Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (780.04 KB, 93 trang )




ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TẠ THỊ THẢO









ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN
NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT
(QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH BẮC GIANG)





LUẬN VĂN THẠC SĨ


Chuyên ngành: Triết học








Hà Nội - 2012


1
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN







TẠ THỊ THẢO










ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT GIÁO ĐỐI VỚI TÍN
NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT
(QUA KHẢO SÁT Ở TỈNH BẮC GIANG)





LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học


Người hướng dẫn khoa học: TS. Trần Thị Kim Oanh





Hà Nội - 2012



2
MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 3
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ

CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT Ở TỈNH BẮC GIANG 10
1.1. Khái quát về Phật giáo. 10
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam 10
1.1.2. Tình hình Phật giáo ở tỉnh Bắc Giang 20
1.2. Vài nét về tín ngƣỡng thờ cúng tổ tiên của ngƣời Việt 26
1.2.1. Khái niệm, nguồn gốc và bản chất của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
26
1.2.2. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang 34
CHƢƠNG 2: MỘT SỐ BIỂU HIỆN SỰ ẢNH HƢỞNG CỦA PHẬT
GIÁO ĐẾN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT
(Qua khảo sát một số huyện ở tỉnh Bắc Giang) 42
2.1. Ảnh hƣởng đến nhận thức của ngƣời Việt 42
2.1.1. Nhận thức của người Việt về thế giới 42
2.1.2. Nhận thức của người Việt về con người 47
2.2. Ảnh hƣởng đến việc thực hành nghi lễ trong việc thờ cúng tổ tiên
58
2.2.1. Ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ qua các ngày trong năm 58
2.2.2. Ảnh hưởng đến việc thực hành nghi lễ trong tang ma 66
2.3. Ý nghĩa sự ảnh hƣởng của Phật giáo đối với tín ngƣỡng thờ cúng tổ
tiên của ngƣời Việt ở tỉnh Bắc Giang. 77
KẾT LUẬN 82
TÀI LIỆU THAM KHẢO 85
PHỤ LỤC 90


3
MỞ ĐẦU


1. Lý do chọn đề tài

Dân tộc Việt Nam đã trải qua hàng nghìn năm đấu tranh dựng nước và
giữ nước. Qua hàng nghìn năm, tư tưởng Phật giáo đã du nhập, truyền bá và
ảnh hưởng khá sâu sắc đến đời sống văn hóa tinh thần của người dân nước ta.
Bắc Giang là một vùng đất cổ, Phật giáo đã du nhập vào vùng đất này từ rất
sớm và có những ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống văn hóa tinh thần của
người dân nơi đây, trong đó phải kể đến đó là những ảnh hưởng của Phật giáo
đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
Thờ cúng tổ tiên là một hiện tượng xã hội đã xuất hiện từ xa xưa trong
lịch sử nhân loại và đã từng tồn tại ở nhiều quốc gia trong đó có Việt Nam.
Cho đến nay, tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên vẫn có vai trò khá quan trọng trong
đời sống tinh thần của con người.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên chịu ảnh hưởng của một số tư tưởng tôn
giáo trong đó có tư tưởng của Phật giáo. Phật giáo ảnh hưởng rất lớn đến sự
giữ gìn và phát triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, trước hết là quan niệm của
Phật giáo về cái chết, về kiếp luân hồi và nghiệp báo Trước khi Phật giáo du
nhập, thờ cúng tổ tiên vừa là một đạo lý vừa là một tín ngưỡng của người
Việt. Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên là niềm tin của con người vào sự linh thiêng
của tổ tiên, họ tin rằng dù tổ tiên đã đi vào cõi vĩnh hằng nhưng tổ tiên vẫn ở
bên cạnh con cháu, phù hộ con cháu khi gặp khó khăn, vui mừng khi con cháu
gặp may mắn, và quở trách khi con cháu làm những điều sai trái. Khi du nhập
vào nước ta, Phật giáo đã gạt bỏ phần triết lý xa xôi, khó hiểu, trở về với cuộc
sống trần thế hàng ngày, kết hợp và ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt, Phật giáo đã thấm sâu vào trong đời sống của dân chúng,


4
tồn tại qua nhiều thế hệ, được đông đảo nhân dân Việt Nam hưởng ứng và
đón nhận.
Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở nước ta nói chung và ở
tỉnh Bắc Giang nói riêng trong quá trình hình thành và phát triển đã góp phần

tạo ra những giá trị đạo đức truyền thống đó là lòng hiếu thảo, nhân ái, tính
cộng đồng, tính cần cù, siêng năng, Đó là những giá trị hết sức quý báu cần
được bảo lưu, kế thừa, nghiên cứu, khai thác và phát huy để phục vụ cho sự
nghiệp xây dựng xã hội mới.
Thờ cúng tổ tiên là một loại hình tín ngưỡng cổ truyền mang tính phổ
quát của người Việt. Nó trở thành một tập tục truyền thống có vị trí hết sức
đặc biệt trong đời sống tinh thần của dân tộc Việt Nam. Cùng với tiến trình
lịch sử của dân tộc, nó là sự bồi lắng, kết tụ những giá trị đạo đức quý báu của
con người Việt Nam nói chung, người Việt ở tỉnh Bắc Giang nói riêng.
Ngày nay, với sự phát triển của nền kinh tế, đời sống vật chất và tinh
thần của người dân Bắc Giang ngày càng được nâng cao. Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên có cơ sở để tồn tại và phát triển mạnh mẽ, thể hiện đạo lý làm
người và những giá trị đạo đức của con người. Mối quan hệ tương hỗ giữa
Phật giáo và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên đã tạo nên sức mạnh hướng con
người sống có đạo lý, biết yêu thương nhau. Sự bổ trợ giữa giáo lý Tứ Ân của
Phật giáo với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên góp phần làm cho tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên được hoàn thiện hơn, góp phần củng cố và duy trì ý thức nhớ về
cội nguồn.
Dưới ảnh hưởng của Phật giáo, bên cạnh những mặt tích cực nêu trên
thì tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở tỉnh Bắc Giang còn một số
tồn tại như nghi lễ thờ cúng rườm rà, phô trương về địa vị, một số người dân
còn tin tưởng thái quá, đốt vàng mã, lễ bái cầu kỳ tốn kém…làm mất đi ý
nghĩa của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.


