VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC
XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
VIỆN TRIẾT HỌC
ĐẶNG THỊ THUÝ ĐIỆU
VẤN ĐỀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA
TƢ DUY TRONG LÔGÍC HỌC
PHƢƠNG TÂY
Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60 22 80
TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SỸ TRIẾT HỌC
HÀ NỘI – 2008
1
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 2
2. Tình hình nghiên cứu đề tài 5
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn 8
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu 9
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 9
6. Cái mới của luận văn 9
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn 9
CHƢƠNG 1 10
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG 10
TƢ TƢỞNG ARISTOTLE VỀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƢ DUY 10
1.1. Khái niệm chung về quy luật cơ bản của tư duy 10
1.2. Tiền đề tư tưởng cho sự hình thành quan niệm Aristotle về quy luật cơ bản của tư duy 20
1.3. Vấn đề quy luật cơ bản của tư duy trong lôgíc học Aristotle 32
CHƢƠNG 2 46
TƢ TƢỞNG VỀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƢ DUY TRONG 46
LÔGÍC HỌC PHƢƠNG TÂY SAU ARISTOTLE 46
2.1. Vấn đề quy luật cơ bản của tư duy trong triết học Leibniz 49
2.2. Những đánh giá của Kant và Hêghen về quy luật cơ bản của tư duy 58
2.3. Sự phê phán và đổi mới cách hiểu về quy luật cơ bản của tư duy ở một số nhà lôgíc học hiện
đại 70
2.4. Ý nghĩa của các quy luật cơ bản của tư duy đối với nhận thức 84
KẾT LUẬN 94
Tài liệu tham khảo……………………………………………………………………………… 98
2
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Chúng ta đang sống trong thời kỳ văn minh trí tuệ mà năng lực tư duy
là giá trị cơ bản đảm bảo sự phát triển bền vững, mạnh mẽ của xã hội. Những
thành quả mà con người đạt được có sự đóng góp không nhỏ của lôgíc học
hình thức. Do đó, điều quan trọng là phải nâng cao năng lực tư duy, muốn vậy
chúng ta phải tôn trọng các quy luật của nó. Việc nghiên cứu lôgíc học là điều
cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn to lớn trong việc nâng cao chất lượng tư duy.
Lôgíc học là khoa học nghiên cứu tư duy lôgíc của con người. Mọi đối
tượng đều có hai mặt là nội dung và hình thức, do đó tư duy cũng có hai mặt
phân biệt nhau là nội dung và hình thức. Khoa học lôgíc, vì vậy cũng được
chia thành hai phân môn nghiên cứu hai phần đó của tư duy, lôgíc biện chứng
thiên về nghiên cứu nội dung của tư duy, lôgíc hình thức là khoa học nghiên
cứu hình thức của tư duy. Theo những quan niệm khá phổ biến thì, lôgíc học
biện chứng đồng nhất với phép biện chứng và lý luận nhận thức, vì vậy vai trò
của nó trong nhận thức và nghiên cứu khoa học là rất to lớn không thể phủ
nhận được. Vai trò của lôgíc hình thức, dường như ít được thừa nhận là quan
trọng như vai trò của lôgíc biện chứng có lẽ vì cái vẻ "hình thức" của nó.
Nhưng vì tất cả các sự vật đều có nội dung và hình thức, cho nên sẽ là thiếu
sót và siêu hình nếu chúng ta chỉ nhận thức một mặt nào đó của sự vật, việc
tuyệt đối hoá nội dung hay hình thức đều không nên vì nó không chỉ dẫn đến
những cái nhìn lệch lạc mà còn tạo ra một lỗ hổng lớn trong nhận thức. Nội
dung và hình thức là hai mặt của một đối tượng, không có nội dung hay hình
thức thuần túy, nội dung và hình thức luôn gắn bó chặt chẽ với nhau, mặc dù
nội dung là cái quan trọng quyết định hình thức nhưng hình thức cũng có tính
độc lập tương đối và có khả năng tác động trở lại nội dung, việc quá xem
3
trọng vai trò của nội dung hay hình thức đều là sai lầm, do vậy tuyệt đối hoá
vai trò của một trong hai lôgíc học và xem nhẹ vai trò của lôgíc học kia cũng
là sai lầm. Việc nghiên cứu lôgíc học hình thức, đặc biệt là chỉ ra quá trình
hình thành, phát triển cũng như vai trò của các quy luật cơ bản của nó trong
nhận thức là rất cần thiết để có cái nhìn đúng đắn về vị trí của lôgíc học hình
thức trong hệ thống nhận thức khoa học.
Với tư cách là khoa học nghiên cứu các hình thức của tư duy, lôgíc học
hình thức giúp con người có ý thức rõ hơn về các quy luật của tư duy. Do vậy,
lôgíc học hình thức có vai trò rất lớn trong việc "cải thiện" khả năng tư duy.
Nó giúp con người tư duy một cách có hệ thống, nhất quán, chính xác, rõ ràng
và không rơi vào mâu thuẫn lôgíc, điều đó dẫn chúng ta đến thói quen tư duy
chặt chẽ, sử dụng chính xác các thuật ngữ trong cuộc sống. Việc tiếp thu kiến
thức lôgíc học còn giúp chúng ta khám phá ra chân lý một cách nhanh nhất,
ngắn nhất thông qua việc sử dụng thành thạo các tri thức đó. Lôgíc học hình
thức không chỉ cần thiết cho hoạt động học tập mà còn rất cần thiết trong cuộc
sống sinh hoạt hàng ngày của mỗi người.
Các quy luật cơ bản của tư duy lôgíc có vai trò không nhỏ trong hoạt
động nhận thức và nghiên cứu khoa học. Vì là các quy luật cơ bản của tư duy
nên chúng có phạm vi tác động rất lớn, mang tính phổ biến đối với quá trình
nhận thức của con người. Việc tiếp thu đúng các quy luật cơ bản của lôgíc học
hình thức là một trong những điều kiện cần để đạt tới chân lý khách quan,
giúp chúng ta phát hiện ra mâu thuẫn trong lập luận, từ đó cho phép con
người chính xác hoá các sự kiện, hiện tượng để có thể chỉ đạo hoạt động thực
tiễn một cách có hiệu quả. Trong những trường hợp cụ thể những quy luật này
đóng vai trò là công cụ đắc lực giúp chúng ta có được lựa chọn tối ưu nhất.
4
Tuy nhiên, như đã nói, chúng ta có thể vận dụng những quy luật này
một cách tự phát, nhưng việc tìm hiểu, lĩnh hội chúng một cách tự giác, khoa
học sẽ giúp con người chủ động và thuận lợi hơn trong quá trình khám phá,
tiếp thu chân lý mới.
