Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

Thời đại Hồ Chí Minh- bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm này từ góc nhìn triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (701.25 KB, 82 trang )



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________________________




BÙI THỊ HÀ



“THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH” - BƯỚC ĐẦU
TÌM HIỂU NỘI HÀM KHÁI NIỆM NÀY
TỪ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC




LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Triết học





Hà Nội – 2012


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI


TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
______________________________________________



BÙI THỊ HÀ




“THỜI ĐẠI HỒ CHÍ MINH” - BƯỚC ĐẦU
TÌM HIỂU NỘI HÀM KHÁI NIỆM NÀY
TỪ GÓC NHÌN TRIẾT HỌC


Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Triết học
Mã số: 60. 22. 80


Người hướng dẫn khoa học: PGS. Bùi Thanh Quất





Hà Nội – 2012

1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 3

1. Lý do chọn đề tài 3
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài 5
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 7
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 8
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 8
6. Đóng góp của đề tài 9
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 9
8. Kết cấu của luận văn 9
NỘI DUNG 10
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, NHỮNG NHÂN
TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH SỰ RA ĐỜI TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI
HỒ CHÍ MINH 10
1.1.Quan niệm chung về “Thời đại” và “Thời đại Hồ Chí Minh” 10
1.1.1. Về một số thời đại đã qua trong lịch sử xã hội và về một số phát
minh có tính vạch thời đại hiện nay. 10
1.1.2. Khái quát chung về thời đại 17
1.1.3. Thời đại Hồ Chí Minh 18
1.2. Những nhân tố cơ bản quy định sự ra đời tất yếu của thời đại Hồ
Chí Minh. 22
1.2.1. Hiện trạng kinh tế và chính trị thời kỳ thuộc Pháp – Nhật 22
1.2.2. Một số phong trào cứu nước giành lại độc lập dân tộc cho dân tộc
và sự lựa chọn con đường cách mạng vô sản. 30
1.1.3. Phong trào cứu nước theo con đường cách mạng vô sản do
Nguyễn Ái Quốc khởi xướng và lãnh đạo thành công. 34

CHƢƠNG 2: MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA THỜI ĐẠI
HỒ CHÍ MINH 39
2.1. Nội dung kinh tế và chính trị của thời đại Hồ Chí Minh 39
2.2. Nội dung văn hoá tư tưởng và xã hội của thời đại Hồ Chí Minh 49


2
2.3. Lộ trình, công cụ, lực lượng và phương pháp triển khai thời đại Hồ Chí
Minh trong hiện thực xã hội Việt Nam 54
2.4. Phạm vi không gian và thời gian tồn tại của thời đại Hồ Chí Minh 60
2.5. Ý nghĩa của việc nghiên cứu thời đại Hồ Chí Minh 67
KẾT LUẬN 69
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 73


3
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hồ Chí Minh đã cống hiến cả cuộc đời mình cho dân tộc ta và nhân
loại. Vì vậy, trong Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao
động Việt Nam đọc tại lễ truy điệu trọng thể chủ tịch Hồ Chí Minh tại
Quảng trường Ba Đình (Hà Nội) sáng 9-9-1969 có đoạn viết: “HỒ CHỦ
TỊCH đã qua đời! Nhưng Người để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý
báu. Đó là thời đại HỒ CHÍ MINH, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang
vinh của dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên
chủ nghĩa xã hội ở nước ta…”[62, tr.432]
Có thể nói, đoạn văn trên đã khái quát cô đọng mà đầy đủ nhất cống
hiến của chủ tịch Hồ Chí Minh đối với dân tộc ta và khẳng định tầm vóc
của thời đại Hồ Chí Minh.
Vậy vấn đề đặt ra là thời đại Hồ Chí Minh bắt đầu từ khi nào?
Những nhân tố nào quy định sự ra đời thời đại Hồ Chí Minh? Thời đại Hồ
Chí Minh có những đặc trưng cơ bản nào, thời đại đó bao gồm những nội
dung gì? Bác Hồ từng nói: “Tôi chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột
bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn
tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành”
[44,tr.379], và như vậy với chiến thắng lịch sử mùa xuân năm 1975, đất

nước ta được hoàn toàn độc lập và thống nhất, vậy phải chăng thời đại Hồ
Chí Minh đã kết thúc? Và nếu ở Việt Nam hiện nay vẫn đang là thời đại Hồ
Chí Minh thì thời đại đó có những gì khác so với các thời đại trước đó
trong lịch sử vận động và phát triển của dân tộc Việt Nam? Điều gì đã làm
nên thời đại Hồ Chí Minh?
Để trả lời được những câu hỏi đó chúng ta phải xét toàn bộ tiến trình
lịch sử dân tộc. Từ đó có thể thấy rằng những tư tưởng về độc lập dân tộc,

4
quốc gia dân tộc, chính trị nhân nghĩa và đại đoàn kết dân tộc là những tư
tưởng cơ bản của chính trị truyền thống. Còn thời đại Hồ Chí Minh là thời
đại mà dân tộc ta đã bước sang một thời kỳ phát triển cao hơn, đã thiết lập
được con đường vững chắc làm nền tảng cho dân tộc Việt Nam vững vàng
bước vào kỷ nguyên mới văn minh, hiện đại. Với nhãn quan chính trị sắc
bén, Hồ Chí Minh đã nhận ra nền tảng kinh tế của đất nước, hiện thực
chính trị của xã hội và đặc biệt là lực lượng xã hội với tư cách là những con
người cụ thể đã tương tác tạo ra sự vận động và chuyển đổi mang tính cách
mạng của một đất nước, một dân tộc để đưa nhân dân ta từ thân phận nô lệ
trở thành chủ nhân, lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa thực dân Pháp câu
kết với chế độ phong kiến gần 100 năm, giành chính quyền về tay nhân
dân, đưa Việt Nam gia nhập đại gia đình vô sản quốc tế, sánh vai các
cường quốc văn minh trên thế giới.
Kể từ khi Hồ Chí Minh lựa chọn cho Việt Nam con đường cách
mạng vô sản và tiến lên chủ nghĩa xã hội, chúng ta luôn kiên định con
đường đó. Tuy nhiên, trong bối cảnh hệ thống xã hội chủ nghĩa Liên Xô và
Đông Âu sụp đổ, mô hình chủ nghĩa xã hội được triển khai trong hệ thống
các nước xã hội chủ nghĩa trước đây đã bộc lộ nhiều hạn chế. Những nước
kiên định đi theo con đường xã hội chủ nghĩa tiến hành cải cách đổi mới cả
về nhận thức lý luận và thực tiễn. Công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do
Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo đã đạt được những thành tựu to lớn và