5
Do vậy việc tìm hiểu những ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt là một việc làm cần thiết, lấy tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt ở Bắc Giang làm đối tượng để khảo cứu, qua đó
để thấy rõ hơn những ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ

tiên, để có thể phần nào giúp các cán bộ quản lý văn hóa, các cơ quan chức
năng tiếp tục bảo tồn những giá trị tốt đẹp của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
cũng như có những biện pháp thích hợp trong việc quản lý tôn giáo, tín
ngưỡng. Đó là những lý do cho thấy việc cần thiết của việc nghiên cứu đề tài
“Ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt
(qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang)”.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Ở nước ta, vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo là một trong những vấn đề được
các nhà khoa học quan tâm. Đã có rất nhiều tác giả dành nhiều thời gian
nghiên cứu và đã có những công trình có ý nghĩa sâu sắc về vấn đề này:
Thứ nhất, nghiên cứu về Phật giáo và Phật giáo Việt Nam có các công
trình tiêu biểu: Trần Thái Tông với bộ Khóa Hư Lục đã phân tích hành động
nối liền đời sống nhập thế với đời sống xuất thế, xã hội với thiên nhiên, nhân
sinh với nghệ thuật bằng một dòng tâm linh khai triển cởi mở, ông đã phân
tích nguyên nhân của khổ đau là do con người bỏ mất cái tâm của mình, ông
đưa ra lý thuyết về sự sinh tồn của con người; Nguyễn Lang (2008) với cuốn
sách “Việt Nam Phật giáo sử luận”(3 tập); Trà Giang Tử (2000) với cuốn
sách “Phật giáo Việt Nam”; Nguyễn Tài Thư (1989) với cuốn sách “Lịch sử
Phật giáo Việt Nam”(2 tập); Nguyễn Duy Hinh (1999) với cuốn sách “Tư
tưởng Phật giáo Việt Nam”
Tuy có cách tiếp cận và sự cảm nhận khác nhau nhưng các tác phẩm
trên đã khám phá rất cặn kẽ và rành mạch về Phật giáo thế giới cũng như Phật
giáo ở Việt Nam – một thực thể tinh thần đã tồn tại hàng nghìn năm và không


6
phải với tư cách một tôn giáo ngoại nhập, mà đã được bản địa hóa từ rất lâu
và vẫn thường xuyên được bản địa hóa để trở thành một phần tâm linh của
dân tộc Việt Nam.
Thứ hai, nghiên cứu về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên có các công trình

tiêu biểu: Tân Việt (1991) với cuốn sách “Phong tục cổ truyền Việt Nam: Tập
văn cúng gia tiên”; Hồ Văn Khánh (2006) với cuốn sách “Tâm hồn, khởi
nguồn của văn hóa tâm linh”; Toan Ánh (1991) với cuốn sách “phong tục
Việt Nam (thờ cúng tổ tiên)”; Nguyễn Duy Hinh (2007) với cuốn sách “ Tâm
linh Việt Nam”; Phan Kế Bính (1995) với cuốn sách “Việt Nam phong tục”
Những tác phẩm này đã nghiên cứu các vấn đề về phong tục, tập quán
nói chung và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt nói riêng. Phong tục,
tập quán và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt được đề cập đến ở
nhiều góc độ khác nhau đã khẳng định sự đa dạng và phong phú của nền văn
hóa nước ta.
Thứ ba, nghiên cứu về mối quan hệ các tôn giáo với tín ngưỡng Việt
Nam có các công trình tiêu biểu: Trần Quốc Vượng (2003) với “ Văn hóa Việt
Nam tìm tòi và suy ngẫm”; Nguyễn Đăng Duy (1999) với cuốn sách “ Phật
giáo với văn hóa Việt Nam”; Nguyễn Bá Hoàn (2007) với cuốn sách “ Phật
giáo và cuộc sống: Chân dung và đối thoại”
Thứ tư, nghiên cứu về tôn giáo, tín ngưỡng ở tỉnh Bắc Giang: Sở văn
hóa thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang “Di sản văn hóa Bắc Giang”; Hoàng Thị
Hoa, Giám đốc Sở văn hóa thể thao du lịch tỉnh Bắc Giang “Tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên ở tỉnh Bắc Giang”
Những bài viết này đã đưa ra cái nhìn khái quát về tình hình Phật giáo
và tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người dân tỉnh Bắc Giang.
Ngoài những tác phẩm trên còn có các luận án tiến sĩ, thạc sĩ, các bài
viết trên các tạp chí như: Tạp chí nghiên cứu tôn giáo, tạp chí nghiên cứu con


7
người, tạp chí triết học…đã nghiên cứu về Phật giáo, về tín ngưỡng tổ tiên
dưới nhiều góc độ khác nhau.
Tuy nhiên cho đến nay chưa có được những công trình nghiên cứu
chuyên sâu và cụ thể về sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng

tổ tiên của người Việt dưới góc độ tôn giáo, triết học. Vì vậy, qua việc khảo
sát ở một số huyện tại tỉnh Bắc Giang, tôi sẽ phát triển và làm sáng tỏ sự ảnh
hưởng đó qua một số biểu hiện cụ thể: Nhận thức của người Việt, thực hành
nghi lễ…Qua đó, nêu lên ý nghĩa sự ảnh hưởng của Phật giáo đối với tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích nghiên cứu:
Đề tài nghiên cứu làm rõ sự ảnh hưởng của Phật giáo với tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang), trên cơ sở đó
nêu nên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
Để thực hiện mục đích trên, luận văn có nhiệm vụ:
Một là làm rõ sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam và tình hình Phật
giáo ở tỉnh Bắc Giang.
Hai là phân tích một số nét cơ bản về tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt ở tỉnh Bắc Giang.
Ba là phân tích ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ
tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang) trên một số lĩnh vực:
Nhận thức của người Việt; Việc thực hành nghi lễ thờ cúng…qua đó nêu lên
ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của
người Việt.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu


8
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người
Việt (người Kinh).
4.2. Phạm vi nghiên cứu:

Luận văn nghiên cứu sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang, cụ thể là nghiên
cứu, khảo sát ở huyện Tân Yên, Việt Yên và thành phố Bắc Giang. Trong đó
tập trung khảo sát, nghiên cứu sâu ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng
thờ cúng tổ tiên của người Việt trong phạm vi gia đình, dòng họ), trên một số
biểu hiện cụ thể như nhận thức của người Việt, thực hành nghi lễ thờ cúng tổ
tiên của người Việt.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận:
Luận văn được xây dựng trên cơ sở vận dụng quan điểm của chủ nghĩa
Mác-Lênin về tôn giáo; Quan điểm, đường lối chính sách của Đảng, Nhà
nước về vấn đề tôn giáo nói chung,
5.2. Phương pháp nghiên cứu:
Để hoàn thành luận văn này người viết sử dụng các phương pháp
nghiên cứu chính: Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, khái quát, điền
dã…
6. Đóng góp của luận văn
Trên cơ sở phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên của người Việt (Qua khảo sát ở tỉnh Bắc Giang), trên một số lĩnh
vực biểu hiện như: Nhận thức của người Việt; Thực hành nghi lễ thờ cúng
trong gia đình người Việt. Luận văn nêu lên ý nghĩa của sự ảnh hưởng Phật
giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, đồng thời đưa ra một số
kiến nghị nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh


9
hưởng tiêu cực sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên
của người Việt.
7. Ý nghĩa của luận văn
Ý nghĩa lý luận: Qua việc khảo sát một số địa phương ở tỉnh Bắc

Giang, luận văn tìm hiểu và phân tích sự ảnh hưởng của Phật giáo đến tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt trên một số lĩnh vực biểu hiện cụ thể
như: Nhận thức của người Việt; Thực hành nghi lễ thờ cúng tổ tiên trong gia
đình.
Ý nghĩa thực tiễn: Luận văn có thể được dùng làm tài liệu tham khảo
cho công tác nghiên cứu và giảng dạy về tôn giáo nói chung và Phật giáo nói
riêng, đồng thời luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho việc hoạch định
chính sách đối với tôn giáo của Đảng và nhà nước.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung chính của luận văn gồm 02 chương 05 tiết.


10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHẬT GIÁO VÀ TÍN NGƢỠNG THỜ
CÚNG TỔ TIÊN CỦA NGƢỜI VIỆT Ở TỈNH BẮC GIANG
1.1. Khái quát về Phật giáo.
1.1.1. Sự du nhập của Phật giáo vào Việt Nam
Phật giáo hình thành ở Ấn Độ vào khoảng thế kỷ VI trước công
nguyên. Phật giáo là tôn giáo của Ấn Độ, sau đó được truyền bá ra các quốc
gia phương Đông hình thành nên những dòng Phật giáo khác nhau: Phật giáo
Việt Nam, phật giáo Trung Quốc
Người sáng lập ra Phật giáo là thái tử Tất Đạt Đa, con vua Tịnh Phạn,
người trị vì bộ tộc Sakya ở miền bắc Ấn Độ. Người đời sau gọi Tất Đạt Đa là
phật Thích Ca Mâu Ni. Ông mất năm 483 trước CN, thọ 80 tuổi. Đạo Phật
được truyền ra ngoài biên giới rất sớm theo hai hướng chính: Một về phương
Nam, hình thành nên phái Nam Tông (phật giáo Tiểu Thừa), một về phương
Bắc, hình thành nên phái Bắc Tông (Phật giáo Đại Thừa). Tiểu Thừa hay Đại
Thừa được coi như những cỗ xe đưa chúng sinh đến nơi thanh tịnh, đến giải

thoát, nhưng nếu Tiểu Thừa như “cỗ xe nhỏ”, ngụ ý chỉ chở một người thì
Đại Thừa như “cỗ xe lớn”, ngụ ý chở được nhiều người. Tuy công năng của
Phật giáo Tiểu Thừa và Phật giáo Đại Thừa có sự khác nhau nhưng cả hai
phái đều tôn trọng những tư tưởng cơ bản của Phật Thích Ca Mâu Ni, nhất là
những tư tưởng về thế giới quan và nhân sinh quan.
a. Thế giới quan Phật giáo:
● Thuyết vô thường
Vô thường tức là thường xuyên biến đổi. Các sự vật hiện tượng trong
vũ trụ không đứng yên mà luôn chuyển động theo chu trình: Sinh, trụ, dị, diệt.
Sự thay đổi này luôn tuân theo những quy luật nhất định.


11
Vô thường là một tiến trình tự nhiên của mọi sự vật trong thế giới, vạn
vật trong thế giới chỉ là dòng biến hoá vô thường, vô định không do một vị
thần, một lực lượng siêu nhiên nào sáng tạo ra.
Thế giới và cả con người được cấu thành bởi sự liên hợp của hai yếu tố
Danh và Sắc, Danh là yếu tố tinh thần, là cái tâm lý, không có hình chất mà
chỉ có tên gọi. Sắc là yếu tố vật chất, là cái có thể cảm giác được. Danh và sắc
hợp lại với nhau thành “ngũ uẩn”, ngũ uẩn tác động qua lại trong sự biến hoá
vô thường tạo nên vạn vật.
● Thuyết vô ngã:
Vô ngã là không có cái ta, không có cái bản thể vĩnh hằng, bất biến.
Vì thế giới là dòng biến ảo, vô thường không ngừng, không nghỉ nên
không có cái “bản ngã” hay “cái tôi” và cũng chẳng có cái thực thể.
Theo triết học Phật giáo, mọi sự vật, hiện tượng trong vũ trụ đều bị chi
phối của luật nhân duyên. “Duyên” là điều kiện, là cái khiến cho “nhân” sinh
ra thành “quả”. Nhân nào thì quả ấy, cứ thế nối tiếp nhau vô cùng và vô tận.
● Vô tạo giả
Đạo Phật cho rằng thế giới do các loại vật chất tạo thành. Mọi sự vật

trong vũ trụ được Phật giáo gọi là vạn Pháp. Phật giáo cho rằng vũ trụ tự nó,
không do ai sinh ra, không ai có thể tiêu diệt. Vũ trụ là không sinh, không
diệt, vô thủy, vô chung.
b. Nhân sinh quan Phật giáo:
Học thuyết nhân sinh quan Phật giáo gắn bó chặt chẽ và là hệ quả trực
tiếp của những quan niệm về thế giới ở trên và sự tiếp thu tư tưởng luân, hồi,
nghiệp báo của Upanisad.
Mục đích cuối cùng và cũng là tư tưởng xuyên suốt toàn bộ nhân sinh
quan phật giáo là tư tưởng “giải thoát” chúng sinh khỏi kiếp sống trầm luân
đau khổ.