Tư duy lôgíc chính là một bộ phận hợp thành, một bộ phận không thể
thiếu của tư duy khoa học. Việc nâng cao năng lực tư duy lôgíc có vai trò đặc
biệt quan trọng nhất là trong thời kỳ thế giới bước vào toàn cầu hoá, con
người ngày càng phải đối mặt với những thách thức mới của cuộc sống, với
những căn bệnh trầm kha của nhân loại, với những tệ nạn mới và có khi còn
phải tỉnh táo cả với những "cơ hội" mới. Chỉ một tư duy lôgíc đương nhiên
không thể giải quyết được hết những vấn nạn của cuộc sống đầy khó khăn,
trắc trở, nhưng nó lại là một bước đi không thể thiếu trong quá trình đạt được
những thành tựu mới trên mọi lĩnh vực của cuộc sống con người.
Phần lớn sách giáo khoa, tài liệu hiện tại đều trình bày các quy luật cơ
bản của tư duy hình thức nhưng lại chưa được thống nhất, thậm chí có tài liệu
còn trình bày không đúng, không chính xác tinh thần, bản chất của các quy
luật này. Đặc biệt trong các tài liệu, giáo trình lôgíc hình thức chưa có tài liệu nào
trình bày một cách khái quát lịch sử các quan niệm về quy luật lôgíc hình thức.
Sự phát triển của khoa học lôgíc ngày càng nhanh, mạnh mẽ và có
những diễn biến phức tạp, nên việc có những đánh giá, có cái nhìn tổng quan
về lôgíc học hình thức cũng như về các quy luật cơ bản của nó không chỉ là
điều cần thiết mà còn là việc cần làm ngay. Điều đó được quy định không chỉ
bởi vai trò của nó đối với nhận thức của con người mà còn vì tương lai phát
triển khoa học.
5
Chớnh vỡ những lý do như đã nêu trên mà chúng tôi chọn đề tài “Vấn
đề quy luật cơ bản của tư duy trong lôgic học phương Tây” làm đề tài luận
văn thạc sĩ.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Lôgíc học hình thức có vai trò rất lớn trong việc rèn luyện, phát triển tư
duy, nhưng lôgíc học hình thức chỉ được đưa vào giảng dạy ở một số ít trường
đại học, còn ở các trường cao đẳng và trung cấp thì người học gần như không
được học môn học này. Ở nước ngoài, ngay ở trình độ phổ thông trung học
học sinh đã được học và nắm vững tri thức của môn khoa học quan trọng này.
Ở nước ta, không chỉ có học sinh phổ thông mà nhiều khoa và nhiều trường
đại học cũng không đưa môn học này vào chương trình giảng dạy. Có thể nói
rằng, ở nước ta, lôgíc học hình thức vẫn còn là một môn khoa học "trẻ". Ngay
những người giảng dạy, nghiên cứu lôgíc học trước các khái niệm được coi là
cơ bản mà có khi vẫn còn phải tranh luận rất nhiều. Điều đó được thể hiện rất
rõ trong hội thảo khoa học do Viện Triết học tổ chức tháng 12/2006: "Lôgíc
học: những vấn đề nảy sinh trong nghiên cứu, giảng dạy và ý nghĩa của nó",
và hội thảo về lôgíc học được tổ chức mới đây (7/2008) tại thành phố Hồ Chí
Minh. Các bài viết, các bài trao đổi ý kiến trong giới lôgíc học vẫn toát lên
những băn khoăn, trăn trở để có được cách nhìn nhận thống nhất về khoa học
này, trước hết là với những vấn đề then chốt nhất, trong đó có vấn đề về quy
luật cơ bản của tư duy.
Những nghiên cứu về lôgíc học trong giới hạn mà chúng tôi sưu tầm
được đã thể hiện tinh thần đầy trách nhiệm của những người nghiên cứu và
giảng dạy lôgíc học cố gắng làm cho môn khoa học này ngày càng phát triển
vừa theo hướng phổ cập, vừa theo hướng chuyên sâu. Trong bài: "Lôgíc hình
6
thức và phương pháp của toán học" [49] tác giả Vũ Văn Viên đã phân tích rõ
quan hệ giữa lôgíc hình thức và phương pháp của toán học đồng thời khẳng
định rằng phương pháp của toán học cũng chính là phương pháp của lôgíc
hình thức cổ điển, tác giả cũng chỉ ra vai trò to lớn của lôgíc cổ điển đối với
việc xây dựng các mô hình toán học trừu tượng. Với bài viết: “Chính xác hoá
các nội dung cơ bản của lôgíc học truyền thống” [47] tác giả trên cho rằng, sở
dĩ các tài liệu không trình bày đúng nội dung của các quy luật lôgíc hình thức
là do đã không quán triệt được đối tượng nghiên cứu của môn khoa học này,
không thấy được tính nhất quán của các quy luật và đặc biệt là không chú ý
phân biệt quy luật loại trừ cái thứ ba với quy luật mâu thuẫn. Chính vì thế nên
nội dung của hai quy luật này thường được phát biểu không chuẩn xác. Từ
nhận định đó, tác giả đã đưa ra quan niệm của mình về nội dung của các quy
luật. Chúng tôi cho rằng bài viết này thể hiện tinh thần xây dựng rất cao, rất
sát với vấn đề mà luận văn này nghiên cứu. Tác giả Nguyễn Cảnh Hồ trong
bài: "Mấy ý kiến trao đổi xung quanh các quy luật của lôgíc học" [13] cho
rằng sự trình bày quy luật mâu thuẫn và quy luật loại trừ cái thứ ba ở các giáo
trình đại học là thiếu chính xác vì nó không những không giúp cho việc hiểu
đúng nội dung của quy luật mà còn gây ra những băn khoăn thắc mắc cho
người đọc. Theo tác giả để làm rõ nội dung của hai quy luật này chúng ta cần
phải hiểu rõ cơ sở của lôgíc học hình thức. Nội dung của ba quy luật đầu tiên
của tư duy chính là sự cụ thể hoá yêu cầu khắt khe của nguyên tắc đồng nhất
trừu tượng đối với tư duy trong khi phản ánh hiện thực khách quan. Riêng với
quy luật mâu thuẫn thì còn có một nguyên nhân khác nữa làm chúng ta hiểu
sai về quy luật này là khi diễn đạt quy luật mâu thuẫn người ta đã không chú
ý, không phân biệt một cách rõ ràng nội dung của các loại mâu thuẫn. Theo
tôi, ngay trong cách trình bày của tác giả thì nội dung của những khái niệm
mâu thuẫn trong quy luật và trong khái niệm không có gì khác nhau, còn khi
7
trình bày vấn đề này trong phán đoán thì có lẽ tác giả đã lầm giữa nội hàm của
khái niệm với bản thân khái niệm khi được diễn đạt ở khía cạnh khác nhau.
