Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

Quan niệm của triết học Mác - Lênin về tất yếu và tự do trong đạo đức và việc vận dụng nó trong xây dựng đạo đức mới ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 98 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN THỊ YẾN






LOẠI HÌNH NHÂN VẬT BIỂU TƯỢNG TRONG
TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA






LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Lí luận văn học










Hà Nội – 2009



TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN THỊ YẾN






LOẠI HÌNH NHÂN VẬT BIỂU TƯỢNG TRONG
TÁC PHẨM CỦA FRANZ KAFKA







LUẬN VĂN THẠC SĨ



Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60.22.32

Chuyên ngành: Lí luận văn học






Hà Nội – 2009

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ………………………………………… …………………….1
1. Lí do chọn đề tài ………………………………… ………………….1
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu ………… ……………….2
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu …………………… ………………2
2.2. Mục đích nghiên cứu ……………………………………………… 2
3. Lịch sử vấn đề …………………………………………………………2
3.1. Lịch sử vấn đề ……………………………………………… ……….2
3.2. Một số đánh giá về Kafka……………………………………….…… 6
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………… …7
5. Cấu trúc của luận văn …………………………………………………8

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CÁCH ĐỌC KAFKA ………………………….9
1.1. Đọc Kafka trong bối cảnh nhỏ tiểu sử ……………………………….12
1.2. Đọc Kafka tách rời khỏi mĩ học và nghệ thuật hiện đại …………….14
1.3. Đọc Kafka như một thứ chú giải …………………………………….16
CHƯƠNG 2: NHỮNG NHÂN VẬT BIỂU TƯỢNG ĐIỂN HÌNH
TRONG TÁC PHẨM CỦA KAFKA ……………………………………21
2.1. Nhân vật biểu tượng tồn tại như một loại hình nhân vật độc lập thể
hiện chất lượng phản ánh và sáng tạo……………………………………21
2.2. Loại hình nhân vật biểu tượng ……………………………………….22
2.3. Tính biểu tượng của nhân vật trong tác phẩm của Kafka ……………27
2.3.1. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho chủng tộc Do Thái. 27
2.3.2. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho sự tha hoá ……… 29
2.3.3. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho tầng lớp viên chức 43
2.3.4. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho sự phi lí ……………49
2.3.5. Nhân vật của Kafka có tính biểu tượng cho nỗi bất an ……… 51
CHƯƠNG 3: THI PHÁP NHÂN VẬT ……………………………… 54
3.1. Quan niệm nghệ thuật về con người của Kafka …………………….54
3.1.1. Quan niệm nghệ thuật về con người …………………………54
3.1.2. Quan niệm nghệ thuật về con người của Kafka …………….54
3.2. Sự miêu tả nhân vật của Kafka ………………………………………58
3.2.1. Sự miêu tả nhân vật……………………………………………….58
3.2.2. Sự miêu tả nhân vật của Kafka …………………….…………58
a, Ngoại hình, tính cách nhân vật …………………………………58
b, Tên gọi của nhân vật ……………………………………………60
c, Nghề nghiệp của nhân vật ………………………………………62
d, Nhân vật mơ hồ và nhân vật vắng mặt …………………………63
e, Nhân vật đần độn, bày đàn, thiếu cá tính… …………………70
g, Chủ đề mê cung …………………………………………………72
h, Thủ pháp lạ hoá……………………………………………… 74
i, Thủ pháp trộn lẫn cái mơ và cái thật…………………………… 75

h, Ngôn ngữ ……………………………………………………….76
KẾT LUẬN …………………………………………………………….79
PHỤ LỤC ………………………………………………………………81
Niên biểu ……………………………………………………… 81
Một vài đặc điểm của văn học hiện đại chủ nghĩa ………………84
THƯ MỤC THAM KHẢO …………………………………………….90



Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

1
MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn đề tài
Kafka là một trong những nhà văn vĩ đại nhất của văn học hiện đại chủ
nghĩa phương Tây. Suốt thời gian từ khi ông mất cho đến ngày nay, gần một
thế kỉ, người ta vẫn không ngừng mổ xẻ, giải mã, phân tích ba tiểu thuyết, mà
không cuốn nào hoàn tất, một ít truyện vừa, truyện ngắn, đoản văn, thư từ,
nhật kí ông viết.
Nhưng ở Việt Nam, những gì chúng ta biết về Kafka quá ít, hay nói
đúng hơn, ta chưa nghiên cứu sâu sắc về một hiện tượng hiếm hoi lạ lùng, gần
như độc nhất trong văn học phương Tây này.
Tác phẩm của Kafka chưa được dịch hết sang tiếng Việt, hơn nữa thông
qua những ngôn ngữ trung gian nên gây ít nhiều khó khăn cho người nghiên
cứu. Song cũng phải thấy rằng dịch Kafka quả là một thử thách với người làm
công tác dịch thuật, một tác giả khó dịch cả về ngôn ngữ lẫn tư tưởng.
Kundera trong Những di chúc bị phản bội cho thấy chỉ một câu của Kafka
thôi, khi dịch qua tiếng Pháp, cũng có đến vài bản dịch và đều khác nhau, sau
cùng Kundera phải tự tay dịch lại vì không chịu theo một bản dịch nào.

Những công trình về Kafka ở Việt Nam chủ yếu vẫn dừng lại ở mức độ
giới thiệu, làm quen hoặc đi vào một vài tác phẩm cụ thể mà chưa có tính bao
quát, hệ thống.
Xét về mặt lí luận, một trong những đặc trưng của văn học hiện đại chủ
nghĩa là kiểu nhân vật tính cách của chủ nghĩa hiện thực được thay bằng nhân
vật biểu tượng. Song khái niệm loại hình nhân vật biểu tượng lại khá xa lạ ở
Việt Nam.
Luận văn này đặt vấn đề tìm hiểu Loại hình nhân vật biểu tượng trong
tác phẩm của F. Kafka mong muốn góp một phần bổ sung những khoảng
thiếu đó.



2
2. Đối tượng, phạm vi, mục đích nghiên cứu
2.1. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là ba tiểu thuyết nổi tiếng
nhất của Kafka (Hoá thân, Vụ án, Lâu đài). Tuy nhiên, ở một mức độ nhất
định, luận văn cố gắng khai thác tất cả các sáng tác văn chương của Franz
Kafka đã được dịch sang tiếng Việt. Riêng tiểu thuyết Amerika chưa được
dịch sang tiếng Việt, người viết tham khảo bản tiếng Anh trên internet, tuy
nhiên mức độ tin cậy của bản dịch chưa được thẩm định.
Nhật kí và những thư từ của Kafka chỉ có ý nghĩa tham khảo để hiểu
thêm về các sáng tác văn chương của Kafka.