12
● Học thuyết về Tứ diệu đế:
Một là Khổ đế: Khổ đế là định đề đầu tiên nói về những nỗi khổ của
con người. Theo Phật giáo, trong cuộc sống có 8 nỗi khổ mà con người phải
trải qua. Ngoài bốn nỗi khổ do sinh, lão, bệnh, tử gây ra, con người còn khổ vì
yêu thương nhau mà phải xa nhau (Thụ biệt ly), khổ vì oán ghét nhau mà phải
tụ hội với nhau (Oán tăng hội), khổ vì muốn mà không được (Sở cầu bất đắc),
khổ vì sự cảm thụ, sự tụ hội của ngũ uẩn (Thụ ngũ uẩn). Con người ở đâu,
làm gì cũng khổ, đời là bể khổ.
Hai là Tập đế: Tập đế đề cập đến nguyên nhân tạo ra những nỗi khổ của
đời người. Phật giáo cho rằng nguyên nhân của những nỗi khổ đau của con
người là do lòng tham, sân, si vô độ. Con người muốn trường tồn mãi mãi,
nhưng thực tại cứ luôn luôn thay đổi, biến hoá trong vòng sinh, lão, bệnh, tử.
Không có gì là thực là của ta nhưng vì lòng tham lam, sân, si vô độ mà lầm
tưởng là có ta và do ta nên con người cứ khát ái, tham dục, hành động để
chiếm đoạt nhằm thoả mãn những ham muốn, dục vọng đó. Điều đó đã gây
nên sự khổ ải, reo rắc nỗi đau thương cho con người, gây nên nghiệp báo
trong đời người và đẩy con người vào trong bể khổ triền miên của cuộc đời.

Ba là Diệt đế: Phật giáo khẳng định cái khổ có thể tiêu dịêt được, vòng
luân hồi có thể chấm dứt được, chúng sinh có thể thoát khỏi nghiệp chướng,
luân hồi, đạt tới cảnh Niết bàn.
Bốn là Đạo đế: Trình bày con đường mà chúng sinh phải tuân theo để
diệt khổ và giải thoát, con đường đó là trọng đạo mà đức Phật đã vạch ra để
phá vỡ sự mê muội, dứt bỏ cái vô minh, tăm tối để đạt được sự sáng tỏ, nhận
ra chân bản của vạn vật và muôn loài. Con đường đó là tu luyện, suy tư,
chiêm nghiệm nội tâm, thực nghiệm tâm linh theo 8 phương hướng chủ yếu
theo Bát chính đạo: Chính kiến, Chính tư duy, Chính ngữ, Chính nghiệp,
Chính mệnh, Chính tịnh tiến, Chính niệm, Chính định.


13
Ngoài 8 con đường trên, đạo Phật còn đề ra một số biện pháp rất cụ thể
trên con đường tu luyện, đó là phải thực hiện sáu phép tu (lục độ) và năm điều
răn (ngũ giới).
● Luật mười hai nhân duyên:
Vô minh : Là không sáng suốt, ngu tối nên thế giới là ảo, là giả mà cứ
cho là thật.
Hành : là ý muốn thúc đẩy hành động tao tác.
Thức : là nhận thức, ý thức phân biệt cái tâm trong sáng cân bằng với
cái tâm ô nhiễm, mất cân bằng.
Danh -sắc là sự thống nhất, kết hợp cái vật chất và tinh thần. Đối với
các loại hữu hình thì sự phối hợp của Danh và Sắc sẽ sinh
Thụ là sự cảm thụ, sự nhận thức trước tác động của thế giới bên ngoài.
Ái là sự yêu thích mà nảy sinh ham muốn dục vọng do cảm thụ thế giới
bên ngoài.
Thủ là giữ lấy và chiếm lấy cái mà mình yêu thích.
Hữu là sự tồn tại để tận hưởng cái đã chiếm đoạt được.
Sinh là sự ra đời, sinh thành do phải tồn tại.

Lão tử là già và chết vì có sự sinh thành.
Đó là 12 nguyên nhân và kết quả nối tiếp nhau tạo ra cái vòng luẩn
quẩn của nỗi khổ đau nhân loại.
٭Thuyết nhân quả:
Khi lý giải về sự phát sinh, tồn tại và phát triển của vạn sự vạn vật (vạn
pháp) trong vũ trụ Phật giáo cho rằng mọi vật đều có nguyên nhân sinh ra và
mất đi, sự vật này ra đời, tồn tại và phát triển được là do kết quả của các
nguyên nhân trước đó và đến lượt nó lại là nguyên nhân cho các sự vật khác
sinh ra, tồn tại và hiện hữu trong vũ trụ này. Theo đó thì mọi vật dù to lớn như
“mặt trăng và các vì tinh tú” hay nhỏ bé như “hạt cát hạt bụi”, dù vô hình hay


14
hữu hình thì đều có nguyên nhân sinh ra, tồn tại và mất đi. Nói cách khác,
toàn bộ thế giới này đều bị chi phối bởi luật nhân quả.
Quy luật nhân –quả diễn ra theo 2 quá trình cơ bản:
. Nhân –quả nối tiếp nhau vô gián đoạn: Là nguyên nhân sinh ra kết quả,
đồng thời quả lại trở thành nguyên nhân của một kết quả mới. Qúa trình đó
diễn ra liên tục không gián đoạn.
. Nhân –quả nối tiếp nhau vô tạp loạn: Nhân nào thì sinh ra quả ấy, “ác giả
ác báo”. Ta gieo nhân lành thì được quả lành, còn ngược lại, gieo nhân ác thì
gặt được quả ác.
Thuyết nhân quả của đạo Phật là những tư tưởng bao hàm trong nó nhiều
yếu tố biện chứng sâu sắc, đồng thời cũng mang những giá trị thực tế cao trên
cơ sở những lý luận của thuyết nhân quả cho rằng vạn pháp, vạn vật trong vũ
trụ đều có nguyên nhân sinh ra và mất đi.
٭Thuyết luân hồi nghiệp báo:
Luân hồi dịch từ chữ Samsara trong tiếng Phạn. Theo chữ Hán thì Luân
là bánh xe, hồi là xoay tròn. Luân hồi là hình ảnh bánh xe xoay tròn. Phật sử
dụng hình ảnh này để chỉ sự lên xuống, xuất hiện của mỗi chúng sinh trong

sáu cõi (lục đạo), khi đầu thai ở cõi này, khi ở cõi khác luôn luôn nối tiếp tử
sinh, sinh tử không ngừng.
Nghiệp (Karma) tức là hành động tạo ra sức mạnh thúc đẩy con người
có hành động mới và thúc ép con người nhận chịu hậu quả, ràng buộc con
người với hậu quả đó.
Theo thuyết luân hồi nghiệp báo thì vạn vật trong vòng luân hồi sinh tử
đã gieo các “nhân” khác nhau, các giống vật đều có mỗi vật một nghiệp quả
riêng, chúng thừa tự nghiệp của chúng, chúng có nghiệp làm tổ tiên gia tộc và
thượng đế. Chính nghiệp báo ấy đã xếp đặt chúng vào tất cả mọi chủng loại
thứ hạnh.


