Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Một số chính sách xã hội của Lê Thánh Tông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (853.95 KB, 110 trang )


i
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN HỒNG HẢI



MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CỦA LÊ THÁNH TÔNG



LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học








Hà Nội - 2014


ii


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN





NGUYỄN HỒNG HẢI



MỘT SỐ CHÍNH SÁCH XÃ HỘI
CỦA LÊ THÁNH TÔNG

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học


Mã số: 60.22.03.01






Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hòa Hới




Hà Nội - 2014


iii
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn: “Một số chính sách xã hội của Lê Thánh Tông”
là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả được đưa ra trong
luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ công trình
nào khác. Mọi tham khảo trong luận văn đều được trích dẫn rõ nguồn, đảm
bảo tính khách quan của tư liệu và bản quyền tác giả.


Học viên


Nguyễn Hồng Hải



iv
LỜI CẢM ƠN
Luận văn “Một số chính sách xã hội của Lê Thánh Tông” là một công
trình nghiên cứu khoa học nghiêm túc, là kết quả của quá trình học tập tại
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội của
tác giả dưới sự hướng của các thầy cô bộ môn, sự giúp đỡ của các thầy cô
trong ban chủ nhiệm khoa Triết học. Tôi xin bày tỏ sự biết ơn sâu sắc đến
những sự giúp đỡ quý báu đó.
Đặc biệt, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành đến PGS. TS. Đỗ Thị Hòa Hới
là giáo viên trực tiếp hướng dẫn luận văn cho tôi, người đã luôn tận tình hướng
dẫn, dành nhiều thời gian quý báu để trao đổi và định hướng nghiên cứu cho tôi
trong suốt quá trình thực hiện đề tài luận văn này.
Cuối cùng, tôi xin cảm ơn những người thân trong gia đình, bạn bè đã

luôn động viên và là chỗ dựa tinh thần để tôi học tập và thực hiện thành công
đề tài luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, 10/2014

Học viên


Nguyễn Hồng Hải




v
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU i
1.Lý do chọn đề tài 1
2.Tình hình nghiên cứu 2
3.Mục đích và nhiệm vụ của luận văn 5
4.Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5
5.Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 6
6. Đóng góp của luận văn 6
7.Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn 7
8.Kết cấu 7
NỘI DUNG 8
Chƣơng 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ HÌNH THÀNHCHÍNH
SÁCH XÃ HỘI CỦA LÊ THÁNH TÔNG 8
1.1. Điều kiện khách quan cho sự hình thành các chính sách xã hội của
Lê Thánh Tông 9

1.1.1. Điều kiện chính trị 9
1.1.2. Điều kiện kinh tế 15
1.1.3. Điều kiện xã hội, văn hóa 22
1.2. Nhân tố chủ quan cho sự hình thành chính sách xã hội của Lê Thánh
Tông 32
Chƣơng 2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN TRONG CHÍNH SÁCHXÃ
HỘI CỦA LÊ THÁNH TÔNG VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ 41
2.1. Một số nội dung cơ bản trong chính sách xã hội của Lê Thánh Tông 41
2.1.1. Chính sách của Lê Thánh Tông đối với một số tầng lớp trong xã hội 41
2.1.2. Biện pháp thực hiện chính sách xã hội của Lê Thánh Tông 68
2.2. Ý nghĩa của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông 83
2.2.1. Những giá trị tích cực của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông 83
2.2.2. Hạn chế của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông 88
2.2.3. Giá trị của chính sách xã hội của Lê Thánh Tông đối với công cuộc
xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay 89
KẾT LUẬN 95
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 98

1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Ở Việt Nam nhà nước đã xuất hiện từ rất sớm, tuy nhiên phải đến khi
đất nước ta giành được độc lập tự chủ vào thế kỷ X, nhà Ngô thành lập thì văn
hóa, văn minh Việt Nam mới dần đạt được những thành tựu rực rỡ. Trải qua
các triều đại Ngô, Đinh, Tiền Lê, Lý, Trần và tới thế kỷ XV phát triển mạnh
mẽ dưới triều đại Lê sơ. Với những bước phát triển rực rỡ cả về kinh tế, chính
trị, văn hóa, giáo dục… đất nước Đại Việt đã có sự chuyển biến từ chế độ
quân chủ phong kiến quý tộc thời Lý, Trần sang quân chủ quan liêu thời Lê
sơ, hoàn chỉnh và rõ ràng nhất là dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông (1460 -
1497). Chuyển biến này đã kéo theo rất nhiều những thay đổi về thể chế chính

trị, kết cấu kinh tế, xã hội, tư tưởng.
Trong suốt 38 năm trị vì đất nước (1460 - 1497), với sự anh minh,
quyết đoán và tài thao lược của một vị vua, Lê Thánh Tông đã xây dựng
nên một xã hội thái bình, thịnh trị, một quốc gia văn minh và hùng cường.
Đặc biệt, ông đã xây dựng và thực thi các chính sách với các tầng lớp
khác nhau trong xã hội, với từng vấn đề đặt ra của xã hội, điều này được
nêu ra trong Quốc triều hình luật, Hiệu định quan chế, Huấnđiều, Hồng
Đức thiện chính thư, thơ văn, các chỉ dụ, văn bia… Đó là những di sản vô
cùng quý giá cho chúng ta.
Đã có nhiều tác giả cùng với các công trình khác nhau nghiên cứu về
Lê Thánh Tông, về đất nước Đại Việt dưới thời trị vì của ông từ nhiều góc độ
trong đó chủ yếu là tập trung về các vấn đề như tư tưởng, chính trị - xã hội nói
chung, mà chưa có nhiều sự nghiên cứu hệ thống về phương diện tư tưởng
của ông đối với vấn đề chính sách xã hội nói riêng. Trong phạm vi luận văn
này, tôi chọn các chính sách xã hội - một lĩnh vực hoạt động chính trị - xã hội
có vị trí quan trọng, biểu hiện sự liên hệ mật thiết giữa nhà nước với các tầng

