Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

Xây dựng và phát huy nguồn lực con người ở Hải phòng trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.23 MB, 90 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HẢ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
NGUYỄN THỊ XUÂN
XÂY DỤNG VÀ PHÁT HUY NGƯỔN Lực CON NGƯỜI
ở HẢI PHÒNG TRONG sụ NGHIỆP
CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ DAT NƯỚC.
Chuycn ngành : CNXHKH
Mã sô : 5.01.03
LUẬN VÀN THẠC sĩ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học:
TS. Dương Vãn Duyên
r )
L
___
J . .
11A NÔI 2001
BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIÊT TẮT
Cách mạng khoa học công nghệ
CMKHCN
Cách mạng kỹ thuật
CMKT
Cán bộ Công nhân Viên chức
CBCNVC
Chủ nghía Tư bản
CNTB
Chủ nghĩa Xã hôi
CNXH
Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
CNH, HĐH
Giáo dục và đào tạo


GD - ĐT
Khoa học công nghệ
KHCN
Lực lượng sản xuất
LLSX
Nhà xuất bản
NXB
Quan hệ sản xuất
QHSX
Thành phố
TP
Ưỷ ban nhăn dân
UBND
Xã hội chủ nghĩa
XHCN
MỤC LỤC
■ ■
PHẦN Mỏ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
3. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài
3.1. Mục đích
3.2. Nhiệm vụ
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
4.2. Phạm vi
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
6. Đóng góp của luận văn
7. Ý nghĩa của luận văn
8. Kết cấu của luận văn

PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: VAI TRÒ CỦA NGUổN Lực CON NGƯỜI TRONG s ự NGHIỆP
CỒNG NGHIỆP, HOÁ HIỆN ĐẠI HOÁ ở VIỆT NAM HIỆN NAY
1.1. Nguồrvlực con người đối với sự phát triển xã hội
1.1.1. Quan điểm Mácxit về nguồn lực con người
1.1.2. Vai trò của nguồn lực con người đối với sự phát triển xã hội
1.1.3. Những yếu tố tác động tới việc hình thành nguồn lực con người
1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay và những yêu
cầu đặt ra đối với việc bổi dưỡng phát triển nguổn lực con người ở
nước ta.
1.2 .1.
Quan điểm về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện
nay
1.2.2. Những yêu cầu đặt ra đối với việc phát huy nguồn lực con người
trong sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá của đất nước và Hải
Phòng.
Chương 2: THựC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP PHÁT HUY NGUỔN Lực
CON NGƯỜI ở HẢI PHÒNG TRONG s ự NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HOÁ HIỆN
ĐAI HOÁ
2.1. Thực trạng nguồn lực con người hiện nay ở Hải Phòng
2.1.1. Những đặc điểm về địa lý - Kinh tế xã hội của Hải Phòng
2.1.2. Thực trạng nguồn lực con người ở Hải Phòng hiện nay
2.2. Những giải pháp phát huy nguồn lực con người ở Hải Phòng trong
sự nghiệp Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
2.2.1 Những định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố
2.2.2. Những giải pháp xây dựng nguồn lực con người ở Hải Phòng
đáp ứng yêu cầu Công nghiệp hoá, hiện đại hoá
PHAN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lí do chọn để tài
Thời đại ngày nay đang diễn ra cuộc CM KHCN trên thế giới; tính chất
toàn cầu nền kinh tế và nhiều lĩnh vực khác đang ngày càng có xu hướng gia
tăng. Cuộc cạnh tranh trên thế giới vể lao động, việc làm, xuất khẩu hàng hoá
ngày càng trở nên quyết liệt. Các quốc gia trên thế giói đã nhận thức được vai
trò ngày càng quan trọng của nguồn nhân lực đối với sự phát triển đất nước,
do vậy, đều tập trung cho giáo dục đào tạo và dạy nghề. Các nước có đội ngũ
lao động lành nghề, trình độ chuyên môn nghiệp vụ chất lượng cao thường có
lợi thế trong cạnh tranh.
Việt Nam là một nước có mật độ dân sô vào loại cao trên thế giới, thiên
nhiên không thuận hoà, tài nguyên khoáng sán không nhiều v.v Vì vậy,
chúng ta muốn đi lên được, muốn giành được ưu thế trong cạnh tranh không
có con đường nào khác là phái quan tâm hơn nữa tới việc bổi dưỡng và phát
huy nguồn nhân lực của đất nước.
Để thực hiện được điều đó nghị quyết đại hội lần thứ VIII của Đảng
Cộng sản Việt Nam chỉ rõ “Cù/IÍỊ với KHCN, GD-ĐT là q u ố c sách hàng đầu
nhằm nân° cao dân trí đào tạo Iihân lực, hồi (lưỡnq nhân tủi” [ 18,tr. 107].
Hải Phòng, thành phố cáng, thành phố lớn thứ 3 của Việt Nam, một trung
tâm công nghiệp, du lịch vùng duyên hải Bắc bộ, có một đội ngũ lao động
đông đảo, năng động; song số lượng lao động chưa qua đào tạo còn nhiều,
chưa đáp ứng được sự nghiệp xây dựng đất nước hiện nay. Để phát huy được
sức mạnh của mình, khai thác một cách tốt nhất, có hiệu quá nguồn lao động
hiện có và chuẩn bị cho tương lai, Nghị quyết đại hội Đáng bộ thành phố Hải
Phòng lẩn thứ XI chỉ rõ: “Tiểu hành khẩn trưoiiq và dồ/iíỊ hộ việc đào tạo lao
động, bồi dưỡng tay nghê, dạy /ìíỊÌìê tỉ)eo chưcMíỊ trình nhằm nâng cao chất
lượng lao động, đáp ứng nhu câu mói, CÌIÍI ỷ đào tạo bồi (ỊườníỊ trình độ ngoại
ngữ, tìiì học, tạo điêu kiện tiếp :ậ/i trình độ lao dộìiíỊ tiên tiến của nước
ngoài' Ị3, tr.26].
Với mong muốn góp một ý kiến cùng với Đảng bộ và nhân dân, Hải
Phòng phấn đấu thực hiện thắng lợi nghị quyết XI của Đảng bộ Thành phố, tôi

chọn vấn đề “Xây dựng và phát huy nguồn lực con người (V Hai Phòng trong sự
nghiệp CNH, HĐH đất nước” làm đề tài luận văn Thạc sĩ của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Vấn đề con người, chiến lược phát triển con người vì sự nghiệp CNH,
HĐH đất nước được Đáng và Nhà nước ta hết sức quan tâm. Đảng ta đã khẳng
định, phát triển con người vừa là mục tiêu vừa là động lực phát triển kinh tế -
xã hội. Phát triển kinh tế - xã hội không ngoài mục đích vì con người, vì cuộc
sống ấm no tự do hạnh phúc và sự phát triển toàn diện cá nhân con người. Vấn
đề con người gắn với quá trình CNH, HĐH là nội dung nổi trội được trao đổi
sôi nổi trong nhiều lĩnh vực, trên nhiều phương tiện thông tin với những dung
lượng tri thức khác nhau. Giáo sư Trần Đức Thảo: “Vấn đề con người vờ chủ
nẹỉũa lí luận khô/iiỊ có con /lí^iíờr, đã luận giải khá chặt chẽ vấn đề con người
và bản chất con người theo quan điểm của Mác.
Gs Phạm Minh Hạc (1995): “Vân âê con người Việt Nartì trong sư
nghiệp CNH, HĐH'\ NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Đây là một công trình
lớn vể vấn đề con người và phát triển con người ở nước ta. Tập thể tác giả đề
cập một cách tổng quát, phân tích lí giải một cách khá sâu sắc vấn đề con
người với sự nghiệp CNH, HĐH clưới góc độ xã hội học.
GS. TS Lê Hữu Táng (1997): “Về động lực phát triển kinh tế-xã hội”,
NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Tác giả đã đưa ra và lý giải các động lực của
sự phát triển kinh tế - xã hội, trong đó đặc biệt nhấn mạnh vai trò động lực của
con người.
Sự phát triển của con người gắn với CNH, HĐH là đề tài được nhiều nhà
nghiên cứu thể hiện trong tạp chí Triết học những năm gẩn đây, trong đó phải
kể đến bài viết của các tác giá như Lê Hữu Tầng, Đặng Hữu Toàn, Phạm Văn
Đức, Nguyễn Thế Nghĩa, Nguyễn Văn Phúc, Nguyễn Thanh v.v Những bài
viết này vừa thể hiện quan điếm triết học, vừa gắn với đường lối chiến lược
của Đảng ta về vấn đề con người, lại vừa gợi mở được nhiều ý kiến để nghiên
cứu thêm.
2