có ý nghĩa lịch sử. Tuy nhiên, sự chuyển đổi trong cách thức xây dựng chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam như: phát triển nền kinh tế thị trường định hướng
xã hội chủ nghĩa, xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của
dân, do dân, vì dân… những vấn đề vốn rất mới so với nhận thức trước đổi
mới đã khiến không ít người băn khoăn lo ngại về khả năng chệch hướng
xã hội chủ nghĩa. Trong bối cảnh như vậy, nghiên cứu và làm rõ tư tưởng

5
Hồ Chí Minh, sự lựa chọn con đường cách mạng của Hồ Chí Minh để làm
nên một thời đại mang tên Người là điều cần thiết. Nghiên cứu nội hàm
khái niệm thời đại Hồ Chí Minh từ cách tiếp cận của triết học càng cần
thiết phải được đặt ra. Để từ đó giúp thêm cho chúng ta có được cái nhìn
khái quát hơn, sâu sắc hơn và đặc biệt là có niềm tin khoa học vững chắc
hơn vào con đường mà Hồ Chí Minh đã lựa chọn và dẫn dắt cả dân tộc Việt
Nam.
Với mong muốn góp phần bước đầu nghiên cứu và làm rõ hơn về
Thời đại Hồ Chí Minh trong lịch sử dân tộc Việt Nam, chúng tôi lựa chọn
đề tài: ““Thời đại Hồ Chí Minh” – bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm
này từ góc nhìn triết học” cho luận văn Thạc sỹ triết học chuyên ngành chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử của mình.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài
Đã có rất nhiều những nghiên cứu về tư tưởng Hồ Chí Minh như: Tư
tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc. Tư
tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam; tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản; tư tưởng Hồ Chí
Minh về đạo đức, văn hóa…Tuy nhiên, những nghiên cứu trực tiếp đến
thời đại Hồ Chí Minh chưa có nhiều.
Đã có một số sách và các công trình nghiên cứu liên quan đến thời
đại Hồ Chí Minh như:
Tác giả Phạm Văn Đồng “Chủ tịch Hồ Chí Minh tinh hoa của dân

tộc lương tâm của thời đại”, Nhà xuất bản Sự thật, 1970.
“Hồ Chí Minh một con người, một dân tộc, một thời đại, một sự
nghiệp”, Nhà xuất bản Sự thật, 1990
Trung tâm Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam “Giá
trị tư tưởng Hồ Chí Minh trong thời đại ngày nay: Qua sách báo nước

6
ngoài”, chủ biên Phan Ngọc Liên, Nghiêm Văn Thái, Đại học Sư phạm Hà
Nội I, Viện thông tin Khoa học Xã hội, 1993.
Tác giả Bùi Đình Phong “Hồ Chí Minh tầm nhìn thời đại” Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2000.
Tác giả Phạm Xanh: “Hồ Chí Minh dân tộc và thời đại”, Nhà xuất
bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội 2002.
Tất cả những cuốn sách trên tập trung nghiên cứu tư tưởng Hồ Chí
Minh khẳng định tầm mắt đại dương, nhìn xa trông rộng, xuyên qua lịch
sử, vượt qua không gian, thời gian của Hồ Chí Minh. Những nhận xét của
các học giả trong và ngoài nước khẳng định Hồ Chí Minh – một nhân cách
sống lớn, gần gũi dân chúng với những tình cảm thiết tha. Hồ Chí Minh vĩ
đại trong sự giản dị của một con người: đại trí, đại nhân, đại dũng.
Một số tạp chí:
“Nghiên cứu lý luận” số 4 năm 1990 tác giả Đức Uy “Hồ Chí Minh
con người của thời đại dân chủ”.
Tạp chí: “Lý luận chính trị và truyền thông” năm 2008 số 7, tác giả
Nguyễn Hoàng Giáp có bài viết “Thời đại ngày nay - tiếp cận từ quan điểm
Macxit”
Tạp chí cộng sản 2009 số 797, tác giả Trần Nhâm có bài viết “chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh nền tảng lý luận xuất phát của
chủ thuyết phát triển của Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh”.
Trong những công trình nghiên cứu khoa học nói trên các tác giả đi
sâu nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau trong tư tưởng Hồ Chí Minh

đồng thời nêu lên giá trị của tư tưởng Hồ Chí Minh đối với công cuộc cứu
nước nói riêng và giữ nước nói chung. Các nghiên cứu cũng khẳng định vai
trò to lớn của chủ nghĩa Mác - Lênin đối với cách mạng Việt Nam và
khẳng định tính tất yếu của quá trình đi lên chủ nghĩa xã hội.

