ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN HỮU PHƯỚC
TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM VỀ MỐI QUAN HỆ
“TỰ NHIÊN – CON NGƯỜI – XÃ HỘI” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
Hà Nội, năm 2010
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
***
NGUYỄN HỮU PHƯỚC
TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM VỀ MỐI QUAN HỆ
“TỰ NHIÊN – CON NGƯỜI – XÃ HỘI” VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ
ĐỐI VỚI ĐẠO ĐỨC CON NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY
Chuyên ngành : TRIẾT HỌC
Mã số : 60.22.80
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC TRIẾT HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS.TS. ĐỖ THỊ HOÀ HỚI
Hà Nội, năm 2010
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU
1
NỘI DUNG
10
CHƢƠNG 1. NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG
NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 - 1585)
10
1.1 Những điều kiện khách quan
10
1.2 Điều kiện chủ quan
27
CHƢƠNG 2. NỘI DUNG VÀ Ý NGHĨA QUAN NIỆM VỀ MỐI QUAN HỆ
“TỰ NHIÊN – CON NGƯỜI – XÃ HỘI” CỦA NGUYỄN BỈNH KHIÊM
37
2.1 Nội dung quan niệm Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ “Tự nhiên -
con ngƣời - xã hội”
37
2.1.1 Nguyễn Bỉnh Khiêm quan niệm về chỉnh thể “tự nhiên - con người - xã
hội”
37
2.1.2 Quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về vị thế của con người trong lối
ứng xử với thiên nhiên
52
2.2 Ý nghĩa của tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với việc xây dựng đạo
đức sinh thái cho ngƣời Việt Nam hiện nay
67
2.2.1 Một số khái niệm đạo đức sinh thái và thực trạng sinh thái hiện nay ở
Việt Nam
67
2.2.2 Vận dụng tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm trong xây dựng đạo đức sinh
thái cho người Việt Nam ta hiện nay
79
KẾT LUẬN
87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
90
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Nhân dịp kỷ niệm 400 năm ngày mất của Nguyễn Bỉnh Khiêm, trên Tạp
chí văn học, mục “Sinh hoạt văn học” đã dẫn lời của giáo sư Vũ Khiêu, trong đó
có đoạn: “Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà văn hoá lớn - nhà thơ, nhà tƣ tƣởng, nhà
hiền triết, ngƣời thầy, cây đại thụ tỏa bóng lên cả thế kỷ XVI” [44, tr.156] của
dân tộc Việt Nam là một nhận định có cơ sở. Bởi thế di thảo của ông để lại, đã
thu hút được sự chú ý của nhiều nhà nghiên cứu với rất nhiều hướng tiếp cận
khác nhau như: Văn học, Sử học, Triết học… Tuy nhiên, qua tìm hiểu các công
trình nghiên cứu về tư tưởng Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm của những người đi
trước, chúng tôi nhận thấy còn nhiều điểm chưa thống nhất hoặc nhiều khía cạnh
đang được bỏ ngỏ, chẳng hạn: Rất cần sự lý giải sâu hơn về vấn đề Nguyễn Bỉnh
Khiêm có bản thể luận duy vật trong quan niệm về tự nhiên như thế nào? Tư
tưởng của ông đã đạt tới tư duy biện chứng trong lý giải tự nhiên, xã hội con
người ra sao? Và có giống như các nhà tư tưởng Việt Nam thời kỳ phong kiến
cuối cùng Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng rơi vào duy tâm hoặc không tưởng trong
giải quyết các vấn đề xã hội hay không? Mặc dù còn nhiều hạn chế về trình độ
nghiên cứu, nhưng qua tìm hiểu bước đầu chúng tôi thấy rằng, có một điều
không thể phủ nhận được là Nguyễn Bỉnh Khiêm đã đưa ra một số vấn đề và giải
quyết chúng có chiều sâu triết lý, có ý nghĩa triết học như vấn đề: Sự thống nhất
của hệ thống “Tự nhiên – con người – xã hội”. Trên cơ sở kế thừa những nhà
nghiên cứu trước, trong điều kiện mới hiện nay, chúng tôi thấy cần tập trung tìm
hiểu đầy đủ hơn vấn đề này.
Thêm vào đó, trong lịch sử Việt Nam trước và sau Nguyễn Bỉnh Khiêm
có không ít người làm nên sự nghiệp vẻ vang, sống hết lòng vì dân, có tầm
cao tư tưởng như: Nguyễn Trãi, Cao Bá Quát… hay trong lịch sử dân tộc có
không ít ông Trạng với nhiều đặc điểm nổi bật như: Nguyễn Hiền - Trạng
nguyên nhỏ tuổi nhất, Quách Đồng Dần - ngƣời đỗ Trạng lớn tuổi nhất hoặc
cùng thời Nguyễn Bỉnh Khiêm sống cũng có những Trạng nguyên tài giỏi
2
như: Giáp Hải - Trạng nhà Mạc, Phùng Khắc Khoan - Trạng nhà Lê Trung
Hƣng… Nhưng hễ nhắc đến tài năng dự báo và khả năng thuyết phục lòng
người của các tài danh là người ta lại nhớ ngay đến Trạng Trình - Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Ông đã đi vào ký ức dân gian như một tiêu điểm của tài năng
tiên tri, dự báo, nói như Vũ Ngọc Khánh “…Không phải bất cứ danh nhân
nào cũng có cái vinh hạnh đƣợc đi vào thế giới folklore” [19, tr.362]. Điều
đó càng hấp dẫn chúng tôi kế thừa người đi trước tiếp tục đi sâu nghiên cứu
để tìm hiểu những giá trị phong phú của nhà tư tưởng “ nhìn nhận mọi thứ
biến đổi với con mắt của nhà triết học, nhà đạo đức học” [34, tr.7]. Tuy
nhiên, việc nghiên cứu tư tưởng Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm là vấn đề rất
phức tạp bởi Trạng Trình không để lại tác phẩm hoặc chuyên luận Triết học
nào. Mặt khác nguồn tư liệu có được chủ yếu là thơ văn, được dịch từ cổ văn
chữ Hán và Nôm của các nhà nghiên cứu, trong khi đó công việc nghiên cứu
của tác giả mới chỉ là bước đầu, cho nên trong giới hạn luận văn này chúng
tôi chỉ tập trung tìm hiểu tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ “Tự
nhiên - con người – xã hội” và ý nghĩa của nó đối với việc xây dựng đạo đức
con người Việt Nam hiện nay từ góc độ đạo đức sinh thái nhân văn.
Điều này góp phần đáp ứng yêu cầu thực tiễn hiện nay ở nước ta. Dưới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, sau hai thập kỷ đổi mới đã thu
được những thành tựu đáng kể trên nhiều bình diện: Kinh tế, chính trị, văn
hoá, tư tưởng cho phép đất nước chuyển sang chặng đường “đẩy mạnh
Công nghiệp hoá - Hiện đại hoá tập trung mọi nguồn lực, ra sức phấn đấu
đến năm 2020 về cơ bản đƣa nƣớc ta trở thành nƣớc công nghiệp theo hƣớng
hiện đại ” [8, tr.24 - 28]. Cùng với Công nghiệp hoá – Hiện đại hóa là quá
trình con người tác động vào tự nhiên để ngày càng tối đa hoá lợi ích cho
mình, đó là việc làm có ý nghĩa. Tuy nhiên mặt trái của sự khai thác trên là
chỉ biết triệt để khai thác tự nhiên, coi tự nhiên như kho tài nguyên vô tận, là
đối tượng để vơ vét. Những việc làm đó có nguy cơ “để lại sau lƣng là bãi
hoang mạc” như C. Mác đã cảnh báo [4, tr.45], hệ quả của nó là cạn kiệt tài
3
nguyên thiên nhiên, huỷ hoại môi trường sống, phá vỡ trật tự cân bằng sinh
thái, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiện trạng môi sinh và cuộc sống nhân loại
nói chung, con người Việt Nam nói riêng.
