Tải bản đầy đủ (.doc) (52 trang)

Hoàn thiện quy trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần sản xuất và tiêu dùng quốc tế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.81 KB, 52 trang )

Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Tính cấp thiết của việc nghiên cứu đề tài
Trong những năm trở lại đây, xuất khẩu lao động đã trở thành một hoạt
động Kinh tế - Xã hội quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế của đất
nước, đặc biệt là trong xu hướng toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế và
khu vực thì hoạt động xuất khẩu lao động càng có vai trò quan trọng đối với
các doanh nghiệp xuất khẩu lao động nói chung và công ty cổ phần đầu tư và
sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP nói riêng. Tuy cũng mới tham gia vào
hoạt động trong mấy năm trở lại đây nhưng hoạt động xuất khẩu lao động đã
mang lại doanh thu xuất khẩu khá lớn cho công ty và là lĩnh vực kinh doanh
mà công ty đang chú trọng. Tuy nhiên cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm
2009 làm cho hoạt động xuất khẩu lao động của nước ta sang thị trường nước
ngoài khó khăn hơn đặc biệt là sang thị trường Nhật Bản vì thị trường này
ngày càng kén chọn lao động, đòi hỏi lao động có trình độ cao hơn. Hiện nay,
ở nhiều quốc gia trên thế giới các doanh nghiệp đang phải cắt giảm nhân công
đặc biệt là trong các ngành công nghiệp sản xuất trong đó có thị trường Nhật
Bản để giảm bớt tình trạng thất nghiệp do hậu quả của khủng hoảng kinh tế
mang lại.
Trong bối cảnh kinh tế như hiện nay, các công ty xuất khẩu lao động
trong nước không những doanh thu và lợi nhuận bị ảnh hưởng mà thu nhập của
người lao động đi xuất khẩu cũng bị giảm sút. Người lao động xuất khẩu luôn
mong có nhiều việc để kiếm thêm thu nhập nhưng hiện nay việc làm ngày càng
ít đi, cơ hội làm them không còn nhiều. Tình trạng lao động Việt Nam bỏ trốn
ra ngoài sau khi sang Nhật Bản vẫn còn xảy ra. Tất cả những điều này đã đặt ra
cho doanh nghiệp vấn đề cấp thiết cần giải quyết trong quy trình thực hiện hoạt
động xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản:
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 1
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
- Hiện nay đối tác nước ngoài cũng giảm sút vì vậy công ty không có


nhiều cơ hội để lựa chọn đối tác, các đơn hàng cũng bị giảm sút trong khi đó
nhu cầu đi xuất khẩu lao động trong nước ngày càng tăng.
- Trong khi thực hiện ký kết hợp đồng, cần đưa ra những điều khoản hợp
đồng chặt chẽ hơn để người lao động khi sang nước ngoài không bị mất việc
làm hoặc khi xảy ra tranh chấp công ty sẽ không bị thiệt hại.
Năm 2009, do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế thế giới, nhiều doanh
nghiệp tiếp nhận lao động Việt Nam bị thu hẹp sản xuất, phá sản, chủ sử dụng
lao động nợ lương của người lao động. Thực tế này đã phát sinh nhiều vấn đề
liên quan đến người lao động. Khiến nhiều lao động phải về nước trước thời
hạn, nhưng không được các doanh nghiệp giải quyết dứt điểm, gây hoang
mang, bức xúc cho người lao động và thân nhân của họ ở trong nước. Một số
lao động khác đã nộp tiền, không được xuất cảnh nhưng không được doanh
nghiệp hoàn trả đầy đủ khoản tiền đã nộp Bên cạnh những nguyên nhân
khách quan kể trên, thì trách nhiệm của các doanh nghiệp xuất khẩu lao động
và bản thân người lao động cần phải được xem xét lại. Không ít doanh nghiệp
chưa thực hiện đúng theo quy trình trong hoạt động đưa lao động đi làm việc ở
nước ngoài, chưa thẩm định, khảo sát kỹ các điều kiện bảo đảm việc làm, sinh
hoạt cho người lao động trước khi đến làm việc của đối tác nước ngoài. Tuyển
chọn lao động và giáo dục định hướng không đầy đủ khiến chất lượng lao động
cung ứng không bảo đảm. Đến khi ký hợp đồng với người lao động thì nội
dung hợp đồng không rõ ràng, gây sự hiểu nhầm Về phía người lao động,
nhiều lao động chưa thực sự cố gắng vươn lên, thiếu hiểu biết về pháp luật,
phong tục tập quán cũng như ngôn ngữ của người bản xứ. Thậm chí, nhiều lao
động còn không biết cả các quyền, nghĩa vụ của mình khi sang làm việc tại
nước ngoài, không biết cả doanh nghiệp nào đã ký hợp đồng đưa mình đi làm
việc ở nước ngoài ảnh hưởng đến chất lượng lao động, đến doanh nghiệp
XKLĐ và chính bản thân người lao động.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 2
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
Nhật Bản là một thị trường xuất khẩu lao động lớn đối với nước ta, thu

nhập của người lao động đi xuất khẩu tại thị trường này cũng cao hơn so với
các thị trường khác. Chính vì vậy mà công ty xuất khẩu lao động cần phải có
một quy trình xuất khẩu lao động hợp lý và hoàn thiện hơn để đáp ứng yêu cầu
của đối tác tránh được
những rủi ro trong bối cảnh suy thoái kinh tế đem lại, đặc biệt là tình trạng mất
việc làm của người lao động khi đã sang thị trường Nhật.
Việc nghiên cứu hoàn thiện quy trình xuất khẩu lao động của công ty cổ
phần đầu tư và sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế sang thị trường Nhật Bản đòi
hỏi doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn nữa quy trình xuất khẩu lao động này để
đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn cho doanh nghiệp cũng như đảm bảo lợi ích
cho người lao động.
1.2. Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài
Xuất phát từ nhu cầu của người lao động, lợi ích của quốc gia và lợi ích
của bản thân doanh nghiệp đòi hỏi doanh nghiệp cần hoàn thiện hơn nữa quy
trình xuất khẩu lao động này để ngày càng thu được kết quả tốt hơn. Nhận thức
được tầm quan trọng của yêu cầu đó, căn cứ vào tình hình kinh doanh thực tế
của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế, cùng với những
kinh nghiệm học được trong quá trình thực tập và nền tảng lý luận được trang
bị ở nhà trường, em đã mạnh dạn xây dựng đề tài: “Hoàn thiện quy trình xuất
khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản của công ty cổ phần sản xuất và
tiêu dùng quốc tế” để làm đề tài luận văn tốt nghiệp.
1.3. Các mục tiêu nghiên cứu
1.3.1. Mục tiêu chung
Căn cứ vào các lý luận cơ bản về hoạt động xuất khẩu lao động, khái
niệm về xuất khẩu lao động, đặc điểm của hoạt động xuất khẩu lao động, các
hình thức xuất khẩu lao động,quy trình xuất khẩu lao động, làm nền tảng cho
bạn đọc nắm được cơ sở lý thuyết của đề tài. Bên cạnh đó, đề xuất một số giải
pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản từ đó góp
phần nâng cao hiệu quả kinh doanh của công ty.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 3

Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
1.3.2. Mục tiêu cụ thể
Khảo sát tình hình thực tiễn hoạt động xuất khẩu lao động của công ty
cổ phần đầu tư và sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế, để đánh giá khách quan tình
hình và các nhân tố môi trường ảnh hưởng đến quy trình xuất khẩu lao động
sang Nhật Bản của công ty, chỉ ra được những vấn đề còn tồn tại, những điểm
yếu còn hạn chế trong quy trình xuất khẩu lao động của công ty từ đó đề xuất
các giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình xuất khẩu lao động.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Quy trình xuất khẩu lao động nói chung và quy
trình xuất khẩu lao động của công ty cổ phần đầu tư và sản xuất hàng tiêu dùng
quốc tế ICP nói riêng.
- Phạm vi về thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu trong 3 năm: 2007- 2010.
- Phạm vi về thị trường nghiên cứu: trong đề tài nghiên cứu này chỉ tập
trung vào nghiên cứu thị trường Nhật Bản, đây đang và sẽ là thị tiềm năng đem
lại lợi nhuận và thu nhập cao cho công ty cũng nhu người lao động.
- Nguồn dữ liệu nghiên cứu: Thu thập từ phiếu điều tra trắc nghiệm, câu
hỏi phỏng vấn các chuyên gia, các nguồn tin thứ cấp từ sách, báo, internet và
các tài liệu tham khảo khác.
1.5. Kết cấu luận văn tốt nghiệp
Gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu đề tài
Chương 2: Tóm lược một số vấn đề lý luận cơ bản về xuất khẩu lao
động và quy trình xuất khẩu lao động
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực
trạng quy trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật
Bản tại công ty Cổ phần cổ phần đầu tư và sản xuất hàng
tiêu dùng Quốc tế ICP
Chương 4: Các kết luận và đề xuất, giải pháp nhằm hoàn thiện quy
trình xuất khẩu lao động sang thị trường Nhật Bản của

công ty Cổ phần đầu tư và sản xuất hàng tiêu dùng Quốc tế
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 4
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 2
TÓM LƯỢC MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ XUẤT
KHẨU LAO ĐỘNG VÀ QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG
2.1. Một số lý thuyết về xuất khẩu lao động.
2.1.1. Khái niệm về xuất khẩu lao động
Xuất khẩu lao động: được hiểu như là công việc đưa người lao động từ
nước sở tại đi lao động tại nước có nhu cầu thuê mướn lao động. Đó là một
hình thức đặc thù của xuất khẩu lao động nói chung và là một bộ phận của nền
kinh tế đối ngoại mà hàng hóa đem xuất khẩu là sức lao động của con người.
Nói cách khác XKLĐ là một hoạt động kinh tế dưới dạng dịch vụ cung ứng lao
động cho nước ngoài. Như vậy:
Theo nghĩa rộng: XKLĐ là việc đưa người lao động ở Việt Nam sang
làm việc tại nước ngoài.
Theo nghĩa hẹp: XKLĐ là hoạt động đưa người lao động và các chuyên
gia Việt Nam đi làm việc có thời hạn ở nước ngoài.
2.1.2. Đặc điểm xuất khẩu lao động
+ Xuất khẩu lao động là một hoạt động kinh tế
Đây là mục tiêu số một của các nước xuất khẩu lao động. XKLĐ không
chỉ là giải pháp quan trọng nhằm giải quyết lao động tăng thêm mà còn thu
được nhiều ngoại tệ về nước. XKLĐ thực hiện chức năng kinh doanh, thực
hiện mục tiêu lợi nhuận của doanh nghiệp, đồng thời để thỏa mãn lợi ích kinh
tế của người lao động đi làm việc tại nước ngoài.
+ Xuất khẩu lao động là hoạt động mang tính chất xã hội
Vì XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động, mà sức lao động
luôn ngắn với một người lao động cụ thể. Do vậy mọi chính sách XKLĐ
phải gắn với chính sách xã hội: chính sách BHXH, giải quyết việc làm
sau khi hết hạn hợp đồng, đầm bảo các cam kết trong hợp đồng được

thực hiện đúng.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 5
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
+ Hàng hóa được xuất khẩu ở đây là hàng hóa đặc biệt
XKLĐ thực chất là xuất khẩu sức lao động không tắc khỏi người lao
động. Sức lao động bao gồm: trí tuệ, sức lực tiểm ẩn trong mỗi người lao động
+ Xuất khẩu lao động là sự kết hợp hài hòa giữ quản lý vĩ mô của Nhà
nước và sự chủ động, tự chịu trách nhiệm của tổ chức XKLĐ đưa người lao
động đi làm việc ở nước ngòai.
Ngày nay, trong cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế thì hầu như toàn bộ hoạt
động XKLĐ đều do các tố chức XKLĐ thực hiện trên cơ sở hợp đồng đã kí.
Đồng thời các tổ chức XKLĐ phải chịu trách nhiệm hòan tòan về kinh tế trong
họat động XKLĐ của mình. Các hiệp định các thỏa thuận song phương mà
chính phủ cam kết mang tính chất nguyên tắc, thể hiện vai trò của nhà nước ở
tầm vĩ mô
+ Xuất khẩu lao động phải đảm bảo lợi ích của ba bên trong quan hệ XKLĐ:
Trong lĩnh vực XKLĐ, lợi ích kinh tế của nhà nước là khoản ngoạitệ
mà người lao động gửi về nộp các khoản thuế. Lợi ích của các tổ chức lao
động là các khoản thu được chủ yếu là các loại chi phí giải quyết việc làm ở
nước ngoài, còn lợi ích của người lao động là khoản thu nhập thường cao hơn
nhiều so với lao động trong nước.
+ XKLĐ là hoạt động đầy biến động
Vì hoạt động xuất khẩu phụ thuộc nhiều vào các nước có nhu cầu nhập
khẩu lao động, do vậy cần phải có sự phát triển toàn diện các dự án đầu tư ở
nước ngoài đang và sẽ được thực hiện để xây dựng chính sách đầu tư và
chương trình giáo dục định hướng phù hợp và linh hoạt.
2.1.3. Các hình thức XKLĐ
- Cung ứng lao động theo các hợp đồng cam kết với bên nước ngoài.
Đây là trường hợp các tổ chức kinh tế Việt nam được XKLĐ, tuyển dụng lao
động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng cung ứng lao động. Hình thức