2.2. Mục đích nghiên cứu
Về mặt lí luận, với đề tài Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm
của F. Kafka, luận văn đóng góp kiến thức lí luận về loại hình nhân vật biểu
tượng trong tác phẩm văn học ở một mức độ nhất định.
Về mặt khám phá giá trị văn chương Kafka, luận văn sẽ tìm hiểu nhân

vật biểu tượng trong các sáng tác của Kafka một cách tương đối toàn diện về
mặt thi pháp xây dựng nhân vật và ý nghĩa biểu tượng của nhân vật. Qua đó
góp phần tìm hiểu giá trị các sáng tác của Kafka nói chung.
Những giá trị đạt được của luận văn sẽ làm cơ sở tìm hiểu nhân vật
biểu tượng trong các tác phẩm của chủ nghĩa hiện đại nói riêng và trong các
tác phẩm văn học nói chung.

3. Lịch sử vấn đề
3.1. Lịch sử vấn đề
Franz Kafka - tuyển tập tác phẩm do Nhà xuất bản Hội nhà văn và
Trung tâm văn hoá ngôn ngữ Đông Tây phát hành, là cuốn sách tập hợp tương
đối đầy đủ những tác phẩm quan trọng nhất của nhà văn người Séc viết bằng
tiếng Đức, Franz Kafka. Phần đầu của cuốn sách đăng bài viết của tác giả
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

3
Nguyễn Văn Dân với tiêu đề Kafka với cuộc chiến chống phi lí. Trong đó, nhà
phê bình viết: “Nghệ thuật diễn đạt cái phi lí của Kafka là ngôn ngữ phúng
dụ, tượng trưng. Vì thế cái thế giới của Kafka cũng mang tính tượng trưng,
siêu thực, phi lịch sử cụ thể (về sau cái thế giới của kịch phi lí cũng vậy)”. (7/
11) Như vậy, theo tác giả bài viết, ngôn ngữ trong các sáng tác của Kafka rất
đặc biệt, đầy phúng dụ, tượng trưng, tức là người đọc phải xuyên qua cái “vỏ”
ngôn ngữ đó để hiểu ý đồ của tác phẩm. Thực ra, văn học là nghệ thụât của
ngôn từ, vì thế muốn hiểu được những điều nhà văn gửi gắm, người đọc phải
thâm nhập được vào những gì bên trong lớp vỏ ngôn ngữ vốn đã đầy tính ước
lệ. Tuy nhiên, đối với những trang viết đầy tính tượng trưng, siêu thực như
của Kafka thì công việc của người đọc còn vất vả hơn bởi đó là ước lệ của
ước lệ, đồng thời ngôn từ luôn có xu hướng vượt ra ngoài chính nó. Và quan
trọng hơn hết, chỉ có kiểu ngôn ngữ đó mới trở thành phương tiện của Kafka
trong “cuộc chiến chống phi lí”. Kafka đã biểu đạt tận cùng sự phi lí của thế

giới qua một hệ thống ngôn ngữ mang những sức mạnh ngoài nó hơn là bản
thân nó.
Trong một công trình khác về văn học phi lí, khi nói về Kafka như một
trong những đại diện xuất sắc của văn học phi lí, hiện tượng mới lạ trong sáng
tác văn học xuất hiện trong những thập niên đầu của thế kỉ XX ở phương Tây
và kéo dài đến cuối những năm 60, Nguyễn Văn Dân nhận xét: “Các tác giả
văn học phi lí xuất phát từ lịch sử cụ thể để đi đến cái bản thể mang tính khái
quát, tượng trưng. Họ còn sử dụng cả huyền thoại để làm tăng thêm ý nghĩa
tượng trưng và khái quát: người biến thành côn trùng (Hoá thân của Kafka);
người biến thành thú vật (Những con tê giác của Ionesco); một con khỉ tường
trình trước Viện hàn lâm về quá trình tiến hoá thành người của nó (Một bản
báo cáo gửi Viện hàn lâm của Kafka); một con vật kể về cuộc sống dưới lòng
đất của mình (Hang ổ của Kafka); những chiếc ghế biểu diễn thay cho nhân
vật (Những chiếc ghế của Ionesco); câu chuyện trong Đợi Godot của Beckett
diễn ra tại một xứ “chẳng của riêng ai”. (4/ 112, 113) Ở đây, tác giả chuyên


4
luận cho rằng “huyền thoại” là một “phẩm chất” Kafka “cấp” cho nhân vật
của mình để nhân vật “gánh” thêm giá trị khái quát, biểu trưng.
Đặng Anh Đào thì lại không muốn dùng từ “biểu tượng” để nói về lối
viết văn của Kafka. Nhà phê bình cho rằng lối viết của Kafka vừa đầy ám dụ
nhưng lại không hề áp đặt người đọc, trao quyền giãi mã tác phẩm cho người
đọc thông qua hệ thống ngôn ngữ và hình tượng: "Do lối viết trần trụi, hồn
nhiên, do việc khách quan hoá điểm nhìn (chuyển từ người kể chuyện sang
nhân vật), do tính chất bóng gió, ám chỉ (chứ không hẳn là biểu tượng) của lối
viết Kafka, do sự xoá mờ những đường viền lịch sử, nên mỗi một chi tiết, tác
phẩm lại tuỳ lúc, tuỳ nơi, tuỳ độc giả, tuỳ sự thử nghiệm của họ mà hé ra
những ý nghĩa khác nhau. Không hẳn là biểu tượng, hình ảnh của Kafka bởi
mang tính chất mơ hồ, thường bao hàm những song đề, nghịch lí sâu xa”. (25/

665) “Người ta thường gọi tác phẩm của Kafka là huyền thoại chính bởi sự
vậy: nó có thể là nơi bão hoà của bao biểu tượng, chính vì nó là một sự cảm
nhận trực tiếp, hồn nhiên để gợi lên những tổng hợp, những khái quát về
những vấn đề lớn lao của thân phận con người”. (25/ 665) Trong lời nhận xét
trên đây, Đặng Anh Đào khẳng định giá trị nhân văn trong các sáng tác của
Kafka, đó là những trang văn viết về thân phận con người. Xét đến cùng,
những cái gọi là “huyền thoại”, “biểu tượng” thực chất chỉ cái cách để nhà
văn viết về con người thôi.
Một trong những nhà văn quan trọng nhất nửa cuối thế kỉ XX là Milan
Kundera đã nhận xét về nghệ thuật tiểu thuyết của nhà văn đồng hương sống
những năm đầu thế kỉ: “Các tiểu thuyết của Kafka là một thứ ngoa dụ như
trong chiêm bao và tưởng tượng về tình trạng đó…” (15/ 110)
Xuất phát từ quan điểm chống giải mã tác phẩm văn học theo lối diễn
giải mà thực chất là áp đặt cách hiểu theo lối chủ quan, Susan Sontag, một
trong những đại thụ trí thức của Mĩ đã chỉ ra: “Tác phẩm của Kafka, chẳng
hạn, đã bị cưỡng hiếp tập thể bởi ít nhất là ba đạo quân diễn giải. Những kẻ
đọc Kafka như ẩn dụ xã hội nhìn thấy sự nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ về bức
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