Có thể nói, nhìn một cách tổng quát, những vấn đề con người trong lịch
sử tư tưởng nhân loại, quan niệm về con người của Triết học Mác, những ý
kiến về phát triển con người trong sự nghiệp CNH, HĐH ở nước ta hiện nay đã
được nhiều tác giả trong nước nghiên cứu từ những khía cạnh khác nhau với
những mục đích khác nhau. Tuy nhiên vấn đề bản chất con người, vấn đề phát
triển nguồn lực con người vẫn cần được làm sáng tỏ thêm trên nhiều bình diện
của cuộc sống, vấn đề này cần được tiếp tục nghiên cứu.
Tại Hái Phòng, uỷ ban nhân dân Thành phố đã có một đề án nhỏ về đào
tạo nhân lực phục vụ CNH, HĐH Thành phố giai đoạn 1997-2000, để đáp ứng
yêu cầu của hoạt động đối ngoại, hợp tác và đắii tư với nước ngoài. Ngoài ra
trên báo Hải Phòng có những bài viết về những giải pháp nâng cao trình độ
nghiệp vụ người lao động v.v Trên thực tế cho đến nay, chưa có một công
trình khoa học nào ở Hải Phòng nghiên cứu một cách có hệ thống về nguồn
lực con người của Thành phố, thực trạng cùng với những giải pháp để phát huy
nguồn lực đó, trong sự nghiệp CNH, HĐH Thành phố Hái Phòng.
3. Mục đích và nhiệm vụ của để tài
3.1. Mục đích
Trên cơ sở kháo sát thực trạng nguồn lực con người của Hải Phòng giai
đoạn hiện nay, trong quan hệ với yêu CÀU của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước
nói chung, Hải phòng nói riêng; tác giả đề xuất những giải pháp nhằm xây
dựng và phát huy đội ngũ lao động của Thành phố với chất lượng cao, đáp ứng
nhũng yêu cầu trong giai đoạn mới của cách mạng.
3.2. Nhiệm vụ
Đê đạt được mục đích trên luận văn có nhiệm vụ:
- Làm rõ quan điểm Mácxít về con người, nguồn lực con người và những
yếu tố ảnh hưởng đến việc xây dựng và phát huy nguồn lực con người.
- Làm rõ thực trạng nguồn lực con người của Hải Phòng hiện nay so với
yêu cẩu của sự nghiệp CNH, HĐH.
- Đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát huy những ưu điểm, khắc
phục những yếu kém của nguồn lự' con người Hái Phòng hiện nay.

3
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng
Luận văn tập trung nghiên cứu thực trạng nguồn lực con người ở Hái
Phòng và các giải pháp nhằm phát huy nguồn lực đó trong sự nghiệp CNH,
HĐH của Thành phố.
4.2. Phạm vi
Tác giả nghiên cứu nguồn lực con người ở thành phố Hải Phòng giai
đoạn 1995 đến nay, song có đặt trong mối quan hệ chung của cả nước. Luận
văn giới hạn việc nghiên cứu dưới góc độ chính trị-xã hội của vấn đề.
5. Cơ SỞ lí luận và phương pháp nghiên cứu
- Dựa trên quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hổ Chí Minh,
quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, chủ trương của Đảng bộ thành phố
Hải Phòng về con người và nguồn lực con người trong sự phát triển xã hội.
- Sử dụng các phương pháp: phân tích và tổng hợp, hệ thống hoá, thu
thập những tư liệu có liên quan tới đề tài.
6. Đóng góp của luận văn
Luận văn đưa ra nhũng phương hướng,đề xuất những giải pháp nhằm
phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cáu CNH, HĐH của thành phố Hải
Phòng trong giai đoạn mới.
7. Ý nghĩa của luận văn
Trên CO' sở làm rõ mối quan hệ biện chứng giữa nguồn lực con người và
sự nghiệp CNH, HĐH.Luận văn có thê dùng làm tài liệu phục vụ nghiên cứu
giảng dạy về phát huy nguồn lực con người dưới CNXH.
Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ sở đào tạo dạy
nghề, các đơn vị sản xuất kinh doanh, các tổ chức chính trị— xã hội nhằm phát
huy nguồn lực con người trong đơn vị mình.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phẩn mở đáu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương 4 tiết.

PHẦN NỘI DƯNG
Chương 1
Vai trò của nguồn lực con người trong sụ nghiệp Công
nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước ở Việt Nam hiện nay
1.1. Nguồn lực con người đối với sự phát triển xã hội
1.1.1. Quan điểm Mácxit về nguồn lực con người
Các nhà triết học trước Mác, khi đề cập đến con người, bản chất con
người, mối quan hệ giữa con người với tự nhiên và xã hội đều giống nhau ở
chỗ, coi bản chất con người là một số đặc tính nào đó vốn có của từng cá nhân
riêng biệt, hoặc là một thực thể tinh thần tự ý thức và tự biểu hiện mình theo
hình ảnh tuyệt đối của thượng đế, hoặc là một thực thể tự nhiên - sinh vật
thuần tuý. Họ chưa thấy đựợc bán chất của con người ở tính chất xã hội, trong
đó tự nhiên là cơ sở sinh học của bán chất con người và xã hội là cơ sỏ' quyết
định của bản chất con người.
Tiếp thu có chọn lọc những tư tưởng tiến bộ của triết học tiền bối, vượt
lên trên tất cả những hạn chế về mặt lịch sử, xã hội, triết học Mác đã xuất phát
từ phạm trù thực tiễn để lý giải con người, bản chất con người.
Trong mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, với xã hội, dựa trên thê
giới quan duy vật và phương pháp luận biện chứng, triết học Mác xem xét con
người như một chỉnh thể thống nhất của mặt xã hội và mặt sinh học, của bán
chất và tồn tại, trước hết là con người sinh vật, rồi sau đó mới là con người xã
hội. Đó là một thực thể song trừng tự nhiên và xã hội, cái sinh vật kết hợp hữu
CO' với cái xã hội.
Sự vận động và phát triển của con người không thể tách rời quá trình vận
động và phát triển giới tự nhiên. C.Mác đã khẳng định giới tự nhiên là môi
trường tồn tại và phát triển của con người. Trong tác phẩm “Tác dụng của lao
động trong quá trình chuyển biến từ vượn thành người”, Ph.Ảngghen cho
rằng, lao động là nguyên nhân sâu xa dẫn đến sự chuyển hoá từ vượn thành
người. Lao động sán xuất là tiền đề đầu tiên cho sự tổn tại của con người và
5