này tương đối phổ biến và được thực hiện rộng rãi trong các năm vừa qua và
những năm tới.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 6
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
- Đưa lao động đi lao động theo hợp đồng nhận thầu, khoán công trình ở
nước ngoài, đầu tư ra nước ngoài. Đây là hình thức doanh nghiệp tuyển lao
động, chuyên gia Việt nam đi làm việc ở nước ngoài để thực hiện hoạt động
kinh tế với nước ngoài. Các doanh nghiệp Việt nam trúng thầu, nhận khoán
công trình ở nước ngoài hoặc đầu tư dưới hình thức liên doanh, liên kết, chia
sản phẩm hoặc các hình thức đầu tư khác ở nước ngoài.
- Theo hợp đồng lao động giữa các cá nhân, người lao động với người
sử dụng lao động ở nước ngoài. Hình thức này ở nước ta chưa phổ biến vì
muốn kí được hợp đồng với phía nước ngoài, người lao động cần phải có
những hiểu biết về mọi mặt: am hiểu về các đối tác nước ngoài, ngoại ngữ, khả
năng giao tiếp với người nước ngoài … mà lao động ở Việt nam hiện nay chưa
có được.
2.2. Tổng quan tình hình khách thể nghiên cứu những công trình năm trước
Hoạt động XKLĐ đã và đang đóng vai trò hết sức quan trọng vào công
cuộc phát triển đất nước, cải thiện đời sống nhân dân. Mặc dù mới phát triển
mạnh trong mười năm trở lại đây nhưng đang là vẫn để được quan tâm nghiên
cứu. Điều này thể hiện qua một số công trình nghiên cứu như:
- T.S. Nguyễn Thị Hồng Bích, 2007: “ XKLĐ của một số nước Đông
nam Á kinh nghiệm và bài học”- NXB-KHXH
- Dương Quỳnh Hương, 2006: “ Hòan thiện quy trình XKLĐ tại công ty
cổ phần SIMCO-Sông đà’’- Luận văn tốt nghiệp ĐH thương mại K38-ES
- Lại Thị Ánh Nguyệt, 2009: “Hoàn thiện quy trình XKLĐ sang thị trường
Nhật bản của công ty cổ phần nhân lực và thương mại VINACONEX-MEC”.
- Hầu như các công trình nghiên cứu đều đề cập đến vấn đề XKLĐ
nhưng ở nhiều góc độ nghiên cứu khác nhau như: góc độ vĩ mô, góc độ kinh
doanh, quản trị doanh nghiệp. Đa phần đều nghiên cứu ở một thị trường nước

ngoài rộng lớn mà không tập trung thị trường cụ thể. Chính vì vậy em đã
nghiên cứu đề tài: “Hòan thiện quy trình XKLĐ sang thị trường Nhật Bản của
công ty cổ phần đầu tư và sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế”. Đây là công trình
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 7
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
nghiên cứu làm thể nào để quy trình XKLĐ giảm bớt những khiếm khuyết, rủi
ro và hoàn thiệt tốt hơn không nhưng tại công ty cụ thể mà cụ thể sang thị
trường Nhật Bản.
Bài nghiên cứu đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp thông
qua phiếu điều tra phỏng vấn của các chuyên giá, qua quan sát tình hình thực tế
kinh doanh tại công ty tại thời gian thực tập.
2.3. Nội dung quy trình xuất khẩu lao động
2.3.1.Tìm hiểu đối tác, đàm phán ký kết hợp đồng
Đây là bước quan trọng quyết định tính khả thi của các công việc tiếp
theo. Nó đòi hỏi các doang nghiệp phải có đầy đủ các thông tin về thị trường,
đối tác, các doanh nghiệp nước ngoài cùng làm ăn. Việc tìm hiểu đối tác có
thể được thực hiện qua thu thập và xử lý thông tin từ các tài liệu sách báo, tạp
chí trên mạng internet, từ Bộ thương mại, từ các tham tán, Đại sứ quán của
Việt nam tại nước ngoài hoặc của nước ngoài tại Việt nam hoặc qua chính phủ.
- Đàm phán, kí kết hợp đồng XKLĐ là quá trình trao đổi ý kiến của bên
cung ứng LĐXK, bên tiếp nhận LĐXK. Đi tới thông nhất tới các nghị định, quan
điểm, cách xử lý những vấn để nảy sinh trong quan hệ cung cầu giữa các bên.
- Các hình thức đàm phán:
+ Đàm phán qua thư là việc đàm phám qua thư từ và điện tín, là phương
thức các bên gửi cho nhau các văn bản để thỏa thuận những điều kiện trao đổi.
So với gặp gỡ trực tiếp thì đàm phán qua thư tiết kiệm được nhiều chi phí
trong cùng một lúc có thể giao dịch được nhiều khác hàng ở nhiều nước khác
nhau. Nhưng việc giao dịch qua thư tín mất nhiều thời gian chờ đợi để mất cơ
hội kinh doanh.
+ Đàm phán qua điện thoại là phương thức đàm phán nhanh nhất giúp

hai bên nắm bắt được thời cơ cần thiết, rút ngắn thời gian, nhưng hình thức
đàm phán này có nhược điểm: chi phí cao, làm hạn chế các bên trong việc trình
bày chi tiết với nhau, đồng thời ảnh hưởng lớn đến chi phí của hoạt động XK.
Do đó doanh nghiệp chỉ sử dụng đàm phán qua điện thoại khi thực sự cần thiết,
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 8
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
điều kiện cần phải nhanh chóng kiểm tra, hoặc khi việc thực hiện một thông tin
bổ sung. Tất cả nội dung đàm phán qua điện thoại đều được các bên nghi lại
vào văn bản và đều có giá trị phát lý
+ Đàm phán bằng các gặp gỡ trực tiếp hình thức này thường áp dụng với
các hợp đồng có giá trị lớn, có tính chất phức tạp hoặc khi các bên có nhìều
điều kiện trao đổi. Đây là hình thức đàm phán đặc biệt quan trọng, nó đẩy
nhanh tốc độ giải quyết mọi vấn đề giữa hai bên và nhiều khi là nỗi thoát cho
các hình thức đàm phán khác đã kéo dài mà không có kết quả. Hình thức đàm
phán này giúp cho các bên hiểu nhau hơn, xong đây cũng là hình thức đàm
phán ngay go nhất, yêu cầu người thực hiện đàm phán phải hiểu về nghiệp,
hiểu về đối phương, nhanh chóng có biện phát đối phó trong mọi trường hợp
hoặc quyết định ngay tại chỗ khi thấy cần thiết
2.3.2. Ký hợp đồng lao động
Sau khi các bên đã đàm phán đã ổn thỏa, thì tiến tới ký kết các hợp đồng
- Hợp đồng XKLĐ là sự thỏa thuận bằng văn bản giữa doanh nghiệp với
người lao động, với doanh nghiệp với người sử dụng lao động nước ngoài,
giữa người sửa dụng lao động nước ngoài với người lao động về quyền, nghĩa
vụ của các bên trong việc đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài. Khi
hoạt động XKLĐ được ký kết sẽ làm phát sinh quan hệ lao động giữa người
lao với doanh nghiệp XKLĐ, giữa doanh nghiệp Việt nam và bên nước ngoài
hoặc giữa người lao động với doanh nghiệp nhân thầu, nhận khoán công trình
hoặc doanh nghiệp đầu tư ở nước ngoài có sử dụng lao động Việt nam, hoặc
giữa người lao động và sử dụng lao động ở nước ngoài.
- Hợp đồng cung ứng lao động phải phù hợp với phát luật Việt nam,

