VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
-----&-----
NGUYỄN THỊ HẢI YẾN
NIỀM TIN CỦA NGƯỜI VIỆT ĐỐI VỚI
TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
Chuyên ngành: Tâm lý học chuyên ngành
Mã số: 62.31.04.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TÂM LÝ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS NGUYỄN HỒI LOAN
Hà Nội , năm 2014
2
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số
liệu, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng công bố
trong bất kỳ công trình nghiên cứu nào khác.
Hà Nội, ngày
tháng
năm 2014
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Hải Yến
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Trang
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
MỞ ĐẦU
1.
Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
6
2.
Mục đích nghiên cứu
8
3.
Nhiệm vụ nghiên cứu
8
4.
Đối tượng và khách thể nghiên cứu
8
5.
Giả thuyết khoa học
9
6.
Giới hạn phạm vi nghiên cứu
9
7.
Phương pháp nghiên cứu
10
8.
Đóng góp mới của luận án
11
9.
Cấu trúc của luận án
11
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU NIỀM TIN CỦA
NGƯỜI VIỆT ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
1.1.
Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1.
Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về vấn đề niềm tin đối
13
13
13
với tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tín ngưỡng Thờ
21
cúng tổ tiên
1.1.2.
Nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề niềm tin đối
23
23
với tín ngưỡng, tôn giáo
1.1.2.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tín ngưỡng Thờ
27
1.2.
cúng tổ tiên
Một số vấn đề lí luận cơ bản về niềm tin của người Việt đối
31
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.3.
với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên
Niềm tin
Tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên
Niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên
Một số yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của người Việt đối với
31
35
39
53
tín ngưỡng TCTT
CHƯƠNG 2: TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.
Tổ chức nghiên cứu
61
2.2.
Phương pháp nghiên cứu
69
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ NIỀM TIN CỦA
1
NGƯỜI VIỆT ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
3.1.
Thực trạng niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ 81
3.1.1.
cúng Tổ tiên
Niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên 81
3.1.2.
biểu hiện qua mặt nhận thức
Niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên 97
3.1.3.
biểu hiện qua mặt xúc cảm tình cảm
Niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên 107
3.1.3.
biểu hiện qua mặt hành vi
Đánh giá chung về thực trạng biểu hiện niềm tin của người Việt 116
3.2.
đối với tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên
Một số yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin của người Việt đối với 122
tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên
3.2.1.
Nhu cầu cá nhân
3.2.2.
Tục thờ cúng trong cộng đồng
3.3.
Phân tích một số chân dung tâm lý điển hình
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ĐÃ
ĐƯỢC CÔNG BỐ
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Stt
1
2
3
4
5
6
7
8
9
Chữ viết tắt
CBCNVC
CĐ
ĐH
ĐLC
ĐTB
KDBB
TCTT
THCS
THPT
Nội dung viết tắt
Cán bộ, công nhân, viên chức
Cao đẳng
Đại học
Độ lệch chuẩn
Điểm trung bình
Kinh doanh buôn bán
Thờ cúng Tổ tiên
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
2
122
125
128
136
140
141
3
DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ SƠ ĐỒ
Bảng 3.1. Niềm tin đối với tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên biểu hiện qua
mặt nhận thức..........................................................................81
Bảng 3.2. So sánh niềm tin vào sự tồn tại của linh hồn tổ tiên biểu
hiện qua mặt nhận thức theo các tiêu chí (%)......................87
Bảng 3.3: So sánh niềm tin của người Việt vào khả năng giúp đỡ của
linh hồn tổ tiên theo một số tiêu chí (%)...............................95
Bảng 3.4: Biểu hiện xúc cảm tình cảm của niềm tin của người Việt đối
với tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên.............................................97
Bảng 3.4: Biểu hiện hành vi của niềm tin của người Việt đối với tín
ngưỡng TCTT........................................................................106
Bảng 3.5: Hệ số tương quan giữa hành vi cầu khấn với nhận thức về
khả năng nghe hiểu, khả năng giúp đỡ của linh hồn tổ tiên
.................................................................................................109
Bảng 3.6: So sánh niềm tin đối với tín ngưỡng TCTT biểu hiện qua
hành vi cúng cấp vàng mã theo một số tiêu chí (%)..........113
Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả nghiên cứu niềm tin của người Việt đối
với tín ngưỡng TCTT (%)....................................................118
Bảng 3.8: So sánh trung bình khác biệt niềm tin của người Việt đối
với tín ngưỡng TCTT............................................................118
Bảng 3.9: Các biểu hiện của nhu cầu cá nhân....................................121
Bảng 3.10 : Hệ số tương quan và hồi quy giữa niềm tin của người Việt
đối với tín ngưỡng TCTT với nhu cầu cá nhân..................123
Bảng 3.11: Đánh giá của người Việt về một số tục thờ cúng trong gia
đình có ảnh hưởng tín ngưỡng Thờ cúng tổ tiên................124
Bảng 3.12 : Hệ số tương quan và hồi quy giữa niềm tin của người Việt
đối với tín ngưỡng TCTT với tục thờ cúng trong gia đình125
Sơ đồ 3.1: Tương quan giữa các mặt biểu hiện của niềm tin của
4
người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên .........117
5
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu
Thờ cúng Tổ tiên là một hiện tượng xã hội xuất hiện từ xa xưa của lịch
sử nhân loại và tồn tại ở nhiều cộng đồng trên thế giới. Cho đến nay, tín
ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên vẫn giữ vai trò quan trọng trong đời sống của nhiều
tộc người. Ở nước ta, tín ngưỡng này đã phát triển qua nhiều thời kỳ lịch sử,
tồn tại ở nhiều cộng đồng các thành phần dân tộc, đan xen vào thẩm thấu vào
hầu hết các tôn giáo hiện có ở Việt Nam.