Chúng tôi nhận thấy việc nghiên cứu tư tưởng của Nguyễn Bỉnh Khiêm
từ khía cạnh đạo đức - sinh thái - nhân văn ẩn dấu trong quan niệm về sự
thống nhất “Tự nhiên - con ngƣời - xã hội” và vận dụng tư tưởng đó vào
thực tiễn hiện nay ở nước ta là góp phần phát huy những tinh hoa truyền
thống dân tộc… củng cố cho chúng ta ý thức tự hào dân tộc và trách nhiệm
xây dựng nền văn hóa mới trên tinh thần “Xây dựng và phát triển nền văn
hoá Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” [7, tr.5]. Đó cũng là việc
làm có ý nghĩa quán triệt tinh thần Nghị quyết Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
IX: “Cổ vũ cái đúng, cái tốt trong quan hệ giữa con ngƣời với con ngƣời, con
ngƣời với xã hội, con ngƣời với thiên nhiên…” [8, tr.77]. Bởi, chúng ta không
thể đổi mới nhanh khi chưa hiểu hết cái cũ, nếu không nhận biết rõ các giá trị
truyền thống để kế thừa, không biết mình là ai, chúng ta sẽ không có lời giải
cho tương lai.
Vì những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: Tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm về mối quan hệ “Tự nhiên – con người – xã hội” và ý nghĩa của nó
đối với đạo đức con người Việt Nam hiện nay từ góc độ đạo đức sinh thái
làm đề tài nghiên cứu cho bản Luận văn Thạc sĩ Triết học của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chúng ta đều biết Nguyễn Bỉnh Khiêm là chủ đề thu hút được sự quan
tâm nghiên cứu của nhiều lĩnh vực: Văn học, sử học, triết học, đạo đức học…
Có thể kể đến các công trình tiêu biểu sau đây:
Trƣớc tiên là các tài liệu nghiên cứu về Văn bản học và Văn học:
Từ trước đến nay thơ Nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm được xuất bản nhiều
lần. Trước cách mạng tháng tám năm 1945 nếu không kể một số bài lẻ tẻ
được chú thích in trong tuyển tập thơ văn như: Việt Nam thi văn hợp tuyển
của Dương Quảng Hàm, Thi văn bình chú của Ngô Tất Tố, thì đã có ba lần
4
thơ Nôm của Nguyễn Bỉnh Khiêm được in phổ biến và đầy đủ nhất, đó là:
Trên các số Tạp chí Nam Phong (1926), Bạch Vân Am thi văn tập của Sở
cuồng Lê Dư (1939), và Văn đàn bảo giám của Trần Trung Viên (1932) do
Nhà xuất bản Nam Ký phát hành.
Sau cách mạng, dựa vào các tài liệu trên có khảo đính lại, Lê Trọng
Khánh - Lê Anh Trà (đồng chủ biên) đã biên soạn lại phần thơ Nôm Nguyễn
Bỉnh Khiêm có ít nhiều chú thích, lấy tên “Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà thơ Triết
lý”(1958) – Nxb Văn hóa, Bộ VHTT, Hà Nội [11, tr.73].
Công trình khảo cứu quan trọng mà chúng tôi dựa vào chủ yếu, đồng
thời toàn bộ thơ văn trích dẫn trong quá trình làm luận văn lấy từ tác phẩm
này, đó là cuốn “Thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm” do Đinh Gia Khánh (chủ
biên), Nxb Văn học ấn hành lần thứ nhất vào năm 1983. Trong tác phẩm này,
tập thể tác giả đã có sự kế thừa và dày công khảo cứu, biên dịch hiệu đính văn
bản tư liệu cổ văn với những sáng tác thơ văn của Nguyễn Bỉnh Khiêm còn
lưu giữ được; lần xuất bản thứ hai vào năm 1997 nội dung cuốn sách được bổ
sung sửa chữa, ở lần này các tác giả Đinh Gia Khánh – Hồ Như Sơn ngoài
việc dựa vào lần xuất bản trước, còn đối chiếu hai văn bản rất quan trọng làm
căn cứ đó là bản gốc chữ Nôm và chữ Hán trong Thư viện Khoa học xã hội,
với ba cuốn sách chép nhiều thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm: Bạch Vân Am thi
văn tập ký hiệu AB, có 157 bài, Bạch Vân Am thi văn tập ký hiệu AB 309, có
100 bài và Trình Quốc Công Nguyễn Bỉnh Khiêm ký hiệu 635, có 165 bài.
Sau khi đã chọn lọc những bài trùng với Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi các
tác giả đã chọn ra được 172 bài thơ nôm. Trước đó chưa bao giờ số lượng
thơ nôm Nguyễn Bỉnh Khiêm được công bố vượt quá 100 bài.
Tiếp theo còn có sách Văn chƣơng Nguyễn Bỉnh Khiêm của Bùi Văn
Nguyên (1987), NXb VHTT, Hà Nội hướng nhiều về phân tích các giá trị văn
học trong thơ văn của ông; Nguyễn Bỉnh Khiêm Tác gia tác phẩm do Trần Thị
Băng Thanh, Vũ Thanh (Tuyển chọn và giới thiệu, 2001), Nxb Giáo dục, Hà
Nội. Trong sách này, các tác giả đã sưu tầm, biên soạn tinh tuyển lại thơ văn
5
Nguyễn Bỉnh Khiêm cùng danh sách 66 công trình, bài viết của các tác giả,
nhà nghiên cứu trong và ngoài nước. Trên cơ sở đó, những người tuyển chọn
đã sắp xếp phân định theo các mảng chủ đề: Nguyễn Bỉnh Khiêm giữa thế kỷ
đầy biến động; Triết nhân Nguyễn Bỉnh Khiêm tƣ tƣởng - nhân cách; Nguyễn
Bỉnh Khiêm nhà thơ; Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tâm thức thế nhân xƣa và
nay. Ngoài ra,các tác giả còn lục thuật: Niên biểu Nguyễn Bỉnh Khiêm, thƣ
mục về Nguyễn Bỉnh Khiêm….
Trên đây là các căn cứ tư liệu về cuộc đời thơ văn để chúng tôi tìm hiểu
về tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm trong luận văn này.
Các công trình nghiên cứu tiếp cận từ góc độ Sử học:
Ngoài các bộ thông sử ra, đáng chú ý là Kỷ yếu các Hội thảo khoa
học về Nguyễn Bỉnh Khiêm như: Hội thảo khoa học tại Hải Phòng năm
1985 của Hội sử học và Viện văn học, nhân kỷ niệm 400 năm ngày mất
của Danh nhân văn hoá Nguyễn Bỉnh Khiêm, cuốn Kỷ yếu đã tập hợp
được hơn 50 bản tham luận của các nhà khoa học trong và ngoài nước
quan tâm chủ đề Nguyễn Bỉnh Khiêm, nội dung các bản tham luận đã đề
cập đến nhiều phương diện tài năng và đóng góp của Trạng Trình -
Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với lịch sử dân tộc; Hội thảo khoa học về
Nguyễn Bỉnh Khiêm tại Thành Phố Hồ Chí Minh năm 1991, tại đây một
lần nữa tiếp tục khẳng định những giá trị di sản văn thơ Nguyễn Bỉnh
Khiêm mà Hội thảo năm 1985 đã đề cập đến, đồng thời có nhiều tư liệu
mới phát hiện làm sáng tỏ hơn mối quan hệ của Nguyễn Bỉnh Khiêm với
triều Mạc và vai trò của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam; Gần đây nhất,
năm 2001, Hội đồng khoa học Lịch sử Hải Phòng một lần nữa tổ chức
Hội thảo khoa học về Nguyễn Bỉnh Khiêm. Trên cơ sở các nhận định của
các lần hội thảo trước, tại đây các báo cáo một lần nữa khẳng định vai
trò của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm trong tiến trình lịch sử
dân tộc. Đó là những nguồn sử liệu mà tác giả lấy làm căn cứ quan trọng
trong quá trình viết luận văn này.