lịch sử. Trong quá trình lao động sản xuất với tư cách là chủ thể, con người
không chí tác động vào tự nhiên mà còn tác động lẫn nhau giữa người với
người trong các mối quan hệ giao tiếp, từ đó hình thành nên các quan hệ xã
hội.
Con người với tư cách cá thể và xã hội của nó, là một chủ thể có ý thức,
con người không tách rời khỏi môi trường tự nhiên, và cũng không thể tách rời
khỏi môi trường lịch sử - xã hội. Mỗi con người đều phái sinh ra, lớn lên, tồn
tại trong một môi trường xã hội lịch sử. Theo C.Mác: tiền đề đáu tiên của toàn
bộ lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn tại của cá thể cá nhân con ngươi sống,
song cá nhân đó không tách rời khỏi xã hội, cộng đổng. Trong xã hội thì cá
nhân mới biểu hiện phẩm chất và tài năng của mình. Xã hội là môi trường, là
phương tiện để phát triển tài năng, tu dưỡng phẩm chất cho mỗi người. Trong
quá trình hoạt động thực tiễn với tư cách là chủ thể nhận thức và hành động,
con người nắm bắt các qui luật khách quan và vận dựng nó vào hoạt động thực
tiễn ngày càng hiệu quả hơn. Lẽ đương nhiên, tác dụng và hiệu quả của hoạt
động sáng tạo lịch sử của con người đến đâu còn tuỳ thuộc vào bản chất chế
độ xã hội mà con người tồn tại trong các quan hệ giai cấp, dân tộc, trong thể
chế nhà nước. Hoàn cảnh mới, hoàn cảnh do con người và loài người sáng tạo
ra, với tư cách là “tác phẩm” của con người lại được tiếp tục tác động trở lại
con người. Chính điều đó giúp con người ngày càng có khá năng nắm bắt được
qui luật khách quan và vận dụng nó một cách đúng đắn hon vào thực tiễn.
Con người không chỉ là chủ thể của hơcỊt động sản xuất vật chất là yếu tố
hàng đầu, đóng vai trò quyết định trong sự phát triển của LLSX, mà còn là
chủ thể của quá trình lịch sử, của tiến bộ xã hội. Bằng hoạt động lao động sản
xuất, con người đã cải tạo tự nhiên để thoả mãn những nhu cầu của mình,
đồng thời cải tạo cả bản thân con người. Ph.Ảngghen viết: Lao động là
nguồn gô'c của mọi của cải. Lao (ÌỘHÍỊ là điều kiện cơ hàn của ttìùn bộ đời

sống lo à i ngườ i và IIÌIIÍ th ế ổ ế n m ộ t m ức m à trê n m ộ t V n ^ h ũ i n à o đ ó chún g ta
phái nói: lao động đã sáng tạo ra bản thân con người" [13,tr. 261 ] •

Trong hoạt động lao động chinh phục tự nhiên, con người cải biến tự
nhiên và trên cơ sở đó sáng tạo ra những điều kiện đàm bảo cho sự tồn tại của
6
bản thân mình, sáng tạo ra lịch sử của chính mình. Con người chinh phục, cải
biến tự nhiên không phải với tư cách là những cá nhân riêng lẻ mà với tư cách
là những thành viên của cộng đồng xã hội trong mối quan hệ với cộng đổng.
Con người và xã hội không thể tách rời tự nhiên. Nó chỉ có thê tồn tại và phát
triển dựa vào tự nhiên và trên CO' sở làm biến đổi tự nhiên. Nếu không có tự
nhiên và xã hội thì con người không thể tiến hành sán xuất được. Song đến
lượt mình, sản xuất xã hội lại trỏ' thành điều kiện tiên quyết để con người cải
biến tự nhiên, biến đổi xã hội. Trình độ sán xuất của con người càng cao thì
con người càng có điều kiện để thoả mãn những nhu cầu vật chất của mình và
do đó làm phong phú hơn đời sống xã hội, đời sống tính thần của con người.
Như vậy, con người vừa là mục tiêu, vừa là động lực phát triển của lịch sử.
Tuy nhiên, để sản xuất ra những con người phát triển toàn diện cần phải có
một nền kinh tế phát triển cao, một văn hoá tiên tiến, một nền khoa học kỹ
thuật hiện đại, một nền giáo dục phát triển. Và việc tạo ra những thành tựu
kinh tế - xã hội đó “khôiiiỊ phai chỉ là một phưoitiỊ pháp âê làm tănạ thêm nền
sản xuất xã hội mà còn lủ một phương pháp duy nhất đ ể sản xuất ra những
con người phát triển toàn diện'\[ 13,tr.688] nguồn nhân lực cho sự phát triển
và tiến bộ xã hội.
Tóm lại, theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tự nhiên - con người
- lịch sử là một chỉnh thể thống nhất và có mối quan hệ biện chúng với nhau.
Tự nhiên là nguồn gốc vật chất sinh ra con người. Đổng thời, con người cũng
là sản phẩm của lịch sử, xã hội. Khi nói đến con người là nói tới bản chất xã
hội của nó. Phải xem xét con người trong tính tương quan biện chúng giữa tự
nhiên và xã hội. Bản chất con người không phải là cái gì đó có sẩn, C.Mác cho
rằng: “bản chất con người không phái ì à cái gì trừu tượng, trong tính hiện thực
của nó bản chất co/ì nẹười ì à íổ/iiỊ ìtoà các mối quan hệ xã hội” [12,tr. 493] -
Thấm nhuần quan niệm của C.Mác về bán chất con người, Đảng ta cho

rằng, sự nghiệp đổi mới của chúng ta xuất phát từ con người, lấy con người
làm trung tâm và trở về với con người trong sự phát triển xã hội. Sự phát triển
của lịch sử nhân loại được qui định bởi sự phát triển của LLSX, trong đó nhân
tố người lao động giữ vai trò quap trọng. Đảng ta đã khảng định rằng con
7
người là vốn quí nhất, chăm lo cho hạnh phúc con người là mục tiêu cao nhất
của chế độ ta. “ P lnứ /IIÍỊ hướng IỚII n ia chính sách x ã h ộ i là : p h á t huy nhân tô
con người trên co’ sở đảm hảo cô/iiỊ bằiiiỊ, hình đẳniỊ về n iỊỈiĩa VII và quyên lợ i
câng dân, kết hợp tốt tăng trưởniỊ kinh tứ với tiến bộ xã hội, giữa dời sống vật
chất và dời sốiìiị tình thần, giữa đáp ửinỊ /lìm cầu trước mắt và chăm ìo lợi ích
lâu dài, giữa củ nhân với tập tliể và CỘHÌỊ đồniỊ xã //(}/”,[ 18,tr. 13].CNH, HĐH
phải hướng tới mục tiêu con người bằng cách không ngừng cải thiện và nâng
cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân lao động, kết họp hài hoà giữa
tăng trưởng kinh tế với tiến bộ và công bằng xã hội.
Vấn đề con người, nhân tố con người luôn luôn ở vị trí trung tâm của
nhiều hệ thống quan điểm chính trị-xã hội từ trước đến nay. Nhận thức và giải
quyêt đúng đắn vấn đề con người, phát huy nhân tố con người là điều kiện
đảm bảo cho sự phát triển và tiến bộ xã hội.
Nhưng nhăn tố con người là gì? Cấu trúc và nội dung của nó ra sao? Theo
quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì nhân tố con người dưới CNXH là
tổng thể những dấu hiệu đặc thù thể hiện vai trò chủ thể của con người trong
hệ thống các quan hệ kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội trong sự nghiệp xây
dụng CNXH. Phạm trù nhân tố con người có hai mặt cá thể và xã hội, có sự
thống nhất giữa số lượng và chất lượng. Nói đến nhân tố con người, cũng có
nghĩa là nói đến tính chất, ý nghĩa của nó như một động lực quan trọng bậc
nhất trong các nhân tố liên quan đến sự phát triển xã hội.
Nhân tố con người là một khái niệm rộng bao hàm các nội dung sau:
Một là: nhân tố con người là chủ thể tổng hợp của đời sống xã hội bao
gồm các giai cấp, các tầng lóp xã hội khác nhau nhưng liên kết chặt chẽ với
nhau, tác động qua lại. Và các hoạt động của giai cấp, tầng lớp ấy bảo đảm

