Tải bản đầy đủ (.doc) (57 trang)

Phát triển quảng bá thương hiệu cho website www.adcomputer.vn thông qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (457.38 KB, 57 trang )

Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành trong quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng ,
phương pháp sau bốn năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường và thực tế tại
doanh nghiệp. Đây không chỉ là thành quả công sức của một mình tác giả mà còn
có sự giúp đỡ của nhiều thầy cô, đồng nghiệp và bạn bè.
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở trường Đại học Thương
Mại nói chung và các thầy cô trong khoa Thương Mại Điện Tử nói riêng, những
người đã tận tình hướng dẫn , kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên
cứu, các kỹ năng cần thiết giúp tác giả thực hiện thành công luận văn này.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Đào Cao Sơn, người hướng dẫn thực
hiện khóa luận, thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em và các bạn sinh viên
trong quá trình làm khóa luận này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn tới ban giám
đốc và các nhân viên Công ty Cổ phần Dịch vụ máy văn phòng A&D đã nhiệt tình
giúp đỡ và cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết cho quá trình thực hiện khóa luận
này.
Do có nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian tìm hiểu nên chắc chắn khóa
luận không thể tránh được những sai sót .Vì vậy rất mong được sự đóng góp của
quý thầy cô và bạn bè để khóa luận có thể hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Đào Thị Mai Trang
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
i
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
TÓM LƯỢC
Thương hiệu là một loại tài sản vô hình nhưng rất có giá trị đối với doanh
nghiệp. Khi sở hữu một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp có được nhiều khách hàng
tin tưởng . Thương hiệu được xem là mạnh khi nó là biểu tượng của sản phẩm, dịch


vụ Chính vì vậy, ngày nay tất cả các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều cố gắng xây
dựng một hình ảnh đẹp về thương hiệu của mình trong tâm trí của khách hàng ngay từ
những ngày đầu mới thành lập. Là một thương hiệu mới, công ty Cổ phần Dịch vụ
máy văn phòng A&D cần đẩy mạnh công tác quảng bá thương hiệu để thu hút sự chú
ý của nhiều khách hàng. Chiến lược quảng bá thương hiệu thu hút được sự chú ý của
đông đảo khách hàng là rất cần thiết đối với công ty trong giai đoạn hiện nay. Vì vậy,
mục tiêu chính của đề tài này là tìm hiểu các hình thức quảng bá thương hiệu thông
qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội để từ đó đưa ra một chiến lược quảng bá thương
hiệu phù hợp. Chính vì thế em đã chọn đề tài “Phát triển quảng bá thương hiệu cho
website www.adcomputer.vn thông qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội” làm khóa
luận tốt nghiệp của mình. Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là đề xuất một số giải
pháp phát triển quảng bá thương hiệu của công ty cổ phần dịch vụ máy văn phòng
A&D hướng đến năm 2013.
Chương I: Tổng quan nghiên cứu đề tài, bao gồm tính cấp thiết của việc nghiên
cứu đề tài, xác lập và tuyên bố trong đề tài, các mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu, một số khái niệm về thương hiệu, phát triển quảng bá thương hiệu
Chương II : Phương pháp nghiên cứu và các kết quả phân tích thực trạng vấn đề
nghiên cứu. Trong đó, nêu ra các phương pháp hệ nghiên cứu các vấn đề, đánh giá
tổng quan tình hình và ảnh hưởng của nhân tố môi trường đến vấn đề nghiên cứu, kết
quả phân tích các dữ liệu thu thập.
Chương III: Các kết luận và đề xuất một số giải pháp phát triển quảng bá
thương hiệu của công ty cổ phần dịch vụ máy văn phòng A&D hướng tới năm 2013
Qua đề tài khóa luận tốt nghiệp này, ngoài việc nâng cao nhận thức, bổ sung thêm
kiến thức cho bản thân, em hy vọng những nghiên cứu của mình còn có thể đóng góp giúp
cho Công ty cổ phần dịch vụ máy văn phòng A&D có thể sử dụng và khai thác tốt các
hoạt động quảng bá thương hiệu của mình để có thể ngày càng phát triển, tăng khả năng
cạnh tranh của công ty trên thị trường hiện nay
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
ii
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện

tử
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
Khóa luận này được hoàn thành trong quá trình tích lũy kiến thức, kỹ năng , phương pháp sau
bốn năm học tập và nghiên cứu trên giảng đường và thực tế tại doanh nghiệp. Đây không chỉ
là thành quả công sức của một mình tác giả mà còn có sự giúp đỡ của nhiều thầy cô, đồng
nghiệp và bạn bè i
Trước hết tác giả xin gửi lời cảm ơn tới các thầy cô ở trường Đại học Thương Mại nói chung
và các thầy cô trong khoa Thương Mại Điện Tử nói riêng, những người đã tận tình hướng dẫn
, kiểm tra và chỉ bảo phương pháp học tập, nghiên cứu, các kỹ năng cần thiết giúp tác giả thực
hiện thành công luận văn này i
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới Thầy Đào Cao Sơn, người hướng dẫn thực hiện khóa luận,
thầy đã hướng dẫn, chỉ bảo tận tình cho em và các bạn sinh viên trong quá trình làm khóa luận
này. Bên cạnh đó, em cũng xin cảm ơn tới ban giám đốc và các nhân viên Công ty Cổ phần
Dịch vụ máy văn phòng A&D đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp các số liệu, tài liệu cần thiết
cho quá trình thực hiện khóa luận này i
Do có nhiều hạn chế về mặt kiến thức và thời gian tìm hiểu nên chắc chắn khóa luận không
thể tránh được những sai sót .Vì vậy rất mong được sự đóng góp của quý thầy cô và bạn bè để
khóa luận có thể hoàn thiện hơn i
Xin chân thành cảm ơn! i
Sinh viên thực hiện i
Đào Thị Mai Trang i
Don Sexton, Branding 101 Xây Dựng Thương Hiệu Theo Phong Cách Trump, Nhà xuất bản
Lao động Xã hội 16
Jame R. Gregory, Xây Dựng Thương Hiệu Mạnh Và Thành Công, Nhà xuất bản Thống kê.16


SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
iii
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện

tử
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Tên Nội dung Trang
Bảng 2.1 Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần dịch vụ máy
văn phòng A&D
22
Bảng 2.2 Sự cần thiết phát triển thương hiệu 27
Bảng 2.3 Yếu tố ưu tiên trong chiến lược phát triển 28
Bảng 2.4 Mức độ đầu tư cho thương hiệu 29
Bảng 2.5 Công cụ quảng bá thương hiệu 29
Bảng 2.6 Khó khăn trong quảng bá thương hiệu 30




SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
iv
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Tên Nội dung Trang
Hình 2.1
Sơ đồ tổ chức công ty cổ phần dịch vụ máy văn phòng
A&D
20


SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
v
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện

tử

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

CP Cổ phần
TMĐT Thương mại điện tử
CNTT Công nghệ thông tin
SMS Short Message Services
PGS.TS Phó giáo sư – Tiến sĩ
PR Public relations
SEO Search Engine Optimization
QTTH Quản trị thương hiệu
E-Brand Thương hiệu điện tử
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
vi
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
PHẦN MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế và toàn cầu hoá cùng với sự phát triển
bùng nổ của Internet đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi người, nó giúp thu hẹp
khoảng cách không gian và thời gian giữa mọi doanh nghiệp với người tiêu dùng.
Giúp người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn trước khi quyết định mua bất kỳ một
hàng hóa nào trên thị trường.
Mặc dù số lượng người truy cập Internet ngày càng tăng nhưng số lượng khách
hàng đến với các doanh nghiệp thương mại điện tử vẫn còn hạn chế vì tâm lý e ngại
đối với hình thức kinh doanh trực tuyến. Vì vậy, vấn đề đặt ra đối với các doanh
nghiệp thương mại điện tử nhằm thu hút được đối tượng khách hàng tiềm năng là sử
dụng nhiều công cụ quảng bá thương hiệu khác nhau để cố gắng đưa thông tin về sản
phẩm, về doanh nghiệp mình đến với khách hàng nhằm tạo dựng một thương hiệu

mạnh, uy tín, định vị hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng.
Công ty Cổ Phần Dịch Máy Văn Phòng A&D là một trong những công ty thương
mại điện tử chuyên bán buôn, bán lẻ các sản phẩm, linh kiện máy tính, máy in, thiết bị
mạng, phần mềm diệt virút…Công ty đã hoạt động được 5 năm tại Việt Nam tuy
nhiên thị trường của công ty còn khá nhỏ bé, chủ yếu địa bàn Hà Nội. Do vậy, vấn đề
phát triển quảng bá hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng là
một vấn đề rất quan trọng.
Qua khảo sát thực tế tại công ty về hoạt động quảng bá thương hiệu tôi thấy hiện
tại công ty vẫn chưa có bộ phận chuyên trách về thương hiệu, vấn đề quảng bá thương
hiệu chưa được chú trọng và hoạch định thành chiến lược.
Từ những vấn đề nêu trên, nhằm tăng doanh thu, lợi nhuận, mở rộng quy mô thị
trường, công ty cần phải phát triển quảng bá thương hiệu của mình, tạo dựng một
thương hiệu mạnh dựa trên các công cụ quảng bá khác nhau như công cụ tìm kiếm và
mạng xã hội .
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
1
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
2. XÁC LẬP VÀ TUYÊN BỐ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU TRONG ĐỀ TÀI
Xuất phát từ tầm quan trọng của thương hiệu cũng như thực trạng xây dựng và
phát triển thương hiệu cho website của công ty, trong quá trình thực tập em đã chọn đề
tài: “ Phát triển quảng bá thương hiệu cho website thông qua công cụ tìm kiếm và
mạng xã hội” với mong muốn nâng cao kiến thức thực tế về thương hiệu đồng thời có
thể đưa ra một số đề xuất giúp công ty hoàn thiện chiến lược quảng bá thương hiệu
cho website của mình
3. CÁC MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài: “Phát triển quảng bá thương hiệu cho website
www.adcomputer.vn thông qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội”.
Từ mục tiêu trên các mục tiêu cụ thể là:
- Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển quảng bá hương hiệu

điện tử thông qua các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
- Thứ hai, phân tích thực trạng hoạt động phát triển thương hiệu của Công ty từ
năm 2008 đến năm 2012.
- Thứ ba, đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển quảng bá thương hiệu cho
website www.adcomputer.vn đến năm 2013.
4. PHẠM VI VÀ Ý NGHĨA NGHIÊN CỨU
Đề tài tập trung nghiên cứu các hoạt động quảng bá thương hiệu của công ty Cổ
phần Dịch Vụ Máy Văn Phòng A&D từ năm 2008 đến năm 2012, đồng thời đề xuất
một số giải pháp nhằm quảng bá thương hiệu website www.adcomputer.vn đến năm
2013 thông qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội
5. KẾT CẤU CỦA KHÓA LUẬN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, các bảng biểu và phụ lục, đề tài
gồm 3 chương:
Chương 1: Khái quát một số vấn đề cơ bản về phát triển quảng bá thương hiệu
thông qua các công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu và thực trạng phát triển quảng bá thương
hiệu website www.adcomputer.vn của công ty Cổ phần dịch vụ máy văn phòng A&D.
Chương 3: Một số kết luận và đề xuất nhằm phát triển quảng bá thương hiệu
website www.adcomputer.vn thông qua công cụ tìm kiếm và mạng xã hội.

SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
2
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ TÌM
KIẾM VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.1.KHÁI QUÁT CHUNG VỀ THƯƠNG HIỆU
1.1.1. Khái niệm thương hiệu
1.1.1.1. Quan điểm tiếp cận về thương hiệu

Hiện nay, thuật ngữ thương hiệu đang được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam
và đang tồn tại nhiều cách giải thích khác nhau xoay quanh thuật ngữ này. Theo cuốn
sách “Thương hiệu với nhà quản lý’’ của PGS.TS. Nguyễn Quốc Thịnh và CN.
Nguyễn Thành Trung thì thuật ngữ thương hiệu đã được giải quyết theo các quan điểm
sau:
Quan điểm thứ nhất cho rằng “thương hiệu chính là nhãn hiệu thương mại (trade
mark), là cách nói khác của nhãn hiệu thương mại. Thương hiệu hoàn toàn không có gì
khác biệt so với nhãn hiệu. Việc người ta gọi nhãn hiệu là thương hiệu chỉ là sự thích
dùng chữ mà thôi và muốn gắn nhãn hiệu với yếu tố thị trường, muốn ám chỉ rằng, nó
có thể mua bán như những hàng hóa khác. Nhưng thực tế, theo cách mà mọi người
thường nói về thương hiệu thì thuật ngữ này bao hàm không chỉ các yếu tố có trong
nhãn hiệu mà còn cả các yếu tố khác nữa như khẩu hiệu (slogan), hình dáng và sự cá
biệt của bao bì, âm thanh…”
Quan điểm thứ hai cho rằng “thương hiệu là thuật ngữ để chỉ chung cho các đối
tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ như nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ
dẫn địa lý và tên gọi xuất xứ”. Quan điểm này hiện nay đang được nhiều người ủng
hộ. Tuy nhiên cũng cần thấy rằng, một nhãn hiệu có thể bao gồm cả phần tên gọi xuất
xứ và chỉ dẫn địa lý và nhãn hiệu có thể được xây dựng trên cơ sở phần phân biệt trong
tên thương mại.
Trong giới hạn đề tài này, thương hiệu được tiếp cận theo quan điểm là “Thương
hiệu là tập hợp các dấu hiệu để nhận biết và phân biệt sản phẩm, doanh nghiệp, là
hình tượng về sản phẩm trong tâm trí công chúng”. Thương hiệu sẽ bao gồm cả dấu
hiệu trực giác và dấu hiệu tri giác. Các dấu hiệu có thể là các chữ cái, con số, hình vẽ,
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
3
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
hình tượng, sự thể hiện màu sắc, âm thanh…hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó; dấu
hiệu cũng có thể là sự cá biệt, đặc sắc của bao bì và cách đóng gói hàng hóa.
1.1.1.2 . Các thành tố của thương hiệu