6
Các công trình tiếp cận từ giác độ tƣ tƣởng Triết học:
Nổi bật là sách Lịch sử tƣ tƣởng Việt Nam (tập I) - Nguyễn Tài Thư
(Tổng chủ biên, 1993), Nxb KHXH, Hà Nội. Trong cuốn sách này, ở chương
XVII:“Nguyễn Bỉnh Khiêm nhà tƣ tƣởng tiêu biểu thế kỷ XVI” tác giả đã trình
bày hai vấn đề tư tưởng lớn được gọi là “phạm trù”: Đạo trời (Thế giới quan),
Đạo ngƣời (Nhân sinh quan) của Nguyễn Bỉnh Khiêm;
Các công trình nghiên cứu về Nguyễn Bỉnh Khiêm ở một số khía cạnh
tư tưởng có Khóa luận tốt nghiệp Đại học “Triết lý về cuộc sống trong thơ -
văn Nguyễn Bỉnh Khiêm” của Phan Thanh Long (1985), khoa Triết học – Đại
học Tổng hợp Hà Nội. Nội dung khóa luận gồm 4 chương: Chương 1. Khái
quát bối cảnh chính trị - kinh tế - tƣ tƣởng thời đại Nguyễn Bỉnh Khiêm;
Chương 2. Tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về các vấn đề: Tƣơng sinh tƣơng
khắc, Âm trƣởng dƣơng tiêu, biến hóa; Chương 3. Quan niệm về lẽ sống, đạo
làm ngƣời; Chương 4. Nội dung “chữ Nhàn” của Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Đáng chú ý là Luận án Tiến sĩ Triết học “Những quan điểm Triết học
của Nguyễn Bỉnh Khiêm” của tác giả Trần Nguyên Việt (1998). Luận án gồm
132 trang, bao gồm cả phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu
tham khảo, nội dung luận án gồm 2 chương (90 trang) : Chương 1. “Sự hình
thành Thế giới quan của Nguyễn Bỉnh Khiêm” tác giả đã trình bày: Tiểu sử,
thân thế, sự nghiệp Nguyễn Bỉnh Khiêm; đặc điểm di sản tinh thần Nguyễn
Bỉnh Khiêm qua thơ văn còn lại đến hiện nay; ảnh hưởng Triết học Trung
Quốc đối với sự hình thành Thế giới quan Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm,
Chương 2. “Các quan điểm Triết học Nguyễn Bỉnh Khiêm” đi vào làm sáng
tỏ một số vấn đề: Triết học, quan điểm về con người, Pháp trị;
Trên Tạp chí Triết học chủ đề Nguyễn Bỉnh Khiêm cũng đƣợc các tác giả
quan tâm ở một số nội dung:
“Vấn đề con ngƣời trong tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Trần Nguyên
Việt (2000), Số 01, tr.35-38.
7
“Một số vấn đề tƣ tƣởng đạo đức của Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Cao Thu
Hằng (2000), Số 02, tr.51-53.
“Trở lại vấn đề Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Vũ Khiêu (2001), Số 01, tr.25 -28
“Tƣ tƣởng triết học tự nhiên của Nguyễn Bỉnh Khiêm”, Trần Nguyên
Việt (2002), Số 01, tr.38-41.
Kế thừa những thành quả của những người đi trước, chúng tôi đã
bảo vệ thành công Khóa luận tốt nghiệp Đại học Hệ thống “Tự nhiên –
con ngƣời – xã hội” trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm năm 2002, tại
khoa GDCT – ĐHSP Hà Nội.
Như vậy, qua các công trình hoặc bài viết trên đây, các tác giả đã ít nhiều
nghiên cứu các khía cạnh tư tưởng về tự nhiên, con người, chính trị - xã hội, đạo
đức, nhân tình thế thái, tư tưởng biện chứng, lý tưởng thẩm mỹ… của Nguyễn
Bỉnh Khiêm. Ở luận văn này, chúng tôi xác định tiếp tục đi sâu tìm hiểu với đối
tượng nghiên cứu của đề tài tốt nghiệp đã được thực hiện năm 2002, trên tinh
thần học tập, kế thừa những thành tựu của các nhà khoa học đi trước, chúng tôi
cố gắng tập trung vào phân tích mối quan hệ thống nhất về bản thể luận chỉnh
thể “Tự nhiên – con người – xã hội” qua di thảo thơ, văn Nguyễn Bỉnh Khiêm từ
giác độ Triết học với cách nhìn đạo đức học – sinh thái nhân văn hiện đại, từ đó
vận dụng vào thực tiễn chỉ ra ý nghĩa những yếu tố tiến bộ trong tư tưởng
Nguyễn Bỉnh Khiêm đối với việc xây dựng đạo đức sinh thái cho con người Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
* Mục đích: Trình bày một cách hệ thống tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về
mối quan hệ “Tự nhiên – con người – xã hội” từ đó làm rõ hơn ý nghĩa của nó đối
với việc xây dựng đạo đức sinh thái cho con người Việt Nam hiện nay.
* Nhiệm vụ: Để đạt được mục đích trên, luận văn cần giải quyết các
vấn đề sau:
Thứ nhất: Nghiên cứu những điều kiện khách và chủ quan cho sự ra đời
tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
8
Thứ hai: Làm rõ nội dung quan niệm của Nguyễn Bỉnh Khiêm về quan
hệ chỉnh thể “Tự nhiên - con người - xã hội”, chú ý phân tích những giá trị
tích cực và hạn chế của nó.
Thứ ba: Làm rõ ý nghĩa tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ chỉnh
thể “Tự nhiên – con ngƣời – xã hội” đối với việc xây dựng đạo đức con người Việt
Nam từ góc độ sinh thái nhân văn trong tình hình hiện nay.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp luận nghiên cứu:
* Luận văn dựa trên cơ sở lý luận, phương pháp luận Triết học
Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và nhà nước
ta về mối quan hệ con người, xã hội với tự nhiên; về xây dựng và phát
triển nền “văn hoá Việt Nam tiên tiến - đậm đà bản sắc dân tộc.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở nghiên cứu trực tiếp thơ
văn Nguyễn Bỉnh Khiêm kết hợp với những tài liệu liên quan khác,
bằng quan điểm duy vật lịch sử và phương pháp tư duy biện chứng, tác
giả đã kết hợp các phương pháp: Lô gíc - lịch sử, Quy nạp - diễn dịch,
Phân tích - tổng hợp, Đối chiếu – so sánh… Trong luận văn còn sử
dụng một số phương pháp liên ngành đạo đức sinh thái. Xuyên suốt
quá trình nghiên cứu là phương pháp nghiên cứu Lịch sử tư tưởng triết
học Việt Nam.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh Khiêm về mối quan hệ
“Tự nhiên – con ngƣời – xã hội” và ý nghĩa của nó đối với đạo đức con
ngƣời Việt Nam hiện nay nhìn từ góc độ đạo đức sinh thái nhân văn.
* Phạm vi: Luận văn tập trung nghiên cứu tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm về mối quan hệ tự nhiên - con người – xã hội qua nghiên cứu thời đại,
cuộc đời và thơ văn của ông và bước đầu vận dụng vào thực tiễn, chỉ rõ giá trị
tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm trong xây dựng đạo đức sinh thái – nhân văn ở
Việt Nam trong những năm gần đây.
9
6. Ý nghĩa của luận văn
- Về lý luận: Luận văn làm sáng tỏ hơn nội dung tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm về mối liên hệ chỉnh thể “Tự nhiên – con người – xã hội” và vận dụng
vào thực tiễn để làm rõ ý nghĩa tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm với xây dựng
đạo đức sinh thái nhân văn cho con người Việt Nam, trong khi khía cạnh này
đang ít được các nhà nghiên cứu chú ý đến.