cho sư phát triển của xã hội.
Hai là: nhân tố con người bao gồm tiêu chí về chất lượng, số lượng nói
lên khá năng con người và cộng đổng người như là một tiềm năng cần khai
thác và phát huy: học vấn, dân số, mức sống v.v trong quá trình cái tcỊO và
xây dựng xã hội.
8
Ba là: nhân tố con người còn bao gồm tiêu chí về nhân cách và chức
năng xã hội của con người-những tiêu chí này nói lên khá nâng sáng tạo của
con người trong hệ thống các quan hệ xã hội, bao gồm cá năng lực trí tuệ, tư
duy chuyên môn, thái độ lao động, ý thức xã hội chính trị, lập trường tư tưởng
của cá nhân.
Có thể nói, trên một ý nghĩa nào đó nhãn tô' con người nằm ở trung tâm
của xã hội, của đời sống xã hội, của hoạt động lịch sử. Nhừ có nó, xã hội với
tư cách là một tổ chức vật chất, có cấu trúc-hệ thống phức tạp nhất trở nên
sống động. Nó phân biệt với các nhân tố khác như nhân tố kinh tế, nhân tố kỹ
thuật v.v , nhân tố con người có tính chất lịch sử xã hội, nó là tiềm năng,
năng lực, nguồn lực của sự phát triển. Nhân tố con người được xét với tư cách
là cộng đồng, có mối quan hệ sức mạnh giưã cá nhân và cộng đồng, gắn với
truyền thống lịch sử, với dân tộc, giai câ'p, quốc tế. Vì vậy xã hội phải coi
trọng phát triển văn hoá đế phát triển con người.
Khái niệm nhân tố con người là sự phát triển sáng tạo quan niệm của chủ
nghĩa Mác-Lênin về vai trò của con người với tư cách là người sáng tạo có ý
thức, là chủ thể sáng tạo ra lịch sử. Trong nhân tố con người, mặt hoạt động
thực tiễn là cơ sỏ' quyết định mọi đặc trưng và thuộc tính của nó.
Xuất phát từ quan niệm cỈLiy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác-Lênin, việc
phân tích nội dung khái niệm nhân tố con người dựa trên những nguyên tắc
sau:
- Xét nhân tố con người trong tính hiện thực và cụ thể của nó trong
những điều kiện kinh tế-xã hội xác định.
- Nhân tố con người với tư cách là người lao động được giải phóng và là

chủ thể của quá trình cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội mới. Đồng thời xem
xét con người không chỉ đơn thuần từ góc độ kinh tế như nhu cầu lợi ích vật
chất mà còn tính đến các yếu tố tâm lý, đạo đức, văn hoá v.v Do đó việc
nhận thức một cách toàn diện những nội dung của quan niệm nhân tố con
người có liên quan đến việc xác định tổng họp các biện pháp thưc tiễn nhằm
nâng cao và phát huy vai trò của nhân tố con người trong quá trình phát triển
kinh tế-xã hội.
9
Phát huy nhân tố con người trong cải tạo XHCN và xây dựng CNXH phải
tính đến đầy đủ những nội dung nói trên, từ đó mà hình thành chiến lược về
con người trong toàn bộ tiến trình cách mạng XHCN. Nhận thức đầy đủ về nội
dung nhân tố con người trong sự nghiệp đổi mới, Đáng ta cho rằng “Nguồ/I
lao động dồi dào, cun người Việt Nam có truyền thống yêu nước cần cù sáng
rạo có nền tániị văn ìitìá iỊÌáo (lục, có kìid Iiă/ÌÍỊ nắm bắt nhanh KH- CN v.v
lù nguồn lực quan trong uhấf\[\l, tr.8]•
Nguồn nhân lục (hay nguồn lực con người)
Có thể nói, trong thời đại hiện nay, đối với bất cứ quốc gia nào việc xác
định một cách đúng đắn và huy động có hiệu quả những nguồn lực có thể huy
động, đều được coi là điều có ý nghĩa to lớn đối với việc thực hiện chiến lược
phát triển kinh tế-xã hội.
Trước hết, ta có thể hiểu nguồn lực là một khái niệm rộng, có nội dung
khác nhau ỏ' những nền văn hoá không giống nhau. Nhưng chung nhất nguồn
lực là một hệ thống các nhân tô mà mỏi nhAn tô trong hệ thống đó có vai trò
riêng nhưng đều tạo ra sức mạnh để làm nên sự phát triển.
Gần đây, trong quá trình vận động của nền kinh tế-xã hội việc xem xét
nhân tố con người với tư cách là một nguồn lực xã hội của sự phát triển đã dẫn
đến việc hình thành khái niệm mới: nguồn nhân lực hay nguồn lực con người.
Tìm hiểu các công trình imhiên cứu gần đAy trên thế giới và trong nước,
chúng tôi thấy quan niệm về nguồn nhân lực được đề cập tới trên các góc độ
sau:

- Nguồn nhân lực theo lý thuyết phát triển được hiểu theo nghĩa rộng như
nguồn lực con người (Huma Resources) của một quốc gia, một vùng lãnh thổ
(vùng, tỉnh), là một bộ phận cấu thành các nguồn lực, có khả năng lao động,
quản \ý để tham gia vào quá trình phát triển kinh tế-xã hội như nguồn lực vật
chất (Physical Resuorces), nguồn lực tài chính (Financial Resources).
- Trọng lý luận vể tăng trưởng kinh tế, yếu tố con người được đề cập đến
với tư cách là một LLSX chủ yếu, sản xuất ra hàng hoá và dịch vụ. ở đây, con
người được xem xét từ góc độ là những lực lượng lao động cơ bân nhất trong
xã hội. Việc cung cấp đầy đủ và kịp thời lực lượng lao động theo nhu cầu của
10
nền kinh tế là vấn đề quan trọng nhất đảm bảo tốc độ tăng trưởng sản xuất và
dịch vụ.
- Trong lý luận về vốn người, con người được xem xét trước hết như một
yếu tố của quá trình sản xuất, một phương tiện để phát triển kinh tế—xã hội.
Nơoài ra lý luận về vốn người còn xem xét con người từ quan điểm nhu cầu về
các nguồn lực của phát triển. Đầu tư cho con người được phAn tích tương tự
như đầu tư vào các nguồn vật chất, có tính đến tổng hiệu quá của đẩu tư này
hoặc thu nhập mà con người và xã hội thu được từ đầu tư đó. Cách tiếp cận
này được áp dụng phổ biến ở hầu hết các nước hiện nay,[48,tr. 138] •
Theo cách tiếp cận trên, Ngân hàng thế giới cho rằng: nguồn nhân lực là
toàn bộ vốn người (thể lực, trí lực, kỹ năng nghề nghiệp v.v ) mà mỗi cá nhân
sỏ' hữu, ở đây nguồn nhân lực được coi như nguồn vốn bên cạnh các loại vốn
vật chất khác như vốn tiền, vốn công nghệ, tài nguyên thiên nhiên. Việc đầu tư
cho con người giữ vị trí trung tâm trong các loại đầu tư và được coi là cơ sở
chắc chắn cho sự phát triển bền vững. Vì vậy, nguồn nhân lực đirợc coi là một
nguồn vốn đặc biệt.
Dựa trên cách tiếp cận này, Liên Hiệp Quốc đưa ra khái niệm nguồn
nhân lực. và cho rằng, nguồn nhân lực là tất cả những kiến thức, kỹ năng và
năng lực của con người có quan hệ tới sự phát triển của đất nước. Đây là yếu
tố được coi là quan trong bậc nhất trong kết cấu hạ tầng kinh tế-xã hội.