phát luật nước ngoài tiếp nhận người lao và có những nội dung chính sau:
+ Thời hạn của người lao động
+ Số lượng người lao động đi làm việc ở nước ngoài, giới tính, sức khỏe,
nghành nghề, công việc phải làm.
+ Địa điểm làm việc
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 9
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
+ Điều kiện, môi trường làm việc
+ Số giờ làm việc, giờ nghỉ ngơi
+ An toàn và bảo hộ lao động
+ Tiền lương, tiền công, các chế độ khác, thưởng, tiền làm thêm giờ
+ Điều kiện ăn, ở, sinh hoạt
+ Chế độ khám bệnh, chữa bệnh
+ Chế độ bảo hiểm xã hội
+ Điều kiện chấm dứt hợp đồng trước thời hạn và trách nhiệm bồi
thường các thiệt hại
+ Trách nhiệm tra chi phi, giao thông từ Việt nam sang nước ngòai và
ngược lại
+ Tiền mô giới nếu có
+ Trách nhiệm của các bên khi người lao động bị chết trong thời gian
làm việc ở nước ngoài
+ Giải quyết tranh chấp, trách nhiệm giúp người lao động gửi tiền về nước
- Hợp đồng đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài phải có các nội
dung cụ thể, phù hợp với nội của hợp đồng cung ứng lao động. Các thỏa thuận
về tiền mô giới, tiền dịch vụ, tiền kí quỹ của người lao động phải như trong
hợp đồng lao động.
2.3.3. Thông báo tuyển dụng
Theo quy định tại khoản 2 điều 134 bộ luật lao động 2002: “Công dân
Việt nam đủ 18 tuổi trở lên có khă năng lao động tự nguyện và có các tiêu
chuẩn, điều kiện khác theo quy định pháp luật của Viêtn nam phù hợp với phát

luận và các yêu cầu của bên nước ngoài thì đi làm việc tại nước ngoài’’
Sau khi có đơn đơn hàng tuyển dụng lao động, công ty tiến hành gửi
thông báo tuyển bằng quảng cáo trên phương tiện truyền thông, báo trí toàn
quốc và các địa phương nhằm lựa chọn ra những ứng viên phù hợp và đáp ứng
yêu cầu của nhà tuyển dụng.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 10
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
Công ty sẽ bố trí chỗ ăn ở, phương tiện đi lại giúp người lao động hoàn
tất các thủ tục nhanh gọn nhất. Quá trình thi kiểm tra tay nghề và tuyển dụng
được đảm bảo với sự giúp đỡ của các chuyên gia dày dặn kinh nghiệm, trình
độ tay nghề và kỹ thuật cao ở mọi ngành nghề, do các chuyên gia giám sát
chuyên ngành hướng dẫn.
2.3.4. Sơ tuyển
Người lao động trước tiên phải đạt các tiêu chuẩn theo như yêu cầu
trong thông báo tuyển dụng lao động của công ty. Trong mỗi ngành nghề khác
nhau, đối tác nước ngoài sẽ có những yêu cầu về người lao động cũng khác
nhau. Tuy vậy, vẫn có những chuẩn mực nhất định cho người lao động trong
vòng sơ tuyển như:
+ Học vấn: Chuẩn mực này xác định khả năng tiếp thu của người lao
động, Thông thường, người có trình độ học hết bậc phổ thông trung học sẽ có
khả năng tiếp thu tốt hơn người học hết bậc trung học cơ sở.
+ Sức khỏe: Là các tiêu chuẩn cụ thể về sức khỏe như: Chiều cao, cân
nặng, ngoại hình và các yêu cầu riêng theo từng ngành nghề: ví dụ: người làm
nghề điện thì mắt không mù màu.
+ Nghề nghiệp: Chuẩn mực này bao gồm: trình độ tay nghề và thâm
niên nghề nghiệp
+ Phẩm chất đạo đức: Đây là một chuẩn mực nhằm xác định rõ nhân
thân của từng người lao động. Người lao động có phẩm chất đạo đức tốt, khi
gặp những khó khăn trong công việc họ đều vững vàng tìm cách vượt qua, họ
có ý thức kỷ luật tốt, có trách nhiệm cộng đồng cao.

2.3.5. Phỏng vấn tuyển chính thức.
Là doanh nghiệp XKLĐ phỏng vẫn trực tiếp đã qua sơ tuyển, xem xét,
đánh trình độ văn hóa, phẩm chất đạo đức phù hợp với yêu cầu của đồi tác
nước ngoài.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 11
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
2.3.6. Kiểm tra sức khỏe lần một và chuẩn bị làm hồ sơ cho người lao động
+ Kiểm tra sức khỏe lần 1: Sau khi lao động đã chính thức trúng tuyển,
công ty sẽ sẽ tiến hành đưa lao động đi kiểm tra sức khoẻ tại các cơ sở y tế có
thẩm quyền theo tiêu chuẩn của đại sứ quán của nước tuyển dụng.
+ Tổ chức dạy ngoại ngữ cho người lao động và dạy nghề cho người
lao động
- Để có một đội ngũ lao động có văn hóa, có ngoại ngữ, hiểu phong tục
tập quán, phát luật… của nước ngoài và đặc biết là ý thức tổ chức kỷ luật, trách
nhiệm thực hiện hợp đồng và tác phong làm việc thì doanh nghiệp xuất khẩu
lao động cần có kế hoạch,chương trinh đào tạo tốt.
- Dạy ngoại ngữ và bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động để
có chất lượng, đem lại uy tín cho đội ngũ lao động Việt nam ở thị trường Nhật
Bản cũng như trên thị trường quốc tế.
+ Lập hồ sơ gửi đồi tác nước ngoài
- Doanh nghiệp cần nhanh chóng làm đầy đủ hồ sơ của người lao động
theo yêu cầu của đối tác nước ngoài.
+ Xin giấy phép cho thực hiện hợp đồng
- Khi có thông báo của đối tác đã nhận đầy đủ hồ sơ của người lao động
và sẵn sàng tiếp nhận lao động thì doanh nghiệp cần nhanh chóng xin giấy
phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc tại nước ngoài tại Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội.
2.3.7. Kiểm tra sức khỏe lần hai
Doanh nghiệp tổ chức cho người lao động đi xuất khẩu khám sức khỏe lần
2, để đảm bảo đủ điều kiện về sức khỏe của người lao động khi sang Nhật.