7
Một số luận án liên quan:
“Tìm hiểu quá trình chủ tịch Hồ Chí Minh từ chủ nghĩa yêu nước
đến chủ nghĩa Mác - Lênin”, tác giả Đức Vương, luận án Phó tiến sĩ khoa
học lịch sử, 1985.
“Tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội ở Việt Nam”, tác giả Vũ Viết Mỹ, luận án Tiến sĩ Triết học,
2001.
“Tư tưởng biện chứng Hồ Chí Minh trong cách mạng giải phóng dân
tộc ở Việt Nam”, tác giả Lương Văn Kham, luận án Tiến sĩ Triết học, 2001.
Những luận án trên cũng đã chỉ ra hoàn cảnh đất nước ta cuối thế kỷ
XIX đầu thế kỷ XX, hành trình tìm đường cứu nước của Hồ Chí Minh và
sự lựa chọn con đường đúng đắn nhất cho cả dân tộc Việt Nam. Các luận
án cũng đã lý giải một cách khoa học con đường mà Hồ Chí Minh lựa chọn
là hoàn toàn phù hợp với Việt Nam. Ngoài con đường đó, chúng ta không
có sự lựa chọn nào tốt hơn.
Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu trực tiếp về thời
đại Hồ Chí Minh theo cách tiếp cận triết học, để nhận diện thời đại Hồ Chí
Minh đã bắt đầu từ khi nào, có những nội dung gì? Thời đại Hồ Chí Minh
trải qua quá trình phát triển ra sao? Thời đại hiện nay có còn là thời đại Hồ
Chí Minh nữa hay không?
Qua khảo sát tình hình nghiên cứu cho thấy đề tài ““Thời đại Hồ Chí
Minh” - bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm này từ góc nhìn triết học” có
thể và cần phải được đặt ra.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Mục đích: Nghiên cứu thời đại Hồ Chí Minh từ góc nhìn triết học để
bước đầu làm sáng tỏ: tính tất yếu và những nội dung cơ bản của thời đại

8
Hồ Chí Minh, ý nghĩa của việc nghiên cứu thời đại Hồ Chí Minh cho thực
tiễn Việt Nam hiện nay.
Để đạt được mục đích trên luận văn phải thực hiện các nhiệm vụ:
- Khảo sát các quan niệm về một số thời đại khác nhau trong lịch sử,
các quan niệm chung về thời đại để từ đó đưa ra khái niệm “thời đại”.
- Chỉ ra tính tất yếu và những nhân tố quy định sự ra đời thời đại Hồ
Chí Minh .
- Làm rõ nội dung cơ bản của thời đại Hồ Chí Minh. Từ đó, một mặt
để thấy rằng sự lựa chọn “con đường cách mạng vô sản” là sự lựa chọn duy
nhất đúng ở Việt Nam. Mặt khác, cũng thấy rằng ở Việt Nam thời đại Hồ
Chí Minh cũng chỉ mới bắt đầu.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tƣợng nghiên cứu
“Thời đại Hồ Chí Minh” trong lịch sử cận hiện đại của Việt Nam.
- Phạm vi nghiên cứu
- Từ góc nhìn triết học, bước đầu tìm hiểu nội hàm khái niệm Thời
đại Hồ Chí Minh, ở khía cạnh tính tất yếu và những nội dung cơ bản.
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận
Cơ sở lý luận của luận văn là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng
Cộng sản Việt Nam liên quan tới đề tài.
- Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện luận văn chúng tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên
cứu như phương pháp kết hợp lịch sử - lôgic, phương pháp phân tích tổng
hợp, trừu tượng hóa, khái quát hóa, diễn dịch, quy nạp, so sánh trong đó

phương pháp chủ yếu là phương pháp kết hợp lôgic - lịch sử

9
6. Đóng góp của đề tài
Từ góc nhìn triết học, luận văn bước đầu khai thác làm tỏ nội hàm
khái niệm “Thời đại Hồ Chí Minh” về mặt lý luận, soi vào thực tiễn Việt
Nam và bước đầu nhận diện ra sự tồn tại của nó trong lịch sử cách mạng
Việt Nam giai đoạn đã qua và trong tương lai.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài
Luận văn góp phần khẳng định tính tất yếu của thời đại Hồ Chí Minh
ở Việt Nam, sự đúng đắn của đường lối cách mạng Việt Nam mà Hồ Chí
Minh đã thiết kế trên cương vị là lãnh tụ của Đảng Cộng sản Việt Nam và
của dân tộc Việt Nam thế kỷ XX, Hồ Chí Minh đã góp phần cùng toàn
Đảng và toàn dân tộc thi công đường lối này bước đầu tạo dựng ra một thời
đại mới trong sự phát triển của dân tộc.
8. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương, 7 tiết.





10
NỘI DUNG
CHƢƠNG 1: QUAN NIỆM CHUNG VỀ THỜI ĐẠI, NHỮNG NHÂN
TỐ CƠ BẢN QUY ĐỊNH SỰ RA ĐỜI TẤT YẾU CỦA THỜI ĐẠI
HỒ CHÍ MINH
1.1. Quan niệm chung về “Thời đại” và “Thời đại Hồ Chí Minh”
1.1.1. Về một số thời đại đã qua trong lịch sử xã hội và về một số phát

minh có tính vạch thời đại hiện nay.
Khái niệm thời đại mang nhiều nội dung khác nhau chứa đựng những
nội hàm khác nhau, thậm chí cách hiểu về thời đại ở mỗi người cũng không
giống nhau. Tuy nhiên, để được coi là một thời đại mới chỉ khi có một nhân
vật, một sự kiện, một hiện tượng mới ra đời làm đảo lộn cuộc sống xã hội,
làm người ta từ bỏ phương thức sống cũ, tạo ra hay tìm tới một phương
thức sống mới với một hệ giá trị sống mới thay cho hệ giá trị cũ. Trên nền
tảng những điều kiện vật chất kinh tế thay đổi, quan hệ giữa người với
người, giữa người với cộng đồng cũng thay đổi theo hệ giá trị mới đó. Như
vậy, một thời đại mới ra đời.
Theo cách tiếp cận như thế thì trong lịch sử loài người đã từng tồn tại
rất nhiều thời đại khác nhau. Ví dụ thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng, thời đại
kim khí.
Thời đại đồ đá:
“Thời đại đồ đá: giai đoạn lịch sử đầu tiên của loài người, khi công
cụ sản xuất chủ yếu bằng đá” [ 95,tr.1591]
Ăngghen viết: “Lao động bắt đầu cùng với việc chế tạo ra công cụ
lao động” [39,tr.648]. Từ chỗ chỉ biết dùng những cành cây, hòn đá nhặt
được bên đường để làm công cụ, người nguyên thủy đã biết lấy những viên
cuội hay hai hòn đá ghè vào nhau tạo nên một cạnh sắc và vừa tay cầm, gọi
là những chiếc rìu “vạn năng”. Họ dùng rìu đó để chặt cây, làm vũ khí tự