2
lớp nhân dân, là một trong các chính sách góp phần ổn định xã hội để nghiên
cứu về tư tưởng Lê Thánh Tông. Từ đó góp phần bổ sung, xác lập thêm căn
cứ để có những nhận thức sâu sắc hơn về Lê Thánh Tông cùng với một triều
đại phát triển rực rỡ trong lịch sử chế độ quân chủ Việt Nam. Đồng thời, qua
đề tài này ta thấy được ý nghĩa của chính sách xã hội đối với sự ổn định và
phát triển của đất nước Đại Việt thế kỷ XV; gợi ý đối với việc hoạch định
chính sách xã hội trong công cuộc xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay.
Vì những lý do đó tôi đã chọn “Một số chính sách xã hội của Lê Thánh
Tông” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Tình hình nghiên cứu
Lê Thánh Tông là một vị vua thông minh, tài giỏi. Với sự kết hợp
giữa “học” và “hành”, tư tưởng của ông được triển khai và thực thi, từ đó đã

xây dựng nên một trong những triều đại thịnh trị nhất trong lịch sử phong
kiến Việt Nam. Vì vậy đã có rất nhiều các công trình nghiên cứu chung về
Lê Thánh Tông.
- Nghiên cứu về Lê Thánh Tông: tiêu biểu như các cuốnsách Lê Thánh
Tông vị vua anh minh, nhà canh tân xuất sắc (Lê Đức Tiết), Hoàng đế Lê
Thánh Tông - Nhà chính trị tài năng, nhà văn hóa lỗi lạc, nhà thơ lớn
(Nguyễn Huệ Chi), Nhân vật họ Lê trong lịch sử Việt Nam (Phạm Ngô
Minh)… Các tác phẩm này đã có những nghiên cứu, đánh giá về vai trò, đóng
góp của Lê Thánh Tông ở nhiều lĩnh vực khác nhau dựa trên những tư tưởng
và hoạt động của ông. Ông đã xây dựng nên một nước Đại Việt hùng mạnh,
toàn diện cả về kinh tế, chính trị, ngoại giao, văn hóa. Tư tưởng Lê Thánh
Tông đem lại một diện mạo mới cho đời sống tinh thần nước ta, đó là hướng
đi theo Nho giáo được Việt hóa, được ông kết hợp với truyền thống văn hóa
lâu đời của đất nước - tính dân tộc và tính nhân văn sâu sắc.

3
Hai tập kỷ yếu Lê Thánh Tông (1442 - 1497): con người và sự nghiệp -
kỷ yếu Hội thảo khoa học kỷ niệm 500 năm ngày mất của Lê Thánh Tông do
trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội tổ
chức năm 1997 và Kỷ yếu hội thảo khoa học về hoàng đế Lê Thánh Tông
(1442 - 1497): chào mừng 5 năm thành lập trường Đại học Hồng Đức (1997 -
2002). Hai kỷ yếu này tập trung các bài viết của rất nhiều tác giả ở các lĩnh
vực khác nhau như triết học, luật học, sử học, kinh tế học trình bày khá toàn
diện và đầy đủ về con người cùng sự nghiệp của Lê Thánh Tông. Các bài báo
cáo tập trung vào các vấn đề lớn như thân thế, sự nghiệp của ông; những đóng
góp chủ yếu của Lê Thánh Tông ở các lĩnh vực như chính trị, phát triển kinh
tế - xã hội, củng cố quốc phòng, mở mang văn hóa, pháp luật. Các tác giả
cũng chỉ ra những nét hạn chế, nhưng nổi bật lên là đề cao công lao của ông
trong việc đưa Đại Việt trở nên thái bình, thịnh trị, thành cường quốc ở Đông
Nam Á thế kỷ XV.

Một số tác giả đã lấy Lê Thánh Tông làm đề tài nghiên cứu luận văn
của mình như Trần Thị Thúy Ngọc với luận văn “Tư tưởng Nho giáo trong
Quốc triều hình luật”, Trần Việt Thắng có luận văn “Vai trò của Nho giáo
dưới triều đại Lê Thánh Tông”… Các tác giả chủ yếu nghiên cứu về nội
dung, sự ảnh hưởng của Nho giáo dưới triều Lê Thánh Tông.
- Vấn đề chính sách xã hội được một số tác giả đề cập đến: tác phẩm Về
chính sách xã hội của Hồ Chí Minh, Tư tưởng Hồ Chí Minh về chính sách xã
hội từ góc nhìn xã hội học do Nguyễn Thế Thắng (chủ biên) đã đưa ra quan
điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về chính sách xã hội, một số nội dung cơ bản
của chính sách xã hội.
- Về chính sách xã hội trong thời Lê Thánh Tông, cuốn Lịch sử chế độ
phong kiến Việt Nam của Phan Huy Lê đã đề cập đến chính sách xã hội thời
Lê sơ, tập trung chủ yếu ở hai vị vua là Lê Thái Tổ và Lê Thánh Tông. Thời

4
Lê sơ, khởi đầu là Lê Thái Tổ đã quan tâm chăm lo đời sống nhân dân, đề ra
một số biện pháp cứu tế xã hội. Các triều vua sau, đặc biệt là Lê Thánh Tông
tiếp tục chính sách quan tâm tới đời sống nhân dân, nhất là những người dân
nghèo khổ như lập nhà tế bần để nuôi dưỡng những người đau yếu, không nơi
nương tựa; bắt quan lại địa phương phải nuôi dưỡng những người tàn phế,
neo đơn. Những chính sách này tuy chưa được thực hiện một cách triệt để
nhưng phần nào đã thể hiện thái độ, trách nhiệm của nhà nước đối với quần
chúng nhân dân.
Trong tác phẩm Việt Nam sử lược, tác giả Trần Trọng Kim khi ghi chép
về Lê Thánh Tông đã đề cập đến việc nhà vua đặt ra Huấn điều để giảng
trong nhân dân, giữ gìn những phong tục tốt đẹp của xã hội.
Trong tác phẩm Chính sách đào tạo sử dụng quan lại thời Lê Thánh
Tông và công tác cán bộ hiện nay, tác giả đã nêu ra các chính sách khác
nhau của Lê Thánh Tông từ việc lựa chọn đào tạo, cho tới việc sử dụng
quan lại trong bộ máy nhà nước. Bước đầu đưa ra những đánh giá và chỉ ra

bài học cho công tác đào tạo cán bộ hiện nay ở Việt Nam trong bối cảnh
hội nhập, phải làm sao để lựa chọn được quan lại vừa có đức lại vừa có tài,
vừa hồng lại vừa chuyên.
Tác giả Lê Ngọc Tạo với đề tài luận án “Các chính sách về xã hội của
nhà nước thời Lê sơ (1428 - 1527)”, dưới góc độ nghiên cứu của nhà sử học,
tác giả đã nêu ra cơ sở hình thành các chính sách về xã hội của nhà nước thời
Lê sơ, nội dung các chính sách về xã hội, vai trò và tác dụng của chúng trong
quản lý, xây dựng đất nước thời Lê sơ.
Nhìn chung, vấn đề về các chính sách xã hội thời Lê Thánh Tông đã có
nhiều tác giả cùng những công trình nghiên cứu khác nhau nhưng chỉ là đề
cập một cách gián tiếp ở các góc độ khác nhau, thông qua việc nghiên cứu về
các lĩnh vực như chính trị, kinh tế, văn hóa, quốc phòng Qua tìm hiểu chúng