5
xúc và áp lực của chế độ bàn giấy đương đại, ắt phải đưa đến một Chính
Quyền chuyên chế. Những kẻ đọc Kafka như ẩn dụ phân tâm học ngó thấy sự
phơi bày tuyệt vọng về sự kinh hãi của Kafka đối với phụ thân, nỗi lo về sự bị
thiến, cảm thức về sự bất lực tình dục và sự lệ thuộc vào những giấc mơ.
Những kẻ đọc Kafka như ẩn dụ tôn giáo thì giải thích rằng nhân vật K. trong
truyện Lâu đài muốn tìm phương tiện lên trời, và Joseph K. trong quyển Vụ
án bị xét xử theo công lý bí ẩn và hà khắc của Đấng Tối Cao. (54)
Từ điển triết học giản yếu thì tổng kết về nhà văn người Séc viết bằng
tiếng Đức như sau: “Kafka viết truyện và tỉểu thuyết sử dụng yếu tố kỳ quái,
mộng ảo, biểu tượng. Phản ánh con người bị tha hoá, sợ cuộc sống cô đơn

trong chế độ tư bản khủng hoảng.” (24/ 220)
Milena Jesenka, một người Đức, không chỉ là người tình của Kafka mà
còn là người rất am hiểu và có thể nói là tri kỉ của Kafka về mặt văn chương,
đã viết những lời “ai điếu” khi nhà văn qua đời: “Ông đã viết những cuốn
sách có ý nghĩa nhất của nền văn chương Đức hiện đại, những cuốn sách cưu
mang trong nó sự chiến đấu của thế hệ hôm nay xuyên suốt thế giới - trong
khi kìm giữ mọi thiên vi. Chúng thực, trần trụi, và đau thương nên hết đỗi tự
nhiên ngay cả khi có tính biểu tượng. (44) Vấn đề đáng lưu ý là những tác
phẩm xuất bản khi Kafka còn sống không gây được tiếng vang và Kafka lúc
sinh thời cũng không hề nổi tiếng trên văn đàn, nhưng Milena đã nhìn ra được
sự vĩ đại, quan trọng, độc nhất của Kafka. Đồng thời bà nhận ra tính biểu
tượng trong các sáng tác của Kafka khiến cho tác phẩm “cưu mang” nhiều
hơn chính bản thân nó.
“Có điều kỳ lạ là, với một văn phong giản dị và trong suốt như vậy, tác
phẩm của ông từ Vụ án đến Lâu đài qua truyện ngắn, tất cả đều mở ra vô vàn
dẫn giải: “Không có lời giải duy nhất cho ẩn ngữ. Thực sự không có ẩn ngữ,
chỉ có ảnh hưởng qua lại chói lòa của những ngữ nghĩa với vô vàn khía cạnh”
(42) Trong ý kiến này, Gustav Janouch cũng nhận ra những tầng ý nghĩa
phong phú ẩn chứa sau mỗi con chữ của Kafka.


6
Ngôn ngữ đa nghĩa ắt dẫn đến văn bản đa nghĩa. Và đó là quan điểm
của người viết bài Đi tìm lâu đài của Kafka muốn khẳng định: “Tiểu thuyết và
cả truyện ngắn của Kafka nữa hàm chứa rất nhiều ẩn dụ. Đó là những văn bản
đa nghĩa – textes polysémiques – thúc đẩy các thế hệ độc giả bốn phương đi
tìm lời giải.” (57)
Cho đến nay, gần một thế kỉ đã trôi qua kể từ khi những tác phẩm của
Kafka ra đời, người ta không thể thống kê hết những công trình, những bài
viết về Kafka dưới rất nhiều hướng nghiên cứu và cách đánh giá khác nhau.

Con số có lẽ lên đến hàng vạn. Trên thế giới từ lâu đã hình thành một tư trào
Kafka học. Riêng ở Việt Nam, qua các thành tựu mà giới nghiên cứu đã đạt
được, chúng tôi nhận thấy vấn đề tính biểu tượng trong nhân vật của Kafka
còn để ngỏ. Chúng tôi hi vọng trên cơ sở những thành tựu đã đạt được của
những nhà nghiên cứu đi trước, luận văn sẽ tiếp tục bổ sung vào phần còn mở
ngỏ đó.

3.2. Một số đánh giá về Kafka
W.H.Auden, nhà thơ vĩ đại của nước Anh đánh giá rằng : “Nêu danh
một nhà văn mà vai trò đã ảnh hưởng sâu đậm đến thời đại của chúng ta
không kém gì dấu ấn của Dante, Shakespeare hay Goethe, với các thế hệ
đưong thời, thì người đó sẽ là Kafka”. (57) Cũng chính nhà thơ này cũng từng
nói một câu nổi tiếng: “Kafka quan trọng với chúng ta vì những tiên đoán của
nhà văn chính là những tình huống khó khăn của con người hiện đại.”
(1)

Nếu như nhà thơ người Anh coi Kafka là người ảnh hưởng sâu đậm
nhất đến thời đại mình thì nhà viết kịch người Pháp Claudel lại coi Kafka là
một trong những nhà văn vĩ đại nhất của mọi thời: "Đối với tôi, ngoài Racine,
là nhà văn vĩ đại, duy nhất chỉ có một người: Franz Kafka.”(52)



(1)
Kafka is important to us become his predicament is the predicament of modern man.
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

7
Borix Xuskov xem sáng tác của Kafka là sự từ bỏ con đường của chủ
nghĩa hiện thực để đi vào con đường của chủ nghĩa hiện đại.

Roger Garaudy nhận định: “Kafka là vĩ đại ở chỗ ông đã biết sáng tạo
một thế giới huyền thoại đồng nhất với thế giới hiện thực”.
M.Bense cho rằng Franz Kafka thuộc thế hệ những người theo phái
siêu thực, là hiện thân của sự phi lý.
Còn với nhà văn nổi tiếng người Côlômbia, Gabriel Garcia Marquez,
Hoá thân của Kafka là cuốn sách đã thay đổi đời ông: "Tôi chưa từng biết ai
có thể viết được như thế. Nếu biết được thì tôi đã bắt đầu viết văn từ lâu rồi".
Theo Marquez, ở Kafka có cái giọng giống hệt kiểu của bà ngoại ông: "Bà tôi
kể những câu chuyện của mình - những cái khó tin nhất bằng một giọng bình
thường nhất". Ý tác giả người Cômlômbia muốn nói ông không ngờ tiểu
thuyết lại có thể viết về những thứ phi lí như thế, hay nói cách khác, những
thứ phi lí lại trở thành nội dung của văn chương. Và nhất là những thứ không
bình thường lại được chuyển tải bằng một văn phong bình thường.
Milena Jesenska, nhà phê bình văn học và cũng là người tình của Kafka
đã viết về nhà văn như thế này: “Ông là một nhà nghệ sĩ và là một người với
một lương tâm khắc khoải, đến nỗi ông có thể nghe, trong khi những người
khác điếc, cảm thấy chính mình đang yên ổn.” (44)
Ở Việt Nam, nhà nghiên cứu Trương Đăng Dung nhận xét Kafka là nhà
văn đã thể hiện bản chất của thời đại mình một cách độc đáo, và mở ra những
khả năng mới cho tiểu thuyết hiện đại. Kafka đã xây dựng những nhân vật thể
hiện một cách sâu sắc nhất nỗi cô đơn trong thời gian của con người hiện đại.
Trong khi không ít người coi Kafka là hiện tượng tới hạn, không lặp lại
và không thể lặp lại thì Kafka lại tự viết về mình: "Toàn bộ cuộc đời tôi, về cơ
bản là những nỗ lực, luôn luôn là những nỗ lực cầm bút, nhưng thất bại, thất
bại trên phạm vi lớn”. (49)