11
vệ và tấn công các con thú khi săn bắt, dùng để đào bới cây củ kiếm ăn.
“Thức ăn của họ là các loại quả hay hạt” [40,tr.47]. Ănghen cho rằng: “Lao
động là điều kiện cơ bản đầu tiên của toàn bộ đời sống loài người, và như
thế đến một mức mà trên một ý nghĩa nào đó chúng ta phải nói: lao động đã
sáng tạo ra chính bản thân con người” [39,tr.641]
Ở thời đại đồ đá, loài người còn có một bước tiến lớn lao hơn, một
phát minh quan trọng hơn, đó là việc dùng và lấy lửa. Con người biết tự

làm ra lửa bằng cách cọ xát mạnh hai cành cây khô hay hai hòn đá lửa. Đây
là một bước nhảy vọt trong lịch sử loài người. Ăngghen viết: “Mặc dầu
máy hơi nước đã thực hiện trong thế giới xã hội một cuộc giải phóng vĩ đại,
cuộc cách mạng này chưa hoàn thành được một nửa, nhưng điều chắc chắn
là tác dụng giải phóng loài người (trên ý nghĩa lịch sử thế giới) của việc lấy
lửa bằng cọ xát còn vượt xa máy hơi nước. Vì rằng lửa do cọ xát làm ra
khiến con người lần đầu tiên chi phối được lực lượng tự nhiên, và do đó đã
tách hẳn con người khỏi động vật” [39,tr.197]
Như vậy, sự xuất hiện của công cụ lao động bằng đá đã làm cho con
người thay đổi về phương thức sống. Qua lao động, chế tạo công cụ và sử
dụng công cụ, bàn tay con người khéo léo dần, cơ thể cũng biến đổi để có
tư thế lao động thích hợp.
Thời đại đồ đá với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng đá đã đưa
con người chuyển từ phương thức sống chủ yếu dựa vào thiên nhiên, thu
lượm những gì có sẵn trong thiên nhiên sang một phương thức sống khác,
lần đầu tiên con người đã tự sản xuất ra thức ăn, đã biết dựa vào công cụ
lao động để trồng trọt, biết chăn nuôi gia súc. Cuộc sống của người nguyên
thủy dần dần trở nên khá hơn. Quả thật: “Lao động bắt đầu với việc chế tạo
ra công cụ lao động…công cụ đầu tiên đó là những cái gì? Đó là những
công cụ săn bắn và đánh cá. Những công cụ săn bắn đồng thời cũng dùng

12
làm vũ khí. Nhưng sự xuất hiện của nghề săn bắn…đã có bước chuyển từ
chỗ ăn thuần thực vật sang chỗ ăn cả thịt nữa, và đó là một bước tiến quan
trọng trên con đường chuyển biến thành người” [39,tr.648-649]
Thời đại kim khí:
Lịch sử loài người luôn luôn vận động và biến chuyển. Thời đại kim
khí xuất hiện thay thế thời đại đồ đá :
Trong suốt thời gian dài, công cụ lao động của con người chủ yếu
bằng đá, một thứ nguyên liệu vừa cứng, vừa giòn, vừa rất khó đẽo. Nếu

muốn cải tiến công cụ lao động dù chỉ là một cải tiến nhỏ trong cách ghè
đẽo cũng đòi hỏi hàng nghìn năm tích lũy kinh nghiệm. Nhưng khi tìm ra
nguyên liệu mới là kim loại thì tốc độ phát triển của xã hội đã tăng nhanh
hơn gấp nhiều lần và con người chuyển sang sống theo một phương thức
sống mới.
Đầu tiên là con người phát minh và biết sử dụng công cụ bằng đồng.
Đồng được sử dụng để chế tạo ra lưỡi cày, lưỡi cuốc, rìu, dao, liềm…Sau
đó thì đến công cụ lao động bằng sắt - một thứ kim loại cứng và sắc hơn
đồng rất nhiều. “Sắt cho phép người ta có thể trồng trọt trên những diện
tích rộng lớn hơn, có thể khai hoang những miền rừng rú rộng lớn hơn; sắt
khiến cho người thợ thủ công có được một thứ công cụ cứng và sắc mà
không một loại đá nào hay một loại kim khí quen thuộc nào có thể đương
đầu với nó được.” [68,tr.27]
Thời đại kim khí với sự xuất hiện của công cụ lao động bằng đồng và
bằng sắt con người đã chế tạo ra được nhiều loại công cụ thích hợp, con
người đã biết khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt. Con người biết dùng
cày có lưỡi bằng kim loại dùng súc vật kéo làm cho năng suất lao động
tăng. Việc sử dụng nguyên liệu đồng và sắt đòi hỏi nghề thủ công phải

13
không ngừng tích lũy kinh nghiệm và đi vào chuyên môn hóa để nâng cao
chất lượng sản phẩm.
Thời đại kim khí đánh dấu sự chuyển biến của lịch sử loài người từ
chỗ con người sống bấp bênh dựa vào tự nhiên đến chỗ tìm đủ thức ăn nuôi
sống mình. Ngay từ buổi đầu thời đại kim khí, sản phẩm làm ra không
những chỉ đủ ăn, mà còn dư thừa. Có được điều đó là nhờ vào sự phát triển
của lực lượng sản xuất dẫn đến sự chuyên môn hóa trong sản xuất và trao
đổi sản phẩm, thúc đẩy tăng năng suất lao động, tạo ra sản phẩm ngày càng
nhiều trong xã hội.
Có thể thấy rằng những khái niệm thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng,