Tên thương hiệu
Dưới góc độ xây dựng và phát triển thương hiệu, tên gọi là thành tố cơ bản vì nó
là yếu tố chính xác hoặc là liên hệ chính của sản phẩm một cách cô đọng và tinh tế.
Tên gọi là ấn tượng đầu tiên về một doanh nghiệp hay một loại sản phẩm, dịch vụ
trong nhận thức của người tiêu dùng. Vì thế, tên nhãn hiệu là một yếu tố quan trọng
thể hiện khả năng phân biệt của người tiêu dùng khi đã nghe hoặc nhìn thấy nhãn hiệu
và cũng là yếu tố cơ bản gợi nhớ sản phẩm/dịch vụ trong những tình huống mua hàng.
Một số quy tắc để lựa chọn thành tố tên thương hiệu là: dễ nhớ, có ý nghĩa, dễ
chuyển đổi, gây ấn tượng, đáp ứng yêu cầu bảo hộ.
Biểu tượng (Logo)
Dưới góc độ xây dựng thương hiệu, logo là thành tố đồ họa của thương hiệu góp
phần quan trọng trong nhận thức của khách hàng về thương hiệu. Cùng với tên gọi,
logo là cách giới thiệu bằng hình ảnh về công ty. So với tên thương hiệu, logo trừu
tượng, độc đáo và dễ nhận biết hơn nhưng cũng tiềm ẩn nguy cơ khách hàng không
hiểu logo có ý nghĩa gì, liên hệ gì nếu không được giải thích thông qua chương trình
tiếp thị hỗ trợ.
Các yêu cầu đối với một logo: có ý nghĩa văn hóa đặc thù, dễ hiểu, phải đảm bảo
tính cân đối và hài hòa.
Khẩu hiệu (Slogan)
Khẩu hiệu là một đoạn ngắn thông tin mô tả hoặc thuyết phục về thương hiệu theo
một cách nào đó.
Các yêu cầu đối với Slogan:
Thứ nhất slogan khi được tung ra phải mang một mục tiêu nhất định và hướng đến
mục tiêu đó.
Thứ hai là ngắn gọn. Một slogan hay luôn phải là một slogan ngắn gọn, dễ hiểu, dễ
đọc.
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
4
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử

Thứ ba là không phản cảm. Slogan phải tuyệt đối tránh những từ ngữ có thể gây
phản cảm hoặc xúc phạm đến người khác.
Thứ tư, cần nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm. Slogan phải thể hiện được tính năng và
lợi ích khi khách hàng sử dụng sản phẩm.
Các thành tố khác
- Kiểu dáng cá biệt của bao bì: Bao bì không chỉ đơn thuần là hình dáng bên
ngoài mà chính là sự kết hợp phức tạp của các biểu tượng, thông tin được sử dụng như
dấu hiệu để nhận biết sản phẩm; có tác dụng bảo vệ, mô tả và giới thiệu sản phẩm đến
khách hàng và việc quyết định lựa chọn mua hàng của họ. Kiểu dáng một bao bì có thể
trở thành một lợi thế khác biệt của sản phẩm hoặc ít nhất cũng là một phần quan trọng
của nó. Giúp tạo ấn tượng và làm khách hàng ưa chuộng. Khách hàng sẽ chú ý trước
tiên đến những sản phẩm có bao bì đẹp, nhiều màu sắc, tao nhã hay pha chút gì đó độc
đáo, lạ mắt. Từ đó làm cho sản phẩm có tính cạnh tranh hơn và hấp dẫn hơn đối với
người tiêu dùng.
- Tên miền: Đối với thương hiệu truyền thống tên miền không phải là một thành
tố, nhưng đối với thương hiệu điện tử đây lại là một thành tố rất quan trọng.
- Âm thanh: âm thanh cũng có khả năng làm cho người tiêu dùng nhận biết ra
hàng hóa, giúp phân biệt được nguồn gốc sản xuất khác nhau của các sản phẩm cùng
loại, ngay cả khi người tiêu dùng chưa nhìn thấy hàng hóa.
- Mùi vị: chưa thực sự phát triển mạnh mẽ như nhãn hiệu âm thanh, không đạt
hiệu quả cao như hình ảnh hay âm thanh giúp người tiêu dùng phân biệt và nhận thấy
sản phẩm quen dùng.
- Các yếu tố vô hình: phần hồn của thương hiệu. Các yếu tố vô hình của thương
hiệu là sự trải nghiệm của người tiêu dùng về tổng hợp các yếu tố hữu hình đó thông
qua các tác nghiệp nhằm đưa sản phẩm đến với người tiêu dùng và gắn bó với người
tiêu dùng, như chất lượng sản phẩm, dịch vụ khách hàng, văn hóa kinh doanh.
1.1.1.3. Vai trò của thương hiệu đối với doanh nghiệp
Xây dựng một thương hiệu mạnh mang đến cho doanh nghiệp lợi thế rất to lớn,
không chỉ vì nó tạo ra hình ảnh của sản phẩm và doanh nghiệp mà còn có ý nghĩa quan
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5

5
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
trọng trong việc tạo uy tín cho sản phẩm, thúc đẩy việc tiêu thụ hàng hoá và là vũ khí
sắc bén trong cạnh tranh.
Với một thương hiệu mạnh, người tiêu dùng sẽ có niềm tin với sản phẩm của doanh
nghiệp, sẽ yên tâm và tự hào khi sử dụng sản phẩm, trung thành với sản phẩm và vì
vậy tính ổn định về lượng khách hàng hiện tại là rất cao. Hơn nữa, thương hiệu mạnh
cũng có sức hút rất lớn với thị trường mới, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp trong việc
mở rộng thị trường và thu hút khách hàng tiềm năng, thậm chí còn thu hút cả khách
hàng của các doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh. Điều này đặc biệt có lợi cho các
doanh nghiệp nhỏ và vừa, thương hiệu giúp các doanh nghiệp này giải được bài toán
hóc búa về thâm nhập, chiếm lĩnh và mở rộng thị trường.
Với một thương hiệu mạnh, doanh nghiệp sẽ có được thế đứng vững chắc trong
các cuộc cạnh tranh khốc liệt của thị trường về giá, phân phối sản phẩm, thu hút vốn
đầu tư, thu hút nhân tài Một trong những khó khăn hiện nay của các doanh nghiệp
nhỏ và vừa là vốn thì thương hiệu chính là một cứu cánh của họ trong việc thu hút đầu
tư từ bên ngoài Điều này cũng dễ hiểu, bởi lẽ rất ít nhà đầu tư dám liều lĩnh và mạo
hiểm với đồng vốn của mình khi quyết định đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có
thương hiệu. Vì rõ ràng là việc đầu tư vào một doanh nghiệp chưa có tên tuổi, chỗ
đứng trên thị trường sẽ có xác suất rủi ro rất cao.
Với một thương hiệu mạnh có thể làm tăng lợi nhuận và lãi cổ phần. Thương hiệu
không chỉ là tài sản của doanh nghiệp mà còn là tài sản quốc gia, khi thâm nhập thị
trường quốc tế thương hiệu hàng hóa thường gắn với hình ảnh quốc gia thông qua
nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, đặc tính của sản phẩm.
1.1.2. Khái niệm thương hiệu điện tử (E-brand)
1.1.2.1. Quan điểm về E-brand
Có nhiều quan điểm khác nhau về thương hiệu điện tử
E-brand là thương hiệu được xây dựng, tương tác và thể hiện thông qua internet.
Theo quan điểm trên thì: E-brand gắn liền với internet.

