dạng tiềm năng. Nói
cách khác, điều kiện tự nhiên chỉ được gọi là nguồn lực khi được con người

đã, đang và sẽ đưa vào khai thác và sử dụng.
Hiện nay, đang có nhiều ý kiến khác nhau về khái niệm nguồn lực tự
nhiên; tuy nhiên, trong luận văn này, chúng tôi đồng ý với quan niệm cho rằng:
Nguồn lực tự nhiên là khái niệm dùng để chỉ nguồn tài nguyên thiên
nhiên như đất đai, nước, khoáng sản và những điều kiện tự nhiên khác có tác
động trực tiếp và gián tiếp tới hoạt động của con người.[34, tr.76]
Đây là một khái niệm rộng, nó bao chứa cả nguồn tài nguyên thiên
nhiên lẫn những điều kiện tự nhiên khác. Nghĩa là, xét về mặt nội dung, khái
niệm này rộng hơn so với khái niệm điều kiện tự nhiên hay tài nguyên thiên
nhiên. Nói một cách cụ thể, nguồn lực tự nhiên chính là sự kết hợp của tài
nguyên thiên nhiên và các điều kiện tự nhiên nhưng được xem xét ở dạng
tiềm năng. Để hiểu cụ thể hơn, chúng tôi xin trình bày kết cấu của nguồn lực
tự nhiên.
Nguồn lực tự nhiên được người ta phân loại thành những tài nguyên
có thể sử dụng được lẫn tài nguyên sẽ được sử dụng trong tương lai. Mục
đích cách phân loại này là nhằm xác định phương hướng và kế hoạch sử
dụng hợp lý nguồn tài nguyên đảm bảo nguồn tài nguyên cho phát triển


12
kinh tế hiện tại và cho các thế hệ tiếp theo; đồng thời đảm bảo sự cân đối
giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.
Theo cách phân loại này, tài nguyên thiên nhiên được chia thành 2 loại:
Tài nguyên không có khả năng tái sinh là những nguồn tài nguyên có
trữ lượng ở một mức độ giới hạn nhất định. Chúng chỉ có thể được khai thác ở
dạng nguyên khai một lần, bao gồm những tài nguyên có quy mô không thay
đổi như đất và những tài nguyên khi sử dụng thì cạn dần, không có cách gì
hoàn trả lại, không có quy trình nào làm đầy lại được nguyên trạng của nó
như các loại khoáng sản, dầu khí, khí đốt tự nhiên, các mạch nước ngầm có
tốc độ làm đầy thấp đến mức được coi như là không phục hồi được…

Tuy nhiên, việc xếp tài nguyên nào đó vào tài nguyên không có khả
năng tái sinh chỉ có tính chất tương đối, bởi vì đất đai con người vẫn có thể
mở rộng diện tích bằng cách lấn biển hay đối với khoáng sản dầu khí người ta
có thể tìm thêm những mỏ dầu mới. Đối với loại tài nguyên này, chúng có thể
được chia thành ba nhóm:
Nhóm thứ nhất, tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng tạo tiền
đề cho tái sinh (đất, nước tự nhiên,…)
Nhóm thứ hai, tài nguyên không có khả năng tái sinh nhưng có thể tái
tạo được (kim loại, thuỷ tinh, chất dẻo…)
Nhóm thứ ba, tài nguyên cạn kiệt (than đá, dầu khí…)
Tóm lại, những tài nguyên không có khả năng tái sinh, đặc biệt dầu khí
và các loại khoáng sản khi sử dụng thì hết dần, để có những mỏ mới đòi hỏi
phải có quá trình hình thành lâu dài của lịch sử. Do vậy, cần có kế hoạch để
khai thác hợp lí, đảm bảo sự phát triển khai thác trước mắt và lâu dài.
Tài nguyên có khả năng tái sinh là những tài nguyên có thể tự duy trì
hoặc bổ sung một cách liên tục khi được sử dụng hợp lý. Những tài nguyên
sinh vật là nguồn tài nguyên có thể tái sinh được, chúng lớn lên cùng với thời