Theo khảo sát của Hội đồng Lý luận trung ương, hầu như 100% người
dân Việt Nam vẫn duy trì phong tục Thờ cúng Tổ tiên [dẫn theo 35, tr 351].
Thờ cúng Tổ tiên trước hết là biểu hiện của đạo lý làm người, hướng về cội
nguồn của gia đình và dân tộc. Thông qua nghi thức Thờ cúng Tổ tiên, người
Việt gửi gắm tình cảm sâu đậm về đạo lý “ăn quả nhớ người trồng cây” và vì
“cây có gốc mới nở cành xanh ngọn, nước có nguồn mới bể rộng sông sâu”,
từ đó củng cố thêm lòng hiếu thảo vốn là giá trị đạo đức truyền thống của
người Việt.
Thờ cúng Tổ tiên không chỉ khơi dậy lòng hiếu thảo với bố mẹ, mà còn
góp phần hòa thuận với anh em, có trách nhiệm với cộng đồng huyết tộc, làng
xóm và xã hội. Trong những dịp giỗ Tết, chạp họ, ma chay… anh em, con
cháu dù ở gần hay xa, thân phận mỗi người một khác (giàu nghèo hay sang
hèn) cũng cố gắng nhân ngày ấy mà về quây quần bên nhau để ôn lại công lao
của bố mẹ, ông bà, tổ tiên đã có công sinh thành và nuôi dưỡng mình. Ngoài
ra, đây cũng là những dịp này bố mẹ, anh em, con cháu có dịp hàn huyên, giãi
bày tâm sự nhằm giải tỏa những vướng mắc, mâu thuẫn trong quan hệ thân
tộc đã diễn ra trong đời thường.
Sau một thời gian bị lắng chìm và thu hẹp, từ khi Đảng và Nhà nước ta
6
chủ trương thực hiện chính sách Đổi mới đất nước, nhất là từ năm 1990 đến
nay tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên có cơ hội phục hồi và phát triển mạnh mẽ.
Hiện tượng tu bổ mồ mả tổ tiên, nhà thờ họ, chỉnh trang nghĩa trang liệt sĩ,
xây dựng đình làng; mở rộng di tích đền Hùng, cùng với trào lưu trở về nguồn
cội qua việc khôi phục truyền thống viết gia phả, tộc phả,… diễn ra phổ biến
trên khắp mọi miền của đất nước, thu hút sự tham gia của mọi giai tầng, lứa
tuổi, nghề nghiệp, người sống trong nước cũng như cộng đồng người Việt xa
quê hương, xứ sở. Bên cạnh đó, những hiện tượng tiêu cực, “ăn theo” tín
ngưỡng TCTT cũng được dịp phụ hồi. Đó là những hiện tượng mê tín di đoan
len lỏi vào hình thức tín ngưỡng TCTT. Đó là sự lãng phí tiền của vào các
việc tổ chức ma chay , giỗ chạp, xây dựng mồ mả tổ tiên. Đó là hiện tượng bè
phái, cụ bộ, gia đình chủ nghĩa, gây chia rẽ cộng đồng. Sự phát triển của tín
ngưỡng TCTT còn ảnh hưởng đến hiện tượng sinh con theo ý muốn, gây mất
cân bằng giới tính ở nước ta hiện nay.
Trước sự khôi phục, phát triển tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên và ảnh
hưởng to lớn của tín ngưỡng này trên các mặt của đời sống xã hội, nhiều nhà
khoa học đã công bố các nghiên cứu mới của họ về TCTT trên các diễn đàn
khoa học trong nước và quốc tế. Hầu hết các nghiên cứu đều xuất phát từ góc
độ triết học, nhân học, tôn giáo học, xã hội học, rất ít công trình nghiên cứu
dưới góc độ tâm lý học. Muốn hiểu được đầy đủ bản chất của tín ngưỡng
TCTT của người Việt, nhất thiết cần phải nghiên cứu cả trên góc độ của khoa
học tâm lý. Bởi lẽ, tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên phản ánh rất nhiều khía cạnh
tâm lý, tình cảm của người Việt như tính cách, nhu cầu, động cơ, tình cảm,
giao tiếp ứng xử, triết lý thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin của họ.
Niềm tin vào tín ngưỡng TCTT là một trong những khía cạnh tâm lý có
vai trò quan trọng đối với sự tồn tại của tín ngưỡng TCTT trong cộng đồng
người Việt, là nguyên nhân sâu xa khiến cho tín ngưỡng này có sức ảnh
hưởng lớn đến đời sống văn hóa tinh thần của người Việt trong quá khứ cũng
7
như ở thời điểm hiện tại. Vì vậy, nghiên cứu khía cạnh niềm tin của người
Việt đối với tín ngưỡng TCTT là cần thiết, có ý nghĩa cả về mặt lý luận và
thực tiễn.
Xuất phát từ những lý do kể trên, chúng tôi lựa chọn đề tài nghiên cứu:
“Niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên”.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu lý luận và thực trạng biểu hiện niềm tin của người Việt đối với tín
ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên. Trên cơ sở đó đề xuất một số kiến nghị nhằm phát
huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của niềm tin đối với
tín ngưỡng TCTT đến đời sống của người dân.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Xác định một số vấn đề lí luận nghiên cứu niềm tin của người Việt đối
với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên như khái niệm niềm tin, khái niệm niềm tin
đối với tín ngưỡng TCTT.
3.2. Làm rõ thực trạng biểu hiện niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng
Thờ cúng Tổ tiên và các yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin này của họ.
3.3. Trên cơ sở nghiên cứu lí luận và thực tiễn, chúng tôi đề xuất một số kiến
nghị nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của
niềm tin đối với tín ngưỡng TCTT đến đời sống của người dân.
4. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Các mặt biểu hiện và mức độ niềm tin của người Việt đối với tín
ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên, một số yếu tố ảnh hưởng đến niềm tin này.