15
Do luật luân hồi nghiệp báo bao trùm lên cả hiện tại, quá khứ và tương
lai cho nên người nào làm nên nghiệp thiện dù chỉ ở đời này thì cả ở đời này,
đời sau, thậm chí đời sau nữa vẫn được hưởng quả thiện, được các phần
thưởng nơi thế gian như: phú quý, thọ, sang, minh. Còn ngược lại kẻ nào gieo
nghiệp ác thì tất sẽ bị quả ác nghiệp báo.
Phật giáo vào nước ta qua đường giao lưu kinh tế giữa Việt Nam và Ấn
Độ vào khoảng thế kỷ II T.CN, trung tâm Phật giáo đầu tiên là Luy Lâu (Bắc
Ninh). Nước ta là đất giao nhau của nhiều nền văn hoá, là một quốc gia giáp
biển, một cửa ngõ để đi vào Trung Hoa, đồng thời chịu ảnh hưởng của văn
minh Ấn Độ, Phật giáo vào nước ta trước hết bằng đường biển (còn gọi là
đường gia vị) theo bước chân của các doanh nhân và các tăng sỹ Ấn Độ,
ngoài ra Phật giáo còn du nhập vào nước ta bằng đường bộ. Du nhập vào
nước ta, Phật giáo đã dung hòa được với hệ tư tưởng và tín ngưỡng của dân
tộc, vì vậy nó nhanh chóng tìm được chỗ đứng và có những ảnh hưởng nhất
định với đời sống văn hoá tinh thần của nước ta.
Khi Phật giáo truyền vào nước ta, tín ngưỡng của người dân là đa thần
giáo, người dân thờ Thần Sấm, Thần cây, Thần Núi…do có giáo lý phù hợp

với đời sống của người dân nên đạo Phật nhanh chóng được tiếp nhận. Thuyết
Nhân quả trong đạo Phật phù hợp với quan niệm ông Trời trừng phạt kẻ ác,
cứu giúp người lành. Thuyết Luân hồi trong đạo Phật phù hợp với quan niệm
về sự tồn tại của linh hồn sau khi chết. Sự tiếp nhận này không gây ra sự thay
đổi đột ngột trong đời sống tinh thần của người dân nước ta, nó được ví như
“nước ngấm vào lòng đất”.
Sang thế kỷ V-VI lại có thêm luồng Phật giáo Đại Thừa Bắc Tông từ
Trung Quốc tràn vào. Vào thế kỷ thứ VI, nước ta đã là một quốc gia có sự
phát triển hưng thịnh của Phật giáo.


16
Từ Trung Hoa, có ba tông phái Phật giáo được truyền vào Việt Nam:
Thiền Tông, Tịnh Độ Tông, Mật Tông. Tuy nhiên khi truyền vào nước ta thì
không có sự tách biệt rạch ròi mà là sự tổng hợp các tông phái cùng với tín
ngưỡng bản địa, vì vậy mà không có tông phái nào là thuần khiết.
Thiền Tông du nhập vào nước ta từ những thế kỷ đầu công nguyên.
Thiền Tông lấy thiền định làm pháp tu (tu thiền: yên lặng mà suy nghĩ), chủ
trương của Thiền Tông là không câu nệ vào sách vở mà chủ yếu dựa vào thiền
định để giác ngộ Phật tính cho mình. Thiền Tông quan niệm Phật tại tâm,
Phật có ở mọi nơi, giáo lý của Thiền Tông gần gũi với chúng sinh, làm cho
con người tin vào mình, tin vào công lao tu dưỡng để thành công trong việc
tiếp cận chân lý, ngoài ra, Thiền Tông còn có một số yếu tố khác dễ thu hút
nhiều người theo như lấy việc phục vụ xã hội làm điều kiện tu hành, chấp
nhận sự bần khổ và xem lao động cũng là cách tu chân chính. Quan niệm như
vậy đã làm cho Thiền Tông dễ dàng đi sâu vào tầng lớp quần chúng lao động.
Tịnh Độ Tông do nhà sư Tuệ Viễn sáng lập ở Trung Quốc vào cuối thế
kỷ IV. Tông phái này chủ trương thờ Tam bảo (A Di Đà, Quan Thế Âm, Đại
Thế Chí) và niệm Phật, dựa vào Phật lực để giải thoát là chủ yếu, chủ trương
dựa vào sự giúp đỡ từ bên ngoài để cứu chúng sinh thoát khỏi đau khổ, đó là

việc hướng họ đến một cõi niết bàn cụ thể gọi là cõi Tịnh độ. Đây là tông phái
mang tính phổ quát, dân giã nên thu hút đông đảo tín đồ, tông phái này có
những nét gần gũi với người dân lao động. Với trình độ tư duy có hạn, người
dân không thấu hiểu được sự cao siêu của giáo lý Phật giáo, bằng tấm lòng
thành kính, họ mong được Phật chứng giám để phù hộ, che chở, giúp họ có
được sức mạnh, niềm tin để có thể chiến thắng được những trở ngại trong
cuộc sống.
Mật Tông (Chân Ngôn Tông) do một số nhà sư Ấn Độ khai lập khoảng
thế kỷ II sau Công Nguyên. Mật Tông được hình thành trên nền tảng tư tưởng


17
của Phật giáo Đại Thừa, nhưng cách tổ chức, tu tập lại mang màu sắc của Ấn
Độ giáo có tính chất huyền bí, nặng về ẩn chú phù phép, lễ thức thờ phụng
tương đối phức tạp. Mật Tông đề cao vai trò của người xuất gia tu hành. Phật
giáo Mật Tông đáp ứng được nhu cầu tâm linh luôn đặt niềm tin vào sự che
chở của thánh thần, cầu mong có những bùa phép để chế ngự ma quỷ, đem lại
yên bình cho cuộc sống của người dân nước ta lúc đó. Đây là phái chủ trương
sử dụng những phép tu huyền bí để thu hút tín đồ và mau chóng hoà vào dòng
tín ngưỡng dân gian với những truyền thống cầu đồng, dùng pháp thuật
Đến thời Lý Trần, Phật giáo Việt Nam phát triển tới mức cực thịnh.
Sang thời Lê, nhà nước lấy Nho giáo làm chủ đạo tinh thần nên Phật
giáo dần suy giảm.
Đầu thế kỷ XX, trước những biến động do sự giao lưu với phương Tây
mang lại, phong trào chấn hưng Phật giáo được dấy lên làm cho Phật giáo trở
thành tôn giáo có số lượng tín đồ đông nhất ở Việt Nam.
Phật giáo Việt Nam là Phật giáo được bản địa hóa khi du nhập từ Ấn
Độ và Trung Quốc vào Việt Nam, Phật giáo Việt Nam mang những đặc điểm
khác biệt so với Phật giáo nguyên thủy và Phật giáo của các nơi khác trên thế
giới. Phật giáo là tôn giáo có ảnh hưởng sâu rộng nhất ở Việt Nam. Theo