5
tôi nhận thấy tới nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu trực tiếp và
tập trung vào các chính sách xã hội của Lê Thánh Tông. Tuy nhiên, những
công trình nghiên cứu trên là nguồn tư liệu tham khảo bổ ích trong quá trình
tôi thực hiện đề tài này.
3. Mục đích và nhiệm vụ của luận văn
- Mục đích: góp phần làm rõ một số nội dung cơ bản trong chính sách
xã hội mà Lê Thánh Tông đã áp dụng dưới thời trị vì của ông (1460 - 1497)
tập trung trong chính sách với quan lại, phụ nữ, người già, người neo
đơn, trẻ mồ côi và đồng bào dân tộc thiểu số; biện pháp để thực hiện các
chính sách xã hội đó.
- Nhiệm vụ của luận văn:
+ Thứ nhất, phân tích những điều kiện khách quan và chủ quan cho sự
hình thành chính sách xã hội của Lê Thánh Tông.
+ Thứ hai, nêu và phân tích một số nội dung cơ bản trong chính sách xã
hội của Lê Thánh Tông.
+ Thứ ba, luận văn đưa ra một số đánh giá về giá trị và hạn chế của

chính sách xã hội của Lê Thánh Tông đối với xã hội Đại Việt thế kỷ XV.
Qua đó, đưa ra một số giá trị tích cực cho công cuộc xây dựng đất nước
Việt Nam hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: luận văn dựa trên cơ sở lý luận và phương pháp luận
của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, quan điểm
của Đảng và Nhà nước về kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống
trong lịch sử.
- Phương pháp nghiên cứu: luận văn sử dụng các phương pháp logic -
lịch sử, phân tích, tổng hợp… của chủ nghĩa duy vật biện chứng, thông qua các
sự kiện lịch sử và các di sản để làm rõ nội dung và ý nghĩa các chính sách xã

6
hội thời Lê Thánh Tông trị vì. Vấn đề đó sẽ được xem xét theo một trật tự cùng
với quá trình vận động, phát triển và biến đổi của nó. Luận văn còn có sự kết
hợp vận dụng các phương pháp cụ thể như phân loại, so sánh, thống kê nhằm
xác định nội dung cơ bản trong các chính sách xã hội của Lê Thánh Tông.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: làm rõ các điểu kiện cho sự hình thành và
nội dung cơ bản của một số chính sách xã hội do Lê Thánh Tông đề ra
trong thời gian ông cai trị đất nước.
- Phạm vi nghiên cứu: luận văn tập trung nghiên cứu điều kiện hình
thành và một số nội dung cơ bản trong chính sách xã hội của Lê Thánh Tông
đối với quan lại, phụ nữ, người già, người neo đơn, trẻ mồ côi và đồng bào
các dân tộc thiểu số.
6. Đóng góp của luận văn
Từ các nguồn tài liệu thu thập được, luận văn nêu lên một cách có hệ
thống điều kiện hình thành và nội dung cơ bản trong một số chính sách xã hội
nổi bật của Lê Thánh Tông. Luận văn nêu rõ một số chính sách xã hội thời Lê
Thánh Tông có sự phát triển cả về phạm vi, hình thức biểu hiện, tính chất, các

chính sách này thể hiện một bước phát triển lớn trong nhận thức về chính sách
xã hội so với thời kỳ trước đó.
Luận văn chỉ ra rằng chính thông qua một số chính sách xã hội đó mà
ta hiểu rõ hơn về bản chất xã hội Đại Việt thời Lê Thánh Tông. Các chính
sách đó phản ánh bản chất của bộ máy nhà nước dưới triều đại Lê Thánh
Tông, đó là một nhà nước phong kiến quan liêu với chế độ quân chủ tập
quyền đạt đến mức cao độ nhất trong các triều đại của phong kiến Việt Nam,
song vẫn có yếu tố tích cực. Mục tiêu của Lê Thánh Tông trong việc xây dựng
nhà nước theo hình mẫu này là đảm bảo trật tự, kỷ cương xã hội theo khuôn
mẫu của Nho giáo, nhưng đằng sau khuôn mẫu của Nho giáo thì vẫn có
những nét nhân văn mang đậm giá trị truyền thống Việt Nam.

7
Luận văn bước đầu có những đánh giá về tính tích cực cũng như những
điều còn hạn chế trong chính sách xã hội do Lê Thánh Tông đề ra đối với thời
đại mà ông trị vì, cũng như bước đầu có những gợi ý có giá trị cho công cuộc
xây dựng đất nước Việt Nam hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Ý nghĩa lý luận: luận văn góp phần làm rõ hơn nội dung và ý nghĩa
của chính sách xã hội trong hệ thống chính sách chung của nhà nước dưới
triều đại Lê Thánh Tông.
- Ý nghĩa thực tiễn: đất nước ta đang trong quá trình vận động, phát triển,
thực hiện công cuộc đổi mới nhằm xây dựng một xã hội dân giàu, nước mạnh,
công bằng, dân chủ, văn minh. Quá trình này đã đem lại một diện mạo mới cho
đất nước, đồng thời sẽ nảy sinh rất nhiều các vấn đề mà Đảng và Nhà nước ta
phải quan tâm. Việc nghiên cứu, tìm hiểu chính sách xã hội của Lê Thánh Tông,
một triều đại phát triển rực rỡ nhất trong lịch sử Việt Nam, cùng với những kinh
nghiệm và bài học lịch sử của nó sẽ có tác dụng là những gợi ý thiết thực góp
phần phục vụ cho công cuộc đổi mới đất nước mà Đảng và nhân dân ta đang
thực hiện, bổ sung những gợi ý cho việc hoàn thiện chính sách xã hội hiện nay.

8. Kết cấu
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Danh mục tài liệu tham khảo, luận
văn gồm 2 chương, 4 tiết.
Chương 1: Những điều kiện cho sự hình thành chính sách xã hội của Lê
Thánh Tông
Chương 2: Một số nội dung cơ bản trong chính sách xã hội của Lê
Thánh Tông và ý nghĩa của nó.

8
NỘI DUNG
Chƣơng 1: NHỮNG ĐIỀU KIỆN CHO SỰ HÌNH THÀNH
CHÍNH SÁCH XÃ HỘI CỦA LÊ THÁNH TÔNG
Dưới thời trị vì của Lê Thánh Tông và các triều đại trước đó đều chưa
sử dụng khái niệm “chính sách xã hội” nhưng các nội dung thể hiện chính
sách xã hội lại là một trong những nội dung quan trọng trong chính sách cai
trị của mọi nhà nước phong kiến. Ở nước ta, khái niệm “chính sách xã hội”
lần đầu tiên được sử dụng phổ biến trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc
lần thứ VI. Có rất nhiều quan niệm khác nhau về chính sách xã hội trong các
công trình nghiên cứu khác nhau song trong đó có một quan niệm chung nhất
đó là: “Chính sách xã hội là sự cụ thể hóa và thể chế hóa bằng pháp luật
những đường lối, chủ trương, những biện pháp để giải quyết các vấn đề xã hội
dựa trên những tư tưởng, quan điểm của những chủ thể lãnh đạo và quản lý,
phù hợp với bản chất chế độ xã hội - chính trị, phản ánh lợi ích và trách nhiệm
của cộng đồng xã hội nói chung và từng nhóm xã hội nói riêng, nhằm mục
đích cao nhất là thỏa mãn các nhu cầu ngày càng tăng của nhân dân về đời
sống vật chất và văn hóa. Chính sách xã hội là một động lực quan trọng của
sản xuất xã hội, tiến bộ xã hội” [67, tr. 23]. Theo nghĩa hẹp: “Chính sách xã
hội là chính sách của Nhà nước cho những ngành lao động xã hội được coi là
đối tượng chính sách, nhóm cần được hỗ trợ của Nhà nước” [67, tr. 10]. Theo
khái niệm này thì nội dung của chính sách xã hội gồm nhiều chính sách, cơ