4. Phương pháp nghiên cứu


8

Luận văn được tiến hành trên cơ sở áp dụng và kết hợp những phương
pháp nghiên cứu văn học sau đây:
Phương pháp tiếp cận hệ thống để thấy được toàn diện vấn đề nhân vật
trong tiểu thuyết của Kafka.
Phương pháp phân tích – tổng hợp để chứng minh và làm rõ các khía
cạnh của vấn đề.
Phương pháp đối chiếu so sánh nhằm chỉ ra và khẳng định phong cách
riêng của Franz Kafka.
Với những gì trình bày trong luận văn này, người viết mong muốn góp
phần đi sâu tìm hiểu một vấn đề lí luận văn học (loại hình nhân vật biểu
tượng) và tác giả văn học (Franz Kafka), đồng thời góp phần tìm hiểu ảnh
hưởng của Kafka đối với nền văn học hiện đại.

5. Cấu trúc của luận văn
Luận văn gồm ba chương chính và phần Mở đầu, Kết luận, Thư mục
tham khảo, Phụ lục.
- Chương 1: Một số cách đọc Kafka
- Chương 2: Một số nhân vật biểu tượng điển hình trong tác phẩm của
Kafka
- Chương 3: Thi pháp xây dựng nhân vật biểu tượng trong tác phẩm
của Kafka
Phần Phụ lục người viết đưa vào Niên biểu của Franz Kafka (phần này
được người viết tổng hợp từ nhiều nguồn tư liệu), và bài viết của Giáo sư
John Lye với nhan đề Một vài đặc điểm của văn học hiện đại chủ nghĩa do
người viết dịch để làm tư liệu tham khảo.




Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka


9
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ CÁCH ĐỌC KAFKA

Văn bản văn học khi còn nằm trên trang bản thảo của nhà văn thì chỉ là
một hệ thống kí hiệu, dưới sự chỉ đạo, chi phối của nhà văn. Nhưng khi văn
bản được in ấn, phát hành đến với người đọc, hệ thống kí hiệu đó được giải
mã dựa trên mã ngôn ngữ, mã nghệ thuật, mã văn hoá kết tinh trong văn bản,
dựa trên kinh nghiệm tiếp nhận (truyền thống văn học hoặc sự tiếp nhận các
tác phẩm trước đó), và dựa trên cả nhu cầu đời sống của độc giả. Quá trình
tiếp nhận sẽ biến văn bản văn học trở thành tác phẩm văn học. Nhưng nếu
như văn bản văn học chỉ có một và nằm trong vòng kiểm soát của nhà văn thì
tác phẩm văn học dựa trên những sự tiếp nhận khác nhau, sẽ là vô số, và vượt
qua khả năng kiểm soát của người sáng tạo ra chúng. Hay nói cách khác, độc
giả chính là những người đồng sáng tạo với nhà văn.
Tuy nhiên, trong quá trình đọc văn bản, nhiều người đọc không xuất
phát từ bản thân kí hiệu khách quan mà nhà văn viết ra mà lại áp đặt những
kiến giải chủ quan vô lối của mình để giải mã tác phẩm. M. Kundera đã mỉa
mai gọi đó là chứng cuồng viết (graphomanie), áp đặt cái tôi của mình cho
người khác. Và Kundera còn cho đó là dạng thể hiện lố bịch nhất của ý chí
quyền lực.
Các sáng tác văn chương của Kafka từ khi ra đời đến nay đã thu hút
biết bao cách giải mã, thậm chí trái ngược nhau, mà vẫn chưa đến hồi cáo
chung. Và không ít lần, văn chương của Kafka trở thành nạn nhân của cái
chứng cuồng viết mà Kundera đã chỉ ra.
Susan Sontag trong Chống diễn giải đã phản đối cách phê bình văn
chương theo con đường diễn giải. Bà cho rằng, nếu hiểu diễn giải là “nhặt tra
một số yếu tố trong tác phẩm đó” thì nó chả khác gì làm chuyện diễn dịch.
Thậm chí, Susan cho rằng đó là “cách suy diễn quái dị” và chỉ ra hậu quả của
lối phê bình văn chương như thế: “Cách diễn giải theo lối xưa, tuy có quyết

liệt nhưng vẫn cung kính, nó chỉ tạo thêm một nghĩa mới bên trên nghĩa cũ


10
(trực nghĩa). Cách diễn giải tân thời là đào sâu, và khi đào nó đã hủy diệt. Nó
đào bới "đằng sau" văn bản để tìm ra một ẩn bản mà nó cho là thật sự có giá
trị” (54) Theo đó, nữ văn sĩ người Mĩ này cho rằng tác phẩm của Kafka bị
“cưỡng hiếp tập thể” bởi ít nhất ba đạo quân diễn giải: “Những kẻ đọc Kafka
như ẩn dụ xã hội nhìn thấy sự nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ về bức xúc và áp
lực của chế độ bàn giấy đương đại, ắt phải đưa đến một Chính Quyền chuyên
chế. Những kẻ đọc Kafka như ẩn dụ phân tâm học ngó thấy sự phơi bày tuyệt
vọng về sự kinh hãi của Kafka đối với phụ thân, nỗi lo về sự bị thiến, cảm
thức về sự bất lực tình dục và sự lệ thuộc vào những giấc mơ. Những kẻ đọc
Kafka như ẩn dụ tôn giáo thì giải thích rằng nhân vật K. trong truyện Lâu đài
muốn tìm phương tiện lên trời, và Joseph K. trong quyển Vụ án bị xét xử theo
công lý bí ẩn và hà khắc của Ðấng Tối Cao”. (54)
Kundera thì kết tội những kẻ diễn dịch đó là những kẻ ghét nghệ thuật,
những kẻ đã “cột chặt nghệ thuật vào một mục đích nằm ở bên kia mỹ học.
Lý thuyết về nghệ thuật dấn thân: nghệ thuật được coi là phương tiện của một
đường lối chính trị. Các nhà lí thuyết coi tác phẩm nghệ thuật chỉ là một cái
cớ để thực thi một phương pháp (phân tâm học, kí hiệu học, xã hội học)”. (15/
134, 135)
Trong Những di chúc bị phản bội, Kundera đã chỉ trích Max Brod,
người có công đưa Kafka đến với công chúng, đã gây ra “tai hoạ” khi ông này
đã sáng tạo ra hình ảnh Kafka theo lối áp đặt, đồng thời ông sáng tạo ra khoa
Kafka - học. Chính Brod đã “châm ngòi” cho lối đọc Kafka với vô số biến
tấu, tự do suy lí, tự do tư biện đến nỗi càng ngày càng không còn dính dáng
đến tác phẩm của Kafka. Kundera còn đưa ra cả định nghĩa bằng một sự trùng
ngôn về cái gọi là “khoa Kafka - học”. Đó là “luận văn nhằm Kafka - học hoá
Kafka. Nhằm thay thế Kafka bằng Kafka đã Kafka - học hoá.” (15/ 217)