4.2. Khách thể nghiên cứu
Tổng số khách thể nghiên cứu là 506 người, trong đó: 455 người trả lời
phiếu khảo sát, 27 người trả lời phỏng vấn sâu và 24 người tham gia trả lời
phỏng vấn nhóm.
8
5. Giả thuyết khoa học
5.1. Niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên được biểu
hiện ra ở mặt nhận thức, xúc cảm tình cảm và hành vi thờ cúng tổ tiên. Các
mặt biểu hiện của niềm tin có mối tương quan chặt chẽ với nhau.
5.2. Nhu cầu cá nhân và tục thờ cúng trong cộng đồng có ảnh hưởng mạnh mẽ
đến niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên.
6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu
6.1. Về nội dung nghiên cứu
Luận án làm rõ niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng này qua các
biểu hiện về mặt nhận thức, mặt xúc cảm tình cảm và về mặt hành vi thờ cúng
tổ tiên.
Về mặt nhận thức, luận án tập trung phân tích quan niệm của người
Việt về linh hồn tổ tiên, về quan hệ giữa linh hồn tổ tiên với con cháu, quan
niệm về thế giới khác và suy nghĩa của họ về vai trò giáo dục đạo đức truyền
thống của việc TCTT.
Về mặt xúc cảm tình cảm, luận án tập trung phân tích một số biểu hiện
xúc cảm tình cảm đối với linh hồn tổ tiên, đối với thế giới bên kia và xúc cảm
tình cảm đối với các giá trị đạo đức của tín ngưỡng TCTT.
Về mặt hành vi, luận án tập trung phân tích một số hành vi thờ cúng tổ
tiên như hành vi thực hiện nghi lễ thờ cúng, hành vi chăm sóc mộ phần của tổ
tiên, hành vi đốt vàng mã, hành vi gọi hồn và hành vi khuyến khích các thành
viên trong gia đình cùng tham gia vào việc thờ cúng tổ tiên.
6.2. Về địa bàn nghiên cứu
Luận án tập trung điều tra, khảo sát niềm tin của người Việt đối với tín
ngưỡng TCTT tại xã Đông Tiến, huyện Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh; thị trấn
Nho Quan, huyện Nho Quan, tỉnh Ninh Bình; phường Nghĩa Tân, quận Cầu
Giấy, thành phố Hà Nội. Việc lựa chọn các địa bàn này để khảo sát căn cứ
vào các mức độ phát triển về kinh tế, văn hoá, xã hội có ảnh hưởng đến niềm
9
tin đối với tín ngưỡng TCTT.
7. Phương pháp nghiên cứu
7.1. Phương pháp luận nghiên cứu đề tài
Việc nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án dựa trên các nguyên
tắc và cách tiếp cận sau:
* Nguyên tắc quyết định luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của
chủ nghĩa Mác-Lênin;
* Nguyên tắc phát triển;
* Cách tiếp cận liên ngành. Tín ngưỡng TCTT của người Việt là một
hiện tượng xã hội gắn liền với sự phát triển của cộng đồng người Việt, được
hình thành trên cơ sở kinh tế, văn hoá, xã hội của cộng đồng người này. Do
vậy, khi nghiên cứu lý luận và thực tiễn niềm tin của người Việt đối với tín
ngưỡng TCTT, chúng tôi sử dụng cách tiếp cận liên ngành, song chú trọng
đến cách tiếp cận từ góc độ Tâm lý học;
* Cách tiếp cận hệ thống trong tâm lý học;
7.2. Các phương pháp nghiên cứu lí luận và thực tiễn
Để thực hiện đề tài, chúng tôi sử dụng các nhóm phương pháp sau đây:
- Phương pháp nghiên cứu tài liệu
- Các phương pháp nghiên cứu thực tiễn, gồm:
+ Phương pháp quan sát;
+ Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi;
+ Phương pháp phỏng vấn sâu;
+ Phương pháp thảo luận nhóm;
+ Phương phương nghiên cứu chân dung tâm lý điển hình;
+ Phương pháp chuyên gia.
- Các phương pháp phân tích kết quả nghiên cứu
+ Phương pháp xử lý kết quả nghiên cứu điều tra
+ Phương pháp phân tích thống kê
10
(Các phương pháp này được trình bày chi tiết tại chương 2)
8. Đóng góp mới của luận án
8.1. Về mặt lý luận
Luận án góp phần làm phong phú thêm một số khái niệm niềm tin, khái niệm
tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên, khái niệm niềm tin đối với tín ngưỡng Thờ
cúng Tổ tiên trên góc độ khoa học Tâm lý.
Kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiễn của luận án làm sáng tỏ các biểu hiện
của niềm tin đối với tín ngưỡng TCTT và các yếu tố ảnh hưởng đến sự hình
thành, củng cố niềm tin này trong cộng đồng người Việt.
8.2.Về mặt thực tiễn
Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh
vực văn hoá, tôn giáo, tín ngưỡng.
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần giúp cho chính quyền địa phương
nhận diện được các biểu hiện và các mức độ biểu hiện niềm tin đối với tín
ngưỡng TCTT của người dân trên địa bàn, từ đó thực hiện tốt hơn công tác
quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn hoá tín ngưỡng.
9. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, kiến nghị, danh mục các công trình đã công bố
của tác giả có liên quan đến đề tài nghiên cứu, danh mục tài liệu tham khảo và
phần phụ lục, luận án gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu niềm tin của người Việt đối với tín
ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên
Chương 2: Tổ chức và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Kết quả nghiên cứu thực tiễn về niềm tin của người Việt đối
với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên.