bản là chính sách với các giai cấp, tầng lớp trong xã hội (công nhân, nông
dân, trí thức…), chính sách an sinh xã hội (chống tệ nạn xã hội, tham
nhũng…), chính sách đối với các lứa tuổi, giới (thanh, thiếu niên, phụ nữ,
đồng bào dân tộc…).
Từ việc nắm bắt các nội hàm chính trong các quan niệm trên chúng ta
có thể nhận thấy rằng nội dung chính sách xã hội vào thời Lê Thánh Tông trị

9
vì chưa hoàn toàn thể hiện đầy đủ theo đúng cách hiểu hiện đại này nhưng
cũng có điểm tương đồng, là những biểu hiện sớm, chưa hoàn chỉnh của chính
sách xã hội trong lịch sử; bởi lẽ các chính sách đó có cơ sở khách quan và chủ
quan của nó do điều kiện lịch sử lúc đó quy định. Lê Thánh Tông đã xuất phát
từ những tiền đề khách quan cùng với những nhân tố chủ quan của chính bản
thân mình để xây dựng, đưa ra và thực thi những chính sách xã hội mà về cơ
bản phù hợp với yêu cầu của xã hội Đại Việt nửa sau thế kỷ XV. Đó là yêu
cầu tiếp tục ổn định, hoàn thiện, phát triển thể chế nhà nước quân chủ tập
quyền quan liêu làm lực lượng hiện thực hóa các đường lối cai trị Đức trị kết
hợp với Pháp trị nhằm ổn định, phát triển quốc gia phong kiến Đại Việt.
Trong giới hạn luận văn, tác giả nghiên cứu chính sách xã hội của Lê Thánh
Tông với một số tầng lớp đặc biệt trong xã hội là quan lại, phụ nữ, người già,
người neo đơn, trẻ mồ côi và đồng bào dân tộc thiểu số; biện pháp để ông
thực hiện các chính sách xã hội đó.
1.1. Điều kiện khách quan cho sự hình thành các chính sách xã hội
của Lê Thánh Tông
1.1.1. Điều kiện chính trị
Vào nửa sau thế kỷ XIV, bộ máy nhà nước quân chủ quý tộc tôn quyền
nhà Trần sau những chiến công vang dội trong sự nghiệp bình Nguyên và xây
dựng quốc gia Đại Việt hùng mạnh đã đi vào suy yếu. Nạn đói và các cuộc
khởi nghĩa liên tiếp nổ ra làm nhà Trần lâm vào khủng hoảng trầm trọng.
Thiên tai dồn dập, nạn đói thường xuyên diễn ra vào các năm như 1362, 1370,

1375 khiến triều đình phải kêu gọi các nhà giàu trong lộ, phủ nộp thóc để
cấp cho dân đói tránh tình trạng nổi loạn. Tuy nhiên, các cuộc khởi nghĩa
nông dân vẫn liên tiếp diễn ra, tiêu biểu như khởi nghĩa của Ngô Bệ (1344)
với khẩu hiệu "cứu giúp dân nghèo", khởi nghĩa của Nguyễn Bổ (1379),
khởi nghĩa của Nguyễn Thanh (1389) Mặc dù đã có một số biện pháp để

10
củng cố nhưng nhà Trần vẫn không thể khắc phục được tình trạng khủng
hoảng trầm trọng này.
Giữa lúc ấy, một viên quan ngoại thích của nhà Trần là Hồ Quý Ly đã
nhanh chóng thâu tóm quyền lực, ép vua Trần nhường ngôi. Nhà Hồ thay nhà
Trần (1400) cố gắng thực hiện một loạt các cải cách. Những chính sách của
nhà Hồ chưa phát huy được tác dụng thì giặc Minh đã xâm lược Đại Việt.
Lợi dụng tình hình nước ta đang rối ren, giặc Minh đem quân sang xâm
lược nước ta với quy mô lớn. Cha con Hồ Quý Ly đã lãnh đạo nhân dân Đại
Việt kháng chiến chống Minh nhưng do tương quan lực lượng không cân sức
nên nhà Hồ nhanh chóng thất bại, Đại Việt rơi vào tay nhà Minh. Nước ta bị
đặt dưới ách đô hộ của nhà Minh, chúng chia nước ta thành 15 phủ, mỗi phủ
chia làm nhiều huyện và châu.
Năm 1418, giữa núi rừng Lam Sơn - Thanh Hóa, dưới sự lãnh đạo của
Lê Lợi, quân dân ta đứng lên thực hiện khởi nghĩa Lam Sơn chống quân
Minh. Trải qua 10 năm “nằm gai nếm mật”, chịu nhiều tổn thất nặng nề; năm
1428, khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, đập tan ách thống trị suốt 20 năm
của nhà Minh, đưa nước ta bước sang trang sử mới. Ý chí xâm lược của
phong kiến Trung Quốc cơ bản đã bị đè bẹp. Nền an ninh quốc gia, phía Bắc
được bảo đảm một cách vững chắc; phía Nam vào thời Lý, Trần, nước Chăm
- pa thường hay đến quấy nhiễu biên giới, thì nay một mặt nước Đại Việt lại
trở nên hùng cường, mặt khác thì nội bộ Chăm - pa đang ở thời kỳ khó khăn,
suy vong cho nên không có mưu đồ quấy phá Đại Việt như trước.
Tháng 4 năm 1428, Lê Lợi lên ngôi hoàng đế, lấy niên hiệu là Thuận

Thiên, nhà Lê sơ chính thức được thành lập. Trong hơn 5 năm trị vì đất nước
(1428 - 1433), Lê Thái Tổ đã chủ trương và triển khai xây dựng một bộ máy
nhà nước theo mô hình nhà nước phong kiến quan liêu tập quyền thay thế cho
chế độ nhà nước quân chủ quý tộc thời Trần; quyền lực được tập trung toàn