13
gian và theo các quá trình sinh học,. Tuy nhiên, nếu sử dụng không hợp lý
nguồn tài nguyên này cũng có thể bị cạn kiệt và không thể tái sinh nữa.
Những tài nguyên này được chia thành 2 loại:
Tài nguyên có khả năng tái sinh thông qua tác động của con người.
Nguồn tài nguyên này bao gồm 2 loại: nguồn rừng và các loại động thực vật
trên cạn cũng như dưới nước. Những nguồn tài nguyên này sau khi khai thác
chúng ta có thể có những khu rừng mới hoặc các loại động thực vật tiếp tục
sinh sôi nảy nở, nếu con người có các biện pháp và chính sách thích hợp.
Tài nguyên có khả năng tái sinh, vô tận trong thiên nhiên là những tài
nguyên khi sử dụng không bao giờ hết. Nguồn tài nguyên này bao gồm các

nguồn năng lượng như mặt trời, thuỷ triều, sức gió, thuỷ năng sông ngòi và
các nguồn nước, không khí. Vì đây là những nguồn tài nguyên khi sử dụng có
khả năng tự tái tạo, đặc biệt chúng chính là các nguồn năng lượng mà con
người cần hướng vào tận dụng. Trong tương lai, đây sẽ là nguồn năng lượng
chủ yếu của con người, do đó cần có phương án nghiên cứu tích cực để có thể
sớm đưa vào sử dụng một cách phổ biến.
Có thể thấy rằng, thiên nhiên đã tạo ra cho con người những nguồn tài
nguyên đa dạng và phong phú. Những nguồn tài nguyên này có ý nghĩa quan
trọng trong phát triển kinh tế và đời sống con người.
* Khái niệm nguồn lực con người:
Rất nhiều công trình nghiên cứu và báo cáo trong nước và của các tổ
chức quốc tế đã cho thấy vai trò đặc biệt quan trọng của nguồn lực con người,
là nguồn lực có ý nghĩa quyết định nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
trong thời đại ngày nay. Các quốc gia trên thế giới đều quan tâm nghiên cứu
nguồn lực con người, tuy nhiên việc đưa ra quan niệm về nguồn lực con
người lại không hoàn toàn giống nhau. ở Việt Nam, chưa có khái niệm chính
thức về nguồn lực con người, mặc dù các bài viết, các công trình nghiên cứu


14
về nguồn lực con người, về nguồn nhân lực, về tài nguyên con người cũng
không phải là ít, chẳng hạn như trong chương trình Khoa học, - Công nghệ
cấp Nhà nước: “Con người Việt Nam – mục tiêu và động lực của sự phát triển
kinh tế-xã hội” mang mã số KX-07 do GS, TSKH Phạm Minh Hạc làm chủ
nhiệm, nguồn lực con người được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao
gồm cả thể chất và tinh thần, sức khoẻ và trí tuệ, năng lực và phẩm chất.
Trong Luận án tiến sĩ Triết học, của mình, tác giả Đoàn Văn Khái đưa ra quan
niệm về khái niệm nguồn lực con người như sau: Nguồn lực con người là khái
niệm chỉ số dân, cơ cấu dân số và nhất là chất lượng con người với tất cả đặc
điểm và sức mạnh của nó trong sự phát triển xã hội.[25, tr.56] Như vậy, qua

cách hiểu trên, có thể thấy, nguồn lực con người là khái niệm rộng, được hiểu
thông qua những yếu tố cơ bản sau:
Thứ nhất, nguồn lực con người được biểu hiện là lực lượng lao động
(số lượng lao động của một quốc gia), là nguồn lao động (đội ngũ lao động
hiện có và sẽ có trong tương lai gần).
Thứ hai, nguồn lực con người phản ánh phương diện chất lượng của
lực lượng lao động trong hiện tại và trong tương lai gần (dưới dạng tiềm
năng), được thể hiện bằng các chỉ tiêu về: thể lực (sức mạnh thần kinh cơ bắp),
tâm lực (những phẩm chất đạo đức và đời sống tinh thần của người lao động)
và trí lực (trình độ học, vấn, chuyên môn nghề nghiệp, kĩ năng kĩ xảo, tác
phong nghề nghiệp của người lao động).
Thứ ba, khái niệm “nguồn lực con người” còn được phản ánh thông
qua cơ cấu dân cư (bao gồm 4 yếu tố: cơ cấu theo lứa tuổi, cơ cấu theo giới
tính, cơ cấu theo lao động, phân bố theo khu vực lãnh thổ, khu vực thành thị -
nông thôn, theo vùng, miền…) có ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng và sức
mạnh của nguồn lực con người.
Thứ tư, khái niệm “nguồn lực con người” còn cho thấy sự liên hệ, tác
động, ảnh hưởng qua lại lẫn nhau, sự biến đổi và xu hướng biến đổi giữa các


