Tải bản đầy đủ (.pdf) (19 trang)

Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du tt.PDF

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (544.65 KB, 19 trang )

ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
*****





ĐậU THị HồNG





TƯ TƯởNG NHÂN VĂN CủA NGUYễN DU







LUN VN THC S
Chuyờn ngnh: Trit hc






Hà Nội - 2012


ĐạI HọC QUốC GIA Hà NộI
TRƯờNG ĐạI HọC KHOA HọC Xã HộI Và NHÂN VĂN
*****





ĐậU THị HồNG





TƯ TƯởNG NHÂN VĂN CủA NGUYễN DU






Lun vn Thc s chuyờn ngnh Trit hc
Mã số : 602280


Ng-ời h-ớng dẫn khoa học: PGS.TS. Đỗ Thị Hoà Hới





Hà Nội - 2012

1
MỤC LỤC


A.MỞ ĐẦU 2
CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT
TRIỂN TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN DU 8
1.1. Những tiền đề hình thành tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du
*
8
1.1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội 8
1.1.2. Điều kiện chính trị 9
1.1.3. Điều kiện văn hóa – tư tưởng 11
1.2. Nguyễn Du – cuộc đời và tư tưởng 20
CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA
NGUYỄN DU VÀ GIÁ TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI
VIỆT NAM HIỆN NAY 34
2.1. Quan niệm của Nguyễn Du về thân phận con người 34
2.2. Tôn trọng, bảo vệ phẩm giá và khát vọng sống của con người đặc biệt
là người phụ nữ 46
2.3. Thái độ lên án những thế lực chà đạp lên phẩm giá của con người. . 58
2.4.Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du đối với đời sống xã hội
Việt Nam hiện nay 76
KẾT LUẬN 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 94

1
A.MỞ ĐẦU


1.Lý do chọn đề tài
Cuộc sống như một dòng chảy không ngừng nghỉ mà trên mỗi bước đi của nó luôn hằn rõ
dấu vết của ngày hôm qua. Không phải ngẫu nhiên mà đã hơn hai thế kỷ trôi qua, vượt qua sự
khắc nghiệt của thời gian và sự đào thải khắt khe của lòng người, những sáng tác của Nguyễn Du
vẫn sống trong lòng người đọc bao thế hệ, không chỉ trên mảnh đất yêu thương hình chữ S mà nó
còn lan tỏa lay động loài người trên khắp năm châu. Để có được những giá trị vĩnh tồn vượt thời
gian ấy, chắc chắn trong bản thân nó phải chứa đựng những giá trị cao cả mà loài người hướng
tới, bất luận trong thời đại nào. Những điều đó có được trước hết bởi đằng sau những di cảo thơ
ca thiên tài là một nhà tư tưởng với những suy tư vượt thời đại. Có thể nói cuộc đời và tác phẩm
của Nguyễn Du mang nhiều giá trị sâu sắc, quy tụ được nhiều vấn đề xã hội và có ý nghĩa lớn cho
hậu thế. Song để hiểu hết những vấn đề đó là một điều không dễ dàng. Tuy đã có nhiều công trình
lớn, nhỏ tìm hiểu giá trị trong di sản đó nhưng việc đi sâu nghiên cứu di sản của Nguyễn Du đặc
biết dưới góc độ tư tưởng vẫn đang là mối quan tâm của rất nhiều học giả.
Ngày nay con người đang sống trong một thời đại mới với những biến đổi to lớn về mọi
mặt: kinh tế, chính trị, tư tưởng, văn hóa. Cùng với sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học kỹ
thuật , với guồng quay của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và với việc đẩy mạnh sự phát
triển của nền kinh tế thị trường thì nhiều giá trị văn hóa của người Việt Nam có sự thay đổi. Bên
cạnh những giá trị tích cực mà nền kinh tế thị trường mang lại thì nó cũng kéo theo không ít
những hiện tượng tiêu cực. Cơ chế thị trường lấy lợi nhuận làm mục đích chính đã đẩy con người
chạy theo guồng quay của đồng tiền mà dần dần đánh mất mình, đánh mất những giá trị nhân văn
truyền thống tốt đẹp của dân tộc.
Trong khi đó cuộc sống con người đang từng ngày từng giờ phải đối diện với rất nhiều
những khó khăn, đe dọa: Đó là nạn thất nghiệp tràn lan, là dịch bệnh, thiên tai lũ lụt…Tất cả
những điều đó đòi hỏi chúng ta nhận thức rõ hơn sự cần thiết phải giữ gìn và phát triển hơn bao
giờ hết truyền thống nhân văn của dân tộc, truyền thống yêu thương con người. Đó cũng là lý do
quan trọng để chúng ta tìm về với những giá trị nhân văn của dân tộc, thấy được những điều tốt
đẹp mà ông cha ta đã nhắc nhở hàng thế kỷ trước và rút ra bài học cho con người chúng ta ngày
hôm nay.
Những tư tưởng nhân văn trong thơ ca Nguyễn Du đã kế thừa truyền thống được kết tinh

trong lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Như người kết tinh hoa từ
trong chiều sâu lịch sử đó, Nguyễn Du nổi lên như một gương mặt tiêu biểu về tư tưởng nhân
văn. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du kết tinh sâu lắng nhất và cũng là hiện thân của tinh thần,

2
cốt cách con người Việt Nam rất cần được phát hiện thêm các chiều cạnh khác nhau để có thể
thấy được tầm tư tưởng triết học xứng đáng.
Hơn hai trăm năm trôi qua, đã có rất nhiều những công trình, tác phẩm, bài viết nghiên
cứu, đánh giá về Nguyễn Du ở nhiều gốc độ. Có lẽ chưa một tác gia nào được bàn nhiều, nghiên
cứu nhiều như Nguyễn Du. Cho đến nay, nghiên cứu về Nguyễn Du vẫn là một đề tài hấp dẫn và
“nói mãi không hết”. Những tư tưởng của Nguyễn Du đặc biệt là tư tưởng nhân văn không chỉ có
ý nghĩa đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam thời đại ông bởi tính vượt thời đại của nó, bởi những tư
tưởng đó mở đầu cho trào lưu hướng đến con người cá nhân trong tt Vì những lý do trên mà tôi
lựa chọn đề tài tìm hiểu Tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du làm đề tài luận văn thạc sỹ triết học.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu của đề tài
Nguyễn Du là một tác gia tiêu biểu của Việt Nam, những đóng góp của Nguyễn Du là rất
lớn, vì vậy những tác phẩm đánh giá, bình luận trên nhiều phương diện về Nguyễn Du rất nhiều
khó có thể thống kê được. Trong phạm vi luận văn này, tôi chỉ đề cập đến những tác phẩm tiêu
biểu, trong đó có nội dung liên quan bình giá đến tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du.
Về tinh thần nhân đạo, nhân văn của Nguyễn Du được nhiều học giả nghiên cứu. Trong
cuốn Khảo luận về Kim Vân Kiều, Đào Duy Anh đã lí giải tình cảm xót thương của Nguyễn Du
đối với những kiếp tài hoa nhưng xấu số và những kẻ nghèo khổ “dưới đáy xã hội” xuất phát từ
chỗ cho rằng bởi nhà thơ là người “đồng cảnh” với họ.
Song Trương Chính không đồng tình với cách nhìn nhận ấy. Theo ông, không phải lúc
nào và ở đâu Nguyễn Du cũng chỉ thấy mình và chỉ nghĩ đến mình. Trong sách giáo trình văn học
Việt Nam từ thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2001, Nguyễn Lộc cũng khẳng
định: Nguyễn Du không bao giờ “chỉ ngồi ngắm cái bóng dưới chân mình”. Và ông còn đi xa hơn
khi cho rằng trong thi phẩm của Nguyễn Du thấm nhuần một chủ nghĩa nhân đạo: Nguyễn Du
luôn quan tâm đến cuộc đời, đến con người, “không chỉ riêng Trung Quốc mà của cả Việt Nam”,
“khắp nhân gian”, “khắp cõi người”. Vậy là tình thương của Nguyễn Du từ chỗ được lí giải như