11
bộ vào triều đình, đứng đầu là nhà vua theo tinh thần “tôn quân quyền” của
Nho giáo. Với tinh thần “tôn quân quyền” tất cả quyền lực bộ máy nhà nước
được tập trung trong tay nhà vua, vua nắm vị trí độc tôn, tất cả mọi người đều
phải phục tùng theo nhà vua. Lê Thái Tổ đã thực hiện một loạt các cải cách
dựa trên sự quân sư của Nguyễn Trãi. Ông ban hành một số văn bản pháp luật
dưới dạng các chiếu, chỉ, dụ, lệnh và thi hành các chính sách nhằm củng cố,
phát triển kinh tế cùng một số biện pháp an sinh xã hội, tạo ra sự ổn định và
hứng khởi bước đầu cho đất nước sau hơn 20 năm bị giặc Minh đô hộ.
Lê Thái Tổ đã thực hiện cải cách hành chính, chia đất nước thành 5 đạo
(Đông, Tây, Nam, Bắc, Hải Tây). Đứng đầu mỗi đạo có chức hành khiển, bên
cạnh có tổng quản chỉ huy các vệ quân trong đạo. Dưới đạo có các đơn vị
hành chính: trấn, lộ, phủ, huyện, châu. Đứng đầu trấn là trấn phủ sứ, tuyên úy
sứ; ở lộ là an phủ sứ, tổng quản; ở phủ là tri phủ, đồng tri phủ; ở huyện là
chuyển vận sứ; ở châu là phòng ngự sứ. Riêng miền núi có tri châu và đại tri
châu. Đơn vị hành chính nhỏ nhất là xã. Năm 1428, Lê Lợi chia xã làm ba
loại: đại xã, trung xã và tiểu xã, do các quan đứng đầu; số lượng xã quan quy
định: đại xã có ba người, trung xã có hai người và tiểu xã có một người.
Hệ thống chính quyền phong kiến ngay từ thời Lê Lợi đã được tổ chức
khá chặt chẽ, chi phối xuống tận cấp xã. Lê Thái Tổ cho xây dựng một bộ máy
nhà nước mà tất cả quyền lực đều tập trung về triều đình trung ương. Đứng đầu
là vua, rồi đến các chức tả, hữu tướng quốc, kiểm hiệu bình chương quân quốc
trọng sự, tam thái, tam thiếu, tam tư dành riêng cho những tôn thất và đại công
thần. Dưới đó là hai ngạch ban văn và ban võ. Ban văn có các chức Đại hành
khiển, Thượng thư các bộ (lúc này có hai bộ là Lại bộ và Lễ bộ) và các cơ quan

chuyên trách như Nội mật viện, Ngũ hành viện, Bí thư giám, Hàn lâm viện…
Ban võ có các chức Đại tổng quản, Đại đô đốc, Đô tổng quản chỉ huy quân
thường trực ở kinh thành và các vệ quân ở các đạo. Nhìn chung, bộ máy nhà

12
nước phong kiến thời Lê Thái Tổ còn sơ sài và vẫn phải dựa trên nền tảng quy
chế tổ chức của các triều đại trước. Tuy nhiên, so với thời Lý, Trần bộ máy nhà
nước thời Lê Thái Tổ đã là một bước tiến về mức độ tập trung quyền lực. Bộ
máy nhà nước mà Lê Thái Tổ thiết lập cũng dần bộc lộ một số hạn chế như
việc trọng đãi công thần mà hầu hết họ là những người ít học, giao cho họ nắm
giữ các chức vụ quan trọng của đất nước đã làm nảy sinh những mâu thuẫn
cung đình, tình trạng công thần lộng hành, tranh giành, vu khống và sát hại lẫn
nhau trong nội bộ quý tộc, nguy cơ cát cứ đang dần diễn ra.
Sử cũ đã ghi về Lê Thái Tổ: “Khi lên ngôi vua đã ấn định luật lệ, chế
tác lễ nhạc, mở khoa thi, đặt cấm vệ, xây dựng quan chức, thành lập phủ
huyện, thu thập sách vở, mở mang trường học có thể nói là có mưu kế xa
rộng, mở mang cơ nghiệp [16, tr. 308].
Năm 1433, Lê Thái Tổ mất, Lê Thái Tông lên ngôi (1433 - 1442). Lê
Thái Tông lên ngôi lúc 11 tuổi nên mọi việc đều do Đại tư đồ Lê Sát phụ
chính cùng với Tư khấu đô tổng quản Lê Ngân chuyên quyền nắm giữ. Năm
1437, Lê Thái Tông trực tiếp lên nắm chính quyền, song Lê Thái Tông là
người ưa xu nịnh, xung quanh ông lại là một lũ hoạn quan đầy mưu mô, xảo
quyệt. Ông do say đắm lời xiểm nịnh của thứ phi Nguyễn Thị Anh cùng lũ
hoạn quan nên đã phế truất con cả là Nghi Dân, lập con thứ là Bang Cơ lên
ngôi Thái tử, điều này đã gây nên hậu họa về sau. Tuy nhiên, trong 9 năm
nắm thực quyền, Lê Thái Tông cũng đã đề ra được nhiều chính sách góp phần
chỉnh đốn lại hệ thống tổ chức quan lại, đặt ra những nguyên tắc, thể chế cho
chế độ thi cử. Đại Việt sử ký toàn thưcó đưa ra nhận xét về vua Lê Thái Tông:
“bên trong chế ngự quyền thần, bên ngoài đánh dẹp di địch, trọng đạo, sùng
nho, mở khoa thi, kén hiền sĩ…” [16, tr. 355].

Năm 1442, Lê Thái Tông mất, thái tử Bang Cơ lên ngôi khi vừa mới 2
tuổi, triều chính nước Đại Việt dấn sâu vào cảnh khốn đốn. Thái hậu Nguyễn

13
Thị Anh buông rèm nhiếp chính. Thái hậu vì tư lợi chém giết công thần, mặc
cho quan lại tham ô, hối lộ; đời sống nhân dân khổ cực. Đến năm 1453, Lê
Nhân Tông mới thực sự nắm chính quyền; ông đã đề ra một số quy định dần
đưa đất nước ổn định hơn.
Theo Đại Việt sử ký toàn thư và nhiều bộ sử khác cho thấy, trong các
triều vua Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông đã thực hiện các biện
pháp khác nhau để có thể ổn định và phát triển đất nước nhưng bên trong hệ
thống chính quyền ấy vẫn còn có những hạn chế. Tệ nạn tham ô, nhận hối lộ,
lợi dụng chức quyền để trục lợi riêng diễn ra khá phổ biến trong giới quan lại;
quan lại trong triều kéo bè kết đảng, lập thành phe phái khống chế, chi phối,
lũng đoạn mọi công việc đại sự của triều đình; người có đức, có tài thì bị hãm
hại hoặc lui về ở ẩn, còn bọn bất tài, không có đức thì được dịp lộng hành,
nhũng nhiễu dân lành.
Năm 1459, xảy ra chính biến Nghi Dân, mẹ con vua Lê Nhân Tông bị
giết, Nghi Dân lên ngôi và đổi niên hiệu là Thiên Hưng. Trong 8 tháng ngắn
ngủi, Lê Nghi Dân cũng đã có một số quy định củng cố đối với quyền lực
triều đình trung ương. Ông chia đặt quan chức trong triều thành 6 bộ. Như
vậy, đến thời Nghi Dân triều đình đã đủ 6 bộ là Lại, Lễ, Hộ, Binh, Hình,
Công. Ông còn cho đặt 6 khoa gồm Trung thư khoa, Hải khoa, Đông khoa,
Tây khoa, Nam khoa, Bắc khoa. Các quan chức ở các phủ, huyện, châu cũng
được ông sắp xếp lại. Theo sử cũ ghi lại thì trong nửa năm đầu trị vì của ông
vua tiếm ngôi này, tình hình triều chính vẫn "bình lặng", không có một thay
đổi nào trong quan hệ giữa vua và các quan đại thần, giữa hàng ngũ các quan
đại thần thuộc phái "quân sự" với phái "dân sự", trong việc giải quyết mâu
thuẫn cung đình, mâu thuẫn giữa "tập trung" và "phân tán", trong khắc phục
những rối loạn của xã hội.