thời đại kim khí là những khái niệm dùng để chỉ một giai đoạn lịch sử đặc
thù mà toàn bộ những nhân tố kinh tế, xã hội, văn hóa của giai đoạn lịch sử
đó đều chịu ảnh hưởng có tính quyết định của việc ra đời một loại chất liệu
chủ yếu của công cụ lao động mà nhờ sự xuất hiện của công cụ này thì
năng suất lao động, thậm chí những phương thức sản xuất đã có những biến
đổi căn bản so với những giai đoạn lịch sử trước đó, rồi đến lượt mình sự
biến đổi đó lại gây ra những biến đổi khác trên các lĩnh vực kinh tế, chính
trị, xã hội
Ngày nay, người ta còn có thể dùng khái niệm thời đại để chỉ những
biến đổi căn bản của một hay một số lĩnh vực khoa học kỹ thuật nào đó mà
những biến đổi này tạo ra những thay đổi căn bản trên một khía cạnh hoặc
một lĩnh vực của đời sống. Ví dụ thời đại nguyên tử, thời đại Internet…
Thời đại nguyên tử:
Khi nhân loại khám phá ra năng lượng nguyên tử đã đưa nhân loại bước
sang một thời đại mới: thời đại nguyên tử.

14
Nhân loại thực sự đã rất vui mừng trước sự tiến bộ về khoa học kỹ
thuật đặc biệt là vai trò của nguyên tử đối với các lĩnh vực khác nhau của
cuộc sống.
Khi Wilhelm Roentgen phát hiện ra tia X, các nhà y học đã nhận biết
ngay giá trị của phát minh kể trên để áp dụng vào việc tìm hiểu các bộ phận
ẩn khuất trong cơ thể. Cùng với các đóng góp của Marie Curie, Albert
Einstein, Enrico, Fermi, nguyên tử được cả loài người biết đến.
Ở thời đại nguyên tử, “năng lượng nguyên tử phát ra trong phản ứng
dây chuyền đã được dùng trong việc chế tạo bom nguyên tử và sản xuất
điện năng, còn tác dụng ghép hạch tâm được dùng để cắt nghĩa về nguồn
gốc nhiệt lượng và ánh sáng xảy ra trên mặt trời và các ngôi sao, được dùng
trong phương pháp nổ bom khinh khí và các nhà vật lý đang tìm kiếm ứng
dụng thực tế của tính chất ghép hạch tâm có kiểm soát” [97]

Khi nghiên cứu về nguyên tử, Einstein dự báo: “Trong tương lai rất
gần chất Uranium có thể biến thành một nguồn năng lượng mới mẻ và quan
trọng…. Hiện tượng mới này có thể dẫn tới việc chế tạo bom và có thể tin
rằng … chỉ một trái bom loại đó, mang dưới tàu và cho nổ ở hải cảng thì có
thể phá toàn thể hải cảng và các vùng phụ cận”[97]. Kết quả là ít lâu sau
Mỹ thả bom nguyên tử tàn phá Hiroshima và Nagasaki.
Rõ ràng, khi một số lò phản ứng hạt nhân được dùng để sản xuất ra
đồng vị có tính phóng xạ dùng trong y học và công cuộc nghiên cứu khoa
học thì nguyên tử có đóng góp rất lớn đối với việc chữa bệnh cho con
người. Đặc biệt khi thế giới đang đấu tranh chống lại biến đổi khí hậu,
nguyên tử đã mang đến công nghệ sản xuất điện ít thải khí CO2 hơn so với
một nhà máy nhiệt điện sản xuất từ than. Cùng với đó là việc ứng dụng kỹ
thuật hạt nhân trong nông nghiệp và sinh học để tạo ra những đột biến

15
trong việc chọn tạo giống cây trồng mới trên các đối tượng là lúa, đậu
tương và hoa đem lại hiệu quả kinh tế rất lớn.
Tuy nhiên, thời đại nguyên tử cũng đưa nhân loại đến chỗ lo lắng về
một nguy cơ hủy diệt vì sự bùng nổ của bom nguyên tử. Hạt nhân nguyên
tử, phóng xạ, năng lượng nguyên tử đang trở thành tác nhân đáng gờm nhất
của sự ô nhiễm môi trường và là mối đe dọa lớn nhất cho sự tồn tại của loài
người trên trái đất.
Thời đại nguyên tử đã đưa nhân loại chuyển sang một giai đoạn mới
mà ở đó việc ứng xử giữa con người với con người, giữa các quốc gia với
nhau cũng có sự thay đổi lớn.
Thời đại Internet
Thuật ngữ Internet xuất hiện lần đầu vào khoảng năm 1974. Hai thập
niên sau nhân loại sử dụng nó một cách rộng rãi, một thời đại mới ra đời -
thời đại Internet.
Internet xuất hiện trong mọi lĩnh vực thương mại, chính trị, quân sự,

nghiên cứu, giáo dục, văn hóa, xã hội…
Internet chứa đựng một kho kiến thức khổng lồ. Người ta có thể tìm
kiếm mọi thông tin trong tất cả các lĩnh vực trong nước và quốc tế, tin tức
mới, cũ. Internet trở thành phương tiện giúp việc truyền đạt, trao đổi thông
tin, hợp tác giữa các cá nhân, tổ chức ở các quốc gia trên khắp hành tinh
diễn ra nhanh chóng và cực kỳ tiện ích. Được tự do bày tỏ ý kiến của mình
trên diễn đàn, được bình luận ngay cả những vấn đề liên quan đến Pháp
luật và quản lý nhà nước.
Ở thời đại Internet con người có thể giải trí bằng cách nghe nhạc,
xem phim, hài kịch, gặp gỡ những người nổi tiếng. Internet giúp mọi người
trên toàn thế giới gần gũi nhau hơn.