Ổ Việt Nam, quan niệm cứa các nhà khoa học về nguồn nhân lực được
thể hiện trong chương trình KHCN cấp Nhà nước “Cơ// người Việt Nơm-mục
tiêu và độ/ig lực của sự phát triển kinh tế-xã hội” mang mã số KX07. Theo đó
nguồn nhân lực được hiểu là số dân và chất lượng con người, bao gồm cả thể
chất, thái độ và phong cách làm việc,[24,tr.328].
- Một hướng tiếp cận khác về nguồn nhăn lực được xem xét trong mối
quan hệ với các nguồn lực khác và nó được xem như nguồn lực cơ bản, quan
trọng, làm động lực cho sự phát triển xã hội: “Thông thường nhũng nguồn lực
làm cơ sở cho chiến lược phái í l iến của một nước có thổ là nguồn lực tự nhiôn
như tài nguyên thiên nhiên, vị trí địa lý, có thể là cơ sở vật chất kỹ thuật đã
được tạo ra trong các giai đoạn trước đó, có thể là nguồn lực ở bên ngoài tự
11
nhiên như vốn công nghệ, kinh nghiệm quản lý, thị trường, cũng có thể là
nơuồn nhân lực v.v và lịch sử cho thấy đây là nguồn lực lâu bền nhất trong
sự phát triển của mọi quốc gia từ trước đến nay. Cho nên, dù có những nguồn
lực khác mà không có những con người tương xứng đủ khả năng khai thác các
nguồn lực đó, đủ trình độ nắm bắt và làm chủ kỹ thuật và công n^kậhiện đại
nhất, nếu không có một môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tâm lý và dư luận
xã hội thuận lợi cho con người hoạt động thì khó có thể đạt được sự phát triển
như mong muốn” [16,tr.30-31 ].
- Một hướng tiếp cận khác: “Nguồn lực con người là sự kết liỢỊ) thể lực và
trí lực, cho thấy khả năng súng tạo, chất lượno hiệu quả hoạt dộng và triển
vọng mới.phát triển của con người”.[9, tr. 7].
dđây, các tác giả mới chỉ nêu ra kết cấu bên trong của nguồn nhân lực
bao gồm sức mạnh thể lực và sức mạnh trí tuệ, sự kết hợp hai yếu tố đó tạo
thành năng lực sáng tạo của con người trong quá trình cải tạo tự nhiên và xã
hội.
Hai cách tiếp cận trên đây thể hiện hai phương diện xem xét khái niệm
nguồn nhân lực. Một cách tiếp cận những mối liên hệ bên ngoài của nguồn lực
con người. Còn một cách tiếp cận mối quan hệ và kết cấu nội tại của nguồn

lực con người.
Từ một số cách tiếp cận trcn, có thể thấy rằng nguồn nhân lực không chỉ
đơn thuần là lực lượng lao động đã có, sẽ có, mà nó là cả một tập hợp, một đa
phức hợp bao gồm nhiều yếu tố như trí tuệ, sức khoẻ, kỹ năng làm việc v.v
Trong bài phát biểu, khi gặp gõ' các nhà doanh nghiệp, các nhà khoa học-
công nghệ các tỉnh, thành phố phía Bắc, Thủ tướng Phan Văn Khải nhấn
mạnh:
“Nguồn lực con người bao lỊồnt cả sức lao độ/iíỊ, trí tuệ vù tinh thần gắn
với truyền thống dân tộc t a \ [29, tr. 1].
Có thể hiểu đầy đủ hơn về nguồn nhân lực thông qua tìm hiểu khái niệm
phát triển nguồn nhân lực. Theo quan niệm của các tác giả Việt Nam thì phát
triển nguồn nhân lực về cơ bản là quá trình làm “í>tia tãno giá trị cho con người
trên cúc mặt như đạo cỉửc, trí tuệ, kỹ năng, tâm hồn thể lực v.v làm cho con
12
người trở thành những nqười lao động có năng lực, pììẩnt chất mới và cao, đáp
ứng yêu cầu to lớn của sự phát triển kinh tế-xã hội”. [24,tr.285]
Từ vấn đề nêu trcn la cỏ í he IhAy rằng, nguồn nhAn lực được đồ cập đến
như một nguồn lực tổng hợp với các yếu tố hợp thành: sức lực và trí tuệ, số
lượng cùng với những đặc trưng về chất lượng lao động như trình độ văn hoá,
kỹ thuật, kinh nghiệm nghề nghiệp, thái độ, phong cách làm việc v.v trong
đó con người được xem xét với tư cách là một nguồn lực chủ yếu để phát triển
kinh tế-xã hội, là một yếu tố cơ bản của phát triển sản xuất.
Nếu coi nguồn nhân lực là tiềm năng con người nói chung, những tiềm
năng mà con người có thể đóng góp vào sự phát triển kinh tế-xã hội, thì sử
dụng nguồn nhân lực chính là khơi dậy và phát huy những tiềm năng đó. Phát
triển nguồn nhân lực chính là quá trình khơi dạy những tiềm năng của con
người. Quá trình sử dụng, phát triển nguồn nhân lực bao gồm nhiều vấn đề
như giải quyết việc làm, sử dụng và bồi dưỡng lực lượng lao động, phát huy
tiềm năng trí tuệ, phát huy tính sáng tạo, yếu tố dân tộc, tạo ra những kích
thích và động cơ lao động v.v Trong đó, giải quyết việc làm và sử dụng lao

động chỉ là một nội dung của nó mà thôi.
Tóm lại, nguồn nhân lực có nội hàm rộng lớn và phong phú, nó không
chỉ đon thuần là nguồn lao động mà còn bao gồm nhiều yếu tố vật chất và tinh
thần khác nữa của con người và cộng đổng người. Điều đó đòi hỏi quá trình
khai thác, sử dụng, phát triển nguồn nhân lực cắn phái chú ý đáy đủ toàn bộ
nhũng yếu tố vật chất và tinh thần ở từng con người, cũng như cả cộng đồng
xã hội.
Khi bàn đến nguồn nhân lực, chúng ta không thể không nghiên cứu số
lượng và chất lượng nguồn nhân lực.
Sộ' lượng nguồn nhân lực được xác định trên qui mô dân số, cơ cấu tuổi,
giới tính và sự phân bố dân cư theo khu vực và theo lãnh thổ. Đây là lực lượng
tiềm tàng của nền kinh tế-xã hội của nước ta.
Chất lượng nguồn nhân lực là một khái niệm tổng hợp hao gồm những
nét đặc trưng về trạng thái thể lực, trí lực, kỹ năng, phong cách đạo đức, lối
sống và tinh thần của nguồn nhân lực: trạng thái sức khoẻ, trình độ học vấn
13
trình độ chuyên môn kỹ thuật, cơ cấu đào tạo nghề nghiệp, thành phần xã hội
v.v của nguồn nhân lực. Trong đó trình độ học vấn là quan trọng nhất, vì nó
không chỉ là cơ sở đề đào tạo kỹ năng nghề nghiệp mà còn là yếu tố hình
thành phương pháp tư duy, nhân cách, lối sống của mỗi người.
Chất lượng nguồn nhân lực liên quan trực tiếp đến nhiều lĩnh vực như:
đảm bảo dinh dưỡng và chăm sóc sức khoẻ, GD-ĐT, lao động và việc làm gắn
liền với tiến bộ KHCN, trả công lao động và các quan hệ xã hội khác.
Từ những vấn đề trình bày ỏ' trên chúng ta thấy:
Phát triền nguồn nhân lực chính là sự biến đổi số lượng và chất lượng
nguồn nhân lực về các mặt cơ cấu, thể lực, kỹ năng, kiến thức và tinh thần
v.v cần thiết cho công việc, nhờ vậy mà phát triển được năng lực của họ, ổn
định được công ăn việc làm, nâng cao địa vị kinh tế—xã hội và cuối cùng là
đóng góp cho sự phát triển xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực ở tầm vĩ mô là các hoạt động nhằm tạo ra