Bài: “Đôi điều trao đổi với tác giả cuốn: “Tỡm hiểu lụgic học”” [31] của
Trọng Nhân đã chỉ ra các lỗi lôgíc trong cuốn “Tìm hiểu lôgíc” của Lê Tử
Thành. Trọng Nhân không tập trung vào toàn bộ các vấn đề của lôgíc học mà
chỉ đề cập đến vấn đề “Những hình thức cơ bản của tư duy” như khái niệm,
phán đoán. Sự phê phán của Trọng Nhân về cơ bản là đúng duy chỉ có điểm
phê phánư về suy luận là sai vì từ hai phán đoán đơn nhất và phán đoán bộ
phận ta không thể có suy luận đúng, ngay cả ví dụ ông đưa ra cũng vi phạm
quy tắc lôgíc vì trong suy luận đó M không chu diên lần nào. Nguyễn Ngọc
Hà có bài: "Phi mâu thuẫn có phải bao giờ cũng là quy luật của tư duy đúng
đắn?" [7], bài viết đã đặt vấn đề về tính đúng đắn của quy luật mâu thuẫn.
Theo tác giả, một số nhà triết học mácxít khẳng định rằng phi mâu thuẫn
không phải bao giờ cũng là quy luật đúng đắn của tư duy vì vẫn có những
mâu thuẫn lôgíc là đúng, chỉ có lôgíc biện chứng mới là khoa học đúng đắn và
xứng đáng là công cụ của hoạt động nhận thức và nghiên cứu khoa học. Theo
tôi, khẳng định quy luật phi mâu thuẫn là đúng nhưng cần giải thích rõ hơn về
vấn đề này nếu không rất dễ gây ra nhận thức sai vấn đề. Sở dĩ có tình trạng
này là vì đối tượng của lôgíc học hình thức là tư duy phản ánh về đối tượng ở
phẩm chất xác định, ở trạng thái tĩnh tại, nhưng tất cả các sự vật hiện tượng
trong thế giới kể cả tư duy lại tồn tại trong trạng thái vận động và biến đổi
không ngừng, do đó khi đem nội dung của quy luật phi mâu thuẫn áp dụng
vào xem xét tư duy phản ánh sự vật ở trạng thái vận động và phát triển thì
không còn phù hợp nữa. Bản thân lôgíc học hình thức vẫn là công cụ đắc lực
trong hoạt động nhận thức và nghiên cứu khoa học vì lôgíc hình thức chính là
giai đoạn không thể thiếu của lôgíc biện chứng, trong hoạt động nhận thức và
nghiên cứu khoa học chúng ta phải sử dụng kết hợp và hợp lý cả hai loại lôgíc
8
này thì mới đạt được kết quả như mong muốn. Đến ngay cả tư duy siêu hình
vẫn có những điểm hợp lý và cần thiết cho hoạt động nhận thức và nghiên cứu
khoa học. Đặc biệt trong cuốn “Các vấn đề lôgíc truyền thống” [30], Phạm
Đình Nghiệm đã tuyển chọn và giới thiệu hơn mười bài viết khác nhau về
lôgíc học hình thức trong đó những bài về các quy luật của tư duy.
Ngoài ra còn rất nhiều bài nghiên cứu khác cũng đề cập đến lôgíc học
như: “Về mối quan hệ qua lại giữa lôgíc biện chứng và lôgíc hình thức” [15],
“Lôgíc quy nạp và vai trò của nó trong nhận thức khoa học” [41], “Quy luật
tư duy lôgíc trong lôgíc học Phật giáo” [32], “Sự phân biệt giữa mâu thuẫn
biện chứng và mâu thuẫn lôgíc hình thức” [17].v.v Những bài này đã có vai
trò rất lớn trong việc gợi mở vấn đề nghiên cứu cho tác giả luận văn.
Số lượng các bài viết, bài nghiên cứu về lôgic học không phải là ít
nhưng riêng về quy luật cơ bản của tư duy hình thức và nhất là về các quan
niệm của các nhà tư tưởng trong lịch sử về quy luật của tư duy không phải
nhiều, do vậy vẫn cần được tiếp tục viết thêm.
3. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn
Mục đích:
- Nghiên cứu nội dung, sự tác động của các quy luật tư duy hình thức
cơ bản thông qua sự trình bày của một số nhà triết học, lôgíc học phương Tây.
Nhiệm vụ:
- Trình bày sự hình thành và phát triển tư tưởng của Aristotle về các
quy luật lôgíc học hình thức cơ bản.
- Trình bày và phân tích quan điểm của một số nhà triết học, nhà lôgíc
học phương Tây sau Aristotle về các quy luật lôgíc học hình thức cơ bản:
đồng nhất, mâu thuẫn, loại trừ cái thứ ba, lý do đầy đủ.
9
- Nêu ý nghĩa của các quy luật cơ bản của tư duy trong nhận thức khoa học.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận: dựa trên cơ sở thế giới quan, phương pháp luận của chủ
nghĩa Mác – Lênin, nhất là phần về tư duy và quan hệ của nó với tồn tại.
- Phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgíc và lịch sử, so sánh, diễn dịch
và quy nạp.
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Quy luật cơ bản của tư duy không chỉ có các quy luật của tư duy hình
thức mà còn bao gồm cả các quy luật của tư duy biện chứng, nhưng đề tài chỉ
giới hạn ở các quy luật cơ bản của tư duy mà lôgíc hình thức nghiên cứu.
- Do thời gian và trình độ của tác giả có hạn nên luận văn chưa thể trình
bày hết các quan niệm về quy luật cơ bản của tư duy hình thức trong toàn bộ
quá trình phát triển của lôgíc học phương Tây, mà mới chỉ trình bày quan
điểm của một số tác giả tiêu biểu như: Aristotle, Lepnit, Kant, Hêghen và của
một số nhà lôgíc học đầu thế kỷ XX như: Vasilev, Lucasevich, Geitinh, Post,
Reikhenbach, Glinvenko, v.v…
6. Cái mới của luận văn
- Làm rõ đóng góp của các nhà triết học, lôgíc học trong lịch sử vào sự
phát triển các quan niệm về quy luật cơ bản của tư duy lôgíc và khẳng định
những cống hiến có giá trị của họ.
- Phân tích những đặc trưng của các quy luật cơ bản của tư duy hình thức.
7. Ý nghĩa thực tiễn của luận văn
- Luận văn có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho sinh viên, học viên
cao học chuyên ngành lôgíc học.
10
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm 2 chương và 7 tiết.
CHƢƠNG 1
SỰ HÌNH THÀNH VÀ NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU TRONG
TƢ TƢỞNG ARISTOTLE VỀ QUY LUẬT CƠ BẢN CỦA TƢ DUY
1.1. Khái niệm chung về quy luật cơ bản của tƣ duy
Con người với bản tính của mình luôn muốn khám phá thế giới xung
quanh, khát vọng đó không bao giờ dừng lại, chính vì thế con người ngày
càng đạt được nhiều kết quả mới đáng tự hào trên con đường chinh phục tự
nhiên và khám phá bản chất của chính mình. Để đạt được những thành quả
lớn lao, nhận thức của con người không thể dừng lại ở trình độ cảm tính mà
phải vươn tới trình độ lý tính, phải vươn tới hiểu biết được quy luật. Có như
vậy hiểu biết đó mới trở thành công cụ đắc lực cho hoạt động nhận thức và cải
tạo thực tiễn.