11
Chương 1
CƠ SỞ LÍ LUẬN NGHIÊN CỨU NIỀM TIN CỦA NGƯỜI VIỆT
ĐỐI VỚI TÍN NGƯỠNG THỜ CÚNG TỔ TIÊN
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài
1.1.1.1. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về vấn đề niềm tin đối với tín
ngưỡng, tôn giáo
Tín ngưỡng, tôn giáo là hiện tượng xã hội đặc biệt, xuất hiện rất sớm
trong lịch sử nhân loại với rất nhiều loại hình phong phú, đa dạng. Dù hình
thức đơn sơ, nguyên thủy hay đã hoàn chỉnh, hiện đại song yếu tố quyết định
nhất cho sự tồn tại và phát triển một tín ngưỡng, tôn giáo là niềm tin của tín
đồ đối với tín ngưỡng, tôn giáo ấy. Chính vì vậy, vấn đề niềm tin đối với tín
ngưỡng, tôn giáo từ lâu đã là một trong những vấn đề thu hút sự quan tâm của
các nhà khoa học xã hội và nhân văn trên toàn thế giới, đặc biệt là các nhà
thần học, nhà triết học, nhà tôn giáo học, nhà xã hội học và các nhà tâm lý
học. Tùy vào góc độ nghiên cứu, vấn đề niềm tin đối với tín ngưỡng, tôn giáo
được khai thác ở những khía cạnh khác nhau.
- Các hướng nghiên cứu ngoài tâm lý học
Các nhà thần học, nhất là các nhà thần học Kitô giáo đã viết nhiều công
trình về niềm tin đối với tôn giáo. Có thể kể đến các tác giả như Karl Barth
(1889-1968), M.M.Tareev, R.Otto (1869-1937) đều cho rằng niềm tin của tín
đồ đối với Kitô giáo là niềm tin vào Chúa, tin vào sức mạnh vô biên của
Chúa. Niềm tin đó bắt nguồn từ sự tự ý thức về sự nhỏ bé, yếu ớt của bản thân
và ý thức về sức mạnh của lực lượng siêu nhiên [dẫn theo 26, tr.52]. Tương tự,
những nhà thần học Tin Lành như Martin Luther (1483-1546), John Calvin
(1509-1564) cũng cho rằng niềm tin đối với đạo Tin Lành là niềm tin đối với
Chúa Trời, tin vào Kinh Thánh.
12
Các nhà triết học duy vật phủ định hoàn toàn sự tồn tại của Thượng đế
và các lực lượng siêu nhiên khác. Ngay từ thời cổ đại, Democritus (460 - 370
TCN) đã cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người đã bất
lực trước những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên [dẫn theo 26, tr.44]. Vì
con người sợ hãi trước sức mạnh của tự nhiên nên họ đã tin vào lực lượng
không tồn tại trong thực tế để tìm kiếm sự giúp đỡ nhằm chế ngự nỗi sợ hãi
này. Đến thế kỷ 17, nhà triết học duy vật Baruch Spinoza (1632 - 1677) cũng
có cùng quan điểm với Democritus cho rằng khi con người rơi vào hoàn cảnh
khó khăn, bế tắc, không tìm được cách giải quyết thì họ đã tin vào lực lượng
thần thánh đầy bí hiểm [dẫn theo 26, tr.44-45]. Như vậy, theo quan điểm của
các nhà triết học duy vật, niềm tin đối với thần thánh hay đối với một tín
ngưỡng, tôn giáo nhất định không phải bắt nguồn từ Thượng đế, lực lượng
siêu nhiên thần thánh mà có nguồn gốc từ các trạng thái tâm lý của con người,
đặc biệt là nỗi sợ hãi.
Các nhà sáng lập ra chủ nghĩa Mác-Lênin gồm Karl Marx (1818-1883),
F.Engels (1820-1895), V.I.Lênin (1870-1924) không phủ nhận nguồn gốc tâm
lý của tôn giáo và không dưới một lần nhắc đến luận điểm “sự sợ hãi tạo ra
thần linh”, song các nhà kinh điển nhấn mạnh đối tượng gây nên sự sợ hãi là
các hiện tượng xã hội. Từ sự sợ hãi nảy sinh nhu cầu che chở, chế ngự, né
tránh để chống trả nỗi nợ hãi một cách thụ động qua những hành vi tôn giáo.
Tuy nhiên, không phải chỉ có những tình cảm tiêu cực như sợ hãi, thất vọng,
phụ thuộc mới nảy sinh và nuôi dưỡng niềm tin đối với tín ngưỡng, tôn giáo
mà ngay cả những tình cảm tích cực như là sự thỏa mãn, lòng biết ơn, lòng
kính trọng cũng khuyến khích niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng. Tín
ngưỡng Thờ cúng tổ tiên, thờ những người có công với dân, với Tổ quốc
không phải xuất phát từ sự sợ hãi mà là lòng biết ơn.
Từ cách tiếp cận xã hội học, Max Weber (1864-1920) cho rằng niềm tin
của những tín đồ theo đạo Tin Lành là niềm tin vào Chúa Trời. Niềm tin vào
13
Chúa Trời phải được thể hiện ở niềm tin vào chính mình có đủ năng lực vượt
qua những khó khăn trong cuộc sống, nỗ lực không ngừng để có cuộc sống tốt
hơn trong thế giới hiện tại. Còn nhà xã hội học nổi tiếng người Pháp
E.Durkhem (1858-1917) khi định nghĩa về tôn giáo đã cho rằng tôn giáo là
niềm tin của con người đối với các thực thể tâm linh. “Gọi là thực thể tâm
linh, cần hiểu rằng đó là những vật có ý thức, có quyền lực cao hơn con người
bình thường; sự đánh giá đó phù hợp với linh hồn người chết, thần linh, ma
quỉ cũng như với thượng đế” [dẫn theo 36, tr.42]. Điều đáng nói là Durkhem
nhấn mạnh đến khía cạnh xã hội của tôn giáo, xem tôn giáo là một biểu trưng
của tập thể. Ông viết: “Thần của bộ tộc, nguyên lý vật tổ không thể là cái gì
khác ngoài bản thân bộ tộc nhưng đã được chuyển loại và hình dung trong
tưởng tượng dưới hình thức của những loài hữu tình như cây cỏ hay súc vật
được dùng làm vật tổ”. Durkhem còn khẳng định: “không còn nghi ngờ gì nữa
là một xã hội có đủ khả năng để đánh thức trong ý thức của các thành viên một
cảm giác về thần thánh, chỉ duy nhất bằng tác động của nó lên họ; vì xã hội đối
với thành viên cũng giống như một vị chúa tể đối với các tín đồ” [dẫn theo 36,
tr.64]. Điểm gặp nhau giữa Max Weber và E.Durkheim và các nhà xã hội học
khác là ở chỗ nhấn mạnh đến vai trò của xã hội đối với sự hình thành và nuôi
dưỡng niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng của con người.