16
Thời đại Internet con người có thể sử dụng thư điện tử (Email), đây
cũng là một lợi ích tuyệt vời từ Internet. Thậm chí marketting bằng email
có thể mang đến những đơn đặt hàng ngay sau khi email chào hàng được
gửi đi. Internet đã tạo ra cơ hội liên kết hợp tác làm ăn trên mạng rất lớn ở
phạm vi quốc tế. Thông qua Website, các doanh nghiệp không chỉ giới
thiệu về doanh nghiệp của mình mà còn cung cấp thông tin cho khách hàng
về sản phẩm, giá cả. Rồi lựa chọn mặt hàng, giao hàng tận nơi, mở ra một
không gian kinh doanh rộng lớn, tiết kiệm chi phí.
Thời đại Internet còn mở ra một hướng mới cho giáo dục đào tạo,
các hệ đào tạo từ xa, học trực tuyến qua mạng, học các chương trình đào
tạo của nước ngoài thông qua Internet đã mở ra cơ hội học tập cho những
người lâu nay thiệt thòi khi phải làm việc theo ca, những người thường
xuyên đi công tác, người sống xa trường học, những khó khăn về tâm lý
hoặc thể trạng sức khỏe không thể đến trường.
Thời đại Internet giúp cho công dân có thể hỏi đáp pháp luật, mối
quan hệ giữa Chính phủ và công dân được xích lại gần hơn, đảm bảo tính
minh bạch, công khai, tiến lên mục tiêu xây dựng một Chính phủ của dân,

vì dân, vì sự phồn thịnh của đất nước trong môi trường toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế.
Tuy nhiên, ở thời đại Internet cũng khiến con người phải gồng mình
đối phó khi mà một số mạng xã hội trực tuyến bị lợi dụng để đưa những
thông tin có nội dung tuyên truyền chống phá nhà nước, nói xấu chế độ.
Rồi những tin tức, hình ảnh đồi trụy, gây ảnh hưởng xấu đến đạo đức lối
sống của thế hệ trẻ. Rồi nghiện Internet, chơi Game Online nhanh chóng
trở thành loại hình giải trí được giới trẻ yêu thích. Các Game thủ đang hao
tổn quá nhiều thời gian, sức khỏe, tinh thần vào những trò chơi vô bổ. Rồi

17
quyền tự do cá nhân cũng bị vi phạm khi liên tiếp những Clip hot được
tung lên mạng.
Như vậy, thời đại Internet đã mở đường cho sự phát triển của nhiều
lĩnh vực kinh doanh, thúc đẩy việc xóa mù chữ, khuyến khích mọi người
học hỏi và đem mọi người đến gần nhau hơn. Có thể nói thời đại Internet ra
đời đã làm cho phương thức sống của nhân loại có ít nhiều thay đổi.
1.1.2. Khái quát chung về thời đại
Theo từ điển: “Thời đại là một khoảng thời gian dài, được phân chia
ra những sự kiện có đặc trưng giống nhau: thời đại đồ đá, thời đại văn
minh.” [85,tr.1591]
Theo giáo trình Triết học Mác – Lênin dành cho học viên cao học và
nghiên cứu sinh không chuyên triết : “Thời đại là một khái niệm khoa học
dùng để phân kỳ lịch sử xã hội, phân biệt những nấc thang phát triển của xã
hội loài người” [28,tr.200]
Theo nghiên cứu của PGS Bùi Thanh Quất : “Thuật ngữ “Thời đại”
có thể được sử dụng để chỉ một giai đoạn tồn tại và vận động tương đối dài
trong đời sống của loài người và xã hội của một quốc gia dân tộc, của một
đất nước, với một phương thức sống đặc trưng cho giai đoạn đó, phân biệt
giai đoạn này với những giai đoạn trước nó”[75, tr.52-53]

Như vậy: Thời đại là khái niệm để chỉ sự vận động, tồn tại của một
xã hội, một thời kỳ dài trong lịch sử được đánh dấu bằng sự ra đời của một
sự kiện, một hiện tượng hoặc một nhân vật mà trước đấy xã hội vận động,
tồn tại theo một phương thức khác và khi sự kiện đó, hiện tượng đó, con
người đó xuất hiện đã làm cho phương thức sống của cả xã hội khác về
chất so với xã hội trước đó.
Nếu các thời đại trong lịch sử như thời đại đồ đá, thời đại đồ đồng,
thời đại kim khí gắn với sự xuất hiện của một chất liệu công cụ lao động

18
mới, nếu các thời đại nguyên tử, thời đại Internet gắn với sự xuất hiện của
những tiến bộ khoa học kỹ thuật mới thì thời đại Hồ Chí Minh lại gắn với
sự xuất hiện của một nhân vật lịch sử, một con người mà sự xuất hiện của
cá nhân đó đã làm cho cả xã hội vận động theo một phương thức sống
khác. Luận văn này có nhiệm vụ khoa học chủ yếu là xác định nội hàm của
khái niệm thời đại Hồ Chí Minh ở những nét khái quát phác thảo đầu tiên,
đưa ra những dấu hiệu sơ khai để có thể bắt đầu những nghiên cứu mới.
1.1.3. Thời đại Hồ Chí Minh
Cho đến hiện nay chưa có một khái niệm thống nhất về thời đại Hồ
Chí Minh. Nhưng xung quanh khái niệm này cũng có rất nhiều ý kiến khác
nhau:
Trong Điếu văn của Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao động Việt
Nam đọc tại lễ truy điệu trọng thể chủ tịch Hồ Chí Minh tại Quảng trường
Ba Đình (Hà Nội) sáng 9-9-1969 có đoạn viết: “HỒ CHỦ TỊCH đã qua
đời! Nhưng Người để lại cho chúng ta một di sản vô cùng quý báu. Đó là
thời đại HỒ CHÍ MINH, thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử quang vinh của
dân tộc. Đó là kỷ nguyên độc lập, tự do của Tổ quốc, kỷ nguyên chủ nghĩa
xã hội ở nước ta…”[62, tr.432]
Cố thủ tướng Phạm Văn Đồng cho rằng: “Hồ Chí Minh đã sáng lập
thời đại mới của dân tộc Việt Nam, bộ phận của thời đại mới của loài

người, quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên toàn thế giới
mở đầu bằng cách mạng Tháng Mười Nga. Trong thời đại mới, đang hình
thành con người Việt Nam mới, với những giá trị tư tưởng và tinh thần cao
quý.
Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác - Lênin
và chủ nghĩa quốc tế, những điều lớn lao trước đây chưa từng có ấy trở