thống kê của Ban Tôn giáo chính phủ Việt Nam năm 2009, hiện có gần10
triệu tín đồ Phật giáo, còn theo số liệu thống kê của Giáo hội Phật giáo Việt
Nam, cả nước có gần 45 triệu tín đồ quy y tam bảo, có 839 đơn vị gia đình
Phật tử và khoảng 44.498 tăng ni, hơn 14.775 tự, viện, tịnh xá, tịnh thất, niệm
Phật đường
Phật giáo nước ta không rập khuôn theo con đường Phật giáo của các
nước. Phật giáo nước ta không ham chuộng sự bay bổng hoặc thực tiễn thái
quá như Phật giáo Ấn Độ và cũng không duy lý, nặng tính thần bí, mê tín như
Phật giáo Trung Quốc, Mông Cổ. Phật giáo nước ta gắn liền với dân tộc, với


18
làng quê và thôn xóm. Đó là tâm linh, tín ngưỡng của số đông các tầng lớp
trong xã hội, không có sự phân biệt giàu nghèo, giai cấp thống trị hay bị trị,
phật giáo nước ta chung sống hòa đồng với các đạo khác như đạo Nho, đạo
Lão và các hình thức tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam.
Phật giáo Ấn Độ và nhiều nước khác không chủ trương nhập thế mà là
một tôn giáo xuất thế. Trong lịch sử phát triển Phật giáo Việt Nam cũng có
thời kỳ như vậy nhưng nhìn chung, Phật giáo nước ta là Phật giáo nhập thế.
Phật giáo xuất thế nhấn mạnh “đời là bể khổ” và con đường thoát khỏi bể khổ
là tu tập kiên trì để đạt tới cõi Niết bàn không còn đau khổ và bất công. Phật
giáo Việt Nam nhấn mạnh nguyên nhân của nỗi khổ là do chính con người và
xã hội nên Phật giáo Việt Nam thường coi việc đạo chính là cuộc đời. Con
đường thoát khổ là con đường đấu tranh diệt ác, tu nhân tích đức thành người
lương thiện và khuyến khích con người làm việc thiện dưới nhiều hình thức
phù hợp với hoàn cảnh của mỗi người.
Phật giáo đến nước ta khi nền độc lập đang bị xâm phạm, nhân dân ta
đang sống khổ cực dưới ách thống trị của tầng lớp cầm quyền Trung Quốc.
Trong hoàn cảnh đó, những quan niệm của Phật giáo như từ, bi, hỷ, xả hay
học thuyết Tứ Ân (ân Tam bảo, ân cha mẹ, ân quốc gia xã hội, ân pháp giới

chúng sinh) đã góp phần phát huy và nâng cao tinh thần yêu nước, truyền
thống nhân đạo của dân tộc ta. Đây là cơ sở để Phật giáo kết hợp và ảnh
hưởng đến truyền thống nước ta, trong đó phải kể đến những ảnh hưởng của
Phật giáo đến tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Trong giáo lý của Phật giáo khá gần gũi với tinh thần vị tha bao dung,
yêu thương, đùm bọc nhau trong truyền thống của người Việt, ở gia đình phật
tử bàn thờ phật có thể đặt ngang hàng với bàn thờ tổ tiên hoặc thờ chung trên
một ban thờ. Trong lời khấn tổ tiên, dường như người Việt khấn “Nam mô a
di đà Phật” 3 lần sau đó mới cầu đến các vị tổ tiên của mình. Chính vì biết


19
uyển chuyển, dung hợp với tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên (phật giáo có ngày lễ
Vu lan xá tội cho những linh hồn tổ tiên được trở về và cả những vong hồn
lang thang không người thờ cúng, lễ thức lại đơn giản) nên Phật giáo đã
nhanh chóng chiếm được vị trí trong đời sống tâm linh của người Việt, như
thách thức với thời gian, với lịch sử, phật giáo Việt Nam vẫn an nhiên đứng
đó. Đã có biết bao tư tuởng và tôn giáo từ bên ngoài đưa vào nước ta nhưng
Phật giáo xem ra càng lâu càng sâu gốc bền rễ
Triết lý nhân sinh của Phật giáo đã góp phần củng cố nội dung triết lý
của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt, nó luôn nhắc nhở con người
sống không phải chỉ vì mình mà còn phải vì người khác trong cộng đồng.
Cộng đồng có ý nghĩa nhất đối với mỗi người là gia đình. Trong gia đình cha
mẹ là người có công sinh thành giáo dưỡng. Trong kinh pháp của Phật giáo đề
cao Tứ ân: Ân tổ quốc, ân đồng bào, ân Phật pháp, ân cha mẹ. Dù phật pháp
không hề nhắc đến việc thờ cúng tổ tiên nhưng thông qua việc thờ phật, niệm
kinh, mỗi tín đồ phải luôn tưởng nhớ đến người sinh thành nuôi dưỡng mình.
Không chỉ Phật giáo dung hợp và ảnh hưởng đến tín ngưỡng thờ cúng
tổ tiên để cùng tồn tại mà tín ngưỡng này cũng cần Phật giáo như một điểm
tựa tinh thần có tính chất hệ thống lý luận cho các quan niệm tâm linh.

Như vậy, khi Phật giáo truyền vào nước ta, tín ngưỡng của người Việt
là đa thần giáo, người dân thờ Thần Sấm, Thần cây, Thần Núi…do có giáo lý
phù hợp với đời sống của người dân nên đạo Phật nhanh chóng được tiếp
nhận, sự tiếp nhận này không làm cho đời sống tinh thần của người Việt thay
đổi một cách đột ngột, người Việt thờ cúng đức Phật cũng như thờ các vị thần
bản địa. Tất cả những tư tưởng chủ yếu về thế giới quan và nhân sinh quan
Phật giáo nói trên, đặc biệt là quan niệm của Phật giáo về con người, về thế
giới, về luân hồi nghiệp báo…đã có ảnh hưởng lớn đến việc giữ gìn và phát
triển tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt.