nguồn nhân lực có số lượng và chất lượng đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế-
xã hội trong từng giai đoạn lịch sử.
Phát triển nguồn nhân lực có liên quan đến giáo dục, đào tạo, sử dụng
những tiềm năng con người và tiến bộ kinh tế - xã hội. Theo UNDP có 5 điểm
“phát sinh năng lượng” của phát triển nguồn nhân lực là: giáo dục, sức khoẻ,
dinh dưỡng, môi trường, việc làm và tự do chính trị —kinh tế. Những điểm
phát sinh năng lượng đó thâm nhập vào nhau và phụ thuộc lẫn nhau. Giáo dục
là cơ sở cho những điểm khác, là nhân tố thiết yếu để cải thiện sức khoẻ và
dinh dưỡng, để duy trì một môi trường có chất lượng cao, để mở rộng và cải
thiện lao động, để duy trì sự đáp ứng về kinh tế và chính trị [28,tr. II].
Tóm lại:
- Khái niệm nhân tố con người rất rộng nói lên cấu trúc toàn diện tạo nên
con người, khái niệm nhân tố con người “tĩnh” hơn so với khái niệm nguồn
lực con người. Nói tới nguồn lực con người là nói đến tính “động” của yếu tố
con người, là mặt hoạt động của nhân tố con người, như là lực lượng tham gia
vào quá trình xã hội, tác động đến các nguồn lực khác và cùng với các nguồn
lực: tài nguyên, điều kiện tự nhiên, thành tựu KHCN, nguồn đầu tư nước ngoài
14
v.v tạo nên nguồn lực chung của xã hội. Nguồn lực con người giữ vai trò
quyết định và chi phối các nguồn lực khác.
- Về mặt ngoại diên thì khái niệm nguồn lực con người rộng hơn khái
niệm nhăn tố con người, bởi vì, nó còn bao gồm cả những con người chưa
bước vào quá trình sán xuất xã hội. Nhân tố con người là những chủ thể người
đã bước vào quá trình sản xuất, hoạt động xã hội.
1.1.2. Vai trò của nguổn lực con người (lòi với sự phát triển xã hội
ở mọi hình thái kinh tế-xã hội, nguồn lực con người luôn luôn là nhãn tố
trung tâm, giữ vai trò quyết định đối với sự phát triển của nền sản xuất xã hội
và đồng thời là mục đích của nền sán xuất xã hội. Trong toàn bộ sự phát triển
xã hội, con người luôn tồn tại với hai tư cách: vừa là chủ thể, vừa là đối tượng.
Là chủ thể, con người quyết định sự phát triển xã hội, mà trước hết là phát

triển LLSX, là đối tượng con người hưởng thụ những thành quả của sự phát
triển.
Vai trò của nguồn nhân lực thể hiện ở các mặt chủ yếu sau:
Một là, nguồn lực con người là nhân tố tích cực chủ động sáng tạo, tự
phát huy tính năng để thực hiện các hoạt động cải tạo tự nhiên, cái tạo xã hội.
Còn các nguồn lực khác: vốn, tài nguyên, cơ sở vật chất kỹ thuật v.v không
có sức mạnh tự thân, là khách thể chịu sự khai thác cái tạo của con người,
phục vụ nhu cầu lợi ích của con người. Các nguồn lực này chỉ tồn tại dưới
dạng tiềm năng, muốn phát huy tác dụng một cách tích cực, thì phải kết hợp
với nguồn lực con người, thông qua hoạt động có ý thức của con người. Trong
các nguồn lực, chỉ có con người là nguồn lực duy nhất biết tư duy, có trí tuệ và
ý thức để sử dụng các nguồn lực khác và gắn các nguồn lực lại với nhau tạo
thành nguồn sức mạnh tổng hợp cùng (ác động vào quá trình phát triển xã hội.
Chính con người tạo ra nguồn vốn và nguồn vốn này chỉ trở thành động lực
quan trọng và cấp thiết cho sự nghiệp CNH, HĐH, khi con người sử dụng
đúng mục đích và có hiệu quả. Cho dù tài nguyên thiên nhiên phong phú, vị trí
địa lý thuận lợi đến đâu, thì cũng sẽ không có ý nghĩa, nếu chủ nhân (con
người) của nó không có năng lực khai thác một cách có hiệu quả.
15
Con người một mặt là sản phẩm của tự nhiên, mặt khác là chủ thể cải tạo
tự nhiên, biến đổi tự nhiên. Sự tác động của con người vào tự nhiên theo hai
hướng, đụng qui luật thì tự nhiên ngày càng phong phú, tạo điều kiện thuận lợi
cho sản xuất và đời sống của con người (đắp đê, ngăn sông, lấn biển, lợi dụng
sức nước, sức gió v.v ), không đúng qui luật tự nhiên, thì sẽ làm tự nhiên
ngày càng nghèo đi, cân bằng sinh thái bị phá vỡ, đe doạ sự sống của con
người (phá rừng, ô nhiễm mỏi trường, săn bắt thú bừa bãi, sử dụng chất độc
hại v.v ).
Trong quá trình lao động, con người không những có quan hệ với tự
nhiên, mà còn có quan hệ với nhau. Xã hội chảng qua chỉ là sản phẩm của
quan hệ giữa người và người. Trong những quan hệ đó thì QHSX là cái quyết

định, chi phối những quan hệ khác (chính trị, đạo đức v.v ). QHSX này lại
phụ thuộc vàò sự phát triển của LLSX. Mỗi khi LLSX phát triển sẽ kéo theo sự
phát triển của QHSX và đi kèm với nó là sự phát triển tiến bộ của các quan hệ
chính trị, đạo đức pháp luật v.v ngày càng hoàn thiện hơn qua các thời kì
lịch sử.
Hai /ờ, con người với trí tuệ của mình và sức mạnh cải tạo tự nhiên, xã
hội, cải tạo chính bản thân con người, là nguồn lực không bao giờ cạn kiệt, có
khả năng phục hổi và tự tái sinh ra chính nó, phát huy và tạo ra nguồn lực
khác. Tính vô hạn của trí tuệ con người biểu hiện ở chỗ nó có khả năng không
chỉ tự tái sinh về mặt sinh học mà còn tự đổi mới không ngìmg, phát triển về
chất. Nếu chăm sóc, bồi dưỡng và khai thác nguồn lực con người một cách
hợp lí có hiệu quả bởi tri thức của con người “có tính lấy không bao giờ hết”.
Chính vì vậy mà con người là nguồn lực quí nhất, quyết định nhất “nguồn lực
của mọi nguồn lực”.
Ba là, nguồn lực con người với tư cách là mục đích của sản xuất là đối
tượng phục vụ cua sán xuất với mong muốn nâng cao chất lượng cuộc sống.
Trong mọi phương thức sán xuất xã hội, sản xuất cái gì, sản xuất như thế
nào? và sản xuất cho ai? Suy cho cùng đều phục vụ nhu cầu của con người. Vì
vậy nhu cầu của con người trở thành nhu cầu sâu rộng, trở thành tác nhân vô
16
cùng quan trọng trong kích thích sản xuất. Đây chính là động lực mạnh mẽ
thúc đẩy nền sản xuất phát triển.
Nhu cầu của con nguời rất đa dạng, bao gồm nhiều mức độ khác nhau,
phát triển từ thấp đến cao. Có nhu cấu vật chất và nhu cầu tinh thần, nhu cầu
trước mắt và lâu dài, nhu cầu cống hiến và hưởng thụ v.v Các nhu cầu ấy
quan hệ chặt chẽ chi phối mạnh mẽ các hành vi của con người (trước hết là
người lao động) trong quan hệ với tự nhiên, xã hội và trong bán thân mỗi con
người. Đối với nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN mục tiêu hàng
đầu, số một là vì sự tiến bộ và phát triển kinh tế, đẩy mạnh tiến bộ khoa học kĩ
thuật, thường xuyên nghiên cứu nhu cầu, sở thích và dự đoán sự thay đổi nhu