19
thành quen thuộc và thân thiết, nhập vào nền tảng của sinh hoạt xã hội và
dần dần giữ vai trò chủ đạo trong nền tảng ấy…
Xã hội Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh là xã hội đề cao các giá trị
tinh thần, các quan hệ đẹp giữa người với người. Trong xã hội ấy, những
con người tiêu biểu là những chiến sỹ dũng cảm bảo vệ Tổ quốc, những
người lao động nhiệt tình xây dựng đất nước, những con người biết chăm
lo cuộc sống và lợi ích chung của nhân dân, đồng thời biết làm cho cuộc
sống của cá nhân được đầy đủ và phong phú trong sự hài hòa với cuộc sống
xã hội, những con người có đức tính vị tha, thương yêu đồng bào, đồng chí,
không ngừng phấn đấu vươn lên theo phương châm “mỗi người vì mọi
người, mọi người vì mỗi người” [21,tr.50-51]
Ở thời đại Hồ Chí Minh, cách mạng là sự vươn lên của cả dân tộc,
mỗi người dân Việt Nam đều tìm thấy chính bản thân mình trong cuộc cách
mạng vĩ đại đó. Chính vì vậy cả dân tộc Việt Nam đã đoàn kết vượt qua tất
cả những thử thách gay gắt, những nguy cơ mất còn. Trải qua những cuộc
đấu tranh quyết liệt nhưng cả dân tộc lại tìm thấy trong cuộc cách mạng đó
niềm vui, không khí tự do, niềm hân hoan khi được góp sức vào một công
cuộc lớn lao. Dường như cách mạng vừa là sự nỗ lực phi thường của quần
chúng nhưng đó cũng là một ngày hội.
Tại hội thảo khoa học quốc tế “Di sản Hồ Chí Minh trong thời đại
ngày nay” diễn ra vào sáng 12/5/2010 tại Học viện Chính trị Quốc gia Hồ
Chí Minh trong diễn văn khai mạc, đồng chí Nguyễn Phú Trọng khẳng

định: “Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại rực rỡ nhất trong lịch sử dân tộc
Việt Nam, là kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Tấm gương đạo
đức, phong cách Hồ Chí Minh là một tấm gương vô cùng trong sáng và cao
thượng, tượng trưng cho tinh hoa văn hóa Việt Nam” [98].

20
Các nhà khoa học khi nghiên cứu về thời đại Hồ Chí Minh cũng đưa
ra nhiều quan điểm khác nhau:
Theo GS.TS Hoàng Chí Bảo trong bài: “Thời đại Hồ Chí Minh trong
lịch sử quang vinh của dân tộc Việt Nam” cho rằng:
“Thời đại Hồ Chí Minh mở đầu cho kỷ nguyên độc lập dân tộc và
chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, hòa vào dòng chảy lớn của lịch sử thế giới
hiện đại, của thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên
phạm vi toàn thế giới.
Thời đại Hồ Chí Minh của Việt Nam là đóng góp xứng đáng nhất
của cách mạng Việt Nam vào việc khẳng định sức sống và ảnh hưởng của
chủ nghĩa Mác - Lênin, của cách mạng Tháng Mười và của chủ nghĩa hiện
thực trong đời sống chính trị của thế giới từ thế kỷ XX đã qua sang thế kỷ
XXI hiện nay” [34, tr.590]
Theo PGS Bùi Thanh Quất: “thời đại Hồ Chí Minh trong quá trình
phát triển của dân tộc Việt Nam là giai đoạn mà dân tộc Việt Nam, một mặt
bứt phá khỏi tình trạng lạc hậu của một nước nông nghiệp kém phát triển
vốn là thuộc địa của thực dân tư bản, để đạt tới trình độ ngang hàng với các
nước tư bản phát triển đã từng đối mặt với mình, từng cai trị mình; một mặt
khác phải tham gia chủ động vào quá trình cách mạng chung chỉnh thể của
giai cấp vô sản quốc tế ở tầm vóc toàn cầu nhằm vươn vượt khỏi, bứt bỏ
khỏi trạng thái phát triển tư bản chủ nghĩa của thế giới, đặng đạt tới một xã
hội đích thực là xã hội của con Người và cho con Người.”[75, tr.55].
Như vậy, có thể khẳng định: Thời đại Hồ Chí Minh là một giai đoạn
trong lịch sử dân tộc Việt Nam. Mở đầu bằng thắng lợi của cách mạng

Tháng Tám năm 1945, là thời đại khác hoàn toàn về chất so với các thời
đại trước đó, là thời đại của độc lập tự do gắn liền với chủ nghĩa xã hội
hiện đại, khoa học – kỹ thuật tiên tiến, đời sống vật chất và tinh thầncủa

21
nhân dân ngày càng được nâng cao. Với một kết cấu giai tầng tương ứng,
một thiết chế xã hội do nhân dân lao động làm chủ với nhà nước của dân,
do dân, vì dân hướng đến mục tiêu cao nhất là dân giàu, nước mạnh, xã
hội dân chủ, công bằng, văn minh.
Có thể khẳng định:
“- Thời đại Hồ Chí Minh, trước hết là thời đại mà dân tộc Việt Nam
trở thành dân tộc độc lập, tự chủ, tự quyết định cuộc sống của mình trong
cộng đồng các quốc gia dân tộc toàn thế giới…
- Thời đại Hồ Chí Minh là thời đại mà dân tộc Việt Nam, một cách
chủ động, thực hiện các bước phát triển toàn diện đất nước mình cho kịp
với trình độ phát triển của những quốc gia dân tộc đã đô hộ mình (đế quốc
Pháp và phát – xít Nhật)… Nếu chúng ta chỉ lấy mô hình của các quốc gia
tư sản phát triển đã từng đô hộ chúng ta hoặc đối mặt với chúng ta làm đích
hướng tới cho sự phát triển của Việt Nam, thì hóa ra, về chất lượng phát
triển đất nước sau khi giành được độc lập, trong so sánh với quốc gia đã đô
hộ mình, chúng ta cũng chưa hơn được cha ông…
- Thời đại Hồ Chí Minh … phải là thời đại mà con người và đất nước
Việt Nam một cách độc lập, tự chủ, chủ động quyết định và thực hiện cuộc
sống của mình theo hướng, một mặt, vừa nhất thiết phải đạt tới trình độ
phát triển – cả về mặt kinh tế - kỹ thuật - vật chất, cả về mặt văn hóa – xã
hội – và tinh thần cũng như cách tổ chức vận hành các thiết chế chính trị
đảm bảo cho công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ của họ trong xã hội
theo đúng hiến pháp và pháp luật của nhà nước – đạt tới trình độ phát triển
tương đương với những quốc gia thực dân tư sản đã từng đô hộ mình. Một
mặt khác, từng bước chủ động thực hiện có bản lĩnh quá trình xây dựng