loại tình cảm cá nhân của một người nghệ sỹ đa cảm “đồng cảnh”, “đồng bệnh”, đến chỗ được
xem như một phẩm chất của chủ nghĩa nhân đạo rộng lớn
Trong bài viết Nguyễn Du nhà thơ nhân đạo lỗi lạc, nhà nghiên cứu người Nga
N.I.Niculin đã nhận xét: “Nguyễn Du là một nhà nhân đạo chân chính, ông đã đi theo con đường
nghiên cứu tâm lý các hình tượng một cách tinh vi, sáng tạo ra những tính cách trọn vẹn và nhất
trí”[13; 1010]
Ngoài ra còn rất nhiểu công trình viết về Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều trong đó
tiêu biểu như:

3
Truyện Kiều – Những lời bình do tác giả Hoài Phương biên soạn và tuyển chọn, tập trung
rất nhiều bài viết, nhiều ý kiến đóng góp, phê bình của rất nhiều học giả trong và ngoài nước về
Nguyễn Du và Truyện Kiều. Trong sách những bài sưu tầm của Hoài Phương có bài viết của
Hoài Thanh: Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du. Hoài Thanh đã thấy
được sức sống mãnh liệt của những con người đang chịu cảnh áp bức trong xã hội cũ và thấy
được thái độ của Nguyễn Du đối với nhân vật đó là sự cảm thương sâu sắc, là tinh thần nhân đạo
cao cả của nhà thơ. Hoài Thanh đã cho rằng khi Nguyễn Du dựng lên một cuộc đời, một con
người trong tác phẩm thì đó là cách ông phát biểu ý kiến của mình trước những vấn đề thời đại.
Nói về Thúy Kiều, “Nguyễn Du đã nói dùm nỗi niềm cho tất cả những người bị ngạt thở trong cái
khuôn phong kiến”. Còn nói đến Từ Hải là nói đến cái mơ ước được sống phóng túng, “sống
mạnh mẽ, sống say mê ở ngoài khuôn khổ bấy giờ”. Gía trị nhân đạo của Truyện Kiều, theo Hoài
Thanh chính là ở đó.
Trong luận văn thạc sĩ khoa học của Vũ Thị Nga Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du
trong tác phẩm Truyện Kiều đã trình bày một cách sâu sắc những nội dung tư tưởng nhân đạo của
Nguyễn Du trong Truyện Kiều. Luận văn đã phân tích và khẳng định rằng tư tưởng nhân đạo của
Nguyễn Du là một giá trị đạo đức truyền thống của dân tộc. Từ đó, luận văn cũng khẳng định
được những ý nghĩa của tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa của Nguyễn Du đối với việc giáo dục giá trị
đạo đức truyền thống ở Việt Nam hiện nay.
Ngoài ra còn có rất nhiều bài viết khác nghiên cứu về tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du
như những nghiên cứu của Nguyễn Lộc, Trần Nho Thìn, Trương Tửu, Lê Đình Kỵ, Lê Thị Lan…

Có thể khẳng định, các sáng tác của Nguyễn Du không thật đồ sộ về số lượng nhưng có
vị trí đặc biệt quan trọng trong di sản văn học và văn hóa dân tộc. Và cũng chính vì thế, số lượng
những bài bình giá, những tác phẩm nghiên cứu về chủ đề tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du là
rất lớn. Tuy nhiên, các nhà nghiên cứu về Nguyễn Du trong chừng mực nhất định thường chú
trọng tìm hiểu tư tưởng nhân đạo đó thể hiện ở Truyện Kiều – là tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn
Du mà ít có sự quan tâm đến những tác phẩm thơ chữ Hán và chữ nôm khác. Đặc biệt, với tư
cách là nhà thơ có tư tưởng nhân văn sâu sắc nhưng di sản của Nguyễn Du chưa được các nhà
nghiên cứu tìm hiểu sâu về tư tưởng này mà có chăng chỉ là sự nghiên cứu dưới những góc độ
nhỏ lẻ. Chính những yêu cầu bức thiết đó, trong giới hạn luận văn triết học, chúng tôi kế thừa các
giá trị của những người nghiên cứu trước đồng tập trung nghiên cứu những tư tưởng nhân văn của
Nguyễn Du một cách đầy đủ hơn với hy vọng giải đáp chúng một cách rõ ràng hơn trước.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Tìm hiểu một số nội dung của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du.
Nhiệm vụ nghiên cứu:

4
 Tìm hiểu những tiền đề hình thành tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du.
 Nêu và phân tích những biểu hiện nội dung cơ bản tư tưởng nhân văn của Nguyễn
Du.
 Tìm hiểu giá trị tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du đối với sự phát triển của lịch sử tư
tưởng.
4.Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng: Tác phẩm của Nguyễn Du khá đồ sộ và chứa nhiều nội dung, tuy nhiên trong
giới hạn đề tài của luận văn chỉ tập trung nghiên cứu nội dung tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du.
Phạm vi nghiên cứu: Biểu hiện của tư tưởng nhân văn chủ yếu qua cuộc đời và thơ văn
Nguyễn Du.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận văn là các quan điểm của chủ nghĩa
Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh.
Phương pháp nghiên cứu: Trong luận văn chủ yếu sử dụng phương pháp logic kết hợp

với lịch sử, phương pháp phân tích, tổng hợp và đối chiếu.
6. Đóng góp của đề tài:
Dựa vào các tác phẩm của Nguyễn Du để chỉ rõ được cội nguồn và nội dung tư tưởng
nhân văn rất sâu sắc của Nguyễn Du thể hiện trong cuộc đời và thơ văn của ông và ý nghĩa của nó
đối với hiện nay từ góc nhìn triết học
7.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài:
*Ý nghĩa lý luận: Làm rõ hơn về những tiền đề cho sự ra đời và những biểu hiện nội dung
của tư tưởng nhân văn Nguyễn Du. Trên cơ sở đó bước đầu đánh giá những giá trị của tư tưởng
nhân văn Nguyễn Du đối với sự phát triển của lịch sử tư tưởng giai đoạn này.
*Ý nghĩa thực tiễn: Kết quả nghiên cứu có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các học
viên chuyên ngành triết học và những giới quan tâm đến vấn đề này.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm 2 chương 6
tiết
Chương 1: Những tiền đề của sự hình thành và phát triển tư tưởng nhân văn của Nguyễn
Du.
Chương 2: Một số nội dung tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du và ý nghĩa của nó đối với
đời sống xã hội Việt Nam hiện nay.



5


CHƯƠNG 1: NHỮNG TIỀN ĐỀ CỦA SỰ HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ
TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN DU
1.1. Những tiền đề hình thành tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du
*
1.1.1. Điều kiện kinh tế
Thế kỷ XVIII, với sự phá sản của nông dân và sự tập trung ruộng đất vào một thiểu số

thống trị đã gây nên mâu thuẫn lớn, cơ bản nhất của xã hội – mâu thuẫn giữa nông dân và địa chủ
phong kiến, làm nên nguồn gốc căn bản của mọi tệ nạn xã hội. Mặt khác, để dồn sức cho chiến
tranh và phục vụ cho sự ăn chơi xa đọa, bọn vua chúa đã đẩy chính sách thuế khóa, phu phen tạp
dịch đến mức vô cùng nặng nề.
Từ thế kỷ XVIII cũng là thế kỷ mà nền kinh tế hàng hóa phát triển khá mạnh. Các nghề
thủ công như nghề khai mỏ ở miền núi, ươm tơ, kéo sợi, dệt vải ở miền xuôi phát triển. Lưu
thông hàng hóa trở thành nhu cầu cấp bách. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa, các
đô thị cũng phát triển với tốc độ ngạc nhiên. Tuy nó chưa đủ để tạo ra một cơ sở tiền tư bản chủ
nghĩa ở Việt Nam nhưng nó đã góp phần làm cho mâu thuẫn xã hội phong kiến trở nên gay gắt từ
khi xu thế dùng tiền để thao túng quan hệ xã hội.
1.1.2. Điều kiện chính trị:
Nếu như nền kinh tế trong giai đoạn này bị suy thoái, trì trệ trầm trọng thì về mặt chính
trị cũng không kém phần khủng hoảng. Có thể khái quát, tình hình chính trị giai đoạn này nổi lên
hai đặc điểm cơ bản là đó là sự suy đồi, thối nát của bộ máy cai trị và tinh thần quật khởi đòi
quyền sống của quần chúng, đặc biệt là giai cấp nông dân.
Sự suy đồi và phản động của giai cấp phong kiến đã trở thành chất xúc tác mạnh mẽ
nhóm lên ngọn lửa căm hờn trong quần chúng nhân dân, đặc biệt là giai cấp nông dân. Phong trào
nông dân nổi lên mạnh mẽ là tất yếu lịch sử. Thời kỳ này cũng đánh dấu bằng phong trào khởi
nghĩa của nông dân. Trong đó có cuộc khởi nghĩa lớn kéo dài hàng chục năm như cuộc khởi
nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (từ 1741- 1751), hoạt động trên một vùng rộng lớn của đồng bằng
Bắc Bộ, uy hiếp cả kinh thành Thăng Long, cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương ở Sơn
Tây rồi tràn sang Thái Nguyên, Tuyên Quang. Cuộc khởi nghĩa của anh hùng áo vải Nguyễn Huệ
đã cuốn đi những gì rác rưởi của thời đại, đuổi quân xâm lược ra khỏi đất nước. Mặc dù sự xuất
hiện của triều đại Tây Sơn rốt cuộc vẫn là sự thay thế triều đại phong kiến này bằng một triều đại

*
* Những tư liệu về lịch sử mục 1.1 lấy từ nguồn “Truyện kiều và chủ nghĩa hiện thực của
nguyễn du, Nxb KHXH, Hà Nội, 1970 ” của Lê Đình Kỵ



6
phong kiến khác nhưng phong trào khởi nghĩa nông dân Tây Sơn đã chứng tỏ sức mạnh của nhân
dân lao động, niềm khao khát hướng đến cuộc sống mới tự do, hạnh phúc.
1.1.3. Điều kiện văn hóa – tư tưởng
- Chủ nghĩa nhân văn: Theo nghĩa rộng chủ nghĩa nhân văn bao gồm tất cả những cố
gắng, tư tưởng và trào lưu lấy con người tiến lên tự do làm trung tâm, xuất phát từ sự tôn trọng
giá trị con người, tin vào sức sáng tạo vô biên của con người, yêu thương con người và cuộc sống
trần gian. Chủ trương phát triển mọi khả năng của con người và xã hội.
-Có một điều tưởng như “nghịch lý” về hình thức đó là trái với sự khủng hoảng và suy
thoái nghiêm trọng của tình hình kinh tế, chính trị của xã hội Việt Nam trong những năm cuối thế
kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX thì đời sống về mặt văn hóa – tư tưởng của Việt Nam lúc này lại có
những bộc phát. Cùng với những thành tựu lớn lao trên lĩnh vực văn hóa thì về mặt tư tưởng cũng
có những kế thừa những thành quả thời kỳ trước và có những biến đổi sâu sắc do sự thay đổi của
hiện thực xã hội Việt Nam lúc bấy giờ. Trong đó, tư tưởng nhân văn là một trong những biểu hiện
đột phá trong nhận thức của các nhà tư tưởng, nó vừa tiếp nối truyền thống nhân văn của dân tộc
nhưng bên cạnh đó nó còn mang những biểu hiện mới do hoàn cảnh lịch sử của dân tộc có những
thay đổi.
Có thể nói, nội dung chủ nghĩa nhân văn giai đoạn này chủ yếu biểu hiện trong quan hệ
chống đối của quần chúng nhân dân đối với giai cấp thống trị và với hệ tư tưởng phong kiến. Bên
cạnh thái độ chính trị ấy là khuynh hướng yêu cầu phát triển cuộc sống cá nhân và khát vọng tự
do về cuộc sống trần tục. Lúc này con người đã có ý thức chống đối những thế lực xã hội thống
trị, chống đối tư tưởng phản động, những khát vọng, những nhu cầu, những đòi hỏi giải phóng tài
năng, khát vọng đấu tranh để thực hiện nhu cầu tự do, hạnh phúc, nhu cầu tự nhiên bản năng của
con người.
1.2. Nguyễn Du – cuộc đời và tư tưởng

Nguyễn Du tên tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, sinh năm 1765 tại làng Tiên Điền,
huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. Ông sinh đúng lúc đất nước loạn lạc, chứng kiến nhiều cuộc đổi
thay sơn hà mà tác giả gọi là “cuộc bể dâu” của đời người, của triều đại phong kiến và của chính
mình.

