Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (239.99 KB, 30 trang )

30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
LỜI NÓI ĐẦU
Trong thời đại cạnh tranh ngày nay, để doanh nghiệp có thể bắt nhịp được với
công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế, sự phát triển của đất nước cũng như với môi
trường kinh doanh ngày càng khó khăn. Các doanh nghiệp cần phải luôn luôn tự
vận động để tự hoàn thiện bản thân mình. Doanh nghiẹp cần phải hợp lí hóa các
quá trình, xây dựng chi tiết kế hoạch, tối thiếu hóa các chi phí, hoàn thiện các
nghiệp vụ , tận dụng các thời cơ giảm thiểu các rủi ro cũng như các khó khăn.
Trong đó, doanh nghiệp cần phải chú ý các hoạt động hậu cần và hơn cả là
các nghiệp vụ kho. Bởi vì nghiệp vụ kho là những hoạt động hậu cần tiếp nối, hỗ
trợ cho quá trình cung ứng. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng bán hàng, quá
trình quản trị dự trữ và quá trình quản trị mua hàng. Thấy được tầm quan trọng
của nghiệp vụ kho, và sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Gia dụng
Goldsun, em đã thấy quá trình nghiệp vụ kho tại Công ty đã có sự phát triển
nhưng cũng còn nhiều điểm cần phải hoàn thiện đề giúp cho Công ty có thể đứng
vũng trên thị trường trong nước cũng như Quốc tế và ngày càng phát triển hơn
trong thời gian tới.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
“GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH
NGHIỆP VỤ KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG
GOLDSUN”
1.1 Tính cấp thiết của đề tài.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế của Việt Nam ta đã bị ảnh hưởng lớn
bởi các cuộc khủng hoảng kinh tế trên thế giới, cụ thể là thể hiện trong hoạt động


của các doanh nghiệp trong nước. Hoạt động sản xuất kinh doanh của nhiều
doanh nghiệp trong nước cũng có nhiều giảm sút do ảnh hưởng của sự suy thoái
kinh tế đang diễn ra từng ngày.
Năm 2010 cũng là thời điểm những cam kết quan trọng trong lộ trình gia
nhập tổ chức thương mại Thế giới (WTO) có hiệu lực, bên cạnh những lợi ích
của việc giảm dần những rào cản thuế quan, tạo cơ hội cho các doanh nghiệp
pháp triển thì bên cạnh đó là những thách thức ngay trên sân nhà cho các doanh
nghiệp Việt Nam.
Để doanh nghiệp có thể bắt nhịp được với công cuộc hội nhập kinh tế quốc tế,
sự phát triển của đất nước cũng như với môi trường kinh doanh ngày càng khó
khăn. Doanh nghiệp cần phải luôn luôn vận động để tự hoàn thiện bản thân mình.
Doanh nghiệp cần phải hợp lý hóa các quá trình, xây dựng chi tiết các kế hoạch,
tối thiểu hóa các chi phí, hoàn thiện các nghiệp vụ, tận dụng các thời cơ giảm
thiểu các rủi ro cũng như các khó khăn. Trong đó, doanh nghiệp cần phải chú ý
tới các hoạt động Logistics và hơn cả là các nghiệp vụ kho.
1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài.
Sau quá trình thực tập tại Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun, tôi nhận thấy
nghiệp vụ kho đã hỗ trợ và có tầm ảnh hướng lớn tới quá tình cung ứng. Nó ảnh
hướng trực tiếp đến quá trình bán hàng, quá trình quản trị dự trữ và quá trình mua
hàng. Thấy được tầm qua trọng của nghiệp vụ kho và những điểm cần phải hoàn
thiện. Do vậy, tôi đã lựa chọn đề tài: “Giải pháp nhằm hoàn thiện quá trình
nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun”.
1.3 Mục tiêu nghiên cứu.
Đối với 1 công ty, hoạt động Logistics đóng vai trò rất quan trọng, nó là
thước đo để khách hàng đánh giá được các mặt dịch vụ của công ty. Nói đến hoạt
động Logistics, chúng ta không thể không nhắc tới các nghiệp vụ kho hàng hóa
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
của công ty. Nghiệp vụ kho hàng hóa là hệ thống các mặt công tác thực hiện đối
với hàng hóa trong quá trình vận chuyển qua kho.
Trong khuôn khổ đề tài, chuyên đề xin đưa ra những điểm thành công hay
còn hạn chế của công ty trong công tác nghiệp vụ kho để từ đó đánh giá được
thực trạng tổ chức nghiệp vụ kho tại công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun. Nhìn
chung, việc thực hiện công tác nghiệp vụ kho tại công ty đã thực hiện tương đối
đầy đủ các quy định để đảm bảo quá trình xuất nhập và bảo quản hàng hóa.
Nhưng bên cạnh đó, các quá tình nghiệp vụ kho của công ty còn vài điểm hạn
chế như: công tác tiếp nhận hàng hóa thực hiện còn chưa tuân thủ đầy đủ các
bước, quá trình bảo quản còn chưa đạt tiêu chuẩn hay xuất kho còn qua loa đại
khái,…
Trên cơ sở tìm hiểu và đánh giá các ưu nhược điểm của quá trình nghiệp vụ
kho tại Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun, chuyên đề xin đưa ra một số giải
pháp góp phần hoàn thiện quá trình nghiệp vụ kho cho công ty, để công ty có thể
hoạt động hiệu quả hơn. Dưới đây, chuyên đề xin đưa ra các đề xuất với công ty
để hoàn thiện quá trình nghiệp vụ kho tại công ty. Bên cạnh đó, chuyên đề cũng
đưa ra các đề xuất về nhà kho, các trang thiết bị phục vụ kho và lao động tại kho
để công ty có thể hoàn thiện hơn trong công tác kho của mình.
1.4 Phạm vi nghiên cứu.
Đối tượng nghiên cứu của chuyên đề là tập trung phân tích về quá trình
nghiệp vụ kho hàng hóa, thiết bị nhà bếp của Công ty Cổ phần Gia dụng
Goldsun.
Phạm vi nghiên cứu: kho kinh doanh của Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun
tại lô công nghiệp 7, cụm công nghiệp tập trung vừa và nhỏ - xã Minh Khai –
huyện Từ Liêm – thành phố Hà Nội. Trong khoảng thời gian từ năm 2008 tới nay
và định hướng tới năm 2013.
1.5 Một số khái niệm và nội dung của nghiệp vụ kho hàng hóa.
1.5.1 Một số khái niệm.
- Kho hàng hóa là loại hình thức cơ sở Logistics, thực hiện việc dự trữ và bảo

quản hàng hóa nhằm cung ứng hàng hóa cho khách hàng với trình độ dịnh vụ cao
nhất và chi phí thấp nhất. Như vậy, kho hàng hóa thực hiện 2 chức năng cơ bản:
chức năng lợi ích kinh tế và chức năng dịch vụ.
- Nghiệp vụ kho hàng hóa là hệ thống các mặt công tác được thực hiện đối
với hàng hóa trong quá trình vận chuyển qua kho nhằm đáp ứng cho quá trình
vận động và mua, bán hàng hóa qua kho với chi phí thấp nhất.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
- Nghiệp vụ tiếp nhận hàng hóa là hệ thống các mặt công tác kiểm tra tình
trạng số lượng và chất lượng hàng hóa thực nhập vào kho, xác định trách nhiệm
vật chất giữa các bên giao nhận, vận chuyển hàng hóa trong việc chuyển giao
quyền sở hữu, quyền quản lý hàng hóa theo các văn bản pháp lý quy định.
- Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa là hệ thống các mặt công tác nhằm đảm bảo
giữ gìn nguyên vẹn số lượng và chất lượng hàng hóa trong quá trình dự trữ, tận
dụng đến mức cao nhất diện tích và dung tích kho, nâng cao năng suất thiết bị và
lao động kho.
- Nghiệp vụ phát hàng là công đoạn nghiệp vụ cuối cùng thể hiện chất lượng
của toàn bộ quá trình nghiệp vụ kho hàng hóa, trực tiếp thực hiện nhiệm vụ bán
hàng hoặc điều động hàng hóa ở kho.
1.5.2 Chức năng của kho hàng hóa.
- Chức năng lợi ích kinh tế: Lợi ích kinh tế của kho khi mà toàn bộ chi phí cơ
sở logistics, trực tiếp giảm xuống nhờ sử dụng hệ thống kho. Các lựoi ích kinh tế
cơ bản của kho bảo gồm: giảm chi phí nhờ tập trung, tiếp tục quá trình sản xuất,
và đảm bảo cho quá trình sản xuất diễn ra liên tục.
+ Lợi ích nhờ tập trung vận chuyển: Giữa sản xuất và tiêu dùng còn có sự
cách biệt về không gian, do đó muốn giảm chi phí trong vận chuyển hàng hoáthì
phải tạo lập những lô hàng lớn để vận chuyển, tức là phải tập trung vận chuyển.