20
1.1.2. Tình hình Phật giáo ở tỉnh Bắc Giang
Tỉnh Bắc Giang có hai tôn giáo chính là đạo Phật và đạo Công giáo,
đây là hai tổ chức tôn giáo có tư cách pháp nhân và được hoạt động theo quy
định của pháp luật, phân bố ở 195 xã, phường, thị trấn trong tỉnh.
Theo tài liệu lịch sử để lại và qua việc điều tra khảo sát cụ thể các ngôi
chùa cổ ở Bắc Giang cho thấy, đến nay đã phát hiện ba dấu chân Phật trên đá,
mà theo tín ngưỡng đạo Phật đó là những biểu tượng Phật cổ xưa từ Ấn Độ
ảnh hưởng đến Việt Nam. Đó là dấu chân Phật ở chùa Am Vãi xã Nam
Dương huyện Lục Ngạn, dấu chân Phật trên đá lớn ở chùa Yên Mã, xã Bắc
Lũng và dấu chân Phật ở chùa Hang Non xã Khám Lạng, huyện Lục Nam.
Các tài liệu này cho thấy, Phật giáo du nhập vào Bắc Giang khá sớm, khoảng
trước thế kỷ X và được tiếp nhận từng bước theo từng giai đoạn khác nhau
trên cơ sở đó hình thành và tạo ra hai trung tâm phật giáo lớn là trung tâm
phật giáo thời Trần (thế kỷ VIII), là chốn tổ đình Vĩnh Nghiêm (huyện Yên
Dũng) thuộc trường phái Trúc Lâm (Yên Tử) và trung tâm Phật giáo thời Lê
(thế kỷ XVIII), là chốn tổ Bổ Đà (huyện Việt Yên) thuộc phái Lâm Tế.
Hai trung tâm Phật giáo này trong lịch sử đã hoạt động khá mạnh mẽ để
truyền bá đạo Phật vào trong đời sống xã hội.

Phật giáo vào vùng đất Bắc Giang là Phật giáo Thiền Tông nhưng
không thuần túy, nó có sự kết hợp các yếu tố của Tịnh Độ Tông, Mật Tông.
Mặt khác, trong khi du nhập vào Bắc Giang, đạo Phật đã tiếp thu và kết hợp
với các yếu tố văn hóa dân gian, đạo giáo.
٭ Phật giáo Bắc Giang thời Lý:
Qua sách Thiền Uyển tập anh, một tài liệu quý dùng để nghiên cứu các
phái Phật giáo thời Lý, được các thiền sư Phái Vô Ngôn Thông nối đời ghi
chép từ khá sớm để đến thời Trần được cố định văn bản. Những ghi chép này
cho biết, đến thời Lý, Phật giáo ở Bắc Giang đã phát triển mạnh mẽ nên đã có


21
người trở thành đại sư của Phật giáo cả nước. Điều này hoàn toàn phù hợp với
những dấu vết vật chất còn được tìm thấy ở các ngôi chùa lớn mà nay chỉ còn
là những phế tích ở trên các ngọn núi ở phía Bắc của dãy Yên Tử. Đây cũng
là địa bàn vùng Lạng Châu –Động Giáp được nhắc đến trong sách Việt Sử
lược với dòng họ Thân bốn đời làm phò mã cho vua nhà Lý. Ngoài ra, các
công chúa nhà Lý còn lên các chùa ở vùng Động Giáp tu hành, ngày nay còn
được thờ ở một số đền chùa: Chùa Hả, chùa Chể (huyện Lục Ngạn- Bắc
Giang).
٭ Phật giáo ở Bắc Giang thời Trần:
Trần Nhân Tông là ông vua hai lần lãnh đạo quân dân Đại Việt kháng
chiến chống quân xâm lược Nguyên Mông thắng lợi vào năm 1285 và năm
1288. Người đã lập nên Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và ra sức tổ chức giáo
hội Phật giáo Đại Việt. Tại các chùa lớn như chùa Yên Tử (Quảng Ninh),
chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) đã được ba vị tổ sư của Thiền phái kết hợp
an cư. Vì vậy, thời gian này nhiều người dân trong cả nước hướng về Yên Tử
và theo đạo Phật.
Trong thời gian này, nhiều ngôi chùa ở Bắc Giang được xây dựng như
chùa Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng), chùa Cao, chùa Hang Non (Lạng Giang)

Đến hết thế kỷ XIV, hệ thống chùa, Am, Thiền viện của giáo phái Trúc
Lâm đã hình thành và phát triển hoàn chỉnh. Trong vùng Đông Bắc cánh cung
Đông Triều có bốn khu vực chính đã định hình và phát huy ảnh hưởng đến
các vùng khác là: Yên Tử, Ngọa Vân, Hồ Thiên (Quảng Ninh); Thanh Mai,
Côn Sơn (Hải Dương); Quỳnh Lâm, Chân Lạc (Quảng Ninh); Vĩnh Nghiêm
(Bắc Giang).
٭ Phật giáo ở Bắc Giang thời Lê:
Khi nhà Lê thành lập (thế kỷ XV), Nho giáo chiếm địa vị độc tôn và
Phật giáo bị suy yếu, nhưng điều đó không có nghĩa Phật giáo bị đấy lùi hoàn


22
toàn. Đức tin dân gian kết hợp với tín ngưỡng Phật giáo có từ trước tạo thành
áp lực khiến các ông vua Lê theo Nho giáo cũng không vượt qua được. Năm
1434 có hạn hán, vua Lê Thái Tông đã phải sai quan ruớc Phật Pháp Vân từ
chùa Dâu về Thăng Long để làm lễ cầu mưa và cho dựng đàn chay ở ngay
điện Cần Chánh.
Sau chiến tranh Trịnh –Mạc, Trịnh –Nguyễn, nhân dân đau khổ tìm đến
Phật giáo để được an ủi, các thế lực thống trị cũng muốn có chỗ dựa tinh thần,
coi việc ủng hộ Phật giáo để củng cố thế lực dòng họ. Phật giáo vì thế mà bắt
đầu phát triển trở lại.
Thế kỷ XVII – XVIII, nước ta bị chia làm hai miền là đàng trong và
đàng ngoài với sự hình thành hai tập đoàn thống trị là Trịnh – Nguyễn. Phật
giáo tiếp tục được phát triển. Ở Bắc Giang, một số trung tâm Phật giáo lớn
được tu sửa, đặc biệt là sự ra đời của Trung tâm Phật giáo Bổ Đà (Việt Yên).
Chùa Bổ Đà tọa lạc trên ngọn núi Bổ Đà (xã Tiên Lát –Việt Yên), dân gian
thường gọi là chùa Bổ gắn liền với truyền thuyết ông Bổ cầu tự, dựng chùa.
Chùa Bổ Đà là một trung tâm Phật giáo lớn của tỉnh Bắc Giang, thuộc trường
phái Trúc Lâm do Trần Nhân Tông lập ra ở Yên Tử, thuộc dòng Lâm Tế,
nhưng có tính chất độc lập, sáng tạo của Phật giáo Việt Nam. Ở chùa Bổ Đà,