Brod còn có hẳn một cuốn sách mang tên Tuyệt vọng và Cứu rỗi trong
tác phẩm của Franz Kafka. Ngay trong cái nhan đề của cuốn sách cũng cho
thấy cái lối kiến giải áp đặt của Brod mà Kundera đã gọi đó là “sự ngu đần
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

11
cao quý”. Nếu như trong Vụ án, K. còn không biết mình mắc tội gì, hay nói
chính xác hơn, đến cái toà án kết tội K. mà không chỉ ra tội thế mà Brod đã
chỉ ra K. có tội, và đó là cái tội bất lực không biết yêu của anh. Anh ta không
yêu ai cả nên anh ta phải chết.
Nếu cách kiến giải của Brod nhuốm màu sắc thần học thì lại có ý kiến
theo hơi hướng mác-xít một cách thiếu căn cứ: “Joseph K. có tội vì hắn đã để
cho cuộc đời mình bị máy móc hoá, tự động hoá, tha hoá, thích hợp với nhịp
điệu máy móc của guồng máy xã hội, mất hết những gì là nhân tính; như vậy
K. đã vi phạm cái quy luật mà, theo Kafka, toàn thể nhân loại phải tuân theo,
rằng: “Phải sống có nhân tính”.

Dưới đây một số cách đọc Kafka phổ biến:

1.1. Đọc Kafka trong bối cảnh nhỏ tiểu sử
Đó là cách đọc Kafka gần như riêng trong bối cảnh nhỏ tiểu sử. Theo
đó, hầu hết những nhân vật chính trong tác phẩm của nhà văn, dù là Joseph
K., nhân viên nhà băng, Gregor Samsa, nhân viên chào hàng của một công ty,
K., nhân viên đo đạc, Giôdêphin nữ ca sĩ, người nhịn ăn hay người làm trò đu
… đều chính là Kafka. Thậm chí người ta say sưa truy tìm (và cả áp đặt)
những yếu tố tiểu sử tác giả lên tác phẩm, cho rằng tiểu sử là chiếc chìa khoá
chính để hiểu ý nghĩa của tác phẩm và ngược lại, người ta tìm hiểu tiểu sử của
Kafka chỉ thông qua những gì mà nhà văn viết.
Cũng áp đặt lối đọc tiểu sử, Alexandre Vialatte trong cuốn Lịch sử bí
mật của cuốn “Vụ án” cho rằng vụ án trong cuốn tiểu thuyết của Kafka là vụ

án mà Kafka tiến hành đối với chính mình, K. chỉ là cái tôi khác của nhà văn.
Thực tế Kafka đã cắt đứt lời hứa hôn với Felice. Nhưng chỗ thiếu thực tế là
A. Vialatte đã suy diễn một cách thiếu căn cứ rằng việc ông bố vợ tương lai từ
Malmo tìm đến khách sạn Ascanie gặp Kafka đã gây cho Kafka ấn tượng một
toà án.


12
Kundera đã gọi cái cách đọc Kafka như vậy là đẩy “Kafka tội nghiệp”
trở về trong cái “ngữ cảnh – mini – mini tiểu sử”, một kiểu đọc rất xa lịch sử
tiểu thuyết, rất xa nghệ thuật. Nếu một cuộc đời có thể là tác phẩm nghệ thuật
thì người ta không còn thấy lí do tồn tại của tác phẩm nghệ thuật. Việc đồng
nhất cuộc đời và tác phẩm chính là đã từ chối quy chế tự trị của nghệ thuật.
Người ta không cần biết một Kafka nghệ sĩ với những trang văn làm người
đọc lúng túng mà lại “dồn” ông vào ngữ cảnh duy nhất: Felice, người cha,
Milena, Dora. Thế cho nên chính Kundera cũng từ chối đặt ngang tầm với
những những bức thư Kafka viết cho Felice và cuốn Lâu đài.
Trở lại với thư từ và nhật kí đó những văn bản riêng tư của nhà văn,
những văn bản thể hiện sinh động, thực chất nhất con người của Franz Kafka
với tư cách nhà văn và với tư cách một con người. Tuy nhiên, chúng không
phải là tác phẩm văn học. Việc quá chú trọng đến các văn bản riêng tư hơn
các sáng tác văn chương không những không khiến phát hiện được giá trị nằm
trong các tác phẩm của Kafka mà còn dẫn đến thiên kiến áp đặt chủ quan, hay
nói cách khác là diễn giải dựa trên tiểu sử tác giả.
Mặt khác, nhân vật văn học tuy là “đứa con tinh thần” của tác giả, là
đối tượng tác giả kí thác nhiều quan niệm, tư tưởng, tình cảm. Nhưng nhân
vật văn học còn là một đơn vị nghệ thuật đầy tính ước lệ, vì vậy không thể
đồng nhất nó với con người có thật trong đời sống và càng không thể đồng
nhất với người sáng tạo ra chúng. Nhân vật văn học có thể có bóng dáng của
nhà văn nhưng không thể trùng khít với nhà văn. Việc đề cao quá mức ý

nghĩa của tiểu sử sẽ vô tình hạ thấp giá trị của tác phẩm, coi tác phẩm văn
chương như cuốn tự truyện của người viết.
Có một sự khác biệt về bản chất giữa một bên là tiểu thuyết và bên kia
là các hồi ký, tiểu sử, tự thuật. Giá trị của mỗi bản tiểu sử là ở cái mới và sự
chính xác của các sự kiện có thật được tiết lộ. Giá trị của tiểu thuyết là ở chỗ
phát lộ những khả năng cho đến lúc ấy còn bị che khuất của cuộc sống như nó
vốn là vậy. Hay nói cách khác, tiểu thuyết khám phá ra những gì được giấu
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