Là một cậu ấm con quan, song cuộc đời Nguyễn Du không phải lúc nào cũng sống trong
nhung lụa gấm vóc. Chính cuộc sống gió bụi đã giúp Nguyễn Du có điều kiện hiểu sâu sắc hơn về
cuộc đời của những người phụ nữ đặc biệt là số phận của những ca kỹ. Có lẽ chính những người
phụ nữ mà ông bắt gặp ở nhà anh mình đã trở thành nguyên mẫu cho các nhân vật trong các tác
phẩm của ông như Đạm Tiên, Thúy Kiều trong Truyện Kiều và người gẩy đàn trong Long thành
cầm giả ca…

7
Nguồn gốc tư tưởng của Nguyễn Du trước hết là Nho giáo. Cũng giống như các nhà Nho
xuất thân từ cửa Khổng sân Trình, Nguyễn Du chịu ảnh hưởng mạnh từ các tư tưởng của Nho gia.
Hơn thế nữa, tuy là một nhà Nho nhưng Nguyễn Du cũng chịu ảnh hưởng của tư tưởng
Phật giáo và Đạo giáo. Điều đáng ghi nhận là ở thời đại Nguyễn Du, Phật giáo Việt Nam không
còn chiếm địa vị độc tôn như thời Lý - Trần. Khi nhà Minh sang xâm lược nước ta, tướng
Trương Phụ đã đem toàn bộ kinh điển Phật giáo về Kim Lăng hoặc thiêu đốt hết. Nho giáo cùng
với chế độ thi cử đã lấn át hết tư tưởng chính thống của giới trí thức đương thời, ít người có điều
kiện nghiên cứu kỹ Phật giáo như Nguyễn Du. Và Phật giáo trong lòng nhân sĩ chỉ là một mớ tư
tưởng chán đời, yếm thế vì thế những đóng góp của Nguyễn Du rất đáng trân trọng.


CHƯƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG TƯ TƯỞNG NHÂN VĂN CỦA NGUYỄN DU VÀ GIÁ
TRỊ CỦA NÓ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG XÃ HỘI VIỆT NAM HIỆN NAY
2.1. Quan niệm của Nguyễn Du về thân phận con người.
Có thể khẳng định giá trị toàn hảo của các tác phẩm của Nguyễn Du không thể chỉ nằm
trong tính kiệt tác của nghệ thuật văn chương, mà còn nằm trong tư tưởng mà văn chương ấy
chuyển tải. Và Nguyễn Du đã không đi vào tâm tư của người Việt, nếu Nguyễn Du chỉ là người
người thợ tuyệt xảo của từ chương mà không có tư tưởng, triết lý nhân văn sâu sắc.
Như chúng ta đã nói ở trên, Nguyễn Du là một nhà Nho, tuy nhiên ông chịu ảnh hưởng
của nhiều tư tưởng khác ngoài Nho giáo mà tiêu biểu nhất phải kể đến Phật giáo và Đạo giáo.
Chính vì vậy, quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và con người chịu nhiều ảnh hưởng của
nhân sinh quan Phật giáo và Đạo giáo. Nguyễn Du thấm thía triết lý của đạo Phật coi cuộc đời là

“bể khổ”. Nguyễn Du luôn nhìn cuộc đời không phải bằng con mắt của tầng lớp thống trị mà
bằng con mắt, tâm hồn của một nhà nhân văn, ông thể hiện thái độ yêu thương, trăn trở và xót xa
cho thân phận con người, cho mọi kiếp người trong cuộc nhân sinh.Chính vì vậy mà Nguyễn Du
khái quát nên tư tưởng: “Cuộc đời trăm năm biết bao nhiêu chuyện thương tâm”[9; 552].
Có thể nói, Nguyễn Du là người đầu tiên trong lịch sử tư tưởng Việt Nam đã phác họa ra
một bức tranh xã hội toàn diện, đã lấy những đau khổ của con người đương thời khái quát thành
những vấn đề xã hội chung, khái quát thành vấn đề của con người trong xã hội có áp bức, bóc lột
và vì thế tinh thần nhân văn của Nguyễn Du là tinh thần nhân văn bao quát. Cái thế giới làm ông
thương cảm, xót xa là thế giới của tất cả những con người bị giày xéo, đày đọa về thể xác cũng
như tinh thần. Lời tố cáo của ông là lời tố cáo đánh vào những kẻ, những chế độ chà đạp lên con
người, mang tầm cao triết học.

8
2.2. Tôn trọng, bảo vệ phẩm giá và khát vọng sống của con người đặc biệt là người
phụ nữ
Trong tư tưởng của Nguyễn Du có tình thương xót đối với những nỗi lầm than, đau khổ
của con người. Trong khi phản ánh những hiện tượng xã hội không phải Nguyễn Du chỉ mô tả
một cách khách quan, theo chủ nghĩa tự nhiên mà trong mỗi cảnh ngộ éo le, mỗi sự đày đọa đối
với con người đều chứa đựng một sự phẫn nộ, một lời phản kháng đối với những kẻ đã gây ra tai
họa. Thông cảm một cách chân thật, thấm thía với số phận của con người, Nguyễn Du nhận thức
được rằng trách nhiệm của mình là bảo vệ phẩm giá của con người, tố cáo chế độ xã hội mục nát
đương thời qua tái hiện những nhân vật tiêu biểu cho cái luân thường đạo lý xuống cấp của xã hội
ấy. Thơ văn của Nguyễn Du là một lời bảo vệ thiết tha quyền của con người sống có phẩm giá và
tư tưởng của Nguyễn Du được lồng vào trong hình tượng anh hùng dám chống lại xã hội chà đạp
lên giá trị của con người.
Có thể nói, việc để người phụ nữ trong xã hội phong kiến đóng vai chính quyết định tình
yêu của mình, Nguyễn Du đã vượt xa những thành kiến của xã hội đương thời về người phụ nữ,
đồng thời thách đố tất cả những trào lưu đương đại về tình yêu, tình dục, về “tình yêu định
mệnh”. Nguyễn Du đã nêu lên được và làm tỏ rõ ranh giới giữa ái và dâm, giữa “mắc điều tình ái
khỏi điều tà dâm”, chính ranh giới này người phụ nữ hoàn toàn có tự do ấn định, và chính nó