Nhờ có kho mà có thể tập trung vận chuyển trong những điều kiện sau:
• Tập trung thu nhận hàng háo sản xuất phân tán vào kho, tạo lập lô hàng
lớn để vận chuyển.
• Tập trung vận chuyển lô hàng lớn từ nguồn hàng đến kho đặt ở vị trí
phân phối, sau đó cung ứng lô hàng nhỏ với khoảng cách nhỏ cho khách hàng
phân tán.
• Tập trung thu nhận, vận chuyển và phân phối.
+ Lợi ích kinh tế nhờ dự trữ thời vụ: Kho dự trữ thời vụ do đó đảm bảo cho
quá trình sản xuất được liên tục tiết kiệm vốn đầu tư và lao động.
+ Lợi ích kinh tế nhờ tiếp tục quá trình sản xuất: Một số công đoạn của quá
trình sản xuất có thể được tiến hành trong kho do đó có thể nâng cao năng suất
của toàn bộ quá trình sản xuất, tăng cường hiệu lực của bao gói và nhãn hiệu
hàng hóa.
- Chức năng lợi ích dịch vụ:
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
+ Dự trữ tại chỗ: Việc sử dụng các loại hình kho tiếp cận thị trường mục tiêu
sẽ đảm bảo cung ứng hàng hóa cho khách hàng với thời gian ít nhất, đồng thời
cung cấp lô hàng trọn bộ cho khách hàng.
+ Tổng hợp lô hàng: Các kho đặt ở vị trí thị trường mục tiêu sẽ tổng hợp các
lô hàng từ nhiều nguồn và cung cấp lô hàng tổng hợp cho khách hàng, thỏa mãn
nhu cầu dịch vụ khách hàng về mặt hàng.
+ Phối hợp vận tải: Phối hợp vận chuyển hàng hóa đến kho để tập trung dự
trữ hàng hóa theo đặc điểm cụ thể của khách hàng.
+ Lợi ích tiêp thị.
1.5.3 Nội dung của quá trình nghiệp vụ kho hàng hóa.
1.5.3.1 Yêu cầu – Mục tiêu

- Yêu cầu:
+ Nghiệp vụ kho đảm bảo hàng hóa sẵn sàng cho quá trình bán hàng, quá
trình hậu cần trực tiếp.
+ Nghiệp vụ kho tạo điều kiện thuận lợi để thực hiện các quyết định của quản
trị cung ứng hàng hóa.
+ Quá trình nghiệp vụ kho sử dụng các phương pháp công nghệ tiên tiến, hợp

-Mục tiêu:
+ Mục tiêu đáp ứng nhanh những yêu cầu của quá trình mua bán hàng hóa
qua kho.
+ Mục tiêu hợp lí hóa việc phân bố dự trữ hàng hóa trong kho.
+ Mục tiêu chất lượng hàng hóa bảo quản.
1.5.3.2 Nội dung quá trình nghiệp vụ kho hàng hóa.
a) Nghiệp vụ tiếp nhận hàng hóa:
* Vị trí: thể hiện mối quan hệ kinh tế - pháp lý giữa các đơn vị kinh tế: nguồn
hàng, đơn vị vận chuyển, doanh nghiệp thương mại.
* Yêu cầu: nhanh chóng, chính xác và trong trường hợp có sự khác biệt giữa
lô hàng được nhập với lô hàng cần nhập của các bên liên quan cần có biện pháp
xử lý phù hợp.
* Nội dung:
- Tiếp nhận số lượng: là tiến hành kiểm tra số lượng hàng hóa thực nhập và
xác định trách nhiệm vật chất giữa các bên trong việc giao nhận hàng hóa về mặt
lượng. Tiếp nhận hàng hóa có thể bao gồm 2 bước: tiếp nhận sơ bộ, tiếp nhận chi
tiết.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
- Tiếp nhận chất lượng: bao gồm các mặt công tác nhằm kiểm tra tình trạng

chất lượng hàng hóa thực nhập và xác định trách nhiệm vật chất giữa các bên
giao nhận về tính trạng không đảm bảo chất lượng của hàng hóa nhập kho.
+ Chất lượng hàng hóa là khả năng hàng hóa thực hiện các chức năng của
mình: chất lượng hàng hóa bao gồm: độ bền, độ tin cậy, độ chính xác, dễ vận
hàng và sửa chữa và các đặc tính giá trị khác nhau.
+ Tiếp nhận chất lượng hàng hóa tiến hành theo 2 bước:
• Phải lấy mẫu kiểm tra chất lượng: mẫu kiểm tra phải được lấy theo
phương pháp khoa học theo quy định hoặc thỏa thuận giữa các bên, đánh dấu
niêm phong có gán nhãn hiệu kèm chữ ký người tham gia tiếp nhận, lập biên bản
lấy mẫu, bảo quản cẩn thận cho tới khi tiếp nhận xong và không có sự tranh chấp
giữa các bên.
• Phải xác định phương pháp kiểm tra và đánh giá chất lượng: gồm 2
phương pháp kiểm tra chủ yếu: Phương pháp cảm quan: dùng các giác quan của
con người để kiểm tra chất lượng: màu sắc, mùi vị, âm thanh, độ cứng, ; Phương
pháp phân tích thí nghiệm: dùng các máy móc có độ chính xác cao để kiểm tra
chất lượng.
- Làm chứng từ nhận hàng: bao gồm các công tác nhằm chuyển giao quyền sở
hữu hàng hóa và tiến hàng hạch toán nghiệp vụ nhập hàng.
b) Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa:
* Yêu cầu:
- Phải giữ gìn tốt số lượng và chất lượng hàng hóa bảo quản ở kho, phấn đấu
giảm đến mức thấp nhất hao hụt hàng hóa ở kho.
- Tận dụng diện tích và dung tích kho, nâng cao năng suất các loại thiết bị và
lao động kho.
- Tạo điều kiện để thực hiện tốt nhất quá trình nghiệp vụ kho.
* Bao gồm 3 mặt công tác cơ bản: phân bố và chất xếp, chăm sóc và giữ gìn,
quản trị định mức hao hụt.
- Phân bố và chất xếp hàng hóa ở kho: là sự quy hoạch vị trí hàng hóa bảo
quản, là phương pháp để hàng hóa tại những nơi quy định thích hợp với đặc
điểm, chất lượng hàng hóa, kho, bao bì và thiết bị kho.

+ Nguyên tắc: phải theo khu vực và theo loại hàng; môi trường bảo quản và
bố trí lân cận những hàng hóa có liên quan với nhau trong tiêu dùng; đảm bảo
trật tự, vệ sinh, dễ thấy, dễ lấy, dễ kiểm kê hàng hóa; đảm bảo mỹ quan trong kho
hàng.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
+ Yêu cầu: đảm bảo thuận tiện cho việc tiến hành các nghiệp vụ kho; đảm
bảo an toàn con người, hàng hóa và phương tiện; đảm bảo tiết kiệm sức lao động,
giảm chi phí, không ngừng nâng cao năng suất lao động, tận dụng sức chứa của
kho, công suất thiết bị.
+ Căn cứ tiến hành: tính chất, đặc điểm của hàng hóa, kho và thiết bị; các
phương pháp và điều kiện kỹ thuật bảo quản; điều kiện khí hậu khu vực kho; các
tiêu chuẩn về định mức kinh tế - kỹ thuật.
+ Nội dung:
• Phân loại hàng hóa theo các đặc trưng kinh tế và kỹ thuật
• Xác định các phương pháp chất xếp hàng hóa trong kho
• Tính toán diện tích bảo quản
• Xác định vị trí phân bố
• Tiến hành chất xếp hàng hóa vào vị trí bảo quản – đánh dấu hoặc ghi ký,
mã hiệu hàng hóa lên sơ đồ quy hoạch diện tích bảo quản hàng hóa.
c) Nghiệp vụ phát hàng:
* Yêu cầu:
- Xác định rõ trách nhiệm vật chất cụ thể giữa các bộ phận công tác kế hoạch,
chuẩn bị và giao hàng.
- Phải đảm bảo phát hàng kịp thời, nhanh chóng và chính xác cho khách hàng
theo hợp đồng và lệnh xuất kho.
- Phải đảm bảo giảm những chi phí cho toàn bộ quá trình phát hàng.