một trật tự xã hội với một phong cách sống nhân ái, văn minh…”[75, tr.56]

22
Với những phân tích trên đây, thời đại Hồ Chí Minh mới chỉ đang ở
giai đoạn đầu tiên trong sự tồn tại của mình mà thôi? Và như vậy những gì
đang chờ đón chúng ta ở phía trước đòi hỏi sự nỗ lực vươn lên dựa trên tinh
thần đoàn kết của cả dân tộc. Chúng ta phải làm thế nào để khắc phục trạng
thái lạc hậu, tụt hậu về kinh tế, xã hội để đạt tới trình độ của những quốc
gia tư sản phát triển đã từng thống trị hoặc mong muốn thống trị chúng ta.
Hơn thế nữa là một xã hội cao hơn về chất so với lối sống mà các quốc gia
tư sản văn minh nhất có thể đạt được “Với tầm nhìn của lãnh tụ Hồ Chí
Minh, với sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Việt Nam có tuổi đời gần một thế
kỷ, do chính Hồ Chí Minh sáng lập, với sức mạnh của khối đại đoàn kết
toàn dân tộc, dù trong thời chiến hay thời bình, Việt Nam đã và đang từng
bước, dù chậm chạp, vượt qua mọi khó khăn và thách thức, tận dụng mọi
cơ hội và thuận lợi để thực hiện công cuộc xây dựng và phát triển đất nước
theo con đường mà danh nhân văn hoá kiệt xuất Hồ Chí Minh đã lựa chọn,
theo mô hình mà Người đã thiết kế phác thảo. Mười một kỳ đại hội của
Đảng Cộng sản Việt Nam, với 5 bản cương lĩnh mà Đảng đã thông qua và
kiên trì lãnh đạo toàn dân tộc thực hiện hơn 80 năm qua đã chứng tỏ điều
này. Chúng tôi nghĩ rằng, Thời đại Hồ Chí Minh chính là thời đại mà nhân
dân Việt Nam xây dựng và phát triển đất nước theo con đường ấy, theo mô
hình xã hội ấy” [75, tr.57].
1.2. Những nhân tố cơ bản quy định sự ra đời tất yếu của thời đại Hồ
Chí Minh.
1.2.1. Hiện trạng kinh tế và chính trị thời kỳ thuộc Pháp – Nhật
“Từ khi bị Pháp chiếm, đất nước chúng tôi hầu như luôn luôn sống
lay lắt ngày này qua ngày khác không hề biết chính quyền muốn dẫn mình
đi đến đâu”[41, tr.6].


23
Sau nửa thế kỷ Pháp đặt ách thống trị lên đất nước: “Thật đáng buồn
thay khi thấy rằng sau 50 năm thống trị mà những người đại diện cho nước
cộng hoà Pháp ở Đông Dương vẫn cứ ngoan cố kìm chân người bản xứ
trong vòng nô lệ, không cho họ hưởng một chút quyền tư do nào cũng như
các quyền khác theo luật pháp”[41, tr.12]. Một tình trạng vô vọng, bế tắc
bao trùm tất cả.
Trong chế độ này, người Việt Nam không còn tồn tại như những con
người: “Chủ nghĩa tư bản Pháp đã vào Đông Dương từ hơn nửa thế kỷ nay,
vì lợi ích của nó, nó đã dùng lưỡi lê để chinh phục đất nước chúng tôi. Từ
đó, chúng tôi không những bị áp bức, bóc lột một cách nhục nhã mà còn bị
hành hạ và đầu độc một cách thê thảm…người ta đã làm chết hàng nghìn
người An Nam và tàn sát hàng nghìn người khác để bảo vệ những lợi ích
không phải của chính họ”.[41, tr.22,23].
Tính mạng của con người An Nam bị rẻ rúng không đáng giá một
trinh. Người An Nam bị coi là “hạng người thấp kém”, là “nô lệ”, là “lũ ròi
bọ” mà chỉ có “ba toong, súng ngắn, súng dài” mới “xứng đáng” với họ. Họ
“phải è cổ ra mà chịu công ơn bảo hộ của nước Pháp. Riêng người nông
dân An Nam lại càng phải è ra mà chịu sự bảo hộ ấy một cách nhục nhã
hơn”[41,tr.82]. Luôn luôn có sẵn “một kho đầy ắp những hình
phạt”[42,tr.90] để giáng vào đầu những con người khốn khổ ấy.
“Chưa có bao giờ, ở một nước nào mà người ta lại vi phạm mọi
quyền làm người một cách dã man, độc ác và trắng trợn đến thế”
[42,tr.112]. Và “để dạy cho mọi người sống cho ra sống, người ta bắt đầu
bằng việc giết họ đi đã”[42,tr.33]. Mỗi thuộc địa, chủ nghĩa thực dân sử
dụng những biện pháp khác nhau để cai trị, nhưng các thuộc địa đều giống
nhau ở một điểm “Giữa An Nam với Cônggô, Máctiních hay Tân Đào,
không hoàn toàn giống nhau chút nào, trừ sự cùng khổ” [41,tr.63]

×