13
kín trong mỗi chúng ta. Ví dụ cuốn tiểu thuyết Ulysses của James Joyce, chỉ
kể những câu chuyện xảy ra trong một ngày, ngày 16/ 06/ 1904 với ba nhân
vật: thi sỹ Stephen Dedalus, nhân viên báo Điện tín Buổi chiều Leopold
Bloom và Marion Bloom, vợ anh ta. Không có sự kiện gì đặc biệt xảy ra ở
đây theo lối kể chuyện thông thường nhưng cuốn tiểu thuyết lại như một tấm
gương soi sinh hoạt cá nhân hàng ngày làm cả thế giới sửng sốt, vì chưa có ai
đưa cho con người một tấm gương tỉ mỉ đến vậy.
Kafka cũng vậy. Ông chỉ nói hộ con người những thứ khuất lấp trong
cuộc sống mà chúng ta đôi khi chưa nhìn ra hoặc chưa nhìn thấy. Franz Kafka
đã nói về thân phận con người của chính chúng ta, điều mà không một suy
tưởng xã hội học hay chính trị học nào có thể nói được với chúng ta.
Trở lại với quan điểm của Kundera về lối đọc văn chương nương theo
tiểu sử của người viết, nhà văn này hằng mơ tưởng một thế giới trong đó các
nhà văn sẽ bị pháp luật bắt buộc phải giữ bí mật lý lịch của mình và phải dùng
bút danh. Việc làm đó sẽ dẫn đến một trong những điều lợi sau, đó là mất hẳn
cái lối giải thích tác phẩm bằng tiểu sử nhà văn.
Về phần mình, Kundera luôn nhấn mạnh mình là nhà tiểu thuyết chứ
không phải nhà văn. Vì theo Flaubert, nhà tiểu thuyết là người muốn biến
mình đi sau tác phẩm của chính mình.
Ý kiến của Kundera không phải không có yếu tố cực đoan, tuy nhiên,

nó không phải không có lí, nhằm trả tác phẩm về giá trị tự thân của nó, tránh
được sự “cưỡng hiếp” (chữ của Susan Sontag) của tiểu sử người viết.
Cũng xuất phát từ hệ quy chiếu là tiểu sử nhưng cách đọc thứ hai lại rơi
vào một sự cực đoan khác: thần thánh hoá tiểu sử của Kafka.
Trước khi qua đời, Kafka muốn đốt hết những trang viết chưa xuất bản
của mình vì ông không thực sự ưng ý với chúng. Tuy nhiên, không ít người đã
giải thích ý muốn hiến bản thảo của mình cho thần lửa đó của Kafka là một cử
chỉ hiến sinh tôn giáo của một vị thánh.


14
Từ cái lối thần thánh hoá tiểu sử Kafka mà người ta nảy sinh thái độ
thần thánh hoá văn chương của nhà văn, như Brod đã từng tuyên bố “sự sùng
bái cuồng tín” với mỗi từ của Kafka. Nhưng đồng thời với sự sùng bái đó là
sự phủ nhận tuyệt đối ý chí mĩ học của tác giả.

1.2. Đọc Kafka tách rời khỏi mĩ học và nghệ thuật hiện đại
Có một thực tế là người ta say sưa xem xét mối quan hệ của Kafka với
các nhà triết học như Kierkegaard, Nietzche, với các nhà thần học, nhưng tách
rời Kafka với các nhà tiểu thuyết, các nhà thơ và các nhà hiện đại chủ nghĩa
đương thời.
Kafka là nhà văn viết trong nỗi cô đơn nhưng không có nghĩa ông
không hề bị tác động, ảnh hưởng bởi môi trường mĩ học nói chung. Và dù
Kafka “một mình một đường” với lối viết văn đạt đến tới hạn thì vẫn phải
sống chung trong bầu không khí nghệ thuật của thời đại. Bởi thế, đọc Kafka
mà không biết đến sự tồn tại của nghệ thuật hiện đại sẽ mất đi nhiều cơ hội để
hiểu thêm về tác phẩm.
Không ít người đã tách Kafka ra khỏi thế hệ những nhà cách tân lớn
như Igor Stravinski, Anton Webern, Béla Bartók, những nhà soạn nhạc vĩ đại
của thế kỉ XX, hay những nhà văn làm thay đổi bộ mặt văn chương thế kỉ XX

như Guillaume Apollinaire, Robert Musil, James Joyce, hay những thiên tài
hội hoạ Picasso, Georges Braque … Thậm chí nếu có ý kiến về sự gần gũi của
Kafka với Beckkett, Brod thì lập tức bị phản đối.
Như vậy, dù Kafka có độc đáo, duy nhất và tới hạn đến đâu thì khi tìm
hiểu nhà văn này, chúng ta cũng phải đặt ông vào bối cảnh văn hoá đương
thời, đó là thời hiện đại.
Thời hiện đại đã lấy con người, cá nhân, một cái tôi biết suy nghĩ làm
nền tảng của tất cả. Quan niệm mới đó về thế giới cũng đưa đến quan niệm
mới về tác phẩm nghệ thuật. Nó trở thành biểu hiện độc đáo của một cái tôi
duy nhất.
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

15
Cuối thế kỉ XIX, nhờ những thành tựu khoa học, kĩ thuật mà châu Âu
đã đổi mới và tạo một cuộc cách mạng công nghiệp. Trên cơ sở đó, con người
đề cao lí tính. Nhưng khi công nghiệp càng phát triển thì nguy cơ máy móc
hoá bản thân ngày càng tăng. Sự phát triển lí tính quá cao dẫn tới phi nhân
cách con người, từ đó xuất hiện xu hướng phi duy lí, phản ứng lại chủ nghĩa
Duy lí. Từ đó trong triết học xuất hiện xu hướng “phi truyền thống”, không
hướng triết học vào vấn đề vật chất, ý thức nữa mà coi đối tượng của triết học
là đời sống và các hiện tượng ở phía trong con người. Thế là Nietzsche đưa ra
“triết học đời sống”, H.Bergson đưa ra “chủ nghĩa Trực giác”, Freud đề xuất
“chủ nghĩa phân tâm”, Muoner đưa ra “triết học nhân cách”, Hutsen sáng tạo
“hiện tượng học”; một loạt các nhà triết học như Kierkegaard, Jaxper,
Heidegger, Sartre …đưa ra chủ nghĩa hiện sinh. Tất cả những triết học này
được gọi chung là “Triết học nhân học”, và được coi là “Triết học hiện đại”.
Trong nghệ thuật cũng xuất hiện trào lưu hiện đại với những điểm mới mẻ.
Khái niệm “hiện đại” trong nghệ thuật gắn liền với cái mới, cái khác
với truyền thống, khác với cổ điển tuy nhiên không phủ nhận truyền thống và
không coi thường cổ điển.