* Nội dung: nghiệp vụ phát hàng bao gồm các khâu:
- Xây dựng kế hoạch nghiệp vụ phát hàng: Kế hoạch nghiệp vụ phát hàng
giúp dự tính được nội dung, thời hạn chuẩn bị và tổng hợp các lô hàng theo đơn
đặt hàng, thời gian cung cấp phương tiện vận tải và tiến hành vận chuyển hàng
hóa; giúp dự tính lực lượng lao động cần thiết để thực hiện các thao tác nghiệp
vụ. Kế hoạch nghiệp vụ phải đảm bảo phát hàng cho khách hàng một cách nhanh
chóng, cân đối, chính xác, đồng thời sử dụng triệt để lao động kho và thiết bị.
Nội dung kế hoạch nghiệp vụ phát hàng bao gồm:
+ Số lượng và cơ cấu các lô hàng giao
+ Thời hạn giao hàng cho các đối tượng khách hàng khác nhau
+ đặc trưng các lô hàng giap
- Chuẩn bị xuất hàng:
+ Đối chiếu chứng từ xuất hàng với hàng hóa thực tế trong kho. Nếu không
phù hợp cần báo cáo cho bộ phận có liên quan để làm lại phiếu khác.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
+ Chuẩn bị đầy đủ số lượng hàng hóa như phiếu xuất kho đã ghi.
+ Chuẩn bị các phương tiện và dụng cụ cần thiết để đáp ứng được các yêu cầu
về hàng hóa của khách hàng
+ Chuẩn bị nhân lực phù hợp, thủ tục giấy tờ có liên quan phù hợp với
khối lượng và tính chất công việc để thực hiện tốt kế hoạch, tiến độ giao hàng.
- Giao hàng:
+ Tùy thuộc vào sự thỏa thuận giữa các bên mà áp dụng hình thức giao
hàng thích hợp và phải do các bên giao nhận hoặc đại diện các bên giao nhận
thực hiện.
+ Hai bên giao nhận phải kiểm tra số lượng, chất lượng, quy cách đúng
như trong hợp đồng.

+ Khi kho đảm nhận công việc vận chuyển cần đảm bảo vầ chịu trách
nhiệm về mọi tổn thất.
+ Khi giao hàng cần: làm đầy đủ các thủ tục, kiểm tra tính hợp lệ các
chứng từ xuất hàng, tuân thủ các nguyên tắc khi giao hàng.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
CHƯƠNG 2
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ
PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG QUÁ TRÌNH NGHIỆP VỤ KHO
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSUN
2.1 Phương pháp nghiên cứu thực tiễn các vấn đề.
2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu.
Trong quá trình tìm kiếm thông tin và dữ liệu phục vụ cho mục đích nghiên
cứu tại công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun, đề tài sử dụng một sô phương pháp
thu thập và phân tích những thông tin cần thiết như sau:
- Đối với dữ liệu thứ cấp: Thông tin được lấy từ hai nguồn: bên trong và bên
ngoài công ty. Nguồn bên trong là từ các phòng ban của công ty, các báo cáo tài
chính, nhân sự,… và trang web: . Nguồn thông tin bên
ngoài được thu thập từ các tờ báo, trang web, các báo cáo, các công trình nghiên
cứu khác có liên quan đến vấn đề nghiên cứu: “Giải pháp nhằm hoàn thiện
quá trình nghiệp vụ kho tại công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun”. Phương
pháp nghiên cứu được sử dụng chủ yếu để tiến hành thu thập dữ liệu thứ cấp
phục vụ quá trình nghiên cứu đề tài là phương pháp thu thập số liệu tại bàn.
- Đối với dữ liệu sơ cấp: Dữ liệu sơ cấp là những dữ liệu chưa được xử lý và
thường không có sẵn ở nguồn nào cả. Để tiến hành thu thập dữ liệu sơ cấp đề tài
đã sử dụng hai phương pháp thu thập thông tin là phương pháp quan sát và
phương pháp phỏng vấn chuyên sâu.

+ Phương pháp quan sát giúp thu thập được một số thông tin về hoạt động
nghiệp vụ kho như: nhập hàng, bảo quản, xuất hàng,… của công ty Goldsun
trong điều kiện cho phép.
+ Phương pháp phỏng vấn chuyên sâu được tiến hành bằng cách phỏng vấn
trực tiếp cán bộ lãnh đạo của công ty, để có được những luận điểm sâu sắc hơn
về hoạt động quản trị kho của công ty Goldsun trong những năm gần đây và mục
tiêu, phương hướng phát triển cho hoạt động quản trị kho của công ty trong thời
gian tới.
2.1.2 Phương pháp phân tích dữ liệu.
Do dữ liệu thu thập được trong quá trình nghiên cứu là rất phong phú và đa
dạng, để từ những dữ liệu đó cho ta kết quả phù hợp với nội dung nghiên cứu,
cần phải trải qua quá trình phân tích, xử lý những dữ liệu đó một cách thích hợp
và bám sát với đề tài nghiên cứu.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
Việc phân tích dữ liệu sẽ tiến hành theo các bước:
- Thống kê các dữ liệu, số liệu.
- Phân loại, xác định mối quan hệ.
- Sắp xếp theo thứ tự.
- Phân tích, so sánh dữ liệu.
- Tổng kết đánh giá.
2.2 Phân tích kết quả nghiên cứu thực tiễn.
2.2.1 Giới thiệu tổng quan về Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun.
2.2.1.1 Giới thiệu chung về công ty.
Công ty Cổ phần Mặt Trời Vàng đã góp vốn để thành lập công ty mới với tên
giao dịch là: CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSUN.
Tên giao dịch tiếng Anh: GOLDSUN HOUSEHOLD JOINT STOCK

COMPANY.
Tiền thân là: Nhà máy Cơ khí Gia dụng thuộc Công ty Cổ phần Mặt Trời
Vàng.
CÔNG TY CỔ PHẦN GIA DỤNG GOLDSUN sẽ chính thức đi vào hoạt
động giao dịch từ ngày 01/01/2009.
Địa chỉ: Lô CN7, Cụm CN tập trung vừa và nhỏ - xã Minh Khai - huyện Từ
Liêm - Thành phố Hà Nội.
Mã số thuế: 0103047271
Người đại diện theo pháp luật: Ông Phan Thanh Hoài – Giám đốc.
Điện thoại: 0084 4 3 7658111 Fax: 0084 4 3 7658110
Email: Website: www.goldsun.vn
Thành lập theo đăng ký kinh doanh số : 0103028221 do Sở Kế hoạch Đầu tư
Thành phố Hà Nội cấp ngày 01/12/2008.
* Quá trình hình thành và phát triển:
- Năm 1994: Khởi nghiệp bằng hoạt động kinh doanh gas đầu tiên tại Miền
Bắc Việt Nam.
- Năm 1996: Thành lập công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thùng
carton và nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường in ấn và sản xuất bao bì carton cao
cấp với công nghệ & thiết bị hiện đại bậc nhất Đông Nam Á.
- Năm 1998: Thành lập công ty thương mại thiết bị nhà bếp và sử dụng
thương hiệu Goldsun trên toàn quốc với các chi nhánh và showroom tại Hà Nội,
Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Năm 2000: Lắp đặt dây chuyền sản xuất bếp gas đầu tiên.
- Năm 2004: Xây dựng nhà máy sản xuất bếp gas và nồi Inox mang thương
hiệu Goldsun và Kinen tại Việt Nam. Nhận được chứng chỉ áp dụng tiêu chuẩn
chất lượng quốc tế ISO 9001:2000.
- Năm 2005: Cổ phần hóa với sự định giá công ty hấp dẫn trên thị trường,
công ty đã nhận được vốn đầu tư của Quỹ tín dụng quốc tế Mokong Capital.
- Năm 2007: Bán cổ phần cho Quỹ đầu tư Việt Nam VIF (địa diện bởi công
ty Liên doanh Quản lý đầu tư BIDV – Vietnam Partners). Công ty tiến hành thực

SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
hiện 2 dự án mở rộng nhà máy đáp ứng nhu cầu sản xuất xuất khẩu tại Nhà máy
In & Bao bì Nhật Quang và Nhà máy Cơ khí Gia dụng.
- Năm 2009: Góp vốn để thành lập công ty mới và chính thức đi vào hoạt
động ngày 01/01/2009, với tên giao dịch là: Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun.
2.2.1.2 Cơ cấu tổ chức bộ máy.
a) Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty:
Hình 1. Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Goldsun
b) Danh sách cổ đông và tỉ lệ cổ phần nắm giữ cổ phần
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
TỔNG GIÁM ĐỐC
Ban Kiểm Soát
KẾ HOẠCH
SXKD
GĐ PHÁT TRIỂN
KD
GĐ ĐIỀU HÀNH
GĐ NHÀ MÁY
BÁN HÀNG
MARKETING
TÀI CHÍNH
KẾ TOÁN
HC NHÂN
SỰ

THIẾT KẾ PHÁT
TRIỂN
CÔNG NGHỆ
ĐIỀU PHỐI - KẾ
HOẠCH
VẬT TƯ
QLCL-B.HÀNH
CƠ ĐIỆN-QLTB
Các PX
SẢN XUẤT
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
Cổ đông
Số cổ phần
nắm giữ (cổ
phần)
Tổng vốn góp
(đồng Việt Nam)
Tỷ lệ cổ phần
nắm giữ
Phạm Cao Vinh 1.431.150 14.311.500.000 29,27%
Mekong Enterprise Fund,
Ltd.
1.226.700 12.267.000.000 25,09%
Phan Thanh Hoài 613.350 6.133.500.000 12,55%
Phạm Văn Quang 613.350 6.133.500.000 12,55%
Phạm Thị Kim Loan 204.450 2.044.500.000 4,18%
Quỹ đầu tư Việt Nam 800.000 8.000.000.000 16,36%
Tổng cộng 4.889.000 48.890.000.000 100,00%
Bảng 1. Danh sách cổ đông và tỉ lệ nắm giữ cổ phần