Tháng 6 năm 1459, cuộc đảo chính do các đại thần Nguyễn Xí, Đinh
Liệt cầm đầu đã giết bọn tay chân của Nghi Dân, rồi phế Nghi Dân xuống làm
Lê Đức hầu.Sau đó, các triều thần đem xa giá đến rước người con thứ tư của

14
Lê Thái Tông là hoàng tử Tư Thành lên ngôi hoàng đế. Năm 1460, Tư Thành
lên ngôi hoàng đế, chính là vua Lê Thánh Tông.
Như vậy, các vị vua triều Lê sơ khởi nghiệp từ Lê Thái Tổ cho tới
khi Lê Thánh Tông lên ngôi đều quan tâm chú trọng xây dựng nhà nước
theo mô hình quân chủ tập quyền quan liêu và tới Lê Thánh Tông thì thể
hiện rõ rệt nhất, hoàn thiện nhất, khác hẳn so với nhà nước quân chủ quý
tộc tôn quyền thời Trần.
Nhà Trần sử dụng quan lại theo chế độ “tông tử duy thành” (dùng
con cháu là thành trì, liên kết họ hàng bảo vệ ngôi vua), quyền lực nằm
trong tay các vương hầu quý tộc, họ giữ mọi cương vị chủ chốt trong triều
đình và chia nhau đi trấn trị các địa phương. Nhà Trần cũng đã quan tâm
giáo dục đào tạo quan lại qua thi cử nhưng đến cuối thời Trần thì khoa cử
vẫn chưa phải là phát triển, Nho giáo vẫn chưa chiếm được vị trí ưu thế
trong giáo dục và đời sống tinh thần.
Nhà Lê sơ sử dụng quan lại theo cách riêng, ban đầu quan lại chủ yếu là
sử dụng đội ngũ công thần, những người đã tham gia vào cuộc kháng chiến
chống Minh; về sau thì là tuyển dụng người tài theo thi cử của Nho giáo. Lê Quý
Đôn đã nhận xét rằng vua Lê Thái Tổ không thể bắt chước việc cũ của nhà Trần
tức là phong chức cho tất cả những người trong họ; những người giỏi trong họ
Lê lúc bấy giờ như Lê Khôi, Lê Khang đều lấy tư cách là công thần mà trao
chức, chứ không phong tước, chia đất.
Tính chất quý tộc tôn quyền của nhà nước quý tộc thời Trần đã không
đáp ứng được yêu cầu phát triển của xã hội Đại Việt vào cuối thế kỷ XIV. Vì
vậy, ngay khi lên nắm chính quyền Lê Lợi đã định hướng xây dựng một nhà
nước quân chủ tập quyền quan liêu lấy học thuyết Nho giáo làm cơ sở lý

thuyết, hướng dẫn chỉ đạo trong cai trị, quản lý xã hội. Các vua sau tiếp tục
thực thi theo định hướng đó. Đến Lê Thánh Tông với việc xây dựng và hoàn
thiện một bộ máy nhà nước quân chủ phong kiến quan liêu tập trung cao độ,

15
có hệ thống chặt chẽ từ trung ương tới địa phương, cùng với các chính sách xã
hội tương ứng đã tạo nên sức mạnh cố kết cho toàn xã hội. Mọi chính sách
của nhà nước quân chủ trong đó có các chính sách xã hội đã được ban hành và
thực thi sâu rộng.
1.1.2. Điều kiện kinh tế
Trước thời Lê sơ, chế độ phong kiến quân chủ tôn quyền đã được xác
lập và phát triển dựa trên cơ sở của kinh tế điền trang thái ấp, đặc biệt phát
triển mạnh dưới triều Trần. Từ nửa cuối thế kỷ XIV trở đi, nhà Trần không
tập trung được quyền lực, trượt dài trên con đường suy vong. Nhận thức được
điều đó nên khi thành lập nhà Hồ thì Hồ Quý Ly đã thực hiện một loạt các cải
cách nhằm hạn chế, đi đến làm suy yếu thực lực của tầng lớp đại quý tộc Trần
bằng chính sách hạn điền (hạn chế sở hữu tư nhân về ruộng đất từ 10 mẫu trở
xuống) và hạn nô (hạn chế việc mua bán nô tỳ, giải phóng quan hệ chủ nô -
nô tỳ) để bảo vệ lực lượng sản xuất. Hồ Quý Ly đã hạn chế được sự chiếm
hữu ruộng đất lớn của các chủ nô quý tộc, tạo điều kiện cho tầng lớp địa chủ
nhỏ phát triển… Tuy nhiên, những cải cách của Hồ Quý Ly chưa kịp có hiệu
quả thì nước ta lại bị nhà Minh đô hộ.
Chế độ cai trị tàn bạo và sự vơ vét của nhà Minh trong suốt 20 năm đô
hộ đã khiến cho nền kinh tế của Đại Việt bị phá hoại nặng nề, rơi vào suy
thoái trầm trọng. Đồng ruộng, làng xóm điêu tàn, nhân dân phiêu tán khắp
nơi. Thủ công nghiệp và thương nghiệp suy sụp. Ruộng đất bị bỏ hoang ở
nhiều nơi. Nạn đói và dịch năm 1407 khiến "nhân dân không trồng trọt cày
cấy được, người chết gối lên nhau" [16, tr. 226]. Năm 1409, lại một trận đói
và dịch trầm trọng như vậy xảy ra. Năm 1411, miền lưu vực sông Đáy bị lụt,
đê vỡ, nhà cửa của dân bị trôi dạt. Năm 1412, đồng ruộng từ Diễn Châu trở

vào không cày cấy được. Chính sách cướp ruộng để lập đồn điền, để cấp chức
điền cho ngụy quan làm cho nhân dân nhiều nơi bị phá sản, bị mất ruộng.
Những hành động cướp bóc của giặc, đặc biệt là cướp trâu bò, đã phá hoại sức
sản xuất nông nghiệp, gây rất nhiều khó khăn trong việc cày cấy, trồng trọt.