2.3.8. Xin Visa nhập cảnh và quá cảnh
Khi có kế hoạch xuất cảnh, người lao động được thông báo đến địa điểm
tập trung để hoàn thành các thủ tục chuẩn bị xuất cảnh. Khi làm thủ tục xuất
cảnh tại cửa khẩu người lao động phải xuất trình hộ chiếu còn giá trị sử dụng
và có visa hợp lệ (visa E9).
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 12
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
* Người lao động không được phép xuất cảnh trong những trường hợp sau:
- Sử dụng hộ chiếu không có giá trị sử dụng để xuất cảnh (hộ chiếu đã
báo mất hoặc hết hạn sử dụng).
- Bị cấm xuất cảnh (do đang thụ lý án hoặc bị quản thúc tại địa
phương, ) Các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần cần tìm hiểu, cập nhật
các thông tin về thủ tục xin Visa nhập cảnh và quá cảnh vào Nhật Bản để tiết
kiệm thời gian và chi phí cho người lao động và doanh nghiệp
2.3.9. Tổ chức cho người lao động ra sân bay quốc tế
Sau khi đã hoàn thiện hết các thủ tục cho người lao động, và đã mua vé
máy bay, doanh nghiệp tiến hành tổ chức cho người lao đông ra sân bay quốc tế
để sang nước ngoài làm việc. Thời gian từ khi làm hồ sơ tới khi đi là thời gian
rất quan trọng đối với người lao động, thời gian này có thể ảnh hưởng tới uy tín
của doanh nghiệp xuất khẩu nếu thời gian quá lâu. Chính vì vậy mà doanh
nghiệp cần chú trọng các khâu làm hồ sơ, thủ tục giấy tờ cho người lao động
trong thời gian ngắn nhất, đảm bảo uy tín cho người đi xuất khẩu lao động.
2.3.10. Quản lý lao động ở nước ngoài
Doanh nghiệp XKLĐ có trách nhiệm lập danh sách lao động gửi cơ
quan đại diện Việt Nam tại nước sở tại, cục quản lý lao động ở nước ngoài
chậm nhất là 5 ngày kể từ ngày đưa lao động đi.
Doanh nghiệp phải quản lý và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người lao
động trong thời gian làm việc theo hợp đồng ở nước ngoài. Những vấn đề về
lao động vượt quá thẩm quyền của doanh nghiệp thì báo cáo bằng văn bản với
cơ quan quản lý doanh nghiệp đồng thời gửi cơ quan đại diện Việt Nam tại

nước sở tại, cục quản lý lao động ở nước ngoài.
Doanh nghiệp XKLĐ phải có cán bộ quản lý lao động ở nước ngoài, có
trình độ văn hóa, ngoại ngữ, khả năng giao tiếp tốt thường xuyên sang nước
ngoài để kiểm tra và quản lý lao động của công ty hoặc thường xuyên liên lạc
với cục quản lý lao động ở nước ngoài để tiện theo dõi. Quản lý lao động ở
nước ngoài ra công việc rất quan trọng mà hiện nay nhiều doanh nghiệp XKLĐ
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 13
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
vẫn chưa làm được. Quản lý lao động ở nước ngoài ảnh hưởng trực tiếp đến
quyền lợi của doanh nghiệp và người lao
động vì hiện nay vẫn còn tình trạng lao động bỏ ra ngoài làm hoặc trốn sang
các nước khác doanh nghiệp vì điều kiện địa lý, thời gian mà không thể quản
lý hết được.
2.3.11. Tổ chức cho lao động về nước
Sau khi hết thời gian lao động ở nước ngoài theo quy định trọng hợp
đồng, doanh nghiệp tổ chức tiếp nhận lao động trở về nước
2.3.12. Thanh lý hợp đồng với người lao động
Doanh nghiệp phải giải quyết thanh lý hợp đồng đúng luật cho người lao
động theo những điều đã ký trong hợp đồng. Theo quy định hiện hành, việc
thanh lý hợp đồng xuất khẩu được thực hiện như sau:
Đối với người lao động hoàn thành hợp đồng, trường hợp người lao động
(hoặc người được ủy quyền hợp pháp) đến thanh lý hợp đồng: nếu người lao
động không gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì doanh nghiệp phải
hoàn trả lại toàn bộ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng cho người lao động.
Nếu người lao động gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp thì tiền
đặt cọc và lãi tiền gửi của người lao động được sử dụng để bù đắp các thiệt hại
và chi phí hợp lý cho doanh nghiệp. Số tiền đặt cọc còn thừa (nếu có), doanh
nghiệp phải hoàn trả cho người lao động.
Trường hợp vì lý do bất khả kháng (thiên tai, chiến tranh, doanh nghiệp
bị phá sản ) hoặc không phải do lỗi của người lao động mà người lao động

phải về nước trước thời hạn thì doanh nghiệp và người lao động lập biên bản
thanh lý hợp đồng theo các điều kiện tài chính mà doanh nghiệp và người lao
động đã ký ban đầu, hoàn trả toàn bộ tiền đặt cọc và lãi tiền gửi ngân hàng cho
người lao động.
2.3.13. Chuyển lao động về nơi cư trú
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 14
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
CHƯƠNG 3
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
THỰC TRẠNG QUY TRÌNH XUẤT KHẨU LAO ĐỘNG TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ SẢN XUẤT HÀNG TIÊU DÙNG QUỐC TẾ
3.1. Phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề
3.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
3.1.1.1. Thu thập dữ liệu sơ cấp
3.1.1.1.1. Phương pháp điều tra trắc nghiệm
Để tìm hiểu chi tiết về quy trình XKLĐ sang Nhật Bản của công ty Cổ
phần đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế, đề tài đã sử dụng phương pháp
điều tra trắc nghiệm:
- Tổng số phiếu điều tra phát đi: 8 phiếu
- Phiếu điều tra gửi cho các cán bộ nhân viên tại một số bộ phận của
công ty:
+ Phòng XKLĐ
+ Phòng kinh doanh
+ Phòng marketing
+ Phòng tổng giám đốc
(Danh sách điểu tra trắc nghiệm được nêu cụ thể tại phụ lục)
- Tổng phiếu điều tra thu về: 8 bản
- Số phiếu hợp lệ 5 bản
- Phiếu điều tra trắc nghiệm gồm 8 bản được phát ngẫu nhiên cho 8
thành viên tại các phòng ban của công ty liên quan đến lĩnh vực XKLĐ. Mỗi

người sẽ thực hiện bản điều tra này bằng các điền đầy đủ họ tên, đánh dấu vào
các đáp án đã được cho sẵn trong phiếu trắc nghiệm.
3.1.1.1.2. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia:
- Để làm rõ hơn một số nội dung về quy trình XKLĐ tại công ty Cổ phần
đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP thì bên cạnh phiếu điều tra trắc
nghiệm, trong quá trình thực hiện luận văn này em còn sử dụng phương pháp
phỏng vấn chuyên gia. Với những kiến thức thu được trong thời gian thực tập,
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 15
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
khi tiến hành viết luận văn với đề tài này, em đã đến trực tiếp công ty tìm hiểu
tư liệu cho đề tài đồng thời xin gặp một chuyên gia trong lĩnh vực XKLĐ này
của công ty để phỏng vấn làm rõ một vài vấn đề.
- Cuộc phỏng vấn được thực hiện trực tiếp tại văn phòng công ty sau khi có
lịch hẹn gặp.
- Người được phỏng vấn: Bà Lương Thị Thùy Liên – Tổng giám đốc công
ty và Ông Vũ Xuân Trường – Trưởng phòng kinh doanh XNK.
- Nội dung phỏng vấn: Những vấn đề còn khúc mắc về quy trình XKLĐ
trong đó đặc biệt chú ý đến việc đào tạo lao động và quản lý lao động Việt
Nam tại Nhật Bản.
3.1.1.2. Thu thập dữ liệu thứ cấp
Việc tìm kiếm dữ liệu thứ cấp nhằm mục đích làm rõ về công ty, các
lĩnh vực hoạt động kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động kinh doanh
XNK đặc biệt là
hoạt động XKLĐ. Quy trình XKLĐ sang thị trường của công ty. Dữ liệu thu
thập từ bên trong công ty và bên ngoài công ty.
* Trong công ty
- Thu thập từ các báo cáo của công ty (Báo cáo kết quả kinh doanh
của công ty, báo cáo số lượng hợp đồng XKLĐ với Nhật Bản và lượng
lao động xuất khẩu lao động sang Nhật từ năm 2007 đến năm 2009 và đầu
năm 2010