cầu, phát hiện các nhu cầu mới.
Với mục tiêu phấn đấu vì con người, nâng cao mức sống con người, loài
người luôn luôn hướng tới việc chinh phục tự nhiên, từng bước giải phóng con
người làm cho xã hội ngày càng phát triển.
1.1.3. Nhũng yếu tố tác động tới việc hình thành nguồn lực con
người
Muốn phát triển được nguồn lực con người, phải tính đến những yếu tố
tác động đến nó. Dưới đây là một số những yếu tố cơ bản:
Tìiứ Iihất, Giáo dục và Đào tạo:
GD-ĐT là LLSX trực tiếp, nhân tố góp phán quyết định làm tăng trưởng
kinh tê. Hơn thế nữa GD-ĐT là con đường và giải pháp cơ bản để phát huy
nhân tố con người.
Theo quan điểm triết học, GD-ĐT là những hiện tượng đặc biệt chỉ có
trong xã hội loài người, ở đâu có con người thì ở đó có giáo dục. Khi nào loài
người còn tồn tại, thì chừng đó còn GD-ĐT.
GD-ĐT đều có chung đối tượng là con người và chung bản chất là sự
định hướng của thế hệ trước đối với sự phát triển của thế hệ sau. Chúng đều là
con đường ngắn nhất, nhanh nhất bằng kinh nghiệm hiểu biết của thế hệ tnrớc
dẫn dắt thê hệ sau phát triển bỏ qua những mò mẫm không cần thiết trong
cuộc đời. GD-ĐT đều nhầm vào mục tiêu chung là nâng cao dân trí, đào tạo
nhân lực,bồi dưỡng nhàn tài.
I y-u/iso
$ 1
17
GD-ĐT tạo ra cơ cấu ngành nghề, cơ cấu trình độ, giúp cho những người
học có tính cơ động cao dễ thích nghi với những chuyển biến của kinh tế thị
trường, thị trường sức lao động.
Thứ hai, Hoạt động thực tiễn:
Đây là hoạt động bản chất của con người, nhờ nó mà con người cải tạo
thế giới theo nhu cầu của mình. Đcặc biệt là hoạt động sản xuất vật chất mà

con người biến đổi tự nhiên xã hội đổng thời biến đổi ban thân. Điểu kiện
quyết định cho sự hình thành con người là lao động. Lao động xuất hiện đánh
dấu sự chuyển biến từ tổ tiên động vật thành con người. Trong lao động con
người thường xuyên làm biến đổi những điều kiện tồn tại của mình, cải tạo
chúng cho phù họp với nhu cẩu, xây dựng nên thế giới văn hoá vật chất và tinh
thần. Nền văn hoá này do con người sáng tạo ra như thế nào thì bản thân con
người do nền văn hoá ấy hình thành cũng trong chừng mực ấy. về mặt xã hội
lao đông đưa đến sự hình thành những chất mới, chất xã hội của con người
như: Ngôn ngữ, tư duy, giao tiếp, định hướng giá trị, thế giới quan
Trong quá trình lịch sử lâu dài của xã hội, qua hoạt động thực tiễn, theo
thời gian, trí tuệ, tay nghề, học vấn v.v của con người ngày càng phát triển.
Đặc biệt, trong điều kiện của cách mạng khoa học kỹ thuật-công nghệ hiện
nay, hàm lượng lao động trí tuệ ngày càng cao, làm cho con người trở thành
một nguồn lực đặc biệt của sản xuất, là nguồn lực cơ bản vô tận.
Thứ ba, hệ thống chính sách xã hội có tác động trực tiếp đến việc bồi
dưỡng và phát huy nhân tố con người (ăn, ở, đi lại, học hành, chữa bệnh, việc
làm, tiền lương, thu nhập, điều kiện sống và lao động, báo trợ xã hội, bảo
hiếm xã hội, dân số kế hoạch hoá gia đình v.v ). nhằm đảm bảo lợi ích của
người lao động, đảm báo mối quan hệ hài hoà eiữa cá nhân và tập thể, xã hội,
khơi dậy tính tích cực sáng tạo trong mọi con người, tạo động lực thúc đẩy
kinh tế xã hội phát triển.
Vai trò của chính sách xã hội đối với việc bồi dưỡng và phát huy nhăn tố
con người thể hiện ở chỗ: 11Ó điều chinh mối quan hệ giữa các giai cấp táng
lóp đảm bảo sự tác động qua lại của các quan hệ đó theo định hướng XHCN.
Nó tạo ra khá năng và đề ra những biện pháp cụ thể dể điều chình mức độ phát
18
triển dân số, nâng cao sức khoẻ, trình độ học vấn, trí tuệ của các cộng đồng
n<nrò'i trong xã hội, tạo điều kiện cho người lao động tham gia tích cực, tự giác
có hiệu quả vào công cuộc xây dựng CNXH. Nó tạo ra khả năng đàm bảo trên
thực tế những điều kiện để hình thành và từng bước hoàn thiện nhân cách của

con người mới ở mỗi công dân.
Để cho mục tiêu của chính sách xã hội được thực hiện một cách có hiệu
quả, cần phải xây dựng và hoàn thiện cơ chế lãnh đạo quán lý các quá trình xã
hội một cách dân chủ, năng động đối với con người. Một cơ chế dân chủ có
tác động phát huy tính tích cực chính trị-xã hội của công dân, lôi cuốn họ
tham gia đông đáo tự giác vào công cuộc quản lý xã hội, quản lý nhà nước.
Thứ tư, việc sử dụng lao động:
Sử dụng là một khâu rất quan trọng để phát huy tiềm năng tri thức và kỹ
năng của người lao động đã được đào tạo. Sử dụng đúng ngành nghề và trình
độ thì họ sẽ phát huy được tài năng trí tuệ, tay nghề và ra sức phấn đấu vươn
lên về mọi mặt, ngược lại, sẽ hạn chế
Việc tạo ra mồi trường phấn đấu cho người lao động cũng vô cùng quan
trọng. Môi trường phù hợp thì người lao động phát triển nhanh chóng, môi
trường không thuận lợi thì phát triển khó khăn, môi trường xấu thì có khi bị
thui chột và phải đào tạo lại.
Thử năm, Khoa học công nghệ:
Cuộc CM KHCN đã làm thay đổi về chất LLSX. Cơ cấu kinh tế và cơ cấu
ngành nghề thường xuyên biến đổi. Nhiều ngành cũ mất đi, nhiều ngành mới
xuất hiện. Việc đổi nghề, chuyển nghề diễn ra thường xuyên hơn trước đây.
Trình độ của cuộc CM KHCN ngày càng cao, đòi hỏi trình độ tay nghề của
người công nhân ngày càng cao, trình độ tri thức của các nhà trí thức ngày
càng uyên thâm. Việc đào tạo nguồn nhân lực phải đáp ứng yêu cầu trên.
Như vậy, chúng ta có thể thấy, cuộc CM KHCN vừa tạo điều kiện nâng
cao năng lực người lao động, vừa dật ra yêu CÀU cao với ngirừi lao động bởi
vì, KHCN thường xuyên thay đổi thì người lao động cũng phái thường xuyên
thay đổi theo.
Thứ sáu, truyền thống đftn tộc:
19
Sức mạnh của con người Việt Nam đi vào CNH,HĐH không chỉ dựa vào
các giá trị của hiện tại, mà còn dựa vào các giá trị truyền thống của một dân