2.2.1.3 Ngành nghề kinh doanh của công ty.
- Sản xuất, gia công, lắp ráp, buôn bán: bếp gas, tủ lạnh, máy hút mùi, tủ sấy
dùng điện, máy nóng lạnh dùng gas, lò nướng dùng điện, van điều áp gas, van
gas, bình gas, điều hòa, máy giặt, nồi cơm điện, máy hút bụi.
- Sản xuất gia công, lắp ráp, buôn bán: các sản phẩm bằng Inox, nhôm, nhựa,
kim khí: nồi, chảo, đồ gia dụng, dụng cụ nhà bếp.
- Sản xuất các sản phẩm cơ khí.
- Đại lý khí đốt hóa lỏng.
- Đại lý mua, đại lý bán, ký gửi hàng hóa.
- Vận chuyển hàng hóa bằng ôtô theo hợp đồng.
- Kinh doanh hóa chất trực tiếp phục vụ sản xuất và nghiên cứu (trừ hóa chất
nhà nước cấm).
2.2.1.4 Khái quát về mặt hàng, thị trường, khách hàng.
- Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của công ty là: nồi cơm điện, nồi áp suất, nồi
đa năng, lò vi sóng, lò nướng, máy hút bụi, quạt điện, bếp từ, bếp nướng, máy
sấy tóc, bàn là, ấm siêu tốc, bình thủy điện, bếp gas, nồi inox, chảo, ấm, bình
nóng lạnh,… Hiện nay, công ty đang tiếp tục nghiên cứu và sắp ra mắt thị trường
những dòng sản phẩm mới như: máy phát điện, máy lọc nước RO, nồi cơm điện
ARC- G18CS1, quạt sưởi Goldsun EH-GKD205, quạt sưởi Goldsun EH-
GKD2012B, quạt sưởi Goldsun EH-GKD150-H, quạt sưởi Goldsun EH-
GKD200-E.
- Thị trường của công ty:
+ Đối với thị trường nội địa: Công ty tiếp tục duy trì thị trường trong nước
dưới các thương hiệu Goldsun và Kinen, phục vụ người tiêu dùng có mức thu
nhập trung bình. Sản phẩm của Goldsun hiện đã chiếm lĩnh thị trường đồ gia
dụng trong nước thông qua các trung tâm thương mại lớn như: Metro, BigC,
Coopmart, Best Caring, Pico, Nguyễn Kim,…
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C

30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
+ Đối với thị trường xuất khẩu: Công ty tiếp tục đẩy mạnh xuất khẩu sang các
nước ở Trung Đông, Châu Âu, Châu Mỹ,… thông qua các tập đoàn đa quốc gia
(chủ yếu là bếp nướng và đồ gia dụng inox).
- Khách hàng của công ty: Tập khách hàng chính của công ty đều là những
người có thu nhập trung bình, hầu như là những gia đình trẻ, mới kết hôn, chưa
có kinh nghiệm sử dụng đồ gia dụng, phần thu nhập dành cho sản phẩm nhà bếp
còn hạn hẹp. Hành vi mua của họ thông thường là thông qua tư vấn viên, và họ
thường hướng tới tính thẩm mỹ cao.
2.2.1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty trong 3 năm gần đây.
Đơn vị: Nghìn đồng (Nguồn: phòng kế toán của công
ty)
Chỉ tiêu Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 So sánh tăng giảm
2009/2008
So sánh tăng giảm
2010/2009
số tuyệt đối phần
trăm
số tuyệt đối phần
trăm
1. Doanh thu
bán hàng
255,665,888,
458
371,600,983,
051
423,841,988,54
5
115,935,094,593 45.35% 52,241,005,494 14.06%

2. Các khoản
giảm trừ
doanh thu
(8,889,759,1
19)
(9,255,806,8
13)
(8,811,666,169
)
(366,047,694) 4.12% 444,140,644 -4.80%
3.Doanh thu
thuần về bán
hàng
246,776,129,
339
362,345,176,
238
415,030,322,37
6
115,569,046,899 46.83% 52,685,146,138 14.54%
4. Giá vốn
hàng bán
(195,404,371
,918)
(289,328,97
0,754)
(329,348,654,7
49)
(93,924,598,83
6)

48.07%
(40,019,683,995
)
13.83%
5. Lợi nhuận
gộp về bán
hàng
51,371,757,4
21
73,016,20
5,484
85,681,667,6
26
21,644,448,06
3
42.13%
12,665,462,14
2
17.35%
6. Doanh thu
hoạt động tài
chính
1,136,667,03
1
1,624,34
1,670
2,746,170,7
35
487,674,63
9

42.90%
1,121,829,06
5
69.06%
7. Chi phí tài
chính
(9,579,036,9
37)
(30,046,02
9,785)
(30,175,380,5
92)
(20,466,992,84
8)
213.66%
(129,350,807
)
0.43%
8. Chi phí bán
hàng
(21,653,776,
363)
(20,003,23
4,673)
(26,335,510,2
94)
1,650,541,69
0
-7.62%
(6,332,275,621

)
31.66%
9. Chi phí
quản lý
doanh nghiệp
(20,812,464,
208)
(21,547,31
9,590)
(23,670,339,9
91)
(734,855,38
2)
3.53%
(2,123,020,401
)
9.85%
10. Lỗ thuần
từ hoạt động
kinh doanh
463,146,945
3,043,96
3,106
8,246,607,4
84
2,580,816,16
1
557.23%
5,202,644,37
8

170.92%
11. Thu nhập
khác
2,825,362,10
1
3,014,44
9,797
14,517,703,5
00
189,087,69
6
6.69%
11,503,253,70
3
381.60%
12. Chi phí
khác
(1,337,827,5
06)
(750,16
0,024)
(10,559,122,4
10)
587,667,48
2
-43.93%
(9,808,962,386
)
1307.58%
13. Lợi nhuận

khác
1,487,534,59
5
2,264,28
9,773
3,958,581,0
90
776,755,17
8
52.22%
1,694,291,31
7
74.83%
14. Tổng lợi
nhuận / (lỗ)
kế toán trước
thuế
1,950,681,54
0
5,308,25
2,879
12,205,188,5
74
3,357,571,33
9
172.12%
6,896,935,69
5
129.93%
15. Chi phí

thuế TNDN
hiện hành
(596,675,310
)
(1,248,50
1,077)
(2,678,196,8
67)
(651,825,76
7)
109.24%
(1,429,695,790
)
114.51%
16. Lợi nhuận
/ (Lỗ) sau
thuế TNDN
1,354,006,23
0
4,059,75
1,802
9,526,991,7
07
2,705,745,57
2
199.83%
5,467,239,90
5
134.67%
Bảng 2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty từ năm 2008 đến 2010

Căn cứ các chỉ tiêu trên bảng “Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
trong 3 năm gần đây”, ta có thể rút ra những lưu ý sau:
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
- Doanh thu bán hàng của năm 2009 so với năm 2008 đã tăng
115,935,094,593 tức là 45.35%, năm 2010 so với năm 2009 đã tăng
52,241,005,494 tức là 14.06%, các khoản giảm trừ doanh thu của năm 2009 so
với năm 2008 tăng 4.12% nhưng năm 2010 so với năm 2009 lại giảm là 4.8%.
Thông qua doanh thu chúng ta có thể thấy công ty Goldsun đã có những sự thay
đổi nhất định và thành công trong việc tiêu thụ các sản phẩm của công ty.
- Chi phí tài chính của công ty năm 2009 so với 2008 tăng rất mạnh là
213.66%, nhưng đến năm 2010 thì tỷ lệ này giảm xuống còn 0.43%. Chi phí bán
hàng của công ty năm 2009 so với năm 2008 giảm là 7.62%, nhưng đến năm
2010 lại tăng mạnh là 31.66%.
- Lỗ thuần từ hoạt động kinh doanh năm 2009 so với 2008 là 2,580,816,161
tương ứng là 557.23%, đến năm 2010 so với năm 2009 thì giảm xuống còn
170.92%.
- Lợi nhuân sau thuế TNDN năm 2009 so với năm 2008 là 2,705,745,572
tương ứng với 199.83%, năm 2010 so với năm 2009 là 5,467,239,905 tương
ứng với 134.67%, con số trên cho thấy công ty đã phát triển rất mạnh mẽ trong 3
năm gần đây, năm nào lợi nhuận công ty cũng đạt lợi nhuận trên 100%.
2.2.2 Phân tích thực trạng quá trình nghiệp vụ kho của công ty.
2.2.2.1 Khái quát các nhân tố ảnh hưởng.
a) Môi trường bên ngoài:
- Môi trường kinh tế:
+ Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế WTO năm 2007 đã
giúp cho nhiều ngành nghề có cơ hội phát triển, và Công ty Cổ phần Gia dụng