- Về thực tiễn: Luận văn góp phần làm đầy đủ hơn căn cứ để chỉ ra các
yếu tố nội dung của tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm, những giá trị tư tưởng mới
còn có thể vận dụng vào việc xây dựng đạo đức sinh thái nhân văn cho con
người Việt Nam hiện nay.
Với những nội dung mới đã trình bày, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo
phục vụ công tác giảng dạy, nghiên cứu và học tập tư tưởng triết học truyền thống
Việt Nam nói chung và tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm nói riêng, đặc biệt chỉ rõ giá
trị tư tưởng của ông từ khía cạnh đạo đức sinh thái, nhân văn.
7. Đóng góp mới của luận văn
Trên cơ sở kế thừa những thành tựu của những người đi trước, luận văn
sẽ góp phần làm phong phú và khẳng định thêm nội dung tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm ở khía cạnh mối liên hệ “Tự nhiên – con người – xã hội”, đặc
biệt chỉ ra giá trị đạo đức sinh thái nhân văn trong xây dựng đạo đức con
người Việt Nam hiện nay.
8. Kết cấu luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo. Luận văn
gồm có 2 chương, 4 tiết. Trong đó:
Chương 1. Những tiền đề cho sự hình thành tƣ tƣởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm (1491 - 1585) gồm 2 tiết.
Chương 2. Nội dung và ý nghĩa của quan niệm về mối quan hệ “Tự
nhiên – con ngƣời – xã hội” trong thơ văn Nguyễn Bỉnh Khiêm gồm 2 tiết.
10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1
NHỮNG TIỀN ĐỀ CHO SỰ HÌNH THÀNH
TƯ TƯỞNG NGUYỄN BỈNH KHIÊM (1491 - 1585)
1.1. Những điều kiện khách quan
Xét đến cùng thì tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội, do đó Các Mác
khẳng định: Mọi tƣ tƣởng cho dù có vĩ đại đến đâu cũng xuất phát từ thực tế
xã hội và trở lại phục vụ xã hội ấy. Vì vậy để hiểu tư tưởng Nguyễn Bỉnh
Khiêm, ta phải tìm hiểu các điều kiện khách quan ảnh hưởng đến sự hình
thành các tư tưởng này. Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491- 1585) sống gần trọn thế
kỷ XVI, sinh quán tại làng Trung Am, Huyện Vĩnh Lại (nay là xã Cổ Am,
Huyện Vĩnh Bảo, Thành phố Hải Phòng). Vĩnh Bảo là vùng đất tích hợp bởi
các yếu tố: đồng ruộng, kênh rạch… Các điều kiện tự nhiên trên đã góp phần
ảnh hưởng đến sự phong phú trong tư duy Nguyễn Bỉnh Khiêm. Hơn nữa, thế
kỷ XVI là thế kỷ đầy biến động, một hiện tượng chưa có tiền lệ trong lịch sử,
nó giống như khúc chuyển mình trong tiến trình lịch sử sử Việt Nam. Tất cả
các điều kiện khách quan đó, đã ảnh hưởng sâu sắc đến nhà tư tưởng Nguyễn
Bỉnh Khiêm.
1.1.1. Chính trị - xã hội
Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh ra khi thời cực thịnh của nhà Lê đã qua,
chuyển sang thời kỳ suy thoái. Bao trùm xã hội Việt Nam đầu thế kỷ XVI là
nạn bao chiếm ruộng đất công và sự sa sút của nền sản xuất nông nghiệp, thay
vì chính sách quân điền của Lê Thái tổ (chia ruộng đất cho dân làng theo số
lƣợng khẩu khác nhau) là tình trạng các thế lực phong kiến công khai chiếm
đoạt ruộng đất công các làng xã, chẳng hạn vào năm Canh Ngọ (1510) dưới
triều Lê Oanh - Lê Tương Dực quy định: Phàm các hạng ruộng đất, bãi dâu,
…chƣa vào sổ quan, cho quan Thái bộc làm bản tâu lên làm sắc cấp cho
các công, hầu, bá theo thứ bậc khác nhau [22, tr.380]. Thêm vào đó, thời kỳ
này thuế khóa nặng nề. Trong các đời Uy Mục (1505 – 1509) và Tương Dực
11
(1509 – 1516) cùng với việc hỗn chiến giữa các phe cánh, kinh tế nông
nghiệp còn trở nên sa sút. Kết quả là năm Đinh Sửu (1517) trong nƣớc đói to
nhân dân chết đói nằm gối lên nhau.
Các đời sau đó vua Uy Mục (con thứ của Hiến Tông) thì ăn chơi sa
đoạ, sử cũ chép rằng: Vua thích uống rƣợu, hay giết ngƣời; hiếu sắc làm oai,
giết hại ngƣời tôn thất, giết ngầm tổ mẫu, họ ngoại chuyên quyền, trăm họ
căm oán. Tương Dực giết Uy Mục cướp ngôi vào năm Kỷ Tỵ (1509), nhưng
Tương Dực cũng đồi bại không kém làm cho xã hội càng thêm tiêu điều. Sử
sách còn ghi: Vua Tƣơng Dực ăn chơi xa xỉ tột bậc, bắt nhân dân phục dịch,
làm nhiều thổ mộc, thuế khóa nặng nề, nạn đói triền miên, đời sống nhân dân
điêu đứng, khiến nông dân khởi nghĩa ở nhiều nơi.
Trước tình trạng trên các cuộc khởi nghĩa nông dân liên tiếp nổ ra, tiêu
biểu ở thời kỳ này là cuộc khởi nghĩa của Trần Cảo (1516 - 1521).
Những người dân cày thì chỉ biết hồi tưởng về một thời đã qua :
“Đời vua Thái Tổ, Thái Tông
Thóc, lúa đầy đồng trâu chẳng buồn ăn”
Trong khi đó, triều đình có dấu hiệu rạn nứt, hai phe cánh rõ rệt mọc
lên: Nội cung là Trịnh Duy Sản, bản thân Sản là một võ tướng chỉ huy quân
Cấm vệ, đại diện cho họ ngoại chuyên quyền; Ngoại cung là Nguyễn Hoằng
Dụ phòng thủ kinh thành. Tuy nhiên, trước sức mạnh của Trần Cảo cả họ
Trịnh và họ Nguyễn đều tạm ngừng việc tranh chấp, để cùng đối phó.
Như vậy, đến lúc này chế độ quân chủ nhà Lê với việc liên tiếp phế
vua, hỗn chiến giữa các phe cánh quân chủ khiến người dân bị đẩy đến bên bờ
vực thẳm. Sự khủng hoảng chính trị - xã hội trầm trọng ấy đã tạo điều kiện
khách quan cho phái Mạc Đăng Dung từng bước đứng lên vũ đài chính trị để
lật nhà Lê, lập ra nhà Mạc.
Mạc Đăng Dung vốn có sức khỏe tốt nên dưới thời Uy Mục tuyển
dũng sĩ ông đã dự thi môn đánh vật và trúng Đô lực sĩ xuất thân, sau đó được
bổ sung vào đội quân Túc vệ cầm dù theo vua. Nhờ được gần vua nên tháng 3
12
năm Mậu Thìn (1508), Mạc Đăng Dung được phong chức Đô chỉ huy sứ ty,
đến năm Hồng Thuận thứ 3 (1511), Đô chỉ huy sứ được phong Vũ Xuyên bá
khi ông 29 tuổi. Nhờ có uy tín với nhà vua trong việc đánh dẹp và mưu kế trừ
khử những kẻ tà thuật, phản nghịch, Mạc Đăng Dung được phong chức Vũ
Xuyên Hầu. Kể từ đây Mạc Đăng Dung ra sức chỉnh đốn quân ngũ, đồng thời
gièm pha kích động vua trừ khử những đối trọng bất lợi cho mình như Trần
Chân… Càng ngày Dung càng được vua tin tưởng giao nhiều quyền, từ Vũ
Xuyên Hầu lần lượt được phong các chức Đề thống doanh quân thủy và bộ,
rồi Minh quận công. Để thâu tóm quân đội vào tay mình Dung bàn với người
thông gia của mình là Phạm Gia Mô là quan Thượng Thư Bộ Lễ dâng tờ thảo
thay đổi tổ chức quân đội và bổ nhiệm Dung làm Tiết chế tổng quân thủy và
bộ. Từ đây binh quyền trong tay Mạc Đăng Dung, thậm chí như rồng được
chắp cánh, vua còn phong cho Dung chức Thái Phó. Do nắm được binh quyền
trong tay từ đấy Mạc Đăng Dung chuyên quyền lấn át cả vua, một mình xử
đoán mọi việc, quần thần không ai dám chống đối.