khẳng định thể “tự do luyến ái” trong phạm vi cho phép của xã hội phong kiến.
Những tư tưởng nhân văn ấy ẩn sâu trong từng lời thơ và chúng ta dễ nhận thấy tấm lòng
xót thương bao la đối với thân phận con người bị chà đạp, lòng tôn trọng phẩm giá đối với những
con người tưởng chừng đã chìm xuống tận dưới đáy cùng của xã hội. Không dừng lại ở đó, giữa
cảnh ngột ngạt của xã hội phong kiến ấy vẫn ngời sáng một tình yêu mãnh liệt đối với cuộc sống.
Giữa những xấu xa, tàn ác, những cái dối trá, lừa lọc được miêu tả trong các tác phẩm của
Nguyễn Du thì ẩn đằng sau nó dường như vẫn bùng cháy ngọn lửa của hy vọng - hy vọng về một
ngày mai tốt đẹp hơn, hy vọng rằng tất yếu lẽ phải sẽ chiến thắng. Những bọn bất nhân bạc ác rồi
cuối cùng bị trừng trị, những người lương thiện dù trải qua gió dập sóng dồi, nhưng cuối cùng sẽ
gặp điều hay. Có thể có người cho rằng lòng tin ấy là ngây thơ và cảnh đoàn viên kết thúc Truyện
Kiều là gượng gạo, nhưng có lẽ chính lòng tin, niềm hy vọng ấy là chính là sức mạnh đưa
Nguyễn Du trở về với nhân dân, là nhà thơ, nhà tư tưởng của nhân dân muôn đời nay.
2.3. Thái độ lên án những thế lực chà đạp lên phẩm giá con người.
Nếu như các sáng tác thơ văn thời kỳ Nho giáo hưng thịnh, nội dung chủ yếu của các nhà
thơ là ngợi ca vương triều, tụng ca thánh đế, tụng ca một thời vua sáng tôi hiền. Còn Nguyễn Du
lại đi ngược lại, thơ văn của ông thể hiện một sự nhận thức bao quát hiện thực rộng lớn, mở rộng
diện đề tài và phản ánh đa dạng số phận con người, từ cảnh ngộ ông lão đói nghèo đến người gảy

9
đàn ở thành Thăng Long, từ những người thường gặp chung quanh đến những nhân vật chìm
khuất trong lịch sử, từ nỗi nhớ người thân đến biết bao cảnh đời trầm luân trên đường đi sứ Trung
Hoa Trên tất cả là sự nhập thân, cảm thông sâu sắc của chính tấm lòng Nguyễn Du với mọi kiếp
con người. Mỗi tác phẩm của Nguyễn Du đều thể hiện một tư tưởng nhân văn một cách nhìn
riêng, một điểm nhìn khác biệt trước thực tại. Phải có một tư tưởng nhân văn sâu sắc, một năng
lực sáng tạo phi thường và ‘con mắt trông thấu cả sáu cõi, tấm lòng nghĩ suốt cả ngàn đời', 'lời
văn tả ra hình như máu chảy ở đầu ngọn bút, nước mắt thấm trên tờ giấy, khiến ai đọc đến cũng
phải thấm thía ngậm ngùi, đau đớn như đứt ruột' (lời Tiên Phong Mộng Liên Ðường chủ nhân) thì
Nguyễn Du mới có được kiệt tác Truyện Kiều và những vần thơ chữ Hán chất nặng suy tư.
Nguyễn Du không phải là người đầu tiên và duy nhất tố cáo tội ác gieo xuống đầu nhân
dân. Tuy nhiên, thông qua các tác phẩm của mình, ông đã nói lên một cách tinh vi và sâu sắc nỗi

thống khổ của con người sống trong thời đại đầy sóng gió đó. Điều này được thể hiện rõ trong
Truyện Kiều – tác phẩm tiêu biểu của ông.
Nhờ đi nhiều, tiếp xúc với nhiều “hạng” người trong xã hội đó, Nguyễn Du đã nhận ra
trong xã hội luôn luôn có sự tồn tại của hai lực lượng đối lập; một bên là những người nghèo khổ,
những người tài sắc bị hắt hủi, một bên là bọn người có quyền thế, có của cải. Nguyễn Du không
thể tách hai lực lượng ấy ra mà nhìn, vì giữa cuộc đời thực, hai lực lượng ấy luôn đi liền với nhau
trong một quan hệ đối kháng không thể hòa hoãn. Vì thế, trong thơ chữ Hán của Nguyễn Du, các
nhân vật đối lập cứ xuất hiện theo cái thế song song tương phản thành từng cặp không rời. Hình
ảnh nhà ái quốc nước Sở Khuất Nguyên ôm tấm lòng cô trung chìm xuống đáy sông thăm thẳm đi
liền với hình ảnh một bọn người dương dương đắc chí, “ra ngoài ngựa ngựa xe xe, ở nhà vênh
vênh váo váo”, “đứng ngồi bàn tán như ông Cao, ông Qùy”; cái chết oan uổng của ba nhân vật
hào hiệp Kinh Kha, Điền Quang, Phàn Ô Kỳ được đặt bên khung cảnh oái oăm của kinh đô Hàm
Dương, trong đó “Vua Tần vẫn ngồi cao vòi vọi”; bên cạnh tượng Nhạc Phi có tượng Tần Cối; và
nỗi oan không xóa của nàng Dương Qúy Phi cứ chập chờn hiện lên giữa cái hình ảnh “phỗng
đứng” của cả một triều đình…
2.4.Ý nghĩa của tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du đối với đời sống xã hội Việt Nam
hiện nay.
Ngày nay trong bối cảnh toàn cầu hoá về nhiều mặt, trong đó có văn hoá, chúng ta cần
thiết phải giữ gìn những giá trị nhân văn tốt đẹp mà tổ tiên đã để lại. Bởi lẽ, ngoài mặt tích cực,
quá trình toàn cầu hoá chứa đựng rất nhiều mâu thuẫn phức tạp, trong đó ẩn chứa những nguy cơ
có thể làm phát triển phiến diện con người. Hội nghị G8 gần đây đã nhắc đến sự cần thiết phải
thực hiện một quá trình toàn cầu hoá mang tính nhân văn. Hơn nữa, trong điều kiện phát triển
kinh tế thị trường, khi cá nhân và lợi ích cá nhân được đề cao, thậm chí phát triển thái quá thành

10
chủ nghĩa cá nhân cực đoan thì những giá trị nhân văn trong văn hoá truyền thống nêu trên
không tránh khỏi những thách thức. Quan trọng hơn, gìn giữ và phát huy các giá trị nhân văn
trong văn hoá Việt Nam thực chất là để bồi dưỡng và phát triển nhân tố con người Việt Nam, một
nguồn nội lực rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đối với sự phát triển bền vững của đất nước
và chống mọi sự tha hoá nhân cách.