Có thể nói, vấn đề niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng đã sớm được
quan tâm nghiên cứu trên các góc độ thần học, triết học và xã hội học. Các
hướng nghiên cứu này bước đầu đã phát hiện ra nguồn gốc nảy sinh niềm tin
của con người đối với tôn giáo, tín ngưỡng là các hiện tượng tâm lý, đặc biệt
là xúc cảm tình cảm và nhu cầu tìm kiếm sự giúp đỡ của lực lượng thần linh.
Đây là phát hiện rất có ý nghĩa đối với đề tài luận án, góp phần lí giải thực
trạng niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng Thờ cúng Tổ tiên.
- Hướng nghiên cứu Tâm lý học
Nghiên cứu tâm lý học tôn giáo nói chung và nghiên cứu vấn đề niềm
14
tin đối với tín ngưỡng, tôn giáo từ góc độ khoa học tâm lý học nói riêng là
một vấn đề tương đối mới mẻ, xuất hiện vào cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
William James (1842-1910) được xem là người sáng lập nền tâm lý học
Mỹ, cũng là một trong những người góp phần đặt nền móng cho tâm lý học
tôn giáo qua tác phẩm Các loại kinh nghiệm tôn giáo (The Varieties of
Religious Experience- A study in Human nature) được xuất bản lần đầu tiên
năm 1902. Qua những dẫn chứng thực tế về kinh nghiệm tôn giáo của các cá
nhân trong tác phẩm này, William James bàn đến tôn giáo cá nhân, kinh
nghiệm tôn giáo cá nhân và niềm tin đối với tôn giáo của cá nhân. Theo
James, niềm tin tôn giáo của cá nhân là sự cảm nhận chân lý nguyên thủy mà
tự mình cảm giác được, “loại niềm tin trực giác phi lý trí này là thứ nằm ở
tầng sâu trong con người chúng ta, luận chứng duy lý chẳng qua chỉ là thứ
hiển thị ở bên ngoài” [dẫn theo 11, tr.115]. Nói cách khác, việc tự mình trải
qua kinh nghiệm tôn giáo là luận cứ vững chắc nhất củng cố niềm tin của cá
nhân đối với một tín ngưỡng, tôn giáo nào đó, hơn cả những luận cứ đã được
khoa học và chủ nghĩ duy lý chứng minh. Đối với những người đã trải qua
kinh nghiệm tôn giáo, cảm giác thực tại về đối tượng thờ phụng của tôn giáo
rất chân thực, đáng tin như bất kỳ kinh nghiệm cảm quan trực tiếp nào:
Đối với một tín đồ tôn giáo mà nói, nếu anh ta lấy trực giác trầm mặc để phản
đối những kết luận của lý trí, quan điểm chủ nghĩa duy lý sẽ vô phương khiến
cho họ tin phục và quy y, bởi vì trực giác của họ đến từ tầng sâu của nhân
tính, vượt ra ngoài phạm vi biện luận mà chủ nghĩa duy lý chiếm hữu. Họ có
sẵn trong tâm trí cái chủ định: cái mà ta tin nhất định chân thực hơn bất cứ
một lý lẽ đanh thép nào của chủ nghĩa duy lý [dẫn theo 11, tr.113].
Simund Frued (1856-1939) là người sáng lập ngành Phân tâm học,
cũng được xem là một trong những người khai phá mảnh đất Tâm lý học
tôn giáo. Trong nghiên cứu Tâm lý học tôn giáo, sự quan tâm của Frued
chủ yếu tập trung vào nguồn gốc tâm lý của hiện tượng tôn giáo bằng
15
phương pháp phân tích tinh thần.
Trên cơ sở phân tích đời sống nội tâm của con người, Frued đã phủ
nhận vai trò của ý thức, cho rằng ý thức không phải là động lực thúc đẩy
và chi phối toàn bộ hoạt động của con người mà là “libido” (cái mà sinh
ra con người đã có). Libido -ban đầu được Frued sử dụng để chỉ bản
năng tính dục, nhưng sau ông coi là năng lượng bản năng của toàn bộ sự
sống, đem lại nguồn năng lượng cơ bản cho mọi phương thức hoạt động
sống của con người. Libido trong đời sống tâm lý của con người hoạt
động theo nguyên tắc thỏa mãn, luôn cố gắng để thực hiện những ham
muốn, nhu cầu, khát vọng của mình và né tránh khổ đau. Những ham
muốn, nhu cầu, khát vọng xuất hiện một khi được thỏa mãn sẽ tạo ra
khoái cảm ở mức cao nhất, làm dịu đi những lo âu, phiền muộn, căng
thẳng. Mặt khác, theo Frued nguyên tắc thỏa mãn được hiểu là một lối
sống bằng cách đáp ứng nhu cầu của cơ thể, chịu sự chi phối của nhu cầu
cơ thể (bản năng sinh học) nên nó thường dẫn con người đến những hành
động thiếu suy nghĩ. Lối sống này nếu được phổ biến rộng rãi, nó sẽ dẫn
đến cuộc chiến mang tính chất thú vật giữa con người và con người và
kết cục là cái chết theo đúng nghĩa đen của từ này. Vì vậy, để có thể cùng
tồn tại trong cộng đồng, con người cần phải hạn chế bớt một số nhu cầu
và chấp nhận lẫn nhau. Và để hạn chế nhu cầu, con người cần phải có
khả năng điều tiết những nhu cầu đó bằng ý thức [dẫn theo 85, tr.24]. Như
vậy, tồn tại song song với nguyên tắc thỏa mãn là nguyên tắc tính thực tại.