E-brand được xây dựng và thể hiện không chỉ thông qua tên miền mà còn giao
diện, nội dung và khả năng tương tác của website, các liên kết trên mạng thông tin
toàn cầu và các liên kết khác.
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
6
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
E-brand được xem như là một hình thái đặc thù của thương hiệu, hàm chứa các
thành tố như thương hiệu theo cách hiểu thông thường và gắn bó rất mật thiết với
thương hiệu thông thường.
Hoàn toàn không nên tách rời E-brand với thương hiệu thông thường.
1.1.2.2. Các thành tố của E-brand
Tên miền là một thành tố quan trọng của E-brand. Tên miền của E-brand được
chia làm tên riêng và cấp độ tên miền. Trong đó tên riêng có thể là:
• Lựa chọn riêng theo từng chủ đề, chẳng hạn như: chongbanphagia
• Tên giao dịch, viết tắt. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là
một ví dụ khi chọn tên riêng.
• Tên thương hiệu thông thường. Rất nhiều doanh nghiệp lựa chọn theo cách
thức này, phối hợp chặt chẽ giữa thương hiệu trực tuyến và thương hiệu thông thường,
chẳng hạn như: quangminh, dongtam, …
Cấp độ tên miền cũng được thể hiện theo nhiều cách khác nhau. Thông thường
có hai cấp độ thể hiện tên miền. Đó là:
• Chỉ nhóm đối tượng tên miền theo phân loại quốc tế, cấp độ tên miền có dạng:
.com, .net, .gov, .org, .edu
• Chỉ quốc gia quản lý nhóm đối tượng, cấp độ tên miền có dạng: .vn, .cn, .us,
.uk…
Ngoài ra có các thành tố cấu thành khác: Biểu tượng, Khẩu hiệu…
1.1.2.3. Vai trò của E-brand đối với doanh nghiệp
Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt của thị trường nói chung và thị trường trực
tuyến nói riêng thì người ta ngày càng nhận ra vai trò hết sức quan trọng của thương

hiệu điện tử.
Thương hiệu giúp thiết lập kênh riêng phát triển doanh nghiệp. Một trong những
chức năng quan trọng của thương hiệu là chức năng thông tin và chỉ dẫn, do đó có thể
nói rằng thương hiệu là kênh quảng bá, truyền thông quan trọng của doanh nghiệp,
giúp tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng. Đặc biệt trong môi
trường điện tử cạnh tranh khốc liệt và phải luôn đặt uy tín nên hàng đầu, thì kênh
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
7
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
quảng bá này càng có ý nghĩa hơn. Mục tiêu cuối cùng của các doanh nghiệp là lợi
nhuận, nên đồng thời với quảng bá, truyền thông luôn luôn phải kết hợp với xúc tiến
bán. Tạo dựng hình ảnh doanh nghiệp trong tâm trí khách hàng để làm sao thu hút tối
đa lượng khách hàng đến với mình bằng cách xúc tiến bán nhằm gia tăng doanh số.
Thương hiệu còn là sự cam kết của doanh nghiệp với khách hàng. Các thông điệp
mà thương hiệu đưa ra trong các quảng cáo, logo, khẩu hiệu… luôn tạo ra một sự kích
thích, lôi cuốn khách hàng, nó chứa đựng những nội dung như một sự ngầm định nào
đó của doanh nghiệp về chất lượng hàng hóa hoặc những lợi ích tiềm ẩn từ việc sử
dụng hàng hóa.
1.2. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA PHÁT TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG
HIỆU THÔNG QUA CÁC CÔNG CỤ TÌM KIẾM VÀ MẠNG XÃ HỘI
1.2.1 . Phát triển quảng bá thương hiệu
1.2.1.1. Quảng bá thương hiệu
Quảng bá thương hiệu được hiểu là tập hợp các hoạt động nhằm làm cho thương
hiệu thu hút được sự quan tâm nhiều nhất của khách hàng và thị trường. Các hoạt động
có thể kể đến đó là quảng cáo, quan hệ công chúng, các hoạt động xúc tiến bán,
marketing và nhiều hoạt động quảng bá khác
Quảng bá thương hiệu nhằm mục đích giúp cho thương hiệu của công ty được
nhiều người biết đến, thu hút sự quan tâm nhiều nhất của khách hàng và dẫn đến quyết
định tiêu dùng sản phẩm/dịch vụ của công ty.

1.2.1.2. Phát triển quảng bá thương hiệu
Phát triển quảng bá thương hiệu được hiểu là những điều chỉnh tổng hợp các hoạt
động nhằm gia tăng hình ảnh thương hiệu trong tâm trí khách hàng thông qua việc
tăng cường các hoạt động truyền thông và mở rộng thương hiệu doanh nghiệp.
Phát triển quảng bá thương hiệu giúp doanh nghiệp định vị được hình ảnh thương
hiệu trong tâm trí khách hàng, giúp các doanh nghiệp trở nên chuyên nghiệp hơn, sáng
tạo hơn và phát triển nhanh hơn.
Như vậy, nói đến phát triển quảng bá thương hiệu mục tiêu chính là gia tăng hình
ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới khách hàng.
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
8
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
1.2.2. Nội dung cơ bản của quảng bá thương hiệu
1.2.2.1. Chiến lược quảng bá thương hiệu
Các doanh nghiệp muốn được khách hàng biết đến một cách rộng rãi cần thông
qua các hoạt động quảng bá. Có rất nhiều cách thức để quảng bá thương hiệu như:
Quảng cáo sản phẩm trên các phương tiện truyền thông đại chúng, thực hiện các
chương trình khuyến mãi, tổ chức các cuộc thi… Tuy nhiên để quảng bá sản phẩm
hiệu quả thì mỗi doanh nghiệp cần lựa chọn phương pháp quảng bá, phương tiện
quảng bá cũng như cách thức quảng bá sao cho phù hợp doanh nghiệp mình nhất.
Để các hoạt động quảng bá thương hiệu của mình đạt hiệu quả thì công ty cần xây
dựng cho mình một chiến lược quảng bá hiệu quả và lâu dài. Công ty cần phải hoạch
định những mục tiêu, tầm nhìn cho hoạt động quảng bá của mình. Căn cứ vào tình
hình trong công ty cùng với những phân tích môi trường bên ngoài để có thể đưa ra
các chiến lược quảng bá thích hợp. Từ đó, lập ra các kế hoạch thực hiện, tính toán chi
phí, nhân lực, lựa chọn công cụ quảng bá hiệu quả để tiến hành quảng bá.
1.2.2.2. Các cơ sở để đánh giá hiệu quả của một chương trình quảng bá
Để đánh giá sự hiệu quả của chiến dịch quảng cáo, có thể theo dõi tình hình
bán hàng, các khách hàng mới, các yêu cầu cho biết thông tin, các cuộc hỏi hàng qua