Bởi thế, thế kỉ XIX, tiểu thuyết được mô tả hợp với tinh thần thực
chứng, khoa học của thời ấy. Ở đó nhà văn đóng vai trò là người “biết tuốt”,
kể lại toàn bộ câu chuyện và tác phẩm nghệ thuật gửi gắm đến độc giả nhiều
nghĩ suy về cuộc đời. Phải nói rõ hơn rằng đó là những tư tưởng của tác giả
gửi gắm vào tác phẩm và người đọc đến với tiểu thuyết là để được “giáo
huấn” những vấn đề đó. Tuy nhiên, sang đến thế kỉ XX, tiểu thuyết không
phải là cuốn sách tư tưởng, mà thực chất nó cũng chẳng trầm tư mặc tưởng,
chẳng có tham vọng “dạy khôn” độc giả. Nó trao quyền giải mã cho người
đọc, một sự tiếp nhận không áp đặt. Như cách nói của James Joyce, tác giả rút
lui khỏi bối cảnh, không can thiệp và tác phẩm, về nhà…giũa móng tay.
Ý kiến sau đây của Kundera đã chỉ ra và lí giải được sự cần thiết phải
đặt tác phẩm vào bối cảnh chung của lịch sử mĩ học và tiểu thuyết: “Theo tôi,


16
những tác phẩm lớn chỉ có thể ra đời trong lịch sử của ngành nghệ thuật của
nó và bằng cách tham gia vào lịch sử đó. Chỉ ở bên trong lịch sử mới có thể
hiểu được cái gì là mới mẻ và cái gì là lặp lại, cái gì là khám phá và cái gì là
bắt chước, nói cách khác, chỉ ở bên trong lịch sử một tác phẩm mới có thể tồn
tại như là giá trị có thể nhận chân và đánh giá. Cho nên theo tôi không có gì
kinh khủng hơn đối với nghệ thuật là rơi ra ngoài lịch sử của nó, bởi đó là rơi
vào một chốn hỗn mang nơi các giá trị thẩm mỹ không còn nhận ra được
nữa.” (15/ 193)
Như vậy, việc đọc Kafka tách khỏi mĩ học và nghệ thuật hiện đại không
những không phát hiện được giá trị của văn chương Kafka mà còn không thấy
được vị trí xứng đáng của Kafka trong nền văn học nói riêng, nghệ thuật và
mĩ học nói chung.

1.3. Đọc Kafka như một thứ chú giải
Trở lại với ý kiến của nhà văn người Mĩ, Susan Sontag cho rằng tác

phẩm của Kafka bị “cưỡng hiếp tập thể” bởi một đạo quân diễn giải, hay nói
cách khác, không ít người “đối xử” với các trang viết của Kafka không phải
với những tác phẩm nghệ thuật ngôn từ mà chỉ thấy ở đó là một hệ thống kí
hiệu với đầy rẫy những phúng dụ.
Trước hết, người ta thấy ở trong tác phẩm của Kafka nhiều ẩn dụ về tôn
giáo.
Trong cuốn Vụ án, nhân vật Joseph K. được cho là bị xét xử theo công
lý bí ẩn và hà khắc của Ðấng Tối Cao. Việc Joseph K. luôn bị ám ảnh về một
tội lỗi mà thực ra cũng không biết chính xác mình bị mắc tội gì lại được cho
là có liên quan tới cái tội lỗi nguyên thuỷ (original sin) trong Kinh Thánh.
Hành trình của K. trong Lâu đài thì được diễn giải là hành trình vô
vọng của những kẻ lạc lõng giữa thế gian, hành trình tìm đến Chúa, chân lí
vĩnh hằng. “Lâu đài” là biểu tượng của “Phúc phận”, biểu tượng của “Ân
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

17
huệ”. Đó là hai khái niệm thần học của Do Thái giáo mà theo sách thánh
Kabbale, cho phép con người cảm nhận được sự hiện diện của Thượng Đế.
Không chỉ đọc Kafka như ẩn dụ tôn giáo, những ẩn dụ xã hội cũng
được cho là có rất nhiều trong tác phẩm của nhà văn. Đọc Kafka người ta thấy
rõ ràng các nhân vật như đang “chết mòn” trong cái chế độ bàn giấy, công sở.
Bởi thế, không ít người cho rằng chính sự nghiên cứu và phân tích tỉ mỉ về
những bức xúc và áp lực của chế độ bàn giấy đương đại của Kafka báo hiệu
sự ra đời của một chính quyền chuyên chế.
Trước Freud, con người vẫn luôn giữ cho mình niềm tin và niềm tự hào
rằng cho dù con người chưa là chủ nhân của thế giới thì ít ra cũng là chủ nhân
của chính mình. Ấy vậy mà khi phân tâm học ra đời, dù vui vẻ hay không,
con người buộc phải chấp nhận rằng cái tôi không phải chủ nhân trong ngôi
nhà của chính nó. Sự ra đời của phân tâm học đã làm thay đổi không nhỏ cách
người ta đọc văn học. “Văn học và phân tâm học “đọc” con người trong

nghiệm sinh thường nhật cũng như trong số phận lịch sử của nó.” (43)
Đối với những người đọc Kafka như ẩn dụ phân tâm học, họ sẽ phơi
bày tuyệt vọng về sự kinh hãi của Kafka đối với cha thể hiện dưới các mô típ
trong tác phẩm (đứa trẻ bị kết tội, hình ảnh kẻ ăn bám, lời phán quyết… như
những chấn thương (trau-ma) của tuổi thơ hằn lại trong tác phẩm), nỗi lo về
sự bị thiến, cảm thức về sự bất lực tình dục và sự lệ thuộc vào những giấc mơ.
Khi đọc Kafka như ẩn dụ Mác-xít, người ta quả quyết nhân viên đo đạc
là biểu tượng của cách mạng bởi anh toan tính chia lại đất đai theo một cách
mới.
Cách đọc Kafka của đông đảo độc giả hậu chiến từ những năm 40 của
thế kỉ XX có thể được xem là diễn giải chính trị, coi tác phẩm của Kafka như
một ẩn dụ về chính trị. Người ta đã tiếp cận với Kafka như thể tiếp cận với
một nhà tiên tri. Ở trung tâm các mạch ngầm tạo nên tác phẩm, dường như đã
hiện hữu những điềm dự báo khốc liệt về một sự tiền định không lối thoát.


18
Văn chương của Kafka thôi thúc và cảnh tỉnh độc giả trưóc đại họa và
mê cung. Sau đại chiến thế giới thứ hai, người ta không thể đọc Vụ án mà
không liên tưởng đến chế độ toàn trị, nơi công an, cảnh sát ngày ngày thẩm
vấn bị can mà không cần đưa ra lời buộc tội. Từ Đông Âu sang Liên Xô và
Trung Quốc, biết bao các vụ án dàn dựng, biết bao nạn nhân phải chứng minh
mình vô tội, chứ không phải như thông lệ, guồng máy tư pháp chứng minh bị
can phạm tội.
Không chỉ ở Đông Âu, lối kiến giải chính trị cũng thịnh hành ở Tây Âu
và Bắc Mỹ. Đặc biệt là người Do Thái sống sót sau khi Đức quốc xã đã lùa
vào lò thiêu 6 triệu đồng bào của họ và chửi rủa rằng: “Chúng mày là loài sâu
bọ”. Người Do Thái cũng như đông đảo độc giả hậu chiến không thể đọc Hóa
thân và Lâu đài mà không soi gương, ngỡ ngàng tìm thấy ở hành trình vô
vọng của K. định mệnh của dân tộc Do Thái truyền kiếp, vẫn là kẻ ngoại

cuộc, người lưu vong không thấy nơi đâu chốn an toàn.
Chỉ nội một truyện Hóa thân, mà mỗi người hiểu một cách. Alberto
Manguel, tác giả cuốn Lịch sử cách đọc (A History of Reading) kể lại, vẫn
một trang sách, có người đọc chán ngấy, có người cười. Con gái ông, 13 tuổi,
đọc Hóa thân thấy tức cười. Gustav Janouch, bạn Kafka, thấy ngụ ngôn tôn
giáo, đạo đức. Bertolt Brecht coi đây là một tác phẩm của "nhà văn Bolshevist
độc nhất, thực nhất". Nhà phê bình Mác xít G. Lukacs: một sản phẩm của đám
trưởng gả thoái hoá. Borges, như là một việc kể lại (retelling) nghịch lý
Zenon
(1)
.