15
yếu tố nội tại bên trong nó (giữa con người với môi trường tự nhiên và môi
trường xã hội, giữa nguồn lực con người với các nguồn lực khác).
Thứ năm, nguồn lực con người vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển
xã hội (với vai trò là chủ thể khi đặt nó trong mối quan hệ với nguồn lực tự
nhiên và các nguồn lực khác ở phương diện con người là chủ thể của sự khai
thác, sử dụng các nguồn lực đó), vừa là mục tiêu (với vai trò là khách thể khi
nguồn lực con người lại trở thành đối tượng của việc sử dụng, khai thác, đầu
tư của chính sự phát triển xã hội đó).
Nói tóm lại, nội dung của khái niệm này được phản ánh qua những chỉ

tiêu về số lượng, chất lượng, trình độ học, vấn, nghề nghiệp chuyên môn,
nhân cách, sức khoẻ, tuổi thọ tức là nói lên khả năng của con người, của
một cộng đồng người như là một tiềm năng cần bồi dưỡng, khai thác và phát
huy. Vì thế, khi xem xét nguồn lực con người đòi hỏi phải có quan điểm toàn
diện, phải nhìn nhận con người với tất cả hiện trạng, tiềm năng, đặc điểm và
sức mạnh của nó đối với sự phát triển xã hội.
1.1.2. Vai trò của nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người trong quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước
* Một vài nét về công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là quá trình phát triển tất yếu mang tính
quy luật trong tiến trình vận động và phát triển của các quốc gia. Thực chất,
công nghiệp hoá là quá trình biến một nước có nền kinh tế lạc hậu thành một
nước công nghiệp, hiểu theo nghĩa khái quát đây là quá trình chuyển đổi căn
bản toàn diện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và quản lí kinh tế-
xã hội từ sử dụng lao động thủ công là chính sang sử dụng một cách phổ biến
sức lao động cùng với công nghệ, phương tiện và phương pháp tiên tiến, hiện
đại, dựa trên sự phát triển công nghiệp và tiến bộ khoa học,-công nghệ, tạo
ra năng suất lao động xã hội cao.[13, tr.42].


16
ở nước ta, công nghiệp hoá là quá trình chuyển từ một nước sản xuất
nhỏ, công nghiệp lạc hậu, nông nghiệp và năng suất lao động thấp thành một
nước có cơ cấu công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ hiện đại, khoa học, và
công nghệ tiên tiến, năng suất lao động trong các ngành kinh tế quốc dân tăng.
Công nghiệp hoá không thể không gắn liền với hiện đại hoá. Đây là hai
quá trình nối tiếp, đan xen nhau. Hiện nay trên thế giới, quá trình công nghiệp
hoá, hiện đại hoá đi theo hai hướng: công nghiệp hoá, hiện đại hoá tư bản chủ
nghĩa và công nghiệp hoá, hiện đại hoá định hướng xã hội chủ nghĩa. Hai loại
công nghiệp hoá, hiện đại hoá này, ngoài những biểu hiện giống nhau còn có

những sự khác biệt nhất định về mục đích, phương thức tiến hành và sự chi
phối đối với quan hệ sản xuất thống trị.
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa là
nhiệm vụ trọng tâm trong suốt thời kì quá độ ở nước ta. Thực chất, đó là quá
trình nhằm tạo ra những tiền đề vật chất - kĩ thuật cho chủ nghĩa xã hội. Tại
Đại hội lần thứ IX, Đảng ta đã khẳng định: “Phát triển kinh tế, công nghiệp
hoá, hiện đại hoá là nhiệm vụ trung tâm” [15, tr.25]. Nội dung cốt lõi của quá
trình này là cải biến lao động thủ công, lạc hậu thành lao động sử dụng kĩ
thuật tiên tiến để đạt năng suất lao động cao. Để tạo bước chuyển biến này,
chúng ta phải trang bị cơ sở vật chất ngày càng hiện đại bằng cuộc cách mạng
khoa học, kĩ thuật, xây dựng cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội hợp
lí, tạo nguồn vốn tích luỹ, đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công
nghệ, đẩy mạnh công tác đào tạo nguồn nhân lực cả chiều rộng và chiều sâu,
cả số lượng và chất lượng. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở nước ta hiện nay
có những đặc điểm mới so với trước đây, đó là:
- Công nghiệp hoá gắn liền với hiện đại hoá. Khái niệm công
nghiệp hoá luôn được bổ sung bằng những nội dung mới và bao quát
toàn bộ nền kinh tế, từ sản xuất kinh doanh đến dịch vụ quản lí. Với sự