Thêm vào đó, Dung còn có công đánh dẹp các cuộc khởi nghĩa ở Lạng
Nguyên, Đông Ngàn… Lúc này, lòng người đã mệt mỏi với triều Lê, ai ai cũng
hy vọng vào Mạc Đăng Dung, vì thế Mạc Đăng Dung càng chú tâm đến việc
chiếm ngôi vua. Kết quả là năm Đinh Hợi 1527, Mạc Đăng Dung làm cuộc đảo
chính lên ngôi Hoàng đế, đổi niên hiệu là Thống Nguyên năm thứ nhất.
Ngay sau khi lên ngôi Hoàng đế, nhằm thiết lập vị thế chính danh
của vương triều mới, Mạc Đăng Dung đã ban lệnh đại xá thiên hạ, cho
đổi họ một số cựu thần nhà Lê sang họ Mạc, ban phong các chức tước
cho 56 cựu thần nhà Lê theo mình, đồng thời thi hành những chính sách
đối nội, đối ngoại riêng, ít nhiều thể hiện được sự độc lập, tự chủ.
Trong nội triều, chính thể quân chủ của nhà Mạc tôn trọng tuyệt đối trật
tự sự nối dõi theo nguyên tắc: lập con trưởng làm vua và theo dòng đích. Có
lẽ vì thế mà trong thời gian cầm quyền dưới góc độ này Triều Mạc tương đối
ổn định, vững vàng so với cuối triều Lê sơ.
13
Về chính trị, cơ bản triều Mạc vẫn thực hiện cách thức quản lý hành chính,
luật pháp dựa theo mô hình của nhà Lê, mặt khác trong cách thức quản lý xã hội
thời Mạc có một số điểm thông thoáng hơn như: Thay vì quản lý hành chính ngặt
nghèo từ trung ương đến địa phương, triều đình nới lỏng và tăng tính tự quản của
các làng xã với những lệ tục khác nhau.
Trong các chính sách đối nội: Để trấn áp nhân dân và đối phó các thế lực thù
địch, nhà Mạc rất chú trọng đến xây dựng quân đội, ngoài các đội quân ở phủ cũ như
thời Lê, triều Mạc còn xây dựng các phủ mới ở Hải Dương, Sơn Tây, Bắc Ninh…
chia bổ các ty, mỗi ty có một Chỉ huy sứ nhằm tạo thế phòng thủ vững chắc.
Thêm vào đó, Triều Mạc còn chú ý thúc đẩy phát triển kinh tế, nhất là
nông nghiệp, vì thế đã phần nào làm cho an ninh ổn định, đời sống nhân dân
bớt cực khổ. Chính sử nhà Lê Trung Hưng cũng phải chép rằng: “… thời ấy
ngƣời đi đƣờng đều đi tay không, ban đêm không có trộm cƣớp, trâu bò thả
chăn không phải mang về, mỗi tháng chỉ kiểm soát một lần hoặc sinh sản
cũng không thể biết là của mình. Trong khoảng vài năm, đƣờng xá không
nhặt của rơi, cổng ngoài không đóng, trong cõi tam yên” [11, tr.41].
Về đối ngoại, trước mối đe doạ xâm lược của đế chế Minh phương Bắc, kể từ
khi xã hội Đại Việt diễn ra những chính biến phức tạp dẫn đến sự chiếm ngôi của nhà
Mạc, nhà Minh không ngừng theo dõi tình hình và muốn thâu tóm Đại Việt, lúc này
một mặt nhà Minh muốn đem quân chinh phạt Mạc, mặt khác lại do dự vì đang gặp
khó khăn trong nước cả về chính trị lẫn kinh tế…., nhưng cuối cùng nhà Minh cũng
cho hai tướng Cừu Loan và Mao Bá Ôn chinh phạt Đại Việt. Trước tình hình trên
Mạc Đăng Dung dâng biểu xin tạ tội, cầu ban ấn tín, trong biểu có ba nội dung cơ
bản: Thứ nhất, viện vì lý do tuổi già Mạc Đăng Dung không sang Bắc Kinh xin hàng;
thứ hai, nộp bốn động cho nhà Minh; thứ ba, đề nghị nhà Minh ban cho Ấn tín. Bản
sớ được chấp nhận, nhưng Mạc Đăng Dung chỉ được phong chức An nam Đô thống
sứ, được cấp ấn bạc (năm 1541). Với sự kiện trên nhà Minh chính thức thừa nhận sự
thay thế nhà Lê bởi nhà Mạc trên đất Đại Việt.
14
Mặc dù có nhiều cố gắng đem lại sự khởi sắc cho nước nhà, song triều
Mạc ra đời trong một khung cảnh đặc biệt, một mặt chiến tranh loạn lạc liên
miên không có cơ sở vững chắc thật sự cho một nhà nước quân chủ tập
quyền. Mặt khác, việc Mạc Đăng Dung lật đổ vua Lê đã gây nên mâu thuẫn
đối địch với tầng lớp cựu thần nhà Lê mà người đứng đầu là Nguyễn Kim với
danh nghĩa lập vua mới phục hưng triều Lê. Kim kêu gọi quần thần và nhân
dân chống lại Mạc Đăng Dung, do đó năm 1533 sự nghiệp Trung Hưng của
nhà Lê bắt đầu, lập căn cứ địa ở miền Thanh – Nghệ. Cũng từ đây xung đột đã
xảy ra, nhân dân bị lôi vào cuộc hỗn chiến tàn khốc trong cuộc tranh giành
quyền lực của các thế lực phong kiến với hai triều đối chọi mà sử quen gọi là
Nam triều (Lê Trung Hưng) – Bắc triều (Mạc), cuộc chiến diễn ra từ 1533 –
1592. Trong 46 năm chiến tranh với 38 cuộc giao tranh lớn nhỏ, hai bên đã
huy động hàng chục vạn quân, chủ yếu là các trai tráng khỏe mạnh – đó là lực
lượng lao động chính của xã hội, tuy cục diện mỗi lúc nghiêng về một phía
khác nhau, song phần thắng cuối cùng thuộc về họ Trịnh. Trịnh Tùng đánh
bại Mạc Hậu Hợp, cướp Thăng Long lập nên chính thể Vua Lê – chúa Trịnh.