Vai trò của nhận thức quy luật đối với hoạt động của con người là
không thể phủ nhận được. Ngay từ buổi bình minh của nhân loại những tri
thức về quy luật đã hình thành, không những thế vấn đề quy luật còn được
quan tâm nghiên cứu với tư cách là khái niệm khoa học. Trong lịch sử triết
học phạm trù quy luật được rất nhiều nhà triết học quan tâm, định nghĩa theo
nhiều cách khác nhau và nó chủ yếu được quy về một hoặc một số các phạm
trù khác. Mác, Ăngghen và Lênin mặc dù rất quan tâm đến phạm trù quy luật
11
nhưng không phát biểu thành định nghĩa mà chỉ đưa ra những đặc trưng cơ
bản của nó bao gồm tính khách quan, tính tất yếu, tính bản chất và tính phổ
biến,… Các giáo trình đại học và cao đẳng hiện nay trình bày định nghĩa về
quy luật cũng chưa được thống nhất. Ở đây chúng tôi xin nêu ra một vài định
nghĩa về quy luật trong một số tài liệu:
"Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất nhiên, phổ biến và lặp lại
giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật, hay giữa
các sự vật, hiện tượng với nhau" [1, 230].
"Quy luật là những mối liên hệ bản chất, tất yếu và phổ biến giữa các
sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt trong một sự vật, hiện tượng của thế giới
khách quan" [38, 110].
"Quy luật là mối liên hệ tất yếu, bản chất, phổ biến và ổn định, được
lặp đi lặp lại giữa các sự vật, hiện tượng" [10, 85].
Phần lớn các ý kiến đều thống nhất với nhau ở những điểm chủ yếu và
chúng tôi cho rằng: Quy luật là những mối liên hệ khách quan, tất yếu và phổ
biến giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên trong mỗi một sự vật hoặc
giữa các sự vật, hiện tượng nhất định.
Quy luật không phải là sự vật, hiện tượng, mà là mối liên hệ, quan hệ
giữa các sự vật, hiện tượng hoặc giữa các mặt, các yếu tố, các thuộc tính bên
trong mỗi một sự vật, hiện tượng nhất định. Con người chỉ có thể nhận thức
được đối tượng thông qua quan hệ của nó với các sự vật, hiện tượng khác.
Chính trong sự tương tác với các sự vật hiện tượng khác mà đối tượng bộc lộ
các thuộc tính, đặc điểm của mình, các thuộc tính của đối tượng được bộc lộ
ra tỉ lệ thuận với sự tương tác, nghĩa là càng thông qua nhiều mối liên hệ và
tác động qua lại thì đối tượng càng thể hiện đầy đủ đặc điểm, bản chất của
mình. Như vậy, khi nói quy luật là mối liên hệ giữa các sự vật, hiện tượng
12
nhất định, cũng có nghĩa là khẳng định rằng quy luật phản ánh thuộc tính của
các sự vật, hiện tượng đó. Khi khẳng định quy luật là mối quan hệ của các sự
vật, hiện tượng thì không có nghĩa quy luật đã là mọi mối quan hệ, liên hệ
giữa các sự vật hiện tượng mà chỉ khái quát những quan hệ mang tính tất yếu
nội tại giữa các hiện tượng. Những quan hệ này phải thể hiện sự thống nhất,
sự gắn kết chứ không phải sự khác biệt giữa chúng, tức là quy luật không
phản ánh cái tách biệt giữa chúng. Không những thế các mối liên hệ được gọi
là quy luật đó còn phải mang tính khách quan, tất yếu và phổ biến.
Tất cả các sự vật hiện tượng trong thế giới đều tồn tại trong vô vàn mối
liên hệ qua lại, trong sự tương tác lẫn nhau. Chính trong các mối liên hệ đó sự
vật, hiện tượng ngày càng bộc lộ rõ bản chất của mình, tuy nhiên chúng chỉ
được gọi là quy luật khi là những mối liên hệ có tính bản chất, ổn định, đồng
thời phải bao quát tất cả các sự vật, hiện tượng của một nhóm nào đó.
Với ý nghĩa như vậy tri thức về quy luật là tri thức đúng đắn của con
người phản ánh chân thực thế giới sống của mình, chỉ có những tri thức như
vậy mới đáp ứng được nhu cầu hoạt động sống của con người. Tuy nhiên, sự
vật hiện tượng trong thế giới không chỉ tồn tại trong vô vàn mối liên hệ lẫn
nhau mà còn tồn tại trong sự vận động và phát triển không ngừng, ngay cả tư
duy, nhận thức của con người cũng không là ngoại lệ. Trong quá trình tồn tại
và phát triển của mình, những tri thức nào không phản ánh đúng đắn đối
tượng và quy luật của nó như đang có trong hiện thực khách quan sẽ nhanh
chóng bị đào thải vì chúng không thể là kim chỉ nam cho hoạt động của con
người.
Như vậy, quy luật còn là sản phẩm của nhận thức con người trong quá
trình tiếp xúc, nghiên cứu đối tượng, nó là sự kết tinh của kinh nghiệm và tri
thức của con người trong quá trình chinh phục thế giới xung quanh. Quy luật,
13
ở một nghĩa nhất định, chính là hình ảnh chủ quan về thế giới khách quan, con
người dùng ngôn ngữ chủ quan của mình để diễn đạt quy luật của thế giới
khách quan, nhưng nội dung của quy luật lại phản ánh trung thực các mối liên
hệ, nghĩa là tinh thần của quy luật ấy hoàn toàn đồng nhất với sự tồn tại nội
tại của đối tượng. Chính vì lẽ đó nên nội dung của quy luật là khách quan,
không phụ thuộc vào ưý muốn chủ quan của con người. Nhận thức quy luật
cũng chính là nhận thức đối tượng, những tri thức về quy luật phản ánh tính
ổn định, tính bản chất của đối tượng. Những đặc tính của đối tượng được
phản ánh trong quy luật sẽ luôn luôn được thoả mãn khi gặp các điều kiện cần
và đủ cho sự tác động của quy luật đó. Từ đó có thể thấy, nhận thức của con
người về đối tượng cần phải hướng tới những tri thức mang tính quy luật.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, quy luật không chỉ có tính khách
quan mà còn có tính tất yếu, tính tất yếu của quy luật thể hiện ở chỗ là khi có
sự vật, hiện tượng thoả mãn những điều kiện tương ứng thì nhất định sẽ diễn
ra những mối liên hệ theo đúng nội dung của quy luật phản ánh về đối tượng
trong trường hợp đó mà không và không bao giờ có thể xảy ra theo hướng
khác. Sở dĩ có tình trạng đó là do quy luật được khái quát từ chính sự tồn tại
thực của đối tượng, tính tất yếu của quy luật là do bản thân sự vật, hiện tượng
được phản ánh quy định chứ không phải là sự áp đặt của bất cứ ai hay của bất
cứ lực lượng nào. Đúng như Mác đã khẳng định trong "Tư bản": "quy luật là
mối liên hệ nội tại và tất yếu giữa hai hiện tượng" [24, 272].