17
phát triển mạnh mẽ của khoa học, công nghệ thì yêu cầu hiện đại hoá
gắn với công nghiệp hoá càng trở nên bức bách hơn bao giờ hết.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện trong điều kiện
cơ chế thị trường có sự quản lí của Nhà nước chứ không phải trong
điều kiện cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, đặc biệt trong quá trình
đó lấy hiệu quả kinh tế-xã hội làm tiêu chuẩn cơ bản.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá là sự nghiệp của toàn dân
với sự tham gia tích cực của tất cả các thành phần kinh tế, trong đó
kinh tế Nhà nước giữ vai trò chủ đạo.

- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được đặt trong xu hướng
quốc tế hoá, hội nhập kinh tế thế giới và tham gia phân công lao động
quốc tế, chứ không phải khép kín theo kiểu “tự lực cánh sinh” như thời
kì trước đổi mới.
- Khoa học,, công nghệ được xác định là nền tảng và động
lực của công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Do đó, luôn đổi mới và tiếp thu
công nghệ tiến tiến là một yếu tố quan trọng để đạt được tốc độ tăng
trưởng tốt.
- Công nghiệp hoá, hiện đại hoá được thực hiện trên cơ sở
nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó phải lấy việc phát huy nguồn lực
con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển nhanh và bền vững,
công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải gắn với phát triển bền vững.
Để sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thành công và đạt
hiệu quả cao thì việc nhận thức và thực hiện đúng những vấn đề trên mang ý
nghĩa hết sức quan trọng. Trong quá trình thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại
hoá, chúng ta phải đảm bảo một số nguyên tắc sau:
Thứ nhất, huy động và sử dụng các nguồn vốn sao cho có hiệu quả.
Nguồn vốn bao gồm hai loại: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn ngoài nước.


18
Con đường cơ bản để giải quyết vấn đề tích luỹ vốn trong nước là tăng năng
suất lao động xã hội trên cơ sở ứng dụng khoa học, công nghệ trong sản xuất
một cách hợp lí. Nguồn vốn ngoài nước cũng là một yếu tố quan trọng đối với
việc phát triển kinh tế - xã hội. Chúng ta cần vận dụng mọi khả năng để thu
hút tối đa nguồn vốn này. Tuy nhiên, không nên hy vọng quá lớn vào nó, vì
trên thị trường vốn quốc tế hiện nay, khả năng cung về vốn cho các nước đang
phát triển thấp hơn nhiều so với cầu, đó là chưa kể sự cạnh tranh gay gắt để
giành nguồn vốn này giữa các nước có nhu cầu, do đó tự lực tích luỹ vốn
trong nước phải được coi là cơ bản và quan trọng hơn.

Thứ hai, xây dựng và sử dụng tốt nguồn vốn nhân lực. Muốn nâng cao
sản xuất công nghiệp và nông nghiệp mà chỉ có các phương tiện và công nghệ
thôi chưa đủ, mà còn cần phải có sự tham gia của người lao động. Vì thế, cần
phải phát triển một cách tương xứng năng lực của con người để sử dụng
những phương tiện đó. Nguồn nhân lực có chất lượng đáp ứng tốt quá trình
công nghiệp hoá, hiện đại hoá phải là những con người có tài, có đức, ham
học, hỏi, thông minh, sáng tạo, làm việc và cống hiến quên mình vì sự độc lập,
phồn vinh và phát triển của Tổ quốc, được chuẩn bị tốt về kiến thức khoa học,,
văn hoá, được đào tạo thành thạo về kĩ năng nghề nghiệp, có năng lực quản lý,
tổ chức và điều hành sản xuất kinh doanh. Nói tóm lại, đó là nguồn lực con
người với tính cách là sản phẩm của một nền văn hoá hiện đại.
Thứ ba, phải có tiềm lực khoa học, và công nghệ mạnh. Trong điều
kiện hiện nay, khoa học, - công nghệ có vai trò quyết định lợi thế cạnh tranh
và tốc độ phát triển kinh tế. Nói chung, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện
đại hoá của các quốc gia, suy đến cùng, tiềm lực khoa học, công nghệ là
nguồn lực trí tuệ và sáng tạo của cả dân tộc. Trước đây, khi mới bước vào thời
kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội tiềm lực khoa học, kỹ thuật của nước ta còn
yếu. Trong bối cảnh khoa học, - công nghệ đang thâm nhập và tác động mạnh
mẽ vào tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, trước hết là trong lĩnh vực sản