Các cuộc giao tranh dai dẳng hao người tốn của đến mức Nguyễn Bỉnh
Khiêm phải thốt lên:
“Ngán xem nghịch tặc rông rỡ đã lâu,
Đánh lẫn nhau chết một nửa”
(Cảm hứng, bài 2)
[18, tr.301]
“Chiến tranh kế tiếp nhau
hoạ loạn đến cùng cực”
(Thương loạn) [18, tr. 423]
Trong thời gian chiến tranh nổ ra, giang sơn Đại Việt bị cắt xẻ, mỗi thế
lực phong kiến hùng cứ một nơi. Họ Mạc ở vùng trung du Bắc Bộ, tập đoàn
Lê Trịnh trị vì vùng từ Thanh – Nghệ đến Thuận Quảng, họ Vũ (Anh em Vũ
Văn Mật, Vũ Văn Uyên) chiếm cứ miền Tây Bắc Tuyên Quang. Tình trạng
cát cứ trên đã làm cho đường xá tắc nghẽn, giao thông đi lại khó khăn, cản trở
15
cho quá trình giao lưu kinh tế giữa các vùng miền, cộng với các triều đình
phong kiến quá chú trọng đến xây dựng quân đội mạnh, nên đã không chú
trọng thực sự đến đắp đê trị thủy, kè đập chống hạn. Kết quả là lũ lụt, hạn hán
liên tiếp xảy ra, ở đàng trong: năm 1530 ở Thanh Hóa đói to, một đấu gạo
phải mua 60 đồng tiền kẽm, tháng 8 năm 1558 nƣớc lụt ở Thanh Hóa – Nghệ
An trôi vài trăm nhà… năm 1571 ở Thanh Hóa không thu đƣợc hạt thóc nào,
nhân dân đói khổ nhiều nơi phải xiêu dạt; Ở đàng ngoài tình hình cũng rối
ren: nhà Mạc cho xây thành đắp lũy trong ngoài Thăng long, huy động tre
nứa, gạch ngói xây dựng, khôi phục có đợt kéo dài hàng năm, của cải vật
chất, sức ngƣời là vô tận, nhiều năm vỡ đê ở Thăng Long…[22, tr.420]
Có thể nói xã hội Việt Nam hồi đầu thế kỷ XVI là khúc quanh khá phức
tạp với những đặc điểm nổi bật là nạn hỗn chiến giao tranh và chuyên chế của
các tập đoàn phong kiến Việt Nam thời bấy giờ.
1.1.2. Kinh tế
Tương ứng với sự cát cứ phân chia, tình hình kinh tế ở hai triều cũng
có những nét khác biệt.
* Ở Bắc triều
Trƣớc hết là vấn đề ruộng đất, trong xã hội phong kiến Việt Nam thì ruộng
đất luôn là cơ sở kinh tế quan trọng. Dưới triều Mạc có một số đổi mới tiêu biểu
trong lĩnh vực ruộng đất, tháng 10 năm 1528, nhận thấy tình hình trong nước tạm
ổn định, nhưng luật pháp còn lỏng lẻo, Mạc Đăng Dung bàn bạc với triều thần việc
phép điền, phép lộc (công việc cụ thể như thế nào thì sử cũ không chép lại), mặc dù
vậy nhà Mạc trong vòng 65 năm cầm quyền số ruộng đất thuộc quyền quản lý ít
hơn nhiều so với triều Lê bởi nhiều lý do khác nhau:
Thứ nhất, lãnh địa của nhà Mạc bị thu hẹp đi rất nhiều kể từ khi nhà Lê
Trung Hưng nổi lên ở Thanh - Nghệ và mở rộng địa bàn cai quản ở xứ Thuận Hóa;
Thứ hai, ở vùng Tây Bắc Tuyên Quang anh em nhà Vũ Văn Mật nối
nhau cai quản;
16
Thứ ba, chiến tranh kéo dài liên tiếp đã làm cho nhà nước không thể
quản lý chặt chẽ được làm cho các vùng đất bỏ hoang được dân khai phá trở
thành ruộng đất tư. Đến giữa thế kỷ XVI xu hướng ruộng đất tư phát triển
mạnh mẽ trong khi ruộng đất công làng xã ngày càng bị thu hẹp.
Sản xuất nông nghiệp thời Mạc, vì lý do bao trùm trong hơn hai phần
ba thế kỷ XVI là chiến tranh, nên nguồn sử liệu còn lại với những thông tin về
sản xuất nông nghiệp, thủ công nghiệp rất mờ nhạt. Song sản xuất nông
nghiệp dưới thì Mạc có thể khái quát như sau: Trong những năm đầu trị vì,
đặc biệt dưới thời Mạc Đăng Dung, Đăng Doanh do chính sách quân đội được
chú trọng, an ninh ổn định, Mạc Đăng Dung lại là người “tính tình khoan
hậu, giản dị…giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo” đã tạo nên một thời kỳ
“hoàng kim” cho nhà Mạc. Mặc cho quan điểm nho chính thống sử cũ thường
không nhắc tới nhiều về những đóng góp của triều Mạc (vì coi là ngụy triều),
nhưng trong các văn bia, hoặc các sử thần Lê – Trịnh cũng phải nhắc đến
“bấy giờ đƣợc mùa, nhà nhà no đủ, trong nƣớc gọi thời ấy là bình trị”, hay
Lê Quí Đôn bình: “mấy năm liền đều đƣợc mùa, nhân dân bốn trấn đều đƣợc
yên ổn”, hoặc “trúng mùa luôn, thóc, gạo rẻ hơn, thuế nhẹ đi ít, ai nấy no đủ
thƣ thái lại thêm tƣ pháp nghiêm minh quan lại liêm cần, trộm cắp mất tăm,
đêm không nghe tiếng chó sủa, đi dƣờng không ai thèm nhặt của rơi” [22,
tr.466], rõ ràng đó là bức tranh có mảng sáng so với thời kỳ cuối thế kỷ XV
đầu XVI - thời Hậu Lê.
Mặc dù các nguồn sử liệu không đề cập đến các chính sách nông
nghiệp của nhà Mạc một cách có hệ thống, nhưng chúng ta cũng có thể nhận
thấy triều Mạc chiếm cứ vùng đất châu thổ sông Hồng với phù sa màu mỡ, đó
là lợi thế so sánh tuyệt đối mà nhà Lê Trung Hưng không thể có được trên
mảnh đất khô cằn xứ Thanh – Nghệ. Một trong những nội dung quan trọng
của nhà Mạc trong sản xuất nông nghiệp là đắp đê trị thủy, đến nay ở Hải
Phòng, Hà Nam…. vẫn còn nhiều đoạn đê mang tên đê nhà Mạc như: Chân
Kim, Kinh Điền (Hải Phòng), đê Hà Nam…. Bên cạnh đó nhà Mạc còn khai
17
phá, mở rộng ra biển, phát triển kinh tế trên lưu vực các con sông như: Kinh
Thầy, Sông Hàn. Những cố gắng trên của nhà Mạc là đáp số cho câu hỏi vì
sao trong điều kiện chính trị hỗn loạn hồi đầu thế kỷ XVI mà đời sống nhân
dân dƣới thời Mạc vẫn đƣợc các sử thần nhà Lê phải ngợi ca?.
Tuy nhiên khi cuộc chiến Nam – Bắc triều nổ ra từ năm 1545 trở đi,
nhà nước phải toàn tâm lo cho cuộc chiến, nên không có điều kiện quan tâm
đến sản xuất nông nghiệp nhiều, đặc biệt dưới thời Mạc Hậu Hợp “Kỷ cƣơng
bỏ bê mà không chấn hƣng, chính sự thối nát mà không tu sửa, trộm cƣớp
hoành hành…lòng ngƣời nao núng, thế nƣớc lung lay” [22, tr.510]. Thêm vào
đó chiến tranh tàn phá, thuế khóa, nô dịch nặng nề, đời sống nhân nhân mà
nhất là nông dân càng thêm khó khăn. Kết quả là mất mùa, đói kém liên tiếp:
Năm 1530 đại hạn, lúa chết khô; năm 1537 nước biển dâng, người và súc vật
chết đuối; năm 1539 đại hạn, động đất; năm 1581 mưa bão dữ dội, nhà đổ,
lúa ngập, thuyền đắm, người chết hàng loạt…
Chính thiên tai cũng đã gây tác hại nghiêm trọng đến sản xuất nông
nghiệp và ảnh hưởng xấu tới đời sống người dân ở Bắc và Nam triều.
Về thủ công nghiệp thời Mạc, một số nghề thủ công thời này khá nổi
tiếng không chỉ trong nước, mà cả thế giới: Đồ gốm, khắc đá, bên cạnh đó
còn đúc tiền.