Nguyên tắc này buộc con người phải thích ứng với điều kiện thực tế bên
ngoài nên thường không đáp ứng tức thời những đòi hỏi, khát khao của
bản năng sinh học bằng lý trí, ý thức. Lý trí của con người có thể trì hoãn
sự hưởng thụ khoái cảm để rồi đền bù nó trong tương lai, hoặc giải tỏa nó
qua những giấc mơ, sự thăng hoa trong nghệ thuật hoặc niềm tin đối với
tín ngưỡng, tôn giáo.
16
Trong tác phẩm Vật tổ và Cấm kỵ - đóng góp chính của Frued đối với Tâm
lý học tôn giáo, Frued đã phân tích trường hợp Tôtem giáo và những
cấm kỵ xung quanh động vật tôtem nhằm chứng minh quan điểm của
ông rằng chính niềm tin đối với tôtem có nguồn gốc từ xung đột nội tâm
của con người, mà cụ thể là xung đột giữa bản năng sinh học mang tính
vô thức và ý thức của con người và là kết quả của việc ý thức cố gắng hạn
chế, kìm hãm sự thỏa mãn khát vọng bản năng.
Carl Gustav Jung (1875-1961) là người kế thừa và phát triển Phân
tâm học (còn gọi là Tâm lý học tầng sâu), là người thúc đẩy Phân tâm học
và tâm lý học tôn giáo phát triển lên một giai đoạn mới bằng cách phê
bình một số quan điểm của Frued và có nhiều sáng tạo mới. Phát hiện
của Jung về vô thức tập thể là đóng góp quan trọng nhất của ông đối với
tâm lý học tôn giáo. Qua việc nghiên cứu mối quan hệ giữa thần thoại,
tôn giáo Phương Đông với hiện tượng vô thức, Jung cho rằng thế giới vô
thức của con người chia là hai loại: vô thức cá nhân và vô thức tập thể.
Theo ông, vô thức cá nhân do các kinh nghiệm cá nhân bị lãng quên hoặc
bị áp chế mà thành, còn vô thức tập thể do di truyền lại trong kết cấu não
người. Liên tưởng thần thoại chủng tộc hoặc ý tưởng thần bí chủng tộc là
những mô hình nguyên thủy của vô thức tập thể mà thần hay Thượng đế
là những phương thức biểu đạt cơ bản nhất. Trong quá trình phát triển
nhân cách (Jung gọi là quá trình cá tính hóa), kinh nghiệm trực tiếp của
tín đồ đối với những cái thần bí mang lại cho con người những cảm thụ
phức tạp, chẳng hạn như cảm giác thần bí, cảm giác tôn sùng, cảm giác
hoàn mỹ, cảm giác trông cậy, cảm giác siêu việt khiến cho con người đặt
niềm tin đối với tôn giáo[dẫn theo 85, tr.22-28].
Có thể nhận thấy, dù có quan điểm tương đối mới mẻ so với
người thầy Freud, nhưng suy cho cùng Jung vẫn khẳng định niềm tin
đối với tín ngưỡng, tôn giáo có nguồn gốc bản năng, di truyền, vô
17
thức. Nó vốn tiềm ẩn trong thế giới nội tâm của mỗi cá nhân và dần
được hé lộ trong quá trình trưởng thành về mặt nhân cách.
Nhà Tâm lý học người Mỹ James H.Leuba (1867-1946), tác giả của
những tác phẩm nổi tiếng về Tâm lý học tôn giáo những năm đầu thế kỷ 20,
đặc biệt quan tâm đến hai khía cạnh của niềm tin đối với tôn giáo, đó là: niềm
tin đối với thánh thần và niềm tin vào sự bất tử. Trong cuốn Niềm tin đối với
Chúa và sự bất tử (The belief in god and immortality). Leuba tập trung tìm
hiểm nguồn gốc và đặc trưng của hai loại niềm tin này. Thông qua các tài liệu
nhân học, lịch sử Leuba cho rằng niềm tin vào thánh thần, vào linh hồn người
chết, sự tồn tại sau cái chết và sự bất tử đã xuất hiện từ thời nguyên thủy và
niềm tin này vẫn tiếp tục tồn tại cho đến thời hiện đại. Bằng kết quả nghiên
cứu điều tra ở nhóm sinh viên các trường cao đẳng và các nhà khoa học Mỹ,
Leuba đã khẳng định niềm tin vào thánh thần và sự bất tử không chỉ tồn tại ở
những con người ngu muội mà còn có ở những người có học thức, có trình độ
nhận thức cao trong xã hội. Leuba cũng cho rằng niềm tin vào thánh thần và
sự bất tử có nguồn gốc xã hội, xuất phát từ nhu cầu giải thích những bí ẩn
trong cuộc sống và vì lợi ích mà những niềm tin này mang lại cho con người
[103, tr15-75].
Từ góc độ tâm lý học xã hội, Benjamin Beit và Michael Argyle - tác
giả cuốn Tâm lý học về hành vi tôn giáo, niềm tin tôn giáo và kinh nghiệm
tôn giáo (The psychology of religious behaviour, belief and experience) đã đi
sâu phân tích ảnh hưởng của niềm tin tôn giáo ở hai cấp độ: cấp độ cá nhân và
cấp độ xã hội; lý giải sự thay đổi niềm tin tôn giáo của con người qua những
hiện tượng như cải đạo, bỏ đạo hoặc chuyển đạo [100].