19
xuất, muốn tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá thành công với tốc độ
nhanh, chúng ta phải xây dựng một tiềm lực khoa học, - công nghệ hiện đại
thích ứng, phù hợp với điều kiện cụ thể của đất nước, đây là một công việc vô
cùng khó khăn và lâu dài, đòi hỏi sự đầu tư kịp thời và đầy đủ, tạo đà cho sự
phát triển khoa học, - công nghệ.
Thứ tư, có quan hệ kinh tế đối ngoại rộng rãi nhằm nâng cao hiệu quả
của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Thực chất của việc mở rộng
quan hệ kinh tế đối ngoại là thu hút vốn bên ngoài và tiếp thu khoa học, công

nghệ hiện đại của các quốc gia khác, nhằm mở rộng thị trường để phục vụ
trực tiếp cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
Thứ năm, nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà
nước là tiền đề quyết định sự thắng lợi của sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện
đại hoá. Tuy đây là sự nghiệp của toàn dân nhưng phải có một Đảng lãnh đạo
đi tiên phong.
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, chúng ta đã
nhận thức được một cách rõ ràng những nguồn lực cơ bản, giữ vai trò quan
trọng và quyết định tới sự thành công của quá trình này, trong đó có hai nguồn
lực chính đó là nguồn lực tự nhiên và nguồn lực con người.
* Vai trò của nguồn lực tự nhiên
Trên thế giới, hầu hết các quốc gia không phân biệt khuynh hướng
chính trị đều lựa chọn cho mình một đường lối phát triển kinh tế nhất định. Lý
thuyết tăng trưởng kinh tế được biểu thị bằng hàm sản xuất Cobb-Donglass:
Tổng mức cung của nền kinh tế (Y tính theo GDP) được xác định bởi các yếu
tố đầu vào của sản xuất (lao động: L, vốn sản xuất: K, tài nguyên thiên nhiên:
R và khoa học, công nghệ hiện hành: T):
Y = f(L, K, R, T)


20
Như vậy, tài nguyên thiên nhiên là một trong bốn nguồn lực cơ bản để
phát triển kinh tế. Nhưng tài nguyên thiên nhiên không phải là động lực mà
chỉ là một trong những nguồn lực phát triển kinh tế xã hội, là đối tượng lao
động và là một yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất. Vai trò của nó được thể
hiện ở những khía cạnh sau:
Thứ nhất, cung cấp những tư liệu dinh dưỡng cho cơ thể như không
khí, ánh sáng, nước, các nguồn năng lượng, lương thực, thực phẩm, …Có thể
khẳng định tự nhiên là môi trường sống của con người. Thông qua môi trường
tự nhiên và bằng lao động, con người có thể tạo ra các sản phẩm vật chất và

những giá trị tinh thần, đáp ứng nhu cầu tồn tại và phát triển của bản thân
mình và xã hội loài người.
Thứ hai, cung cấp nguồn nhiên liệu, nguyên liệu cho sản xuất và đời
sống con người như: đất đai, các loại khoáng sản, thuỷ sản, nông lâm sản…từ
nguồn tài nguyên thiên nhiên. Con người khai thác và sử dụng chúng để làm
cơ sở cho sự phát triển của mình (chế biến ra tư liệu tiêu dùng, chế tạo ra tư
liệu sản xuất). Khai thác và sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên sẽ
bảo đảm cung cấp ổn định nguyên vật liệu cho nhiều ngành, đồng thời, tạo ra
cơ sở để phát triển bền vững.
Thứ ba, ảnh hưởng đến việc phân công lao động xã hội, phân bố lực
lượng sản xuất, phát triển các ngành nghề. Nhiều ngành nghề được hình
thành từ những điều kiện tự nhiên như: nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
các ngành khai thác tự nhiên: chế biến gỗ, thuỷ điện,…Việc xây dựng những
nhà máy chế biến, những xí nghiệp sản xuất của từng ngành thường phụ thuộc
vào điều kiện tự nhiên của từng vùng.
Thứ tư, có thể tạo điều kiện thuận lợi hoặc gây khó khăn cho sản xuất,
do đó ảnh hưởng đến năng suất lao động. Tài nguyên thiên nhiên dồi dào về
trữ lượng, phong phú về chủng loại, nhưng nếu ở vị trí quá khó khăn, hiểm
trở cũng sẽ gây trở ngại cho quá trình khai thác. Các điều kiện tự nhiên