điện thoại, tình hình bán lẻ tại các cửa hàng, tình hình truy cập website giới thiệu và
tình hình mua hàng hóa trực tuyến.
Thứ nhất có thể dựa vào khách hàng, xem số người biết đến, ghé thăm công ty,
thăm website của công ty có tăng lên hay không ? Có thể ghi nhân tình hình bán lẻ
bằng cách đếm số người vào thăm website thông qua một số công cụ hỗ trợ đếm số
người truy cập trực tiếp vào web, số nhấp chuột qua link.
Thứ hai là để ý xem tình hình bán hàng có được cải thiện sau quảng bá không.
Lượng đơn hàng nhận được có tăng lên hay không. Hãy so sánh tình hình doanh thu,
lượng đơn hàng trước, sau quá trình quảng bá.
Thứ ba nữa là xem lượng khách hàng phản hồi trước, trong và sau quá trình quảng bá,
tăng lên hoặc giảm đy. Dùng phiếu điều tra khảo xét mức độ nhận biết của khách hàng
về công ty, sản phẩm kinh doanh của công ty. Họ biết đến công việc kinh doanh của
công ty, thương hiệu của công ty từ nguồn tin nào.
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
9
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
1.2.2.3. Các công cụ phát triển quảng bá thương hiệu
Các công cụ quảng bá thương hiệu
Có nhiều công cụ doanh nghiệp có thể dùng để phát triển thương hiệu của mình.
Một cách tổng quát chúng ta có thể chia thành các nhóm lớn như sau:
ᴥ. Quảng cáo
Quảng cáo mang lại hiệu quả rất to lớn cho thương hiệu, nhằm đưa thương hiệu
đến được với công chúng và để công chúng cảm nhận về thương hiệu và giá trị của
thương hiệu trong tiêu dùng sản phẩm.
Quảng cáo là hoạt động truyền thông thông tin phi cá nhân thông qua các phương
tiện truyền thông đại chúng khác nhau, thường mang tính thuyết phục về sản phẩm
(hàng hóa hoặc dịch vụ) hoặc về quan điểm và là hoạt động phải trả tiền.
Quảng cáo qua Internet cũng tương tự như quảng cáo qua các phương tiện truyền
thông đại chúng truyền thống khác. Đó là các công ty tạo ra các khoảng không quảng

cáo và sau đó bán lại các khoảng không gian này cho những nhà quảng cáo ở bên
ngoài. Tất cả khoảng không được thuê trên trang web hay là trong
các thư điện tử đều được xem là quảng cáo.
Mục tiêu của quảng cáo: Tạo ra nhận thức về thương hiệu, tạo ra sự hiểu biết về
thương hiệu, thuyết phục quyết định mua và mục tiêu hành động để duy trì lòng
trung thành.
Thông điệp quảng cáo: Thông điệp của một chương trình quảng cáo phải mang
đầy đủ ý nghĩa của một chương trình quảng cáo muốn chuyển tải. Càng ngắn gọn, súc
tích và mang tính cá biệt càng dễ được nhận biết. Những từ kiểu “tốt nhất, đẹp nhất,
hiệu quả nhất…” không được coi là một thông điệp hiệu quả, vì không mang tính khác
biệt.
Lựa chọn phương tiện quảng cáo
Khi lựa chọn phương tiện để quảng cáo, nhà quản trị thương hiệu cần tính đến các
yếu tố định tính là định hượng của phương tiện quảng cáo.
Các yếu tố định tính được thể hiện thông qua phạm vi như tính phù hợp của thị
trường mục tiêu với phương tiện được chọn lựa, sự phù hợp giữa chiến lược thông
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
10
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
điệp và phương tiện, hiệu quả của tần số tích lũy và cuối cùng là cơ hội tiếp nhận
quảng cáo của khách hàng.
Các yếu tố định lượng bao gồm tần suất quảng cáo, phạm vi quảng cáo và cường
độ tác động. Tần suất quảng cáo là số lần quảng cáo trên một phương tiện trong một
khoảng thời gian xác định. Dựa vào các phương tiện quảng cáo mà lựa chọn tần suất
cho phù hợp. Phạm vi quảng cáo: số khách hàng được tiếp xúc với mục quảng cáo cụ
thể trên phương tiện truyền thông ít nhất một lần trong khoảng thời gian xác định.
Cường độ tác động: giá trị ảnh hưởng của một lần tiếp xúc với quảng cáo trên một
phương tiện nhất định.
Các phương tiện chủ yếu được sử dụng trong quảng cáo trực tuyến: Các banner, nút

bấm, pop-up…; Email - Thư điện tử; quảng cáo thông qua các công cụ tìm kiếm:
quảng cáo Keyword, quảng cáo Adword - đó là việc sử dụng các từ khóa, công ty đăng
ký với các công cụ tìm kiếm nhằm tạo đường link tới website doanhnghiệp khi người
truy cập search các từ khóa trên công cụ tìm kiếm về sản phẩm dịch vụ của doanh
nghiệp; blog …
ᴥ. Quan hệ công chúng
Quan hệ công chúng (PR) thường được hiểu là một hệ các nguyên tắc và các hoạt
động có liên hệ một cách hữu cơ, nhất quán nhằm tạo dựng một hình ảnh; một ấn
tượng; một khái niệm, nhận định; hoặc một sự tin cậy nào đó. PR là một công cụ quan
trọng trong tiếp thị và phát triển thương hiệu, nhằm trực tiếp vào đối tượng mục tiêu
không chỉ là khách hàng tiềm năng mà còn nhằm thiết lập và khai thác quan hệ với các
tổ chức xã hội, giới truyền thông, chính quyền, tài chính, địa phương, người trung
gian, nhà phân phối, nhà cung cấp để tạo điều kiện phổ biến thương hiệu. Quan hệ
công chúng sử dụng công nghệ Internet bao gồm những nội dung trên trang web của
chính doanh nghiệp, xây dựng các cộng đồng trực tuyến, và các sự kiện trực tuyến.
Thông điệp PR: Thông điệp của một hoạt động quan hệ công chúng cần đảm bảo 6
yếu tố cơ bản để có thể thống nhất với các hoạt động khác trong nỗ lực chung để tạo
dựng hình ảnh thương hiệu. Đó là: Credibility - Uy tín của nguồn phát thông điệp;
Context - Phạm vi phân phối thông điệp cần phù hợp với mục đích đặt ra; Content -
Nội dung thông điệp cần đơn giản, dễ hiểu và có ý nghĩa đối với người nhận; Clarity -
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
11
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
Thông điệp phải rõ ràng; Channels - Lựa chọn kênh quảng bá nào; Capability - Khả
năng tiếp nhận và hiểu thông điệp cuả người nhận.
Các công cụ của PR trực tuyến: website của doanh nghiệp, xây dựng các cộng
đồng trực tuyến, sự kiện trực tuyến. Website của doanh nghiệp: được coi là công cụ
của quan hệ công chúng điện tử vì nó như là một cuốn sách điện tử cung cấp đầy đủ
thông tin về doanh nghiệp cũng như sản phẩm, dịch vụ hiện thời của doanh nghiệp.