Có thể khẳng định tư tưởng nhân văn của Nguyễn Du là yếu tố đặc sắc cấu thành chủ
nghĩa nhân văn Việt Nam truyền thống. Mặt khác, nó còn là yếu tố tích cực góp phần hình thành
nên tư tưởng nhân văn mới. Bởi vì chính lòng yêu thương con người, sự cảm thông chia sẻ đối
với những người có số phận bất hạnh đã góp phần làm nên bản sắc dân tộc Việt Nam, lối sống
con người Việt Nam từ truyền thống đến hiện đại. Bên sự tôn trọng phẩm giá của con người, coi
trọng tài năng của con người đặc biệt là người phụ nữ, Cái quý giá nhất ở Nguyễn Du không chỉ
là sự khẳng định giá trị con người nói chung, mà còn là – và chủ yếu là – sự khẳng định giá trị
con người với tư cách cá nhân. Nguyễn Du đã mạnh dạn vượt ra khuôn khổ “văn dĩ tải đạo” để
đề cao cái tôi, đề cao ý thức cá nhân con người. Truyện Kiều là một truyện thương thân, xót thân
thấm thía nhất cũng bởi Nguyễn Du không ngần ngại đề cập đến nỗi đau, tâm trạng ê chề, khát
khao hạnh phúc thực sự, ý thức về nhân cách của người phụ nữ chốn lầu xanh.
Ở một góc độ nào đó, thơ văn của Nguyễn Du là tiếng kêu cứu của những con người bị
dìm xuống đáy xã hội. Nét mới trong chủ nghĩa nhân văn của Nguyễn Du là chú ý đến thân phận
cá nhân. Lần đầu tiên trong văn học trung đại, người ta biết “xót thân”. Nguyễn Du là người đầu
tiên tìm đến và chia sẻ tình cảm này, tạo nên một trào lưu nhân văn chủ nghĩa: Hồ Xuân Hương,
Nguyễn Gia Thiều, Đoàn Thị Điểm…
* Hạn chế:
Trong tư tưởng của mình thể hiện qua các tác phẩm nghệ thuật, Nguyễn Du thể hiện sự
đồng cảm sâu sắc với nỗi khổ của nhân dân, trên cơ sở đó ông đã phê phán chế độ phong kiến chà
đạp lên quyền sống của con tuy nhiên với tư cách là một nhà tư tưởng thì ông lại dằn vặt trong
những suy nghĩ không lối thoát về số phận con người. Ông dùng triết lý đạo Khổng để giải thích
cho bao cảnh khốn khó và bất công nhưng không thể giải thích nổi. Ông đã quay sang cái thuyết
nghiệp duyên của đạo Phật cho rằng người đời kéo theo mình những món nợ của kiếp này qua
kiếp khác, kiếp này phải trả nợ kiếp trước rồi kiếp sau lại chịu lấy hậu quả của cuộc sống hiện tại.
Vì thế cho nên nàng Kiều của ông tài sắc ai bì mà không ngớt chịu hết tai nọ đến họa kia. Mâu
thuẫn này nằm trong toàn bộ tác phẩm của ông, đó là mâu thuẫn giữa tình cảm của một nghệ sỹ
và niềm cảm thương sâu sắc với mọi thực tế mà con người đang phải gáng chịu, của xã hội và suy
nghĩ của một nhà triết học siêu hình bế tắc với các khái niệm về số kiếp. Cuối cùng, Nguyễn Du

11

đã dùng cái tâm của con người để thỏa hiệp, để làm bớt đi sự khắt khe của quy luật nghiệp duyên
đó.
KẾT LUẬN
Con đường mà loài người đã đang và sẽ đi chính là hành trình hướng tới các giá trị nhân
văn và hiện thực hoá nó trong thực tiễn. Do vậy, giá trị nhân văn luôn có ý nghĩa vĩnh cửu và phổ
quát đối với mọi nền văn hoá. Xã hội Việt Nam cũng không nằm ngoài quy luật đó. Những tư
tưởng nhân văn của ông cha ta đi trước trở thành những giá trị quý báu mà con người ngày nay
cần hướng đến, phát triển lên một đỉnh cao mới trong một hoàn cảnh mới. Trong di sản tư tưởng
nhân văn của dân tộc, chúng ta không thể không nhắc tới tư tưởng của Nguyễn Du. Ở chặng
đường tiếp nối hai thế kỷ, thơ Nguyễn Du là đỉnh cao của tiếng nói nhân văn, đồng hành với
những thăng trầm lịch sử và đời sống tinh thần dân tộc. Những tư tưởng mà Nguyễn Du để lại
vẫn còn nhiều giá trị và vẫn đồng vọng đi cùng chúng ta trong ngày hôm nay, khi mà cuộc sống
đã có rất nhiều thay đổi.
Hơn hai trăm năm trôi qua, nhiều nhà văn, nhà thơ, nhà nghiên cứu nổi tiếng trong và
ngoài nước đã từng khẳng định và ngợi ca không tiếc lời trước thiên tài sáng tạo của đại thi hào
Nguyễn Du
Ngày nay, chẳng dễ dàng nếu muốn nói thêm được một điều gì đó mới mẻ xung quanh
sáng tác của nhà thơ. Tuy nhiên, có những điều phải tìm tòi, nghiên cứu, tranh luận gần xa, nhưng
Nguyễn Du vẫn sống trong lòng quần chúng nhân dân bao đời nay với chính nhưng tư tưởng cảm
thông, thương yêu sâu sắc. Với Nguyễn Du đau nỗi đau của con người trong cảnh lầm than, trên
cơ sở đó, ông lên án chế phong kiến bạo tàn vùi dập những khát vọng sống, khát vọng tự do,
hạnh phúc của con người. Chính tư tưởng nhân văn sâu sắc đó đã giúp Nguyễn Du dùng ngòi bút
phanh phui được thế lực đồng tiền, vạch trần những kẻ "nhai xé thịt người mà không lòi nanh
vuốt". Những tư tưởng nhân văn sâu sắc ấy xuyên suốt tất cả các tác phẩm thơ văn của ông,
không phải chỉ ở Truyện Kiều mà cả ở thơ chữ Hán, thơ Nôm của Nguyễn Du đều thấy chỗ đậm,
chỗ nhạt những yếu tố hoặc biểu hiện của chủ nghĩa nhân đạo, nhân văn.
Năm 1965, Nguyễn Du được Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa chính thức làm lễ
kỷ niệm. Hội đồng Hòa bình thế giới ghi tên ông trong danh sách những nhà văn hóa quốc tế trên
trái đất này. Nhà lưu niệm Nguyễn Du được xây dựng ở Tiên Điền. Trường viết văn để đào tạo
những cây bút mới mang tên Nguyễn Du. Chúng ta đã có nhiều sách chú giải, nghiên cứu Đoạn