Đồ gốm, đây là nghề tiêu biểu và phát triển thịnh đạt dười thời Mạc với
sự đăng quang của nhiều làng nghề: Gốm Bát Tràng (Gia Lâm), Chu Đậu
(Nam Sách), Hợp Lễ (Bắc Giang). Dưới triều Mạc gốm Bát Tràng được xem
như đỉnh cao của nghệ thuật, được lưu hành rộng rãi và được nhân dân ưa
chuộng hầu khắp đồng bằng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, đồ gốm đa dạng và
phong phú: Đĩa, chậu, ang, bát, chén, khay trà, ấm điếu, nâm rƣợu, lọ
hoa….đến cả đồ thờ: Chân nến, chân đèn, hƣơng lƣ, đỉnh, đài …các sản phẩm
được phủ men khá tinh xảo và trang trí hoa văn theo các đơn đặt hàng, đáp
ứng yêu cầu cả giới quí tộc và bình dân.
Kinh tế thƣơng nghiệp thời Mạc có khởi sắc, do đặc điểm họ Mạc vốn
là dân chài xứ Đông nên tâm lý, tính cách cởi mở, phóng khoáng hơn nhà Lê.
18
Tư tưởng bế quan tỏa cảng, trọng nông ức thương, sự miệt thị “tứ dân” (mà
chủ yếu là nông dân và công, thương) giờ đây bị dỡ bỏ. Mặt khác nhà Mạc
còn chú tâm vào cuộc nội chiến nên quản lý lĩnh vực thương mại có phần lơi
lỏng gần như thả nổi, góp phần giao lưu kinh tế, thúc đẩy các hoạt động giao
dịch công – thương nghiệp phát triển một cách tự phát.
Trong thế kỷ XVI, ngoài các trung tâm kinh tế lớn như: Thăng Long,
Phố Hiến, thì theo các tài liệu để lại còn có các vùng mới manh nha nổi lên:
Chợ Tứ kỳ - Hải Dƣơng (1542), Cẩm Viên – Vĩnh Phúc (1590)… Ở miền
Thuận Hóa trong thời kỳ nhà Mạc quản lý việc thông thương cũng không kém
phần sôi nổi: Chợ Thế Lại (Thừa Thiên Huế). Sự phát triển các nghề thủ công
đã thúc đẩy thương nghiệp phát triển. Mặt khác, để thuận lợi cho việc trao đổi
nhà Mạc còn chủ trương đúc tiền là vật môi giới cho việc trao đổi mua bán.
Trong truyện cổ tích và bài ca dao “Đồng tiền vạn lịch thích bốn chữ vàng”,
cho thấy vai trò của đồng tiền đã có tác dụng mạnh trong xã hội, làm đảo lộn
những giá trị đạo đức văn hóa của Nho giáo. Trong thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm, bức tranh hiện thực về sự ám ảnh của đồng tiền, một thế lực mới
trong xã hội Việt mới xuất hiện đã chà đạp lên nhân phẩm con người trong thế
kỷ XVI và Nguyễn Bỉnh Khiêm đã mỉa mai :
“Còn bạc còn tiền còn đệ tử
Hết cơm hết rƣợu hết ông tôi”
(Thơ nôm, bài 71) [18, tr.62]
Về ngoại thƣơng, trong khu vực thay vì với cơ chế thông thoáng của nhà
Mạc là chế độ ức thương của nhà Minh suốt 2 thế kỷ XV – XVI đã tạo điều kiện vô
cùng thuận lợi cho nước ta giao lưu kinh tế với các nước trong khu vực, lại có điều
kiện thuận lợi là các làng nghề bên lưu vực các con sông như gốm Bát Tràng bên
bờ Sông Hồng nối với Phố Hiến, đó là cửa ngõ thông thương với thế giới bên ngoài,
từ Phố Hiến hàng hóa được đem sang Nhật Bản, Trung Quốc thậm chí cả các nước
phương Tây (sang thế kỷ XVI , XVII nước ta đã có các nhà buôn của Hà Lan, Bồ
Đào Nha xuất hiện). Kết quả khai quật khảo cổ học cho thấy ở Đông Nam Á có 32
19
địa điểm có cổ vật Việt Nam (từ thế kỷ XV - XVII) ở: Malaisia 9, Brunay 2,
Philippin 10, Indonesia 11[54, tr.300].
Những số liệu đó cho thấy trong thời gian này thủ công nghiệp và thương
nghiệp ở nước ta rất phát triển và sự giao lưu kinh tế không dừng lại ở trong phạm
vi quốc gia, điều đó có được một phần nhờ các chính sách của nhà Mạc.
* Ở đàng trong:
Nhà Lê khởi nghiệp trung hưng từ năm 1533 ở Ai Lao, nhưng phải đến
mười năm sau mới thiết lập được Đại bản doanh ở xứ Thanh – Nghệ. Từ năm
1544, Trịnh Kiểm đem quân mở rộng đất đai đến vùng Thuận – Quảng, tuy
nhiên ở thời kỳ đầu thế kỷ XVI quân nhà Mạc vẫn trong thế chủ động tấn
công quân nhà Lê Trung Hưng nhiều lần và cướp đi nhiều của, vật. Mặc dù
vậy, nhà Lê Trung Hưng vẫn cố gắng kiểm soát và chi phối các loại hình sở hữu,
trong điều kiện ruộng đất không nhiều, nhưng nhà nước vẫn phải thực hiện đầy đủ
các chính sách ruộng đất.
Nhìn một cách tổng quát thì nền sản xuất nông nghiệp do Nam triều
quản lý trong thời gian nội chiến không phát triển, thậm chí còn trì trệ. Sự trì
trệ do nhiều nguyên nhân:
Thứ nhất, trong thời gian đầu nội chiến ưu thế luôn nghiêng về quân
nhà Mạc, điều đó đồng nghĩa với việc bị cướp bóc của cải, đồng ruộng bị tàn
phá, kinh tế bị suy hư;
Một nguyên nhân quan trọng khác, là vùng Thanh – Nghệ thiên tai xảy
ra với mật độ khá dày như: Năm 1557 mưa to ở Thanh – Nghệ lúa ngập, mất
mùa; năm 1559 ở nơi đây lại tiếp tục bị lụt, đê vỡ, đường lở, trôi vài trăm nóc
nhà, nhân dân đói kém; năm 1577 nước lụt đến 7 lần, dân đói to; năm 1582
mưa đá hoa màu đều bị gãy nát; 1584 động đất hơn 50 dặm; đặc biệt năm
1586 từ tháng 4 đến tháng 10 thiên tai liên tiếp… 1571 Thanh Hóa không thu
được hạt thóc nào…[22, tr.491 - 492].
Tóm lại, trong điều kiện chiến tranh khốc liệt lại thiên tai địch họa
không ngớt, nhà nước Lê – Trịnh chỉ mới cố gắng áp dụng những biện pháp
20
nhất thời nhằm khôi phục kinh tế và khuyến khích sản xuất, bức tranh kinh tế
đàng Trong thời này khá ảm đạm, điêu đứng. Phải đến năm 1592 khi chiếm
được Thăng Long vua Lê rời Thanh Hóa ra Thăng Long mới ban chiếu ân xá
cho nhân dân, nhưng không thấy bàn đến ruộng đất, tuy nhiên Đặng gia Phả
Ký có chép một số điều liên quan đến vấn đề ruộng đất. Điều đó càng giúp
cho chúng ta có cơ sở để khẳng định vai trò nhất định của nhà Mạc trong lịch
sử dân tộc. Và có cơ sở lý giải tại sao một người suy trước đoán sau như
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm lại ra làm quan cho triều Mạc, sau khi nghỉ
hưu vẫn là cố vấn cho nhà Mạc, thậm chí có lúc vẫn mong muốn giúp Mạc
thống nhất non sông, khi đã 60 tuổi vẫn tòng quân lên Tuyên Quang để dẹp
anh em Vũ Văn Uyên, Vũ Văn Mật.