Tính tất yếu của quy luật rất bền vững, là cái nhất định sẽ tác động khi
có những sự vật, hiện tượng cùng với điều kiện cần và điều kiện đủ để xảy ra
sự tác động của quy luật đó. Nếu thiếu sự vật, hiện tượng hoặc thiếu điều kiện
nào đó thì không thể có sự tác động của quy luật, khi đó tính tất yếu của quy
luật đương nhiên sẽ không được đảm bảo. Điều đó có nghĩa là tính tất yếu của
quy luật mặc dù là tự tính, là cái bền vững, nhưng nếu không có những điều
14
kiện tương ứng cho sự tác động của quy luật, không có sự vật, hiện tượng
đúng như quy luật phản ánh thì tính tất yếu của quy luật cũng vô nghĩa, nói
cách khác là khi đó quy luật không thể phát huy tác dụng của nó.
Theoư nghĩa thông thường thì cái phổ biến là cái ta thường gặp ở nhiều
nơi và có thể áp dụng đối với một tập hợp các sự vật, hiện tượng. Tính phổ
biến của quy luật chỉ có nghĩa là nó thường xuyên được lặp lại trong những
điều kiện tương ứng, điều đó là không thể tránh khỏi đối với tất cả các sự vật,
hiện tượng thuộc phạm vi tác động của quy luật. Nói về đặc trưng này,
Ăngghen khẳng định: "Hình thức của tính phổ biến trong tự nhiên là quy luật"
[25, 702].
Tính phổ biến của quy luật có quan hệ mật thiết với tính tất yếu nội tại
vì tính tất yếu là cái luôn xảy ra và luôn được lặp lại trong những điều kiện
nhất định, như vậy tính phổ biến rất dễ nhận thấy thông qua sự lặp lại của nó,
chỉ có điều không phải mọi cái được lặp lại đều được gọi là quy luật mà chỉ
có những cái phổ biến phản ánh sự ổn định, bền vững, phản ánh mối liên hệ
bên trong mang tính bản chất mới đươc gọi là quy luật. "Quy luật là cái gì bền
vững (cái được bảo toàn) trong hiện tượng" [22, 160].
Từ sự phân tích ở trên có thể thấy rằng quy luật còn là mối liên hệ bản
chất vì cái bản chất không phải là cái gì khác mà chính là sự tổng hợp của tất
cả những mặt, những mối liên hệ tất yếu, tương đối ổn định ở bên trong sự
vật, hiện tượng. Chính Lênin cũng cho rằng: "Quy luật là phản ánh của cái
bản chất trong sự vận động của vũ trụ" [22, 161]. Ở đây rất cần lưu ưý rằng,
mỗi quy luật chỉ phản ánh một quan hệ bản chất xác định của sự vật, hiện
tượng nhất định, chứ không phản ánh hết bản chất của đối tượng nghiên cứu.
Muốn xét mọi bản chất của sự vật, hiện tượng thì người ta phải xét tổng hợp
tất cả các quy luật phản ánh sự vật, hiện tượng đó. Điều đó cho phép ta khẳng
15
định rằng một sự vật, hiện tượng có thể có nhiều quy luật nhưng quy luật cơ
bản - cái phản ánh chính bản chất của sự vật, hiện tượng được nêu - thì chỉ là
hữu hạn. Nhận thức của chúng ta không chỉ nên hướng đến nhận thức quy luật
của sự vật, hiện tượng mà còn rất cần nhận thức và phân biệt được đâu là quy
luật cơ bản của đối tượng, khi đó con người sẽ có quan niệm sâu sắc hơn về
bản chất sự vật, từ đó có thái độ ứng xử đúng đắn với đối tượng trong quá
trình nhận thức và sinh sống.
Trong thực tế dựa vào những cơ sở khác nhau mà người ta phân chia
thành nhiều loại quy luật khác nhau, dựa vào lĩnh vực tác động người ta chia
quy luật thành: quy luật xã hội, quy luật tự nhiên và quy luật tư duy. Phạm vi
của luận văn này chỉ nghiên cứu quy luật cơ bản của tư duy trong lôgíc học
hình thức.
Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác, tư duy của con người “là hình thức
cao cấp, có chất lượng mới của hoạt động tâm lý, nó ra đời do lao động, ra đời
trên cơ sở của sự phát triển xã hội” [35, 769]. Tư duy là hoạt động riêng có ở
con người xã hội, là hình thức hoạt động cao cấp nhất, phức tạp nhất và hoàn
thiện nhất của con người. Chỉ có con người xã hội mới có tư duy, còn tất cả
các động vật khác không thể có năng lực này. Tất cả những dấu hiệu nào ở
các động vật khác không phải con người, có biểu hiện giống như tư duy chỉ là
những biểu hiện nhất thời, có tính bản năng chứ điều đó không thể chứng
minh sự tồn tại khả năng tư duy ở động vật đó. Ngay đối với con người thì
không phải từ khi sinh ra đã có thể tư duy ngay được, mà để có tư duy thì còn
cần có những tiền đề và điều kiện xác định. Điều đó càng khẳng định rõ rằng
tư duy mặc dù là khả năng của con người nhưng nó chỉ thuộc về con người xã
hội, tức là con người sinh sống trong xã hội nhất định.
16
Tư duy của con người chỉ có thể hình thành thông qua lao động và
trong quá trình lao động vì nhận thức con người là một qúa trình đi từ bản
chất đến hiện tượng, từ bản chất cấp một đến bản chất cấp 2… đến vô hạn, để
đi đến được cái vô hạn đó con người nhất định phải bằng cách nào đó tiếp xúc
với đối tượng, nếu không tiếp xúc với đối tượng thì toàn bộ nhận thức của con
người về đối tượng chỉ là mớ lý thuyết suông. Những lý thuyết kiểu như vậy
thường là không đáp ứng được đòi hỏi của thực tế cuộc sống vì nó mang tính
chủ quan duy ý chí, còn thực tế cuộc sống lại đòi hỏi những tri thức mang tính
khách quan.