- Tài liệu tại phòng kinh doanh xuất nhập khẩu và phòng XKLĐ.
* Ngoài công ty
- Qua thư viện, thống kê của chính phủ, các hiệp hội thương mại và
chuyên ngành, các trung tâm nghiên cứu của các viện, các niên giám
thống kê, thông tin trên báo chí, truyền hình, Internet, các đề tài nghiên
cứu trước đây…
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 16
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
3.2. Đánh giá tổng quan tình hình và các nhân tố môi trường ảnh hưởng
đến quy trình XKL sang thị trường Nhật Bản của công ty:
3.2.1. Khái quát về công ty Cổ phần đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP
3.2.1.1. Khái quát chung
Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT HÀNG
TIÊU DÙNG QUỐC TẾ
Tên giao dịch quốc tế: INTERNATIONAL INVESTMENT AND
COMSUMER GOODS PRODUCING JOINT STOCK COMPANY
Tên viết tắt: ICP INTERNATIONAL, JSC
Địa chỉ trụ sở chính: Unit 03-0A, Sofitel Plaza, 01 Thanh Niên, Ba
Đình, Hà Nội
3.2.1.2. Quá trình phát triển của công ty
- 2002 : Thành lập công ty TNHH Đại lục
- 2007 : Đổi tên và đổi hình thức công ty thành công ty cổ phần Đầu tư và
sản xuất hàng tiêu dùng Quốc tế.
Thành lập năm 2002 đến nay, ICP INTERNATIONAL đã liên tục phát
triển và trở thành một trong những công ty có thế mạnh và tiềm lực tài chính
tại Việt Nam, lấy đội ngũ dự án làm nền tảng, lấy cán bộ kinh doanh làm động
lực, tập trung toàn bộ nhiệt tình và cống hiến hết mình để phát triển công ty
trong lĩnh vực đầu tư, kinh doanh thương mại, tư vấn đầu tư trở thành một đối
tác tin cậy và hiệu quả không chỉ với các doanh nghiệp tập đoàn kinh tế trong
nước mà còn là một trong những đối tác chiến lược của các tập đoàn kinh tế

nước ngoài tại Việt Nam.
Cùng với sự hội nhập của nền kinh tế Việt Nam, ICP không ngừng mở rộng
hoạt động đầu tư sang các lĩnh vực dịch vụ hàng không, bất động sản, tài
chính.
Hoạt động kinh doanh xuất khẩu lao động của công ty tuy là lĩnh vực kinh
doanh mới trong mấy năm trở lại đây nhưng là hoạt động kinh doanh mà công
ty đang rất chú trọng.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 17
Khoa Thng Mi Quc t Lun Vn Tt Nghip
3.2.1.3. Lnh vc kinh doanh ch yu ca cụng ty
- Xõy dng cỏc cụng trỡnh dõn dng, cụng nghip, giao thụng, thu li,
bu in, cụng trỡnh k thut, h tng ụ th v khu cụng nghip, cụng trỡnh
cp thoỏt nc, cụng trỡnh ng dõy v trm bin ỏp;
- u t kinh doanh bt ng sn;
- u t khai thỏc m khoỏng sn;
- T vn u t;
- i lý kinh doanh xng du v du m ph;
- Trng rng;
- Dch v vn chuyn hnh khỏch, vn ti hng húa bng xe ụ tụ;
- Xỳc tin thng mi, Dch v nghiờn cu th trng;
- Kinh doanh xut nhp khu hng húa;
- Xut khu lao ng;
- Sn xut v cung cp thc phm sch - sn xut rau hu c;
3.2.1.4. C cu t chc qun lý ca cụng ty
đại hội
cổ đông
Hội đồng
quản trị
Ban kiểm soát
Ban giám đốc

trợ lý Gđ
Gđ hc-ns
Gđ tài chình
GĐ kinh doanh
XNK
GĐ Dự án tp
sạch
Gđ dự án
khoáng sản
Gđ dự án
dầu khí
Kế toán
quản lý HĐ
kinh doanh
xnk
quản lý dự án
trong n0ớc
quản lý dự án
xăng dầu
kiểm toán
quản lý HĐ
XKLĐ
quản lý
sản xuất
dự án n0ớc
ngoài
quản lý dự án
cung cấp tB
Bộ phận
hành chính

bộ phận
nhân sự
quản lý
marketing
quản lý
marketing
quản lý
bán hàng
Dự án
nội bài
Dự án
đông anh
M TH XUN THU- K4HMQ1 18
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
3.2.2. Khái quát về quy trình Xuất khẩu lao động của công ty
Trong mỗi giai đoạn XKLĐ đều có một quy trình xuất khẩu riêng, phù
hợp với tính chất của từng giai đoạn. Trong thời kì đầu (1986-1992) quy trình
XKLĐ được thực hiện chủ yếu trên cơ sở hiệp định được ký kết giữa hai chính
phủ, thỏa thuận ngành với ngành. Cơ chế XKLĐ được dựa trên mô hình nhà
nước kí kết và tổ chức thực hiện. Đưa người lao động đi làm việc ở nước
ngòai. Các Doanh nghiệp không trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng. Tuy
nhiên trong giai đoạn hiện nay quy chế XKLĐ ở các doanh nghiệp Việt Nam
nói chung và công ty cổ phần đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP nói
riêng đã có nhiều thay đổi. Các công ty phải tự động tiềm kiếm và xúc tiến
XKLĐ. Nhà nước chỉ đóng vai trò hộ trợ trong việc đàm phán cấp cao chứ
không đóng vai trò chủ đạo như trước kia.
Dưới đây là quy trình XKLĐ của công ty ICP sang thị trường Nhật Bản
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 19
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
3.2.3. Các nhân tố môi trường ảnh hưởng quy trình xuất khẩu lao động