các vị tổ cho khắc nhiều bản kinh luật để phục vụ cho việc truyền bá đạo Phật.
Chùa Bổ Đà còn là nơi đào tạo tăng đồ cho cả tỉnh, các bộ sách Kinh phật đã
được dịch từ chữ Hán Nôm sang chữ Quốc ngữ để phổ biến, truyền dạy Phật
giáo cho các tăng ni về đây học tập.
٭Phật giáo Bắc Giang thời Nguyễn:
Sau khi nhà Tây Sơn thất bại, Nguyễn Ánh lập nên triều Nguyễn, Phật
giáo Việt Nam ở vào tình trạng đặc biệt. Các ông vua triều Nguyễn có thái độ
khác nhau với Phật giáo nên sự phát triển của Phật giáo có những bước thăng
trầm.


23
Ở miền Bắc xa kinh đô Huế nên chùa chiền không được xây dựng ồ ạt
như trước nhưng việc trùng tu các ngôi chùa vẫn được tiếp tục. Văn bia các
ngôi chùa ở Bắc Giang đã phản ánh rõ thực tế này, tại các trung tâm Phật giáo
lớn ở Bắc Giang như Vĩnh Nghiêm, Bổ Đà vẫn tiếp tục được tu bổ, việc đào
tạo các tăng ni ở các trung tâm này không ngừng phát triển để duy trì chùa ở
các địa phương.
Thế kỷ XX, dưới sự thống trị của thực dân Pháp và sự tiếp xúc với văn
hóa phương Tây, đã đem lại cho Phật giáo nước ta nhiều biến chuyển cả về
kiến trúc và tổ chức Phật giáo. Tổng hội Phật giáo Bắc Kỳ được thành lập tại
chùa Quán Sứ (Hà Nội). Bên tăng ni bầu ra ban trị sự và tôn sư chùa Vĩnh
Nghiêm (Bắc Giang) làm Thiền gia giáo chủ.
٭Phật giáo Bắc Giang hiện nay:
Năm 1997, sau khi tái lập tỉnh, Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo tỉnh Bắc
Giang được thành lập, trụ sở đóng tại chùa Hà Vị (phường Trần Nguyên Hãn,
Bắc Giang), có 4 Ban đại diện phật giáo huyện là: Việt Yên, Yên Dũng, Hiệp
Hòa, thành phố Bắc Giang và 1 trường trung cấp Phật học. Sinh hoạt đạo
hàng tháng vào ngày mùng 1 và ngày 15 âm lịch. Ngoài ra còn có những ngày
lễ trọng là ngày Phật đản, tổ chức vào ngày 15 tháng 4 âm lịch, lễ Vu Lan báo

hiếu vào ngày 15 tháng 7 âm lịch.
Số chức sắc Phật giáo hiện có 86 tăng ni trụ trì ở 63 chùa, gồm : 01 hòa
thượng, 02 ni trưởng, 01 thượng tọa, 03 ni sư, có 3.305 người tham gia Ban
hộ tự tại các địa phương, bao gồm những tín đồ phật tử tuổi từ 50 trở lên đã
quy y và được giáo hội cấp chứng điệp. Giúp việc trong chùa còn có Ban hộ
tịch, toàn tỉnh có 412 di tích mang đặc trưng về tôn giáo, xếp hạng và công
nhận là di tích được 134 cơ sở thờ tự [6; tr1]
Sau khi ban trị sự Phật giáo tỉnh và cơ sở được củng cố hoạt động của
Giáo hội Phật giáo tỉnh đi vào nề nếp. Các lễ hội truyền thống như lễ Phật


24
Đản, lễ Vu Lan, các lễ hội truyền thống ở chốn tổ Vĩnh Nghiêm (Yên Dũng),
Bổ Đà (Việt Yên) và ở nhiều chùa trong tỉnh đều được ban trị sự Phật giáo
tỉnh quan tâm, giúp đỡ, hướng dẫn chỉ đạo để các ngày lễ diễn ra đúng chính
sách, đúng pháp luật. Các hoạt động khác cũng được ban trị sự Phật giáo tỉnh
quan tâm:
Công tác từ thiện:
Tuy điều kiện của tăng ni Phật tử trong tỉnh còn nhiều khó khăn nhưng
tăng ni vẫn tham gia ủng hộ nông dân nghèo, đồng bào lũ lụt, trẻ em mồ côi,
giúp đỡ những người bất hạnh do di chứng chiến tranh để lại tiêu biểu như
Hòa thượng Bồ Đà Thích Quảng Luân, thầy Thích Thiện Văn
Công tác hướng dẫn cho nam nữ Phật tử:
Bắc Giang là tỉnh miền núi, thiên nhiên không ưu đãi nên cuộc sống
của tăng ni và nhân dân còn nhiều khó khăn. Vì vậy, việc hảo tâm cúng Giàng
của Phật tử rất ít, trình độ giáo lý của tín đồ Phật giáo còn hạn chế, việc giảng
giải giáo pháp cho tín đồ còn gặp nhiều khó khăn tuy vậy nhưng tăng ni
trong tỉnh Bắc Giang vẫn tranh thủ thời gian để thuyết pháp cho tín đồ vào
từng buổi tối như chùa Bổ Đà, chùa Đức La nhân những ngày lễ hội lớn.
Chùa Dền, chùa Hồng Phúc, chùa Đa Mai thì thuyết pháp theo lịch trình

hàng tháng nhằm dạy cho tín đồ sống tốt đời đẹp đạo, hiểu rõ vô thường, giác
ngộ về đạo theo chính pháp. Từ bỏ ngoại đạo, xa rời đồng bóng, cách ly thầy
mo, cô đồng để tham gia tích cực vào các phong trào mà Đảng và nhà nước đã
đề ra.
Công tác tu bổ chùa cảnh:
Các chức sắc và Phật tử đã quan tâm xây dựng, tu sửa các chùa khang
trang sạch đẹp hơn, năm 1999 có 16 chùa được xây mới, các chùa khác đều
được tu sửa.
Công tác đào tạo:

×