Trong tác phẩm Giới thiệu Tâm lý học và tôn giáo (Psychology and
Religion - An introduction), Michael Argule khẳng định niềm tin tôn giáo là
vấn đề trung tâm của mọi tôn giáo và là yếu tố xác định một cá nhân có là tín
đồ tôn giáo hay không. Tuy không đưa ra một định nghĩa cụ thể về niềm tin
18
tôn giáo, song ông tập trung phân tích các biểu hiện của niềm tin tôn giáo
thông qua các nghiên cứu khảo sát của bản thân và các nhà khoa học khác về
niềm tin tôn giáo đối với Chính thống giáo và đạo Tin Lành ở Mỹ và Anh.
Theo Michael Argule, biểu hiện niềm tin tôn giáo là niềm tin vào Chúa Trời,
niềm tin vào cuộc sống sau khi chết, niềm tin vào Kinh Thánh và niềm tin
vào bản chất của con người. Ông còn đưa ra một đặc điểm nổi bật của niềm
tin tôn giáo, đó là tính phi logic, ông viết: “niềm tin tôn giáo không theo
logic giống như trong khoa học về thế giới…”. Niềm tin tôn giáo là niềm tin
không thể chứng minh. Niềm tin tôn giáo được xác định như thế nào? Rõ
ràng là không thể bằng các phương pháp mà các nhà khoa học thường dùng,
nhưng người ta phải có một vài cách xác định chúng. Một trong những cách
đó dường như là thông qua kinh nghiệm. Cũng trong tác phẩm này, Michael
Argule đưa ra cấu trúc tâm lý của niềm tin, gồm có 3 yếu tố: nhận thức, xúc
cảm và hành vi [99, tr.11-126].
Như vậy, từ góc độ khoa học tâm lý, các nhà tâm lý học tiếp tục làm
sáng tỏ nguồn gốc tâm lý của niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng. Trải
nghiệm về những điều thần bí của cá nhân, bản năng vô thức là những yếu tố
tâm lý được các nhà tâm lý học xem là nguồn gốc dẫn đến sự hình thành niềm
tin đối với tín ngưỡng, tôn giáo. Một số nhà tâm lý học cũng đã chỉ ra được
một số đặc điểm đặc thù của niềm tin đối với tín ngưỡng, tôn giáo như là: tính
phi logic, tính phi khoa học…Đây là những nghiên cứu rất có giá trị đối với
khoa học tâm lý học tôn giáo nói chung, và là những gợi ý quý giá cho tác giả
trong quá trình xác định cơ sở lí luận cho đề tài luận án.
Nhìn chung, các hướng nghiên cứu và các công trình nghiên cứu cụ thể
của các tác giả nước ngoài về vấn đề niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng đã
đề cập đến một số yếu tố tâm lý có ảnh hưởng đến niềm tin của con người đối
với tôn giáo, tín ngưỡng, trong đó có tâm lý sợ hãi và nhu cầu tìm kiếm sự
giúp đỡ của lực lượng thần linh. Những yếu tố này đã được tác giả luận án kế
19
thừa để xác định cơ sở lí luận cho đề tài và phân tích kết quả nghiên cứu thực
tiễn về niềm tin của người Việt đối với tín ngưỡng TCTT. Các nghiên cứu của
các nhà nghiên cứu nước ngoài về tín ngưỡng TCTT nói chung và tín ngưỡng
TCTT ở Việt Nam chủ yếu từ các góc độ khoa học ngoài tâm lý học nên nghiên
cứu tâm lý TCTT còn là một khoảng trống lớn cần được bổ sung, lấp đầy.
1.1.1.2. Nghiên cứu của các tác giả nước ngoài về tín ngưỡng Thờ cúng tổ
tiên
Trong lịch sử phát triển của xã hội loài người, thờ cúng tổ tiên là hiện
tượng phổ biến. Đến nay, TCTT vẫn còn tồn tại ở nhiều quốc gia, dân tộc.
Tuy vậy, vị trí và vai trò của nó trong đời sống tinh thần của con người ở mỗi
nơi mỗi khác. Ở các quốc gia đưa một tôn giáo thành độc tôn, nhất thần thì
TCTT có vai trò mờ nhạt trong đời sống tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
Nhưng ở những quốc gia đa, phiếm thần như ở Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn
Quốc, Việt Nam thì TCTT có vai trò quan trọng, nó tác động không nhỏ tới
đời sống tinh thần của toàn xã hội. Tuy nhiên, TCTT ở mỗi quốc gia, dân tộc
cũng có những đặc thù riêng, nó phản ánh nhận thức, nhu cầu, nguyện vọng,
niềm tin của con người ở mỗi nước. Vì vậy, tìm hiểu TCTT ở mỗi quốc gia,
dân tộc này là một trong những cách tiếp cận con người hiệu quả. Do vậy, đã
có nhiều nhà khoa học nghiên cứu TCTT ở các như: Robert John Smith, Peter
Knecht nghiên cứu về TCTT ở Nhật Bản, nghiên cứu TCTT ở Hà Quốc có
Roger L. Janelli và Dawnhee Yim Janelli, nghiên cứu TCTT ở Trung quốc có
Trịnh Hiểu Vân, Trương Trấn Vỹ, Phan Kỳ Húc, An Đức Minh.