sang thị trường Nhật Bản của công ty:
3.2.3.1. Các yếu tố thuộc về công ty Cổ phần đầu tư sản xuất hàng tiêu dùng
quốc tế
* Đội ngũ cán bộ nhân viên: Công ty cổ phần đầu tư và sản xuất hàng
tiêu dùng quốc tế ICP được quản lý bằng:
+ Hội đồng quản trị: Mr. Phạm Mạnh Hùng: chủ tịch hội đồng quản trị
và Mr. Nguyễn Trọng Hùng: Phó chủ tịch hội đồng quản trị.
+Ms. Lương Thị Thùy Liên: Thành viên - Tổng giám đốc và trực tiếp
phụ trách chuyên về hoạt động xuất khẩu lao động.
- Cùng với đội ngũ lãnh đạo, trưởng các phòng ban, điều hành các dự án:
Đội ngũ điều hành có kinh nghiệm thực hiện và triển khai cũng như quản
lý và giám sát chặt chẽ để các dự án chắc chắn đi đến thành công.
Các nhân viên dự án có kinh nghiệm, được tuyển chọn kỹ từ các ứng
viên được các công ty tuyển dụng hàng đầu Việt Nam giới thiệu.
ICP có đội ngũ đông nhân viên có kinh nghiệm và thành thạo nghiệp
vụ, ngoại ngữ, hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn quốc tế với ban lãnh đạo
chuyên nghiệp và mối quan hệ tốt với đối tác trên thế giới nhất là thị trường
Nhật Bản.
* Các phòng ban:
+ Phòng hành chính – nhân sự
+ Phòng tài chính
+ Phòng kinh doanh XNK
+ Phòng xuất khẩu lao động
+ Phòng quản lý dự án rau sạch
+ Phòng quản lý dự án khoáng sản
+ Phòng quản lý dự án dầu khí.
+ Phòng quản lý dự án bất động sản
* Hoạt động xuất khẩu lao động của công ty: Công ty mới tham gia hoạt
động XKLĐ trong 4 năm trở lại đây nên về cơ sở vật chất, công ty hiện chưa
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 20

Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
có trường học riêng để đào tạo dạy nghề và ngoại ngữ, công ty chỉ mới liên kết
với các trung tâm đào tạo nghề, các trung tâm ngoại ngữ để đào tạo cho lao
động đi xuất khẩu. Công ty có riêng phòng XKLĐ, và hoạt động được giám
đốc trực tiếp đảm nhiệm cùng với sự trợ giúp của 6 nhân viên trong phòng
XKLĐ. Các nhân viên đều có trình độ ngoại ngữ rất tốt trong đó có 2 nhân
viên có khả năng giao tiếp bằng tiếng Nhật Bản và có 1 nhân viên chuyên làm
phiên dịch viên cho tổng giám đốc trong các cuộc đàm phán ký kết hợp đồng
với Nhật. Ngoài ra ở mỗi thị trường XKLĐ chính của công ty có một nhân
viên quản lý người lao động, ở Nhật Bản có 2 nhân viên. Điều này chứng tỏ
công ty rất chú trọng tới hoạt động XKLĐ.
*Nguồn lực tài chính:
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần đầu tư và sản
xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP
Đơn vị: tỷ đồng
Các chỉ tiêu chủ yếu Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
I.Tổng doanh thu 30,522 38,590 32,555
1. Doanh thu Xuất nhập khẩu hàng hóa 8,522 9,275 10,234
2. Doanh thu xuất khẩu lao động 7,000 12,000 10,000
3. Doanh thu khác 15,000 17,315 12,321
II. Tổng lợi nhuận trước thuế 10,000 12,000 9,000
1. Lợi nhuận xuất nhập khẩu hàng hóa 3,000 4,550 5,000
2. lợi nhuận xuất khẩu lao động 2,500 3,570 3,000
3. Lợi nhuận khác 5,000 6,000 4,890
Nguồn: Phòng tài chính – kế toán công ty cổ phần đầu tư
và sản xuất hàng tiêu dùng quốc tế ICP
Nhìn vào bảng số liệu theo các năm ta thấy công ty ICP kinh doanh đạt
hiệu quả khá cao, đặc biệt về mức doanh thu cũng như lợi nhuận về Xuất khẩu
lao động là rất lớn. Có được kết quả này là do sự cố gắng nỗ lực của tất cả ban
lãnh đạo công ty, cùng toàn thể cán bộ nhân viên trong công ty đã khắc phục

những khó khăn để cùng đem lại hiêụ quả kinh doanh cao cho công ty.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 21
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
Chất lượng kinh doanh XKLĐ: Hoạt động xuất khẩu lao động của công
ty được vận hành theo quy trình quản lý chất lượng ISO 9001 -2000 đã được
BVIQ xác nhận và cấp chứng chỉ đảm bảo hoạt động kinh doanh có chất lượng
từ khâu tuyển chọn lao động, đào tạo, tổ chức XKLĐ, quản lý lao động ở nước
ngoài… cũng như giải quyết các chế độ chính sách đảm bảo quyền lợi cho
người đi XKLĐ.
3.2.3.2. Các yếu tố môi trường bên ngoài
- Tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu: Bong bóng nhà ở
cùng với sự giám sát tài chính thiếu hoàn thiện ở Hoa Kỳ đã dẫn tới một cuộc
khủng hoảng tài chính ở nước này từ năm 2007, bùng phát mạnh từ cuối năm
2008. Cuộc khủng hoảng từ Hoa Kỳ đã lan rộng ra nhiều nước trên thế giới,
dẫn tới những đổ vỡ tài chính, suy thoái kinh tế, suy giảm tốc độ tăng trưởng
kinh tế ở nhiều nước trên thế giới. Không giống như tình hình ở các nước
phương Tây, khu vực tài chính Nhật không chịu ảnh hưởng mạnh từ cuộc
Khủng hoảng cho vay thế chấp nhưng do đối mặt với sự sụt giảm mạnh về
khối lượng đầu tư cũng như nhu cầu trước các mặt hàng xuất khẩu chủ chốt
của Nhật ở nước ngoài vào cuối năm 2008, đã đẩy nước này nhanh hơn vào
vòng suy thoái. Tình trạng nợ công quá lớn (chiếm 170%GDP) và tỉ lệ dân số
có tuổi quá cao là hai vấn đề đầy thách thức với Nhật Bản về dài hạn.
Các ngành công nghiệp nặng cần nhiều ở Nhật Bản như: ôtô, hàng điện
tử, điện lạnh và các ngành sản xuất lương thực thực phẩm là những ngành cần
nhiều lao động thì đã chững lại do sự ngưng trệ về xuất khẩu hàng khiến nhiều
lao động trong nước và lao động nước ngoài trong đó có nhiều lao động Việt
Nam tại Nhật bị mất việc làm.
- Rủi ro từ phía đối tác và đối thủ cạnh tranh: Cuộc khủng hoảng kinh tế
toàn cầu đã khiến cho việc làm và vấn đề XKLĐ ở Việt Nam gặp nhiều khó
khăn, khiến cho các doanh nghiệp XKLĐ cũng như công ty ICP và người lao