1.1.3 Văn hoá - tư tưởng
Trong bối cảnh thế kỷ XVI ở Việt Nam, Nguyễn Bỉnh Khiêm là nhà
nho, trí thức phong kiến, lại sống trong lòng dân thì không thể nằm ngoài quy
luật đó. Rõ ràng, Nguyễn Bỉnh Khiêm càng có điều kiện để tiếp thu cả hai
luồng tư tưởng trên.
Về khuynh hƣớng của Nho học, trong bối cảnh đất nước bị phân chia,
các Nho sĩ nước ta thời bấy giờ cũng có sự phân chia sâu sắc: Một bộ phận cố
chấp theo Lê chính thống căm ghét nhà Mạc thì đả phá, chống đối. Bộ phận
khác sống thức thời dưới triều Mạc và bộ phận này đóng vai trò chủ đạo trong
đời sống tinh thần Việt Nam thế kỷ XVI như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Giáp
Hải… Một bộ phận khác nữa lại tích cực tìm đến Trịnh – Nguyễn như là các
chân chúa mới xuất hiện.
Thời Mạc xuất hiện nhiều gương mặt Nho sĩ tiêu biểu với những tác
phẩm văn học đặc sắc gồm nhiều thể loại, theo Lê Quý Đôn thì: Hiến chương
có “Ứng Bang giao” của Giáp Hải; Thơ văn có “Khiếu, vịnh” của Hà Nhậm
Đại; “Bạch Vân Quốc ngữ thi” của Nguyễn Bỉnh Khiêm… “Truyền kỳ mạn
lục” của Nguyễn Dữ…
21
* Ảnh hƣởng hệ tƣ tƣởng Nho – Phật – Đạo thời kỳ này đến Nguyễn Bỉnh
Khiêm: Đặc trưng của tư tưởng Việt Nam sang thế kỷ XVI là triều đình muốn lấy
Nho giáo làm công cụ trị quốc, còn nhân dân thì lấy Đạo giáo làm phương châm
sống và Phật giáo làm niềm tin. Đó là những luồng tư tưởng ngoại lai được du nhập
vào Việt Nam từ khá sớm và nó bị chi phối, khúc xạ bởi văn hoá bản địa cho nên
không lâu sau khi du nhập, ở nước ta Nho – Phật – Đạo đã trở thành hiện tượng “tam
giáo hỗn dung” hay “ tam giáo đồng nguyên”, từ đó “cỗ xe tam mã” này đồng hành
cùng dân tộc Việt trong dựng và giữ nước. Song, trong bối cảnh tình hình chính trị
phức tạp như trên, nhà nước phong kiến càng phải nắm lấy Nho giáo như một thứ
công cụ để trị nước, đưa Nho giáo trở thành quốc giáo, lấy Nho giáo là giáo lý trụ cột
để xây dựng vương triều. Nhưng cũng không thể hạn chế được việc phục hồi Phật,
Đạo trong dân gian. Tóm lại, thời kỳ này Nho giáo vẫn giữ vai trò chính bên
cạnh sự gia tăng vai trò của Đạo, Phật, những đặc điểm trên đã ảnh hưởng không
nhỏ đến tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm.
Nho giáo, do Khổng Tử (551 – 479 Tr.CN) sáng lập, ông là người
Trung Quốc thời Xuân Thu. Trung tâm của Nho giáo là các tư tưởng chính trị
- xã hội, đạo đức, với nội dung là đề cao các mối quan hệ rường cột trong
quan hệ “Tam cƣơng”, biểu hiện bằng chữ: “Trung” cho mối quan hệ vua –
tôi, “Hiếu” cho mối quan hệ cha – con, “Nghĩa” cho mối quan hệ chồng –
vợ; Đề cao phẩm chất người lý tưởng là “Ngũ thƣờng”: Nhân, Lễ, Nghĩa, Trí,
Tín. Trong đó xã hội Phong kiến Việt Nam đặc biệt chú ý đến chữ “Trung -
Nghĩa”. Trong thế kỷ XVI, trước cơn biến loạn của xã hội Việt Nam, việc nhà
nước phong kiến Việt Nam dùng công cụ vương pháp này để quản lý xã hội
đang rối loạn là điều cần hơn bao giờ hết.
Đến lúc này, người Việt đã tiếp thu Nho giáo từ cưỡng bức đến tự
nguyện và chính quyền Phong kiến cũng lấy nó làm hệ tư tưởng học thuật
chính của mình. Nho học được chia làm hai hướng: Học nghĩa lý và học
từ chương. Học từ chƣơng là học kinh nghĩa, thơ phú, văn sách như: “Tứ
thƣ” (Luận ngữ, Đại học, Trung Dung, Mạnh Tử),“Ngũ kinh” (Kinh thư,
22
Thi, Lễ, Nhạc, Xuân Thu) lối học này chủ yếu cho con đường khoa cử,
tùy theo qui định dưới mỗi triều mà các cuộc thi Hương – Hội – Đình có
mức độ khác nhau; Còn khuynh hướng thứ hai là học nghĩa lý là đi sâu
vào lý học, đạo học với mục đích vươn tới bản thể luận, nhận thức luận.
Ở nước ta từ thế kỷ XVI về trước chủ yếu học theo khuynh hướng học
khoa cử, người có năng lực theo học nghĩa lý Đạo học rất ít. Đến thế kỷ
XVI có Nguyễn Bỉnh Khiêm là đi sâu vào Lý học, theo Phan Huy Chú
nhận xét: Ông học rộng các sách, hiểu sâu nghĩa lý Kinh Dịch [54, tr.77].
Tƣ tƣởng Lão – Trang có nguồn gốc từ tác phẩm “Đạo đức kinh”, do
Lão Tử sáng lập (Lão Tử được giới nghiên cứu cho rằng ông sống cùng thời
với Khổng Tử dưới thời Xuân thu - Trung Quốc). Học thuyết Lão Tử được
phát triển bởi Trang Tử theo chủ nghĩa tương đối. Nội dung chủ yếu của Đạo
gia tập trung trong 2 tác phẩm: “Đạo đức Kinh” do Lão Tử viết và “Nam
Hoa Kinh” do Trang Tử viết, nội dung là giải thích về “Đạo”, quy luật vận
chuyển của tạo vật tự nhiên theo quy luật “quân bình” và “phản phục’. Chủ
xướng của Lão Trang về xã hội là bắt chước tuân theo tự nhiên, tôn trọng luật
tự nhiên “vô vi” (Không làm gì, nhưng làm tất cả). Về sau Đạo giáo du nhập
vào nước ta theo con đường văn hóa dân gian. Trong thơ văn Nguyễn Bỉnh
Khiêm chúng ta sẽ nhiều lần thấy “sống thuận theo tự nhiên” do ảnh hưởng
của Đạo Lão – Trang đã góp phần làm cho tư tưởng Nguyễn Bỉnh Khiêm
càng trở nên phong phú và sâu sắc.
Phật Giáo, người sáng lập Thích Ca Mâu Ni ( còn gọi là Tất Đạt Đa con vua
Tịnh Phạn ở miền Bắc Ấn độ, nay là Nê pan), Phật giáo ra đời vào khoảng thế kỷ
VI Tr.CN, nội dung giáo lý của Phật là khuyên dạy con người biết sống từ, bi, hỷ,
xả; biết chế ngự những ham muốn dục vọng của con người để được “giải thoát”.
Học thuyết Nhân sinh của Phật gồm có “Tứ diệu đế” gồm: Khổ đế, nói lên sự khổ
đau của con người mà ai cũng mắc phải (sinh, lão, bệnh, tử; oán tăng hội, thụ biệt
ly, sở cầu bất đắc, thụ ngũ uẩn); Tập đế, chỉ ra những nguyên nhân, lý do khiến con
người khổ mà nguyên do là vô minh nên có vọng tưởng dục vọng, sự mù quáng đó