21
khác, chẳng hạn như khí hậu quá khắc nghiệt (hoặc lạnh quá, hoặc nóng
quá) không phù hợp với các loại cây trồng cũng sẽ ảnh hưởng tới năng suất
lao động. Nếu điều kiện địa lí thuận lợi, khí hậu phù hợp sẽ tạo điều kiện tốt
hơn cho quá trình sản xuất.
Tự nhiên là yếu tố thúc đẩy sản xuất phát triển, góp phần chuyển dịch
cơ cấu kinh tế. Trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển kinh tế, các
nước đang phát triển thường quan tâm đến việc xuất khẩu sản phẩm thô -
đó là những sản phẩm có được từ việc khai thác nguồn tài nguyên chưa qua

chế biến hoặc ở dạng sơ chế nhằm thúc đẩy sản xuất. Nguồn tài nguyên thiên
nhiên là cơ sở để phát triển nông nghiệp, công nghiệp khai thác, công nghiệp
chế biến góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và giải quyết việc làm cho
người lao động.
Tự nhiên là yếu tố quan trọng cho tích luỹ vốn và phát triển ổn định.
Tại các nước đang phát triển, khai thác tài nguyên thiên nhiên được coi là giải
pháp quan trọng để tạo nguồn tích luỹ ban đầu phục vụ nhu cầu phát triển đất
nước, xây dựng hạ tầng cơ sở, góp phần cải thiện dân sinh. Sự giàu có, dồi
dào về tài nguyên là một trong những cơ sở giúp cho việc tích luỹ để thực
hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
Ngoài ra, nguồn lực tự nhiên còn được xem là không gian sống, cung
cấp các dịch vụ cảnh quan thiên nhiên. Không gian môi trường tự nhiên mà
con người tồn tại trải qua hàng tỷ năm nay không hề thay đổi về độ lớn, có
nghĩa không gian môi trường tự nhiên là hữu hạn. Trong khi đó, dân số loài
người trên trái đất đã và đang tăng lên theo cấp số nhân (theo thống kế của Tổ
chức y tế thế giới-WHO, cứ bình quân mỗi giây có 3 trẻ em ra đời, mỗi ngày
nhân loại sản sinh ra 30 vạn trẻ em. Với tốc độ sinh đẻ như vậy thì dự báo đến
năm 2120, dân số thế giới sẽ vượt quá 15 tỷ người). Như vậy, không gian môi
trường tự nhiên mà mỗi người được hưởng sẽ giảm xuống và chất lượng suy
giảm nhanh chóng, khả năng đáp ứng các nhu cầu dịch vụ của con người cũng


22
giảm theo. Con người chỉ có thể tồn tại và phát triển trong không gian môi
trường tự nhiên, môi trường tự nhiên không chỉ cung cấp các điều kiện vật
chất mà còn là nơi để cho con người hưởng thụ các cảnh đẹp thiên nhiên, thư
thái về tinh thần, thoả mãn các nhu cầu tâm lí, tạo khả năng tái sản xuất sức
lao động của người lao động.
Như vậy, có thể nhận xét rằng, tự nhiên là một nguồn lực cơ bản để
phát triển kinh tế và ổn định đời sống của con người, là nơi cung cấp những