(1)
Nghịch lý Zenon (Zenon's paradox) là một trong những bài toán nổi tiếng của nhà toán
tiên phong duy lí, Zenon. Đó là ý tưởng để các nhà Toán học xây dựng khái niệm giới hạn.
- Achilles là một chiến binh trong thần thoại Hy Lạp, chạy rất nhanh. Anh ta thấy một con
rùa đi phía trước (về phía xa) và đuổi theo bắt nó. Hỏi Achilles có bắt được con rùa không?
Trong thực tế thì Achilles bắt kịp con rùa, và như thế thì phải có một khoảng "hữu tận"
không gian và thời gian, có nghĩa là không-thời gian chỉ có thể phân chia tới một mức nào
đó thôi và không thể phân chia nhỏ được nữa. Nếu không thì hễ Achilles tới được điểm A
rùa vừa đi thì rùa ta đã tiến thêm một khoảng liền kế A nữa rồi
-Từ nghịch lí này người ta xây dựng khái niệm giới hạn và xem giới hạn chỉ là gần đúng.
Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

19
Marthe Robert lại coi đây là một thí dụ về ngôn ngữ Đức, ở mức sáng
sủa nhất của nó. Theo ông (Manguel), sự kiện này là do những câu chuyện
của Kafka, được nuôi dưỡng bằng kinh nghiệm đọc của ông, dâng hiến và lấy
đi cùng một lúc, ảo tưởng hiểu biết (illusion of understanding). Như thể chúng

đào xới bản văn của Kafka, nhằm thỏa mãn người đọc.
Theo Kundera, chỉ có một phương pháp để hiểu các tiểu thuyết của
Kafka, đó là đọc chúng như người ta đọc tiểu thuyết. Nghĩa là thay vì tìm
trong các nhân vật của nhà văn chân dung của tác giả và trong những lời nói
của nhân vật những thông điệp bí ẩn đã mã hoá thì ta cứ theo dõi một cách
chăm chú ứng xử của nhân vật, lời nói của nhân vật và cố hình dung hệ thống
nhân vật đó trước mắt ta.
Như vậy, có thể thấy đọc Kafka như thế nào thực sự là một câu hỏi lớn
và cuộc tranh luận dường như vẫn chưa đến hồi cáo chung. Mỗi cách đọc
Kafka đều có những điểm khả thủ riêng nhưng cũng có những điểm cực đoan
riêng. Song có một điều không thể phủ nhận rằng, chỉ khi nào nhà tiểu thuyết
được trả về đúng phận sự của anh ta và tiểu thuyết được trả về đúng vai trò
của nó thì chúng ta mới có cơ sở để hiểu những sáng tác của nhà văn. Nhà
tiểu thuyết không phải người phát ngôn của ai cả, thậm chí cũng không phải
người phát ngôn những ý tưởng của chính mình. Còn tiểu thuyết, đó là “hình
thức lớn của văn xuôi trong đó, qua những cái tôi thử nghiệm (các nhân vật)
tác giả khảo sát đến tận cùng đôi ba chủ đề lớn của sinh tồn”. (15/ 154)

Từ những những tổng kết về các cách đọc Kafka, người viết luận văn
cho rằng, để hiểu những gì Kafka viết, cần phải đặt nhà văn vào trong bối
cảnh lớn của lịch sử văn học (của lịch sử tiểu thuyết châu Âu). Kafka không
phải là thánh, và tác phẩm của ông, giống như những tác phẩm văn chương
khác, phản ánh về sự sinh tồn nên phải tránh lối thần thánh hoá tiểu sử nhà
văn và tránh lối sùng bái văn chương của nhà văn. Đồng thời phải xem xét
Kafka như một nhà tiểu thuyết, tức là người biến mình đi sau tác phẩm của


20
mình. Kafka thuộc thế hệ những nhà cách tân lớn đương thời, bởi thế phải đặt
Kafka vào bối cảnh chung của nghệ thuật hiện đại. Cuối cùng, và quan trọng

nhất là xem xét giá trị tự thân của các tác phẩm của Kafka, tránh những diễn
giải chủ quan đi quá xa những gì mà nhà văn viết ra.

























Nguyễn Thị Yến Loại hình nhân vật biểu tượng trong tác phẩm của F. Kafka

21

CHƯƠNG 2: NHỮNG NHÂN VẬT BIỂU TƯỢNG ĐIỂN HÌNH
TRONG TÁC PHẨM CỦA KAFKA

2.1. Nhân vật biểu tượng tồn tại như một loại hình nhân vật độc lập thể
hiện chất lượng phản ánh và sáng tạo.
Nhân vật văn học là một hiện tượng nghệ thuật mang tính ước lệ, là
“con người cụ thể được miêu tả trong tác phẩm văn học” (21/ 202). Nhân vật
văn học có chức năng khái quát những tính cách, hiện thực cuộc sống và thể
hiện quan niệm của nhà văn về cuộc đời. Trong quá trình mô tả nhân vật, nhà
văn có quyền lựa chọn những chi tiết, yếu tố mà họ cho là cần thiết bộc lộ
được quan niệm của mình về con người và cuộc sống.
Có rất nhiều cách phân loại nhân vật văn học dựa theo những tiêu chí
khác nhau: xét về phương diện hệ tư tưởng, về quan hệ đối với lí tưởng xã hội
của nhà văn (nhân vật chính diện, nhân vật phản diện); xét về vai trò nhân vật
trong tác phẩm (nhân vật chính, nhân vật phụ, nhân vật trung tâm); xét từ góc
độ thể loại (nhân vật trữ tình, nhân vật tự sự, nhân vật kịch); xét từ cấu trúc
hình tượng (nhân vật chức năng, nhân vật loại hình, nhân vật tính cách, nhân
vật tư tưởng); xét từ góc độ chất lượng miêu tả (nhân vật, tính cách, điển
hình).
Từ khái niệm nhân vật đến tính cách và tính cách điển hình là những
mức độ khác nhau về chất lượng tư tưởng – nghệ thuật của sự thể hiện con
người trong tác phẩm văn học.
Nhân vật là những con người nói chung được miêu tả trong tác phẩm.
Ở đây, nhà văn có thể chỉ mới nêu lên một vài chi tiết về ngôn ngữ, cử chỉ,
hành động … cũng có thể miêu tả kĩ và đậm nét.
Tính cách là nhân vật được khắc họa với một chiều sâu bên trong. Nó
như một điểm quy tụ mà từ đó có thể giải thích được mọi biểu hiện muôn
màu, muôn vẻ sinh động bên ngoài của nhân vật.

×