động rơi vào thế bị động. Rất nhiều lao động đã phải về nước trước thời hạn.
Nhiều hợp đồng XKLĐ từ đối tác Nhật đã bị thu hẹp về số lượng tuyển dụng.
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 22
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
giảm lương. Số đơn hàng mới đề nghị cung ứng lao động Việt Nam cũng
giảm, thậm chí có nhiều doanh nghiệp đã tuyển xong lao động, đào tạo nghề,
ngoại ngữ và đã làm thủ tục hồ sơ cho người lao động, thu phí nhưng đối tác
yêu cầu lùi thời gian đưa lao động sang đã gây tâm lý hoang mang cho nhiều
lao động trong nước đang có ý định đi XKLĐ cũng như ảnh hưởng tới doanh
nghiệp XKLĐ về doanh thu cũng như uy tín của doanh nghiệp.Nếu doanh
nghiệp không có năng lực không am hiểu đối tác nước ngoài, tìm kiếm những
đối tác và đơn hàng mới thì đây sẽ là cơ hội tốt cho đối thủ cạnh tranh là các
công ty XKLĐ khác. Sau một năm nỗ lực vượt qua khủng hoảng, nền kinh tế
của một số nước tiếp nhận nhiều lao động Việt Nam trong đó có Nhật Bản đã
có dấu hiệu phục hồi qua việc tiếp nhận trở lại số lượng lớn lao động, mở ra
những triển vọng tốt đẹp cho hoạt động XKLĐ của Việt Nam trong cuối năm
2009, đầu năm 2010. Tình hình XKLĐ có khả quan hơn, nhiều đối tác nước
ngoài đã trở lại tiếp tục tuyển lao động, có thêm nhiều hợp đồng XKLĐ mới,
xong hoạt động XKLĐ vẫn còn găp nhiều khó khăn.Vấn đề đặt ra cho công ty
ICP cần phải năng động nhạy bén, nhanh chóng tìm kiếm đối tác mới, hoặc có
thể kiếm những hợp đồng XKLĐ về ngành dịch vụ sẽ ít gặp rủi ro và mang lại
lợi nhuận cho doanh nghiệp hơn. Các cơ quan ban ngành có liên quan:Trong
các thị trường trọng điểm: Trung Đông, Đài Loan, Malaysia, Nhật Bản, Hàn
Quốc thì Nhật Bản vẫn là thị trường XKLĐ có thu nhập cao nhất vì vậy có rất
nhiều người lao động Việt Nam muốn sang Nhật để làm việc. Tuy nhiên nếu
như không có chính sách cụ thể của chính phủ thì người lao động có thể bị đưa
đi không chính thống, hoặc bị bóc lột sức lao động. lương thấp, ảnh hưởng tới
quyền lợi hoặc bị một số công ty XKLĐ xấu lừa gạt. Vì vậy vai trò của chính
phủ trong việc quản lý hoạt động XKLĐ là rất quan trọng. Nhà nước và các cơ
quan ban ngành có liên quan cũng ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến

doanh nghiệp XKLĐ chẳng hạn như:
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 23
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
- Bộ lao động thương binh xã hội có liên quan tới việc phân bổ chỉ tiêu
XKLĐ ở các địa phương, tuyển chọn lao động, nghiên cứu các chính sách BHXH
cho người lao động đảm bảo quyền lợi của họ khi đi làm việc ở nước ngoài.
- Bộ Ngoại giao Việt Nam thực hiện chức năng quản lý nhà nước về đối
ngoại gồm: công tác ngoại giao:tìm hiểu thị trường, đàm phán các vấn đề hợp
tác XKLĐ với các quốc gia khác, biên giới lãnh thổ quốc gia, cộng đồng người
Việt Nam ở nước ngoài.
- Bộ tài chính cung cấp những thông tin mới nhất về chính sách tài chính, thuế
của doanh nghiệp và thuế thu nhập của người đi XKLĐ. Định mức chi phí môi
giới tối đa cho doanh nghiệp tham gia XKLĐ.
- Bộ công an và tư pháp quan tới việc làm thủ tục Xuất cảnh, thanh tra
giám sát việc vi phạm quy định XKLĐ của các doanh nghiệp
- Bộ giáo dục và đào tạo: Có vai trò ban hành quy chế đào tạo hướng
nghiệp cho người lao động trước khi đi xuất khẩu.
- Bộ y tế có vai trò trong việc khám sức khỏe và cấp giấy chứng nhận
sức khỏe cho người lao động.
3.3. Kết quả điều tra trắc nghiệm và kết quả tổng hợp đánh giá của các
chuyên gia về quy trình XKLĐ sang thị trường Nhật Bản của công ty.
Phân tích thực trạng quy trình XKLĐ sang Nhật.
3.3.1. Kết quả điều tra trắc nghiệm.
Bảng tổng hợp phiếu điều tra trắc nghiệm quy trình XKLĐ sang thị
trường Nhật Bản của công ty ICP
STT
Tìm hiểu thông tin về quy
trình XK LĐ
Số
phiếu

thu
được
Được
sử
dụng
Điểm theo đầu phiếu,
đánh dấu
Điểm
TB, Tỷ
lệ
Thứ tự
theo
điểm
Phiếu
1
Phiếu
2
Phiếu
3
Phiếu
4
Phiếu
5
1. Tìm hiểu thị trường, đàm phán ký kết hợp đồng
1.1
Thị trường XKLĐ chính
của công ty
5/5
Nhật Bản √ 5 5 5 5 5 5.00 1
Hàn Quốc √ 3 4 4 2 3 3.20 3

Đài Loan √ 5 4 3 4 3 3.40 2
Malasya √ 1 2 2 3 1 1.80 4
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 24
Khoa Thương Mại Quốc tế Luận Văn Tốt Nghiệp
1.2
Hình thức đàm phán chủ
yếu
5/5
Qua thư √ 3 2 3 3 2 2.60 3
Điện thoại √ 2 1 2 2 1 1.60 4
Trực tiếp
√ 5 5 5 5 5 5.00 1
Kết hợp
√ 4 5 5 5 5 4.80 2
1.3
Điều khoản quan trọng
nhất khi đàm phán
5/5

Số lượng LĐ XK
√ 2 3 2 2 3 2.4 4
Chất lượng LĐ
√ 5 5 5 4 5 4.8 1
Thời hạn làm việc
√ 3 4 3 3 2 3 3
Mức lương, ĐK làm việc,
sinh hoạt của NLĐ
√ 4 4 3 5 4 4 2
1.4
Tính chặt chẽ trong hợp

đồng
5/5 √
Đạt yêu cầu
√ √ √ 3/5 1
Còn thiếu sót
√ 1/5 2
Rất tốt
√ 1/5 2
1.5
Nguồn lao động tham gia
tuyển dụng đi XKLĐ
5/5

Qua các công ty cung ứng
lao động
0/5
Tuyển dụng trực tiếp
√ √ √ √ √ 5/5
LĐ có sẵn tay nghề √ √ 2/5
Công ty tự đào tạo
√ √ √ 3/5
2
Thông báo tuyển dụng
qua
5/5
Bộ LĐ- TB& XH √ √ √ √ √ 5/5
Phương tiện truyền thông √ √ √ √ √ 5/5
Môi Giới 0/5

3. Sơ tuyển và phỏng vấn tuyển chính thức

3.1
Những lao động không
đạt yêu cầu
5/5
Loại bỏ ngay √ √ √ √ √ 5/5
Tiếp tục lần phỏng vấn sau 5/5
4 Làm hồ sơ cho người lao động
4.1 Thời gian làm hồ sơ 5/5
Nhanh √ √ 2/5
Chậm √ √ √ 3/5
5. Đào tạo cho người lao động
5.1 Điểm yếu của NLĐ
ngoại ngữ 5 5 5 5 5 5 1
ĐÀM THỊ XUÂN THU- K4HMQ1 25

×