16
Cơ sở kinh tế nông nghiệp bị phá hoại kéo theo sự đình trệ của tất cả
các ngành kinh tế khác. Những chính sách thuế khóa, vơ vét tài nguyên, lùng
bắt thợ thủ công đem về Trung Quốc, ngăn cấm ngoại thương của triều Minh
đều là trở lực phá hoại nền kinh tế của nước ta lúc bấy giờ."Trải qua thời kỳ
suy vong cuối Trần và đặc biệt là 20 năm thống trị tàn bạo của phong kiến
nhà Minh, nền kinh tế nước ta bị tàn phá, đình trệ và tiêu điều. Về nông
nghiệp, đê điều hư hỏng, đồng ruộng bị bỏ hoang, trâu bò bị cướp bóc trở nên
thiếu thốn, một cảnh tượng điêu tàn, đói khổ do hậu quả của chiến tranh và
cướp bóc bao trùm khắp xóm làng. Về công thương nghiệp, do nhiều ngành
nghề bị phá sản, cho nên việc buôn bán làm ăn cũng đang ở trong tình trạng
trì trệ, bế tắc. Tất cả những cái đó đề ra nhiệm vụ cấp thiết cho toàn dân và
nhà nước phong kiến phải có vai trò tích cực phục hồi lại nền kinh tế, xây
dựng đời sống bình thường" [37, tr. 106].
Sau khi đất nước được độc lập, nhà Lê sơ đã đề ra nhiều chính sách
khuyến khích nông nghiệp cùng với nhân dân nhanh chóng khôi phục sản
xuất, hàn gắn vết thương chiến tranh.
* Về nông nghiệp:
Năm 1429, ngay sau khi lên ngôi, Lê Thái Tổ đã nhận thấy rằng:
"Người đi đánh giặc thì nghèo, kẻ rong chơi thì giàu. Người đi chiến đấu thì
không có một thước đất để mà ở, còn những kẻ du thủ du thực, không có ích
gì cho nước lại có quá thừa ruộng đất hoặc đi làm nghề trộm cắp Thành ra
không ai chịu hết lòng với nước, chỉ ham nghĩa phú quý mà thôi"[16, tr. 300].
Vì vậy, ông đã cho tịch thu ruộng đất của bọn quan lại tay sai nhà Minh,
ruộng đất của các thế gia nhà Trần bị tuyệt tự, ruộng đất của nhân dân bị bỏ

hoang, của quân lính bỏ trốn làm ruộng đất công; cho điều tra lại ruộng đất
công ở các làng xã. Nhằm khôi phục nền kinh tế nông nghiệp sau một thời
gian dài bị chiến tranh tàn phá, và thi hành một cuộc cải cách ruộng đất theo
tinh thần gắn quyền lợi về ruộng đất với nền độc lập dân tộc và sự bền vững

17
của vương triều nhà Lê, Lê Thái Tổ đã cho ban hành chính sách lộc điền và
quân điền rộng rãi.
Thời Lê sơ, các vị vua đã ban hành chế độ lộc điền với quy mô lớn
chưa từng có. Lộc điền là loại ruộng nhà nước ban cấp cho quan lại cao cấp
(từ tứ phẩm trở lên), gồm có ruộng ban cấp được phép thừa kế và ruộng ban
cấp tạm thời có thể thu hồi lại sau khi chết. Chế độ lộc điền thời Lê sơ thay
thế cho chế độ điền trang thái ấp thời Trần đã góp phần ngăn chặn tình trạng
cát cứ, ly khai triều đình.
Phép quân điền lần đầu tiên được Lê Thái Tổ áp dụng vào năm 1429,
tiếp tục được các vị vua sau củng cố, đặc biệt phát triển và hoàn chỉnh dưới
triều vua Lê Thánh Tông. Phép quân điền quy định chia ruộng đất công làng
xã theo định kỳ 6 năm, nông dân làng xã phải nộp tô thuế đầy đủ cho nhà
nước. Trong thực tế, quân điền chỉ là nhà nước phát canh thu tô, về ý nghĩa
ấy nhà nước là một đại địa chủ thu tô, nông dân cày ruộng khẩu phần nghĩa
là những tá điền lĩnh canh thu tô. Củng cố chế độ quân điền là củng cố chế
độ phát canh thu tô, củng cố quan hệ tá điền - địa chủ; vào thế kỷ XV, quan
hệ này là quan hệ tương đối tiến bộ, góp phần giải phóng sức lao động. Tuy
chế độ quân điền là đảm bảo quyền lợi về ruộng đất cho giai cấp thống trị
nhưng cũng có ý nghĩa nhất định với nông dân, đảm bảo cho người nông dân
có một số ruộng đất tối thiểu để cày cấy và giải quyết một phần ruộng đất bỏ
hoang. Phép quân điền vừa giúp cho người nông dân có đất cày cấy, sinh
sống vừa giúp cho nhà nước thu thuế, giải quyết lao dịch, tuyển lính và nuôi
lính. Ở thế kỷ XV, phép quân điền đã góp phần ổn định kinh tế tiểu nông,
hạn chế sự phân hóa xã hội.

Lê Thánh Tôngđã tích cực thực thi chế độ quân điền cùng với việc
củng cố, tổ chức chính quyền xã thôn, điều đó chứng tỏ một mức độ tập
quyền cao độ của nhà nước phong kiến lúc bấy giờ. Với việc kết hợp chính

18
sách quân điền và lộc điền, giai cấp phong kiến thống trị thời Lê sơ đã xóa bỏ
được tình trạng điền trang, thái ấp độc lập, khép kín; đồng thời, xóa bỏ được
tình trạng quyền lực bị phân tán giống như ở thời Lý, Trần. Trên cơ sở đó, chế
độ này đã góp phần tập trung được quyền lực vào bộ máy nhà nước, vào giai
cấp thống trị và củng cố quyền lợi, lợi ích của tầng lớp quý tộc, quan liêu cao
cấp mà tập trung là nhà vua. Bên cạnh đó, nó cũng góp phần thúc đẩy phát
triển nền kinh tế nông nghiệp, củng cố kinh tế tiểu nông và tạo điều kiện, tiền
đề cho kinh tế hàng hóa phát triển.
Đây chính là điểm tiến bộ căn bản trong chính sách ruộng đất của nhà
nước phong kiến thời Lê sơ mà điển hình là triều Lê Thánh Tông, vì đã giải
quyết đúng những mâu thuẫn chính trong cuộc khủng hoảng cuối thời Trần và
tạo cơ sở kinh tế đáp ứng được những yêu cầu của sự phát triển xã hội phong
kiến lúc bấy giờ. Tuy nhiên, cũng có hạn chế như kìm hãm sự phát triển của
chế độ tư hữu ruộng đất, của kinh tế hàng hóa và trói buộc người nông dân
vào ruộng đất manh mún; dung hòa mâu thuẫn giữa các giai cấp và xoa dịu
đấu tranh giai cấp giữa giai cấp phong kiến, địa chủ và giai cấp nông dân.
Nhằm giảm bớt gánh nặng cho người dân sau 20 năm phải sống lầm
than dưới sự cai trị hà khắc của nhà Minh, ngay sau khi lên ngôi Lê Thái Tổ
đã ban chiếu cho cả nước được miễn trừ, không phải nộp thuế tô ruộng, thuế
đầm ao, bãi dâu Đây là một trong những chính sách tích cực đối với quá
trình khôi phục và phát triển kinh tế của đất nước sau chiến tranh. Về sau, Lê
Thánh Tông cũng nhiều lần miễn thuế cho dân chúng.
Trong xã hội nông nghiệp như nước ta, hầu hết nhân dân là nông dân
và binh lính cũng chính là những người nông dân mặc áo lính. Để đảm bảo
cho quân đội hùng mạnh và đồng thời đảm bảo được đầy đủ sức lao động cho