Cùng với sự phát triển của xã hội, tư duy của con người ngày càng
hoàn thiện hơn, tinh xảo hơn. Sự phát triển của xã hội chính là sự thể hiện khả
năng chinh phục tự nhiên của con người, từ đó cho phép con người ngày càng
tạo ra những sự vật mới, thoát khỏi tình trạng cuộc sống con người hoàn toàn
phụ thuộc vào tự nhiên, làm cho cuộc sống của con người ngày càng thoải
mái, dễ chịu hơn. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại càng ngày càng đặt ra những
vấn đề mới đe doạ mạng sống của con người. Sở dĩ như vậy là do con người
trong quá trình sinh hoạt đã qúa tham lam những lợi ích trước mắt mà quên đi
lợi ích lâu dài vốn đảm bảo sự phát triển bền vững của mình.
Tư duy với ý nghĩa như vậy có mối quan hệ chặt chẽ với ngôn ngữ và
có tính xã hội. Tư duy thường được diễn đạt dễ hiểu nhất bởi ngôn ngữ, thông
qua ngôn ngữ mà người ta hiểu được tư tưởng của nhau, cũng chính nhờ ngôn
ngữ mà chúng ta có thể nắm bắt được tư tưởng của những người sống cách xa
chúng ta hàng thế kỷ. Nhận thức của con người bao giờ cũng phản ánh thế
giới sống của chính mình, phản ánh thế giới vật chất mà con người đang hiện
tồn trong đó. Chính vì thế, tư duy mang những đặc trưng, dấu ấn riêng của thời
đại.
17
Tư duy có quá trình vận động phát triển của mình, đó là sự thống nhất
của trạng thái động và tĩnh. Trong quá trình tồn tại và phát triển, tư duy phản
ánh cả trạng thái tĩnh và trạng thái động của sự vật, hiện tượng. Tương ứng
với việc nghiên cứu các trạng thái đó của tư duy thì có hai khoa học lôgíc:
lôgíc học hình thức và lôgíc học biện chứng.
Lôgíc học hình thức là khoa học nghiên cứu chức năng và cấu trúc của
tư duy phản ánh đối tượng trong một không gian, một thời gian và một mối
quan hệ xác định. Bất kỳ khoa học nào cũng có đối tượng, lịch sử phát triển,
phạm vi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và đều vạch ra quy luật của đối
tượng riêng mình. Với tư cách là một khoa học về tư duy, lôgíc học hình thức
nghiên cứu những quy luật riêng phù hợp với đặc điểm của đối tượng và
phạm vi nghiên cứu của mình là tư duy ở trạng thái cô lập tĩnh tại. Nói chung
quy luật của tư duy được hiểu là những mối liên hệ mang tính khách quan, tất
yếu và phổ biến giữa các hình thức tư duy mà quá trình tư duy bắt buộc phải
tuân thủ để giúp con người nhận thức đúng sự vật. Như vậy, quy luật tư duy
thể hiện ra bề ngoài là các chuẩn mực, quy tắc, yêu cầu mà mọi lập luận, suy
luận đúng đắn, phải tuân theo.
Các quy luật mà lôgíc học hình thức và lôgíc học biện chứng nghiên
cứu đều được gọi là quy luật của tư duy. Quy luật tư duy trong lôgíc học hình
thức tác động tới tư duy đúng đắn ở trạng thái tĩnh của nó, còn quy luật tư duy
lôgíc biện chứng phản ánh tư duy đúng đắn không phải ở trạng thái tĩnh, mà
trong trạng thái vận động như nó vốn có. Lôgíc học hình thức do phản ánh
trạng thái tĩnh của sự vật, hiện tượng nên còn được gọi là tư duy lôgíc.
Quy luật của tư duy trong lôgic hình thức được thể hiện ra là tất cả
những mệnh đề, suy luận có giá trị đúng với mọi loại đối tượng. Như vậy, đối
với mỗi hình thức tư duy đều có những quy luật riêng; quy luật của khái niệm
18
chính là mối quan hệ phổ biến, tất yếu giữa các khái niệm, giữa các bộ phận
cấu thành khái niệm; với phán đoán đó là mối quan hệ của các phán đoán đơn
trên hình vuông lôgíc, tính chất chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán,
giá trị chân lý của các phán đoán phức; với suy luận thì quy luật có thể hiểu là
các quy tắc của nó v.v Điều đó cho thấy quy luật tư duy trong lôgíc học hình
thức là rất nhiều, mặc dù vậy nó luôn phải thoả mãn các đặc điểm chung của
quy luật tư duy là tính khách quan và tính tất yếu.
Tư duy là thành tố tinh thần của hoạt động con người, các quy luật của
tư duy mặc dù là sản phẩm của chính hình thức hoạt động đó nhưng vẫn có
tính khách quan: nghĩa là các quy luật của tư duy tác động không phụ thuộc
vào ý chí, ý muốn của bất kỳ ai. Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ ra rằng vật chất là
cái có trước, cái quyết định ý thức con người, nhận thức con người phải
hướng đến phản ánh đúng thực tại khách quan, nhưng tư duy ý thức con
người vẫn có tính độc lập tương đối, vẫn vận hành khá độc lập và tuân theo
quy luật riêng của mình như những thực thể vật chất khác. Với ư nghĩa như
vậy nó là tư duy phổ biến, khi chúng ta hướng tới nhận thức tư duy với
ưnghĩa như đã nêu, thì sự phản tư đó cũng chính là quá trình tư duy về chính
tư duy.
Tính tất yếu của quy luật tư duy thể hiện ở chỗ: tư duy không thể diễn
ra theo cách nào khác, mà phải theo quy tắc xác định của bản thân nó. Trong
quá trình tư duy, nó tác động đến tất cả các tư tưởng khác nhau về nội dung
nhưng có cấu trúc như nhau.
Quy luật tư duy trong lôgíc học hình thức thì có nhiều, nhưng quy luật
phản ánh chính bản chất của tư duy hình thức hay còn gọi là quy luật cơ bản
của tư duy hình thức - tư duy lôgíc thỡ lôgíc truyền thống đã biết đến 4 quy
luật là: quy luật đồng nhất, quy luật mâu thuẫn, quy luật loại trừ cái thứ ba,
19
quy luật lý do đầy đủ. Để tiện cho việc trình bày, chúng tôi gọi chúng là
quy luật cơ bản của tư duy.
Chúng được gọi là các quy luật cơ bản vì các lý do sau, thứ nhất, chúng
có tính chất chung, tổng quát đối với mọi tư duy đúng đắn, đó là tính xác
định, tính nhất quán, tính phi mâu thuẫn và tính được chứng minh. Thứ hai,
các quy luật này có tính tiên đề nghĩa là những tri thức phản ánh trong quy
luật cơ bản chân thực một cách hiển nhiên mà người ta không cần chứng minh
hoặc không thể chứng minh được, nhưng đã được kiểm tra bởi hoạt động thực
tiễn lâu dài của con người. Thứ ba, chúng làm cơ sở cho sự vận hành của toàn
bộ tư duy ở mọi mắt khâu, mọi hình thức, mọi trình độ, cấp độ của nó. Nghĩa
là, khái niệm, phán đoán, suy luận, nhận thức kinh nghiệm, nhận thức khoa
học và ngay cả tư duy biện chứng đều chịu sự tác động của các quy luật này.