Goldsun cũng không phải là một ngoại lệ. Các doanh nghiệp ngày càng ý thức
được vai trò của hoạt động logistics nói chung và hoạt động kho nói riêng với
hoạt động sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp mình.
+ Tuy nhiên, tác động của suy thoải kinh tế Thế giới tới nền kinh tế Việt Nam
cũng bị ảnh hưởng không nhỏ. Lạm phát tăng cao khiến cho mức chi tiêu của
người dân giảm, gây khó khăn cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp.
- Môi trường chính trị - pháp luật:
+ Việt Nam là một nước có hệ thống chính trị tương đối ổn định. Nhà nước
ban hành nhiều bộ luật, định chế các hoạt động kinh doanh như: luật doanh
nghiệp, luật thương mại, luật đầu tư nước ngoài,… các bộ luật này cũng đang
phát huy tác dụng tốt. Hệ thống chính trị ổn định, giúp doanh nghiệp yên tâm đầu
tư vào các hoạt động sản xuất kinh doanh.
+ Hiện nay, nước ta đang thực hiện Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước
theo định hướng thị trường, nhà nước luôn có những chính sách thu hút đầu tư,
tạo điều kiện thuận lợi cho các ngành mũi nhọn của Việt Nam trong đó có ngành
sản xuất đồ gia dụng.
- Văn hóa xã hội:
+ Ngày nay, xã hội càng phát triển, thu nhập của người dân tăng lên, đời sống
được cải thiện, đồng thời nhu cầu và đòi hỏi của người tiêu dùng cũng cao hơn.
+ Bên cạnh đó, hàng hóa dịch vụ còn phải đảm bảo chất lượng đến được tay
người tiêu dùng một cách kịp thời, đúng lúc, đúng thời điểm. Chính điều đó là
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
động lực thúc đẩy các công ty phải không ngừng tìm cách nâng cao chất lượng
hoạt động logistics của mình, đáp ứng nhu cầu khách hàng.
- Khách hàng:

+ Khách hàng có thể chia là thành 3 nhóm: nhóm có thu nhập thấp, nhóm có
thu nhập cao, và nhóm có thu nhập trung bình.
+ Nhóm khách hàng có thu nhập trung bình chiếm số đông nhất và cũng có
thể gọi đó là tập khách hàng chính của công ty. Nhóm khách hàng này tuy không
khó tính trong việc chọn lựa sản phẩm nhưng họ lại luôn yêu cầu sản phẩm phải
có tính thẩm mỹ cao. Chính vì vậy nên công ty đang dần hoàn thiện mình để đáp
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của khách hàng.
- Đối thủ cạnh tranh:
+ Ở Việt Nam hiện nay, có rất nhiều công ty đang hoạt động trong lĩnh vực
sản xuất đồ gia dụng như: Homivina, Sunhouse, Cuckoo, KoreaKing,… Hơn
nữa, thị trường hàng gia dụng Việt Nam cũng đang phải cạnh tranh với những
mặt hàng gia dụng được nhập khẩu từ Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,…
+ Tuy nhiên, cạnh tranh cũng giúp cho công ty ngày càng hoàn thiện mình
hơn để có thể phát triển được trong giai đoạn hiện nay.
- Môi trường công nghệ: Ở Việt Nam hiện nay thách thức lớn nhất đối với các
doanh nghiệp là mẫu mã sản phẩm. Do đó, doanh nghiệp cần phải thường xuyên
đổi mới mẫu mã và chất lượng sản phẩm để thỏa mãn nhu cầu của người tiêu
dùng.
b) Môi trường bên trong:
- Nguồn lực lao động: Ở Việt Nam ta, nguồn nhân lực khá là dồi dào với chi
phí thấp, đó cũng là một điểm thuận lợi cho công ty. Tuy nhiên, nguồn nhân lực
có trình độ chuyên môn sâu trong ngành sản xuất đồ gia dụng lại hạn chế, điều
đó cũng gây cho doanh nghiệp một sự khó khăn là phải đào tạo công nhân của
mình.
- Khả năng tài chính:
+ Lợi nhuận thu được trong kinh doanh được giữ ổn định ngay cả trong thời
kỳ khủng hoảng kinh tế vừa qua cho thấy công ty có tiềm lực tài chính ổn định và
được quản lý tốt.
+ Là một công ty nhỏ, vốn kinh doanh còn ít, do đó khả năng cạnh tranh với
các công ty nước ngoài còn hạn chế.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật: Hiện nay, cơ sở hạ tầng của công từ Cổ phần Gia
dụng Goldsun hầu như là các thiết bị đã được sử dụng nhiều năm. Chính vì vậy,
để khắc phục điều này, công ty đang nhập về một dây chuyền sản xuất đồ inox
tiên tiến, đạt tiêu chuẩn Châu Âu và Mỹ.
2.2.2.2 Thực trạng nghiệp vụ kho của công ty.
a) Đặc điểm hàng hóa:
Đặc điểm của hàng hóa có ảnh hưởng trực tiếp đến điều kiện bảo quản hàng
hóa tại công ty. Vì đặc thù của công ty là công ty gia dụng, chuyên sản xuất
những đồ dùng phục vụ cho gia đình, nên đặc điểm của hàng hóa là rất dễ bị biến
dạng, bị ăn mòn hóa học, nên khi bảo quản phải hết sức thận trọng. Tùy vào các
mặt hàng khác nhau mà được bảo quản ở những môi trường khác nhau cho phù
hợp với từng loại mặt hàng đó. Tuy là cũng được bảo quản trong cùng một kho
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
(thành phẩm được bảo quản trong kho thành phẩm và nguyên vật liệu được bảo
quản trong kho nguyên vật liệu) nhưng tùy vào môi trường và đặc tính của sản
phẩm mà được sắp xếp ở gần điều hòa hay xa điều hòa để đảm bảo cho sản phẩm
được bảo quản một cách tốt nhất. Chính vì vậy nên cách bày biện, sắp đặt ở trong
kho cũng đóng một vai trò rất quan trọng, phải bày trí được sao cho vừa đảm bảo
độ an toàn, tính thẩm mỹ và tùy vào đặc điểm hàng hóa để sắp đặt cho phù hợp.
Bên cạnh đó, đặc điểm sản phẩm của công ty rất dễ bị biến dạng (móp, méo), dễ
vỡ nên khi vận chuyển cũng phải hết sức thận trọng, tránh va đập. Tuy nhiên,
cũng có một điều thuận lợi đó là sản phẩm của công ty khi nhập vào kho, hầu hết
được đóng vào thùng carton nên cũng vuông vắn, tạo điều kiện thuận lợi cho việc
sắp xếp lên được thành những chồng, hàng. Vì khi vận chuyển hàng hóa trong
kho, chủ yếu dùng sức người nên không tránh khỏi những tai nạn, sự cố xảy ra
trong quá trình vận chuyển. Công ty nên đưa thêm vào các trang thiết bị xe kéo

để có thể thuận tiện hơn trong việc bốc xếp, vận chuyển; điều đó vừa giảm được
sức người, vừa tạo được độ chính xác, tránh gây va đập, hỏng hóc trong quá trình
vận chuyển hàng hóa tại kho.
b) Quá trình nghiệp vụ kho của công ty:
* Nghiệp vụ tiếp nhận hàng hóa tại kho của công ty:
- Chuẩn bị nhận hàng:
+ Chuẩn bị kho chứa: trước khi tiếp nhận hàng hóa, nhà kho của công ty sẽ
được chuẩn bị đầy đủ các điều kiện cần thiết. Tùy thuộc vào khối lượng hàng,
loại hàng mà chuẩn bị về dung tích kho, vị trí hàng cho phù hợp. Trước khi hàng
nhập kho, kho được vệ sinh sạch sẽ, khử trùng, chất xếp gọn gàng các loại hàng
tồn. Hàng mới chuyển đến được đặt ở 1 khu vực riêng để hàng nhập trước xuất
trước.
+ Chuẩn bị phương tiện bốc dỡ vận chuyển: đặc thù sản phẩm của công ty là
đồ gia dụng, dễ bị móp, méo, vỡ khi bị va đập nên cần phải có những phương
tiện bốc dỡ hiện đại.
+ Chuẩn bị nhân lực: tại kho của công ty chỉ bao gồm nhân viên của kho nên
hoạt động bốc dỡ được nhanh chóng vì nhân viên kho đã thông thuộc kho và vị
trí cần bốc xếp hàng hóa, nếu đợt hàng về quá lớn thì phải thuê thêm lao động
bên ngoài.
+ Chuẩn bị chứng từ: khi nhập hàng, thủ kho cần phải viết vào sổ tiếp nhận
hàng hóa hàng ngày. Sau quá trình nhập kho có thể thủ kho phải viết thêm biên
bản nhập kho để ghi lại 1 số sự cố bất thường phát sinh.
- Tiếp nhận số lượng hàng hóa: Tiếp nhận hàng hóa theo số lượng được tiến
hành giữa người giao hàng và nhân viên kho. Quá trình tiếp nhận số lượng hàng
sẽ được nhân viên kho kiểm tra số lượng, tình trạng thùng, bao xem có vấn đề gì
không thông qua hóa đơn, phiếu nhập hàng ghi trên bao bì. Khi có hiện tượng bất
thường xảy ra, bên giao và nhân viên kho sẽ thông báo cho nhà sản xuất và ban
Giám đốc, đồng thời viết và biên bản nhận hàng.
- Tiếp nhận chất lượng hàng hóa:
+ Tiếp nhận chất lượng hàng hóa thường đc tiến hàng bằng phương pháp cảm