Các sự kiện trực tuyến được thiết kế để thu hút và tập hợp những người sử dụng có
cùng sở thích và gia tăng số lượng người tuy cập website. Ý nghĩa của hoạt động này
là dùng những hoạt động mang tính chiến lược, tạo cơ hội cho khách hàng có dịp giao
lưu, đối thoại với doanh nghiệp, thương hiệu nhằm tạo niềm tin và tình cảm tốt đẹp với
thương hiệu và sản phẩm. Cộng đồng điện tử: được xây dựng qua các chatroom, các
nhóm thảo luận, các diễn đàn, blog…Nền tảng của cộng đồng tực tuyến chính là việc
tạo ra các bảng tin và hình thức gửi thư điện tử: Bảng tin hay tin tức nhóm là việc
người sử dụng đưa thông tin dưới dạng thư điện tử lên những chủ đề đãc họn sẵn và
các thành viên khác có thể đọc được. Gửi thư điện tử là việc nhóm thảo luận qua thư
điện tử với các thành viên nhóm; mỗi thông tin được gửi sẽ được chuyển đến email
của các thành viên khác.
ᴥ. Xúc tiến bán
Xúc tiến bán là hình thức khuyến khích ngắn hạn dưới hoạt động tặng quà hoặc
tặng tiền, giúp đẩy nhanh quá trình đưa sản phẩm từ nhà sản xuất tới tay người tiêu
dùng; đồng thời giúp tăng nhanh tốc độ đưa hình ảnh thương hiệu doanh nghiệp tới
người tiêu dùng.
Mục tiêu của xúc tiến bán điện tử: đó là nhanh chóng định vị hình ảnh doanh
nghiệp trong tâm trí người tiêu dùng, khuyến khích người tiêu dùng tiêu dùng nhiều
hàng hơn, mua với số lượng lớn hơn và mở ra những khách hàng mới.
Công cụ xúc tiến bán điện tử: nhóm công cụ tạo nên lợi ích kinh tế trực tiếp thúc
đẩy người tiêu dùng bao gồm: phát coupon, hạ giá, sản phẩm mẫu, các chương trình
khuyến mại khác như thi đua có thưởng và giải thưởng (miễn phí hoặc với mức giá
thấp). Trong số đó, phát coupon, mẫu hàng và thi đua có thưởng/phần thưởng được sử
dụng rộng rãi trên internet. Xúc tiến bán là những nội dung trên các banner quảng cáo
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
12
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
phổ biến và cũng rất có ích cho việc kéo người sử dụng đến với các trang web, giữ họ
ở lại đó lâu hơn và thuyết phục họ quay trở lại trang web.

ᴥ. Marketing trực tiếp
Marketing trực tiếp để chuyển tải thông tin đến từng đối tượng khách hàng.
Marketing trực tiếp được định nghĩa là tất cả các hoạt động truyền thông trực tiếp đến
người nhận là khách hàng hoặc doanh nghiệp mà được sử dụng để nhận được những
phản ứng đáp lại dưới hình thức đơn đặt hàng (đặt hàng trực tiếp), lời yêu cầu cung
cấp thêm thông tin (cấp lãnh đạo), và/hoặc một cuộc đến thăm gian hàng
hay những địa điểm khác của doanh nghiệp nhằm mục đích mua một hoặc nhiều sản
phẩm, dịch vụ đặc thù của doanh nghiệp.
Mục tiêu của marketing điện tử trực tiếp: Tạo ra nhận thức về thương hiệu, gia
tăng đối thoại thương hiệu, thuyết phục quyết định mua, mục tiêu hành động để duy trì
lòng trung thành.
Xác định khách hàng mục tiêu: doanh nghiệp phải xác định được những đặc điểm
của khách hàng hiện có và tiềm năng, có mong muốn và sẵn sàng mua sản phẩm nhất,
từ đó đánh giá và tuyển chọn được danh sách khách hàng triển vọng.
Marketing trực tiếp bao gồm các kỹ thuật như: Marketing qua điện thoại, các thư
điện tử gửi đi trực tiếp, và catalog đặt hàng qua bưu điện. Các chương trình quảng cáo
qua banner mục tiêu và các hình thức khác của quảng cáo và xúc tiến bán mà nỗ lực để
có được những phản ứng đáp lại trực tiếp cũng được coi là Marketing trực tiếp.
Marketing điện tử trực tiếp được thực hiện dựa trên cơ sở nền tảng của Internet bao
gồm các hoạt động: Email; Marketing lan truyền, SMS.
1.2.3. Những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển thương hiệu thông qua các công
cụ tìm kiếm và mạng xã hội
1.2.3.1. Những nhân tố bên ngoài
Thị trường
Doanh nghiệp cần phải tìm hiểu về tập khách hàng, về nhu cầu của thị trường về
sản phẩm, mức tăng trưởng kinh tế của đất nước, giá cả, mức độ sử dụng Internet của
người tiêu dùng… để xây dựng chiến lược phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử cho
phù hợp. Trong một môi trường cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp có xây dựng, phát
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
13

Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
triển được thương hiệu mạnh mới có thể là bệ phóng để nâng cao sức cạnh tranh của
mình.
Đối thủ cạnh tranh
Việc phát triển, nâng cao uy tín thương hiệu doanh nghiệp mình luôn luôn phải đi
cùng với hoạt động nghiên cứu thị trường, nghiên cứu đối thủ cạnh tranh. Tìm hiểu đối
thủ cạnh tranh đang tiến hành những hoạt động gì nhằm phát triển, quảng bá thương
hiệu; để từ đó có những giải pháp nhằm nâng cao vị thế của thương hiệu mình, vượt
lên trên đối thủ cạnh tranh.
Văn hóa, thị hiếu thị trường đích
Doanh nghiệp muốn định vị được thương hiệu của mình trong tâm trí khách hàng,
thì tất cả các hoạt động đều phải phù hợp với văn hóa, thị hiếu, nhu cầu của thị trường
đích. Dell là một ví dụ điển hình, khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản, Dell dùng
website với khung viền màu đen, theo người Nhật Bản màu đen không mang lại may
mắn cho họ, vì thế số lượng khách hàng của Dell rất ít, Dell đã thất bại trên thị trường
này.
Yếu tố công nghệ
Công nghệ cũng là một yếu tố ảnh hưởng lớn đến hoạt động phát triển thương hiệu
đặc biệt đối với các doanh nghiệp phát triển hình ảnh thương hiệu điện tử. Công nghệ
sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động truyền thông online, giúp hình ảnh thương
hiệu dễ dàng đến với người truy cập internet.
1.2.3.2. Nhân tố bên trong
Nguồn nhân lực
Một là, các nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Xây dựng, phát triển thương hiệu có được
quyết định hay không phụ thuộc vào bản thân nhà lãnh đạo. Sự hiểu biết sâu sắc của
ban giám đốc về thương hiệu và tác dụng của thương hiệu, về việc doanh nghiệp có
cần thiết xây dựng thương hiệu sẽ tạo ra một quyết tâm thực hiện cũng như hướng tới
đạt được mục tiêu.
Hai là, đội ngũ cán bộ chịu trách nhiệm xây dựng thương hiệu. Xây dựng được

một chiến lược sâu sát phù hợp đạt hiệu quả và có tính khả thi cho việc thực hiện đòi
hỏi các cán bộ thực thi phải có tinh thần trách nhiệm, có trình độ kiến thức, hiểu biết
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
14
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
sâu sắc về thương hiệu, nhiệt tình với công việc đồng thời nắm vững mọi hoạt động
của doanh nghiệp. Khi đó đội ngũ cán bộ này sẽ tạo ra chiến lược thương hiệu mang
tính thực tế cao. Còn ngược lại sự yếu kém, thái độ quan liêu, chủ quan duy ý chí của
đội ngũ cán bộ sẽ dẫn đến việc xây dựng chiến lược xa vời mang tính lý thuyết.
Nguồn lực tài chính
Nguồn lực về tài chính là một yếu tố tối quan trọng cho việc xây dựng và thực
hiện thành công một chiến lược thương hiệu. Đối với các doanh nghiệp có tiềm lực tài
chính mạnh, để xây dựng một thương hiệu mạnh đối với họ không phải là điều khó
khăn. Nhưng ngược lại, đối với doanh nghiệp có tài chính hạn chế thì hoàn toàn không
phải đơn giản. Nguồn lực tài chính sẽ buộc các doanh nghiệp phải có sự lựa chọn cẩn
thận sao cho hiệu quả đạt được là tối ưu so với lượng chi phí bỏ ra. Với nguồn lực có
hạn nên xây dựng chiến lược phải tính toán kỹ càng.
Chất lượng sản phẩm
Cơ sở của thương hiệu là sản phẩm. Sản phẩm tồi là cách nhanh nhất để làm mất
thương hiệu trên thị trường. Vấn đề cốt lõi trong việc giữ gìn và phát triển thương hiệu
bền vững là phải kết hợp hoàn hảo giữa chiến lược thương hiệu và chiến lược sản
phẩm và phân phối sản phẩm của doanh nghiệp. Thương hiệu là hình ảnh của sản
phẩm, của doanh nghiệp và chất lượng của hình ảnh này chính là phụ thuộc vào chất
lượng sản phẩm của doanh nghiệp. Doanh nghiệp phải xây dựng được uy tín và hình
ảnh thương hiệu bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ
chăm sóc khách hàng, xây dựng mạng lưới phân phối, đưa thương hiệu đến với người
tiêu dùng, đảm bảo sự gần gũi giữa thương hiệu và khách hàng.
Ngoài ra nội dung và giao diện thông tin của website cũng là yếu tố ảnh hưởng,
chúng cũng góp phần tạo dựng và gia tăng giá trị thương hiệu. Một nội dung website

hay, là phải cho khách hàng thấy được là hiểu được khách hàng đang gặp phải vấn đề
gì và chứng tỏ cho họ thấy bạn có đủ khả năng và năng lực mang lại giải pháp cho họ,
đồng thời phải thể hiện được cảm xúc và mục đích của doanh nghiệp, trong khi vẫn giữ
được sự chuyên nghiệp nhằm chiếm được ấn tượng vững chắc và tốt đẹp với khách hàng
Đồ họa, bố cục, màu sắc là những yếu tố cần thiết giúp khách hàng nhận biết một
doanh nghiệp khi ghé thăm website của họ. Ví dụ màu tối có thể hiểu là nghiêm túc,
trong khi màu xanh nước biển có thể mang cảm giác tin cậy
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
15
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
1.3. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊU CỨU
1.3.1. Những nghiên cứu trong nước
Thương hiệu điện tử là lĩnh vực còn mới, có ít nghiên cứu về vấn đề này
PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung, Thương hiệu với nhà quản lý,
NXB Chính Trị Quốc Gia
Vũ Chí Lộc, Lê Thị Thu Hà (2007), Xây dựng và phát triển thương hiệu, NXB Lao
Động Xã Hội
Bài giảng: Quản trị E-brand, Bộ môn Quản Trị Thương Hiệu
Ngoài ra, còn có một vài đề tài về quảng bá thương hiệu của sinh viên Thương Mại
nghiên cứu:
Nguyễn Thị Thanh Thảo, “Phát triển hình ảnh thương hiệu Megabuy.vn của Công
Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Thời Đại Mới thông qua các hoạt động
truyền thông online”
Bùi Ngọc Nghi, “Quảng bá hình ảnh thương hiệu điện tử của công ty cổ phần
công nghệ ETEK”, Khoa TMĐT, GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
Nguyễn Thị Nhàn, “Giải pháp nâng cao hiệu lực các công cụ quảng cáo trực
tuyến tại công ty Hòa Bình” Khoa TMĐT, GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh
1.3.2. Những nghiên cứu trên thế giới
Giáo sư David A. Aaker, Xây dựng những thương hiệu mạnh ( Building Strong