tộc có 4000 năm lịch sử, không chí bằng KHKT mà còn bằng cá nền văn hoá
Việt Nam.
Con người Việt Nam là sự kết tinh của nền văn hoá Việt Nam. Vì vậy,
quá trình xây dựng nền văn hoá Việt Nam cũng chính là quá trình thực hiện
chiến lược con người, xây dựng và phát huy nguồn lực con người.
Cùng với GD-ĐT, các hoạt động văn hoá, văn nghệ có vai trò quan trọng
trong việc hình thành nhân cách, làm phong phú đời sống tinh thần của con
người Việt Nam. Thông qua hoạt động văn hoá, văn nghệ mà trí tuệ, đạo đức,
tâm hồn, bản chất chính trị con người Việt Nam được năng lên ngang tầm với
sự nghiệp đổi mới của đất nước, bắt kịp với xu hướng phát triển của thời đại.
Sự hiểu biết của con người càng rộng, tri thức càng cao,tâm hồn càng
phong phú càng đóng góp nhiều cho xã hội.
Sự nghiệp văn hoá ở nước ta hiện nay phái góp phán tích cực vào việc bồi
dưỡng và xây dựng con người Việt Nam có tinh thần yêu nước, tự cường dân
tộc, phấn đấu vì độc lập dân tộc và CNXH, có ý chí vươn lên đưa đất nước
thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu, có ý thức tập thể, đơcàn kết, phấn đấu vì lợi ích
chung, có lối sống lành mạnh, nếp sống văn minh, cần kiệm, trung thực, nhân
nghĩa, tôn trọng ký cương phép nước, qui ước của cộng đồng, có ý thức bảo vệ
và cải thiện môi trường sinh thái, lao động chăm chi với lương tâm nghề
nghiệp, có kỹ thuật, sáng tạo, năng suất cao vì lợi ích bản thân, gia đình, tập
thể và xã hội, thường xuyên học tập, nâng cao hiểu biết, trình độ chuyên mồn,
trình độ thẩm mỹ và thể lực.
1.2. Cóng nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam hiện nay và
những yêu cầu đặt ra đối vói việc bổi duững phát triển nguồn lực con
nguòi ỏ' nước ta
1.2.1. Quan điếm về Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ỏ Việt Nam hiện
nay
* Tính tất yếu của CNH, HĐH:
20
CNH, HĐH là một quá trình tất yếu mà mỗi dân tộc không sớm thì muộn

cũnơ phải trải qua. Cách đây hơn 200 năm, nước Anh đã mở đầu quá trình này
trên thế giới, từ đó ỏ' những thời điểm khác nhau, hoàn cảnh khác nhau với
nhịp điệu và tốc độ khác nhau nhiều nước trên địa cầu đã hoàn thành CNH để
trở thành những nước phát triển.
Tuy có sự khác nhau vồ mổ hình, độ dài thời gian thực hiện, nội dung cụ
thể, các bước đi và phương cách liên hành, nhưng XỔI vồ mặt thực chất, CNH ở
các nước đều là quá trình chuyển từ một kiểu kinh tế chủ yếu dựa vào nông
nghiệp năng suất lao động thấp, tăng trưởng kinh tế chậm sang một kiểu kinh
tế cơ bản dựa vào công nghiệp có năng suất lao động và tăng trưởng kinh tế
cao.
Đối với nước ta hiện nay, CNH không chỉ là tất yếu lịch sử mà còn là vấn
đề cấp bách. Bởi vì, sau mấy chục năm thực hiện đường lối CNH, thực hiện
cải tạo và xây dựng CNXH nước ta vẫn còn là một trong những nước nghèo
nhất thế giói, vẫn là một nước nông nghiệp chậm phát triển, vẫn biết là một
nước nông nghiệp chậm phát triển thì nông nghiệp là vô cùng quan trọng,
nhưng nếu không đẩy mạnh CNH thì bản thân nông nghiệp không thể phát
triển thành nền nông nghiệp sán xuất hàng hoá lớn và đất nước cũng không
thể thoát khỏi vị thế yếu kém và phụ thuộc của một nước nghèo. Đã nghèo thì
không thể đủ mạnh để giữ vững chủ quyền quốc gia, giữ vững định hướng
XHCN trong bối cảnh thế giói mới và do đó, cũng không đem lại mức sống
cao và hạnh phúc cho nhân dân. CNH là con đường duy nhất tất yếu phải đi
qua để đấr nước thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu và nguy cơ tụt hậu xa hơn so với
các nước trong khu vực, giũ' vững ổn định chính trị-xã hội. Từ một nước nông
nghiệp lạc hậu đi lên CNH, Đáng ta luôn xác định CNH là nhiệm vụ trung tâm
của suốt cả thời kỳ quá độ nhằm xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho CNXH.
Đường lối CNH được đại hội toàn quốc lần thứ III của Đáng ta đề ra với
nội dung: xây dựng một nền kinh tế XHCN cân đối và hiện đại, kết hợp công
nghiệp với nóng nghiệp và lấy công nghiệp làm nền tảng, ưu tiên phát triển
công nghiệp nặng một cách hợp lý, đổng thời ra sức phát triển nông nghiệp và
công nghiệp nhẹ nhằm biến nước ta từ một nước nông nghiệp lạc hậu thành

21
một nước có công nghiệp và nông nghiệp hiện đại. Đường lối này có chỗ
không hợp lý vì nước ta là một nước nông nghiệp là chủ yếu, hơn nữa nông
nghiệp lại hết sức lạc hậu mà chúng ta lại ưu tiên phát triển công nghiệp nặng
mặc dù là ưu tiên một cách hợp lý. Từ năm 1960 đến Đại hội đại biểu toàn
quốc lần thứ IV, đường lối CNH đã nhiều lần được điều chỉnh theo hướng
nông nghiệp và công nghiệp nhẹ ngày càng được chú ý hơn. Đại hội đại biểu
lần thứ IV, trong đường lối CNH đã có sự điều chính từ ưu tiên phát triển cộng
nghiệp nặng một cách họp lý sang ưu tiên phát triển công nghiệp năng một
cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây
dựng công nghiệp và nông nghiệp thành cơ cấu công— nông nghiệp. Đến Đại
hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, nội dung CNH được xác định là: tập trung
sức phát triển mạnh nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa
nông nghiệp lên sán xuất lớn XHCN, ra sức đẩy mạnh công nghiệp hàng tiêu
dùng, tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng trong một cơ cấu
công-nông nghiệp hợp lý.
Bắt đầu từ Đại hội đại biếu toàn quốc lần thứ VI, đường lối đổi mới toàn
diện, quan điểm về CNH đã được điều chỉnh trong thực tế một cách căn bản
cho phù họp với điều kiện cụ thể của đất nước và xu thế chung của thời đại. Từ
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, nội dung CNH chuyến hẳn từ ưu tiên
phát triển công nghiệp nặng sang lấy sán xuất lương thực, thực phẩm, công
nghiệp hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu làm trọng tâm. Phát triển công
nghiệp nặng phải trên cơ sở phát triển các lĩnh vực đó. CNH, HĐH, KHCN
được coi là nền táng của CNH, là yếu tố có ý nghĩa quyết định để chuyển lao
động thủ công lên lao động sử dụng kỹ thuật tiên tiến hiện đại.
Xuất phát từ kết quả hơn 15 năm đổi mới với những tiền đề đã được tạo
ra, Đảng ta nhận định rằng nước ta đã chuyển sang thời kỳ phát triển mới, thời
kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vừa là
nhiệm vụ trung tâm lâu dài trong suốt thời kỳ quá độ, vừa là nhiệm vụ cấp
bách trước mắt. Ngày nay, CNH phải gắn với HĐH, với việc sử dụng rộng rãi

những thành tựu KHCN tiên liến của thời đại. CNH, HĐH được xác định là
quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện của các hocỊt động sản xuất kinh
22

×