quan giám định. Trước hết nhân viên cần phải kiểm tra số lô, ngày sản xuất, …
kiểm tra tình trạng thực tế của hàng hóa.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
+ Quá trình kiểm tra chất lượng đối với 1 số hàng hóa thực hiện rất đơn giản.
Đó là nhân viên chỉ kiểm tra số lô, ngày sản xuất của lô hàng được nhập vào gần
đây nhất. Nếu cùng số lô, cùng ngày sản xuất thì không kiểm tra kĩ, còn khi phát
hiện hiện tượng lạ mới kiểm tra kĩ.
- Sử lí một số trường hợp bất thường:
+ Khi hóa đơn, chứng từ,… không hợp lệ sẽ lập biên bản có sự xác nhận của
bên giao và bên nhận.
+ Trường hợp thiếu hóa đơn, chứng từ thì vẫn tiếp nhận hàng hóa, nhưng sẽ sử lí
hóa đơn chứng từ sau.
+ Hàng nghi hỏng, nhân viên kho sẽ kiểm tra toàn bộ lô hàng nhập xem tình
trạng hỏng toàn bộ hay bộ phận để có cách sử lí nhập một phần hay trả lại.
* Nghiệp vụ bảo quản hàng hóa tại kho của công ty:
- Phân bố, chất xếp hàng hóa: Chất xếp hàng hóa tại kho của công ty được sử
dụng phương pháp chất xếp hàng thành từng chồng, cách mặt đất 15cm, cách
tường 20cm.
- Chăm sóc giữ gìn hàng hóa:
+ Quản lí nhiệt độ, độ ẩm:
• Thông gió tự nhiên hoặc nhân tạo: kho có hệ thông cửa rộng nên dễ
dàng trong việc thông gió tự nhiên. Còn thông gió nhận tao thì sử dụng quạt điện
hoặc điều hòa.
• Hút ẩm bằng điều hòa được sử dụng khi thời tiết có độ ẩm cao.
+ Vệ sinh sát trùng: Công tác vệ sinh được thực hiện liên tục, hàng ngày
nhằm tránh ẩm và không tạo điều kiện cho sinh vật làm tổ. Hàng tháng kho

thường có hoạt động kiểm tra, tổng vệ sinh đảm bảo hàng hóa luôn sạch sẽ và
loại trừ sự xuất hiện của sinh vật gây hại.
+ Phòng cháy chữa cháy, phòng gian bảo mật:
• Phòng cháy chữa cháy: nhà kho luôn đề cao cảnh giác, đôn đốc cán bộ
công nhân viên thực hiện đúng, đầy đủ các quy định về công tác phòng cháy
chữa cháy. Trong kho có các quy định về phòng cháy chữa cháy, bình chữa cháy
với số lượng 3 bình, chúng được đặt ở những nơi quy định để dễ dàng thuận tiện
cho việc sử dụng. Ngoài ra, kho còn nghiêm cấm nhân viên kho hút thuốc trong
khu vực kho.
• Phòng gian bảo mật: tinh thần cảnh giác phòng chống tội phạm trong
nhân viên rất cao. Bởi nếu có mất mát sẽ ảnh hưởng đến trách nhiệm, vật chất và
tinh thần của nhân viên kho.
- Quản trị định mức hao hụt hàng hóa: Do đặc thù sản phẩm của công ty là
mặt hàng đồ gia dụng nên mức hao hụt hàng hóa là không đáng kể.
* Nghiệp vụ phát hàng tại kho của công ty:
- Xây dựng kế hoạch nghiệp vụ phát hàng:
+ Quá trình phát hàng yêu cầu phải có phiếu xuất mới xuất hàng và ưu tiên
xuất hàng đi các tỉnh trước, còn trong nội thành Hà Nội sẽ vận chuyển ngay trong
ngày.
+ Kho xây dựng kế hoạch xuất hàng dựa trên lệnh xuất hàng và tình hình
hàng hóa thực tế ở trong kho. Lệnh xuất hàng được phòng kinh doanh của công
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
ty tính toán sao cho phù hợp với tình hình thị trường, tình hình sản xuất. Sau đó,
được chuyển xuống bộ phận kho để tiếp nhận và xếp hàng chuyển đi.
- Chuẩn bị xuất hàng:
+ Trước hết nhân viên kho phải kiểm tra phiếu xuất hàng và các giấy tờ đi

kèm. Nếu hợp lệ sẽ chuẩn bị các mặt như hàng hóa, dụng cụ, phương tiện, nhân
lực.
+ Hàng hóa luôn phải đảm bảo sẵn sàng trong kho để quá trình xuất hàng
được nhanh chóng. Sau khi nhận lệnh xuất kho, đội ngũ giao hàng và phương
tiện vận chuyển sẽ được chuẩn bị sẵn sàng để giao hàng.
- Giao hàng:
+ Tùy thuộc vào sự thỏa thuận của từng khách hàng mà quá trình giao hàng
được thực hiện tại kho hay tại nơi khách hàng hẹn. Thông thường thì công ty
giao hàng đến tận nơi cho khách hàng.
+ Đối với khách hàng ở xa, ở các tỉnh, kho sẽ chuyển hàng theo số lượng,
chủng loại theo đơn đặt hàng bằng cách thuê sẽ khách vận chuyển. Nếu số lượng
nhiều, công ty sẽ dùng ôtô của công ty để vận chuyển.
+ Đối với khách hàng ở gần, ở nội thành Hà Nội hay các tình lân cận, công ty
sẽ có đội ngũ giao hàng, đảm bảo hàng hóa sẽ đến tận tay khách hàng.
+ Trong quá trình giao hàng phải có biên bản giao hàng, hóa đơn giao nhận.
Ngoài ra, thủ kho còn phải lập phiếu xuất kho để gửi về ban Giám đốc.
CHƯƠNG 3
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
CÁC PHÁT HIỆN VÀ ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN QUÁ TRÌNH
NGHIỆP VỤ KHO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
GIA DỤNG GOLDSUN
3.1 Các phát hiện qua nghiên cứu.
3.1.1 Thành công.
- Nhìn chung việc thực hiện công tác nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Gia
dụng Goldsun thực hiện tương đối đầy đủ các quy định để đảm bảo quá trình
xuất nhập và quá trình bảo quản hàng hóa.

- Công tác nhập hàng được thực hiện nhanh chóng, đảm bảo giải phóng nhanh
phương tiện vận tải, bốc dỡ, đưa nhanh hàng hóa vào kho bảo quản.
- Công tác bảo quản thực hiện tốt, hạn chế những sự cố bất thường, hàng hóa
đảm bảo chất lượng, hàng chất xếp ngăn nắp, đảm bảo vệ sinh kho, chống được
sinh vật gây hại, tỉ lệ hao hụt hàng hóa thấp.
- Công tác xuất hàng được thực hiện nhanh. Giúp nâng cao uy tín của Công ty
và quá trình nghiệp vụ kho được hoàn tất một cách dễ dàng, nhanh chóng.
3.1.2 Tồn tại.
Bên cạnh những thành công mà công ty đã đạt được thì công ty vẫn còn một
vài điểm còn tồn tại mà cần được khắc phục như:
- Quá trình tiếp nhận thường không thực hiện nghiêm chỉnh các bước, chủ
yếu tiếp nhận theo số lượng.
- Tại công tác bảo quản, nhà kho vẫn chưa đạt tiêu chuẩn. Hệ thống phòng
cháy chữa cháy, điều hòa không khí, hút ẩm,… hoạt động vẫn còn yếu, chưa đủ
công suất để giữ cho độ ẩm và nhiệt độ tại kho đạt chuẩn.
- Quá trình xuất kho, giai đoạn chuẩn bị còn qua loa, đại khái, đôi khi vẫn cho
xuất hàng mà vẫn chưa đủ thủ tục.
3.1.3 Nguyên nhân của những tồn tại.
Trên thực tế, công tác nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun
đã có nhiều thành công, nhưng bên cạnh đó vẫn còn có nhiều điều còn tồn tại.
Mà nguyên nhân của các tồn tại đó là:
- Sự thiếu hụt các trang thiết bị kỹ thuật, công cụ, dụng cụ, khoa học công
nghệ tiên tiến.
- Ngoài ra, do số lượng và trình độ của nhân viên kho còn chưa cao. Chủ yếu
họ làm việc dựa theo sự truyền miệng của nhân viên cũ chỉ bảo nhân viên mới
mà chưa có một trình độ chuyên môn về công tác kho nhất định.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30

Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
Muốn hạn chế những tồn tại của công ty, tôi thiết nghĩ công ty nên khắc phục
những nguyên nhân để dẫn tới tồn tại tôi đã nêu ở trên.
3.2 Các đề xuất, kiến nghị phương thức cải tiến quy trình hiện tại của
nghiệp vụ kho tại Công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun.
3.2.1 Các đề xuất với công ty về quy trình nghiệp vụ kho.
3.2.1.1 Hoàn thiện nghiệp vụ tiếp nhận hàng hóa tại kho của công ty.
a) Hoàn thiện công tác chuẩn bị tiếp nhận hàng hóa tại kho.
Trên thực tế, công tác chuẩn bị tiếp nhận hàng hóa vào kho (cả kho nguyên
vật liệu và kho thành phẩm) còn sơ sài, đơn giản. Vì vậy, cần phải xây dựng kế
hoạch nhận hàng theo thời gian và không gian cụ thể, phân bổ nhân công phù
hợp với lượng hàng hóa.
Với phương tiện bốc dỡ vận chuyển, trang thiết bị và đồ dùng của kho vẫn
còn thiếu như chưa có xe chuyên dụng để bốc xếp hàng hóa vì vậy nên phải
chuẩn bị nguồn nhân lực trước khi nhận hàng. Mỗi khi kho tiếp nhận hàng hóa là
nguyên vật liệu để phục vụ sản xuất (thường là trong vòng từ 3 đến 6 tháng) thì
công ty phải nhập về 1 lượng hàng hóa rất lớn, những lúc đó, ngoài lực lượng lao
động tại kho, cần phải bố trí thêm lao động thuê ngoài để đảm bảo quá trình bốc
dỡ được nhanh gọn và không bị động trước tình hình thực tế.
Ngoài ra, cần phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ liên quan.
b) Hoàn thiện công tác tiếp nhận số lượng hàng hóa tại kho.
Do hầu như hàng hóa được nhập vào kho đều được đóng vào thùng, bao nên
việc tiếp nhận hàng hóa bằng số lượng thường được dùng bằng phương pháp
đếm.
Để tránh việc nhầm lẫn và thiếu hụt, công tác tiếp nhận hàng hóa theo số
lượng được tiến hành như sau:
- Xác định chính xác số lượng thùng, bao. Đếm sơ bộ bằng mắt thường và đối
chiếu lại với hóa đơn, chứng từ. Bên cạnh đó, xác định luôn những thùng, bao
nào bị mất dấu niêm phong hay có dấu hiệu mất an toàn thì phải để riêng sang
một bên.

- Xác định số lượng hàng hóa trong 1 thùng, 1 bao đạt tiêu chuẩn thì kiểm ra
số lượng của 1 thùng, 1 bao đại diện, so sánh với số lượng ghi trên bao bì, giấy
tờ. Với những thùng, bao hàng hóa có dấu hiệu bị mất an toàn thì phải kiểm tra
số lượng hàng hóa của tất cả các thùng, bao đó.
- Xác định số lượng hàng hóa của toàn bộ lô hàng tính bằng đơn vị nhỏ nhất
của hàng hóa.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
Cuối cùng phải so sánh số lượng hàng hóa thực có với số lượng hàng hóa
được ghi trên giấy tờ. Nếu đầy đủ rồi thì thôi, còn nếu không đầy đủ thì xác định
nguyên nhân và trách nhiệm của từng bên giao và nhận hàng.
c) Hoàn thiện công tác tiếp nhận chất lượng hàng hóa tại kho.
Do đặc tính của hàng hóa nên công ty thường tiêp nhận hàng hòa bằng
phương pháp cảm quan. Trước hết, phải kiểm tra lô hàng, ngày sản xuất,… Tiếp
theo là phải kiểm tra lô hàng về màu sắc, độ bóng, độ cứng,… để so sánh với
điều kiện tiêu chuẩn ghi trên phiếu kiểm nghiệm. Và cuối cùng là đánh giá mức
chất lượng thực tế của hàng hóa.
Bên cạnh đó, đối với 1 vài hàng hóa được nhập vào kho. Công ty cũng sử
dụng cân để đối chiếu chất lượng hàng hóa.
d) Hoàn thiện công tác làm chứng từ hàng hóa nhập kho.
Công ty phải làm đầy đủ các loại chứng từ, tiến hành hạch toán nghiệp vụ
theo đúng quy trình. Lập bộ chứng từ bao gồm: phiếu nhập kho hoặc phiếu xuất
kho, phiếu kiểm nghiệm, thẻ kho.
3.2.1.2 Hoàn thiện nghiệp vụ bảo quản hàng hóa tại kho của công ty.
a) Hoàn thiện công tác phân bố chất xếp hàng hóa tại kho.
Công ty nên tiếp tục sử dụng hệ thống chất xếp hàng hóa thành chồng, điều
này đảm bảo tính trật tự của lô hàng. Nhưng không nên sử dụng hệ thống quy

hoạch như hiện nay, vì như thế sẽ không sử dụng hiệu quả được hết dung tích
của kho.
Khi chất xếp hàng hóa thành chồng, tránh xếp quá cao để đảm bảo an toàn
cho hàng hóa và người lao động trong kho. Hầu như bao bì hàng hóa của công ty
là thùng giấy, cactoon nên cần đặt cách nền ít nhất 20cm, cách tường 30cm, cách
trần 30cm nhằm đảm bảo chất lượng cho hàng hóa. Ngoài ra, việc dãn cách giữa
các chồng hàng cần đạt ít nhất 60cm để đảm bảo dễ dàng cho nhân viên trong
việc bốc xếp, kiểm tra, vệ sinh….
b) Hoàn thiện công tác chăm sóc, giữ gìn hàng hóa được bảo quản tại kho.
* Quản lí nhiệt độ, độ ẩm:
Đối với từng loại hàng hóa khác nhau mà cần xây dựng mức nhiệt độ, độ ẩm
tương xứng. Khi có hiện tượng vượt quá về nhiệt độ, độ ẩm cần chỉnh điều hòa
và hệ thống thông gió, hút ẩm cho hợp lí.
Khi sử dụng phương pháp thông gió để quản lí nhiệt độ, độ ẩm phải đảm bảo
các điều kiện:
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
- Ngoài trời không mưa, không có sương mù, sấm sét, không có gió mạnh từ
cấp 4 trở lên.
- Nhiệt độ ngoài kho không thấp hơn 10 độ C và cao hơn 35 độ C.
Công ty có thể xây dựng hệ thống giám sát nhiệt độ, độ ẩm từ xa: giám sát
nhiệt độ, độ ẩm có khả năng đo, xử lý, lưu trữ nhiệt độ, độ ẩm.
*Vệ sinh sát trùng:
Công ty phải dựa vào đặc điểm, tính chất hàng hóa, bao bì, tập tính sinh hoạt
của sinh vật, tình trạng kiến trúc, điều kiện thiết bị,…. mà xây dựng và tổ chức
thực hiện công tác vệ sinh sát trùng hợp lý.
Vệ sinh kho hàng hóa cần tiến hàng theo các bước:

- Kiểm tra tình trạng thực tế hiện tại hàng hóa, kho, thiết bị.
- Xử lý ngay các tình huống khi phát hiện sự cố có sinh vật gây hại trong kho.
- Giám sát và kiểm tra quá trình vệ sinh, phun thuốc đảm bảo quá trình thực
hiện công tác vệ sinh được chính xác.
Công ty xây dựng các công tác tiêu diệt tận gốc sinh vật gây hại với đầy đủ
các phương án. Khi phát hiện có sinh vật gây hại, công ty cần phải tiêu diệt ngay,
diệt trừ tận gốc,… Khi sử dụng phương pháp hóa học nên sử dụng hóa chất độc
nhưng có tính lành hay ít ảnh hưởng đến con người và hàng hóa.
Công ty cần phải thường xuyên kiểm tra tình trạng hàng hóa để đưa ra các
phương án xử lý kịp thời.
* Phòng cháy – chữa cháy, phòng gian bảo mật.
- Hoàn thiện công tác phòng cháy – chữa cháy:
Vì đặc tính hàng hóa mà công ty kinh doanh có cả gas, chất đốt nên công tác
phòng cháy chữa cháy luôn phải được trú trọng hàng đầu.
+ Công ty phải thường xuyên chỉ đạo công tác phòng cháy chữa cháy, phân
công trách nhiệm cho từng thành viên chuẩn bị phương tiện, thiết bị, lực lượng
luôn trong tư thế sẵn sàng trong công tác phòng cháy chữa cháy.
+ Công ty cần phải thường xuyên giáo dục tinh thần đề cao cảnh giác, thái độ
thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy phòng cháy chữa cháy trong cán bộ công
nhân viên.
+ Công ty phải thường xuyên kiểm tra tình trạng thiết bị chữa cháy nhằm đảm
bảo sử dụng tốt khi có hỏa hoạn xảy ra.
+ Công ty phải nghiêm cấm nhân viên hút thuốc, sử dụng lửa ở trong kho.
+ Công ty cần phải xây dựng các phương án chữa cháy nhằm hạn chế thiệt
hại do hỏa hoạn gây ra và đảm bảo tính chủ động.
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh

+ Công ty phải thường xuyên kiểm tra các thiết bị điện để phòng ngừa hỏa
hoạn do các sự cố về điện.
+ Công ty nên mua sắm thêm một số thiết bị phòng cháy chữa cháy: máy bơm
nước, hệ thống vòi, thang, xô chậu,… để nhanh chóng dập tắt đám cháy.
+ Công ty nên lắp thêm hệ thống vòi rồng, ống dẫn nước chữa cháy tự động.
+ Khi có hỏa hoạn, cần thực hiện nghiêm chỉnh các nội quy chữa cháy nhưng
phải đảm bảo an toàn cho công nhân là trên hết.
- Hoàn thiện công tác phòng gian bảo mật:
+ Công ty cần tổ chức lực lượng bảo vệ chuyên trách, tổ chức thường xuyên
tuần tra canh gác về đêm khi mà không có nhân viên, ít có người qua lại kho.
+ Kho của công ty cần được giữ bảo mật về thông tin, số lượng tài sản.
Không cho người lạ tới gần hoặc tiếp cận khu vực kho. Hạn chế cơ hội cho kẻ
gian trộm cắp.
+ Công ty cần xây dựng chính sách an ninh rõ rang: chính sách cần coi trọng
nhân viên nhưng cũng quy định rõ các hình thức xử lý tạo ra tư tưởng coi tài sản
của công ty cũng quan trọng như tài sản riêng của bản thân để từ đó bảo vệ và
không có hành vi gian lận.
+ Mặt khác, công ty cũng nên cân đối giữa chi phí bảo vệ với các nguy cơ và
thiệt hại có thể.
- Kiểm tra hàng hóa:
+ Công ty phải thường xuyên kiểm tra hàng hóa trong kho để có thể phát hiện
kịp thời nếu có thiếu sót, hao hụt hàng hóa trong kho để xử lý kịp thời.
+ Công ty cần tổ chức nhóm giám sát chuyên trách để thực hiện tốt công tác
kiểm tra giám sát hoạt động kho.
3.2.1.3 Hoàn thiện nghiệp vụ phát hàng tại kho của công ty.
Công tác giao hàng ở kho phải được thực hiện theo các bước:
• Tiếp nhận đơn, lệnh phát hàng.
• Xử lý và xác nhận đơn, lệnh phát hàng.
• Chuẩn bị giao hàng.
• Giao hàng và xác nhận giao hàng.

• Hoàn thành và phát hành hóa đơn, chứng từ.
a) Hoàn thiện công tác chuẩn bị ở kho.
- Kho của công ty phải đảm bảo tình trạng sẵn sàng tất cả các yếu tố liên quan
đến việc xuất hàng như hàng hóa, phương tiện vận chuyển, nhân lực lao động,…
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
- Quản lý kho cần phải kiểm tra kế hoạch nhập hàng và giao hàng để đảm bảo
hàng hóa luôn sẵn sàng trong kho.
- Đối với khách hàng ở tỉnh xa, Công ty cần phải chuẩn bị nhanh chóng để
giao hàng kịp thời cho phương tiện vận tải để tránh hiện tượng lỡ xe.
- Đối với khách hàng ở gần, công ty cần phải bố trí lực lượng giao hàng và
phương tiện giao hàng hợp lý để đảm bảo hàng hóa nhanh chóng đến tận tay
khách hàng.
b) Hoàn thiện công tác giao hàng ở kho.
- Trước khi giao hàng, nhân viên kho của công ty cần phải kiểm tra các giấy
tờ liên quan nếu phù hợp thì mới được giao hàng.
- Khi giao hàng, nhân viên kho cần phải yêu cầu bên nhận kiểm tra đầy đủ số
lượng, chất lượng, mẫu bao bì,… tránh hiện tượng thắc mắc, nhầm lẫn, trả lại sau
khi đã giao hàng.
- Kho phải chủ động giao hàng nhanh chóng nhưng vẫn phải đảm bảo thực
hiện đầy đủ các thủ tục cần thiết.
- Kho cần cũng cấp đầy đủ các thông tin có liên quan về hàng hóa cho bên
nhận.
3.2.2 Các đề xuất khác.
- Kho hàng hiện tại của công ty được xây dựng theo kiểu nhà cấp 4, tuy đã có
hệ thống chống nóng những vẫn chưa đảm bảo được điều kiện về nhiệt độ. Chính
vì vậy nên cần phải xây dựng lại nhà kho với hệ thống chống nóng nghiêm chỉnh.

Nhà kho của công ty cần phải trang bị thêm 1 điều hòa nhiệt độ, 1 quạt thông gió,
nếu được thì nên trang bị thêm hút ẩm để sử dụng vào những khi thời tiết ẩm.
- Mặc dù diện tích nhà kho hiện nay của công ty tương đối lớn (khoảng 500
mét vuông) nhưng với sự phát triển của công ty như hiện nay thì khi xây dựng
kho còn cần phải tính toán đến sự phát triển của kho trong thời gian tới mà mở
rộng diện tích kho cho hợp lí, không thể quên tới yếu tố tiết kiệm trong xây dựng.
- Với hệ thống vận chuyển bốc dỡ: công ty cần trang bị thêm xe đẩy kéo tay,
đòn bẩy con lăn, xe rửa,…
- Cùng với các trang thiết bị của kho, công ty nên đào tạo đội ngũ cán bộ
công nhân kỹ thuật đủ trình độ sử dụng, sửa chữa, bảo dưỡng,… Kết hợp 1 cách
hợp lí giữa thiết bị và con người để nâng cao hệ số sử dụng về mặt công suất và
thời gian. Bên cạnh đó, công ty cần phải thường xuyên quan tâm đến khâu quản
lí kỹ thuật, đảm bảo thiết bị được bảo dưỡng, sửa chữa kịp thời, đảm bảo sự dụng
hiệu quả thiết bị và lao động kho. Ngoài ra, công ty còn cần phải phân định rõ
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C
30
Chuyên đề tốt nghiệp GVHD: TS Nguyễn Văn Minh
trách nhiệm của từng người sử dụng thiết bị, của người quản lí, theo dõi thiết bị
nhà kho; mặt khác cũng không ngừng bồi dưỡng kỹ thuật nghiệp vụ, rút kinh
nghiệm trong quá trình quản lý và sử dụng thiết bị. Đồng thời, phải có chế độ
khuyến khích vật chất cũng như xử phạt kinh tế nếu nhân viên làm hỏng thiết bị
trong quá trình quản lý và sử dụng.
- Đối với lao động tại kho của công ty hoạt động tổ chức còn nhiều yếu kém.
Số lượng lao động còn thiếu nhiều so với quy mô và sự phát triển của công ty.
Để kho của công ty hoạt động có hiệu quả, nhà quản trị cần xậy dựng bảng phân
tích công việc, bảng mô tả công việc, bảng yêu cầu chuyên môn, bảng tiêu chuẩn
kết quả công việc,… Để xử lý thông tin, xác định lượng lao động cần thiết, trình
độ nghiệp vụ của họ.

- Tại kho, cán bộ công nhân viên của công ty cần được xây dựng rõ quyền
hạn, trách nhiệm của từng thành viên. Ngoài ra, cần xây dựng đội kiểm tra, kiểm
soát chuyên trách nhằm kiểm tra, kiểm soát quá trình thực hiện tại kho.
- Cần thường xuyên nâng cao trình độ nghiệp vụ của nhân viên kho nhằm phù
hợp với tình hình thực tế cũng như phù hợp với trang thiết bị tại kho. Nhằm đảm
bảo tương xứng giữa trình độ của nhân viên và trang thiết bị kho.
PHẦN KẾT LUẬN
Thông qua các số liệu kinh doanh và công tác thực hiện nghiệp vụ kho hàng
hóa tại công ty Cổ phần Gia dụng Goldsun, ta thấy công ty đã và đang dần khẳng
SV: Nguyễn Hồng Tâm

Lớp: CD12C

×