trường tân thanh, có Từ điển Truyện Kiều, có tiểu thuyết Ba trăm năm lẻ. Nhưng vấn đề Nguyễn
Du và tư tưởng của ông thì có lẽ chẳng bao giờ chúng ta hiểu hết. Cuộc đi tìm hiểu Nguyễn Du sẽ
là những cố gắng của nhiều thế hệ hậu sinh. Chúng ta cần có thơ Nguyễn Du trong cuộc đời, cần
có tình Nguyễn Du trong sự sống, nên càng cần hiểu biết về ông. Tư tưởng nhân văn của Nguyễn

12
Du mênh mông, tấm lòng của ông rộng lớn. Tuy nhiên, những tư tưởng của ông không tránh khỏi
những hạn chế mang tính giai cấp và thời đại. Nguyễn Du yêu thương con người, nhưng chính
Nguyễn Du cũng chưa tìm ra lời giải đáp cho những đau khổ mà con người trong xã hội phong
kiến phải gánh chịu. Vì vậy, nước mắt Nguyễn Du trải dài trên trang giấy và đồng vọng cùng
chúng ta đến ngày nay và chính ông cũng luôn mong chờ những câu trả lời của hậu thế:
Bất tri bách dư niên hậu
Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như
Và ngày hôm nay, chúng ta không chỉ khóc thương cho Tố Như, cho những
người phụ nữ như Thúy Kiều, Tiểu Thanh mà còn thông qua hành động cụ thể, bằng việc không
ngừng đấu tranh cho một xã hội công bằng, bình đẳng, cho cuộc sống của mỗi con người trên trái
đất này được sung sướng. Những khát vọng cá nhân mà Nguyễn Du hằng trăn trở, số phận con
người mà Nguyễn Du luôn đau đáu dõi theo là vấn đề muôn thuở của đời người. Công cuộc giải
phóng con người khỏi những áp bức, bất công cũng chính là mục tiêu hướng đến của xã hội ngày
nay. Đặc biệt, số phận người phụ nữ đã có những thay đổi. Ngày nay, người phụ nữ đã được quan
tâm, được xã hội thừa nhận, đã hình thành nên tư tưởng “nam nữ bình đẳng”; người phụ nữ đã
được đứng ngang hàng với nam giới trên nhiều lĩnh vực. Tuy nhiên, đâu đó trên thế giới này vẫn
còn tồn tại thái độ coi thường phụ nữ. Hàng ngày chúng ta vẫn bắt gặp những hình ảnh “bạo lực
gia đình”, những tư tưởng “trọng nam khinh nữ”…Đó chính là hậu quả của những tư tưởng
phong kiến còn tồn tại lâu đời trong một bộ phận người dâm. Đấu tranh chống những tệ nạn đó,
đấu tranh đòi quyền tự do cho con người đặc biệt là người phụ nữ cũng chính là sự tiếp nối
truyền thống nhân văn của cha ông ta đi trước, trong đó có Nguyễn Du.




13
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Đào Duy Anh (1994), Hán – Việt từ điển, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh.
2. Đào Duy Anh (1976), Từ điển Truyện Kiều, Nxb Sự thật, Hà Nội.
3. Đoàn Văn Bản (1926), Nhân đạo, Nhà in xưa và nay, Sài Gòn.
4. Phan Sỹ Bảng (1924), Truyện cụ Nguyễn Du, Hà Nội.
5. Hoàng Trung Chính (1995), Thân thế và sự nghiệp Nguyễn Du và Truyện Kiều, Sài Gòn,
Nxb Á Châu.
6. Nguyễn Đình Chú (1998), Nguyễn Du trong thời đại Hồ Chí Minh, Tạp chí văn học, số 6.
7. Xuân Diệu (1981), Các nhà thơ cổ điển Việt Nam, Tiểu luận, NxbVăn học, Hà Nội.
8. Xuân Diệu (2000), Ba thi hào dân tộc: Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Xuân Hương, Nxb
Thanh niên, Hà Nội.
9. Nguyễn Du (2001), Niên phổ và tác phẩm. “Thấy Giang đình cảm tác làm thơ“, Nxb Văn
hóa – Thông tin, Hà Nội
10. Nguyễn Du, Lê Thước, Trương Chính (dịch) (1965), thơ chữ Hán, Nxb Văn học, Hà Nội.
11. Nguyễn Du (1999), Truyện Kiều, Đào Duy Anh (dịch), Nxb Văn học, Hà Nội
12. Đỗ Đức Dục (1989), Về chủ nghĩa hiện thực thời đại Nguyễn Du, Nxb Văn học, Hà Nội.
13. Trần Bá Đĩnh (2003), Nguyễn Du về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
14. Nguyễn Thạch Giang (1996), Nguyễn Du niên phổ và tác phẩm, Nxb Văn hóa Thông tin,
Hà Nội.
15. Trần Văn Giàu (1980), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
16. Trần Văn Giàu (1998), Hệ tư tưởng yêu nước Việt Nam, Tạp chí Triết học, số 16.
17. Trần Văn Giàu (1993), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến cách
mạng tháng 8, tập 1: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước nhiệm vụ lịch sử,
Nxb Thành phố Hồ Chí Minh
18. Đỗ Thị Hạnh (2008), Tư tưởng nhân văn Hồ Xuân Hương, Luận văn thạc sĩ triết học.
19. Lê Bá Hãn, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (2004), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb
Giáo dục.
20. Lưu Văn Hi (2008), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh Niên, Hà Nội.

21. Nguyễn Văn Huyên (1998), Giá trị truyền thống – nhân lõi và sức sống bên trong của sự
phát triển đất nước, dân tộc, Tạp chí Triết học, số 4.
22. Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2004), Giáo trình triết học Mác – Lênin, Nxb
Lý luận chính trị, Hà Nội.