Thứ tư, các quy luật cơ bản đó tác động đến sự hoạt động của các quy luật
khác không cơ bản như, quy luật quan hệ nghịch biến giữa nội hàm và ngoại
diên của khái niệm, quy tắc chu diên của các thuật ngữ trong phán đoán, các
quy tắc xây dựng suy luận, v.v
Có thể nói, thiếu các quy luật ấy thì hoạt động tư duy sẽ không thể
đúng đắn được. Bởi vì các quy luật ấy phản ánh những thuộc tính, những mối
liên hệ căn bản, sâu sắc và chung nhất của bản thân tư duy - tư duy với tư
cách là khách thể nhận thức.
Mọi sự vật, hiện tượng trong thế giới đều luôn luôn vận động và biến
đổi không ngừng. Có những sự vật, hiện tượng biến đổi rất nhanh nhưng cũng
có những sự vật, hiện tượng biến đổi rất chậm. Đứng im chỉ là trạng thái tạm
thời của chúng. Tư duy với tư cách là cái tồn tại hiện thực cũng không thoát
khỏi quy luật chung đó của tồn tại, nó cũng luôn vận động và phát triển. Lôgíc
học hình thức chỉ phản ánh được một thời đoạn nhất định của tư duy chứ
20
không phản ánh được sự vận hành của tư duy như là một quá trình. Với đặc
điểm riêng biệt như vậy nên những quy luật của tư duy lôgíc hình thức không
tránh khỏi những hạn chế nhất định trong khuôn khổ đối tượng của khoa học
này. Tuy nhiên, tư duy hình thức với các quy luật cơ bản của nó lại có vai trò
không nhỏ trong nhận thức khoa học; nó như là giai đoạn không thể thiếu
trong quá trình nhận thức chân lý. Nhận thức khoa học nếu thiếu tư duy hình
thức thì chỉ là nhận thức phiến diện, ngụy biện về đối tượng.
Quy luật tư duy hình thức hoàn toàn thống nhất với quy luật tư duy
biện chứng, bởi vì quá trình nhận thức là quá trình thống nhất giữa việc xem
xét đối tượng ở trạng thái đứng im tương đối, với việc nghiên cứu nó trong sự
vận động, biến đổi, phát triển không ngừng.
Việc tuân thủ các quy luật tư duy hình thức cơ bản sẽ đảm bảo cho
tư duy đó có được các tính chất cơ bản của tư duy đúng đắn phản ánh
chân thực hiện thực khách quan là: tính nhất quán, tính phi mâu thuẫn,
tính xác định, tính có cơ sở và tính được chứng minh trong quá trình nhận
thức của con người.
1.2. Tiền đề tƣ tƣởng cho sự hình thành quan niệm Aristotle về quy luật
cơ bản của tƣ duy
Có thể nói, triết học phương Tây ra đời và hình thành trước tiên ở Hy
Lạp, đó cũng chính là một trong những nơi mà tri thức nhân loại được hình
thành sớm nhất. Toàn bộ thành tựu tri thức của Hi Lạp để lại cho tới ngày nay
luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho các sáng tạo của nhân loại. Đặc biệt là,
những tri thức khổng lồ về mặt triết học vẫn giữ nguyên giá trị mà con người
trong quá trình tồn tại và phát triển phải nghiên cứu để tìm ra hạt ngọc tư
tưởng đáp ứng được nhu cầu của thời đại. Rất nhiều chính khách, nhà tư
tưởng trong khi rơi vào những vấn đề bế tắc của cuộc sống đã tìm được câu
21
trả lời thoả đáng khi trở lại nghiên cứu những di sản tư tưởng trong quá khứ,
trong đó phải kể đến những thành tựu đã đạt được ở Hy Lạp thời kỳ cổ đại.
Triết học ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu tìm hiểu, giải thích và cao hơn
nữa là cải tạo thế giới của con người. Muốn đạt được mục đích đó, con người
không chỉ cần nắm bắt được các quy luật của tự nhiên, của xã hội mà còn phải
nghiên cứu chính tư duy để làm công cụ phục vụ cho quá trình chinh phục thế
giới. Vì tư duy của bản thân từng người là riêng nhưng tư duy với ý nghĩa
nhân loại lại là khách quan, tồn tại một cách tất yếu và không phụ thuộc vào ý
muốn chủ quan của bất kỳ ai, hay của bất kỳ thế lực nào. Con người muốn
hoạt động thành công thì nhất thiết phải tuân theo quy luật khách quan. Tư
duy nhân loại cũng chính là một phần của chỉnh thể khách quan ấy. Nhận thức
của con người là quá trình đi từ đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến
hoàn thiện. Nhận thức của con người sẽ trở lên sâu sắc hơn khi con người
nhận thức được quy luật của tư duy. Ngay từ thời kỳ Hi Lạp cổ đại, tư tưởng
về quy luật của tư duy đã hình thành. Phải nói rằng, Aristotle không phải là
người đầu tiên trình bày hoàn chỉnh quy luật lôgíc hình thức nhưng ông đã
xây dựng và phát triển nhiều luận điểm quan trọng nhất.
Lịch sử triết học chỉ ra rằng, ở Hi Lạp cổ đại thời kỳ trước Aristotle,
những tư tưởng triết học và lôgíc học vẫn chưa tách rời nhau. Chính vì thế các
tư tưởng về lôgíc học thường được trình bày lẫn với các vấn đề khác của triết
học. Các quy luật của tư duy thường được đồng nhất với quy luật của tồn tại.
Việc đó gây không ít khó khăn cho quá trình nghiên cứu. Những mầm mống
tri thức đầu tiên về quy luật cơ bản của tư duy lôgíc đã có trong học thuyết
của các nhà tư tưởng thuộc trường phái Êlê là Parmenit và Zenon.
Trước tiên ta tìm hiểu tư tưởng về quy luật cơ bản của tư duy trong các
luận điểm triết học của Parmenit. Trong quá trình xây dựng quan niệm triết
22
học mới của mình, khi trình bày về tồn tại, Parmenit đã bộc lộ những ý tưởng
về quy luật đồng nhất, đồng thời một phần nhỏ nội dung của nó cũng mang
dáng dấp của quy luật mâu thuẫn. Điều này thể hiện rất rõ trong các luận điểm
xuất phát của ông:
"1. Tư tưởng và đối tượng của tư tưởng là một;
2. Cái đang hiện diện là cái có, còn cái gì không tồn tại là không có;
3. Tồn tại cũng như không tồn tại là có, do đó không tồn tại là không
có” [45, 22].