nông nghiệp, các triều đại phong kiến thường thực hiện chính sách "ngụ binh
ư nông", tức là cho quân đội thay phiên về làm ruộng. Chính sách này ở thời
Lê sơ lại tiếp tục được thực hiện một cách triệt để, không những cho quân lính

19
mà còn mở rộng ra cho các đối tượng khác như công tượng, lính coi ngục và
người nấu bếp và họ nhận được sự ưu đãi nhất định.
Ngay sau khi đất nước được hoàn toàn giải phóng, năm 1429 trong số
35 vạn quân dưới cờ khởi nghĩa chống xâm lược, vua Lê Thái Tổ đã cho 25
vạn quân về quê làm ruộng, chỉ giữ lại 10 vạn để phòng vệ. Ông chia binh
lính làm năm phiên, cứ lần lượt một phiên lưu ban và bốn phiên về làm ruộng.
Chính sách này giúp bảo đảm nhân công nông nghiệp, tập trung sức lao động
của nhân dân vào sản xuất nông nghiệp trong thời gian cần thiết.
Xây dựng một xã hội lấy nông nghiệp làm gốc nên trong khi tiến hành
các biện pháp khôi phục kinh tế sau chiến tranh, các vị vua nhà Lê sơ còn có
chủ trương tận dụng triệt để ruộng đất để trồng trọt. Ngay từ khoảng giữa năm
1427, khi cuộc kháng chiến chống Minh sắp kết thúc, Lê Lợi đã ra lệnh cho
dân chạy loạn, phiêu tán các nơi phải trở về quê cày cấy và xử tội nặng những
người lưu tán. Tháng 1 năm 1428, có lệnh cho con em các đầu mục, các
tướng lĩnh về quê hương nhận ruộng đất để sản xuất. Tháng 3 năm 1429,
Lê Thái Tổ đưa ra quy định tất cả phần đất vườn ở phủ đệ các công hầu,
quan lại ở các phường trong kinh thành phải trồng hoa và rau đậu, không
được bỏ hoang, nếu không sẽ bị thu hồi. Song song với việc khôi phục lại
diện tích đất canh tác nông nghiệp cũ, các vị vua nhà Lê sơ còn chú ý tới
việc mở rộng diện tích canh tác mới bằng công cuộc khẩn hoang.
Khuyến khích lập đồn điền là công cuộc khẩn hoang tương đối quy mô
của nhà nước phong kiến Lê sơ. Lê Lợi đã xác định mục đích lập đồn điền là
để mở rộng thêm diện tích sản xuất và nguồn cung cấp tô thuế cho nhà nước.
Ngoài công cuộc khẩn hoang quy mô lớn do nhà nước tiến hành, triều đình
phong kiến Lê sơ cũng khuyến khích, động viên những công cuộc khẩn hoang

của nhân dân, đặc biệt là ở những vùng đất bồi ven biển. Nếu ở thời Trần, các
vương hầu, công chúa đã chiêu mộ dân lưu vong làm nô tỳ ra đắp đê ngăn
nước mặn, lập thành các biệt trang; thì thời Lê sơ, những cuộc khẩn hoang
miền ven biển vẫn được tiếp tục. Những chính sách khai hoang, lập đồn

20
điền do các vị vua Lê sơ đề ra đã có tác dụng tích cực trong việc mở rộng
diện tích đất canh tác nông nghiệp, tập trung được dân lưu tán quay về
quê hương tham gia sản xuất, tạo điều kiện ổn định cuộc sống của nhân
dân và ổn định xã hội chung.
Nhằm bảo vệ sức sản xuất nông nghiệp, các vị vua nhà Lê sơ còn ban
hành những điều luật cấm giết mổ trâu, bò. Mở rộng và củng cố hệ thống đê
ngăn lũ, đắp đê biển. Vào mùa xuân, các vua Lê thường tham gia lễ cày tịch
điền; ban chiếu khuyến nông để khuyến khích nhân dân chăm lo sản xuất.
Đặc biệt, vào những năm mất mùa hay hạn hán, lũ lụt, sâu bệnh nhà vua
thường ra chiếu "tự trách" tỏ rõ sự quan tâm tới sản xuất nông nghiệp; nhà
vua tự thân đi cầu đảo, làm chay cúng tế và tha bổng, ân xá cho tội nhân.
Nhờ những chính sách xã hội trên mà nền nông nghiệp Đại Việt trong
những năm đầu thời Lê sơ đã nhanh chóng được khôi phục và phát triển mạnh
mẽ. Trong dân gian vẫn còn lưu truyền câu ca:
Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc lúa đầy đồng, trâu chẳng thèm ăn
* Về thủ công nghiệp:
Thời Lý, Trần vẫn chưa có biểu hiện đem đối lập giữa nông nghiệp với
thủ công nghiệp, tầng lớp công thương vẫn được tôn trọng trong xã hội. Sang
thời Lê sơ, nông nghiệp được coi là nghề gốc, công thương nghiệp là nghề
ngọn, coi nhẹ với chủ trương “vun gốc, xén ngọn” tức là khuyến khích nông
nghiệp, hạn chế công thương nghiệp. Trong lịch sử nước ta tư tưởng trọng
nông ức thương bắt đầu xuất hiện vào thời Lê sơ và được thi hành triệt để từ
thời Lê Thánh Tông. Đây cũng chính là một trong các cơ sở làm xuất hiện sự

phân tầng xã hội thành: sĩ, nông, công, thương.
Nhà nước Lê sơ một mặt duy trì nền sản xuất nhỏ thủ công trong các
làng xã, mặt khác đẩy mạnh hoạt động của các quan xưởng thuộc thủ công
nghiệp nhà nước. Đã xuất hiện nhiều làng nghề như gốm sứ ở Bát Tràng,

×