14
23. Nguyễn Thị Hương (2001), Tư tưởng nhân văn truyền thống Việt Nam thế kỷ X-XV: nội
dung và phương pháp kế thừa, luận án tiến sĩ khoa học triết học.
24. Trần Đình Hượu (1995), Đến hiện đại từ truyền thống, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
25. Trần Đình Hượu ,(2007), Các bài giảng về tư tưởng Phương Đông, Nxb Đại học Quốc
gia Hà Nội.
26. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học trung cận đại Việt Nam, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
27. Vũ Khiêu (1984), Chủ nghĩa nhân đạo với việc giáo dục thế hệ trẻ, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
28. Vũ Khiêu (1974), Đạo đức mới, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
29. Vũ Khiêu (1993), Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh – truyền thống dân tộc và nhân loại,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
30. Lương Đình Khuê (1992), Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, một nhu cầu
phát triển của xã hội hiện đại, Tạp chí Triết học, số 4.
31. Lê Đình Kỵ (1970), Truyện Kiều và chủ nghĩa hiện thực của Nguyễn Du, Nxb Khoa học
Xã hội, Hà Nội.
32. Lê Đình Kỵ (1970), Nguyễn Du và đạo đức phong kiến, Tạp chí Văn học, số 9.
33. Lê Thị Lan (2007), Quan niệm của Nguyễn Du về cuộc đời và thân phận con người, Tạp
chí Triết học (số 9), Tr.49-53
34. Lê Thị Lan (2005), Một số giá trị đạo đức trong quan niệm của Nguyễn Du, Tạp chí
Triết học, số 12.
35. Nguyễn Lân (2006), Từ điển từ và ngữ Việt Nam, Nxb Tổng hợp, Thành phố Hồ Chí
Minh.
36. Phan Huy Lê (1960), Lịch sử chế độ phong kiến Việt Nam, tập 3, thời kỳ khủng hoảng và

suy vong, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Chu Thị Hồng Loan (2005), Vấn đề tính chất hiện thực và chủ nghĩa hiện thực trong văn
học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ XIX (Khảo sát qua Truyện Kiều), Luận
văn thạc sĩ văn học.
38. Nguyễn Lộc (2001), Giáo trình văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII – đầu thế kỷ
XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
39. Trường Lưu (1996), Chủ nghĩa nhân văn và văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà
Nội.
40. Bùi Ngọc Minh (2004), Giáo dục các giá trị truyền thống cho dân tộc và thanh niên hiện
nay, Nxb Thanh niên, Hà Nội.

15
41. Hồ Chí Minh (2005), Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân, Nxb
Trẻ, chính trị quốc gia.
42. Vũ Thị Nga (2009), Tư tưởng nhân đạo của Nguyễn Du trong tác phẩm Truyện Kiều,
Luận văn thạc sĩ triết học.
43. Nghiên cứu Truyện Kiều những năm đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
2008.
44. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội.
45. Phan Ngọc (2001), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong Truyện Kiều, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
46. Nguyễn Ngọc Phú (2006), Chuẩn mực đạo đức con người Việt Nam hiện nay, Nxb Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
47. Hoài Phương (2005), Truyện Kiều – những lời bình, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
48. Trần Đình Sử (19950, Những thế giới nghệ thuật thơ, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
49. Vũ Minh Tâm (chủ biên) (1996), Tư tưởng triết học về con người, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
50. Hoài Thanh (2001), Nguyễn Du về tác giả và tác phẩm, H: Giáo dục
51. Hoài Thanh (1949), Quyền sống của con người trong Truyện Kiều của Nguyễn Du, Nxb
Hội văn hóa Việt Nam. Dẫn theo bản in lại trong 200 năm nghiên cứu bàn luận Truyện

Kiều, Nxb Giáo dục Hà Nội, 2005.
52. Hà Nhật Thăng (1998), giáo dục hệ thống giá trị đạo đức nhân văn, Nxb Giáo dục, Hà
Nội.
53. Nguyễn Thị Hồng Thắng (2000), Một số vấn đề về chủ nghĩa hiện thực trong tác phẩm
Truyện Kiều của Nguyễn Du, Luận văn thạc sỹ văn học.
54. Lê Sỹ Thắng (1997), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 2, Nxb Văm hóa – thông tin, Hà
Nội.,
55. Bùi Khánh Thế (1999), Bản sắc văn hóa – tiếp cận từ ngôn ngữ trong bảo tồn và phát
huy bản sắc văn hóa dân tộc Nxb TP. HCM
56. Trần Ngọc Thêm (1996), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Trường ĐH Tổng hợp Thành
phố Hồ Chí Minh.
57. Nguyễn Đăng Thục (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
58. Nguyễn Khắc Thường (2007), Tiến trình văn hóa Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XIX,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
59. Trần Nho Thìn (2004), Cảm nhận của Nguyễn Du về xã hội trong Truyện Kiều, Tạp chí
văn học, số 5, 6.

16
60. Trần Nho Thìn (2002), Nghiên cứu và giảng dạy văn học trung đại từ góc độ văn hóa
học, Tạp chí văn học, số 2.
61. Trần Nho Thìn (2003), Tài tình – một vấn đề văn hóa của thời đại Nguyễn Du, Tạp chí
văn học, số 7.
62. Đỗ Lai Thúy (2005), Nhìn lại Nguyễn Du và Truyện Kiều, Kỷ niệm 240 năm ngày sinh
Nguyễn Du, Tạp chí Xưa và nay, số 249, Tr. 9-10.
63. Nguyễn Tài Thư (1985), Xã hội phong kiến với sự phát triển của con người Việt Nam
trong lịch sử, Tạp chí Triết học, số 4, Tr. 111-125.
64. Nguyễn Tài Thư (1993), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà
Nội.
65. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người
hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.

66. Vũ Thị Tuyết (1996), Vấn đề Truyện Kiều qua các thời kỳ lịch sử, Luận án PTS Ngữ
văn, Hà Nội.
67. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Sài Gòn, 2005.
68. Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 2008.
69. Từ điển Tiếng Việt phổ thông, Nxb TP.HCM, 2002.
70. Từ điển Tiếng Việt thông dụng (2008), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
71. Vĩnh Tịnh (2007), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Lao động, Hà Nội.
72. Từ điển Triết học (1986), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
73. Trương Tửu (1956), Truyện Kiều và thời đại Nguyễn Du, Nxb Xây dựng, Hà Nội.
74. Lê Xuân Vĩnh (1989), Chủ nghĩa nhân đạo trong văn học hiện đại, Nxb Thông tin Khoa
học Xã hội, Hà Nội.
75. Lê Trí Viễn (2006), Giáo trình tổng quan văn chương Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
76. Viện ngôn ngữ học (2003), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng.
77. Lê Xuân Vũ (1984), Chủ nghĩa nhân đạo của chúng ta, Nxb Sự thật, Hà Nội.
78. Nguyễn Hữu Vui (chủ biên) (2007), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia.
79. Trần Ngọc Vương (1993), Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Đại học quốc gia
Hà Nội.
80. Vôn ghin (1956), Chủ nghĩa nhân văn và chủ nghĩa xã hội, Nxb Sự thật


×