Tồn tại theo quan niệm của Parmenit chính là thực tại, là thế giới sống,
là cái đang hiện hữu với mỗi người. Thực tại đó là cái duy nhất. Ngoài nó ra
không còn bất kỳ cái gì khác. Tự bản thân nó tồn tại một cách vĩnh viễn, luôn
luôn đồng nhất với chính mình. Điều đó cũng có nghĩa là, nó không bao giờ
có thể biến đổi theo bất kỳ cách nào; sự tồn tại của nó là vĩnh cửu, là bất
động. Parmenit thừa nhận rằng tồn tại là có, có nghĩa là thừa nhận sự tồn tại
thực của thực tại khách quan, nhưng thực tại khách quan ấy lại bất động. Với
ý nghĩa như vậy, quan niệm về tồn tại của ông mang tính siêu hình, nhưng
chính tính siêu hình ấy trong quan niệm của Parmenit lại phù hợp với đối
tượng nghiên cứu của lôgíc học hình thức là tư duy về đối tượng trong trạng
thái tĩnh của nó.
Tuy nhiên, tư tưởng về tồn tại của Parmenit không phải là sự thể hiện quy
luật của tư duy lôgíc mà chỉ là sự bộc lộ ra những đặc điểm của quy luật của tư
duy, xét trên bình diện bản thể luận. Luận điểm xuất phát về tồn tại của Parmenit
cho rằng: "Tư tưởng và đối tượng của tư tưởng là một" đã thể hiện quan niệm
về nội dung của quy luật đồng nhất. Đó là vì, quy luật này đòi hỏi tư duy con
người khi hướng đến phản ánh đối tượng ở phẩm chất xác định thì phải đồng
nhất với chính sự tồn tại nội tại của đối tượng ở phẩm chất đang xét. Nói cách
23
khác, quy luật đồng nhất đòi hỏi sự phù hợp của tư tưởng với đối tượng được
phản ánh, sự phản ánh này không những chân thực mà còn phải chính xác.
Muốn vậy, bắt buộc tư tưởng khi phản ánh về đối tượng ở phẩm chất xác
định, phải thể hiện một cách nguyên vẹn cùng một đối tượng ấy trong trạng
thái nó được phản ánh. Hơn nữa, từ "là một" của Parmenit chính là đòi hỏi sự
đồng nhất của tư tưởng với đối tượng.
Parmenit còn cho rằng tồn tại là cái đang hiện hữu, đang có; chỉ cái
đang có, đang hiện hữu mới là có, là tồn tại. Cái không tồn tại cũng là cái
không có, không hiện hữu, nếu cái "không tồn tại là có" thì cái "có" ở đây
chính là có tồn tại cái không. Vậy, nó phải là không tồn tại. Trong quan niệm
của Parmenit tồn tại là có và không tồn tại là không có. Trong lôgíc học hình
thức quan niệm đó tương ứng với tư tưởng cho rằng tồn tại là chân thực và
không tồn tại là giả dối. Parmenit không khẳng định chắc chắn rằng ngoài hai
trường hợp đó ra thì không thể có trường hợp nào khác. Toàn bộ nội dung mà
ông trình bày toát lên một điều: tồn tại chắc chắn là có, không tồn tại là không
có, nếu có tồn tại chỉ có thể là sự tồn tại của cái không, hai ý nghĩa này luôn
luôn là một. Tồn tại và không tồn tại là hai tư tưởng nằm trong quan hệ mâu
thuẫn, trong đó tồn tại là có, là chân thực, không tồn tại là không có, không
chân thực. Điều đó xác nhận một điều là, ta có toàn quyền xác định và xác
định được giá trị chân lý của hai tư tưởng mâu thuẫn đó, giá trị chân lý của
chúng nhất thiết luôn là như vậy, không thể khác được. Quan niệm về tồn tại
của Parmenit như vậy hoàn toàn phù hợp với tư tưởng về quy luật mâu thuẫn
đồng thời mang đầy đủ đặc điểm của quy luật này.
Nếu như Permenit đã bộc lộ những mầm mống tư tưởng về quy luật
đồng nhất và quy luật mâu thuẫn, thì Zenon - học trò của Parmenit - đã biết
dùng quy luật mâu thuẫn một cách tự phát để chứng minh sự không tồn tại
của vận động, của không gian, của tri giác. Các luận cứ mà Zenon đưa ra để
24
chứng minh thực chất là các apori (nghịch lý), vì nội dung của chúng mâu
thuẫn với những cái đang tồn tại hiện thực. Nhưng để bác bỏ được sự vô lý
trong các lập luận đó thì không đơn giản chút nào. Chỉ có những bộ óc tư duy
nhạy bén, sâu sắc, có khả năng khái quát hoá cao thì mới bác bỏ được. Chính
các apori này có đóng góp rất lớn đối với sự phát triển của tư duy biện chứng,
đặc biệt là các apori về vận động. Khi nhận định về đóng góp của Zenon cho
sự phát triển của triết học, Hêghen cho rằng "ông là cha đẻ của phép biện
chứng" và "Ở Zenon, chúng ta cũng tìm thấy một phép biện chứng thật sự
khách quan" [22, 269]. Các apori của Zenon có rất nhiều, song ngày nay
người ta chỉ còn biết được rất ít. Các apori đó là: "Nhóm các apori chống lại
tính đa", "nhóm apori chống lại cảm tính", "các apori chống lại không gian",
"Đikhôtômia", các apori chống vận động gồm có: "Achile và con rùa", "mũi
tên bay", "sân vận động". Tất cả các apori này ra đời không phải chỉ nhằm
bảo vệ các luận điểm của Parmenit mà còn là sự phản ánh những vấn đề toán
học và việc xuất hiện sự hội tụ của các dãy số vô tận.
Giống như Parmenit, Zenon đứng trên quan điểm siêu hình để đưa ra
các apori, nhưng cũng chính điều đó lại làm cho nội dung của các apori này
phù hợp với lôgíc học hình thức. Zenon là người đầu tiên trong lịch sử triết
học đã chỉ ra tính mâu thuẫn của suy tư về vận động để bác bỏ sự tồn tại của
vận động. Nhưng đối với bản thân Zenon thì vấn đề không phải là vận động
không tồn tại, mà là "tính chân lý của vận động", cách thức sử dụng ngôn từ,
khái niệm thế nào đó để diễn đạt được sự vận động. Như Lênin đã nói "Vấn
đề không phải là tìm hiểu xem sự vận động có tồn tại không, mà là thể hiện
nó như thế nào trong lôgíc của những khái niệm" [22, 271].
Các apori của Zenon mặc dù mang tính siêu hình nhưng chúng lại có
giá trị không nhỏ đối với sự phát triển của triết học và lôgíc học ở chỗ, chúng
đặt vấn đề về mâu thuẫn trong nhận thức của con người đồng thời cũng là