yếu tố cần thiết cho cuộc sống và hoạt động sản xuất của con người.
Chỉ có thể thấy được sự tác động của nguồn lực tự nhiên đối với sự
phát triển xã hội thông qua những yếu tố cơ bản của nó như đất đai, nước,
rừng, các loại khoáng chất, khoáng sản, các nguồn năng lượng.
Trong số các nguồn lực tự nhiên cần thiết cho sự tồn tại, phát triển của
con người và xã hội loài người, trước hết phải kể đến là nguồn lực đất đai.
Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá đối với mỗi quốc gia, là điều kiện tồn
tại và phát triển của con người và các sinh vật khác trên trái đất. Con người và
các sinh vật ở cạn đều sống ở trên hoặc trong đất.Vì vậy, đất ẩm ướt hay khô
ráo, đất tốt hay đất xấu, đất bẩn hay đất sạch đều ảnh hưởng trực tiếp hoặc
gián tiếp đến đời sống con người. Nếu sống ở những nơi quá ẩm ướt, con
người dễ mắc các căn bệnh ảnh hưởng tới sức khoẻ như sốt rét, giun sán, thấp
khớp, thiếu iốt gây bệnh biếu cổ,… Đất là nền móng cho toàn bộ công trình
xây dựng của con người. Xã hội loài người càng văn minh thì nhu cầu xây
dựng càng lớn. Đường sá, cầu cống, đập nước, nhà cửa ngày càng nhiều… tất
cả các công trình này đều phải xây dựng trên đất. Đất có giá trị cao về mặt
kinh tế, lịch sử, tâm lí và tinh thần đối với con người.
Đất đai là một tư liệu sản xuất đặc biệt. C.Mác viết: “Đất là tư liệu sản
xuất cơ bản và phổ biến quý báu nhất của sản xuất nông nghiệp, điều kiện
không thể thiếu được của sự tồn tại và tái sinh của hàng loạt thế hệ loài
người kế tiếp nhau” [28, tr,265]. Tuy nhiên, đối với từng ngành cụ thể trong


23
nền kinh tế quốc dân, đất đai cũng có những vị trí, vai trò khác nhau. Trong
ngành công nghiệp, đất đai là mặt bằng để xây dựng nhà xưởng, là địa điểm
để trên đó tiến hành những thao tác, những hoạt động sản xuất kinh doanh.
Muốn xây dựng một khu công nghiệp, bến bãi, kho tàng, trước hết phải có
địa điểm, có một diện tích đất đai nhất định. Đất đai là điều kiện cần thiết
trước tiên để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh. Sự phát triển

nhanh chóng của các ngành công nghiệp đòi hỏi mở rộng quy mô xây dựng;
các nhà máy mới được xây dựng làm tăng số lượng diện tích đất đai dành cho
yêu cầu này. Trong nông nghiệp, đất đai có một vị trí đặc biệt quan trọng, là
yếu tố hàng đầu của ngành sản xuất này. Đất đai không chỉ là một điều kiện
thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp mà còn là nguồn cung cấp thức ăn
cho cây trồng. Mọi tác động của con người vào cây trồng đều dựa vào đất đai
và thông qua đất đai. Đất đai sử dụng trong nông nghiệp được gọi là ruộng đất.
Trong nông nghiệp, ruộng đất là tư liệu sản xuất chủ yếu và đặc biệt không
thể thiếu được. Ruộng đất vừa là đối tượng lao động, vừa là tư liệu lao động.
Bên cạnh nguồn tài nguyên đất đai, nguồn nước là một nguồn lực vô
cùng quan trọng, ảnh hưởng nhiều tới cuộc sống và sản xuất của con người.
Nước là nguồn tài nguyên không thể thiếu được trong sản xuất và đời sống,
nó đáp ứng các nhu cầu sinh hoạt của con người như cung cấp nước ăn, uống,
vệ sinh, cung cấp cho các hoạt động trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp,
là cơ sở để xây dựng công trình thuỷ điện, vận tải thuỷ, tải nhiệt, các sản
phẩm công nghiệp như đồ uống, hoá chất, v.v…
Nguồn tài nguyên rừng vừa có giá trị về kinh tế vừa có giá trị bảo vệ
môi trường. Về mặt kinh tế, rừng cho sản phẩm gỗ, là vật liệu kiến trúc quan
trọng. Ngoài giá trị của gỗ, rừng còn cho chúng ta các sản phẩm động, thực
vật như thịt thú rừng, những cây dược liệu, những loại cỏ có hương thơm, dầu
thực vật, vỏ cây quý, hoa quả có giá trị thương mại. Những sản phẩm này của
rừng là một nguồn thu nhập quan trọng của người dân nông thôn ở những

×