Tín ngưỡng TCTT ở nước ta có đặc trưng riêng và rất điển hình về
nhiều phương diện, khiến cho TCTT ở Việt Nam là đề tài nghiên cứu không
chỉ hấp dẫn với người trong nước mà còn thu hút được các học giả nước
ngoài, trong số ấy, phải kể đến linh mục Cadière. Ông đã nghiên cứu một
cách tỉ mỉ và sâu sắc về TCTT bằng nhãn quang khoa học chứ không phải
bằng nhãn quan của một nhà truyền giáo. Cuốn sách Văn hoá tín ngưỡng gia
20
đình Việt Nam qua nhãn quan học giả L.Cadière do Đỗ Trinh Huệ biên khảo
là tập hợp các nghiên cứu của L.Cadière về tín ngưỡng, văn hóa Việt Nam,
đặc biệt là tín ngưỡng TCTT sâu sắc và chi tiết. Cadière xem TCTT là một
hiện tượng văn hóa thể hiện “cái hồn” của dân tộc Việt Nam cần được bảo
tồn, gìn giữ. Với khả năng quan sát sắc bén mà Cadière đã mô tả chi tiết, rõ
rệt về niềm tin của người Việt trong việc TCTT cũng như các nghi lễ TCTT
[dẫn theo 39].
Shin Chi Yong đã khái quát về văn hóa và gia đình của người Việt
Nam sinh sống tại Hà Nội và những vùng phụ cận, trong đó chú trọng nghiên
cứu sự hòa đồng như một đặc điểm độc đáo, thể hiện bản sắc của người Việt
trong việc TCTT [98, tr.8-99].
Kate Jellema (đại học Michigan - Mỹ) nghiên cứu tục TCTT của người
dân sống ở vùng châu thổ Sông Hồng trong thời kỳ Đổi mới qua việc nghiên
cứu 2 trường hợp điển hình ở làng Đình Bảng tỉnh Bắc Ninh. Tác giả đã làm
sáng tỏ quan niệm, niềm tin của cư dân Bắc Bộ hiện nay về việc TCTT và
cách thể hiện niềm tin của họ. Với những tư liệu có được trong 2 năm thực tế
tại Việt Nam, tác giả đã khẳng định rằng tổ tiên đã chết song có ý nghĩa quan
trọng trong đời sống của người dân Việt Nam hiện nay. Đối với cá nhân,
TCTT giúp cá nhân thỏa mãn nhu cầu tâm linh, tiếp tục mối quan hệ giữa
người sống và người đã chết. Còn với cộng đồng, TCTT góp phần củng cố
mối quan hệ xã hội giữa các thành viên trong gia đình, họ tộc [dẫn theo 45].
Trong cuộc hội thảo quốc tế về TCTT diễn ra tại Đền Hùng, thành phố
Việt Trì tỉnh Phú Thọ tháng 3/2011 có khá nhiều tham luận của các nhà khoa
học ở nước ngoài nghiên cứu về tín ngưỡng TCTT ở Việt Nam. Có thể kể đến
một số nhà nghiên cứu như giáo sư đại học sư phạm Đài Bắc (Đài Loan)
Chung Tông Hiến nghiên cứu về hiện tượng người Việt Nam đưa tổ tiên
Hùng Vương về tận Viêm Đế, Vương Tam Khánh (Đài Loan) có bài Nghiên
cứu TCTT của Việt Nam qua các văn bia chữ Hán , Triệu Minh Long (Trung
21
Quốc) có bài nghiên cứu so sánh TCTT của nhân dân hai nước Trung - Việt,...
Qua cuộc hội thảo quố tế này cho thấy TCTT ở Việt Nam đang trở thành một
hiện tượng được các nhà khoa học từ khắp nơi trên thế giới quan tâm. Tuy
nhiên, những tác phẩm này và những bài tham luận trong cuộc hội thảo phần
lớn đứng trên góc độ Văn hóa học, Dân tộc học, Nhân học, Lịch sử, rất ít các
tham luận về tín ngưỡng TCTT của các nhà tâm lý học. Điều này chứng tỏ
rằng các nhà tâm lý học trên thế giới cũng như ở Việt Nam chưa quan tâm
đúng mức đến TCTT. Tác giả luận án cho rằng, muốn tìm hiểu đời sống tâm
linh, tinh thần của người Việt Nam thì cần chú ý nghiên cứu những yếu tố tâm
lý ẩn chứa trong tín ngưỡng TCTT chứ không chỉ dừng lại ở việc nghiên cứu
đặc điểm, biểu hiện hay vai trò của tín ngưỡng này trong đời sống xã hội.
1.1.2.Nghiên cứu của các tác giả trong nước
1.1.2.1. Nghiên cứu của các tác giả trong nước về vấn đề niềm tin đối với tín
ngưỡng, tôn giáo
- Các hướng nghiên cứu ngoài tâm lý học
Ở góc độ thần học các nghiên cứu chủ yếu nhằm chứng minh tính đúng
đắn của đức tin Kitô giáo. Chẳng hạn, trong cuốn sách Khoa học và Niềm tin,
tác giả Nguyễn Sinh đã sử dụng những kiến thức khoa học hiện đại để luận
giải những vấn đề thuộc đức tin này. Tác giả viện dẫn nhiều chứng cứ khoa
học để chứng minh Chúa tồn tại và niềm tin đối với Chúa là niềm tin đúng
đắn. Tuy nhiên, trên thực tế vẫn có rất nhiều người (gồm cả người có học thức
và không có học thức) không có niềm tin đối với Chúa, không tin đạo Kitô.
Theo tác giả, lý do duy nhất khiến người ta không tin Chúa, không có niềm
tin đối với đạo là vì họ không muốn tin [71].
Ở góc độ tôn giáo học, Đặng Nghiêm Vạn là một trong số ít nhà nghiên
cứu trong nước quan tâm nghiên cứu niềm tin đối với tôn giáo. Nghiên cứu về
niềm tin đối với tôn giáo, tín ngưỡng của ông được thể hiện qua hai tác phẩm:
Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam hiện nay và Lý luận về tôn giáo và tình hình
22