brand- The Free Press 1996) của cho rằng nên xem thương hiệu không chỉ đơn thuần
là sản phẩm hay dịch vụ mà là cả một tổ chức, con người cụ thể hoặc một biểu tượng.
Don Sexton, Branding 101 Xây Dựng Thương Hiệu Theo Phong Cách Trump, Nhà
xuất bản Lao động Xã hội
Jame R. Gregory, Xây Dựng Thương Hiệu Mạnh Và Thành Công, Nhà xuất bản
Thống kê
Tại công ty Cổ phần Dịch vụ máy văn phòng A&D chưa có một nghiên cứu cụ thể
nào liên quan đến phát triển quảng bá thương hiệu. Do vậy em chọn đề tài “ Phát triển
quảng bá thương hiệu cho website www.adcomputer.vn”. Với đề tài này em mong
muốn có thể đưa ra cơ sở lý luận khoa học và những đề xuất giải pháp mang tính thực
tế cao nhằm phát triển thương hiệu cho công ty.
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
16
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ THỰC TRẠNG PHÁT
TRIỂN QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU WEBSITE WWW.ADCOMPUTER.VN
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ MÁY VĂN PHÒNG A&D
2.1. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐƯỢC SỬ DỤNG TRONG ĐỀ TÀI
KHÓA LUẬN
2.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu
2.1.1.1. Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp
Dữ liệu thứ cấp phục vụ cho đề tài chủ yếu được thu thập từ 2 nguồn chính là:
- Nguồn dữ liệu bên trong: thông tin công khai của doanh nghiệp về lĩnh vực và
tình hình hoạt động của website, các báo cáo tài chính, tình hình nhân sự, cơ sở vật
chất do công ty cung cấp.
- Nguồn dữ liệu bên ngoài:
• Dữ liệu thống kê, công trình nghiên cứu đã được công bố trong nước và thế
giới: “Thương hiệu với nhà quản lý” của PGS. TS Nguyễn Quốc Thịnh và CN
Nguyễn Thành Trung, “Tạo dựng và quản trị thương hiệu: danh tiếng và lợi nhuận”

do Lê Anh Cường biên soạn năm 2003, “Xây dựng thương hiệu mạnh và thành công”
của Jame R.Gregory, “Đầu tư cho chiến lược hình ảnh thương hiệu” của Richar More,
“Advanced Brand Management From Vision To Valuation” của tác giả Paul Tem
• Thông tin từ những luận văn chuyên đề cùng đề tài của sinh viên các khóa
trước : Nguyễn Thị Thanh Thảo, “Phát triển hình ảnh thương hiệu Megabuy.vn của
Công Ty Cổ Phần Đầu Tư Phát Triển Công Nghệ Thời Đại Mới thông qua các hoạt
động truyền thông online”; Bùi Ngọc Nghi, “Quảng bá hình ảnh thương hiệu điện tử
của công ty cổ phần công nghệ ETEK”, Khoa TMĐT, GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc
Thịnh; Nguyễn Thị Nhàn, “Giải pháp nâng cao hiệu lực các công cụ quảng cáo trực
tuyến tại công ty Hòa Bình” Khoa TMĐT, GVHD: PGS.TS Nguyễn Quốc Thịnh.
• Tổng hợp từ các bài viết trên internet của các chuyên gia thương hiệu như “Quy
tắc tương tác của trong xây dựng nhãn hiệu trên Internet” (www.tailieu.vn); “Xây
dựng thương hiệu điện tử - Nguyên tắc mới” (www.saga.vn/view.aspx?id=14806);
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
17
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
“Xây dựng các thành tố thương hiệu” (), và nhiều bài viết trên
các site khác.
2.1.1.2. Phương pháp thu thập dữ liệu sơ cấp
Dữ liệu sơ cấp được thu thập từ phiếu điều tra và câu hỏi phỏng vấn
• Xây dựng phiếu điều tra : Lập một bảng câu hỏi trắc nghiệm có hình thức lựa
chọn câu trả lời có sẵn và một số ít các câu hỏi mở rộng mang định hướng của doanh
nghiệp trong tương lai.
- Mục đích của điều tra trắc nghiệm là: tập trung vào chiến lược phát triển
thương hiệu của công ty, thực trạng phát triển quảng bá thương hiệu điện tử và những
khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt trong việc quảng bá thương hiệu.
- Đối tượng được điều tra trắc nghiệm bao gồm: giám đốc, phó giám đốc, trưởng
phòng kinh doanh, nhân viên trong Công ty Cổ phần Dịch vụ máy văn phòng A&D.
- Số lượng người được điều tra trắc nghiệm: 20 người trong công ty

- Thời gian tiến hành điều tra: từ ngày 13/04/2012 đến ngày 16/04/2012
Số lượng phiếu phát ra là 20 phiếu, số lượng phiếu thu về và hợp lệ là 20 phiếu
• Phỏng vấn chuyên gia: Đây là phương pháp thu thập thông tin nhanh dựa trên
cách đưa ra những câu hỏi cho đối tượng được phỏng vấn để thu thập các thông tin cần
thiết
- Để tiến hành điều tra phỏng vấn gồm hai bước: Chuẩn bị phỏng vấn và tiến
hành phỏng vấn. Sau khi phỏng vấn, nhiệm vụ của người phỏng vấn là phải viết lại
những điểm quan trọng trong phỏng vấn.
- Mục đích của phỏng vấn: đánh giá được thực trạng quảng bá thương hiệu được
triển khai của website adcomputer.vn.
- Thời gian tiến hành phỏng vấn: ngày 15/04/2012
2.1.2. Phương pháp phân tích dữ liệu
2.1.2.1. Phương pháp phân tích định lượng
Xử lý dữ liệu bằng phần mềm SPSS
SPSS là phần mềm cung cấp một hệ thống quản lý dữ liệu và phân tích thống
kê trong môi trường đồ họa , sử dụng các trình đơn mô tả và các hộp thoại đơn giản để
thực hiện hầu hết các công việc cho người sử dụng. Người làm nghiên cứu cần đánh
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
18
Khoá luận tốt nghiệp Khoa Thương mại điện
tử
giá các giá trị cuả dữ liệu thu thập được, mã hóa các dữ liệu. Tiến hành xác định và
phân loại những câu trả lời đã được biên tập bằng các con số hoặc các ký hiệu để
chuẩn bị cho việc phân tích. Nhập các dữ liệu vào phần mềm để đưa ra kết quả về
trọng số trung bình, tần suất xuất hiện.
2.1.2.2 Phương pháp phân tích định tính
- Phương pháp thống kê bằng bảng biểu : Thống kê tìm ra xu hướng hay đặc trưng
của các yếu tố phân tích.
- Phương pháp tổng hợp : Tổng hợp kiến thức từ các tài liệu có liên quan khi thu
thập từ các báo cáo tài liệu ,…

2.2. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ MÁY VĂN
PHÒNG A&D VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÁC NHÂN TỐ TỚI PHÁT TRIỂN
QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN DỊCH VỤ MÁY VĂN
PHÒNG A &D
2.2.1. Giới thiệu khái quát về công ty
2.2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Dịch vụ Máy văn phòng A&D được thành lập từ năm 2007.
Trụ sở giao dịch: Số 11- Ngõ 15 Đường Ngọc Hồi- Hoàng Liệt- Hoàng Mai- Hà Nội.
Địa chỉ : Tập thể Bệnh viện Nông nghiệp I - Ngọc Hồi – Thanh Trì – Hà Nội.
Mã số thuế : 0102641108
Số DKKD : 0103022214 (31-1-2008)
Số điện thoại : 04.36815184 /04.3681.5878
Fax : 043.681.6075.
SV: Đào Thị Mai Trang Lớp: K44I5
19

×